You are on page 1of 6

THPT Nam Đông Quan Hoá học 11

LÝ THUYẾT
HIĐROCACBON KHÔNG NO
Bài 1: Theo quy tắc cộng Maccopnhicop, propen phản ứng với HCl, thu được sản phẩm chính là
A. 1-Clpropan B. propan C. 2-Clopropan D. 1,2-điClopropan.
Bài 2: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. propan B. metan C. propen D. cacbonđioxit
Bài 3: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được
A. butan B. isobutan C. isopentan D. pentan
Bài 4: Chọn câu trả lời đúng :
A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
Bài 5: Điều kiện để anken có đồng phân hình học?
A. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 ngtử hoặc nhóm ngtử giống nhau.
B. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 ngtử hoặc nhóm ngtử khác nhau.
C. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 ngtử hoặc nhóm ngtử giống nhau.
D. Mỗi ngtử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 ngtử hoặc nhóm ngtử khác nhau.
Bài 6: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Bài 7: Monome của sản phẩm trùng hợp có tên gọi là polipropilen (P.P) là:
A. (- CH2-CH2-)n B. (-CH2(CH3)-CH-)n C. CH2 =CH2 D. CH2=CH-CH3
Bài 8: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Ankađien là những HRC không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C
B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro.
C. Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.
D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn
được gọi là ankađien liên hợp.
Bài 9: Cao su buna là sản phẩm có thành phần chính là polime thu được từ quá trình
A. Trùng hợp butilen, xúc tác natri. B. Trùng hợp buta –1,3– đien, xúc tác natri.
C. Polime hoá cao su thiên nhiên. D. Đồng trùng hợp buta –1,3– đien với natri.
Bài 10: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. But-1-in B. But-2-in C. Etin D. Propin
Bài 11: Công thức tổng quát của Anken là:
A. CnH2n+2(n ≥ 0) B.CnH2n(n ≥ 2) C. CnH2n (n ≥ 3) D. CnH2n-6(n ≥ 6)
Bài 12: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đi en và HBr ở -80°C (tỉ lệ mol 1 : 1), sản phẩm chính của p/ứ là
A. CH3CHBrCH=CH2 B. CH3CH=CHCH2Br C. CH2BrCH2CH=CH2 D.CH2CH=CBr CH3
Bài 13: Số liên kết σ trong 1 phân tử buta-1,2- đien là
A.8 B. 7 C. 6 D. 9
Bài 14: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n . B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n . D. (-CH3-CH3-)n .
Bài 15: Nhựa P.E(polietilen) được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
A. C2H2 B. C2H4 C. C2H6 D. CH4
Bài 16: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ankađien có công thức phân tử dạng CnH2n–2.
GV: Đặng Duy Hữu Trang 1
THPT Nam Đông Quan Hoá học 11
B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CnH2n–2 đều thuộc loại ankađien.
C. Ankađien không có đồng phân hình học.
D. Ankađien phân tử khối lớn không tác dụng với brom (trong dung dịch).
Bài 17: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80ºC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Bài 18: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Buta–1,3–đien và đồng đẳng có công thức phân tử chung CxH2x–2 (x ≥ 3).
B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CxH2x–2 với x ≥ 3 đều thuộc dãy đồng đẳng của ankađien.
C. Buta–1,3–đien là một ankađien liên hợp.
D. Trùng hợp buta–1,3–đien (có natri làm xúc tác) được cao su buna.
Bài 19: Hidro hóa hoàn toàn axetilen bằng lượng dư hidro có xt Ni và đun nóng thu được sản phẩm là?
A. Etylen B. etan C. eten D. etyl
Bài 20: Khi hidro hoá but-2-in bằng lượng H2 dư với xúc tác là Pd/PbCO3 cho sản phẩm chính là:
A. butan B. trans-but-2-en C. Cis-but-2-en D. cả B và C
Bài 21: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên anken C5H10.
+
+
+
+
+
Bài 22: Cho các chất : 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-
en (4); 3-metylbut-2-en (5). Viết CTCT của các chất. Những chất nào là đồng phân của nhau ?
..........................
Bài 23: Viết các đồng phân ankađien liên hợp của C5H8? Gọi tên các đồng phân.
+
+
+
Bài 24: Viết CTCT của các chất sau: (1) Buta-1,3-đien, (2) isopren (3) 2,3-đimetylpenta-1,3-đien.

(1) CH2=CH-CH=CH2 ;
(2) CH2=C(CH3)-CH=CH2;
(3) CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3
Bài 25: Viết PTHH xảy ra.
CH≡C-CH2-CH3 + Br2 → .......................................
CH≡C-CH2-CH3 + H2 → .......................................
CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → .......................................
CH3-C≡C-CH3+ Br2 → .......................................
CH3-C≡C-CH3 + H2 → .......................................
Bài 26: Viết CTCT các ankin có tên sau: (1) iso-butylaxetilen, (2) metyl iso-propylaxetilen, (3) 3-
metylpen-1-in, (4) 2,2,5,5-tetrametylhex-3-in, (5) xicl-clopropylaxetilen.
(1) .......................................
(2) .......................................
(3) .......................................
(4) .......................................
(5) .......................................
Bài 27: Tên theo danh pháp quốc tế của chất (CH3)2CHCH=CHCH3 là:
A.1-Metyl-2-isopropyleten B.1,1-Đimetylbut-2-en
C. 1-Isopropylpropen D.4-Metylpent-2-en.
Bài 28: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Bài 29: Anken nào sau đây có đồng phân hình học ?

GV: Đặng Duy Hữu Trang 2


THPT Nam Đông Quan Hoá học 11
A. Pent-1-en. B. Pent-2-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en.
Bài 30: Cho các chất sau:
(1) CH2=CHCH2CH2CH=CH2; (2) CH2=CHCH=CHCH2CH3;
(3) CH3C(CH3)=CHCH2; (4) CH2=CHCH2CH=CH2;
(5) CH3CH2CH=CHCH2CH3; (6) CH3C(CH3)=CH2;
(7) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; (8) CH3CH=CHCH3.
Số chất có đồng phân hình học là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Bài 31: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Bài 32: Ankađien X có CTCT: CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2. X có tên thay thế là.
A. 4-metylhexa-2,5-đien B. 3-metylhexa-1,4-đien
C. 3-metylhexa-2,4-đien D. A, B, C đều sai.
Bài 33: Hợp chất CH3CH=CHC(CH3)2CH=CH2 có tên thay thế là:
A. 4,4-đimetylhexa-2,4-đien B. 3,3-đimetylhexa-1,4-đien
C. 3,4-đimetylhexa-1,4-đien D. 4,5-đimetylhexa-2,4-đien.
Bài 34: Ankađien Z có tên thay thế: 2,3-đimetylpenta-1,3-đien. Vậy CTCT của Z là
A. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH=CH2 B. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3
C. CH2=C=C(CH3)-CH(CH3)-CH2 D. CH2=C(CH3)-CH2-C(CH3)=CH2
Bài 35: C5H8 có số đồng phân ankin là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 36: Cho hợp chất hữu cơ có CTCT CH≡C-CH(CH3)2 có tên gọi là:
A. 2-metylbutin B. isopropyl axetilen C. 3-metylbut-1-in D. B hoặc C
Bài 37: Tên thông thường của hợp chất có công thức : CH3 – C ≡ C – CH3 là
A. đimetylaxetilen B. but -3 –in C. but -3 –en D. but-2 –in.
(*)Bài 38: Cho hợp chất sau: CH3-C≡C-CH2-C(Cl)(CH3)-CH3. Tên gọi đúng theo danh pháp IUPAC của
hợp chất trên là:
A. 2 - clo - 2 - metylhex - 4 - in. B. 5 - clo - 5 - metylhex - 2 - in.
C. 2 - metyl - 2 - clohex - 4 - in. D. 5 - metyl - 5 - clohex - 2 - in.
Bài 39: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

A. 6, 7 - đimetyloct - 4 - in. B. 2 - isopropylhept - 3 - in.


C. 2, 3 - đimetyloct - 4 - in. D. 6 - isopropylhept - 4 -in.
Bài 40: Đimetylaxetilen có tên gọi là
A. propin B. but-1-in C. but-2-in D. but-2-en
Bài 41: Dẫn 0,2 mol một olefin A qua dung dịch brom dư, khối lượng bình sau phản ứng tăng 5,6
gam.Vậy công thức phân tử của A là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Bài 42: Cho V lít một anken A ở đkc qua bình đựng nước brom dư, có 8 g Br2 đã phản ứng đồng thời khối
lượng bình tăng 2,8g. Mặt khác khi cho A phản ứng với HBr chỉ thu được 1 sản phẩm . Giá trị của V và
tên của A là:
A. 2,24 lít; propen B. 2,24 lít; etilen C. 1,12 lít; but-1-en D. 1,12 lít; but-2-en
Bài 43: Cho 10g hỗn hợp khí X gồm etilen và etan qua dung dịch Br2 25% có 160g dd Br2 phản ứng.
% khối lượng của etilen trong hỗn hợp là:
A. 70% B. 30% C. 35,5% D. 64,5%
Bài 44: Khi cho hỗn hợp A gồm anken và H2 đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Điều
khẳng định nào sau đây là đúng?
A. nA < nB B. nA – nB = nH2 pư C. MA = MB D. mA > mB
Bài 45: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng?
A. 0,15 mol B. 0,2 mol C. 0,25 mol D. 0,3 mol
GV: Đặng Duy Hữu Trang 3
THPT Nam Đông Quan Hoá học 11
Bài 46: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín
có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 10.
Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,050 mol
Bài 47: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một anken. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc
tác. Sau phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của X so với H2 là:
A. 10,5 gam B. 11,5 gam C. 12 gam D. 12,5 gam
Bài 48: Hỗn hợp khí A chứa eilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni
nung nóng thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của etilen là:
A. 33,3% B. 66,7% C. 25% D. 50%
Bài 49: Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp
khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu
suất phản ứng hidro hóa anken:
A. 40% B. 60% C. 65% D. 75%
Bài 50: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi
của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Bài 51: 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao
nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?
A. 2 B. 3 C. 2,5 D. 4
Bài 52: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dd brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?
A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2. B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.
C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br. D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.
(*)Bài 53: Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là
A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. 2-metylpenta-2,4-đien.
C. 4-metylpenta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Bài 54: Cho but-1-in phản ứng cộng với H2 (theo tỉ lệ mol 1:1 và xúc tác Pd/PbCO3) thu được sản phẩm
hữu cơ có tên là:
A. Butan B. But-2-en C. But-1-en D. A và C đều đúng.
Bài 55: Cho các chất hữu cơ :
CH2=CH–CH2–CH3 (M); CH≡C–CH2–CH3 (N); CH2=C=CH–CH3 (P)
CH2=CH–CH=CH2 (Q); CH2=C(CH3)–CH3 (R)
Những chất cho cùng 1 sản phẩm cộng hiđro là:
A. M, N, P, Q B. M, N, R C. M, N, R D. Q, R
Bài 56: Cho m gam propin tác dụng với H2 dư (Ni, tº) thu được (m + 8) gam sản phẩm hữu cơ Y. Giá trị
của m là:
A. 80 gam. B. 40 gam C. 160 gam D. 120 gam
Bài 57: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, tº), thu được hỗn hợp Y chỉ
có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C5H8. C. C4H6. D. C3H4.
Bài 58: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung
nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng
bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc)
cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 44,8 lít. D. 26,88 lít.
Bài 59: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448
lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:
A. 1,04 gam. B. 1,64 gam. C. 1,20 gam. D. 1,32 gam
Bài 60: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 olefin thu được (m + 4)g H2O và (m + 30)g CO2. Giá trị của m là :
A. 14 g B. 21 g C. 28g D. 35 g.

GV: Đặng Duy Hữu Trang 4


THPT Nam Đông Quan Hoá học 11
Bài 61: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu
được 2,4 mol CO2. Giá trị của b là:
A. 92,4 lít. B. 94,2 lít. C. 80,64 lít. D. 24,9 lít.
Bài 62: Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu
được 6,3 gam H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích
CO2 (đktc) tạo ra là:
A. 3,36 lít B. 7,84 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít
Bài 63: Hỗn hơ ̣p X gồ m C 3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu
đươ ̣c bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O?
A. 33g và 17,1g. B. 22g và 9,9g. C. 13,2g và 7,2g. D. 33g và 21,6g.
Bài 64: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và
0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là
A.40% B. 50% C. 25% D. 75%
Bài 65: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23
mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,09 và 0,01. B. 0,01 và 0,09. C. 0,08 và 0,02 D. 0,07 và 0,04
Bài 66: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam ankađien liên hợp X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo
của X là
A. CH2 = C = CH2 B. CH2 = C – CH = CH2.
C. CH2 = C(CH3) – CH = CH2 D. CH2 = CH – CH = CH2
Bài 67: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc) gồm buta–1,3–đien và etan sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy hấp thụ vào dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng dung dịch axit tăng thêm bao nhiêu gam ?
A. 3,6 g. B. 5,4 g. C. 9,0 g. D. 10,8 g.
Bài 68: 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao
nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?
A. 2 lít. B. 1 lít. C. 1,5 lít. D. 2,5 lít.
Bài 69: Đốt cháy 8 gam ankin X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư, thu được 60
gam kết tủa. CTPT của X là:
A. C2H2 B. C3H4 C. C5H8 D. C4H6
Bài 70: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích A gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1:1. Phần
trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 50%, 50% B. 30%, 70% C. 25% ,75% D. 70% ,30%
Bài 71: 1 mol hiđrocacbon X đốt cháy cho ra 5 mol CO2, 1mol X phản ứng với 2 mol AgNO3/NH3. Xác
định CTCT của X.
A. CH2=CH-CH2-C≡C-H C. CH2=CH-CH=CH-CH3
B. HC≡C-CH2- C≡C-H D. CH2=C=CH-CH-CH2
Bài 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở, nhẹ hơn không khí thu được 7,04
gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam
brom phản ứng. Giá trị của m là:
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 10 gam D. 2,08 gam
Bài 73: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam.
Bài 74: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. B. C2H5OH, MnO2, KOH.
C. K2CO3, H2O, MnO2. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Bài 75: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là
A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344.
Bài 76: Anken A phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 được chất hữu cơ B có MB = 1,81MA. CTPT
của A là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10

GV: Đặng Duy Hữu Trang 5


THPT Nam Đông Quan Hoá học 11
Bài 77: Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau: C2H4 → CH2Cl–CH2Cl → C2H3Cl → PVC. Nếu
hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000kg PVC là:
A. 280kg. B. 1792kg. C. 2800kg. D. 179,2kg.
Bài 78: Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125ml dung dịch KMnO4 1M trong môi trường trung tính (hiệu suất
100%) khối lượng etylenglicol thu được bằng
A. 11,625g. B. 23,25g. C. 15,5g. D. 31g.
Bài 79: Dẫn propen vào dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm hữu cơ là
A. CH3CH2CH2CH3 B. CH3CH(OH)CH3. C. CH3CH=CHCH3 D.CH3CH(OH)CH2OH
Bài 80: Chất nào sau đây không làm đổi màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
A. Axetilen B. Toluen C. Propilen D. Striren
Bài 81: Dẫn V lít (đktc) axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 60 gam kết tủa. Giá trị V
là:
A. 5,6 lit B. 11,2 lit C. 2,8 lit D. 10,11 lit
Bài 82: Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dd AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 26,8g B. 16,1g C. 53,6g D. 32,2g
Bài 83: Dẫn 6,72 lít một ankin X qua dd AgNO3/NH3 dư thấy thu được 44,1g kết tủa. CTPT của X là:
A. C2H2. B. C3H4. C. C5H8. D. C4H6.
Bài 84: Dẫn 11,2 lít hh khí X (gồm axetilen và propin) vào dd AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn
toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. % số mol của axetilen trong X là.
A. 70% B. 30% C. 60% D. 40%
Bài 85: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dd
AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Vậy A là:
A. Axetilen B. But-2-in. C. But-1-in. D. Pent-1-in.
Bài 86: Một hh gồm C2H2 và đồng đẳng A của axetilen có tỷ lệ mol 1:1. Chia hh thành 2 phần bằng nhau
+ Phần 1 tác dụng vừa đủ với 8,96 lít H2 (đktc) tạo hidrocacbon no.
+ Phần 2 tác dụng với 300ml dd AgNO3 1M/NH3 thu được 40,1g kết tủa. Tên gọi của A là:
A. pent-1-in B. Vinylaxetilen C. but-1-in D. propin
Bài 87: Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1:1:2
lội qua bình đựng dd AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là
A. 19,2 gam. B. 1,92 gam. C. 3,84 gam. D. 38,4 gam.
Bài 88: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin A bằng O2 vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 (đktc). Mặt khác, dẫn m
gam A qua dd AgNO3/NH3 dư thấy có 35 gam kết tủa màu vàng nhạt. CTPT của A là.
A. C7H12 B. C8H14 C. C5H8 D. C6H10
Bài 89: Cho sơ đồ phản ứng sau : CH3–C≡CH + AgNO3/NH3 → X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là ?
A. CH3–C–Ag≡C–Ag. B. CH3–C≡C–Ag.
C. Ag–CH2–C≡C–Ag. D. A, B, C đều có thể đúng.
Bài 90: Chọn câu trả lời đúng :
A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n ≥ 2, nguyên.
D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C.
Bài 91: Số liên kết σ có trong một phân tử But -1-en là
A. 13 B. 10 C. 12 D. 11
Bài 92: Trong phân tử axetilen liên kết ba giữa 2 cacbon gồm :
A. 1 liên kết pi (π) và 2 liên kết xích ma (σ).
B. 2 liên kết pi (π) và 1 liên kết xích ma (σ).
C. 3 liên kết pi (π).
D. 3 liên kết xích ma (σ).

GV: Đặng Duy Hữu Trang 6

You might also like