You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN

1. Thông tin chung


- Tên học phần: Thiết kế cụm sản phẩm đồng bộ (Thiết kế cụm đồ họa nhận
diện thương hiệu)
- Mã học phần :
- Số tín chỉ: 4 (tương đương 120 tiết, trong đó 30 tiết lý thuyết, 90 tiết thực hành
x 70% = 84 tiết thực dạy)
Phân bổ thời gian.
- Giảng, thảo luận và sửa đồ án: 84 tiết.
+ Giảng bài lý thuyết: 30 tiết
+ Thảo luận và sửa đồ án trên lớp: 90 tiết
- Sinh viên tự học, tự nghiên cứu: 36h.
- Học phần: + Băt buộc: x
+ Tự chọn:
- Các mã học phần tiên quyết: Không
- Các mã học phần học trước: Tất cả các học phần thiết kế trước đó và các phần
mềm đồ họa máy tính Corel Draw, Illustrator, Photoshop.
- Các yêu cầu đối với học phần:
a) Yêu cầu về điều kiện dạy học:
- Phòng học lý thuyết có Projector và
bảng viết.
- Phòng thực hành có máy tính nối mạng Internet
- Phòng thể hiện bài có đủ không gian rộng rãi, sáng sủa và phương tiện máy in
màu khổ A4, A3, A0, bàn ghế để vẽ, bồn nước rửa bút màu,…
- Dụng cụ học tập: Vở ghi chép, máy tính, máy in màu, giấy, bút, họa phẩm để
làm bài tập...
b) Yêu cầu đối với người học:
Có kỹ năng vẽ tay tốt và sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa ứng dụng
như Photoshop, CorelDraw, Illustrator.
Có tinh thần chủ đô ̣ng học tâ ̣p, luôn tìm tòi sáng tạo, thường xuyên tìm hiểu,
nghiên cứu tài liê ̣u sách báo tham khảo. Hăng hái tham gia nhận xét, đánh giá trong
các buổi chấm bài. Tham gia và ghi chép đầy đủ các giờ học tâ ̣p lý thuyết. Thực hành
đầy đủ các bài tâ ̣p theo yêu cầu của môn học và kế hoạch học tâ ̣p của giáo viên.

2. Mục tiêu của học phần :


a) Kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức chung nhất về các khái niệm về thương hiệu,
hệ thống nhận diện thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu và phương pháp thiết
kế cụm đồ họa nhận diện thương hiệu.
b) Kỹ năng:
Sinh viên nắm được phương pháp và quy trình thiết kế cụm đồ họa nhận diện
thương hiệu; Vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học trong các đồ án trước đó để thiết
kế cụm đồ họa nhận diện thương hiệu bằng các thủ pháp thiết kế, kỹ năng vẽ tay kết
hợp các phần mềm đồ họa máy tính.
c) Thái độ:
Sinh viên có ý thức tích cực và chủ động sáng tạo trong quá trình học; Có tinh
thẩn tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong quá trình học.
3. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Brand Dessign Studio (Thiết kế cụm đồ họa nhận diện thương hiệu) đề
cập đến các vấn đề chung nhất về nhận diện thương hiệu như khái niệm, vai trò, ý
nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu trong đời sống kinh tế -
xã hội; đặc trưng ngôn ngữ của hệ thống đồ họa nhận diện thương hiệu.
Học phần cũng cung cấp cho sinh viên các phương pháp, quy trình thiết kế cụm
đồ họa nhận diện thương hiệu bằng kỹ năng vẽ tay và kết hợp sử dụng các phần mềm
đồ họa máy tính.
4. Nội dung chi tiết học phần

I. Những vấn đề chung thương hiệu


1.1 Khái niệm về thương hiệu
1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu
1.3 Thế nào là xây dựng thương hiệu
1.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu
1.5 Vai trò và ý nghĩa của hệ thông nhận diện thương hiệu

II. Quy trình xây dựng thương hiệu


2.1 Chiến lược
2.2 Concept
2.3 Ứng dụng
2.4 Thực hiện

III. Thiết kế đồ họa nhận diện thương hiệu


3.1 Thiết kế hệ thống cơ bản
3.2 Thiết kế hệ thống đồ họa văn phòng
3.3 Thiết kế hệ thống xúc tiến thương mại
3.4 Thiết kế hệ thống biển hiệu, quảng cáo indor, outdor
3.5 Thiết kế hệ thống đối ngoại
3.6 Thiết kế hệ thống truyền thông (quảng cáo báo chí, poster)

VI. Sự đồng bộ của hệ thống nhận diện thương hiệu


4.1 Khái niệm đồng bộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu
4.2 Thế nào là sự đồng bộ trong thiết kế
4.3 Đồng bộ về mặt ý tưởng
4.4 Đồng bộ trong định dạng kiểu dáng, vật liệu…
4.5 Đồng bộ trong ngôn ngữ tạo hình (màu sắc, đường nét, hình ảnh,…)
4.6 Đồng bộ trong thủ pháp thiết kế
4.7 Các tính chất đồng bộ khác.

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học


Lên lớp Tự
Thực
học,
hành,
Lý Bài Thảo tự
thực
thuyết tập luận nghiê
tập
n cứu
I. Những vấn đề chung thương hiệu 5 tiết 5 tiết 10 tiết
1.1 Khái niệm về thương hiệu
1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu
1.3 Thế nào là xây dựng thương hiệu
1.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu
1.5 Vai trò và ý nghĩa của hệ thông
nhận diện thương hiệu
II. Quy trình xây dựng thương hiệu 5 tiết 5 tiết 10 tiết
2.1 Chiến lược
2.2 Concept
2.3 Ứng dụng
2.4 Thực hiện
III. Sự đồng bộ của hệ thống nhận 5 tiết 5 tiết 15 tiết
diện thương hiệu
3.1 Khái niệm đồng bộ trong hệ thống
nhận diện thương hiệu
3.2 Thế nào là sự đồng bộ trong thiết
kế
3.3 Đồng bộ về mặt ý tưởng
3.4 Đồng bộ trong định dạng kiểu
dáng, vật liệu…
3.5 Đồng bộ trong ngôn ngữ tạo hình
(màu sắc, đường nét, hình ảnh,…)
3.6 Đồng bộ trong thủ pháp thiết kế
3.7 Các tính chất đồng bộ khác.
IV. Thiết kế đồ họa nhận diện 5 tiết 25 tiết 60 tiết 10 tiết
thương hiệu
4.1 Thiết kế hệ thống cơ bản
4.2 Thiết kế hệ thống đồ họa văn
phòng
4.3 Thiết kế hệ thống xúc tiến thương
mại
4.4 Thiết kế hệ thống biển hiệu, quảng
cáo indor, outdor
4.5 Thiết kế hệ thống đối ngoại
4.6 Thiết kế hệ thống truyền thông
(quảng cáo báo chí, poster)
Tổng: 120 tiết 20 tiết 25 tiết 15 tiết 60 tiết 60 tiết

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN

1. Chính sách đối với học phần


- Dự lớp: Nghe giảng lý thuyết và thực hành các bài tập dưới sự hướng dẫn của
giảng viên kết hợp với tự học, tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu trực quan.
- Thực hành bài tập: Đối với các học phần thiết kế, mỗi học phần là một đồ án,
sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức lý thuyết và thực hành các bài tập sáng tác thiết
kế dưới sự hướng dẫn của giảng viên và được chấm điểm xem như bài thi kết thúc học
phần. Kèm theo đồ án là một Hồ sơ thiết kế (theo mẫu) được chấm điểm như một bài
kiểm tra để tính điểm quá trình sau khi đã cộng điểm chuyên cần theo hệ số quy định.
- Thực hiện đồ án: Theo yêu cầu cụ thể của giảng viên
- Lịch thi, kiểm tra: Theo kế hoạch chung của trường.
- Dụng cụ học tập: Máy tính cài đặt các phần mền đồ họa, giấy vẽ, sổ tay ghi
chép, bút chì và một sô dụng cụ khác như compa, thước kẻ,…

2. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
a) Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài
và thảo luận đề tài
- Tiến trình thực hiện bài tập theo các bước.
b) Kiểm tra – Đánh giá định kỳ, bao gồm:
- Điểm chuyên cần: Tham gia đầy đủ số giờ lên lớp nghe giảng lý thuyết và
thực hành bài tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Điểm bài học: Bao gồm điểm các bài học, bài tập thực hành, thảo luận, hồ sơ
thiết kế hoặc một hình thức khác do giảng viên quy định.
- Điểm quá trình: Trung bình cộng của điểm chuyên cần (hệ số 1) và điểm bài
học/Hồ sơ thiết kế (hệ số 3).
- Điểm thi kết thúc học phần: Điểm đồ án do Hội đồng chấm phải đạt từ 5 điểm
trở lên
- Điểm học phần: Trung bình cộng của điểm quá trình (hệ số 4) và điểm thi kết
thúc học phần (hệ số 6)
- Thang điểm: 10 (barem chấm theo từng tiêu chí do giảng viên quy định)
c) Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:
- Định lượng: Thiết kế một cụm đồ họa nhận diện thương hiệu cho một công ty,
tổ chức KT-XH (tự chọn hoặc do giáo viên yêu cầu) đúng yêu cầu về nội
dung, quy cách kỹ thuật kèm theo Hồ sơ thiết kế giải trình ý tưởng sáng tác
thiết kế.
- Định tính: Bài làm bám sát yêu cầu của đồ án và các quy định, tiêu chuẩn về
kỹ thuật thiết kế, trình bày cụm đồ họa nhận diện thương hiệu. Hình thức thiết
kế (kỹ thuật và mỹ thuật) có nhiều tìm tòi, sáng tạo với “goût” thẩm mỹ tốt.
Kỹ thuật thể hiện cả kỹ thuật và mỹ thuật (bằng các phần mềm đồ họa máy
tính) tốt. Đồ án có tính đồng bộ về hình thức thể hiện và ngôn ngữ biểu đạt
giữa các thành phần của đồ án. Trình bày hồ sơ thiết kế và đồ án đúng quy
cách, sạch sẽ, nghiêm túc.
- Quy trình: Phương pháp thực hiện bài làm đúng quy trình các bước.

IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP


a) Tài liệu chính:
- Bài giảng Thiết kế đồ họa nhận diện thương hiệu, Trần Thanh Bình (biên
soạn)
b) Tài liệu tham khảo:
- Thiết kế trải nghiệm thương hiệu, Robin Landa, NXB Bách khoa, Hà Nội.
- The 22 Immutable Laws of Branding; Al Ries & Laura Ries.
- Bài giảng Sáng tác thiết kế sản phẩm đồng bộ, Nguyễn Thiện Đức, Khoa
MTUD, trường ĐHNT – Đại học Huế.
- vv

V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


- Họ và tên: Trần Thanh Bình
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, GVC
- Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Đồ họa – Khoa Kiến trúc
- Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Duy Tân
Số 03 Quang Trung, Q. Hải Châu, TP.Đà Nẵng.
- Điện thoại, E-mail: (0511) 3650443; dtu@dtu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính (chuyên ngành sâu)
- Thông tin về trợ giảng (nếu có: học và tên, địa chỉ, điện thoại, e-mail)

Giảng viên Trưởng Khoa Hiệu trưởng


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

Trần Thanh Bình

You might also like