You are on page 1of 13

CÁCH MẮC BIẾN TRỞ TỪNG BƯỚC

 Trang chủ
 Cách mắc biến trở từng bước

Biến trở
Biến trở được sử dụng để tự động thay đổi điện trở từ đó điều khiển dòng điện trong mạch điện và cũng có thể được sử dụng như bộ chia
điện áp. Ví dụ sử dụng để điều khiển âm lượng radio. Chiết áp khác với điện trở thông thường ở chỗ chúng có 3 chân thay vì 2 chân. Chân
giữa được gọi là con chạy. Khi chiết áp được sử dụng như một bộ chia điện áp, cả 3 chân đều được mắc dây riêng. Nhưng khi chiết áp
được đấu dây như biến trở điều khiển dòng điện (rheostat), chỉ cần mắc 2 chân. Một trong chân bên của biến trở có thể gắn vào bảng mạch,
chân còn lại không được gắn hoặc nối mass, nhưng quan trọng là luôn luôn mắc với con chạy. Con chạy phải được nối đất hoặc đấu vào
nguồn điện áp. Ví dụ, bạn có thể mắc chân bên trái của chiết áp vào nguồn điện áp và con chạy nối đất hoặc sử dụng chân phải thay cho
chân trái. Thay đổi phía ảnh hưởng đến hướng điều chỉnh giá trị của chiết áp.
 
Cách mắc biến trở theo từng bước
Bước 1: Xác định 3 chân trên biến trở. Đặt biến trở sao cho núm vặn hướng lên trên trần nhà và 3 chân về phía bạn. Với biến trở ở vị trí
này, bạn có thể xem các chân theo thứ tự từ trái qua phải là 1,2,3. Bạn cần nhớ chính xác thứ tự vì có thể dễ bị nhầm lẫn khi biến trở thay
đổi vị trí.

Bước 2: Nối đất chân đầu tiên của biến trở. Để sử dụng biến trở điều khiển âm lượng (vì đây là ứng dụng phổ biến nhất), chân số 1 sẽ
được nối đất. Để làm điều này, bạn cần hàn một đầu của dây điện với chân số 1 và hàn đầu kia vào mass của mạch điện tử.
Bắt đầu bằng cách đo chiều dài dây điện, bạn cần phải mắc chân biến trở với một vị trí thuận tiện trên khung máy. Sử dụng kéo cắt dây điện
theo chiều dài phù hợp.
Sử dụng mỏ hàn điện tử để hàn một đầu của dây điện với chân số 1. Hàn đầu kia vào khung mass của mạch điện tử. Điều này sẽ giúp biến
trở nối đất, cho giá trị về 0 khi núm vặn ở vị trí tối thiểu.

Bước 3: Mắc chân số 2 vào đầu ra của mạch. Chân số 2 là đầu vào của biến trở, nên sẽ được nối với đầu ra của mạch điện. Dùng hàn để
cố định lại vị trí nối.
Bước 4: Nối chân số 3 với đầu vào của mạch. Chân số 3 là đầu ra của biến trở, vì vậy nó phải được nối với đầu vào của mạch. Dùng hàn
để cố định lại vị trí nối.
Bước 5: Kiểm tra biến áp để chắc chắn đã đấu dây chính xác. Khi biến trở đã được đấu dây, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng vôn
kế. Chạm que đo của vôn kế với đầu vào và đầu ra của biến áp và xoay núm chỉnh. Khi xoay núm chỉnh thì giá trị đo trên vôn kế sẽ thay đổi
tức là đã mắc đúng.
Chi tiết về [cách đấu chiết áp 3 chân] mà bạn nên biết
Chiết áp là gì? Chiết áp 3 chân có phải là một loại chiết áp hay không? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiết áp 3 chân ra sao? Hiện nay trên thị trường
điện gia dụng có những loại chiết áp nào? Bạn đã biết cách đấu chiết áp 3 chân sao cho đúng chưa? Tất cả những thắc mắc trên của bạn đọc sẽ được
chúng tôi giải thích ngay sau đây. Trước tiên sẽ là khái niệm về chiết áp?
Xem thêm: [Chấn lưu là gì]? Chi tiết về cách đấu chấn lưu điện tử mà bạn nên biết
Xem thêm: Chi tiết về hướng dẫn [cách dán đèn led dây lên tường]
Xem thêm: Chi tiết về các bước hướng dẫn làm [đèn led cho bể cá]
Xem thêm: Đèn compact là gì? 7 [sơ đồ mạch điện bóng đèn compact] cơ bản hiện nay
Xem thêm: [Cấu tạo và sơ đồ mạch điện bóng đèn huỳnh quang] đơn giản
Xem thêm: [Độ rọi là gì]? Những tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
Xem thêm: Lý giải tại sao [đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy] khi sử dụng
Xem thêm: [Góc Chia Sẻ] Cách làm đèn led nhấp nháy đơn giản tại nhà
Xem thêm: [So sánh ưu nhược điểm] của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Xem thêm: Chi tiết về [cách đấu chiết áp 3 chân] mà bạn nên biết

Khái niệm chiết áp là gì?

Hình ảnh về chiết áp đèn led


Chiết áp hay còn có tên gọi là biến trở, potentiometer. Trong đó, người sử dụng thường hay gọi với cái tên là biến trở nhất.
Biến trở bao gồm một điện trở 3 cực được kết nối với 1 tiếp điểm. Tiếp điểm này được cấu tạo ở dạng trượt hoặc xoay tạo thành một bộ chia điện áp. Bộ
chia này bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh điện áp được.
Chiết áp 12v
Chiết áp được sử dụng để thực hiện việc điều khiển các thiết bị điện tử. Ngoài ra, bạn còn thấy chiết áp được ứng dụng trong lĩnh vực âm thanh. Đó là chiết
áp được vận dụng trong kỹ thuật điều chỉnh âm lượng của âm thanh. Chẳng hạn như tiếp điểm là một điểm trượt thì chiết áp được dùng làm đầu dò. Bạn sẽ
thấy ứng dụng này được sử dụng trong thiết bị Joystick. 

Phân loại và ứng dụng của mỗi loại chiết áp


Trước khi bạn đọc tìm hiểu về cách đấu chiết áp 3 chân. Chúng tôi muốn bạn hiểu và phân loại ứng dụng được từng kiểu chiết áp hiện nay. Chẳng hạn
như:
Chiết áp 6 chân
Đây là loại chiết áp được dùng chính trong việc điều khiển âm lượng của âm thanh. Bạn sẽ thấy chúng thường có bên trong những thiết bị loa đài âm thanh.
Chiết áp 6 chân
Ứng dụng của chiết áp 6 chân:
 Khuếch đại âm thanh trong amply để nghe nhạc.
 Điều chỉnh âm thanh trong dàn nhạc karaoke.
Chiết áp 6 chân biến trở 10k có khả năng khuếch đại âm thanh tốt hơn loại 1k, 2k, 5k.
Chiết áp 3 chân
Là loại chiết áp được ứng dụng chính trong lĩnh vực điện dân dụng và điều chỉnh ánh sáng. Chiết áp 3 chân được chế tạo như một Dimmer. Dimmer này có
tác dụng điều khiển độ sáng tối của bóng đèn. Ngoài ra, chiết áp 3 chân còn được dùng trong việc điều khiển tốc độ của quạt. Trong bài viết này sẽ có phần
hướng dẫn cách đấu chiết áp 3 chân cho quạt trần. Bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của của chiết áp trong ứng dụng điện dân dụng ra sao.
chiết áp loa là gì
Chiết áp 3 chân
Chiết áp 3 chân được dùng để điều khiển tốc độ biến tần trong động cơ quay. Bởi vì, biến tần có khả năng đọc giá trị của biến trở ( chiết áp ). Từ đó, chiết
áp sẽ làm tăng hoặc giảm tốc độ quay của động cơ bằng thay đổi tần số.
Như vậy, so với chiết áp 6 chân thì loại chiết áp 3 chân được ứng dụng rộng rãi hơn. Bởi vậy, chúng tôi sẽ tập chung nghiên cứu sâu hơn về loại chiết áp
này. Đặc biệt là cấu tạo và cách đo chiết áp 3 chân.

Cấu tạo và cách đo chiết áp 3 chân


Chiết áp 3 chân có cấu tạo khá là đơn giản. Bạn có thể hiểu về cấu tạo của loại chiết áp 3 chân này như sau:
Cấu tạo chiết áp 3 chân
Chiết áp 3 chân có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là:
 Con chạy.
 Một cuộn dây có điện trở lớn thường được làm bằng hợp kim.
 Chân ra gồm 3 chân dùng để kết nối với mạch điện. Trong đó, 2 trong 3 chân này sẽ được trực tiếp nối vào mạch điện. Chúng tôi sẽ hướng
dẫn cách đấu chiết áp 3 chân cho bạn hiểu ở phần sau của bài viết. Một chân còn lại có tác dụng thay đổi điện trở cho thiết bị điện. Thông thường thì
khoảng điện trở có thể thay đổi được sẽ ghi trên con chạy.
Ngoài ra, trên mỗi chiết áp 3 chân ( điện trở 3 chân ) còn có các núm vặn. Các núm vặn này cho phép bạn thay đổi điện trở bên trong mạch điện theo ý bạn
muốn.
Cách đo chiết áp 3 chân
Cách đo chiết áp 3 chân
Để có thể thực hiện đo chiết áp 3 chân bạn sẽ cần tới dụng cụ đồng hồ VOM. Sau đó, bạn cần phải xác định chính xác 3 chân 1-2-3 của chiết áp. Thông
thường chân 1-3 sẽ có điện trở cố định. Chân 2 sẽ có điện trở giá trị thay đổi khi bạn xoay núm vặn. Vì thế, bạn cần đo 3 chân này để biết được chính xác
điện trở là bao nhiêu? Từ đó bạn sẽ biết cách đấu chiết áp 3 chân vào mạch điện nào cho hợp lý.
Các bước đo chiết áp công suất lớn 3 chân được thực hiện như sau:
 Điều chỉnh đồng hồ VOM về mức Ohm.
 Xoay chiết áp ( biến trở ) đến một vị trí điện áp bất kỳ. Tuy nhiên, bạn cần loại trừ 2 điểm min, max của chiết áp nhé.
 Xác định các biến trở bằng cách đo các chân 1-2-3 của chiết áp. Bạn sẽ đo theo 3 cặp tiếp điểm 1-2, 1-3, 2-3. Trong 3 cặp này sẽ có một cặp có
giá trị lớn nhất. Đây được xác định chính là giá trị của biến trở. Lúc này, bạn sẽ xoay biến trở nếu giá trị của điện trở không bị thay đổi. Điều này có nghĩa
là cách đo giá trị của bạn hoàn toàn đúng.
 Cuối cùng, bạn sẽ phải xác định chân chạy của chiết áp 3 chiều. Cụ thể, bạn sẽ đo chân còn lại với 1 trong 2 chân ở cặp tiếp điểm. Giá trị đo
được nhỏ hơn giá trị của biến trở thì bạn đã đo đúng. Lúc này, bạn xoay biến trở thì đồng hồ bị thay đổi giá trị.
Đó chính là cách đo chính xác cho chiết áp 3 chân. Vậy, cách đấu chiết áp 3 chân sao cho chuẩn? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện cách đấu
chiết áp nhanh và chuẩn xác.
>>> Xem thêm: https://skyled.com.vn/sanpham/den-led/den-led-am-tran/

Cách đấu chiết áp 3 chân


Hai cách mắc chiết áp 3 chân trong ứng dụng âm thanh và cơ học cơ bản như:
Cách đấu chiết áp 3 chân âm lượng
Để có thể đấu chiết áp 3 chân vào mạch điện. Bạn cần phải thực hiện các bước đấu như sau:
Xác định 3 chân của chiết áp
 Xác định 3 chân của chiết áp sau đó đặt núm vặn hướng lên trần nhà. 3 chân sẽ đặt quay về phía bạn. Lúc này bạn sẽ coi như 1-2-3 từ trái qua
phải là vị trí của chân chiết áp.
 Chân số 1 bạn sẽ dùng để nối đất. Lúc này bạn cần hàn 1 đầu của dây điện vào chân số 1. Đầu kia sẽ hàn vào mass của mạch điện.
Đấu các chân của chiết áp
 Đối với chân số 2 bạn sẽ mắc vào đầu ra của mạch điện. Sau đó bạn dùng hàn để cố định đầu nối chân số 2.
 Đối với chân số 3 bạn sẽ mắc vào đầu vào của mạch điện. Sau đó bạn dùng hàn để cố định đầu nối chân số 2.
Kiểm tra điện áp sau khi đấu
Như vậy là bạn đã hoàn thiện cách đấu chiết áp 3 chân. Lúc này bạn sẽ cần sử dụng vôn kế để kiểm tra điện áp trong biến trở. Nếu bạn xoay núm chỉnh
mà điện als thay đổi-> đậu đúng.
Cách đấu chiết áp quạt trần
Chiết áp quạt trần được dùng để thay đổi tốc độ quay của quạt. Loại chiết áp này có thiết kế nhỏ gọn và quá trình lắp đặt cũng khá đơn giản.
Sơ đồ cách đấu chiết áp quạt trần
Đối với cách đấu chiết áp 3 chân cho quạt trần. Bạn có thể đấu theo mô hình sơ đồ cụ thể dưới đây. So với cách đấu chiết áp cho âm thanh thì đấu cho
quạt trần đơn giản hơn. Vì chiết áp 3 chân được thiết kế trở thành loại chiết áp quạt chuyên dụng. Bạn chỉ cần đấu theo đúng sơ đồ mạch điện dưới đây là
xong.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đấu đúng cực cho các chân của chiết áp. Thường thì các chân được đánh theo màu sắc dễ dàng phân biệt. Bạn chỉ cần đấu đúng
màu sắc các chân vào nhau là ok.
Đó chính là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về chiết áp, chiết áp 3 chân. Ngoài ra, nếu bạn muốn tự mình đấu chiết áp cho các thiết bị trong gia đình.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách đấu chiết áp 3 chân mà chúng tôi chia sẻ. Trong quá trình đấu nếu bạn không hiểu hay thắc mắc ở đâu. Bạn đọc có thể
liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

You might also like