You are on page 1of 7

TÍNH TOÁN KIỂM TRA VẾT NỨT THEO TCVN 5574:2018

 Bài viết này hướng dẫn tính toán sự hình thành và mở rộng vết nứt của các kết cấu
bê tông cốt thép (BTCT).
 Bài viết hướng dẫn tính toán cho cấu kiện chịu uốn (dầm, sàn) chịu tác dụng của
momen uốn.
1. Thông số đầu vào
 Vật liệu:
 Bê tông:
 Cấp cường độ B.
 Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
 Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới
hạn thứ hai Rb,ser.
 Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới
hạn thứ hai Rbt,ser.
 Mô đun đàn hồi của bê tông : Eb
 Cốt thép:
 Mác thép: CB300-V, CB400-V…
 Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
 Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép Rsc.
 Mô đun đàn hồi của bê tông : Es
 Kích thước tiết diện:
 Tiết diện chữ nhật b * h
 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ vùng kéo a, vùng nén a’ (đến trọng tâm cốt thép).
 Chiều cao tính toán của tiết diện: ho=h-a
 Đường kính cốt thép : ds
 Diện tích cốt thép vùng kéo : As
 Diện tích cốt thép vùng nén : A’s
 Hệ số quy đổi cốt thép về bê tông : α=Es/Eb
 Hàm lượng cốt thép : μs=As/bho ; μ’s=A’s/bho
 Nội lực :
 Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn) : Mnh
 Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn: Mdh
2. Tính toán kiểm tra vết nứt
2.1. Kiểm tra khả năng chống nứt của cấu kiện BTCT
 Điều kiện (1): M ≤ Mcrc
 M : Mô men uốn do ngoại lực đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của
mô men uốn. (M=Mnh)
 Mcrc : Mô men uốn do tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu khi hình thành vết
nứt (Khả năng chống nứt của cấu kiện)
 Nếu điều kiện (1) thỏa mãn => Cấu kiện không bị nứt, ngược lại cần tính toán bề
rộng vết nứt.

 : Mô men kháng uốn dẻo đối với thớ kéo


 : Mô men kháng uốn đàn hồi của tiết diện quy đổi theo vùng chịu kéo

của tiết diện.


 : Mô men quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm
của nó.

 I, Is, I’s : Mô men quán tính lần lượt của tiết diện bê tông, của tiết diện cốt
thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
 yt : Khoảng cách từ thớ bê tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện
quy đổi của cấu kiện.

 : Diện tích của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện

 A, As, A’s : Diện tích tiết diện ngang lần lượt của bê tông, của cốt thép chịu
kéo và của cốt thép chịu nén.
 : Mô men tĩnh của diện tích tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ
bê tông chịu kéo nhiều hơn.
2.2. Tính toán chiều rộng vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện
 Chiều rộng vết nứt thẳng góc acrc,i được xác định theo công thức:
 : Chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm
thời dài hạn.
 : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm
thời.
 : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm
thời dài hạn.
 φ1 : Hệ số, kể đến thời hạn tác dụng của tải trọng, lấy bằng :
 1.0 : Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
 1.4 : Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng.
 φ2 : Hệ số, kể đến loại hình dạng bề mặt của cốt thép dọc, lấy bằng:
 0.5 : Đối với cốt thép có gân và cáp.
 0.8 : Đối với cốt thép trơn.
 φ3 : Hệ số, kể đến đặc điểm chịu lực, lấy bằng:
 1.0 : Đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm.
 1.2 : Đối với cấu kiện chịu kéo.
 σs : ứng suất trong cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn

 yc : Chiều cao vùng nén tiết diện ngang quy đổi

 αs1, αs2 : Các hệ số quy đổi cốt thép về bê tông. 8.2.3.3.8

 : Mô đun biến dạng quy đổi của bê tông chịu nén.

 εb1,red : Biến dạng tương đối của bê tông.


 Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
 Đối với bê tông nặng, lấy bằng : 0.0015
 Đối với bê tông nhẹ, lấy bằng : 0.0022
 Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng :
 Đối với bê tông nặng: lấy theo Bảng 9

 I,red : Mô men quán tính vùng chịu nén của tiết diện ngang quy đổi của bê tông.

 : Mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của vùng bê tông
chịu nén, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén đối với trọng tâm tiết
diện ngang quy đổi không kể đến bê tông vùng chịu kéo.
2.3. Kiểm tra chiều rộng vết nứt

You might also like