You are on page 1of 84

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUANG BÌNH

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG


(GIAI ĐOẠN: THIẾT KẾ KỸ THUẬT)
TẬP 1 – QUYỂN 1.2
BÁO CÁO CHÍNH PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
(SAU THẦM TRA)

Cơ quan lập:

VIỆN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG


Địa chỉ: Ngõ 155 Cầu Giấy, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84) 24 668 44 899, FAX: (84) 24 668 44 899

HÀ NỘI 02-2021
VIỆN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG


(GIAI ĐOẠN: THIẾT KẾ KỸ THUẬT)

TẬP 1 – QUYỂN 1.2


BÁO CÁO CHÍNH PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
(SAU THẦM TRA)

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: ThS. Trần Thế Vinh

Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2021

VIỆN TRƯỞNG

TS. Ngô Tuấn Kiệt


THÀNH PHẦN BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

BÁO CÁO TÓM TẮT


TẬP 1: BÁO CÁO CHÍNH
QUYỂN 1.1: BÁO CÁO CHÍNH PHẦN XÂY DỰNG

QUYỂN 1.2: BÁO CÁO CHÍNH PHẦN THIẾT BỊ

TẬP 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


QUYỂN 2.1: BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
QUYỂN 2.2: BÁO CÁO ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
QUYỂN 2.3: BÁO CÁO THỦY VĂN CÔNG TRÌNH
TẬP 3: THUỶ NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG
TẬP 4: CHỈ DẪN KỸ THUẬT
QUYỂN 4.1: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG
QUYỂN 4.2: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN THIÊT BỊ CÔNG NGHỆ
TẬP 5: TỔNG DỰ TOÁN
TẬP 6: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
TẬP 7: TẬP BẢN VẼ
QUYỂN 7.1: BẢN VẼ THIẾT KẾ PHẦN XÂY DỰNG
QUYỂN 7.2: BẢN VẼ THIẾT KẾ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
TẬP 8: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA
TẬP 9: QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG
TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC ....................................................... 5


1.1. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 5
1.2. TUA BIN THỦY LỰC ..................................................................................... 9
1.1.1. Lựa chọn loại tua bin thuỷ lực ............................................................................ 9
1.2.2. Lựa chọn số tổ máy ...........................................................................................10
1.2.3. Lựa chọn cao trình đặt BXCT ...........................................................................11
1.2.4. Mô tả kết cấu tua bin và một số yêu cầu kết cấu chính của tua bin ....................11
1.3. MÁY ĐIỀU TỐC ............................................................................................16
1.3.1. Loại và mô tả máy điều tốc ...............................................................................16
1.3.2 Các yêu cầu về vận hành ...................................................................................17
1.4. VAN TRƯỚC TUA BIN .................................................................................17
1.5. HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẦU ÁP LỰC .........................................................19
1.5.1. Bơm dầu ...........................................................................................................19
1.5.2. Bình dầu áp lực .................................................................................................20
1.5.3. Thùng chứa dầu và thùng hứng dầu...................................................................21
1.6. MÁY PHÁT ĐIỆN ..........................................................................................22
1.6.1. Số vòng quay và công suất định mức ................................................................22
1.6.2. Hệ số công suất và điện áp định mức ................................................................22
1.6.3. Cách điện và giải pháp làm mát ........................................................................22
1.6.4. Các thông số kỹ thuật chính của máy phát.........................................................22
1.6.5. Mô tả kết cấu máy phát .....................................................................................23
1.7. HỆ THỐNG KÍCH THÍCH MÁY PHÁT .....................................................25
1.7.1. Chức năng của hệ thống ....................................................................................25
1.7.2. Thành phần của hệ thống ..................................................................................25
1.8. THIẾT BỊ CẦU TRỤC GIAN MÁY..............................................................26
1.9. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ .........................................................................27
1.9.1. Hệ thống cấp nước kỹ thuật...............................................................................27
1.9.2. Hệ thống nước rò rỉ ...........................................................................................28
1.9.3. Hệ thống cơ sở dầu ...........................................................................................29
1.9.4. Hệ thống khí nén áp lực thấp.............................................................................29
1.9.5. Thông gió và điều hòa không khí ......................................................................30
1.9.6. Cấp nước cứu hỏa, chữa cháy............................................................................32
1.9.7. Hệ thống đo lường thủy lực...............................................................................33

Viện Công nghệ năng lượng 1


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ CÔNG ....................................................38


2.1. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ .............................................................................38
2.2. THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐẬP PHỤ .......................................................................38
2.2.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị ........................................................................38
2.2.2. Chế độ làm việc .................................................................................................39
2.3. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỐNG XẢ CÁT.............................................................39
2.3.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị ........................................................................39
2.3.2. Chế độ làm việc của cửa: ..................................................................................40
2.4. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỬA LẤY NƯỚC..........................................................40
2.4.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị ........................................................................40
2.4.2. Chế độ làm việc ................................................................................................42
2.5. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỬA NHẬN NƯỚC ......................................................42
2.5.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị ........................................................................42
2.5.2. Chế độ làm việc ................................................................................................43
2.6. ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC .................................................................................44
2.6.1. Khái quát chung ................................................................................................44
2.6.2. Thông số kỹ thuật .............................................................................................44
2.6.3. Thử áp lực đường ống .......................................................................................44
Bảng kê thiết bị cơ khí thủy công ..............................................................................44
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ ĐIỆN ........................................................................ 47
3.1. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐIỆN ................................................47
3.2. PHƯƠNG ÁN ĐẤU NỐI NHÀ MÁY VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA47
3.3. CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH ..........................................47
3.3.1. Phương án 1 ......................................................................................................48
3.3.2. Phương án 2 ......................................................................................................48
3.4. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ................................................................48
3.4.1. Công suất và hệ số công suất.............................................................................48
3.4.2. Số vòng quay và điện áp định mức ....................................................................48
3.4.3. Bội số dòng ngắn mạch (SCR) ..........................................................................48
3.4.4. Cấp cách điện....................................................................................................49
3.4.5. Hệ thống làm mát ..............................................................................................49
3.4.6. Hệ thống phanh .................................................................................................49
3.4.7. Hệ thống cứu hoả ..............................................................................................49
3.4.8. Các đặc tính chính.............................................................................................50
3.4.9. Thiết bị nối đất trung tính máy phát điện ...........................................................50
Viện Công nghệ năng lượng 2
TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
3.4.10.Hệ thống kích từ ...............................................................................................50
3.5. MÁY BIẾN ÁP CHÍNH CỦA TỔ MÁY .......................................................52
3.5.1. Chủng loại và số lượng yêu cầu ........................................................................52
3.5.2. Lõi ....................................................................................................................52
3.5.3. Cuộn dây...........................................................................................................52
3.5.4. Vỏ máy .............................................................................................................52
3.5.5. Hệ thống làm mát ..............................................................................................53
3.5.6. Đầu sứ ..............................................................................................................53
3.5.7. Bình dầu phụ.....................................................................................................53
3.5.8. Chế độ làm việc trung tính ................................................................................53
3.5.9. Các đặc tính chính.............................................................................................53
3.5.10.Hệ thống phòng cháy - chữa cháy máy biến áp .................................................54
3.5.11.Bảo vệ máy biến áp ...........................................................................................54
3.5.12.Bố trí lắp đặt máy biến áp .................................................................................54
3.6. THIẾT BỊ ĐIỆN ÁP MÁY PHÁT ĐIỆN 6,3KV ...........................................54
3.6.1. Các giá trị định mức ..........................................................................................55
3.6.2. Máy cắt điện .....................................................................................................56
3.6.3. Dao nối đất .......................................................................................................56
3.6.4. Cầu dao phụ tải .................................................................................................56
3.6.5. Máy biến dòng điện ..........................................................................................57
3.6.6. Máy biến điện áp...............................................................................................57
3.6.7. Chống sét van ...................................................................................................58
3.6.8. Thiết bị đầu ra trung tính máy phát ...................................................................58
3.7. HỆ THỐNG TỰ DÙNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 400/230V ............................58
3.7.1. Sơ đồ cung cấp điện tự dùng xoay chiều cho toàn nhà máy ...............................58
3.7.2. Lựa chọn sơ đồ nối điện nguồn tự dùng 400/230V ............................................59
3.7.3. Máy biến áp tự dùng TD1, TD2 ........................................................................59
3.7.4. Máy phát điện Diezen chính ..............................................................................60
3.8 THIẾT BỊ PHÂN PHỐI HẠ THẾ 400 V .......................................................61
3.8.1. Máy cắt không khí ............................................................................................62
3.8.2. Máy biến dòng ..................................................................................................62
3.8.3. Máy biến điện áp...............................................................................................62
3.8.4. Áp tô mát ..........................................................................................................62
3.9. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TỰ DÙNG ĐIỆN MỘT CHIỀU ........................62
3.10. CHIẾU SÁNG ĐIỆN ......................................................................................63

Viện Công nghệ năng lượng 3


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

3.11. HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT TOÀN CÔNG TRÌNH ..............65
3.11.1.Hệ thống nối đất................................................................................................65
3.11.2.Hệ thống chống sét toàn công trình ...................................................................66
3.12. THÔNG TIN LIÊN LẠC ................................................................................66
3.12.1.Hệ thống viễn thông ..........................................................................................66
3.12.2.Thông tin liên lạc trong nhà máy .......................................................................67
3.12.3.Thông tin liên lạc ngoài nhà máy ......................................................................67
3.13. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG............................................................67
3.13.1.Khái quát ..........................................................................................................67
3.13.2.Thiết bị hệ thống báo cháy ................................................................................68
3.14. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT, BẢO VỆ RƠLE VÀ ĐO LƯỜNG
NHÀ MÁY .................................................................................................................68
3.14.1.Các chức năng của hệ thống giám sát và điều khiển ..........................................71
3.14.2.Các thiết bị cho hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy .................................73
3.14.3.Hệ thống bảo vệ rơ le và đo lường cho nhà máy ................................................74
3.14.4.Tủ điện bố trí tại phòng điều khiển trung tâm ....................................................77
3.15. THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 35 KV ......................................................................78
3.15.1.Các tham số về hệ thống ...................................................................................78
3.15.2.Máy cắt điện 35 KV ..........................................................................................78
3.15.3.Máy biến dòng điện ..........................................................................................79
3.15.4.Máy biến điện áp 35 KV ...................................................................................79
3.15.5.Chống sét van 35 KV ........................................................................................79

Viện Công nghệ năng lượng 4


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

CHƯƠNG 1: THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC

1.1. PHẦN MỞ ĐẦU


Quá trình lựa chọn các thiết bị cơ khí thủy lực của trạm thủy điện Suối Chùng
dựa trên các thông số thiết kế đã được xác định trong phần tính toán thủy năng.
Các thiết bị cơ khí thủy lực gồm: Tua bin, Máy phát, Máy điều tốc và Thiết bị
dầu áp lực và các hệ thống thiết bị phụ.
Công việc quan trọng nhất của phần thiết bị cơ khí thủy lực trong giai đoạn
TKKT là lựa chọn số tổ máy và loại tua bin vì nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn máy
phát và các hệ thống thiết bị phụ tương ứng cùng toàn bộ kết cấu và khối lượng của
phần xây lắp nhà máy cũng như quá trình khai thác, vận hành dự án sau này.
1.1.1. Các tiêu chuẩn chung áp dụng thiết kế thiết bị công nghệ
a. Các tiêu chuẩn của các hiệp hội đươc Quốc tế thừa nhận
(1) IEC (International Electrotechnical Cmmision)
(2) ASTM (American Society for Testing and Materials)
(3) ANSI (American National Standards Institute)
(4) AWS (AmericanWelding Society).
(5) NEMA(American Electrical Manufacturers Association).
(6) ASME (American Society of Mechanical Engineers).
(7) ICEA (Insulatet Cable Engineers Association).
(8) ISO (Internationnal Organization for Standardization).
(9) JIC (Japanece Industrial Standard).
(10) IEEE (Institute of Electrical and Engineers).
(11) SSPC (Steel Strctures Paintilg Counci).
(12) Tiêu chuẩn kỹ thuật về cửa van và đường ống áp lực do Hiệp hội cửa van
và đường ống Nhật bản xuất bản.
(13) Tiêu chuẩn thiết kế số 7 (van, cửa van, đường ống thép) do Nha cải tạo đất
Liên bang Hoa kỳ xuất bản.
(14) Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn đường ống áp lực S.D.E.M (Pháp).
(15) Chống ăn mòn và sơn phủ cho các kết cấu thép BS 5493-1977.
b. Các tiêu chuẩn của Cộng hoà Liên bang Nga
(1) Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ trạm thuỷ điện và thuỷ điện tích năngBHT
41-85.
(2) CT 031.000-500-83.Tiêu chuẩn xí nghiệp.Thiết bị cơ khí các công trình
thuỷ công. các điều chỉnh trong thiết kế. Ban hành từ 1.10.1984.
(3) MY-34-747-76.Chỉ dẫn thiết kế các đường ống thép của các công trình thuỷ
công.

Viện Công nghệ năng lượng 5


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
(4) TY 34-3222-79. Điều kiện kỹ thuật cho lưới chắn rác.
(5) TY 34-3214-78 và TY 34-3215-78.Điều kiện kỹ thuật cho cửa van phẳng.
(6) TY 34-3204-78. Điều kiện kỹ thuật cho chi tiết đặt sẵn của khe cửa van
phẳng và lưới chắn rác.
(7) TY 34-3207-78. Điều kiện kỹ thuật cho gioăng làm kín nước.
(8) TY 34-3204-78. Điều kiện kỹ thuật cho phần gối trượt cửa van.
(9) PM- 065-94.Tài liệu hướng dẫn thực hiện bảo vệ chống rỉ thiết bị cơ khí
và kết cấu thép chuyên dùng, trong đó có cả đường ống áp lực và dẫn nước của các
công trình thuỷ điện - thuỷ lợi bằng sơn phủ, phủ kim loại các biện pháp điện hoá,
hãng lắp ráp thuỷ công năm 1995.
(10) CHu III..10.1-69. Thiết bị nâng hạ và vận chuyển. Các quy định về sản
xuất và nghiệm thu.
(11) CHu II..7.62. Thông gió và điều hoà không khí.
c. Tiêu chuẩn Việt Nam
(1) QPTL-E-3-80. Quy phạm chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép
công trình thuỷ lợi.
(2) 32-TCN-F-5-74. Dung sai cho phép khi chế tạo lắp ráp đường ống áp lực và
tháp điều áp bằng thép của nhà máy thuỷ điện.
(3) TCXD 165.1998. Kiểm tra không phá huỷ. Kiểm tra chất lượng mối hàn
bằng siêu âm của nhà máy thuỷ điện.
(4) TCVN 1548-74. Kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng siêu âm.
(5) TCVN 1765-75. Thép các bon.
(6) TCVN 2363-78. Thép tấm.
(7) TCVN 5709 -1993. Thép các bon cán nóng dùng cho xây dựng.
(8) TCVN 4244-86. Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm an toàn các máy nâng.
(9) TCVN 154-1996. Bình chịu áp lực- yêu cầu kỹ thuật an toàn về hiếtb kế,
kết cấu, chế tạo và phương pháp thử.
(10) 32TCN-F-4-74. Dung sai cho phép khi lắp ráp dầm thép và đường ray cầu
trục nhà máy thuỷ điện-trạm bơm.
(11) 32TCN F-5-74. Cửa van phẳng- yêu cầ kỹ thuật.
(12) 32TCN-6-74. Tiêu chuẩn lắp ráp cửa van phẳng.
(1) TCVN 4513- 1988. Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
(13) TCVN 5687-1992. Thông gió- điều hoà không khí - sưởi ấm. Tiêu chuẩn
thiết kế.
(14) TCVN 2622.1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu
thiết kế.
(15) TCVN 5738.1993. Hệ thống báo cháy - yêu cầu kỹ thuật.
(16) TCVN 5945. 1995. Nước thải công nghiệp-Tiêu chuẩn thải.

Viện Công nghệ năng lượng 6


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

1.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế thiết bị cơ khí thuỷ lực cho thuỷ điện Suối Chùng.

a. Tua bin thuỷ lực


a.1. Các mực nước và cột nước.
(1) Mực nước thượng lưu.
- Mực nước lớn nhất (MNLN)
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT)
- Mực nước chết (MNC)
(2) Mực nước hạ lưu.
- Mực nước lũ lớn nhất ( MNHLmax)
- Mực nước khi các tổ máy ngừng vận hành (MNHLo)
- Mực nước khi 2 tổ máy vận hành (MNHL 2tổ)
- Mực nước khi 1 tổ máy vận hành (MNHL1tổ)
(3) Cột nước.
- Cột nước tĩnh (Ht)
Ht= MNDBT- MNHLo
- Cột nước hữu ích lớn nhất ( Hmax)
Hmax=MNDBT- MNHLmin- htt1tổ
- Cột nước hữu ích nhỏ nhất ( Hmin)
Hmin= MNC – MNHL2tổ- htt2tổ
- Cột nước tính toán (Htt) đươc lựa chọn trong tính toán thuỷ năng.
a.2. Tổn thất thuỷ lực.
Tổn thất thuỷ lực (htti) được tính toán theo cấp lưu lượng Qi.
Tổn thất thuỷ lực (htti) bao gồm:
(1) Tổn thất cục bộ:
- Tổn thất cục bộ lưới chắn rác.
- Tổn thất đoạn chuyển tiếp từ vuông sang tròn.
- Tổn thất qua van đĩa.
- Tổn thất các cút cong mố néo.
- Tổn thất tại các đoạn rẽ nhánh vào tổ máy.
(2) Tổn thát ma sát đường dẫn.
Tổn thất ma sát đường dẫn tính toán theo QT.TL.C-1-75 với các chỉ tiêu sau :
- Đường ống nhóm II (có đường hàn dọc và hàn ngang) .
- Trị số  = 0,5 mm (trung bình)
- Rê1 = 3,55 (4lgR/ + 4,2)R/ (Trị số Râynon biên 1)

Viện Công nghệ năng lượng 7


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

- Re2 = 22,4 (4lgR/ + 5,48)R/ (Trị số Râynon biên 2)


Khi Rê < Re1
1 / f0.5 = 4 lg (Re f0.5) + 2,0
Khi Re1 < Re < Re2
1 / f0.5 = 2,4 lg R/ + 3,32 + 1,6 lg (Re f0.5)
Khi Re > Re2
1 / f0.5 = 3 lg R/ + 5,48
a.3. Kiểu loại tua bin
Xem xét kiểu loại tua bin: Pelton trên phương diện kinh tế kỹ thuật.
Kết cấu tua bin.
Tua bin gáo kết cấu trục ngang.
a.4. Tốc độ quay định mức
(1) Tốc độ quay tính toán của tua bin được xác định theo công thức sau :
ntt = (nsHt5/4)/Pt0.5
Trong đó : ntt - tốc độ tính toán của tua bin (v/ph)
ns - tỷ tốc (m-kW)
Tỷ tốc giới hạn (ns lim) của tua bin Francis theo khuyến cáo của IEC :
ns lim  85.49/ Ht0.243 (Water power and Dam construction 8-1987).
Ht Cột nước tính toán (m)
Pt Công suất tua bin (kW)
a.5. Hiệu suất tua bin mô hình sử dụng tính toán.
Hiệu suất lớn nhất của tua bin mô hình Mmax = 91,2%
b. Máy phát điện
b.1. Kiểu loại lựa chọn : Đồng bộ 3 pha trục ngang.
b.2. Thông số định mức
- Công suất định mức Pđm = 2,5MW
- Điện áp định mức U = 6,3 kV
- Hệ số công suất cos = 0,8
- Tần số dòng điện f = 50 Hz
- Số vòng quay đồng bộ n = 600 v/ph
- Hiệu suất máy phát ở chế độ công suất định mức mf = 96,00 %.
b.3. Mang tải cho phép.
Tua bin, máy phát phải được đảm bảo có thể vận hành từ 0% - 110% công suất
định mức cực đại mà không có sự cố nào. Tuy nhiên phụ tải nhỏ nhất nên ở khoảng
50% công suất định mức, có xem xét đến hiệu suất tua bin máy phát.
Viện Công nghệ năng lượng 8
TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

c. Áp suất thủy lực lớn nhất và hệ số vượt tốc tức thời

Hệ số vượt tốc tức thời và áp lực nước va xảy ra có liên quan đến thời gian
đóng cánh hướng dòng của tua bin (Ts) và mô men quán tính (GD2) của rô to máy
phát điện khi sa thải 100% phụ tải định mức.
Hệ số vượt tốc tức thời được giới hạn bằng 40%, giới hạn nước va tăng không
vượt quá 15% cột nước thủy tĩnh. Các giá trị Ts và GD2 cần phải được lựa chọn phù
hợp với các giới hạn trên.
Mô men đà yêu cầu được tính toán theo công thức:
GD2= 180xP(2td +TS)/ xn2 Tm2
Trong đo: P - Công suất tính toán của tua bin (KW)
td- Thời gian trễ của máy điềi tốc (sec)
TS - Thời gian đóng cánh hướng dòng (sec)
 - Hệ số vượt tốc tức thời (%)
n - Số vòng quay đồng bộ (v/ph)
d. Hệ số ổn định tổ máy

Tôđ= Ta/TW > 2


Trong đó: Ta- Hằng số quán tính cuả tổ máy.
Ta= GD2. n2.mf/365. P (sec)
TW - Hằng số quán tính của tuyến năng lượng
e. Các hệ thống thiết bị phụ
- Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật kiểu tự chảy
- Hệ thống bơm tiêu nước rò rỉ và tháo cạn tổ máy
- Hệ thống khí nén thấp áp 0,8 MPa.
- Hệ thống dầu bôi trơn tổ máy.
- Hệ thống đo lường các thông số thủy lực.
1.2. TUA BIN THỦY LỰC
1.1.1. Lựa chọn loại tua bin thuỷ lực
- Tua bin thủy lực là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống thiết bị cơ khí thủy
lực, nó biến thủy năng của dòng nước thành cơ năng làm quay rô to máy phát điện nên
phải lựa chọn tua bin phù hợp với dải cột nước, lưu lượng của trạm, phù hợp với quá
trình diễn biến dòng chảy năm và vị trí làm việc của trạm trong hệ thống.
- Công trình thủy điện Suối Chùng Cột nước tác dụng lên tua bin thay đổi từ
315,43 m đến 317,11m. Lưu lượng qua trạm 1,83 m3/s. Với phạm vi làm việc như vậy
Tư vấn thiết kế kiến nghị sử dụng tua bin gáo.
Tổ máy tuabin gáo có thể sử dụng 2 dạng: Trục đứng và trục ngang.
a. Tua bin gáo trục ngang:

Viện Công nghệ năng lượng 9


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, dễ dàng trong vận hành, bảo dưỡng. Công tác lắp
đặt nhanh, không phụ thuộc quá nhiều vào tiến độ thi công nhà máy.
- Nhược điểm: Chỉ sử dụng tối đa 2 vòi phun nên kích thước bánh xe công tác
lớn.
b. Tua bin gáo trục đứng:
- Ưu điểm: Số lượng vòi phun cho phép lớn hơn 2 vòi phun nên có thể giảm
được kích thước bánh xe công tác.
- Nhược điểm: Khối lượng xây dựng nhà máy lớn, tiến độ lắp đặt phụ thuộc vào
tiến độ thi công nhà máy. Thiết bị phụ trợ cho tổ máy trục đứng phức tạp và đắt tiền
hơn.
Do đó, dựa trên ưu nhược điểm của từng loại tua bin, Tư vấn thiết kế kiến nghị
sử dụng tuabin gáo trục ngang 2 vòi phun cho thủy điện Suối Chùng.
1.2.2. Lựa chọn số tổ máy
Với công suất lắp máy NLM = 5,0 MW, để bảo đảm an toàn cho việc cấp điện và
thoả mãn điều kiện vận chuyển thiết bị không chọn phương án 1 tổ máy. Nếu số tổ
máy lớn hơn 3 tổ máy thì khối lượng thiết bị và xây lắp sẽ rất lớn đồng thời chi phí vận
hành sẽ tăng. Do đó, chỉ nên xem xét hai phương án: 2 tổ máy và 3 tổ máy để tính toán
và lựa chọn.
a. Phương án 1: Tua bin gáo 2 tổ máy
Ưu điểm:
- Số tổ máy ít nên khối lượng thiết bị nhỏ đồng thời thuận tiện trong qúa trình
giám sát, vận hành, bảo dưỡng.
- Vốn đầu tư thấp.
Nhược điểm:
- Khả năng an toàn cấp điện của phương án I thấp hơn vì khi sự cố một tổ máy
thì mất 50% năng lượng điện toàn nhà máy.
b. Phương án 2: Tua bin gáo 3 tổ máy
Ưu điểm:
- Khả năng an toàn cấp điện của phương án 2 tốt hơn phương án 1.
Nhược điểm:
- Hiệu suất tuabin thấp hơn phương án 1.
- Mặc dù đường kính bánh xe công tác giảm nhưng không nhỏ hơn đáng kể so
với phương án 1 nên kích thước nhà máy sẽ lớn hơn. Kích thước và khối lượng tuyến
năng lượng sẽ tăng lên.
- Số tổ máy nhiều nên khối lượng thiết bị, khối lượng xây dựng và chi phí vận
hành tăng nên chi phí đầu tư lớn hơn phương án 1.
- Vận hành phức tạp so với quy mô công suất nhà máy.

Viện Công nghệ năng lượng 10


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Qua phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án và căn cứ vào các kết quả phân
tích chỉ tiêu kinh tế tài chính, kiến nghị chọn phương án 02 tổ máy.
Các thông số kỹ thuật chính của tua bin được chọn như sau:
- Số tổ máy z : 02 tổ
- Kiểu Tuabin : Gáo trục ngang - 2 vòi phun.

- Công suất định mức tổ máy Nđm : 2,5 MW


- Công suất trên trục tua bin Nt : 2,604 MW
- Đường kính BXCT D1 : 1,2 m
- Đường kính mũi phun d0 : 0,09 m
- Số vòng quay định mức nđm : 600 v/ph
- Số vòng quay lồng nl : 1040 v/ph
- Cột nước cao nhất Hmax : 317,11m
- Cột nước tính toán Htt : 315,85 m
- Hiệu suất tua bin T : 92,0 %
- Lưu lượng qua tua bin QT : 0,915 m3/s
- Chiều quay tua bin : cùng chiều kim đồng hồ nhìn
từ máy phát
1.2.3. Lựa chọn cao trình đặt BXCT
Cao trình đặt bánh xe công tác của tua bin được chọn để điểm thấp nhất của
bánh xe công tác cách mực nước hạ lưu lớn nhất trong kênh dẫn một khoảng cách an
toàn cho việc vận hành tua bin.
Căn cứ vào bảng số liệu vận hành của nhà máy kiến nghị chọn cao trình đặt
bánh xe công tác ở cao độ 109,0 m là đảm bảo.
1.2.4. Mô tả kết cấu tua bin và một số yêu cầu kết cấu chính của tua bin
Tua bin được trang bị đồng bộ tất cả các thiết bị phụ cần thiết và hệ thống tự
động điều chỉnh bao gồm: máy điều tốc, thiết bị dầu áp lực, tủ đo lường, bảo vệ và tự
động hoá.

a. Bánh xe công tác


1/ Kết cấu bánh xe công tác
Bánh xe công tác của tua bin gáo gồm có một đĩa tròn, giữa có lắp moay-ơ để
lắp trên trục tua bin. Phần ngoài đĩa gắn các cánh gáo có phân bố đều theo chu vi. Các
cánh gáo được ghép chặt với đĩa bánh công tác bằng bu lông hoặc hàn. ở giữa cánh
gáo có một lưỡi máng để chia đôi dòng tia về hai phía. Chất láng sau khi ra khỏi bánh
xe công tác được xả thẳng xuống kênh hạ lưu.
Bánh xe công tác được vít trực tiếp với trục tua bin bằng kết nối ma sát hoặc
chốt bằng bu lông được chế tạo từ thép hợp kim tuỳ theo mô men quay. Kết cấu kiểu
này cho phép lắp ráp hoặc tháo dỡ dễ dàng khi cần sửa chữa hoặc thay thế.

Viện Công nghệ năng lượng 11


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Nhà thầu cấp thiết bị tua bin thủy lực phải đảm bảo khối lượng phá hủy xâm
thực các chi tiết của phần dòng chảy theo yêu cầu của quy phạm Quốc tế IEC 60609-2-
2004, xuất bản năm 2004.
Tất cả bề mặt của bánh xe công tác có nước chảy qua sẽ được đánh bóng sao
cho bề mặt không bị rỗ, nứt, lồi lõm hoặc các khuyết tật khác có thể gây ra hiện tượng
xâm thực cục bộ hoặc bị rỗ tổ ong và làm tăng tổn thất cột nước.
2/ Nối trục
Bánh xe công tác nối với trục tua bin nhờ các bu lông được chế tạo từ thép hợp
kim. Nhà thầu phải cung cấp dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm tra để xiết bu
lông, kiểm tra độ xiết ở chỗ nối bánh xe công tác với trục.
Nối trục tua bin với bánh xe công tác thực hiện bằng bu lông liên kết có khóa.
Đầu bu lông và ê cu phải được hãm đóng vị trí để tránh hiện tượng tháo láng trong khi
vận hành.

b. Trục tua bin


1/ Cấu tạo
Trục Tua bin được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM-A668 cấp D hoặc tiêu chuẩn
tương đương khác, bằng thép hợp kim. Trục tua bin phải vận hành an toàn với trục
máy phát ở mọi tốc độ ngay cả với tốc độ lồng lớn nhất mà không gây ra rung động và
biến dạng có hại. Khi đã lắp hoàn thiện và ở trong mọi điều kiện vận hành, độ đảo trục
của ổ trục không được vượt quá 1/2 tổng khe hở hướng kính của ổ.
Trục tua bin phải được kiểm tra bằng siêu âm để phát hiện khuyết tật sau khi
gia công cơ khí.
2/ Kiểm tra
Định tâm trục tua bin được kiểm tra bằng cách quay trục. Dung sai đối với độ
lệch tâm trục phải phù hợp với Tiêu chuẩn về độ lệch tâm của tua bin máy phát thủy
lực trục đứng, do Hiệp hội các nhà chế tạo thiết bị điện Quốc tế quy định.
Tốc độ nguy hiểm của toàn bộ phần quay sẽ được các Nhà chế tạo kiểm tra lẫn
nhau. Tốc độ nguy hiểm mức thấp nhất của toàn bộ phần quay của tua bin và máy phát
phải tối thiểu là 20% tốc độ lồng tối đa.

c. Ống phân phối.


Ống phân phối có kết cấu bằng thép hàn. ống được thiết kế để chịu áp lực nước
bên trong lớn nhất bao gồm cả nước va. ống phân phối được thiết kế để có thể chế tạo
từng đoạn tại xưởng và được tổ hợp tại hiện trường bằng các mặt bích nối.

d. Vòi phun.
Vòi phun sẽ là loại dòng thẳng với động cơ secvomotor đặt bên trong được điều
khiển bằng máy điều tốc tua bin. Cụm vòi phun có thể tháo được và được trang bị thiết
bị lái tia. Vòng lỗ và đầu kim phun được làm bằng vật liệu hợp kim cứng chịu mài
mòn.
Vòi phun được lắp Servomotor điều khiển bằng dầu. Servomotor phải có công
suất thích hợp để điều khiển kim phun trong mọi điều kiện thủy lực, với áp lực dầu

Viện Công nghệ năng lượng 12


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
nhỏ nhất của hệ thống dầu điều tốc theo quy định.
Servomotor của vòi phun phải là dạng pit tông hai chu trình (đóng và mở) gồm
xi lanh, pít tông với các séc măng bằng gang để ngăn không cho dầu chảy giữa các
ngăn.
Van kim của vòi phun khi đóng hoàn toàn, vòi phun không được rò rỉ nước.
Cần điều chỉnh theo chiều dài bạc lót và các chi tiết khác nếu kết cấu của
Servomotor yêu cầu, gioăng đệm ngăn chảy dầu ở bạc lót. Dầu rò rỉ phải được xả vào
các đường ống riêng vào ngăn chứa dầu.
Phải có thước tỷ lệ trên mỗi Servomotor. Phải có 2 bộ đồng hồ với van chặn lắp
ở 2 đầu của Servomotor tại vị trí thích hợp để đo áp lực vận hành tức thời Servomotor.
Chu trình của Servomotor phải đảm bảo toàn bộ độ mở của kim phun có tính
đến dự phòng, vấn đề này do Nhà cung cấp thiết bị xác định.
Servomotor phải đặt ở vị trí thuận tiện. Phải có biện pháp để điều chỉnh định
tâm Servomotor.
Xi lanh Servomotor phải có các lỗ thích hợp ở mỗi đầu dùng để nạp và xả dầu
vận hành và phải có 1 đường xả dầu cho mỗi xi lanh. Xi lanh phải làm bằng thép đóc
hoặc thép tấm được mài và khoan chính xác các lỗ khoan đồng tâm. Pít tông phải làm
bằng thép đóc và có ít nhất 3 séc măng. Phải có rãnh thu dầu rò từ xi lanh dọc theo trục
pít tông.
Phải có biện pháp giảm tốc độ chuyển động của mỗi pít tông trong hành trình
khi tới vị trí đóng của kim phun, biện pháp đó không được ảnh hưởng đến tốc độ
chuyển động của pít tông khi kim phun mở.
Servomotor phải được cung cấp cùng với cơ cấu chốt hãm bộ phận hướng dòng.
Chốt hãm này có khả năng hãm kim phun ở cả 2 vị trí đóng và mở, để ngăn hiện tượng
áp suất dầu tối đa không thích hợp.
Các vị trí được chuyển động của vòi phun được chuyển ra ngoài nhờ đường
truyền qua thanh phản hồi. Một vị trí hiển thị tỉ lệ được lắp đặt tại đó và máy truyền
phản hồi điện tử chuyển các vị trí chuyển động của kim phun đến chổ điều khiển dưới
dạng tín hiệu.
Bằng cách chạy thử, tốc độ làm việc của kim phun được điều chỉnh qua màng
ngăn để không trường hợp nào của vận hành áp lực cho phép trong đường ống áp lực
được tăng quá mức.
Nhà thầu phải cung cấp trong Hồ sơ dự thầu của mình những tính toán về công
suất yêu cầu của Servomotor theo cột nước làm việc, áp lực điều tốc và công suất tua
bin. Số liệu tính toán công suất Servomotor phải do chính Nhà thầu đề xuất.

e. Bộ phận lái dòng.


Bộ phận lái dòng được trang bị cho mỗi vòi phun. Chúng được điều khiển bằng
hệ thống điều khiển tuabin. Việc vận hành có thể thực hiện bằng cơ cấu liên kết hoặc
từng động cơ secvomotor đặt tại từng vòi phun.
Bộ phận lái dòng của tua bin gáo thực hiện nhiệm vụ sau: tạo ra vận tốc dòng
chảy, điều chỉnh lưu lượng qua tua bin, đóng và mở tua bin, ngắt dòng khi có sự cố.

Viện Công nghệ năng lượng 13


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Bộ phận lái dòng chính là hệ thống vòi phun gồm: vòi phun, kim phun, bộ phận
điều chỉnh vị trí kim phun và cơ cấu hướng tia nước.
Kim phun có hình dạng khí động, gắn với bộ phận điều chỉnh. Sự chuyển dịch
tịnh tiến của kim phun sẽ thay đổi tiết diện ra của dòng chảy, tức là thay đổi lưu lượng
dòng. Để điều khiển chuyển động tịnh tiến của kim phun có thể dùng điều khiển tay
hoặc tự động.
Cơ cấu hướng tia nước của Bộ phận lái dòng được lắp bên ngoài vòi phun. Vị
trí của cơ cấu này thay đổi làm thay đổi cả tiết diện của dòng nước. Nhiệm vụ chính
của cơ cấu này là thay đổi hướng của dòng chảy. Khi có sự cố cần dừng máy lại, thì
cùng với sự dịch chuyển của kim phun và đóng van trên đường ống dẫn, ta điều chỉnh
vị trí của cơ cấu hướng cho tia nước không phun vào cánh bánh xe công tác mà xả
thắng xuống kênh hạ lưu.
Cơ cấu hướng tia nước được điều khiển bằng hệ thống điều khiển tuabin. Việc
vận hành có thể thực hiện bằng cơ cấu liên kết hoặc từng động cơ secvomotor đặt tại
từng vòi phun.

f. Buồng tua bin.


Buồng tuabin gồm có buồng bánh xe công tác và phần dùng để đóng vòi phun.
Nó hỗ trợ ống phân phối và tiếp nhận năng lượng thuỷ lực. Ngoài ra buồng tua bin còn
phục vụ cấp nước xử lý đến kênh hạ lưu, buồng tua bin được hàn bằng tấm thép.
Buồng tua bin được trang bị bên trong với máy báo động độ võng của nước để ngăn
nước xả vào từ hạ lưu.
Độ ồn trong gian máy phải đảm bảo không vượt quá 85 dB.

g. Ổ trục tua bin


1/ Cấu tạo
Ổ trục tua bin gồm một bộ xéc măng tự bôi trơn bằng dầu, đắp bằng ba bít hoặc
loại vật liệu có tính năng tương đương hay tốt hơn babít, có thể tháo rời, được đặt ống
nước làm mát. ổ trục được thiết kế an toàn không gây nguy hiểm khi xảy ra giảm tốc
độ tự nhiên của tua bin máy phát, từ tốc độ lồng tối đa đến khi dừng hẳn, mà không
hãm phanh máy phát.
Tất cả các mối nối ghép của vỏ ổ trục phải đảm bảo kín, séc măng đủ độ cứng
và có một lớp babít. ở phía sau séc măng phải có phần hãm.
Các tấm lót phải bằng kim loại chống ăn mòn có cường độ cao phù hợp, được
liên kết chắc với lớp vỏ có rãnh thích hợp để dầu tuần hoàn và khoan lỗ chính xác để
lắp vào trục. Các tấm lót phải được làm nhẵn và đánh bóng ở xưởng. ổ trục phải được
bố trí phù hợp với sự dịch chuyển cho phép theo phương đứng của trục và bánh xe
công tác, và phù hợp với yêu cầu hiệu chỉnh và tháo lắp ổ đỡ máy phát.
Ở ổ trục phải có bộ phận làm mát dầu lắp ở vỏ ổ cũng như có bộ phận kiểm tra
nhiệt độ dầu và séc măng. Nước làm mát bộ làm mát dầu của ổ được lấy từ hệ thống
cấp nước kỹ thuật.
Phải cung cấp tất cả các ống nước cần thiết, các gioăng đệm, van kiểm tra .
Rơ le đo dòng nước kiểu điện tử kỹ thuật số phải được lắp trên mỗi đường xả

Viện Công nghệ năng lượng 14


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
làm nước mát. Nước làm mát phải xả về hạ lưu. Rơ le dòng nước phải có tín hiệu phù
hợp để truyền tín hiệu lưu lượng thấp đến bảng điều khiển.
Nhiệt độ cao nhất của ổ trục tua bin tại điểm nóng nhất khi đang vận hành
không vượt quá 75 0C với nhiệt kế được đặt ở phần kim loại của ổ trục. Nhiệt độ cao
nhất của nước làm mát là 30 0C.
2/ Dầu bôi trơn
Ổ trục phải được tự bôi trơn đầy đủ.
Dầu bôi trơn phải phù hợp với máy phát và sử dụng cùng loại dầu của bộ điều
tốc và ổ trục máy phát điện. ổ trục phải có dung tích đủ để chứa lượng dầu cần thiết
trong mọi điều kiện vận hành. Tất cả các bộ phận tiếp nhận dầu phải thuận tiện cho
việc sửa chữa, kiểm tra và bảo dưỡng.
Trong khoang chứa dầu của ổ trục phải có bộ phận kiểm tra mức dầu tự động.
Vì vậy Nhà thầu phải cung cấp các cảm biến mức dầu. Công tắc mức dầu với tiếp
điểm báo mức dầu thấp và thiết bị đo phải lắp ở vỏ ổ trục và đánh dấu đầy đủ mức dầu
đầy. Đồng hồ được đặt ở bảng điều khiển tua bin.
3/ Đầu đo nhiệt
Một đầu đo dạng rơ le nhiệt được cung cấp và đặt tại những điểm nóng nhất của
ổ trục. Ngoài ra phải có một bộ tiếp điểm thích hợp báo nhiệt độ cực cao để dừng tua
bin. Đồng hồ được đặt ở bảng điều khiển tua bin.
Đầu đo nhiệt kiểu điện trở được lắp cho ổ trục để ghi nhiệt độ của ổ trục và đầu
bôi trơn. Các số liệu này sẽ được truyền lên máy ghi nhiệt độ ở bảng điều khiển đặt ở
phòng điều khiển.
Các đầu đo nhiệt và nhiệt kế cho điểm nóng của ổ trục phải được định vị trong
phần kim loại chống mài mòn của ổ trục. Đầu đo nhiệt có cấu tạo bằng Platin. Cáp dẫn
của đầu đo nhiệt phải kéo đến đầu dây ở bảng điều khiển tua bin. Phải cung cấp một
máy đo độ nhiễm ẩm trong dầu ổ trục, cảm biến này phải có tiếp điểm báo hiệu dẫn
đến bảng điều khiển khi xảy ra nhiễm ẩm.

h. Dụng cụ đo lường và điều khiển


Trên các tủ điều khiển và bảng đo lường phải lắp đặt đầy đủ trang thiết bị điều
khiển tự dùng, các dụng cụ đo lường, chỉ báo tín hiệu tại chỗ, đầy đủ các thông số vận
hành của tổ máy và các bộ phận của tổ máy.

i. Bảo vệ và cảnh báo


1/ Nhà thầu phải cung cấp tất cả các trang thiết bị như đã quy định trong Bảng
kê, Bản vẽ và tài liệu khác liên quan. Các thông tin chi tiết của cáp đấu nối giữa các
tiếp điểm của các thiết bị này và các tủ bảo vệ và cảnh báo tổ máy cũng phải được nêu
rõ.
2/ Ngoài các trang thiết bị đã được xác định trong Bảng kê và Bản vẽ, Nhà thầu
phải cung cấp tất cả trang thiết bị bảo vệ và cảnh báo, các phụ kiện cần thiết khác để
vận hành an toàn Tua bin và điều tốc và chúng phải bao gồm trong giá chào thầu

Viện Công nghệ năng lượng 15


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

1.3. MÁY ĐIỀU TỐC


1.3.1. Loại và mô tả máy điều tốc
Máy điều tốc là thiết bị tự động hóa quan trọng trong trạm thủy điện, nó có
chức năng điều chỉnh lưu lượng nước vào tua bin để công suất phát ra từ tổ máy luôn
luôn cân bằng với công suất yêu cầu của phụ tải.
Máy điều tốc còn có chức năng cùng với hệ thống để tự động hòa điện: Khi có
lệnh khởi động máy, hệ thống tự động hóa sẽ điều khiển điều tốc mở cơ cấu cánh
hướng và tự động điều chỉnh tua bin và tổ máy hoạt động, khi đảm bảo các điều kiện
hòa điện, hệ thống tự động hóa sẽ đóng điện lên lưới.
Ngoài ra điều tốc còn là cơ cấu bảo vệ cấp 1 cho tổ máy, khi có các tín hiệu sự
cố (quá nhiệt độ ổ, mất nước làm mát, sự cố lưới điện… ), điều tốc sẽ tự động đóng
cánh hướng để dừng máy.
Cùng với sự phát triển của điện tử kỹ thuật số, các điều tốc ngày càng có kích
thước nhỏ gọn khả năng điều chỉnh đảm bảo cao, an toàn và thuận tiện trong khi sử
dụng.
Máy điều tốc phải đồng bộ với máy phát tốc, bộ kích thích điện thủy lực, cột
điều khiển, bộ điều chỉnh nhóm, cơ cấu liên hệ ngược, các cơ cấu liên quan, tủ, đường
ống dẫn đến hệ thống cấp dầu áp lực, bu lông móng và các phụ kiện đồng bộ để điều
chỉnh tốc độ của tua bin. Các phụ kiện bao gồm (nhưng không hạn chế) các cuộn điện
từ, rơ le áp lực dầu, công tắc vị trí, công tắc giới hạn, công tắc chỉnh, van điện từ hãm
tự động máy phát.
Máy điều tốc phải thích hợp với việc điều khiển bằng tay ở tủ điều tốc và điều
khiển từ xa cho tua bin từ bảng điều khiển đặt tại phòng điều khiển của nhà máy. Nó
còn phải thích hợp để hòa đồng bộ tự động và điều khiển công suất hữu công.
Thời gian đóng, mở phải độc lập được hiệu chỉnh từ 1,56 giây đối với bộ phận
cắt dòng nhưng việc hiệu chỉnh phải được tiến hành thống nhất và thận trọng.
Máy điều tốc và thiết bị điều khiển phải đặt trong tủ bao gồm bảng kích thích,
bảng điều chỉnh và bảng điều khiển gọi là tủ điều tốc. Tất cả các đồng hồ chỉ thị và
thiết bị điều khiển phải lắp ở vị trí thích hợp trên mặt của tủ điều tốc và phải đủ rộng
để dễ đọc số, kích thước, hình dáng được bố trí thích hợp. Bộ phận điện và điện tử
phải được bọc kín nếu được đặt ở bảng điều chỉnh. Các thiết bị đặt trong tủ điều tốc
phải bố trí thuận tiện cho việc điều chỉnh và bảo dưỡng. Bảng điều khiển tua bin được
lắp các đồng hồ đo và các thiết bị điều khiển tua bin - máy phát như đã quy định.
Tất cả các bộ phận điều khiển bằng tay phải được đánh số rõ ràng, chính xác.
Máy điều tốc điện - thuỷ lực kỹ thuật số bao gồm các bộ phận sau:
- Bộ điều tốc điện
- Thiết bị đo tốc độ
- Thiết bị đo phản hồi
- Bộ phận cung cấp dầu thuỷ lực cho bộ điều tốc
- Các bộ phận điều khiển thuỷ lực.
Chọn loại máy điều tốc có các thông số chính:

Viện Công nghệ năng lượng 16


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Kiểu : Điện-Thủy lực với bộ PID kỹ thuật số
- Công : A= 600 Kgm
- Số lượng : 02
- Thời gian đóng mở cánh hướng dòng : 2÷10 giây (có thể điều chỉnh)
- Độ sụt tốc : 0÷10%
- Phạm vi điều chỉnh tần số : 47,5-52,5Hz
- Dải thay đổi tốc độ : -10÷10
- Áp lực dầu : 12-16 MPa
- Điều tốc được trang bị các thiết bị điều khiển, tự động cần thiết bảo đảm sự
làm việc tin cậy của tổ máy trong mọi chế độ vận hành.
- Năng lượng để điều tốc đóng mở cơ cấu cánh hướng của tua bin được lấy từ
thùng dầu áp lực có áp suất làm việc 12-16 MPa.
1.3.2 Các yêu cầu về vận hành
Máy điều tốc của tua bin cần đảm bảo:
- Tự động khởi động tua bin từ một tín hiệu điều khiển;
- Hòa điện tự động;
- Cho tổ máy công tác trong các chế độ điều chỉnh đơn lẻ hoặc điều chỉnh cụm;
- Tự động chuyển tổ máy từ chế độ này sang chế độ khác và ngược lại;
- Tự động dừng tổ máy từ bất kỳ chế độ làm việc nào khi có yêu cầu;
- Tự động dừng tổ máy khi có sự cố, khi đóng thiết bị bảo vệ chống sự cố của tổ
máy, hoặc theo nút điều khiển bấm bằng tay;
- Khởi động tổ máy khi điều khiển bằng tay;
- Khởi động và dừng tổ máy khi không có điện áp xoay chiều ở hệ thống tự
dùng của nhà máy;
- Bộ điều chỉnh khi điều chỉnh đơn hay cả nhóm phải đảm bảo điều chỉnh tự
động ổn định các tổ máy khi làm việc ở chế độ không tải, phụ tải cách ly và ở hệ thống
điện khi ngắt và khi nhận phụ tải, khi thay đổi điện áp nguồn của bộ điều tốc và khi
chuyển sang nguồn dự phòng.
1.4. VAN TRƯỚC TUA BIN
Van trước tuabin là loại van cầu có đường kính trong 0,80 m đảm bảo lưu lượng
nước là 0,915 m3/giây. Van này được vận hành bằng dầu áp lực .
Van trước tuabin sẽ được cấp cùng một van nhánh vận hành bằng dầu áp lực.
Van nhánh sẽ là loại van kim và có đủ diện tích mặt cắt đủ để đảm bảo cân bằng áp
suất trong ống phân phối và đường ống áp lực. Một van chặn được lắp trên đường ống
Bên cạnh van nhánh.
Van trước tuabin được thiết kế và thi công sao cho vận hành được trơn tru,
không gây ra rung động quá mức hay sự thay đổi áp lực bất thường gây nguy hiểm
trong đường ống áp lực và có khả năng mở và đóng trong vũng 60120 giây, bao gồm
vận hành van nhánh dưới cột nước tính toán lớn nhất là 481,10 m, khi lưu lượng tối đa
Viện Công nghệ năng lượng 17
TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
tương ứng với công suất toàn bộ của tua bin đi qua.
Thời gian mở và đóng sẽ được điều chỉnh và sự điều chỉnh này sẽ được thực
hiện khi chúng không ổn định. Để vận hành van trước tuabin phải cung cấp 1 đồng hồ
đo áp suất lớn nhất trong đường ống áp lực khi hai van trước tuabin đóng đồng thời
với lưu lượng bất kỳ và lưu lượng xả tự do.
Cung cấp các phương tiện cơ khí thủ công phục vụ cho việc khoá van để củng
cố van trong trạng thỏi đóng.
Điều khiển van trước tua bin từ bảng điều khiển tua bin. Việc điều khiển được
thực hiện theo trình tự: khi mở, van nhánh sẽ mở trước van chính và khi đóng, van
chính sẽ đóng tự động trước van nhánh theo trình tự.
Van trước tua bin sẽ được trang bị một đồng hồ chỉ vị trí và các công tắc giới
hạn tại các vị trí cuối, phù hợp với các yêu cầu của hệ thống điều khiển.
Thân van bằng thép đóc, thép tấm hàn hoặc kết hợp cả hai với hai ổ trục và các
miếng đệm bao cho trục van. Thân van được thiết kế có đủ cường độ và độ cứng để xả
hoàn toàn dưới cột nước tối đa và được trang bị các mặt bích bằng thép đóc hoặc thép
tấm ở cả hai đầu, để liên kết với mặt bích cứng của các đoạn ngắn nối ống áp lực và
mặt bích đụi dạng ống măng xụng tới chỗ mở rộng tương ứng của ống phân phối.
Phần quay của van làm bằng thép đóc hoặc thép tấm hàn được thiết kế chắc
chắn để chống lại áp lực khác nhau tác động khi van đóng, dưới các điều kiện đó nếu ở
trên, với độ lệch tối thiểu.
Các ngõng trục van là thép rèn lắp vào phần quay của van, được liên kết cứng
với phần quay của van. Các đầu ngoài của ngõng trục sẽ lắp với ổ thân van. Ngừng
trục và các lớp vũng đệm sẽ được ốp lớp bọc ngoài vỏ bằng thép không gỉ có thể thay
thế hoặc lớp vỏ chống gỉ phù hợp có độ dày không dưới 6mm. Vũng đệm van được lắp
tại các đầu ngoài của ngừng để giảm tối thiểu sự rò rỉ. Vũng đệm và ngừng trục van sẽ
được thiết kế và thi công đảm bảo độ tin cậy bền và thay thế thuận tiện.
Phần quay và thân van sẽ được thiết kế và chế tạo phù hợp với vành đệm van.
Các vành đệm sẽ được thiết kế và thi công bằng vật liệu đảm bảo kớn tối đa với độ tin
cậy cao, bền, ít phải bảo dưỡng, điều chỉnh và thay thế. Vành đệm, các phần bít của
ngừng trục làm bằng cao su tự nhiờn hoặc kim loại chống gỉ có tính đàn hồi phù hợp.
Các ổ ngõng trục của phần quay của van là loại ống măng xụng, gia cố trong
thân van. Các ổ sẽ được thiết kế và thi công sao cho có thể điều chỉnh từ Bên ngoài vỏ
ổ. Phần ổ măng xụng làm bằng vật liệu chống ăn mòn và được thiết kế sao cho độ lệch
của phần quay và độ nghiêng của ngừng trục gây ra bởi tải trong nước trên phần quay
ở vị trí đóng sẽ không dẫn đến dớnh kết giữa ngừng và ống măng xụng.
Ổ của ngõng phần quay được thiết kế bằng vật liệu tự bôi trơn bằng mỡ.
Sự rò rỉ tối đa cho phép của cửa van tuabin không vượt quá P*Dv/20 lít-phút.
Trong đó P: là áp suất tĩnh Max tính bằng kg/cm2 tại tõm của van cửa vào và Dv là
đường kính Bên trong của van cửa vào tính bằng cm.
Phần quay của van được thiết kế để giảm tối thiểu xáo trộn dùng nước và tổn
hao cột áp.
Trục quay của van làm bằng thép đóc hoặc thép rèn với cường độ dư được lắp
cứng với đĩa van bằng bu lông, khóa hoặc các phương tiện thích hợp khác.

Viện Công nghệ năng lượng 18


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Van trước tuabin được trang bị một Servomotor hoạt động kép, có đủ công suất
để vận hành van chính dưới mọi điều kiện thủy lực và áp lực dầu của hệ thống cấp dầu
áp lực để mở van và đóng van, sử dụng thiết bị dầu áp lực chung của máy điều tốc với
áp lực điều khiển là 12,0-16,0 MPa.
Xi lanh của Servomotor được cấp cùng các bộ phận thích hợp tại mỗi đầu để
tiếp nhận và xả dầu vận hành. Trên một Servomotor hoặc thân van của mỗi van chính
trang bị một bảng chia số có một kim chỉ van chính đang mở.
Các thông số chính của van:
Kiểu van Van cầu
Loại Đóng - mở bằng dầu áp lực
Đường kính 800 mm
Lưu lượng nước qua van Qv = 0,915 m3/giây
Cột nớc làm việc lớn nhất Hmax = 600,0 m
Số lượng 02
áp lực dầu 12,0 đến 16,0 MPa
Thời gian đóng mở Ta = 60 đến 120 giây
Trọng lượng van GV = 6,5 tấn

1.5. HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẦU ÁP LỰC


Phải cung cấp hệ thống cung cấp dầu áp lực bao gồm 02 bơm dầu, cho bình dầu
áp lực và Thùng hứng dầu để dựng cho bộ điều tốc và van trước tua bin của mỗi tổ
máy. Hệ thống cấp dầu áp lực sẽ được vận hành liên tục bằng van điều khiển xả tải. Hệ
thống này được vận hành tự động và gián đoạn phù hợp với áp lực dầu trong bình dầu
áp lực. Áp suất vận hành bình thường là 120kg/cm2 đến 160kg/cm2 .
1.5.1. Bơm dầu
Phải cung cấp dầu áp lực bằng bơm dẫn động có mô tơ kép nối trực tiếp, dạng
quay hoặc dạng bánh vít. Mỗi bơm phải đủ công suất để cung cấp, ở áp suất bình
thường, khối lượng dầu tối đa như yêu cầu trong điều kiện sau đõy:
Một trăm linh năm phần trăm (105%) dầu yêu cầu để dẫn động Servomotor của
kim phun và Servomotor của bộ phận lái tia không dưới một lần hành trình đóng hoàn
toàn trong 30 giây, và để cung cấp dầu rò rỉ từ Servomotor và các van điều khiển liên
quan, không có sự trợ giỳp của bình dầu áp lực và van tua bin.
Mỗi bơm sẽ tự mồi và đặt ở vị trí thích hợp để có chiều cao hút lớn, đoạn đường
ống phải có số lượng tối thiểu các mối nối và mỗi mối nối được thiết kế tránh sự rò
khí. Mỗi bơm sẽ được trang bị van xả tải, van kiểm tra và van xả áp lực, nhằm hiệu
chỉnh áp suất làm việc thích hợp được duy trì trong suốt thời gian bơm mà không bị
quá áp, cùng với tất cả các van cách ly vận hành bằng tay cần thiết, để phục vụ máy
bơm hoặc các van liên quan đến máy điều tốc trong khi vận hành.
Mỗi van xả an toàn phải có đủ khả năng giải phóng hoàn toàn bơm ở áp suất
10% cao hơn áp suất tính toán cho bình áp lực. Trang bị một thiết bị lọc phù hợp trên

Viện Công nghệ năng lượng 19


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
mỗi đường ống hút của bơm.
Phải điều khiển tự động các tổ máy bơm sao cho có một bơm phục vụ vận hành
bình thường và bơm để dự phòng. Máy bơm dự phòng sẽ được bố trí để khởi động tự
động khi áp lực dầu giảm đến giá trị xác định trước và dừng khi áp lực tăng tới giá trị
xác định trước. Trang bị công tắc chuyển đổi ở trung tõm điều khiển mụ tơ để chọn
máy bơm như là một máy dự phòng. Khi tổ máy vận hành bình thường bị dừng lại do
mất điện, thì bơm phải tự động khởi động lại khi khôi phục nguồn điện. Trang bị một
công tắc mức dầu trên Thùng hứng dầu để báo hiệu mức dầu thấp đề phòng bơm bị
chạy khô.
Lắp đặt các cụm đầu dây phù hợp có đánh số ở vị trí thuận lợi cho cáp điều
khiển.
Lắp chính xác và thử nghiệm tại xưởng các van xả tải áp lực, cơ cấu khởi động
và dừng bơm. Những thiết bị này sẽ được kiểm tra lại khi lắp đặt tại hiện trường.
Việc nối bơm được bố trí sao cho nếu một bơm được tháo dỡ để sửa chữa và
thay thế thì không ảnh hưởng tới việc vận hành liên tục của máy bơm khác.
1.5.2. Bình dầu áp lực
Mỗi hệ thống cấp dầu của bộ phận điều tốc phải có một bình dầu áp lực làm
bằng thép hàn, được thiết kế và thi công theo Tiêu chuẩn nồi hơi bình áp lực ASME,
hoặc tiêu chuẩn tương đương khác với áp suất làm việc tối đa.
Hệ thống có bộ tích trữ Ni-tơ để duy trì áp lực trong hệ thống với một bơm vận
hành, Trong trường hợp cả hai bơm cùng không hoạt động được, áp lực được bộ tích
trữ Ni-tơ vẫn đủ để vận hành cánh hướng đóng tua bin. Để vận hành thông thường,
bơm sẽ cung cấp dầu cho sec-vô-mô-tơ, ngược lại bộ tích trữ Ni-tơ sẽ giữ dầu dự trữ
chỉ phục vụ cho trường hợp khẩn cấp.
Bình dầu áp lực phải thiết kế đảm bảo dung tích dầu yêu cầu kể cả khối lượng
dầu điều khiển được tiêu thụ cho các quá trình vận hành sau:
1/ Ở áp suất nhỏ nhất bình thường dưới cột nước vận hành lớn nhất
a. Hai (02) hành trình của Servomotor kim phun và Servomotor bộ lái tia gồm
cả dầu điều khiển và vận hành bơm dầu.
b. Sau thao tác trên, áp suất dầu sẽ cao hơn giá trị đã định để dừng tua bin là
1kg/cm2.
2/ Ở áp lực dầu để dừng tuabin dưới cột nước vận hành lớn nhất
a. Một (1) hành trình của Servomotor kim phun, một (1) hành trình của
Servomotor bộ lái tia và một (1) hành trình của Servomotor van tua bin và Servomotor
van nhánh bao gồm cả cấp dầu điều khiển và dầu rò rỉ trừ việc cấp dầu từ bơm dầu.
b. Sau thao tác trên, áp lực dầu sẽ cao hơn giá trị tối thiểu cho phộp.
c. Khối lượng dầu còn lại sau một lần dựng, như đó mô tả ở trên, không dưới
10% tổng lượng dầu sử dụng.
Nhà thầu phải đề xuất phương án làm Thùng dầu bằng thép tấm hàn với áp lực
làm việc lớn nhất. Phải lắp mặt bích cho tất cả các chỗ nối ống với Thùng dầu áp lực
để dễ dàng tháo dỡ đường ống.

Viện Công nghệ năng lượng 20


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Bình dầu áp lực được trang bị một đồng hồ đo áp suất, tính bằng kg/cm2, để
kiểm tra áp suất trong bình dầu áp lực, một ống đo bằng thủy tinh trong suốt để chỉ
mức dầu trong Thùng, một van thổi khí vận hành bằng thủ công, van xả áp, một đường
ống cấp khí và một lỗ người chui thích hợp. Ống thủy tinh đo mức dầu sẽ được bảo vệ
khỏi vỡ, cũng như đảm bảo an toàn cho người quan sỏt. Trang bị các van đóng vận
hành thủ công và các phương tiện tự động để chắn khí và xả dầu từ bể dầu áp lực trong
trường hợp ống thủy tinh bị vỡ. Ống đo mức dầu sẽ được bố trí để có thể quan sỏt mức
dầu tối thiểu tương ứng với lượng dầu cũn lại.
Tất cả các ống nối tới bình dầu áp lực, trừ ống nối với van thổi khí, ống đo thủy
tinh ở phớa trên và ống cấp khí sẽ được làm thấp dưới mức dầu và được bố trí để tránh
lọt khí vào đường ống. Phải có các van nhánh để xả dầu áp lực về Thùng hứng dầu để
làm vệ sinh hoặc sửa chữa.
Lắp các công tắc áp lực trên hệ thống dầu áp lực phù hợp với điều kiện khởi
động tua bin, báo hiệu mức dầu không bình thường, dừng tua bin, khởi động bơm dầu
dự phòng, khởi động bơm dầu sử dụng bình thường. Các công tắc mức dầu cao và thấp
được lắp đặt trên bình áp lực, để bảo vệ (dừng tua bin) và báo hiệu khi mức dầu vượt
quá giới hạn đó định. Bình áp lực sẽ được trang bị thiết bị điều khiển việc cấp khí tác
động bởi công tắc mức dầu và rơ le áp lực dầu.
Mặt trong của bình dầu áp lực được vệ sinh cẩn thận, thổi cát và sơn phủ lớp
men epoxy chịu dầu màu trắng.
Van chỉnh áp và van xả áp phải được thử nghiệm sau khi lắp đặt để kiểm tra sự
điều chỉnh và khả năng của nó.
1.5.3. Thùng chứa dầu và thùng hứng dầu
Trang bị cho mỗi hệ thống cấp dầu áp lực một Thùng chứa dầu, dung tích của
Thùng chứa dầu không dưới 110% tổng khối lượng dầu trong bộ điều tốc. Thùng chứa
dầu sẽ được trang bị một hệ thống làm mỏt bằng nước nếu cần. Thùng chứa dầu phải
có lỗ vào, đồng hồ đo mức dầu, thiết bị đo sự nhiễm bẩn nước, công tắc mức dầu thấp,
đầu đo nhiệt, thiết bị đo dũng nếu dựng nước làm mỏt, dụng cụ lọc dầu sử dụng lại,
các ống nối để xả và nạp dầu. Thùng hứng dầu sẽ được thiết kế để ngăn váng hoặc bọt
khí trong dầu và cho phộp xử lý các chất huyền phù và chất bẩn ở dầu.
Phải bít kín các chỗ nối và lỗ vào trên bể hứng dầu.
Làm một ống thông hơi có nắp đậy.
Trang bị một Thùng hứng dầu rò rỉ cho mỗi hệ thống cung cấp dầu áp lực,
Thùng hứng dầu rò rỉ được dựng để thu gom tất cả dầu bị rò ra từ hệ thống cung cấp
dầu áp lực, nếu khối lượng dầu chảy ra cho phộp, thì chúng sẽ được đưa quay trở lại
Thùng chứa dầu.
Thùng hứng dầu rò rỉ được lắp đặt trên sàn thấp nhất được trang bị một thiết bị
đo mức dầu, một công tắc mức dầu cao, bơm dầu có động cơ, một màng chắn có lỗ
thoát, van và các đường ống cần thiết. Dung tích Thùng hứng dầu rò rỉ phải ít nhất là
100 lít.
Bên trong của Thùng chứa dầu và Thùng hứng dầu phải làm sạch, thổi cát và
phủ ngay lớp sơn chịu dầu màu trắng, hoặc vật liệu thích hợp khác để chống gỉ.
Trang bị 1 đầu báo nhiệt điện trở cho Thùng chứa dầu để ghi nhiệt độ dầu trên

Viện Công nghệ năng lượng 21


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
hệ thống ghi dữ liệu qua bảng chuyển đổi. Đầu đo nhiệt bằng tấm platin.
1.6. MÁY PHÁT ĐIỆN
1.6.1. Số vòng quay và công suất định mức
Trục máy phát được nối trực tiếp với trục tua bin, vì vậy số vòng quay định
mức của máy phát chính là số vòng quay định mức của tua bin. Như vậy tốc độ quay
định mức là nđm = 600 v/ph, tốc độ quay lồng nl = 1024 v/ph. Số đôi cực tương ứng:
2p = 10.
Hiệu suất của máy phát được lấy bằng: mp=96,0%.
Công suất định mức của máy phát:
Nmp = mp.Ntb = 0,96x7,292 = 7,0MW.
1.6.2. Hệ số công suất và điện áp định mức
Hệ số công suất định mức cos của máy phát được lấy bằng 0,8 để đảm bảo ổn
định hệ thống lưới điện.
Công suất biểu kiến của máy phát tương ứng với hệ số công suất được lựa chọn:
N MP 7,0 MW
PS    8,75 MVA
cos  0,8
Điện áp định mức theo tiêu chuẩn có thể lấy bằng 6,3 KV.
1.6.3. Cách điện và giải pháp làm mát
Cách điện của máy phát được chọn theo cấp F có giới hạn nhiệt độ tiếp xúc với
lớp cách điện tại các khu vực của máy phát:
- Tại cuộn dây của Stator  1400C
- Tại cuộn dây của Rotor  1450C
- Phần thép từ của Stator  1400C
Giải pháp làm mát máy phát là làm mát gián tiếp bằng không khí tuần hoàn kín.
Không khí được làm mát bằng nước tuần hoàn 1 chiều (tuần hoàn hở). Nhiệt độ không
khí không quá 400C, nhiệt độ nước làm mát không quá 300C.
1.6.4. Các thông số kỹ thuật chính của máy phát
Loại máy phát: Đồng bộ 3 pha, trục ngang
Công suất biểu kiến định mức, Ps : 3,125 MVA
Công suất hữu công định mức, Nmp : 2,5 MW
Hiệu suất máy phát, mp : 96,0%
Điện áp định mức, Uđm : 6,3 kV
Dòng điện :7A
Hệ số công suất định mức Cos : 0,80
Dải dao động điện áp, U :  5%
Tần số định mức, fđm : 50 Hz

Viện Công nghệ năng lượng 22


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Số vòng quay định mức, nđm : 600 v/ph
Số vòng quay lồng, nl : 1040 v/ph
Hệ số quá tải : 1,2
Cấp cách điện :F
Sơ đồ đấu pha của cuộn stato : hình sao
Trọng lượng máy phát ước tính, GMP : 37,8 Tấn
Trọng lượng rotor ước tính, GRT : 18,9 Tấn
Giải pháp làm mát : Làm mát trực tiếp bằng không khí
Nhiệt độ nước cấp cho bộ trao đổi nhiệt :  300C
Máy phát tự động điều chỉnh điện áp.
1.6.5. Mô tả kết cấu máy phát
Máy phát điện thuỷ lực bao gồm stato, rôto, ổ trục có bộ đỡ trước và sau, nắp
đậy trước và sau, cánh gió, bộ làm mát không khí.

a. Stator máy phát


Stato gồm có khung stato, lõi thép và các cuộn dây .
Khung stato được làm bằng tấm hàn. Lõi thép bằng các lá thép silic có chiều
dày là 0,5mm được chế tạo thành khoanh bằng cách cắt trên máy dập, các thép lá silic
đã được định hình và phủ cách điện được ép chặt khít với nhau bằng bulông và êcu
thành lõi thép. Lõi thép silic được lắp ghép, định vị trên thân của khung stato, đảm bảo
đường kính trong của lõi thép có không gian thích hợp. Lõi thép được chia thành các
phân đoạn theo chiều dọc. Các khe hở giữa các phân đoạn của lõi thép có chiều rộng
10mm để thông gió làm mát cho stato.
Cuộn dây của stato được lắp đặt thành các bối dây vòng thep các rãnh dọc của
lõi thép thành 2 lớp. Các bối dây được cách điện bằng mica-epoxi. Cuộn dây được
định hình theo kích thước đã thiết kế bằng cách gia nhiệt và được cách điện bằng
mica-epoxi với phương pháp quấn xếp chồng nửa vòng để có cường độ thật cao. Về
mặt cuộn dây có màn chắn hồ quang.
Các đầu cuối chính và đầu dây trung tình của cuộn dây stato được đấu nối với
cáp có tiết diện 80mm2. Mỗi pha có 2 sợi cáp, được cố định bởi đầu kẹp cáp, ở phần
dưới của vành trước của khung. Các đầu ra đều được đánh dấu riêng biệt theo thứ tự
thích hợp. Cuộn dây stato đạt độ cấp điện F và nhiệt độ cực đại giới hạn cho phép ở
mức 1400C. Để giảm bớt tổn thất rò, các răng đỡ và đai cuốn đều được chế tạo bằng
khung dẫn từ.
Để đo nhiệt độ của lõi thép và cuộn dây stato, mỗi pha được gắn 2 RTD riêng
biệt có điện trở 50Ω tại 00C. Dây đầu ra của chúng được dẫn ra hộp đầu dây bên ngoài
stato. Để đọc được trực tiếp nhiệt độ, một đồng hồ nhiệt độ được đấu nối qua một khoá
chuyển mạch mà các tiếp điểm tĩnh được đấu nối với hộp đầu dây. Bộ phận sấy khô tổ
máy được bố trí bên dưới khung stato khi dừng máy phát trong thời gian dài.

b. Roto máy phát

Viện Công nghệ năng lượng 23


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Roto bao gồm trục roto, lõi roto, cuộn dây roto, cuộn dây giảm chấn và stato
của máy phát kích từ.
Trục roto được làm bằng thép rèn 45 và chịu được lực phát sinh khi lồng tốc.
Các bệ đỡ các cực và trục rèn roto được rèn liền thành khối. Có 10 rãnh hình chữ T
kép trên phần giữa của trục chính hình khối đa diện, dùng để lắp ráp các cực.
Lõi roto bao gồm các tấm thép có độ bền cao được dát mỏng và cách điện 2
mặt. Lõi roto được chia nhỏ thành các bộ phận riêng biệt theo hướng trục, các cực
được chế tạo bằng thép cán 1,5mm. Cuộn dây kích từ được làm bằng các lá đồng dẹt
và được bọc bằng mica-epoxi, các đường ống dẫn luồng khí làm mát chảy theo hướng
trục để toả ra ngoài do đó nhiệt được giải toả nhanh chóng nhờ việc tổn hao năng
lượng được tạo ra trong roto.
Cuộn dây của các cực được lắp đặt theo chu vi vòng tròng để tăng bề mặt của
cuộn dây, như vậy làm tăng hiệu ứng kích từ của cuộn dây. Các ống dây cuốn được
cách điện của cuộn kích từ được lắp trong rãnh soi của các tấm thép roto dát mỏng và
được giữ bằng các tấm trên rãnh. Tất cả các khối đỡ của các cực có đủ độ bền điện
môn để chịu đựng tác động của lực ly tâm ở giới hạn lồng tốc của roto.
Máy phát được trang bị cuộn dây cản dịu hướng trục và ngoại biên chu vi. Cuộn
dây cản dịu được vòng đai bảo vệ để đề phòng hư hỏng khi máy phát lồng tốc. Các
quạt dọc trục được bố trí tại 2 đầu cuối của các cực đảm bảo cung cấp đủ lượng không
khí thông gió cho tổ máy.

c. Ổ trục
Ổ trục trước là ổ chặn hướng trục (phía đầu vành góp), bề mặt tiếp xúc giữa bạc
lót và bệ đỡ ổ trục có bề mặt trụ có mặt bích và có đệm bằng cao su.
Ổ đỡ sau (phía tuabin) là ổ đỡ hướng, tiếp xúc giữa mặt bạc lót và bệ đỡ ổ trục
của trục bề mặt hình cầu để đảm bảo ổ đỡ chịu lực tốt.
Bôi trơn ở cả hai trục trước và sau được cấu tạo theo kiểu tự bôi trơn bằng vòng
dẫn dầu. Dầu nóng được làm nguội bởi các ống toả nhiệt hiệu suất cao kiểu ruột gà
được bố trí ở dưới tấm bạc lót ổ trục. Dầu bôi trơn sau khi làm nguội được đưa lên nắp
ổ bằng vòng đẩy dẫn dầu.
Cả ổ trục trước và sau đều được cách điện với đất để tránh cho bạc lót và tấm
đệm ổ trục bị chảy do dòng điện của trục. Điện trở cách điện không được nhỏ hơn
1MΩ. Cả ổ trục trước và sau đều được trang bị đo loại điện trở RTD và loại ký hiệu
RTD, dùng để kiểm tra nhiệt độ của bạc lót. cả ở trục trước và sau đều được bố trí các
lá căn đệm mỏng sử dụng để điều chỉnh độ cao của tâm khi lắp máy (căn tâm).

d. Hệ thống phanh hãm máy phát


Gồm các bộ kích thuỷ lực làm việc bằng khí nén áp lực 0,8 Mpa. Quá trình thực
hiện phanh hãm rotor tổ máy được thực hiện tự động bắt đầu từ lúc số vòng quay của
tổ máy giảm xuống còn (15  20)% số vòng quay định mức.
Các bộ kích thuỷ lực cho phép nâng khi cần thiết toàn bộ rotor tổ máy bằng dầu
áp lực, được cấp từ tổ máy bơm dầu trang bị riêng

Viện Công nghệ năng lượng 24


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

1.7. HỆ THỐNG KÍCH THÍCH MÁY PHÁT


Hệ thống kích thích được chọn là hệ thống kích thích không chổi than, tác động
nhanh, được thiết kế, chế tạo theo nguyên lý kỹ thuật số.
Các đặc tính cơ bản của hệ thống là:
- Điều khiển và điều chỉnh hoàn toàn bằng bộ vi xử lý, bao gồm cả bộ điều
chỉnh tự động kích từ (APB), hệ thống điều khiển xung – pha bằng thyristor,
monitoring của thiết bị.
- Theo sơ đồ tự kích thích.
- Nguyên lý cấu tạo theo môđun.
- Sử dụng “Các bộ ổn định hệ thống”.
- Thuận tiện trong lắp đặt, thử nghiệm và vận hành.
- Có độ dự phòng và độ bền cao.
1.7.1. Chức năng của hệ thống
Hệ thống đảm bảo quá trình kích thích và tự động kiểm tra quá trình kích thích
máy phát ở các chế độ sau:
- Kích thích ban đầu
- Chạy không tải
- Khởi động tự động và hoà vào lưới theo phương pháp hoà đồng bộ chính xác.
- Đảm bảo khả năng làm việc của máy phát trong hệ thống điện với các điều
kiện vận hành chấp nhận được cho máy phát.
- Gia cường kích thích với bội số cho trước theo điện áp và dòng điện trong
điều kiện có sự vi phạm các thông số định mức trong hệ thống gây giảm điện áp tại
thanh cái nhà máy.
- Giảm kích thích khi trong hệ thống có sự vi phạm các thông số định mức, gây
tăng điện áp tại thanh cái nhà máy.
1.7.2. Thành phần của hệ thống
Hệ thống kích thích là tổ hợp các thiết bị kỹ thuật điện, đảm bảo kích thích và
kiểm tra quá trình kích thích máy phát. Thành phần bao gồm:
- Máy biến áp kích thích kiểu khô, 3 pha làm mát bằng không khí tự nhiên.
- Bộ nắn thyristor, hoàn toàn điều khiển theo sơ đồ cầu gồm 4 cầu 3 pha đơn,
đấu nối song song phía lòng xoay chiều và một chiều. Bộ nắn thyristor đảm bảo thông
số vận hành không bị hạn chế khi 1 cầu bị hư hỏng. Làm mát cầu thyristor bằng không
khí hoặc nước theo chu trình hở.
- Hệ thống điều khiển và điều chỉnh với 2 kênh điều chỉnh vi xử lý: Bộ điều
chỉnh điện áp stator AVR; bộ điều chỉnh dòng kích từ SCR.
Bộ điều chỉnh điện áp tự động theo nguyên lý tỷ lệ – tích phân – vi sai (PID).
Bộ điều chỉnh dòng kích thích theo quy luật tỷ lệ – tích phân (PI).
- Thiết bị kích thích ban đầu, được thực hiện trong thời gian ngắn vào cuộn dây
kích thích từ nguồn tự dùng 0,4kV, hay từ nguồn ắc quy 220V của nhà máy thuỷ điện.

Viện Công nghệ năng lượng 25


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Kích thích ban đầu bảo đảm điện áp gần đúng (5  10)% tại stator, sau đó là quá trình
tự kích thích.
- Thiết bị dập từ và bảo vệ hệ thống kích thích. Trong các chế độ định mức,
việc dập từ được tiến hành bằng cách chuyển các bộ nắn thyristor sang chế độ đảo mà
không cần phải ngắt mạch máy cắt dập từ.
1.8. THIẾT BỊ CẦU TRỤC GIAN MÁY
Cầu trục gian máy điều khiển bằng điện trên sàn công suất 25T/5T dùng để vận
chuyển các thiết bị được cung cấp và lắp đặt trong nhà máy. Sức nâng của cầu trục
gian máy được tính toán để nâng vật nặng nhất là máy phát điện. Sức nâng này sẽ
được hiệu chỉnh nếu cần thiết bởi nhà chế tạo cầu trục cho phù hợp với yêu cầu của
máy phát, vì trọng lượng máy phát có thể thay đổi phụ thuộc vào nhà chế tạo. Cầu trục
được hoàn tất với các bộ dẫn động cho chuyển động ngang, dọc và nâng, đường ray
chuyển động có kích thước phù hợp. Cầu trục có kết cấu dầm xà kép bằng thép, được
đai rằng cẩn thận, gia cường bằng các thanh néo ngang có hệ số an toàn tuỳ ý. Ray có
giàn khung đỡ với các tấm đế, bu lông, ê-cu và các tấm chặn cuối được cố định trên
dầm cầu bằng bê tông. Các toa xe được trang bị bánh xe, các bánh xe được căn chỉnh
hoàn hảo và song song với nhau để đảm bảo không bị trật bánh. Cầu trục phải được
hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn phục vụ trong nhà máy.
Các thông số chính của cầu trục:
- Sức nâng móc chính : 25 T
- Sức nâng móc phụ :5T
- Nhịp cầu trục : 12,5 m
Tốc độ của cầu trục không được nhỏ hơn các trị số sau đây khi mang hết tải trọng:
* Tốc độ di chuyển cầu trục ( tỷ lệ biến đổi tốc độ 1:10):
a/ Tốc độ cao : 20.0m/phút.
b/ Tốc độ thấp : 2.0 m/phút
* Tốc độ di chuyển xe con ( tỷ lệ biến đổi tốc độ 1:10):
a/ Tốc độ cao : 12.0 m/ph
b/ Tốc độ thấp : 1.2 m/ph.
* Tôc độ nâng móc chính( tỷ lệ biến đổi tốc độ 1:10):
a/ Tốc độ cao : 5.0 m/phút
b/ Tốc độ thấp : 0.5 m/phút
* Tốc độ nâng móc phụ( tỷ lệ biến đổi tốc độ 1:10):
a/ Tốc độ cao : 8.0 m/phút
b/ Tốc độ thấp : 0.8 m/phút

Viện Công nghệ năng lượng 26


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

1.9. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ


Thiết bị thuỷ lực phụ của NMTĐ được trang bị để đảm bảo hoạt động bình
thường theo thiết kế của các tổ máy thuỷ lực chính. Trong thành phần của thiết bị phụ
bao gồm các hệ thống:
- Hệ thống cấp nước kỹ thuật;
- Hệ thống nước tháo khô và nước rò rỉ nhà máy;
- Hệ thống cấp dầu cho tổ máy;
- Hệ thống cấp khí nén thấp áp;
- Hệ thống đo lường các thông số thuỷ lực;
1.9.1. Hệ thống cấp nước kỹ thuật
a. Các yêu cầu và lựa chọn giải pháp
Hệ thống cấp nước kỹ thuật phải đảm bảo cấp nước sạch không ngừng tới các
hộ tiêu thụ, nhằm giữ ổn định chế độ nhiệt cho các bộ phận đang làm việc của tổ máy
ở chế độ làm việc ổn định cũng như chế độ làm việc chuyển tiếp.
Tổng lưu lượng nước làm mát cho 1 khối tổ máy là 26 m3/h.
Nhà máy thuỷ điện Suối Chùng nên sử dụng phương án: Bơm nước từ hạ lưu
nhà máy. Nguồn nước lấy từ kênh xả, nước xả ra từ tổ máy được thu vào bể nước đặt
tại cao trình 101,00m.
b. Lựa chọn, bố trí thiết bị
Sơ đồ cấp nước kỹ thuật được chọn là sơ đồ khối gồm: Ba (03) họng lấy nước
từ bể thu nước hạ lưu. Ba (03) máy bơm ly tâm năng suất 30m3/h cột áp H=35m (02
bộ làm việc, 01 bộ dự phòng), ba (03) bộ lọc, năng suất bộ lọc 35m3/h, P=1,0Mpa (02
bộ làm việc, 01 bộ dự phòng), cùng các thiết bị van, khoá, thiết bị đo và hệ thống
đường ống dẫn. Hệ thống được bố trí ở cao trình 108,00m. Nước sạch sau khi qua bộ
lọc sẽ cấp nước vào mỗi tổ máy theo nhánh cấp nước độc lập.Lưu lượng nước sau làm
mát được xả về hạ lưu.
Thiết bị lấy nước có lưới ngăn rác được bố cho phép người vận hành có thể tiếp
cận kiểm tra và sửa chữa.
Xả không khí từ hệ thống được tiến hành bằng các van khoá bố trí tại điểm cao
nhất của hệ thống đường ống. Lưu lượng nước yêu cầu của các hộ tiêu thụ sẽ được
chính xác hoá lại sau khi thỏa thuận với nhà máy chế tạo, từ đó kích thước đường ống
cũng như các thiết bị của hệ thống sẽ được chọn cho phù hợp.
Thiết kế lựa chọn và lắp đặt hệ thống cấp nước kỹ thuật sẽ đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Áp lực tiêu chuẩn để tính toán lựa chọn độ dày đường ống, van và các chi tiết
khác là Py = 1.6 Mpa.
- Tốc độ nước trong đường ống từ (2.5  3)m/s và hệ thống cho phép đổi chiều
dòng chảy thường xuyên để chống bám của các vi sinh vật cũng như cặn bẩn.
- Lắp trên các tuyến ống thiết bị chống bám bằng từ trường.
- Năng suất của các cửa lấy nước, bộ lọc dự phòng bằng 100% năng suất tính

Viện Công nghệ năng lượng 27


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
toán.
- Toàn bộ các đường ống dẫn nước đều từ thép không rỉ và được bố trí chủ yếu
phía ngoài bê tông để dễ thay thế, sửa chữa. Đường ống đặt bên ngoài là loại đường
ống dẫn nước và khí. Trong bê tông đường ống cán nóng với yêu cầu dự phòng han rỉ
2mm.
- Tất cả các chi tiết nối ống đều phải là sản phẩm chế tạo công nghiệp (không
phải gia công bằng phương pháp hàn tại hiện trường).
- Các bộ phin lọc được chế tạo từ vật liệu không rỉ với mắt lưới phù hợp với
yêu cầu của từng hộ tiêu thụ.
- Tất cả các van đều bằng thép.
- Hệ thống được điều khiển và kiểm tra hoàn toàn tự động từ trung tâm điều
khiển nhà máy, bảng điều khiển tổ máy. Hệ thống cũng cho phép vận hành tại chỗ
bằng tay.
Hệ thống được trang bị thiết bị kiểm tra tự động:
- Lưu lượng nước làm mát dầu ổ chặn máy phát;
- Lưu lượng nước làm mát dầu ổ hướng máy phát;
- Kiểm tra bằng mắt thường;
- Áp lực trên tuyến ống áp lực và ống xả;
- Áp lực trước và sau các bộ lọc.
Hệ thống có các vị trí cho phép lắp các bộ đồng hồ kiểm tra áp lực, nhiệt độ
phục vụ thử nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống.
1.9.2. Hệ thống nước rò rỉ
a. Các yêu cầu và lựa chọn giải pháp
Việc tháo khô phần dẫn dòng tua bin được tiến hành khi cần sửa chữa tổ máy và
phần kết cấu ngầm. Toàn bộ phần dẫn dòng sẽ được làm kín nước bằng van cầu trước
tua bin.
Bình thường công tác sửa chữa được tiến hành vào mùa khô, khi đó nhà máy
làm việc với 1 tổ máy và toàn bộ nước tháo khô sẽ được xả về kênh xả hạ lưu, và một
phần thu vào bể cấp nước kỹ thuật .
Lưu lượng nước rò rỉ
- Lưu lượng nước rò rỉ qua gioăng van cầu là 8 m3/h.
- Lượng nước rò rỉ nhà máy chọn sơ bộ là 15 m3/h
Toàn bộ khối lượng nước cần tháo khoảng sẽ tự chảy về bể thu nước rò rỉtại cao
trình  116,65, sau khi được tách dầu lượng nước đó sẽ được bơm đổ về hạ lưu.
b. Lựa chọn, bố trí thiết bị và qui trình tháo nước
b1. Hệ thống thu nước
Một buồng thu nước rò rỉ được bố trí cao trình đáy  104,30m, thấp hơn buồng
xả của tổ máy, với mục đích tháo nước tự chảy từ phần dẫn dòng. Bể nước được nối
thông với buồng xả tổ máy bằng 01 ống DN100. Dung tích này cho phép tạo độ chênh

Viện Công nghệ năng lượng 28


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
áp 2 phía cửa van, làm tăng độ kín của gioăng cửa van.
b2. Lựa chọn giảp pháp
Để bơm tháo hết khối lượng nước tháo khô trong 4 giờ, lựa chọn 02 máy bơm
chìm (01 làm việc, 01 dự phòng) đặt ở đáy bể thu nước rò rỉ cao độ  104,30m với
thông số sau:
- Lưu lượng : 20 m3/h
- Cột nước : 15 m
Bơm nước được nối với (01) rơ le cảm ứng mực nước, bơm sẽ tự động bơm khi
đạt đến mực nước được cài đặt.
Trên đường áp lực của mỗi bơm phía trước bơm được lắp một van đóng mở
bằng điện, tiếp đến là van một chiều giải phóng bơm khỏi áp lực nước khi dừng bơm.
Trạm bơm hoạt động tự động nhờ bộ kiểm soát mực nước, cũng có thể điều khiển tại
chỗ bằng tay.
Trang bị hệ thống van, khoá và đường ống để vận hành.
1.9.3. Hệ thống cơ sở dầu
Tổng số lượng dầu vận hành cho 1 tổ máy dự kiến : 1,44 m3.
Trong đó:
- Dầu vận hành : 1,0 m3.
- Dầu bôi trơn tổ máy : 0,6 m3.
- Dầu bổ sung : 0,04 m3.
Hệ thống được bố trí gồm:
- 01 thùng chứa dầu sạch bằng thép dung tích : 1,5 m3.
- 01 thùng chứa dầu vận hành bằng thép dung tích : 1,5 m3.
Thể tích thùng dầu tính đủ để có thể nạp và xả dầu cho bất cứ cụm nào của tổ
máy thuỷ lực. Các thùng dầu được liên thông bằng hệ thống đường ống toàn nhà máy
với các tổ máy và cột tiếp nhận dầu trên sàn lắp máy.
- 01 bơm dầu chạy điện:
Năng suất : 1,0 m3/giờ.
Áp lực dầu ở đầu ra : 0,35 Mpa
- 01 máy lọc dầu di động
Năng suất : 0,2 m3/giờ.
Áp lực dầu ở đầu ra : 0,35 Mpa
Các thiết bị này được lắp đặt tại cao độ  108,00m . Dầu bẩn đã sử dụng cần
đưa đi xử lý, dầu khô sạch sẽ được nạp vào thùng dầu sạch qua họng dầu sạch.
Các thông số của thiết bị trong hệ thống cơ sở dầu sẽ được nhà thầu thiết bị
chính xác lại để phù hợp với thiết bị cung cấp sao cho hệ thống vận hành tốt, tuy nhiên
những thông số náy sẽ không thay đổi nhiều.
1.9.4. Hệ thống khí nén áp lực thấp

Viện Công nghệ năng lượng 29


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Hệ thống khí nén 0,8MPa được lắp đặt để phục vụ các nhu cầu:
- Cấp khí nén cho hệ thống phanh hãm tổ máy.
- Cấp khí nén cho hệ thống điều khiển, đo lường các thông số thuỷ lực.
- Cấp khí nén cho nhu cầu kỹ thuật sử dụng các dụng cụ vận hành bằng khí nén
trong sửa chữa và các nhu cầu sử dụng khác.
a. Cấp khí nén cho hệ thống phanh tổ máy là chức năng quan trọng nhất của hệ
thống khí nén, việc phanh được thực hiện trong mỗi lần dừng máy, nhằm giảm thời
gian quay của tổ máy với số vòng quay thấp không thuận lợi cho chế độ làm việc của ổ
đỡ. Quá trình phanh hãm được bắt đầu tự động khi tốc độ vòng quay của tổ máy giảm
xuống còn 15÷20% tốc độ định mức. Nguồn cấp khí nén được cấp từ 02 máy nén khí
(01 máy làm việc, 01 máy dự phòng) năng suất làm việc Q = 1,0 m3/phút, áp lực làm
việc P =1,0 Mpa. Khí nén được dẫn vào một bình khí nén thể tích 3,50 m3. Khí nén từ
bình chứa khí này được dẫn tới các hộ tiêu khí nén bằng các đường ống dẫn khí
40mm.
Hệ thống phanh được cấp nguồn khí nén dự phòng từ hệ thống cấp khí cho thiết
bị đo lường, được đấu nối vào tủ phân phối hệ thống phanh.
b. Cấp khí nén cho các nhu cầu kỹ thuật sử dụng dụng cụ vận hành bằng khí
nén và nhu cầu khác. Từ tuyến ống, khí nén còn được dẫn theo các ống nhánh đến các
vùng và buồng có nhu cầu dùng khí:
- Sàn lắp máy
- Sàn gian máy
- Xưởng cơ khí
- Buồng cơ sở dầu
- Đến nhu cầu dùng khí khác.
Hệ thống cấp khí nén làm việc hoàn toàn tự động, được kiểm soát bằng đồng hồ
áp lực có tiếp điểm điện bố trí tại đầu ống nối vào bình khí nén. Khi áp lực trong bình
hạ xuống thấp tới áp lực tính toán, máy nén khí sẽ hoạt động trở lại để nâng áp lực
trong hệ thống tới 0,8 Mpa.
Để tránh sự chuyển khí từ hệ thống của nhóm này sang hệ thống của nhóm kia,
trên đường ống vào được lắp van một chiều.
Việc xác định công suất máy nén khí được căn cứ vào lưu lượng tối đa cần thiết
cho các nhu cầu sửa chữa kỹ thuật.
c. Bố trí thiết bị trung tâm cấp khí nén
Toàn bộ các máy nén khí, các bình chứa khí, đường ống góp, các van của hệ
thống khí nén 0,8 Mpa được bố trí gọn trong buồng khí nén tại cao độ 121,00m . Với
cách bố trí này tạo thuận lợi cho việc vận hành. Tất cả các máy nén khí đều được làm
mát bằng không khí.
1.9.5. Thông gió và điều hòa không khí
Được thiết kế theo TCVN 5687: 1992- Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm-
Tiêu chuẩn thiết kế.

Viện Công nghệ năng lượng 30


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Hệ thống thông gió và điều hoà không khí luôn đóng vai trò quan trọng đối với
nhà máy thủy điện:
- Giữ vai trò thông thoáng và hút thải cho các không gian sinh nhiệt, phát sinh
nguồn độc hại.
- Hệ thống điều hoà đảm bảo được nhệt độ cần thiết cho quá trình hoạt động
của các thiết bị điện tử và các nhu cầu khác theo yêu cầu vận hành sản xuất.
Điều kiện thông gió và điều hòa không khí là yếu tố cần thiết đối với nhà và
công trình, là nhân tố không thể thiếu đối với công trình thủy điện. Hạng mục bao gồm
các thành phần sau:
- Các quạt hút cục bộ
- Các quạt hút trung tâm, đường ống phân phối gió và phụ kiện trên đường ống.
- Thiết bị điều hòa cục bộ và phụ kiện.
Các thiết bị được thiết kế có sự tính toán và bố trí phù hợp với các yêu cầu công
nghệ và kiến trúc nhà máy.
a. Yêu cầu các thông số vi khí hậu
(Lấy theo giá trị trung bình-Thông số trong nhà)
- Công tác thông gió:
Mùa mưa: - Nhiệt độ Tt D = 24±2 0 C
- Độ ẩm φt D = 65±5 0 C
Mùa khô: - Nhiệt độ Tt D = 25±2 0 C
- Độ ẩm φt D = 65±5 0 C
- Công tác điều hòa:
- Nhiệt độ Tt = 23±1 0 C
- Độ ẩm φt D = 60±5 0 C
b. Bố trí hoạt động thiết bị thông gió và điều hòa không khí
Hệ thống thông gió trong nhà máy được xác định là thông gió hút. Do vậy, hệ
thống đáp ứng được rất tốt vai trò làm giảm nhiệt độ trong nhà máy, hút thải khí bẩn
và bổ sung khí sạch vào từ bên ngoài, đồng thời không phát tán nguồn khí độc hại từ
các phòng chức năng nguy cơ sang không gian khác (do hệ thống thông gió một chiều
làm việc trên nguyên tắc áp suất âm). Bố trí hoạt động của hệ thống thông gió điều hòa
trong nhà máy theo hình thức hút cục bộ. Điều hòa do tổng công suất nhỏ nên bố trí
điều hòa cục bộ để đảm bảo cho công tác bảo hành sửa chữa được đơn giản.
b1. Hệ thống thông gió
Các quạt hút cục bộ được bố trí trong các không gian nằm trên cốt 114,00:
- Phòng điều khiển trung tâm: Bố trí hai (02) quạt gắn tường, lưu lượng hút
Q=1000 m3/h – 1 pha 220V.
- Phòng phân phối điện áp 6,3KV: Bố trí hai (02) quạt gắn tường, lưu lượng hút
Q=1000 m3/h – 1 pha 220V.
- Phòng phân phối tự dùng: Bố trí một (01) quạt gắn tường, lưu lượng hút
Q=1500 m3/h – 1 pha 220V.
- Phòng ắc quy: Bố trí một (01) quạt gắn tường, lưu lượng hút Q=1000 m3/h – 1

Viện Công nghệ năng lượng 31


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
pha 220V.
- Phòng máy diezen: Bố trí một (01) quạt gắn tường, lưu lượng hút Q=500 m3/h
– 1 pha 220V.
- Phòng vệ sinh: Bố trí một (01) quạt gắn tường, lưu lượng hút Q=250 m3/h – 1
pha 220V.
b2. Thiết bị điều hòa nhiệt độ
Điều hòa không khí được bố trí tại các phòng:
- Phòng điều khiển trung tâm: Bố trí một (01) bộ máy điều hoà cục bộ loại
đứng, công suất làm lạnh 50000 Btu/h. Hai (02) bộ máy điều hoà cục bộ loại treo
tường, công suất làm lạnh 30000 Btu/h.
- Phòng Ắc quy: Bố trí một (01) bộ máy điều hoà cục bộ loại đứng, công suất
làm lạnh 36000 Btu/h.
1.9.6. Cấp nước cứu hỏa, chữa cháy
Thiết kế theo TCVN 2622-1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công
trình- yêu cầu thiết kế.
Hệ thống cấp nước cứu hỏa điều khiển bằng tay.
Hệ thống được thiết kế đáp ứng các yêu cầu sau:
Các họng nước cứu hoả và các thiết bị chống cháy được đặt tại những vị trí dễ
nhìn thấy. Thuận lợi trong việc triển khai chữa cháy đến các không gian khác nhau của
nhà máy với thời gian nhanh nhất.
Hệ thống chữa cháy bằng tay dùng họng nước phân bố tại các khu vực thích
hợp trong và ngoài Nhà máy.
Hệ thống chữa cháy bằng phun mưa tự động các tổ máy phát.
Các bình khí dioxit cacbon (CO2) xách tay đặt tại các khu vực thích hợp trong
Nhà máy.
a. Lưu lượng nước chữa cháy cho nhà máy
Lưu lượng nước yêu cầu cho nhà máy được tính toán qua các thông số cơ bản
sau:
Áp lực vòi phun yêu cầu : 25 m
Lưu lượng tính toán chung toàn hệ thống chữa cháy : 10 l/giây
b. Nguồn cấp nước chữa cháy
Nguồn cấp nước cứu hỏa được lấy từ bể cấp nước cứu hỏa dung tích 80m3 bố trí
tại cao trình 140,00m. Nước được bơm bể cứu hỏa từ bể cấp nước cứu hỏa dùng chung
với hệ thống cấp nước kỹ thuật.
Thiết bị cho hệ thống cấp nước cứu hoả gồm một (01) máy bơm ly tâm, năng
suất Q=40m3/h, áp lực H=40m, (01) máy lọc nước ly tâm, năng suất Q=45m3/h, áp
lực 1,0Mpa, cùng van khoá, đường ống và các thiết bị đo khác.
Đường ống từ cứu hỏa cấp vào mạng vòng bằng ống d=100mm qua các van
điều khiển.

Viện Công nghệ năng lượng 32


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Để đảm bảo không bị tắc và trục trặc, hệ thống được bố trí thêm bộ lọc thô và
van lọc cặn tại đầu hút của bơm. Đầu vào của bộ lọc thô bố trí van một chiều.
Do vậy đảm bảo được việc cấp nước liên tục cho chữa cháy trong trường hợp
xảy ra cháy trong nhà máy.
c. Bố trí cấp nước trong hệ thống cấp nước cứu hỏa
c1. Cấp nước cho hệ thống các họng nước chữa cháy
Các họng nước cứu hỏa được đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy. Thuận lợi cho việc
triển khai chữa cháy đến các không gian khác nhau của nhà máy với thời gian nhanh
nhất.
Nước được lấy ra từ các trục ống đứng 100 trích từ mạng vòng đẫn đến các
họng chữa cháy bằng ống 50. Hệ thống họng chữa cháy được đặt dọc theo trục đứng
cạnh cầu thang và tường về phía hạ lưu. Các họng cứu hỏa được đặt trong hộp cứu hỏa
tiêu chuẩn, hộp đặt cách mặt sàn 1,25m. Khoảng cách giữa các hộp từ 20÷30m.
Hộp cứu hỏa bao gồm:
+ 01 họng cấp nước;
+ 01 súng phun nước;
+ 01 ống mềm bằng vải tổng hợp có khoá hai đầu để liên kết giữa họng nước và
súng phun nước;
+ 01 van chặn xả nước khi cứu hoả;
+ 01 bình CO2
Bố trí một trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà máy. Trụ cấp nước gồm:
+ Một hộp kỹ thuật chứa các thiết bị cứu hỏa;
+ Một trụ cấp nước ba họng cấp;
+ 03 súng phun nước;
+ 03 ống mềm bằng vải tổng hợp dài 50m, có khóa hai đầu để liên kết giữa:
- Họng nước và súng phun nước;
- 01 van chặn xả nước khi cứu hỏa;
- 01 bình chữa cháy CO2
c2. Đường ống cấp nước và phụ kiện, phương tiện chữa cháy khác
Đường ống cấp mạng vòng Ф80. Nước cứu hỏa trong toàn nhà máy được lấy
từ mạng vòng cấp đến các thiết bị chữa cháy theo mạch nhánh.
Chữa cháy cho tổ máy dùng nước cứu hỏa từ các họng chữa cháy xung quanh.
Nước chữa cháy từ các tổ máy phát được dẫn theo đường ống tự chảy về các khu vực
thu nước rò rỉ.
- Bể chứa cát, xẻng, bình chữa cháy, và trụ cấp nước cứu hỏa .
1.9.7. Hệ thống đo lường thủy lực
Hệ thống đo lường các thông số thuỷ lực của công trình đảm bảo cung cấp liên
tục các số liệu về mực nước thượng, hạ lưu, cột nước và lưu lượng qua công trình,

Viện Công nghệ năng lượng 33


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
đồng thời phục vụ tự động hoá điền khiển các tổ máy.
Hệ thống phải đảm bảo:
- Đo và ghi nhận mực nước thượng, hạ lưu;
- Xác định và ghi nhận cột nước tĩnh (netto) tại các tổ máy;
- Xác định và ghi nhận lưu lượng nước qua từng tổ máy. Xác định lượng nước
qua công trình (cộng dồn lưu lượng theo thời gian);
- Kiểm tra mức chênh áp qua lưới chắn rác tại cửa lấy nước, qua đó đánh giá
được mức rác tụ lại trên mặt lưới;
- Phát các tín hiệu chuẩn tới hệ thống điều khiển trung tâm.
Để thực hiện được các thông số nói trên, cần phải lắp đặt đồng bộ các thiết bị
đo tín hiệu phù hợp cho từng thông số đo, các bộ phận thiết bị đo phải cho tín hiệu đầu
ra chính xác đã được quy chuẩn.
Thiết bị phần sơ cấp được bố trí tại các diện tích kín không thể bị ngập nước.
Thiết bị phần thứ cấp được bố trí trong trung tâm điều khiển nhà máy, tủ bảng
điều khiển nhà máy.
Khi thiết kế chi tiết hệ thống đo cần xem xét kỹ và cụ thể hệ thống đo lường
cho từng thông số thuỷ lực cần đo. Phải có sơ đồ cụ thể lắp đặt các thiết bị đo, lắp đặt
các ống đo hoặc các đường truyền tín hiệu đo trong bê tông để xác định mực nước, cột
nước và lưu lượng nước phục vụ thử nghiệm thực tế tổ máy.

Viện Công nghệ năng lượng 34


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

Bảng kê thiết bị thủy lực

STT Tên gọi Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng

Tua bin gáo - trục ngang


- Htt= 315,85m
- NT= 2,5 MW
Tua bin thuỷ lực - D1= 1,2 m
I Bộ 2
- QT = 0,915 m3/s
- nđm= 600 vòng /phút
- nlồng = 1040 vòng/phút
- T = 92,0 %
Máy điều tốc và thiết Kiểu: Điện - thuỷ lực kỹ thuật
II Bộ 2
bị dầu áp lực số.
DN800
III Van cầu trước tua bin Bộ 2
Kiểu: Thủy lực
Đồng bộ 3 pha, trục đứng
- Uđm = 6,3 kV
Máy phát điện đồng - NT = 2,5 MW
IV Bộ 2
bộ - Cos = 0,8
- nđm = 600 vòng /phút
-  = 96,0 %
Kiểu kích thích không chổi
V Hệ thống kích từ Bộ 2
than
- Sức nâng 25T/5T
VI Cầu trục gian máy Bộ 1
- Khẩu độ 12.5m
Tổng cộng
Hệ thống cấp nước
1
kỹ thuật cho tổ máy
1.1 Bộ lọc nước đứng Q = 35 m3/h; P = 1,0MPa Cái 03
1.2 Bơm ly tâm trục đứng Q= 30 m3/h; H=30m Cái 03
Thiết bị đo kiểm tra Dy = 20 mm Bộ 01
1.3
mức nước
Các van khoá và Dy = 20 100 mm; Bộ 01
1.4 đường ống cấp - tháo
P = 1,0 MPa
nước
2 Hệ thống nước tháo

Viện Công nghệ năng lượng 35


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

khô và nước rò rỉ
2.1 Bơm ly tâm trục đứng Q = 20 m3/h; H = 15m Cái 02
Thiết bị đo kiểm tra Dy = 15 mm Bộ 01
2.2
mức nước
Các van khoá và Dy=25 100 mm; Bộ 01
2.3 đường ống tháo nước
P = 1,0 MPa
3 Hệ thống cấp dầu
3.1 Thùng dầu khô sạch V= 1,5 m3 ; Cái 01
3.2 Thùng dầu vận hành V = 1,5 m3 Cái 01
3.3 Máy bơm dầu Q = 1,0 m3/h; Cái 01
3.4 T.B lọc dầu Q = 1,0 m3/h Cái 01
3.5 Thùng dầu di động V = 0,5 m3 Cái 01
Thiết bị đo kiểm tra Dy = 20 mm Bộ 01
3.6
mức dầu
Các van khoá và Dy=20 70 mm; Bộ 01
3.7 đường ống cấp - tháo
P = 1,0 MPa
dầu
Hệ thống cấp khí
4
nén
Máy nén khí áp lực Q=1,0m3/phút;P = 0,8 MPa Cái 02
4.1
thấp 1,0 MPa
Bình khí nén áp lực V =1,5 m3, P = 0,8 MPa Cái 01
4.2
thấp
Thiết bị đo kiểm tra Dy = 20 mm; P=0,8 MPa Bộ 01
4.3
khí nén
Các van khoá và Dy=2070mm;P =0,8 MPa Bộ 01
4.4
đường ống khí nén
HT thiết bị đo lường
5 các thông số thuỷ
lực
Thiết bị đo mực nước Bộ 01
5.1
thượng lưu, hạ lưu
Thiết bị đo cột nước Bộ 01
5.2
của trạm thuỷ điện
Thiết bị đo tổn thất Bộ 01
5.3 cột nước của lưới
chắn rác
5.4 Thiết bị đo lưu lượng Bộ 02

Viện Công nghệ năng lượng 36


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

qua tua bin


Thiết bị đo áp lực cửa Bộ 02
5.5
vào tua bin
Hệ thống cấp nước
6
cứu hỏa
6.1 Bộ lọc nước đứng Q = 45 m3/h; P = 1,0MPa Cái 01
6.2 Bơm ly tâm Q= 40 m3/h; H=40m Cái 01
Thiết bị đo kiểm tra Dy = 20 mm Bộ 01
6.3
mức nước
Các van khoá và Dy = 20 100 mm; Bộ 01
6.4 đường ống cấp - tháo
P = 1,0 MPa
nước

Viện Công nghệ năng lượng 37


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ CÔNG


Thiết bị cơ khí thuỷ công trình thuỷ điện Suối Chùng được bố trí ở các hạng
mục sau:
- Cửa lấy nước
- Cống xả cát
- Đập phụ
- Bể áp lực
- Đường ống áp lực
2.1. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
- Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn đường ống áp lực S.D.E.M (Pháp).
- Chống ăn mòn và sơn phủ cho các kết cấu thép BS 5493-1977.
- TCVN 8298 - 2009. Công trình thuỷ lợi- Yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp
ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép .
- TCVN 8299 - 2009. Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa
van, khe van bằng thép
- TCVN 8636 - 2011.Công trình thủy lợi - Đường ống áp lực bằng thép- yêu
cầu kỹ thuật trong thiết kế,chế tạo và lắp đặt
- 14 TCN 79 : 2004 Kết cấu thép và thiết bị cơ khí công trình thuỷ lợi – sơn bảo
vệ (Tiêu chuẩn ngành Thuỷ Lợi ).
- TCVN 1548-74. Kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng siêu âm.
- TCVN 1765-1975. Thép các bon.
- TCVN 2363-78. Thép tấm.
- TCVN 4244-1986. Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm an toàn các máy nâng.
2.2. THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐẬP PHỤ
2.2.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị
Thiết bị cơ khí (TBCK) bể thu nước có nhiệm vụ vận chuyển nước từ cửa lấy
nước dẫn qua hệ thống ống dẫn nước đổ vào bể điều tiết..
a. Cửa van vận hành phẳng trượt 0,8x0,8-2,37m
Cửa van có kết cấu hàn. Dầm ngang, dầm biên dùng thép hình, tôn mặt gia công
bằng thép tấm dày 8mm và đặt ở phía không áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía không có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn
và mằm ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P40. Chắn nước
đáy có hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.
b. Chi tiết đặt sẵn (CTĐS) cửa van vận hành
Các CTĐS dùng để hướng chuyển động của cửa van và truyền tải trọng thuỷ
tĩnh lên bê tông.
CTĐS chế tạo dưới dạng các cụm riêng gồm đường làm việc và đường chạy

Viện Công nghệ năng lượng 38


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
ngược. Đầu rãnh ốp bằng tấm bê tông cốt thép. Ngưỡng làm bằng thép chữ I100. Dầm
ngực được làm từ thép tấm dày 8mm.
Đường làm việc và đường chạy ngược được gắn vào bê tông bằng các thanh
néo.
CTĐS được lắp ráp theo phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp
ghép. Ngưỡng và dầm ngực lắp trong các hộc chờ.
c. Lưới chắn rác chiron
-Lưới chi rôn được đặt lệch so với phương ngang 1 góc, lưới được chia làm 5
lưới được đặt liên tiếp nhau. Lưới chiron là kết cấu thép tở hợp hàn.
-Lưới có nhiệm vụ chắn rác đi vào tuyến năng lượng.
d. Máy đóng mở kiểu vít:
Thông số kỹ thuật của vít điện :
- Lực nâng: 3 tấn
- Lực ấn: 0 tấn
- Chiều dài hành trình 2.0 m
- Thời gian nâng  3.0 phút
- Thời gian hạ  3.0 phút
Vít điện được lắp trên 01 bệ thép tại cao trình 556,80m.
Đóng mở cửa van được điều khiển tự động từ trung tâm điều khiển nhà máy, tổ
máy hoặc điều khiển tại chỗ từ bảng điều khiển lắp.
2.2.2. Chế độ làm việc
Cửa van thường xuyên mở để lấy nước vào tuyến năng lượng, chỉ đóng khi
kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng tuyên năng lượng.
2.3. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỐNG XẢ CÁT
2.3.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị
Cống xả cát đập chính bố trí các thiết bị cơ khí thuỷ công bao gồm:
Cửa van vận hành, cửa sự cố-sửa chữa BxH=3,30x4,0 kèm theo khe và máy
đóng mở kiểu xi lanh thủy lực.
Xả cát lăng đọng trong hồ chứa về hạ lưu, đảm bảo quá trình vận hành bình
thường của hồ chứa.
a. Cửa vận hành
Với chức năng nhiệm vụ như trên nên khẳng định dùng phương án Cửa phẳng-
Bánh xe lăn đóng mở bằng xi lanh thủy lực chạy điện là phương án tối ưu nhất.
Cửa van có kết cấu hàn tôn mặt gia công bằng thép tấm dày 25mm và đặt ở phía
có áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn và mằm
ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P60. Chắn nước đáy có
hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.

Viện Công nghệ năng lượng 39


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Cửa van vận hành đóng mở trong trạng thái nước động. Bộ phận gối chuyển
động dạng bánh xe để nâng hạ cửa van dễ dàng trong trạng thái nước động. Bánh xe
đường kính 400mm. Chuyển vị bên sườn cửa van được hạn chế bởi bộ phận định vị
bên sườn dạng tấm cữ hàn.
b. Cửa van sửa chữa sự cố
Cửa sửa chữa đặt trước cửa làm việc. Nhiệm vụ của cửa là đóng khi sửa chữa
cửa làm việc. Về kích thước giống như cửa làm việc. Tuy nhiên cửa này có van cân
bằng áp lực và đóng mở trong điều kiện nước động.
Cửa van có kết cấu hàn tôn mặt gia công bằng thép tấm dày 25mm và đặt ở phía có áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn và mằm
ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P60. Chắn nước đáy có
hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.
Cửa van vận hành đóng mở trong trạng thái nước động. Bộ phận gối chuyển
động dạng bánh xe để nâng hạ cửa van dễ dàng trong trạng thái nước động. Bánh xe
đường kính 400mm. Chuyển vị bên sườn cửa van được hạn chế bởi bộ phận định vị
bên sườn dạng tấm cữ hàn.
c. Máy đóng mở:
Máy đóng mở cửa kiểu xi lanh thủy lực loại có lực nâng cho phép 20T đối với
cửa sửa chữa – sự cố và 50T cho cửa van vận hành. Hệ thống thuỷ lực cho phép giữ
cửa van luôn ở vị trí thăng bằng trong lúc chuyển động tránh bị kẹt trong khe
2.3.2. Chế độ làm việc của cửa:
Cửa thường xuyên đóng để tích nước vào hồ chứa, chỉ mở khi cần xả cát hoặc
có nhu cầu tháo cạn lòng hồ. Khi hạ cửa van vận hành cần hạ cửa van sửa chữa sự cố,
sau đó mở cửa van sửa chữa: Đóng cửa van làm việc xuống sau đó nâng van cân bằng
áp lực lên 100mm, đợi đến khi mực nước trước và sau cửa van sửa chữa cân bằng mới
được phép tiếp tục nâng cửa van sửa chữa lên.
2.4. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỬA LẤY NƯỚC
2.4.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị
Thiết bị cơ khí (TBCK) cửa lấy nước có nhiệm vụ vận chuyển nước từ hồ chứa
vào kênh dẫn nước.
Thiết bị cơ khí thuỷ công cửa lấy nước gồm có:
a. Lưới chắn rác 2,6x2,2-7,30m
Lưới chắn rác được chia thành 01 phân đoạn có kết cấu hàn. Dầm gối có mặt
cắt tổ hợp, dầm ngang và tấm ngăn có kết cấu tổ hợp.
Các thanh được gắn vào xà ngang nhờ các bu lông hình móng ngựa.
Phần gối đỡ – di chuyển – dạng tấm kim loại.
Chuyển vị ngang bên trong rãnh van được hạn chế bởi bộ phận định vị bên
sườn làm bằng thép cán tròn.
Từ phía có áp, tại các dầm gối bố trí thanh chống ngược đảm bảo độ khít khi
lưới chuyển động trong rãnh và tránh cho lưới bị rung mạnh khi hoạt động.

Viện Công nghệ năng lượng 40


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
b. Chi tiết đặt sẵn lưới chắn rác
Chi tiết đặt sẵn dùng để hướng chuyển động các phân đoạn lưới và truyền tải
trọng thuỷ tĩnh từ lưới lên bê tông.
Chi tiết đặt sẵn của lưới gồm đường làm việc và đường chạy ngược bằng thép
tấm. Ngưỡng chỉ có trong các rãnh và để gối các cột đỡ của phân đoạn lưới chắn rác và
gàu vớt rác. Ngưỡng được làm từ thép I 100.
Chi tiết đặt sẵn được gắn vào bê tông bằng các bản néo. Lắp ráp chi tiết đặt sẵn
bằng phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp ghép.
c. Cửa van vận hành phẳng bánh xe 1,65x1,65-13,2m
Cửa van có kết cấu hàn. Tôn mặt gia công bằng thép tấm dày 10mm và đặt ở
phía có áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía không có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn
và mằm ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P45. Chắn nước
đáy có hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.
Cửa van vận hành đóng mở trong trạng thái nước động. Bộ phận gối chuyển
động dạng bánh xe để nâng hạ cửa van dễ dàng trong trạng thái nước động. Bánh xe
đường kính 300mm. Chuyển vị bên sườn cửa van được hạn chế bởi bộ phận định vị
bên sườn dạng tấm cữ hàn.
d. Chi tiết đặt sẵn (CTĐS) cửa van vận hành phẳng bánh xe
Các CTĐS dùng để hướng chuyển động của cửa van và truyền tải trọng thuỷ
tĩnh lên bê tông.
CTĐS chế tạo dưới dạng các cụm riêng gồm đường làm việc và đường chạy
ngược. Đầu rãnh ốp bằng tấm bê tông cốt thép. Ngưỡng làm bằng thép chữ I100. Dầm
ngực được làm từ thép tấm dày 8mm.
Đường làm việc và đường chạy ngược được gắn vào bê tông bằng các thanh
néo.
CTĐS được lắp ráp theo phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp
ghép. Ngưỡng và dầm ngực lắp trong các hộc chờ.
e. Cửa van sửa chữa phẳng trượt 1,65x1,65-13,2m
Cửa van có kết cấu hàn. Tôn mặt gia công bằng thép tấm dày 10mm và đặt ở
phía có áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía không có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn
và mằm ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P45. Chắn nước
đáy có hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.
Cửa van trang bị van bypass để nâng cửa van trong trạng thái cân bằng áp lực
nước.
f. Chi tiết đặt sẵn (CTĐS) cửa van sửa chữa
Các CTĐS dùng để hướng chuyển động của cửa van và truyền tải trọng thuỷ
tĩnh lên bê tông.
CTĐS chế tạo dưới dạng các cụm riêng gồm đường làm việc và đường chạy
ngược. Đầu rãnh ốp bằng tấm bê tông cốt thép. Ngưỡng làm bằng thép chữ I200. Dầm

Viện Công nghệ năng lượng 41


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
ngực được làm từ thép tấm dày 8mm.
Đường làm việc và đường chạy ngược được gắn vào bê tông bằng các thanh
néo.
CTĐS được lắp ráp theo phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp
ghép. Ngưỡng và dầm ngực lắp trong các hộc chờ.
g. Thiết bị nâng hạ
- Cầu trục dầm đơn 15T: dùng để cửa van sửa chữa và khi cần sửa chữa, bảo
dưỡng.
h. Xi lanh thuỷ lực 20T
Cửa van vận hành được trang bị 01 xi lanh thuỷ lực và 01 bộ thiết bị dầu áp lực
để đóng mở cửa van. Hệ thống thuỷ lực cho phép giữ cửa van luôn ở vị trí thăng bằng
trong lúc chuyển động tránh bị kẹt trong khe.
Thông số kỹ thuật của xi lanh:
- Lực nâng : 20 tấn
- Chiều dài hành trình : 1,65 m.
Xi lanh và thiết bị dầu áp lực lắp đặt trong buồng bố trí tại cao trình 522,60m..
Đóng mở cửa van được điều khiển tự động từ trung tâm điều khiển nhà máy, hoặc điều
khiển tại chỗ.
2.4.2. Chế độ làm việc
Cửa van thường xuyên mở để lấy nước vào tuyến năng lượng, chỉ đóng khi có
sự cố hoặc kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng tuyến năng lượng.
2.5. THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỬA NHẬN NƯỚC
2.5.1. Nhiệm vụ và thành phần thiết bị
Thiết bị cơ khí (TBCK) cửa nhận nước có nhiệm vụ vận chuyển nước từ kênh
vào đường ống áp lực
Thiết bị cơ khí thuỷ công cửa nhận nước gồm có:
a. Lưới chắn rác 1,25x2,0-7,30m
Lưới chắn rác được chia thành 01 phân đoạn có kết cấu hàn. Dầm gối có mặt
cắt tổ hợp, dầm ngang và tấm ngăn có kết cấu tổ hợp.
Các thanh được gắn vào xà ngang nhờ các bu lông hình móng ngựa.
Phần gối đỡ – di chuyển – dạng tấm kim loại.
Chuyển vị ngang bên trong rãnh van được hạn chế bởi bộ phận định vị bên
sườn làm bằng thép cán tròn.
Từ phía có áp, tại các dầm gối bố trí thanh chống ngược đảm bảo độ khít khi
lưới chuyển động trong rãnh và tránh cho lưới bị rung mạnh khi hoạt động.
b. Chi tiết đặt sẵn lưới chắn rác
Chi tiết đặt sẵn dùng để hướng chuyển động các phân đoạn lưới và truyền tải
trọng thuỷ tĩnh từ lưới lên bê tông.

Viện Công nghệ năng lượng 42


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Chi tiết đặt sẵn của lưới gồm đường làm việc và đường chạy ngược bằng thép
tấm. Ngưỡng chỉ có trong các rãnh và để gối các cột đỡ của phân đoạn lưới chắn rác và
gàu vớt rác. Ngưỡng được làm từ thép I 100.
Chi tiết đặt sẵn được gắn vào bê tông bằng các bản néo. Lắp ráp chi tiết đặt sẵn
bằng phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp ghép.
c. Cửa van vận hành phẳng bánh xe 1,25x1,25-2,7m
Cửa van có kết cấu hàn. Tôn mặt gia công bằng thép tấm dày 8mm và đặt ở
phía có áp.
Bộ phận chắn nước đặt từ phía không có áp. Chắn nước thẳng đứng bên sườn
và mằm ngang (theo dầm ngực) làm bằng cao su có mặt cắt biên dạng P45. Chắn nước
đáy có hình dao bằng cao su tấm. Để gắn lớp đệm sử dụng bu lông bằng thép không gỉ.
Cửa van vận hành đóng mở trong trạng thái nước động. Bộ phận gối chuyển
động dạng bánh xe để nâng hạ cửa van dễ dàng trong trạng thái nước động. Bánh xe
đường kính 300mm. Chuyển vị bên sườn cửa van được hạn chế bởi bộ phận định vị
bên sườn dạng tấm cữ hàn.
d. Chi tiết đặt sẵn (CTĐS) cửa van vận hành phẳng bánh xe
Các CTĐS dùng để hướng chuyển động của cửa van và truyền tải trọng thuỷ
tĩnh lên bê tông.
CTĐS chế tạo dưới dạng các cụm riêng gồm đường làm việc và đường chạy
ngược. Đầu rãnh ốp bằng tấm bê tông cốt thép. Ngưỡng làm bằng thép chữ I100. Dầm
ngực được làm từ thép tấm dày 8mm.
Đường làm việc và đường chạy ngược được gắn vào bê tông bằng các thanh
néo.
CTĐS được lắp ráp theo phương pháp không có hộc chờ mà bằng các khối lắp
ghép. Ngưỡng và dầm ngực lắp trong các hộc chờ.
e. Thiết bị nâng hạ
Xi lanh thuỷ lực 3T
Cửa van vận hành được trang bị 01 xi lanh thuỷ lực và 01 bộ thiết bị dầu áp lực
để đóng mở cửa van. Hệ thống thuỷ lực cho phép giữ cửa van luôn ở vị trí thăng bằng
trong lúc chuyển động tránh bị kẹt trong khe.
Thông số kỹ thuật của xi lanh:
- Lực nâng : 3 tấn
- Chiều dài hành trình : 1,25 m.
Xi lanh và thiết bị dầu áp lực lắp đặt trong buồng bố trí tại cao trình 426,00m..
Đóng mở cửa van được điều khiển tự động từ trung tâm điều khiển nhà máy, hoặc điều
khiển tại chỗ.
2.5.2. Chế độ làm việc
Cửa van thường xuyên mở để lấy nước vào đường ống áp lực, chỉ đóng khi
kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng tuyến năng lượng.

Viện Công nghệ năng lượng 43


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

2.6. ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC


2.6.1. Khái quát chung
Toàn công trình có một (01) đường ống áp lực chung cho hai (02) tổ máy.
Các đường ống áp lực dẫn nước từ phía hạ lưu của cửa lấy nước bể áp lực tới đầu vào
ống phân phối tuốc bin trong nhà máy có đường tâm tại cao trình 107,40m.
Đường kính trong của đường ống chính là 1,25m, đường ống nhánh 0,8m chiều dày
thành ống thay đổi từ 10mm đến 18mm. Các phần ống nằm trong bê tông có gân tăng
cường để đảm bảo an toàn liên kết giữa bê tông và đường ống.
2.6.2. Thông số kỹ thuật
Các thông số được liệt kê dưới đây sẽ được sử dụng làm cơ sơ cho công tác thiết kế:
- Số lượng đường ống áp lực thép 01
- Chiều dài ống chính 1025m
- Chiều dài ống nhánh 17m
- Đường kính bên trong đường ống chính 1250 mm
- Đường kính trong đường ống nhánh là 800 mm
- Độ dày thép ống áp lực 10-18mm
- Cao độ tâm đầu đường ống 424.10
- Cao độ tâm của đường ống áp lực tại đầu vào tuốc bin 107.40
- Lưu lượng tối đa qua ống áp lực 1,83 m3/s
Các đoạn ống được thi công hàn ghép từ các phân đoạn ống nhỏ có chiều dài từ
1 đến 2m. Các đoạn ống cong được hàn ghép từ các ống phân đoạn ống thẳng có chiều
dài trên mỗi phân đoạn ống được hàn vành tăng cứng. Vật liệu gia công cốt ống là thép
Q235C có c=2150-2350kg/cm2.
2.6.3. Thử áp lực đường ống
Mục đích của việc thử áp lực đường ống tại hiện trường là để đảm bảo rằng: Tất
cả các mối hàn tuyến ống, các khớp nhiệt, các thiết bị lắp đặt trên tuyến ống: mố néo,
mố đỡ, bánh xe,... đều chịu được áp lực tối đa của nước trong ống khi làm việc và đảm
bảo kín nước Tư vấn thiết kế kiến nghị áp dụng sơ đồ thử áp hai (02) bậc để đảm bảo
các mố đầu đường ống không phải chịu tải trọng quá lớn khi thử áp toàn đường ống.

Bảng kê thiết bị cơ khí thủy công


Tổng
STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐV SL KL
cộng
I CỬA LẤY NƯỚC ĐẬP CHIARON
1 Lưới chắn rác Chiron 10x0.8-2.0m T 10 0.17 1.7
2 Cửa van vận hành 0.8x0.8-2.0m T 1 0.16 0.16
3 Khe van vận hành T 1 0.36 0.4

Viện Công nghệ năng lượng 44


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

4 Các thiết bị khác T 1 0.5 0.5


5 Máy vít điện 3VĐ Bộ 1 Mua
II TRÀN XẢ THỪA
1 Cửa van vận hành 1.0x1.0-2.35m T 1 0.23 0.23
2 Khe van vận hành T 1 0.36 0.4
3 Các thiết bị khác T 1 0.5 0.5
4 Máy vít điện 3VĐ Bộ 1 Mua
III CỬA LẤY NƯỚC ĐẬP CHÍNH
1 Lưới chắn rác 2.6x2.2-3.0m T 1 1.6 1.6
2 Khe lưới chắn rác T 1 1.7 1.7
3 Cửa van sửa chữa 1.65x 1.65-13.2m T 1 1.1 1.1
4 Khe van sửa chữa T 1 4.2 4.2
5 Cửa van vận hành 1.65x 1.65-13.2m T 1 1.6 1.6
6 Khe van vận hành T 1 2.1 2.1
7 Bệ xi lanh, nắp đậy, xích kéo T 1 2 2.0
8 Cần nối van T 1 0.7 0.7
9 Xi lanh thủy lực 20T Bộ 1 Mua
10 Cầu trục dầm đơn 15T Bộ 1 Mua

11 Trạm dầu thủy lực Bộ 1 Mua

IV CỐNG XẢ CÁT
1 Cửa van sửa chữa sự cố 3,3x4,0-15.3m T 1 10.75 10.75
2 Cửa van vận hành 4,0x3,0-15.3m T 1 5.5 5.50
3 Cụm khe van T 1 11.2 11.20
4 Cần nối van T 2 1 2.00
4 Bệ xi lanh, nắp đậy, ống thông khí T 1 2.2 2.20
5 Xi lanh thủy lực 20T Bộ 1 Mua
6 Xi lanh thủy lực 50T Bộ 1 Mua

7 Trạm dầu thủy lực Bộ 2 Mua

V BỂ ÁP LỰC
1 Lưới chắn rác 1.4x2.0-3.0m T 1 0.44 0.44

Viện Công nghệ năng lượng 45


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

2 Khe lưới chắn rác T 1 0.45 0.45


3 Cửa van vận hành 1.25x1.25-2.7m T 1 0.60 0.60
4 Khe van vận hành T 1 1.20 1.20
5 Bệ xi lanh, nắp đậy, ống thông khí T 1 1.30 1.30
6 Xi lanh thủy lực 3T Bộ 1 Mua
7 Cửa van xả cát 1,0x1.0-3.5m T 1 0.23 0.23
8 Khe van T 1 0.36 0.36
9 Máy vít điện 3VĐ Bộ 1 Mua
VI ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC
1 Đường ống DN1250 T 1 433.50 433.50
2 Mố đỡ trung gian T 1 40.64 40.64
3 Khớp co giãn T 1 22.34 22.34
4 Cửa thăm T 1 15.18 15.18
5 Chạc ba và ống nhánh T 1 6.80 6.80

Viện Công nghệ năng lượng 46


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ ĐIỆN

3.1. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐIỆN


Các tiêu chuẩn áp dụng:
Các tiêu chuẩn chuyên ngành của Việt Nam TCVN, TCN
Hiệp hội kỹ thuật điện Quốc tế IEC
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO
Các tiêu chuẩn của Anh BS
Các tiêu chuẩn của Pháp NPC
Các tiêu chuẩn của Mỹ ASTM/NEMA/IEEE
Các tiêu chuẩn của Đức DIN/VDE
Các tiêu chuẩn của Nhật Bản JIS
Và các tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

3.2. PHƯƠNG ÁN ĐẤU NỐI NHÀ MÁY VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Phương án đấu nối thủy điện Suối Chùng vào lưới điện Quốc gia được lập trên
cơ sở sau:
+ Quyết định 552/QĐ-BCT ngày 08/02/2018 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 (hệ thống điện
110kV);
+ Quyết định số 643/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 9 tháng 2 năm 2009
về việc phê duyệt phương án qui hoạch đấu nối thủy điện vừa và nhỏ miền Bắc vào hệ
thống điện quốc gia giai đoạn 2009 - 2010 có xét đến 2015.
+ Quyết định số 1926/QĐ-BCT ngày 20 tháng 04 năm 2009 về việc phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc của Bộ Công Thương.
+ Quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ Công nghiệp về việc
ban hành Quy định đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
+ Quy phạm trang bị điện số 11TCN-21-2006 và các quy định, văn bản của Nhà
nước có liên quan.
+ Các số liệu về hiện trạng nguồn và lưới điện tỉnh Hà Giang
+ Qui hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét triển
vọng đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII) theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg
NMTĐ Suối Chùng dự kiến sẽ phát công suất lên lưới điện ở cấp điện áp 35 kV
và đấu nối vào ngăn 35 kV phía 110kV trạm 220 kV Bắc Quang.
3.3. CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH
Nhà máy thuỷ điện Suối Chùng có tỉ trọng nhỏ trong hệ thống điện Quốc gia.
Do đó để giảm vốn đầu tư cho công trình trên cơ sở vẫn đảm bảo độ an toàn và làm
việc tin cậy của sơ đồ nối điện chính. Vì vậy trong giai đoạn này kiến nghị một số
phương án sơ đồ nối điện chính như sau :

Viện Công nghệ năng lượng 47


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

3.3.1. Phương án 1
Nhà máy có 2 tổ máy phát được đấu theo sơ đồ khối đơn “máy phát điện – máy
biến áp”. Công suất định mức mỗi máy biến áp S đm = 3.500kVA với cấp điện áp là
6,3/38,52x2,5%kV. Sử dụng sơ đồ một hệ thống thanh cái 35kV. Sơ đồ này làm việc
đơn giản phù hợp với các nhà máy có công suất nhỏ. Khi bảo dưỡng, sửa chữa một
máy biến áp thì nhà máy vẫn có thể phát công suất qua các tổ máy còn lại. Nguồn cung
cấp cho hệ thống kích thích tổ máy sẽ lấy từ đầu ra mỗi máy phát qua máy biến áp
kích từ hợp bộ với máy phát.
3.3.2. Phương án 2
Nhà máy có các tổ máy phát được đấu theo sơ đồ thanh cái điện áp máy phát, 3
máy phát điện đấu với một máy biến áp tăng có sử dụng máy cắt đầu cực các máy phát
điện. Công suất định mức máy biến áp tăng Sđm = 6.500 kVA với cấp điện áp là
6.3/38.52x2,5%kV. Bố trí máy cắt 35KV giữa máy biến áp và đường dây truyền tải
35KV. Sơ đồ có độ tin cậy thấp hơn so với phương án 1 vì trong quá trình làm việc,
khi sửa chữa và bảo dưỡng máy biến áp dẫn đến ngừng phát điện toàn bộ nhà máy.
Đồng thời trong chế độ làm việc với công suất nhỏ tổn thất máy biến áp sẽ tăng cao.
Kết luận: Từ các nhận xét của hai phương án trên, qua vai trò làm việc của thuỷ
điện Suối Chùng trong hệ thống điện, kiến nghị chọn phương án 2 làm phương án nối
điện chính cho nhà máy.
3.4. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 34.1 đến IEC 34.11.
Hai máy phát điện công suất 2x2,5 MW đồng bộ với tuốc bin. Máy phát điện là
loại đồng bộ xoay chiều 3 pha, trục ngang, từ trường quay, nắp kín, làm mát bằng
không khí (không khí được làm mát bằng nước tuần hoàn ).
3.4.1. Công suất và hệ số công suất
Công suất định mức của máy phát là Pđm = 2,5 MW, hệ số công suất Cos =
0.80, hiệu suất đm = 0, 96. Công suất định mức đã được xác định trên cơ sở xem xét
công suất tuốc bin và hệ số công suất của máy phát.
Công suất biểu kiến (Sđm) máy phát điện cho bởi biểu thức sau:
Với cột nước hữu ích thì:
Sđm = 2,5/0,8 = 3,125 MVA.

3.4.2. Số vòng quay và điện áp định mức


(1) Số vòng quay.
Số vòng quay được chọn theo số vòng quay của tuốc bin n đm = 600v/ph.
(2) Điện áp định mức.
Điện áp định mức (Uđm U) của máy phát điện được chọn theo tiêu chuẩn thông
thường phù hợp với giải công suất định mức (Pđm) máy phát điện. Nếu máy phát điện
có Pđm đến 12MW thì Uđm có thể chọn từ 3,15  6,3kV. Trong dự án này công suất
của máy phát Sđm = 2,5 MVA. Để giảm các tổn thất, kiến nghị chọn Uđm = 6,3 KV.
3.4.3. Bội số dòng ngắn mạch (SCR)

Viện Công nghệ năng lượng 48


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Bội số dòng ngắn mạch của máy phát thủy điện nhỏ hiện nay thông thường
được chọn trong khoảng từ 0,8 – 1,05.
Hiện nay, về mặt kinh tế bội số trên có xu thế thấp hơn. Tuy nhiên đối với máy
phát điện của công trình này, để đảm bảo độ ổn định làm việc, bội số ngắn mạch
không được nhỏ hơn 1,0 tương tự như đối với các máy phát điện khác đã và đang lắp
đặt ở Việt Nam.
Trị số này cần được tương thích về phương diện kinh tế, điều chỉnh điện áp, ổn
định và công suất nạp cho đường dây.
3.4.4. Cấp cách điện
Các máy phát có cấp cách điện theo cấp F trên cơ sở vật liệu cách điện tiến tiến
phù hợp với tiêu chuẩn IEC-34.1 và cho phép làm việc với độ gia tăng nhiệt độ theo
cấp B.
Nhiệt độ cho phép lớn nhất của mỗi ổ trục không được vượt quá 650C khi đo
bằng bộ chỉ báo nhiệt độ đặt ngầm trong phần kim loại của ổ trục.
Điều kiện nhiệt độ khí vào bộ làm mát máy phát điện và nước làm mát cho thiết
kế được giả định như sau:
+ Nhiệt độ không khí : lớn nhất 400C
+ Nhiệt độ nước làm mát : lớn nhất 30 0C
3.4.5. Hệ thống làm mát
Do các máy phát của nhà máy thuỷ điện Suối Chùng có công suất nhỏ nên hệ
thống máy phát được sử dụng là loại tuần hoàn kiểu hở và thổi không khí nóng ra
ngoài nhà máy.
Các bộ làm mát có đủ công suất để duy trì nhiệt độ khí ở đầu ra bộ làm mát
khoảng 450C. Mỗi bộ làm mát là loại tấm được gắn cùng với các ống.
Hệ thống làm mát của mỗi máy phát điện theo phải được thiết kế nguyên tắc khi
có một bộ trao đổi nhiệt ngừng làm việc, các bộ trao đổi nhiệt còn lại phải đủ công
suất để vận hành máy phát một cách liên tục ở công suất định mức mà không vượt quá
sự gia tăng nhiệt độ lớn nhất theo tiêu chuẩn trong IEC 34.1.
3.4.6. Hệ thống phanh
Khí nén để phanh được cung cấp bởi hệ thống khí nén thấp áp trong nhà máy.
Các phanh sẽ được áp vào hệ thống vành đặc biệt gắn trên vành rotor khi mà tốc độ
giảm xuống đủ để hệ thống phanh được điều khiển bởi thiết bị đặc biệt nằm trong hệ
thống kích từ làm việc (thông thường hệ thống phanh phải bắt đầu làm việc khi vòng
quay tổ máy giảm đến 20%-25% vòng quay định mức).
3.4.7. Hệ thống cứu hoả
Hệ thống cứu hỏa của nhà máy thủy điện Suối Chùng gồm các thiết bị cứu hỏa
bằng tay là các bình khí CO2 đặt trong các hộp cứu hỏa ( reel box ) với mục đích cứu
hỏa khẩn cấp khi có khói bắt đầu phát hiện sự cố. Hệ thống cứu hỏa bằng nươc được
cấp nước bằng hệ thống nước kỹ thuật. Dập lửa kịp thời khi xảy ra hỏa hoạn lớn, và ở
những nơi khó tiếp cận bằng bình cứu hỏa.
Báo hiệu cháy được chỉ thị tại các tủ tại chỗ của tổ máy và được truyền đến

Viện Công nghệ năng lượng 49


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
phòng điều khiển trung tâm.
3.4.8. Các đặc tính chính
Hai máy phát điện công suất 2x2,5MW tốc độ 600 v/ph, đồng bộ với tuốc bin.
Máy phát điện là loại đồng bộ xoay chiều 3 pha, trục đứng, từ trường quay, nắp kín,
làm mát bằng không khí (không khí được làm mát bằng nước tuần hoàn ).
- Các đặc tính chính:
Loại : Đồng bộ 3 pha
Công suất biểu kiến định mức ( MVA ) : 3,125
Công suất hữu công định mức ( MW ) : 2,5
Điện áp định mức ( KV ) : 6,30
Hệ số công suất định mức : 0,80
Phạm vi giao động điện áp (  ) :5
Tần số định mức ( Hz ) : 50
Số vòng quay đồng bộ ( v/ph ) : 600
Các thông số khác sẽ được nhà chế tạo cung cấp phù hợp với công nghệ chế tạo
tiên tiến nhất hiện nay cho máy phát điện.
3.4.9. Thiết bị nối đất trung tính máy phát điện
Thiết bị nối đất trung tính máy phát điện kiến nghị sử dụng máy biến áp, đây là
biện pháp nối đất trung tính thường dùng hiện nay.
a. Điện áp sơ cấp máy biến áp trung tính:
Để tránh dòng kích thích gia cường khi đột biến, điện áp sơ cấp của máy biến
áp trung tính nối đất không được nhỏ hơn 1,5 lần điện áp pha của máy phát điện, ở đây
điện áp sơ cấp được chọn là 6,3kV bằng điện áp dây của máy phát điện.
b. Thời gian định mức
Về phương tiện ngắn mạch chạm đất máy phát, dòng ngắn mạch chạm đất qua
máy biến áp trung tính sẽ được hạn chế đến một giá trị mong muốn nhờ điện trở thứ
cấp của nó đủ lớn, lúc đó máy phát điện có thể dừng từ từ để tránh các biến động ảnh
hưởng đến hệ thống điện. Thời gian định mức dự kiến là 5 phút.
Việc lựa chọn điện áp, điện trở cuộn dây thứ cấp và công suất máy biến áp nối
đất sẽ được chính xác bởi Nhà thầu cung cấp máy phát điện.
3.4.10.Hệ thống kích từ

a. Giới thiệu hệ thống kích từ.


Bộ kích thích và điều chỉnh điện áp tự động sử dụng loại biến đổi Thyristor kiểu
không chổi than.
Dao động điện áp hoà đồng bộ cho phép theo giá trị định mức (%):
Liên tục từ -20 đến +10.
Tức thời từ -90 đến +50.
Các hệ thống nguồn vào cho kích từ tĩnh dạng truyền thống được liệt kê sau
đây:
Viện Công nghệ năng lượng 50
TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Hệ thống tự kích thích kiểu shunt (A)
- Hệ thống tự kích thích kiểu phức hợp (B)
- Hệ thống kích từ cấp nguồn độc lập từ máy biến áp tự dùng (C)
- Hệ thống kích từ không chổi than v.v… ( D )
Qua kinh nghiệm các nhà máy thuỷ điện nhỏ đang vận hành ở Việt Nam, kiến
nghị chọn sơ đồ: Hệ thống kích từ cấp nguồn độc lập từ máy biến áp tự dùng (C) cho
công trình thủy điện Suối Chùng.

b. Giới thiệu về bộ tự động điều chỉnh điện áp.


Bộ điều chỉnh điện áp là loại kỹ thuật số bao gồm bộ tự động điều chỉnh điện áp
AVR, điều chỉnh điện áp bằng tay MVR, bộ hạn chế quá dòng (OCL ) và bộ ổn định
hệ thống điện (PSS).
- Điều chỉnh điện áp tự động (AVR).

Bộ AVR có chức năng điều chỉnh điện áp hoàn toàn tự động với tốc độ nhanh
để đạt được giá trị chỉnh định bằng việc phát tín hiệu điện áp 3 pha cảm ứng tại đầu ra
máy phát điện.
Bộ AVR có khả năng điều chỉnh được từ 80% đến 110% điện áp định mức
máy phát khi vận hành không tải.
Giá trị chỉnh định điện áp được điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm bằng
khoá điều khiển và cũng có thể điều khiển tại chỗ bằng khoá điều khiển lắp trên mỗi tủ
AVR tại tổ máy.
Trong trường hợp bộ AVR bị sự cố, hệ thống điều chỉnh điện áp sẽ được cài đặt
để tự động chuyển sang điều chỉnh bằng tay nhờ bộ MVR.
Việc chuyển đổi từ chế độ Tự động sang bằng tay sẽ không gây ra một thay đổi
đáng kể nào đối với dòng kích từ.
- Điều chỉnh điện áp bằng tay (MVR).

Bộ MVR được trang bị để điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng cách thay đổi
dòng điện và điện áp kích từ, nó được điều khiển từ xa tại phòng điều khiển trung tâm
và cũng có thể bằng khoá điều khiển được gắn trên mỗi tủ kích từ tổ máy. Khoá
chuyển đổi Tự động - Bằng tay được lắp đặt trên tủ kích từ.
Để nạp đường dây, điện áp máy phát được điều chỉnh ổn định từ 30 100% giá
trị định mức bằng việc sử dụng bộ điều chỉnh điện áp bằng tay MVR.
- Bộ hạn chế quá dòng (OCL).

Bộ OCL tự động hạn chế dòng điện máy phát theo dòng định mức bởi tăng hệ
số công suất của máy phát đến 1,0, dòng máy phát tăng quá 105% định mức do giảm
điện áp máy phát.
- Bộ ổn định hệ thống điện (PSS).

Bộ PSS gia tăng dao động công suất hoặc cảm biến công suất được trang bị
nhằm tăng cả moment xoắn hãm và moment đồng bộ của hệ thống điện và khử

Viện Công nghệ năng lượng 51


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
moment xoắn trục.
Bộ PSS được trang bị để bảo vệ chống lại các dao động sinh ra do nhiễu hệ
thống.
3.5. MÁY BIẾN ÁP CHÍNH CỦA TỔ MÁY
Máy biến áp phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm và vận hành tuân theo các
tiêu chuẩn IEC, các TCVN và các qui phạm ngành điện Việt Nam tương ứng:
IEC 60076- 1÷5 Các máy biến áp lực.
IEC 60296 Đặc tính kỹ thuật của các loại dầu khoáng chưa qua sử dụng cho
máy biến áp và thiết bị đóng cắt.
IEC 60354 Hướng dẫn vận chuyển các máy biến áp ngâm dầu.
IEC 60551 Xác định các mức độ ồn của máy biến áp và kháng điện.
IEC 60606 Hướng dẫn sử dụng máy biến áp lực.
IEC 60616 Đánh dấu đầu cực các máy biến áp lực.
IEC 60722 Hướng dẫn thử nghiệm xung sét và xung đóng ngắt các máy biến
áp lực và kháng điện.
Qui phạm trang bị điện 11 TCN 18÷21: 2006.
3.5.1. Chủng loại và số lượng yêu cầu
Máy biến áp chính là loại ba pha hai cuộn dây, ngâm trong dầu cách điện, lắp đặt
ngoài trời .
Số lượng máy biến áp: 01
Công suất định mức máy biến áp chính Sđm = 6,5 MVA được chọn với giá trị
tối đa dựa trên cơ sở khả năng quá tải cho phép của máy phát điện: (1,05-1,10 ) xPđm
và có kể đến độ dự phòng cần thiết.
3.5.2. Lõi
Lõi thép là loại được cán nguội có cấu trúc bằng thép lá dát mỏng, bao gồm các
tấm thép Silic có tổn thất từ hoá thấp và độ dẫn từ cao được uốn theo các gân định
hướng.
Mỗi lá thép được cách điện bằng vật liệu sao cho không bị biến dạng do áp suất
và tác động của dầu nóng. Các rãnh dầu phải được bố trí ở những nơi cần thiết đủ để
đảm bảo cho nhu cầu làm mát.
Tất cả các ốc máy phải được khoá chặt sao cho không bị tự tháo và tuột ra vì
rung trong quá trình vận hành và khi vận chuyển.
3.5.3. Cuộn dây
Các cuộn dây được chế tạo từ đồng điện phân.
Vật liệu cách điện dùng cho các cuộn dây là loại làm cho co ngót trước và được
ép chặt để giảm tối đa sự biến dạng về kích thước trong quá trình vận hành.
Tất cả các đầu nối bên trong được hàn bằng đồng thau hoặc hợp kim hàn.
Không chấp nhận các đầu nối kiểu cơ học.
3.5.4. Vỏ máy

Viện Công nghệ năng lượng 52


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Mỗi máy biến áp được bao bọc bởi vỏ máy bằng thép được hàn có gia cố và làm
kín dầu. Vỏ này là dạng vòm. Bề dầy và phần liên kết của vỏ máy được thiết kế sao
cho vỏ máy cùng với lõi và dầu có thể được nâng lên và di chuyển mà không bị biến
dạng hoặc rò dầu.
Giá đỡ vỏ máy (và cả máy) được thiết kế và gia cố sao cho có thể di chuyển
máy theo hai hướng vuông góc khi sử dụng bánh xe lăn.
Trang bị tối thiểu 4 bộ giảm xóc loại kích được bố trí ở các vị trí thích hợp để
có thể nâng hạ toàn bộ máy biến áp kể cả dầu bằng cách sử dụng kích vít hoặc kích
thuỷ lực. Chiều cao tối thiểu của các bộ giảm xóc loại kích tính từ bệ máy là 500mm.
Bố trí 4 vị trí neo vào vỏ máy ở chỗ thích hợp với khoảng cách không lớn hơn
750 mm tính từ bệ máy để có thể kéo toàn bộ máy nạp đầy dầu về bất kỳ hướng nào.
3.5.5. Hệ thống làm mát
Sử dụng hệ thống làm mát bằng không khí tự nhiên. Khi vận hành liên tục với
công suất định mức, giới hạn gia tăng nhiệt độ không được vượt quá 650C đối với
cuộn dây và 600C đối với dầu cách điện.
Máy biến áp phải có khả năng chịu được quá tải như đã qui định trong tiêu
chuẩn IEC -354.
Mỗi bộ các cánh toả nhiệt sẽ được nối vào đỉnh và đáy của vỏ máy.
Các cánh toả nhiệt có thể tháo ra được. Cánh toả nhiệt được làm mát bằng quạt
điện.
3.5.6. Đầu sứ
Các đầu sứ là loại hở và được thiết kế chịu đựng được các ứng suất sinh ra do
trọng lượng bản thân và do các tải trọng cơ học và điện động tác động lên các đường
dây khi có ngắn mạch.
3.5.7. Bình dầu phụ
Bình dầu phụ được gắn trực tiếp vào vỏ máy và được trang bị các đồng hồ chỉ
thị mức dầu. Bình dầu có một ống xả kèm van có thể thao tác được từ mặt đất.
3.5.8. Chế độ làm việc trung tính
Trung tính phía cao áp 35KV được cách điện.
3.5.9. Các đặc tính chính
Tiêu chuẩn chế tạo : IEC 76
Chủng loại : 3 pha hai dây quấn
Phương pháp làm mát : ONAN
Công suất định mức : 6,50 MVA
Hiệu suất ứng với hệ số công suất 0,9 :  99,50%
Tỉ số điện áp định mức : 6.3/38,52x2.5% kV
Điện áp chịu đựng xung sét cho cuộn sơ/thứ cấp (đỉnh) : 60/170 kV
Tần số định mức : 50 Hz

Viện Công nghệ năng lượng 53


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Điện áp ngắn mạch : 7%
Phạm vi điều chỉnh của bộ điều chỉnh không tải : 38,52x2,5%
Điện áp nấc điều chỉnh : 2,5%
Giới hạn gia tăng nhiệt độ của đồng : 650C
Giới hạn gia tăng nhiệt độ của dầu (trên đỉnh). : 600C
P0 : 7,05kW
PN : 38,8kW
I0 : 1,1%
3.5.10.Hệ thống phòng cháy - chữa cháy máy biến áp
Chữa cháy cho máy biến áp đặt ngoài trời chủ yếu dùng bình bột CO 2, và hệ thống cấp
nước kỹ thuật gần trạm biến áp nhằm dập lửa khi có cháy lớn.
3.5.11.Bảo vệ máy biến áp
Để bảo vệ chống các sự cố bên trong máy biến áp, trang bị các bảo vệ sau:
- Bảo vệ chống sét: Trang bị các chống sét van đặt ở vị trí thích hợp để bảo vệ
chống quá điện áp do sét lan truyền từ đường dây 35KV và bảo vệ chống quá điện áp
khi thao tác các thiết bị đóng, ngắt.
- Hệ thống rơle bảo vệ bao gồm:
+ Phát hiện và ngăn ngừa các sự cố bên trong máy biến áp: sử dụng bảo vệ phát
hiện thoát khí (rơle Buchholz) và rơle tăng áp suất.
+ Chống ngắn mạch: trang bị bảo vệ so lệch máy biến áp
+ Bảo vệ quá tải: trang bị hai bộ cảm biến nhiệt độ, báo tín hiệu và cắt hoặc rơ
le quá dòng.
+ Mạch điều khiển và giám sát trạng thái hệ thống làm mát máy biến áp.
3.5.12.Bố trí lắp đặt máy biến áp
Do đặc điểm công trình, khoảng cách giữa nhà máy và khu vực phân phối 35
KV gần nhau, các máy biến áp chính được kiến nghị bố trí lắp đặt ngoài trời trong khu
vực phân phối 35 KV.
Máy biến áp được trang bị bánh xe. Bố trí hệ thống đường ray cho phép dễ dàng
vận chuyển máy biến áp từ vị trí lắp đặt đến khu vực xưởng sửa chữa máy biến áp nằm
trong sàn lắp máy.
Phía dưới các máy biến áp có bố trí hố thu dầu và ống dẫn dầu để ngăn ngừa sự
cố tràn dầu xuống hạ lưu.
3.6. THIẾT BỊ ĐIỆN ÁP MÁY PHÁT ĐIỆN 6,3KV
Các thiết bị phân phối được lắp đặt trong các tủ phân phối loại hợp bộ có vỏ
kim loại cách điện bằng không khí được bảo vệ theo cấp IP 41.
Các thiết bị phân phối điện áp máy phát được trang bị cho mỗi khối “máy phát
- máy biến áp” nhằm mục đích:
- Đấu nối giữa máy phát và máy biến áp chính.

Viện Công nghệ năng lượng 54


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Đấu nối phía trung tính máy phát.
- Đấu nối rẽ nhánh đến máy biến áp tự dùng qua cầu dao phụ tải.
- Đấu nối rẽ nhánh đến máy biến áp kích thích
- Lắp đặt và đấu nối các thiết bị đầu ra máy phát như máy cắt, dao nối đất đầu
cực máy phát, máy biến dòng điện, máy biến điện áp và van chống sét v.v...
Đối với mỗi khối “máy phát - máy biến áp”:
- Các thiết bị: máy cắt điện, dao cách ly nối đất, máy biến dòng điện, máy biến
điện áp và van chống sét v.v... được lắp đặt trong tủ hợp bộ có vỏ bọc bằng kim loại.
Đấu nối mạch chính giữa các thiết bị phân phối điện áp máy phát được thực
hiện bằng cáp lực 3 pha điện áp 7,2 KV, ruột đồng, cách điện XLPE, tiết diện Sđm 
3x240 mm2.
- Đấu nối máy các biến áp tự dùng và các máy biến áp kích từ sử dụng cáp lực
ba pha điện áp 7,2 kV, ruột đồng, cách điện XLPE, tiết diện Sđm  3x50 mm2.
Số lượng thiết bị điện ở cấp điện áp máy phát cho mỗi khối “ máy phát - máy
biến áp” bao gồm:
+ Một (01) hệ thống cáp lực 7,2kV các loại tiết diện cho mạch chính và các
mạch rẽ nhánh.
+ Một (01) máy cắt điện đầu cực máy phát.
+ Hai ( 02 ) dao nối đất ở 2 phía máy cắt điện.
+ Một (01) cầu dao phụ tải đóng cắt mạch rẽ đến máy biến áp tự dùng.
+ Hai (02) máy biến dòng điện sử dụng cho mạch rơle bảo vệ và đo lường điện
máy phát - máy biến áp, máy biến áp tự dùng lắp phía đầu ra máy phát điện.
+ Hai (02) máy biến dòng điện sử dụng cho rơle bảo vệ máy phát, rơle bảo vệ
so lệch khối “máy phát - máy biến áp” và đo lường điện lắp ở đầu cuối phía trung tính
máy phát điện.
+ Hai (02) máy biến điện áp sử dụng cho mạch điều chỉnh điện áp AVR, tự
động hoá, rơle bảo vệ và đo lường máy phát, máy biến áp.
+ Một bộ (01) chống sét van.
Ngoài ra, trang bị thiết bị nối trung tính cho mỗi máy phát, bao gồm:
+ Máy biến áp (và điện trở thứ cấp nếu cần) nối đất trung tính máy phát.
3.6.1. Các giá trị định mức
Theo IEC 71-1 (1993) áp dụng các điện áp sau đây như là cấp cách điện định
mức cho thiết bị phân phối điện áp máy phát kể cả các tủ hợp bộ:
- Điện áp hệ thống (giá trị hiệu dụng) : 6,3 kV
- Điện áp định mức : 7,2 kV
- Điện áp chịu đựng xung sét định mức (giá trị đỉnh) : 60 kV
- Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp (giá trị hiệu dụng) : 20 kV
- Dòng ngắn mạch ổn định nhiệt : 25kA/1sec

Viện Công nghệ năng lượng 55


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Dòng ngắn mạch đỉnh : 63 kA
- Dòng điện định mức cho thanh cái các tủ hợp bộ : 630A
Các điện áp chịu đựng kể trên được áp dụng cho tất cả các thiết bị phân phối
điện áp máy phát, trừ một số khác được chỉ rõ trong tiêu chuẩn thích hợp của IEC cho
loại thiết bị phân phối đặc biệt.
3.6.2. Máy cắt điện
Tiêu chuẩn : IEC-56
Kiểu truyền động : Động cơ-lò xo/tay
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Dòng điện định mức : 630A
Dòng cắt định mức : 25kA
Tần số định mức : 50Hz
Nhiệt độ làm việc lớn nhất : 45ºC
Chu trình vận hành : O-0.3s-CO- 3min – CO
Nguồn điện cho động cơ nạp lò xo : DC220V
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
Định mức, số lượng tiếp điểm phụ 250 VD.C/10A, tối thiểu có 12 thường
đóng và 12 thường mở
3.6.3. Dao nối đất
Tiêu chuẩn : IEC-129
Loại : ba pha, đặt trong tủ kim loại
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Dòng điện định mức : 630A
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
3.6.4. Cầu dao phụ tải
Tiêu chuẩn : TCVN 5768; IEC-129; IEC-694
Loại : 3 pha, đặt trong tủ kim loại
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Dòng điện định mức : 200A
Tần số định mức : 50Hz

Viện Công nghệ năng lượng 56


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

3.6.5. Máy biến dòng điện


Máy biến dòng cho nối mạch điện chính: Loại: 1 pha, kiểu khô, bốn cuộn thứ
cấp, hình xuyến, đổ nhựa Epoxy, lắp đặt trong tủ kim loại.
Tiêu chuẩn : IEC-185
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Dòng sơ cấp định mức : 300A
Dòng thứ cấp định mức : 1A
Tần số định mức : 50Hz
Cấp chính xác cho đo lường : 0.5
Cấp chính xác cho bảo vệ : 5P20
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
Máy biến dòng nối cho mạch điện tự dùng:
- Máy biến dòng 20/1/1A
Tiêu chuẩn : IEC-185
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Dòng sơ cấp định mức : 20A
Dòng thứ cấp định mức : 1A
Tần số định mức : 50Hz
Cấp chính xác cho đo lường : 0,5
Cấp chính xác cho bảo vệ : 5P20
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
3.6.6. Máy biến điện áp
Loại: 3 pha năm trụ, đổ nhựa epoxy
Tiêu chuẩn : IEC-186
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Tổ đấu dây : Yo/Yo/ tam giác hở
Tỉ số biến đổi : 6,3/√3, 0.11/√3, 0,11/3 kV
Tần số định mức : 50Hz
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
Cấp chính xác : 0.5 cho đo lường

Viện Công nghệ năng lượng 57


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
3P cho BVRL
3.6.7. Chống sét van
Tiêu chuẩn : IEC 60099-04
Lắp đặt : Trong nhà, trong tủ kim loại
Điện áp định mức : 7,2kV
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Điện áp đánh thủng ở tần số 50Hz : 15kV
Điện áp đánh thủng xung kích, khi thời gian phóng điện 2 đến 10s : 35kV

3.6.8. Thiết bị đầu ra trung tính máy phát


a). Máy biến dòng điện
Máy biến dòng cho nối mạch điện chính: Loại: 1 pha, kiểu khô, bốn cuộn thứ cấp, hình
xuyến, đổ nhựa Epoxy, lắp đặt trong tủ kim loại.
Tiêu chuẩn : IEC-185
Điện áp định mức : 7,2 kV
Dòng sơ cấp định mức : 300A
Dòng thứ cấp định mức : 1A
Tần số định mức : 50Hz
Cấp chính xác cho bảo vệ : 5P20
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
b). Máy biến điện áp trung tính
Loại: biến áp tự ngẫu
Tiêu chuẩn : IEC-186
Điện áp hệ thống : 6,3kV
Tỉ số biến đổi : 6,3/ 0.22/ 0,11 kV
Tần số định mức : 50Hz
U chịu đựng ở tần số công nghiệp : 20kV
U chịu đựng xung sét : 60kV
Cấp chính xác 3P cho BVRL

3.7. HỆ THỐNG TỰ DÙNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 400/230V


3.7.1. Sơ đồ cung cấp điện tự dùng xoay chiều cho toàn nhà máy
Phần này bao gồm tất cả các thiết bị cung cấp cho tự dùng AC hạ thế được lắp đặt
trong nhà cũng như ngoài trời. Hệ thống phân phối AC hạ thế bao gồm các thiết bị
chính sau đây (dự kiến):

Viện Công nghệ năng lượng 58


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Một (1) máy biến áp tự dùng chính TD1: 6,3±2x2.5%/0,4 kV – 200kVA
- Một (1) máy biến áp tự dùng chính TD2: 35±2x2.5%/0,4 kV – 200kVA
- Một (1) máy phát điện Điêzen dự phòng 80KW kèm tủ phân phối điện
0,4/0,23 KV cho khu vực nhà máy.
- Một (1) máy phát điện Điêzen dự phòng 30KW kèm tủ phân phối điện
0.4/0.23 KV cho khu vực đầu mối.
3.7.2. Lựa chọn sơ đồ nối điện nguồn tự dùng 400/230V
Để đảm bảo độ tin cậy và tính linh hoạt cho việc cung cấp điện tự dùng AC 400/230V,
sơ đồ nối điện được xây dựng như sau:
- Trang bị thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng (ACO), thiết bị này được nhận
điện từ các máy biến áp tự dùng TD1 (6,3±2x2,5%/0,4), TD2 (35±2x2,5%/0,4). Thiết
bị ACO đảm bảo cấp điện cho các phân đoạn thanh cái tự dùng chính khi thanh cái này
bị mất nguồn từ một trong các máy biến áp tự dùng TD1, TD2.
- Mỗi máy biến áp tự dùng tổ máy TD1, TD2 đều có thể cấp cho tổng nhu cầu
phụ tải tự dùng toàn nhà máy. Ngoài ra để nâng cao độ tin cậy cho hệ thống điện tự
dùng cho nhà máy có đặt thêm một máy phát điện Diezel 50kW để dự phòng trong
trường hợp nhà máy bị mất điện hoàn toàn. Công suất máy phát điện Diezel là đủ để
sử dụng cho các phụ tải chủ yếu, hoặc khởi động tổ máy và chiếu sáng sự cố. Để đảm
bảo độ tin cậy cung cấp cho các phụ tải ưu tiên, máy phát điện Diezel phải có khả năng
khởi động mang tải 60 – 70% định mức trong khoảng thời gian ngắn được qui định từ
10 đến 15 giây.
- Đối với khu vực đầu mối do nằm gần nhà máy nên lấy điện từ bảng phân
phối tự dùng chung (chích lấy nhánh 0.4kV). Để đề phòng đóng van khẩn cấp khi nhà
máy mất điện, trang bị thêm cho khu vực tải đầu mối một máy phát điện Diezel 30kW
dự phòng. Máy phát điện được thiết kế để khởi động từ nhân viên vận hành trong
trường hợp sự cố mất điện toàn bộ khu vực. Khi nguồn chính thức được phục hồi, máy
phát điện sẽ tự động ngừng làm việc.
3.7.3. Máy biến áp tự dùng TD1, TD2
Tiêu chuẩn áp dụng cho các máy biến áp tự dùng là tiêu chuẩn IEC -76 và các
quy phạm ngành điện Việt Nam về máy biến áp lực.
Trên cơ sở các thông số định mức tiêu chuẩn của các máy biến áp, các đặc tính
kỹ thuật sau đây sẽ được lựa chọn:
Máy biến áp TD1
- Chủng loại : khô, đặt trong nhà .
- Số lượng : 01 cái
- Công suất định mức : 200 KVA
- Tần số định mức : 50Hz
- Điện áp :
+ Sơ cấp : 6,3±2×2,5%kV
+ Thứ cấp : 0,4/0,23 kV

Viện Công nghệ năng lượng 59


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Tổ đấu dây : Dyn -11
Điện áp ngắn mạch Uk% :5
Phương thức làm mát : AN
P0 : 470W
PN : 2600W
I0 : 1,3%
Máy biến áp TD2
Chủng loại : ngâm dầu , đặt trong ngoài trời .
Số lượng : 01 cái
Công suất định mức : 200 KVA
Tần số định mức : 50Hz
Điện áp :
+ Sơ cấp : 35±2×2,5%kV
+ Thứ cấp : 0,4/0,230 kV
Tổ đấu dây : Yyn -12
Điện áp ngắn mạch Uk% :5
Phương thức làm mát : ONAN
P0 : 440W
PN : 3300W
I0 : 1,5%
Phương án thiết kế chọn như sau:
Công suất định mức của mỗi máy biến áp tự dùng TD1, TD2 ở trên dự kiến
chọn là Sđm = 200 kVA được xác định đủ khả năng cung cấp cho phụ tải tự dùng toàn
nhà máy.
Trung tính cuộn thứ cấp 0,4 kV của tất cả các máy biến áp tự dùng đều được
nối đất trực tiếp.
Để bảo vệ chống các sự cố bên trong máy biến áp, trang bị các bảo vệ sau đây:
- Hệ thống rơle bảo vệ:
+ Phát hiện và ngăn ngừa các sự cố bên trong máy biến áp: Thuộc vùng bảo vệ
quá dòng 50/51 đặt phía 6,3KV và bằng máy cắt hạ áp bố trí ở mạch đầu ra 0,4 KV
máy biến áp.
+ Bảo vệ quá tải: Thực hiện bằng các rơ le nhiệt bố trí ở máy cắt hạ áp phía
0,4KV máy biến áp.
3.7.4. Máy phát điện Diezen chính
Máy phát điện Diezen dự phòng chính được sử dụng là nguồn cung cấp khi sự
cố mất điện toàn bộ từ các máy biến áp tự dùng TD1 -TD2.

Viện Công nghệ năng lượng 60


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Hệ thống cấp điện sự cố về nguyên tắc bao gồm:
- Một máy nổ diezen và máy phát điện 3 pha được gắn trên cùng một đế có các
cánh toả nhiệt và quạt.
- Một hệ thống khởi động.
- Một hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm một bồn dầu trữ, bồn dầu dùng hằng
ngày.
- Một hệ thống thải khí đốt và bộ giảm âm.
- Một tủ giám sát và điều khiển tại chỗ cho phát điện và các thiết bị phụ.
- Dự kiến chọn công suất tiêu chuẩn của máy phát là: 80 KW, hệ số công suất
0,8.
Máy phát điện được thiết kế để khởi động từ nhân viên vận hành trong trường
hợp sự cố mất điện toàn bộ khu vực. Kể từ khi nguồn chính được phục hồi, máy phát
điện sẽ tự động ngừng làm việc.
Ngoài ra, máy phát điện dự phòng được thiết kế để không thể làm việc song
song với các nguồn cung cấp chính.
Việc khởi động và vận hành máy phát điện Diezen sự cố được độc lập với bất
kỳ nguồn tự dùng chung nào của nhà máy (khí, nước, nguồn một chiều, xoay chiều
v.v…) nhằm mục đích có thể khởi động tổ máy Tua bin - máy phát khi mất nguồn điện
ngoài (khởi động đen).
Các đặc tính chính:
Công suất định mức : 80KW
Hệ số công suất định mức : 0,8
Số vòng quay định mức : 1500v/ph
Cấp cách điện :F
Dung tích bồn nhiên liệu dùng hằng ngày : 200 lít
Dung tích bồn nhiên liệu chính : 3 m3
Máy phát điện Diezen ở khu vực đầu mối
Các đặc tính chính:
Công suất định mức : 30KW
Hệ số công suất định mức : 0,8
Số vòng quay định mức : 1500v/ph
Cấp cách điện :F
Dung tích bồn nhiên liệu dùng hằng ngày : 150 lít
Dung tích bồn nhiên liệu chính : 2 m3
3.8 THIẾT BỊ PHÂN PHỐI HẠ THẾ 400 V
Thiết bị phân phối hạ thế là loại thiết bị trọn bộ có vỏ bọc kim loại lắp đặt trên
sàn, trong nhà được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC - 298. Cấp bảo vệ của tủ: IP 43 theo
tiêu chuẩn IEC -144 .

Viện Công nghệ năng lượng 61


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Điện áp định mức : 500 V
- Dòng điện định mức : 400 A
- Dòng ngắn mạch : 40 KA
- Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 2500V ( trong 1 phút )
3.8.1. Máy cắt không khí
Máy cắt sử dụng trong mạch ACO có các thông số sau:
+ Loại: 3 hoặc 4 cực liên động, loại kéo ra được, nhả tự do ở mọi vị trí và có
đặc tính chống nổ.
- Điện áp cách điện định mức : 600 V
- Điện áp vận hành định mức : 460 V
- Dòng điện định mức : 400 A
- Chu trình vận hành : O-0,3s-CO-180s-CO
- Bộ truyền động: : Động cơ 380 ACV.
3.8.2. Máy biến dòng
+ Loại: đơn pha, kiểu đúc ê -bốc xi.
+ Các giá trị định mức
- Điện áp cách điện định mức : 600 V
- Tỉ số biến dòng : 400/1/1A cho MBA tự dùng.
3.8.3. Máy biến điện áp
+ Loại: đơn pha, kiểu đúc ê -bốc xi.
+ Các giá trị định mức:
- Điện áp cách điện định mức : 600 V
- Điện áp sơ cấp định mức : 400 V/ 3
- Điện áp thứ cấp định mức : 100 V/ 3
- Cấp chính xác : 1,0 cho mỗi mbđa.
3.8.4. Áp tô mát
Sử dụng trong các mạch phân phối phụ tải tự dùng.
+ Loại: 2 và 3 cực, thao tác bằng tay có bố trí cắt quá tải có thời gian bằng rơ le
nhiệt và cắt ngắn mạch tức thời bằng cuộn điện từ.
+ Các giá trị định mức:
- Điện áp cách điện định mức : 600 V
- Điện áp vận hành định mức : 460 V.
- Dòng điện định mức : Tuỳ chọn nhiều loại
3.9. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TỰ DÙNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
Phần này bao gồm toàn bộ hệ thống cung cấp điện một chiều 220V, 48V và hệ

Viện Công nghệ năng lượng 62


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
thống cấp nguồn xoay chiều liên tục 220DCV/230 ACV, trong đó:
- Hệ thống cung cấp điện một chiều 220V là hệ thống chính, được sử dụng cho
các mục đích sau:
+ Kích từ ban đầu cho máy phát điện.
+ Cấp nguồn chiếu sáng sự cố khi mất điện xoay chiều.
+ Các mạch điều khiển, bảo vệ, điều chỉnh và tín hiệu trong và ngoài nhà máy.
+ Cấp nguồn cho các bộ nghịch lưu.
+ Cấp nguồn cho động cơ điện một chiều làm việc ngắn hạn.
- Hệ thống cung cấp điện một chiều 48V được sử dụng để cung cấp cho hệ
thống thông tin liên lạc (được cấp và lắp đặt hợp bộ với tổng đài điện thoại).
- Hệ thống cấp nguồn xoay chiều liên tục (UPS): 220DC.V/ 220 AC.V chủ yếu
sử dụng để cấp nguồn liên tục cho hệ thống máy tính và một phần mạch điều khiển.
Hệ thống cung cấp điện một chiều được thiết kế làm việc theo nguyên lý: thiết
bị chỉnh lưu và ắc qui được thiết kế để làm việc ở chế độ vận hành song song dự
phòng, nghĩa là ắc qui chỉ cung cấp điện trong trường hợp mất nguồn xoay chiều và
được phụ nạp thường xuyên trong quá trình vận hành.
Phân bố thiết bị theo các hạng mục công trình như sau:
- Cho các phụ tải khu vực nhà máy, bao gồm:
+ Hệ thống cung cấp điện một chiều 220V cho các phụ tải điện thông thường
gồm một (01) bộ ắc qui 220V loại axit chì kiểu kín có dung lượng dự kiến 200Ah, hai
(02) bộ nạp ắc qui có công suất phù hợp và hệ thống tủ phân phối .
+ Hệ thống cung cấp điện một chiều 48V cho hệ thống thông tin liên lạc gồm
một (01) bộ ắc qui 48V DC loại kiềm (Ni-Cd), hai (02) bộ nạp ắc qui và tủ phân phối
(được cấp và lắp đặt hợp bộ với tổng đài điện thoại ®).
+ Hệ thống cấp nguồn xoay chiều liên tục 230 VAC (UPS) gồm hai (02) bộ
nghịch lưu và tủ phân phối.
Thanh cái điện một chiều có thiết bị thường xuyên kiểm tra cách điện.
Các bộ ắc qui được bố trí đặt trên giá đỡ trong gian ắc qui có cửa mở ra phía
ngoài, trang bị hệ thống thông gió riêng.
Tủ phân phối điện một chiều được trang bị cầu chì hoặc áp tô mát hạ thế.
3.10. CHIẾU SÁNG ĐIỆN
Tiêu chuẩn thiết kế:
TCXDVN 253:2001 Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công tình công nghiệp
– yêu cầu chung.
TCVN 4400:1987 Kỹ thuật chiếu sáng - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế
Hệ thống chiếu sáng điện và cấp nguồn công suất nhỏ được thiết kế để đảm bảo
điều kiện làm việc theo yêu cầu cho người vận hành và đảm bảo tính an toàn khi vận
hành nhà máy.

Viện Công nghệ năng lượng 63


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Hệ thống được phân chia thành một số khu vực và tại mỗi khu vực sẽ bao gồm
các loại thiết bị sau đây:
Chiếu sáng trong nhà;
Chiếu sáng ngoài trời;
Chiếu sáng sự cố;
Các ổ cắm điện;
Hệ thống được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn chiếu sáng trong nước và
quốc tế.
Phạm vi hệ thống thiết bị bao gồm: hệ thống đèn chiếu sáng làm việc và chiếu
sáng sự cố, các ổ cắm điện trọn bộ với các bảng phân phối chiếu sáng, các hộp đấu,
cáp và các vật liệu lắp đặt cần thiết.
Hệ thống chiếu sáng điện và cấp nguồn công suất nhỏ cũng bao gồm các ổ cắm
điện và một số phụ tải khác như các bộ đun nước nóng, quạt điện, v.v...
Chiếu sáng bình thường (chiếu sáng làm việc):

Chiếu sáng bình thường trong nhà máy sử dụng các đèn chiếu sâu để chiếu sáng
gian máy chính. Các phòng bố trí tủ bảng điện, phòng điều khiển, phòng làm việc sử
dụng các đèn huỳnh quang có chụp tán xạ. Phòng acquy sử dụng loại đèn chống nổ.
Các gian ẩm thấp sử dụng loại đèn có chao chống ẩm.
Chiếu sáng bên ngoài nhà máy gồm các khu vực máy biến áp, chiếu sáng bảo
vệ khu vực nhà máy, dọc đường ống áp lực, chiếu sáng đường vận hành, đập tràn, cửa
nhận nước... Để chiếu sáng cho các khu vực này (trừ đường ống áp lực) sử dụng loại
đèn thuỷ ngân cao áp lắp trên các cột bê tông ly tâm và cột thép có độ cao 8-10 m.
Chiếu sáng dọc đường ống áp lực dùng đèn cầu bóng sợi đốt lắp trên đỉnh cột có độ
cao 4 mét.
Hệ thống chiếu sáng ngoài trời được điều khiển tự động bằng rơle tế bào quang
điện.
Hệ thống chiếu sáng bình thường trong nhà máy, nhà van, cửa nhận nước và
đập tràn sử dụng các đèn huỳnh quang có chụp tán xạ. Phòng acquy sử dụng loại đèn
chống nổ. Các gian ẩm thấp dùng đèn chống ẩm.
Nguồn cấp điện xoay chiều cho chiếu sáng bình thường được lấy từ bảng phân
phối tự dùng 0,4/0,23 KV.
Chiếu sáng sự cố:
Thiết kế trang bị hệ thống chiếu sáng sự cố để cung cấp nguồn sáng tối thiểu
đảm bảo đủ duy trì khả năng quan sát cho người vận hành tại những vị trí cần thiết
trong trường hợp sự cố cắt toàn bộ nguồn chiếu sáng bình thường.
Các đèn chiếu sáng sự cố được cấp nguồn từ hệ thống điện một chiều (ắcqui
nhà máy), được lắp đặt tại các vị trí thích hợp để đảm bảo duy trì sản xuất và vận hành
an toàn. Hệ thống cấp nguồn cho một chiều cho chiếu sáng sự cố được đưa vào làm
việc tự động mỗi khi mất điện xoay chiều.
Có thể sử dụng trực tiếp nguồn một chiều trong trường hợp sử dụng đèn sợi đốt.
Trong trường hợp sử dụng đèn huỳnh quang, nguồn cung cấp cho đèn sự cố sẽ được

Viện Công nghệ năng lượng 64


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
cấp qua bộ nghịch lưu DC /AC.
Chiếu sáng trong nhà được thiết kế với các mức độ rọi trung bình như sau:
- Phòng điều khiển trung tâm : 300 lux
- Phòng họp, văn phòng : 300 lux
- Xưởng sửa chữa : 300 lux
- Gian máy chính : 250 lux
- Các buồng thiết bị điện áp máy phát : 150 lux
- Buồng thiết bị phân phối điện tự dùng AC,DC : 150 lux
- Buồng tuabin : 150 lux
- Hành lang, cầu thang : 80 lux
Chiếu sáng ngoài trời được thiết kế với các mức độ rọi trung bình như sau:
- Khu vực phân phối điện ngoài trời : 20 lux
- Khu vực tràn và cửa nhận nước : 20 lux
- Đường vận hành nhà máy : 20 lux.
3.11. HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT TOÀN CÔNG TRÌNH
3.11.1.Hệ thống nối đất
Hệ thống nối đất được thiết kế nhằm đạt được hai mục tiêu chính là:
- Trong điều kiện làm việc bình thường cũng như khi có sự cố, hệ thống đảm
bảo tiêu tán dòng điện đi vào đất mà không để vượt quá giới hạn của thiết bị và giới
hạn vận hành.
- Trong điều kiện làm việc bình thường cũng như khi có sự cố, hệ thống đảm
bảo cho người đang ở trong phạm vi lân cận hệ thống nối đất không bị nguy cơ điện
giật trầm trọng (đảm bảo an toàn với điện áp tiếp xúc và điện áp bước nguy hiểm).
Cấu trúc hệ thống:
Hệ thống nối đất được cấu tạo theo hình thức nối đất tự nhiên kết hợp với nối
đất nhân tạo. Công trình thuỷ điện Suối Chùng được xác định nằm trên vùng đất có
điện trở suất khoảng 300 ohm.m do vậy thiết kế hệ thống nối đất toàn công trình áp
dụng kết hợp các biện pháp:
- Đặt lưới điện cực nối đất nằm ngang để san bằng điện thế ở độ sâu 0,5-0,8m.
- Đặt kết hợp các điện cực nối đất dạng cọc chôn sâu và tăng chiều dài cọc nếu
các lớp đất phía dưới có điện trở suất nhỏ.
- Đặt bộ phận nối đất kéo dài đến những khu vực được đánh giá có điện trở suất
nhỏ hơn: tại khu vực kênh xả hạ lưu.
- Cải thiện độ dẫn điện của đất: tại khu vực phân phối điện ngoài trời 35KV
(dùng bột sét, bột betonít hoặc bột than chì trộn với các chất phụ gia khác).
- Sử dụng kết hợp các vật nối đất tự nhiên để làm bộ phận nối đất: bộ phận nối
đất tự nhiên như thép bọc đường dẫn nước và các kết cấu kim loại khác của công trình
được nối với bộ phận nối đất nhân tạo ít nhất tại 2 điểm.

Viện Công nghệ năng lượng 65


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Các vị trí công trình được thiết kế bố trí điện cực nối đất bao gồm: khu vực
phân phối điện ngoài trời 35KV, nhà máy -kênh xả hạ lưu, các vị trí móng cột trong
khu vực phân phối 35KV.
Vật liệu sử dụng: đồng hoặc thép mạ kẽm.
Tính toán điện trở nối đất đẳng trị toàn công trình xem trong phần phụ lục tính
toán.
3.11.2.Hệ thống chống sét toàn công trình
Theo TCXD 46:2007, công trình nhà máy thuỷ điện Suối Chùng thuộc loại
công trình cấp II theo yêu cầu về chống sét.
Hệ thống trang -thiết bị chống sét toàn công trình bao gồm:

- Các trang -thiết bị bảo vệ chống sét đánh thẳng.


- Các trang -thiết bị bảo vệ chống quá điện áp lan truyền
Thiết kế bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho các hạng mục sau:
- Nhà máy
- Khu vực phân phối điện ngoài trời 35KV
- Các nhà điều khiển cửa van đập tràn, cửa nhận nước.
Bảo vệ chống sét đánh thẳng vào nhà máy và khu vực cửa nhận nước, đập tràn
sử dụng hệ thống kim và lưới thu sét bằng thép tròn mạ kẽm trang bị trên mái, được
nối mạch vòng chung theo chu vi ít nhất cứ 20 mét có một dây nối đất đấu xuống hệ
thống nối đất chung.
Bảo vệ chống sét đánh thẳng cho khu vực phân phối điện ngoài trời 35KV:
Khoảng cột xuất tuyến của đường dây được bảo vệ bằng hệ thống dây chống sét từ cột
cổng đường dây ra ngoài lưới .
Chống sét cho toàn tuyến ĐDK 35KV từ khu vực phân phối điện ngoài trời
35KV ra ngoài lưới điện dùng dây chống sét bố trí trên đỉnh cột .
Bảo vệ chống quá điện áp lan truyền:

Để bảo vệ chống quá điện áp lan truyền do sét và do thao tác đóng cắt, sử dụng
các bộ chống sét van kiểu ô xít kim loại không khe hở lắp tại khu vực phân phối điện
ngoài trời 35kV và trên hệ thống thanh cái truyền dẫn công suất từ máy phát đến máy
biến áp chính.
Các bộ chống sét van đều được trang bị bộ đếm sét kèm theo.
Bảo vệ chống quá điện áp và cảm ứng điện từ cho các thiết bị nhạy cảm như hệ
thống thông tin liên lạc, thiết bị máy tính, điều khiển được trang bị riêng, đi kèm theo
mỗi hạng mục thiết bị.
3.12. THÔNG TIN LIÊN LẠC
3.12.1.Hệ thống viễn thông
Hệ thống viễn thông của nhà máy thuỷ điện Suối Chùng trước mắt sử dụng
mạng thông tin viễn thông hiện có của ngành Bưu chính viễn thông, đây là một hạng
mục thuộc công trình được trang bị để thực hiện các yêu cầu về chức năng sau đây:

Viện Công nghệ năng lượng 66


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác điều độ vận hành giữa Nhà máy
thủy điện Suối Chùng với Trung tâm điều độ miền A3.
- Đảm bảo thông tin liên lạc nội bộ phục vụ công tác quản lý, vận hành và sửa
chữa trong phạm vi nhà máy.
- Đảm bảo thông tin liên lạc hành chính giữa Nhà máy thuỷ điện Suối Chùng
với các đơn vị có liên quan bên ngoài.
- Các dịch vụ đa phương tiện như fax, dịch vụ truyền thanh, truyền hình v.v…
- Hệ thống loa cảnh báo trong và ngoài nhà máy, trên khu vực đầu mối.
3.12.2.Thông tin liên lạc trong nhà máy
Dự kiến bố trí một tổng đài nội bộ PABX tại nhà máy, một hệ thống nhắn tin
nhắn tin nội bộ tại nhà máy giữa các bộ phận vận hành (phục vụ vận hành giữa các bộ
phận).
Các máy điện thoại là loại nút ấn đặt trên bàn hoặc treo trên tường và được lắp
đặt tại các vị trí sau:
- Phòng điều khiển trung tâm;
- Gian máy chính;
- Gian lắp máy;
- Gian thiết bị 6,3KV;
- Cổng bảo vệ;
- Đập tràn;
- Cửa nhận nước;
- Khu vực phân phối điện 35KV;
- Các phòng công nghệ khác v.v...
- Nhà hành chính.
3.12.3.Thông tin liên lạc ngoài nhà máy
Để liên lạc, điều độ sản xuất, trao đổi tín hiệu, dữ liệu và bảo vệ giữa nhà máy
với các cơ quan chức năng địa phương, mạng điện thoại của nhà máy cần được kết nối
với mạng điện thoại tự động của ngành bưu chính viễn thông. Hệ thống đàm thoại
được thực hiện bằng cách gọi tự động trực tiếp đến hoặc từ trung tâm điều độ, từ bất
cứ điện thoại nào trong mạng qua tổng đài chuyển đổi tự động và được thiết kế để kết
hợp được hoàn toàn với các hệ thống sẵn có.
Ngoài ra cần bố trí thiết bị truyền dẫn quang và thiết bị ghép kênh để ghép nối
với mạng viễn thông khu vực khác.
3.13. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
3.13.1.Khái quát
Hệ thống báo cháy tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thường
trực phát hiện đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, cảnh báo cho con người trước
những nguy cơ gây cháy hoặc có biện pháp xử lý chữa cháy thích hợp ngay trong giai
đoạn đầu của đám cháy, làm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng con

Viện Công nghệ năng lượng 67


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
người và tài sản.
3.13.2.Thiết bị hệ thống báo cháy
- Căn cứ vào các đặc điểm hình thành và tính chất của đám cháy.
- Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc của nhà máy.
- Căn cứ vào các chỉ tiêu chuẩn đối với hệ thống báo cháy TCVN - 5738 - 1993
của cục PCCC Việt nam.
- Tham khảo tiêu chuẩn NFPA 72 (Control Panel), NFPA 72E (Fire Detector).
Hệ thống báo cháy tự động trang bị cho nhà máy được chọn là hệ thống báo
cháy địa chỉ do hãng Nohmi - Nhật Bản sản xuất hoặc hệ thống có chức năng tương
đương, phải được cục PCCC - Bộ Nội vụ kiểm định chất lượng. Thiết bị chính của hệ
thống bao gồm tủ trung tâm báo cháy, các đầu dò báo cháy (được sử dụng chủ yếu là
các đầu báo nhiệt và khói), đầu báo nhiệt độ gia tăng, chuông đèn, nút ấn báo cháy...
Các thiết bị này có các đặc tính phù hợp với điều kiện môi trường thực tế tại
Việt Nam, khả năng thay thế thuận tiện, chế độ làm việc ổn định, độ chính xác cao.
Các thiết bị thuộc hệ thống bao gồm:
- Một (01) Trung tâm báo cháy tự động theo địa chỉ kiểu kỹ thuật số khả lập
trình, cho phép kiểm soát toàn bộ các khu vực báo cháy, được đấu nối với các đầu báo
khói, báo nhiệt và báo cháy điện tử, các hộp nút ấn tại chỗ và các tiếp điểm phụ có liên
quan.
- Các đầu dò báo cháy loại S (báo khói quang điện), RH (báo nhiệt theo trị số
gia tăng). Báo cháy khi nhiệt độ tăng đột ngột 600C/min, hoặc nhiệt độ tăng đến 5800C
- Các đầu dò báo cháy loại Sx (báo khói ion hóa), RHx (báo nhiệt ion hóa theo
trị số gia tăng). Báo cháy khi nhiệt độ tăng đột ngột 600C/min, hoặc nhiệt độ tăng đến
5800C sử dụng ở nơi ẩm thấp, bám bụi và môi trường cháy nổ.
- Các chuông báo cháy.
- Hộp nút ấn báo động cháy tại chỗ.
- Một (01) lô biển đèn chỉ lối thoát sự cố.
- Một (01) lô cáp tín hiệu loại chống cháy.
- Một (01) lô các phụ kiện lắp đặt.
3.14. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT, BẢO VỆ RƠLE VÀ ĐO LƯỜNG
NHÀ MÁY

a. Giới thiệu chung


Công trình thủy điện Suối Chùng làm việc trong hệ thống điện miền Bắc vận
hành trong hệ thống điện Quốc gia với khả năng điều áp địa phương.
Hệ thống điều khiển -giám sát và bảo vệ rơle (ĐGB) toàn nhà máy bao gồm tất
cả các phương tiện kỹ thuật cần thiết nhằm điều khiển, giám sát, bảo vệ và quản lý tối
ưu mọi phần tử và thiết bị của các hệ thống thuộc và liên quan trực tiếp đến nhà máy
với độ an toàn và tin cậy cao.
Phân bố các hệ thống ĐGB toàn nhà máy theo các hạng mục công trình như

Viện Công nghệ năng lượng 68


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
sau:
Hệ thống ĐGB chung toàn nhà máy.
Hệ thống ĐGB cho mỗi tổ máy (bao gồm cả máy biến áp chính).
Hệ thống ĐGB cho hệ thống điện tự dùng toàn nhà máy
Hệ thống ĐGB cho các hệ thống thiết bị phụ trong nhà máy
Hệ thống ĐGB cho đập tràn, cửa nhận nước và cửa ra hạ lưu.
Hệ thống điều khiển giám sát và bảo vệ cho nhà máy thủy điện là một hệ thống
tiên tiến, số hoá, có những ưu điểm:
- Vận hành đơn giản, an toàn, tin cậy, linh hoạt và ổn định.
- Với cấu trúc khối nó giúp cho việc thiết kế, lắp đặt...trở thành đơn giản.
- Điều khiển tự động hoặc từ xa dễ dàng.
- Với các phần mềm, người sử dụng có thể lập các chương trình vận hành riêng.
- Việc liên tục tự kiểm tra sẽ đảm bảo tính sẵn sàng cao và giảm thấp nhất yêu
cầu bảo dưỡng.
Hệ thống điều khiển giám sát và bảo vệ cho nhà máy bao gồm các phần chính
như sau:
Hệ thống máy tính và hệ thống giao diện Người - Máy tiên tiến (hay hệ thống
MMC) cho điều khiển và giám sát nhà máy. Các thiết bị thích ứng cho từng phần tử
của nhà máy bao gồm các bộ giao diện Người - Máy cấp 2, rơ le trung gian, thiết bị
đồng bộ, nguồn tự dùng, trạm phân phối ...
Hệ thống bảo vệ số.
Các đặc tính kỹ thuật chung của hệ thống điều khiển bảo vệ:

Kiểu của thiết bị chính : Số có bộ vi xử lý.


Tiêu chuẩn cho thiết bị bảo vệ : IEC-255.
Tiêu chuẩn bảo vệ cho các tủ điện : IP-41.
Tần số định mức : 50Hz
Dòng điện đầu vào định mức : 5A
Điện áp đầu vào định mức : 100V
Điện áp thao tác : 220DCV

b. Hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy SCADA


Phần này bao gồm tất cả các mạch và thiết bị để điều khiển, kiểm tra, giám sát
các thiết bị sau đây:

Các tổ máy phát điện - máy biến áp lực tổ máy,


Khu vực phân phối 35 kV,
Hệ thống thiết bị tự dùng điện,

Viện Công nghệ năng lượng 69


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Hệ thống thiết bị phụ,
Hệ thống cửa van phẳng cấp nước tổ máy v.v...
1. Cấu trúc hệ thống điều khiển và giám sát:
Hệ thống điều khiển của nhà máy thủy điện được xây dựng với ba cấp điều
khiển: Cấp điều khiển nhà máy, cấp điều khiển tại chỗ, cấp trường và thiết bị.
- Cấp điều khiển nhà máy (hay cấp MSC) là cấp điều khiển từ xa, giám sát và
thu nhập dữ liệu ( SCADA) bao gồm hệ thống máy tính thực hiện các chức năng điều
khiển chung toàn trạm và giao tiếp Người - Máy chứa tất cả các chức năng phục vụ
điều khiển và giám sát nhà máy từ xa (từ phòng điều khiển trung tâm) - tự động hoặc
không tự động.
Hệ thống giao diện Người - Máy (gọi tắt là MMC) được sử dụng thay cho bảng
vận hành to lớn, cồng kềnh trước đây làm tăng thêm hiệu quả vận hành, tăng thêm khả
năng cung cấp các thông tin toàn diện về các quá trình hoạt động của nhà máy.. Với
các màn hình hiển thị, các bàn phím lệnh, người vận hành có thể theo dõi và thay đổi
các trạng thái và thông số vận hành của từng thiết bị trong toàn nhà máy trên màn hình
hiển thị. Các thông số và các sự kiện phát sinh được hệ thống tự động ghi lại và in ra
trên các máy in.
- Cấp điều khiển tại chỗ (tại Bảng điều khiển tại chỗ) là hệ thống điều khiển
riêng biệt cho từng nhóm của nhà máy như tổ máy phát, trạm phân phối ngoài trời 35
kV, hệ thống nước, hệ thống điện tự dùng...Các thao tác thực hiện tại chỗ hoặc từ các
bộ điều khiển theo chương trình trên cơ sở vi xử lý. Hệ thống này cũng bao gồm các
máy tính và hệ thống giao tiếp Người - Máy (hay bảng điều khiển) tại chỗ và có thể
vận hành song song với hệ thống điều khiển chính. Trên các bảng điều khiển tại chỗ có
trang bị một hệ thống nút ấn bằng tay để sẵn sàng vận hành thiết bị nếu bộ xử lý tại
chỗ bị hư hoặc đang lắp đặt, bảo dưỡng. Tại đây có bố trí một bảng tín hiệu độc lập để
giám sát tình trạng làm việc của thiết bị.
- Cấp điều khiển thiết bị là cơ cấu đóng cắt thiết bị, gửi các tín hiểu về vị trí
máy cắt, tín hiệu đo lường tới các cấp điều khiển cao hơn. Cấp điều khiển trường là
các cấp chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển từ các cấp cao hơn và gửi tín hiệu trạng
thái cho các đáp ứng của cấp cao hơn
Cách phân bố các nhóm điều khiển này đảm bảo tính tin cậy của hệ thống. Bất
cứ hư hỏng nào trong tủ điều khiển đều ảnh hưởng rất ít tới phần khác và dễ dàng phát
hiện, thay thế.
- Cấp bảo dưỡng, thử nghiệm có thể vận hành bằng tay từng thiết bị riêng lẻ tại
các bảng tại chỗ.
Liên lạc giữa các nhóm điều khiển thực hiện qua thanh cái dữ liệu nối tiếp
(Station Bus). Tùy theo khoảng cách giữa các thiết bị và môi trường điện từ xung
quanh có thể chọn cáp quang hay cáp điện đồng trục.
Hệ thống điều khiển nhà máy thủy điện nêu trên được thực hiện theo các
phương thức khác nhau như sau:
Chế độ “Từ xa” : được áp dụng vận hành bình thường từ cấp điều khiển chính
tại phòng điều khiển trung tâm.
Chế độ “Tại chỗ ”: được điều khiển bằng tay trên bảng điều khiển tại chỗ, được

Viện Công nghệ năng lượng 70


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
xem như một cấp dự phòng.
Chế độ “bảo dưỡng, thử nghiệm” có thể vận hành ngay tại tủ của thiết bị.
Bình thường, nhà máy được giám sát và điều khiển tự động bằng chế độ “Từ
xa” từ phòng điều khiển trung tâm qua các thiết bị điều khiển như màn hình, bàn phím
chức năng, hệ thống MMC. Tất cả các dữ liệu yêu cầu cho điều khiển và giám sát từ
xa được tập hợp từ các thiết bị tương ứng và thiết bị xử lý cấp cho hệ thống điều khiển,
hiển thị trên các màn hình và các thiết bị chỉ thị khác đặt tại phòng điều khiển trung
tâm.
Trong trường hợp hệ thống MCS không làm việc thì chế độ điều khiển “Tại
chỗ” được sẵn sàng tại cấp điều khiển thiết bị. Quá trình này được tiến hành từng bước
một và có sự hỗ trợ của các bộ điều khiển chương trình hóa. Trạng thái vận hành của
các thiết bị được chỉ thị trên các sơ đồ trực quan đặt trên bàn vận hành và hiển thị trên
màn hình hoặc các đồng hồ chỉ thị tương ứng. Trên bàn vận hành cũng trang bị các
khóa liên động nhằm tránh vận hành nhầm lẫn trong quá trình điều khiển bằng tay.
3.14.1.Các chức năng của hệ thống giám sát và điều khiển
Hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy thủy điện Suối Chùng có các chức
năng chính sau:

a. Điều khiển các tổ máy phát


Điều khiển tổ máy được hỗ trợ bởi bộ điều khiển chương trình hóa, có các chức
năng chính như sau:
Điều khiển chạy và ngừng với các thiết bị phụ của tổ máy.
Chạy và ngừng phát điện.
Chạy và ngừng nạp đường dây.
Điều chỉnh tự động phụ tải (ALR).
Điều chỉnh tự động điện áp (AVR).
Giám sát trình tự điều khiển.
Duy trì và điều hành ghi dữ liệu.

b. Điều khiển hòa đồng bộ


Điều khiển hòa đồng bộ của các tổ máy được tiến hành bằng hai phương pháp:
Hoà đồng bộ chính xác tự động và hoà đồng bộ chính xác bằng tay. Chuyển đổi giữa
hai phương pháp này được thực hiện bằng khoá chế độ đặt tại phòng điều khiển trung
tâm và tủ điều khiển tại chỗ. Có thể lựa chọn máy cắt 6,3 KV đầu cực máy phát điện
hoặc các máy cắt 35 KV bất kỳ tại khu vực phân phối 35 KV để hoà điện.
Bình thường việc hòa điện được tiến hành bằng phương pháp hoà đồng bộ
chính xác tự động chỉ trên máy cắt đầu ra máy phát điện.
Điều khiển hòa điện bằng tay được thực hiện trên tủ điều khiển tại phòng điều
khiển trung tâm và cũng có thể thực hiện được ở tủ điều khiển tại chỗ tổ máy, giám sát
thời điểm đóng máy cắt bằng đồng hồ đồng bộ kết hợp với rơ le kiểm tra đồng bộ.

c. Hệ thống liên lạc với trung tâm điều độ

Viện Công nghệ năng lượng 71


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Trước mắt chưa đưa vào vận hành hệ thống này, nhưng hệ thống điều khiển
giám sát phải có cấu hình và dung lượng đủ để trong tương lai thực hiện được liên lạc
điều hành sản xuất hai chiều giữa nhà máy và điều độ miền A1.
Hệ thống này cần tính đến thực hiện các chức năng sau:
- Nhận các tín hiệu điều khiển từ xa của trung tâm điều độ.
- Truyền tới trung tâm điều độ các thông số sau:
+ Công suất hữu công mỗi máy phát : 2 thông số
+ Công suất vô công mỗi máy phát : 2 thông số
+ Điện áp mỗi thanh cái 35KV : 1 thông số
+ Tần số mỗi thanh cái 35KV : 1 thông số
+ Tín hiệu chỉ thị mỗi máy cắt 35KV : 2 thông số
+ Công suất P, Q trên mỗi đường dây 35KV : 2 thông số

d. Điều khiển hệ thống điện tự dùng


Chỉ thị trạng thái, báo hiệu, đo từ xa các phần tử điện, điều khiển đóng ngắt
máy cắt hạ áp mạch tổng 0,4KV và cầu dao phụ tải 6,3KV trong mạch tự dùng, vận
hành bảo vệ cho các thiết bị trong mạch tự dùng cấp 6,3- 0,4 KV và thiết bị phân phối
hạ thế mạch tự dùng xoay chiều và một chiều.

e. Điều khiển khu vực phân phối 35 KV


Chỉ thị trạng thái, báo hiệu, đo từ xa các phần tử điện, điều khiển đóng ngắt
máy cắt và dao cách ly, vận hành bảo vệ cho hệ thống điện cấp 35 KV.

f. Giám sát hệ thống nước


Đo trạng thái, chỉ thị mực nước thượng, hạ lưu, đo cột nước nhà máy và lưu
lượng nước qua tua bin.

g. Hệ thống ghi dữ liệu


Nhập tự động dữ liệu, liệt kê, in tự động hoặc bằng tay các thông tin dữ liệu, các giá trị
đo lường: công suất điện năng, dòng, áp, mực nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng
nước qua tuabin ...
Ghi tự động các chế độ vận hành và sự kiện phát sinh.
Hệ thống ghi:
Nhà máy được trang bị các phần tử ghi cho mỗi thiết bị: Tuabin, máy phát, máy biến
áp, máy biến áp chính, khu vực phân phối 35 KV, hệ thống điện tự dùng, hệ thống
nước... Phương pháp liên lạc cho các hạng mục trên sẽ được thực hiện bằng cách sử
dụng các tín hiệu biến năng.
Thiết bị hệ thống ghi dữ liệu gồm có:
Máy tính cá nhân.
Máy in.

Viện Công nghệ năng lượng 72


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Đĩa quang - từ.
Thiết bị liên lạc cho cáp dữ liệu.
3.14.2.Các thiết bị cho hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy

a. Các thiết bị cho hệ thống điều khiển MCS


- Một hệ thống giao tiếp giữa người vận hành với hệ thống (MMC) gồm:
+ 2 màn hình video 19” (Màn hình VDU)
+ 1 bàn phím
+ 1 chuột
+ 2 máy in
- Một máy tính giao diện Người - Máy (máy tính MMC) thực hiện các chức năng:
+ Hiển thị (khoảng 20 hình ảnh về nhà máy, trạm phân phối, hệ thống điện tự
dùng, hệ thống nước, máy phát...) trên các màn hình hiển thị VDU. Hình ảnh hiển thị
trên các màn hình này tương đương với các phần của nhà máy như tổ máy phát, tua
bin, sơ đồ nối điện... và có thể vận hành ngay trên các hình ảnh này.
+ Đối thoại cho vận hành.
+ Xử lý dữ liệu (từ các sự kiện phát sinh, in ra các dữ liệu, thông tin ...).
- Một máy tính (có tên là SC) có các chức năng sau thực hiện bằng phần mềm:
+ Ghi nhớ và lưu trữ các thông số, thời gian xảy ra các sự kiện để đưa ra trên màn
hình VDU và in ra theo đường máy tính MMC.
+ Vận hành và giám sát các hệ thống phụ của nhà máy.
+ Một số chức năng điều khiển nhà máy như điều khiển tải, hệ thống nước.
+ Giám sát nhà máy.
+ Giao tiếp với các máy tính đặt tại cửa nhận nước, đập tràn.
- Một tủ cho các thiết bị phụ khác như các máy biến năng, rơ le trung gian....

b. Các thiết bị cho một máy phát


- Một máy tính có các chức năng sau đây thực hiện bằng phần mềm:
+ Ghi nhớ và lưu trữ các thông số, thời gian xảy ra các sự kiện để đưa ra trên
màn hình VDU và in ra theo đường máy tính MMC.
+ Các chức năng điều khiển máy phát.
- Một bảng điều khiển gồm:
+ Một tủ cho các thiết bị tương ứng như rơ le trung gian, máy biến năng, thiết bị
đồng bộ.
+ Một tủ cho điều khiển dự phòng với sơ đồ trực quan, các đồng hồ chỉ thị điều
khiển...
- Bộ rơ le bảo vệ cho máy phát.
- Một bộ cảm biến tốc độ và dao động máy phát.

Viện Công nghệ năng lượng 73


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

c. Các thiết bị cho khu vực phân phối 35 KV


- Một máy tính phục vụ điều khiển và giám sát trạm có các chức năng sau đây
thực hiện bằng phần mềm:
+ Ghi nhớ và lưu trữ các thông số, thời gian xảy ra các sự kiện để đưa ra trên
màn hình VDU và in ra theo đường máy tính MMC.
+ Điều khiển máy cắt và dao cách ly 35KV.
- Một bảng điều khiển gồm:
+ 1 tủ cho các thiết bị thích ứng như rơ le trung gian, máy biến năng.
+ 1 tủ điều khiển cho khu vực phân phối 35KV với sơ đồ trực quan, đồng hồ chỉ
thị điều khiển.
+ Các tủ rơ le bảo vệ cho khu vực phân phối 35KV và đường dây 35 KV.

d. Các thiết bị khác


- Các hộp nối liên lạc.
- Các bộ đèn báo, chuông tín hiệu.
- Một tủ với máy tính và các thiết bị tương ứng cho cửa nhận nước, đập tràn.
Các máy tính này sử dụng để điều khiển và kiểm tra các thiết bị tại cửa nhận nước và
đập tràn.
- Thiết bị đo mực nước thượng lưu và hạ lưu, đo cột nước nhà máy, lưu lượng
nước qua tuabin.
- Hệ thống điện một chiều 220V: gồm bộ nạp điện, bình ắc quy, bộ nghịch lưu,
tủ phân phối điện 1 chiều...
- Phân phối điện xoay chiều 220V.
- Cáp điều khiển, kiểm tra…
3.14.3.Hệ thống bảo vệ rơ le và đo lường cho nhà máy
Các thiết bị rơle bảo vệ phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về độ nhậy, độ
tin cậy, thời gian tác động.
Để đảm bảo làm việc tin cậy, về nguyên tắc hệ thống bảo vệ rơle phải được
trang bị các bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng. Hệ thống bảo vệ được nối tới các máy
biến áp đo lường, được cấp nguồn và được bố trí trong tủ riêng. Hệ thống bảo vệ dự
phòng sau một khoảng thời gian ấn định phải có khả năng làm việc chắc chắn thay thế
cho bảo vệ chính khi bảo vệ này vì lý do gì đó không tác động.
Hệ thống bảo vệ rơle cần trang bị đồng bộ và có khả năng giao tiếp mở với hệ
thống điều khiển -giám sát toàn nhà máy.
Hệ thống rơle bảo vệ cho nhà máy được phân loại bởi các chức năng như sau:
- Bảo vệ khối “Máy phát điện - máy biến áp” (gồm cả máy biến áp chính, nhánh
rẽ máy biến áp tự dùng, máy biến áp kích từ).
- Bảo vệ thanh cái và đường dây 35KV.
Hệ thống bảo vệ rơle cần đáp ứng các tiêu chuẩn và qui phạm sau:

Viện Công nghệ năng lượng 74


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
+ Tiêu chuẩn ngành điện Việt nam: 11 TCN 20: 2006
+ Tiêu chuẩn quốc tế: IEC-255 và các tiêu chuẩn tương ứng.
Loại rơle và hệ thống bảo vệ:
- Để phù hợp với xu thế hiện đại hoá thiết bị, thiết kế chọn loại rơle kỹ thuật số
đa chức năng (có bộ vi xử lý) cho các phần tử chính gồm: Các tổ máy phát, máy biến
áp chính, trạm phân phối điện ngoài trời và đường dây 35KV.
- Các rơle chính có bộ giao tiếp I/O và giao diện với hệ thống máy tính điều
khiển giám sát chung toàn nhà máy.
- Dòng điện thứ cấp cho thiết bị rơle chọn loại: 1A
- Điện áp thao tác rơle: 220VDC và 220VAC.
Hệ thống bảo vệ cho nhà máy được phân loại bởi các chức năng như sau:

a. Bảo vệ và đo lường tổ máy phát điện


a.1. Bảo vệ rơ le.
Bảo vệ tổ máy phát cho phép loại trừ các loại sự cố sau:
- Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây Stato và ở các đầu ra. Thực hiện bảo vệ
chính là bảo vệ so lệch dọc máy phát (87G), bảo vệ dự phòng là bảo vệ quá dòng liên
hợp khởi động điện áp thấp (51V) với đặc tính thời gian phụ thuộc.
- Chạm đất cuộn dây stato: dùng bảo vệ 64S được lấy từ máy biến áp trung tính
máy phát điện. Bảo vệ này bao trùm cả các cuộn dây sơ cấp máy biến áp chính, máy
biến áp tự dùng và máy biến áp kích từ.
- Kiểm tra chạm đất ( 59N ).
- Chạm đất cuộn dây rôto (64R).
- Quá dòng cuộn dây stato do ngắn mạch bên ngoài và tải không cân bằng:
Thực hiện bằng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch có thời gian (46).
- Quá tải máy phát điện (49): Dùng rơ le quá dòng hai cấp có thời gian độc lập
để phát hiện các quá tải lâu dài có thể xảy ra do quá nhiệt trong stato.
- Quá điện áp trong cuộn dây stato: có thể xẩy ra khi giảm tải hoặc bộ điều
chỉnh điện áp bị sự cố được thực hiện bằng bảo vệ (59).
- Công suất ngược (32): Để giám sát hướng công suất phát.
- Mất kích thích (40): Dùng rơ le có thời gian độc lập chỉnh định được. Cần
trang bị bộ khoá kém áp khi điện áp nhỏ hơn 60% giá trị định mức và một khoá thử
nghiệm.
- Tự động lập lại máy cắt (79).
Trong các trường hợp phải dừng máy, khi bộ bảo vệ cho tín hiệu cắt máy cắt
đồng thời cũng cho lệnh diệt từ trường máy phát.
a.2. Đo lường điện.
Hệ thống đo lường điện máy phát sẽ sử dụng các tín hiệu biến năng đưa vào các
bộ đo lường số và thể hiện các thông số sau: dòng điện, điện áp, công suất, điện năng,

Viện Công nghệ năng lượng 75


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
tần số, hệ số cosφ.

c. Bảo vệ, đo lường máy biến áp chính và thanh cái 35KV


Hệ thống bảo vệ máy biến áp tăng cho phép loại trừ các loại sự cố sau:
Ngắn mạch nhiều pha ở các đầu ra và bên trong máy biến áp: thực hiện là bảo
vệ chính 87T;
Quá dòng điện do ngắn mạch ngoài: thực hiện là bảo vệ quá dòng liên hợp khởi
động điện áp thấp (50/51).
Ngoài ra còn có các bảo vệ rơ le dầu (63) chống ngắn mạch bên trong máy biến
áp; bảo vệ (71) chống mức dầu hạ thấp và bảo vệ chống quá tải (49).
Máy biến áp có bố trí mạch đo dòng điện.
Hệ thống thanh cái 35 kV :Trên mỗi thanh cái còn có các rơle báo hiệu chạm
đất (51N) và bố trí các đồng hồ đo điện áp.

d. Bảo vệ, đo lường đường dây 35 KV


Hệ thống bảo vệ đường dây có các phần tử chính như sau:
- Bảo vệ khoảng cách ba cấp (21): Chống ngắn mạch nhiều pha. Đây là loại rơ le tốc
độ cao gồm nhiều phần tử.
- Bảo vệ quá dòng (50/51) chống ngắn mạch nhiều pha. Bảo vệ này làm dự phòng cho
bảo vệ khoảng cách và chống ngắn mạch ngoài.
- Bảo vệ chạm đất (59N).
- Tự động đóng lặp lại có kiểm tra đồng bộ (79/25).
- Thiết bị nhận biết vị trí sự cố (FL) và ghi lại vị trí sự cố (FR).
Hệ thống đo lường điện sẽ sử dụng các tín hiệu biến năng đưa vào các bộ đo lường số
và thể hiện các thông số sau: dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, tần số.

e. Bảo vệ và đo lường cho mạch tự dùng


Hệ thống đo lường cho mạch tự dùng đo các thông số sau: dòng điện, điện áp, công
suất vô công và hữu công.
Các nhánh rẽ tới máy biến áp tự dùng TD1 và TD2 nằm trong vùng bảo vệ chính - bảo
vệ so lệch máy biến áp (87T) . Bảo vệ máy biến áp tự dùng thực hiện bằng bảo vệ quá
dòng 50/51, ngoài ra tại mạch tổng 0,4 KV còn bố trí các rơle điện áp thấp, cuộn cắt
ngắn mạch và rơ le quá tải đảm bảo loại trừ sự cố nhanh chóng, không cho lan sang
mạch khác. Trong mạch phân phối 0,4/0,23 KV cho các phụ tải chỉ bố trí các aptomat
bảo vệ tác động khi xuất hiện ngắn mạch và quá tải.

g. Tóm tắt khối lượng bảo vệ rơ le


g.1. Bảo vệ máy phát điện
T.T Mã ANSI
(1) Loại
1 Bảo vệ chạm đất rôto 64R

Viện Công nghệ năng lượng 76


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

2 Bảo vệ so lệch máy phát điện 87G


3 Bảo vệ quá dòng phối hợp kém áp 51V
4 Thiết bị chống hư hỏng máy cắt 50BF
5 Bảo vệ chạm đất stato 100% 64S
6 Bảo vệ mất kích thích 40
7 Bảo vệ công suất ngược 32
8 Bảo vệ chế độ không đồng bộ (out of step) 78
9 Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch 46
10 Bảo vệ quá tải nhiệt stato 49
11 Bảo vệ quá kém điện áp 27/59
g.2. Bảo vệ máy biến áp chính
T.T Loại Mã ANSI
1 Bảo vệ so lệch 87T
3 Bảo vệ rơ le hơi, quá tải và giám sát mức dầu 26; 63; 71
4 Bảo vệ quá tải MBA 49
5 Bảo vệ quá dòng nhiều cấp thời gian MBA 50/51
6 Giám sát cách điện phía 6,3kV MBA 59N
g.3. Bảo vệ Đường dây 35kV:
T.T Mã ANSI
(2) Loại
1 Bảo vệ điện áp thấp 27
2 Bảo vệ quá dòng 50/51
3 Giám sát cách điện phía 35kV 59N
4 Tự động đóng lặp lại máy cắt + kiểm tra đồng 79/25
bộ
5 Thiết bị chống hư hỏng máy cắt 50BF
3.14.4.Tủ điện bố trí tại phòng điều khiển trung tâm
Số lượng tủ điều khiển, bảo vệ rơ le và đo dòng điện cho toàn bộ nhà máy bố trí tại
phòng điều khiển trung tâm dự kiến như sau:
- Tủ bảo vệ rơle tổ máy;
- Tủ tín hiệu và điều khiển tự động hóa tổ máy;
- Tủ bảo vệ khu vực và đường dây 35kV;
- Tủ hòa điện;
- Tủ bảo vệ hệ thống thiết bị phụ;

Viện Công nghệ năng lượng 77


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
- Tủ hệ thống báo cháy;
- Bàn điều khiển trung tâm;
- Hệ thống máy tính trung tâm.
3.15. THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 35 KV
Kết cấu và thiết bị trạm phân phối 35KV gồm:
- Hai (02) máy biến áp chính;
- Các thiết bị phân phối 35 kV: máy cắt, dao cách ly, máy biến điện áp, máy biến dòng
điện, chống sét van v.v.... đặt trong tủ hợp bộ
- Thiết bị chiếu sáng, chống sét và nối đất v.v…
- Sứ đỡ và sứ xuyên khoảng cách cách điện cho phép 10 cm
3.15.1.Các tham số về hệ thống
Các thiết bị phân phối 35kV được lắp trong các tủ điện, đặt ngoài trời.
- Tần số : 50 Hz
- Số pha :3
- Ký hiệu pha : ABC
- Chế độ trung tính : Cách ly với đất
- Điện áp hệ thống : 35 kV
- Điện áp làm việc : 38,5KV
- Dòng ngắn mạch 3 pha : 31,5 kA
- Mức cách điện chịu xung sét : 170 kV
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 1ph : 70kV
- Khoảng cách rò điện tối thiểu : 25 mm/kV
3.15.2.Máy cắt điện 35 KV
Máy cắt được chọn là loại máy 3 pha cách điện bằng chân không (vacuum), lắp
đặt ngoài trời.
Máy cắt sẽ phù hợp với điều khiển từ xa và tại chỗ cho vận hành đóng - cắt.
Các phụ kiện: Tủ điều khiển tại chỗ, khí SF6/chân không, trụ đỡ, kẹp cực dùng
cho đấu nối, thiết bị tín hiệu báo trạng thái đóng cắt, dụng cụ chuyên dùng cho lắp đặt
bảo dưỡng v.v...
+ Tiêu chuẩn : IEC – 56
+ Cách điện : Chân không- đăt
+ Điện áp định mức : 38,5kV
+ Điện áp hệ thống : 35kV
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 70kV
+ Điện áp chịu đựng xung xét : 170kV
+ Dòng điện định mức : 630A

Viện Công nghệ năng lượng 78


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
+ Dòng điện ngắn mạch : 25kA
+ Tần số định mức : 50Hz
+ Chu trình vận hành O-0,3 sec – CO- 3 min – O
+ Nguồn điện cho động cơ nạp lò xo : DC220V
3.15.3.Máy biến dòng điện
Loại: Các máy biến dòng kiểu một pha, đặt trong tủ kim loại. Điện áp áp dụng
dạng sóng hình sin. Khi hở mạch thứ cấp thì điện áp không vượt quá 2,5 KV.
Đặc tính kỹ thuật:
+ Tiêu chuẩn : IEC – 185
+ Điện áp định mức : 38,5kV
+ Điện áp hệ thống : 35kV
+ Tần số : 50Hz
+ Dòng sơ cấp định mức : 150A
+ Dòng thứ cấp định mức : 1A
+ Cấp chính xác cho đo lường : 0,5
+ Cấp chính xác cho bảo vệ : 5P20
+ Hệ số dòng điện nhiệt định mức : 1,2
+ Giới hạn độ tăng nhiệt : 60ºC
+ Nhiệt độ làm việc lớn nhất : 45ºC
+ Độ ẩm tương đối lớn nhất : 95%
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 70kV
+ Điện áp chịu đựng xung xét : 170kV
3.15.4.Máy biến điện áp 35 KV
Các máy biến điện áp là loại 1 pha, cách điện bằng nhựa tổng hợp. Máy biến áp
có cấu trúc kiểu ngăn kéo được lắp trong tủ kim loại, có trang bị xe nâng tay dễ dàng
di chuyển khi lắp đặt và sửa chữa.
+ Tiêu chuẩn : IEC - 186, IEC 600186.
+ Điện áp hệ thống : 35kV
+ Điện áp định mức : 38,5kV
+ Tỉ số biến đổi : 38,5/√3 kV, 0,11/√3, 0,11/3 kV
+ Cấp chính xác dùng cho đo lường : 0.5
+ Cấp chính xác dùng cho bảo vệ : 5P20
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 70kV
+ Điện áp chịu đựng xung xét : 170kV
3.15.5.Chống sét van 35 KV

Viện Công nghệ năng lượng 79


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ
Loại: Các chống sét van kiểu oxit -kẽm không có khe hở phóng điện. Chống sét
được bố trí ở phía cao áp của máy biến áp để bảo vệ chống quá điện áp, mỗi chống sét
van được trang bị một bộ đếm sét.
Đăc tính kỹ thuật:
+ Tiêu chuẩn : IEC – 60099
+ Điện áp định mức : 36kV
+ Điện áp hệ thống : 35kV
+ Điện áp cho phép lớn nhất : 40,5kV
+Tần số : 50Hz
Đặc tính kỹ thuật, trọng lượng và kích thước của các thiết bị, các nhà thầu sẽ
tính toán, lựa chọn chi tiết để đảm bảo yêu cầu công nghệ và tính đồng bộ cho toàn bộ
nhà máy thủy điện Suối Chùng.
B¶ng 1.1: Bảng kê thiết bị vật liệu điện chính

Số
STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Đơn vị Ghi chú
Lượng
1 2 3 4 5 6
Máy biến áp lực 3 pha 2 Sđm = 6500KVA,
1 Cái 1
cuộn dây, ngâm dầu 6,3/38,52x2,5%KV
Sđm = 200KVA,
2 Máy biến áp tự dùng Cái 1
6,32x2,5%/0,4 KV
Sđm = 200KVA,
Cái 1
352x2,5%/0,4 KV
3 Máy phát Diezel 80kW Cái 1

4 Máy phát Diezel 30kW Cái 1

Thiết bị điện phân phối


5 35KV HT 1
35kV ngoài trời:
Hệ thống tủ bảng phân
phối điện áp máy phát:
- Cho mạch MBA chính
6 - Cho thiết bị đầu ra máy
phát điện (máy cắt, dao 6.3kV HT 2
nối đất, máy biến dòng
điện, biến điện áp, chống
sét van...)
-Đầu ra trung tính MPĐ...

Viện Công nghệ năng lượng 80


TKKT- TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.2-Báo cáo chính phần thiết bị công nghệ

Hệ thống tủ tự dùng xoay


7 400VAC HT 1
chiều.
Hệ thống tủ tự dùng
8 220VDC HT 1
220VDC
9 Hệ thống Tủ ắcquy 120 Ah HT 1
Hệ thống tủ điều khiển
10 HT 1
phòng trung tâm
Hệ thống máy tính điều
11 khiển trung tâm và tại HT 1
chỗ toàn nhà máy
Hệ thống tủ điều khiển tại
12 HT 1
chỗ hệ thống thiết bị phụ
Thiết bị nạp và phụ nạp
13 Bộ 1
ắc qui
Thiết bị chiếu sáng bao
14 gồm tủ treo tường và các HT 1
loại đèn

15 Hệ thống nối đất HT 1


Ruột đồng, cách
Cáp lực 7,2kV và cáp
16 điện XLPE có vỏ lô 1
kiểm tra các loại
bọc chống cháy.
17 HT thông tin liên lạc HT 1
18 Tủ AVR tổ máy Tủ 2
29 Tủ kích từ tổ máy Tủ 2
20 Hệ thống cứu hỏa HT 1
21 Phụ kiện lô 1

Ghi chú:

- Chủng loaị, số lượng, thông số kỹ thuật, trọng lượng và kích thước của các
thiết bị trong bảng kê trên là giá trị tham khảo. Các nhà thầu sẽ phải xác định chính
xác trong hồ sơ chào thầu và bản vẽ thi công.
- Lưới điện thi công không thuộc phạm vi đồ án này.

Viện Công nghệ năng lượng 81

You might also like