You are on page 1of 3

ANKEN

Bài 1. Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử, phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử
của các đồng đẳng anken
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Bài 2. Anken là những hiđrocacbon
A. không no, mạch hở, phân tử có ít nhất một liên kết đôi C=C.
B. không no, mạch vòng, phân tử có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, phân tử có một liên kết đôi C=C.
D. không no, mạch hở, phân tử có một hoặc hai liên kết đôi C=C.
Bài 3. Công thức phân tử của các anken có dạng
A. CnH2n+2, n ≤ 2. B. CnH2n, n ≥ 3. C. CnH2n, n ≥ 2. D. CnH2n–2, n ≤ 3.
Bài 4. Có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4H8 ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài 5. Anken CH3CH=CHCH2CH3 có tên là
A. metylbut–2-en. B. pent–3-en. C. pent–2–en. D. pent–3–en.
Bài 6. Anken 3–metylpent–2–en có công thức cấu tạo nào dưới đây ?
CH3CH CH=CHCH2CH3 CH3CH CH=CHCH3
CH3 CH3
A. . B. .
CH3CH2CH=CCH3 CH3CH2C=CHCH3
CH3 CH3
C. . D. .
Bài 7. Cho các anken có công thức cấu tạo dưới đây :
CH3CH CH=CHCH2CH3 CH3CH CH=CHCH3
CH3 CH3
(X) (Y)
CH3CH2CH=CCH3 CH3CH2C=CHCH3
CH3 CH3
(Z) (T)
Anken không có đồng phân hình học là
A. X. B. Y. C. Z D. T.
Bài 8. Trong số các anken đồng phân cấu tạo của nhau cã c«ng thøc C5H10, bao nhiêu chất có đồng phân
hình học ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 9. Đồng phân hình học là những chất có cùng công thức cấu tạo, nhưng
A. khác nhau về độ lớn của mạch chính.
B. khác nhau về sự phân bố trong không gian của mạch chính xung quanh liên kết đôi C=C.
C. khác nhau về độ lớn của mạch chính nhưng giống nhau về sự phân bố trong không gian của mạch
chính xung quanh liên kết đôi C=C.
D. khác nhau về tính chất hoá học.
Bài 10. Công thức nào dưới đây là của cis–pent–2–en ?
CH3CH2 CH3
CH3CH2
C=CH C=C
CH3 H H
A. B.
CH3CH2 H
H
C=C CH3CH2 C=C CH3
H CH3 H
C. D.
Bài 11. Có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo của nhau khi cộng hiđro đều tạo thành 2–metylbutan ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 12. Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo đều tác dụng được với hiđro ?
A. Hai. B. Ba. C. Năm. D. Sáu.
Bài 13. Các anken đồng phân hình học của nhau thì
A. giống nhau về tính chất hoá học, khác nhau về một vài tính chất vật lí.
B. giống nhau về tính chất vật lí, khác nhau về một vài tính chất hoá học.
C. khác nhau về tính chất hoá học và một vài tính chất vật lí.
D. giống nhau về tính chất hoá học và tính chất vật lí.
Bài 14. Anken X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,00. Khi X tác dụng với nước (xúc tác axit) tạo ra hỗn hợp 2
ancol đồng phân của nhau. Tên gäi của X là
A. isobuten. B. but–1–en. C. but–2–en. D. pent–1–en.
Bài 15. Khi but–2–en tác dụng với HBr có xúc tác axit thu được
A. một sản phẩm cấu tạo duy nhất chứa một nguyên tử brom trong phân tử.
B. hỗn hợp hai sản phẩm đồng phân cấu tạo chứa một nguyên tử brom trong phân tử.
C. sản phẩm thế brom.
D. sản phẩm chứa hai nguyên tử brom trong phân tử.
Bài 16. Anken X tác dụng với HBr được chất Y; Y có tỉ khối so với X bằng 2,446. CTPT của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H10.
Bài 17. Cho 2,24 lít anken X (đktc) tác dụng với brom dư (trong dung dịch) thu được sản phẩm có khối
lượng lớn hơn khối lượng anken là
A. 8,0 g. B. 10,0 g. C. 12,0 g. D. 16,0 g.
Bài 18. Anken Y tác dụng với brom tạo thành dẫn xuất đibrom trong đó phần trăm khối lượng cacbon
bằng 17,82%. Công thức phân tử của Y là
A. C3H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H10.
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít một anken X (đktc) thu được 5,60 lít khí CO 2 (đktc). CTPT của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H10.
Bài 20. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp hai anken X và Y (đktc) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
thu được 5,60 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C2H4 và C4H10. D. C3H6 và C5H10.
Bài 21. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp gồm anken X và hiđrocacbon Y thu được 5,60 lít khí
CO2 (đktc) và 5,40 gam nước.Y thuộc loại hiđrocacbon có công thức phân tử dạng
A. CnH2n. B. CnH2n–2. C. CnH2n+2. D. CnH2n–4.
Bài 22. Dẫn từ từ 5,60 lít hỗn hợp Y gồm C2H4 và C2H6 đi vào dung dịch brom thấy dung dịch brom nhạt
màu và còn 4,48 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm thể tích của etilen
trong hỗn hợp Y bằng
A. 20%. B. 25%. C. 75%. D. 50%.
Bài 23. Để tách riêng metan khỏi hỗn hợp với etilen và khí SO2 có thể dẫn hỗn hợp sục vào
A. dung dịch natri hiđroxit. B. dung dịch axit H2SO4.
C. dung dịch brom. D. dung dịch HCl.
Bài 24. Cho anken X có công thức cấu tạo sau :
CH3 H
C=C
H CH2CH3
Tên đầy đủ của X là
A. cis–pent–2–en. B. trans–pent–2–en.
C. trans–pent–3–en. D. cis–pent–3–en.
Bài 25. Cho 4,48 lít hỗn hợp etilen và propilen (đktc) tác dụng với oxi dư thu được 22,0 gam khí CO 2.
Phần trăm thể tích của etilen trong hỗn hợp bằng
A. 25%. B. 40%. C. 75%. D. 50%.
Bài 26. Cho một thể tích khí anken X (đktc) tác dụng với nước (xúc tác axit) được 4,60 gam ancol Y ; nếu
cho lượng anken X trên tác dụng với HBr được 10,90 gam chất Z. Công thức phân tử của anken X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Bài 27. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí etilen theo cách nào sau đây ?
A. Đề hiđro hoá etan.
B. Đun sôi hỗn hợp gồm etanol với axit H2SO4.
C. Cho axetilen tác dụng với hiđro có xúc tác là Pd/PbCO3.
D. Crackinh butan.
Bài 28.Trong công nghiệp, etilen có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Từ sản phẩm của quá trình crackinh dầu mỏ.
B. Đun sôi hỗn hợp gồm etanol với axit H2SO4 đặc.
C. Nhiệt phân metan.
D. Cho hiđro tác dụng với cacbon.

Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn


Nguồn: Hocmai.vn

You might also like