You are on page 1of 6

Xử lý đất yếu bằng cọc xi măng đất (Deep soil mixing columns)

CỌC XI MĂNG ĐẤT


                                                         
                                                                 Ths. Nguyễn Duy Liêm - ORBITEC
1. Giới thiệu chung
Cọc xi măng đất (XMĐ) là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu với
khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi như: Làm tường hào chống thấm cho
đê đập, gia cố nền móng cho các công trình xây dựng, sửa chữa thấm mang
cống và đáy cống, ổn định tường chắn, chống trượt mái dốc, gia cố đất yếu
xung quanh đường hầm, gia cố nền đường, mố cầu dẫn...
So với một số giải pháp xử lý nền hiện có, công nghệ cọc XMĐ có ưu điểm
là khả năng xử lý sâu (đến 50m), thích hợp với các loại đất yếu (từ cát thô
cho đến bùn yếu), thi công được cả trong điều kiện nền ngập sâu trong nước
hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã đưa lại hiệu
quả kinh tế rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác.
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế - thi công – nghiệm thu cọc xi măng đất là
TCXDVN 385 : 2006.
2. Các kiểu bố trí cọc XMĐ
Tùy theo mục đích sử dụng có thể bố trí cọc theo các mô hình khác nhau. Ví
dụ: Để giảm độ lún
bố trí trụ đều theo
lưới tam giác hoặc
ô vuông. Để làm
tường chắn thường
tổ chức thành dãy.
 
Hình A.1 - Thí dụ bố trí
cọc trộn khô: 1 Dải;
2 Nhóm,      3 Lưới
tam giác, 4 Lưới vuông

   
 
 
Hình A.2 - Thí dụ bố trí cọc trùng nhau theo
khối
 
 
  
Hình A.3 - Thí dụ bố trí cọc trôn ướt trên mặt đất: 1 Kiểu tường, 2 Kiểu kẻ ô, 3 Kiểu khối, 4 Kiểu
diện
 
 

 
Hình A.4 - Thí dụ bố trí cọc trộn ướt trên biển:1 Kiểu khối , 2 Kiểu tường, 3 Kiểu kẻ ô, 4 Kiểu
cột, 5 Cột tiếp xúc, 6 Tường tiếp xúc, 7 Kẻ ô tiếp xúc, 8 Khối tiếp xúc
 
 
 
 
Hình A.5 - Thí dụ bố trí cọc trùng nhau
trộn ướt, thứ tự thi công
 
 
  
3.
Công
nghệ
thi
công
Hiện
nay
phổ biến hai công nghệ thi công cọc XMĐ là:
Công nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing) và Công
nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay còn gọi là Jet-
grouting).
Hiện nay trên thế giới đã phát triển ba công nghệ Jet-grouting: đầu tiên là
công nghệ S, tiếp theo là công nghệ T, và gần đây là công nghệ D.
+ Công nghệ đơn pha S: Công nghệ đơn pha tạo ra các cọc XMĐ có đường
kính vừa và nhỏ 0,4 - 0,8m. Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công nền
đất đắp, cọc...
+ Công nghệ hai pha D: Công nghệ hai pha tạo ra các cọc XMĐ có đường
kính từ 0,8 -1,2m. Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công các tường chắn,
cọc và hào chống thấm.
+ Công nghệ ba pha T: Phụt ba pha là phương pháp thay thế đất mà không
xáo trộn đất. Công nghệ T sử dụng để làm các cọc, các tường ngăn chống
thấm, có thể tạo ra cột Soilcrete đường kính đến 3m.
Được biết hiện nay ở Việt Nam, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ
khí thực nghiệm thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã
nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị điều khiển và định lượng xi măng
để thi công cọc đất gia cố. Qua đó, Trung tâm đã làm chủ được việc chế tạo
hệ điều khiển, hệ định lượng và phun xi măng; tổ hợp thiết bị thi công cọc
gia cố đã được ứng dụng thành công và cho hiệu quả cao tại công trường.
So với sản phẩm cùng loại của CHLB Đức, thiết bị do Trung tâm chế tạo có
tính năng kỹ thuật tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 30%. So với thiết
bị của Trung Quốc, thiết bị có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn: Do sử dựng
máy cơ sở là loại búa đóng cọc di chuyển bằng bánh xích, nên tính cơ động
cao, tốc độ làm việc của thiết bị khoan lớn, năng suất gấp 1,5-2 lần. Đặc
biệt, tổ hợp thiết bị được trang bị hệ thống điều khiển hiện đại, toàn bộ các
thao tác thi công cọc gia cố được tự động hóa theo các chương trình, các số
liệu về lượng xi măng sử dụng trên từng mét cọc được hiển thị, lưu giữ và in
thành bảng kết quả thi công cho từng cọc. Đây chính là những chỉ tiêu rất
quan trọng đánh giá chất lượng của thiết bị cũng như chất lượng của cọc gia
cố được thi công.
Đây là lần đầu tiên ở trong nước chế tạo được tổ hợp thiết bị thi công cọc
gia cố. Thiết bị có giá thành thấp, phù hợp với khả năng tài chính của các
đơn vị thi công. Thiết bị cũng được các nhà thầu sử dụng để thi công tại sân
bay Trà Nóc.
 
4. Tính toán cọc XMĐ

Hiện nay có 3 quan điểm:


- Quan điểm xem cọc XMĐ làm việc như cọc.
- Quan điểm xem các cọc và đất làm việc đồng thời.
- Tính toán theo cả 2 quan điểm trên.

5. Trình tự thi công cọc XMĐ


Thi công cải tạo nền đất yếu bằng cọc XMĐ có thể theo các bước sau:
-  Định vị và đưa thiết bị thi công vào vị trí thiết kế;
-  Khoan hạ đầu phun trộn xuống đáy khối đất cần gia cố;
- Bắt đầu quá trình khoan trộn và kéo dần đầu khoan lên đến miệng lỗ;
-   Đóng tắt thiết bị thi công và chuyển sang vị trí mới.

6. Công tác thí nghiệm


Để thiết kế cọc XMĐ ngoài những thí nghiệm khoan khảo sát hiện trường
nên có một số thí nghiệm kèm theo như sau: Thí nghiệm xuyên tĩnh có đo
áp lực nước lỗ rỗng CPTU; Thí nghiệm nén cố kết; Thí nghiệm hỗn hợp xi
măng đất (để xác định hàm lượng xi măng sử dụng cho gia cố); Thí nghiệm
cắt cánh; Thí nghiệm trộn đất tại chỗ với xi măng theo tiêu chuẩn của Thụy
Điển…
Sau khi thi công ngoài hiện trường cần có một số thí nghiệm hiện trường
như sau: Thí nghiệm xuyên cắt tiêu chuẩn, kết quả thí nghiệm sức kháng cắt
được so sánh với kết quả thí nghiệm trong phòng, giá trị hàm lượng xi măng
được chấp thuận là giá trị sao cho cường độ kháng cắt của cọc tương đương
với kết quả phòng thí nghiệm; Thí nghiệm nén ngang; Thí nghiệm nén tĩnh
một cột; Thí nghiệm đào cột; Thí nghiệm chất tải trên một cột; Thí nghiệm
chất tải toàn phần; Đo lún trên hiện trường; Đo áp lực nước trong khối gia
cố; Đo độ lún theo độ sâu của tầng đất của khối gia cố…

7. Thực tế ứng dụng


Nước ứng dụng công nghệ XMĐ nhiều nhất là Nhật Bản và các nước vùng
Scandinaver. Theo thống kê của hiệp hội CDM (Nhật Bản), tính chung
trong giai đoạn 80-96 có 2345 dự án, sử dụng 26 triệu m 3 BTĐ. Riêng từ
1977 đến 1993, lượng đất gia cố bằng xi măng ở Nhật vào khoảng 23,6 triệu
m3 cho các dự án ngoài biển và trong đất liền, với khoảng 300 dự án. Hiện
nay hàng năm thi công khoảng 2 triệu m3.
Tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970, tổng khối lượng
xử lý bằng cọc XMĐ ở Trung Quốc cho đến nay vào khoảng trên 1 triệu m 3.
Tại Châu Âu, nghiên cứu và ứng dụng bắt đầu ở Thụy Điển và Phần Lan bắt
đầu từ năm 1967. Năm 1974, một đê đất thử nghiệm (6m cao 8m dài) đã
được xây dựng ở Phần Lan sử dụng cột vôi đất, nhằm mục đích phân tích
hiệu quả của hình dạng và chiều dài cột về mặt khả năng chịu tải.
Tại Việt Nam, từ năm 2002 đã có một số dự án bắt đầu ứng dụng cọc XMĐ
vào xây dựng các công trình trên nền đất, cụ thể như: Dự án cảng Ba Ngòi
(Khánh Hòa) đã sử dụng 4000m cọc XMĐ có đường kính 0,6m thi công
bằng trộn khô; xử lý nền cho bồn chứa xăng dầu đường kính 21m, cao 9m ở
Cần Thơ. Năm 2004 cọc XMĐ được sử dụng để gia cố nền móng cho nhà
máy nước huyện Vụ Bản (Hà Nam), xử lý móng cho bồn chứa xăng dầu ở
Đình Vũ (Hải Phòng), các dự án trên đều sử dụng công nghệ trộn khô, độ
sâu xử lý trong khoảng 20m. Tháng 5 năm 2004, các nhà thầu Nhật Bản đã
sử dụng Jet - grouting để sửa chữa khuyết tật cho các cọc nhồi của cầu
Thanh Trì (Hà Nội). Năm 2005, một số dự án cũng đã áp dụng cọc XMĐ
như: dự án thoát nước khu đô thị Đồ Sơn - Hải Phòng, dự án sân bay Cần
Thơ, dự án cảng Bạc Liêu ...
Năm 2004, Viện Khoa học Thủy lợi đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ
khoan phụt cao áp (Jet-grouting) từ Nhật Bản. Đề tài đã ứng dụng công
nghệ và thiết bị này trong nghiên cứu sức chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc,
khả năng chịu lực ngang, ảnh hưởng của hàm lượng XM đến tính chất của
XMĐ,... nhằm ứng dụng cọc XMĐ vào xử lý đất yếu, chống thấm cho các
công trình thuỷ lợi. Nhóm đề tài cũng đã sửa chữa chống thấm cho Cống
Trại (Nghệ An), cống D10 (Hà Nam), Cống Rạch C (Long An)...Tại thành
phố Đà Nẵng, cọc XMĐ được ứng dụng ở Plazza Vĩnh Trung dưới 2 hình
thức: Làm tường trong đất và làm cọc thay cọc nhồi.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, cọc XMĐ được sử dụng trong dự án Đại lộ Đông
Tây, một số building như Saigon Times Square …Hiện nay, các kỹ sư
Orbitec đang đề xuất sử dụng cọc XMĐ để chống mất ổn định công trình hồ
bán nguyệt – khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dự án đường trục Bắc – Nam (giai
đoạn 3) cũng kiến nghị chọn cọc XMĐ xử lý đất yếu.

 
8. Nhận xét
Công nghệ trộn sâu nó chung và cọc XMĐ đã được áp dụng khá phổ biến
trên thế giới nhưng chỉ mới được áp dụng ở Việt Nam gần đây.
Thực tế với các nền đường đắp cao trên nền đất yếu; công trình yêu cầu thời
gian thi công ngắn; độ lún còn lại nhỏ; yêu cầu đất nền cố kết nhanh; tiết
kiệm vật liệu đắp khi vật liệu này khan hiếm thì giải pháp xử lý nền bằng
cọc XMĐ tỏ ra khá hiệu quả. Vì vậy sắp tới chúng ta nên mạnh dạn ứng
dụng công nghệ này để xử lý nền đắp trên đất yếu nhất là các đoạn đường
đầu cầu. Ngoài ra, ứng dụng cọc XMĐ để làm tường chắn, vách tầng hầm,
chống mất ổn định mái dốc… cũng đạt được hiệu quả cao về kinh tế - kỹ
thuật.
Một khi công nghệ này trở nên phổ biến thì giá thành xây lắp sẽ giảm và ưu
điểm của phương pháp xử lý bằng cọc XMĐ càng được nâng cao.

You might also like