You are on page 1of 4

BÀI TẬP GIỮA KỲ LUẬT THƯƠNG MẠI

Giảng viên: Đào Thị Thu Hằng

Tên sinh viên: Huỳnh Đức Toàn


MSSV: K195022006
Lớp luật thương mại: Ca 3 – thứ 3
Mã học phần: 202LU0508
Đề bài: Nêu và phân tích các chế tài trong hợp đồng thương mại:
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ KHO VÀ CÁC PHẦN DIỆN TÍCH PHỤ TRỢ Số 94/HĐ-TMTCT
Bài làm
Trong HỢP ĐỒNG CHO THUÊ KHO VÀ CÁC PHẦN DIỆN TÍCH PHỤ TRỢ số 94/HĐ-
TMTCT có thỏa thuận giữa 2 bên về một số chế tài thương mại được các bên thỏa thuận, sau
đây em xin nêu và phân tích:

Tại điều khoản 2.4 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, chấm dứt
hợp đồng là một thuật ngữ chung, BLDS chỉ nêu các trường hợp hợp đồng chấm dứt chứ
chưa quy định cụ thể về chấm dứt hợp đồng, tùy vào nội dung của hợp đồng mà xác định
chấm dứt do thỏa thuận hay do việc áp dụng chế tài thương mại hay do các nguyên nhân
khác.

Tại trường hợp đầu tiên: "bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê hoặc các chi phí khác
theo quy định tại điều 4 hợp đồng",theo em, trường hợp chấm dứt này là khi thực hiện chế tài
đình chỉ hợp đồng, ta có thể thấy, quy định tại điều 310 LTM 2005:

"Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện
hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường
hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

Trong trường hợp này, quy định chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên B vi phạm nghĩa
vụ thanh toán, tức là hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể là tại
điều 4 hợp đồng này.

Tại điều 4 hợp đồng này, có quy định rằng: "Giá thuê điều chỉnh 3 năm một lần. Giá thuê
được điều chỉnh tăng trong biên độ từ 10% - 12,5% (Không bao gồm khoản tăng theo mức
giá của khu công nghiệp Biên Hòa 2). Trong trường hợp các bên không thống nhất được mức
giá tăng trong biên độ trên thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt và không bên nào phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên B không chấp thuận tăng giá trong
biên độ (10% - 12,5%) thì được coi như bên B đơn phương hủy ngang hợp đồng quy định tại
điều 2.4 của hợp đồng.”

Đơn phương hủy ngang hợp đồng trong trường hợp này là đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng quy định tại điều 428 BLDS 2015. Tại khoản 5 điều này quy định: “Trường hợp
việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều
này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ
và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do
không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Trong trường hợp này, bên A áp dụng chế tài phạt vi phạm đối với B trong trường hợp bên B
đơn phương chấm dứt hợp đồng, tức là bên B vi phạm nghĩa vụ, cụ thể là:”Nếu bên B hủy
hợp đồng, bên B bị mất tiền đặt cọc và toàn bộ tài sản bên B đã đầu tư trên đất”. Đối với
trường hợp bên A hủy hợp đồng: ”Nếu bên A hủy hợp đồng: Bên A bồi thường bằng giá trị
còn lại của tài sản (tài sản hiện hữu do bên B đã đầu tư trên đất – không bao gồm hàng hóa)
theo sổ sách của bên B và trả lại tiền cọc cho bên B sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí do bên
B có trách nhiệm thanh toán. Hợp đồng quy định đây là bồi thường nhưng theo em, đây chỉ là
những nghĩa vụ bên A phải làm.

Theo em, điều khoản này của hợp đồng tương ứng với chế định về phạt vi phạm quy định tại
điều 300 LTM 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp
quy định tại điều 294”. Mức phạt ở đây được thỏa thuận là số tiền cọc và toàn bộ tài sản bên
B đã đầu tư trên đất. Theo em, điều khoản này của hợp đồng vẫn còn một số điểm chưa hợp
lý, theo quy định tại khoản 2 điều 418 BLDS 2015: “2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa
thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Như vây, về nguyên tắc thì các bên
được tự do quyết định mức phạt vi phạm, nhưng trừ trường hợp các luật khác có quy định
khác. Vì đây là hợp đồng thương mại, do đó xem xét đến quy định của Luật thương mại thì
mức phạt vi phạm được quy định tại điều 301: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điều
266 của Luật này. Tại điều khoản này của hợp đồng, theo quan điểm của em vẫn còn chưa
thật sự rõ ràng, do quy định về hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại của Luật
Thương Mại và Bộ Luật Dân Sự vẫn còn điểm mâu thuẫn, cụ thể, tại điều 360 BLDS2015
quy định: ”Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như
vậy, “thỏa thuận khác” ở đây có thể hiểu là thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
hay không ?, và có phải là pháp luật dân sự công nhận việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hợp đồng hay không ?. Nhưng trong Luật thương mại
2005, không có điều khoản quy định: thỏa thuận về giá trị bồi thường thiệt hại mà quy định
rằng “bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi
vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm.”(Đ.304 LTM 2005). Như vậy, nếu xem xét đây là chế tài phạt vi phạm, thì
mức phạt ở đây là tiền đặt cọc và toàn bộ tài sản bên B đã đầu tư không thể xác định có đúng
quy định của pháp luật hay không, do hợp đồng không nêu tài sản bên B đã đầu tư trên đất có
giá trị bao nhiêu và tổng tiền đặt cọc và nếu giá trị tài sản bên B đầu tư trong trường hợp vượt
quá 8% giá trị hợp đồng thì phần dư ra sẽ không được công nhận là khoản phạt vi phạm.
Trong trường hợp nếu xem xét đây là thỏa thuận bồi thường thiệt hại, thì việc thỏa thuận
trước mức bồi thường thiệt hại lại không phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 302 LTM:
“2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Như vậy, theo luật thương mại thì mức bồi thường chỉ
có thể là thiệt hại thực tế trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, đồng nghĩa với
việc các bên không được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại một cách cố định, không tương
ứng với thiệt hại thực tế.Tại đ biều khoản này của hợp đồng, không áp dụng chế tài đình chỉ
hợp đồng, vì theo quy định tại khoản 3 điều 428 Đơn phương chấm dứt hợp đồng: “3. Khi
hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia
nhận được thông báo chấm dứt . Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa
thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã
thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện”. Do khi
một bên trong hợp đồng đơn phương chấm dứt thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia
nhận được thông báo chấm dứt và hai bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực
hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện, việc áp dụng
chế tài đình chỉ hợp đồng trong trường hợp này là không cần thiết do hậu quả pháp lý của chế
tài đình chỉ hợp đồng đã có phần trùng lặp với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Tại quy định thứ 2 tại khoản 4.2 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời
hạn: “Bên A và bên B không thỏa thuận được mức giá thuê quy định tại khoản 4.1, điều 4 thì
Hợp đồng này”. Cụ thể tại khoản 4.1 quy định rằng: “Trong trường hợp các bên không thống
nhất được mức giá tăng trong biên độ trên thì hợp đồng đương nhiên và không bên nào phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.” Theo em, chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này là
do theo thỏa thuận của các bên, quy định tại khoản 3 điều 422 BLDS 2015 về chấm dứt hợp
đồng.

“Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường cho bên B. Đồng
thời, bên B bị mất tiền đặt cọc và có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh cho bên A
và các bên có liên quan (nếu có) khi bên B vi phạm một trong các trường hợp sau:

+Sử dụng diện tích thuê không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng, vi phạm
các quy định pháp luật

+Trong quá trình sử dụng diện tích gây ô nhiễm môi trường xung quanh hoặc làm ảnh hưởng
tới dân cư khu vực lân cận”

Tại điều khoản này, ta có thể thấy chế tài được áp dụng trong trường hợp này là cả 3: chế tài
đình chỉ hợp đồng và chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm , cụ thể: bên A là
bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong các trường hợp xảy ra các vi phạm của bên
B như đã nêu trên, căn cứ tại khoản 1 điều 310 LTM 2005, ngoài ra, tại khoản 2 điều 311
LTM 2005 quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng có nội dung:”2.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này”. Theo quy
định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại điều 303 LTM 2005:

“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Trong trường hợp này, chế tài bồi thường thiệt hại được quy định rằng: bên A yêu cầu bên B
bồi thường thiệt hại khi vi phạm một trong các trường hợp quy định tại hợp đồng, nếu có thiệt
hại phát sinh và hành vi vi phạm của bên B là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên
A và các bên liên quan. Ngoài ra, hợp đồng quy định bên B bị mất tiền đặt cọc, đây được xem
là chế tài phạt vi phạm. Trong trường hợp này, việc áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và
bồi thường thiệt hại là hợp lý, đúng pháp luật, căn cứ tại khoản 2 điều 307 LTM 2005 về
quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại.

You might also like