You are on page 1of 48

1

Phần thứ 1

BỔ TÚC VỀ TOÁN HỌC

I Đại cương về lý thuyết xác xuất

I . 1 Các biến cố và đại lượng ngẫu nhiên

* Biến cố là một hiện tượng ,một sự việc , một đặc tính của quá trình xảy ra tại một vị trí , một thời điểm
xác định .

* Biến cố ngẫu nhiên là biến cố xẩy ra một cách ngẫu nhiên , tình cờ . Ta không thể dự báo khả năng xẩy
ra của biến cố và xẩy ra như thế nào

* Các biến cố xung khắc là những biến cố không thể xẩy ra đồng thời .

* Các biến cố gọi là độc lập nhau nếu việc xẩy ra biến cố này mà không ảnh hưởng tới khả năng xẩy ra của
biến cố kia.

* Các đại lượng nhận những giá trị ngẫu nhiên gọi là các đại lượng ngẫu nhiên .

Nếu x là đại lượng ngẫu nhiên thì một hàm bất kỳ của x cũng là một đại lượng ngẫu nhiên .

I . 2 Xác suất , hàm phân bổ ( áp dụng cho biến cố ngẫu nhiên )

* Khảo sát đại lượng x nào đó Trong N lần quan sát ta thấy có

n 1
Wi = Nlim

( i ) (1)
N 6

= xác suất để đại lượng x nhận giá tri xi

Định nghĩa xác suất như trên cho ta thấy xác suất là thước đo khả năng xẩy ra biến cố .

* Gọi dw là xác suất để x nhận các giá trị liên tục trong khoản dx thì

dW ~ dx

}→ dW = f(x) dx (2)

dw còn phụ thuộc vào x

f(x) gọi là hàm phân bố xác suất hay một mật độ xác suất .

I . 3 Các tính chất của xác suất


2

* Xác suất là một đại lượng không có thứ nguyên , đơn vị.

* Biến cố không bao giờ xẩy ra có xác suất bằng 0 , biến cố mà lần quan sát nào cũng xẩy ra có xác suất
bằng 1 Nói chung

0≤W ≤1

* Định lý cộng xác suất

Xét các biến cố xung khắc A,B,... Khi đó xác suất của biến cố hỗn hợp sao cho hoặc A, hoặc B hoặc ...xẩy
ra sẽ bằng tổng xác suất của các biến cố riêng biệt A, B, ... tạo nên biến cố hổn hợp đó

W(hoặc A, hoặc B hoặc ...) = W(A) +W(B)+... (3)

Thí dụ xác suất xuất hiện mặt chẵn khi gieo con xúc xắc bằng

1 1 1 1
W( hoặc 2, hoặc 4, hoặc 6 = + + =
6 6 6 6

Nếu đại lượng x lấy các giá trị lien tục từ x1 dến x2 thì vận dụng định lý cộng xác suất ở trên ta có xác
suất để x nhận một giá trị nào đó trong khoản từ x1 đến x2 là
x2 x2

W=  dw( x) =  f ( x ) d ( x) (4)
x1 x1

Tất cả các biến cố thể xẩy ra trong một thí nghiệm lập thành hệ đủ các biến cố . Xác suất của biến cố hổn
hợp lập nên từ tất cả các biến cố này là một biến cố chắc chắn nên sẽ bằng 1
n
Nếu x gián đoạn thì X
i 1
i =1 Xthay bằng W (5)

Nếu x liên tịc trong khoảng từ −  đến + 


 
Thì  
dw( x) = 

f ( x)dx = 1 (6)

(1-5) và (1-6) gọi là các điều kiện chuẩn hóa xác suất .

* Định lý nhân xác suất

Xét các biến cố A,B,... Khi đó xác suất của biến cố hỗn hợp sao cho A,B,... đồng thời xẩy ra sẽ bằng tích
xác suất của các biên cố riêng biệt A,B,... lập nên biến cố hổn hợp đó

W( A và B và , ...) = W(A) W(B) ...

Thí dụ gieo cùng lúc 2 con xúc xắc . Khi đó xác suất của 2 con đều xuất hiện mặt 6 là
3

1 1 1
W(mặt 6 và mặt 6) = ∙ =
6 6 36

Nếu các đại lượng x và y liên tục và độc lập thì xác suất của biến cố hổn hợp sao cho x lấy giá trị trong
khoảng dx đồng thời y lấy giá trị trong khoảng dy là

DW(x,y) = dW(x) ∙ dW(y) = F(x) dx f(y) dy = f(x,, y) dx dy (7)

I.4 Trị trung bình của các đại lượng ngẫu nhiên

I.4.1 trung bình xác suất

Xét đại lượng ngẫu nhiên x có phổ trị số gián đoạn trong N lần quan sát có ni lần x lấy giá trị xi (i =
1, 2,...) . Trung bình xác suất của đại lượng x , ký hiệu x được định nghĩa là
n

n x i i
x  lim{ i 1
}
N  N
n
=  lim ( ni xi ) = x lim ( ni ) =
i N  xw i i (8)
N 
i N i N i

_
Cần lưu ý rằng khi N→  thì x sẽ là một hằng số , như nhau trong các lần thí nghiệm khác nhau .

Từ nay về sau ta chỉ dùng trung bình xác suất theo định nghĩa (1-8) mà không dung các loại trung bình
khác ( Thí dụ trung bình số học) nên để cho gọn ta chỉ gọi trung bình mà không kèm theo chử xác suất
bên cạnh.

Nếu x là đại lượng liên tục thì định nghĩa (1-8) trở thành :

x =  xdw =  xf ( x)dx (9) { Tích phân lấy trên toàn miền biến thiên của x

I.4.2 Các tính chất của trung bình

* Trung bình của một đại lượng không đổi A thì bằng A

+ Trị trung bình của tổng các đại lượng thì bằng tổng trị trung bình của các đại lượng đó.

x yz = x yz (10)

Trị trung bình của tích các đại lượng độc lập nhau thì bằng tích trị trung bình của các đại lượng đó

x. y.z = x. y.z (11)


4

I.4.3 Trị toàn phương trung bình ( x 2 )

Là trị trung bình của bình phương đại lượng

Nếu x gián đoạn thì


n
x = 2
x w
i 1
2
i i (12)

 x dw =  x
2 2
Nếu x liên tục thì x 2 = f ( x)dx (13)

I4.4 Độ lệch khỏi trị trung bình

* Giá trị thực tế quan sát được x tại một thời điểm nào đó nói chung khác với trị trung bình x người ta gọi
x = x - x là độ lệch khỏi trị trung bình

Trị trung bình của độ lệch thì bằng 0 Vì:

x = x  x = x  x = 0 (14)

* Phương sai của đại lượng x

Là trị trung bình của bình phương độ lệch



P = x 2 = ( x  x) 2 = x 2 − 2xx + ( x) 2 = x 2 − ( x) 2 (15)

* Độ thăng giáng hay độ lệch chuẩn D

Là căn bậc 2 của phương sai

D= p (16)

* Độ thăng giáng tương đối 

D p
 = = (17)
x x

II Một số hàm đặc biệt.

II.1 Hàm ga ma 

Hàm ga ma bậc n ( với n > 0) là tích phân có dạng


5

 (n) =  e x n 1 dx
x
(18)
0

 (1) = 1

Các trị giá đặc biệt {

1
( )= 
2

Công thức truy toán  (n) = (n-1)  (n-1) (19)

Khi đó nếu n nguyên dương thì

 (n) = (n-1)!

II.2 Hàm sai

+ Hàm sai của x ký hiệu erf(x) là tích phân có dạng


x
2
e
t 2
erf(x) = dt (20)
 0

Các giá trị đặc biệt

Erf(0) = 0 , erf(1) = 0,8427 , erf(  ) = 1

* Tính chất erf(-x) = − erf(x)



 x 
e
t 2 2
t2 d t = ± { e x − erf(x)} (21)
 x 4 2 4

* Hàm sai bù ký hiệu erfc(x)



2
e
t 2
erfc(x) = dt (22)
 x

Khi đó erfc(x) = 1− erf(x) (23)

II.3 Các tích phân Poisson


6


(2n  1)!! 
e
 ax 2
( x) 2 n dx = (24)

2n a 2 n 1

e
 ax 2
( x) 2 n 1 dx = 0 (25)



(2n  1)!! 
e
 ax 2
( x) 2 n dx = (26)
0
2n 1 a 2 n 1


n!
 e ( x)2 n1 dx =
2
 ax
(27)
0
2a n 1

II.4 Hàm đen ta  (x- x0 )

Nhà vật lý lý thuyết nỗi tiếng đề xuất một hàm suy rộng  (x- x0 ) được xác định bởi những sự kiện sau
đây:

 Khi x = x0

 (x- x0 ) = { (28) Hình vẽ ?????

0 Khi x =  0

  ( x  x ) dx =1

0 (29)

Hàm đen ta không có dạng hình học xác định , Chỉ có thể hình dung là chiều rộng của đường cong hẹp bao
nhiêu thì chiều cao phải tăng lên bấy nhiêu sao cho diện tích giới hạn bởi đường cong và trục x luôn bằng 1
để thỏa mãn điều kiện thứ 2

Từ 2 điều kiện trên ta suy ra một hệ quả là đối với hàm bất kuf của x nghĩa là F(x) thì
 



F ( x) ( x  x0 ) dx =  F ( x ) ( x  x ) dx = F( x

0 0 0 ) (30)
7

Phần thứ 2

Nhiệt động học

I. Các khái niệm và các tiêu đề của nhiệt động học

I.1 Các khái niệm

I.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của nhiệt động học và vật lý thống kê là hệ vĩ mô.

Đó là hệ bao gồm một tập hợp rất lớn các hạt nên còn gọi là hệ nhiều hạt .

Thí dụ : Một khối khí , một khối chất lưu, hệ các nguyên tử trong vật rắn.

I.1.2 Các thông soos của hệ

* Thông số vĩ mô là những thông số nói về toàn hệ ( nhiệt độ , áp suất, thể tích của hệ ...)

* Thông số vi mô là những thông số nói về từng hạt trong hệ ( vận tốc hạt , động lượng hạt ...)

* Thông số nội là những thông số được xác định bởi sự chuyển động và phân bố các hạt trong hệ ( nhiệ độ,
áp suất,...)

* Thông số ngoại là những thông số được xác định bởi các vật bên ngoài ( Thể tích, thế năng trường
ngoài,...)

I.1.3 Hệ và môi trường

Tất cả những hệ vạt bên ngoài hệ nghiên cứu được gọi chung là môi trường .

Hệ không tương tác với môi trường gọi là hệ cô lập . Nếu giữa hệ và môi trường không có trao đổi ( không
trao đổi hạt ) gọi là hệ kín

I.1.4 Trạng thái của hệ

* Trạng thái vĩ mô là trạng thái được xác định bởi các thông số vĩ mô. Trạng thái được xác định bởi các
thông số vĩ mô gọi là trạng thái vĩ mô.

* Những đại lượng vật lý xác định một cách hoàn toàn và đơn giá trạng thái của hệ gọi là hàm trạng thái
( năng lượng , nhiệt độ ,...)

* Trạng thái mà các thông số vĩ mô không thay đổi gọi là trạng thái dừng .

+ Trạng thái dừng mà không có bất kỳ một dòng dừng nào xuyên qua hệ gọi là trạng thái cân bằng nhiệt
động gọi tắt là trạng thái cân bằng .

Hệ trạng thái cân bằng gọi là hệ nhiệt động gọi là thông số nhiệt động .
8

I.1.4 Nhiệt động học và vật lý thống kê.

Đặc điểm cơ bản về chuyển động các hạt trong hệ vĩ mô là chúng chuyển động hỗn loạn , hỗn loạn về vị trí
số vận tốc và hỗn loạn về hướng của vận tốc . Nguyên nhân là sự va chạm thường xuyên giữa chúng cũng
như va chạm giữa chúng với bình chứa. Chuyển động hỗn loạn này được gọi là chuyển động nhiệt . Chính
chuyển động nhiệt của các hạt làm cho các hiện tượng , quá trình diễn ra trong hệ có tính chất ngẫu nhiên
tình cờ , người ta nói mang đặc tính thống kê . Quy luật tính cho các hiện tượng ,quá trình ngẫu nhiên được
gọi là quy luật tính thống kê tuân theocasc phép tính xác suất . Nó khác hẳn với quy luật tính động lực
trong cơ học .

Môn vật lý nghiên cứu cứu các quy luật thống kê của hệ vĩ mô gọi là vật lý thống kê.

Để nghiên cứu hệ vĩ mô người ta còn dùng một phương pháp khác là phương pháp nhiệt động học . Là
phương pháp nghiên cứu dựa trên các nguyên lý được tổng quát hóa từ thực nghiệm cho hệ vĩ mô và dùng
giải tích toán học để tìm ra các đặc tính vĩ mô của hệ .

Dùng phương pháp thống kê phải khảo sát cấu trúc và cơ chế vi mô vận động của các hạt . Ở phương pháp
nhiệt động học thì lại khảo sát hệ trên bình diện vĩ mô , sự vận động của toàn hệ thống .

Hai cách tiếp cận , hai phương pháp nghiên cứu này bổ sung cho nhau giup ta hiểu đầy đủ và sâu sắc đặc
tính của hệ vĩ mô cần nghiên cứu .

I.1.5 Đặc tính thăng giáng

Sau này ta sẽ tập trung khảo sát trạng thái cân bằng của hệ . Tuy nhiên do trong hệ xẩy ra các hiện tượng,
quá trình ngẫu nhiên nên các đặc trưng vĩ mô của hệ như nhiệt độ, áp suất ,.. không nhận giá trị hoàn toàn
bất biến ở trạng thái cân bằng mà luôn có một độ lệch nhỏ quanh một giá trị xác định mà ta gọi là trị trung
bình . Chỉ có trị trung bình là bất biến còn giá trị thực của đại lượng có một độ lệch nhỏ, dao động quanh trị
trung bình. Nghĩa là các đặc trưng của hệ ở trạng thái cân bằng có một độ thăng giáng nào đó .

Vật lý thống kê thì quan tâm tới độ thăng giáng này . Tuy nhiên thăng giáng là một độ lệch nhỏ nên ở nhiệt
động học người ta bỏ qua các thăng giáng .

I.1.6 Quá trình cân bằng hay chuẫn tĩnh

Là quá trình biến đổi đủ chậm sao cho hệ liên tiếp trải qua các trạng thái cân bằng.

I.1.7 Các tiêu đề của nhiệt động học

Đây được coi là các luận điểm xuất phát mà nhiệt động học phải tuân theo trong mọi tính toán .

*Tiên đề 1 ( Tiêu đề cơ bản )

Theo thời gian hệ cô lập sẽ biến đổi từ trạng thái không cân bằng đến trạng thái cân bằng và tự nó không
bao giờ rời khỏi trạng thái cân bằng đó.
9

* Tiêu đề 2

Năng lượng của hệ vĩ mô bằng tổng năng lượng của các phần vĩ mô tạo nên hệ.

* Tiêu đề 3

Tất cả các thông số nội ( ký hiệu là b ) của hệ cân bằng đều là hàm của các thông số ngoại ( ký hiệu là a )
và năng lượng E của hệ

b = b ( ai , E ) i = 1,2,3,... , (1-1)

II. Nhiệt độ .Nguyên lý O của nhiệt động học

II.1 Nguyên lý O . Khái niệm nhiệt độ .

Cho 2 hệ nhiệt động tiếp xúc với nhau thông thường giữa chúng xẩy ra sự trao đổi năng lượng. Nếu
sự trao đổi năng lượng này diễn ra ở qui mô hạt, chuyển động nhiệt của các hạt ở mỗi hệ sẽ tăng lên hay
giảm đi , phá vỡ trạng thái cân bằng ở mỗi hệ. Còn nếu không trao đổi năng lượng ở qui mô hạt , mức độ
chuyển động nhiệt ở từng hệ không thay đổi , ta nói chúng cân bằng nhiệt với nhau .

Nguyên lý O ở nhiệt động học phát biểu là: Nếu hệ A và B cân bằng nhiệt riêng lẻ với hệ số C thì A
và B cân bằng nhiệt với nhau.

Những điều trên chứng tỏ phải có một đại lượng vật lý nào đó đặc trưng cho trạng thái cân bằng của
hệ . Ở những trạng thái cân bằng khác nhau chúng có những giá trị xác định khác nhau . Giá trị của đại
lượng này ở mỗi hệ sẽ ảnh hưởng đến việc chúng có tiếp xúc giữ trạng thái cân bằng như cũ hay phá vỡ
trạng thái cân bằng của mỗi hệ . Đại lượng này cũng giúp ta phát biểu nguyên lý O một cách định lượng và
rõ ràng hơn.

Đại lượng đó có tên là NHIỆT ĐỘ

Với việc đưa ra khái niệm nhiệt độ như trên thì nó phải có những tính chất sau :

* Là hàm trạng thái đặc trưng cho trạng thái cân bằng

* Là một thông số nội cân bằng lấy giá trị như nhau tại mọi nơi trong hệ .

* Là một đại lượng không có tính cộng được . Nhiệt độ hệ thống không bằng tổng nhiệt độ các phần trong
hệ.

Để xác định nhiệt độ nào lớn hơn , nhỏ hơn người ta qui ước rằng với các thông số ngoại không đổi,
khi truyền năng lượng cho hệ, nhiệt độ sẽ tăng lên.

II.2 Thang nhiệt độ tuyệt đối

Nhiệt kế và nhiệt giai


10

Nhiệt kế là một dụng cụ dùng để đo nhiệt độ (NĐ). Nguyên tắc khi đo NĐ là dựa vào nguyên lý O
và các tính chất của NĐ. Khi nhiệt kế cân bằng với vật cần đo NĐ thì NĐ của chúng bằng nhau NĐ chỉ
trên nhiệt kế cũng là nhiệt độ của vật.

Nguyên tắc cấu tạo chung của nhiệt kế là dựa vào sự biến thiên của một đặc trưng vật lý nào đó của
chất dùng trong nhiệt kế theo NĐ. Chẳng hạn, dựa vào sự thay đổi tuyến tính của thể tích , điện trở, Á,...
Thang đo NĐ gọi là nhiệt giai. Trong nhiệt giai người ta chọn 2 NĐ cố định làm NĐ chuẩn , một ứng với
NĐ cao, một ứng với NĐ thấp. Thường người ta chọn điểm chuẩn ứng với NĐ thấp là điểm ba của nước
( nước tồn tại ở 3 dạng : nức đá , nước và hơi nước ). Điểm chuẩn ứng với NĐ cao là điểm sôi của nước ở
khí quyển. Giữa 2 NĐ chuẩn này người ta lại qui ước chia thành bao nhiêu phần bằng nhau để có được
đơn vị đo NĐ trong nhiệt giai đó .

Trong nhiệt giai Kelvin điểm ba của nước là 273,16K , ddieerrm sôi của nước là 373,16K . Nghĩa là
người ta chia thành 100 phần bằng nhau giữa 2 NĐ chuẩn.

Nhiệt độ đo bằng một nhiệt kế cụ thể nói chung phụ thuộc vào chất dùng trong nhiệt kế . Xét nhiệt
kế khi thể tích không đổi . Chất nhiệt kế là khí và chế tạo sao cho khí luôn giữ thể tích không đổi . Để NĐ
trở thành một đại lượng đo được người ta định nghĩa nhiệt độ T là một đại lượng tỷ lệ với P trong điều kiện
đẳng tích

T = cP

Hệ số tỷ lệ c phụ thuộc vào thang nhiệt độ .Nếu dùng thang Kelvin thì

T3 273,16K
C= = (1-15)
P3 P3

Với P3 là khí khi nhúng bầu chứa khí vào bình điểm ba . Vậy

P
T = 273,16K( )
P3

Nhưng nếu một nhiệt kế dùng khí hydro, một dùng nitơ thì khi đo nhiệt độ sôi của nước , số chỉ NĐ lần
lượt là 373,13K và 373,41K . Rõ rang là chỉ số NĐ khác nhau với 2 chất nhiệt kế khác nhau . Tuy nhiên,
người ta thấy rằng khi lượng khí trong bầu càng ít hay càng loãng thì nhiệt độ chênh lệch NĐ của 2 nhiệt
ké càng ít .

Ngoại suy kết quả đó thì khi khí đủ loãng (KLT) độ chênh lệch sẽ hầu như không còn .

P
Vậy T = 273,16K lim ( )
n0
P3

Khi đó nhiệt độ trở thành một đại lượng do khách quan không phụ thuộc khí có bản chất gì trong nhiệt kế.
NĐ được dịnh nghĩa và xác định như vậy gọi là NĐ tuyệt đối và nhiết kế này được coi là nhiệt kế chuẩn.
11

Ngoài nhiệt giai tuyệt đối còn có 3 nhiệt giai thông dụng khác được cho trong bảng sau:

Nhiệt giai Điểm ba của Điểm sôi của Số phần chia giữa 2 điểm chuẩn
nước nước

Celsius 0
0,0 0 C
0
100,0 0 C 100

Kelvin 273,16K 373,16K 100

Fahrenheit 32,0 0 F
0 0
212,0 0 F 180

Reaumur 0,00R 80,00R 80

Công thức chuyển đổi giữa các nhiệt giai như sau:

t 0C TK  273,160 t0R t 0 F  320


= = = (1.16)
5 5 4 9

III Khí lý tưởng . Phương trình trạng thái.

III.1 Mô hình khí lý tưởng

Khí lý tưởng là hệ vĩ mô \.

Chuyển động của các hạt là chuyển động nhiệt .

Bỏ qua kích thước các hạt.

Va chạm của các hạt là va chạm đàn hồi.

III.2 Phương trình trạng thái khí lý tưởng .

Phương trình trạng thái là phương trình biểu thị cụ thể trên đề 3 Nhiệt động học (1-1)

Vì năng lượng là hàm của nhiệt độ T nên ta có thể viết lại (1-1) là b = b ( ai , T)

Đối với khí lý tưởng người ta chọn thông số nội là áp suất P, thông số ngoại là thể tích V nên
phương trình trạng thái có dạng

P = P ( V,T )

Ta hãy tìm dạng cụ thể của nó

Xuất phát từ định luật thực nghiệm Boyle - Mariotte ở nhiệt độ T xác định không đổi thì tích áp
suất P và thể tích V của hệ là bất biến.

PV = K ( T ) (a)
12

Ta xác định K (T) ở nhiệt kế khí thể tích không đổi V0 → K(T) = P V0

T V
mà P = → K(T) = 0 T = FT (b)
C C

Thay (b) vào (a) thì PV = FT (c)

Ta tìm F cho 1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn

V0 P0 J
F= = Vm = R = 8,31
C T0 mol , K

R gọi là hằng số mol của khí . Từ đó đối với 1 mol khí thì (c) có dạng

PV = RT

Nếu hệ có n mol khí thì

V0 P0
F= = n Vm 0 = nR
C T

Phương trình trạng thái cho hệ là

PV = nRT (3-1)

III.3 Phương trình trạng thái khí thực .

Khí trong thực tế gọi là khí thực rất đa dạng và phức tạp, không có một phương trình chung .

Hiện nay người ta sử dụng hơn 150 phương trình trong đó phổ biến nhất là phương trình Van der
Waals

an 2
(P+ ) (V- nb) = nRT (3-2)
V2

Hằng số a hiệu chính cho việc tính đên tương tác giữa các phân tử . Còn hằng số b hiệu chính cho việc tính
đến kích thước phân tử . Chúng không phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất mà chỉ phụ thuộc vào bản chất khí
.

IV Năng lượng . Công và nhiệt lượng .

IV.1 Khái niệm năng lượng

Thuộc tính cơ bản và phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
13

Vật lý học cùng với các ngành khoa học tự nhiên khác có nhiệm vụ nghiên cứu sự vận động của vật
chất. Cần phải đưa vào một đại lượng đặc trưng cho sự vận động và dùng làm thước đo (số đo) mức độ vận
động của vật chất. Đại lượng này gọi là năng lượng.

Năng lượng là một đại lượng đặc trưng cho sự vận động của vật chất là số đo mức độ vận độn gcuar
vật chất.

Khi hệ vật chất vận động nó sẽ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Vậy năng lượng là
hàm của trạng thái hệ là số đo gắn với trạng thái vận động của vật chất.

Ứng với mỗi dạng vận động của vật chất có một dạng năng lượng tương ứng như động năng, thế
năng, nhiệt năng ,...

IV.2 Hai tương tác cơ bản và số đo của chúng.

IV.2.1 Dấu hiệu tương tác.

Một hệ vật chất vận động là do có tương tác giữa hệ và môi trường hoặc do tương tác bên trong hệ.
Nguồn gốc của vận động chính là sự tương tác, chuyển hệ từ trạng thái này sang trạng thái khác. Năng
lượng của hệ chuyển từ giá trị này sang giá trị khác. Điều đó có nghĩa là trong quá trình tương tác giữa hệ
và môi trường đã có sự trao đổi năng lượng (hệ cho hoặc nhận năng lượng) làm biến đổi năng lượng của
hệ. Sự trao đổi năng lượng là dấu hiệu cơ bản cho ta biết có tương tác với môi trường .

IV.2.2 Hai tương tác cơ bản.

* Tương tác cơ học : Đó là tương tác dẫn đến làm biến đổi mức độ chuyển động định hướng ( có trật tự )
của hệ. Thí dụ : ma sát làm giảm chuyển động của xe cộ.

* Tương tác nhiệt: Đó là tương tác dẫn đến làm biến đổi mức độ chuyển động nhiệt các hạt trong hệ. Thí
dụ: cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau.

IV.2.3 Khái niệm công và nhiệt lượng.

* Công là số đo lượng năng lượng mà hệ trao đổi với môi trường trong tương tác cơ học.

* Nhiệt lương là số đo lượng năng lượng mà hệ trao đổi với môi trường trong tương tác nhiệt.

Ma sát trược lấy đi ở vật chuyển động một lượng năng lượng dưới dạng công. Vật lạnh lấy đi ở vật
nóng một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt lượng.

* Công và nhiệt lượng là các số đo lượng năng lượng trao đổi. Chúng chỉ xuất hiện sau một quá trình tương
tác và phụ thuộc quá trình biến đổi cụ thể của hệ. Chúng là hàm của quá trình chứ không phải hàm trạng
thái, chúng không có ý nghĩa ở từng trạng thái. Chúng không phải là năng lượng gắn với trạng thái vận
động của hệ nghĩa là chúng không phải là các dạng năng lượng.

* Tuy nhiên vì công và nhiệt đều là lượng năng lượng nên chúng có cùng đơn vị đo như năng lượng. Trong
hệ SI đơn vị của chúng là Jonle (J ).
14

IV.3 Biểu thức tính công.

Biểu thức tính công nguyên tố  W trong vật lý là

 W = Adq { A là lực suy rộng liên hợp với tọa độ suy rộng q }

Còn công toàn phần mà hệ trao dổi với môi trường chuyển hệ từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là
2 2

W=  dW =  Adq
1 1


Trong cơ học, đối với chuyển động của hạt người ta chọn tọa độ suy rộng là vét tơ r


Xác định vị trí hạt, khi đó lực suy rộng liên hợp với nó chính là lực F tác dụng lên hạt

   
Khi đó  W  F d( r ) = F dr

Trong nhiệt động học người ta chọn thông số ngoại a làm tọa độ suy rộng, vậy

 W  Ada (4-1)

Đối với hệ phức tạp có nhiều thông số ngoại ai tương ứng với nhiều lực suy rộng A: thì

n
W   A da
i 1
i i
(4-2)

Cần nhớ là lực suy rộng liên hợp với thể tích V của hệ là áp suất P . Vì vậy đối với hệ chất lưu
( lỏng. khí ) đơn giản công nguyên tố của áp lực chất lưu thực hiện trong quá trình cân bằng là

 W  pdV (4-3)
2

Công toàn phần W=  pdV (3-6 )


1

Đối với quá trình không cân bằng, chất lưu không có áp suất xác định. Khi đó người ta lập luận như
sau. Công  W mà hệ trao đổi với môi trường bằng và ngược dấu với công  W mà môi trường trao đổi
với hệ. Thông thường trong quá trình trao đổi, môi trường biến đổi theo quá trình cân bằng nên môi trường
vẫn có áp suất Pmt xác định. Do đó trong quá trình không cân bằng của hệ:

 W  W / =  Pmt dVmt = Pmt dV (4-4)


15

W= P
1
mt dV (4-5)

V. Nguyên lý 1 nhiệt động học.

V.1 Phát biểu nguyên lý.

Nội năng của hệ là một hàm đơn giá của trạng thái hệ và chỉ biến đổi khi có tương tác với môi trường.

Ở đây nội năng là một dạng năng lượng của bản thân hệ. Khi chưa tương tác với môi trường thì hệ
đã có sẵn một năng lượng vốn có của hệ.

Nội dung nguyên lý 1 có 2 ý :

* Nội năng là một hàm trạng thái.

* Sự biến đổi của nó là do tương tác với môi trường. Khi không tương tác với môi trường thì nội năng hệ
không thay đổi.

V.2 Biểu thức toán học của nguyên lý 1 .

* Xét hệ mà chuyển động vĩ mô của toàn hệ là không đáng kể nghĩa là khối tâm hệ hầu như không dịch
chuyển. Khi đó sự biến dổi năng lượng E của hệ chỉ là sự biến dổi của nội năng U nghĩa là dE = dU .

* Hệ chỉ chịu 2 tương tác cơ bản với môi trường. Nghĩa là sự biến dổi của nội năng hệ dược xác định bởi
công  W và nhiệt lượng  Q Khi đó

dU =  Q  W (5-1)

Hay ∆U = U 2  U1 = Q − W (5-2)

(3-9) là biểu thức vi phân và (3-10) là biểu thức tích phân của nguyên lý 1 nhiệt động học, nó biểu thị nội
dung nguyên lý 1 mà ta đã phát biểu ở trên.

V.3 Thảo luận về biểu thức toán học của nguyên lý.

* Rõ ràng đó là biểu thức của định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng áp dụng cho các quá trình nhiệt
động cơ bản.

* Biểu thức (3-9) hay (3-10) áp dụng được cho mọi quá trình : cân bằng hay không cân bằng.

* Dạng (3-9) áp dụng cho một quá trình nguyên tố, còn (3-10) cho một quá tình biến đổi giữa 2 trạng thái
đầu và cuối xác định.

* Căn cứ vào biểu thức trên ta thấy :


16

hệ nhận nhiệt lượng thì Q > 0

hệ mất nhiệt lượng thì Q < 0

Công W>0 nội năng giảm → hệ sinh công cho môi trường

W < 0 → nội năng tăng → hệ nhận công từ môi trường.

* (3-9) và (3-10) cung cấp phương trình chủ đạo cho các tính toán của nhiệt động học nên thực chất
phương pháp khảo sát của nhiệt động học là phương pháp năng lượng.

* Trường hợp hệ có chuyển động vĩ mô rõ rệt ta phải tính tới sự biến đổi động năng D của hệ. Khi đó biểu
thức nguyên lý 1 suy rộng là

∆U+∆D = Q - W (5-3)

*Xét hệ là động cơ nhiệt. Đó là loại máy nhiệt hoạt động tuần hoàn theo chu trình, cấp nhiệt để nó sản sinh
công.

Trong 1 chu trình ∆U = 0 → W = Q

Muốn sinh công phải cấp nhiệt. Động cơ sinh công mà không cần cấp nhiệt ( không cấp năng
lượng gọi là động cơ vĩnh cửu loại 1). Theo biểu thức nguyên lý 1 ta thấy không thể chế tạo dược động cơ
vĩnh cửu loại 1.

VI Nhiệt dung (ND)

a/ Định nghĩa

Nói chung các sách ( phổ thông cũng như đại học ) đều định nghĩa ND là nhiệt lượng truền cho hệ
để nhiệt dung của hệ tăng lên 1 độ . Tuy nhiên , qua kinh nghiệm giảng dạy chú tôi thấy nên định nghĩa nó
như sau “ ND là nhiệt lượng mà hệ trao dổi làm cho ND của hệ biến thiên đi một độ”

Ở đây, chử trao đổi bao gồm truyền nhiệt lượng cho hệ hoặc lấy đi từ hệ một nhiệt lượng. Còn biến
thiên một độ bao gồm tăng hoặc giảm một độ . Định nghĩa này cho phép ta tăng phạm vi sử dụng đại lượng
này gấp 4 lần so với định nghĩa thông thường ở các sách hiện nay. Biểu thức định nghĩa ND là:

Q
C= (3-18)
dT

Theo định nghĩa này ta chấp nhận cả ND dương và ND âm ( khi ở 3-18 từ và mẫu khác dấu ).

ND phụ thuộc vào nhiệt lượng nên ND là một đại lượng phụ thuộc vào quá trình biến đổi của hệ

ND trong quá trình đẳng tích gọi la ND đẳng tích và ký hiệu cv . Trong quá trình đẳng áp gọi là
ND đẳng áp ký hiệu c p
17

Quá trình đẳng nhiệt thì c = 

Quá trình đoạn nhiệt ( không trao đổi nhiệt ) thì c = 0

ND ứng với 1 đơn vị khối lượng gọi là nd riêng 

Q
 = ( 3-19)
mdT

ND ứng với 1 mol vật chất gọi là ND mol, ký hiệu cm

Q
cm = (3-20)
ndT

Mối liên hệ : c = m  = n cm (3-21)

b/ Tính ND từ nguyên lý 1

Q du   W du  PdV
c= = 
dT dT dT

u u
Vì u = u ( V, T ) nên du = ( )T dV  ( ) v dT
V T

u u dV
Từ đó c = ( )v  [p+ ( )T ] (a)
V V dT

Khi V = const ta có ND đẳng tích

u
cv  ( )v (3-22)
T

u V
Còn ND đẳng áp c p  cv  [p+ ( )T ] ( ) p (3-23)
V T

Khi đó từ (3-22) ta thu được hệ thức De Mayer

u
Với KTL thì ( )T = 0
V

V Nk
Còn ( )p =
T P
18

Khi đó từ (3-22) ta thu được hệ thức De Mayer

nR
c p  pv  Nk  cv  nR → cv  (3-24)
 1

cmp  cmV  R

Với KLT đơn nguyên tử

3 Nk 3
cv  và cmV  R (3-24)
2 2

VII Áp dụng nguyên lý 1 cho một số quá trình đặc biệt của chất lưu

1. Quá trình Polytropic của KLT

Là quá trình đẳng ND ( c = const )

Đối với KLT, các quá trình đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt là những quá trình Polytropic. Để khảo sát quá
trình này người ta dùng chỉ sô Polytropic n được định nghĩa như sau:

cp  c
N= (3-30)
cv  c

cv  Nk  c
Thay (3-24) vào ta được n =
cv  c

Nk
Từ đó ta có c = cv  (b)
n 1

u
Với KLT thì ( )T  0 nên từ hệ thức (a) ta có
V

dV
C = cv  p (c)
dT

dV Nk
Từ (b) và (c) ta được p ( )
dT n 1

NkT dT dV
Mà P = nên ta có  (n  1) Lấy tích phân 2 vế từ TT đầu có T0 V0 xác định đến TT có T
V T V
T V
và V bất kỳ ta được ln ln( )  ln( 0 ) n 1
T0 V
19

Vậy TV n 1 = const (3-31)

Nếu sử dụng phương trình TT, biến đổi (3-31) ta được thêm 2 dạng phương trình tương đương sau đây:
1 n
PV n =const và TP n = const (3-32)

Chúng là những phương trình mô tả quá trình Polytropic

2. Quá trình đoạn nhiệt của KLT

Q
Quá trình đoạn nhiệt có c =  0 Từ đó quá trình đoạn nhiệt là trường hợp riêng của quá trình
T
cp
Polytropie với c luôn bằng 0 . Đặc trưng cho quá trình đoạn nhiệt là chỉ số đoạn nhiệt   Khi đó
cv

cp  c
n= 
cV  c

Vậy muốn có các phương trình đoạn nhiệt ta chỉ cần thay n =  vào các phương trình Polytropie .
Vậy các phương trình mô tả quá trình đoạn nhiệt sẽ là :
1
TV  1 = const , PV  = const , TP  = const (3-33)

VIII Nguyên lý 2 nhiệt động học

VIII.1 Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch

* Một quá trình diễn biến theo 2 chiều thuận và ngược và trong chiều ngược hệ trải qua các trạng thái trung
gian giống như chiều thuận gọi là quá trình thuận nghịch. Ví dụ quá trình dao động của con lắc đơn, con lắc
lò xo.

Một quá trình chỉ diễn ra được theo 1 chiều hoặc có 2 chiều nhưng trong chiều ngược các trạng thái
trung gian không giống như chiều thuận gọi là quá trình không thuận nghịch.

Dao động có ma sát của con lắc đơn , con lắc lò xo chính là những quá trình không thuận nghịch.

Đặc biệt quá trình truyền nhiệt và khuyết tán là những thí dụ tiêu biểu của quá trình không thuận nghịch.
Nói chung các quá trình diễn ra trong tự nhiên ít, nhiều đều không thuận nghịch.

* Một số đặc điểm:

- Trong quá trình không thuận nghịch, khi hệ trở lại trạng thái ban đầu thì ở hệ và môi trường đều không có
gì biến đổi.
20

- Một quá trình là cân bằng thì cũng là thuận nghịch.

- Mọi quá trình không thuận nghịch đều là không cân bằng.

VIII.2 Hai cách phát biểu tương đương của nguyên lý 2

Xét động cơ nhiệt. Ta đã biết sau một chu trình ∆U = 0 → W = Q

Nghĩa là động cơ nhiệt có khả năng biến nhiệt lượng hoàn toàn thành công. Động cơ biến hoàn
toàn nhiệt thành công mà không có một biến đổi nào khác xẩy ra gọi là động cơ vĩnh cửu loại 2. Nguyên lý
1 cho phép chế tạo được động cơ này. Tuy nhiên đã mấy trăm năm nay người ta chưa bao giờ làm được
việc đó. Vì vậy ThomSon đã phát biểu điều đó thành nguyên lý 2 nhiệt động học:

“ Không thể chế tạo dược động cơ vĩnh cửu loại 2 “

Bây giờ ta tham khảo sự truyền nhiệt, thực tế cho thấy nhiệt lượng không thể tự động truyền từ vật
lạnh sang vật nóng. Một máy có thể truyên nhiệt lượng từ vật lạnh sang vật nóng mà không có một biến đổi
nào khác gọi là máy lạnh lý tưởng. Từ thực tế nêu trên, ClauSins đã phát biểu :

“ Không thể chế tạo được máy lạnh lý tưởng”.

Người ta chứng minh được rằng phát biểu của ClauSins tương đương với phát biểu của Thomson,
chúng là hệ quả của nhau. Vì vậy phát biểu của ClauSins được gọi là cách phát biểu thứ 2 của nguyên lý 2.

Động cơ vĩnh cửu loại 2 Q biến


thành W hoàn toàn mà không có
biến đổi nào khác

Đều không thể chế tạo


được

Máy lạnh lý tưởng Q truyền từ T


thấp sang T cao mà không có biến
21

đổi nào khác

VIII.3 Biểu thức toán học của nguyên lý 2

Ở các phần trước ta thấy để biểu thị nguyên lý O ta đưa vào hàm trạng thái là nhiệt độ nguyên lý 1
ta đưa vào hàm trạng thái là nội năng.

Bây giờ để biểu thị nguyên lý 2 người ta cũng đưa vào một hàm trạng tái S gọi là Entropi đặc trung
cho hệ nhiệt động ở nhiệt độ T sao cho

Q
2
Q
dS ≥
T
hay ∆S≥ 
1
T
(8-1)

Với  Q là nhiệt lượng mà hệ trao đổi, dấu bằng áp dụng cho quá trình thuận nghich, còn dấu bất đẳng
thức áp dụng cho quá trình không thuận nghịch.

(3-12) là biểu thức toán học của Entropi

Các tính chất của Entropi

* Nó là một hàm trạng thái.

* Entropi S dược xác định sai khác một hằng số cộng giá trị của nó tùy thuộc vào việc chọn gốc Entropi .

* Nó là một đại lượng có tính chất cộng được. Nghĩa là Entropi của hệ bằng tổng Entropi của các hệ con
tạo thành hệ.

VIII.4 Suy ra cách phát biểu của nguyên lý 2

Vì 2 cách phát biểu nguyên lý 2 ở trên là tương đương nhau nên ta chỉ cần suy ra mộ tcasch phát
biểu của LauSins .

Xét 2 vật có nhiệt độ T1 , T2 trao đổi nhiệt cho nhau các nhiệt lượng  Q1 ,  Q2

Áp dụng (3-12) cho hệ cô lập truyền nhiệt không thuận nghịch thì dS >0

 Q1  Q2
dS = dS1  dS 2   >0
T1 T2

Giả sử vật 1 cho nhiệt, vật 2 nhận nhiệt

 Q2   Q1 > 0 Khi đó

1 1
 Q2 (  )> 0 → T1  T2
T2 T1
22

Ta thấy nhiệt lượng tự phát truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Đó chính là cách phát biểu nguyên lý
2 của LauSins.

VIII.5 Chiều biểu diễn của các quá trình tự nhiên .

Khảo sát một quá trình tự nhiên diễn ra trong hệ cô lập . Khi đó ds > 0, nghĩa là Entropi phát biểu
là : “ Các quá trình tự nhiên của hệ cô lập luôn diễn ra theo chiều tăng của Entropi “.

Do đó thực chất nguyên lý 2 là chỉ ra chiều hướng diễn biến của các quá trình nói chung và chiều
truyền nhiệt nói riêng.

IX Tính Entropi và độ biến thiên của Entropi

IX.1 Cách tính  S

* Nếu quá trình là thuận nghịch thì tính  S theo


2
q
 S = S2 - S1 = T
1

* Vì  S không phụ thuộc quá trình nên nếu là quá trình không thuận nghịch a đưa hệ từ trạng thái 1 đến
trạng thái 2 thì ta lựa chọn quá trình thuận nghịch b hợp lý có cùng trạng thái đầu 1 và trạng thái cuối 2

XXXXXHÌNH VẼ

q q
Khi đó:  S = T ( Lựa chọn thuận nghịch hợp lý ) = 
b
T

IX.2 Entropi của khí lý tưởng

Lựa chọn quá trình thuận nghịch hợp lý thì

q du   W dT pdV
dS = T = T = Cv T + T Từ đó

S = Cv lnT + nRlnV + S0 (8.2)

PV
Hoặc thay T = ta có biểu thức theo 2 biến P,V
nR

S = Cvlnp + CplnV + S0 (8.3)


23

IX.3 Sự dẫn đoạn nhiệt của khí lý tưởng vào chân không.

Cho n mol khí lý tưởng ở nhiệt độ T0 đựng trong một nữa bình. Nữa còn lại là chân không. Bình có
võ cách nhiệt. Mở khóa, khí sẽ tràn sang phần chân không tạo nên quá trình dãn đoạn nhiệt của khí lý
tưởng vào chân không

VẼ HINH XXXXXXXXXXXXXX

Quá trình dẫn diễn ra nhanh nên quá trình là không cân bằng nghĩa là cũng không thuận nghịch.
Các trạng thái trung gian của khí không có nhiệt độ và áp suất xác định. Tuy nhiên theo tiên đề 1 nhiệt
động học cuối cùng khí đạt tới trạng thái cân bằng trong toàn bình. Như vậy ta có một quá trình chuyển hệ
V
từ trạng thái cân bằng ban đầu có T1= T0 và V1 = sang trạng thái cân bằng cuối có V2 = V1 Ta hãy áp
2
dụng nguyên lý 1 và nguyên lý 2 cho quá trình này.

Hệ khảo át là n mol khí lý tưởng chúng không trao đổi công và nhiệt lượng với môi trường W= 0 ,
Q=0

Hệ có chuyển động vĩ mô rõ rệt nên phải áp dụng cho nó nguyên lý 1 suy rộng

U + D = 0  D = −U

Khi phải lấy một phần nội năng để tạo ra động năng chi dùng cho chuyển động vĩ mô trong quá
trình dãn.

Tuy nhiên ở trạnh thái cuối, chuyển động vĩ mô không còn. Động năng vĩ mô lại bằng 0, nội năng
lấy lại giá trị ban đầu. Hệ quả là nhiệt độ cuối lấy lại giá trị ban đầu

T2 = T1 = T0

Bây giờ ta áp dụng ngyên lý 2 qua việc tính độ biến thiên Entropi của hệ.

Quá trình là không thuận nghịch nên ta phải lựa chọn cho quá trình thuận nghịch hợp lý. Chẳng hạn
chọn quá trình dãn đẳng nhiệt thuận nghịch ( Hợp lý vì T1 = T2 = T0 )

Nếu chẳng hạn chọn quá trình dãn đẳng áp thuận nghịch là không hợp lý vì áp suất cuối p2 không bằng áp
suất ban đầu p1 .
2
q
S = T
1
( Đẳng nhiệt thuận nghịch )

dU   W W pdV rRdV
=  T
= 
T
=  T
=  V

V2
= nRln V1 = nRln2 > 0
24

Nghĩa là Entropi S tăng phù hợp chiều quá trình trong hệ cô lập.

IX.4 Sự tiếp xúc nhiệt giữa 2 vật rắn.

Hai vật rắn đồng chất mỗi vật có cùng khối lượng m và nhiệt dung riêng C lúc đầu ở các nhiệt độ T1
và T2 . Cho chúng tiếp xúc nhiệt với nhau. Hãy tính biến thiên Entropi của hệ 2 trong quá trình trao đổi
nhiệt giữa 2 vật.

Đây là quá trình truyền nhiệt không thuận nghịch. Khi quá trình truyền nhiệt kết thúc toàn hệ thiết
lập trạng thái cân bằng ở nhiệt độ Tf . Ta hãy tính Tf .

Q =   Q =  mcdT

Nhiệt lượng vật 1 trao đổi là


Tf

 mcdT  mc(T f  T1 )
Q1 = T1

Nhiệt lượng vật 2 trao đổi là


Tf

Q2 =  mcdT
T2
= m c ( Tf - T2 )

Vì Q1 = Q2  m c ( Tf - T1 ) = m c (T2 - Tf )

T1  T2
Từ đó Tf =
2

Bây giờ ta tính  S =  S1 +  S2

Ta lựa chọn quá trình truyền nhiệt thuận nghịch thì


T
Q f
mcdT T
 S1 =  1    mcln ( f )
T T1
T T1

T
 Q2 f mcdT T
 S2 =    mcln ( f )
T T2
T T2

T f2 (T1  T2 ) 2
 S =  S1 +  S2 = mcln ( )  mcln { }
T1T2 4T1T2

Ta thấy  S > 0 phù hợp chiều quá trình trong hệ cô lập.

X Chu trình Carnot và định lý Carnot


25

X.1 Chu trình Carnot

Trong quá trình nghiên cứu Carnot khảo sát chu trình đặc biệt mà ngày nay mang tên của ông. Đó là
một chu trình gồm 2 quá trình đoạn nhiệt và 2 quá trình đẳng nhiệt ở nhiệt độ nguồn nóng T1 và nhiệt độ
nguồn lạnh T2 .

X.2 Hiệu suất chu trình Carnot thuận nghịch

Xét chu trình của động cơ nhiệt (hoạt động theo chiều thuân kim đồng hồ)

HÌNH VẼ HÌNH VẼ XXXX

Hiệu suất  của chu trình

Năng lượng mong muốn


 = . .

Năng lượng tiêu tốn

Công hệ chất lưu sinh ra (W)

= .

Nhiệt lượng nhận ở nguồn nóng (Q1)

Sau 1 chu trình  U = 0 = -W+Q1+Q2  W=Q1+Q2

Q2 Q2
Vậy  = 1+ ta dùng nguyên lý 2 để tính (10-1)
Q1 Q1

 S chu trình = 0 =  S(AB)+  S(CD)

Q1 Q2
Mà  S(AB) = ,  S(CD) =
T1 T2

Q2 T2 T2
Ta thu được =    1 (10-2)
Q1 T1 T1

Trong quá trình dân ra kết quả (10-1) ta không hạn chế bản chất của tác nhân cũng không ràng buộc kết
cấu động cơ. Từ đó khái quát hóa Carnot nêu lên ý 1 của định lý mang tên ông.
26

Ý 1 định lý Carnot : Hiệu suất của các chu trình thuận nghịch hoạt động có cùng nguồn nóng và cùng
nguồn lạnh ( T1 , T2 như nhau ) thì bằng nhau, không phụ thuộc bản chất tác nhân và kết cấu động cơ.

X.3 Hiệu suất chu trình Carnot không thuận nghịch.

Q
Khi đó  S >  mà sau chu trình  S = 0
T

Q
Vậy   0 ở đây
T

Q  Q( AB )  Q( BC )  Q(CD)  Q( DA)
 =   
T T T T T

----v---- ----v---- ----v---- ---v-----

Q1 Q2
=0 =0
T1 T2

Q1 Q2 Q2 T2
Từ đó + <0→ <
T1 T2 Q1 T1

Ở trên đối với chu trình thuận nghịch thì

Q2 T2
= Vậy
Q1 T1

 ( Carnot, thuận nghịch) >  ( Carnot, không thuận nghịch)

Khái quát cho mọi chu trình ta được ý 2 của định lý Carnot

Ý 2 của định lý Carnot : Hiệu suất của các chu trình thuận nghịch thì lớn hơn hiệu suất của các chu trình
không thuận nghịch hoạt động với cùng nguồn nóng và cùng nguồn lạnh.

XI Phương pháp thế nhiệt năng

Đó là phương pháp giải tích ( tính toán bằng các phép tính giải tích) thực hiện trên các thể nhiệt động ( hàm
nhiệt động) mà các thể nhiệt động này được xây dựng trên cơ sở sử dụng phương trình cơ bản của nhiệt
động học.

XI.1 Phương trình cơ bản của nhiệt động học


27

n
Theo nguyên lý 1 :  Q = du +  W = dU + 
i1
Aidai

Theo nguyên lý 2 TdS   Q

Từ đó TdS   du +  Ai dai
i

Đối với các quá trình cân bằng thì

TdS = du +  A da
i
i i (11-1)

Đó là phương trình cơ bản của nhiệt động học.

Đối với hệ đơn giản TdS = Ada

Chọn a là V thì lực suy rộng là áp suất p

Khi đó TdS = du + pdV (11-2)

Sau đây ta hãy xây dựng các thế nhiệt động trên cơ sở phương trình (11-2)

XI.2 Thế nhiệt động là nội năng U

dU = TdS − pdV

Xây dựng hàm U = D(S,V) thì

U U
dU = ( )v dS + ( )s dV
S V

U U
Từ đó ta có p = ( )s , T = ( )v (11.3)
V S

 2U  U T T T
Tính 2 = {( )v } = ( )v = T ( )v =
S S S S Q Cv

T
Vậy nhiệt dung đẳng tích Cv =  U
2
(11-4)
S 2

Các thông số P T của hệ được tính theo (11-3) và (11-4)

XI.3 Năng lượng tự do


28

Từ TdS = dU + pdV  d(TS) − SdT = dU + pdV

Ta có d(U − TS) = − SdT − pdV

Đặt F = u − TS gọi là năng lượng tự do thì

dF = − SdT − pdV

Xây dựng hàm F = F(T , V) thì

F F
dF = ( )v dT + ( )T dV Từ đó có :
T V

F F
P=−( )T , S=−( )v (11-5)
V T

2 F  F S Q 1 C
Tính 2 = {( )v} = − ( )v = − ( )v =− v
T T T T T T T

T 2 F
Vậy nhiệt dung đẳng tích Cv = (11-6)
T 2

Các thông số P,S Cv được tính theo(11-5) và (11-6).

Năng lượng tự do F chính là thế nhiệt động được xây dựng.

Ý nghĩa của F : Xét quá trình đẳng nhiệt thì dF = − pdV = −δW

Hệ sinh công cho môi trường nhờ giảm năng lượng tự do. Độ biến thiên năng lượng tự do
trong quá trình đẳng nhiệt bằng công mà hệ trao đổi với môi trường.

XI.4 Thể nhiệt động GibbS

Từ TdS = VdU + pdV  d(TS) − SdT = dU + d(PV) − Vdp

Hay d(U − TS + pV) = − SdT + Vdp

Đặt Z = U − TS + pV gọi là thế nhiệt động GibbS

Thì dZ = Vdp − SdT

Xây dựng Z = Z (p , T) thì

Z Z
dZ = ( )T dp + ( )p dT . Từ đó
p T
29

Z Z
V=( )T , S = ( )p (11-7)
p T

 Z S 1 Q C
Tính = {( )p } = − ( )p = − ( )p =  p
T T T T T T

T 2Z
Nhiệt dung đẳng áp Cp = − (11-8)
T 2

Z chính là một loại thế nhiệt động. Các thông số V , S , Cp của hệ được tính theo (11-7) và (11-8)

XI,5 Thể nhiệt động Entanpi

Từ TdS = dU + pdV = dU + d( pV) − Vdp

Hay d(U + pV) = TdS +Vdp

Đăt H = U + pV gọi là Entanpi  dH = TdS + Vdp

Xây dựng H = H (S , p) Thì

H H
dH = ( )p dS + ( )s dp Ta có
S p

H H
T=( )p , V = ( )s (11-9)
S p

T T
2H  H T
Tính 2 = {( )p } = ( )p = Q =
S S S S ( )p Cp
T

T
Vậy Cp = 2 H (11-10)
S 2

Các thông số T , V , Cp được tính qua Entanpi là một loại thế nhiệt động. Nó còn có tên khác là
hàm nhiệt.

Ý nghĩa của H : Xét quá trình đẳng áp thì

dH = TdS =  Q

Trong quá trình đẳng áp, độ biến thiên Entanpi bằng nhiệt lượng mà hệ trao đổi .
30

XI.6 Thế nhiệt động cho hệ có số hạt biến đổi.

Ở các thế nhiệt động trên đều áp dụng cho trường hợp số lượng hạt trong hệ không biến đổi,
Bây giờ ta xét trường hợp số hạt trong hệ tăng lên hay giảm đi do tương tác với môi trường. Tương
tác loại này gọi là tương tác vật chất. Khi đó ta phải bổ sung vào nguyên lý 1 số hạng  K

du = Q − W + K

K là lượng năng lượng mà hệ trao đổi trong tương tác vật chất.

K phải tỷ lệ lượng biến thiên số hạt N trong hệ. Nghĩa là K = µk dNk (a)

Lúc đó các thế nhiệt động còn là hàm của số hạt. Thí dụ nội năng U

U = U( S , V, Nk )

U U U
dU = (
S
) dS + (
V
) dV +  k
(
N k
) dNk (b)

U
Từ (a) và (b) ta tính k theo k ≈
N k

Tiến hành tương tự trên các thế nhiệt động khác ta thu được

U F Z H
k = = = = (11-11)
N k N k N k N k

tttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

Phần thứ 3

VẬT LÝ THÔNG KÊ

Chương 1 Các luận đề cơ bản của vật lý thống kê

§ 1. Phương pháp GibbS

1 Xác suất nhiệt động

KhẢO sát một hệ nhiệt động ( ở trạng thái cân bằng ). Ta biết rằng có 2 loại trạng thái
31

- Trạng thái vĩ mô: Cho biết thông tin về các thông số vĩ mô của toàn hệ.

- Trạng thái vi mô : Cho biết thông tin về từng hạt trong hệ.

Một đặc điểm quan trọng là ở một trạng thái vĩ mô cân bằng có thể ứng với một số rất nhiều các
trạng thái vĩ mô. Các hạt trong hệ có thể thay đổi vị trí, vận tốc nhưng không làm thay đổi các thông số vĩ
mô của hệ như nhiệt độ , áp suất, ...

Một thí dụ đơn giản là trạng thái vĩ mô có tổng điểm là 4 khi gieo 3 con xúc xắc. Ta thấy có 3 trạng
thái vĩ mô ứng với một trạng thái vĩ mô này’

Một hệ vĩ mô đúng nghĩa phải chứa lượng lớn các hạt . Chẳng hạn 1 triệu con xúc xắc, có trạng thái
vĩ mô với tổng điểm ví dụ là 3 triệu . Khi đó số trạng thái vi mô ứng với trạng thái vĩ mô này sẽ là rất lớn.

HÌNH VẼ XXXXXXXXXXXXXXX

Số N trạng thái vi mô ứng với một trạng thái vĩ mô được gọi là xác suất nhiệt động WT

WT = N (1-1)

Ở ví dụ đơn giản trên, xác suất nhiệt động bằng 3.

Trạng thái vĩ mô nào có xác suất nhiệt động lớn càng dễ xuất hiện. Nghĩa là xác suất nhiệt động tỷ
lệ với xác suất trạng thái vĩ mô.

2. Phương pháp GibbS

Mục đích của vật lý thống kê là tìm trị trung bình của các thông số vĩ mô đặc rung cho hệ. Ta biết
về mặt thực nghiệm để đo một thông số vĩ mô, chẳng hạn đo áp suất ta phải đo áp suất ở những lần khác
nhau tại các thời điểm khác nhau, rồi lấy trung bình.

Giá trị trung bình đó là trung bình theo thời gian, Tuy mhieen về mặt lý thuyết việc tính trung bình theo
thời gian là không thể làm được vì một thông số vĩ mô F nào đó đều là

XXXXXXXXXXXXX F = F (qk ,pk t ) k = 1,2,...

Ta không thể xác định được qui luật biến đổi của vô số các qk . pk của số hạt trong hệ theo thời gian.
Vì vậy nhà bác học GibbS đã đề xuất phương pháp mà ngày nay gọi là phương pháp GibbS

Như sau:

Hệ tức vận động theo thời gian trải qua n trạng thái vĩ mô

Được thay bằng ↓

Tập thống kê gồm n hệ giống hệ thực ( giống về số lượng hạt,


32

bản chất hạt, về điều kiện vĩ mô như áp suất, thể tích, ...) Tại
một thời điểm, mỗi hệ ứng với 1 trạng thái vĩ mô của hệ thực

Ba kết luận quan trọng:

* n trạng thái vĩ mô đều đồng xác suất kéo theo n hệ trong tập thống kê cùng đồng xác suất.

* Xác suất vi mô của một hệ bất kỳ trong tập thống kê cũng là xác suất trạng thái vi mô của hệ thực.

* Trị trung bình theo tập thống kê tại một thời điểm bằng trị trung bình của hệ thực theo thời gian.

§2 Việc biểu diễn hệ trong không gian pha

1/ Không gian pha

Biểu thị chuyển động của hệ vĩ mô với số lượng hạt vô cùng lớn ( thí dụ số phân tử khí trong 1 cm3
cỡ 1020 hạt ) trong không gian thực 3 chiều là vô cùng phức tạp. Để thay thế người ta dùng một không gian
thuần túy toán học gọi là không gian pha. Đây là một không gian được lập nên từ các tọa độ suy rộng qk và
các xung lượng suy rộng pk của các hạt trong hệ với k = 1,2, ...,f. Ở đây f là số bậc tự do của hạt.

Số chiều của không gian pha K = 2f N với N là số hạt trong hệ .

Đối với hệ chất lưu, mỗi phân tử có 3 bậc tự do nên K = 6 N

Hệ là một chất điểm chuyrn động thẳng có không gian pha đơn giản nhất với K = 2

2/ Các yếu tố cơ bản của không gian pha

Đây là không gian trừu tượng không vẽ ra được một cách trực quan chỉ hình dung một cách qui
ước.

a/ Điểm pha M

* Điểm tưởng tượng qui ước ứng với các giá trị xác định của qk và pk .

* Cho biết M là cho biết trạng thái vĩ mô của hệ .

b/ quỹ đạo pha

Khi trạng thái vĩ mô biến đổi , điểm pha M dịch chuyển trong không gian pha lập nên một đường
tượng trưng gọi là quĩ đạo pha.

Hệ là hạt chuyển động thẳng trong quĩ đạo pha biểu thị sự biến đổi trạng thái vĩ mô của hệ.

Không gian pha 2 chiều thì ta có thể vẽ được quĩ đạo pha trong mặt phẳng của hệ tọa độ (q,p) vuông góc.
Tuy nhiên nó không trùng với quĩ đạo thực của hạt.
33

c/ Thể tích pha

Tích vi phân tất cả các tọa độ pha gọi là thể tích nguyên tố pha dX

dX = dXq dXp = dq1...dq fN .dp1...dp fN (1-2)

dX biểu thị sự biến đổi nguên tố của trạng thái vĩ mô hệ

Thể tích pha toàn phần là

   dX (1-3)

d/ Mặt năng lượng ( siêu diện năng lượng )

Trong không gian thực phương trình liên kết các tọa độ Descartes tạo thành một mặt nào đó. Tương
tự phương trình liên kết các tọa độ pha qk , pk cũng tạo nên một mặt nào đó trong không gian pha.

Thí dụ hệ bảo toàn có

E (qk , pk ) = const (1-4)

tạo nên một mặt gọi là mặt năng lượng .

3/ Thí dụ: Mô tả dao động từ điều hòa 1 chiều trong không gian pha

K  2 fN  2

Chỉ có 2 tọa độ pha :

- Tọa độ suy rộng q ( có thể là tọa độ Descartes x, tọa độ gócφ,...)

- Xung hướng suy rộng p ( px , p4 ,...)

Ta hãy tìm quỹ đạo pha bằng cách tìm phương trình quỹ đạo pha , Muốn vậy ta phải giải phương trình
Hamilton

H H
q  
, p 
p q

p 2 m 2 q 2
Hàm Hamilton H = Eđ + Et = 
2m 2

H p H
 ,  m 2 q Từ đó
p m q
34

p
p  , p =  m q suy ra
 2

p    2 q  p    2 q  0 Vậy

q  q0 Sin(t   )

p  m q0 cos(t   )  p0 cos(t   )

Phương trình quỹ đạo pha là

q2 p2
 1
q02 p02

HÌNH ELIP

Đó là đường elip . Nhưng cần nhớ

quỹ đạo thực không phải là đường này.

Trên quỹ đạo pha:

-Điểm pha A và A/ biểu thị trạng thái giao động tử ở xa vị trí cân bằng nhất từ 2 phía.

` Điểm B và B/ biểu thị trạng thái dao động tử đạt đến vị trí cân bằng từ 2 phía.

Quỹ đạo pha elip biểu thị toàn bộ sự biến đổi trạng thái vĩ mô của hệ .

§ Xác suất trạng thái vĩ mô. Định lý và phương trình Liouville .

1. Xác suất trạng thái vĩ mô.

Bây giờ thay cho việc khảo sát hệ thực ta khảo sát n hệ trong tập thống kê mà trạng thái vi mô của
mỗi hệ được biểu thị bằng 1 điểm pha .

Theo thời gian các điểm pha này sẽ dịch chuyển trong không gian pha .

Tại 1 thời điểm nào đó , giả sử có dn điểm pha lọt vào trong thể tích nguyên tố dX của không gian
pha . Mật độ điểm pha là

dn
   (qk , pk , t ) =  (X,t)
dX
35

( X là ký hiệu tập các thông số vi mô )

Xác suất để 1 điểm pha lọt vào dX là

dn dX
dW = =  Khi đó
n n


= = xác suất để điểm pha lọt vào một đơn vị thể tích.
n

Thu nhỏ đơn vị thể tích để nó tiến sát tới điểm pha M thì đó là xác suất để điểm pha của hệ thực có
vị trí tại M . Đó chính là xác suất trạng thái vi mô của hệ thực tương ứng với tập các biến số vi mô X .
Nghĩa là  là hàm phân bố xác suất


 =  (X , t) = (1-5)
n

Còn dW =  (X , t)dX (1-6)

Là xác suất trạng thái vi mô có tập các thông số vi mô nhận giá trị sai khác một lượng dX.

Hàm phân bổ này phải thỏa mãn điều kiện chuẩn hóa

 dW   ( X , t )dX  1
x x

Khi đó bị trung bình của một thông số F nào đó theo tập thống kê là

F ( X )   F ( X ) ( X , t )dX (1-7)
x

Tích phân lấy theo toàn bộ các tập hợp pha và là tích phân 2fN lớp.

2/ Định lý LiouVille

Ta hãy so sánh chuyển động của một khối lượng dm/ chất lỏng với chuyển động của dn điểm pha
của tập thống kê. Vì dn là bất biến khi chuyển từ vùng này sang vùng khác của không gian pha giống như
dm/ cũng bất biến khi chuyển từ vùng này sang vùng khác khác của không gian thực nên ta sẽ dùng phương
pháp tương tự để tìm ra quy luật dịch chuyển của các điểm pha từ quy luật chuyển động của chất lỏng.
36

Chất lỏng dm/ = const Các điểm pha dn = const

Tính d/ d
0 0
chất dt dt
không
nén hay Hay
được
1/ =  2/ _
1/ =  2/ x

Sự cư
trú
trong dV1 dV2 dX1 dX2
các −−→ −−→
vùng
1/  2/ 1/  2/

Quy dm/ = 1 dV1 =  2 dV2


/ /
dn = 1 dX1 =  2 dX2
/

luật
cư trú → dV1 = dV2 → dX1 = dX2

Khi chất lỏng chuyển động trong Khi các điểm pha của các hệ trong tập thống
không gian thực chúng luôn cư kê dịch chuyển trong không gian pha, chúng
trú trong các vùng có thể tích như luôn cư trú trong các vùng có thể tích pha
nhau chỉ khác nhau về hình dạng bằng nhau chỉ khác nhau về hình dạng của
của khối thể tích khối thể tích .
37

Đây là nội dung của định lý LiouVille

3/ Chương trình LiouVille

d 
Ở trên ta có  0 Vì   ( X , t )
dt n

d ( X , t )
Nên ta cũng có  0 Nghĩa là
dt

    
 k{ qk  pk }  0
t qk pk

  H  H
 k{  }0
t qk pk pk qk

Số hạng thứ 2 chính là móc PoiSSon của 2 hàm  và H. Vậy


 ( , H ) = 0 (1-8)
t

Đó là phương trình LiouVille diễn tả quy luật biến đổi xác suất trạng thái vi mô theo thời gian .

4/ Cân bằng thống kê

Xét trong trạng thái cân bằng của hệ thực , trị trung bình của thông số vĩ mô F là
38

 F ( X , t )dX
Để thỏa mãn F không phụ thuộc thời gian theo điều kiện cân bằng nhiệt động thì  phải không
chưa biến thời gian

 (X,t) =  (X) nghĩa là

 
= 0 hay =0 } → (1-9)
t t

Đó là điều kiện thống kê

Ý nghĩa : ρ tại từng nơi không phụ thuộc thời gian . Có bao nhiêu điểm pha đi vào dX thì có bấy nhiêu
điểm pha ra khỏi dX . Người ta goi đó là chuyển động dừng của các điểm pha .

Hệ quả : Theo (1-8) thì ở trạng thái cân bằng ( , H )  0 . Theo định lý PoiSSon , khi đó  là hàm của
một tích phân chuyển động . Người ta chọn tích phân chuyển động quan trọng nhật là năng lượng H của
hệ . Vậy ở trạng thái cân bằng →  = f{H} =f{H(X,a)} (1-10)

Hàm phân bố xác suất là hàm của năng lượng hệ.

Ở các chương sau ta sẽ tìm dạng cụ thể hàm phân bố xác suất cho các hệ cụ thể.

Chương 2 Các hàm phân bổ cổ điển

Đối tượng khảo sát: Các hệ vĩ mô cổ điển .

Mục tiêu : Tìm các hàm số phân bố xác suất trạng thái cân bằng của 3 loại hệ ; cô lập, đẳng nhiệt, có số hạt
biến đổi.

Quan niệm về trạng thái cân bằng :

- Theo nhiệt động học : Các thông số vĩ mô không có thăng giáng .

- Theo quan điểm thống kê : Các thông số vĩ mô có một độ lệch nhỏ quanh trị trung bình . Nghĩa là phải
tính đến thăng giáng .

Phương hướng tìm ω là tìm sự phụ thuộc của ω vào năng lượng .

§1 Phân bố Vi chính tắc

Áp dụng cho hệ cô lập với năng lượng

E = H(X,a) = const

Và số hạt N = const
39

Nghĩa là bỏ qua thăng giáng về năng lượng và số hạt chỉ tính đến các thăng giáng khác như nhiệ tđộ
chẳng hạn .

Đối với hệ này, trong khoảng vô cùng nhỏ dE không chứa H thì xác suất dW = 0

dW
Còn  (X) =  (E) = =0
dE

Còn trong khoảng dE có chứa H thì xác HÌNH VEXXXX

dW
suất tìm E bằng H bằng 1 nên  = =
dE

Vậy  có tính chất của hàm đenta Disac, nghĩa là

1
 (X) =  {E  H ( X , a )} (2-1)

Hàm phân bố đó được gọi là phân bố Vi chính tắc . Thừa số  được tìm từ điều kiện chuẩn hóa:

  ( X )dX  1      {E  H ( X , a)}dX  ( E , a)
X X

Trị trung bình của thông số vi mô F được tính theo phân bố Vi chính tắc là

1
F = ( E , a )  F  {E  H ( X , a )}dX
X

Ta hãy tìm ý nghĩa hình học của thừa số chuyển hóa  (E,a). Muốn vậy ta tính
E

 ( E , a)dE  ( E, a)
E0
{ E0 là giá trị cực tiểu khả dĩ của năng lượng hệ ,

còn E là một giá tri tùy ý của năng lượng }


E E
( E , a )   [   {E  H ( X , a )}dX ]dE   [   {E  H ( x, a )dE}]dX
E0 X X E0

= 
H E
dx  Thể tích pha chứa trong mặt năng lượng H=E

d
Còn ( Ea )  = Thể tích pha chứa trong một đơn vị năng lượng
dE

Và d   ( E , a )dE = Thể tích nguyên tố pha của một lớp vô cùng mỏng nằm giữa 2 mặt năng
lượng H=E và H=E+dE
40

§2 Phân bố chính tắc GibbS

Áp dụng cho hệ đẳng nhiệt với nhiệt độ T = const và số hạt N = const

Nghĩa là ta bỏ qua các thăng giáng về nhiệt độ và số hạt trong hệ, chỉ tính đến các thăng giáng
khác .

1/ Biểu thức hàm số phân bố chia theo khảo sát C

Thành 2 hệ con vĩ mô C1, C2 có năng lương tương HÌNH VEXXXX

ứng H1, H2 và hàm số phân bố tương ứng ω1 , ω2

Năng lượng H của hệ :

H = H1 + H2 + H ( tương tác )

Theo tiêu đề 2 nhiệt động học H = H1 + H2 nghĩa là bỏ qua năng lượng tương tác . Khi đó coi 2 hệ
con C1, C2 là độc lập. Chúng tuân theo định lý nhân xác suất, hàm phân bổ ω của hệ bằng

  12  ln   ln 1  ln 2 (a)

Chú ý rằng    ( H ), 1  1 ( H1 ), 2  2 ( H 2 )

Lấy vi phân 2 vế của biểu thức (a) theo các biến số tương ứng ta có

 (ln  )  (ln 1 )  (ln 2 )


dH = dH1  dH 2
H H1 H 2

 ln 
  ln 

dH1  dH 2
H H

 ln   ln 1  ln 2 1
Từ trên ta có   = const, đặt = 
H H1 H 2 
H
H
Suy ra ln     ln D    De 


Đặt hằng số tích phân D dưới dạng D = De  Với  là một thông số thì

 H   H ( X ,a )
e  viết đầy đủ hơn  ( x)   e 

Theo điều kiện chuẩn hóa


41

  ( X )dX  1  e  e
 H ( X ,a )

dX  1
X X

Ta thấy thông  phụ thuộc vào  và các thông số ngoại a → = (a,  )

Vậy hàm phân bố xác suất viết một cách đầy đủ là


 ( a , )  H ( x , a )
 (X) =  e  (2-2)

Hàm phân bố này có tên là phân bố chính tắc GibbS


 H
Còn dW(X)  e 
dX

Phát biểu bằng lời hệ thức (2-2) thì đó là xác suất để hệ nằm ở trạng thái vi mô ứng với tập các biến
số vi mô X . Nó mô tả sự giảm theo quy luật hàm e lũy thừa theo sự tăng năng lượng H của hệ

 có tên là mô đun của phân bố chính tắc

Trị trung bình của thông số vi mồ tính theo phân bố chính tắc là
 H

F=  F ( X )e
X

dX (2-3)

Ta viết lại điều kiện chuẩn hóa


H ( X ,a )  H ( X .a )

e e e dX =Z(a,  )
 
 dX =1 Đặt Z = (2-4)
X X

Z có tên là tích phân trạng thái hay tích phân thống kê .

* Tích phân được lấy tất cả các trạng thái vi mô của hệ nên có ý nghĩa hàm trạng thái phản ảnh trạng thái
nội tại của hệ .

* Nó là một đại lượng trung gian . Ở phần sau ta sẽ thấy các thông số như áp suất , nội năng, Entropi,... đều
có biểu thức liên hệ với Z nên tính được Z ta sẽ tính được các thông số đó .

Còn thông số  được tính qua Z là


 =  ln Z (2-5)

Thông số  có tên là mô đun của phân bố chính tắc .

Đối với hệ gồm N hạt đồng nhất như nhau thì xác suất trạng thái giảm N! lần , nghĩa là
42

 ( a , )  H ( X , a )

e (2-6)
( X ) 
N!

2/ Mối liên hệ giữa phân bố vi chính tắc và chính tắc .

Để tìm mối liên hệ này ta hãy khảo sát mức độ thăng giáng tương đối về năng lượng trong phân bố

chính tắc 

H

Với phương sai về năng lượng là

 = E 2  H 2  ( H )2

 ( a , )  H ( X , a )
Trong đó H =  H ( X , a )e 
dX

Lấy đạo hàm theo 


 H

H[  H  ]e 
- (H )  (a)
 dX
 2

Lấy đạo hàm theo  của điều kiện chuẩn hóa

   ( a , )  H ( X , a )

 
{đ k chh}= { e 
dX } = 0

 H  H
1    H 1 
   2  2 
= e dX + He  dX - He  dX

  

1 H 1

   H
Ta có = (2-7) Thay (2-7) vào (a) ta được
 

H H 2  ( H )2 E 2
=  2 (2-8)
 2 

Độ thăng giáng tương đối 


43

( H )
2
 
H

U  ( H )
Chú ý là Cv = 
T T

Với  tỷ lệ với nhiệt độ T ( sẽ chứng minh phần sau)  = kT nên

 2Cv 1
 = k mà Cv  N và H N    N
H

Đối với hệ vĩ mô N   do đó   0

Thăng giáng về năng lượng tiến tới 0 đó là điều kiện của phân bố vi chính tắc.

Vậy đối với hệ vĩ mô thì phân bố chính tắc và vi chính tắc là trùng nhau.

§3 Thiết lập phương trình cơ bản của nhiệt động học .

Các đại lượng tương tự giữa nhiệt động và thống kê.

1/Nhiệt độ thống kê

Cho 2 hệ cân bằng C1,C2 tiếp xúc nhiệt với nhau với các mô đun tương ứng là 1 ,  2 .

Gọi mô dun của hệ chung toàn bộ là  .

C1 C2

H1 H2

1 2

1 2

Khi đó :
44

1  ln 1
 
1 H1

1  ln 2
 
2 H 2

1  ln 
 
 H

Theo bài trước nếu

1   2  0 ≫→ .........¬

} C1 , C2 Không trao đổi năng lượng . Chúng độc lập với


nhau. Mỗi hệ không bị biến đổi,

Toàn hệ ở cùng trạng thái cân bằng như mỗi hệ

H1  H 2  H ≫→..........

1   2 ≫→ ......... ¬

} C1 , C2 có trao đổi năng lượng . Từng hệ biến đổi, phá vỡ


trạng thái cân bằng của mỗi hệ

Toàn hệ cũng không ở trạng thái cân bằng nên không tuân
theo phân bố chính tắc 

H1  H 2  H ≫→.......

Ta thấy 1 ,  2 ,  có các tính chất giống nhiệt độ nên ta gọi chúng là nhiệt dộ thống kê.

Đặt  = kT (2-9)

Với k là hệ số tỷ lệ .
45

2/ Phương trình cơ bản của nhiệt động học theo quan điểm thống kê. Các đại lượng tương tự.

Ta hãy nhớ lại phương trình cơ bản của nhiệt động học là

TdS = dU+  Ak dak

Trước hết ta tìm biểu thức trung bình của lực suy rộng Ak muốn vậy ta dùng

   ( a , )  H ( X , a )

ak 
{ đk ch h} = { e 
dX } = 0
ak

1    H H   H
  ak  ak  dX } = 0
{  dX -

1  H H
Từ đó {  } = 0 Mà Ak  
 ak ak ak

H 
Vậy Ak =  = (2-10)
ak ak

Bây giờ ta tính vế phải của phương trình cỏ bản theo quan điểm thống kê

d( H )+  Ak dak Đặt = I
k


Theo (1-17) thì H =   Khi đó


  
I = d   d ( )  d   dak
  k ak

 
Mà d   dak  d Từ đó
k ak 


I = d ( H )   Ak dak   d ( )
k 


Lượng  d ( ) được đối ứng với TdS


Trong đó  có ý nghĩa tương tự của T


46


Vậy  phải có ý nghĩa trong Entropi S



Ta gọi  =  là Entropi thống kê (2-11)


Vậy phương trình cơ bản của nhiệt động học theo quan điểm thống kê là

d (H ) + A
k
k d a k =  (2-12)

 H 
Tiếp theo ta thấy    Theo (1-17) thì  
 

Từ đó   H  Đối ứng với nhiệt động học F=U-TS Ta rút ra  phải có năng lượng tự do

Ta tìm hệ số tỷ lệ giữa S và  từ

F  k 
S=     k (2-13)
T T 

Vậy giữa S và  có cùng hệ số tỷ lệ giữa  và T .

Tóm lại các đại lượng tương tự giữa nhiệt động học và thống kê là

Nhiệt động học Thống kê

Năng lượng U H
Nhiệt độ T Nhiệt độ thống kê   kT
Năng lượng tự do F Năng lượng tự do thống kê 
Entropi  
Entropi thống kê  
k

§4 Mối quan hệ giữa Entropi và xác suất trạng thái .

1/ Entropi và xác suất trạng thái vi mô.

Ở bài trước ta có

 H
  k   k ( )

47

   H H   H
 
= -k{ e dX   e dX }

  H   H  H
=  k{ e dX } mà  ( X )  e 

 H
Nên   k{ ln e
 
dX }   k ln  ( X ) (2-14)

Nghĩa là Entropi nhiệt động tỷ lệ với trung bình pha của mỗi lôga xác suất trạng thái vi mô.

2/ Entropi và xác suất nhiệt động .

Vì N trạng thái vĩ mô là một chuỗi gián đoạn nên ta tính trung bình theo công thức gián đoạn

- 1 ,  2
48

- 

You might also like