You are on page 1of 8

Bài 1: 

Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên anken C5H10.

Hướng dẫn:

Các đồng phân cấu tạo anken của C5H10:

CH2=CH-CH2CH2-CH3 (pent-1-en)

CH3CH=CHCH2-CH3 (pent-2-en)

CH2=CH-CH(CH3)-CH3 (3-metylbut-2-en)

CH2=C(CH2)CH2-CH3 (2-metylbut-1-en)

CH3CH=CH(CH3)-CH3 (2-metylbut-2-en)

Bài 2: Cho các chất : 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en


(3); 3-metylpent-2-en (4); 3-metylbut-2-en (5). Viết CTCT của các chất. Những chất
nào là đồng phân của nhau ?

Hướng dẫn:

(1) CH2=C(CH2)CH2-CH3

(2) CH2=CH-C(CH3)2-CH3

(3) CH2=CH-CH(CH3)CH2-CH3

(4) CH3CH=C(CH3)CH2-CH3

(5) CH2=CH-CH(CH3)-CH3

Các chất là đồng phân của nhau là: (1) và (5); (2), (3) và (4) .

Bài 3: Viết các đồng phân ankađien liên hợp của C5H8? Gọi tên các đồng phân.

Hướng dẫn:

Các đồng phân liên hợp của C5H8:

CH2=CH-CH=CH-CH3 (penta-1,3-đien)
CH2=C(CH3)-CH=CH2 (2-metylpenta-1,3-đien)

Bài 4: Viết CTCT của các chất sau: (1) Buta-1,3-đien, (2) isopren (3) 2,3-đimetylpenta-
1,3-đien.

Hướng dẫn:

(1) CH2=CH-CH=CH2 ;

(2) CH2=C(CH3)-CH=CH2;

(3) CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3

Bài 5: Viết các đồng phân ankin của C4H6 và gọi tên. Cho các đồng phân đó với nước
brom dư; hiđro dư (xt lần lượt là Ni) và AgNO3 trong dung dịch NH3 viết PTHH xảy ra.

Hướng dẫn:

Các đồng phân ankin của C4H6 là:

    CH≡C-CH2-CH3 (but-1-in); CH3-C≡C-CH3 (but-2-in)

Phương trình phản ứng:

    CH≡C-CH2-CH3 + Br2 → CHBr2-CBr2-CH2-CH3

    CH≡C-CH2-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3

    CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH2-CH3 + NH4NO3

    CH3-C≡C-CH3+ Br2 → CH3-CBr2-CBr2-CH3

    CH3-C≡C-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3

Bài 6: Viết CTCT các ankin có tên sau: (1) iso-butylaxetilen, (2) metyl iso-
propylaxetilen, (3) 3-metylpen-1-in, (4) 2,2,5,5-tetrametylhex-3-in, (5) xicl-
clopropylaxetilen.

Hướng dẫn:

(1) (CH3)2-CH-CH2-C≡CH
(2) CH3-C≡C-CH(CH3)2

(3) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH3

(4) CH3-C(CH3)2-C≡C-C(CH3)2-CH3

(5) 

B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Tên theo danh pháp quốc tế của chất (CH3)2CHCH=CHCH3 là:

A.1-Metyl-2-isopropyleten        B.1,1-Đimetylbut-2-en

C. 1-Isopropylpropen        D.4-Metylpent-2-en.

bàiBài 2: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?

A. 4.        B. 5.        C. 6.        D. 7.

Bài 3: Anken có đồng phân hình học ?

A.Pent-1-en.        B. Pent-2-en.

C. 2-metylbut-2-en.        D. 3-metylbut-1-en.

Bài 4: Cho các chất sau:

(1) CH2=CHCH2CH2CH=CH2; (2) CH2=CHCH=CHCH2CH3;

(3) CH3C(CH3)=CHCH2;(4) CH2=CHCH2CH=CH2;

(5) CH3CH2CH=CHCH2CH3;(6) CH3C(CH3)=CH2;

(7) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; (8) CH3CH=CHCH3.

Số chất có đồng phân hình học là:

A. 4.        B. 1.        C. 2.        D. 3.

Bài 5: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là:
A. 4.        B. 5.        C. 6.        D. 7.

Bài 6: Ankađien X có CTCT: CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2. X có tên thay thế là.

A. 4-metylhexa-2,5-đien        B. 3-metylhexa-1,4-đien

C. 3-metylhexa-2,4-đien        D. A, B, C đều sai.

Bài 7: Hợp chất CH3CH=CHC(CH3)2CH=CH2 có tên thay thế là:

A. 4,4-đimetylhexa-2,4-đien        B. 3,3-đimetylhexa-1,4-đien

C. 3,4-đimetylhexa-1,4-đien        D. 4,5-đimetylhexa-2,4-đien.

Bài 8: Ankađien Z có tên thay thế: 2,3-đimetylpenta-1,3-đien. Vậy CTCT của Z là

A. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH=CH2

B. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3

C. CH2=C=C(CH3)-CH(CH3)-CH2

D. CH2=C(CH3)-CH2-C(CH3)=CH2

Bài 9: C5H8 có số đồng phân ankin là:

A. 1        B. 2        C. 3        D. 4

Bài 10: Cho hợp chất hữu cơ có CTCT CH≡C-CH(CH3)2 có tên gọi là:

A. 2-metylbutin      B. isopropyl axetilen        C. 3-metylbut-1-in        D. B hoặc C

Bài 11: Tên thông thường của hợp chất có công thức : CH3 – C ≡ C – CH3 là

A. đimetylaxetilen        B. but -3 –in        C. but -3 –en        D. but-2 –in.

Bài 12: Cho công thức cấu tạo của hợp chất sau: CH3-C≡C-CH2-C(Cl)(CH3)-CH3?
Tên gọi đúng theo danh pháp IUPAC của hợp chất trên là:

A. 2 - clo - 2 - metylhex - 4 - in.        B. 5 - clo - 5 - metylhex - 2 - in.

C. 2 - metyl - 2 - clohex - 4 - in.        D. 5 - metyl - 5 - clohex - 2 - in.

Bài 13: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

A. 6, 7 - đimetyloct - 4 - in.        B. 2 - isopropylhept - 3 - in.

C. 2, 3 - đimetyloct - 4 - in.        D. 6 - isopropylhept - 4 -in.

Bài 14: Đimetylaxetilen có tên gọi là

A. propin        B. but-1-in        C. but-2-in        D. but-2-en

Bài 1: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp
nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam.

a. Tìm công thức phân tử của 2 anken đó?

b. Tính phần trăm khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp X.

B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 olefin thu được (m + 4)g H2O và (m + 30)g CO2.
Giá trị của m là :

A. 14 g        B. 21 g        C. 28g         D. 35 g.

Hiển thị đáp án

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít
oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2. Giá trị của b là:

A. 92,4 lít.        B. 94,2 lít.        C. 80,64 lít.        D. 24,9 lít.


Bài 3: Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một
trong không khí thu được 6,3 gam H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A. Nếu đốt
cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích CO2 (đktc) tạo ra là:

A. 3,36 lít        B. 7,84 lít        C. 6,72 lít        D. 8,96 lít

Bài 4: Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít
X (đktc) thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O?

A. 33g và 17,1g.        B. 22g và 9,9g.

C. 13,2g và 7,2g.        D. 33g và 21,6g.

Bài 5: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng
đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. CTPT X,
Y và khối lượng của X, Y là:

A. 12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.

B. 8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.

C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.

D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được
0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là

A.40%        B. 50%        C. 25%        D. 75%

Hiển thị đáp án

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol
CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,09 và 0,01.        B. 0,01 và 0,09.

C. 0,08 và 0,02        D. 0,07 và 0,04

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam ankađien liên hợp X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc).
Công thức cấu tạo của X là
A. CH2 = C = CH2        B. CH2 = C – CH = CH2.

C. CH2 = C(CH3) – CH = CH2        D. CH2 = CH – CH = CH2

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc) gồm buta–1,3–đien và etan sau đó dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch H 2SO4 đặc thì khối lượng dung dịch axit
tăng thêm bao nhiêu gam ?

A. 3,6 g.        B. 5,4 g.        C. 9,0 g.        D. 10,8 g.

Bài 10: 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác
dụng hết tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?

A. 2 lít.        B. 1 lít.        C. 1,5 lít.        D. 2,5 lít.

Bài 11: Đốt cháy 8 gam ankin X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dd
Ca(OH)2 dư, thu được 60 gam kết tủa. CTPT của X là:

A. C2H2        B. C3H4        C. C5H8        D. C4H6

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích A gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ
mol là 1:1. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 50%, 50%        B. 30%, 70%        C. 25% ,75%        D. 70% ,30%

Bài 13: 1 mol hiđrocacbon X đốt cháy cho ra 5 mol CO2, 1mol X phản ứng với 2 mol
AgNO3/NH3. Xác định CTCT của X.

A. CH2=CH-CH2-C≡C-H        C. CH2=CH-CH=CH-CH3

B. HC≡C-CH2- C≡C-H        D. CH2=C=CH-CH-CH2

Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở, nhẹ hơn không
khí thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi
phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m là:

A. 2 gam.        B. 4 gam.        C. 10 gam        D. 2,08 gam

Bài 15: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt
cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 18,60 gam.        B. 18,96 gam.        C. 20,40 gam.        D. 16,80 gam.

You might also like