You are on page 1of 66

Phân tích CEO

Phân tích CEO Sam Walton

GVHD: NGUYỄN XUÂN LÃN

LỚP 45K02.4

 NGUYỄN THỊ TRÀ MY


 NGUYỄN ĐỈNH
 HUỲNH THỊ TUYẾT NHI
 TRƯƠNG THỊ QUỲNH LOAN
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về Sam Walton..................................................2
1. Cuộc đời. của Sam Walton (1918 -1992).......................2
2. Sự nghiệp của Sam Walton..........................................10
II. Phân tích công việc của một nhà quản trị....................23
1. Sứ mệnh, viễn cảnh, giá trị hay triết lí.......................23
a. Sứ mệnh: Sứ mệnh của Walmart được công bố lần
đầu tiên vào năm 1992...................................................23
b. Viễn cảnh: Viễn cảnh được công bố lần đầu tiên
vào năm 1992..................................................................24
c. Bài học về những giá trị............................................25
2. Nguyên tắc kinh doanh................................................26
3. Phân tích quan điểm cá nhân của Sam Walton đối
với hoach định và kế hoạch.............................................27
4. Mô tả các kế hoạch.......................................................29
a. Chiến lược...................................................................29
b. Kế hoạch tác nghiệp..................................................33
c. Quan điểm của nhà quản trị Sam Walton................34
5. Phong cách lãnh đạo...................................................38
a.Phong cách chuyên quyền:........................................39
b.Phong cách lãnh đạo dân chủ...................................43
6. Hệ thống kiểm tra của Walmart..................................49
a. Hệ thống thông tin chung.........................................49
b. Hệ thống mã vạch......................................................52
SAM WALTON – NHÀ SÁNG
LẬP WALMART
“ Đó là một câu chuyện về khởi nghiệp, sự mạo hiểm, những
rủi ro và khó khan, những mục tiêu và cách mỗi người phấn
đấu để đạt được mục tiêu. Và đó cũng là một câu chuyện về
niềm tin vào lý tưởng ngay cả khi có thể một số người không
đồng tình và ngăn cản con đường của bạn. Sam Walton kể
lại câu chuyện phi thường của ông bằng cách mà không ai có
thể bắt chước. Sam chia sẽ suy nghĩ một cách thẳng thắng,
chân thành nhưng cũng đầy nhiệt huyết, cảm hứng và sự lạc
quan. Đây cũng chính là những nguyên tắc sống và kinh
doanh cơ bản đã đưa ông đến “giấc mơ Mỹ””, Detroit Free
Press nói về cuốn tự truyện “Sam Walton – cuộc đời kinh
doanh tại Mỹ”

I. Giới thiệu về Sam Walton


1. Cuộc đời. của Sam Walton (1918 -1992)
- Sam Walton sinh 29/3/1918 tại Kingfisher, Oklahoma, Hoa
Kì. Ông sinh ra trong giai doạn đại khủng hoảng của Mỹ, vì
vậy mà ông lớn lên trong tình trạng gia đình kiệt quệ và túng
thiếu. Và ông sống ở đó đến 5 tuổi

- Springfield, bang Missouri là nơi Sam bắt đầu tới trường, và


sau đó là một thị trấn nhỏ của Missouri là Marshall. Sau đó,
ông sống ở Shelbina thuộc bang Missouri, nơi ông bắt đầu
vào trung học, và tiếp theo là Columbia, nơi ông rời trường
trung học để vào đại học.

- Từ 7 hay 8 tuổi gì đó, ông đã bắt đầu công việc bán báo và
tiếp tục công việc bán báo từ lớp 7 cho đến đại học.

- Lớp 5, Sam Walton đã bắt đầu tham gia hoạt động nhóm,
được phát triển kĩ năng làm việc tập thể khi còn nhỏ

- 14 tuổi, Sam cứu được Donald Peterson → nhận ra thiên


hướng “phải hành động”

- Bóng đá trong thời gian học trung học đã giúp ông nhận ra
rằng : chờ đợi chiến thắng, chấp nhận những khó khó khăn,
khắc nghiệt.

- Từng ấp ủ suy nghĩ trở thành tổng thống Mỹ khi làm đội
trưởng của đội bóng đá Beta Theta Pi tại trường đại học
Missouri

- Trong thời gian đai học :

 Đội trưởng đội bán báo


 Làm phục vụ để đổi lấy đồ ăn
 Đứng đậu đội cứu hộ ở bể bơi
 …..
Sam Walton đã học được từ rất sớm rằng một điều quan
trọng đối với những đứa trẻ như ông là phải hỗ trợ gia đình,
phải là người đóng góp cho gia đình chứ không phải là người
sống dựa vào gia đình.

- Ông nhận thức rất rõ giá trị của đồng tiền đô la khi sinh ra
và lớn lên trong đại khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ lúc bấy
giờ và nhận ra là: Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn mới
xứng đáng nhận những phần thưởng – từ khi ông còn nhỏ.

- Công việc diễn ra khá thuận lợi - ba ngày sau khi tốt nghiệp
(ngày 03/06/1940) Sam đến nhận công việc tại cửa hàng JC
Penney tại Des Moines, Lowa, và bắt đầu làm nhân viên quản
lý tập sự với mức lương 75 đô-la. Đây là ngày đánh dấu
bước chân gia nhập vào thị trường bán lẻ.

- Ông Blake đã nói với Sam: “Walton, nếu cậu không phải là
một nhân viên bán hàng giỏi như vậy, có lẽ tôi đã sa thải cậu.
Có thể cậu chỉ đơn giản là không được sinh ra để bán lẻ mà
thôi”. Câu nói đã mở ra bước ngoặc mới trong cuộc đời của
ông.
- 1942, Sam Walton đăng kí tình nguyện quân sự nhưng căn
bệnh tim lúc nhỏ nên công việc giao cho ông rất hạn chế vì
thể lực không đủ. Vì vậy ông rời Penney sau 18 tháng làm
việc và đi về phía nam để xem sự phát triển của dầu mỏ tại
nơi này. Và ông làm việc trong một nhà máy thuốc súng
khổng lồ Du Pont tại thị trấn Pryor, bên ngoài Tulsa. Nơi đây
cũng là nơi ông gặp Helen Robson, vợ mình.

- Helen và Sam cưới nhau vào ngày lễ Valentine 14 tháng 2


năm 1943, tại thị trấn quê hương của Helen là Claremore,
bang Oklahoma.

- Trong thời gian ở quân đội, Sam Walton giữ chức vị thiếu
úy, và sau đó là đại úy với những việc như giám sát an ninh
tại các nhà máy sản xuất máy bay và các trại tù binh tại
California và trên toàn nước Mỹ.

- 1945, Sam và Helen sau 2 năm ở quân đội và xuất ngũ bắt
đầu cho sự nghiệp của mình. Vị trí cuối cùng của ông trong
quân đội là ở thành phố Salt Lake, và đến thư viện ở đó, đọc
tất cả các sách về bán lẻ. Sam sử dụng nhiều thời gian rỗi để
nghiên cứu ZCMI, hệ thống cửa hàng bách hóa của Mormon
Church, và tính toán rằng khi rời quân ngũ, bằng cách nào đó
ông sẽ tham gia ngành kinh doanh cửa hàng bách hóa.

- Sau 2 năm lấy nhau, Sam Walton và Helen Robson đã


chuyển chổ ở 16 lần.
- Sam đã không dựa vào gia đình để bắt đầu mà tự đi lên
bằng chính đôi chân của mình và vợ ông cũng muốn ông là
Sam Walton, ông chính là ông. Helen cũng không muốn bản
thân sống ở thành phố lớn, chỉ muốn sống ở nới dân cư
không quá 10.000 người. Cuối cùng họ lựa chon Arkansas để
sinh sống với lượng dân cư lúc ấy 7.000 người.

- Sam gặp Tom ở St. Louis, và Tom đang làm cho cửa hàng
giày của Butler Brothers, mội hãng tầm cở trong khu vực lúc
ấy. Tom và Sam Walton trở thành đối tác, khi Sam mua lại
một cửa hàng của Butler Brothers.

- Không kinh nghiệm nên Butler Brothers đã cho ông đến Ben
Franklin tại Arkadelphia, Arkansas để đào tạo trong hai tuần
và mở cửa lại cửa hàng vào 1/9/1945.

- Sam Walton học được rất nhiều thứ từ cửa hàng Ben
Franklin, từ việc quản lí, kế toán và các báo cáo của cửa
hàng một cách rõ ràng, hiệu quả.

- Vợ chồng Sam và Helen đã hòa nhập vào cuộc sống ở


Ankansas, bằng việc đi nhà thờ, tham gia sinh hoạt cộng
đồng,Helen tham gia gia vào tổ chức PEO, Sam tham gia vào
hội đồng trợ tế của nhà thờ Giao Hội Trưởng Lão, tích cực
tham gia Rotary ( tổ chức nghề nghiệp để phục vụ cộng
đồng), và là chủ tịch phòng thương mại.
- Việc mất đi cửa hàng do hết hạn hợp đồng đã mất đi nguồn
thu nhập chính của gia đình ông khi Helen vừa sinh đứa con
thứ 4. Gia đình ông đành rời bỏ thị trấn để có thể làm lại từ
đầu.

- Mùa xuân 1950, họ đến vùng Tây Bắc Arkansas và quyết


định bắt đàu cuộc sống mới tại đây, bởi nó giáp với 4 bang
mà họ đã từng sống.

- Giữa sự thất bại trong việc mở một trung tâm thương mại
khiến gia đình ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn, và đó là thời
điểm mà Sam và Helen phải đếm từng đồng đô la.

- Sau khi thành lập Walmart, cuộc sống của gia đình Walton
không có gì thay đổi, họ không phải lo lắng tiền học cho con
cái hay sinh hoạt trong gia đình.

- Helen sinh 4 đứa con trước lúc 30 tuổi và họ giáo dục con
mình theo cách giáo dục của nhà Helen. Gia đình nhà
Robson là hình mẫu lí tưởng cho các gia đình lúc đó

- Đạo giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đối với nhà Walton, từ vợ
chồng đến con cái. Sam và Helen đều cho con mình đi lễ,
tham gia hướng đạo sinh từ nhỏ. Vợ chồng Walton luôn khích
lệ con cái và cố gắng không để tình trạng là bố mẹ li thân như
bố mẹ của Sam Walton để con cái không phải thiếu tình
thương và chịu tổn thương giống như ông.
- Những đứa trẻ nhà Walton chơi đá bóng rất giỏi, kể cả cô
gái nhỏ là Alice. Sam luôn danh thứ 6 hàng tuần để xem
những trận bóng của con mình.

- Nhà Walton dạy con dựa trên những giá trị cũ: niềm tin vào
tầm quan trọng của công việc, lòng trung thực, tình nghĩa
xóm giềng, và tính tiết kiệm.

- Cả gia đình Walton đều tham gia trong cửa hàng của gia
đình, luôn dạy cho con biết giá trị của lao động, giá trị của
đồng tiền

- Trong những chuyến đi chơi cùng gia đình hoặc con cái,
Sam Walton cũng đi đến các cửa hàng, để quan sát và thăm
hỏi. Và gia đình ông luôn thông cảm vì điều đó.

- Những đứa con của Sam Walton lớn lên và thành đạt, Rob
Walton trở thành luật sư, Jim Walton giỏi về bất động sản và
đàm phán, thay thế công việc của Bud Walton em trai của
Sam Walton. Alice Walton và John Walton có công ty riêng
của mình. Những đứa trẻ rất thành công và là niềm tự hào
của Sam Walton.

- Hạnh phúc của vợ chồng Walton cho đến lúc già họ không
áp dụng nam quyền lúc bấy giờ mà luôn tôn trọng và tự do
theo đuổi sở thích riêng của mình.
- Tuy Walmart có doanh thu cao nhưng nhà Walton có một lối
sống rất giản dị, đi xe cũ, đi nhà thờ, hay đi ăn kem cùng vợ,
và rất hòa đồng, thân thiện với mọi người. Và ông cũng là
người rất tôn trọng đồng tiền dù nó chỉ là tiền xu.

- Trước ngày ông qua đời vào 5/4/1992, Sam Walton đã


được nhận huân chương Tự do của Tổng thống George
Bush, vinh dự cao nhất của đất nước dành cho công dân của
mình.

- Những người đã ảnh hưởng lớn với Sam Walton trong


cuộc sống và những quan niệm, triết lý trong cuộc đời.

 Thomas Gibson Walton, bố của Sam Walton, là một người


công nhân chăm chỉ và trung thực. Yêu thích công việc
thương mại, thích mua bán tất cả thứ gì mà ông ấy có thể.
Với Sam Walton thì bố của ông là một nhà đàm phán rất giỏi.
Ông ấy đã cố gắng hết sức có thể để người khác nhận được
sự tôn trong lớn nhất trong khả năng của ông khi ông lấy các
trang trại với những khoản nợ cũ vào 1929 – 1931. → Những
gì mà Thomas Gibson đã làm đã để lại một ấn tượng trong
Sam và đối với ông “ Mình sẽ không bao giờ nghèo “
 Nan Walton, mẹ của Sam Walton, là một người phụ nữ chăm
chỉ, biết lo toan cho gia đình đã giúp Sam nhận thức rõ giá trị
đồng tiền trong thời kì ấy.
 L.S.Robson, bố vợ của ông, là một nhà kinh doanh bán hàng
vĩ đại theo quan niệm của Sam, cũng là người có khả năng
thuyết phục người khác. Theo Sam, thành công của người
cha vợ mình trong vai trò là một người thương gia và một
doanh nhân, hiểu biết của ông ấy về tài chính, pháp luật và
nhân sinh quan đã giúp ông ấy thành công và điều này cũng
hưởng lớn đối với Sam. Sam Walton cũng tự nhủ là một
ngày mình sẽ thành công được như thế. Việc quản lý gia đình
của nhà Robson là: bố của vợ tổ chức nông trại và công việc
kinh doanh của gia đình trên cơ sở đối tác, và Helen và an
em của cô ấy là đối tác. Ông L.S cũng khuyên Sam áp dụng
hình thức này và ông đã làm điều đó vào 1953.
 Helen, vợ của Sam Walton, là một người có bằng tài chính,
một thứ đặc biệt hiếm có đối với phụ nữ thời kỳ ấy, là người
cùng ông trải qua những khó khăn trong cuộc sống và sự
nghiệp. Bà là một người có chính kiến riêng.
 Nhà quản lý Duncan Majors, một người có khả năng tạo động
lực tuyệt vời và có niềm tự hào là đã đào tạo nhiều quản lý
viên của Penney hơn bất kỳ ai trên nước Mỹ. Đây là một
trong những người khiến Sam Walton lấy đó làm động lực
phấn đấu trong cuộc sống.
2. Sự nghiệp của Sam Walton.
- 1945, khi quyết định mua lại một cửa hàng Butler Brothers
với giá là 25.000 đô la, lúc ấy ông chỉ có 5.000 đô là và mượn
của cha vợ 20.000 đô la.

- Vì chưa có kinh nghiệm gì nên ông thấy có một cửa hàng


được định giá như thế và không hiểu biết gì về hợp đồng nên
sau này gay cho ông nhiều khó khăn.

- Sau 1 năm kinh doanh, doanh thu cửa hàng là 72.000 đô la,
mà tiên thuê lúc đấy là 5% doanh thu. Và không ai trả 5% cho
tiền thuê, cái giá đó quá đắt lúc đấy đối với Sam Walton.

- Sau khi được đào tạo tại Ben Franklin, Butler Brother đã
muốn ông áp dụng hệ thống quản lí của họ vào cửa hàng của
ông.

- Sam Walton đã mua 80% hàng hóa từ Butler Brothers, và


ông phải quảng cáo, giảm giá rất nhiều để đạt 6-7% lợi nhuận
ròng. Và sau thời gian, ông đã áp dụng những khuyến mãi
của riêng mình và mua hàng trực tiếp thay vì lấy qua trung
gian. Điều này đã làm Butler Brothers rất giận và bác bỏ đề
nghị của ông, bên cạnh đó thì Sam vẫn tìm được một số nhà
sản xuất bán trực tiếp cho ông.

- Sam Walton đã tìm đến các công ty với giá bán rẻ và nhập
sản phẩm đó với giá bán rẻ hơn rất nhiều so với trước đây.
Điều này đã làm cho Butler Brothers rất giận vì ông ấy không
thể bán nhanh như ông. Cứ như thế và ông đã mở rộng đến
Tennessee

- Sam Walton gặp được Harry Weiner và học cách quản lý


nguồn cung cấp bằng cách gặp các nhà cung ứng để xem họ
bán gì và khách hàng của ông làm cần gì và lợi nhuận nhà
cung cấp giữ lại là 5%, ít hơn Ben Franklin là 20%. Đây cũng
là bài học đầu tiên về định giá của Sam Walton.

- Bài học mà Sam Walton khi làm việc Harry là định giá thì
còn bài học về chiết khấu: bằng cách giảm giá, bạn có thể
tăng doanh thu tới một điểm mà bạn có thể kiếm được nhiều
lợi nhuận hơn khi bán với giá thấp so với khi bán với giá
cao.

- Đối thủ cạnh tranh lớn nhất lúc ấy là cửa hàng Sterling store
của Jonh Dunham với doanh thu lúc ấy là 175.000 đô la. Sau
3 tháng doanh thu từ 72.000 đô la đến 175.000 đô la, Sam đã
đuổi kịp Sterling và ngăn không cho Sterling mở rộng cửa
hàng bằng cách mua lại Kroger trước ông Jonh.Ông quyết
định thay bảng hiệu Kroger thành Eagle Store, mở một tiệm
bách hóa nhỏ

- 1950, doanh thu của Ben Franklin là 250.000 đô la, lợi


nhuận thu về từ 30.000 đến 40.000 đô la, là một trong sáu
cửa hàng của Butler Brother có doanh thu cao nhất. Và trở
thành một tiệm tạp hóa lớn nhất tại bang Arkansas.

- Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nó không ảnh hưởng nhiều
tới việc kinh doanh cửa hàng. Nhưng rắc rối về hợp đồng lúc
ông kí với Butler Brothers không có điều khoản cho ông thuê
tiếp 5 năm sau đó. Điều đó dẫn tới việc ông Butler Brothers
lấy lại cửa hàng cho con trai với đề nghị mua lại các sản
phẩm trong cửa hàng vì biết ông không chổ nào để chuyển
nó đi, ông cũng bán lại Eagle cho Jonh Dunham.

- Việc lùi một bước trong sự nghiệp đã làm cho tim Sam
Walton lộn nhào. Ông coi đấy như là một cơn ác mộng, một
bài học cho sự non nớt khi mắc kẹt trong hợp đồng tội tệ.
Sam Walton đã cố gắng làm cho cửa hàng từ một nơi có
doanh thu rất thấp trở thành một trong sáu cửa hàng có
doanh thu cao nhất, cũng cống hiến hết mình tại thị trấn
Newport. Ông cảm thấy đây là một điều không công bằng.

- Ông vượt qua những khó khăn lúc này bằng cách coi nó là
những thử thách và trong thất bại sẽ có may mắn. Bởi sau khi
gặp sai lầm trong việc đọc hợp đồng thì sau này ông luôn đọc
những bảng hợp đồng rất kĩ càng. Và ông đã làm lại tự đầu
bằng chính đôi tay của mình và tự nhủ bản thân sẽ làm tốt
hơn lúc trước.
- Sam Walton đã bắt đầu lại sự nghiệp của mình bằng cách
mua một cửa hàng cũ tại Bentonville, là Harrison. Sam sẽ
tăng diện tích của cửa hàng lên gấp đôi với điều kiện phải
cho Sam Walton thuê trong vòng 99 năm. Và vụ thương
lượng này có sự giúp đỡ của cha Helen.

- Bentonville là một thị trấn rất nhỏ nhưng lại tới 3 cửa hàng,
nơi đây chỉ cần một cửa hàng là đủ. Vì là một con người thích
sự cạnh tranh, đó cũng là lí do mà Sam Walton quyết định
mở cửa hàng tại đây.

- Gia đình Walton tiết kiệm được 50.000 đô la từ cửa hàng


Ben Franklin, đây cũng là một điều may mắn với Sam Walton,
vì ông có cơ hội mở một cửa hàng của chính mình.

- Doanh thu của cửa hàng cũ là 32.000 đô la, và con số ấy


không cản trở ông, ông quyết định thay đổi tất cả mọi thứ
trong cửa hàng từ bờ tường, bóng đèn và cách sắp xếp tất cả
các loại hàng hóa.

- 29/7/1950, ông quảng cáo cho cửa hàng của mình lần đầu
tiên trên tờ báo Benton County Democrat. Mẩu quảng cáo đó
nói về việc tái tổ chức lại cửa hàng “Năm xu và Một hào” của
Walton, hứa hẹn cung cấp đầy đủ hàng hóa: bóng bay miễn
phí cho trẻ em, một tá cặp phơi quần áo giá 9 xu, chè với giá
10 xu một cốc. Cửa hàng làm ăn ngày càng phát triển, không
thua gì cửa hàng của Ben Franklin.
- 1952, ông muốn phát triển cửa hàng của mình, đó là lí do
mà ông đã đến thị trấn Fayette, mua lại cửa hàng cũ của
Kroger do kinh doanh thua lỗ, đối thủ cạch tranh lúc này của
cửa hàng của Woolworth nằm trên một góc của quảng
trường, trong khi cửa hàng Kroger nằm ở trung tập của
quảng trường. Và Sam Walton thay đổi cách thức kinh doanh
truyền thống thành kinh doanh tự phục vụ và họ gọi cửa hàng
đó là Walton “ Năm xu và một hào”

- Ông đã thuê một người quản lí đầu tiên là Willard Walker


bằng cách thò mũi vào những cửa hàng khác để tìm kiếm
những tài năng. Dùng cách thức hợp tác để mời những
người tài năng về giúp ông phát triển Walmart cho đến bây
giờ.

- Thời kì đó, ông đã bắt chước kinh doanh với các mặt hàng
mà Ben Franklin, Sterling có bán để cạnh tranh giá với họ.
Sam Walton đã thuyết phục Gene Lauer giúp ông chế tác
những sản phẩm đó bằng kim loại và ông tin rằng cửa hàng
của mình sẽ là nơi có mặt hàng bằng kim loại 100% đầu tiên
trên cả nước.

- Doanh thu sau 1 năm kinh doanh từ 30.000 đô la đã lên đến


350.000 đô la, cao hơn cửa hàng tại Newport.

- Thất bại lớn nhất của ông là đi trước thời đại 10 năm khi cố
gắng cho mọi người hiểu biết về trung tâm thương mại
Arkansas giữa những năm 1950. Ông đã tìm một mảnh đất
và nói chuyện với Kroger và Woolworth về việc mở một trung
tâm thương mại. Họ nói sẽ hợp tác với ông khi ông đồng ý lát
vỉa hè. Ông đồng ý song đó không phải một việc dễ dàng và
ông quyết định từ bỏ nó, Sam Walton đã phải lổ 25.000 đô la
cho thương vụ này.

- Khi Sam Walton từ bỏ mảnh đất đó thì Jack Stephens, một


người rất giàu có đã mua lại mảnh đất đó và mở một trung
tâm thương mại, và trung tâm đó đã phát triển cho đến ngày
nay.

- 20/5/1957, đây là một ngày khó quên đối với Sam Walton
khi một cơn lốc xoáy đã phá hủy toàn bộ cửa hàng tại Ruskin,
là cửa hàng kinh doanh với doanh thu cao nhất, đây cũng là
một cú sốc lớn trong cuộc đời ông khi phải chấp nhận xây
dựng lại một cửa hàng mới.

- Sau vụ việc trên, ông cảm thấy đi trên một xe cà tang không
đáp ứng được nhu cầu đi lại của ông và ông quyết định mua
một chiếc máy bay với động cơ của máy giặc. Nó đã mở ra
một kỉ nguyên hàng không của Walmart.

- Sau khi có máy bay, Sam Walton điên cuồng mở rất nhiều
cửa hàng bằng cách lấy doanh thu của một cửa hàng để mở
một cửa hàng mới. Trong đó có một số cửa hàng kinh doanh
theo dàng chuyển nhượng của Ben Franklin. Và tương tự
như người quản lí đầu tiên, những quản lí của cửa hàng là
những đối tác hạn chế, ví dụ như một cửa hàng của ông đầu
tư với giá 50.000 đô la thig người quản lí sẽ bỏ ra 1.000 đô
la, tức là người quản lí sẽ có 2% cổ phần của cửa hàng.

- 1960, doanh thu từ 15 cửa hàng của Sam Walton là 1.4


triệu đô la, và với ông số tiền nay không đủ với những cô sức
mà mọi người bỏ ra. Vì vậy, ông quyết mở những cửa hàng
lớn hơn, bán những sản phẩm với giá trị cao hơn để nâng
doanh thu lên đến 2 triệu đô la mỗi năm.

- Ông bắt đầu tìm hiểu về khái niệm “ hạ giá” ở khắp nước
Mĩ, và ông tìm thấy Herb Gibson, một người chuyên mua
hàng giá thấp và bán với giá rẻ. Và ông ấy cũng là người duy
nhất làm điều đó trên khắp miền đông nước Mĩ. Sam Walton
gặp Butler Brothers và thương lượng với họ sẽ là đại lí bản sĩ
cho ông, ông gặp Max Russell để thương lượng mở một cửa
hàng hạ giá. Và họ đã không để ý tới đề nghị của ông

- Sam Walton đã cầm cố mọi tài sản mà mình có để mở một


cửa hàng hạ giá tại Rogers. Và cái tên Walmart được ra đời
vì Walmart có 7 chữ cái không quá nhiều chi phí khi làm bản
hiệu và họ muốn lưu giữ kỉ niệm nên đã đặt Wal.

- Trên bản hiệu có 2 dòng chữ là “Chúng tôi bán với giá thấp
hơn” và “Đảm bảo thõa mãn khách hàng”, đấy cũng là những
giá trị cốt lõi cho đến tận bây giờ của Walmart.
- 2/7/1962, Walmart số 1 đầu tiên đc mở cửa tại Rogers,
Arkansas, Hoa Kì được mở cửa, song họ gặp khó khăn khi
cửa hàng của Ben Franklin đang là cửa hàng độc quyền tại
Rogers và các cán bộ đã tới xem cửa hàng như đang đi tuần
tra và ra tối hậu thư cho Sam Walton là không được mở
Walmart thứ 2. Nhưng Sam Walton là một con người có tham
vọng, và ông không chấp nhận điều đó.

- Họ đã dậm chân 2 năm và tiếp tục mở Walmart tại


Springdale và Hamson. Những người xung quanh Sam
không tin những điều mà ông đang làm và chỉ coi ấy là những
điều điên rồ mà thôi. Khi mở thêm các chi nhánh khác, họ
đều coi ông là người mất trí và hầu như từ chối hợp tác với
ông. Và Walmart đã “bơi ngược dòng” khi doanh thu 1 năm
đạt 800 triệu với 19 cửa hàng trong khi Kmart chỉ có 9 triệu
với 250 cửa hàng.

- Bài học mà ông rút ra khi phát triển Walmart: thị trấn nhỏ
của nước Mĩ là một môi trường kinh doanh lớn hơn bất cứ
môi trường nào.

- Tuy sự phát triển là thế nhưng Sam vẫn đặt cao giá trị cốt lõi
là đảm bảo thão mãn khách hàng. Ông đến các cửa hàng
khác và hỏi về những nhu cầu và thói quen mua sắm của họ.
Điều này làm rất nhiều người ngạc nhiên. Bên cạnh đó thì để
giữ giá bán thấp hơn cửa hàng khác, họ đã phải làm việc như
một người máy và nhìn cửa hàng Walmart lúc đó trông thật
tầm thường.

- Thách thức lớn đối với Walmart là sản phẩm y tế và mĩ


phẩm giá rẻ. Ông học được ở Gisbon là việc mua các sản
phẩm này như thế nào, sắp xếp hàng hóa và quảng cáo như
thế nào để người tiêu dụng có thể chú ý đến. Và Walmart
không có một nhà cung ứng cụ thể, chỉ cần giá tốt, chất
lượng ổn là lấy về bán, và cũng không có nhà phân phố rõ
ràng.

- Trong những năm 60, việc quản lí cửa hàng được Sam
Walton học hỏi từ Ben Franklin, và ông đã đóng những quyển
sổ màu xanh cho từng cửa hàng vầ kiểm tra nó vào mỗi tuần

- 31/10/1969, Walmart chình thức trở thành tập đoàn và lấy


tên là Walmart Stories Ins. Sam Walton tuyên bố sứ mệnh và
viễn cảnh, và hệ giá trị cốt lõi.

- 1971, Sam Walton mở trung tâm phân phối đầu tiên tại
Bentonville, Arkansas, Hoa Kì. Trung tâm phân phối xây dựng
dựa trên nguyên tắc là các cửa hàng Walmart cách trung tâm
12 tiếng lái xe. Nhà cung ứng sẽ giao hàng hóa tại trung tâm
phân phối và trung tâm sẽ phân chia hàng hóa và giao đến
cửa hàng, cắt giảm chi phí vận chuyển, tồn kho, trung gian,
lượng hàng ổn định và dồi dào
- 1972, Sam Walton đứng trước việc thiếu vốn do không
ngừng phát triển Walmart nên đành vay mượn ngân hàng,
tới kì hạn phải vay mượn chổ khác để bù vào tiền vốn và lãi
ngân hàng. Sam Walton đành phải đưa Walmart lên sàn giao
dịch chứng khoán New York để giải quyết tình trạng này.
300.000 cổ phiếu cảu Ưwalmart được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán với giá bán 1 chứng khoán là 15 đô la
nhưng lại bán được với giá 16,5 đô la. Lúc đó gia đình
Walton chỉ giữ 65% cổ phiếu, giải quyết được vấn đề nợ nần
và không phải vay mượn

- Việc bành trướng các cửa hàng của Walmart dẫn đến việc
quản lí không hề hiệu quả, vì vạy Sam Walton phải đơn giản
hóa việc quản lí các cửa hàng

- 1980, Sam Walton áp dụng hệ thống mã vạch và quản lí các


hàng hóa tồn kho. Walmart đã ứng dụng công nghê RFID
thông qua sóng Radio để biết thông tin sản phẩm, công nghệ
đã giúp Walmart tăng hiệu suất đến 50%. Sam Walton đã áp
dụng nó trên toàn bộ cửa hàng

- 1981, Wal-Mart bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý, điều
hành qua vệ tinh và chỉ huy điện tử (Video-Cart). Tất cả đều
được kết nối và điều khiển tại trung tâm ở Bentonville. Điều
này không những có thể truyền thông điệ p tới các khách
hàng đang đi dạo và xem hàng, mà còn quan sát cách họ
mua sắm và thu nhập thông tin về cách thức, xu hướng mua
hàng của họ để truyền về Bentonville. Bên cạnh đó còn cho
phép các văn phòng công ty theo dõi hàng tồn kho và tình
hình bán hàng và ngay lập tức liên lạc với các cửa hàng.

- Với một loạt đầu tư trong lĩnh vực công nghệ đã tạo điều
kiện thuận lợi để công ty tiếp xúc, quản lý khách hàng cũng
như hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng tốt hơn, từ đó
nắm bắt được tình hình và đưa ra các dự đoán, kế hoạch
phát triển theo xu hướng.

- 1983, Sam’s Club được mở cửa tại Midwest, Oklahoma. Là


một trong 3 phân khúc của Wal-mart, Sam’s Club giống như
một kho hàng giảm giá hoạt động song song với Wal-Mart và
chỉ dành riêng cho nhữngkhách hàng đăng ký trở thành
thành viên câu lạc bộ. Những thành viên có thể là các doanh
nghiệp nhỏ, các đại lý, nhà hàng, hộ gia đình. Sam’s Club
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng, những
người muốn mua hàng hóa với số lượnglớn.

- Sự ra đời của Câu lạc bộ bán sỉ Sam được xem là một điều
tất yếu, vẽ nên một hình ảnh thành phố mua sắm thu nhỏ và
thành công song hành cùng với những cửa hàng bán lẻ Wal-
Mart. Kể từ đó, Sam’s Club ngay lập tức tạo được niềm tin
của khách hàng vào văn hóa mới của mình và phát triển
nhanh chóng, mở ra hơn 600 club ở Mỹ và 100 club quốc tế,
phục vụ cho hơn 47 triệu khách hàng.

- Năm 1988,Các Walmart Supercenter đầu tiên được mở tại


Washington, Missouri, kết hợp hàng hóa nói chung và một
siêu thị với quy mô đầy đủ để cung cấp sự tiện lợi khi mua
sắm. Dưới một mái nhà, siêu thị cung cấp cả một cửa hàng
đầy đủ với các dòng hàng hóa nói chung.

- Sự đa dạng hóa các hình thức cửa hàng đã góp phần đưa
người tiêu dung hòa nhập hơn với hệ thống bán lẻ của
Walmart. Nhờ đó, Walmart đã từng bước mở rộng và củng cố
lòng trung thành của đại bộ phận khách hàng.

- 1990, Wal-mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ
và Wal-mart bắt đầu mở rộng việc kinh doanh ra toàn Châu
Mỹ cũng như toàn thế giới.

- Mở đầu là sự kiện Walmart liên doanh với Cifara một công


ty bán lẻ lớn nhất Mexico ở thời điểm hiện tại điều này là do
vào năm 1991 một hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và
Mexico được ký kết, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư từ bên
ngoài. Mở đầu cho việc vươn ra thị trường thế giới.

- 1992, Sam Walton tuyên bố "Chúng tôi làm việc để giảm


chi phí sinh hoạt cho mọi người, chúng tôi sẽ mang đến cho
thế giới cơ hội để tiết kiệm và có cuộcsống tốt đẹp hơn." Điều
này càng làm khẳng định thêm mục tiêu tiến ra thế giớ icủa
Walmart. Và ông cũng qua đời trong năm này.

- Sau khi ông mất, sự nghiệp của ông ngày càng phát triển
cho đến ngày hôm nay, trải rộng trên 27 quốc gia với 11 ngàn
cửa hàng và lượng nhân viên lên đến 23 triệu người. Liên tục
dẫn đầu thế giới về doanh thu từ 2012 đến nay.

Những con người ảnh hưởng đến sự nghiệp của Sam Walton

 Harry Weiner, người dạy ông bài học đầu tiên trong kinh
doanh, đó là định giá và chiết khấu
 Herb Gibson, những cửa hàng của Gibson đã giúp ông cách
làm việc với các nhà cung ứng và làm thế nào để có đước
sản phẩm với giá tốt nhất. Và cũng là người tiên phong bán
hàng giảm giá
 Ben Franklin, cửa hàng này đã giúp ông những cách thức
quản lí, sắp xếp và kinh doanh cửa hàng bách hóa. Ông đã
áp dụng nó trong những thời gian đầu thành lập Walmart
 Butler Brothers, người cho ông những thất bại, để cho Sam
Walton trải qua sự khó khăn khi mất đi những gì bản thân cố
gầy dựng. Để ông một lần nữa đứng lên, có cơ hội mở một
thương hiệu riêng cho bản thân

II. Phân tích công việc của một nhà quản trị
1. Sứ mệnh, viễn cảnh, giá trị hay triết lí
a. Sứ mệnh: Sứ mệnh của Walmart được công bố lần đầu
tiên vào năm 1992
 "Nếu chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ giảm chi phí
sinh hoạt cho tất cả mọi người ... chúng tôi sẽ cung cấp cho
thế giới một cơ hội để xem nó như thế nào để tiết kiệm và có
một cuộc sống tốt hơn. "
Với mong muốn khi thành lập Walmart của Sam Walton là giá
thành rẻ và đảm bảo nhu cầu của khách hàng. Họ vẫn đang
đặt nhưng tiêu chỉ đó lên hàng đầu cho đến ngày nay. Bởi
khấu hiệu của Walmart là “Save money, live better”, họ đang
chứng minh cho thế giới thấy rằng Walmart sẽ cung cấp cho
thế giới một cơ hội để xem nó như thế nào để tiết kiệm và có
một cuộc sống tốt hơn.
b. Viễn cảnh: Viễn cảnh được công bố lần đầu tiên vào
năm 1992

“ Bí quyết thành công của việc bán lẻ là cung cấp cho khách
hàng những gì họ muốn. Và thực sụ nếu bạn nghĩ về bán lẻ
với quan điểm của một khách hàng, bạn muốn mọi thứ: các
mặt hàng đa dạng với chất lượng tốt, giá cả thấp nhất có thể ,
sự hài lòng khi được đảm bảo những gì bạn mua; các dịch vụ
tư vấn thân thiện, thời gian thuận lợi; bãi đỗ xe miễn phí; hay
trải nghiệm dễ chịu khi mua sắm. Để trở thành người dẫn đầu
trong lĩnh vực bán lẻ, trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi là
cung cấp cho tất cả khách hàng những sản phẩm và dịch vụ
thỏa mãn được đảm bảo.

Thực tế, trong suốt thời gian đầu, Walmart quá nhỏ và
không quan trọng để bất cứ một “ông lớn” nào phải chú ý, và
phần lớn những nhà khuyến mãi không nhảy vào khu vực
kinh doanh của ông nên không gặp phải sự cạnh tranh nào.
Về sau thì Sam Walton vẫn tiếp tục thõa mãn nhu cầu của
khách hàng, hướng tới những mục tiêu cao hơn để mang đến
sự phục vụ trong nhu cầu mua sắm của tất cả mọi người, mọi
lứa tuổi, mọi giới tính.
c. Bài học về những giá trị
Quý trọng giá trị lao động, tiết kiệm: ông được người đời
nể trọng bởi lối sống cần kiệm, bình dị. ông tin rằng mỗi
người đều có thể học cách tự cân bằng cuộc sống cho chính
mình, nghĩa là tanạ hưởng sở thích, thú vui hay đam mê cuả
bản thân vừa giữ chỉ tiêu ở mức vừa phải.

Học từ thất bại: vị tỷ phú cũng tự hứa với bản thân phải ghi
nhớ lần thất bại này và rút ra là trong bất kỳ hợp đồng nào
trong tương lai đều dành thời gian gấp đôi để xem xét.

Học tất cả mọi thứ có liên quan đến việc kinh doanh: một
trong những yếu tố quyết định sự thành công của Sam
Walton phải kể đến việc tỷ phú này rất cần cù và siêng năng
học hỏi. ông tự nhắc bản thân phải học tất cả mọi thứ có liên
quan đến công việc kinh doanh, cũng như phải dành thời gian
giao thiệp với những người sở hữu nhiều kiến thức hơn
mình, bất kể họ là ai.
Có tinh thần cạnh tranh mãnh liệt: chính thái độ cạnh tranh
mãnh liệt này đã giúp Sam Walton sớm xác định được tư
tưởng vươn lên cùng nhận thức về thành công cũng như tầm
quan trọng của việc làm nhóm.
Tiền không có nghĩa là giàu có: khi kiếm được nhiều tiền
thì nhiều người biến cuộc sống của họ thành xa hoa. Họ
phung phí tiền bạc cong Sam Walton thì không ông sống kín
đáo và tiết kiệm đến mức khi tạp chí Forbes bầu ông là người
giàu nhất nước Mỹ vào năm 1985, các tờ báo và tuyên truyền
khắp nước mới bắt đầu đặt câu hỏi: “đó là ai?”,”ông ta là ai?”.

2. Nguyên tắc kinh doanh


- Ông tìm hiểu vào năm 1976 trong số 100 nhà chiết
khấu hàng đầu đã có 76 người trong số họ đã biến mất.
Ông bắt đầu suy ngẫm về nguyên nhân khiến hoạt động
kinh doanh của họ đi xuống, và lí do là tất cả họ không
quan tâm tới khách hàng, không để tâm tới các cửa
hàng của mình, không có các nhân viên có quan điểm
đúng đắn, và họ đều không bao giờ thật sự cố gắng
quan tâm đến nhân viên của mình. Nếu bạn muốn mọi
nhân viên của mình quan tâm đến khách hàng, bạn phải
đảm bảo rằng bạn phải quan tâm tới mọi nhân viên. Và
đó cũng là một phần quan trọng tạo nên sự thành công
của Walmart.
- Ông xây dựng tổ chức và các cơ cấu hỗ trợ như:
các trung tâm phân phối cần thiết để mở rộng công ty
này. Ông tới các cửa hàng của mình để xem chuyện gì
đang xảy ra.
- Sam luôn có vấn đề về nhân lực hơn bất cứ điều gì
khác, làm sao để tìm được người giỏi và đào tạo họ một
cách nhanh chóng. Bởi họ luôn điều hành một tổ chức
có năng lực hạn chế, do vậy những người làm đó phải
thật giởi và thật nhanh nhẹn
- Ngoài các yếu tố như thương mại, phân phối, công
nghệ, chiếm lĩnh thị trường,…thì yếu tố hàng đầu quyết
định sự thành công và phát triển cho đến nay là mối
quan hệ của họ, những người quản lý, xây dựng được
với các cộng sự của mình.

3. Phân tích quan điểm cá nhân của Sam Walton đối


với hoach định và kế hoạch
- Sam Walton thích đứng trước đám đông và nói về
một chuyện nào đó – một ý tưởng nào đó, một cửa
hàng, một sản phẩm, toàn thể công ty và bất cứ điều gì
mà ông tập trung tại thời điểm đó, ông có tâm hồn của
một nhà điều hành, một người muốn công việc đầu tiên
là trôi chảy, sau đó là tốt hơn, sau đó là đạt mức tốt nhất
có thể. Vì thế, ông cho rằng khi mọi người nhìn thấy ông
đi quanh với những tờ giấy ghi chép nghuệch ngoạc trên
cuốn sổ màu vành với đầy những vết cà phê hoặc chở
các hộp đựng đầy đồ lót phụ nữ từ xe thùng vaò cửa
hàng, có thể họ không đánh giá ông một cách nghiêm
túc. Họ cho rằng ông không tồn tại lâu dài. Rõ rang một
số người cho rằng ông chỉ là người có ý thích nhất thời,
hôm nsy hoạt động trong kinh doanh hạ giá nhưng ngày
mai lại kinh doanh ô tô và đất đầm lầy. nhưng đối với
ông sự hiểu lầm đó giúp cho ông trong suốt thời gian
dài, và giúp cho Walmart bay dưới tầm ra đa của mọi
người cho tới khi ông bay quá xa để có thể bắt lại.

- Những ai từng biết đến ông đều biết ông không bao giờ làm
việc nhất thời cả, ông luôn muốn xây dựng một tổ chức bán
lẻ mà người ta có thể xây dựng. Trong những ngày đầu tiên
đó, trước và sau những ngày chúng tôi mở cửa hàng wal-
mart đầu tiên, ông đã biết rất nhiều điều về một người khuyến
mãi. Như ông đã nói ông đi khắp đất nước để nghiên cứu về
khái niệm chiết khấu, đến thăm mọi cửa hàng và trụ sở của
các công ty mà tôi có thể tìm thấy. những cửa hàng mà ông
tìm thấy đầu tiên là cửa hàng ở miền đông, nơi bắt đầu
ngành chiết khấu. Ann & Hoe ở Providence, Rhode Island, và
những cửa hàng khác ở Massachusetts và New England.

- Ông luôn đi tìm tòi, hỏi thăm các công ty để rút kinh
nghiệm cho bản thân.

- Đầu óc làm việc vủa ông ấy nhanh gấp mười lần người
khác, ông ấy luôn tiến liên phía trước và nhảy cóc, ra ý tưởng
rất nhanh. Nếu có một ý tưởng nào đó cần thực hiện – bất kể
các kế hoạch khác đã được dựng lên – ý tưởng mới đó được
ưu tiên hàng đầu, và phải được thực hiện ngay

- Khi Sam cảm thấy chắc chắn, ông ấy sẽ không bỏ cuộc.

- Điểm mạnh của Sam là oomg ấy có một tính cách hoàn


không thể đoán trước được. ông ấy luôn là con người riêng
của chính mình, hoàn toàn độc lập trong suy nghĩ. Do vậy
ông ấy không phải là một nhà quản lý dễ dàng nghe theo lời
người khác, không bao giờ dễ dãi về bất cứ điều gì và đối với
bất cứ ai.

- Quan hệ đối tác chính là một phần trong kế hoạch tổng thể
ngay từ đầu của ông, kế hoạch mà khi còn trẻ, ông đã có ước
mơ về một công ty kinh doanh bán lẻ lớn, ở đó tất cả mọi
người làm việc điều hưởng một phần lợi nhuận kinh doanh.
4. Mô tả các kế hoạch

a. Chiến lược

- Chiến lược “ Gía thấp mỗi ngày” :Tính đến nay chiến
lược ‘Giá thấp mỗi ngày’ vẫn là một chiến lược then chốt
của walmart. Bán hàng hạ giá cùng với các chiến lược
khuyến mãi vẫn đang là chiến lược hàng đầu của Walmart
- Các liên minh chiến lược: Walmart có cơ hội tạo mối quan
hệ đối tác chiến lược với các công ty lớn hoặc hợp nhất với
các nhà bán lẻ toàn cầu khác. Mua lại các công ty nhỏ cũng
có thể là một cơ hội sinh lời cho Walmart.
- Chiến lược xuyên quốc gia: Walmart có thể có được cơ
hội bằng cách mở rộng kinh doanh sang các thị trường
chưa được mạo hiểm. Chúng có thể bao gồm Trung
Quốc, các nước Trung Đông và Mỹ Latinh.
Chiến lược mà walmart theo đuổi là chiến lược xuyên quốc
gia.Mexico là thị trường điển hình cho sự thành công trên thị
trường quốc tề của walmart theo chiến lược này

Walmartđã thực hiện chiến lược xuyên quốc gia với tư duy
suy nghĩ toàn cầu,hành động địa phương nhằm định hướng
chiến lược phù hợp với sự khác nhau về sở thích,phong tục
bản địa tại những quốc gia khác nhau và điều kiện thị trường
trong khi vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn về lợi ích .

Tóm lại,các công ty theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia như
walmart phải phân tích kĩ các đặc tính của từng thị trường và
năng lực lõi của mình nhằm thực hiện tốt chiến lược này trên
thị trường toàn cầu

Điểm chính trong chiến lược xuyên quốc gia mà công ty


walmart theo đuổi lá cạnh tranh về giá .Chiến lược này đã
mang lại hiệu quả cho công ty walmart bởi các lí do sau:

 Công ty có năng lực cốt lõi-chính sách giá rẽ nhất mà các nhà
cạnh tranh bản địa thiếu
 Với chiến lược xuyên quốc gia walmart có thể tận dụng được
hiệu quả kinh tế theo quy mô nhờ vào quyền lực mua toàn
cầu của mình
 Chiến lược xuyên quốc gia giúp khai thác tối đa ý tưởng kinh
doanh đa dạng tại nhiều nước.Ví dụ quầy hàng rượu tại
Argentina hiện đã có mặt tại nhiều mô hình bán lẻ của công ty
trên toàn cầu.
→ Việc thực hiện các chiến lược trên đã tạo cơ hội cho việc
hội nhập với các thị trường lớn trên Thế Giới
- Chiến lược mua lại các cửa hành thời trang:
Trong những tháng gần đây, Walmart liên tiếp mua các
nhà bán lẻ trực tuyến đang thịnh hành, bao gồm cả
thương hiệu thời trang ModCloth, nhà bán lẻ thiết bị
ngoài trời Moosejaw hay cửa hàng giày ShoeBuy. Sản
phẩm của những thương hiệu này vốn khác biệt so
những hàng hóa mà Walmart đang bán
Kết thúc năm 2017, doanh thu của Walmart cho chiến lược
mua lại cho các công ty thời trang là đạt hơn 500 tỷ USD, lợi
nhuận ròng đạt 9,8 tỷ USD.

- Chiến lược tuyển mộ và sử dụng nhân viên: Ví


dụ tại một điểm bán được xem là thành công, trung bình
khách hàng sẽ bỏ ra khoảng 60 USD trong một lần
thanh toán. So sánh với một cửa hàng bình thường,
Walmart chỉ thu về khoảng 50 USD cho một hóa đơn.

Điều này có nghĩa, cửa hàng có tương tác cao sẽ đem về cho
Walmart thêm 20% doanh thu. Đổi lại, nhân viên tại các cửa
hàng này sẽ luôn phải niềm nở tư vấn và tương tác với khách
hàng, thậm chí là giúp họ một vài việc vặt. Và đây không phải
là điều mà bất kì nhân viên nào cũng có thể làm được. Điều
này được tìm hiểu bởi giám đốc nhân sự của Walmart và
được chấp thuận.

Từ đây, Giáo sư Dave Ulrich rút ra bài học: nhân sự chính là


"tài sản" quý giá nhất của một doanh nghiệp. Việc đầu tư cho
nhân sự không chỉ giúp bộ máy của doanh nghiệp vận hành
tốt, mà còn đem lại những hiệu quả về mặt kinh doanh mà
ban lãnh đạo chưa nhìn ra.

Trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển xã hội đã
chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố
đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
Đặc biệt, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội
và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguồn nhân lực
càng trở nên quan trọng cho sự phát triển bền vững của công
ty và cần được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng
đắn và sử dụng hiệu quả hơn nếu không muốn bị "hụt hơi"
hay bị loại khỏi "vòng chiến".

Do đó, để nhận biết được một doanh nghiệp hoạt động tốt
hay không, thành công hay không thành công chính là lực
lượng nhân sự - những con người cụ thể với tấm lòng nhiệt
tình và óc sáng tạo. Mọi thứ còn lại như: thiết bị, tài sản, công
nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép
được, nhưng con người thì không thể.

b. Kế hoạch tác nghiệp

- Quản lý nhân sự: Nhân viên là tài sản chính


của Walmart. Nó đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để
phát triển và quản lý nhân viên của mình. 1% dân số làm việc
tại Mỹ được tuyển dụng tại Walmart theo Business Insider .

- Quản lý tài nguyên hiệu quả : Walmart quản lý hiệu quả


các tài nguyên của mình bao gồm hệ thống thông tin, mạng
lưới chuỗi cung ứng, cơ sở phân phối, kiến thức và các kỹ
năng khác. Nó có hoạt động tuyệt vời trong tất cả các địa
điểm.
- Chuỗi cung ứng toàn cầu và hệ thống hậu cần: Hệ
thống phân phối và hậu cần là những năng lực cốt lõi của
Walmart. Nó sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) để giám
sát hiệu quả hoạt động của mọi sản phẩm trong mỗi cửa
hàng ở mỗi quốc gia.

- Quản lí tài chính: Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31
tháng 12 năm 2015, doanh thu của Wal-Mart đạt 482 đô la.
13 tỷ đồng, và công ty tạo ra thu nhập ròng là 14 đô la. 69 tỷ
đồng. Tính đến ngày 6 tháng 8 năm 2016, công ty đã có vốn
hóa thị trường là 229 đô la. 88 tỷ đồng. Đội ngũ quản lý của
công ty bao gồm ba giám đốc điều hành cấp cao, những
người thúc đẩy các sáng kiến chiến lược quan trọng tại công
ty. Gregory B. Penner

- Quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp: Việc hợp tác
giữa hai công ty chỉ đơn thuần tồn tại dựa trên hoạt động
mua và bán hàng, các hoạt động khác như: chia sẻ thông tin,
marketing, logistics…hầu như không tồn tại, hoặc nếu tồn tại
cũng không liên tục. Đến năm 1988, để cải thiện mối quan hệ
này, cả hai công ty đã thay đổi mô hình hợp tác theo . Theo
đó, việc hợp tác được tiến hành ở tất cả các hoạt động chức
năng của hai công ty.

- Truyền thông: Walmart quảng bá thông qua một loạt các


chương trình khuyến mãi bán hàng như gói sản phẩm và
chiến lược giá cả cạnh tranh của nó. Trang web thương mại
điện tử thu hút khách hàng bằng cách tặng quà cho khách
hàng của mình. Chiến lược quảng cáo khác, như “Mỗi ngày
giá thấp” đều là chiến lược quan trọng nhất của Walmart để
quảng bá chính nó. Walmart sử dụng một loạt các phương
tiện quảng cáo đa dạng, từ quảng cáo truyền hình, biển
quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí nền
tảng thương mại điện tử của họ.

c. Quan điểm của nhà quản trị Sam Walton

Chúng ta là công ty kinh doanh hàng hóa: Walmart là công


ty kinh doanh bán lẻ hàng hóa do đó cần được xây dựng
trên nền tảng của sự tin tưởng và danh tiếng của công ty. Họ
luôn hướng tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và
hướng tới đạo đức kinh doanh để không phá hủy những điều
tốt đẹp mà công ty đã mất bao nhiêu công lao xây dựng.

Khách hàng luôn đúng: Sam Walton đã nói : “Hãy luôn nhớ
rằng tất cả chúng ta – Walmart được nuôi sống bằng tiền của
khách hàng”. Vì vậy mục tiêu của Walmart là có thể đem đến
cho khách hàng không chỉ là dịch vụ tốt mà phải là dịch vụ tốt
chưa từng có. Sam khẳng định, “khách hàng luôn đúng”, do
đó, ông luôn khuyến khích nhân viên của mình đối xử với
khách hàng một cách chân thật và tuyệt đối tin tưởng khách
hàng. Nếu khách hàng có sai sót thì phải xem lại nguyên tắc
1 . “Thỏa mãn khách hàng cũng chính là chương trình hành
động của Walmart. Những công việc khác họ làm là thứ yếu
so với mục tiêu là nâng cao, cải thiện cách phục vụ hoặc
cung cấp những dịch vụ gây ngạc nhiên cho khách hàng ở
các cửa hàng. Bất kể nhân viên ở bộ phận nào cũng phải
thực hiện tốt điều này. Sam Walton còn nêu ra quy tắc 10
bước chân, quy định rằng nếu có một khách hàng ở cách
nhân viên trong 10 bước chân, nhân viên đó phải bỏ hết các
công việc đang làm và tiến đến gần để giúp đỡ khách hàng
này.

Đối tác là bạn: Đối tác là bạn, họ càng biết nhiều thì sẽ càng
hiểu bạn nhiều hơn. Và khi họ càng hiểu, họ sẽ càng quan
tâm. Một khi họ đã quan tâm, họ sẽ không ngừng lại. Nếu bạn
không cho các đối tác biết thông tin về những việc đang diễn
ra, họ sẽ biết rằng bạn không coi trọng họ. Thông tin là sức
mạnh, và lợi ích bạn thu được từ các đối tác đáng giá hơn
nhiều rủi ro lộ thông tin cho đối thủ.

Các lãnh đạo cũng là những người phục vụ: “Người lãnh đạo
phục vụ” là kỹ năng được áp dụng trong toàn bộ chuỗi cửa
hàng Wal-mart. Vào mỗi mùa cao điểm, những người quản lý
cấp cao và những công nhân làm việc theo giờ cùng làm việc
và giúp đỡ nhau ở các kho hàng và các trung tâm phân phối.
Chính văn hóa này đã tạo nên sự tin tưởng của các nhân
viên vào những người quản lý, tác động rất lớn đến tinh thần
làm việc của các thành viên trong công ty.

Đối tác cũng được trao quyền:Với nhiều thông tin, họ sẽ hiểu
và chú tâm vào công việc hơn. Một khi họ đã chú tâm, không
có gì có thể ngăn cản được họ. Thông tin là sức mạnh, và
việc giao quyền cho đồng sự sẽ có lợi trong việc xử lý rủi ro
nếu không may những thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh
tranh của bạn. Nhân viên được tham gia vào quá trình xây
dựng mục tiêu và đưa ra giải pháp cũng như thực hiện các
giải pháp để đạt mục tiêu mà họ đã xây dựng. Tại Wal-mart ai
cũng có thể thành công, họ sử dụng những nhân viên “doanh
nhân” – những người có nhiệt huyết, đam mê …

Minh bạch trong mọi công việc là bí quyết thành công: Mọi
công việc càng được minh bạch thì nhân viên càng hiểu rõ
công việc, và cẩn thận hơn trong quá trình làm việc. Khi ăn
chia sòng phẳng và đối xử tốt với tất cả mọi người, có sự ghi
nhận và khen ngợi với những đóng góp của nhân viên trong
công việc.

Chúng ta luôn giao tiếp với các đối tác: Walmart là 1 trong
những nhà tiên phong trong việc xây dựng niềm tin lâu dài
với các nhà cung cấp. Doanh thu hàng ngày bán tại từng cửa
hàng bán lẻ đều được gửi đầy đủ cho các nhà cung cấp.
Bằng cách này, Walmart đã xây dựng được hình ảnh công ty
phát triển bền vững và tác phong làm ăn rõ ràng minh bạch.
Điều này giúp duy trì mối quan hệ lâu dài cho các nhà cung
cấp.

Con người là nhân tố tạo ra điểm khác biệt: Sam Walton hiểu
rằng tài nguyên con người là yếu tố quan trọng nhất với mỗi
công ty. Ông mong muốn đây sẽ là 1 nơi nhân viên có thể
đến tâm sự và chia sẻ những vấn đề trong công việc cũng
như cuộc sống. Vì vậy ông đã đặt tên là “Vườn ươm con
người”. Sam Walton luôn tin tưởng rằng “Nếu bạn làm cho
nhân viên của mình hài lòng, họ sẽ chăm sóc khách hàng tốt
nhất và cứ thế doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bền
vững”. Vì vậy văn hóa của Walmart luôn xoay quanh con
người. Điều thú vị là yêu cầu tuyển dụng tại Walmart không
có gì quá cao siêu. Nhưng Walmart lại đầu tư hết lực vào
huấn luyện và biến Walmart thành môi trường làm việc tuyệt
vời nhất. Nhờ vậy họ có thể phát triển những con người bình
thường thành những nhân viên tuyệt vời nhất.

5. Phong cách lãnh đạo


Thật diệu kì khi mà Sam Walton và các cộng sự trong công ty
đã làm được trong 30 năm qua kể từ khi cửa hàng Walmart
đầu tiên được mở tại vùng Tây Bắc Arkansas, quê hương
của ông. Đôi khi khó có thể tin rằng với đôi bàn tay và một số
vốn ít ỏi đã phát triển một cửa hàng nhỏ bé thành một đế chế
vĩ đại như ngày nay. Điều chắc chắn rằng Sam Walton và
những người bạn của mình đã trải qua vô vàng khó khăn,
vượt qua các đối thủ mạnh như Kmart, Sterling Stores… để
có được thành công như ngày hôm nay.
Dường nhứ Sam Walton sinh ra là để kinh doanh, quyết định,
điều hành. Ông được trời phú cho động cơ và tham vọng,
điều này có thể ông được di truyền từ mẹ và mottj phần về
tuổi thơ và sở thích của ông. Mẹ của ông là một người biết
cách tạo động lực cho người khác và ông đã nghiêm túc làm
theo lời mẹ rằng ông phải cố gắng hết sức trong bất cứ việc
gì mình làm. Vì vậy Sam Walton luôn theo đuổi thứ mình
quan tâm với một đam mê thực sự. Ông luôn đề ra cái
ngưỡng thật cao cho mình: đó là đề ra mục tiêu cá nhân rất
cao.
Nếu như người ta chứng kiến những điều Sam Walton đã
làm trong những ngày đầu thành lập Walmart. Trên chiếc xe
săn với những ủng, xẻng sau thùng xe Sam Walton đảm
nhận tất cả nhiệm vụ của mọi vị trí trong cửa hàng. Từ việc
tìm nguồn hàng, chuyển hàng, phân tích thị trường, xây dựng
cửa hàng…. Sam Walton đã trải qua tất cả mọi khó khăn
trong những năm đầu thành lập Walmart, ông chỉ biết làm,
làm và làm, tất cả chỉ để tạo nên một đế chế vĩ đại, vì tham
vọng và niềm tin của ông. Nếu môi trường quân đội tạo nên
sự mạnh mẽ, quyết đoán, sự nghiêm khắc với bản thân và
với công việc thì các tố chất trong ông tạo nên một người đàn
ông đầy bản lĩnh và niềm tin. Nhìn bề ngoài có thể thấy ông là
một người nhỏ bé nhưng ý chí của ông thì thật lớn mạnh.
Ở Sam Walton có những phong cách lãnh đạo riêng:
a.Phong cách chuyên quyền:
Thường thì các lãnh đạo lựa chọn cho mình một phong cách
lãnh đạo riêng, tuy nhiên tùytheo từng hoàn cảnh mà các nhà
quản lý sẽ áp dụng các phong cách nào phù hợp. Với xuất
thân từ quân đội, giai đoạn đầu Sam Walton thể hiện tính
cách chỉ huy của một quân sự thực thụ. Ông đóng vai trò như
một vị tướng và bắt đầu đưa ra các quyết định của mình với
mong muốn duy nhất là những người lính của mình thực hiện
chính xác các chỉ thị đưa ra. Sam Walton thường đưa ra các
quyết định dựa trên kinh nghiệm và khả năng của mình, ông
ít khi nhờ cậy vào sự giúp đỡ của người khác và không mấy
quan tâm tới những gì người khác nói gì và nghĩ gì. Sam
Walton luôn muốn có sự hiệu quả trong từng cửa hàng của
mình và đích thân ông sẽ là người kiểm tra năng lực và tinh
thần làm việc của từng nhân viên, cán bộ quản lí của mình.
Người ta thường thấy Sam Walton ở những quyết định điên
rồ, nhưng thường thì nó mang đến những hiệu quả cho
Walmart, nhìn cái cách mà Sam Walton tuyển dụng các nhà
quản lí của mình chúng ta có thể thấy lên điều này, có lần
ông di chuyển qua một bang khác và khi gặp lại một nhà
quản lí giỏi của đối thủ ông đã mời nhà quản lí đó tham gia
vào đội ngũ kinh doanh của mình, tất nhiên có nhiều bất ngờ
và thường thì người ta sẽ không mấy mặn mà khi làm quản lí
cho một công ty với quy mô và tầm ảnh hưởng nhỏ như
Walmart ở giai đoạn đó. Thật bất ngờ khi có rất nhiều người
đã từ bỏ nơi có chế dộ đãi ngộ cao hơn để đến với Walmart ,
một phần có lẽ vì sức hút mãnh liệt từ người đàn ông bé nhỏ
này. Có một số người được Sam Walton lựa chọn để làm
quản lí khi họ đang là một nhân viên đã có những bước tiến
nhanh và chắc chắn ngoài sự kì vọng của mọi người. Có lẽ ở
Sam Walton người ta thấy được điều gì đó đặc biệt, một hình
ảnh của một nhà lãnh đạo.
Những ai từng làm việc với Sam Walton chắc biết rõ cần phải
làm gì và làm như thế nào! Sam Walton luôn yêu cầu khắt
khe đối với nhân viên của mình, và nếu ai đó làm việc tốt thì
sẽ có một vị trí quản lí sẵn sàng cho người đó, còn nếu đi
ngược lại họ sẽ phaie nhận lấy những gì mình đáng nhận.
Sam Walton thường yêu cầu các nhân viên phải chăm chỉ và
cống hiến hết mình cho Walmart, như ông đã và đang làm, có
lẽ điều ông cần với các nhân viên của mình bên cạnh năng
lực điều quan trọng nhất là lòng trung thành.
Khi Walmart đã phát triển rất rộng trên toàn nước Mỹ, để
thuận tiện cho việc đi lại và cũng nhằm quan sát tốt hơn để
lựa chọn các địa điểm đặt cửa hàng mới Sam Walton đã
quyết định mua cho mình một chiếc máy bay riêng, một chiếc
máy bay mà nhìn nó người ta khó có thể tin nó có thể cất
cánh bay được. Em trai của Sam Walton , JAMES L.BUD và
những người khác đã khuyên Sam Walton không nên xem
thường tính mạng của mình như vậy và họ cho rằng cái máy
bay kia là một khoản mua sắm không hợp lí và hết sức nguy
hiểm cho tính mạng, thế nhưng, mặc cho người can ngăn
Sam Walton đã tự mình lái chiếc máy bay đó đến các cửa
hàng của mình, thăm quan các vùng đất mới để đặt các cửa
hàng mới của mình. Sau này Sam Walton đã từng thổ lộ rằng
ông đã thật may mắn khi đã rong ruổi cùng chiếc máy bay đó
đi khắp nơi mà vẫn sống đến hiện nay.
Sự thật là giống như các nhà quản lí cùng thời như Michiel
Dell, Bill Gates, Henry Ford,…. Sam Walton cũng đưa ra các
quyết định của mình dựa trên các thông tin đã có từ thị
trường, ông thường đi rất nhiều, hỏi rất nhiều để phục vụ cho
sự phát triển của Walmart. Họ thường chọn cách tiếp cận “từ
ngoài vào trong”, lấy xuất phát điểm là thị trường, sau đó
quay trở lại thiết lập cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng tốt các
nhu cầu của khách hàng. Điều đó có nghĩa là họ lấy khách
hàng làm trọng tâm để định hướng sản phẩm.
Trong cuốn tự truyện của mình, Sam Walton đã viết: “Bí
quyết thành công của một người bán lẻ hàng hóa là phải
mang lại cho khách hàng những điều họ muốn, nhưng như
vậy chưa đủ, để trở thành xuất sắc, khách hàng phải được
hướng nhiều hơn những thứ họ chờ đợi. Hãy luôn đặt mình
vào vị trí khách hàng để xem họ muốn gì: Hàng hóa chất
lượng tốt và phong phú? Giá thành thấp nhất? Độ tin cậy tối
đa? Dịch vụ tận tình? Giờ giấc thuận tiện? Nơi đổ xe miễn
phí? Tất nhiên khi họ thấy quan tâm, họ sẽ tiếp tục tới cửa
hàng. Và ngược lại, cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta không bao
giờ gặp lại những khách hàng không được thỏa mãn nhu
cầu!”
David Glass, người từng làm việc cùng Sam Walton trong
nhiều năm và sau đó kế tục Sam Walton trở thành chủ tịch
của Walmart cho biết một trong những lí do giúp cho Walmart
thành công hơn các công ty khác là nhờ cam kết rất táo bạo
của Walton là sẽ cung cấp hàng hóa với giá thấp nhất cho
khách hàng.
Sam Walton từng nói: “ Chỉ cần một đôla không hợp lý,
Walmart sẽ làm tổn hại đến túi tiền của khách hàng”. Câu nói
đó vẫn còn in đậm trong triết lý kinh doanh của công ty hơn
một thập kỷ qua kể từ khi người sáng lập công ty qua đời”.
Những điều trên đã được Sam Walton nêu lên sau những lần
đi thực tế và tự trải nghiệm bản thân, ông đã viết ra và yêu
cầu các nhân viên của mình thực hiện nghiêm túc và chính
xác.
b.Phong cách lãnh đạo dân chủ
Những điều Sam Walton làm luôn nhằm mục đích tốt nhất
cho Walmart vì vậy có những lúc ông phải thay đổi cách lãnh
đạo của mình cho phù hợp với thời thế, đặc biệt là khi
Walmart đã quá lớn và có quá nhiều việc lớn để ông phải
quan tâm thường xuyên. Trong cuốn tự chuyện của mình
Sam Walton đã viết: “ Những lời cố vấn khôn ngoan của Bud
đã giúp cho chúng tôi tránh khỏi nhiều sai lầm. Bản tính của
tôi là luôn luôn ra lệnh, và luôn muốn mọi người thực hiện
công việc ngay lập tức nhưng Bud thường khuyên tôi đi theo
một hướng khác, hoặc có thể thay đổi thời điểm tiến hành.
Tôi đã học được cách lắng nghe Bud vì cậu ấy có những
nhận xét hiếm có và là người có các giác quan nhạy bén”.
Một trong những tính cách đặc biệt của Sam Walton là luôn
khuyến khích tinh thần nhân viên. Như năm 1975, nhân một
chuyến công tác tới Hàn Quốc, Sam Walton đã cao hứng
sáng tác bài hát riêng cho Walmart, bài hát có tên là “Walmart
Cheer” để cổ động tinh thần làm việc của nhân viên cũng như
nâng cao tính đoàn kết trong nội bộ. Bài ca vẫn được lưu
truyền rộng rãi trong Walmart cho tới ngày nay. Đảm bảo
cuộc sống nhân viên luôn là một ưu tiên trong công thức
thành công của Walmart và có lẽ các nhân viên của ông rất
tự tin và tin tưởng khi có ông, vị chủ tịch và giám đốc điều
hành đáng kính.
Ngay từ những ngày đầu thành lập lúc mà vốn liếng và nhân
công còn ít ỏi, Walmart đã thực hiện chế độ phân chia lợi
nhuận xòng phẳng giữa các cửa hàng, nhân viên và khách
hàng. Bên cạnh đó hàng tháng Sam Walton cho lấy ý kiến
nhân viên đóng góp cho chiến lược kinh doanh của công ty.
Bất kỳ nhân viên nào của Walmart cũng có thể gặp lãnh đạo
của công ty để đóng góp ý kiên và những sáng kiến có giá trị
đều được khen thưởng và cân nhắc vị trí công tác. Có lẽ nhờ
chính sách này mà Walmart luôn có được những sự đổi mới
liên tục và đạt được những thành công như ngày hôm nay.
Một lời khuyên của Sam Walton cho các bạn trẻ muốn kinh
doanh thành công trong thời đại ngày nay bao gồm 10
nguyên tắc, trong đó có những nguyên tắc thể hiện rõ sự tôn
trọng nhân viên và sự cầu thị đối với toàn thể cán bộ nhân
viên trong Walmart. Có thể nêu ra các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tin tưởng vào công việc kinh doanh: Hãy tin
vào công việc kinh doanh của bạn hơn bất kì ai khác. Tôi cho
rằng tôi đã vượt qua từng khiếm khuyết cá nhân chỉ bằng
niềm say mê mà tôi mang vào trong công việc. Tôi không biết
có phải bạn được sinh ra đã có sẵn niềm say mê này hay
không hay bạn cần phải học để có được nó. Nhưng tôi biết
rằng bạn cần nó. Nếu bạn yêu công việc của bạn, bạn sẽ cố
gắng để thực hiện nó hàng ngày, tới hết mức bạn có thể và
rất nhanh chóng, mọi người xung quanh bạn sẽ nhiễm niềm
đam mê từ bạn, giống như một cơn sốt.

Nguyên tắc 2: Chia sẽ lợi nhuận cho các thành viên trong
công ty và cư xử với họ như những cộng sự. Ngược lại họ sẽ
coi bạn như một cộng sự và cùng hợp tác. Hãy duy trì một
tập đoàn và nắm giữ quyền kiểm soát nếu bạn muốn, xong
hãy xử sự như một nhà lãnh đạo “ làm đầy tớ” cho việc cộng
tác này

Nguyên tắc 3: Tạo động cơ làm việc cho cộng sự. Chỉ có
tiền, địa vị và chức vụ thôi chưa đủ. Thườn xuyên ngày này
qua ngày khác, bạn phải nghĩ ra các cách thức mới lạ, hấp
dẫn hơn để thúc đẩy và thách thức các cộng sự của bạn. Đặt
ra các mục tiêu thật cao và khuyến khích cạnh tranh và rồi
hãy ghi nhận các kết quả đạt được.

Nguyên tắc 4: Hãy chia sẽ những thông tin có thể với các
cộng sự. Càng biết nhiều thì họ hiểu nhiều nhau hơn. Càng
hiểu biết thì họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó.
Khi họ quan tâm rồi thì không có gì có thể ngăn cản được họ.

Nguyên tắc 5: Hãy đánh giá đúng sự đóng góp của mỗi
thành viên đối với công ty. Việc trả lương và quyền được
mua cổ tức công bằng sẽ khiến cho các thành viên có trách
nhiệm và tận tụy với công việc. Chúng ta ai cũng muốn được
nghe người khác đánh giá nhiều về những gì chúng ta đã làm
cho họ. Những lời khen tặng chân thành, đúng lúc, đúng
người là món quà không mất tiền mua nhưng đáng giá bằng
cả tài sản.

Nguyên tắc 6: Lạc quan trước thất bại: Hãy tìm ra điểm hài
hước trong mỗi thất bại. Bạn đừng làm cho mọi việc trở nên
nghiêm trọng quá. Hãy thả lỏng ra và mọi người xung quanh
bạn cũng sẽ làm như vậy. Vui đùa, hài hước và luôn tỏ ra
nhiệt tình. Khi tất cả mọi thứ đều thất bại, bạn hãy thay đổi
kiểu trang phục và hát một bài hát ngồ ngộ. Sau đó làm cho
mọi người hát cùng bạn. Hãy suy nghĩ vượt qua thất bại này.
Tất cả điều đó quan trọng hơn và vui vẻ hơn là bạn nghĩ.

Nguyên tắc 7: Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người trong
công ty. Bạn hãy tìm cách để họ bộc lộ những suy nghĩ của
mình. Những người ở “ tiền tuyến” – những người thực sự trò
chuyện với khách hàng, là những người duy nhất biết được
những gì đang diễn ra.

Nguyên tắc 8: Vượt qua cả sự mong đợi của khách hàng:


Nếu bạn làm được điều này, họ sẽ quay lại với bạn và trở
thành khách hàng trung thành. Hãy trao cho họ cái mà họ
muốn, thậm chí nhiều hơn cái họ muốn. Hãy cho họ biết`
rằng bạn đánh giá họ rất cao. Hãy cố gắng làm cho mọi sai
lầm trở nên nhẹ nhàng. Hai từ quan trọng nhất mà tôi từng
đưa lên biểu tượng đầu tiên của Wal-Mart là “Satisfaction
Guaranteed” (Sự thoả mãn được bảo đảm). Chúng vẫn còn
đó và tạo nên mọi sự khác biệt.

Nguyên tắc 9: Kiểm soát chi tiêu tốt hơn so với kiểm soát
cạnh tranh: Đó là nơi mà bạn luôn có thể tìm thấy được lợi
thế cạnh tranh. Trong 25 năm hoạt động, rất lâu trước khi
Wal-Mart được biết tới như ngày nay, chúng tôi đã đứng ở vị
trí số 1 trong lĩnh vực của mình về mặt có tỉ lệ chi phí thấp.
Bạn có thể mắc nhiều lỗi khác nhau và sau đó vẫn sửa chữa
được nếu bạn có những thao tác hiệu quả. Nhưng bạn lại có
thể toả sáng hoặc chia tay với sự nghiệp của mình nếu bạn tỏ
ra không biết sửa chữa sai lầm.

Nguyên tắc 10: Bơi ngược dòng: Hãy đi theo một hướng
khác. Nếu mọi người đang cùng theo một cách thì đây là cơ
hội thuận lợi để bạn có thể tạo cho mình một khoảng trống thị
trường bằng hướng đi đối lập. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị
thật kĩ để đối phó với những người không đồng tình với bạn.
Điều mà tôi nghe thấy thường xuyên đó là: một thành phố
dưới 50.000 dân không thể chịu được một cửa hàng giảm giá
trong thời gian dài. Và kết quả là tôi vẫn đúng.

Những nguyên tắc kinh doanh của ông thể hiện ông luôn lắng
nghe và tôn trọng những ý kiến của nhân viên, không dừng ở
đó ông còn muốn tạo điều kiện để nhân viên của mình được
bày tỏ quan điểm, nguyện vọng bởi hơn ai hết ông hiểu được
vai trò của những người nhân viên của mình. Thành công
đến với ông với các tố chất vốn có, do môi trường dũa mài
mà còn do ông biết áp dụng đúng lúc các phong cách lãnh
đạo cho từng thời kỳ. Mới thành lập Walmart ông sử dụng
phong cách lãnh đạo chuyên quyền, sau khi ổn định và dần
phát triển ông chuyển dần sang phong cách lãnh đạo dân
chủ, việc áp dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau với
từng thời điểm cho thấy sự nhạy bén trong công việc của
ông. Những thành công của Walmart cho tới nay đã chứng
minh rằng ông đã tạo dựng cho mình một phong cách lãnh
đạo phù hợp, đó là một phong cách kết hợp, lấy môi trường
làm cơ sở thay đổi cho phù hợp.

6. Hệ thống kiểm tra của Walmart

a. Hệ thống thông tin chung.

 Hệ thống thông tin của Walmart có cấu trúc tổ chức là


khung công tác, được phân cấp, trong đó tổ chức này phân
bố, sắp xếp quyền hạn và nghĩa vụ đối với dòng thông tin của
nó. Nó xác định cách thức, phạm vi, vai trò, quyền lực, nghĩa
vụ được ủy quyền, kiểm soát, phối hợp và cách thông tin
được chuyển giao giữa các cấp quản lý. Vớicơ chế phân
quyền trong hệ thống thông tin này,Walmart đã trở thành một
tổ chức mà cấu trúc hoạt động của nó phụ thuộc hoàn toàn
vào các mục tiêu và chiến lược của nó. Sức mạnh quyết định
được tập trung ở cấp quản lý cao nhất cùng với đó là việc
kiểm soát việc thực hiện của các phòng ban và bộ phận khác
nhau. Cấu trúc tập trung này đã thể hiện con đường ra quyết
định mở đầu là CEO, thông qua các ban điều hành và đến
các chi nhánh thích hợp. Bộ phận vềhệ thống thông tin của
Walmart có khoảng 3000 cộng tác viên làm việc tại trung tâm
công nghệDavid Glasstại Bentoville, Arkensas.Phònghệ
thống thông tin của họ phân cấp, bao gồm: Phân tích kinh
doanh, phân tích kinh doanh cấp cao, quản lý, quản lý cấp
cao và các cấp bên dưới nữa. Việc cấu vậy giúp cho họ theo
dõi các chỉ số về năng suất và ngân sách, đạt được hiệu quả
cao hơn trong việc theo dõi và giám sát công việc. Dù cho tất
cả những gì liên quan đến quản lý và hệ thống thông tin đều
được Walmartcông nghệhóa,thì bộ phận hệthống thông tin
của họ vẫn được chia thành hai phần là cơ sở hạ tầng và
phần mềm. Hai bộ phận này cung cấp cho công ty ba chức
năng trụ cột: lập kế hoạch, phân tích bán hàng, và phát triển
hoạt động. Hệ thống thông tin của Walmartđược triển khai
nhưmột đường ống từ CIO (Rollin Ford) báo cáo trực tiếp cho
CEO (Mike Duke) và làm việc với các phòng ban.

*Loại dữ liệu: Trung tâm dữ liệu Jane là trung tâm dữ liệu của
Walmart với dung lượng 460 terabytes. Với sức mạnh dữ liệu
này, trung tâm dữ liệu Jane được xem là một biểu tượng bí
ẩn và nó đã góp phần giúp cho Walmart trở thành một trong
những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Theo một số nguồn thông
tin, Walmart xử lý dữ liệu mô hình tính toán bao gồm chương
trình Gauss và dữ liệu Gauss để phục vụ việc tính toán doanh
thu, lợi nhuận và con đường phân phối cho các cửa hàng của
Walmart cho các năm. Ngoài ra, Walmart còn xử lý dữ liệu
sai lệch với một chương trình Gauss chạy thuật toán tuyến
tính.

*Loại thông tin: Walmart sử dụng thông tin từ mã vạch. Mã


vạch đã cho phép các nhà bán lẻ tạo ra các loại thông tin cho
sản phẩm của mình. Walmart thực sự có thể kiểm soát một
cách có hiệu quả đối với mã vạch, và cũng là tiên phong
trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tinh vi vào
việc theo dõi hàng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Sự
phát triển của Walmart được đánh giá là do họ áp dụng xuất
sắc công nghệ thông tin vào việc kinh doanh của mình, và
chìa khóa mở cánh cửa pháttriển của Walmartlà việc sửdụng
mã vạch,không mộtai, khôngmột tổ chức nào có khả năng sử
dụng mã vạch tốt hơn Walmart. Hiện nay thì Walmart đang
sử dụng thẻ RFID phục vụ khả năng nhận dạng tần số vô
tuyến, được xem là một công nghệ hiệu quả để nhận dạng

 Hệ thống xử lý giao dịch (TPS): Được phát triển và sử


dụng để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trong hoạt
động tổ chức như point-of-sale (POS), chuẩn bị bảng lương,
việc thanh toán của khách hàng. Dữ liệu đầu vào của hệ
thống là dữ liệu thông. Ví dụ về TPS là việc thanh toán của
người tiêu dùng được thực hiện bằng công việc quét mã
vạch. Việc làm này đem lại độ chính xác cao, nâng cao hiệu
quả đáng kể, cải thiện việc tương tác

 Hệ thống thông tin quản lý (MIS): MIS là hệ thống


cung cấp báo cáo hiệu suất thực tế của công ty dựa trên cơ
sở dữ liệu từ TPS. 3-Quản lý nguồn cung ứng (Supply chain
management) 

b. Hệ thống mã vạch

 Hệ thống mã vạch được áp dụng vào ngày 3 tháng 4


năm 1973. Mã sản phẩm toàn cầu (UPC) do George J. Laurer
phát triển cung cấp mã vạch được sử dụng phổ biến trên thế
giới, được mọi máy quét mã vạch công nhận. UPC được chia
thành hai phần với 6 chữ số mỗi phần. Nó chứa đầy đủ các
thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất, xuất xứ. Mã vạch được
đọc bởi máy quét bằng tia laser. Mã vạch đã được sử dụng
rộng rãi cho nhu cầu của vô số doanh nghiệp. Tuy nhiên,
không một ai sử dụng mã vạch này hiệu quả được như
Walmart. Từ các thông tin từ mã vạch, Walmartcó thể xác
định được doanh số bán hàng trên từng sản phẩm riêng biệt
trong thời gian thực. Từ những thông tin thống kê với mã
vạch này, Walmart có thể xác định được tình trạng sản phẩm
hiện thời và điều chỉnh cách thức hoạt động sao cho hợp lý.
Việc theo dõi hàng hóa này mang lại rất nhiều lợi thế cho
Walmart khi mà nó giúp họ hoạt động khoa học và hiệu quả
hơn. Có lẽ bởi thế mà họ đã tiến một bước xa hơn với công
nghệ để phục vụ tốt hơn việc theo dõi bán hàng, theo dõi kho
hàng và theo dõi tình hình vận chuyển của hàng hóa. Giớ
đây, họ áp dụng hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến RFID.
 Hệ thống RFID: Walmart sử dụng hệ thống RFID (nhận
dạng qua tần số vô tuyến) cho hoạt động kinh doanh của
mình, bao gồm cả hoạt động của chuỗi cung ứng. Các thẻ
RFID chứa thông tin điện tử được gắn vào mỗi sản phẩm.
Thẻ này có thể thu thập năng lượng từ sóng vô tuyến mà
máy đọc phát ra và phản hồi lại tín hiệu sóng mang thông tin
của thẻ. Walmart sử dụng chúng để tự động nhận dạng và
thu thập dữ liệu. Hệ thống này có khả năng nhận và lưu trữ
thông tin theo thời gian thực. Do đó, Walmart có thể kiểm
soát hàng tồn kho của mình hiệu quả nhờ việc phân tích
những thông tin này. Hệ thống RFID thực sự hiệu quả để
quản lý hàng tồn kho, nó đã tạo ra một ký nguyên mới về việc
quản lý hàng tồn kho này. Nó cho các doanh nghiệp thấy
rằng, việc quản lý hàng tồn kho đúng cách cũng mang lại khả
năng sinh lời tuyệt vời. Thành công của Walmartcho đến thời
điểm hiện tại cũng phần lớn là nhờ khả năng quản lý hàng
tồn kho khoa học của mình. Điều này chỉ được thực hiện khi
họ sử dụng hệ thống thông tin liên quan đến các nhà sản
xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối và hậu cầu. RFID đã làm
cho Walmart có thể theo dõi được hàng hóa của mình đang ở
đâu trong chuỗi cung ứng và quản lý cách nó vận hành.
Walmartthiết lập đầu đọc RFID tại các bến tải của họ để ghi
lại những sản phẩm nào đang được gửi đi. Sản phẩm được
bốc dỡ từ xe tải vận chuyển, và chúng di chuyển qua các đầu
đọc, khi đó các thẻ RFID hoạt động và bắt đầu gửi dữ liệu về
từng sản phẩm riêng lẻ. Dữ liệu này được nhận bởi máy đọc
và nó sẽ gửi đến một máy tính để ghi lại thông tin về các sản
phẩm đến. Nhờ việc này mà Walamart cũng có thể phát hiện
được những sản phẩmnào họ không đặt hàng mà vẫn được
chuyển đến, từ đó mà những sản phẩm này sẽ nhanh chóng
bị gửi trả. Ngoài ra, người quản lý cũng có thể sử dụng máy
quét cầm tay để xác định chính xác sản phẩmnào đang
nằmbên trong những góihàng được đặt ở khu vực lưu trữ.
Cùng với dữ liệu được cung cấp từ các điểm đọc RFID khác
trong toàn bộ cửa hàng, người quản lý có thể xác định đâu là
sản phẩm cần thiết để bán tại cửa hàng. Khi các sản phẩm
này được đặt và đưa lên kệ bán hàng, sản phẩm và thẻ RFID
của nó sẽ đi qua một bộ đọc khác. Một lần nữa, dữ liệu được
truyền từ các thẻ đến các máy đọc, đến các máy tính và xuất
báo cáo xác nhận rằng sản phẩm đã được đặt trên kệ bán
hàng. Khi sản phẩm được mua, hệ thống máy tính cảu
Walmart ghi lại thẻ RFID của sản phẩm được quét và dữ liệu
của sản phẩm được hiển thị trên màn hình để khách hàng
đọc (bao gồmgiá sản phẩm). Sau khi mua sản phẩm, POS
(điểm bán hàng) xác định rằng sản phẩm đã được mua. Một
đầu đọc RFID khác được đặt ở lối vào và lối ra của cửa hàng.
Nó thu thập dữ liệu từ các sản phẩm rời khỏi cửa hàng. Các
báo cáo có thể được tạo nên dựa trên những gì khách hàng
đã mua (hoặc có thể bịđánh cắp khỏicửa hàng)và các sản
phẩmbị cạn kiệt cần được bổ sung.Thông tin từ báo cáo này
được chia sẻ với mọi bộ phận của chuỗi cung ứng ngay lập
tức, trong thời gian thực. Nếu như sản phẩm đang được ưa
chuộng, nhà sản xuất sẽ biết và chuẩn bị gia tăng sản lượng,
và ngược lại đối với những sản phẩm ít được chú ý. RFID
giúp cho Walmart giữ được số lượng cần thiết các sản phẩm
trên kệ hàng trong khi duy trì lượng tồn kho một cách chính
xác, làm cho chuỗi cung ứng làm việc trơn chu.
 Hệ thống EDI : Hệ thống EDI là một hệ thống trao đổi
dữ liệu điện tử, được sửdụng để truyền dữ liệu qua internet.
Nhờ việc áp dụng hệ thống này, Walmartcó thể mua sắmmột
cách thông minh khi kết hợp với các hệ thống thông tin khác
của mình. EDI cho phép Walmart chia sẻ dữ liệu cho những
người tham gia trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những nhà
cung cấp. Những báo cáo dữ liệu có được từ thẻ RFID sẽ
được chuyển đến những người tham gia trong chuỗi cung
ứng của Walmart. Từ đây, những nhà cung cấp của Walmart
có thể biết được tình trạng sản phẩm của họ, có thể theo dõi
doanh số bán sản phẩm. Do dữ liệu cung cấp này là theo thời
gian thực, cho nên nhà cung cấp, nhà sản xuất có thể theo
đó mà điều chỉnh hoạt động của mình. Nhanh chóng cung
ứng hàng hóa cho Walmart kịp thời. Đồng thời, có thể ra
được quyết định gia tăng hay giảm thiểu sản xuất dựa vào
doanh số bán ra hiện thời. Những biến động về hàng hóa
không chỉ được Walmart kiểm soát chặt chẽ, mà còn được
các nhà cung cấp theo dõi và hành động phù hợp theo đó. Hệ
thống EDI chỉ có vai trò hỗ trợ cho hệ thống RFID.
 Logistics management
 Cross-docking: Không phải tự nhiên mà Walmart điều
hành chuỗi cửa hàng bán lẻ giảm giá lớn nhất trên thế giới.
Khi mà mỗi hoạt động vớisản phẩm đều nảy sinh vấn đề chi
phí, thì việc giảm giá giống như là tự giết chết chính mình
vậy. Một trong những việc làm gia tăng rất nhiều chi phí là lưu
trữ hàng hóa. Mỗi lần mà xe tải hàng đến một địa điểm và
chôn chân ở đó, là một lần chi phí tăng lên. Walmart đơn giản
là không để điều đó xảy ra, họ là một ví dụ điển hình về việc
tối ưu hóa hoạt động hậu cần (logistics) để tạo ra lợi thế cạnh
tranh. Việc này được thực hiện xuất sắc bởi kĩ thuật phân
phối cross-docking. Cross-docking là việc sản phẩm được
phân phối trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng hoặc
chuỗi bán lẻ, hay vận chuyển sản phẩm giữa các chuỗi bán lẻ
mà hầu như không cần lưu trữ. Walmart đã thực hiện kĩ thuật
cross-docking theo cách không thể nào hoàn hảo hơn. Họ đã
áp dụng phương pháp này bởi vì những cửa hàng của họ gia
tăng một cách nhanh chóng và họ cần đảm bảo một đường
dây vận chuyển hiệu quả để lấy sản phẩm từ các trung tâm
phân phối đến cửa hàng của họ, hoặc là việc di chuyển sản
phẩm giữa các cửa hàng khi mà khối lượng tiêu thụ và hành
vi mua của người tiêu dùng ở mỗi cửa hàng là khác nhau.
Cross-docking đóng góp sức mình vào chuỗi cung ứng có
cấu trúc khoa học của Walmart, với mục đích đưa sản phẩm
đến khách hàng nhanh hơn và ít tốn kém hơn. Walmart có
thể giảm chi phí sản phẩm, giảm thiểu chi phí lưu kho, tăng
cường quản lý tồn kho. Chiến lược này đạt được hiệu quả
bởi chính hệ thống tương tác đáng tin cậy của họ. Từ năm
1980, Walmart đã sử dụng một hệ thống tương tác vệ tinh để
theo dõi từng giao dịch tại mỗi cửa hàng. Hơn nữa, họ có một
hệ thống để theo dõi hàng tồn kho đáng tin cậy nhờ việc sử
dụng công nghệ RFID.Hàng tồn kho được theo dõi trong thời
gian thực, mang lại thông tin giá trị để có thể thực hiện kĩ
thuật cross- docking hiệu quả.
 Hub & Spoke: Walmart sử dụng mạng phân phối Hub&
Spoke.Công ty này có 158 trung tâm phân phối trên toàn thế
giới, các trung tâm này có tính tự động hóa cao và hoạt động
24/7. Mỗi trung tâm rộng hơn 1 triệu feet vuông. Tổng chiều
dài của băng tải bên trong mỗi trung tâm khoảng 5 dặm. Có
tổng cộng khoảng 55.000 xekéo, 6.500máy kéo và 7.000 tài
xế. Mỗi trung tâm phân phối hỗ trợ 90-100 cửa hàng trong
khoảng cách 200 dặm. Khi xem xét việc mở rộng kinh doanh
sang một khu vực mới, Walmart phải chọn một địa điểm cho
một trung tâm phân phối. Một nơi mà có thể xây dựng được
90 đến 100 cửa hàng ở khu vực xung quanh. Hàng hóa sẽ
được đón trực tiếp từ các nhà sản xuất bởi đội 6.500 xe tải.
Sau đó, chúng được phân loại ra tại các trung tâm và phân
phối cho các cửa hàng trong vòng 24 đến 48 giờ. Với một số
mặt hàng hoặc các đơn hàng đặc biệt, công ty sẽ tận dụng hệ
thống phân phối của nhà sản xuất để giao hàng trực tiếp từ
kho đến cửa hàng. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động trơn
chu và an toàn, việc tuyển dụng, đào tạo, phân công và giám
sát tài xế là một việc hết sức quan trọng. Mỗi tài xế sẽđược
cấp một sổ tay lái xe. Sổ tay này chưa các quy tắc ứng xử,
đưa ra các hướng dẫn đi theo lịch trình đã lên kế hoạch
trước. Chính mạng lưới Hub & Spoke này đã cho phép
Walmart có thể thực hiện chiến thuật cross-docking của mình.
 Inventory managament (Quản lý hàng tồn kho): Việc
quản lý hàng tồn kho là một trong những hoạt động đóng góp
lớn nhất cho sự thành công của Walmart. Walmart áp dụng
những công nghệ tiên tiến để quản lý hàng tồn kho của mình,
như đã giới thiệu, công nghệ RFID. Thành công của Walmart
trong quản lý hàng tồn kho là nhờ mô hình quản lý hàng tồn
kho do nhà cung cấp quản lý. Nhà cung cấp được theo dõidữ
liệu thời gian thực được xác định bởi công nghệ RFID để biết
được lượng tồn kho hiện tại và tỉ lệ bán hàng nhấtđịnh. Từ đó
đưa ra quyếtđịnh bổ sunghàng hóa và vận chuyển hàng hóa
trực tiếp đến kho hàng. Nhờ đó mà hàng hóa được bổ sung
kịp thời trước khi nó xảy ra tình trạng thiếu hụt. Và chẳng có
chi phí nào cho nhân viên quản lý hàng hóa của mỗi nhà
cung cấp bởi tất cả đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại.
Walmart thực hiện quản lý nhiều loại kho hàng, mỗi loại thực
hiện một vai trò nhất định trong chuỗicung ứng và hàng tồn
kho của họ. Các loại hàng tồn kho đáng chú ý nhất:
 Hàng tồn kho thành phẩm: Đây là loại quan trọng nhất.
Chúng được lưu trữ và bổ sung thường xuyên. Nó hỗ trợ
hoạt động của cửa hàng Walmart, nơi mà các hàng hóa này
được bán cho khách hàng.
 Hàng tồn kho chuyển tiếp: Đây là loại quan trọng thứ 2
trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Walmart. Chúng
được giữ trước khi quá cảnh, có thể được vận chuyển trong
nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Nó hỗ trợ bổ sung hàng tồn
kho thành phẩm.
 Hàng tồn kho phụ: Walmart sử dụng hàng tồn ho phụ bằng
cách giữ một lượng nhỏ hàng hóa bổ sung đề phòng trường
hợp nhu cầu tăng đột biến.
 Hàng tồn kho dự kiến: Loại này tương tự như hàng tồn kho
phụ vì nó có tác dụng duy trì thêm hàng tồn kho cho nhu cầu
tăng. Tuy nhiên, hàng tồn kho loại này được lên lịch dự kiến
theo kế hoạch, cho các hàng hóa biến động theo từng
khoảng thời gian.

 VOF (Voice-based order filling): Năm 1998, Walmart


cài đặt hệ thống điền đơn đặt hành bằng giọng nói (VOF) tại
tất cả các trung tâm phân phối hàng hóa của mình. Mỗi người
chịu trách nhiệm mua hàng được cung cấp kèm theo tai nghe
micro/loa (được kết nối với hệ thống này) được đeo trên thắt
lưng. Hệ thống VOF cũng xác minh được số lượng chọn và
có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau như cung cấp chi tiết
sản phẩm. Do đó, nó được áp dụng để tránh saisót trong việc
đặt hàng.
 Hệ thống bán hàng (POS): Giống như nhiều công ty
lớn khác, Walmart cũng sử dụng hệ thống điểm bán hàng
(Pointof salehay POS) bởinó thực sựphì hợp với nhu cầu
thực tế của họ. Walmart sử dụng hệ thống dựa trên SUSE
Linux Enterprise Point Service (SLEPOS). Nó sử dụng công
nghệtiên tiến vớinhững tính năng tuyệt vờihỗ trợ
Walmartquản lý một trong những chuỗi cung ứng phức tạp
nhất thế giới. Hệ thống POS của Walmart được kết hợp với
hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để có thể ghi lại
dữ liệu trong các thẻ RFID của các sản phẩm, được thiết kế
để phục vụ bán lẻ. Hệ thống này có thể xây dựng với một
máy chủ và nhiều máy chi nhánh. Dữ liệu được tổng hợp,
thống kê rõ ràng, phục vụ tốt cho việc phân tích. Cửa hàng
đầu tiên của Walmart khai trương vào năm 1962. Năm1975,
Walmartđã nhập liệu kho hàng của mình vào một hệ thống
máy tính IMB. Sau đó, họ đặt máy tính tiền điện tử tại hơn
100 cửa hàng. Năm1983, Walmart them chức năng nhận
diện mã vạch.Năm 1987,Walmart hoàn thành hệ thống vệ
tinh của họ, thực hiện kết nối thông tin giữa tất cả các cửa
hàng và văn phòng quản lý. Năm 1996, Walmart sử dụng
internet để lưu trữ các liên kết truyền thông của họ. Năm
2002, họ dùng internet để chuyển dữ liệu đến cho các nhà
cung cấp. Năm 2005, họ áp dụng công nghệ RFID. Và vào
năm 2007, Walmartra mắt dịch vụ Site to Store của họ.
Walmart đã sử dụng hệ thống POS một cách hết sức thiết
thực. Không chỉ được thiết kế để phục vụ việc bán hàng, hệ
thống POS còn được sử dụng để lấy dữ liệu hỗ trợ quản lý
kho. Hàng hóa được mua sẽ được kiểm soát qua các chiếc
máy bán hàng vớicông nghệ RFID. Do đó, dữ liệu về bán
hàng được lưu lại. Dựa vào dữ liệu này và dữ liệu về hàng
hóa hiện thời, Walmart và các nhà cung cấp sẽ biết được
thông tin để quản lý hàng tồn kho, đồng thời phân tích được
sự thay đổi vềhành vi mua của khách hàng.
 CPFR (Collaborative planning, forecasting and
replenishment): CPFRđược hiểu là việc lên kếhoạch hợp
tác, dựbáo và bổ sung.Trước khihệ thống CPFR ra đời, mối
quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ thường không thực
sự gắn kết. Khi mà nhà cung cấp muốn bán được nhiều hàng
nhất với mức giá cao thì nhà bán lẻ lại muốn có được mức
giá thấp nhất, vì mục tiêu không đồng nhất này nên cả hai
thường không hợp tác tốt với nhau. Khi không hợp tác tốt với
nahu, thì việc chia sẻ thông tin bị gián đoạn. Cuối thếkỉ XX,
Walmartvà Procter& Gamble đã phát triển một chương trình
chung bao gồmchia sẻ thông tin, lập kế hoạch và dự báo
chung. Đây được coi là hệ thống CPFR đầu tiên. Một số yếu
tố của CPFR bao gồm dữ liệu POS, phân tích bán lẻ, hệ
thống hậu cần, lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu, kho bãi,
chia sẻ trách nhiệm. CPFR là một tập hợp các quy trình
nghiệp vụ dựa trên dự liệu được thiết kế để cải thiện khả
năng dự đoán và phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung
ứng. Nó được đánh giá cao hơn so với EDI. Mục tiêu của
CPFR là tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách cải thiện độ
chính xác của dự báo nhu cầu, cung cấp đúng sản phẩm vào
đúng thời điểm đến đúng vị trí, giảm hàng tồn kho trong chuỗi
cung ứng, cải thiện dịch vụ khách hàng. Điều có thể đạt được
chỉ khi các đối tác thương mại đang làm việc chặt chẽ với
nhau, sẵn sàng chia sẻ thông tin và rủi ro. Walmart đã thực
hiện CPFR này rất tốt đối với tất cả các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng của mình. Việc này tạo nên một sự hợp tác
“win-win” đối với tất cả các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng, nó hỗ trợ việc ra quyết định một cách hoàn hảo. Ứng
dụng CPFR kết hợp với các dữ liệu hỗ trợ, các nhà cung cấp
có thể gửi đúng hàng hóa đến đúng nơi vào đúng thời điểm.
Walmart đã chọn phần mềm Oracle ERP để thực hiện hệ
thống CPFR của mình.
 Reordering system: Reordering system là một công
nghệ ứng dụng việc kết nối internet trong nhà. Walmart đã có
bằng sáng chế cho công nghệ này. Công việc mà nó làm là
theo dõi việc sử dụng mọi sản phẩm của khách hàng từ kem
đánh răng, tới giày, hay bất kì thứ gì khác rồikhi sản phẩmđó
cần được thay thế, nó sẽtự động đặt hàng cùng và gợi ý các
hàng hóa kèm theo. Hệ thống này hoạt động dựa trên cảm
biến đặt trên sản phẩm và internet. Nó cho thấy nỗ lực to lớn
của Walmartliên quan đến công nghệ trong cửa hàng và
thương mại điện tử của họ. Sử dụng cảm biến trên sản
phẩm, công nghệ công nghệ này theo dõi thời gian và tần
xuấtsử dụngsản phẩm. Khi sản phẩmcần được thay thế, cảm
biến sẽ pháthiện và tự động đặt hàng. Nhờ đó Walmart có thể
cung cấp sản phẩm vào đúng thời điểm mà khách hàng cần
đến. Nhưng Reordering systemgặp phảimộttrở ngại, đó là nó
liên quan đến quyền riêng tư của người mua sắm.
 MPP (Massively Parallel Processor): Walmart sở hữu
bộ xử lý song song (MPP), hệ thống máy tính lớn nhất và tinh
vi nhất trong khu vực tư nhân, cho phép họ dễ dàng theo dõi
sự chuyển động của hàng hóa trên tất cả các trung tâm phân
phối và cửa hàng. Nó có một kế hoạch dự phòng tại chỗ rất
an toàn với chế độ sao lưu. Nhân viên sử dụng “Magic
Wand”, được liên kết với các thiết bị đầu cuối tại cửa hàng
thông quamạng tần sốvô tuyến,để theo dõihàng tồn khotrong
các cửa hàng, kho hàng và trung tâm phân phối. Việc quản lý
đơn đặt hàng được bổ sung hoàn toàn với sự trợ giúp của
máy tính thông qua hệ thống POS.Nhờ bộ xử lý này, Walmart
có thể dự báo số lượng cần bổ sung của từng mặt hàng một
cách chính xác dựa vào khốilượng hàng tồn kho thông qua
sử dụng thuậttoán tinh vi. Cơ sở dữ liệu hàng tồn kho cũng
được hệ thống này lưu trữ cho phép nhân viên và nhà cung
cấp truy cập và xem dữ liệu được cho phép. Mọi thông tin
của Walmart luôn được cập nhật lên cơ sở dữ liệu lưu trữ
trên MPP

You might also like