You are on page 1of 270

MSCT: PĐ.19.

09

NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ NHƠN HỘI – GIAI ĐOẠN 1

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

TẬP 5
CHỈ DẪN KỸ THUẬT

TẬP 5.1
CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN NHÀ MÁY

(Ấn bản 02)

Khánh Hòa, tháng 12 năm 2020


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4
POWER ENGINEERING CONSULTING JOINT STOCK COMPANY 4

MSCT: PĐ.19.09

NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ NHƠN HỘI – GIAI ĐOẠN 1

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

TẬP 5
CHỈ DẪN KỸ THUẬT

TẬP 5.1
CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN NHÀ MÁY
(Ấn bản 02)

PGĐ. Trung tâm : Lý Đình Huy

Chủ nhiệm Thiết kế : Nguyễn Khánh Hòa

Khánh Hòa, ngày tháng 12 năm 2020


CHỦ ĐẦU TƯ TỔNG THẦU EPC TƯ VẤN
CÔNG TY CP NĂNG POWERCHINA VIETNAM CÔNG TY CỔ PHẦN
LƯỢNG FICO BÌNH ĐỊNH LIMITED COMPANY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Xuân Phương


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA LẬP VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ

TT Họ và tên Nhiệm vụ Ký tên

1 Lý Đình Huy Chủ trì phần điện

2 Nguyễn Thuận Bình Tham gia phần điện

3 Trần Đình Tuấn Chủ trì phần cơ khí

4 Hoàng Trọng Quốc Anh Tham gia phần công nghệ

5 Nguyễn Trọng Khuê Chủ trì phần xây dựng

6 Lê Quang Thịnh Tham gia phần xây dựng

7 Thái Ngô Quang Tham gia phần xây dựng

8 Dương Đình Diệu Chủ trì phần đường giao thông

Những người tham gia lập và kiểm tra hồ sơ i


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ

Hồ sơ công trình “Nhà máy điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1” bước Thiết kế kỹ
thuật (TKKT) được biên chế thành các tập như sau:
Tập 1 THUYẾT MINH
Tập 1.1 Thuyết minh phần nhà máy
Tập 1.1A Thuyết minh phần móng tuabin
Tập 1.2 Thuyết minh phần trạm biến áp
Tập 1.3 Thuyết minh phần đường dây
Tập 2 CÁC BẢN VẼ
Tập 2.1 Các bản vẽ phần nhà máy
Tập 2.1A Các bản vẽ phần móng tuabin
Tập 2.2 Các bản vẽ phần trạm biến áp
Tập 2.3 Các bản vẽ phần đường dây
Tập 3 TỔ CHỨC XÂY DỰNG
Tập 3.1 Tổ chức xây dựng phần nhà máy
Tập 3.2 Tổ chức xây dựng phần trạm biến áp
Tập 3.3 Tổ chức xây dựng phần đường dây
Tập 4 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
Tập 4.1 Phụ lục tính toán phần nhà máy
Tập 4.1A Phụ lục tính toán phần móng tuabin
Tập 4.2 Phụ lục tính toán phần trạm biến áp
Tập 4.3 Phụ lục tính toán phần đường dây
Tập 5 CHỈ DẪN KỸ THUẬT
Tập 5.1 Chỉ dẫn kỹ thuật phần nhà máy
Tập 5.1A Chỉ dẫn kỹ thuật phần móng tuabin
Tập 5.2 Chỉ dẫn kỹ thuật phần trạm biến áp
Tập 5.3 Chỉ dẫn kỹ thuật phần đường dây
Tập 6 QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Tập 6.1 Quy trình bảo trì phần nhà máy
Tập 6.2 Quy trình bảo trì phần trạm biến áp
Tập 6.3 Quy trình bảo trì phần đường dây
Tập 7 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Tập này là Tập 5.1: “Chỉ dẫn kỹ thuật phần Nhà máy” (Ấn bản 01) của hồ sơ.
Hồ sơ ấn bản 02 được hiệu chỉnh theo Báo cáo thẩm tra của Công ty TNHH Tư
vấn năng lượng VATEC.
Hồ sơ này thay thế cho ấn bản 01 xuất bản tháng 11/2020 của Công ty Cổ phần
Tư vấn xây dựng Điện 4.

Nội dung biên chế hồ sơ ii


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

MỤC LỤC
PHẦN I: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN THIẾT BỊ NHÀ MÁY

CHƯƠNG 1: CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHUNG ..................................................................... I-1-1


1.1. TỔNG QUAN ................................................................................................................... I-1-1
1.2. THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ DO NHÀ THẦU LẬP ............................................................. I-1-2
1.3. PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ.................................................................................................. I-1-9
1.4. TIÊU CHUẨN, LUẬT VÀ QUY PHẠM ....................................................................... I-1-10
1.5. CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ, VẬT LIỆU VÀ CHẾ TẠO .............................................. I-1-11
1.6. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG .............................. I-1-11
1.7. TỔ HỢP TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO .................................................................. I-1-17
1.8. ĐÓNG GÓI VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ NHẬN DẠNG ................................... I-1-17
1.9. BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH VÀ KHẢO SÁT ...................................................................... I-1-19
1.10. THỬ NGHIỆM ............................................................................................................... I-1-19
1.11. NHÃN CHO THIẾT BỊ .................................................................................................. I-1-20
1.12. BẢO TRÌ THIẾT BỊ ....................................................................................................... I-1-21
1.13. THIẾT BỊ DỰ PHÕNG .................................................................................................. I-1-21
1.14. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CHO CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÂN VIÊN CỦA CHỦ ĐẦU
TƯ ............................................................................................................................................ I-1-22
1.15. CÁC PHƯƠNG TIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG ............................................................... I-1-22
1.16. CẤP NGUỒN ĐIỆN ....................................................................................................... I-1-23
1.17. HỘI HỌP ........................................................................................................................ I-1-23
1.18. BÁO CÁO TIẾN ĐỘ ...................................................................................................... I-1-24
1.19. SỔ TAY VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG .................................................................... I-1-24
1.20. BẢN VẼ HOÀN CÔNG ................................................................................................. I-1-27
1.21. HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ ĐÀO TẠO ........................................................................... I-1-28
1.22. CHỨNG KIẾN THỬ NGHIỆM VÀ ĐÀO TẠO TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO .................. I-1-28
1.23. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TIẾN ĐỘ ............................................................ I-1-29

CHƯƠNG 2: CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO THIẾT BỊ CƠ KHÍ ........................ I-2-1
2.1. THIẾT KẾ........................................................................................................................... I-2-1
2.2. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................... I-2-1
2.3. ỨNG SUẤT LÀM VIỆC .................................................................................................... I-2-3
2.4. CHẾ TẠO VÀ HÀN ........................................................................................................... I-2-5
2.5. CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG .................................................................................... I-2-12
2.6. CÁC CHI TIẾT CÓ REN ................................................................................................. I-2-17
2.7. RUNG CƠ KHÍ................................................................................................................. I-2-18
2.8. BÔI TRƠN ........................................................................................................................ I-2-18
2.9. CÁC Ổ BẠC CÓ YÊU CẦU BẢO DƯỠNG THẤP ........................................................ I-2-19
2.10. HỆ THỐNG DẦU THỦY LỰC ..................................................................................... I-2-19
2.11. THIẾT BỊ NÂNG ........................................................................................................... I-2-20
2.12. THANG THÉP VÀ SÀN ................................................................................................ I-2-22
2.13. CÁC DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ ......................................................................... I-2-22
2.14. BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÕN.......................................................................................... I-2-23
2.15. THIẾT BỊ KHOÁ ........................................................................................................... I-2-30
2.16. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ..................................................................................................... I-2-31

Mục lục iii


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƯƠNG 3. CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO THIẾT BỊ ĐIỆN ............................. I-3-1
3.1. TỔNG QUAN ..................................................................................................................... I-3-1
3.2. SẢN PHẨM, LINH KIỆN VÀ CỤM LẮP RÁP PHỤ ....................................................... I-3-4

CHƯƠNG 4: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN TUABIN GIÓ VÀ MÁY PHÁT .................. I-4-1
4.1. PHẠM VI CÔNG VIỆC ..................................................................................................... I-4-1
4.2. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ ......................................................................................................... I-4-1
4.3. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG .................................................................................................. I-4-2
4.4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ................................................................................................... I-4-5
4.5. BỐ TRÍ NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ ....................................................................................... I-4-64
4.6. THỬ NGHIỆM VÀ VẬN HÀNH .................................................................................... I-4-64
4.7. CHẠY THỬ ...................................................................................................................... I-4-69
4.8. KIỂM TRA HIỆU SUẤT ................................................................................................. I-4-69
4.9. THIẾT BỊ DỰ PHÕNG VÀ DỤNG CỤ ĐẶC BIỆT ....................................................... I-4-70

CHƯƠNG 5. CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO CÁP ĐIỆN ...................................... I-5-1
5.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG .................................................................................................. I-5-1
5.2. SẢN PHẨM, LINH KIỆN VÀ CÁC PHỤ KIỆN LẮP RÁP ............................................. I-5-2
5.3. TÀI LIỆU GIAO NỘP ........................................................................................................ I-5-6
5.4. THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG......................................................................................... I-5-6
5.5.YÊU CẦU KHÁC................................................................................................................ I-5-6
5.6. CÁC PHỤ TÙNG THAY THẾ VÀ CÔNG CỤ CHUYÊN DỤNG ................................... I-5-7

CHƯƠNG 6. CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHO HỆ THỐNG SCADA NHÀ MÁY ................. I-6-1
6.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG .................................................................................................. I-6-1
6.2. HỆ THỐNG SCADA .......................................................................................................... I-6-2

PHẦN II: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG NHÀ MÁY

CHƯƠNG 1: CÁC YÊU CẦU CHUNG ............................................................................... II-1-1


1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA .......................................................................................................... II-1-1
1.2. PHẠM VI CÔNG VIỆC .................................................................................................... II-1-1
1.3. TÍNH PHÙ HỢP CỦA VẬT LIỆU ................................................................................... II-1-2
1.4. CÁC TIÊU CHUẨN .......................................................................................................... II-1-2
1.5. CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ VÀ LÁN TRẠI.............................................................. II-1-2
1.6. CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC ........................................................... II-1-3
1.7. THÍ NGHIỆM VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ................................................................... II-1-3
1.8. CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CỦA NHÀ THẦU ........................................................................ II-1-3

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT, ĐÁ HỞ ................................................................... II-2-1


2.1. TỔNG QUAN .................................................................................................................... II-2-1
2.2. QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ...................................................................................... II-2-1
2.3. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................... II-2-1
2.4. YÊU CẦU KỸ THUẬT BÃI THI CÔNG ......................................................................... II-2-3
2.5. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT .................................................................................................. II-2-10
2.6. CÔNG TÁC ĐÀO ĐÁ ..................................................................................................... II-2-11

Mục lục iv
Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC ĐẮP ĐÁ GIA CỐ NỀN MÓNG TRỤ GIÓ ............................. II-3-1
3.1. TỔNG QUÁT .................................................................................................................... II-3-1
3.2. QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ...................................................................................... II-3-1
3.3. VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ................................................................................................. II-3-1
3.4. THỰC HIỆN ...................................................................................................................... II-3-2
3.5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG - NGHIỆM THU ................................................................. II-3-3
3.6. LƯU Ý ............................................................................................................................... II-3-3

CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC ĐẮP ĐẤT ................................................................................... II-4-1


4.1. TỔNG QUÁT .................................................................................................................... II-4-1
4.2. QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ...................................................................................... II-4-1
4.3. VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ................................................................................................. II-4-1
4.4. THỰC HIỆN ...................................................................................................................... II-4-1
4.5. LƯU Ý ............................................................................................................................... II-4-2

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY LẮP .......................... II-5-1
5.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ................................................................................................ II-5-1
5.2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN ................................................................................. II-5-1
5.3. THU DỌN, VỆ SINH SAU KHI THI CÔNG ................................................................... II-5-2

CHƯƠNG 6: CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHO ĐƯỜNG GIAO THÔNG .............................. II-6-1
6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................................................. II-6-1
6.2. CHỈ DẪN KỸ THUẬT ...................................................................................................... II-6-3

PHẦN III: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG NHÀ O&M

CHƯƠNG 1: CÁC HẠNG MỤC CHÍNH ........................................................................... III-1-1


1.1. SAN LẤP MẶT BẰNG .................................................................................................... III-1-1
1.2. NHÀ LÀM VIỆC .............................................................................................................. III-1-2
1.3. NHÀ BẾP + ĂN: .............................................................................................................. III-1-2
1.4. NHÀ NGHỈ CÁN BỘ ....................................................................................................... III-1-2
1.5. NHÀ KHO ........................................................................................................................ III-1-2
1.6. NHÀ BẢO VỆ ................................................................................................................. III-1-3
1.7. NHÀ ĐỂ XE ..................................................................................................................... III-1-3
1.8. ĐÀI NƯỚC ....................................................................................................................... III-1-3
1.9. BỂ NƯỚC NGẦM ............................................................................................................ III-1-3
1.10. KHO CHẤT THẢI ......................................................................................................... III-1-3
1.11. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ................................................................................ III-1-3
1.12. CỔNG - HÀNG RÀO, ĐƯỜNG NỘI BỘ ...................................................................... III-1-4

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG .................................................... III-2-1


2.1. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................. III-2-1
2.2. QUY ĐỊNH CHUNG ........................................................................................................ III-2-1
2.3. THÉP BÊ TÔNG .............................................................................................................. III-2-1
2.4. XI MĂNG ......................................................................................................................... III-2-3
2.5. CÁT .................................................................................................................................. III-2-4
2.6. ĐÁ ..................................................................................................................................... III-2-5
2.7. NƯỚC ............................................................................................................................... III-2-5
2.8. THIẾT KẾ CẤP PHỐI VẬT LIỆU .................................................................................. III-2-5
Mục lục v
Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC NỀN MÓNG ............................................................................. III-3-1


3.1. NỘI DUNG ....................................................................................................................... III-3-1
3.2. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................. III-3-1
3.3. ĐÀO HỐ MÓNG .............................................................................................................. III-3-1
3.4. XÂY DỰNG MÓNG ........................................................................................................ III-3-2
3.5. LẤP ĐẤT HỐ MÓNG ...................................................................................................... III-3-3

CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP .................................. III-4-1


4.1. NỘI DUNG ....................................................................................................................... III-4-1
4.2. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................. III-4-1
4.3. CHUẨN BỊ ....................................................................................................................... III-4-1
4.4. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN ............................................................................................. III-4-2
4.5. CÔNG TÁC CỐT THÉP .................................................................................................. III-4-2
4.6. CÁC CHI TIẾT CHÔN SẮN VÀ BU LÔNG NEO ......................................................... III-4-4
4.7. NGHIỆM THU TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG .................................................................. III-4-5
4.8. CÔNG TÁC BÊ TÔNG .................................................................................................... III-4-7
4.9. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG ........................................................................ III-4-10
4.10. NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG ...................................................................... III-4-12

Mục lục vi
Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

PHẦN I:
CHỈ DẪN KỸ THUẬT
PHẦN THIẾT BỊ NHÀ MÁY
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHUNG

TỔNG QUAN
1.1.1 Tham chiếu các chương khác
Toàn bộ điều kiện kỹ thuật, bảng liệt kê, các tham chiếu được lập cho các chương
khác. Việc tham chiếu giúp việc theo dõi hồ sơ thuận lợi và theo quan điểm của Chủ đầu
tư thì việc nêu thiếu các tham chiếu không loại trừ việc áp dụng các chương này. Hồ sơ
Hợp đồng phải được áp dụng một cách đầy đủ.
Khi các yêu cầu chung không phù hợp với yêu cầu riêng của các Chương khác thì
các yêu cầu riêng sẽ được áp dụng
1.1.2 Phối hợp chung
Theo điều kiện của hợp đồng, Nhà thầu phải phối hợp với các Nhà thầu khác để
hoàn thành Dự án theo đúng Chương trình, Bản vẽ, Điều kiện kỹ thuật, và tài liệu hướng
dẫn của Chủ đầu tư.
Trong đơn giá của Nhà thầu phải bao gồm các chi phí cần thiết để phối hợp, điều
chỉnh và làm việc với Nhà thầu khác. Không có bất cứ yêu cầu thanh toán bổ sung nào
được chấp nhận, ngoại trừ các chi phí phối hợp, điều chỉnh được chào trong bảng giá.
Nhà thầu phải có trách nhiệm báo cáo Chủ đầu tư các vấn đề liên quan, bao gồm các
vấn đề chung và công tác phối hợp giữa Nhà thầu với các Nhà thầu khác và Chủ đầu tư.
Thông tin trao đổi, và phối hợp công việc giữa các Nhà thầu bao gồm các vấn đề sau
đây:
- Phạm vi cung cấp thiết bị.
- Công tác thiết kế.
- Công tác thi công, dịch vụ và các hoạt động tại công trường.
- Thủ tục Đảm bảo chất lượng/Quản lý chất lượng (QA/QC).
- Thủ tục về sức khỏe, an toàn lao động, môi trường (HSE).
- Phối hợp về kế hoạch và tiến độ thực hiện.
Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư kịp thời nhu cầu cung cấp các dữ liệu thiết
kế đầu vào từ phía Chủ đầu tư và các Nhà thầu khác, và Nhà thầu phải nộp các dữ liệu
thiết kế đầu vào của mình cho Chủ đầu tư và Nhà thầu khác theo yêu cầu.
Thiết kế chi tiết phải đảm bảo tất cả bản vẽ và phụ lục tính toán xác định phụ tải,
ứng suất cho kết cấu xây dựng và thiết bị được phối hợp, trao đổi, xem xét và phê duyệt
hoàn toàn bởi các bên tham gia.
Nếu có bất đồng hoặc tranh chấp giữa Nhà thầu với các nhà thầu khác, các bất đồng
hoặc tranh chấp phải được phản ánh ngay cho Chủ đầu tư để quyết định. Dựa trên các

Phần I - Chương 1 I-1-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

quyết định này của Chủ đầu tư và không ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà thầu theo Hợp
đồng, Nhà thầu phải tiến hành công việc phù hợp với quyết định đó.
1.1.3 Địa điểm xây dựng dự án
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 được đặt tại sườn phía Tây của dãy núi
Phương Mai, nằm trong khu quy hoạch phong điện của Khu kinh tế Nhơn Hội, thuộc địa
phận xã Nhơn Lý và Nhơn Hội - Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
Dự án có tọa độ địa lý tại tâm nhà máy là 13°51'17.24’’ vĩ Bắc; 109°16'48.12’’ kinh
độ Đông. Trên tổng diện tích mặt bằng khoảng 175 ha có giới cận như sau:
- Phía Bắc giáp : Giáp khu vực nghiên cứu ĐMT QNY- Hàn Quốc
- Phía Nam giáp : Giáp khu vực nghiên cứu điện gió Nhơn Hội - GĐ 2.
- Phía Đông giáp : Giáp biển và khu du lịch Kỳ Co.
- Phía Tây giáp : Giáp hành lang tuyến ĐZ 110kV Nhơn Hội – Đống Đa.
1.1.4 Quy mô dự án
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 được đặt tại sườn phía Tây của dãy núi
Phương Mai, nằm trong khu quy hoạch phong điện của Khu kinh tế Nhơn Hội, thuộc địa
phận xã Nhơn Lý và Nhơn Hội - Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
- Xây dựng nhà máy điện gió sử dụng công nghệ tuabin gió trục ngang, gồm 6
tuabin, mỗi tua bin có công suất là 5,0MW.
- Xây dựng lưới điện 22kV nội bộ nhà máy để đấu nối các tuabin gió, kết hợp giải
pháp cáp ngầm và đường dây trên không
- Xây dựng TBA 110kV NMĐG Nhơn Hội, quy mô công suất 2x40MVA để dùng
chung hạ tầng đấu nối cho Nhà máy điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 và Nhà máy
điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 2. Mỗi dự án đấu nối vào 1 máy biến áp 22/110kV
– 40 MVA.
- Xây dựng đường dây 110kV mạch kép, dây dẫn ACSR 240, chiều dài khoảng
0,25km từ TBA 110kV NMĐG Nhơn Hội để đấu nối chuyển tiếp trên đường dây
110kV Nhơn Hội - Đống Đa.
- Xây dựng nhà Quản lý vận hành để phục vụ công tác vận hành chung cho Nhà
máy điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 và Nhà máy điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn
2
- Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông gồm đường vào kết nối với đường QL 19B
hiện hữu và đường nội bộ phục vụ thi công và vận hành nhà máy

THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ DO NHÀ THẦU LẬP


Nhà thầu phải có trách nhiệm lập toàn bộ các bản vẽ thiết kế, thi công xây dựng, các
thiết bị liên quan, các công tác xây dựng phụ trợ dùng cho các công trình vĩnh cửu do
Nhà thầu thiết kế theo yêu cầu của Hợp đồng.

Phần I - Chương 1 I-1-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Danh sách các bản vẽ, sơ đồ, tính toán thiết kế trình Chủ đầu tư phải được Nhà thầu
nộp ở giai đoạn thiết kế sơ bộ có sự thoả thuận với Chủ đầu tư.
Tuy nhiên Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu Nhà thầu cung cấp bất kỳ tài liệu
bổ sung nào được xem là cần thiết ở giai đoạn thiết kế sau.
Cụ thể, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư các tài liệu liệt kê bên dưới.
1.2.1 Thiết bị cơ điện
1.2.1.1 Bản vẽ hướng dẫn xây dựng
Nhà thầu trình cho Chủ đầu tư phê duyệt các tài liệu sau:
- Bản vẽ hướng dẫn công tác xây dựng nêu rõ vị trí bố trí, kích thước tổng thể,
khối lượng của mỗi thiết bị trong nhà máy. Các bản vẽ này dựa trên bản vẽ Hồ
sơ chào thầu và những bản vẽ khác do Chủ đầu tư cung cấp cho Nhà thầu liên
quan đến chức năng, yêu cầu lắp đặt, vận hành, khả năng tiếp cận và bảo dưỡng
từng thiết bị trong nhà máy.
- Tuyến và kích thước của dây dẫn, ống dẫn, thang cáp v.v.
- Bản vẽ lỗ trong bê tông với hướng và giá trị của lực thiết bị truyền lên bê tông.
- Bản vẽ chi tiết đặt sẵn.
- Bản vẽ bố trí chi tiết tiền đặt sẵn trong bê tông đợt 1 và chi tiết đặt sẵn trong bê
tông đợt 2.
1.2.1.2 Bản vẽ tổng thể và chi tiết của thiết bị
Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ cho tổ hợp chính hoặc tổ hợp
phụ của các thiết bị kèm theo chi tiết cần thiết để đánh giá tính đáp ứng của thiết bị theo
Hợp đồng. Các bản vẽ này hoặc các bảng kê liên quan phải thể hiện kích thước, độ nhẵn,
độ bền, khoảng cách vận hành, sai số, tiêu chuẩn vật liệu, danh mục các loại mối hàn, các
loại thử nghiệm không phá huỷ, kiểu xử lý nhiệt, điều kiện bề mặt. Các bản vẽ và các
bảng kê liên quan này cũng phải thể hiện khối lượng của tổ hợp, diện tích bề mặt được
sơn đối với các kết cấu lớn.
1.2.1.3 Tài liệu chế tạo/Thiết kế chi tiết
Toàn bộ thiết kế chi tiết sẽ được nhà thầu đệ trình theo các mốc thời gian dự kiến.
Nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp từng phần của tài liệu thiết kế chi tiết, liên quan đến
thiết bị thuộc phạm vi cung cấp theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành, bằng tiếng Anh
và/hoặc tiếng Việt theo yêu cầu.
Thiết kế chi tiết của nhà thầu cũng sẽ được chủ đầu tư sử dụng để xin giấy phép xây
dựng theo luật pháp và quy định hiện hành. Nhà thầu hỗ trợ và cung cấp tất cả tài liệu để
chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng.

Phần I - Chương 1 I-1-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Ngoài các bản in sao chép, nhà thầu phải đệ trình toàn bộ tài liệu điện tử thiết kế chi
tiết, như là tập tin các bản vẽ AutoCAD hoặc tương thích AutoCAD và tập tin WORD,
EXCEL, hoặc dạng PDF tùy thuộc vào các tài liệu liên quan, được ghi trên CD/DVD.
Chủ đầu tư thẩm tra lần cuối các tài liệu thiết kế chi tiết của nhà thầu với sự phối
hợp chặt chẽ của nhà thầu.
Thiết kế chi tiết bao gồm các phần, nhưng không giới hạn, mô tả như kế hoạch yêu
cầu, bảng tính và sự mô tả cần thiết, sơ đồ bố trí, sơ đồ thực hiện, sơ đồ kết cấu, sơ đồ gia
cố, các bản vẽ chi tiết và tính toán kích thước.
Thiết kế chi tiết thường được chuẩn bị ở tỷ lệ 1:50 (bản vẽ chi tiết ở tỷ lệ 1:20, 1:10,
1:5 tùy thuộc vào các khu vực) với các chi tiết rõ ràng và tất cả các kích thước và dữ liệu
cần thiết.
Đặc điểm kỹ thuật của phần thiết kế chi tiết sẽ bao gồm toàn bộ dữ liệu kỹ thuật cần
thiết của thiết bị theo hợp đồng.
Yêu cầu tổng quan của thiết kế chi tiết bao gồm những phần sau:
- Tóm tắt các điều kiện áp dụng chung và riêng, tiêu chuẩn, quy tắc, quy định
- Yêu cầu kỹ thuật thiết kế và thi công
- Tổng quan về các quy tắc và quy định liên quan cho thiết kế và thi công, mô tả
yêu cầu thi công của các thành phần và công việc, yêu cầu chất lượng đối với
vật liệu và công trình, phương pháp và mức độ giám sát yêu cầu, mô tả quá
trình thi công, mức độ bảo vệ các thành phần thi công…
- Chi tiết mặt bằng vị trí tuabin gió, đường, bãi cẩu, cáp điện và cáp tín hiệu, hệ
thống SCADA, trạm biến áp và đường dây tải điện.
- Bảng khối lượng công việc, vật liệu và thiết bị (cho mỗi tập nêu bên dưới)
- Thiết kế tuabin gió
- Thiết kế trạm biến áp
- Thiết kế điện và I&C
- Thiết kế đường dây tải điện 22kV
- Kế hoạch quản lý môi trường
- Kế hoạch an toàn lao động để cung cấp theo hợp đồng
Tối thiểu thiết kế chi tiết phải thực hiện các các mục được liệt kê dưới đây:
Tuabin gió
- Mô tả cơ bản hệ thống
- Hệ thống cơ khí
- Hub
- Cánh tuabin
- Hệ thống chỉnh hướng cánh
- Ổ trục

Phần I - Chương 1 I-1-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Trục chính
- Hộp số (nếu sử dụng)
- Ổ trục máy phát
- Khớp nối
- Hệ thống chỉnh hướng gió
- Hệ thống bảo vệ
- Hệ thống phanh hãm
- Bảo vệ quá tốc độ
- Thiết bị nâng
- Thang máy
- Cấu trúc trụ đỡ bao gồm tính toán cấu trúc chi tiết và tải dựa trên điều kiện môi
trường bình thường và cực đoan
- Vỏ
- Hệ thống thủy lực
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống làm mát
- Bảo vệ chống ăn mòn
- Mô tả điều kiện vận hành
- Khi hậu và các điều kiện khác của khu vực
- Kết nối lưới điện (điều kiện điện áp, công suất phản kháng, sự cố)
- Đặc tính ô nhiễm tiếng ồn và điện
Hệ thống điện tuabin gió
- Sơ đồ một sợi của tuabin gió
- Kết nối đến cáp MV
- Máy phát
- Hệ thống biến tần - máy phát
- Hệ thống điện hạ áp
- Chuyển mạch đồng bộ lưới điện
- Hệ thống điện phụ trợ
- Hệ thống quản lý và vận hành
- Hệ thống bảo vệ
- Cảm biến gió
- Hệ thống điều khiển tuabin gió
- Máy biến áp nguồn
- Đo lường
- EMC
- Hệ thống bảo vệ chống sét
- Hệ thống tiếp địa

Phần I - Chương 1 I-1-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Thiết kế trang trại điện gió


Thiết kế trang trại điện gió sẽ được thể hiện chi tiết như sau:
- Bố trí chi tiết nhà máy điện gió thể hiện vị trí và tọa độ của toàn bộ các tuabin
gió, cùng với hệ thống đường, bãi lắp đặt cầu trục và trạm biến áp (nếu sử dụng)
- Đánh giá tài nguyên gió thể hiện chi tiết tính toán và kết quả tài nguyên gió trên
chiều cao trung tâm của mỗi tuabin gió, bao gồm cả điều kiện bình thường và
cực đoan, hệ số cắt, tương quan dài hạn của dữ liệu gió, nhiệt độ không khí, áp
suất và độ ẩm, mật độ không khí. Tính toán sản lượng điện dự kiến của mỗi
tuabin gió và tổn thất tại mỗi tuabin gió.
- Mô tả quá trình lắp đặt của các tuabin gió
An toàn và môi trường
- Mô tả đo lường bảo vệ môi trường
- Cập nhật ESMP, WSP và kế hoạch HSE
Thiết kế cáp MV và I&C
Công tác thiết kế cáp MV, cáp FOC và hệ thống SCADA nhà máy điện gió:
- Bố trí mặt bằng tỷ lệ 1/2000 với tuyến được đánh dấu kết nối với cơ sở hạ tầng
- Sơ đồ một sợi của phân phối chính tuyến đường dây điện nội bộ, tín hiệu và lắp
đặt viễn thông
- Cáp MV
- Bản vẽ hệ thống bảo vệ chống sét và tiếp địa
- Sơ đồ một sợi của tất cả tổng đài
- Bản vẽ chiếu sáng bên ngoài
- Bản vẽ lắp đặt chiếu sáng bên trong, lắp đặt tự dùng, bản vẽ truyền động điện,
bản vẽ lắp đặt hệ thống tín hiệu và viễn thông
- Hệ thống SCADA nhà máy điện gió
- Giải pháp SCADA
- Phần cứng SCADA
- Phần mềm SCADA
- Cơ sở hạ tầng viễn thông
- Cơ sở hạ tầng viễn thông để điều khiển và giám sát từ xa
Thiết bị điện
Nhà thầu sẽ đệ trình cho chủ đầu tư phê duyệt các nội dung sau:
- Sơ đồ một sợi chung thể hiện điện áp hệ thống và công suất các thành phần
chính, dòng điện ngắn mạch
- Phát triển sơ đồ một sợi cho mỗi hệ thống: tổ máy phát-máy biến áp, sân phân
phối, AC, DC, dịch vụ phụ trợ… thể hiện tất cả các thành phần và đặc tính kỹ
thuật của chúng, CT, VT, rơ-le, dụng cụ và đồng hồ đo, tiếp địa
- Sơ đồ chức năng, đồ họa hệ thống điều khiển, bảo vệ, điều chỉnh (*)

Phần I - Chương 1 I-1-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Sơ đồ mạch giám sát và điều khiển, bảo vệ


- Sơ đồ mạch của các hệ thống bảo vệ có tính toán các thiết lập cài đặt bảo vệ
- Danh mục/danh sách bảo vệ với các tác động: dừng sự cố, dừng khẩn cấp, dừng
nhanh, báo động, biểu thị từ xa
- Sơ đồ vòng lặp thiết bị
- Cao độ mặt trước và bố trí mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ thiết bị với các góc nhìn khác nhau của từng tủ, bảng để thể hiện sự sắp
xếp của các thiết bị bao gồm các bảng chi tiết danh sách vật liệu/thiết bị
- Sơ đồ khóa liên động của các thiết bị đóng cắt điện áp cao
- Sơ đồ kết nối/Sơ đồ cáp tại vị trí có đánh dấu đầu cuối
- Danh sách cáp thể hiện cho mỗi cáp: số lượng, thành phần, mặt cắt, chiều dài,
chức năng, điểm bắt đầu và điểm giao
- Tài liệu sở hữu thiết bị
- Hệ thống dây điện của từng bộ điều khiển, bảng bảo vệ
Trước khi thực hiện các sơ đồ điện nhà thầu sẽ đệ trình cho chủ đầu tư quy trình
thiết kế chi tiết và nguyên tắc thực hiện các thành phần điện của nhà máy.
(*) Các ký hiệu đồ họa phải theo tiêu chuẩn IEC 60617 và số chức năng của thiết bị theo
ANSI C37.2-1970. Nhà thầu phải chú ý ở giai đoạn thiết kế, số chức năng thiết bị của Sơ
đồ một sợi sẽ được đổi tên theo yêu cầu của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia
của Chủ đầu tư. Trong trường hợp này, số chức năng của thiết bị trên Bản vẽ, Màn hình
lớn Mimic, bảng điều khiển, màn hình máy tính, ghi nhật ký sự kiện, báo cáo, tài liệu,
v.v. sẽ được thay đổi tương ứng với phí tổn và chi phí của Nhà thầu.
Hệ thống nước và các chất lỏng khác
Nhà thầu sẽ đệ trình cho chủ đầu tư phê duyệt các nội dung sau:
- Bảng lưu lượng
- Bộ trao đổi nhiệt tính toán trong thân vỏ
- Đường ống, sơ đồ thiết bị
- Danh sách chi tiết vật liệu
- Bản vẽ lắp đặt
- Tài liệu thiết bị độc quyền
Ký hiệu thiết bị và nguyên tắc nhận dạng theo ANSI Y 32.20
1.2.1.4 Tính toán thiết kế
Các ghi chú tính toán cho kết cấu thiết kế sẽ được đệ trình cùng với bản vẽ bao gồm:
- Các điều kiện tính toán
- Bố trí nhà máy và tính toán sản lượng điện
- Hệ thống thành phần hữu hạn cho phần chính của trụ gió trong điều kiện xấu
nhất, các giá trị của ứng suất cực đại trong điều kiện hoạt động bình thường và

Phần I - Chương 1 I-1-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

điều kiện vận hành đặc biệt và quá trình lưu trữ, vận chuyển, lắp đặt phải tuân
thủ các yêu cầu tối thiểu của IEC 61400-1
- Ngắn mạch ở từng cấp điện áp
- Lựa chọn thiết bị và vật liệu, chọn mặt cắt cáp
- Phản ứng động của thiết bị khi lỗi hệ thống và điều kiện gió giật với mô hình
động tuân thủ WECC (hội đồng ủy ban điện phương Tây)
- Tính toán bu lông neo và trụ đỡ với tốc độ chạy tối đa và tải kết hợp khác
- Tính toán và lựa chọn chỉnh hướng gió và góc cánh
- Tính toán trao đổi nhiệt trong vỏ
- Các kích thước chính
- Các tính chất của vật liệu
- Các phương pháp tính toán và khi áp dụng, các Tiêu chuẩn tương ứng và các tài
liệu tham khảo khác.
- Tải trọng áp dụng cho thiết bị và nguồn gốc của chúng
- Các lực truyền đến thiết bị và đến nền móng
- Các ứng suất trong các kết cấu dưới điều kiện bình thường và đặc biệt bao gồm
lưu trữ, vận chuyển và lắp đặt
- Các hệ số an toàn cho phép
- Công suất, tốc độ và các đặc tính khác của bộ truyền và động cơ khi áp dụng
- Nói chung, bất kỳ chỉ dẫn cần thiết nào cho thiết kế toàn diện.
Nguyên tắc trình bày tương tự sẽ được áp dụng cho bất kỳ dạng tính toán thiết kế
nào.
Các tính toán thiết kế phải được đệ trình cùng các bản vẽ tương ứng. Bản vẽ sẽ
không được phê duyệt nếu không có các tính toán thiết kế liên quan. Đối với một số hạng
mục của thiết bị, có thể gửi các tính toán thiết kế riêng tùy thuộc vào các giai đoạn thực
hiện bản vẽ khác nhau (ví dụ: các bộ phận tích hợp, kết cấu, thiết bị vận hành, v.v…).
1.2.2 Định dạng và số hiệu
1.2.2.1 Định dạng
Toàn bộ các bản vẽ phải được thể hiện trên các khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO loại
seri A. Các khổ giấy tiêu chuẩn đước áp dụng từ A1 đến A3.
Bản vẽ tuân theo tiêu chuẩn ISO - 3272.
Tài liệu đệ trình, ngoài các bản vẽ trên và các tài liệu của nhà chế tạo sẽ thể hiện
trên khổ giấy A4.
Tất cả các tài liệu phải được thể hiện bằng tiếng Anh và các chữ viết tắt phải được
giải thích. Tất cả các tính toán, thông tin kỹ thuật phải tuân theo hệ SI (Système
International d'Unités). Tất cả các kích thước phải thể hiện đơn vị đo mét, toàn bộ các
khối lượng thể hiện trên đơn vị tấn. Tất cả bản vẽ phải có tỉ lệ phù hợp.

Phần I - Chương 1 I-1-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Tiêu đề, nguyên tắc đánh số bản vẽ phải được Chủ đầu tư phê duyệt.
1.2.2.2 Khung tiêu đề
Toàn bộ các hồ sơ sẽ có tiêu đề với các chi tiết sau:
- Tên của Chủ đầu tư.
- Tên và số hiệu của Hợp đồng.
- Số hiệu của Chương tương ứng trong điều kiện kỹ thuật.
- Tên của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ nếu có.
- Ngày tháng, tiêu đề và số hiệu của hồ sơ và số hiệu của lần xuất bản mới phải
được đánh dấu bởi các văn bản phê duyệt.
Tình trạng của mỗi hồ sơ như “Sơ bộ”, “Trình để Phê duyệt”, “Phê duyệt bởi Chủ
đầu tư”, “Chế tạo”, “Thi công” phải được Nhà thầu đánh dấu rõ ràng.
1.2.2.3 Liệt kê bản vẽ
Nhà thầu sẽ biên soạn danh mục bản vẽ cho toàn bộ hồ sơ do Nhà thầu và Nhà thầu
phụ lập bao gồm số hiệu hồ sơ, tiêu đề, lần thẩm tra, tình trạng phê duyệt, kèm theo các
số hiệu tham chiếu và thời gian của các công văn liên quan. Nhà thầu phải gửi trang phụ
lục cập nhật cho Chủ đầu tư theo khoảng thời gian 3 tháng hoặc theo yêu cầu của Chủ
đầu tư.
1.2.3 Quyền sở hữu bản vẽ và số liệu
Toàn bộ các bản vẽ, chi tiết, bảng kê vật liệu, các thông tin, hồ sơ Nhà thầu cung
cấp sẽ là tài sản của Chủ đầu tư và không phải hoàn trả lại.
1.2.4 Bản vẽ và dữ liệu được đệ trình
Trước khi bắt đầu chế tạo, bản vẽ thể hiện kích thước, số liệu cho tất cả các chi tiết
quan trọng của thiết bị, và vật liệu được sử dụng phải trình cho Chủ đầu tư phê duyệt.
Các bản vẽ này phải trình theo thời gian trong Bảng 1 ở cuối Chương này theo ngày
dương lịch tính từ ngày bắt đầu Hợp đồng. Thời gian có thể được điều chỉnh khi Chủ đầu
tư yêu cầu. Các bản vẽ phải được hiệu chỉnh khi Chủ đầu tư yêu cầu và phải được trình
lại để phê duyệt.
Trong trường hợp Nhà thầu trình nộp muộn các bản vẽ hướng dẫn xây dựng để Chủ
đầu tư phê duyệt, Nhà thầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các hậu quả gây nên do
chậm trễ, có biện pháp thích hợp và chịu chi phí để Chủ đầu tư phê duyệt.

PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ


Nhà thầu phải có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ thiết kế, bản vẽ, số liệu đặc tính bao
gồm các tài liệu có bản quyền phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng trước khi trình nộp các
thông tin liên quan để phê duyệt.

Phần I - Chương 1 I-1-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Nhà thầu cũng phải có trách nhiệm mô tả chi tiết cho Chủ đầu tư khi Nhà thầu đề
xuất các lý do mà các đề xuất này không tuân thủ điều kiện kỹ thuật.
Bất kỳ các đơn đặt mua vật liệu, chế tạo mà Nhà thầu thực hiện trước khi trình cho
Chủ đầu tư phê duyệt sẽ thuộc rủi ro mà Nhà thầu phải chịu.
Mọi điều chỉnh mà Chủ đầu tư phê duyệt trong quá trình chế tạo, lắp đặt hoặc thử
nghiệm sẽ được gia hạn và phối hợp với bất kỳ các thiết bị nào có cùng bản chất trong
Hợp đồng.
Khi Chủ đầu tư yêu cầu điều chỉnh bản vẽ hoặc các tài liệu khác, thì các tài liệu này
sẽ phải được trình lại.
Nhà thầu không được phép yêu cầu gia hạn thời gian khi Chủ đầu tư từ chối thiết kế
hoặc bản vẽ chi tiết.
Thủ tục phê duyệt sẽ được thỏa thuận rõ ràng trong giai đoạn thương thảo hợp đồng.

TIÊU CHUẨN, LUẬT VÀ QUY PHẠM


1.4.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Công tác thiết kế, vật liệu, chế tạo, thí nghiệm và vận hành phải tuân theo các tiêu
chuẩn hiện hành mới nhất của Quốc tế (ISO, IEC), của Châu Âu (EFNOR, DIN, BS,
CCH…), của Mỹ (ASTM, ANSI/IEEE…), của Nhật Bản (JIS, JEC, JEM, …) hoặc các
tiêu chuẩn tương đương khác.
Khi các tài liệu hợp đồng có yêu cầu nhiều hơn giới hạn của những Tiêu chuẩn hoặc
Quy chuẩn thì theo tài liệu hợp đồng.
1.4.2 Các tiêu chuẩn khác với các tiêu chuẩn quy định
Bất kỳ tài liệu tham khảo nào trong hợp đồng theo Tiêu chuẩn và luật quốc gia hoặc
về vật liệu, thiết bị của một nhà sản xuất cụ thể sẽ được theo sau bằng từ “hoặc tương
đương”. Nhà thầu có thể đề xuất Chủ đầu tư và tư vấn phê duyệt Tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn thay thế được công nhận, vật liệu hoặc thiết bị cung cấp có chất lượng xác định
tương đương.
Nếu nhà thầu đề xuất sai lệch so với tiêu chuẩn và quy chuẩn xác định hoặc đã được
phê duyệt hoặc mong muốn sử dụng vật liệu hoặc thiết bị không thuộc các Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn này, nhà thầu phải nêu rõ bản chất của thay đổi, lý do thực hiện thay đổi và
bằng chứng cho thấy thiết bị hoặc vật liệu tương đương tốt hơn trong mọi khía cạnh quan
trọng với những thứ được chỉ định.
1.4.3 Tiêu chuẩn tại công trường
Nhà thầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn, luật áp dụng liên quan thực tế đối với thử
nghiệm hiện trường vật liệu và thiết bị trong quá trình thực hiện công việc ở công trường.

Phần I - Chương 1 I-1-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Danh sách những tài liệu này phải được Nhà thầu xuất bản và trình cho Chủ đầu tư
trước khi bắt đầu công việc.

CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ, VẬT LIỆU VÀ CHẾ TẠO


Toàn bộ các hạng mục của thiết bị phải được thiết kế và chế tạo bằng phương pháp
tốt nhất, sử dụng vật liệu phù hợp nhất trong điều kiện làm việc cụ thể. Tất cả vật liệu và
thành phần phải mới và chưa qua sử dụng. Tất cả thiết kế và vật liệu phải nâng cao tuổi
thọ làm việc, vận hành tin cậy, không bị mài mòn, hư hỏng và bảo dưỡng thuận lợi. Thiết
bị dự phòng phải được trang bị để đảm bảo độ tin cậy vận hành an toàn trong trường hợp
sự cố. Thiết kế cũng phải tính đến tính thẩm mỹ của nhà máy, màu sắc phù hợp với kiến
trúc tổng thể của công trình, điều này đặc biệt liên quan đến thiết bị trong các phòng điều
khiển, độ đậm của màu, bố trí tuyến đi cáp.
Các chi tiết của thiết bị được tổ hợp trong nhà máy phải có chất lượng cao, sản xuất
bởi các nhà chế tạo danh tiếng và có đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu làm việc ở mọi
điều kiện vận hành.
Độ tin cậy vận hành của thiết bị là điều quan trọng nhất, do đó Nhà thầu phải lưu ý
yêu cầu này trong tất cả các giai đoạn thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
Tất cả những chi tiết chịu mài mòn, vòng nối, gioăng, miếng đệm phải có khả năng
thay thế.
Phương pháp sửa chữa sai sót thiết kế, khuyết tật của vật liệu, lỗi đặc tính sẽ được
Chủ đầu tư phê duyệt.
Toàn bộ các thành phần của thiết bị có cùng thiết kế và kích thước sẽ phải có khả
năng thay thế lẫn nhau.

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


1.6.1 Chương trình đảm bảo chất lượng
Các bộ phận và thành phần được sản xuất cũng như các dịch vụ được cung cấp
nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hợp đồng sẽ được thực hiện theo Quy trình đảm bảo chất
lượng do Nhà thầu thiết lập. Quy trình đảm bảo chất lượng của nhà thầu sẽ được ghi lại
đầy đủ chi tiết để đảm bảo cho Chủ đầu tư rằng các yêu cầu của Hợp đồng sẽ được đáp
ứng trong quá trình thiết kế, mua sắm, sản xuất, lắp ráp, giao hàng, xây dựng, lắp đặt, thi
công và thử nghiệm tất cả các vật liệu và thành phần của Công trình. Quy trình đảm bảo
chất lượng của Nhà thầu, ở mức tối thiểu, sẽ cung cấp các chi tiết triển khai như được đưa
ra dưới đây.

Phần I - Chương 1 I-1-11


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.6.2 Kế hoạch chất lượng


1.6.2.1 Tổng quan
Kế hoạch chất lượng chuẩn bị bởi Nhà thầu tham chiếu đến các Sổ tay đảm bảo chất
lượng và các tiêu chuẩn ISO được trình cho Chủ đầu tư.
Kế hoạch này phản ánh sự am hiểu của Nhà thầu về yêu cầu của Hợp đồng. Kế
hoạch chất lượng của Nhà thầu sẽ bao gồm nhưng không giới hạn, các thủ tục chi tiết,
hướng dẫn hoặc trình bày sau đây.
1.6.2.2 Tổ chức và thủ tục
Kế hoạch Chất lượng phải mô tả tổ chức Bảo đảm Chất lượng của Nhà thầu và chỉ
rõ trách nhiệm và quyền hạn của các nhóm và nhân viên khác nhau có liên quan. Quan hệ
giữa bộ phận Bảo đảm Chất lượng và các bộ phận khác phải được xác định và sự phụ
thuộc đối với thiết kế, thi công, chi phí và tiến độ phải được nêu rõ. Sơ đồ tổ chức với các
quan hệ quyền hạn và thủ tục trao đổi thông tin phải được quy định.
Các thủ tục trao đổi giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ do Chủ đầu tư quy định. Theo
thông lệ, mọi tài liệu do Nhà thầu phát hành gồm cả các thư, các báo cáo, chú giải v.v...
phải được gửi cho Chủ đầu tư kèm theo bản sao được gửi đồng thời và trực tiếp cho Đại
diện Chủ đầu tư tại Công trường nếu áp dụng. Quy trình cụ thể phải được lập để thông tin
tại công trường.
1.6.2.3 Kiểm soát mua sắm
Quá trình mua sắm của Nhà thầu phải bảo đảm các hạng mục được mua trực tiếp
hoặc thông qua Nhà cung cấp phụ phải tuân thủ điều kiện kỹ thuật. Điều này được thực
hiện bằng cách đưa các yêu cầu chất lượng vào tài liệu mua sắm của Nhà thầu và kiểm tra
đầy đủ các vật liệu tại nơi mua sắm hoặc khi nhận hàng.
Trước khi mua, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư danh sách các Nhà thầu phụ
và Nhà bán hàng tham gia các đơn hàng cung cấp vật liệu và thiết bị sẽ sử dụng cho Công
trình. Nhà thầu cũng phải cung cấp các thông tin thích hợp như công suất, hiệu suất và
kích thước, và các thông tin khác mà Chủ đầu tư có thể yêu cầu.
Các bản sao đơn hàng vật liệu, thiết bị và phiếu xuất kho vật liệu, thiết bị của Nhà
thầu phải được cung cấp cho Chủ đầu tư. Tất cả các đơn hàng và phiếu xuất kho phải thể
hiện điều kiện kỹ thuật tiêu chuẩn mà vật liệu sẽ được cung cấp, các bản vẽ thích hợp và
ngày giao hàng quy định. Các đơn hàng phải nêu rõ vật liệu và thiết bị sẽ được Chủ đầu
tư kiểm tra.
1.6.2.4 Kiểm soát vật liệu
Kế hoạch Chất lượng phải bảo đảm vật liệu được mua và vật liệu sau khi qua công
đoạn xử lý phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện kỹ thuật. Việc thể hiện vật liệu phải được
cung cấp và duy trì suốt quá trình chế tạo. Việc kiểm soát phải được áp dụng cho hồ sơ,

Phần I - Chương 1 I-1-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

việc loại trừ các vật liệu, chi tiết hoặc thành phần không đạt yêu cầu, thực hiện lại, sửa
chữa và kiểm tra lại. Chương trình kiểm soát phải gửi thông báo trước cho Chủ đầu tư về
việc thực hiện lại hoặc sửa chữa lại được đề xuất hoặc sự không phù hợp để đánh giá và
phê duyệt.
1.6.2.5 Xử lý đặc biệt
Xử lý đặc biệt như kỹ thuật hàn, mối hàn, đánh bóng, xử lý nhiệt, làm sạch, kiểm tra
không phá huỷ phải được tiến hành phù hợp với quy trình và do nhân viên có năng lực
thực hiện. Quy trình phải mô tả trình tự, phương pháp xử lý, điều kiện tiên quyết yêu cầu
để xử lý, thiết bị, năng lực của nhân viên và thiết bị, tiêu chí nghiệm thu. Quy trình phải
mô tả việc chuẩn bị, lưu giữ các tài liệu để lưu kết quả của xử lý đặc biệt.
1.6.2.6 Thử nghiệm không phá huỷ
Thử nghiệm không phá huỷ (NDT) phải được tiến hành theo quy trình bằng văn
bản. Tiêu chuẩn hiện hành ASME phần V sẽ được sử dụng làm hướng dẫn thủ tục thử
nghiệm không phá huỷ. Ngoài ra, yêu cầu đặc biệt về tiêu chuẩn và luật áp dụng phải
được đáp ứng và quy trình phải được đệ trình cho Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt trước
khi bắt đầu thử nghiệm.
Chi tiết, phạm vi và tiêu chí nghiệm thu thử nghiệm không phá huỷ phải được quy
định rõ trong quy trình phù hợp với Luật hoặc tiêu chuẩn tham chiếu. Nhân viên thử
nghiệm phải có trình độ và chứng chỉ phù hợp với phiên bản hiện hành của Hiệp hội thử
nghiệm không phá huỷ của Mỹ, số hiệu SNT-TC-IA hoặc tương đương.
1.6.2.7 Kiểm tra
Kế hoạch Chất lượng phải được cung cấp cho công tác kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ
đối với vật liệu, thiết bị và các hoạt động để bảo đảm sự tuân thủ các tài liệu được phê
duyệt. Việc kiểm tra và phương pháp phải được thực hiện cho mỗi công tác được áp
dụng. Hoạt động kiểm tra phải do các cá nhân độc lập có chuyên môn thực hiện.
1.6.2.8 Căn chỉnh
Quy trình phải bảo đảm các thiết bị thử nghiệm, đo lường dùng để thử nghiệm, kiểm
tra, hoặc nghiệm thu vật liệu và các thành phần, được cân chỉnh theo khoảng đo quy định
để đảm bảo độ chính xác phù hợp. Thiết bị sử dụng phải có dải đo, chủng loại và độ nhạy
thích hợp để đo các thông số cần đánh giá chính xác. Việc cân chỉnh các thiết bị này phải
được lập hồ sơ và thực hiện theo các Tiêu chuẩn đo được chứng nhận.
1.6.3 Chương trình thử nghiệm
Chương trình thử nghiệm của Nhà thầu phải được lập hồ sơ phù hợp để bảo đảm
việc thử nghiệm cho các thành phần theo yêu cầu được thực hiện phù hợp. Chương trình
thử nghiệm phải đề cập tới các điều kiện tiên quyết như lựa chọn dụng cụ thử nghiệm và
căn chỉnh, tiêu chuẩn nghiệm thu, hồ sơ kết quả thử nghiệm, và đánh giá kết quả thử
nghiệm của cán bộ có trình độ chuyên môn.
Phần I - Chương 1 I-1-13
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Thiết bị cung cấp theo hợp đồng phải được thử nghiệm, kiểm tra và phê duyệt theo
yêu cầu trong hợp đồng. Các tiêu chuẩn liên quan phải tuân thủ các qui định, đảm bảo kỹ
thuật cụ thể của hợp đồng và hồ sơ phê duyệt.
Ngoài ra, các thử nghiệm và kiểm tra đặc biệt có thể được Chủ đầu tư qui định và
chứng kiến để xác định độ bền, các đặc tính kỹ thuật của thiết bị máy móc để đạt độ tin
cậy và tuổi thọ làm việc. Các chi phí phát sinh do nhà thầu chi trả.
Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư phê duyệt trình tự thử nghiệm chi tiết cho mỗi hạng
mục thử nghiệm tại nhà máy và tại hiện trường.
1.6.4 Mức độ kiểm soát chất lượng
Mức độ kiểm soát chất lượng phải được điều chỉnh phù hợp với sự quan trọng của
thiết bị về phương diện giá thành sửa chữa, an toàn và mất khả năng làm việc. Đối với
kiểm tra và phê duyệt, mức độ quan trọng của thiết bị và giai đoạn thi công được chia
thành 3 nhóm:
- Loại R (R cho biên bản): Nhà thầu phải gửi cho Chủ đầu tư biên bản thử
nghiệm hoặc kiểm tra. Loại này áp dụng chung cho các hạng mục mà nếu hư
hỏng xảy ra sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất, con người, sinh thái và môi
trường. Việc thay thế thiết bị hoặc phụ tùng có thể sẵn sàng và được xem như là
công tác bảo dưỡng bình thường.
- Loại I (I để Mời): Chủ đầu tư sẽ được mời có mặt khi thử nghiệm hoặc kiểm tra
và Chủ đầu tư sẽ quyết định có tham gia và kiểm tra hay không. Nếu Chủ đầu tư
quyết định không có mặt, thử nghiệm sẽ tiếp tục tiến hành.
- Loại S (S để dừng): Công việc (chế tạo, lắp đặt, thi công thử nghiệm) phải được
dừng và chỉ tiếp tục sau khi Chủ đầu tư phê duyệt. Loại này thường áp dụng cho
các hạng mục mà tính sẵn sàng và tin cậy là quan trọng đối với vận hành. Việc
dừng do sai lệch hoặc hư hỏng của một trong các thiết bị này có thể gây ra tổn
thất cho sản xuất và/ hoặc chi phí thay thế, hoặc gây ra các nguy cơ tiềm ẩn đối
với sự an toàn của con người, và có thể gây hư hại môi trường.
1.6.5 Không tuân thủ
Trong khi chế tạo và thi công tại công trường, sau mỗi đánh giá hoặc kiểm tra chất
lượng, các trường hợp không tuân thủ, được người giám sát chất lượng của Nhà thầu
hoặc nhân viên nhà chế tạo hoặc Chủ đầu tư phát hiện sẽ được chia thành 4 nhóm:
- NC.1- Các sai sót nhỏ có thể sửa chữa ngay, sau đó ghi biên bản vào tài liệu
theo dõi tiêu chuẩn.
- NC.2- Các sai sót có thể sửa chữa theo các quy trình. Việc sửa chữa phải được
thực hiện ngay và ghi vào một tài liệu riêng.
- NC.3- Các sai sót không thể sửa chữa theo quy trình. Quyết định sửa chữa, sửa
đổi hoặc chế tạo, xây dựng lại phải được Nhà thầu đề xuất để Chủ đầu tư phê
duyệt.

Phần I - Chương 1 I-1-14


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- NC.4- Sai sót lớn ở các hạng mục quan trọng. Nhà thầu phải đề xuất giải pháp
cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư sau khi bàn bạc kỹ lưỡng sẽ thông báo quyết định
cuối cùng cho Nhà thầu.
1.6.6 Hồ sơ
Kế hoạch Chất lượng phải bao gồm hệ thống nhằm bảo đảm hồ sơ cần thiết để
chứng nhận hoàn thành chế tạo, lắp đặt, sử dụng vật liệu đúng đắn; hoàn thành việc kiểm
tra và thử nghiệm theo yêu cầu và mức độ chấp nhận của các kết quả được lập, xem xét,
duy trì và trình nộp Chủ đầu tư vào thời gian yêu cầu.
Hệ thống phải bảo đảm hồ sơ này được Nhà thầu kiểm tra tính rõ ràng, hoàn chỉnh,
hiệu lực số liệu, việc dễ theo dõi của hồ sơ đối với các hoạt động, thiết bị và khả năng
chấp nhận các kết quả.
Hồ sơ được lập và duy trì trong giai đoạn chế tạo và thi công hiện trường phải ít
nhất bao gồm:
- Tất cả vật liệu, thành phần cấu tạo v.v sử dụng để chế tạo thiết bị vật liệu và
được đánh dấu rõ ràng, phù hợp với kế hoạch đã phê duyệt để phân biệt, nhận
dạng thiết bị. Mối hàn và thợ hàn phải theo ISO 9001. Nhà thầu phải xác định
nguồn gốc của thép kết cấu chính đối với phương pháp chế tạo, số tham thiếu
của nhà thầu phải được dập khuôn hoặc sử dụng sơn đánh dấu tại các vết cắt
của tấm kim loại theo phê duyệt của Chủ đầu tư.
- Báo cáo thử nghiệm nguyên vật liệu thô (cơ học, hóa học, chụp X-quang v.v)
theo tiêu chuẩn. Trong trường hợp vật liệu thông thường, Chủ đầu tư có thể
chấp nhận các chứng chỉ thử nghiệm và xưởng được chứng nhận của Nhà chế
tạo.
- Qui trình hàn và hiệu chỉnh mối hàn.
- Qui trình kiểm tra và thử nghiệm.
- Báo cáo kiểm tra và thử nghiệm.
+ Đối với vật liệu có các biên bản chứng minh đầy đủ, Chủ đầu tư có thể loại
bỏ một số thử nghiệm theo qui định.
+ Trong trường hợp các sản phẩm tiêu chuẩn có bằng chứng xác nhận đã hoạt
động tốt ở các công trình tương tự trong vòng ít nhất 2 năm, Chủ đầu tư có
thể chấp nhận đảm bảo của các Nhà chế tạo được các phòng thử nghiệm có
năng lực xác nhận sản phẩm đáp ứng điều kiện kỹ thuật được áp dụng.
- Báo cáo giám sát của Người bán hàng.
- Báo cáo xử lý nhiệt.
- Báo cáo kiểm tra cuối cùng.
- Thủ tục đóng gói và vận chuyển.
- Giấy phép chứng nhận
1.6.7 Trình nộp tài liệu của nhà thầu
Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư các tài liệu sau
Phần I - Chương 1 I-1-15
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.6.7.1 Kế hoạch chất lượng của Nhà thầu


1.6.7.2 Kế hoạch thử nghiệm, kiểm tra của Nhà thầu
Kế hoạch này là cơ sở để lựa chọn việc chứng kiến tại xưởng chế tạo hoặc các vị trí
giám sát. Kế hoạch phải liệt kê tất cả các vật liệu và thành phần chính cần gia công hoặc
các hoạt động lắp đặt, tất cả kiểm tra định kỳ, kiểm tra đặc biệt và thử nghiệm. Các thử
nghiệm và kiểm tra liệt kê trong Kế hoạch phải bao gồm các tham chiếu đến các quá trình
kiểm tra, thử nghiệm hoặc quá trình đặc biệt được áp dụng. Để có thể kiểm tra vật liệu và
thiết bị liên quan đến việc hoàn thành chuẩn bị, chế tạo, tổ hợp, thử nghiệm, Nhà thầu
phải gửi cho Chủ đầu tư văn bản thông báo:
- Xưởng, vị trí vật liệu và thiết bị được sản xuất, lưu giữ hoặc thử nghiệm và báo
cho Chủ đầu tư tình trạng chung của công việc.
- Ngày thực hiện thử nghiệm loại I và S.
Trong quá trình kiểm tra vật liệu hoặc thiết bị, Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn các hồ sơ
chất lượng bao gồm các báo cáo thử nghiệm trước đó liên quan đến vật liệu mà Chủ đầu
tư không tham gia. Chủ đầu tư có thể yêu cầu gửi các hồ sơ này trước khi kiểm tra.
1.6.7.3 Bản vẽ, ghi chú tính toán và tài liệu thiết kế khác theo yêu cầu.
Bản vẽ, ghi chú tính toán và tài liệu thiết kế khác theo yêu cầu.
1.6.7.4 Thủ tục quá trình kiểm tra và thử nghiệm
Đối với mỗi thử nghiệm chính, các quy trình và chương trình thử nghiệm chi tiết
tương ứng sẽ bao gồm mô tả phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn áp dụng, thiết bị thử
nghiệm, báo cáo thử nghiệm với số liệu lý thuyết và sai số.
1.6.7.5 Tài liệu thử nghiệm
Trong vòng một tuần sau khi hoàn thành thử nghiệm và kiểm tra:
- Bản vẽ chế tạo.
- Báo cáo số liệu của Nhà thầu.
- Chứng chỉ về sự phù hợp.
- Báo cáo thử nghiệm vật liệu được chứng nhận.
- Biểu đồ xử lý nhiệt.
- Báo cáo thử nghiệm không phá huỷ.
- Báo cáo không đáp ứng.
- Báo cáo thử nghiệm đặc tính.
- Thử nghiệm đặc biệt và thử nghiệm điển hình.
- Báo cáo kiểm tra cuối cùng.
Việc “Cho phép giao hàng” cho bất cứ hạng mục nào của thiết bị phải được Chủ đầu
tư phát hành sau khi đã nhận được báo cáo thử nghiệm và các chứng chỉ khác nêu chi tiết

Phần I - Chương 1 I-1-16


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

ở trên, xác nhận hạng mục đó phù hợp với Hợp đồng, khi đó Nhà thầu được phép tiến
hành đóng gói và vận chuyển hàng hoá.
1.6.7.6 Chứng từ giao hàng
Nhà thầu phải cung cấp các chứng từ gửi hàng (bản sao danh mục hàng gửi, vận
đơn, hợp đồng bảo hiểm) cho mỗi chuyến hàng. Danh mục hàng gửi phải bao gồm nội
dung chi tiết của mỗi thùng hoặc kiện hàng được gửi với số hiệu nhận dạng của mỗi kiện
hàng, kích thước, khối lượng thực và khối lượng tổng, các chỉ dẫn đặc biệt liên quan tới
bảo quản và loại đóng gói nếu cần thiết
1.6.7.7 Sổ tay hướng dẫn lắp đặt
Nhà thầu phải cung cấp các sổ tay lắp đặt bao gồm các qui trình thích hợp để lắp đặt
các hạng mục thiết bị chính. Các tài liệu này phải bao gồm tất cả các thông tin và bản vẽ
cần thiết để lắp đặt và tháo dỡ thiết bị phù hợp đặc biệt:
- Việc sử dụng mặt bằng sàn lắp ráp với bản vẽ kích thước tổng thể.
- Yêu cầu thiết bị về nâng hạ và di chuyển.
- Trình tự vận hành chi tiết.
- Bản vẽ lắp đặt.
Khoảng cách và dung sai lắp đặt

TỔ HỢP TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO


Tất cả các chi tiết của thiết bị phải được tổ hợp trong quá trình chế tạo đầy đủ cần
thiết cho mục đích kiểm tra, thử nghiệm và các việc khác để chứng tỏ rằng các chi tiết
thiết bị này sẽ vận hành tốt với kích thước đúng khi liên kết với nhau. Trong quá trình tổ
hợp đó, tất cả các bộ phận sẽ phải được đóng chốt và đánh dấu thiết bị ăn khớp hoặc
được đeo thẻ đánh dấu thể để thuận tiện lắp đặt tại công trường.
Vị trí của các đánh dấu ăn khớp phải thể hiện trên các bản vẽ lắp.

ĐÓNG GÓI VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ NHẬN DẠNG


1.8.1 Đóng gói vận chuyển
Tất cả thiết bị phải được bảo vệ tránh hư hỏng một cách hiệu quả (bao gồm cả sự
xuống cấp chất lượng) trong khi vận chuyển từ nơi chế tạo đến Công trường tại vùng
nhiệt đới và trong khi bảo quản.
Các chi tiết lớn phải được chống đỡ để phân bố đều trọng lượng và tránh được sự
biến dạng lâu dài. Chất chống ẩm phải sử dụng cho toàn bộ các hạng mục có thể bị ảnh
hưởng của hơi nước hoặc độ ẩm quá lớn và tất cả các hạng mục được bọc chất dẻo hoặc
các vật liệu khác không thấm nước.

Phần I - Chương 1 I-1-17


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.8.2 Kiểm tra khi đến tại công trường


Ngay trước khi nhận hàng hóa tại Công trường, tất cả các kiện hàng phải được Nhà
thầu kiểm tra tính đầy đủ theo danh mục hàng gửi và kiểm tra hư hỏng trong khi quá
cảnh. Nhà thầu phải báo cáo mọi hư hỏng và đề xuất công tác sửa chữa liên quan cho
Chủ đầu tư để phê duyệt theo qui định của Hợp đồng.
1.8.3 Lưu trữ thiết bị tại công trường
Chủ đầu tư sẽ không cung cấp các kho tại Công trường. Nhà thầu phải chuẩn bị các
kho kín thích hợp đối với các điều kiện bảo quản, thuận tiện để xuất nhập hàng hóa theo
yêu cầu của dự án.
1.8.4 Bảo vệ thiết bị
Các bề mặt gia công phải được bảo vệ chống ăn mòn. Các chi tiết mà độ hở sau khi
căn chỉnh cuối cùng và trong khi chạy máy phải có chi tiết chèn đầy đủ để ngăn chặn sự
biến dạng của các bề mặt gia công, và phải được bảo vệ phù hợp để không bị tiếp xúc với
bao bì gỗ hoặc chi tiết đỡ liên quan đến các chuyển động có thể xảy ra khi vận chuyển.
Nếu bề mặt gia công có dấu hiệu bị hư hại khi nhận hàng, thì phải loại bỏ lớp bảo vệ ăn
mòn, làm sạch gỉ sét và hơi ẩm, sửa chữa hư hỏng bằng các biện pháp thích hợp và làm
lại lớp bảo vệ.
Phần cách điện phải được bảo vệ khỏi bị ngưng tụ hơi ẩm và bám bẩn trong quá
trình vận chuyển vào bảo quản.
Các mặt bích và lỗ mở phải được che đậy bằng các tấm kim loại và miếng đệm. Các
chi tiết bằng cao su phải được bảo vệ chống ánh sáng và không khí. Các bộ phận có khả
năng hút ẩm phải được bọc kín bằng chất nhựa dẻo hoặc vật liệu không thấm nước.
Thiết bị có thể bị hư hại do va chạm hoặc rung động phải được đóng gói trong các
thùng chứa tuân theo các khuyến cáo của các nhà cung cấp và thích hợp đối với phương
pháp vận chuyển được áp dụng.
1.8.5 Vật liệu đóng gói
Mọi vật liệu đóng gói, ngoại trừ dùng để bảo quản thiết bị dự phòng là tài sản của
Nhà thầu và phải được loại bỏ khỏi Công trường. Chỉ có các chi tiết sử dụng ngay phải
được cung cấp từ kho hàng, và vật liệu đóng gói của các chi tiết này phải được loại bỏ
nhanh chóng khỏi vị trí lắp đặt và được loại bỏ theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
1.8.6 Kiện hàng
Tất cả các kiện hàng phải được đánh dấu kích thước, trọng lượng, điểm nâng một
cách rõ ràng và không xóa được. Đối với mọi kiện hàng có trọng lượng phân bố không
đối xứng phải đánh dấu điểm trọng tâm.
Mỗi kiện hàng phải có danh mục hàng gửi để trong một phong bì không thấm nước.

Phần I - Chương 1 I-1-18


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.8.7 Kiểm tra trước khi gửi


Chủ đầu tư có quyền kiểm tra thiết bị và việc đóng gói trước khi hàng đuợc gửi đi.

BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH VÀ KHẢO SÁT


1.9.1 Bố trí tổng thể
1.9.1.1 Công tác lắp đặt
Khi bắt đầu công việc Nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ thoả thuận đối với việc định nghĩa
và bố trí tổng thể các kết cấu được xây dựng tại công trường cho từng vị trí tua bin gió.
Ba điểm được sử dụng làm cơ sở tham chiếu với 3 toạ độ X, Y, Z được chuẩn bị sẵn
ở khu vực công trường cho Nhà thầu vào ngày khởi công. Ba điểm này được chọn có
thoả thuận giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư. Các điểm này được neo giữ chắc chắn và bảo vệ
bởi Nhà thầu.
Nhà thầu phải có trách nhiệm đối với việc chuyền các mốc liên quan trong quá trình
xây dựng.
Nhà thầu sẽ quyết định khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư đối với đường tâm và cao
trình lắp đặt các thiết bị từ điểm tham chiếu do bởi Chủ đầu tư cấp.
1.9.1.2 Bố trí bổ sung
Trong suốt quá tiến hành công việc, Nhà thầu phải hoàn thiện định tuyến chung
bằng các cọc, mẫu, máy đo nếu cần thiết.

THỬ NGHIỆM
Nhà thầu có trách nhiệm hướng dẫn các thử nghiệm tại hiện trường theo Thông số
kỹ thuật và chương trình được phê duyệt có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của Chủ
đầu tư nếu cần thiết, theo các điều kiện thực tế hiện hành trên công trường, bao gồm:
1.10.1 Thử nghiệm tại công trình
1.10.1.1 Giai đoạn kiểm tra tại công trường
Trong quá trình lắp ráp từng hạng mục của thiết bị:
- Trước khi đổ bê tông, các bộ phận chôn trong bê tông của thiết bị phải được
kiểm tra. Sau khi được Chủ đầu tư chấp thuận việc đổ bê tông sẽ được tiến
hành.
- Sau khi đô bê tông, kiểm tra xem các thiết bị bộ phận đó không di chuyển vượt
quá dung sai cho phép và báo cáo kịp thời cho Chủ sử dụng bất kỳ hư hại nào
xảy ra.
1.10.1.2 Thử nghiệm chạy thử
Được tiến hành sau khi hoàn thành việc lắp ráp thiết bị Nhà máy và được chia
thành:

Phần I - Chương 1 I-1-19


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Kiểm tra sơ bộ và cài đặt của từng bộ phận và chức năng hệ thống trong điều
kiện khô, lạnh, không có điện áp, dừng/chết máy.
- Chạy thử nghiệm trong điều kiện có điện áp, v.v ... để kiểm tra hoạt động chính
xác của thiết bị như: mở, đóng, khởi động, đồng bộ hóa, tải, dừng, tự động ngắt.
- Kiểm tra hiệu suất để xác định rằng công suất và các đặc tính khác của thiết bị
tuân thủ Thông số kỹ thuật, Tiêu chuẩn và bản vẽ đã được phê duyệt.
1.10.1.3 Chạy thử độ tin cậy của nhà máy, 28 ngày
Quá trình này sẽ bắt đầu sau khi các thử nghiệm chạy thử và thử nghiệm hiệu suất
của Nhà máy đã hoàn thành và có Giấy chứng nhận thử nghiệm có liên quan do Chủ đầu
tư cấp.
Trong thời gian chạy thử độ tin cậy, Nhà máy sẽ được vận hành và bảo trì bởi người
vận hành của Chủ đầu tư dưới sự giám sát của Nhà thầu và nhà thầu lắp đặt theo chương
trình sản xuất. Bên vận hành của Chủ đầu tư có thể được giao, nhưng sẽ không được
thanh toán, theo quyết định của Nhà thầu để tham gia thử nghiệm này nhưng chịu sự
kiểm soát trực tiếp và trách nhiệm của Nhà thầu.
Vào cuối thời hạn 28 ngày mà không có bất kỳ lỗi nào, Giấy chứng nhận tiếp quản
(TOC) sẽ được giao và với điều kiện là các yêu cầu khác của Hợp đồng được đáp ứng.
Nếu quá trình chạy thử thách không đáp ứng, hoặc nếu có bất kỳ sự thất bại hoặc
gián đoạn nào, hoặc nếu các thao tác vận hành không thể được thực hiện kịp thời do một
khiếm khuyết bên trong của Nhà máy, hoặc theo ý kiến của Chủ đầu tư, … gây nguy
hiểm cho người hoặc thiết bị, thì thời gian chạy thử thách sẽ được tính lại từ '' 0 '' sau khi
lỗi được sữa bởi Nhà thầu.
Nếu chỉ có một báo động nào bên trong Nhà máy xuất hiện và không ảnh hưởng đến
quá trình vận hành, thời gian chạy thử thách được dừng lại ít nhất một giờ cho mỗi lỗi
hoặc trong thời gian cần thiết để khắc phục khuyết điểm nếu lâu hơn. Nếu lỗi không thể
được khắc phục trước khi kết thúc thời gian Kiểm tra độ tin cậy thì Chủ đầu tư sẽ phải
xem xét TOC có thể được giao hay không.
1.10.1.4 Kiểm tra nghiệm thu
Trước khi kết thúc Thời hạn trách nhiệm pháp lý, Nhà thầu sẽ được mời tham gia
kiểm tra chung các Công trình trong đó một số thử nghiệm chạy của Nhà máy có thể
được lặp lại và tháo dỡ một số bộ phận cụ thể để kiểm tra tình trạng và hao mòn bất
thường có thể xảy ra.

NHÃN CHO THIẾT BỊ


1.11.1 Thông báo cảnh báo
Nhà thầu phải cung cấp các biển báo và dấu hiệu cảnh báo cho các thiết bị theo hình
thức và ngôn ngữ được Chủ đầu tư chấp nhận

Phần I - Chương 1 I-1-20


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.11.2 Nhãn hiệu


Nhà thầu phải cung cấp các nhãn hiệu với số lượng, kích thước và mức độ chi tiết
đầy đủ để cho phép nhận dạng nhanh chóng và chính xác phục vụ mục đích vận hành và
bảo dưỡng tất cả các chi tiết của thiết bị.
Nhãn hiệu không nằm dưới ánh sáng mặt trời phải được khắc lên các tấm chất dẻo
hình thành từ các lớp đen và trắng, hoặc có thể được dập nổi trên tấm nhôm với các chữ
sơn đen. Nhãn hiệu nằm dưới ánh sáng mặt trời phải được khắc lên các tấm thép mờ
không gỉ với các chữ sơn đen. Nhãn hiệu ống phải tuân theo ISO 909S với các mác dán.
Nhãn hiệu của các thiết bị đặt trên hoặc trong tủ kín phải nằm trong tủ kín bên cạnh
và trên thiết bị.
Các nhãn cảnh báo phải nằm trên hoặc trong tất cả các thiết bị điện nơi các đầu nối
với điện áp nguy hiểm (kể cả 400/230 V) có thể lộ ra khi bảo dưỡng. Nhãn cảnh báo phải
làm bằng tấm chất dẻo với chữ màu trắng trên nền đỏ.
Nội dung của nhãn hiệu phải gồm số hiệu thiết bị và mô tả rõ ràng chức năng. Nhãn
hiệu của van phải bao gồm số hiệu van và ghi chú "NO" hoặc "NC" chỉ thị van thường
đóng hay thường mở ở vị trí thích hợp.
1.11.3 Bảng Tên
Bảng tên nhận dạng và ghi lý lịch thiết bị phải được làm bằng thép không gỉ mặt
bóng và khắc chữ màu đen với kích thước có thể đọc dễ dàng từ cao trình vận hành.

BẢO TRÌ THIẾT BỊ


Nhà thầu phải cấp các thiết bị để bảo dưỡng đúng quy cách. Thiết bị bảo dưỡng phải
đầy đủ để tháo lắp thiết bị, thử nghiệm sự mài mòn và biến dạng của tất cả các chi tiết bị
mòn, chẩn đoán và xác định các hư hỏng trong các thiết bị điện tử và thay thế tất cả các
thiết bị dự phòng được đặt hàng.

THIẾT BỊ DỰ PHÒNG
Nhà thầu phải cấp thiết bị dự phòng và vật dụng cho thiết bị. Thiết bị dự phòng và
vật dụng phải được cấp đủ để bảo đảm việc bảo dưỡng và vận hành bình thường thiết bị
trong 5 năm.
Tất cả thiết bị dự phòng theo qui định hay do Nhà thầu đề xuất đều phải được kê và
chào giá trong Hồ sơ dự thầu. Chủ đầu tư có thể đặt mua tất cả hoặc một phần thiết bị dự
phòng theo ý muốn. Nhà thầu phải cung cấp thiết bị dự phòng qui định và đề nghị với giá
cụ thể nêu trong Bảng giá chào thầu.
Tất cả phụ tùng được đặt mua phải có khả năng thay thế và phù hợp để sử dụng cho
các chi tiết tương ứng cung cấp cùng với thiết bị. Thiết bị dự phòng phải tuân theo Hợp

Phần I - Chương 1 I-1-21


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

đồng và phải được đánh dấu, đánh số để nhận dạng và được chuẩn bị để có thể bảo quản
lâu dài mà không bị hư hỏng.
Trong khi thực hiện nghĩa vụ của của mình theo Hợp đồng, Nhà thầu không được sử
dụng thiết bị dự phòng mà Chủ đầu tư đặt hàng theo Hợp đồng.
Nhà thầu phải cung cấp một danh mục thiết bị dự phòng cho mỗi hạng mục thiết bị,
trong đó mỗi thiết bị dự phòng sẽ kèm theo mã số, mô tả, số lượng kèm chỗ trống để Chủ
đầu tư điền vào mã số riêng của mình. Các danh mục này phải được tham chiếu đến các
bản vẽ lắp đặt. Nhà thầu phải cung cấp danh sách thiết bị dự phòng bằng file điện tử và
bản in để tham khảo dễ dàng kiểm tra số lượng trong kho và đặt hàng.
Nhà thầu sẽ mở các thùng vận chuyển có chứa các phụ tùng thay thế và xác định các
bộ phận cho Chủ đầu tư. Sau đó, Nhà thầu sẽ đóng gói lại các bộ phận để lưu trữ vĩnh
viễn và đặt chúng trong cửa hàng theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư trên giá đỡ hoặc trong tủ
do Nhà thầu cung cấp.

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CHO CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÂN VIÊN CỦA
CHỦ ĐẦU TƯ
Không áp dụng.

CÁC PHƯƠNG TIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG


1.15.1 Tổng quan
Không làm ảnh hưởng đến tổng thể của các điều khoản trong hợp đồng, Nhà thầu
phải đặc biệt lưu ý đến nghĩa vụ của mình để chuẩn bị bố trí và cung cấp trang bị cho các
kho bãi, xưởng gia công, văn phòng, lán trại, khu nhà ở cho nhân viên của mình ở vị trí
Chủ đầu tư quy định.
1.15.2 Khu vực kho bãi nhà xưởng
Nhà thầu sẽ xây dựng bằng chi phí của mình các kho và nhà xưởng cần thiết tại các
khu vực được cấp phép sử dụng bởi Chủ đầu tư.
1.15.3 Chiếu sáng
Nhà thầu phải bố trí chiếu sáng khu vực của mình do Chủ đầu tư cung cấp. Nhà thầu
phải bố trí đủ ánh sáng để đảm bảo các điều kiện an toàn lao động cho nhân viên và nơi
làm việc. Nguồn điện do Chủ đầu tư cung cấp.
1.15.4 Cấp thoát ưước và xử lý chất thải rắn
Nhà thầu phải chuẩn bị hệ thống cấp, thoát nước phục vụ cho gia công cơ khí và
sinh hoạt; thu và xử lý các chất thải rắn từ các lán trại và vị trí thi công và phải được Chủ
đầu tư phê duyệt. Chất thải phải được thu gom ít nhất hai lần trong một tuần và đốt và
phải chôn lấp ngay.

Phần I - Chương 1 I-1-22


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.15.5 Thông tin và điện thoại


Nhà thầu phải tự bố trí hệ thống thông tin viễn thông của mình và Nhà thầu không
yêu cầu Chủ đầu tư về chất lượng của đường dây thông tin viễn thông.

CẤP NGUỒN ĐIỆN


Chủ đầu tư chuẩn bị nguồn cấp điện phục vụ xây dựng và lắp đặt. Việc cấp nguồn
này phục vụ cho phụ tải thông thường. Nhà thầu phải chuẩn bị nguồn cấp điện riêng nếu
công việc yêu cầu. Nhà thầu phải trình phụ tải tiêu thụ thông thường cho Chủ đầu tư phê
duyệt và phải thanh toán tiền điện tiêu thụ do quá trình thi công lắp đặt cũng như ở văn
phòng.
Nhà thầu phải tự trang bị nguồn dự phòng để đề phòng mất nguồn cấp điện thi công.
Việc gia hạn thời gian chương trình thi công không được xem xét đối với trường hợp mất
điện.
Toàn bộ chi phí đấu nối bao gồm công tơ đo đếm điện năng tiêu thụ phải do Nhà
thầu chi trả.

HỘI HỌP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Chủ đầu tư sẽ triệu tập các cuộc họp phối hợp
thường xuyên và bắt buộc, hoặc tại văn phòng Chủ đầu tư hoặc tại Công trường trừ
trường hợp có thoả thuận khác trong khi thực hiện hợp đồng. Các cuộc họp phối hợp sẽ
được tổ chức hàng tháng. Đại diện có trách nhiệm của nhà thầu, nhân viên chuyên gia kỹ
thuật theo yêu cầu có trách nhiệm tham dự các cuộc họp với chi phí của mình.
Nhà thầu hoặc Đại diện phải tham gia vào các cuộc họp tiến độ và phối hợp tại trụ
sở của Chủ đầu tư, hoặc tại Công trường do Chủ đầu tư triệu tập. Các cuộc họp này
thường diễn ra định kỳ và được thông báo trước, nhưng cũng có thể được triệu tập đột
xuất theo yêu cầu của Chủ đầu tư trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường.
Nhà thầu phải lập tức thông báo cho Chủ đầu tư bất kỳ sự cố bất thường nào khi
Nhà thầu thấy cần phải tổ chức cuộc họp đột xuất.
Chương trình phải bao gồm việc phê duyệt các biên bản của các cuộc họp trước, tiến
độ thi công và phân tích các khó khăn gặp phải trong thi công.
Biên bản cuộc họp sẽ được Chủ đầu tư chuẩn bị và sau khi các bên tham gia nhất trí
sẽ được coi là văn bản thực hiện các tuyên bố, quyết định diễn ra trong cuộc họp.
Các nhà thầu bắt buộc phải tham gia cuộc họp tiến độ và phối hợp, nếu không tham
gia phải báo trước. Biên bản cuộc họp phải được Chủ đầu tư chuẩn bị và gởi cho các bên.

Phần I - Chương 1 I-1-23


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ


1.18.1 Tổng quan
Báo cáo hàng tháng phải được Nhà thầu chuẩn bị để thể hiện tình trạng thực tế, tiến
độ của tất cả các hạng mục được chế tạo tại công trường.
1.18.2 Báo cáo tiến độ trong giai đoạn thiết kế và chế tạo
Báo cáo quý được cung cấp cuối kỳ của mỗi quý trong quá trình thiết kế, chế tạo và
cung cấp thiết bị, các báo cáo này phải thể hiện cụ thể:
- Tiến độ và kế hoạch thiết kế.
- Tiến độ và kế hoạch chế tạo.
- Tiến độ và kế hoạch thử nghiệm tại xưởng.
- Tiến độ và kế hoạch giao hàng.
- Tình hình thanh toán
- Ảnh màu chụp chi tiết.
1.18.3 Báo cáo tháng tại công trường
1.18.3.1 Nội dung
Vào cuối mỗi tháng theo lịch, Nhà thầu sẽ gửi báo cáo tiến độ công việc hàng tháng
trong đó có cụ thể:
- Tóm tắt các công việc đã thực hiện, điểm nổi bật
- Tiến độ công việc so với Lịch trình đã được phê duyệt
- Tiến độ và kế hoạch kiểm tra
- Sức khỏe và an toàn
- Danh sách tất cả nhân sự
- Danh sách thiết bị lắp đặt của nhà thầu
- Khí hậu hàng ngày
- Thủ tục hải quan, vận chuyển
- Kiểm kê vật liệu, thiết bị lưu trữ tại công trường
- Tình hình thanh toán
- Danh sách yêu cầu bồi thường
Ảnh màu; chung và chi tiết (5 ảnh mỗi tháng, 18 x 24 cm).

SỔ TAY VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG


1.19.1 Tổng quan
Nhà thầu phải cung cấp các Sổ tay Vận hành và Bảo dưỡng (Sổ tay O&M) với phạm
vi thích hợp để cung cấp cho nhân viên của Chủ đầu tư đầy đủ các thông tin liên quan tới
vận hành và bảo dưỡng Thiết bị. Tất cả hướng dẫn vận hành, sửa chữa phải được cung
cấp ở dạng bản in và file điện tử.

Phần I - Chương 1 I-1-24


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Nội dung của các Sổ tay O&M phải được áp dụng trực tiếp đối với thiết bị. Các chỉ
dẫn tiêu chuẩn của một số chủng loại thiết bị có bản quyền sẽ được chấp nhận với điều
kiện chúng đề cập đến hạng mục thiết bị được cung cấp và các mục này được nêu trong
Sổ tay O&M.
Các Sổ tay O&M phải được chia thành từng Chương với nội dung từng Chương
được đóng thành từng tập riêng biệt, hoàn chỉnh và độc lập với các Chương khác.
Nội dung Sổ tay O&M của mỗi Chương phải bao gồm các phần riêng biệt sau:
- Nội dung
- Phần 1 - Mô tả
- Phần 2 - Vận hành
- Phần 3 - Bảo dưỡng
- Phần 4 - Các bản vẽ và sơ đồ
- Phần 5 - Tài liệu hướng dẫn đối với các thiết bị có bản quyền
Các lưu ý và cảnh báo liên quan đến an toàn đối với người và thiết bị phải được nêu
rõ ở phần đầu của Sổ tay.
Các hình hoặc ảnh minh họa để làm rõ phải được kèm theo ở vị trí cần thiết.
Đối với mỗi Sổ tay, Nhà thầu phải trình bản dự thảo để phê duyệt.
Bản Sổ tay cuối cùng phải tính đến các sửa đổi do Chủ đầu tư yêu cầu, các giá trị
chỉnh định cuối cùng được xác định trong quá trình chạy thử thiết bị, v.v…
1.19.2 Hình thức và biên soạn
Đối với Sổ tay O&M cuối cùng, nội dung, bản vẽ, tài liệu hướng dẫn và tất cả nội
dung hướng dẫn khác phải được in bằng máy in laser. Các bản in sử dụng thuốc nhuộm,
các vật liệu nhạy cảm hoá học, ánh sáng hoặc nhiệt không được chấp nhận.
Tất cả phần thuyết minh phải in khổ A4, các tài liệu hướng dẫn có kích thước nhỏ
hơn có thể được chấp nhận cho các hạng mục phụ của các thiết bị có bản quyền nếu sổ
tay có định dạng canh lề thích hợp.
Phần thuyết minh chính phải in trên giấy trắng.
Giấy dùng cho ấn bản cuối cùng của Sổ tay O&M phải đáp ứng chất lượng bảo quản
như sau:
- Giấy trắng: 70 g/m2 đến 106 g/m2
- Giấy màu : không nhỏ hơn 70 g/m2
Các sơ đồ và bản vẽ của Sổ tay O&M phải có khổ A3 đối với loại có khổ giấy gốc
là A3 hoặc lớn hơn và A4 đối với các loại khác.

Phần I - Chương 1 I-1-25


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Sổ tay phải được đóng bìa cứng với tên bìa theo mẫu được duyệt. Các tập phải có
khổ không vượt quá 29cm x 32cm và không dày quá 8 cm. Tất cả các tập phải có gáy
được in tên tắt được duyệt của tập đó.
1.19.3 Nội dung hướng dẫn chi tiết
PHẦN 1. MÔ TẢ
1.1 - Lịch sử
Mô tả tóm tắt các tổ chức tham gia thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị kể cả các Nhà
thầu phụ và thời điểm Thiết bị được đưa vào vận hành thương mại.
1.2 - Chức năng
Tóm tắt các chức năng của Thiết bị
1.3 - Mô tả Thiết bị
Mô tả mỗi mục thiết bị và các thành phần phụ, bao gồm chủng loại, nơi chế tạo, mã
hiệu, các đặc điểm thiết kế bao gồm điều khiển và bảo vệ, và các đặc tính vận hành chủ
yếu.
1.4 - Các giá trị chỉnh định và giới hạn vận hành.
Bảng các giá trị chỉnh định và giới hạn vận hành của các thiết bị điều khiển, chỉ thị
và báo động.
PHẦN 2. VẬN HÀNH
2.1 - Trình tự vận hành
Mô tả với các bảng liệt kê hoặc biểu đồ trình tự của tất cả các quá trình vận hành
như:
- Trình tự khởi động, bằng tay/ tự động, các điều kiện ban đầu, các phần phụ,
v.v…
- Trình tự dừng, bình thường, dừng nhanh, dừng sự cố, v.v.
2.2 - Danh mục kiểm tra thiết bị đang vận hành
Bảng kê tất cả các điều kiện cần kiểm tra và tần suất yêu cầu kiểm tra khi Thiết bị
đang vận hành, và cách xử lý nếu phát hiện các điều kiện không đúng.
2.3 - Chẩn đoán sự cố và Báo động
Chẩn đoán sự cố dựa trên các tình trạng lỗi chức năng và thao tác cần thiết khi nhận
được mỗi tín hiệu báo động.
PHẦN 3. BẢO TRÌ
3.1 - Các hướng dẫn bảo dưỡng
Bảng kê tất cả các hoạt động bảo dưỡng bao gồm:

Phần I - Chương 1 I-1-26


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Các thành phần thiết bị và các điều kiện phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra.
- Tiêu chí nghiệm thu.
- Biện pháp thực hiện nếu không đáp ứng được tiêu chí.
3.2 - Qui trình tổ hợp/ tháo dỡ
Mô tả chi tiết với các sơ đồ tất cả các qui trình tổ hợp và tháo dỡ, bao gồm tất cả các
hiệu chỉnh, dung sai, khe hở và các số liệu căn chỉnh và các yêu cầu về bôi trơn.
3.3 - Phục hồi và sửa chữa
Các qui trình phục hồi và sửa chữa đối với các thành phần không thể thay thế.
PHẦN 4. BẢN VẼ
Một bộ bản sao các bản vẽ dưới dạng thuyết minh hoặc cần thiết để hiểu rõ và sử
dụng phần thuyết minh bao gồm các bản vẽ tổ hợp, bố trí và các bản vẽ bảo dưỡng các
thành phần chi tiết. Các bản vẽ phải kèm danh mục với tên và số hiệu. Sổ tay O&M cuối
cùng phải có bản vẽ hoàn công. Bản thảo Sổ tay O&M phải bao gồm bản vẽ mới nhất tại
thời điểm trình duyệt.
PHẦN 5. CÁC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CÓ BẢN QUYỀN
Các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo bao gồm các hướng dẫn vận hành và bảo
dưỡng của tất cả các thiết bị phụ.
Các tài liệu hướng dẫn phải kèm theo phụ lục tóm tắt nội dung.

BẢN VẼ HOÀN CÔNG


Ngay sau khi Thiết bị, các công trình xây dựng phụ khác hoặc bất kỳ phần nào được
xây dựng hoặc lắp đặt hoàn chỉnh hoặc thử nghiệm, Nhà thầu phải bảo đảm các bản vẽ
được phê duyệt được hiệu chỉnh thể hiện trạng thái lắp đặt. Nhà thầu phải cung cấp cho
văn phòng nhà máy một bản copy các bản vẽ được hiệu chỉnh để nhân viên vận hành sử
dụng.
Sau khi tất cả các hạng mục của công trình đã được chế tạo, lắp đặt và vận hành,
Nhà thầu phải chuẩn bị các bản vẽ hoàn công dựa trên bản vẽ được phê duyệt cho Công
trình.
Các bản vẽ hoàn công phải thể hiện tất cả các thay đổi đã được thực hiện trong quá
trình sản xuất tại nhà máy và/hoặc lắp đặt tại công trường.
Các bản vẽ hoàn công phải trình cho Chủ đầu tư trong vòng hai mươi tám (28) ngày
sau khi Chứng chỉ nghiệm thu tạm thời của từng hạng mục như được nêu trong điều kiện
hợp đồng. Ngoài ra, các tập tin điện tử (AutoCAD) của tất cả bản vẽ hoàn công định dạng
CD-ROM hoặc DVD-ROM cũng được nộp cho Chủ đầu.
Nhà thầu phải cung cấp các bản vẽ hoàn công và các tài liệu khác nêu trong bảng 1.

Phần I - Chương 1 I-1-27


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ ĐÀO TẠO


1.21.1 Đào tạo tại công trường
Nhà thầu phải cung cấp tại công trường trước khi nghiệm thu thiết bị đầy đủ chương
trình đào tạo theo kế hoạch cho nhân viên Chủ đầu tư, những người sẽ chịu trách nhiệm
vận hành và bảo dưỡng.
Việc đào tạo phải do các chuyên gia kinh nghiệm thực hiện trong khoảng thời gian
tổng cộng 4 tháng.
Chi tiết chương trình đào tạo và các chuyên gia hướng dẫn, Nhà thầu phải trình cho
Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bắt đầu khóa học là ba (3) tháng.
Khóa đào tạo phải do các chuyên gia Nhà thầu của Hợp đồng này tổ chức với tổng
số khoảng mười học viên tham gia từng phần hoặc toàn bộ khóa học.
Tài liệu học tập phải được cung cấp cho mọi học viên. Trong thời gian huấn luyện,
các chuyên gia hướng dẫn không được tham gia vào các công việc khác.
Trong vòng một tháng sau giai đoạn đào tạo, Nhà thầu phải gửi cho Chủ đầu tư ba
(03) bộ copy Báo cáo hoàn thành, trong đó một (01) bộ cho Chủ đầu tư, bao gồm các tài
liệu đã cung cấp cho các học viên trong khóa đào tạo.
1.21.2 Hỗ trợ kỹ thuật
Trong thời gian bảo hành, Nhà thầu phải cung cấp các dịch vụ thường xuyên của các
chuyên gia kỹ thuật giỏi (01 kỹ sư điện và 01 kỹ sư cơ khí) để hỗ trợ các nhân viên vận
hành của Chủ đầu tư trong công tác vận hành và bảo dưỡng thông thường đối với thiết bị
(01 năm được tính từ ngày phát hành Chứng chỉ nghiệm thu vận hành tổ máy thứ nhất).
Ba tháng trước khi bắt đầu giai đoạn hỗ trợ, Nhà thầu phải trình bản mô tả nhiệm vụ
dự kiến của các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật.
Trong vòng một tuần sau mỗi tháng, Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật phải gửi ba bản
copy báo cáo tháng mô tả ngắn gọn các hoạt động của mình và các vấn đề vướng mắc
cho Chủ đầu tư.
1.21.3 Lý lịch chuyên gia và chi phí
Lý lịch chi tiết của các Chuyên gia đào tạo và hỗ trợ phải được trình để phê duyệt ba
tháng trước khi bắt đầu các công việc.
Tất cả chi phí phải được đưa vào Bảng kê giá chào thầu.

CHỨNG KIẾN THỬ NGHIỆM VÀ ĐÀO TẠO TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO
1.22.1 Chứng kiến thử nghiệm tại xưởng
Nhà thầu sẽ bố trí cho nhân viên của Chủ đầu tư tới chứng kiến thử nghiệm các thiết
bị chính tại nhà máy chế tạo bao gồm:

Phần I - Chương 1 I-1-28


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

STT Hạng mục kiểm tra Số người Số ngày Tổng số ngày

1 Tua bin 3 5 15

2 Máy phát 3 5 15

3 Hệ thống điều khiển giám sát 3 5 15

Tổng cộng 45

Ghi chú: Số lượng trên đây chỉ là dự kiến và có thể được thay đổi theo tình hình
thực tế.
1.22.2 Đào tạo tại xưởng
Không áp dụng
1.22.3 Chi phí cho chứng kiến thử nghiệm
Nhà thầu phải chịu toàn bộ các chi phí cần thiết như vé khứ hồi giữa Việt Nam và
quốc gia của nhà thầu, chi phí ăn ở và đi lại nội địa ở quốc gia của Nhà thầu và các chi
phí phụ khác (50 đô la/ngày).

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TIẾN ĐỘ


Tiến độ cho toàn bộ dự án được nêu trong bản vẽ chuẩn bị cho các Nhà thầu để giúp
Nhà thầu chuẩn bị tiến độ, và thể hiện mốc thời gian khi nhận các chi tiết khác nhau của
thiết bị.
Trong vòng 30 ngày sau ngày khởi công, nhà thầu phải đệ trình toàn bộ dự án trong
đường găng tiến độ, bao gồm thiết kế, chế tạo, giao hàng, đề xuất lắp đặt, thí nghiệm và
vận hành thử nghiệm công trình đủ chi tiết để xác định các phần khác nhau của công
trình, bao gồm các phần được nhà thầu cung cấp. Chương trình sẽ được nhà thầu chuẩn bị
và sẽ được đệ trình cho chủ đầu tư phê duyệt.
Nhà thầu phải chuẩn bị lịch trình của mình, xem xét mối liên hệ thiết bị của mình
với thiết bị được cung cấp bởi nhà thầu khác. Việc lắp dặt thiết bị Cơ Điện phải được
thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà thầu cho mỗi hợp đồng.
Sau khi Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ, nó sẽ được tham chiếu như Chương trình xây
dựng được phê duyệt và sẽ trở thành một phần của hợp đồng.
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu tổ chức các cuộc
họp tại văn phòng của Chủ đầu tư, văn phòng của Nhà chế tạo, văn phòng của Chủ đầu tư
hay tại công trường khi cần thiết để phối hợp và kiểm soát. Nếu có yêu cầu của Chủ đầu
tư, Nhà thầu phải cử đại diện tham gia các cuộc họp trên, mọi chi phí do Nhà thầu chi trả.

Phần I - Chương 1 I-1-29


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Để thực hiện tiến độ xây dựng đã được phê duyệt của gói thầu này, Nhà thầu phải
phối hợp với Chủ đầu tư và các Nhà thầu khác tại công trường để đáp ứng đúng tiến độ
hoàn thành dự án. Chủ đầu tư phải sắp xếp tiến độ của các Nhà thầu.
Trường hợp xảy ra tranh chấp, quyết định của Chủ đầu tư sẽ có hiệu lực. Do đó,
Nhà thầu phải chuẩn bị chi tiết và chính xác tiến độ đã chỉ ra và các trang bị để tiến hành
công việc.
Tiến độ được chuẩn bị bởi Nhà thầu phải căn cứ những ngày nêu trên theo thực tế.
Các giai đoạn phải được phân bổ thích hợp cho chạy thử và phải được thể hiện riêng biệt
trong bảng tiến độ.
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG TÀI LIỆU NHÀ THẦU CUNG CẤP

Giai đoạn 1: Giai đoạn Giai đoạn cuối


để phê duyệt 2 (trước Thời gian tối đa để
hoặc cung khi gửi Bản vẽ hoàn công
Mô tả tài liệu bàn giao tài liệu
cấp thông tin hàng) (sau khi hoàn thành cho giai đoạn 1
(1) công trình)

Khổ bình Khổ thu Khổ Bản sao


thường nhỏ bình (4)
thường

Kế hoạch tổng thế:


trong vòng 1 tháng
Hàng quý và kế sau ngày khởi công
6
hoạch tổng thể Hàng quý: 10 ngày
trước khi bắt đầu
Quý

14 ngày sau khi kết


Báo cáo tiến độ thúc mỗi quý: báo
hàng tháng và cáo quý, 7 ngày
hàng quý 6
sau khi kết thúc
mỗi tháng: báo cáo
tháng

Danh sách bản 1 tháng sau ngày


4
vẽ chính khởi công

Các bản vẽ và 7 7 7 4 2 tháng sau ngày


tính toán thiết khởi công móng

Phần I - Chương 1 I-1-30


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Giai đoạn 1: Giai đoạn Giai đoạn cuối


để phê duyệt 2 (trước Thời gian tối đa để
hoặc cung khi gửi Bản vẽ hoàn công
Mô tả tài liệu bàn giao tài liệu
cấp thông tin hàng) (sau khi hoàn thành cho giai đoạn 1
(1) công trình)

Khổ bình Khổ thu Khổ Bản sao


thường nhỏ bình (4)
thường
kế kết cấu công trụ gió
trình xây dựng

Biện pháp và
5 tháng sau ngày
bản vẽ lắp ráp
4 6 7 3 khởi công ống
và lắp đặt trụ
draft
gió

Các bản vẽ và
1 tháng trước ngày
dữ liệu kết quả
5 5 7 3 bắt đầu chế tạo
sơ đồ điều
hoặc cấp hàng
khiển, Điện

Ghi chú trong


2 tháng sau ngày
tính toán thiết 4 7 3
khởi công
kế

Tài liệu cấp Trong thời gian


3
hàng giao hàng

Kế hoạch chất
1 tháng sau ngày
lượng của nhà 3
khởi công
thầu

Kế hoạch kiểm
tra và thí
4 tháng từ ngày
nghiệm tại công 3
khởi công
trường và tại
xưởng

Thí nghiệm tại 3 1 tháng sau ngày


xưởng và thí nghiệm chính

Phần I - Chương 1 I-1-31


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Giai đoạn 1: Giai đoạn Giai đoạn cuối


để phê duyệt 2 (trước Thời gian tối đa để
hoặc cung khi gửi Bản vẽ hoàn công
Mô tả tài liệu bàn giao tài liệu
cấp thông tin hàng) (sau khi hoàn thành cho giai đoạn 1
(1) công trình)

Khổ bình Khổ thu Khổ Bản sao


thường nhỏ bình (4)
thường
chương trình và bất kỳ
quy trình kiểm
tra

Quy trình và
2 tháng sau ngày
chương trình
từng loại thí
kiểm tra và thí 3
nghiệm cho toàn
nghiệm tại công
bộ thiết bị
trường

Báo cáo thí


nghiệm giai đoạn
đầu 14 ngày trước
ngày thí nghiệm
Thí nghiệm tại
giai đoạn 2
xưởng và bảng
2 4 Báo cáo cuối cùng
ghi kết quả kiểm
tra 14 ngày sau khi
thí nghiệm

Khi thí nghiệm


Thí nghiệm tại tiến hành, báo cáo
công trường và nghiệm thu thí
3 7
bảng ghi kết quả nghiệm (1 tháng
kiểm tra sau hoàn thành thí
nghiệm)

Giao tài liệu và


4
sổ tay lắp ráp

Phần I - Chương 1 I-1-32


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Giai đoạn 1: Giai đoạn Giai đoạn cuối


để phê duyệt 2 (trước Thời gian tối đa để
hoặc cung khi gửi Bản vẽ hoàn công
Mô tả tài liệu bàn giao tài liệu
cấp thông tin hàng) (sau khi hoàn thành cho giai đoạn 1
(1) công trình)

Khổ bình Khổ thu Khổ Bản sao


thường nhỏ bình (4)
thường

Sổ tay vận hành 4 tháng trước khi


3 6
và bảo dưỡng hoàn thành

Sách vật tư dự 4 tháng trước khi


3 7
phòng hoàn thành.

Lưu ý:
1. Tài liệu bản cuối và các bản vẽ chế tạo: 14 ngày trước khi giao hàng
2. Đối với trang tài liệu có kích thước nhỏ hơn cỡ A3 sẽ được thay bằng trang sao
chép tiêu chuẩn
3. Tập tin excel, pdf sẽ được đệ trình phù hợp
4. Tập tin bản vẽ bố trí tổng thể là tập tin Autocad

Phần I - Chương 1 I-1-33


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

BẢNG 2: THỬ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ


Nhà máy vận
hành theo các Thời hạn bảo
Sản xuất Lắp ráp điều kiện làm hành
việc (1 năm)
(28 ngày)

Thí nghiệp tại


Thí nghiệm tại công trường
xưởng

Thí nghiệm
Thí nghiệm hoàn thành nghiệm thu lần
cuối

Chạy thí
Thí nghiệm tại Thí nghiệm
nghiệm độ tin
chỗ chạy thử
cậy

Cho phép phân


phối

Chứng nhận thí nghiệm

Tiếp nhận giấy chứng nhận

Chứng nhận bảo hành

Phần I - Chương 1 I-1-34


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO THIẾT BỊ CƠ KHÍ

THIẾT KẾ
Các thiết bị được lắp đặt phải thích hợp với điều kiện vận hành liên tục và có độ bền
cao ở chế độ vận hành với công suất tối đa, trong điều kiện khí hậu và các điều kiện vận
hành tại Công trường.
Phải tránh đến mức tối đa có thể sự tiếp xúc giữa các kim loại không giống nhau,
đặc biệt là ở các phần ngập toàn bộ hoặc một phần trong nước. Các vật liệu cách điện
thích hợp như nhựa dẻo, epoxy hoặc sơn cách điện phải được sử dụng tối đa nhằm ngăn
cách tiếp xúc giữa các kim loại không giống nhau. Nếu bắt buộc sử dụng kết cấu có sự
tiếp xúc giữa các kim loại khác nhau thì hai loại kim loại này phải có tính điện hoá càng
giống nhau càng tốt. Khi hai vật kim loại khác nhau được hàn liền với nhau phải thực
hiện lớp sơn phủ bề mặt tiếp xúc của chúng.

TIÊU CHUẨN
2.2.1 Tổng quan
Các thiết bị và dịch vụ cung cấp có liên quan tới các vấn đề như thiết kế, vật liệu,
kích thước, chế tạo, thí nghiệm, chức năng hoạt động v.v. phải phù hợp với các tiêu
chuẩn quốc tế đã được quy định rõ trong chương 1: Các yêu cầu chung, trừ các trường
hợp được qui định riêng. Tất cả các sai khác phải được chính xác lại bởi Nhà thầu và phải
được Chủ đầu tư phê duyệt.
2.2.2 Tiêu chuẩn vật liệu
Tất cả các vật liệu được sử dụng để chế tạo thiết bị phải đảm bảo chất lượng, cấp độ
và các điều kiện đã quy định trong các tiêu chuẩn được phê duyệt.
Chất lượng vật liệu và tiêu chuẩn áp dụng của tất cả thiết bị phải được thể hiện rõ
ràng trên các bản vẽ hoặc bảng kê vật liệu.
Vật liệu không được nêu riêng trong chương này phải được phê duyệt trước khi sử
dụng. Những loại vật liệu như vậy phải phù hợp nhiệm vụ của chúng và tuân theo các
xuất bản mới nhất của các tiêu chuẩn thiết kế hoặc các tiêu chuẩn tương đương đã được
phê duyệt.
Các loại vật liệu nói chung phải tuân theo các tiêu chuẩn sau đây, hoặc các tiêu
chuẩn tương đương với chúng. Cấp vật liệu được sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức ứng
suất, điều kiện môi trường, độ dày của vật liệu, công nghệ chế tạo và kiểm tra.
Trừ khi có các yêu cầu đặc biệt khác, cấp vật liệu sẽ phải được nhà thầu đề xuất và
Chủ đầu tư chấp thuận.
- Thép kết cấu, cho mục đích chung:
 EN 10025

Phần I - Chương 2 I-2-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

 ISO 630
 ASTM A36
- Thép kết cấu, loại hạt mịn có thể hàn:
 EN 10028
 ISO4950, ISO 4951
- Thép thường hạt mịn, cho thép lót:
 EN 10113-2
 ASTM A516
- Thép đúc cho mục đích kỹ thuật nói chung:
 DIN 1681
 ISO 3755
 ASTM A27
- Gang cầu:
 DIN 1693
 ISO 1083
 ASTM A536
- Thép rèn cho Rôto máy phát:
 ASTM 469
- Thép chế tạo trục tua bin:
 EN 10083
 ISO 683-1
 ASTM A668
- Thép không gỉ sử dụng cho mục đích chung:
 DIN 17445
 ISO 683-13
 ASTMA240, ASTM A269
- Thép đúc không gỉ sử dụng cho mục đích chung:
 DIN 17445
 ISO 683-13
 ASTM A487
- Đồng đỏ dùng cho lót trục:
 ASTMB544, ASTMB 505

Phần I - Chương 2 I-2-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Hợp kim babbit:


 ISO 4381
 ASTM B23
- Bulong, đai ốc
ASTM A193 hoặc tương đương,
- Thép rèn
ASTM A 688 GrD hoặc tương đương,
- Thép tấm cho các bộ phận chịu áp lực
ASTM A 516 Gr. 70 hoặc tương đương,
- Các tấm từ tính
JIS C2552 hoặc tương đương
Các yêu cầu riêng tối thiểu được quy định trong các Điều kiện kỹ thuật riêng của
mỗi phần công việc, hoặc trong các mục khác nhau của các Điều kiện kỹ thuật chung
này.
2.2.3 Thử nghiệm vật liệu
Vật liệu thô được cung cấp theo hợp đồng này phải được cung cấp cùng với các biên
bản thử nghiệm, kiểm tra, phân tích tuân theo tiêu chuẩn DIN 50049-3.1 C.

ỨNG SUẤT LÀM VIỆC


2.3.1 Tải trọng
Trong suốt quá trình thiết kế thiết bị, đặc biệt là trong thiết kế các bộ phận và tổ hợp
phải chịu các ứng suất thay đổi, rung động, tác động hoặc va chạm, phải sử dụng các hệ
số an toàn hợp lý tương ứng với thực tế thiết kế được thừa nhận.
Nói chung, tải trọng sẽ được chia thành ba mức khác nhau theo các ví dụ tiêu biểu
sau đây.
2.3.1.1 Tải trọng thông thường
- Tải trọng tĩnh;
- Tải trọng từ chân không cho đến tối đa;
- Áp lực từ bên trong và bên ngoài;
- Tác động của môi trường với thời gian làm việc sau 50 năm;
- Tải trọng động sinh ra trong khi vận hành bình thường;
2.3.1.2 Tải trọng bất thường
- Tải trọng không đối xứng gây ra bởi các lực ma sát không đều.
- Vận hành ổn định hay quá độ của tổ máy khi xả đầy tải trong điều kiện vận tốc gió

Phần I - Chương 2 I-2-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

lớn nhất.
2.3.1.3 Tải trọng cực đoan
- Tải trọng do động đất;
- Tải trọng gây ra bởi gió cực đoan;
- Tải trọng gây ra do vận chuyển và lắp đặt;
- Các trạng thái sự cố, các lực ngắn mạch trong máy phát;
- Lồng tốc liên tục của tổ máy;
- Tại áp lực thí nghiệm cao hơn áp lực thiết kế 50%.
Các tải trọng biến đổi phải được kết hợp với các tải trọng bình thường về mặt vật lý
nếu như có thể, và các tổ hợp điều kiện cực đoan nhất phải sử dụng cho thiết kế. Tại các
tải trọng bất thường và cực đoan, mỗi trường hợp tải trọng bất thường hoặc cực đoan đó
phải được kết hợp với một tải trọng bình thường nhất. Không cần phải kết hợp các trường
hợp tải trọng bất thường hoặc cực đoan với nhau.
2.3.1.4 Các điều kiện thiết kế thông thường
Các mức ứng suất sau đây trong các trường hợp tải trọng khác nhau là các giá trị tối
đa cho phép. Các mức ứng suất thấp hơn có thể được trình bày trong các đặc điểm kỹ
thuật chi tiết ở các phần riêng của từng hạng mục công việc, trong các mục khác nhau của
các Điều kiện kỹ thuật chung này, hoặc trong các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau sử dụng
cho các tổ hợp cụ thể.
Dưới các điều kiện thiết kế, mức ứng suất tổ hợp tính toán theo lý thuyết của Von
Mises trong vật liệu không được vượt quá các giá trị dưới đây trừ các trường hợp do Nhà
thầu đệ trình và được Chủ đầu tư phê duyệt.
Mức ứng suất đối với thép kết cấu được dựa trên các đặc tính thép sau đây:
- Tỉ số giữa giới hạn bền và giới hạn chảy Nhỏ nhất 1,2.
- Độ giãn dài tương đối Tối thiểu 17%.
Các đặc tính tối thiểu phải được kiểm tra theo phương của ứng suất chính cao nhất
của các tổ hợp, bao gồm cả các vùng hàn.
Đối với các loại vật liệu khác, ứng suất kéo hoặc nén tối đa không vượt quá 1/3 giới
hạn chảy và 1/5 giới hạn bền của vật liệu.
Nói chung ứng suất cắt không được vượt quá 57% ứng suất kéo cho phép.
Giới hạn chảy phải có nghĩa là giới hạn chảy tối thiểu được đảm bảo. Đối với các
vật liệu không có điểm chảy xác định, phải sử dụng ứng suất chịu đựng là 0,2%.
Mức ứng suất chung tối đa phải được tính toán phù hợp với thuyết đàn hồi, có tính
đến các thành phần ứng suất chính.

Phần I - Chương 2 I-2-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.3.1.5 Điều kiện thiết kế không bình thường


Đối với vật liệu thép kết cấu, mức ứng suất tối đa có thể tăng tới 75% giới hạn chảy
và tới 85-90% giới hạn chảy đối với ứng suất trung bình ở điểm tập trung ứng suất cục
bộ.
Với các loại vật liệu khác, ứng suất có thể tăng lên tùy thuộc vào từng loại vật liệu.
2.3.1.6 Điều kiện thiết kế cực đoan
Đối với vật liệu thép kết cấu, mức ứng suất tối đa có thể tăng tới 80% giới hạn chảy
và tới 90% giới hạn chảy đối với mức ứng suất trung bình ở điểm tập trung ứng suất cục
bộ.
Dưới các điều kiện lồng tốc lớn nhất, phải tính đến các lực gia tăng do tải trọng làm
cho biến dạng.
2.3.1.7 Điều kiện tới hạn thiết kế đặc biệt - Tải trọng động đất
Hai mức tải địa chấn phải được xem xét:
DBE: động đất cơ bản thiết kế
MCE: động đất tin cậy lớn nhất
Phải giả thiết rằng gia tốc theo phương đứng và phương ngang không xuất hiện
đồng thời.
Theo mức DBE, thừa nhận thiết bị phải chịu được ứng suất trong khi vẫn hoạt động.
Theo mức MCE, phải thừa nhận một số chi tiết của thiết bị bị phá huỷ, nhưng sự an
toàn của công trình phải được đảm bảo. Thiết bị phải có thể hoạt động lại sau khi sửa
chữa.
Tiêu chí thiết kế đối với tải trọng động đất phải trình Chủ đầu tư phê duyệt.
Trừ các trường hợp đã được quy định, tải trọng động đất phải được tính toán như tải
trọng tĩnh giả định, sử dụng các gia tốc theo phương nằm ngang và thẳng đứng đã quy
định, thông thường là 10% đến 30% gia tốc trọng trường.

CHẾ TẠO VÀ HÀN


2.4.1 Gia công
Gia công cho các chi tiết phải chính xác và theo đúng với các kích thước quy định
để có thể sẵn sàng lắp đặt các chi tiết thay thế theo đúng với các bản vẽ thiết kế. Các chi
tiết tương tự nhau và các chi tiết, bộ phận dự phòng phải có khả năng lắp lẫn.
Toàn bộ công tác gia công phải được thực hiện nhằm giữ cho các bề mặt liền kề
khớp với nhau. Các bề mặt chưa hoàn thiện phải được gia công đúng theo các đường nét
và kích thước thể hiện trên bản vẽ, và phải được làm nhẵn bề mặt không còn các vết gồ
ghề, lồi lõm.

Phần I - Chương 2 I-2-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Hoàn thiện bề mặt của tất cả các chi tiết và bộ phận phải phù hợp với sức bền và các
yêu cầu phục vụ tương ứng, và phải theo đúng với các bản vẽ được phê duyệt. Các bề
mặt sẽ được gia công hoàn thiện phải được thể hiện trong các bản vẽ chế tạo bằng các
biểu tượng tiêu chuẩn hoá tương ứng.
2.4.2 Chuẩn bị cho công tác hàn
Tất cả các mối hàn phải được thực hiện như đã thể hiện trong các bản vẽ chi tiết và
bằng biện pháp thích hợp sao cho giảm tới mức tối thiểu các ứng suất dư và biến dạng.
Các đường hàn phải càng ở xa phía ngoài vùng tập trung ứng suất càng tốt.
Phải nộp đầy đủ các thông tin liên quan đến các mối hàn lớn trên thiết bị:
- Các mối hàn tạo hình (hàn góc) theo các kiểu hàn cơ bản yêu cầu cho việc chế tạo
và lắp đặt các thiết bị.
- Các phạm vi áp dụng công nghệ hàn tự động.
- Các phạm vi áp dụng công nghệ hàn thủ công.
- Các phạm vi được dự định áp dụng nhiệt luyện trước khi hàn, giải phóng ứng suất
sau khi hàn, giải phóng ứng suất luyện và thường hoá đầy đủ tương ứng với độ
dày và kiểu vật liệu dự kiến.
- Các que hàn hoặc dây hàn và bột gây cháy sẽ được sử dụng với vật liệu dự kiến.
- Dung sai tiêu chuẩn đối với sự sai lệch của các góc hàn, các mối hàn theo chiều
dọc và theo chu vi của các ống tròn, và dung sai khe hở cơ bản.
Thông tin và đặc điểm kỹ thuật đầy đủ của các đường hàn cơ bản phải được trình
bày trong các bản vẽ thiết kế. Các bản vẽ phải chỉ ra kiểu hàn, chọn lựa que hàn, dây hàn
và bột hàn sẽ sử dụng. Số lượng các lớp hàn phải được quyết định dựa trên cơ sở độ dày
của tấm kim loại. Sau khi hoàn thiện mỗi lớp hàn, phải cạo sạch cặn đường hàn trước khi
tiếp tục hàn lớp tiếp theo. Đối với các chi tiết phức tạp, quy trình hàn phải được thể hiện
rõ ràng trên các bản vẽ tương ứng.
Các bộ phận và các bề mặt sẽ được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn phải
được cắt chính xác theo kích thước với các mép được làm phẳng hoặc gia công để phù
hợp với kiểu hàn yêu cầu, cho phép thẩm thấu và hợp nhất toàn bộ vết hàn với vật liệu
chủ thể.
Bề mặt của các bộ phận sẽ được hàn phải được vệ sinh sạch bụi, mỡ, vảy cán, và các
chất lạ khác trong một phạm vi ít nhất là 30mm tính từ mép vết hàn trở ra. Toàn bộ các
vật liệu sơn phải được di chuyển ra phía sau khu vực chịu ảnh hưởng của nhiệt. Tránh
không được hàn lên trên các lớp sơn lót tráng kẽm.

Phần I - Chương 2 I-2-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.4.3 Quy trình hàn


Toàn bộ các mối hàn phải được thực hiện bằng phương pháp hồ quang điện
(SMAW) và/hoặc phương pháp khí trơ (TIG/MIG) theo các tiêu chuẩn liên quan, trừ các
trường hợp quy định riêng đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
Tiêu chuẩn hàn phải phù hợp với các quy trình hàn đã được chấp thuận, tuân theo
EN-288 - Quy phạm về nồi hơi và bình áp lực ASME - Phần VIII - Chương 1; hoặc tiêu
chuẩn tương đương khác; và theo Quy phạm AWS - Quy trình chất lượng tiêu chuẩn”,
tuỳ theo từng khả năng áp dụng.
Thử nghiệm chất lượng phải bao gồm các thử nghiệm về tác động đối với các vật
liệu liên kết hàn từ đó có thể xác định các loại thí nghiệm tác động. Đối với một số mối
hàn, có thể yêu cầu thực hiện các thử nghiệm chất lượng đặc biệt nhằm mô phỏng các
điều kiện hàn để giống với thực tế hơn so với một thử nghiệm chất lượng tiêu chuẩn. Phải
xem xét các thí nghiệm chất lượng và kinh nghiệm đã có trước đây.
Các đặc điểm kỹ thuật quy trình hàn (WPS) và các Báo cáo chất lượng quy trình hàn
(PQR) được phê duyệt cùng với đầy đủ các thông tin về tất cả các yếu tố đã được trình
bày trong các mẫu khai về quy trình hàn tương ứng phù hợp với các tiêu chuẩn thực tế, ví
dụ như QW-482 và QW-483 của tiêu chuẩn ASME, Phần IX.
Quy trình hàn phải được lựa chọn nhất quán với thành phần và đặc tính của vật liệu
chủ thể, kiểu mối hàn và ứng suất làm việc tại các mối hàn nối. Mỗi khi có yêu cầu, phải
cấp nhiệt và nhiệt luyện trước cho các đường hàn.
Các đặc tính kỹ thuật cơ của mối hàn phải phù hợp với vật liệu chủ thể như đã được
quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Tất cả các mối hàn nối thép tấm theo chiều ứng suất chính phải được hàn đơn hoặc
kép. Các tấm kim loại gần nhau chịu ứng suất cao phải có chiều dày chênh nhau tối đa
3mm. Nếu sự chênh lệch lớn hơn thì tấm kim loại dày hơn phải được vát mép với độ
nghiêng tối đa là 1: 4.
Các mối hàn cơ bản phải được chế tạo phẳng theo quy định trong quy trình hàn đã
được phê duyệt. Bên cạnh đó, tất cả các mối hàn tiếp xúc với nước có tốc độ dòng chảy
≥10m/s phải được mài nhẵn bằng mặt với các tấm kim loại, trừ các trường hợp khác đã
được chấp thuận.
Trước khi hàn, phải loại bỏ các mối hàn đính có khuyết tật hoặc rạn nứt.
Đối với các mối hàn nối đầu kép, phần chân mối hàn phải được loại bỏ hoàn toàn
bằng cách mài hoặc đo lại trước khi tiếp tục hàn trên các cạnh khác để tránh đóng cặn.
Tại các vị trí có các bộ phận kết cấu phụ được hàn với các tổ hợp chính phục vụ
mục đích lắp đặt, phải chú ý đặc biệt tới các mối hàn nối. Khi đã hoàn thành việc lắp đặt,
các bộ phận kết cấu phụ này phải được tháo bỏ bằng phương pháp hàn hơi, sau đó sẽ mài

Phần I - Chương 2 I-2-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

bằng các vùng bị ảnh hưởng mà không gây thêm các ứng suất nhiệt cục bộ. Không được
phép áp dụng phương pháp tháo bỏ bằng cơ học.
Các điện cực dùng để hàn hồ quang phải được phân loại dựa trên các đặc tính cơ
học của xỉ kim loại sau khi hàn, kiểu lớp phủ, kiểu hấp thụ hydrô, vị trí hàn của các que
hàn và dòng điện hàn.
Các điện cực chỉ được sử dụng ở các vị trí và trong điều kiện sử dụng dự tính phù
hợp với các hướng dẫn cho từng thùng hàng. Các điện cực để hàn thủ công phải phù hợp
với các mối hàn ở bất kỳ vị trí nào.
Trong khi tiến hành hàn các que hàn phải được giữ và sấy khô trước khi hàn theo
đúng với hướng dẫn của nhà chế tạo.
Không được bắt đầu đánh lửa các điện cực trên bề mặt thép ở gần mối hàn, mà phải
thực hiện ở bên cạnh đường xoi để tránh gia tăng tính cứng cục bộ không có lợi. Các
điểm phát hiện đánh lửa que hàn cục bộ phải được dập tắt thích đáng.
2.4.4 Hàn thép không gỉ
Các mối hàn trên thép không gỉ phải được hàn bằng khí trơ (TIG/MIG). Khí trơ phải
được nạp vào các đường ống theo từng phần trong suốt quá trình hàn.
Các mối hàn đối đầu trên các đường ống mỏng phải có một đường hàn xuyên hoàn
toàn và nhẵn ở cả bên trong và bên ngoài. Các mối hàn xuyên từng phần, đứt quãng, hoặc
thổi kim loại không được chấp nhận.
Các mối hàn hoặc vùng ảnh hưởng bởi nhiệt luyện phải được cẩn thận cạo sạch cặn
và vệ sinh toàn bộ bằng bột vệ sinh thích hợp và nước sạch nếu như không áp dụng
phương pháp hàn khí trơ hoặc có áp dụng nhưng bị lỗi. Các dụng cụ bằng thép các bon
không được sử dụng.
2.4.5 Nhiệt luyện
Yêu cầu đối với công tác nhiệt luyện phải phù hợp với các Tiêu chuẩn Thiết kế đã
được chấp thuận và theo Quy phạm “Nồi hơi và Bình áp lực” có tính đến các mức ứng
suất và nhiệt độ thiết kế khác nhau, các đặc tính của vật liệu bao gồm: độ bền vết nứt, độ
dày vật liệu, và các quy trình tạo khuôn, hàn và kiểm tra. Trước khi gia công hoàn thiện,
các bộ phận và chi tiết đã hàn phải được nhiệt luyện tại xưởng chế tạo.
Nhiệt độ nung và duy trì phải tuân theo tiêu chuẩn AWS D1.1, mục 3.5 và bảng 3.2.
Nhiệt luyện mối hàn (PWHT) phải tuân theo tiêu chuẩn ASME VIII, Div.1, UW -
40 và UCS-56.
Nhiệt động nung, duy trì và PWHT trong mỗi trường hợp phải tuân theo yêu cầu
trong WPS được phê duyệt.
Tất cả công tác nhiệt luyện phải được lưu lại và báo cáo.

Phần I - Chương 2 I-2-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các phương pháp nhiệt luyện phải được trình nộp cho Chủ đầu tư phê duyệt.
2.4.6 Quản lý chất lượng và quy trình hàn
Các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng, ví dụ như thí nghiệm không
phá hủy (NDT), phải được tiến hành theo đúng với các quy phạm chế tạo tương ứng và
các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục “Thử nghiệm không phá huỷ” trong chương này.
2.4.7 Năng lực của thợ hàn
Đối với các mối hàn trên các chi tiết chịu ứng suất nguyên lý, các chi tiết chịu rung
hoặc chịu mỏi thì tiêu chuẩn quy trình hàn, năng lực của thợ hàn và nhân viên vận hành
máy hàn phải phù hợp với tiêu chuẩn EN-287 và EN-288. (Quy phạm Nồi hơi và Bình áp
lực của ASME, Phần VIII và IX).
Toàn bộ các chứng chỉ của thợ hàn và nhân viên vận hành máy hàn phải được Chủ
đầu tư phê duyệt.
2.4.8 Thử nghiệm không phá huỷ
Chương trình chế tạo phải cho phép để kiểm tra phù hợp với các yêu cầu sau đây về
thử nghiệm không phá huỷ".

STT Kiểu mối hàn Kiểu kiểm tra Nội dung Kiểm tra

Hàn đường rãnh trên mối hàn chịu


1 X - quang 100 %
kéo

Hàn đường rãnh trên mối ghép nối


2 X - quang 10 %
ép đối đầu

Hàn đường rãnh trên mối nối


3 không phù hợp với việc chụp X – Siêu âm 100 %
quang

4 Hàn thép ốp không gỉ Thẩm thấu chất lỏng 100 %

Hàn cạnh vát mét và đầu cuối của Thẩm thấu chất lỏng 100 %
5 các chi tiết đúc hoặc các tấm được Hạt từ tính 100 %
thực hiện hàn ở công trường
X - quang Nối hàn chữ T

6 Các mối hàn khác Hạt từ tính 20 %

Khiếm khuyết các mối hàn phải được sửa chữa thoả mãn các yêu cầu của Điều kiện
kỹ thuật này và phải được kiểm tra bằng các phương pháp tương tự đã sử dụng để phát
hiện căn nguyên khiếm khuyết hoặc biện pháp khác được phê duyệt bởi Chủ đầu tư.

Phần I - Chương 2 I-2-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.4.9 Các khớp nối bằng bu- lông và đai ốc


Các khớp nối bằng bu-lông phải được thiết kế và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn
kỹ thuật và tuân theo các tiêu chuẩn đã được chấp thuận. Tất cả các lỗ bu-lông phải được
khoan, đục theo yêu cầu sao cho khớp với bu-lông với độ chính xác thích hợp. Các bu -
lông phải có vòng đệm và khoá hãm như yêu cầu. Các bộ phận để ghép chính xác phải
được lắp với các chốt định vị. Nói chung, các lỗ để bắt bu-lông, đai ốc phải có cùng khả
năng bảo vệ chống han rỉ như các thiết bị còn lại (chủ thể).
Bu-lông và đai ốc phải có các đường ren tiêu chuẩn tính theo hệ mét và phải được
chế tạo từ thép không gỉ.
Tất cả các khớp nối bằng bu-lông và đai ốc phải được bảo vệ chống han rỉ thích
hợp. Tất cả các bu - lông, đai ốc, đinh và vít (bao gồm cả các vòng đệm) đều phải chế tạo
từ thép không gỉ hoặc được mạ kẽm nóng với chất lượng 8.8, nếu không có các yêu cầu
hoặc quy định khác vì những lý do đặc biệt. Đai ốc và đầu bu-lông phải có hình sáu cạnh
và bề mặt chính xác. Bu-lông và vít có đầu kiểu đầu có hốc lục giác hoặc đầu chìm không
được sử dụng nếu không vì các lý do thích hợp.
2.4.10 Dung sai
Dung sai trụ tua bin gió, chi tiết đặt sẵn trong bê tong, bulông neo tuân theo yêu cầu
của nhà chế tạo tua bin gió và được kiểm tra với sựu có mặt của nhà chế tạo.
Dung sai liên quan tới tất cả các thiết bị và hàng hoá cung cấp phải được chọn theo
đúng với các yêu cầu về chế tạo, lắp đặt, vận hành, và bảo dưỡng dựa trên thực tiễn kỹ
thuật tốt nhất. Tất cả các yếu tố liên quan phải được chú ý, bao gồm những biến dạng do
thay đổi nhiệt độ và các lực phát sinh trong các điều kiện bình thường cũng như cực
đoan. Dung sai áp dụng phải được thể hiện trên các bản vẽ.
Nếu không có các quy định riêng thì dung sai về kích thước và hình dạng phải tuân
theo tiêu chuẩn ISO 2768, cấp trung bình.
Nói chung, các đường ống, thép tấm và thép hình phải có dung sai bề dày và độ
thẳng, v.v. tuân theo ISO 7452 hoặc các tiêu chuẩn khác đã được chấp thuận. Nếu không
có các quy định riêng, các thông số sau đây sẽ được áp dụng:
Độ thẳng và độ phẳng của các thanh thép hình và thép tấm:
- Độ thẳng của thép hình có L < 12000mm:
- Độ sai lệch theo một đường thẳng phải nằm trong phạm vi +0,002L.
- Độ sai lệch theo một đường thẳng phải nằm trong phạm vi +0,002L.
- Mặt cắt cuối đường ống phải vuông góc với trục của đường ống.
Độ dày
- t < 10 mm : Dung sai + 0,45/-0,35mm.

Phần I - Chương 2 I-2-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- t > 10 mm : Dung sai + 1,0/-0,5 mm.


Dung sai về hình dạng:
- Nếu không có quy định khác, dung sai hình dạng trên các bộ phận đặc trưng so với
lý thuyết không được vượt quá các giá trị sau đây:
- Dung sai giữa giá trị đo thực tế và lý thuyết của các bề mặt cong không được vượt
quá 0,2%D trên chiều dài một dây cung 0,2D. Các đường ống hoặc các vỏ bọc
phải có độ cong dương, không có vết lồi lõm trên toàn bộ chu vi.
Phụ kiện lắp đặt và căn chỉnh thép tấm:

Mô tả Các mối nối cơ bản Các mối nối thứ cấp

Độ lệch lớn nhất

Theo đường tâm 0,1t 0,1t

Theo toàn bộ tấm tối đa 3mm tối đa 3mm

Độ lệch lớn nhất 0,1t 0,1t + 1mm

Theo bề mặt tối đa 3mm tối đa 4mm

- Các khớp nối cơ bản vuông góc với hướng ứng suất chính, các khớp nối thứ cấp
thì song song với hướng ứng suất.
Độ lồi của đường hàn

Độ dày của tấm đế Độ lồi

t < 12 mm 1,5 mm

13 < t < 25 mm 2,5 mm

26 < t < 52 mm 3,0 mm

Độ lõm do mài vết hàn


- Độ lõm < (t + w)/100
Đường kính ống
- Đường kính trong phải nằm trong phạm vi ±0,2% giá trị danh định D trừ các
trường hợp được quy định riêng.
Độ tròn của ống
- Độ khác biệt giữa đường kính bên trong lớn nhất và nhỏ nhất không được vượt

Phần I - Chương 2 I-2-11


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

quá 1% đường kính danh định.


(Dmax - Dmin) < 0,01 D danh định
Chiều dài ống
L > 6000mm: +15/-0 mm
L < 6000mm: +10/-0 mm
Các ký hiệu (đơn vị tính mm)
- D = đường kính trong của ống hoặc 2 lần bán kính của tấm thép cong.
- w = Bề rộng của đường hàn.
- t = Bề dày của tấm đế.
- L = độ dài đo thực tế của ống, thép hình, thép tấm.

CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG


2.5.1 Khái quát
Các hệ thống đường ống phải được thiết kế tuân theo ASME B31.1, DIN 2413 hoặc
các tiêu chuẩn tương đương khác.
Các đường ống, mặt bích, van và phụ kiện lắp đặt cho các hệ thống phụ và các hệ
thống thủy lực phải được chia thành nhóm tùy theo đường kính danh định (DN) và áp
suất danh định (PN) của chúng.
Toàn bộ hệ thống đường ống phải được cung cấp đồng bộ gồm các mặt bích, các
khớp nối, các khớp giãn nở, các miếng đệm, vật liệu đóng gói, các van, đường dẫn nước
thải, ống thông khí, giá treo ống, giá đỡ, v.v. Thêm vào đó, các kết cấu thép như lối đi,
sàn, thang xây và thang thép trên các đường ống có đường kính lớn nằm cách sàn hơn
600mm phải được cung cấp và phải được ghi giá trong Hồ sơ chào thầu.
Toàn bộ đường ống, van, mặt bích, khớp nối và phụ kiện phải được thiết kế để chịu
được các áp lực lớn nhất xuất hiện trong khi vận hành, bao gồm áp lực nước va và các
loại áp lực khác xuất hiện trong thời gian ngắn. Nếu không có quy định khác, toàn bộ
đường ống, van và phụ kiện phải được phân loại tối thiểu theo nhóm PN10, ở nhiệt độ
môi trường là 40oC nhưng không thấp hơn áp lực lớn nhất xuất hiện hoặc nhiệt độ làm
việc trung bình cao nhất.
Nếu không có quy định khác, các đường ống nước áp lực nói chung phải có kích
thước dể duy trì tổn thất áp lực nhỏ hơn 50kPa trên 100m đường ống, tốc độ nước lớn
nhất trong ống là 3m/s và 3,5m/s đối với van.
Toàn bộ hệ thống đường ống phải được thử nghiệm áp lực với giá trị bằng 150% áp
lực thiết kế, và phải tuân theo các yêu cầu thử nghiệm trong các Điều kiện kỹ thuật riêng.

Phần I - Chương 2 I-2-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Tất cả các đầu áp lực trích từ buồng xoắn tuốc bin hoặc đường ống áp lực phải được
trang bị các van cách ly, bổ sung cho các van vận hành như đã mô tả.
Hệ thống đường ống phải được sơn hoặc được kẻ vạch và dán nhãn theo các tiêu
chuẩn đã được công nhận. Bảng kê mã màu và nhãn phải được Chủ đầu tư phê duyệt. Tất
cả các hệ thống đường ống phải được đánh dấu bằng các mũi tên thể hiện chiều dòng
chảy.
2.5.2 Đường ống
Tất cả các đường ống phải chịu được áp lực từ bên ngoài ít nhất là 0,2MPa.
Các đường ống chế tạo từ thép đúc không được sử dụng cho các hệ thống áp lực.
Các ống thép các bon phải có bề dày thành ống tối thiểu bằng bề dày thành ống tiêu
chuẩn của các đường ống thép hàn, theo tiêu chuẩn ISO 4200 (DIN 2458). Các đường
ống này phải được thiết kế sao cho chịu được áp lực từ bên trong tuân theo DIN 2413
hoặc các tiêu chuẩn tương đương, và các đường ống chế tạo từ các loại vật liệu khác phải
được thiết kế tương ứng.
Phải lưu ý tới nguy cơ ăn mòn điện hoá và sự có mặt của dòng điện cảm ứng trong
hệ thống đường ống. Các mặt bích cách điện cần thiết phải được cung cấp và phải tính
đến việc phân loại theo vật liệu khác nhau.
Các đường ống nhựa phục vụ mục đích dẫn khí hoặc nước làm mát có thể được chế
tạo từ sợi Polieste/epoxy gia cố bằng sợi thủy tinh (GAP), chlorid polyvinyl (PVC) hoặc
polyethylen mật độ độ cao (HDPE). Mật độ và các đặc tính khác của vật liệu phải được
xem xét phù hợp với kích thước, cấp áp lực theo như đã được đề ra trong các tiêu chuẩn
liên quan. Các đường ống chế tạo bằng nhựa phải có hệ số an toàn chống vỡ 2,5 với tuổi
thọ 50 năm vận hành tại nhiệt độ và áp lực thiết kế.
Công tác hàn cũng như thực hiện các lớp phủ bảo vệ chống han rỉ phải được thực
hiện tại Nhà máy chế tạo càng nhiều càng tốt. Các liên kết bằng mặt bích hoặc khớp nối
(rắc-co) phải được áp dụng khi cần để phục vụ vận chuyển, lắp đặt hoặc tháo rời khi sửa
chữa.
Các đường ống nối với các khớp co dãn đặt trong kết cấu xây phải được trang bị các
khớp nối mềm để cho phép thay đổi hướng tâm đường ống theo các phương thẳng đứng,
nằm ngang, hoặc lệch góc.
Các đường ống phải được lắp đặt có độ nghiêng để cho phép thoát nước hoàn toàn
và ngăn ngừa kẹt khí và phải trang bị các van xả hoặc van xả khí.
Giữa các đường ống song song phải có khoảng cách thích hợp để cho phép dễ dàng
bảo dưỡng đường ống này mà không ảnh hưởng đến các đường ống khác. Khoảng cách
tối thiểu giữa các đường ống đi trên không tới các sàn vận hành là 2m. Các đường ống
không được làm ảnh hưởng đến các lối đi tới các van hoặc các thiết bị khác. Tất cả các

Phần I - Chương 2 I-2-13


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

van, xi-phông và các phụ kiện khác của hệ thống phải được lắp đặt ở các vị trí có thể dễ
dàng tiếp cận được.
2.5.3 Mặt bích và đệm
Toàn bộ các mặt bích phải theo hệ đo lường mét (Metric) tương ứng với ISO 7005
(DIN 2501), trừ các mặt bích phi tiêu chuẩn được quy định rõ ràng. Các mặt bích phải là
loại vòng trượt hoặc cổ hàn (weld neck). Bề mặt làm kín phải được gia công.
Các mặt bích hàn của các đường ống thép phải có tiêu chuẩn chất lượng tuân theo
DIN-EN 10025 cấp Fe 360 C hoặc cấp tốt hơn. Các mặt bích sử dụng cho các đường ống
thép không gỉ phải được chế tạo từ vật liệu có chất lượng tương ứng với vật liệu làm
đường ống.
Các mặt bích rời sử dụng cho các đường ống nhựa phải được chế tạo từ thép các bon
hoặc nhôm, miễn là các biện pháp bảo vệ chống han rỉ phù hợp phải được áp dụng.
Các mặt bích rời có các vòng đệm thép không gỉ sử dụng cho các đường ống thép
không gỉ có thể được chế tạo từ thép không gỉ hoặc nhôm với vỏ bọc là vật liệu cách
điện. Các vòng đệm kiểu cuốn không được phép sử dụng tại các vị trí có độ rung hoặc áp
lực lớn hơn 10 bar hoặc với các kích thước lớn hơn 150mm.
Các miếng đệm dẹt phải được chế tạo từ cao su và tăng cứng bằng lưới kim loại
hoặc bằng loại vật liệu tốt hơn.
Các bu lông và đai ốc dùng để bắt mặt bích nhôm phải được chế tạo từ thép không
gỉ hoặc thép mạ kẽm nóng có bổ sung thêm chất cách điện và bảo vệ chống han rỉ phù
hợp.
2.5.4 Phụ kiện
Các phụ kiện phải được chế tạo từ loại vật liệu tương tự hoặc tốt hơn loại vật liệu
chế tạo đường ống kết hợp, và phải được bảo vệ chống ăn mòn thích hợp. Các phụ kiện
có ren không được phép sử dụng cùng với các đường ống có kích thước lớn hơn 50mm
(ND-50).
2.5.5 Van
Van cung cấp phải tuân theo DIN 3230 và các tiêu chuẩn liên quan và phải được
chống rò rỉ (định mức 1, tiêu chuẩn DIN 3230, phần 3) ở cả hai chiều dòng chảy.
Theo khả năng tốt nhất có thể, các van sử dụng cho các nhiệm vụ tương tự nhau
phải có cùng loại và công nghệ chế tạo để có thể tráo đổi cho nhau.
Các van cỡ nhỏ có áp lực làm việc danh định dưới 10bar, đường kính danh định
dưới 100DN sử dụng cho các đường ống nước có thể được chế tạo từ gang cầu đúc hoặc
hợp kim đồng thích hợp. Các loại van này phải phù hợp với DIN 3230, phần 1 và 2 “Các
điều kiện kỹ thuật đối với cung cấp van”.

Phần I - Chương 2 I-2-14


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các van cỡ trung bình, được quy định là các loại van có đường kính dưới 500DN
thuộc nhóm áp lực làm việc PN 10, dưới 400DN thuộc nhóm PN16, dưới 300 DN thuộc
nhóm PN25, dưới 200DN thuộc nhóm 40PN hoặc dưới 50 DN thuộc nhóm áp lực cao
hơn phải tuân theo DIN 3230 - Phần 4.
Đối với các loại van có áp lực danh định tới PN 25, thân van có thể được đúc từ
gang cầu với tiêu chuẩn chất lượng ít nhất là 400-12 ISO 1083 (DIN 1693 GGG-40). Đối
với các loại van có kích thước lớn hơn hoặc áp lực làm việc cao hơn, thân van phải được
chế tạo từ thép hàn, thép đúc hoặc thép rèn. Với loại chế tạo từ thép đúc, phải sử dụng vật
liệu có tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn GS 45,3 tương ứng với DIN 1681. Không
được sử dụng các loại vật liệu khác để chế tạo thân van ngoại trừ được Chủ đầu tư phê
duyệt.
Các loại van cỡ nhỏ và trung phải được cấp kèm theo các báo cáo thử nghiệm tuân
theo tiêu chuẩn ISO 404, 5.3.1.2.2 (DIN 50049 2.2).
Các loại van cỡ lớn có đường kính và áp lực làm việc vượt quá giới hạn trên đây
phải tuân theo tiêu chuẩn DIN 3230 phần 6, kèm theo chứng chỉ kiểm tra tuân theo theo
tiêu chuẩn ISO 404, 5.3.2.3.a. (DIN50049 3.1B), trừ các trường hợp được quy định riêng.
Các thân van cung cấp phải được chế tạo từ gang cầu đúc, thép đúc hoặc thép hàn
tuân theo DIN 3230, phần 6.
Tuỳ theo từng vị trí, các trục quay, gioăng, đế và các chi tiết chịu mài (hao) mòn
khác phải được chế tạo từ các loại vật liệu chịu ăn mòn phù hợp. Các van phải được thiết
kế sao cho không rung động trong khi đang vận hành hoặc khi van ở vị trí gần đóng hoặc
gần mở hoàn toàn. Tất cả các van phải được thiết kế để chịu được áp lực đóng và mở mà
không bị xâm thực hoặc rung động. Nếu cần, phải cung cấp các van bypass với kích
thước thích hợp. Không được sử dụng van để điều tiết lâu dài ở chế độ chênh lệch áp lực
hoàn toàn, trừ các trường hợp đã được quy định riêng.
Phải tạo mép bích cho các van cách ly hoặc van trên các đường ống trích trực tiếp từ
thượng lưu hoặc hạ lưu. Van cánh kiểu tràn tự do có cánh bọc cao su, thân bọc nhựa
epoxy phải được ưu tiên sử dụng tại các mức áp lực dưới 16 bar và kích thước nhỏ hơn
400 ND.
Các van cách ly phải được trang bị các bộ chỉ báo vị trí và khoá cho các vị trí đóng
và mở.
Các loại van khác phải là loại van cánh, van cầu (thích hợp với cỡ nhỏ, áp lực làm
việc lớn) hoặc van bướm cho cỡ lớn và áp lực làm việc tối đa tới 16 bar. Các van bướm
có thể là loại ghép bằng bích hoặc vấu lồi, bọc nhựa hoặc cao su với gioăng cao su. Các
van loại vấu lồi phải có các lỗ ren để bắt bu lông.
Tay quay và tay nắm của van phải có kích thước đủ lớn, và nếu cần thiết thì phải
trang bị các trục quay và cơ cấu bánh răng để sao cho một nhân viên có thể thao tác các

Phần I - Chương 2 I-2-15


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

van dễ dàng và thuận tiện khi van đang trong điều kiện làm việc. Nếu sử dụng các trục
quay, phải cung cấp các ổ bạc với số lượng thích hợp, và tại các vị trí xuyên qua bê tông
phải được lắp đặt ống bạc lót cho mục đích bảo vệ. Tất cả các bộ phận, thiết bị lắp đặt
phải được chế tạo từ vật liệu chịu ăn mòn phù hợp, và phải được Chủ đầu tư chấp thuận
trước khi tiến hành.
Các van vận hành bằng tay cỡ lớn (DN >300) phải được trang bị khoá thích hợp ở
bất kỳ vị trí nào.
Các van phải được đóng bằng tay quay hoặc tay nắm quay theo chiều kim đồng hồ,
và nói chung phải được trang bị các bộ chỉ báo vị trí, bộ phận chặn hoặc thiết bị tương
đương.
Các van xả áp, van an toàn và các bộ phận tương tự phải có khả năng vận hành mà
không bị rung động, và phải có một dải áp lực làm việc xác định rõ ràng trong phạm vi
đóng và mở. Van phải được thử nghiệm tại xưởng chế tạo và được cấp chứng chỉ vật liệu
phù hợp với tiêu chuẩn ISO 404 5.3.2.3.a (DIN 50049 -3.1.B).
Các đường ống dẫn đến bộ tác động thủy lực phải được trang bị các bộ lọc tinh phù
hợp, và toàn bộ các bộ phận phải được chế tạo từ thép không gỉ hoặc các vật liệu chịu ăn
mòn.
Các bộ tác động van tự động, vận hành bằng điện, thủy lực hoặc khí phải được chế
tạo từ các loại vật liệu phù hợp với các điều kiện vận hành và môi trường. Các bộ tác
động phải có các bộ chỉ báo vị trí đóng và mở tại chỗ, các công tắc giới hạn có thể điều
chỉnh và phải có các biện pháp hợp lý để vận hành bằng tay. Nếu có quy định riêng, phải
cung cấp các bộ chỉ báo vị trí từ xa. Các bộ tác động vận hành bằng thuỷ lực phải được
trang bị đồng bộ các ống xả và ống thu nước rò rỉ tới các rãnh thoát nước gần nhất.
Các van cầu vận hành tự động phải có các ổ bạc ở cả hai bên cầu van.
Các phần tử mang điện phải có cấp bảo vệ IP 53 và được trang bị các công tắc hành
trình và các bộ giới hạn mô men xoắn, trừ các trường hợp được quy định riêng.
Các giclơ phải được chế tạo từ thép không gỉ.
Các van dẫn hướng, vận hành bằng tay hoặc bằng cuộn điện từ phải được chế tạo từ
các vật liệu chịu ăn mòn, có kích thước hợp lý với tổn thất cột nước nhỏ nhất. Sự rò rỉ
không được làm ảnh hưởng đến việc đóng hoặc mở mà phải được xả ra bằng một đường
riêng.
Các van một chiều phải là kiểu van không đóng mở đột ngột có tổn thất cột nước
thấp.
2.5.6 Các chi tiết và giá đỡ, giá treo, khung
Trừ các trường hợp được quy định riêng, các bộ phận đỡ phải được chế tạo từ thép
các bon được bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng và sơn phủ. Các bu lông và đai ốc phải

Phần I - Chương 2 I-2-16


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

được chế tạo từ thép không gỉ hoặc thép mạ kẽm nóng. Các bu lông cứng cũng phải được
cung cấp.
Giá đỡ các đường ống phải được áp dụng các biện pháp chống rung, võng hoặc căng
do nhiệt độ. Giữa đường ống, tường và các chi tiết kẹp đỡ khác phải được chèn các dải
cao su và neôpren có bề dày ít nhất là 3mm để chống rung và cho giãn nở nhiệt. Khoảng
cách giữa các giá đỡ không được vượt quá:
- Đường kính ống nhỏ hơn 100mm: Khoảng cách tối đa là 2500mm.
- Đường kính ống nhỏ hơn 200mm: Khoảng cách tối đa là 3000mm.
- Đường kính ống từ 200mm trở lên: Khoảng cách tối đa là 4000mm.
2.5.7 Máy bơm
Tất cả các máy bơm được trang bị phải là loại sản phẩm có uy tín và chất lượng phù
hợp với chức năng của máy bơm. Máy bơm phải được trang bị đồng bộ với động cơ dẫn
động có công suất thích hợp nhằm phục vụ an toàn và liên tục dưới các điều kiện vận
hành liên tục của hệ thống tương ứng. Mỗi bơm và mỗi động cơ dẫn động phải được
trang bị một đế đỡ.
Các kích thước chính càng được tiêu chuẩn hoá càng tốt phù hợp với ISO 5198 hoặc
các tiêu chuẩn liên quan khác.
Trừ các trường hợp được quy định riêng, các máy bơm cung cấp phải được bảo
hành theo ISO 9906.
Tất cả các chi tiết, trục và bề mặt gioăng, v.v. chịu mài mòn phải được chế tạo từ vật
liệu chịu ăn mòn và dễ thay thế. Các trục phải có các vòng đệm chịu mòn ở các vị trí yêu
cầu. Các gioăng trục phần cơ khí phải được ưu tiên sử dụng. Các trục được làm kín bằng
các gioăng cổ trục phù hợp với các ống lót trục. Các gioăng phải dễ dàng thay thế mà
không cần phải tháo máy bơm. Nước rò rỉ phải được dẫn vào các rãnh dẫn nước thích
hợp. Mỗi máy bơm phải có các van thông khí và các van xả nước.
Các máy bơm phải không yêu cầu bôi trơn thường xuyên đối với các bạc ổ trục.
Tất cả các máy bơm phải có khả năng lắp phù hợp với một áp kế như được quy định
dưới đây. Đầu ra áp lực sử dụng cho áp kế này cũng như cho các dụng cụ đo lường khác
đã quy định trong Điều kiện kỹ thuật riêng phải được bố trí để đảm bảo các sự chính xác
của các giá trị đo, như được quy định trong ISO 9906-1999. Toàn bộ các dụng cụ đo phải
dễ đọc. Nếu các đường ống chuyển tiếp, thì chúng phải được chế tạo từ vật liệu chịu ăn
mòn và một van cách ly ở vị trí nối.
Cỡ động cơ máy bơm phải nằm trong phạm vi cung cấp và công suất động cơ được
quy định như sau:
- Pm = 1,10 x PP
- Pm = Công suất định mức của động cơ.

Phần I - Chương 2 I-2-17


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- PP = Công suất tối đa ứng với giá trị công suất máy bơm định mức.
Tất cả các máy bơm phải chịu được han rỉ và hao mòn trong giới hạn cho phép.
Nhà chế tạo phải nộp các đường đặc tính hiệu suất của động cơ máy bơm trước khi
thực hiện kiểm tra.
Tất cả các máy bơm phải có công suất định mức ứng với 120% áp lực làm việc
thông thường của hệ thống, và Nhà chế tạo phải bảo hành giá trị này.
Các kiểm tra nghiệm thu máy bơm dầu phải được thực hiện theo đúng với các tiêu
chuẩn liên quan, tại xưởng sản xuất hoặc tại Công trường.

CÁC CHI TIẾT CÓ REN


Tất cả bu lông, đai ốc, vít, v.v. phải có đường ren theo hệ mét (Metric) tiêu chuẩn và
phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan về hình dạng và dung sai. Các chi tiết này phải
được đánh dấu với biểu tượng của Nhà chế tạo và cấp độ bền (cấp chịu lực).
Toàn bộ các bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm, v.v. sử dụng cho các kết cấu thép có
kích thước lớn hơn M10 phải được mạ kẽm nóng nếu không là loại chế tạo từ thép không
gỉ hoặc từ vật liệu chịu han rỉ khác, trừ các loại bu lông có cấp độ bền trên 8,8. Các loại
vật liệu chịu han rỉ hoặc có lớp mạ kẽm bằng điện phân được ưu tiên sử dụng.
Các bu lông, v.v. có kích thước nhỏ hơn M10 phải được mạ kẽm bằng điện phân
nếu không phải loại được chế tạo từ thép không gỉ hoặc từ các loại vật liệu chịu han rỉ
khác.
Các bu lông, đai ốc, vít, v.v. thường xuyên tháo ra, lắp vào cho mục đích kiểm tra
hoặc bảo dưỡng phải được chế tạo từ thép không gỉ.
Tất cả các bu lông, đai ốc, vít, v.v. phải được siết chặt chắc chắn bằng các phương
pháp được phê duyệt để đảm bảo chúng không bị lỏng ra trong khi vận hành.
Phải cung cấp đủ số lượng cộng với 10% dự phòng tất cả các loại bu lông, đai ốc và
các chi tiết tương tụ sử dụng thường xuyên, và các vật liệu cần thiết cho việc lắp đặt thiết
bị tại Công trường. Tất cả bu lông, đai ốc, vít v.v… còn dư sau khi đã lắp đặt hoàn thiện
thiết bị sẽ trở thành phụ tùng dự phòng và chúng phải được đóng gói, dán mác.

RUNG CƠ KHÍ
Trong vận hành bình thường, vận tốc rung đo trên trục tổ máy không vượt quá 4.5
mm/giây. Độ di trục lớn nhất tuân theo tiêu chuẩn ISO 10816 đối với phần tĩnh và ISO
7919-5 đối với phần quay của tổ máy.

BÔI TRƠN
Dầu có chất lượng và cấp độ đã phê duyệt phải được sử dụng cho mọi mục đích.
Các ổ bạc, điều tốc và các hệ thống thủy lực khác phải sử dụng dầu có cùng cấp độ. Dầu

Phần I - Chương 2 I-2-18


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

cũng như bất kỳ chất bôi trơn nào khác được yêu cầu đều phải thuộc loại có sẵn trên thị
trường quốc gia của Chủ đầu tư.
Dầu phải không có vi khuẩn và phải chứa chất khử vi khuẩn thích hợp để ngăn ngừa
vi khuẩn phát triển trong quá trình vận hành hoặc lưu kho thông thường. Các thử nghiệm
dầu được tiến hành trong trường hợp hệ thống dầu bị nhiễm khuẩn, phải tiến hành rửa
sạch hệ thống đó và thay thế toàn bộ khối lượng dầu của hệ thống.
Số lượng các loại chất bôi trơn, dầu hệ thống áp lực, v.v. sử dụng cho toàn bộ thiết
bị nhà máy phải được giới hạn ở mức tối thiểu để dự trữ và bảo dưỡng thuận lợi.
Các vị trí yêu cầu bôi trơn bằng mỡ phải được trang bị các đầu tra mỡ với kích
thước phù hợp, dễ tiếp cận và được đánh dấu để dễ xác định. Các đầu tra mỡ này phải
được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn đã được công nhận và phải hạn chế các cỡ tiêu
chuẩn của chúng ở mức tối thiểu.
Các ổ bạc và ống lót trục loại tự bôi trơn phải được ưu tiên sử dụng. Các ổ bạc và
ống lót trục có khả năng bị nhiễm bẩn do tiếp xúc với nước và không khí bẩn phải được
bảo vệ bổ sung bằng gioăng phù hợp, và nếu cần có thể bảo vệ thêm bằng mỡ.
Ổ bạc và các bộ phận khác có dầu tuần hoàn phải được thiết kế để ngăn không khí
xâm nhập vào, chiếm vị trí của dầu, làm tăng dung lượng dầu hoặc tạo bọt.
Để tránh gây ô nhiễm không khí, nước và đất do chất bôi trơn và nhiên liệu, phải có
các thiết kế và bố trí mặt bằng thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn mới nhất đã được công
nhận trong thực tiễn kỹ thuật tiên tiến.
Các đầu nạp dầu của hệ thống dầu bôi trơn phải được trang bị các lưới lọc thép tinh
để ngăn bụi. Các đầu nạp phải dễ tiếp cận và các khay hứng dầu rơi vãi phải được bố trí
ngay phía dưới của vị trí đầu nạp dầu, các vị trí xả và mọi vị trí có dầu rò rỉ và dầu tràn.

CÁC Ổ BẠC CÓ YÊU CẦU BẢO DƯỠNG THẤP


Các ổ bạc này phải đáp ứng các chức năng vận hành lâu dài trong môi trường nước
hoặc không nước, mà không cần bôi trơn hoặc bảo dưỡng.
Các bề mặt trượt phải vận hành với áp lực và vận tốc thiết kế mà không cần bôi
trơn. Nói chung, các mặt trượt phải được chế tạo từ vật liệu PTFE nguyên chất (poly
tetrafluo êtilen), PTFE gia cố bằng sợi thủy tinh, hỗn hợp PTFE-đồng nung kết, hoặc một
hỗn hợp đồng nào đó có chất bôi trơn nội tại. Mặt trượt được chế tạo từ vật liệu này được
thiết kế có vòng đời không nhỏ hơn 25 năm. Các vành trong và ngoài của ổ bạc phải
được chế tạo từ vật liệu chống xâm thực có đủ độ bền, cứng, và dẫn nhiệt.
Các loại ổ bạc quay có yêu cầu bảo dưỡng thấp phải có các vành, bi cầu hoặc bi trụ
được chế tạo từ thép không gỉ.

Phần I - Chương 2 I-2-19


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

HỆ THỐNG DẦU THỦY LỰC


2.10.1 Máy bơm dầu
Máy bơm sử dụng cho hệ thống thủy lực phải là loại có thể thay thế được.
Song song với mỗi máy bơm hoặc mỗi nhóm máy bơm hoạt động song song, phải
trang bị một van xả với công suất thích hợp. Van xả này có chức năng như một thiết bị an
toàn, tác động khi áp lực lớn hơn 10% so với áp lực làm việc cho phép tối đa của máy
bơm.
Các máy bơm phải được cung cấp các van kiểm tra và các công tắc áp lực để kích
thích các thiết bị khởi động. Các van vận hành bằng tay phải được trang bị để cách ly các
bơm ra khỏi hệ thống thủy lực và cho phép tháo dỡ máy bơm mà không làm mất áp lực
dầu.
2.10.2 Đường ống dầu áp lực
Các đường ống dầu áp lực chính phải là loại ống đúc với các liên kết bằng hàn, các
khớp nối ống hoặc mặt bích thép để bắt bu-lông. Các đường ống phải được vệ sinh sạch
sẽ, quét dầu bên trong, sơn bên ngoài theo các quy định trong Điều kiện kỹ thuật chung,
và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho tất cả các mặt bích và các đầu đường ống
trong khi vận chuyển. Nếu sử dụng đường ống thép không gỉ, sẽ không yêu cầu sơn
đường ống, mà chỉ yêu cầu các khớp nối đường ống và phụ kiện chế tạo từ các loại vật
liệu đã quy định. Tất cả các van cổng (van cách ly, van đầu vào) trên tuyến ống áp lực
phải được chế tạo từ thép đúc, chịu lực, có cần nâng, kiểu có khe hở dẫn hướng đóng
nhằm hạn chế độ rung của cánh van khi van ở chế độ vận hành mở một phần.
Đường ống dầu phải được cấp đầy đủ các vòi sử dụng để lấy mẫu dầu và kiểm tra áp
lực dầu.
Các giá đỡ ống phù hợp phải được trang bị để chống rung và chuyển dịch của các
đường ống dẫn dầu khi áp suất thay đổi đột ngột. Tất cả bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm,
gioăng chịu dầu, giá đỡ ống, móc treo phải được trang bị để lắp đặt hệ thống dầu áp lực
tại Công trường.
2.10.3 Servomotor
Các servomotor phải được trang bị các đầu nối thích hợp với các đồng hồ đo áp lực
ở phía áp lực và phía hút của pít tông. Các cần pít tông của servomotor hoạt động ngoài
trời hoặc tiếp xúc với không khí ẩm hoặc nước phải được được chế tạo từ thép không gỉ
và phải có một lớp crôm cứng với độ dày tối thiểu là 0,1mm. Gioăng của cần pít tông
phải được bảo vệ bằng phương pháp thích hợp.

Phần I - Chương 2 I-2-20


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

THIẾT BỊ NÂNG
2.11.1 Thiết kế và tính toán
Để thiết kế, tính toán ứng suất, chế tạo và lắp đặt cầu trục, phải áp dụng tiêu chuẩn
và quy phạm sau đây:
- FEM (Fédération Européenne de la Manutention)
 Phần I: Các quy định về thiết kế thiết bị tời, thiết bị nâng tải trọng nặng, các
kết cấu thép và máy.
 Phần IX: Các quy định về thiết kế thiết bị nâng hàng loạt (các cơ cấu).
- Tiêu chuẩn IEC cho thiết bị điện
Hoặc, thêm vào đó có thể áp dụng các tiêu chuẩn tương đương khác.
Người vận hành phải được trang bị các thiết bị an toàn bất kỳ khi nào thấy cần thiết.
Trừ các trường hợp được quy định trong các Điều kiện kỹ thuật riêng, các thiết bị
nâng phải được phân loại theo tiêu chuẩn của FEM như sau:
- Đối với các tải trọng nâng tới 100kN (10tấn), phân loại nhóm 3 (kết cấu)/2m
(máy), tiêu biểu cho thời gian làm việc trung bình hàng ngày từ 2 đến 4 tiếng và phân bố
cân bằng theo các loại tải trọng nhỏ, trung bình, và nặng (bình thường).
- Đối với các tải trọng nâng tới 100kN (10tấn), phân loại nhóm 2 (kết cấu)/1Bm
(máy), tiêu biểu cho thời gian làm việc trung bình hàng ngày từ 1 đến 2 tiếng và phân bố
cân bằng theo các loại thiết bị nâng tải trọng nặng (nhẹ).
Phải xác định rõ ràng phân loại nhóm của cầu trục và móc nâng phụ.
Tất cả các thiết bị nâng phải được thử nghiệm vận hành trong điều kiện quá tải:
- 1,25 x tải trọng danh định cho thử nghiệm tĩnh.
- 1,1 x tải trọng danh định cho thử nghiệm động.
Các thiết bị nâng phải được cung cấp các tải trọng thử nghiệm và lực kế.
Áp lực trung bình do các đường ray cầu trục và các bộ phận cố định chúng tác động
lên bê tông không được vượt quá 10Mpa.
2.11.2 Tiêu chuẩn vật liệu
Vật liệu sử dụng để chế tạo các kết cấu thép của thiết bị nâng phải phù hợp với EN
10025, EN 10113, EN 10028 hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác. Chứng chỉ vật liệu
đã cung cấp và thử nghiệm phải phù hợp với tiêu chuẩn DIN 50049-3.1 C hoặc các tiêu
chuẩn tương đương.
Nếu có ý định cung cấp vật liệu khác với loại được đề cập ở trên, Nhà thầu phải
cung cấp các tiêu chuẩn tương đương của vật liệu đó và phải được Chủ đầu tư phê duyệt.

Phần I - Chương 2 I-2-21


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.11.3 Các đặc điểm thiết kế chung


Các kết cấu thép của thiết bị nâng phải là kết cấu hàn có thể tổ hợp tại Công trường.
Toàn bộ các liên kết và các khớp nối thực hiện tại hiện trường phải là kiểu bu lông.
Tời, khung dầm, và dẫn động xe con phải được trang bị các phanh có thể điều chỉnh
được, kiểu ép bằng lò xo và nhả bằng điện. Phanh phải tác động êm và nhẹ.
Phần dẫn động cầu trục phải là các động cơ điện, được thiết kế để khởi động và
dừng nhẹ nhàng.
Các khớp nối mềm phải được lắp đặt ở những vị trí cần thiết để giải phóng ổ bạc và
trục khỏi các ứng suất gây ra bởi sự lệch tâm và để dễ dàng tháo dỡ các mô tơ, bánh răng
và hộp số.
Tất cả các bánh răng đều có hai mặt bích và được chế tạo từ thép đúc.
Tất cả các ổ bạc phải được thiết kế là loại tự bôi trơn để cho phép dễ dàng tháo lắp
và thay thế trục.
Khoang chứa dầu bôi trơn phải được trang bị cho các hộp số và bánh răng hoạt động
ở tốc độ cao. Hộp số có tốc độ thấp có thể được bôi trơn bằng mỡ đặc. Các khay phù hợp
phải được bố trí để hứng dầu và mỡ chảy nhỏ giọt, và phải dễ tiếp cận để tháo nước và
làm vệ sinh.
Các tấm biển ghi tải trọng danh định theo đơn vị tấn phải được gắn ở hai bên dầm
cầu trục cũng như ở cả hai mặt của móc cẩu. Chữ in trên các tấm biển phải rõ ràng để có
thể đọc được từ sàn.
Để bôi trơn, kiểm tra và bảo dưỡng, phải trang bị các thang xây, sàn hoặc thang
thép.

THANG THÉP VÀ SÀN


Thang thép phải có một độ nghiêng hợp lý khoảng 350-750. Cầu thang phải có các
lan can, tay vịn với chiều cao tối thiểu là 90cm và khẩu độ các bậc là 8cm.
Các kết cấu thép đi trên không phải cách sàn tối thiểu là 2m để không cản trở đi lại.
Các cầu thang thép theo chiều thẳng đứng phải được bố trí xen kẽ phía bên phải và
bên trái của các sàn nghỉ, và khoảng cách giữa các sàn nghỉ khoảng 6m theo chiều thẳng
đứng. Các thang thép thẳng đứng có chiều cao từ 3m trở lên phải được trang bị lồng bảo
vệ. Trừ các trường hợp được quy định hoặc ghi rõ trong các tiêu chuẩn ứng dụng, các tải
trong áp dụng để tính toán trên các sàn nghỉ như sau:
- Đối với các sàn sử dụng cho nhân viên và đỡ các thiết bị nhẹ có trọng lượng đơn
nhỏ hơn 500N: 0,3 Mpa
- Đối với các loại sàn khác : 0,5 Mpa

Phần I - Chương 2 I-2-22


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các sàn và bậc cầu thang phải được trang bị các tấm lưới hoặc tấm kẻ ô vuông
chống trượt.
Tất cả các cầu thang, lan can, tấm sàn, v.v. phải được chế tạo bằng thép cácbon mạ
kẽm. Ở các vị trí có yêu cầu cao về thẩm mỹ công nghiệp, các chi tiết nói trên phải được
chế tạo bằng thép không rỉ.

CÁC DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ


Các dụng cụ đo lường cơ khí như áp kế, đồng hồ đo áp suất, nhiệt kế, v.v. phải là
loại có công suất đủ lớn, có các đường ống và các chi tiết bên trong không han rỉ, được
chia độ theo đơn vị bar, hoặc oC, hoặc theo các đơn vị hệ SI. Các thiết bị đặt ngoài trời
hoặc trong môi trường ẩm ướt phải được chế tạo từ thép không gỉ hoặc được đặt trong vỏ
đồng thau.
Nói chung, các dụng cụ đo lường phải có cấp chính xác 1%, đường kính mặt hiển
thị bằng 150mm. Các đồng hồ đo có chất lỏng hoặc thiết bị giảm chấn hoặc các tiếp điểm
điện, hoặc các bộ chỉ báo phục vụ cho các bộ phận ít quan trọng có thể có cấp chính xác
là 1,6%, đường kính mặt hiển thị bằng 100mm.
Các đồng hồ đo áp suất phải có thể chỉnh định, cấp chính xác trên 0,6%, đường kính
mặt hiển thị tối thiểu là 200mm và được chia độ theo mWC. Đường ống thép không gỉ
của các đồng hồ đo áp suất chất lỏng, khí phải được trang bị thêm các van và đầu nối cho
một đồng hồ đo chính xác, và được nối tới ít nhất bốn đầu ra áp lực bằng thép không gỉ
phù hợp với các yêu cầu của IEC 60041.
Các đồng hồ vi sai áp suất phải là kiểu có thể chỉnh định và được bảo vệ quá áp lực
không cân bằng.
Các dụng cụ đo lường tốt nhất là phải được gắn trên tường, trên các tấm đế riêng
biệt, cùng với các đường ống nối hoặc đường ống bảo vệ chế tạo từ thép không gỉ. Chúng
phải được gắn trên các cơ cấu chống rung động và tất cả các chi tiết cơ khí phải được bảo
vệ thích hợp khỏi các va đập và rung động, nhiệt, ẩm, sự thâm nhập của nước, v.v..
Các dụng cụ đo lường tại các vị trí làm việc nặng nề được đổ đầy chất lỏng giảm
chấn, như Glyxerin, để hạn chế các ảnh hưởng do môi trường hoặc rung động.
Tất cả các đồng hồ đo áp suất phải được trang bị van xả áp lực và van cách ly.
Các nhiệt kế phải có các hốc thăm để cho phép tháo rời thiết bị ra mà không làm ảnh
hưởng tới hệ thống.
Các yêu cầu thêm của các thiết bị đo lường và chỉ báo được quy định trong chương
3: Điều kiện kỹ thuật chung đối với thiết bị điện.

Phần I - Chương 2 I-2-23


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN


2.14.1 Xử lý bề mặt
Nếu không có chỉ dẫn khác, tiêu chuẩn EN-ISO 12944 “Bảo vệ chống ăn mòn thép
kết cấu bằng hệ thống sơn bảo vệ” được áp dụng cho chuẩn bị bề mặt, hệ thống sơn và
sơn áp dụng.
Nhà thầu phải cung cấp các thiết bị đã xử lý bề mặt hoàn thiện và tin cậy.
Nhà thầu phải thực hiện công tác sơn lót, sơn hoàn thiện phù hợp tại xưởng chế tạo
đến mức tối đa. Đối với một số kết cấu lớn chỉ thực hiện công tác sơn hoàn thiện tại công
trường sau khi đã tổ hợp hoàn chỉnh các bộ phận phải hàn tại công trường, Nhà thầu phải
có các biện pháp sơn bảo vệ tạm thời khi vận chuyển và lưu kho. Sẽ không yêu cầu Nhà
thầu cung cấp vật liệu này và thực hiện sơn hoàn thiện cho các bộ phận này tại công
trường, tuy nhiên Nhà thầu phải đưa ra đầy đủ các biện pháp xử lý và bảo vệ bề mặt, bao
gồm các thông tin về vật liệu sơn phủ và quy trình thực hiện công tác sơn.
Trên mọi phương diện, phải đáp ứng các yêu cầu do điều kiện Công trường đặt ra,
ví dụ như chất lượng nước, các điều kiện khí hậu và các điều kiện môi trường khác có thể
ảnh hưởng đến chất lượng và sự hoàn thiện của các lớp bảo vệ bề mặt. Chất lượng sơn
phủ phải bảo đảm bảo vệ thiết bị lâu dài, và phải lưu ý rằng, trong phạm vi toàn nhà máy,
thiết bị sẽ khó bảo dưỡng một khi các hạng mục được đưa vào sử dụng.
Nhà thầu phải trình nộp cho Chủ đầu tư phê duyệt toàn bộ các thông tin chi tiết về
việc chuẩn bị, kiểu vật liệu, phương pháp và trình tự kiến nghị sử dụng để đáp ứng các
yêu cầu bảo vệ các kết cấu, máy móc và thiết bị trong khi vận chuyển, lưu kho tại Công
trường, xây dựng, đổ bê tông và quá trình lắp đặt và phạm vi công tác làm sạch bằng
phun cát, sơn lót và sơn sẽ thực hiện tại xưởng chế tạo của Nhà thầu (hoặc xưởng Nhà
thầu phụ, tuỳ từng trường hợp), tại Công trường và sau khi lắp đặt.
Nhà thầu phải bảo đảm rằng các loại vật liệu, phương pháp và trình tự thực hiện do
mình kiến nghị phù hợp với các quy định an toàn và tiêu chuẩn y tế có liên quan và
không làm ô nhiễm môi trường.
Nhà thầu phải trình nộp đầy đủ các chi tết của vật liệu bao gồm: Dung tích các chất
dễ bay hơi, bản chất của dung môi, số lượng thành phần, kiểu sơn, lớp phủ, khoảng cách
thời gian giữa các lần sơn và số lần sơn, khả năng tương thích của mỗi lớp sơn với lớp
sơn trước, đặc tính gây độc, đặc tính vật lý, tuổi thọ sử dụng, tuổi thọ rút ngắn, khả năng
chịu tác động hoá học, khả năng chịu ozone và tia cực tím, khả năng tương thích với các
tiêu chuẩn nước uống …
Vật liệu sơn phủ phải là loại sản phẩm tiêu chuẩn của một Nhà chế tạo có uy tín đã
được chứng minh là có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ chống ăn mòn cho các loại
thiết bị sẽ được cung cấp. Vật liệu phải áp dụng theo các tiêu chuẩn liên quan, có thể phải
yêu cầu đến các kết quả thử nghiệm.

Phần I - Chương 2 I-2-24


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Phải chuẩn bị bề mặt chuẩn xác trước khi áp dụng mỗi lớp sơn phủ. Công tác chuẩn
bị này phải bao gồm vệ sinh, sấy và các công việc tương tự theo yêu cầu để đảm bảo lớp
sơn phủ được áp dụng trên một bề mặt nền phù hợp.
Với các chi tiết đặt trong bê tông, công tác phun cát và sơn phủ phải được thực hiện
tới tận phần chi tiết nằm trong bê tông cách đường bao bê tông ít nhất 200mm.
Công tác bảo vệ tạm thời các vật liệu thép trước và trong khi chế tạo hoặc trong khi
vận chuyển không nằm trong Điều kiện kỹ thuật này.
Các bộ phận, thiết bị chế tạo bằng thép không gỉ không đòi hỏi sơn phủ hoặc nhúng
kẽm.
2.14.2 Quản lý chất lượng xử lý bề mặt
Trước khi áp dụng hệ thống sơn, công tác kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện
đảm bảo chất lượng của xử lý bề mặt cuối cùng và phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định.
Tất cả kết quả từ công tác kiểm tra, thử nghiệm phải được lưu lại và bao gồm một
“Nhật ký sơn” áp dụng cho mỗi bộ phận và hệ thống sơn. Công tác thử nghiệm, kiểm tra
và biên bản ghi bao gồm các công tác tối thiểu sau:
Đo độ nhám bề mặt sau khi phun cát làm sạch;
Kiểm tra độ sạch trước khi phun cát;
Kiểm tra trạng thái bề mặt sau khi phun cát.
Công tác phun cát phát đạt được độ bóng bề mặt và không có tạp chất. Độ nhám bề

Các bộ phận không thể phun cát phải được làm sạch bằng máy công cụ ở mức cao
nhất.
2.14.3 Các hệ thống sơn
Nói chung, các kết cấu thép phải được xử lý bằng một trong các hệ thống bảo vệ bề
mặt sau:
2.14.3.1 Hệ thống sơn số 1
Hệ thống sơn số 1 được áp dụng cho các bề mặt ngoài trời, các bề mặt tiếp xúc với
nước hoặc không khí ẩm:
- Vệ sinh sạch hoàn toàn tất cả các bề mặt bằng cách phun cát tuân theo ISO
8501-1; Sa 2,5 hoặc 05.59.00.
- Sơn một lớp lót giàu kẽm (gốc epoxy) với tổng độ dày lớp sơn khi khô tối đa là
30micron. Các lớp sơn lót phải chứa ít nhất là 95% khối lượng kẽm kim loại có trong lớp
sơn khô.
- Sơn các lớp phủ hoàn thiện kế tiếp nhau bằng loại sơn hai thành phần epoxy-hắc

Phần I - Chương 2 I-2-25


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

ín, chịu được nước và chất trong khí quyển hoặc các hệ thống sơn được trình bày dưới
đây.
- Tổng độ dày lớp sơn khô cuối cùng, tuân theo các quy định trong tiểu mục (b)
và (c) trên đây, phải bằng 300 micron. Từng lớp sơn phải có độ dày không quá
100micron ngoại trừ được Chủ đầu tư phê duyệt.
2.14.3.2 Hệ thống sơn số 2
Áp dụng cho các thang thép, tay vịn cầu thang, cũng như bề mặt của các hạng mục
thiết bị phụ trợ ngoài trời:
- Làm sạch bằng phun cát như đã mô tả trong Hệ thống sơn số 1.
- Nhúng kẽm nóng trong bồn chứa đầy kẽm. Trừ các trường hợp được quy định
riêng, bề dày của lớp kẽm nhúng phải tuân theo ISO 1461.
Hoặc:
- Có thể phun một lớp kẽm bằng súng phun trên bề mặt đã được vệ sinh bằng
phun cát và khô hoàn toàn. Dây kẽm nguyên chất 99,95% phải được sử dụng cho việc
này. Trừ các trường hợp được quy định riêng, bề dày của lớp phủ này phải tuân theo Zn
200 ISO 2063.
- Không được sơn các bề mặt có lớp phủ kẽm, trừ các trường hợp được quy định
trong Điều kiện kỹ thuật riêng.
- Nếu có quy định sơn, phải áp dụng các Hệ thống sơn số 1 hoặc số 3. Các bề mặt
đã được nhúng kẽm nóng phải được đánh nhám bằng cách quét một lớp cát nhẹ hoặc sơn
một lớp lót đặc biệt. Phải làm sạch lớp “gỉ trắng” trước khi sơn.
- Không được phép hàn, cắt bằng lửa, uốn cong, hoặc thực hiện các công tác khác
có thể gây hại đến lớp phủ kẽm.
2.14.3.3 Hệ thống sơn số 3
Áp dụng với các bề mặt thiết bị trong nhà không có nước đọng hoặc không khí ẩm:
- Phun cát theo tiêu chuẩn Sa 2,5 như áp dụng với Hệ thống sơn số 1.
- Sơn một lớp lót bằng kẽm hoặc ô xít sắt theo yêu cầu kỹ thuật của Nhà chế tạo.
- Sơn các lớp phủ hoàn thiện liên tiếp nhau bằng loại sơn có gốc epoxy hoặc cao
su clo hoá. Bề dày nhỏ nhất của lớp sơn phải là 150 micron.
Có thể sử dụng loại sơn có nhựa thông tổng hợp nếu được chấp thuận trước khi tiến
hành công việc.
Đối với các thiết bị phụ trợ, có thể sử dụng loại sơn có alkyl hoặc chất liệu khác nếu
chấp thuận trước khi tiến hành công việc.

Phần I - Chương 2 I-2-26


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.14.4 Bảo vệ các kết cấu và thiết bị chính


Hệ thống xử lý bề mặt vĩnh cửu phải được áp dụng các hệ thống sơn như sau:
- Kết cấu thép ngoài trời: Hệ thống sơn số 1
- Tua bin: Hệ thống sơn số 1
- Kết cấu thép trong nhà Hệ thống sơn số 3
Tất cả các bộ phận, chi tiết đặt sẵn trong bê tông (trừ các bộ phận, chi tiết đặt sâu
trong bê tông 200mm) phải được phun cát theo ISO 8501-1, cấp Sa 2 và sơn lớp lót tại
xưởng chế tạo theo Hệ thống sơn số 1 để bảo vệ khi vận chuyển và lắp đặt. Hoặc có thể
áp dụng các hệ thống bảo vệ khác thay thế nếu được Chủ đầu tư phê duyệt.
2.14.5 Công tác sơn
2.14.5.1 Biện pháp sơn
Trước khi sơn Nhà thầu phải thực hiện các bước kiểm tra:
- Kiểm tra độ ẩm trước khi áp dụng sơn;
- Kiểm tra nhiệt độ môi trường trước khi áp dụng sơn;
- Kiểm tra nhiệt độ bề mặt các bộ phận được sơn trước khi áp dụng sơn;
- Xác định rõ điểm sương trước khi áp dụng sơn;
- Kiểm tra khoảng thời gian khi kết thúc phun cát đến trước khi tiến hành sơn.
Công tác sơn áp dụng phải thực hiện bằng phương pháp phun sơn ở mọi vị trí có
thể. Những nơi không áp dụng được bằng phương pháp phun có thể thực hiện bằng chổi
quét hoặc chổi lăn, tuy nhiên phương pháp này phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất
lượng của hệ thống sơn.
Nhiệt độ của hạng mục bắt đầu sơn phải lớn hơn 30C so với nhiệt độ xung quanh.
Tất cả lớp sơn không bị rạn nứt, bong tróc và tất cả các vết phải được quét ngay lập
tức. Sau khi áp dụng sơn phủ lớp cuối cùng phải đảm bảo không có lỗ rỗ. Sau khi lắp đặt
tất cả các bề mặt bị hư hại phải được sửa chữa. Mối hàn, điểm gỉ sét, hạt kim loại, muội
than… phải được sửa chữa và sơn lại. Vật liệu sơn lại phải cùng loại với loại sơn đã sử
dụng trước đó. Khi kết thúc công tác sơn lại, thiết bị phải có dạng như sơn ban đầu.
Với các bề mặt thép âm trong bê tông phải được thực hiện sơn phủ âm trong 200mm
trong bê tông và sơn như các phần khác.
2.14.5.2 Kiểm tra công tác sơn
Sau khi áp dụng hệ thống sơn, công tác kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện
đảm bảo chất lượng của hệ thống sơn và phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định.

Phần I - Chương 2 I-2-27


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Tất cả kết quả từ công tác kiểm tra, thử nghiệm phải được lưu lại và bao gồm một
“Nhật ký sơn” áp dụng cho mỗi bộ phận và hệ thống sơn. Công tác thử nghiệm, kiểm tra
và biên bản ghi bao gồm các công tác tối thiểu sau:
2.14.5.3 Kiểm tra độ dầy
- Kiểm tra độ dầy màng khô sau khi áp dụng lớp sơn lót;
- Kiểm tra độ dầy màng khô sau khi áp dụng lớp sơn giữa;
- Kiểm tra độ dầy màng khô sau khi áp dụng lớp sơn hoàn thiện;
- Kiểm tra sự bám dính sau khi hệ thống sơn được xử lý hoàn thiện.
Chiều dầy lớp sơn khô được đo bằng máy từ tính hoặc điện từ được Chủ đầu tư phê
duyệt.
Chiều dầy tối thiểu của lớp sơn khô được quy định trong đặc điểm kỹ thuật phải
được xem xét. Lớp sơn không phải đo phải là lớp sơn mỏng hơn quy định và trong phạm
vi dung sai cho phép như được xác định bên dưới. Chiều dầy lớp sơn yêu cầu không đạt
yêu cầu thì lớp sơn đó phải được sơn lại để đạt được chiều dầy khô như quy định. Chiều
dầy lớp sơn khô được hiểu là giá trị trung bình của 10 điểm đo trên 1m2 (1mx1m). Mọi
cấu kết lớn / nhỏ, có số điểm đo phải được chấp thuận. Điểm đo phải được phân bố đều
trên bề mặt cấu kiện. Không điểm đo nào có bề dầy nhỏ hơn 80% hoặc lớn hơn 200%
chiều dầy quy định.
Chiều dầy trung bình các lớp sơn khô khi hoàn thiện không được nhỏ hơn 95% hoặc
lớn hơn 150% tổng chiều dầy các lớp sơn như quy định.
2.14.6 Mã màu
Mã màu cho các thiết bị cơ khí và cơ-điện, như các hệ thống đường ống nước, dầu,
khí, khí độc, chất lỏng hoặc khí lỏng dễ kích lửa; servomotor; van; cửa van; cầu trục; các
bộ phận tổ máy, v.v. phải được quy định phù hợp với sơ đồ màu đã được chấp thuận.
Màu của các đường ống, các bộ phận chuyển động, v.v. phải được áp dụng theo đúng với
các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận như DIN 2403.
2.14.7 Nhúng kẽm nóng
2.14.7.1 Vật liệu
Để nhúng kẽm, chỉ sử dụng vật liệu kẽm nguyên chất 98,5% chưa tinh chế trong lò
cao phù hợp với ISO 1459.
Bề dày trung bình nhỏ nhất của lớp phủ kẽm phải tuân theo ISO 1461:
- Đối với các bu-lông, đai ốc, vít và vòng đệm: khối lượng kẽm mạ là 375g/m2,
tương đương 55micron.
- Đối với các chi tiết khác, trừ các bộ phận, chi tiết thép có độ dày nhỏ hơn 5mm,
các kết cấu thép thủy lực hoặc các chi tiết thường xuyên hoặc không thường xuyên ngâm

Phần I - Chương 2 I-2-28


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

trong nước: khối lượng kẽm mạ là 500g/m2, tương đương 70micron.


- Đối với các bộ phận thiết bị thép có độ dày từ 5mm đến 1mm: khối lượng kẽm
mạ thay đổi tuyến tính từ 500g/mm2 đến 350g/mm2, tương đương 70 đến 50 micron.
- Đối với các kết cấu thép thủy lực hoặc các chi tiết không thường xuyên ngâm
trong nước: khối lượng kẽm mạ là 700g/m2, tương đương 100micron.
2.14.7.2 Làm sạch
Tất cả vật liệu cho nhúng kẽm phải được vệ sinh kỹ lưỡng, không có gỉ, vảy cán,
bụi, dầu, mỡ và các chất lạ khác. Phải đặc biệt chú ý tới việc làm sạch xỉ trên các vùng
hàn.
Các bộ phận thiết bị nặng hơn phải được vệ sinh bằng phun cát theo đúng với ISO
8501-1, cấp Sa 2,5.
2.14.7.3 Mạ kẽm các phần cứng
Bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm và các phần cứng tương tự phải được mạ kẽm theo
đúng với các tiêu chuẩn tương ứng. Kẽm thừa phải được bỏ đi bằng cách quay li tâm.
2.14.7.4 Uốn thẳng sau khi mạ kẽm
Tất cả kim loại hình và kim loại tấm bị biến dạng qua quá trình mạ kẽm phải được
uốn thẳng bằng phương pháp cuộn lại hoặc nén. Các phương pháp dập thẳng hoặc bất kỳ
một phương pháp uốn thẳng vật liệu nào khác không được gây hỏng lớp sơn phủ bảo vệ.
Các vật liệu bị hư hại hoặc biến dạng trong quá trình chế tạo hoặc mạ kẽm phải được loại
bỏ.
2.14.7.5 Sửa phần mạ kẽm
Các vật liệu có các phần mạ kẽm bị hỏng phải được nhúng kẽm lại, trừ các chỗ hư
hỏng cục bộ có thể sửa lại bằng súng phun mạ, hàn điện hoặc sử dụng hợp chất sửa chữa
có kẽm. Với trường hợp sau cùng, phải sử dụng các loại hợp chất theo đúng với hướng
dẫn của Nhà chế tạo.
2.14.8 Chuẩn bị bề mặt
Để làm sạch gỉ và vảy cán, phải tiến hành vệ sinh bằng phun cát cho phần kim loại
theo đúng với tiêu chuẩn ISO 8501 - 1, cấp Sa 2,5. Độ nhám trung bình của các bề mặt
sau khi phun cát không được vượt quá 50micron. Phun cát hoặc phun sỏi nhỏ phải được
thực hiện bằng khí nén hoặc quạt. Nếu vật liệu phun cát được tái tuần hoàn, chúng phải
được xử lý sạch hoàn toàn trước khi đem ra sử dụng lại.
Các chi tiết không thể làm sạch bằng cách phun cát phải được vệ sinh sạch theo các
phương pháp hoá học sử dụng dầu, lửa hàn hoặc các phương pháp tương tự khác trước
khi vệ sinh gỉ và vảy kim loại bằng các dụng cụ cơ học tới một mức độ tương ứng với các
tiêu chuẩn trên đây.

Phần I - Chương 2 I-2-29


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Trừ các trường hợp được quy định riêng hoặc được Chủ đầu tư phê duyệt, mọi chi
tiết phải được phun cát tại xưởng của Nhà chế tạo. Bề mặt được phun phải được sơn một
lớp sơn màu hai thành phần giàu kẽm và mau khô.
* Làm sạch các vết hàn
Trừ các trường hợp được quy định riêng, đối với các kết cấu đã được làm sạch bằng
phun cát hoặc sơn thì các mối hàn và các vùng chịu ảnh hưởng của nhiệt hàn khi thi công
các kết cấu đó phải được làm sạch bằng cách phun cát theo cấp Sa 2,5.
Các màng sơn bị hỏng hoặc xỉ hàn trên các bề mặt đã sơn cũng phải được vệ sinh
sạch bằng phun cát. Các vùng trong phạm vi tối thiểu 100mm ở mỗi bên của vết hàn phải
được phun cát. Xỉ ngoài các vùng này phải được loại bỏ bằng nước sạch hoặc dùng chổi
quét.
Các vùng đã sơn nhưng bị ảnh hưởng của quá trình gia nhiệt cho công tác hàn phải
được xử lý bằng cách tương tự như đã trình bày ở trên.
2.14.9 Kiểm tra và phê duyệt các công tác xử lý bề mặt
Nếu bề dày của lớp sơn khô vượt quá giá trị quy định, có thể yêu cầu bỏ đi toàn bộ
lớp sơn đó và sơn lớp mới.
Nếu tổng bề dầy các lớp sơn khô thấp hơn quy định, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu
sơn thêm các lớp sơn đến khi đạt được yêu cầu.
Nếu độ kết dính của lớp sơn hoàn thiện nhỏ hơn 2,5Mpa đối với các hệ thống sơn sử
dụng nhựa epoxy hoặc nhỏ hơn 2,0Mpa đối với các hệ thống sơn khác, có thể yêu cầu
loại bỏ hoàn toàn và xử lý lại lớp sơn đó. Trừ các trường hợp được chấp thuận, thông
thường độ kết dính phải được đo bằng một “Thiết bị đo độ kết dính” theo ISO 4624.
Sau khi kiểm tra độ kết dính, Nhà cung cấp phải bảo đảm rằng các diện tích sơn bị
lỗi trong khi thử nghiệm đều được sửa lại ngay lập tức với bề dày lớp phủ đúng theo quy
định.
Bề dày lớp sơn khô theo quy định phải được hiểu là giá trị trung bình của 10 lần đo
trên mỗi 0,04m2 (0,2m x 0,2m). Bề dày lớp sơn trong mỗi lần đo không được nhỏ hơn
80% và không lớn hơn 250% bề dày quy định.
Bề dày trung bình lớp sơn phủ hoàn thiện không được nhỏ hơn 95% và không lớn
hơn 200% tổng bề dày, với điều kiện phải đủ số lượng các lớp sơn theo quy định.
Đồng hồ đo từ tính hoặc điện tử được Chủ đầu tư phê duyệt để đo chiều dầy lớp sơn
khô.
Trừ các trường hợp được Chủ đầu tư bỏ qua, phải kiểm tra xử lý bề mặt đến khi kết
thúc “bảo hành hư hỏng”. Phải có sự hiện diện của Nhà thầu hoặc người đại diện của Nhà
thầu.

Phần I - Chương 2 I-2-30


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.14.10 Hư hỏng sau nghiệm thu xử lý bề mặt


Bảo hành hư hỏng là một phần của điều kiện hợp đồng sẽ được áp dụng cho tất cả
công tác sơn.
Bất kỳ công tác sửa chữa nào phải được thực hiện trong vòng một (01) năm sau khi
bảo hành hư hỏng kết thúc nếu không có sự phê duyệt khác của Chủ đầu tư . Trong thời
gian sửa chữa hư hỏng, đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật thiết bị ban đầu phải được áp dụng.
Nếu được Chủ đầu tư đồng ý, kết quả kiểm tra sau khi nghiệm thu 1 năm được chấp
thuận.
Trong suốt thời gian thực hiện kiểm tra công tác xử lý bề mặt đến khi kết thúc bảo
lãnh sự hư hỏng thiết bị phải có sự hiện diện của Nhà thầu. Chất lượng xử lý bề mặt phải
tương đương như các mục sau:
2.14.10.1 Bề mặt chuẩn tuân theo các yêu cầu sau
- Độ gỉ thấp hơn Ri 1, theo ISO 4628/3 hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
- Độ phồng rộp thấp hơn mật độ 1 và kích thước 1, theo ISO 4628/2 hoặc các tiêu
chuẩn tương đương khác.
- Sơn không được bong, tróc ra hoặc có dấu hiệu sẽ bong, tróc.
Sau khi có bất kỳ sơn sửa nhỏ nào, các điểm bong tróc hoặc gỉ sét của công tác sơn
phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ban đầu. Đây là một phần của hợp đồng Nhà thầu phải
thực hiện.
2.14.10.2 Bề mặt chuẩn không tuân theo yêu cầu trong mục (a)
Nhà thầu phải gia công tốt bề mặt bằng phương pháp phun cát và sơn phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật ban đầu. Chủ đầu tư sẽ quyết định phạm vi của công tác sửa chữa.
Một “giấy chứng nhận nghiệm thu” mới sẽ được ban hành cho công tác sửa chữa xử
lý bề mặt và một bản “bảo hành sự hư hỏng” mới như công tác ban đầu cũng được ban
hành.
2.14.10.3 Sự hư hại cơ khí
Sự hư hại cơ khí trong khi sơn do biện pháp sơn hoặc do thiết bị kiểm tra phải được
sơn sửa lại đến khi đạt được độ dầy và chất lượng yêu cầu, bảo hành sự hư hỏng được
tính lại từ đầu và sau mọi đợt kiểm tra sau này đã có kế hoạch. Mọi chi phí cho công tác
này phải do Nhà thầu chi trả.
Nhà thầu không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hư hại cơ khí nào nguyên nhân do
cát, sỏi, đá hoặc ngoại vật trong nước.

Phần I - Chương 2 I-2-31


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

THIẾT BỊ KHOÁ
Thiết bị khoá phải được cung cấp trên các cửa của các tủ, các bảng hoặc cabine vận
hành.
Tất cả các khoá phải bằng đồng và nếu chúng được lắp đặt cùng cửa tủ thì phải được
mạ crôm.
Nếu một bộ khoá được lắp đặt cho một nhóm thiết bị, chúng phải được cung cấp
cùng với chìa khoá chủ.
Thiết bị khoá phải được thiết kế, chế tạo và lắp trên thiết bị để đảm bảo chúng vận
hành tốt trong điều kiện khí hậu như đã quy định mà không cần bảo dưỡng trong thời
gian liên tục là 2 năm. Tuổi thọ của thiết bị khoá, kết hợp với bảo dưỡng sẽ là không xác
định.
Khoá và chìa phải được khắc các mã hiệu nhận biết phù hợp.

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Đơn vị đo lường trong Hợp đồng phải là đơn vị hệ thống đo lường Quốc tế (SI). Trừ
các trường hợp khác được Chủ đầu tư phê duyệt.
Nếu các đơn vị khác được sử dụng trong các bản vẽ và các tài liệu khác, các đơn vị
này phải đi kèm với các giá trị đã quy đổi sang hệ SI.
Nhiệt độ phải được quy về hệ bách phân.

Phần I - Chương 2 I-2-32


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO THIẾT BỊ ĐIỆN

TỔNG QUAN
3.1.1 PHẠM VI CÔNG VIỆC
Chương này quy định các Yêu cầu chung áp dụng cho tất cả các thiết bị điện được
cung cấp, trừ khi có các yêu cầu khác được quy định trong các Chương tiếp theo.
3.1.2 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
3.1.2.1 Tổng quát
Tất cả các thành phần của thiết bị sẽ được xem xét thiết kế để thích hợp cho những
tiến bộ kỹ thuật gần đây nhất. Chúng sẽ bao gồm các thiết bị dự phòng cần thiết để đảm
bảo đáp ứng đáng tin cậy các dịch vụ được chỉ định không chỉ trong thời gian hoạt động
bình thường mà còn trong trường hợp sự cố.
Khía cạnh thẩm mỹ của thiết bị cũng sẽ được nghiên cứu một cách cẩn thận để đảm
bảo rằng nó hài hòa với tổng quan kiến trúc chung của công trình.
3.1.2.2 Hệ thống an toàn
Nói chung, việc lắp đặt sẽ được thiết kế và sản xuất nhằm đạt được mức độ an toàn
cao nhất có thể liên quan đến cả nhân viên vận hành và thiết bị, đồng thời tiếp cận thiết bị
mà không gây nguy hiểm cho mục đích kiểm tra và bảo trì.
Về mặt này, tất cả các thành phần của mạch trung thế phải được bảo vệ khỏi mọi
tiếp xúc ngẫu nhiên có thể bằng các tấm cứng hoặc kim loại, bảng ngăn mắt cáo chỉ cho
phép thông gió. Các bảng này phải được cung cấp các chìa khóa vận hành chính và sẽ
khó tháo dỡ; ba chìa khóa sẽ được cung cấp cho mỗi khóa.
Các mạch điện áp thấp phải được lắp đặt sao cho không có thành phần hở mang
điện nào trong tầm với bình thường.
3.1.2.3 Khóa liên động
1. Sẽ được thực hiện cho tất cả các hệ thống cần thiết liên động với nhau để ngăn chặn
các hoạt động tình cờ tiềm ẩn.
2. Các thành phần phải được thiết kế như sau:
a) Mở cửa phải được liên kết cơ học với vị trí của công tắc và thiết bị truyền động
điều khiển để chỉ có thể tiếp cận nội bộ vào ngăn liên quan nếu tất cả các thiết bị
trong đó bị ngắt kết nối và ngăn này đã được tách biệt về mặt vật lý với các ngăn
lân cận có thể chứa các thiết bị đang hoạt động.
b) Một ổ khóa hình trụ và ba chìa khóa sẽ được Nhà thầu cung cấp cho tất cả các tủ
hoặc ngăn chứa thiết bị.
3. Các thiết bị điện phải được khóa liên động về cơ, điện hoặc bằng các phím, do đó
không thể vận hành thiết bị cho đến khi tất cả các thiết bị khác trên cùng một mạch
có cấu hình cho phép hoạt động.

Phần I - Chương 3 I-3-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4. Một bảng điều khiển chung sẽ thể hiện chi tiết tất cả các hướng dẫn và bao gồm một
sơ đồ cụ thể cho kết cấu này.
5. Tất cả các hướng dẫn này sẽ được đệ trình để được sự phê duyệt trước của Quản lý
dự án.
3.1.2.4 Tháo lắp
Thiết bị phải được thiết kế sao cho mọi vật dụng hoặc bộ phận của thiết bị có thể dễ
dàng tháo lắp để bảo trì, sửa chữa hoặc xử lý. Việc tháo lắp và bảo trì bất kỳ hoặc tất cả
các bộ phận của thiết bị điện phải được thực hiện đơn giản nhất có thể, mà không cần
phải làm gián đoạn hoạt động của thiết bị lân cận.
3.1.2.5 Khả năng thay thế - Tiêu chuẩn hóa
Nhằm chuẩn hóa các thiết bị được lắp đặt và giảm số lượng phụ tùng, Nhà thầu sẽ
giảm thiểu tối đa số lượng thiết bị được sử dụng có đặc trưng kỹ thuật riêng biệt bằng
cách tăng số lượng tối đa các thành phần điện và cơ khí tiêu chuẩn hóa.
Khả năng thay thế của các thiết bị điện có đặc trưng kỹ thuật tương đương cũng
được áp dụng cho các tiếp điểm phụ trợ của chúng.
Nếu một số sửa đổi được thực hiện cho thiết bị trong quá trình sản xuất hoặc lắp
đặt, những sửa đổi này phải được Quản lý dự án phê duyệt và trong trường hợp này, thay
đổi sẽ được áp dụng cho tất cả các thiết bị cùng loại.
3.1.2.6 Đánh dấu ký hiệu
1. Các thành phần khác nhau của các thiết bị điện được lắp đặt như: thiết bị, dây dẫn,
dây cáp, v.v ... phải được đánh dấu vật liệu và bảng thông số cung cấp thông tin về
bản chất của chúng và hạng mục mà chúng thuộc về.
2. Các tiêu chuẩn đánh dấu ký hiệu sẽ được đệ trình để được sự phê duyệt trước của
Quản lý dự án. Việc đánh dấu ký hiệu sẽ được dựa trên các quy tắc sau đây:
a) Tất cả các ký hiệu và nhãn phải bằng tiếng Anh, có thể đọc rõ ràng và không thể
xóa được
b) Các ký hiệu trên sơ đồ phải được thiết kế làm sao cho các sơ đồ đó dễ đọc và dễ
hiểu, chỉ ra vị trí chính xác của các thiết bị và thiết bị đầu cuối sao cho có thể
kiểm tra được, đặc biệt là cho mục đích khắc phục sự cố.
c) Các ký hiệu vật liệu được sử dụng và các bộ phận lắp đặt tương ứng phải được
định vị nhanh chóng và không có sự mơ hồ cả trên sơ đồ và trong lắp đặt thực tế.
3. Đánh dấu ký hiệu sẽ được đưa ra trên:
d) Các trung tâm lắp đặt chính như: phòng máy, phòng điều khiển, trạm biến áp
ngoài trời, v.v.
e) Các hạng mục của quá trình lắp đặt hình thành các cụm chức năng hoặc chức
năng phụ, chẳng hạn như các bộ phận của bảng điều khiển hoặc các tủ được phân

Phần I - Chương 3 I-3-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

bổ thành từng phần, hộp phân phối, các cấu kiện, thiết bị đóng cắt và tủ điều
khiển cách ly.
f) Các thiết bị chính (tuabin, máy biến áp, v.v.)
g) Thiết bị thứ cấp (rơle, thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển, v.v.)
h) Thiết bị đầu cuối dây trung gian
i) Các mối liên kết
j) Các dây dẫn
k) Các dây cáp
4. Trừ khi được chỉ ra ngược lại, các dấu hiệu của các trung tâm lắp đặt chính hiển thị
trên sơ đồ không cần phải được cụ thể hóa trong cài đặt thực tế
5. "Các thành phần cài đặt" phải được xác định rất rõ ràng bằng phương pháp đánh
dấu tổng hợp hoàn chỉnh của chúng, ngoài ra, còn có một dấu hiệu để xác định phần
mà chúng thuộc về.
6. "Các vật dụng chung" phải được xác định bằng các dấu hiệu chức năng của chúng,
ngoài ra, một dấu hiệu rõ ràng về bản chất của chúng bất cứ khi nào có thể.
7. Các thiết bị chính sẽ được cung cấp với đánh dấu chức năng của chúng cùng với chỉ
dẫn về phần mà chúng thuộc về và, khi cần, số bảng sơ đồ mà chúng được trình bày
đầy đủ.
8. Nếu cần thiết, các thiết bị cũng phải được cung cấp một bảng đánh giá thể hiện rõ
bản chất và chức năng chính xác của chúng. Trường hợp như là đối với công tắc tơ
hoặc bộ ngắt mạch trên bảng phân phối phụ trợ.
9. Các thiết bị được gắn cố định vào bảng và được kết nối lại phải được xác định cả ở
phía trước và phía sau của bảng. Đây sẽ là trường hợp, ví dụ, cho các nút ấn, công
tắc, v.v.
10.Thiết bị thứ cấp luôn được cung cấp với ký hiệu nhận dạng chức năng của chúng.
Ngoài ra, chúng được xác định như sau:
a) Ký hiệu vị trí của chúng nếu chúng được lắp bên trong một bộ phận tích hợp và
đánh dấu tại trung tâm lắp đặt chính nếu chúng được lắp đặt một mình.
b) Với số hiệu của tờ sơ đồ mà chúng được thể hiện đầy đủ.
11. Dải đầu cuối được xác định bằng chữ cái viết thường (được sử dụng trên sơ đồ) để
xác định các giá trị đầu cuối trong dải. Trong một thành phần cài đặt nhất định, các
dấu nhận dạng dải đầu cuối theo thứ tự từ trên xuống dưới nếu chúng nằm ngang và
từ trên xuống dưới và từ trái sang phải nếu chúng thẳng đứng; Thiết bị đầu cuối dây
trung gian được xác định chỉ bằng số thứ tự của chúng trên dải thiết bị đầu cuối từ
01 đến 99.
12. Mỗi đầu của tất cả các cáp được đánh dấu bằng một nhãn không thể xóa được, hiển
thị số của nó và dấu hiệu của thành phần mà cáp thuộc về.

Phần I - Chương 3 I-3-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

13. Các đầu của mỗi dây dẫn phải được cung cấp:
a) Đánh số đầu cuối (đầu cuối thiết bị hoặc đầu cuối dây trung gian) mà dây dẫn
được kết nối với.
b) Nhãn đánh số được sắp đặt sao cho việc đọc dễ dàng.
14. Việc lựa chọn cách thức đánh dấu và cách thức đánh dấu nhanh, cho dù là phụ
thuộc, độc lập hay hỗn hợp, sẽ là chủ đề thảo luận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
3.1.3 TIÊU CHÍ THIẾT KẾ
Trong tính toán thiết kế kích thước, Nhà sản xuất sẽ tính đến các điều kiện bất lợi
nhất mà các cấu trúc chịu được, cho dù trong hoạt động bình thường hoặc trong quá trình
sản xuất, vận chuyển hoặc lắp dựng.
Tất cả các bộ phận phải được chế tạo với hệ số an toàn đủ để chịu được các lực xen
kẽ, rung động, lực điện động do dòng điện ngắn mạch gây ra trong các điều kiện bất lợi
nhất cũng như tăng nhiệt độ tương ứng cho đến khi ngắt hệ thống bảo vệ.

SẢN PHẨM, LINH KIỆN VÀ CỤM LẮP RÁP PHỤ


3.2.1 TỔNG QUAN
1. Mức độ bảo vệ của động cơ và vỏ (bảng, ngăn, tủ, v.v.) trong đó lắp đặt thiết bị
điện, như sau:
a) IP 41 cho các bảng điều khiển trung áp trong nhà
b) IP 31cho kích từ, máy biến áp, chỉnh lưu
c) IP 44 cho các bảng điều khiển hạ áp trong nhà
d) IP 54 cho các bảng điều khiển ngoài trời.
2. Tất cả các thiết bị cơ và điện được lắp đặt cả trong nhà và ngoài trời phải được thiết
kế để chống lại tác động của các tác nhân khí quyển và các điều kiện khí hậu quy
định trong tổng mức an toàn.
3. Trong điều kiện khí hậu đặc biệt khắc nghiệt, thiết bị phải được xử lý "nhiệt đới
hóa". Tất cả các bộ phận thép sẽ được mạ cadmium. Các bộ phận cách điện sẽ được
làm từ các sản phẩm chống dây leo và chống mốc.
4. Tất cả các bộ phận của thiết bị điện bị hao mòn thông thường hoặc vô tình phải
được cung cấp các bộ phận có thể tháo rời để thay thế dễ dàng và tiết kiệm, nếu có
thể, mà không yêu cầu thay thế hoàn toàn các bộ phận liên quan.
5. Tất cả các bu lông và ốc vít lắp ráp phải được khóa sau khi siết chặt.
6. Các bu lông và ốc vít này phải được bảo vệ hiệu quả khỏi sự ăn mòn bằng cách mạ
cadmium hoặc bởi bất kỳ quy trình nào khác được phê duyệt bởi Quản lý dự án.
7. Ren hệ mét tiêu chuẩn ISO sẽ được áp dụng cho tất cả các ren.

Phần I - Chương 3 I-3-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

3.2.2 BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN


3.2.2.1 Tổng quan
1. Tất cả các thiết bị điện phải được phủ bảo vệ tại nhà máy trước tác động ăn mòn của
các tác nhân khí quyển và các tia cực tím của mặt trời. Trong các hoạt động xử lý
thiết bị cả trong xưởng và trong quá trình vận chuyển và lắp dựng, Nhà thầu sẽ,
trong trường hợp có thể, thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh làm hỏng
hoặc làm hỏng lớp phủ bảo vệ đã được áp dụng
2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trong việc sửa chữa khi cần thiết và trong trường
hợp xấu nhất, có thể được yêu cầu thay thế các tủ hoặc bảng bị hư hỏng lớp sơn phủ
bảo vệ.
3. Bất kể ở đâu, các thành phần áp dụng lớp phủ bảo vệ cần sửa chữa, Nhà thầu phải
chịu chi phí cho tất cả các phương tiện cần thiết.
4. Hệ thống bảo vệ chống ăn mòn phải được lựa chọn dựa trên việc xem xét phương
thức vận chuyển, lưu trữ tại công trường và điều kiện sử dụng cuối cùng. Đặc biệt,
tất cả các thiết bị sẽ được bảo vệ hàng hải.
3.2.2.2 Bảo vệ tủ và bảng
Khung và vách ngăn bên ngoài phải được làm bằng thép mạ kẽm được bảo vệ bởi:
1. Một lớp phủ epoxy cho khung, tấm phía sau và tấm cuối
2. Vách ngăn bên trong làm bằng thép phải được xử lý theo cùng một cách hoặc mạ
kẽm. Vách ngăn nhôm có thể không sơn.
3.2.2.3 Bảo vệ động cơ
Phần cơ khí phải được bảo vệ bởi hệ thống ba lớp, bao gồm hai lớp sơn lót crôm và
lớp phủ trên cùng bằng sơn mài polyurethane
Rotor phải được bảo vệ bằng vecni epoxy hoặc polyurethane và các tấm ghi thông
số phải được làm bằng thép không gỉ.
3.2.2.4 Bảo vệ máy biến áp
Cả bên trong và bên ngoài các bộ phận kim loại phải được bảo vệ chống ăn mòn.
Trước khi sơn, các bề mặt phải được xử lý hóa học hoặc cơ học.
Việc xử lý hóa học phải bao gồm việc nhúng các mảnh vào hỗn hợp làm sạch, sau
khi rửa, nhúng các mảnh vào bichromate kẽm.
Việc xử lý cơ học phải bao gồm sự phun bi làm sạch cộng với một mạ một lớp kẽm
bi-cromat nếu bề mặt không thể sơn được ngay sau khi phun bi làm sạch .
Bề mặt bên ngoài phải được bảo vệ bằng một lớp sơn lót cromat hoặc kẽm và hai
lớp sơn tổng hợp.
Bề mặt bên trong phải được bảo vệ bằng một lớp sơn lót cromat hoặc kẽm.

Phần I - Chương 3 I-3-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

3.2.3 PHỤ KIỆN THIẾT BỊ ĐIỆN


3.2.3.1 Điện áp được sử dụng
Nguồn điện áp thấp được cung cấp bởi hệ thống 3 pha, 4 dây 400V/230V và thiết bị
AC sẽ hoạt động tại:
+ 400 V ba pha ± 10%
+ 230 V một pha ± 10% tại tần số 50 Hz ± 2 Hz
Nếu cần một điện áp khác cho một số hạng mục thiết bị đặc biệt, Nhà thầu sẽ cung
cấp các máy biến áp cần thiết.
Tuy nhiên, những thiết bị và dụng cụ đó sẽ phải có khả năng chịu được quá điện áp
trong tiến trình giảm kích từ của các thiết bị.
Thiết bị DC điện áp thấp phải hoạt động ở điện áp định mức 220V. Tất cả các thiết
bị điện áp thấp phải được chịu được điện áp thử nghiệm tối thiểu 2000 V trong khoảng
thời gian một phút (thiết bị điện tử sẽ bị ngắt trong quá trình thử nghiệm).
3.2.3.2 Công tắc tơ
1. Tất cả các công tắc tơ phải tuân theo các tiêu chuẩn và khuyến nghị của IEC.
2. Dòng định mức của chúng sẽ được chọn cao hơn 20% so với dòng làm việc cao
nhất.
3. Trong mọi trường hợp, hoạt động của công tắc tơ theo bất kỳ cách nào làm phải xáo
trộn hoặc ảnh hưởng đến các rơle khác được lắp đặt trên cùng một khung.
4. Rơle bảo vệ nhiệt hoặc từ nhiệt phải được lắp đặt trên mọi pha; chúng phải được bù
nhiệt độ và bao gồm bảo vệ một pha. Ngoài các tiếp điểm phụ cần thiết cho hoạt
động bình thường, mỗi công tắc tơ phải được cung cấp bổ sung một khối ít nhất hai
tiếp điểm tức thời (mở + đóng)
3.2.3.3 Bộ ngắt mạch
1. Việc lắp đặt tất cả các bộ ngắt mạch AC và DC phải tuân thủ các tiêu chuẩn IEC
2. Bộ ngắt mạch phải là loại vận hành nhanh với đóng thủ công và tự động ngắt.
Chúng phải được cung cấp các rơle nhiệt từ trên mỗi pha dòng.
3. Cầu chì có khả năng ngắt cao được hiệu chuẩn phù hợp hoặc các thiết bị giới hạn
khác phải bảo vệ dự phòng khi công suất của các bộ ngắt mạch không đủ để ngắt
dòng ngắn mạch.
3.2.3.4 Rơle bảo vệ và phụ trợ
1. Rơle phải là loại 'cắm vào'. Chúng phải được bảo vệ bằng một nắp kín và phải được
gắn trong một tủ, trên khung rơle tốt nhất là làm bằng nhôm hoặc tấm thép gấp.
2. Rơle bảo vệ phải được lắp đặt cẩn thận để chúng không bị ảnh hưởng bởi các cú sốc
hoặc rung. Rơle bảo vệ phải có các thiết bị điều chỉnh ở mặt trước và mỗi rơle phải
được cung cấp một đường cong hiệu chuẩn tương ứng.
Phần I - Chương 3 I-3-6
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

3. Rơle phụ trợ phải là loại lõi dây điện từ, nguồn AC được cung cấp ở 220 V hoặc 48
V, nguồn DC được cung cấp ở 48 V hoặc 220 V.
4. Khả năng đóng và ngắt của các tiếp điểm không được nhỏ hơn 10 A ở 48 V, 2 A ở
220 V (tải điện trở và cung cấp AC) và 5 A ở 48 V, 0,6 A ở 220 V (tải cảm ứng và
nguồn DC cung cấp)
5. Rơle phụ trợ phải có khả năng hoạt động khi biến thiên điện áp là +10% và -20%
điện áp cung cấp định mức.
3.2.3.5 Công tắc và nút ấn chuyển đổi
1. Công tắc và nút ấn chuyển đổi phải là loại vỏ bình thường, trừ khi có quy định khác
trong thông số kỹ thuật. Dòng điện định mức tối thiểu phải là 10 A
2. Tất cả các công tắc và nút ấn ngắt phải có vòng chỉ báo kim loại khắc mô tả chức
năng của chúng.
3.2.3.6 Công cụ báo lỗi - đèn tín hiệu
1. Các hộp đèn tín hiệu báo hiệu chế độ hoạt động hoặc lỗi phải có nhiều loại, bao
gồm một loạt các cửa sổ hình chữ nhật được đặt cạnh nhau theo chiều ngang và
chiều dọc. Mỗi hộp phải được gắn một hoặc đèn LED và một nắp mờ có chức năng
tương ứng.
2. Mỗi cụm hộp tín hiệu phải có ít nhất hai hộp dự phòng. Tất cả các kết nối bên ngoài
phải là thiết bị đầu cuối loại vít. Tất cả các đèn tín hiệu phải có khả năng chịu được
điện áp lớn hơn 15% so với điện áp định mức.
3. Trình tự báo hiệu lỗi sẽ như sau:
a) Khi xảy ra lỗi, đèn sẽ nhấp nháy (tín hiệu được lưu trữ) và báo động âm thanh sẽ
khởi động
b) Chuông báo động dừng khi nhấn nút xác nhận. Trong khi các lỗi hiện thời vẫn
còn, nếu lỗi khác đang đến, còi / chuông sẽ không bị tắt.
c) Khi nhấn nút 'Reset':
+ Nếu lỗi vẫn còn, đèn tín hiệu lỗi sẽ thay đổi từ đèn nhấp nháy sang sáng vĩnh
viễn.
+ Nếu lỗi đã biến mất, đèn tín hiệu sẽ tắt (bất kể nó đang nhấp nháy hay sáng
vĩnh viễn).
3.2.3.7 Khối thiết bị đầu cuối
1. Nói chung, việc kết nối các mạch điều khiển và giám sát với các hạng mục khác
nhau của thiết bị, chẳng hạn như chỉ báo, đầu ghi, rơle, hộp tín hiệu, v.v. phải được
thực hiện với các kết nối kẹp ngã ba.
2. Các bảng điện, bảng điều khiển, tủ, hộp hoặc khung gầm phải có các khối thiết bị
đầu cuối được nhóm thành một hoặc một số hàng, được đặt ở một nơi dễ tiếp cận.

Phần I - Chương 3 I-3-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các khối đầu cuối cho các mạch ngoại vi phải được đặt trong khoang điện áp thấp
của mỗi bảng điện, bảng điều khiển, tủ, hộp.
3. Các khối đầu cực phải là loại vít và phải được làm bằng vật liệu cách điện gắn trên
giá đỡ bằng thép chuyên dụng. Các phần của khối đầu cực có cấp điện áp khác nhau
phải được ngăn cách bằng các ngăn cách điện. Khoảng cách giữa hai thiết bị đầu
cuối liền kề không được nhỏ hơn 6 mm, càng xa càng tốt, các thiết bị đầu cuối sẽ
được sử dụng công tắc ngắt.
4. Không được có nhiều hơn một dây dẫn kết nối với bất kỳ một thiết bị đầu cuối, các
thiết bị đầu cuối được kết nối theo kiểu nối song song. Mỗi khối thiết bị đầu cuối sẽ
có khoảng 10% thiết bị đầu cuối dự phòng. Với mục đích kết nối, đầu cuối cáp phải
được gắn với các đầu nối được uốn lại.
3.2.3.8 Tủ, bảng mạch và bảng điều khiển thiết bị điện áp thấp
1. Tất cả các bảng điều khiển, bảng mạch, ngăn và tủ phải thuộc loại kín, chống bụi và
chống sâu mọt. Khi lắp đặt ngoài trời hoặc ở những nơi ẩm ướt, chúng phải được
thiết kế để chịu mọi loại thời tiết và được mạ kẽm. Để tránh quá trình oxy hóa gây
ra bởi ngưng tụ, phải cung cấp lò sưởi điện trở với bộ điều nhiệt.
2. Cửa ra vào có thể khóa được từ bên ngoài mặc dù luôn có thể mở chúng từ bên
trong.
3. Một bảng tên bằng kim loại chống ăn mòn, khắc mô tả của bảng, phải được gắn vào
mặt trên của mặt trước. Các chữ khắc phải bằng tiếng Anh.
4. Các thanh cái phải được làm bằng đồng và được đánh dấu bằng các màu thông
thường. Cáp đồng phải được sử dụng cho hệ thống dây điện bên trong. Tất cả các
dây cáp phải có đầu cắm cuối và chỉ được kết nối một hướng với khối đầu cuối.
5. Các tấm đệm sẽ được sử dụng cho tất cả các đầu cáp vào bảng. Đường kính của các
tấm đệm cáp phải được xác định là một hàm của đường kính ngoài của cáp. Tấm
đệm chỉ được khoan tại thời điểm lắp đặt tuyến cáp.
6. Phía trước các bảng điều khiển chứa các bảng chỉ số, dụng cụ đo, nút ấn ghi, công
tắc điều khiển, đèn tín hiệu và hộp đèn báo sự cố.
7. Tất cả các thiết bị được đặt ở bên ngoài các bảng điều khiển phải là loại âm tường,
có kích thước tiêu chuẩn, được kết nối từ phía sau.
3.2.3.9 Động cơ
1. Động cơ điện phải tuân thủ các khuyến nghị của tiêu chuẩn IEC 60034-1 đến
60034-9, 60072-1 và 60072-2.
2. Động cơ phải có khả năng khởi động ở điện áp 10% dưới định mức.
3. Cuộn dây động cơ phải được cách điện lớp B.
4. Động cơ có công suất nhỏ hơn 20 kW phù hợp chế độ khởi động trực tiếp. Động cơ
có công suất từ 20 kW trở lên sẽ được cung cấp các thiết bị khởi động mềm.

Phần I - Chương 3 I-3-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5. Động cơ có công suất từ 20 kW trở lên phải được gắn nhiệt kế chìm để bảo vệ nhiệt.
6. Máy bơm thoát nước chìm phải có mức độ bảo vệ IP 68. Động cơ được sử dụng
ngoài trời tiếp xúc với thời tiết phải có mức độ bảo vệ IP 67.
7. Các động cơ phải được thiết kế (theo khuyến nghị của IEC 60034-1):
a) Đối với cổng: chế độ làm việc không liên tục (S3)
b) Đối với thiết bị xử lý: chế độ làm việc không liên tục với phanh điện (S5).
c) Đối với máy bơm, quạt, máy nén và các thiết bị khác: chế độ làm việc liên tục
(S1).
8. Rung: Các giá trị tối đa của vận tốc RMS ở tốc độ vận hành thiết kế không được
vượt quá tiêu chí 1,8 mm/s của VDI 2056 Nhóm K.
Lớp sau sẽ được chọn:
a) N (bình thường) đối với máy có chiều cao trục 225 mm.
b) R (suy giảm) cho các máy có chiều cao trục từ 225 đến 315 mm và, bằng cách
mở rộng, chiều cao trục trên 315 mm.
Sau khi cài đặt, máy không ghép đôi sẽ không bị rung quá mức dung sai cho phép.
9. Mức tiếng ồn cho phép sẽ được đo bằng dB (A). Chúng phải được biểu thị bằng áp
lực âm thanh và được đo theo ISO-1996/1.
10.Sản xuất - Thiết kế:
a) Khung:
Khung động cơ và tấm cuối phải được làm bằng kim loại đúc hoặc tấm hàn dày và
phải được cung cấp:
+ Móc nâng cho máy nặng hơn 50 kg.
+ Một đầu nối ren theo ISO có đường kính tối thiểu 8 mm để kết nối với mạch nối
đất; thiết bị đầu cuối này phải được đặt trên một ngàm buộc, ở phía đối diện với
khớp nối hoặc, nếu có thể, trên tấm buộc.
+ Thiết bị cấp phải có một hoặc nhiều lỗ thoát nước ngưng tụ ở dưới cùng của
khung hoặc vòng bi.
b) Khối chịu lực:
Vòng bi có lò xo nén phải được sử dụng ưu tiên cho vòng bi lăn. Vòng bi phải được
đảm bảo 30.000 giờ hoạt động mà không xảy ra sự cố ở tốc độ định mức của máy.
Bôi trơn tốt nhất là bằng mỡ, và không cần thay thế dầu mỡ trong thời gian hoạt
động được bảo đảm.
c) Làm mát:
Các động cơ phải là loại tự làm mát với quạt gắn trục.
Không khí làm mát phải được hướng vào phía khớp nối (quạt được gắn ở phía đối
diện với khớp nối).

Phần I - Chương 3 I-3-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

d) Hộp đấu cáp:


Nhà thầu sẽ cung cấp các hộp đấu cáp phù hợp với các loại cáp cấp nguồn cho động
cơ. Các hộp phải có cùng mức độ bảo vệ như của động cơ. Các thiết bị đầu cuối
phải được đánh dấu rõ ràng. Một tiếp đất cho thiết bị đầu cuối sẽ được cung cấp.
e) Cuộn dây:
Cuộn dây phải được làm bằng đồng ủ.
11.Mỗi động cơ sẽ được cung cấp một bảng tên không bị ăn mòn với ghi chú các
thông số động cơ sau đây:
a) Tên của nhà sản xuất.
b) Loại, số sê-ri và số sản xuất.
c) Công suất và tần số định mức (tính bằng Hz).
d) Tốc độ dưới tải (tính bằng vòng / phút).
e) Điện áp định mức tính bằng volt theo kết nối sao hoặc tam giác.
f) Dòng đầy tải hoặc không tải theo kết nối sao hoặc tam giác.
g) Hệ số công suất định mức (cos).
h) Lớp cách điện và mức độ bảo vệ.
3.2.3.10 Nối đất thiết bị
1. Nhà thầu sẽ cung cấp, trên khung của mọi thiết bị của nhà máy mà nguồn cấp điện
được lấy hoặc được kết nối trong các điều kiện lỗi, một đầu nối đất bằng đồng hoặc
thép không gỉ hoàn chỉnh với vòng đệm và đai ốc và có kích thước phù hợp với
dòng điện của nguồn cung lớn nhất. Các đai ốc phải được trang bị một thiết bị khóa.
2. Cấu trúc các khung này phải đảm bảo sự liên tục về điện của kim loại tiếp xúc (bể,
đế, ống, vỏ, v.v.) được duy trì đến đầu nối đất.
3. Một thanh cái nối đất làm bằng đồng phải được cung cấp trong mỗi vỏ cho thiết bị
điện để thực hiện nối đất cho tất cả các thiết bị. Khung của các thiết bị điện phải
được kết nối với thanh cái nối đất. Đối với các vỏ có đầu vào cáp phía dưới, thanh
cái tiếp đất cho vách ngăn phải kết nối với một dây dẫn nối đất bên ngoài có kích
thước tương tự.
4. Mặt cắt yêu cầu cho dây dẫn nối đất của thiết bị như sau:
- Sử dụng 3 dây đồng xoắn song song, 1x120mm2, cho các thiết bị của tủ phân
phối trong các trường hợp thân trụ gắn với kim thu sét.
- Sử dụng 2 dây đồng xoắn song song, 1x120mm2, cho các thiết bị của tủ phân
phối trong các trường hợp:
+ Bộ chống sét.
+ Thân trụ không gắn với kim thu sét.
+ Khung stato của máy phát điện.

Phần I - Chương 3 I-3-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Vỏ máy biến áp nâng.


+ Trung tính máy biến áp nâng.
+ Máy biến áp dịch vụ.
+ Máy biến áp kích từ, áp dụng cho nối đất cuộn dây hình sao.
- Sử dụng 1 dây đồng xoắn, 1x120mm2, trong trường hợp:
+ Các tủ phân phối và giá đỡ trung thế.
+ Dây thu sét.
- Sử dụng 2 dây đồng xoắn, 1x95mm2, trong trường hợp:
+ Ray đỡ.
+ Đường ray trên không.
+ Bảng phân phối chính 400/230 V AC.
+ Thiết bị hỗ trợ của máy biến dòng, máy biến điện áp, sứ cách điện, dao cách
ly, bộ ngắt mạch chống sét.
- Sử dụng 1 dây đồng xoắn, 1x95mm2, trong trường hợp:
+ Bảng phân phối và chiếu sáng điện áp thấp.
+ Động cơ điện có công suất> 15kW.
+ Bể dầu.
+ Sàn giả kim loại.
+ Sàn kim loại.
+ Ắc quy.
+ Bộ chỉnh lưu và khối phân phối DC.
+ Cầu dao
+ Dao cách ly
+ Máy biến dòng.
+ Máy biến điện áp.
+ Thang cáp, giá đỡ và khay.
- Sử dụng 1 dây đồng xoắn, 1x35mm2, trong trường hợp:
+ Tủ điện, tủ bảo vệ và tủ điều khiển.
+ Động cơ điện có công suất ≤ 15kW.
+ Tay vịn bằng thép.
+ thiết bị / bảng / tủ điện áp thấp khác.
Nhà thầu sẽ kết nối các thiết bị nối đất của Nhà máy với lưới nối đất Công trình dân
dụng và đảm bảo tính liên tục của kết nối.

Phần I - Chương 3 I-3-11


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN TUABIN GIÓ VÀ MÁY PHÁT

PHẠM VI CÔNG VIỆC


Phạm vi công việc bao gồm việc thiết kế chi tiết, chế tạo, cung cấp, thử nghiệm
trước khi xuất cảng, hoàn thiện, sơn, đóng gói để vận chuyển đường biển, bảo hiểm cho
thiết bị, vận chuyển đường biển, bốc dỡ, kiểm tra hải quan, vận chuyển nội địa từ cảng
đến công trường, bảo hiểm cho vận chuyển nội địa, lưu kho tại công trường, lắp đặt, chạy
thử, bảo hiểm cho mọi rủi ro và các bên liên quan trong suốt thời hạn hợp đồng, và hướng
dẫn nhân viên Chủ đầu tư vận hành đối với “Tua bin gió” của nhà máy bao gồm như sau:
- Bố trí tổng mặt bằng trang trại gió 30MW, công suất định mức của mỗi Tua bin
gió khoảng 5.0MW, xác định vị trí các tua-bin gió, tuyến cáp điện và đường nội
bộ.
- Cung cấp đầy đủ thiết bị, vật liệu cho các tổ máy phát điện tua bin gió 30MW với
các hạng mục: cơ khí, điện, điều khiển và giám sát cục bộ, có đầy đủ các thiết bị
phụ trợ để vận hành ổn định.
- Cung cấp hệ thống SCADA cho nhà máy điện gió và thiết bị 110kV lắp đặt tại
trạm biến áp 110kV.
- Cung cấp cáp lắp đặt kết nối các hàng tuabin gió với cáp ngầm và đường dây trên
không 22kV.
- Đảm bảo sản lượng điện năng của các tua-bin cung cấp cho dự án.
- Hướng dẫn lắp đặt, thử nghiệm, vận hành tất cả các thiết bị cung cấp theo hợp
đồng này.
- Đào tạo vận hành cho nhân việc Chủ đầu tư để vận hành và bảo trì hệ thống
tuabin gió, SCADA.

TIÊU CHÍ THIẾT KẾ


Trang trại gió phải được thiết kế, mô phỏng tính toán năng lượng, bố trí tối ưu hóa
để đạt được năng lượng cao nhất.
Phải đặc biệt chú ý đến điều kiện thời tiết của khu vực dự án và lưới điện địa
phương trong việc thiết kế trang trại gió. Thiết kế tuabin phải tính đến các điều kiện khắc
nghiệt nhất của môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn trong 20 năm vận hành.
Các tuabin phải có khả năng vận hành ở các dải nhiệt độ lớn nhất có thể, các điều
kiện bất lợi khác của khí hậu và hệ thống lưới.
Thành phần chính của tua bin gió bao gồm: tuabin, trục, ổ trục, bộ phận quay của
máy phát, thân trụ, bu lông neo phải được thiết kế theo Phương pháp phần tử hữu hạn
(Finite Element Method), phải kể đến các tổ hợp tải trọng bất lợi nhất, ứng suất cho phép
của vật liệu và hệ số an toàn phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC 61400-1.

Phần I – Chương 4 I-4-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Vị trí của trụ gió phải được đặt ở vị trí mà bất kỳ bộ phần quay nào của tuabin cũng
không được vượt quá đường ranh của dự án, theo bất kỳ hướng nào.
Toàn bộ mối hàn của kết cấu chính phải được kiểm tra siêu ấm 100% chiều dài
đường hàn.
Tuabin gió phải được thiết kế và chế tạo phù hợp với các tiêu chuẩn IEC liên quan.
Dữ liệu tham khảo cho dự án phải tuân thủ theo các yêu cầu của QCVN
02:2009/BXD, Quy chuẩn quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dung trong xây dựng,
Vận tốc gió trung bình 10 phút tại độ cao 10m từ mặt đất là 23.17 m/s, chu kỳ 50 năm.
Hệ số an toàn: Các trụ gió được thiết kế với hệ số an toàn đảm bảo phù hợp với
QCVN 02:2009/BXD và/hoặc vận tốc trung bình chu kỳ dài hạn tại độ cao thiết kế. Nhà
thầu sẽ phải đề xuất hệ số an toàn phù hợp cho dự án trong hồ sơ dự thầu.
Tải trọng thiết kế kết cấu gối đỡ bao gồm:
- Các tải tiêu chuẩn ứng với điều kiện vận hành;
- Tải trọng cực đoan;
- Tải trọng sinh ra trong quá trình lắp đặt;
- Tải trọng do động đất;
Gia tốc động dất được tính toán ứng với tần suất thiết kế (DBE) 500 năm, giá trị
theo phương ngang là 0,5286 m/s2 và theo phương đứng là 0,27 m/s2 và kiểm tra an toàn
với tần xuất động đất lớn nhất MEC (1000 năm).

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG


Tuabin, máy phát được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm theo các yêu cầu và tiêu
chuẩn sau:
4.3.1 Tuabin gió
- IEC 61400-1:2005, Tuabin gió - Phần 1: Yêu cầu thiết kế
- IEC 61400-4:2012, Tuabin gió -Phần 4: Yêu cầu thiết kế cho hộp số tuabin gió
- IEC61400-11, Máy phát điện tuabin gió – Phần 11: Kỹ thuật đo lường tiếng ồn
- IEC 61400-12-1, ấn bản thứ nhất 2005-12 Tuabin gió – Phần 12-1: Xác định công
suất phát đảm bảo của tuabin gió
- IEC TS 61400-13, Máy phát tuabin gió – Phần 13: Xác định tải trọng cơ khí
- IEC TS 61400, Phần 21: Đo đạc và xác định đặc tính công suất của tuabin nối
lưới
- IEC 61400-22:2010, Tuabin gió – Phần 22: Chứng chỉ và thử nghiệm đảm bảo
- IEC TS 61400-23, Máy phát điện tuabin gió – Phần 23: Thí nghiệm mô hình cánh
tuabin gió
- IEC TR 61400-24, Máy phát điện tuabin gió – Phần 24: Bảo vệ chống sét
Phần I – Chương 4 I-4-2
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- DNVGL-ST-0376, Cánh tuabin gió


4.3.2 Máy phát điện tuabin gió
- IEC 60034-1 đến 60034-11 – Thiết bị điện kiểu quay:
- ANSI B 49.1/IEEE Std 810-1987 – Khớp nối trục:
- NEMA ANSI/IEEE Std 810-1987 – Đồng tâm trục:
- ISO 10816 Độ rung – Đánh giá độ rung của thiết bị bằng biện pháp đo trên phần
tĩnh – Hướng dẫn chung
- ISO 10816-3 1998-05, Phần 3, Thiết bị công suất lớn hơn 15kW, tốc độ từ 120
đến 15000 v/ph
4.3.3 Biến tần
- IEC 60146-1-1: Phần 1-1 Các yêu cầu cơ bản
- IEC 60146-1-2: Phần 1-2 Hướng dẫn áp dụng
- IEC 60146-1-3: Phần 1-3 Máy biến áp và bộ kháng điện
4.3.4 Điều khiển, bảo vệ và tự dộng hóa
- IEC 61255 - Rơle bảo vệ (tất cả các phần)
- IEC 61131 - Bộ điều khiển lập trình (tất cả các phần)
o Phần 1: Thông tin chung
o Phần 2: Yêu cầu và thử nghiệm thiết bị
o Phần 3: Ngôn ngữ lập trình
o Phần 4: Hướng dẫn sử dụng
o Phần 5: Giao tiếp
o Phần 6: Đặt trước
o Phần 8: Hướng dẫn ứng dụng và triển khai ngôn ngữ lập trình cho bộ điều
khiển khả trình
- IEC 60794 - Cáp quang
- IEC 61508 - Chức năng an toàn của các hệ thống liên quan đến an toàn điện/điện
tử/lập trình (tất cả các phần)
4.3.5 Kết cấu cơ khí và các thành phần
- ISO 2394 nguyên tắc chung về độ tin cậy về cấu trúc
- ISO 76, Vòng bi lăn – phân loại theo Tải trọng tĩnh
- ISO 281:2007, Vòng bi lăn – phân loại theo tải trọng động và tuổi thọ định mức
- ISO 683 (tất cả các bộ phận), Thép chịu nhiệt, thép hợp kim và thép dễ gia công
- ISO 1328-1, Bánh răng trụ - Hệ thống độ chính xác ISO - Phần 1: Định nghĩa và
giá trị sai lệch cho phép liên quan đến sườn của bánh răng tương ứng
- ISO 6336 (tất cả các bộ phận), Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn

Phần I – Chương 4 I-4-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- ISO 6336-1: 2006, Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn và bánh răng
xoắn ốc - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, giới thiệu và các yếu tố ảnh hưởng chung
- ISO 6336-2: 2006, Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng xoắn và bánh răng
xoắn ốc - Phần 2: Tính toán độ bền bề mặt (rỗ)
- ISO 12925-1, Dầu nhờn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L).
Family C (Gears) - Phần 1: Thông số kỹ thuật cho chất bôi trơn cho các hệ thống
bánh răng kèm theo.
- DIN 743: 2000, Trục và trục, tính toán công suất tải, Phần 1,2, 3
- DIN 3990-4, Tính toán khả năng chịu tải của bánh răng trụ: tính toán khả năng
chịu tải
- DIN 6885-2, Then song song
4.3.6 Thiết bị đóng cắt và điều khiển truyền động ở điện áp trung thế và hạ thế
- IEEE C37.20.7: Hướng dẫn của IEEE về kiểm tra thiết bị đóng cắt kim loại trung
thế cho các lỗi hồ quang nội bộ
- IEC 60044-1 Biến áp đo lường - Phần 1: Biến dòng điện;
- IEC 60044-2: Biến áp đo lường - Phần 2: Máy biến điện áp cảm ứng;
- IEC 60060: Kỹ thuật kiểm tra điện cao áp
- IEC 60071: Phối hợp cách điện;
- IEC 60099-4: Thiết bị chống sét - Phần 4: Thiết bị chống sét van oxit kim loại
không có khe hở cho hệ thống AC;
- IEC 60358: Khớp nối tụ điện và bộ chia tụ điện;
- IEC 60105: Khuyến nghị cho độ tinh khiết thương mại của vật liệu nhôm làm
thanh cái;
- IEC 60137: Ống lót cách điện cho điện áp xoay chiều trên 1.000V
- IEC 60168: Thử nghiệm trên các chất cách điện trong nhà và ngoài trời bằng vật
liệu gốm hoặc thủy tinh cho hệ thống có điện áp định mức lớn hơn 1.000 V;
- IEC 60273: Đặc trưng của cách điện bài trong nhà và ngoài trời cho các hệ thống
có điện áp danh định lớn hơn 1.000V;
- IEC 62271-100: Thiết bị đóng cắt và điều khiển điện cao áp - Phần 100: Bộ ngắt
mạch điện xoay chiều cao áp;
- IEC 62271-102: Thiết bị đóng cắt và điều khiển điện áp cao - Phần 102: Bộ ngắt
dòng điện và công tắc tiếp đất xen kẽ;
- IEC 62271-200: Thiết bị đóng cắt và điều khiển điện cao áp - Phần 200: AC: thiết
bị đóng cắt và thiết bị điều khiển cho điện áp định mức trên 1kV và bao gồm
52kV;
- 60694: Thông số kỹ thuật chung cho các thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển
điện áp cao;
Phần I – Chương 4 I-4-4
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- IEC 61537: Hệ thống khay cáp và hệ thống thang cáp để quản lý cáp,
- IEC 60331: Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy
- IEC 60332 Thử nghiệm trên cáp điện và cáp quang trong điều kiện cháy,
- IEC-754: Thử nghiệm các chất khí phát triển trong quá trình đốt cháy cáp điện
(phần I)
- IEC-332: Thử nghiệm trên cáp điện trong điều kiện cháy - Phần 3: Thử nghiệm
trên dây hoặc bó cáp (loại B)
- ASTM-D- Phương pháp thử tiêu chuẩn cho mật độ khói từ 2843 quá trình đốt
hoặc phân hủy nhựa
- IEC 60189: Cáp và dây dẫn tần số thấp có lớp cách điện PVC và vỏ bọc PVC
- IEC 60227: Cáp cách điện polyvinyl clorua có điện áp định mức lên đến
450/750V
- IEC 60228: Dây dẫn của cáp cách điện
- IEC 60230: Thử nghiệm xung trên cáp và các phụ kiện của chúng
- IEC 60287: Tính toán dòng điện định mức liên tục của cáp (hệ số tải 100%);
- IEC 60304: Tiêu chuẩn màu cách điện cho cáp và dây dẫn ở tần số thấp
- IEC 60331: Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy, Mạch toàn vẹn;
- IEC 60332: Thử nghiệm trên cáp điện và cáp sợi quang dưới các điều kiện cháy;
- IEC 60391: Đánh dấu cách điện dây dẫn;
- IEC 60423: Ống dẫn điện, đường kính ngoài của ống dẫn cho lắp đặt điện, lắp đặt
ống dẫn và phụ kiện;
- IEC 60502: Cáp cách điện và phụ kiện cho điện áp định mức từ 1kV (Um=1.2kV)
đến 30kV (Um=36 kV);
IEC 60811: Các phương pháp thử nghiệm chung cho vật liệu cách điện và vỏ bọc
của cáp điện.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
4.4.1 Tuabin gió
Tua bin gió phải được lựa chọn, thiết kế, lắp ráp, lắp đặt, cài đặt, vận hành và bảo trì
theo các tiêu chuẩn IEC liên quan, e.g. IEC 61400-1, v.v.
Lớp an toàn sẽ được nhà thầu đề xuất theo tiêu chuẩn IEC 61400-1 6.2 - Bảng 1.
Vref ở độ cao 10m trên mặt đất 23m/s chu kỳ lặp lại 50 năm là giá trị tham chiếu, Nhà
thầu sẽ ước tính Vref tại chiều cao trung tâm tuabin được cung cấp cho dự án.
Tua bin gió phải được kiểm tra loại (type-tested) và vào ngày nộp của Người đấu
thầu phải có chứng nhận IEC 61400-1 hợp lệ theo phân loại trang web của IEC từ một cơ

Phần I – Chương 4 I-4-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

quan chứng nhận được công nhận. Giấy chứng nhận loại không được cũ hơn 2 năm và có
giá trị ít nhất 3 năm.
Nhà thầu phải thực hiện phân loại theo tiêu chuẩn IEC 61400-1 và xác định lớp theo
IEC phù hợp cho từng Tua bin gió được lắp đặt;
Trong trường hợp các điều kiện xác định không cho phép lựa chọn loại tuabin gió
theo tiêu chuẩn IEC, Nhà thầu phải cung cấp bằng chứng rằng tuabin được chọn chịu
được các điều kiện đó trong vòng hai mươi (20) năm bằng phương pháp tính toán tải
được thực hiện bởi một Tổ chức độc lập. Cơ sở cho các tính toán này phải dựa trên tiêu
chuẩn IEC 61400-1;
Tất cả các bộ phận của Tua bin gió phải có cấu trúc giống hệt với các bộ phận được
kiểm tra và phê duyệt như một phần của chứng chỉ loại. Nhà thầu phải thông báo cho
ngay cho Chủ đầu tư nếu có những thay đổi quan trọng đối với phiên bản Tua bin gió
giao hàng nếu cần yêu cầu chứng chỉ loại cập nhật hoặc gia hạn;
Chủng loại tuabin gió phải có ít nhất hai (2) năm hoạt động thương mại thành công
đã được chứng minh trong các điều kiện tương tự và trong các dự án quốc tế. Nhà thầu sẽ
đính kèm bằng chứng về hồ sơ theo dõi tuabin gió trong Đấu thầu của họ;
Hệ thống nguồn điện khẩn cấp và không bị gián đoạn (Ắc quy, thiết bị lưu trữ điện,
v.v.) phải được cung cấp cho tất cả các hệ thống quan trọng và ít nhất là cho hệ thống
điều khiển cánh hứng gió;
Các bảng hiệu cảnh báo, hướng dẫn phải được đặt đầy đủ ở lối vào các Tua bin gió
và các vị trí lối thoát hiểm khẩn cấp theo quy định và tiêu chuẩn quốc tế;
Khu vực dự án được đánh giá là nằm trong khu vực có độ ăn mòn cao. Nhà thầu
phải cung cấp tất cả các bảo vệ chống ăn mòn cần thiết cho các thiết bị được cấp hàng (có
tính đến các điều kiện ăn mòn trên công trường). Nhà thầu sẽ thu thập dữ liệu liên quan
cần thiết về sự thỏa mãn yêu cầu của thiết bị và cung cấp bằng chứng cho sự phù hợp của
thiết bị với công trường. Tua bin gió được cung cấp phải được trang bị các gói bảo vệ
chống ăn mòn cao.
Tua bin gió được cung cấp phải có các đặc điểm cơ bản sau:
Tua bin gió phải là loại đón gió thổi trước (up wind) với trục quay ngang và phải có
ba cánh;
Vỏ (Nacelle): Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được đặt trên đỉnh trụ và bao
gồm các phần: hộp số, low and high – speed shafts, máy pháp, bộ điều khiển và phanh.
Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên trong vỏ.
Các cảm biến hướng gió và tốc độ gió phải được cung cấp cùng với tuabin và được
đặt trên đỉnh của vỏ bọc;

Phần I – Chương 4 I-4-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Tua bin gió phải có điều khiển xoay góc hứng gió và hoạt động ổn định ở tốc độ gió
biến thiên;
Tua bin gió phải được trang bị cơ chế điều chỉnh hướng cánh trái – phải để hướng
cánh quạt trực diện về phía gió.
Trụ Tua bin gió sẽ là một trụ thép hình ống.
Để biết thêm các yêu cầu kỹ thuật chung, tham khảo Chương 10 - Phần 2 của Tài
liệu đấu thầu.
Tua bin gió bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Phần quay bao gồm ba cánh quạt, trục, ổ trục và hệ thống điều khiển lên xuống
cánh tuabin (pitch control).
- Vỏ bọc bao gồm hệ thống điều khiển trái phải (yaw system).
- Hệ thống truyền lực bao gồm vòng bi, trục chính, hộp số (nếu có).
- Hệ thống phanh bao gồm hệ thống phanh khí động học chính và hệ thống phanh
cơ khí thứ cấp.
- Cảm biến tốc độ gió và cảm biến hướng gió trên đỉnh vỏ bọc.
- Đèn hàng không và đánh dấu báo hiệu ban ngày cho cánh quạt và thân trụ tuabin
(nếu có), đáp ứng các quy định của địa phương và quốc tế.
- Thân trụ tuabin hình ống đỡ lấy vỏ bọc và rotor, trụ gió bao gồm tất cả các phần
neo của thân và phần lắp đặt/phần liên kết để lắp đặt.
- Hệ thống kiểm soát, bảo vệ tuabin gió và trang trại gió (bao gồm cả hệ thống
kiểm soát bão, nếu có).
- Tủ điều khiển, thiết bị kiểm soát và bảo vệ an toàn, thang máy và thang, các thiết
bị điện lắp đặt trong thân trụ tuabin, điều kiện môi trường đặc biệt/mô-đun tác
động bóng (nếu có).
- Đánh dấu, nhãn hiệu, nhận dạng cho thiết bị và nhà máy.
- Tất cả các phụ kiện tiêu chuẩn và thiết bị phụ trợ thường là một phần của tuabin
gió, tất cả các hệ thống an toàn cần thiết khác bao gồm: các biện pháp an toàn
phòng cháy chữa cháy và thiết bị an toàn.
- Bao gồm tất cả các thiết bị rời rạc liên quan đến các phần đã đề cập ở trên.
4.4.1.1 Đặc điểm kỹ thuật chính
Các tham số chính của tuabin gió:
- Công suất khoảng 5000 kW
- Chiều cao bầu tua tin gió: khoảng 102.5m so với mặt đất sau khi can nền thi công
móng
- Đường kính cánh tua bin: 145m

Phần I – Chương 4 I-4-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Kiểu đón gió trước


- Loại 03 cánh quạt
- Trục ngang với điều chỉnh cánh trái phải (yaw control)
- Điều chỉnh công suất (Điều khiển cánh lên xuống – pitch control)
- Tốc độ thay đổi hoặc tốc độ cố định
- Trong giới hạn tốc độ gió vận hành có khả năng chịu được hiệu ứng lốc xoáy.
4.4.1.2 Thiết bị cơ khí bao gồm
- Chi tiết liên kết, ốc vít, bu lông, đai ốc, bao gồm cả vòng đệm khi cần thiết;
- Các biện pháp gá lắp tạm thời cần thiết cho các liên kết bao gồm xử lý nhiệt sau
hàn hoàn thiện, vv;
- Kết cấu giá đỡ, giá treo, v.v.;
- Khung đỡ, sàn thao tác, các chi tiết đặt sẵn, bu lông, nắp đậy vv.;
- Các chi tiết đặt sẵn trong bê tông;
- Khớp nối và bảo vệ khớp nối cho động cơ điện và các thiết bị khác;
- Thiết bị nâng bên trong các trụ gió và tua bin gió;
- Cách nhiệt và cách âm;
- Kết cấu thép, cầu thang, thang và sàn thao tác bao gồm các lối thoát hiểm khi cần
thiết;
- Thiết bị thông gió hoặc điều hòa không khí để vận hành an toàn các thiết bị cơ
điện;
- Các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn cho các thiết bị được lưu trữ hoặc lắp đặt tại
công trường cho đến thời điểm kiểm tra hiệu suất;
- Hệ thống sơn bao gồm cả sơn lót và sơn phủ;
- Bảo vệ chống ẩm và thời tiết lạnh;
- Ghi nhãn của tất cả các bộ phận;
- Các biện pháp phòng cháy chữa cháy;
- Hệ thống bôi trơn cần thiết;
- Châm đủ dầu bôi trơn ban đầu và chất bôi trơn để vận hành thử nghiệm và vận
hành;
- Phụ kiện tiêu chuẩn và thiết bị phụ trợ thường là một phần của phạm vi cung cấp;
Các thí nghiệm cần thiết, kiểm tra và chấp nhận các công tác cũng như tất cả các
chứng nhận và báo cáo chất lượng các hạng mục đó.
4.4.1.3 Thiết bị điện, dụng cụ đo lường, thiết bị an toàn, bảo vệ và điều khiển
- Thiết bị đo cục bộ và các vòng điều khiển cũng như tất cả các thiết bị phục vụ cho
các thử nghiệm và kiểm tra.

Phần I – Chương 4 I-4-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Các ổ cấp điện cần thiết.


- Vật liệu lắp đặt, tức là vật liệu dây, cáp và đường ống, tất cả các dây buộc, ống
dẫn, giá đỡ và các dụng cụ chuyên dụng khác cần thiết.
- Các tủ điện và hộp nối dây cần thiết.
- Hộp điều khiển hiện trường.
- Dụng cụ gắn trên giá đỡ thiết bị.
- Bảo vệ chống sét và quá áp.
- Nối đất/nối đất của thiết bị.
- Thiết lập các kết nối logic: trình tự, khóa liên động, bảo vệ, bảo vệ an toàn cho
vận hành/khởi động/tắt máy.
- Cáp và máng cáp.
- Cáp điện và dây dẫn bao gồm các loại cho máy biến áp AC và DC, điều khiển, đo
lường và tín hiệu.
- Biển đánh số để nhận dạng cáp.
- Vật liệu sửa chữa.
- Ống bảo vệ bằng nhựa hoặc kim loại để luồn cáp.
- Kết nối cáp bao gồm vấu nén cáp, vật liệu cố định và kẹp.
- Đầu bịt cáp và ống nối cáp bao gồm vật liệu để cố định.
- Nén và kết nối khác.
- Vật liệu chống cháy bao gồm các vật liệu để bịt kín các lỗ cáp xuyên qua tường
và trần nhà cũng như giữa các thiết bị đóng cắt và điều khiển, đo lường, ghi âm và
các thiết bị đóng cắt, bảng điều khiển và bàn.
4.4.1.4 Hệ thống điện của Tua bin gió
Hệ thống điện tua bin gió bao gồm - nhưng không giới hạn - các hệ thống và bộ
phận sau đây:
- Máy phát điện với các thiết bị phụ trợ liên quan (ví dụ: kích từ, bảo vệ, v.v.)
- Bộ biến tần bao gồm tất cả các thiết bị phụ trợ điện cần thiết
- Máy biến áp tăng áp lên 22kV đặt trong đế tháp tuabin gió
- Công tơ đo lường cho cả tải sản xuất và phụ trợ của Tua bin gió
- Hệ thống cáp tín hiệu và cáp MV
- Máy biến áp MV/LV và thiết bị đóng cắt LV để cung cấp cho hệ thống điện tự
dùng của tuabin gió
- Máy biến áp tự dùng 0.69/0,4kV được lắp đặt tại mỗi tuabin gió để cung cấp
nguồn liên tục cho tất cả các thiết bị phụ trợ của tuabin gió
- Hệ thống DC và UPS có ắc quy Ni-Cd

Phần I – Chương 4 I-4-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Hệ thống bảo vệ cần thiết


- Cáp nguồn và điều khiển, giá đỡ cáp
- Chiếu sáng và các nguồn cấp điện nhỏ bao gồm chiếu sáng thông thường và khẩn
cấp
- Nối đất, chống sét và hệ thống bảo vệ quá áp
Các thiết bị và sơ đồ đấu nối, bao gồm Tua bin gió, Máy biến áp LV/MV và cáp
MV, Máy biến áp MV/HV (trong Trạm biến áp) thiết bị đo lường bảo vệ được thể
hiện trong sơ đồ nguyên lý một sợi nêu trong tập - Các bản vẽ nhà máy.
4.4.1.5 SCADA và CMS
Phạm vi cung cấp sẽ bao gồm - nhưng không giới hạn - các hệ thống và thành phần
sau đây:
- Cảm biến sơ cấp, máy phát, thiết bị truyền động;
- Hệ thống điều khiển, an toàn, giám sát và bảo vệ (DCS - Hệ thống điều khiển kỹ
thuật số/SCADA - Kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu) cho Tua bin gió bao
gồm tất cả các giấy phép phần mềm cần thiết;
- Bộ điều khiển máy phát tua bin bao gồm các hệ thống bảo vệ;
- Tất cả các hệ thống bảo vệ khác;
- Hệ thống giám sát tình trạng theo tiêu chuẩn IEC 61400-25;
- Hệ thống giám sát máy và tuabin gió;
- Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ (điện thoại, hệ thống LAN/WAN);
- Các công cụ đặc biệt của I & C, bao gồm thiết bị lập trình và chẩn đoán ... (hai
bộ);
- Trao đổi tín hiệu và các công việc liên quan;
- Hệ thống SCADA của trang trại gió bao gồm tất cả các cơ sở dữ liệu chức năng,
lưu trữ dữ liệu và truy cập từ xa, xem và hiển thị dữ liệu trực tuyến, báo động,
giao diện, phần mềm và phần cứng;
- Trạm điều hành SCADA đặt tại Tòa nhà vận hành.
4.4.1.6 Hệ thống điều khiển cục bộ (LCS)
Mỗi tua bin gió phải có Hệ thống điều khiển tại chỗ (LCS) và nó sẽ được thiết kế để
vận hành tự động, không giám sát dựa trên hệ thống điều khiển vi xử lý với bộ chuyển
đổi phù hợp (PLC/tua bin gió), tức là chuyển đổi từ Ethernet sang FO/RS-485 sang FO
hoặc bất kỳ bộ chuyển đổi nào khác đối với mỗi cảm biến truyền dữ liệu I/O của cảm
biến tua bin gió đến SCADA của phòng điều khiển chính có nguồn dự phòng. Các bộ vi
xử lý và bộ điều khiển công suất phải được đặt đúng vị trí và thông gió tốt. Trong trường
hợp tháp hình trụ, LCS phải có khả năng hoạt động ổn định ở nhiệt độ môi trường bên
trong tháp mà không vượt quá mức tăng nhiệt độ cho phép. LCS sẽ có thể hiển thị các

Phần I – Chương 4 I-4-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

chức năng vận hành cơ bản của tua bin gió và cũng là căn cứ để dừng và khởi động lại
tua bin gió.
LCS sẽ có thể hiển thị và ghi lại các tham số chính sau:
- Công suất (kW)
- Điện áp (V), 3 pha, giá trị RMS
- Tần số (Hz)
- Dòng điện (A) 3 pha, giá trị RMS
- Hệ số công suất
- Tốc độ vòng quay rôto (vòng/phút, tốc độ cao và tốc độ thấp)
- Phanh kích hoạt
- Công suất tối đa được tạo ra (kW) với thời gian tạo ra
- Công suất tác dụng/công suất phản kháng từ lưới điện
- Tổng sản lượng điện năng (kWh)
- Tổng độ méo sóng hài của mỗi tua bin gió
- Độ nhấp nháy điện áp
- Thời gian hoạt động của máy phát điện
- Tình trạng của tuabin gió
- Góc Yaw và Pitch
- Tốc độ gió (m/s) và hướng của luồng gió
- Tiêu thụ năng lượng phản kháng thực tế (kVAr)
- Nhiệt độ của máy phát, hộp số, ổ trục, vỏ bọc và bảng điều khiển
- Áp suất dầu thủy lực
- Thời gian hoạt động khả dụng của tua bin gió
- Đường cong công suất ở dạng bảng
- Nhiệt độ môi trường, độ ẩm
- Bất kỳ tham số nào khác cần thiết cho hệ thống
Hệ thống tối thiểu có thể tắt, hiển thị và báo động theo các điều kiện sau:
- Mức dầu thấp hoặc áp suất trong hộp số
- Lỗi hệ thống yaw
- Lỗi cáp xoắn
- Lỗi hệ thống điều khiển
- Lỗi hệ thống điện
- Lỗi hệ thống thủy lực
- Rung quá mức trong vỏ bọc tuabin

Phần I – Chương 4 I-4-11


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Má phanh bị mòn
- Nhiệt độ bất thường trong máy phát điện, hộp số, bảng điều khiển, vv
- Lỗi lưới, ví dụ: sự cố tần số, sự cố điện áp, dòng điện dư thừa, sự cố trình tự pha,
sự bất đối xứng pha
- Quá tốc độ của rôto và máy phát
- Kích hoạt phanh dừng khẩn cấp
- Lỗi của các thành phần tụ điện
- Bất kỳ thông báo nào khác cần thiết cho hệ thống
- Tốc độ gió quá thấp
- Tốc độ gió quá lớn
- Không có dây cáp vặn xoắn
- Kích hoạt nút dừng (khởi động lại khi nút khởi động được kích hoạt)
- Quá nhiệt của máy biến áp tua bin gió (giai đoạn đầu: báo động, ngắt kết nối giai
đoạn hai của máy cắt LV và máy cắt MV)
- Hệ thống sẽ có thể hiển thị và đưa ra cảnh báo trong trường hợp Máy đo gió và
gió cánh quạt bị hỏng
- Lỗi hoặc xáo trộn của hệ thống phụ kiểm soát sẽ dẫn đến dừng lại
- Điều kiện lưới bất thường
- Dừng tua bin gió tự động bất cứ khi nào việc cung cấp lưới điện bị lỗi
- Tự động khởi động tua bin gió khi nối lại nguồn cung cấp lưới hoạt động bình
thường
LCS sẽ được kết nối với Hệ thống giám sát và điều khiển trung tâm. Có thể từ hệ
thống giám sát và điều khiển trung tâm tại phòng điều khiển chính để điều khiển
tất cả các Máy phát điện Tua bin gió, ra lệnh, ghi lại dữ liệu khác nhau của chúng
và lấy ra các báo cáo năng lượng được tạo ra từ toàn bộ dự án điện gió tua bin
gió, xuất/nhập năng lượng.v.v.
4.4.1.7 Cánh quạt và trục
Yêu cầu chung
Cánh phải được chế tạo đồng tâm với tâm trọng lực (để đảm bảo cân bằng).
Cánh phải được chế tạo bằng sợi tổng hợp (FRP) làm từ sợi thủy tinh hoặc sợi
carbon, nhựa epoxy hoặc polyester và chất kết dính. Mỗi cánh đều phải có gân gia cường
bên trong.
Dựa trên các điều kiện mội trường, kết cấu cánh sẽ được tính toán để đảm bảo chịu
được các điều kiện khắc nghiệt nhất về nhiệt độ. Kết cấu cánh được tính toán dự trên một
số yếu tố sau:

Phần I – Chương 4 I-4-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Độ ẩm;
- Nhiệt độ;
- Bức xạ của tia cực tím;
- Độ mỏi của vật liệu (tương tác giữa độ mỏi và thời gian);
- Bụi bẩn;
- Độ mặn;
- Ô nhiễm hóa chất;
Bề mặt của cánh tuabin phải được thiết kế có khả năng chống lại các tác hại của các
yếu tố như gió, nước, tia cực tím, cũng như là các tải trọng ăn mòn và uốn cong khác.
Trong trường hợp thiết kế khí động học có các thiết bị hỗ trợ dòng xoáy (như máy
phát điện xoáy, cánh vạt sau…), thì quy trình sản xuất và biện pháp bảo vệ chống nới
lỏng cánh trong suốt tuổi thọ tua bin phải được thông báo cho Chủ đầu tư.
Góc vát, độ nhẵn của bề mặt cánh phải được kiểm tra và thử nghiệm độ chính xác
theo DNVGL-ST-0376. Chủ đầu tư sẽ chứng kiến Thử nghiệm mô hình của cánh được
chỉ định trong Phần 4 - Thử nghiệm cánh theo tiêu chuẩn DNVGL-ST-0376 và IEC
61400-23; Nhà thầu phải đệ trình danh sách thử nghiệm, quy trình thử nghiệm và tiêu chí
chấp nhận cho Chủ đầu tư phê duyệt.
Các cánh phải được bảo vệ chống mài mòn ở cạnh đầu. Hiệu quả của việc bảo vệ
phải được chứng minh trước khi bắt đầu sản xuất các cánh, bằng các tài liệu tham khảo
tin cậy hoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đối với sản xuất cánh, các vật liệu dễ bị
ăn mòn sẽ không được sử dụng.
Cánh phải được thiết kế và sản xuất với các lỗ thoát nước đủ ở phía mặt cạnh và
không được chứa các điểm có thể tích tụ nước hoặc các chất lỏng khác. Hệ thống thoát
nước của cánh phải được thiết kế đảm bảo giữ cho phần bên trong của cánh không bị ẩm
trong quá trình vận hành tuabin. Do đó, các lỗ thoát nước sẽ phải được thiết kế bổ sung
trong khu vực rộng nhất có thể. Tài liệu tham chiếu phê duyệt thiết kế thoát nước cho
cánh, chống ăn mòn dài hạn và không có nguồn phát thải tiếng ồn bổ sung phải được
cung cấp.
Cánh phải được thiết kế để ngăn ngừa các tác hại do việc chế tạo cánh hoặc các bộ
phận khác của Tua bin gió do các rung động cạnh hoặc va đập trong khi đứng yên hoặc
hoạt động bình thường. Hướng dẫn vận hành Tua bin gió, Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả các
chi tiết có liên quan bao gồm tốc độ gió, chế độ vận hành, vị trí đảo hoặc bất kỳ thông tin
liên quan nào khác về các chế độ vận hành (bao gồm dừng bình thường, an toàn hoặc
dừng khẩn cấp) và/hoặc điều kiện thời tiết theo đó việc rung cánh là không thể tránh
được, bao gồm mọi điều kiện theo đó rôto không thể được khóa an toàn mà không làm
tăng nguy cơ rung lắc.

Phần I – Chương 4 I-4-13


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Ổ trục là một hàng kép 4 điểm tiếp xúc giữa vòng bi với các đệm kín. Vòng bi cánh
phải được thiết kế để có thể tự bôi trơn bao gồm các thùng chứa dầu mỡ. Phải có biện
pháp che chắn ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong các ổ trục.
Phải có giấy chứng nhận thử nghiệm kết cấu cánh và tuân theo tiêu chuẩn IEC
62400-23 của việc cung cấp cánh trong hợp đồng sẽ được nộp trong Hồ sơ dự thầu.
Lối tiếp cận vào bên trong cánh quạt phải đảm bảo an toàn. Cơ cấu khóa cánh quạt
phải được thiết kế để vận hành dễ dàng và an toàn và không gây ra sự trễ quá mức trong
quá trình bảo trì và bảo dưỡng tại các cánh quạt và trục. Tất cả các bộ phận hoặc phần
quan trọng của cánh sẽ phải dễ dàng tiếp cận để kiểm tra và bảo trì.
Liên kết gốc cánh
Một bộ mở rộng góc cánh tuabin gió được lắp đặt giữa gốc cánh và một trục cố định
với phần vỏ của tuabin. Bộ phận này được tạo thành từ một hình trụ rỗng, gấp nếp và một
hoặc hai mặt bích đầu cuối có lỗ cho các bu lông được tải sẵn, tạo áp lực cho bộ mở rộng
góc cánh.
Các phần mở rộng góc cánh phải được làm bằng thép hàn. Các bộ mở rộng góc cánh
có hai vòng tròn bu lông: một cho kết nối cánh và một cho kết nối ổ trục (hoặc trung
tâm), bao gồm hai mặt bích có vít và một xi lanh giữ chúng hoạt động như một dải phân
cách.
Các bu lông phải được chế tạo bằng thép cường độ cao và bảo vệ chống ăn mòn mạ
kẽm.
Điều khiển hướng cánh
Hệ thống điều khiển góc quay các cánh phải được thiết kế vận hành với các cơ cấu
cơ điện hoặc thủy lực hoạt động độc lập để kiểm soát công suất của tuabin.
Để đảm bảo an toàn, hệ thống điều chỉnh hướng cánh phải được trang bị nguồn điện
hoặc bộ tích áp để đảm bảo an toàn khi hệ thống phanh khẩn cấp không hoạt động.
Mỗi hệ thống điều chỉnh góc quay cánh cần được trang bị một giải pháp kỹ thuật để
đảm bảo rằng cánh không thể bị trượt trong các thao tác.
Cơ cấu điện thủy lực phải bao gồm loại động cơ phụ, bình tích áp và bơm dầu, bộ
điều khiển cao độ điều chỉnh góc cho ba cánh bằng bộ điều khiển PID đồng thời.
Thông số đầu vào của cảm biến tốc độ gió được cài đặt trên Nacelle của tuabin gió.
Cảm biến đo tốc độ gió phải có độ không ổn định không vượt quá 0,1m/s trong phạm vi
đo theo tiêu chuẩn IEC 61400-12-1.
Hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực phải được trang bị bảo vệ chống lại vượt quá áp suất tối đa cho
phép. Một van xả áp được sử dụng cho mục đích này và sẽ ngăn ngừa nổ trong trường

Phần I – Chương 4 I-4-14


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

hợp hỏa hoạn. Tất cả các thành phần của hệ thống thủy lực phải dễ dàng tiếp cận để lắp
ráp, điều chỉnh và bảo trì.
Quá áp lực nên được giữ ở mức tối thiểu. quá áp lực hoặc sụt áp lớn không được
dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Một điều kiện an toàn phải được đảm bảo trong trường
hợp mất điện và trong trường hợp tiếp theo phục hồi nguồn điện.
Các yếu tố khách quan sau đây không được ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống
thủy lực:
- Chất ăn mòn
- Cát bụi
- Độ ẩm
- Từ trường ngoài, điện từ và điện
- Ánh sáng mặt trời
- Rung
Khi hệ thống bảo vệ sử dụng một hệ thống thủy lực, sự cố lưới điện và nhiệt độ
khắc nghiệt không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
Van
Các van được sử dụng trong các hệ thống thủy lực để điều khiển hiệu ứng thủy lực
giữa máy bơm dầu và động cơ, xi lanh hoặc bộ truyền động. Mục đích của van là để điều
chỉnh hướng và lượng của tốc độ dòng chảy thể tích hoặc để chặn tốc độ dòng chảy thể
tích, và nó cũng là để hạn chế hoặc kiểm soát áp suất của chất lỏng.
- Các van ngắt, chặn dòng chảy theo một hướng và cho phép dòng chảy một phần
hoặc toàn bộ theo hướng ngược lại;
- Van điều khiển hướng, điều khiển hướng và tốc độ lưu lượng, và có thể khóa
dòng;
- Van áp suất có giới hạn hoặc kiểm soát áp suất thủy lực;
Vỏ xi lanh và ống dầu áp lực phải được làm bằng thép không gỉ, thử áp lực phải là
1,5 áp suất thiết kế trong vòng 30 phút.
Cảm biến hành trình của từng cánh phải được trang bị và chỉ báo vị trí và tín hiệu
được kết nối với Hệ thống điều khiển cục bộ của tuabin gió.
Cấp nguồn cho điều khiển và bơm dầu sẽ được dự phòng để đảm bảo hệ thống điều
khiển vận hành trơn tru trong mọi trường hợp.
Cơ cấu phanh
Các tua bin có 2 hệ thống phanh hoàn toàn độc lập với nhau. Hệ thống điều chỉnh
góc nghiêng của cánh quạt đóng vai trò là hệ thống phanh chính. Với sự trợ giúp của hệ
thống điều khiển kiểu “Pitch“ bề mặt hứng gió của cánh sẽ chuyển sang vị trí song song

Phần I – Chương 4 I-4-15


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

với hướng gió. Trên trục quay của bộ phận truyền lực cũng có một hệ thống phanh đĩa.
Hệ thống phanh đĩa này sẽ được kích hoạt trong những trường hợp dừng hoạt động vì an
toàn hay vì một lý do khẩn cấp nào đó.
Hệ thống thủy lực cung cấp áp lực cho một phanh đĩa nằm trên trục tốc độ cao của
bánh răng chính. Hệ thống phanh đĩa gồm 3 kẹp phanh thủy lực.
Hệ thống thủy lực phải bao gồm một hệ thống bảo vệ, thiết kế và chế tạo hệ thống
thủy lực phải tuân thủ các yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ và nó phải được thiết kế, chế
tạo và sử dụng cho mục đích mất an toàn hoặc dự phòng.
Chống sét cánh tuabin gió
Cánh phải được thiết kế và trang bị hệ thống chống sét được thử nghiệm với số
lượng đủ để bảo vệ chiều dài của cánh. Chống sét của cánh phải được thiết kế, lắp đặt,
thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 61400-24. Kích thước của kim thu không nhỏ hơn giá trị
trong Bảng 12 - Kích thước tối thiểu được đề xuất cho vật liệu hệ thống chống sét. Nhiệt
độ trong quá trình hấp thụ đột biến trong dây dẫn không được vượt quá Bảng 14 – Độ
tang nhiệt độ [K] đối với các dây dẫn khác nhau được thể hiện qua chỉ số W/R.
Kết nối chống sét và trung tâm cánh quạt bằng bàn trượt, ổ đỡ chính, hộp số phải
được cách điện bằng miếng đệm Nacelle.
Điện trở nối đất của móng tuabin gió là 10 ohm, Nhà thầu phải thiết kế cách điện
cho từng bộ phận của từng trụ gió với dòng điện cao nhất là 100kAp.
Tất cả các mạch tín hiệu và công suất phải được trang bị các thiết bị bảo vệ đột biến
(SPD) hoặc thiết bị chống sét. SPDs và thiết bị chống sét phải được tuân thủ theo tiêu
chuẩn IEC 61643-22/IEC 60099-5 và IEC 61643-12 khi áp dụng.
Kết cấu đỡ
Mặt trước của sàn đỡ tuabin là bệ đỡ cơ cấu dẫn động để truyền lực và mô men xoắn
từ cánh tuabin vào trụ đỡ, thông qua hệ thổng điều khiển cánh.
Mặt trước của sàn đỡ tuabin được làm bằng thép đúc. Toàn bộ vỏ tuabin được bao
phủ kín.
Phần sàn đóng vai trò là đế đỡ hộp giảm tốc chính và máy phát điện. Bề mặt đáy
được gia công và kết nối với ổ đỡ. Các dầm cầu trục được gắn vào kết cấu trên cùng. Các
dầm dưới của kết cấu đỡ được kết nối ở phía dưới. Phần phía sau của sàn đóng dung để
lắp đặt bảng điều khiển, hệ thống làm mát và máy biến áp.
Các bánh răng điều chỉnh hướng gió (Yaw Control) được bắt vít vào vỏ tuabin. Các
phòng chứa thiết bị sẽ được trang bị thiết bị nâng, sức nâng 800kg.
Vỏ Tuabin
Thiết kế phải đảm bảo bao che kín giúp bảo vệ hiệu quả trước mọi điều kiện bên
ngoài.
Phần I – Chương 4 I-4-16
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Có thể tiếp cận phần vỏ bao che từ bên trong đỉnh tháp, không phân biệt vị trí phần
vỏ và rôto.
Vỏ bao che phải được chế tạo từ vật liệu chống cháy hoặc không bắt lửa và không
độc hại. Đối với tất cả các thiết bị và bộ phận được lắp đặt bên trong bao gồm cả thiết bị
cách âm/cách nhiệt cũng phải được ưu tiên tối đa sử dụng các vật liệu không bắt lửa.
Tất cả các bộ phận chuyển động bên trong tuabin phải được che đậy để giảm thiểu
rủi ro thương tích và tai nạn.
Phải trang bị các thiết bị đo gió đủ và được phê duyệt và hiệu chuẩn để cung cấp
thông tin tốc độ gió (hai bộ) và dữ liệu hướng gió cho hệ thống điều khiển. Trong trường
hợp thiết bị đo gió sử dụng các bộ phận quay, nó phải được trang bị hệ thống sưởi bên
trong. Các trường hợp để cho phép phát hiện đóng băng (ví dụ: các hệ thống dự phòng)
sẽ được triển khai. Các thiết bị đo gió phải được đặt ở vị trí vỏ bao che nơi có thể giảm
thiểu ảnh hưởng từ phần roto quay. Càng xa càng tốt: Các giá trị bù cho các ảnh hưởng
tương ứng phải được đặt ở bộ điều khiển cho dữ liệu hướng gió và tốc độ gió. Tài liệu
thiết bị như các giao thức hiệu chuẩn và hiệu chuẩn sẽ được bàn giao cho vận hành. Thiết
bị đo gió phải được bảo vệ chống sét.
Kích thước của các cửa thăm phải đủ để cho phép sơ tán người ra bên ngoài an toàn
hoặc đưa nạn nhân bị tại nạn xuống. Các cửa thăm phải được thiết kế kín nước và bụi.
Vật liệu giãn nở trong suốt phải có khả năng chống tia cực tím và có thể tiếp cận
thay thế từ bên trong.
Tại các vị trí cần lắp đặt xuyên tường hoặc trần, ví dụ: lắp đặt dây cáp, mối nối bắt
vít, vv phải được làm kín để chống nước và bụi đến.
Bên trong các tuabin phải được trang bị chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu đối với
chiếu sáng trong nhà, không gian làm việc, lối đi và lối đi cũng phải được chiếu sáng.
Hệ thống điều khiển hướng gió phải được thiết kế và vận hành tự động và phải có
khả năng vận hành thủ công thông qua tủ điều khiển để kiểm tra hoặc bảo trì. Hệ thống
điều chỉnh hướng gió nên được trang bị phanh hoặc thiết bị chèn áp lực để ngăn chặn bất
kỳ chuyển động không kiểm soát nào. Hệ thống điều chỉnh hướng gió phải được khóa
một cách dễ dàng và an toàn (khi phanh bị mất an toàn) để đảm bảo rằng Nacelle có thể
được khóa và cố định một cách an toàn để kiểm tra và bảo trì hoạt động độc lập với
phanh và động cơ điều chỉnh hướng gió.
Ổ đỡ điều chỉnh hướng gió là một hệ thống ổ trục trơn với ma sát tích hợp. Hệ thống
cho phép Nacelle xoay trên đỉnh tháp. Hệ thống truyền các lực từ tua-bin vỏ bao che đến
tháp.
Phải trang bị đủ các bánh răng điều chỉnh hướng gió bằng điện với động cơ quay
Nacelle.

Phần I – Chương 4 I-4-17


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Vòng cáp giữa buồng tuabin và trụ đỡ phải được thiết kế đảm bảo tối ưu để tránh hư
hỏng cho cáp nguồn và cáp tín hiệu. Hệ thống điều chỉnh hướng gió phải được giám sát
bởi hệ thống điều khiển sẽ xử lý và bảo đảm các quy trình không xoắn cáp. Chế độ quay
ngược tự động nên được kích hoạt trong điều kiện gió thấp để giảm tổn thất điện năng.
Cáp nguồn và cáp tín hiệu phải được bảo đảm chống quá cuộn dây bởi một thiết bị dừng
khẩn cấp bổ sung, điều khiển độc lập với bộ điều khiển vận hành tua bin.
Khoảng cách giữa vỏ bao che và đỉnh tháp phải được thiết kế phù hợp để ngăn chặn
bất kỳ rò rỉ chất bôi trơn từ ổ bi, ổ đĩa hoặc hộp số chính ra môi trường.
Tháp và buồng tuabin được trang bị cảm biến khói quang. Nếu khói được phát hiện,
một cảnh báo được gửi qua RCS (Hệ thống điều khiển từ xa) và bộ chuyển đổi chính
được kích hoạt. Các máy dò được tự kiểm soát. Nếu một máy dò bị lỗi, một cảnh báo
được gửi qua RCS.
Cảm biến chuyển động của đỉnh tháp sẽ được trang bị và lắp đặt trong thùng tuabin.
Hệ thống làm mát và điều hòa không khí
Khi nhiệt độ không khí của vỏ bao che vượt quá một giá trị nhất định, cửa lật sẽ mở
ra bên ngoài. Khởi động một động cơ quạt sẽ hút không khí bên ngoài để làm mát không
khí bên trong buồng tuabin.
Dầu bôi trơn bánh răng, nước làm mát máy phát điện và bộ thay đổi tốc độ được
làm mát từ một cửa hút khí riêng biệt, sử dụng hệ thống làm mát không khí/nước riêng
biệt.
Hệ thống trao đổi nhiệt được đặt trong một ngăn riêng biệt trong phần trên của
buồng tuabin.
Nước phải là hệ tuần hoàn kín, bộ tải nhiệt phải được làm bằng đồng hoặc thép
không gỉ.
Cảm biến mực nước phải được trang bị và báo động trong hệ thống SCADA.
Hệ thống dẫn động
Hệ truyền động - kết nối khung chính phải được thiết kế theo cách giảm thiểu truyền
rung động và tiếng ồn cho trụ gió. Một hệ thống giám sát độ rung/hệ thống giám sát tình
trạng cho toàn bộ hệ dẫn động phải được cung cấp.
Ổ đỡ chính phải được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín, có kinh nghiệm lâu
năm trong thiết kế ổ trục tuabin gió. Vòng bi chính phải được bôi trơn tự động và được
trang bị đầu báo và chỉ báo nhiệt độ PT100. Các thùng chứa dầu mỡ phải được trang bị
đủ.
Hộp số (nếu có)
Bánh răng chính truyền mô-men xoắn từ rôto đến máy phát. Bộ bánh răng bao gồm
bánh răng vệ tinh 2 tầng và bánh răng xoắn ốc 1 tầng. Vỏ hộp số được bắt vít vào tấm đế.
Phần I – Chương 4 I-4-18
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Hộp số phải được kiểm tra chủng loại, được chứng nhận bởi cơ quan kiểm tra độc
lập. Thiết kế hộp số phải đáp ứng các yêu cầu và hệ số an toàn được đưa ra trong ISO
81400-4/IEC 61400-4. Hộp số phải được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín, có kinh
nghiệm quốc tế lâu năm về thiết kế, sản xuất và bảo trì hộp số tuabin gió.
Hộp số phải được trang bị hệ thống phụ lọc và bôi trơn dầu và hệ thống bôi trơn
cưỡng bức để cho phép bôi trơn đủ cho từng giai đoạn và ổ trục trong quá trình vận hành
tải một phần, chế độ chạy không tải và sa thải lưới. Hộp số phải được trang bị đủ số
lượng đầu báo và chỉ báo nhiệt độ PT100 ít nhất là:
- Quá tốc của ổ đỡ trục;
- Mức dầu;
- Các đầu ra và đầu vào dầu bôi trơn hộp số.
Nhiệt độ phải được giám sát để cảnh báo quá nhiệt bởi hệ thống SCADA và phải
được hiển thị trong phòng điều khiển. Các đầu dẫn của các đầu dò nhiệt độ phải được dẫn
đến một hộp kết nối trên hộp số ở một vị trí có thể tiếp cận được trong quá trình vận hành
bình thường. Tất cả các máy dò nhiệt độ phải có cùng đặc tính.
Hệ thống bôi trơn và làm mát dầu hộp số phải được thiết kế để cho phép làm mát đủ
trong quá trình phát điện công suất tối đa.
Làm mát dầu bánh răng phải bao gồm 2 bộ thiết bị làm mát bằng nước/không khí.
Kết nối với bộ tản nhiệt nhiệt dầu/nước được đặt bởi thùng dầu hộp số. Hệ thống làm mát
phải phù hợp với phạm vi nhiệt độ môi trường xung quanh vị trí cụ thể.
Cảm biến áp suất dầu phải được lắp đặt để theo dõi chức năng của hệ thống bôi trơn
hộp số liên tục trong quá trình vận hành tuabin.
Ngoài ra, hộp số phải được trang bị các nắp kiểm tra có kích thước phù hợp.
Một thùng thu gom dầu có kích thước đủ phải được lắp đặt dưới hộp số để thu dầu
nếu có bất kỳ sự rò rỉ dầu nào từ hộp số trong các hoạt động bình thường hoặc hoạt động
bảo trì.
Thiết kế hệ dẫn động phải cho phép thay thế hộp số chính mà không cần tháo rôto
và trục, ổ đỡ chính, trục chính hoặc máy phát từ vị trí của chúng tại vỏ bao che.
Mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn ổ trục phải phù hợp theo tiêu chuẩn trong DIN 51825. Độ nhớt của mỡ
phải được chọn với nhiệt độ vận hành trong thùng tuabin. Độ sạch của chất bôi trơn theo
tiêu chuẩn ISO 4406:1999.
Bộ phận đặt sẵn trong bê tông của tua bin gió
Các công việc cần thiết cho móng của mỗi Tua bin gió bao gồm:
- Tài liệu, chứng chỉ, chứng nhận và kết quả kiểm tra liên quan đến kết cấu móng

Phần I – Chương 4 I-4-19


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

và các chi tiết cần thiết để thi công xây dựng móng;
- Địa chấn: Toàn bộ các chi tiết đặt sẵn của tuabin gió phải được tính toán và chế
tạo với tải trọng động đất quy định tại Khoản 2. Tiêu chí thiết kế và hệ số an toàn
được xác định trong IEC 61400-13;
- Bu lông neo phải được mạ kẽm nhúng nóng và cung cấp đồng bộ với tua bin giá
của nhà cấp hàng.
Thiết bị bảo vệ và an toàn
Hệ thống điện phải được giám sát chống lại quá áp và quá dòng, dòng điện sự cố và
nối đất. Hệ thống bảo vệ điện phải được lắp đặt phù hợp. Tất cả các thông báo và tín hiệu
lỗi, bao gồm cả việc kiểm tra tính hợp lý sẽ được khởi tạo tự động và ngừng hoạt động
ngay lập tức.
Các tiêu chí sau phải được giám sát bởi hệ thống đo lường và bảo vệ:
- Bảo vệ vượt tốc của roto
- Bảo vệ quá tải công suất phát
- Bảo vệ ngắn mạch
- Bảo vệ trong trường hợp thiết bị điều chỉnh cánh sai
- Bảo vệ cánh quay vượt góc 90°
- Bảo vệ khỏi rung động quá mức
- Bảo vệ khỏi xoắn cáp quá mức
- Khóa cứng trong trường hợp kích hoạt nút khẩn cấp
- Bảo vệ trong trường hợp lỗi hệ thống vận hành và tuabin gió
- SCADA
- Bảo vệ trong trường hợp tốc độ gió quá lớn
- Dừng máy trong trường hợp sa thải lưới
- Bảo vệ quá nhiệt cho máy phảt
- Dừng máy trong trường hợp phanh vượt mức
- Bảo vệ trong trường hợp lỗi đo hướng gió
- Bảo vệ khỏi các thành phần khác bị hỏng (áp suất dầu, nhiệt độ dầu, v.v.)
- Bảo vệ nhiệt độ
- Hệ thống điều khiển phải theo dõi nhiệt độ của:
+ Hộp số bánh răng;
+ Dầu hộp số;
+ Ổ trục máy phát điện;
- Máy phát điện cuộn dây
- Nhiệt độ nước của hệ thống làm mát
Phần I – Chương 4 I-4-20
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Cabin
- Ổ đỡ chính
- Hệ thống quay cánh
- Hệ thống chỉnh hướng gió; và
- Nhiệt độ môi trường bên trong và bên ngoài buồng tuabin
- Nếu vượt quá giới hạn, Tua bin gió sẽ dừng hoạt động.
4.4.2 Máy phát điện
4.4.2.1 Loại và công suất định mức máy phát điện
Máy phát điện tua bin gió phải được thiết kế như sau:
- Máy phát phải là loại không đồng bộ hoặc đồng bộ ba pha, hoặc không đồng bộ
với rôto dây quấn (Máy phát điện cảm ứng kép) và tương thích với kết nối lưới 50
Hz thông qua biến tần full công suất.
- Máy phát điện phải được thiết kế cho môi trường nhiệt đới và phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, cần được nêu trong bản chào thầu một cách chi
tiết.
- Đầu ra và điện áp định mức phải phù hợp với sự biến thiên của điều kiện gió ở
một hướng và tất cả các điều kiện lưới có thể. Mỗi Tua bin gió phải có công suất
định mức 4,2MW.
- Máy phát điện (và Bộ chuyển đổi của nó, các dữ liệu công suất nếu cần thiết) sẽ
có hệ số công suất không nhỏ hơn 0,9 (sớm pha – trễ pha).
- Máy phát và bộ chuyển đổi của nó phải được thiết kế sao cho điện áp đầu ra có
tổng méo hài, độ nhấp nháy,.. phải tuân thủ theo quy định được xác định trong
Thông tư 39/2016/TT-BCT. tua bin gió phải có khả năng hoạt động ở công suất
định mức 20% với hệ số công suất ít nhất là 0,9.
- Thiết kế máy phát điện phải tuân thủ các khuyến nghị của IEC60034 và các tiêu
chuẩn quốc tế khác được chấp nhận.
- Khớp nối máy phát phải được thiết kế để có thể vận hành lâu dài dưới điều kiện
các tải công suất biến thiên liên tục và độ lệch trục truyền động giữa đứng yên và
phát điện tối đa. Khớp nối phải được cách điện hoàn toàn để tránh dòng điện tuần
hoàn.
- Phạm vi tốc độ có thể đồng bộ hóa máy phát với lưới sẽ được cung cấp.
- Mức độ bảo vệ sẽ xem xét tùy theo các điều kiện khí tượng tại vị trí dự án và phải
có mức độ bảo vệ tối thiểu là IP54.
- Thiết kế máy phát điện tua bin gió và hệ thống động lực phải đảm bảo tại các điều
kiện hoạt động khác nhau thì tuabin gió luôn hoạt động ổn định.
- Rôto máy phát phải được thiết kế để hoạt động ở tốc độ gió cho phép cao nhất của
Tua bin. Tất cả các giới hạn liên quan đến tốc độ gió cho phép cao nhất của Tua
Phần I – Chương 4 I-4-21
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

bin đều có giá trị tương tự đối với rôto máy phát.
- Ứng suất dòng điện và dòng hài cho phép tuân theo tiêu chuẩn IEC 61000-2 với
kết quả tổn thất bổ sung sẽ được xem xét cho thiết kế.
- Điều kiện tải thay đổi mạnh mẽ và thực tế là (các) máy phát sẽ hoạt động dưới tải
từng phần trong phần lớn thời gian sẽ được tính đến.
- Máy phát điện và hệ thống làm mát liên quan phải được thiết kế ở mức tăng nhiệt
độ theo lớp H và duy trì vận hành với nhiệt độ bên trong theo mức cách nhiệt lớp
F, giới hạn trong toàn bộ thời gian hoạt động và trong giới hạn nhiệt độ môi
trường, hệ thống làm mát không khí/nước phải kết nối với hệ thống trao đổi nhiệt
nước của Nacelle.
4.4.2.2 Stator
Khung Stator
Khung được làm bằng các tấm thép cuộn, cắt và lắp ráp bằng cách hàn.
Mức độ dự phòng phải được tính toán để phù hợp với việc giãn nở khung dẫn đến từ
sự gia tăng nhiệt độ của mạch từ.
Lõi stato
Lõi được tạo thành từ một chồng thép từ cán nguội, thép tấm đục lỗ có độ từ thẩm
cao, độ hao hụt thấp và độ phẳng tốt. Lỗ lõi có thể trong một mảnh hoặc trong nhiều phân
khúc. Lỗ phải được tẩy sạch và làm khô trước khi đánh vecni. Véc ni tấm lõi được áp
dụng theo các thuộc tính lớp “F” và sấy khô. Cả hai chiều dày của vecni phải được giới
hạn ở mức 6-7 micromet. Các đoạn sẽ được lắp ráp trong khung stato với sự trợ giúp của
nêm. Lõi lắp ráp sẽ được kiểm tra tổn thất lõi & điểm phát nóng nếu có. Các bản thử
nghiệm chuẩn xác sẽ được lưu giữ cho các thủ tục kiểm tra và theo dõi. Sau khi hoàn
thành kiểm tra tổn thất lõi, phần khe stato phải được tiến hành sơn bằng vecni.
Cuộn dây stator
Cuộn dây stato phải là nối dạng sao với dây dẫn pha và trung tính được đưa ra ngoài
và có thể tiếp cận, cuộn dây kiểu Roebel.
Các cuộn dây stato và các đầu cuộn dây, đặc biệt, phải được chế tạo, bố trí, đỡ hoặc
kẹp sao cho chúng có điện trở cao đối với tất cả các lực điện và cơ học hoặc ứng suất do
ngắn mạch.
Dây dẫn phải được chế tạo bằng dây đồng điện phân, mật độ dòng điện của cuộn
dây stato không vượt quá 3,5A/mm2.
Trung tính của máy phát phải được nối đất thông qua sơ cấp của máy biến áp, có sơ
cấp phù hợp với điện áp máy phát được chọn và điện áp thứ cấp phù hợp.
Các dây dẫn pha và trung tính phải được bảo vệ bằng các vỏ không từ tính để ngăn
chặn sự tiếp xúc ngẫu nhiên của nhân viên.
Phần I – Chương 4 I-4-22
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các cuộn dây stato phải được gá đỡ và giằng đầy đủ để tránh rơi vào các khe và
chịu được các ứng suất xảy ra do các điều kiện lỗi điện. Các đầu cuộn liền kề phải được
giữ cách nhau bởi các miếng đệm và gắn kết với nhau. Lõi từ sử dụng để giữ cuộn dây ở
đúng vị trí không được liên tục, tức là, mỗi cuộn dây phải được buộc riêng. Các vòng đỡ
mà các cuộn dây được buộc và được gá đỡ phải được làm bằng kim loại không từ tính
với cách điện lớp F. Vòng đỡ phải nối đất.
Các cuộn dây stato phải được nêm chặt vào các khe với các nêm sẽ không bị vênh
hoặc co lại.
Lớp cách điện phải được bảo đảm liên tục trên các phần trong khe và đầu cuối của
cuộn dây stato và phải là vật liệu đạt loại F theo tiêu chuẩn IEC 60085, được tẩm nhựa
nhiệt rắn. Các cuộn dây có lớp cách điện được bọc của phần khe dính liền với lớp cách
điện được dán của các đầu cuối cuộn dây sẽ không được chấp nhận
Kết nối nội bộ của các cuộn dây và vòng mạch phải được hàn bằng bạc với hộp kết
nối hàn.
Sau khi nêm cuối cùng, sẽ không có khoảng hở xuyên tâm có thể đo được giữa cuộn
dây và khe hoặc nêm. Các nêm khe phải bằng vật liệu polyester hoặc epoxy được gia cố
bằng thủy tinh, có khả năng chống lão hóa nhiệt cao và được thiết kế để giảm thiểu mọi
xu hướng làm giảm áp lực xuyên tâm tác động lên các cuộn dây.
Cuộn dây stato phải có tính năng chống ẩm tuyệt đối, cách nhiệt lớp F, tăng nhiệt độ
không thấp hơn lớp: H.
Hiệu suất của máy phát điện không thấp hơn 98%.
4.4.2.3 Rotor
Rôto của máy phát có thể là rôto nam châm vĩnh cửu hoặc ba pha.
Rôto của máy phát điện cảm ứng (không đồng bộ) phải được điều chỉnh theo chiến
lược điều khiển Tua bin gió.
Đối với rôto ba pha, bộ chuyển đổi phải cung cấp hệ thống điện áp ba pha cho ba
cuộn dây của rôto, định mức của bộ chuyển đổi phải được xác định bởi nhà thầu.
Cách điện của cuộn dây rôto phải là lớp F.
4.4.2.4 Ổ trục và bôi trơn
Ổ trục máy phát là loại con lăn hình trụ, bôi trơn và làm mát tự động, thông qua hệ
thống dầu bánh răng và làm mát bằng hệ thống làm mát chung.
4.4.2.5 Thiết bị đo
Phải cung cấp các thiết bị phù hợp để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ nhằm đảm bảo
tất cả các thiết bị hoạt động đúng. Nhà thầu trúng thầu sẽ cung cấp một bản sao của báo
cáo thử nghiệm loại và báo cáo thử nghiệm thường xuyên cho mỗi Máy phát điện.

Phần I – Chương 4 I-4-23


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Máy phát điện phải được cung cấp cảm biến nhiệt độ và được lắp đặt trong cuộn dây
stato như là một phần của hệ thống bảo vệ máy phát. Cuộn dây máy phát điện phải được
cung cấp bảo vệ chống ăn mòn, đặc biệt là để đối phó với vấn đề ngưng tụ gây ra bởi độ
dốc nhiệt độ cao ở vị trí cao. Máy phát điện cần được bảo vệ chống ngắn mạch, sự cố
chạm đất: quá dòng, quá điện áp, quá tải và bảo vệ chênh lệch. Máy biến điện áp và biến
dòng điện phải được trang bị để bảo vệ điện ở cả hai đầu của cuộn dây stato.
Vòng bi máy phát phải được thiết kế phù hợp với thời gian sử dụng của Tua bin gió
và việc bôi trơn vòng bi phải được đưa vào hệ thống bôi trơn tự động của hệ thống truyền
động.
Tất cả các ổ trục máy phát phải được cách điện hoàn toàn khỏi mặt đất để tránh
dòng điện tuần hoàn. Các cặp nhiệt điện phải được cung cấp trên mỗi ổ trục máy phát để
đo nhiệt độ kim loại ổ trục và đưa ra cảnh báo từ xa về nhiệt độ quá cao.
Các đầu báo và chỉ báo nhiệt độ PT100 phải được cung cấp để đo nhiệt độ bên trong
máy phát và nhiệt độ môi trường làm mát. Các vị trí phải tuân theo thỏa thuận với Chủ
đầu tư và việc cung cấp phải được thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Cuộn dây stato: hai cảm biến trong mỗi pha
- Cửa hút gió làm mát: hai cảm biến
- Cửa thoát khí làm mát: hai cảm biến
- Vòng bi: một cảm biến trong mỗi miếng đệm
Nhiệt độ phải được theo dõi để bắt đầu báo động nhiệt độ cao bởi hệ thống SCADA
và phải được hiển thị trong phòng điều khiển. Đầu dẫn của các bộ phát hiện nhiệt độ phải
được đưa ra một hộp đầu cuối trên máy phát ở vị trí có thể truy cập được trong quá trình
hoạt động bình thường của bộ. Tất cả các máy dò nhiệt độ phải có cùng đặc tính.
4.4.2.6 Thiết bị bảo vệ
Loại rơle bảo vệ số phải được cung cấp với các phương tiện tự kiểm tra hoàn toàn tự
động, cho phép tự kiểm tra rơle bảo vệ trong quá trình vận hành. Các thiết bị bảo vệ sau
phải được cung cấp tối thiểu:
- (87 G) Bảo vệ vi sai máy phát điện,
- (32) Bảo vệ công suất ngược,
- (59/27) Bảo vệ quá điện áp/dưới điện áp,
- (50 OL) Bảo vệ quá tải,
- (51 V) Bảo vệ quá dòng điện áp,
- (81) Bảo vệ tần số trên/dưới.

Phần I – Chương 4 I-4-24


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.3 Hệ thống chuyển đổi Converter


4.4.3.1 Yêu cầu chung
Bộ chuyển đổi phải thiết kế phù hợp tiêu chuẩn IEC 60146 – 1 Semiconductor
Converter.
Đánh giá bộ chuyển đổi được xác định bởi nhà thầu tùy theo loại máy phát điện. Bộ
chuyển đổi bao gồm bộ chỉnh lưu, liên kết DC, bộ lọc và thành phần inverter. Mỗi thiết bị
điện tử công suất phải đượ bảo vệ bởi quá dòng và quá nhiệt.
IGBT điện tử phải làm mát bằng chất lỏng và các khối chuyển đổi làm mát cưỡng
bức bằng quạt.
Giám sát nhiệt độ, tích hợp nhiệt điện trở NTC (Nghịch nhiệt trở) với module IGBT
để bảo vệ quá tải.
Mức độ bảo vệ của tủ là IP41 (trong nhà) hoặc IP54 (ngoài nhà) tùy nơi áp dụng.
Bộ chuyển đổi phải khả năng điều khiển, điều chỉnh công suất tác dụng và phản
kháng, phục hồi công suất rotor thông qua máy phát và inverter phía lưới điện.
Bộ chuyển đổi máy phát phải được cung cấp cho phù hợp với tốc độ hoặc rotor quấn
dây 3 pha, sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn 60146-3.
Bộ chuyển đổi tần số phải được thiết kế đáp ứng ít nhất các yêu cầu sau:
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu mã lưới khu vực
- Cung cấp tần số chính trong giới hạn xác định bởi mã lưới
- Bộ ngắt kết nối khi tải và contactor công suất ở đầu vào nguồn của bộ chuyển đổi
(phía máy phát)
- Khả năng điều khiển 4 góc phần phục hồi
- Khả năng hệ số công suất tuân theo mã lưới cùng với điều khiển hệ số công suất
nhà máy điện gió theo kế hoạch
- Cách ly hoàn toàn máy phát điện khỏi lưới điện
- Kiểm soát hoàn toàn trong tốc độ tối đa/momen xoắn
- Các đầu cuối ở phía đầu vào và đầu ra phải được đánh giá sao cho có thể kết nối
cáp song song
- Không ảnh hưởng bởi các tác động như ô nhiễm không khí, nhiễm mặn, độ ẩm và
các động vật nhỏ
- Lớp bảo vệ IP41, làm mát và thông gió đầy đủ để phù hợp với điều kiện khu thi
công
- Thiết kế trong giới hạn sóng hài theo tiêu chuẩn áp dụng
- Bộ chuyển đổi phải làm mát bằng không khí hoặc chất lỏng

Phần I – Chương 4 I-4-25


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Ở tốc độ có thể điều chỉnh, nguyên kích cỡ, bộ chuyển đổi phải thiết kế đáp ứng yêu
cầu của thông tư số 39/2016/TT-BCT, có khả năng hoạt động ở tất cả điều kiện môi
trường
- Bộ chuyển đổi phải có khả năng lưu trữ và truyền trong nhiệt độ môi trường từ -
100C đến +500C
- Bộ chuyển đổi phải có khả năng lưu trữ mở rộng và vận hành mở rộng trong độ
ẩm không ngưng tụ 0-95%
- Bộ chuyển đổi phải có khả năng điều chỉnh việc tạo ra công suất tác dụng theo
yêu cầu của các trung tâm điều độ theo sự thay đổi các nguồn chính không quá
30s với sai số ±01% công suất định mức, cụ thể như sau:
+ Tạo ra công suất theo hướng dẫn của trung tâm điều độ trong trường hợp
nguồn chính bằng hoặc lớn hơn giá trị dự báo
+ Tạo công suất tối đa trong trường hợp nguồn chính thấp hơn giá trị dự báo
+ Thời gian tối thiểu để duy trì phát điện theo tỷ lệ với dải tần số của hệ thống
điện
Dải tần số Thời gian tối thiểu
Từ 47.5 Hz đến 48.0 Hz 10 phút
Trên 48 Hz đến dưới 49 Hz 30 phút
Từ 49 Hz đến 51 Hz Phát liên tục
Từ 51 Hz đến 51.5 Hz 30 phút
Trên 51.5 Hz đến 52 Hz 01 phút

+ Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 51Hz, các nhà máy điện gió phải giảm công
suất tác dụng ở tốc độ không dưới 01% công suất định mức. Mức giảm công suất
theo tỷ lệ tần số được xác định như sau
 51.0  fn 
P  20  Pm x  
 50 

+ Trong đó:
 ΔP: Mức độ giảm công suất tác dụng (MW)
 Pm: Công suất tác dụng tương ứng với thời điểm trước khi giảm công suất
(MW)
 fn: Tần số hệ thống điện trước khi giảm công suất (Hz)
- Bộ chuyển đổi phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng và điện áp như
sau:
+ Nếu một nhà máy tạo ra công suất hoạt động lớn hơn hoặc bằng 20% công
suất và điện áp trong dải hoạt động bình thường, nhà máy điện phải có khả năng

Phần I – Chương 4 I-4-26


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

điều chỉnh công suất phản kháng liên tục trong hệ số công suất 0,9 (tương ứng
với chế độ phát điện phản kháng) đến 0,9 (tương ứng với chế độ nhận công suất
phản kháng) tại điểm kết nối, tỷ lệ với công suất định mức.
+ Nếu một nhà máy điện tạo ra công suất hoạt động nhỏ hơn 20% công suất
định mức, nhà máy điện phải giảm khả năng nhận hoặc tạo ra công suất phản
kháng theo các đặc tính của tổ máy phát điện.
+ Nếu điện áp tại điểm kết nối nằm trong phạm vi ±10% điện áp định mức, nhà
máy điện phải có khả năng điều chỉnh điện áp tại điểm kết nối với độ lệch không
nhỏ hơn ±0,5% điện áp định mức trong dải làm việc cho phép của bộ phát điện.
+ Nếu điện áp tại điểm kết nối thay đổi vượt quá ±10% điện áp định mức, nhà
máy điện phải có khả năng điều chỉnh điện áp phản kháng ở mức tối thiểu 2% so
với công suất phản kháng định mức theo tỷ lệ với mỗi phần trăm điện áp khác
nhau tại điểm kết nối.
- Bộ chuyển đổi tại mọi thời điểm kết nối với lưới điện phải có khả năng duy trì
phát điện theo tỷ lệ với dải điện áp như sau:
+ Điện áp nhỏ hơn 0.3 pu, thời gian tối thiểu là 0,15s
+ Điện áp từ 0.3 pu đến dưới 0.9 pu, thời gian tối thiểu được tính toán theo
công thức sau:
+ Tmin = 4 x U – 0.6
+ Trong đó
 Tmin (s): Thời gian tối thiểu để duy trì phát điện
 U (pu): Điện áp thực tế tại điểm kết nối (pu)
+ Điện áp từ 0.9 pu đến dưới 1.1 pu, nhà máy điện gió phải duy trì phát điện
liên tục
+ Điện áp từ 1.1 pu đến dưới 1.15 pu, nhà máy điện gió phải duy trì phát điện
trong 3s
+ Điện áp từ 1.15 pu đến dưới 1.2 pu, nhà máy điện gió phải duy trì phát điện
trong 0.5s
- Bộ chuyển đổi phải đảm bảo không gây ra điện áp thành phần pha âm, vượt quá
1% điện áp định mức. Nhà máy điện gió phải có khả năng chịu được điện áp
thành phần pha âm tới 3% điện áp định mức
- Độ biến dạng sóng hài gây ra bởi nhà máy điện tại điểm kết nối không được phép
quá 3%
- Khả năng nhấp nháy gây ra bởi bộ chuyển đổi tại điểm kết nối không được phép
vượt quá giá trị quy định trong IEC 61000-3-5
- Bộ chuyển đổi phải được trang bị bộ điều tiết DC, bộ lọc đáp ứng các yêu cầu
sau:
Thông số chính của bộ chuyển đổi

Phần I – Chương 4 I-4-27


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Điện áp lưới điện định mức

Điện áp máy phát định mức Theo máy phát điện, từ 0 đến 750VAC (Bộ
chuyển đổi toàn bộ công suất)

Tần số định mức 50 +/- 3 Hz/60 +/- 3 Hz

Hiệu suất tại điểm định mức bộ ≥ 98%


chuyển đổi

Độ biến dạng sóng hài Tối đa 3%

Điều khiển

Nguyên tắc điều khiển Điều khiển mô-men xoắn trực tiếp

Giao diện Ethernet Giao diện Ethernet bao gồm trình duyệt PC

Liên kết công cụ điều khiển Liên kết truyền thông cáp quang DCS để
truyền thông với công cụ PC như là tiêu chuẩn

Giới hạn điều kiện môi trường

Nhiệt độ môi trường Truyền và lưu trữ -40 đến 70 oC


Hoạt động từ -30 đến +50 oC (Toàn bộ công
suất bộ chuyển đổi)

Cao độ 0 đến 1000m

Nhiệt độ đầu vào nước làm mát Từ 5 đến 50oC (ACS800-77LC)


Từ 5 đến 45oC (ACS800-87LC)

Nhiệt độ đầu vào nước làm mát tùy Đến 55oC


chọn

Cấp độ bảo vệ IP

Phù hợp tiêu chuẩn lưới điện

Tiêu chuẩn lưới điện Tuabin gió tuân thủ theo các yêu cầu nghiêm
ngặt nhất về tiêu chuẩn lưới điện

Phù hợp sản phẩm

Phần I – Chương 4 I-4-28


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

EMC EN 61800-3, EN 61800-3 Môi trường hạng 2, phân phối không hạn chế,
(2004) loại C3

4.4.3.2 Bảo vệ
Các chất bán dẫn công suất phải là Transistor có cực điều khiển cách ly và phải
được bảo vệ bởi
- Phát hiện bão hòa IGBT
- Cổng điều khiển nguồn chính và phụ bên dưới khóa điện áp
- Giới hạn dòng đầu vào an toàn
Bộ chuyển đổi phải được trang bị bảo vệ như sau:
- Bộ chuyển đổi phải bao gồm tính năng tự bảo vệ và tự chẩn đoán thích hợp để
bảo vệ chính nó
- Bảo vệ phải bao gồm bảo vệ pha âm, do đó nếu việc cân bằng 3 pha không thành
công, việc bảo vệ phải dự tính cách ly bộ chuyển đổi khỏi mạch
- Bộ chuyển đổi phải có bố trí bảo vệ phù hợp chống lại mọi lỗi liên tục trong mạch
liên kết bên trong và bên ngoài. Bộ chuyển đổi cần có sự bảo vệ chống sét thích
hợp
- Bộ chuyển đổi phải có sự bảo về đầy đủ khỏi sự cố rò rỉ nối đất. Inverter phải có
khả năng báo lỗi nối đất cho hệ thống giám sát và điều khiển nhà máy
- Bộ chuyển đổi phải được trang bị các sơ đồ bảo vệ quá áp từ dây đến dây, dây
đến nối đất bao gồm các bus AC/ DC, đầu ra AC và tất cả điều khiển bên ngoài,
giao tiếp tiếp và bộ ngắt nguồn tự dùng
- Bộ chuyển đổi phải được trang bị chống sét lan truyền, đầu ra AC và tất cả điều
khiển bên ngoài, giao tiếp và bộ ngắt tự dùng
- Thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền bên trong (SPD) sẽ được cung cấp trong bộ
chuyển đổi. Bộ chuyển đổi phải bao gồm thiết bị chống sét loại Metel Oxide
Varistors (MOV). Khả năng phóng điện của SPD tối thiểu là 10kA ở sóng 8/20ms
theo tiêu chuẩn IEC 61643-12. Khi lỗi nối đất và lỗi của MOV, SPD phải ngắt kết
nối hệ thống an toàn. SPD phải có bộ ngắt nhiệt để làm gián đoạn dòng điện phát
sinh từ sự cố bên trong và bên ngoài. Để tránh nguy cơ hỏa hoạn bởi DC trong
SPD bởi hoạt động của bộ ngắt nhiệt, SPD có thể dập tắt hồ quang.
- Các lỗi do trục trặc trong bộ chuyển đổi, bao gồm cả lỗi giao thông, sẽ được xóa
bởi các thiết bị bảo vệ PCU. Ngoài ra, nó phải có sự bảo vệ lỗi tối thiểu trước các
lỗi khác nhau.
- Lỗi rò rỉ nối đất: Bộ chuyển đổi phải có các bố trí bảo vệ chống lại các lỗi rò rỉ
nối đất
- Quá điện áp và dòng điện: Ngoài ra, bảo vệ quá dòng phải được cung cấp giữa

Phần I – Chương 4 I-4-29


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

dây dẫn dương và dây dẫn ấm, nối đất như thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền.
- Cách ly Galvanic: Bộ chuyển đổi phải cung cấp cách ly Galvanic với máy biến áp
ngoài, nếu cần thiết.
- Bộ chuyển đổi phải bố trí bảo vệ bên trong khỏi lõi liên tục trong ngăn xuất tuyến
đường dây và chống sét trong xuất tuyến đường dây.
- Cách ly: Bộ chuyển đổi phải cung cấp cách ly đầu vào và đầu ra. Mỗi thiết bị điện
tử dạng rắn phải được bảo vệ để đảm bảo tuổi thọ cũng như hoạt động trơn tru của
bộ chuyển đổi.
- Mỗi thiết bị điện tử trạng thái rắn phải được bảo vệ để đảm bảo tuổi thọ của
inverter cũng như hoạt động trơn tru của inverter.
- Tất cả bộ chuyển đổi phải là ba pha sử dụng các thành phần dạng rắn. Dây DC
phải có bộ cách ly phù hợp để cho phép khởi động và tắt hệ thống an toàn.
Các điều kiện để cung cấp bảo vệ
- Quá dòng
- Mất đồng bộ
- Quá nhiệt
- Quá áp và thiếu áp
- Quá và thiếu tần số
- Quá áp trên bus DC
- Lỗi quạt tản nhiệt
- Ngắn mạch
- Chống sét
- Lỗi nối đất
- Tăng điện áp gây ra ở đầu ra do nguồn bên ngoài
- Điều tiết công suất trong trường hợp quá tải nhiệt
- Bảo vệ tích hợp trong hệ thống DC và ba pha
- Bộ chuyển đổi phải hoàn toàn tự quản lý và ổn định trong hoạt động
- Hệ thống tự chẩn đoán phải hoạt động khi khởi động. Chức năng bao gồm kiểm
tra các tham số chính khi khởi động
4.4.4 Hệ thống điều khiển tại chỗ
Phạm vi cung cấp tối thiểu phải bao gồm, nhưng không giới hạn ở những điều sau:
- Bộ điều khiển lập trình dựa trên bộ vi xử lý và hệ thống giám sát động lực tự
động
- Hệ thống đồng bộ hóa để đồng bộ tuabin gió vào lưới điện
- Hệ thống điều khiển và bảo vệ theo tiêu chuẩn IEC 61400-1

Phần I – Chương 4 I-4-30


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Hệ thống đo đếm
- Thiết bị điều khiển tại chỗ cho mỗi tuabin gió
- Giao diện từ thiết bị phát điện đến hệ thống SCADA
- Hệ thống điều khiển bão.
Hệ thống điều khiển và bảo vệ tuabin gió phải được thiết kế để điều khiển từ xa và
vận hành tự động, có khả năng đưa tuabin gió về trạng thái vận hành an toàn khỏi mọi
tình huống hỏng hóc kể cả các sự cố liên quan đến phát điện.
Hệ thống điều khiển và bảo vệ phải cho phép kiểm soát hoàn toàn tại chỗ của
Tuabin gió. Một giao diện cho hệ thống SCADA phải bao gồm trong thiết kế của nó.
Hệ thống điều khiển và bảo vệ tuabin gió phải được thiết kế theo yêu cầu của IEC
61400.
Bản ghi dự liệu của hệ thống điều khiển chính, hệ thống điều khiển chính phải được
kích hoạt trong trường hợp hệ thống điều khiển chính bị hỏng hoặc các hỏng hóc bên
trong/bên ngoài. Hệ thống này phải độc lập với hệ thống điều khiển chính và phải thiết kế
để có độ tin cậy cao.
Tủ điều khiển và bảng điều khiển bổ sung sẽ cho phép vận hành tuabin tại chỗ từ
thân và đáy tháp
Nút dừng khẩn cấp phải được cung cấp tại mọi nơi làm việc, đặc biệt là ở trung tâm
cánh quạt, trong than và đáy tháp.
Một nguyên lý phù hợp sẽ áp dụng trong Tuabin gió và được thực hiện theo một loạt
thiết bị thể hiện sự đa dạng tối thiểu về kiểu dáng và chủng loại. Mục tiêu là chuẩn hóa
các thiết bị để vận hành, bảo trì dễ dàng và giảm hàng dự phòng.
Thiết bị phải có thiết kế nhỏ gọn kết hợp những phát triển mới nhất trong công nghệ
đã được chứng minh.
Các bộ phát có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng hoặc an toàn của Tuabin gió trong
trường hợp hỏng hóc sẽ được thiết kế theo cấu hình dự phòng.
Tất cả các thiết bị phải được bảo vệ bởi vỏ và phải phù hợp với điều kiện môi
trường hiện tại tại vị trí lắp đặt. Đặc biệt, tất các các thiết bị phải phân loại theo
EN60529. Nhiệt độ môi trường cho phép tối đa của các thiết bị điện tử cũng như việc
truy cập dễ dàng cho nhân viên bảo trì phải được xem xét khi chọn vị trí lắp đặt.
Thiết bị điều khiển và đo phải có mức độ miễn nhiễm cao với sóng điện từ và nhiễu
tần số vô tuyến và không bị ảnh hưởng bởi các máy phát vô tuyến di động, điện thoại di
động v.v… hoạt động trong vùng lân cận thiết bị. Các tiêu chuẩn liên quan đến tương
thích điện từ phải được tuân thủ.

Phần I – Chương 4 I-4-31


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.4.1 Bảng điều khiển


Tủ điều khiển phải đặt ở than máy. Tuabin gió phải trang bị tất cả thiết bị, dụng cụ
và thiết bị cần thiết để thực hiện kiểm soát và giám sát tuabin gió liên quan.
Các hành động điều khiển và giám sát phải được thực hiện cho từng đơn vị, bởi tủ
điều khiển tuabin gió.
- Lựa chọn chế độ vận hành: chế độ đứng yên, sẵn sàng, quay, chế độ phát điện
(Nguồn, tần số, mở),
- Điều khiển tự động lên xuống, qua lại,
- Điều chỉnh điện áp tự động,
- Đo và ghi lại tất các đặc tính của hoạt động tuabin,
- Báo động bằng âm thanh và hình ảnh, hiển thị hoạt động nguy hiểm của thiết bị
và các thiết bị phụ trợ thiết yếu, hoặc lỗi có thể gây ngắt của CB mà không dừng
thiết bị.
Cửa trước của bảng điều khiển tuabin gió sẽ kết hợp với cửa sổ trong suốt để LED
chỉ báo trạng thái trên thiết bị PLC, hiển thị cho người đứng trước bảng điều khiển khi
của được đóng lại.
Tất cả các đèn, công tắc, nút bấm, dụng cụ chỉ báo và các thiết bị khác được gắn ở
mặt trước cửa bảng điều khiển phải được sắp xếp logic để thuận tiện sử dụng. Đèn phải
sử dụng đèn LED để có độ chiếu sáng phù hợp. Bộ phận kiểm tra đèn phải được cung cấp
trước tủ điều khiển.
Toàn bộ chỉ báo trạng thái và giá trị đo phải được cung cấp trên bảng điều khiển cho
phép người vận hành giám sát và điều khiển cục bộ thiết bị. Các chỉ báo chính như đơn vị
đo MW, MVAr, điện áp, tốc độ sẽ được hiển thị trên các thiết bị riêng lẻ. Tất cả các giá
trị phải được truy cạp thông qua MMI tại chỗ.
Các đơn vị phát điện phải được vận hành ở chế độ tự động và hệ thống điều khiển
phải được thiết kế để khởi động và dừng hoàn toàn tự động với điều khiển vận hành các
điểm đặt tải sau khi kết nối lưới.
Trong trường hợp PLC lỗi, thiết bị sẽ vẫn ở trạng thái ổn định trước đó dưới sự điều
khiển của bộ điều khiển tuabin và AVR, trong khi vẫn được bảo vệ hoàn toàn bởi sơ đồ
ngắt bảo vệ
Mỗi thiết bị phải có sơ đồ ngắt bảo vệ kỹ thuật số, độc lập với đơn vị PLC, để điều
khiển các thiết bị chính an toàn, do đó loại bỏ sự phụ thuộc vào PLC để đảm bảo an toàn.
Việc phát hiện và lưu trữ ban đầu các báo động phải thực hiện ở cấp độ PLC.
Các sơ đồ điều khiển, giám sát và bảo vệ cho mỗi thiết bị phải độc lập với các thiết
bị khác, ngoại trừ các đầu vào hạn chế từ cấp điều khiển của trạm.

Phần I – Chương 4 I-4-32


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.4.2 Đồng bộ hóa


Rơ le đồng bộ hóa tự động phải được đặt trên tủ điều khiển. Nó phải được thiết kế ở
dạng rắn và hoạt động trên cơ sở hoàn toàn tự động, tức là một khi lệnh đồng bộ hóa
được thực hiện, tốc độ tuabin và điện áp máy phát được tự động điều chỉnh về giá trị
chính xác và bộ ngắt mạch chính đóng đúng thời điểm.
Thiết bị rơ le đồng bộ phải lè kênh đôi, loại tự giám sát, cung cấp với bộ chuyển đổi
đo góc, bộ khớp điện áp và bộ khớp tần số, cũng như bộ tạo lệnh. Cài đặt và lưu trữ ít
nhất hai bộ thông số bộ ngắt khác nhau phải được cung cấp trong rơ le.
Tổ hợp rơ le phải có bộ phận kiểm tra cả 2 kênh độc lập. Việc kiểm tra phải được
thực hiện cả bằng tay và tự động để phép kiểm tra định kỳ các giá trị và chức năng đã đặt.
4.4.4.3 Bộ điều khiển
Nhà thầu phải cung cấp bộ điều khiển lập trình dựa trên vi xử lý như một phần
không thể thiếu của DCS để điều khiển và giám sát cho nhà máy điện.
PLC phải kết hợp với bộ xử lý trung tâm có thể cấu hình với chức năng chuẩn hóa
cho giám sát, điều khiễn chuỗi, điều khiển vòng lặp, thực hiện logic Boolean, tính toán và
truyền dữ liệu. Nó phải có giao diện truyền thông và giao thức để ghép với mạng LAN
của trạm thông qua cáp quang.
PLC phải dựa trên thiết kế mô đun có thể dễ dàng bảo trì và có thể mở rộng để mở
rộng xử lý và logic.
PLC phải trang bị hệ thống tự chẩn đoán, tự động phát hiện và phân tích lỗi, kiểm
tra liên tục các mô đun và cung cấp thông báo lỗi trong trường hợp hỏng từng bộ phận
của hệ thống.
PLC phải hỗ trợ và bao gồm các giao diện dữ liệu nối tiếp thích hợp cho các thiết bị
điện tử thông minh như Giao diện người máy, điện tử PID của Pith Control, bộ chuyển
đổi và rơ le bảo vệ, v.v… Các giao thức truyền thông IEC 61850, phải được cung cấp
trong PLC để cho phép giao tiếp với các thiết bị điện tử thông minh.
Các ngôn ngữ lập trình phải dựa trên tiêu chuẩn IEC 61131.
Máy trạm kỹ thuật phải có khả năng kết nối trực tiếp đến PLC cho công việc lập
trình và thử nghiệm.
Các phương tiện kiểm tra bao gồm: mô phỏng các tín hiệu đầu vào (Cài đặt và xử lý
đơn luồng đầu vào bằng các chân trên mặt trước của thẻ vào), các bộ phận kiểm tra
chương trình hoàn chỉnh (khi ở chế độ kiểm tra chương trình, các lệnh đầu ra của bộ điều
khiển cho quá trình sẽ bị chặn).
Mỗi bộ điều khiển phải có cấu hình tối thiểu như sau:
- Dự phòng cung cấp điện

Phần I – Chương 4 I-4-33


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Dự phòng CPU
- Tích hợp chức năng tự chẩn đoán với hiển thị 4 dòng và hệ thống bàn phím chức
năng
Cấu trúc chương trình ứng dụng phải đơn giản và rõ ràng, sử dụng các phần và
chương trình con đã chuẩn hóa. Thay đổi chương trình và kiểm tra chương trình (theo
từng khối) sẽ dễ dàng. Các tác vụ chính được thực hiển bởi các chương trình ứng dụng là:
- Điều khiển và giám sát lên xuống, qua lại, thiết bị đóng cắt MV, MBA, tự dùng,
v.v…
- Lấy mẫu thời gian của tất cả đầu vào kỹ thuật số
- Giao tiếp với hệ thống SCADA trong phòng điều khiển trung tâm
- Chỉ báo trình tự
- Chỉ báo bằng số các điều kiện cần thiết để khởi động
- Chỉ báo bằng số các lỗi trình tự (số điều kiện bị thiếu cho bước điều khiển tiếp
theo)
- Chỉ báo của số thứ tự thực tế và số bước.
Chẩn đoán thường xuyên cho các điều kiện bắt đầu bị thiếu và lỗi trình tự được bao
gồm trong mô đun vận hành cho mỗi đơn vị. Đây là kiểm soát từng bước của các bộ phận
khi khắc phục sự cố.
4.4.4.4 Giao diện người - máy
MMI cua bảng hiển thị dựa trên màn hỉnh phải được cung cấp cho mỗi Bảng điều
khiển nhóm để điều khiển và giám sát trực quan của nhóm thiết bị. Nó phải kết nối với
PLC thông qua RS232/RS485 hoặc qua hệ thống bus hoặc LAN như Ethernet.
Bảng hiện thị bằng màn hình phải là loại màn hình cảm ứng. Thiết bị phải hiển thị
màu 24bit và có kích thước màn hình tối thiểu 12 inch. Nó có thể cấu hình sơ đồ MIMIC
màu trên màn hình (ví dụ: sơ đồ nguyên lý). Ngoài ra, các bảng phải có bàn phím với các
phím số, phím chức năng có thể định cấu hình và điều khiển con trỏ và các phím chọn.
Một hệ thống bảng hiển thị kiểu công nghiệp chuyên dụng phải được cung cấp thay
vì các bảng PC có phần mềm SCADA. Bảng hiển thị phải lưu trữ dữ liệu dạng rắn, không
phải hệ thống đĩa quay. Khi cấp nguồn, bảng hiển thị phải khởi động để hoạt động mà
không cần bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng.
Các thiết bị phải được cấu hình với giao diện thân thiện với người dùng, bao gồm
màn hình menu để điều hướng. Phải có màn hình báo động và hiển thị cho các trạng thái
khác nhau của thiết bị nhà máy. Đồ họa và hỉnh ảnh tương đối có thể được sử dụng. Các
trạng thái và thuộc tính điểm phải được chỉ định trên màn hình đồ họa bằng cách sử dụng
các màu sắc hoặc hình dạng biểu tượng khác nhau.

Phần I – Chương 4 I-4-34


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.4.5 Hoạt động hiển thị tại chỗ


Bảng điều khiển phải hiển thị trạng thái thông qua các biểu tượng đồ họa hoặc tin
nhắn văn bản, và tất cả các báo động dưới dạng dòng tin nhắn văn bản trên màn hình. Các
chức năng “Accept” và “Reset” phải được cung cấp trong chức năng của bộ phận báo
động và phải đặt lại theo cách thức được chấp nhận.
Nó phải có khả năng hiển thị tối đa 20 tin nhắn báo động trên màn hình tại cùng 1
thời điểm mà không cần cuộn màn hình. Các phím phải được cung cấp để cuộn màn hình
lên và xuống để xem tất cả các báo động nếu có nhiều báo động hơn có thể hiển thị trên 1
màn hình cùng lúc.
Màn hình phải bao gồm số được chỉ định của thiết bị, bao gồm tên viết tắt của tín
hiệu.
Một đầu ra tiếp xúc chung phải được cung cấp để phát ra tiếng động của trạm khi có
báo động. Tiếp xúc này sẽ khởi động lại khi nút “Accept” được nhấn. Nó phải có khả
năng cấu hình.
Phần mềm cấu hình cho bảng hiển thị phải được cung cấp cùng với tài liệu và kết
nối phù hợp. Phần mềm phải cài đặt trên máy trạm kỹ thuật cũng như sử dụng để lập
trình PLC.
Bản copy file mềm của bảng hiển thị được xây dựng thực tế phải được cung cấp trên
file CD.
4.4.5 Mô đun I/O
4.4.5.1 Yêu cầu chung
Tất cả phần cứng đầu vào/đầu ra phải bao gồm một hệ thống mô đung các thẻ được
kết nối dải đầu cuối thông qua cáp bọc, tạo hình sẵn. Một số lượng tối thiểu các loại mô
đun phải được sử dụng để giảm thiết bị dự phòng và yêu cầu bảo trì.
Tất cả mô đun đầu vào/đầu ra phải có khả năng loại bỏ và lắp lại vào giá đỡ với
nguồn cấp trên giá đỡ. Hệ thống sẽ nhận ra mô đun được lắp lại và tự động đưa trở về
phục vụ.
Mạch đầu ra và đầu vào phải được giới hạn dòng điện để tránh làm hỏng hệ thống
I/O do ngắn mạch vô ý chạm đất hoặc giữa các dây dẫn tín hiệu.
Lỗi ngắn mạch trong hệ thống dây điện của bất kỳ thiết bị hiện trường nào sẽ không
gây ảnh hưởng đến hoạt động đúng của bất kỳ đầu vào hoặc đầu ra nào khác.
Tất cả các mô đun đầu vào và đầu ra phải cho phép phản hồi có thể cấu hình đối với
lỗi hoặc khởi động lại mô đun xử lý trung tâm.
Tất cả đầu vào và đầu ra phải được cách lý điện từ từ thiết bị.

Phần I – Chương 4 I-4-35


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.5.2 Đầu ra tín hiệu số


Đầu ra tín hiệu số phải được đánh quá đáp ứng đủ yêu cầu cho nhiệm vụ. Nó phải
được cách ly bằng bộ opto cách ly quang.
Các rơ le xen kẽ, bên ngoài PLC, phải được cung cấp trên các đầu ra tín hiệu số
được kết nối với thiết bị hiện trường, hoặc khi nhiều chức năng được bắt đầu từ đầu ra
yêu cầu nhiều điểm tiếp xúc. Không cần phải có rơ lẽ xen kẽ bên ngoài khi đầu ra điều
khiển đèn bảng tại chỗ hoặc đầu vào của thiết bị điện tử cục bộ khác.
4.4.5.3 Đầu vào tín hiệu tương tự
Các mô đun đầu vào tín hiệu tương tự PLC phải có khả năng chấp nhận các tín hiệu
đơn cực và lưỡng cực:
0 đến 5V, 0 đến 10V, -10 đến +10mA, 0 đến 10mA, 0 đến 20mA, 4 đến 20mA, -20
đến +20mA, và RTD (Pt100).
Phạm vị tín hiệu tương tự chuẩn cho các bộ chỉnh được cung cấp theo hợp đồng này
là từ 4 đến 20mA. Bộ chuyển đổi điện tử với đầu ra từ -20 đến +20mA cho tín hiệu lưỡng
cực có thể được cung cấp.
Chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số phải có độ phân giải ít nhất là 12 bit
cộng với dấu nhị phân.
4.4.5.4 Bảo vệ đầu vào/đầu ra
Thiết bị giao diện đầu vào/đầu ra phải được trang bị các thiết bị bảo vệ có thể thay
thế để nhận được đầu vào của các bộ phận quan trọng của hệ thống DCS sẽ không được
tiếp xúc bởi thiệt hai từ mức năng lượng cao vô ý xảy ra trên đầu vào tín hiệu tương tự
hoặc tín hiệu số từ nhà máy, bao gồm cả những do sét đánh ở khu vực lân cận. Đầu vào
và đầu ra tín hiệu số phải được gắn với bộ ghép quang để đạt được yêu cầu trên.
Tất cả đầu vào/đầu ra phải có khả năng chịu đựng, mà ko làm giảm hiệu suất, kiểm
tra khả năng chịu đựng điện áp tăng như định nghĩa trong IEEE. C33.5.90-1989 (R1994)
hoặc tiêu chuẩn tương đương giữa tất cả thiết bị đầu cuối (được kết nối) và nối đất.
Thiết kế của phần cứng I/O phải bao gồm các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu
các tín hiệu nhiễu ở chế độ chung và chế độ liên tục xuất hiện trên hệ thống cáp tín hiệu
trong môi trường trạm điện do kết nối chế độ tần số xác lập, có thể có sự khác biệt điện
thế của đất và nhiễu tần số cao do thường xuyên gây ra hoạt động chuyển mạch, điều kiện
lỗi hoặc đón tần số vô tuyến.
Nhà thầu sẽ nêu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện trong thiết kế của mình
để bảo vệ chống quá độ điện áp cao và cung cấp bộ lọc cho các loại nguồn nhiễu tín hiệu
nêu trên và bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào cần thiết cho hệ thống cáp và tiếp
đất.

Phần I – Chương 4 I-4-36


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.5.5 Dụng cụ đo
Các thiết bị chỉ báo phải được gắn chìm và thuộc loại đọc thông số phản hồi trực
tiếp, có nắp che cửa sổ kín bụi trong suốt có thể tháo rời bằng kính không phản chiếu và
có màu đen xỉn.
Kích thước bình thường của dụng cụ trừ khi có quy định khác, phải là 96 mm x 96
mm. Các tấm chia tỷ lệ sẽ có một màu trắng kết thúc với vạch chia và chữ số màu đen, và
với tỷ số biến đổi được đánh dấu nổi bật. Bộ điều chỉnh zero sẽ được cung cấp bên ngoài
thiết bị, có thể sử dụng bất cứ khi nào.
Máy đo Volt - Ampe - Watts và Vars phải được cấp nguồn từ các bộ chuyển đổi với
dòng điện đầu ra từ 0-20 mA hoặc 4-20 mA cho các thiết bị có giá trị trung tâm là 0.
Nguồn cung cấp phải lấy từ hệ thống phân phối DC.
Độ chính xác của các thiết bị đo, trừ khi có quy định khác, phải là lớp 1,5 đối với
ampe kế, vôn kế, Mwatt kế và ampe kế MV.
Giá trị tối đa của ampe kế để sử dụng với máy biến dòng điện phải bằng 130% định
mức sơ cấp của máy biến áp.
Giá trị tối đa của vôn kế phải bằng 120% giá trị sơ cấp của máy biến áp.
Máy đo tần số phải được khép kín và kích thước là 144 x144 mm. Giới hạn đo sẽ từ
45 đến 55 Hz. Vạch đánh dấu 50 Hz phải ở vị trí 12 giờ trên thang đo.
Các máy đo Mwatt và MVar sẽ có giới hạn đo tương ứng với khoảng 125% công
suất định mức mà họ sẽ đo. Các thiết bị đo này có giá trị đo trung tâm bằng 0.
Một bảng thông số viết bằng tiếng Anh sẽ được gắn vào thiết bị để cho biết:
- Giá trị định mức
- Thông số kỹ thuật
- Tên nhà sản xuất với tên nước xuất xứ
- Phần trăm sai số
Đồng hồ đo năng lượng phải là loại đọc trực tiếp với tối thiểu 5 mặt số hoặc chữ số
được hiệu chỉnh theo số lượng cơ bản với hệ số nhân phù hợp.
Các lỗi đăng ký của đồng hồ đo năng lượng cho cả đơn vị và hệ số công suất trễ
50% không được vượt quá các lỗi được liệt kê dưới đây khi được kiểm tra ở điện áp định
mức, tần số, nhiệt độ và dòng điện đầy tải, trừ khi có quy định khác.
- 01% ở mức 10% đến 50% của dòng điện định mức và 0,5% ở mức 50% đến
150% của dòng điện định mức.
- 0,5% trong phạm vi cộng hoặc trừ 10% của điện áp định mức.
- 0,4% giữa 49 và 51 Hz.
- 0,5% trong phạm vi từ 20 đến 40 độ C.

Phần I – Chương 4 I-4-37


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Máy đo hệ số công suất phải bao gồm đầu dò góc pha và chỉ báo DC liên quan với
phạm vi đo hệ số công suất từ 0,5 (quá) đến 0,2 (trễ). Độ chính xác định mức của nó
không được vượt quá +1,5% tỷ lệ toàn thang đo.
4.4.6 Thiết bị làm mát và gia nhiệt
Đặc biệt chú ý đến hệ thống làm mát. Tất cả các hệ thống làm mát của Tua bin gió
như: làm mát vỏ bọc, làm mát dầu hộp số (nếu có), làm mát máy phát điện, hệ thống làm
mát của tủ công tắc, bộ biến tần hoặc hệ thống làm mát máy biến áp (nếu có) phải được
thiết kế và phê duyệt đáp ứng theo các yêu cầu cho hoạt động bình thường của từng trụ
gió. Các thiết bị làm mát phải được thiết kế phù hợp với khí hậu nóng (nếu cần và tùy
thuộc vào nhiệt độ hoạt động tối đa của tuabin gió được cung cấp) để mở rộng phạm vi
hoạt động bình thường đến nhiệt độ cao hơn và giảm thiểu khả năng tuabin ngừng hoạt
do nhiệt độ cao. Thiết bị hút ẩm nên được lắp đặt ở những nơi cần thiết có tính đến các
điều kiện tự nhiên.
Tất cả các thiết bị gia nhiệt của Tua bin gió như: gia nhiệt thiết bị đo gió, gia nhiệt
vỏ bọc (nếu có), dầu hộp số (nếu có), máy phát điện, thiết bị tủ công tắc, bộ biến tần hoặc
hệ thống gia nhiệt biến áp phải được thiết kế và phê duyệt đáp ứng theo các yêu cầu cho
hoạt động bình thường của từng trụ gió.
4.4.7 Thiết bị nâng hạ
Phải cung cấp đủ thiết bị nâng để phục vụ các hoạt động bảo trì, sửa chữa, xử lý sự
cố và kiểm tra. Nói chung, bên trong buồng tuabin cũng như bên trong tháp, các móc
nâng phải được cung cấp khi cần nâng tải trọng vượt quá 25 kg và trang bị cần
trục/palang khi tải trọng vượt quá 200 kg.
Buồng tuabin phải được trang bị thiết bị nâng với sức nâng tối thiểu 1200 kg để
nâng dụng cụ hoặc linh kiện phục vụ cho công việc bảo trì. Thiết bị nâng này được thiết
kế để nâng và di chuyển tất cả các bộ phận hoặc trong trường hợp các bộ phận nặng, lớn
(ví dụ: máy phát điện, phụ tùng máy biến áp hoặc cơ cấu quay) tháo rời các bộ phận được
lắp đặt bên trong.
Khi không sử dụng, cần trục và bất kỳ tời xích nào sẽ được dừng và khóa an toàn tại
các vị trí được chỉ định (ví dụ: cần trục được bảo vệ bằng chốt an toàn).
4.4.8 Thân trụ tuabin gió
Trụ phải được chế tạo bằng thép cường độ cao, tính toán kết cấu theo phương pháp
phần tử hữu hạn, hệ số an toàn không nhỏ hơn giá trị trong tiêu chuẩn IEC 61400-1
Tổ hợp tải trọng phải được tính đến trường hợp tải trọng lớn nhất được xác định
theo tiêu chuẩn IEC 62400-1.
Đặc tính vật liệu sẽ được kiểm tra, kết quả thí nghiệm vật liệu phải được đệ trình
cho Chủ đầu tư phê duyệt.

Phần I – Chương 4 I-4-38


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Tất cả các mối hàn tại xưởng phải được kiểm tra bằng X quang 100% dọc theo
đường hàn. Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ vật liệu hàn, que hàn cho trụ tháp
lắp ráp tại công trường cũng như hướng dẫn quy trình hàn và xử lý nhiệt nếu cần thiết.
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp nhân lực giám sát công trường để hướng dẫn lắp
ráp, quy trình hàn, biện pháp xử lý nhiệt. Quy trình kiểm soát chất lượng sẽ được nộp
trong Hồ sơ dự thầu.
Mỗi trụ phải được trang bị ít nhất:
- Cửa có khóa;
- Thang;
- Thang máy dịch vụ;
- Sàn thao tác;
- Cầu thang bên ngoài để vào trụ (nếu có); và
- Chiếu sáng và chiếu sáng khẩn cấp.
Nhà thầu cung cấp một chứng nhận trụ tiêu chuẩn cho tuabin gió phù hợp với quy
định của IEC 61400 và Nhà thầu phải chứng minh sự phù hợp của thiết kế trụ trong điều
kiện thực tế của dự án. Trong trường hợp trụ đã được xác định cho dự án, Nhà thầu sẽ
xuất trình trong ngày ký hợp đồng chứng nhận hợp lệ theo tiêu chuẩn IEC 61400-1.
Mỗi trụ phải được trang bị cửa ra vào, thang có tay vịn an toàn, hỗ trợ leo để đảm
bảo an toàn khi đi lên thang thẳng đứng và một cầu thang bên ngoài đến cửa vào trụ (nếu
có).
Cửa vào trụ phải có khóa để ngăn không cho người không được phép vào trụ. Cửa
vào trụ phải là cửa thoát hiểm với khả năng mở cửa từ bên trong bất cứ lúc nào.
Ở vị trí cao nhất của trụ, mỗi trụ phải được thiết kế kín dầu hoặc được trang bị các
khay thu gom dầu rò rỉ để tránh nhiễm bẩn do dầu rò rỉ hoặc dầu mỡ từ các bộ phận của
bộ truyền hoặc từ hệ thống chỉnh hướng.
Mỗi trụ phải được trang bị thang máy/vận thăng (dạng thùng kín). Thang máy phải
có khả năng vận chuyển ít nhất 2 người bao gồm cả dụng cụ và phụ tùng thay thế lớn
nhất. Tải cho phép tối thiểu 1200 kg. Lối ra có thể ở mỗi sàn thao tác. Thang máy phải
được kiểm tra theo tiêu chuẩn DIN EN1808 “Yêu cầu an toàn đối với thiết bị nâng - Tính
toán thiết kế, tiêu chí thử nghiệm về ổn định vận hành và thi công”. Thiết bị nâng phải
được kiểm định trước khi hoạt động.
Các quy tắc an toàn làm việc cho tất cả các cửa ra vào và cửa lật phải được tuân thủ
và mỗi cửa ra vào/cửa lật phải được trang bị một điểm neo được đánh dấu màu vàng có
khả năng cố định ít nhất là móc của một dây chống rơi của bộ đai bảo vệ chống rơi cho cá
nhân khi leo lên trụ.

Phần I – Chương 4 I-4-39


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các trụ sẽ được trang bị chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu theo quy định đối với
không gian làm việc trong nhà, lối đi và lối thoát hiểm. Thang máy dịch vụ và các sàn
thao tác sẽ được trang bị chiếu sáng bao gồm cả chức năng chiếu sáng khẩn cấp.
Bảo vệ chống ăn mòn bên ngoài của trụ gió phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của loại
ăn mòn C3 hoặc cao hơn nếu kết quả khảo sát chi tiết tại địa điểm và phân tích môi
trường yêu cầu.
Phần thân bên ngoài của trụ phải được sơn màu phản chiếu thấp, màu mờ theo tiêu
chuẩn ISO 2813-1978. Màu sắc sẽ là RAL7035-HR (xám nhạt), RAL7038-HR (xám mã
não) hoặc tương đương.
4.4.9 Bảo vệ chống sét cho tua bin gió
Tuabin gió phải được trang bị hệ thống chống sét (LPS) từ đầu lưỡi cánh quạt đến
móng. LPS tuabin gió sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:
- IEC 61400-24 ”Hệ thống máy phát tuabin gió - Phần 24: Bảo vệ chống sét”
- IEC 62305-1 “Bảo vệ chống sét - Phần 1: Nguyên tắc chung”,
- IEC 62305-3 “Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật lý đối với các cấu trúc và
mối nguy hiểm đến tính mạng”
- IEC 62305-4 “Bảo vệ chống sét - Phần 4: Hệ thống điện và điện tử trong các kiến
trúc”.
- Tua bin gió và các bộ phận chính của nó phải được bảo vệ chống sét theo cấp I
(LPL I). Một bộ thông số dòng sét tối đa và tối thiểu tương ứng sẽ được tìm thấy
trong IEC 62305, Phần 1, bảng 5 và 6. Độ lệch thiết kế so với quy định này phải
được phê duyệt theo đánh giá tiếp xúc sét như được mô tả trong IEC 61400-24,
khoản 7. LPS phải được chia thành các hệ thống bảo vệ bên ngoài và bên trong
(IEC 62305-3).
- Bảo vệ bên ngoài bao gồm:
+ Kim thu sét
+ Hệ thống dây dẫn sét xuống
+ Hệ thống tiếp địa
- Bảo vệ bên trong sẽ bao gồm:
+ Kết nối đẳng thế
+ Bảo vệ quá điện áp.
Việc liên kết đẳng thế và bảo vệ quá áp phải được thực hiện để bảo vệ cao nhất có
thể cho các thiết bị điện tử của tua bin gió. Tất cả các cáp liên kết đẳng thế phải được
thực hiện với dây Đồng tối thiểu 50 mm².
Hệ thống kim thu sét được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 62305-3 phải được lắp đặt ở
bộ phận phi kim loại của vỏ bọc tuabin và gắn ngoài thiết bị điện kết hợp với cáp được
Phần I – Chương 4 I-4-40
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

bảo vệ. Hệ thống kim thu sét và bảo vệ cáp phải được kết nối thông qua hệ thống dây dẫn
xuống và hệ thống liên kết đẳng thế với hệ thống tiếp địa của tua bin gió để tránh nguy
hiểm đến tính mạng và thiệt hại vật lý cho các cấu trúc của tua bin gió. Toàn bộ LPS phải
được thiết kế để chịu được các điều kiện vận hành của tua bin gió trong suốt thời gian sử
dụng.
Toàn bộ thiết kế tuabin gió phải được phân lớp và tách rời thành các khu vực chống
sét (LPZ) như được mô tả theo các nguyên tắc trong IEC 62305, Phần 4, Khoản 4. Các
yêu cầu để chọn LPZ cụ thể phải theo loại, số và miễn nhiễm nhiễu điện từ của các thiết
bị điện hoặc điện tử được cài đặt. Mỗi LPZ có nhiệm vụ giảm trường điện từ (EMF) và
các nhiễu loạn phát xạ.
Tất cả các bộ phận trong LPZ của các cấu trúc Tua bin gió phải được phân tích và
bảo vệ phù hợp chống lại EMF mạnh do sét đánh bằng hệ thống kim thu sét (bộ thu sét),
dây dẫn xuống, thiết bị chống sét. Các thu sét phải được sắp xếp theo cách sao cho có thể
thu thập tất cả các tia sét mà không để tia sét đánh trực tiếp vào các bộ phận cần được bảo
vệ.
Các thiết bị bảo vệ nói chung phải được đặt và cố định sao cho có thể chịu được các
tác động về áp lực từ các cơn bão, sét đánh và tất cả các ứng suất cơ học trong quá trình
hoạt động bình thường.
Dây dẫn chính giữa các bộ thu sét được gắn trên đỉnh vỏ tua bin và vòng phân tán
điện thế được đặt trong lòng đất sẽ được cung cấp. Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận
cố định dây dẫn không được vượt quá 1 m theo chiều ngang và 1,2 m theo chiều dọc.
Các thử nghiệm của Tua bin gió được xây dựng theo chức năng LPS hoặc kiểm tra
tính hợp lý bằng cách tính toán phải được thực hiện chi tiết theo “Hướng dẫn dành cho
Chứng nhận Tua bin gió phiên bản 2010 - Chương 8.9 Bảo vệ chống sét” hoặc theo
hướng dẫn tương đương của một cơ quan chứng nhận tuabin gió độc lập được quốc tế
công nhận.
4.4.9.1 Bảo vệ chống sét cánh tua bin
Mỗi cánh phải được trang bị hệ thống chống sét tích hợp đầy đủ bao gồm ít nhất
một cột thép thu sét ở mỗi đầu mũi cánh. Đối với các cánh quạt dài hơn 20m, các đầu thu
bổ sung được phân bổ trên chiều dài cánh phải được lắp đặt theo áp suất cánh và ở mặt
hút. Số lượng các đầu thu bổ sung nên được chọn theo các khuyến nghị được đưa ra trong
“Hướng dẫn về Chứng nhận Tua bin gió Phiên bản 2010 - Chương 8.9.3 Bảo vệ chống
sét cho các Thành phần phụ”. Tất cả các đầu thu phải được kết nối bởi các dây dẫn đến
gốc của cánh tuabin.
Thiết kế và chức năng của hệ thống thoát nước cánh quạt tuabin phải được thực hiện
theo hướng giữ cho cấu trúc bên trong cánh khô ráo để tránh thiệt hại nghiêm trọng cho
cánh do sự bốc hơi của hơi ẩm còn lại trong trường hợp bị sét đánh trúng cánh.

Phần I – Chương 4 I-4-41


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Việc phân tán dòng sét từ các cánh quạt đến thân trục phải được thực hiện như sau:
Thông qua ổ đỡ cho trường hợp hệ thống bảo vệ là một phần của cấu trúc ổ trục và
điều này đã được nhà sản xuất ổ trục và cơ quan chứng nhận Tua bin Gió chấp thuận,
hoặc bằng một hệ thống bypass đầy đủ được thiết kế thông qua một số lượng khoảng hở
phóng hồ quang, vít lửa trượt (hệ thống đánh lửa lucas), chổi than hoặc công nghệ tương
đương. Ổ đỡ chính phải được trang bị hệ thống bypass thích hợp như được mô tả như
trước để tránh thiệt hại ổ trục chính do ảnh hưởng của sét
4.4.9.2 Các thành phần tải dòng sét
Từ gốc lưỡi cánh quạt, bộ phận truyền dòng sét sẽ được kết nối thông qua vỏ bọc
tuabin đến đầu tháp. Phải ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc tác động của dòng sét đến ổ trục
cánh, ổ trục chính, hộp số và ổ bi. Các hệ thống bypass đầy đủ như các khoảng hở phóng
hồ quang, các kết nối linh hoạt bao gồm các tiếp điểm trượt (đầu nối bằng đồng) được kết
nối với cáp linh hoạt cao, chổi than và các công nghệ tương ứng sẽ được sử dụng.
4.4.9.3 Dây dẫn các thiết bị nội bộ
Các kết nối đẳng thế của toàn bộ Tua bin gió sẽ được thực hiện bằng cách kết nối
LPS với các bộ phận kết cấu kim loại, lắp đặt kim loại, hệ thống bên trong và các bộ phận
dẫn điện bên ngoài. Do đó, các hệ thống khác nhau bên trong và bên ngoài vỏ bọc, tấm
lót của vỏ bọc, khung dầm và các thành phần truyền động cũng như mặt tấm thép ngăn
cách của tháp, nội thất tháp và hộp truy cập tháp từ bên ngoài cần được kết nối với nhau.
Các dây dẫn liên kết phải được giữ càng ngắn càng tốt và phải có tiết diện theo tiêu
chuẩn IEC 62305-3. Trong mỗi thanh liên kết cục bộ LPZ phải được cài đặt và kết nối
với nhau.
Đối với hệ thống liên kết đẳng thế của tua bin, một kế hoạch chi tiết sẽ được chuẩn
bị và trình bày cho Chủ đầu tư.
4.4.9.4 Bệ đỡ tháp và móng bê tông
Trong bệ đỡ tháp, dây dẫn xuống phải được kết nối với thanh nối đất chính và do đó
được kết nối với toàn bộ hệ thống tiếp đất/nối đất.
Bệ đỡ tháp phải được gắn vào cốt thép trong phần móng. Móng bê tông sẽ hoạt
động như một phần của hệ thống tiếp đất/tiếp đất.
4.4.9.5 Hệ thống tiếp đất/nối đất và thanh liên kết chính
Đặc biệt chú ý đến hệ thống nối đất/tiếp đất. Hệ thống nối đất/tiếp đất của Tua bin
gió phải được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 62305-3 để cung cấp đủ khả năng bảo vệ
chống sét đánh tương ứng với LPL mà LPS đã được thiết kế. Do đó, hệ thống nối đất/tiếp
đất phải được thiết kế bằng điện cực đất vòng ngoài tiếp xúc với đất hoặc điện cực đất
nền (hoặc kết hợp cả hai).

Phần I – Chương 4 I-4-42


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Điện cực đất phải được định tuyến bên trong cấu trúc tháp và được nối với kết cấu
thép hoặc thép gia cường tháp bằng ít nhất ba điểm. Các mặt cắt thích hợp phải được sử
dụng cho các điện cực nối đất và cáp kết nối và phải được bảo vệ chống ăn mòn đúng
cách.
Các yêu cầu tối thiểu đối với điện trở đất (tính bằng ohms) đối với hệ thống nối
đất/tiếp đất phải được xác định bởi nhà sản xuất Tua bin gió.
Các thanh liên kết đất chính phải được đặt tại tất cả các dây cáp đi vào Tua bin gió.
Tất cả các điện cực nối đất phải được kết nối với các thanh liên kết đất chính này. Ngoài
ra, các kết nối đẳng thế phải được thực hiện cho tất cả các dây cáp đi vào hoặc đi ra Tua
bin gió.
Chức năng của LPS và hệ thống nối đất phải được đo lường và phê duyệt tại hiện
trường cho từng Tua bin gió trước khi quy trình vận hành bắt đầu.
4.4.10 Lắp đặt an toàn hàng không
Tất cả các báo hiệu và đèn an toàn hàng không phải tuân theo các khuyến nghị của
Công ước về Hàng không dân dụng như được nêu trong mục: Tổ chức hàng không dân
dụng quốc tế (ICAO) Phụ lục 14, Phiên bản 5, tháng 7 năm 2009 và với các quy định
tương ứng của địa phương.
Bao gồm các yêu cầu về màu báo hiệu an toàn hàng không ban ngày sau đây:
- Các điểm báo hiệu an toàn ở đuôi cánh dạng sơn đỏ với chiều dài 6m bắt đầu từ
đầu cánh
- Một dải màu đỏ dài 3 m trên trụ ở độ cao 30m so với mặt đất
- Đèn chiếu sáng ban ngày trên đỉnh của vỏ tuabin
An toàn hàng không vào ban đêm bao gồm:
- Đèn chiếu sáng ban đêm trên đỉnh vỏ tuabin
- Bộ lưu trữ điện được trang bị sẽ cung cấp nguồn điện liên tục và tuân thủ các quy
định của mạng lưới điện
- Đèn ngày đêm của tuabin gió phải được đồng bộ hóa (đèn chớp cùng lúc).
4.4.11 Thiết bị an toàn
4.4.11.1 Phòng cháy chữa cháy
Chuông báo cháy
Phòng cháy chữa cháy phải tuân thủ các yêu cầu trong kỹ thuật điện gió: Chứng
nhận hệ thống phòng cháy chữa cháy cho Tua bin gió (hoặc hướng dẫn tương đương của
cơ quan chứng nhận tuabin gió độc lập được quốc tế công nhận). Các yêu cầu này cũng
phải tuân thủ các quy định quốc gia trong nước và phải được thể hiện trong bản thiết kế
chi tiết và giấy phép xây dựng địa phương.

Phần I – Chương 4 I-4-43


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Cách tiếp cận phòng cháy chữa cháy sẽ xem xét các nguồn lửa như sau:
- Cháy do và tại thời điểm bảo dưỡng
- Cháy do các nguồn cơ học (phát sinh nhiệt không kiểm soát, ma sát, rò rỉ, v.v.)
- Cháy do nguồn điện (các bộ phận và thiết bị điện, tia lửa và hồ quang, v.v.)
Khái niệm phòng cháy chữa cháy được thiết kế phải có nguyên tắc như sau:
- Trang thiết bị phòng cháy của Tua bin gió,
- Giảm nguồn lửa tại tất cả các bộ phận của nhà máy,
- Trang bị cảm biến chống cháy bên trong,
- Cung cấp đủ số lượng bình chữa cháy xách tay.
- Chỉ được tiếp cận và bảo dưỡng thiết bị bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo
- Chương trình huấn luyện đặc biệt cho cán bộ phòng cháy chữa cháy
Trang bị chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho buồng tuabin gió sử dụng bình chữa cháy CO2
với một van xả khí chia cho hai máy phát có công suất đủ để dập tắt đám cháy trong một
tuabin gió với:
- Xả ban đầu nhanh chóng (1 kg CO2 cho 0,75 m³),
- Xả kéo dài được thiết kế để duy trì nồng độ tối thiểu 30% CO2 trong 20 phút.
Phun CO2 sẽ được bắt đầu:
- Tự động tác động do các đầu dò nhiệt (làm tiếp xúc điện trong trường hợp nhiệt
độ cao bất thường) hoặc bởi một hoặc nhiều đầu báo khói.
- Hoặc bằng các nút ấn chuông: một nút nhấn trên bảng điều khiển tại chỗ của máy
phát điện, nút kia trên bảng điều khiển chung trong phòng điều khiển.
- Hệ thống CO2 tự động sẽ bị vô hiệu hóa bằng công tắc đòn bẩy có thể khóa ở lối
vào của buồng tuabin.
Phân phối CO2
- Sự phân phối CO2 bên trong buồng tuabin gió do các vòi phun được lắp vào hai
đường phun khí được lắp đặt bên trên và bên dưới cuộn dây stator.
Bình chứa CO2
- Hệ thống phải được thiết kế để có thể cách ly một hoặc một số bình chứa CO2 mà
ảnh hưởng đến hoạt động của các bình chứa CO2 còn lại. Ngoài ra, trường hợp sự
cố một bình chứa CO2 bị xả hết do quá áp sẽ không làm cho các bình chứa CO2
khác bị xả hết khí.
An toàn, sức khỏe và môi trường (HSE)
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho con người, Nhà thầu phải cung cấp các thiết bị
an toàn bao gồm tối thiểu như sau:

Phần I – Chương 4 I-4-44


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Đối với thang trong trụ gió: hệ thống chống ngã bao gồm một dây đai an toàn với
nối dây đai lớn và một thanh trượt an toàn.
An toàn trong thiết kế
Tuabin gió phải được trang bị hệ thống phanh an toàn bao gồm hệ thống phanh khí
động chính (bằng ba ổ đĩa độc lập) và hệ thống phanh cơ học thứ cấp. Hệ thống phanh cơ
phải được kích hoạt trong trường hợp hoạt động bình thường hoặc khóa rôto khi bảo trì.
Tuabin gió phải được trang bị/bố trí đủ rộng chỗ đứng an toàn, hành lang, cầu thang,
lối đi… cần thiết để cung cấp lối vào an toàn và dễ dàng đến tất cả các bộ phận của thiết
bị để vận hành và bảo trì.
Buồng tuabin, đầu trục cánh và trụ phải được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các
vật thể rắn, bụi và nước theo tiêu chuẩn IEC 60529. Thiết kế thành phần phải đầy đủ ít
nhất các phân loại theo IP liên quan:
- IP54: tất cả các cửa vào và cửa ra ở cửa trụ và vỏ trụ;
- IP54: tất cả các tủ điều khiển điện;
- IP23: cho phần vỏ tuabin.
Hơn nữa, phần hở/mở của trụ phải được thiết kế để ngăn chặn sự di trú của côn
trùng và động vật. Các ống giả/ống dẫn rỗng của phần móng phải được bảo vệ chống lại
sự di trú của động vật và nước ngầm.
Các bộ phận được bôi trơn (dầu hoặc mỡ) trong Tuabin gió phải được bảo vệ an
toàn khỏi sự cố tràn bên trong hoặc bên ngoài Tuabin gió. Vòng bi bôi trơn tự động phải
có bộ thu gom/ bể mỡ có kích thước đủ và thích hợp được lắp đặt tại các kênh thoát dầu
bôi trơn.
Tránh cháy lan không kiểm soát được bằng cách phân chia Tuabin thành các phần
phòng cháy, bao gồm ít nhất ba (3) khu vực cháy: vỏ bọc, trụ và trạm MV-MV (mô đun
biến áp LV/MV).
Tất cả các hệ thống chính và phụ, đặc biệt hộp số, đầu trục cánh và ổ trục truyền
động, hệ thống thủy lực phải được giám sát bằng cảm biến nhiệt độ. Thông tin và tín hiệu
trạng thái sẽ được báo về hệ thống điều khiển và cảm biến từ xa nói chung. Việc dừng
tuabin ngay lập tức sẽ tác động do quá nhiệt và quá tốc độ.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động
Tùy thuộc vào sự lựa chọn, một hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động để phát
hiện và dập tắt đám cháy phải được lắp đặt trong buồng tuabin.
An toàn cho nhân viên
Hoạt động bảo dưỡng Tuabin gió chỉ được bắt đầu sau khi dừng máy. Rủi ro về sự
cố điện ở khoảng thời gian thực hiện sẽ được giảm đến mức tối thiểu có thể. Có đủ số
lượng bình chữa cháy trong tầm tay của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa.
Phần I – Chương 4 I-4-45
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Thiết bị phòng ngừa


Tất cả các vật liệu liên quan đến cháy, chất thải, thùng chứa phải được thu gom và
loại bỏ theo quy trình bảo dưỡng tiêu chuẩn nghiêm ngặt và các phương tiện thu gom
chất thải lỏng, các dụng cụ sinh nhiệt chỉ được sử dụng sau khi loại bỏ tất cả các chất dễ
cháy tại khu vực làm việc.
Tất cả các lối thoát sẽ được đánh dấu rõ ràng với các dấu hiệu phòng cháy chữa
cháy theo quy định quốc tế và địa phương.
Thiết bị dây khẩn cấp phải có sẵn tại lối thoát hiểm của vỏ tuabin (lối thoát thứ 2).
Các cầu dao khẩn cấp để cắt tổ máy khỏi lưới phải được lắp đặt tại vỏ tuabin và bộ biến
tần/mô đun biến áp LV/MV. Các phương tiện liên lạc với các cuộc gọi khẩn cấp cho đội
cứu hỏa địa phương và cảnh sát phải sẵn sàng.
4.4.12 Thiết bị điện
4.4.12.1 Tổng quan
Tua bin gió được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu của Lưới điện tại Việt Nam.
Những yêu cầu này sẽ phải được đáp ứng bởi hệ thống Trang trại gió hoàn chỉnh, bao
gồm Tua bin gió, Máy biến áp LV/MV và cáp MV, Máy biến áp MV/HV và sẽ được đo
tại điểm đấu nối chung như trong sơ đồ một sợi. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu đó và sẽ thiết kế cung cấp bất kỳ thiết bị bổ sung nào cần thiết để
đáp ứng các yêu cầu đó.
Phạm vi cung cấp tối thiểu sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở những điều sau
đây:
- Máy biến áp LV/MV
- Thiết bị đóng cắt MV
- Hệ thống cấp nguồn tự dùng
- Hệ thống cấp nguồn (liên tục)
- Thiết bị đóng cắt LV
- Bảo vệ chống sét và quá áp
- Hệ thống nối đất
- Trạm bù công suất phản kháng theo yêu cầu
- Hệ thống cáp và giá đỡ cáp
- Hệ thống chiếu sáng bao gồm chiếu sáng khẩn cấp
- Nguồn cung cấp cho đèn hàng không
4.4.12.2 Các đặc tính phần xây dựng
Các đặc tính xây dựng sau đây sẽ được áp dụng:
- Các điều khoản về bảo vệ khí hậu để gắn ngoài trời trong điều kiện khí hậu nóng

Phần I – Chương 4 I-4-46


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

ẩm (mùa hè) cũng như khí hậu lạnh (mùa đông).


- Lớp cách điện F. Trong quá trình vận hành ở công suất định mức của máy được
điều khiển, cách điện động cơ được nhấn mạnh chỉ phải theo các yêu cầu của cách
điện loại B.
- Các bộ phận động cơ làm bằng sắt bên trong và bên ngoài được phun cát và bảo
vệ bề mặt.
- Sơn hoàn thiện chống hóa chất.
- Bu lông bi-cromat.
- Tất cả các bề mặt khớp và khe hở phải được bịt kín.
- Gia nhiệt chống ngưng tụ phải được cung cấp cho động cơ từ 55 kW trở lên. Gia
nhiệt chống ngưng tụ được chuyển sang hoạt động khi mạch nạp động cơ ở vị trí
'off'. Nguồn cung cấp cho Bộ gia nhiệt nhận được tín hiệu 'on'.
- Xử lý đặc biệt các cuộn dây bằng tẩm nhựa cộng với ngâm trong vecni.
- Tấm cách nhiệt Varnish.
- Vật liệu bảng điều khiển được bảo vệ bởi varnishing.
- Quạt làm mát hoàn toàn kèm theo. Đối với công suất định mức của động cơ,
không khí làm mát có sẵn tại vị trí cụ thể phải được xem xét.
- Các lỗ thoát nước ngưng tụ được bố trí tại điểm thấp nhất trong tủ thiết bị.
- Thiết kế và xây dựng các kiến trúc cho động cơ phải tuân theo tiêu chuẩn IEC
60034-1 và 60034-5.
4.4.12.3 Các đặc tính phần điện
Tất cả các động cơ phải được thiết kế như động cơ lồng sóc 3 pha, phù hợp để khởi
động trực tiếp.
Công suất định mức động cơ phải đạt ít nhất 110% mức tiêu thụ điện năng tối đa
của máy được dẫn động.
Hoạt động liên tục tại công suất định mức, tại điện áp 90 - 110% điện áp định mức,
tại tần số định mức, trong giới hạn của cấp nhiệt F.
Sản lượng điện định mức phải đạt được, ở nhiệt độ môi trường thực tế tại vị trí lắp
đặt cụ thể và trong điều kiện chạy liên tục.
Dòng khởi động động cơ không được vượt quá 7,0 lần dòng định mức (dựa vào
thông số định mức động cơ tại nhiệt độ môi trường 40 ° C).
4.4.12.4 Tính năng bảo vệ
Một kẹp nối đất bên trong hộp thiết bị đầu cuối phải được cung cấp.

Phần I – Chương 4 I-4-47


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.4.12.5 Các tính năng khác


Các đầu cáp vào
Các hộp kết nối cáp sẽ được lắp đặt trên động cơ sao cho dễ dàng tiếp cận. Các hộp
kết nối phải được gắn với một khối thiết bị đầu cuối.
Vòng bi
Các động cơ phải được cung cấp với vòng bi lăn (tức là loại viên bi trong rãnh hoặc
loại con lăn hình trụ). Các động cơ phải không có dòng rò vòng bi. Vòng bi phải được
thiết kế để phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa điểm dự án (độ ẩm, nhiệt độ, môi trường
mặn, v.v.).
4.4.12.6 UPS (Nguồn cấp điện liên tục)
Các nguồn cung cấp điện liên tục phải đảm bảo rằng các chức năng của SCADA,
LAN hoặc điện thoại sẽ vẫn hoạt động để bảo đảm việc tắt Tua bin gió an toàn. Đến khi
trả lại nguồn lưới bên trong hoặc bên ngoài, tất cả các thiết bị sẽ tự động khôi phục tất cả
các chức năng.
Các nguồn cung cấp điện liên tục phải đảm bảo rằng các quy định về an toàn hàng
không và các quy định về Lưới điện sẽ luôn được tuân thủ.
4.4.12.7 Nguồn tự dùng của tuabin gió
Nguồn tự dùng phải được thiết kế để tự cung cấp năng lượng cho các thiết bị nội bộ
cần thiết khi tua bin gió hoạt động bình thường.
Trong trường hợp bảo trì và hỏng tuabin (máy phát), nguồn tự dùng phải được cung
cấp qua lưới trung thế của nhà máy điện gió.
Nguồn tự dùng sẽ cung cấp cho các thiết bị thiết yếu và hệ thống điện hạ áp của Tua
bin gió.
4.4.12.8 Máy biến áp LV/MV
Tùy thuộc vào thiết kế Tua bin gió, máy biến áp của tuabin phải được lắp đặt bên
trong tuabin hoặc trong một trạm biến áp nhỏ gọn riêng biệt. Đối với cả hai tùy chọn,
thiết kế sẽ dựa trên các điều kiện tự nhiên của dự án. Phạm vi nhiệt độ hoạt động của máy
biến áp phải được xem xét và hệ thống sưởi hoặc làm mát được lắp đặt theo các điều kiện
tự nhiên của dự án.
Máy biến áp được lắp đặt bên trong trạm biến áp nhỏ gọn phải là máy biến áp khô.
Máy biến áp lắp đặt ngoài trời phải được ngâm dầu. Chúng sẽ được lắp đặt cùng với
một tủ đóng cắt 22kV trong một trạm biến áp nhỏ gọn gần tua bin gió. Máy biến áp được
lắp đặt trong tháp hoặc vỏ bọc của bộ chuyển đổi phải là loại khô.

Phần I – Chương 4 I-4-48


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Công suất của máy biến áp phải lớn hơn ít nhất 10% so với công suất Tua bin gió.
Máy biến áp phải được trang bị các bộ điều chỉnh nấc phân áp không tải với điện áp nhỏ
nhất của một bộ chỉnh áp 2x ± 2,5% điện áp danh định sơ cấp.
Máy biến áp phải được trang bị ít nhất là cảm biến nhiệt độ và rơle tăng nhiệt độ.
Tất cả các máy biến áp phải được thiếtH kế để có tuổi thọ ít nhất 30 năm trong các
điều kiện phổ biến tại vị trí lắp đặt. Tất cả các bộ tản nhiệt máy biến áp, tủ điều khiển và
giám sát phải được mạ kẽm nhúng nóng.
Các kiểm tra loại giao thức cho máy biến áp dầu theo tiêu chuẩn IEC 60076-2 phải
được cung cấp. Nếu các kiểm tra loại giao thức theo tiêu chuẩn IEC H60076-2 không có
sẵn, phải được thực hiện cho máy biến áp đầu tiên. Các thử nghiệm định kỳ theo tiêu
chuẩn IEC 60076-2 phải được thực hiện cho mỗi máy biến áp.
4.4.12.9 Thiết bị đóng cắt MV trong tua bin gió
Bố trí
Máy biến áp tuabin gió và tủ đóng cắt RMU sẽ được lắp đặt bên trong tuabin hoặc
trong một trạm kết nối bên ngoài tùy thuộc vào thiết kế Tua bin gió, phạm vi nhiệt độ
hoạt động của thiết bị điện và nhiệt độ môi trường.
Trạm kết nối phải được đặt gần (không xa hơn 20 mét) với tháp của tuabin gió. Nó
bao gồm một ki-ốt đúc sẵn theo tiêu chuẩn IEC 62271-202, bao gồm các thành phần sau:
- Ngăn điện áp thấp (bao gồm bảng LV có cầu chì để ngắt kết nối phía LV của trạm
kết nối; cáp nguồn LV incomer);
- Ngăn trung áp (tủ RMU 22kV);
- Ngăn máy biến áp (máy biến áp LV/MV).
Trạm kết nối phải được kết nối với hệ thống tiếp địa/nối đất của Tua bin gió bằng
một dây dẫn bằng đồng 70mm². Mỗi thành phần bên trong trạm kết nối phải được nối đất
kiên cố.
Các trạm kết nối được dựng lên trên nền bê tông sẽ nằm trong phạm vi lô đất cho
các công trình dân dụng.
Mô tả
Hệ thống thiết bị đóng cắt trung thế đặt trong các trạm biến tần bao gồm: các khối
ngắt mạch (máy cắt) 22kV, các khối biến điện áp 22kV và các khối LBS được mô tả
trong Mục 1- Phạm vi cung cấp. Các thanh cái 22 kV sẽ được tích hợp vào hệ thống. Hệ
thống Busbars 22kV của các trạm chuyển đổi phải được tách thành hai phần và được kết
nối với nhau bằng các bộ ngắt mạch khớp nối. Hệ thống thanh cái phải được làm bằng
đồng nguyên chất, thanh cái phải được bọc bằng vật liệu cách nhiệt phù hợp.
Tất cả các khối của hệ thống thiết bị đóng cắt trung thế phải là các khối được bọc
kim loại với độ dày không nhỏ hơn 2 mm.
Phần I – Chương 4 I-4-49
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các thiết bị đóng cắt và điều khiển trung thế phải được gắn trong các khối kim loại
đúc sẵn để lắp đặt trong nhà với mức độ bảo vệ: IP 43.
Mỗi tủ phải được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhà máy sản xuất, được đấu dây đầy đủ và
sẵn sàng kết nối với cáp nguồn và cáp điều khiển.
Mỗi tủ phải có các ngăn riêng cho thiết bị trung thế và hạ thế. Tất cả các ngăn phải
được trang bị cửa có bản lề thích hợp với khóa liên động bằng kim loại để bảo vệ nhân
viên chống lại sự tiếp xúc vô tình với các bộ phận có điện trực tiếp.
Liên động giữa các công tắc tiếp đất và bộ ngắt mạch phải là cơ và điện để ngăn
ngừa hoạt động vô ý.
Các tủ phải được trang bị đầy đủ các bộ điều nhiệt, thiết bị sưởi ấm trong mỗi ngăn
của tủ. Đèn neon cũng sẽ được yêu cầu và nó sẽ được bật nếu cửa mở.
Nguồn cung cấp cho ổ đĩa, điều khiển, bảo vệ và giám sát bên trong các khối phải từ
phía điện áp thấp của máy biến áp MV.
Các vấu nâng cần thiết phải được cung cấp cho các khối di chuyển dễ dàng.
Tùy thuộc vào thiết kế Tua bin gió, thiết bị đóng cắt MV phải được lắp đặt bên
trong tuabin hoặc trong một trạm kết nối riêng biệt.
Thiết bị đóng cắt phải có thiết kế ngăn cách nhiệt bằng kim loại để lắp đặt trong
nhà.
Thiết bị đóng cắt phải bao gồm các bảng sau:
- Một (01) tủ máy cắt cho máy biến áp có máy cắt chân không hoặc SF6 và dao
cách ly, dao nối đất với cơ cấu liên động có thể tháo rời.
- Một (01) hoặc Hai (02) tủ đấu nối cáp, mỗi bảng có dao cắt tải và dao nối đất với
cơ cấu liên động có thể tháo rời kết nối với tủ máy cắt tua bin gió 22kV.
Phải đảm bảo rằng các đầu cáp trong các thiết bị đóng cắt MV có đủ không gian cho
kết nối tối đa ba cáp trên mỗi pha.
Thiết bị đóng cắt phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 62271-200 và các loại biên bản
kiểm tra phải được cung cấp. Các bộ phận của cơ cấu vận hành phải được bảo trì miễn
phí theo tiêu chuẩn IEC 60694. Bất kỳ lỗi bên trong nào cũng sẽ được xóa nhanh bằng
các máy dò nhạy với ánh sáng (hồ quang bên trong), áp suất hoặc nhiệt.
Tất cả các khối thiết bị đóng cắt phải được gắn trên các khung phụ được cung cấp
đặc biệt cho mục đích này. Các khung phụ cũng sẽ được Nhà thầu giao vào thời gian hợp
lý trước khi gửi các khối thiết bị đóng cắt.
Tất cả các thành phần bao gồm bảo vệ và kiểm soát phải được cung cấp cài đặt và
vận hành thử theo yêu cầu.

Phần I – Chương 4 I-4-50


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Đặc biệt quan trọng là dễ vận hành và yêu cầu bảo trì thấp. Không có khối nào của
thiết bị đóng cắt bị sai trục, tức là phía vận hành của thiết bị đóng cắt phải tạo thành một
đường thẳng.
Vỏ kim loại của tất cả các thiết bị, rơle hoặc các bộ phận liên quan khác được gắn
trên thiết bị đóng cắt phải được kết nối độc lập với thanh bus đất bằng các dây dẫn có
diện tích mặt cắt không nhỏ hơn 2,5 mm².
Tất cả các cửa và bản lề phải được nối đất thông qua một dây đồng bện kết nối linh
hoạt.
Chứng chỉ kiểm tra loại sẽ được nộp theo yêu cầu của Chủ lao động. Chứng chỉ
kiểm tra loại cũng sẽ chứng minh rằng thiết bị đóng cắt được cung cấp là hồ quang bên
trong được phân loại IAC = AFLR, 1 giây theo tiêu chuẩn IEC 62271 Phần 200.
Thông số chính của thiết bị đóng cắt trung thế:
Thiết bị 22kV quy định trong phần này phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Điện áp hoạt động: 22 kV
- Điện áp định mức - IEEE(ANSI)/IEC: 24 kV
- Tần số định mức: 50Hz
- Nhiệt độ môi trường tối đa: 40oC
- Nhiệt độ môi trường tối thiểu: 8oC
- Nhiệt độ hoạt động tối đa: 70oC
- Dòng điện định mức của Thanh cái 22kV: 630 A
- Dòng điện ngắn mạch định mức, 1 giây: 25kA
- Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp (1 phút): 50kV
- Xung điện áp chịu được (1,2/50 micro giây): 125kV
Yêu cầu kỹ thuật
Trừ khi có các yêu cầu khác được đề cập cụ thể, các thiết bị đóng cắt trung thế ở
trên phải tuân thủ các yêu cầu trong Chương 1 và Chương 3 – phần I của tập này cho các
đặc tính điện của hệ thống và cho các điều kiện khí hậu cụ thể tại công trường.
Tất cả các thiết bị được chỉ định ở đây phải tuân thủ các yêu cầu sau và đối với các
đặc điểm bổ sung, xem Lịch trình liên quan của Tài liệu Đấu thầu.
Các sơ đồ đường đơn và bản vẽ bố trí hiển thị các thiết bị đóng cắt trung thế được
đưa ra trong Bản vẽ đấu thầu cho mục đích tham khảo.
Máy cắt 22kV
Bộ ngắt mạch (máy cắt) phải tuân theo các IEC liên quan số 62271-100, 110, trừ khi
có quy định khác.

Phần I – Chương 4 I-4-51


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Bộ ngắt mạch phải có ba cực, loại chân không hoặc SF6, được trang bị thiết bị
chống giã giò. Bộ ngắt mạch hoạt động đúng trong mọi điều kiện ngắn mạch.
Cơ cấu hoạt động phải là động cơ chạm, loại lò xo. Nguồn của động cơ điều khiển
phải được cung cấp.
Các đầu nối của bộ ngắt mạch phải được lắp với bộ phận có thể di chuyển của các
tiếp điểm ngắt kết nối, là loại đầu cắm, loại gọng kìm và khớp với các tiếp điểm cố định
được lắp đặt bên trong ngăn thích hợp. Các tiếp điểm này có thể dễ dàng tháo rời để đảm
bảo thay thế đơn giản.
Bộ ngắt mạch, với cơ chế hoạt động bằng cơ, phải được gắn trên một khung bằng
thép có bánh xe phẳng. Nó sẽ được trang bị các hướng dẫn thích hợp để chèn vào ngăn và
phải có tấm chắn phía trước với các cửa sổ kiểm tra bằng kính. Toàn bộ lắp ráp có thể
được tháo rời bởi một nhân công.
Việc bố trí các bộ ngắt mạch và khung vận chuyển phải cho phép ba vị trí:
Vị trí làm việc:
Với bộ ngắt mạch nằm đầy đủ bên trong ngăn và tất cả các tiếp điểm chính và phụ
được kết nối.
Vị trí kiểm tra:
Với máy cắt được rút ra một phần, các tiếp điểm chính bị ngắt kết nối, các tiếp điểm
phụ được kết nối, nhưng không có tiếp xúc trực tiếp nào bị lộ.
Vị trí bị rút ra:
Khi hệ thống ngắt mạch được gỡ bỏ hoàn toàn, các tiếp điểm chính và phụ bị ngắt
kết nối, đóng cửa trập, ngăn chứa an toàn. Cửa trập phải bằng vật liệu kim loại và được
vận hành tự động theo chuyển động của cỗ xe.
Các khóa liên động cơ học phù hợp sẽ được cung cấp để cho phép đi từ dịch vụ đến
các vị trí khác và ngược lại, trừ khi bộ ngắt mạch ở vị trí "mở".
Hệ thống dây thứ cấp của cơ cấu vận hành bộ ngắt mạch phải được kết nối với thiết
bị ổ cắm và ổ cắm đa tiếp xúc, được gắn trên giá đỡ, cung cấp ngắt kết nối hoàn toàn khi
vận chuyển ở vị trí được tháo ra. Các tiếp điểm phụ NO/NC sẽ được cung cấp cho sử
dụng bên ngoài.
Đèn báo vị trí để chỉ vị trí mở và đóng của cầu dao phải được gắn trên cửa trước.
Các quy định phải được thực hiện để đảm bảo nối đất liên tục của bộ phận ngắt
mạch (với tất cả các bộ phận của nó) trong vị trí thử nghiệm và vị trí làm việc của nó.
Tất cả các bộ ngắt mạch có thể rút được 22kV được chỉ định trong phần này phải
tuân thủ các yêu cầu sau:

STT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu

Phần I – Chương 4 I-4-52


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

STT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu


1 Kiểu : Hút chân không, rút được
2 Dòng định mức : 630A
3 Dòng điện ngắn mạch định mức : 25kA
4 Khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch
: 25kA
của tiếp điểm trong thời gian 1 giây
5 Dòng xung đỉnh định mức : 50kA
6 Số lượng cuộn trip :2
7 Số lượng cuộn đóng :1
8 Điện áp điều khiển định mức : 220VDC
9 Thời gian mở : < 70ms
10 Thời gian đóng : < 100ms
11 Rơle giám sát của cuộn dây :2
12 Mạch chống bơm : Cơ khí và điện
13 Trình tự vận hành : O - 0.3 giây - CO - 3 phút - CO
14 : Lò xo năng lượng dự trữ (động
Loại cơ chế hoạt động
cơ và tay cầm)
- Vận hành bằng tay : Vị trí Local
- Vận hành điện : Động cơ vận hành 220 VDC
15 Thời gian hoạt động : ≥ 10,000 lần
16 Tiếp điểm phụ trợ (Giới hạn/số : đủ cho tất cả các mục đích của
lượng) gói mà không sử dụng rơle xen kẽ

Số lượng công tắc phụ sẽ phụ thuộc vào thiết kế của Nhà thầu.
Công tắc nối đất
Công tắc nối đất phải được trang bị trên thanh cái ở cả hai phía: lưới và biến áp mỗi
trạm MV của tua bin gió.
Các công tắc tiếp đất phải là loại cách điện không khí và được định vị như thể hiện
trên sơ đồ đường đơn.
Các khối ngắt mạch, các khối biến điện áp thanh cái 22kV và các khối LBS (trừ các
bộ ngắt mạch khớp nối) phải được cung cấp một công tắc tiếp đất để nối đất an toàn và
hiệu quả. Ngoài ra, các khối ngắt mạch và các khối biến điện áp thanh cái 22kV phải có

Phần I – Chương 4 I-4-53


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

một công tắc nối đất ở phía bên của bộ ngắt mạch và ở phía thanh cái của biến áp điện áp
thanh cái.
Các công tắc tiếp đất phải được vận hành từ bảng điều khiển và giám sát cục bộ ở
mặt trước của các khối tương ứng.
Các yêu cầu tối thiểu cho công tắc tiếp đất như sau:

TT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu


Khả năng chịu đựng dòng
1 ngắn mạch trong thời gian 1 : 25 kA
giây
2 Dòng xung đỉnh định mức : 50 kA
: bằng tay, tại vị trí
3 Cơ chế hoạt động
Local
: đủ cho tất cả các mục
Tiếp điểm phụ trợ (giới
4 đích của gói mà không
hạn/số lượng)
sử dụng rơle xen kẽ

Số lượng công tắc phụ sẽ phụ thuộc vào thiết kế của Nhà thầu.
Máy biến dòng điện

No. Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu


Một pha, loại khô, cách điện
1 Kiểu
epoxy
2 Cố định trên Các khối Circuit Breaker, 3 pha
3 Số lõi 3
4 Máy biến dòng Mạch lộ vào
5 Dòng điện định mức (sơ
50-100/1/1/1
cấp/thứ cấp), A
6 Chịu tải, VA 10/10/10
7 Lớp chính xác và hệ số
0.5/0.5/5P20
bão hòa

Để đảm bảo các phép đo chính xác, khả năng chịu tải của cuộn dây thứ cấp của CT
cho mục đích đo phải đủ để tiêu thụ tải của mạch đo thứ cấp và không vượt quá 400%
mức tiêu thụ tải của mạch đo thứ cấp bao gồm cả máy đo đếm điện năng.

Phần I – Chương 4 I-4-54


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Máy biến điện áp

TT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu

Kiểu Một pha, loại khô, loại cách điện epoxy

Các thanh cái Các khối CB 22kV,


1 Cố định trên
22kV VT, ba pha ba pha

22:√3/0.11:√3/ 22:√3/0.11:√3/
2 Tỷ lệ, kV
0.11:3 0.11:3
3 Kết nối Y-Y-∆ Y-Y-∆
Chịu tải (cuộn thứ cấp
4 10/10VA 10/10VA
1 và cuộn 2)
Lớp chính xác, cuộn
5 0.2 0.5
thứ cấp 1
Lớp chính xác, cuộn
6 3P 0.5
thứ cấp 2

Để đảm bảo các phép đo chính xác, khả năng chịu tải của cuộn dây thứ cấp của VT
cho mục đích đo phải đủ để tiêu thụ tải của mạch đo thứ cấp và không vượt quá 400%
mức tiêu thụ tải của mạch đo thứ cấp bao gồm cả đồng hồ đo đếm điẹn năng.
Chống sét van
Chống sét van phải được bố trí trên điểm kết nối của cáp 22kV và OHL 22kV và
được lắp đặt trong mỗi pha. Chống sét van ba pha cũng được lắp đặt trước đầu vào máy
biến áp 22kV.
Chống sét van nối với hệ thống nối đất có điện trở không vượt quá 4 Ohm.
Hệ thống nối đất của tháp tua bin gió, trạm 22kV và tháp cuối 22kV có thể được kết
nối với nhau trong lưới duy nhất và sẽ được thực hiện bởi Chủ đầu tư, Nhà thầu có trách
nhiệm thiết kế cách điện phối hợp cho tất cả các thiết bị có dòng xả định mức theo quy
định trong bảng dưới đây.

TT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu


: Trong nhà, một pha, loại oxit
1 Kiểu
kim loại
: Trên ba pha thanh cái 22kV
2 Cố định trên
trong tủ biến điện áp
3 Điện áp định mức : 30 kV

Phần I – Chương 4 I-4-55


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

TT Thông số kỹ thuật Giá trị yêu cầu


4 Điện áp hoạt động liên tục tối đa : 51kV
5 Dòng xả định mức : 10kA
6 Tần số định mức : 50Hz
7 Điện áp dư tối đa : 170kV
8 Dòng xả theo tiêu chuẩn IEC : Class III

Cầu dao ngắt tải (LBS)


Các bộ phận khác nhau tạo thành công tắc tải hoàn chỉnh phải bền bỉ, với biên độ an
toàn, ứng suất cao nhất có thể xảy ra trong quá trình vận hành ở các giá trị định mức cũng
như trong các điều kiện ngắn mạch.
Các bộ phận chuyển động phải càng nhẹ càng tốt và có quán tính tối thiểu. Bộ đệm
phù hợp sẽ được cung cấp để hấp thụ năng lượng vào cuối quá trình ngắt tải.
Công tắc tải phải được thiết kế để vận hành tự động và thủ công. Nhà thầu phải chịu
trách nhiệm tính toán thiết kế để chọn các thông số LBS phù hợp cho tủ biến áp dịch vụ.
Đèn báo vị trí để chỉ vị trí mở (Xanh) và đóng (Đỏ) của công tắc tải phải được gắn
trên cửa trước và ít nhất phải cung cấp các tiếp điểm phụ 6NO/6NC cho việc sử dụng
khác.
Việc lắp ráp cầu chì phải được trang bị một tay cầm và gắn thẻ trong trường hợp rút
ra. Tất cả các công tắc cầu chì phải được trang bị thẻ cho phép để dễ dàng phát hiện bất
kỳ cầu chì nào hoặc bất kỳ công tắc cầu chì nào rút ra.
Điều khiển và giám sát cục bộ
Các bảng điều khiển và giám sát cục bộ phải được tích hợp ở phía trước các khối
ngắt mạch 22kV, biến áp điện áp thanh cái 22kV và các khối LBS.
Bộ điều khiển và giám sát cục bộ bao gồm:
- Đồng hồ đo ampe, vôn kế có công tắc chọn;
- Bộ đếm công suất trên lộ ra, lớp chính xác 0,5 cho ba lộ ra 22kV. Đồng hồ đo
năng lượng phải được đánh giá đảm bảo tỷ lệ hiệu suất và được xác minh bằng Thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm được Chủ đầu tư chấp nhận trước khi đưa vào sử
dụng;
- Công tắc chọn chế độ từ xa và cục bộ;
- Sơ đồ mô phỏng;
- Các đèn báo và chỉ thị cho vị trí chỉ báo ngắt mạch, công tắc tiếp đất, LBS;
- Công tắc điều khiển/Nút ấn để đóng và mở cầu dao, LBS.

Phần I – Chương 4 I-4-56


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Thiết bị bảo vệ
Hệ thống bảo vệ của trạm biến áp 22kV của tua bin gió phải được trang bị rơle điện,
mạch bảo vệ phải tích hợp thiết bị bảo vệ bên trong máy biến áp như là: rơ le nhiệt độ
cuộn dây (26)...
Ngoài ra, rơle bảo vệ của máy biến áp nhà máy 22kV cũng như rơle nhiệt độ của
cuộn dây và lõi (26) nên được trang bị máy biến áp và tích hợp trong hệ thống bảo vệ
điện.
Rơle bảo vệ máy biến áp trung thế tuabin gió

Kiểu Mã ANSI
Bảo vệ quá dòng tức thời/thời gian trễ 50/51
Bảo vệ quá dòng chạm đất tức thời/thời gian trễ 50/51N
Máy ghi lỗi FR
Bảo vệ quá tải 49

4.4.12.10 Tủ phân phối đóng cắt hạ thế


Thiết bị đóng cắt phải được thiết kế dưới dạng thiết bị đóng cắt lắp đặt trong nhà, ốp
ván bằng tấm thép, loại đinh tán, theo nguyên tắc lắp vào.
Thiết bị chuyển mạch LV của tua bin gió có thể được bố trí trong vỏ bọc hoặc trong
trạm kết nối với tủ đóng cắt 22kV.
Thiết bị đóng cắt LV phải được cấp nguồn từ máy biến áp loại khô 22/0,4kV.
Mỗi thiết bị đóng cắt khi lắp đặt phải được trang bị một hệ thống thanh cái bằng
đồng ở phía sau hoặc trên cùng của tủ.
Nếu không được nêu ở nơi khác, thiết bị đóng cắt phải tuân thủ với tiêu chuẩn IEC
61439 và IEC 60947.
Tất cả các điều khiển phụ trợ bằng điện (ví dụ: bơm dầu, van và điều khiển nếu có)
phải được kết nối với thiết bị đóng cắt điện áp thấp.
Mỗi tủ thiết bị đóng cắt phải được chia thành các ngăn cách ly hoàn toàn, bao gồm
một khoang thanh cái, một khoang cáp và một khoang chứa thiết bị chuyển mạch.
Các ngăn cho các thiết bị chuyển mạch phải được chia thành các ngăn cách ly hoàn
toàn cho mỗi bộ ngắt mạch, bộ khởi động contactor hoặc công tắc cầu chì.
Tất cả các thành phần phải được gắn kết dễ dàng trong tủ điện và không cản trở
đường vào của hệ thống dây điện hoặc thiết bị đầu cuối.
Tất cả các thiết bị phải được cấu tạo bằng vật liệu không hút ẩm và không bắt lửa.
Trong tất cả các tủ, lổ hổng đối với dây dẫn thanh cái thứ cấp giữa các thiết bị liền kề và

Phần I – Chương 4 I-4-57


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

lỗ hổng đối với hệ thống dây thứ cấp trong các thiết bị riêng lẻ phải được bọc để tránh
làm hỏng dây dẫn từ cạnh kim loại sắc nhọn.
Các công tắc trong nguồn cấp của thiết bị đóng cắt phải được thiết kế trong từng
trường hợp giống như các bộ MCCB được vận hành bằng tay.
Tất cả lộ ra đi đến bộ chỉnh lưu và bộ biến tần, vv có kích thước lên tới 800A phải
được trang bị bộ aptomat khối (MCCB) vận hành bằng tay.
Trong từng trường hợp, các lộ ra của các bản phân phối điện chính sẽ được thực
hiện bằng cáp lõi đơn cách điện bằng nhựa nhiệt dẻo.
Các bộ phận đính kèm cho cáp và phụ kiện, các thanh đồng kết nối song song và các
dải đấu nối thiết bị đầu cuối sẽ được lắp đặt ở dưới cùng của tủ thiết bị đóng cắt.
Nói chung, đối với tất cả các lộ vào và lộ ra cần nhiều hơn hai cáp song song cho
mỗi pha. Bộ đóng cắt sẽ lắp đặt các thanh kết nối song song bằng đồng. Các thanh cái
bằng đồng phải được trang bị đủ số lượng đinh nối đất.
Các hệ thống sấy phù hợp được bố trí trong tủ điện để ngăn chặn bất kỳ sự ngưng tụ
nào và được điều khiển bằng thiết bị kiểm soát độ ẩm. Mỗi tủ điện được cung cấp hệ
thống sấy sử dụng nguồn điện xoay chiều tuyến đơn 230/400V. Các đường dây cung cấp
điện đến từng bộ sấy trong mỗi tủ/bảng phải được cung cấp bởi contactor.
Bất cứ nơi nào dụng cụ được lắp đặt (ampe kế, vôn kế, v.v.), tủ sẽ được cung cấp
thêm cửa có bản lề với cửa sổ trong suốt để đọc mà không cần mở vỏ.
Cài đặt
Tất cả các ngăn tủ điện phải được cài đặt trên các khung con được thiết kế đặc biệt
cho mục đích đó. Các tủ điện phải được thiết kế để được dựng thẳng trong phòng hoặc
không gian kín rộng rãi.
Phòng hoặc không gian kín có tường phải cung cấp không gian đầy đủ để đảm bảo
an toàn và sự tiếp cận thẳng tiến về phía trước trong quá trình bảo trì cho cả thanh cái avf
thiết bị đóng cắt.
Vách ngăn
Các ngăn tủ điện riêng lẻ phải được cách ly với nhau bằng tấm vách ngăn kim loại
hoặc vật liệu tương đương.
Bên trong tủ điện, các ngăn sau phải được cách ly với nhau bằng các vách ngăn:
- Thiết bị đấu nối với khoang đấu nối cáp
- Các thiết bị đấu nối với các thiết bị đấu nối khác
- Khoang thanh cái với khoang thiết bị đấu nối
- Khoang kết nối cáp với khoang thanh cái

Phần I – Chương 4 I-4-58


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Sự phân chia giữa các ngăn khác nhau sẽ được thực hiện bằng hàng rào thép tấm
được nối đất hoặc vật liệu tổng hợp được phê duyệt để ngăn ngừa sự cố trong một ngăn
lan sang ngăn bên cạnh.
Phải cẩn thận rằng trong trường hợp không có khí nóng thoát ra phía trước của tủ
(phía hoạt động).
Cáp và hệ thống dây điện bên trong các ngăn tủ điện
Tất cả các tiếp điểm phụ của thiết bị đấu nối sẽ được kết nối đến vị trí đấu nối cố
định của ngăn tủ điện. Việc nối dây của các tiếp điểm phải được thực hiện sao cho các
thiết bị đấu nối cùng loại có thể thay thế cho nhau mà không có bất kỳ thay đổi nào đối
với hệ thống dây.
4.4.12.11 Máy biến áp tăng áp 22kV
Thông số định mức và đặc tính chức năng
Đặc tính chính của máy biến áp được yêu cầu như sau:

Các đặc tính chính Yêu cầu

Kiểu Trong nhà, ba pha, nhựa đúc loại khô


hoặc Ngoài trời, ba pha, loại ngâm dầu

Tổng công suất của máy biến áp Tổng công suất định mức của máy
biến áp không nhỏ hơn mức tối đa của
định mức đầu ra máy phát

Tần số định mức 50 Hz

Số lượng pha 3

Số cuộn dây (*) 2

Điện áp định mức tại HV 22 kV

Điện áp định mức tại LV được chỉ định bởi Nhà thầu

Điện áp trên trở kháng ở dòng định mức ≥ 6%

Phạm vi đầu ra ở HV ± 2 x 2.5%

Loại bộ điều chỉnh điện áp Bộ chỉnh áp không tải

Lớp nhiệt B

Phần I – Chương 4 I-4-59


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các đặc tính chính Yêu cầu

Nhiệt độ gia tăng 55K

Lớp cách nhiệt B

Loại làm mát AF

Hiệu suất máy biến áp (ở mức tải 100%, hệ > 99.0%


số công suất 0,85 và điện áp định mức)

Thời gian chịu được ngắn mạch 2 giây

Điện áp xung sét định mức chịu được của 125kV


cuộn dây HV và ống lót (1.2/50 s)

Điện áp tần số công nghiệp chịu được của 50kV


cuộn dây HV và ống lót trong một phút

Điện áp tần số công nghiệp chịu được của 3 kV


cuộn dây LV và ống lót trong một phút

Độ ồn tối đa (từ vỏ kim loại biến áp 1m) 75db

Cuộn dây
Các cuộn dây phải được làm bằng đồng điện phân. Tất cả các đầu cuối cuộn dây
phải có điểm tiếp xúc mạ bạc được gá đỡ chắc chắn. Giữa các cuộn dây điện áp cao và
điện áp thấp phải được cung cấp một tấm chắn mạ đồng nối đất.
- Các dây dẫn phải bằng đồng điện phân không có trầy xứt hoặc gờ.
- Tất cả các cuộn dây của máy biến áp phải có cách điện đồng đều.
- Đầu ra máy biến áp phải được bố trí sao cho giữ được cân bằng từ của máy biến
áp ở mọi tỷ lệ điện áp.
Lõi
Các lõi máy biến áp phải được lắp ráp từ các lớp mỏng có chất lượng tốt nhất không
bị lão hóa, định hướng theo thớ, độ thấm cao, tổn thất thấp và thép silic cán nguội. Các
lớp mỏng phải được phủ một vật liệu cách điện.
Thiết kế của lõi và phương pháp kẹp phải như vậy để đảm bảo nó không bị nhiễu và
rung quá mức. Khung kẹp sẽ được lắp ráp từ các bộ phận kết cấu thép.

Phần I – Chương 4 I-4-60


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Sứ máy biến áp
Tất cả các sứ cách điện loại ngoài trời, có chiều dài dòng rò tối thiểu: 25 mm/ kV và
được thiết kế để chịu được các ứng suất do trọng lượng của chúng và từ các tải điện động
và cơ học tác dụng lên các đường dây trong trường hợp ngắn mạch.
Chúng phải được tháo dỡ và thay thế dễ dàng mà không cần tháo dỡ máy biến áp và
không cần nâng nắp khỏi thùng. Trong mọi trường hợp, việc xả dầu thiết yếu phải được
đặc biệt hạn chế.
Các sứ phải kín với dầu nóng.
Bộ chỉnh áp không tải
Các máy biến áp điện phải được cung cấp bộ chỉnh áp không tải, được thiết kế để
thay đổi điện áp trên phạm vi và trong các bước được chỉ định ở phía cuộn dây thứ cấp
của máy biến áp.
Bộ chỉnh áp không tải phải có tay cầm vận hành ở thành bên của bể. Tay cầm vận
hành phải được đặt ở vị trí thuận tiện để dễ dàng bảo trì và sửa chữa thiết bị trên đó.
Tay cầm bộ chỉnh áp không tải phải có thiết bị khóa cơ và phải cung cấp chỉ dẫn rõ
ràng về vị trí của đầu ra.
Cảm biến vị trí đầu ra phải được cung cấp trong tủ điều khiển cục bộ để chỉ thị từ xa
trong phòng điều khiển trung tâm.
Thông khí
Mỗi bồn dầu phụ phải được cung cấp một ống thông khí silica-gel loại niêm phong
dầu và lọc bụi hoàn toàn. Nếu lọc bụi bao gồm niêm phong dầu thì cần cung cấp chỉ thị
để quan sát trạng mức dầu cũng như trạng thái của silica-gel.
Một kim chỉ thị thích hợp quan sát được về mức độ mà chất làm khô đã hấp thụ độ
ẩm; cho thấy bao nhiêu vật liệu hoạt động vẫn còn hiệu quả. Thiết bị phải cho phép làm
sạch đơn giản, thay thế hút ẩm và dầu niêm phong mà không cần sử dụng dụng cụ bằng
cách sử dụng các thiết bị chống ăn mòn siết chặt bằng tay.
Ống thông khí cùng với ống nối của nó, phải được gắn cao hơn mặt đất khoảng 1m,
được cố định chắc chắn vào bể chính bằng các giá đỡ.
Dự phòng của silicagel sẽ được cung cấp trong một hộp kín với mỗi máy biến áp.
Thiết bị bảo vệ
Kim báo nhiệt độ dầu và kim báo nhiệt độ cuộn dây
Các máy biến áp phải được gắn với một chỉ báo nhiệt độ dầu và một chỉ báo nhiệt
độ cuộn dây. Chúng phải được hiệu chuẩn theo độ C và được gắn một điểm đặt lại bằng
tay để đăng ký nhiệt độ cao nhất đạt được.

Phần I – Chương 4 I-4-61


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các kim báo có phân loại kín IP54 trở lên, được gắn trên thùng máy biến áp. Chiều
cao lắp đặt phải cao hơn khoảng 1,5m so với mặt đất.
Bảo vệ cơ học phải được cung cấp cho các ống mao dẫn, và tránh ngoặt gấp.
Chỉ báo nhiệt độ cuộn dây phải được cấp điện từ một máy biến dòng được nối với
cuộn dây đốt nóng. Cuộn dây làm nóng dầu mà bầu của chỉ thị được nhúng chìm trong
đó. Thiết bị đầu cuối và liên kết phải được cung cấp để kiểm tra đầu ra của máy biến
dòng khi có tải, và khi ngắt kết nối máy biến dòng khỏi cuộn dây nóng sẽ cho phép thiết
bị được sử dụng làm chỉ báo nhiệt độ dầu. Một cuộn dây thử nghiệm phải được kết hợp
trong máy biến dòng và đưa ra các đầu nối phù hợp để cho phép kiểm tra hoạt động của
thiết bị bằng điện.
Các chỉ số phải được trang bị các tiếp điểm báo động nhiệt độ cao (có thể điều
chỉnh), nếu được yêu cầu, các tiếp điểm có thể điều chỉnh riêng cho các điều khiển làm
mát của nhà máy. Phạm vi điều chỉnh tối thiểu là 50-120oC đối với các chỉ báo nhiệt độ
dầu và 60oC-150oC đối với các chỉ báo nhiệt độ cuộn dây. Những điều chỉnh như vậy sẽ
được thực hiện dễ dàng, nhưng chỉ khi nắp được tháo ra hoặc rút thiết bị.
Các tiếp điểm tác động ngắt và bắt đầu làm mát của các chỉ báo nhiệt độ dầu và các
chỉ báo nhiệt độ cuộn dây phải là công tắc thủy ngân.
Một cặp tiếp điểm không có điện áp độc lập phải được cung cấp cho từng chức năng
được chỉ định, và phải phù hợp trong mọi khía cạnh đối với hoạt động từ xa của rơle phụ,
các tiếp điểm phải được thay đổi từ thường mở NO sang thường đóng NC.
Thiết bị giảm áp
Máy biến áp phải được gắn van giảm áp. Van giảm áp phải là loại màng có lò xo có
khả năng mở hoàn toàn, và sẽ hoàn toàn hồi phục sau khi giải phóng áp suất vượt mức.
Van giảm áp thường phải được gắn trên bể, nhưng nếu được gắn trên nắp, van giảm
áp sẽ cần một lồng nhô ra ít nhất 25 mm vào bể. Van giảm áp phải có kim chỉ thị và được
chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn. Van giảm áp phải được trang bị các tiếp điểm, được sử
dụng để ngắt nguồn cung cấp cho máy biến áp.
Trong trường hợp một khối lượng dầu lớn cần có hai thiết bị giảm áp riêng biệt,
chúng được gắn theo đường chéo đối diện nhau.
Mạch phụ
Các mạch phụ sẽ được cung cấp như sau:
- 400 hoặc 230 V AC, 50 Hz, dành cho việc cung cấp động cơ quạt,
- 220 V DC.
Khí cụ của máy biến thế
Máy biến áp phải được trang bị theo dõi nhiệt độ và điều khiển máy biến áp với:
- Hiển thị nhiệt độ, điều khiển và rơle bảo vệ, loại kỹ thuật số.
Phần I – Chương 4 I-4-62
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Cảm biến nhiệt độ cho cuộn dây.


- Nhiệt độ cho lõi (nếu áp dụng loại khô).
Các hộp nối cần thiết phải được cung cấp để chấm dứt các phần tử Pt100 và phải
được cố định tại vị trí phù hợp trên nắp máy biến áp.
Các tín hiệu điều khiển và bảo vệ nhiệt độ cũng như nhiệt độ cuộn dây và lõi của
máy biến áp phải được theo dõi và hiển thị tại DCS.
Đấu nối thiết bị
Tất cả các thiết bị nhỏ cần thiết phải tuyệt đối kín nước và kín dầu nóng.
Các tủ điều khiển phải được trang bị điện trở sấy được cung cấp bởi một mạch độc
lập cho phép duy trì nhiệt độ của thiết bị ở mức phù hợp cho cả điều kiện hoạt động và tắt
máy.
Ống thép không được sử dụng để bảo vệ hệ thống dây điện. Cao su cách điện tự
nhiên.
4.4.12.12 Cáp trung thế
Cấu trúc cáp
Cấu trúc cáp phải là lõi đơn hoặc lõi ba, dây dẫn mềm không tráng phủ.
Cáp lõi đơn bao gồm một dây dẫn bằng nhôm, màn bán dẫn bọc bên ngoài; tiếp theo
là lớp cách điện rắn được ép đùn với bán dẫn; các lớp băng và dây nhômhoặc màn băng
cách điện hoặc vỏ kim loại không thấm nước và bảo vệ chống ăn mòn tổng thể bởi vỏ
bọc PVC.
Cáp lõi ba bao gồm các dây dẫn được nén chặt hình tròn/hình bầu dục/hình; màn
bán dẫn bọc bên ngoài; tiếp theo là lớp cách điện rắn được ép đùn với bán dẫn; các lớp
băng nhômcó lớp phủ tối thiểu 15%; các lưới chất độn polypropylen được chế tạo từ các
dây cáp nhỏ gọn hình tròn và được giữ cùng với một chất kết dính băng vải dệt bằng
nhôm; chất đệm PVC ép đùn; bọc thép dây hoặc thép băng phù hợp; lớp ngoài cùng PVC
ép đùn.
Dây dẫn
Các dây dẫn phải được bện bằng nhôm có độ dẫn cao. Dây nhôm trước khi định
hình phải trơn tru, đồng đều về chất lượng, không có gỉ, không có tạp chất, không vảy,
tách và các khuyết tật khác.
Khi được tạo thành từ các dây có hình dạng, dây dẫn phải sạch và đồng đều về kích
thước và hình dạng. Bề mặt của dây dẫn không được có các cạnh sắc. Trừ khi được chấp
thuận khác, dây dẫn phải được dán bằng một lớp vật liệu dẫn hoặc bán dẫn.
Không được phép có nhiều hơn hai mối nối trong bất kỳ dây nào tạo thành mỗi
chiều dài của dây dẫn. Trong cùng một lớp không có mối nối nào khác trong phạm vi 300

Phần I – Chương 4 I-4-63


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

mm. Việc nối dây phải bằng cách hàn, hàn bạc hoặc hàn điện. Không có mối nối nào
được thực hiện trong dây sau khi nó được tạo thành theo chiều dài cần thiết.
Vật liệu cách nhiệt
Vật liệu cách điện XLPE phải là ba lớp điện môi rắn ép đùn, chịu quá trình đóng rắn
khô. Lớp bán dẫn bên trong, lớp cách điện rắn và lớp bán dẫn bên ngoài phải được ép đùn
và xử lý trong một quy trình duy nhất.
Độ dày cách nhiệt:
Độ dày trung bình của lớp cách nhiệt phải được xác định theo phương pháp được
mô tả trong các Tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên, độ dày tại bất kỳ nơi nào có thể nhỏ hơn giá
trị danh nghĩa đã chỉ định với điều kiện chênh lệch không vượt quá 10% (so với giá trị
danh nghĩa đã chỉ định).
Độ dày của màn bán dẫn hoặc bất kỳ dải phân cách nào trên dây dẫn hoặc trên lớp
cách điện không được bao gồm trong độ dày của lớp cách điện. Đặc biệt chú ý đến ứng
suất điện áp cách điện với tham chiếu cụ thể đến điều kiện lắp đặt, xâm nhập và di
chuyển độ ẩm sao cho tuổi thọ dài sẽ được đảm bảo.
Màn cách nhiệt:
Màn cách nhiệt phải bao gồm một phần bán dẫn phi kim loại kết hợp với một phần
kim loại. Phần phi kim loại phải được sử dụng trực tiếp trên lớp cách điện lõi và phải bao
gồm một lớp ngoài của vật liệu bán dẫn có độ dày tối thiểu là 1,0 mm.
Màn phi kim phải là vật liệu đồng nhất và phải được áp dụng theo cách đảm bảo
ứng suất điện áp hình thức trên lớp cách điện dọc theo chiều dài của cáp.
Giáp kim loại
Màn chắn kim loại phải được tạo thành từ một số dây đồng được áp dụng ở dạng
xoắn ốc cùng với một băng đồng được đặt ở vị trí đối diện. Nó sẽ có khả năng chuyên
chở mà không bị hư hại trong ba giây dựa trên 200A/mm2.
Đường kính của dây và không được vượt quá 0,6 mm.
Độ dày của băng đồng không được nhỏ hơn 0,1 mm.
Một băng tổng hợp có thể được sử dụng trên các dây màn và băng đồng theo tùy
chọn của nhà sản xuất.
Vật liệu nền và vật liệu sử dụng
Các hợp chất được phủ trên vỏ kim loại phải có tính chất sao cho cáp thành phẩm
không bị nứt hoặc đứt ở bất kỳ nhiệt độ nào như là khi vận chuyển đến công trường, khi
lắp đặt hoặc khi cáp hoạt động. Các hợp chất được sử dụng sẽ không có ảnh hưởng bất
lợi đến vỏ bọc hoặc vỏ bọc bên ngoài.
Độ dày của lớp nền không được nhỏ hơn 1,63mm.
Phần I – Chương 4 I-4-64
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Vỏ bọc ngoài (Lớp phủ bên ngoài)


Vỏ bọc ngoài (Lớp phủ bên ngoài) trên màn kim loại hoặc vỏ kim loại không thấm
nước phải được ép đùn PVC màu đen phù hợp với nhiệt độ hoạt động của cáp.
Trong khi vận chuyển đến công trường, tại công trường, trước khi đặt hoặc lưu trữ,
cần có các phương thức để ngăn ngừa sự bám dính giữa các lượt cáp và các lớp cáp trên
trống cáp, giữa cáp và trống cáp hoặc container ở nhiệt độ cao.
Hình dạng và hiệu quả của các lớp phủ sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tạo hoặc kẹp
bố trí hỗ trợ cáp và phải được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo rằng lớp vỏ bên ngoài không
bị hư hại theo bất kỳ cách nào.
Một lớp dẫn phủ bên ngoài được sử dụng cho vỏ bọc để phục vụ như một điện cực
cho thử nghiệm điện áp trên lớp vỏ bên ngoài.
Đầu cáp
Đầu cáp phải là loại ép lạnh.

BỐ TRÍ NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ


4.5.1 Giới thiệu
Nhà thầu phải đề xuất bố trí nhà máy điện gió để tối ưu hóa cho việc cung cấp
tuabin gió về số lượng đáp ứng công suất cần thiết cũng như có đường kính cánh quạt và
các đặc điểm chính khác của Tua bin gió.
Nhà thầu sẽ tính toán sản lượng điện theo cách bố trí đề xuất cho hồ sơ dự thầu.
4.5.2 Tối ưu hóa từ nhà thầu
Việc bố trí sẽ được xem xét các yêu cầu như sau:
- Khoảng cách giữa các tuabin riêng lẻ để giảm thiểu các hiệu ứng nhiễu động (hiệu
ứng dòng xoáy)/tổn thất mảng tổng thể của nhà máy điện gió;
- Khoảng cách giữa các tuabin riêng lẻ để giảm thiểu tải của mỗi tuabin gió khỏi
hiệu ứng nhiễu động của các tuabin gió khác;
- Các vị trí tuabin phải nằm trong ranh giới đất của Khu vực Dự án. Một vùng đệm
bằng tổng chiều cao của tuabin gió (từ mặt đất đến đỉnh đầu cánh ở vị trí cánh cao
nhất) phải được giữ giữa mỗi tuabin và ranh giới nhà máy.
- Hạn chế về mức độ tiếng ồn: mức độ tiếng ồn không được vượt quá mức tiếng ồn
cho phép là 45dB vào ban đêm. Bố trí nhà máy điện gió sẽ bao gồm các khu vực
cách ly 35dB và 45dB cho toàn nhà máy.

Phần I – Chương 4 I-4-65


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

THỬ NGHIỆM VÀ VẬN HÀNH


4.6.1 Thử nghiệm và nghiệm thu tại nhà máy
Chất lượng vật liệu, tay nghề công nhân và hiệu suất của tất cả các hạng mục của
thiết bị được cung cấp theo hợp đồng hiện tại sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất bởi các
thanh tra viên QA của Nhà thầu.
Thiết bị phải được kiểm tra chất lượng tại nhà máy để chứng minh về độ tin cậy,
hoạt động và hiệu suất dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật và các quy định của tiêu chuẩn
thích hợp.
Tất cả các cơ sở sẽ được Nhà thầu cung cấp để cho phép Chủ đầu tư thực hiện kiểm
tra cần thiết các bộ phận của thiết bị và chi phí của tất cả các thử nghiệm trong quá trình
sản xuất và chuẩn bị hồ sơ thử nghiệm sẽ do Nhà thầu chịu.
Nhà thầu phải nộp các thủ tục phê duyệt và lịch trình mô tả các phương pháp thử
nghiệm được đề xuất sẽ được sử dụng. Bao gồm loại và bố trí của cơ sở thử nghiệm, vị trí
của thiết bị, công thức tính kết quả và hiệu chỉnh theo điều kiện tự nhiên của dự án, v.v.
Các thử nghiệm tối thiểu của nhà máy phải được thực hiện cho các bộ phận/thành
phần sau:
- Kiểm tra toàn bộ cánh tuabin
- Ổ trục
- Hộp số
- Máy phát
- Bộ chuyển đổi
- Lắp ráp vỏ bọc tuabin
- Tháp tuabin
Tất cả các dụng cụ đo được sử dụng trong các thử nghiệm phải được hiệu chuẩn
thường xuyên bằng chi phí của Nhà thầu và hồ sơ sẽ có sẵn để Chủ đầu tư kiểm tra.
Tất cả các kết quả kiểm tra thực hiện tại nhà máy sẽ được bàn giao cho Chủ đầu tư
trong vòng 2 tuần sau khi thử nghiệm tương ứng.
Chủ đầu tư có quyền tham dự quá trình sản xuất hoặc các thử nghiệm chấp nhận của
nhà máy. Ngoài ra, Chủ đầu tư có quyền kiểm tra các bộ phận và linh kiện sau các thử
nghiệm tương ứng tại nhà máy. Nhà thầu sẽ cho phép thời điểm thích hợp để tham dự các
thử nghiệm như vậy để đảm bảo rằng các bộ phận và thành phần là những bộ phận cụ thể
dành cho Chủ đầu tư.
Tuy nhiên, việc vượt qua kiểm tra hoặc thử nghiệm sẽ không làm ảnh hưởng đến
quyền của Chủ đầu tư từ chối các thành phần thiết bị nếu chúng không tuân thủ các yêu
cầu kỹ thuật khi được lắp đặt hoặc hoàn toàn hài lòng về dịch vụ. Trong trường hợp Nhà
thầu muốn sử dụng vật liệu lưu trữ, không được sản xuất đặc biệt cho công việc, các bằng
Phần I – Chương 4 I-4-66
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

chứng chứng minh rằng vật liệu đó phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng sẽ được đệ
trình. Trong trường hợp này, các thử nghiệm trên các tài liệu này có thể được miễn,
nhưng phải nộp giấy chứng nhận.
Bất kỳ công việc đóng gói cũng như vận chuyển đến vị trí của thiết bị liên quan sẽ
không được bắt đầu trước khi có được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và tất cả các chứng
chỉ QA, bởi vì tại thời điểm này đối với các thiết bị liên quan đã được Chủ đầu tư nhận và
xem xét.
4.6.2 Kiểm tra sau khi vận chuyển
Việc kiểm tra tại chỗ của Tua bin gió sau khi vận chuyển sẽ xác nhận tình trạng phù
hợp và không bị hư hại của tất cả các bộ phận của Tua bin gió.
Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản và báo cáo phải được nộp cho Chủ đầu tư.
4.6.3 Hoàn thành lắp đặt cơ khí/Chuẩn bị chạy thử
Thiết bị sau khi được lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu công việc phần cơ khí, điện …
theo các yêu cầu của dự án và được Chủ đầu tư chấp thuận, sẽ được xem xét chuẩn bị tiến
hành công tác chạy thử.
Trong quá trình thi công và lắp đặt tại công trường, tất cả các thử nghiệm lắp đặt
cần thiết cũng như kiểm tra lắp đặt cuối cùng của hệ thống và từng phần phải được thực
hiện. Các công việc cần thiết để hoàn thành lắp đặt cơ khí phải bao gồm các thử nghiệm
sau đây và được đề cập trong danh sách kiểm tra hoàn thành cơ khí:
- Kiểm tra lắp đặt đầy đủ và chính xác tất cả các thiết bị và hệ thống bao gồm các
kết nối và giao diện với các bộ phận khác;
- Hoàn thành các công tác xây dựng theo yêu cầu để vận hành (kiểm tra bằng mắt
thường);
- Kiểm soát kích thước;
- Căn chỉnh đồng tâm các thiết bị quay tại công trường;
- Kiểm tra áp lực và rò rỉ cho hệ thống thủy lực;
- Đệ frình kết quả kiểm tra các mối hàn tại Công trường (kiểm tra không phá hủy);
- Xúc rửa và làm sạch hệ thống (trình hồ sơ kiểm tra tương ứng);
- Kiểm tra lớp sơn, cách nhiệt;
- Kiểm tra để đảm bảo rằng thiết bị/dụng cụ nâng được lắp chắc chắn và chính xác
vào thiết bị;
- Kiểm tra an toàn thiết bị;
- Kiểm tra lối tiếp cận thiết bị cho vận hành và bảo dưỡng..
Đối với các thiết bị điện, các thử nghiệm sau đây sẽ được tiến hành:
- Kết nối cho các mức mô-men xoắn yêu cầu;

Phần I – Chương 4 I-4-67


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Các kết nối kỹ thuật để lắp ráp chính xác;


- Kiểm tra nối đất và kiểm tra điện trở nối đất;
- Đo giá trị cách điện;
- Xác minh điều kiện trung hòa;
- Phân vùng chống cháy;
- Đánh dấu, ghi, cung cấp các bảng ký hiệu;
- Đo trường quay;
- Kiểm tra điện áp;
- Kiểm tra trình tự pha;
- Kiểm tra phân cực trong trường điện áp D.C;
- Cầu chì, quá dòng, ngắn mạch, cài đặt thời gian, cài đặt Rơle;
- Kiểm tra khóa liên động;
- Hiệu chuẩn cảm biến đo;
- Mức dầu máy cắt và máy biến áp;
- Hiệu chỉnh cho công tắc giới hạn và hành trình của thiết bị điều khiển hướng gió
và hướng cánh;
- Kiểm tra kích hoạt phanh;
- Tín hiệu an toàn và dấu hiệu cảnh báo;
- Đặt các chỉ báo, tín hiệu hoàn nguyên (kiểm tra lại) cho phòng điều khiển trung
tâm, v.v.;
- Kiểm tra hệ thống dây điện và hệ thống cáp phù hợp với bản vẽ và sơ đồ mạch;
- Kiểm tra chức năng của các hệ thống điện theo tiêu chuẩn IEC;
- Thử nghiệm hệ thống tiếp địa và chống sét;
- Thử nghiệm hệ thống chiếu sáng: chứng minh giá trị tối thiểu của độ rọi, kiểm tra
hoạt động chính xác cả về điện và cơ học.
Chi tiết thử nghiệm điện cho thiết bị điện áp thấp và trung thế (máy biến áp, thiết bị
đóng cắt 22kV của tua bin gió) phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành và các quy định
của dự án.
Trong giai đoạn xây lắp và trước khi thiết bị được đưa vào vận hành, tất cả các thiết
bị đo lường và điều khiển phải được kiểm tra trên mỗi hệ thống cũng như giao tiếp với tất
cả các hệ thống liên quan khác.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm cho mỗi tua bin gió, chủ đầu tư sẽ ban hành giấu
chứng nhận cho từng tuabin gió đó.

Phần I – Chương 4 I-4-68


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.6.4 Kiểm tra các chức năng cho thiết bị điện


Bên cạnh các thử nghiệm được mô tả trong phần trên, các kiểm tra bao gồm các thử
nghiệm chức năng của từng vật phẩm, hệ thống báo động và ngắt của chúng sẽ được thực
hiện. Các thử nghiệm sau đây sẽ phải có ở mức tối thiểu, cho đến khi chưa được thay thế
bởi các kết quả thử nghiệm sau lắp đặt:
- Kiểm tra chức năng cơ khí, điện của thiết bị đo đạc và điều khiển;
- Thử nghiệm và điều chỉnh các thiết bị an toàn;
- Kiểm tra điện áp, kiểm tra trình tự pha và khả năng ngắt của thiết bị điện;
- Xác minh lắp đặt chính xác, hệ thống cáp, hệ thống dây điện của tất cả các hệ
thống thiết bị và điều khiển và tất cả các kết nối của cáp;
- Kiểm tra toàn bộ vòng lặp của tất cả các thiết bị hiện trường bao gồm xác minh
hiệu chuẩn và chức năng an toàn không thành công, xác minh mức báo động/cần
ngắt, kết nối và nhãn xác minh.
4.6.5 Hoạt động vận hành
Vận hành bao gồm việc chuyển nhà máy từ trạng thái lắp đặt cơ khí hoàn chỉnh sang
trạng thái hoạt động liên tục. Nhà thầu có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các
hoạt động vận hành hoàn chỉnh cho các thiết bị được cung cấp.
Việc vận hành Tua bin gió đã hoàn thiện hoặc hệ thống đã hoàn thiện khác sẽ chỉ
bắt đầu sau khi nhận được chứng chỉ nghiệm thu cơ khí cho Tua bin gió đã hoàn thiện
hoặc hệ thống hoàn thiện khác.
Trước khi bắt đầu vận hành, Nhà thầu phải đảm bảo rằng các điều kiện tiên quyết
sau được đáp ứng:
- Giấy chứng nhận nghiệm hoàn thiện cơ khí được nộp;
- Thủ tục vận hành đã được phê duyệt có sẵn;
- Bất kỳ giấy phép cần thiết đã được cấp bởi các cơ quan có liên quan;
- Phụ tùng thay thế khi vận hành, vật tư tiêu hao và dụng cụ được Nhà thầu cung
cấp tại chỗ;
- Tất cả các phương tiện/vật tư lắp đặt tạm thời cần thiết cho việc vận hành đều
được Nhà thầu cung cấp tại chỗ;
- Tất cả các thiết bị an toàn được đặt đúng chỗ.
Các thử nghiệm vận hành sẽ xác nhận tất cả các thiết bị, hệ thống điều khiển và
thành phần thiết bị hoạt động đúng, an toàn và đúng chức năng.
Khi đưa vào vận hành thử nghiệm và vận hành trong thời gian do Nhà thầu đề xuất,
tất cả các hành động/công việc bảo trì cụ thể mà Nhà thầu có thể yêu cầu sẽ phải được
hoàn thành. Chúng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc siết chặt lại các cơ cấu

Phần I – Chương 4 I-4-69


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

ốc vít, thay đổi chất lỏng bôi trơn, kiểm tra các thành phần khác để cài đặt và vận hành
phù hợp và điều chỉnh đúng các thông số điều khiển.
4.6.5.1 Vận hành của Tua bin gió
Các thử nghiệm vận hành của Tua bin gió sẽ xác nhận tất cả các chức năng của tất
cả các hệ thống, thiết bị, điều khiển và thiết bị an toàn hoạt động đúng. Chúng bao gồm:
- Khởi động an toàn và tự động hòa lưới;
- Tắt máy an toàn;
- Tắt khẩn cấp an toàn;
- Tắt an toàn từ điểm quá tốc độ hoặc mô phỏng đại diện;
- Trình diễn việc kiểm soát đúng cách của tua bin gió, giám sát và ghi lại/thu thập
dữ liệu thích hợp của hệ thống SCADA trong quá trình hoạt động;
- Trình diễn việc tuân thủ các yêu cầu của Lưới điện;
- Kiểm tra chức năng của hệ thống bảo vệ:
- Bảo vệ nối đất/tiếp đất;
- Chống sét;
- Dừng khẩn cấp và hệ thống liên quan;
- Hệ thống đường ray/dây an toàn thang tháp;
- Phòng cháy chữa cháy;
- Tua bin gió quá tốc độ và lỗi bảo vệ của phanh an toàn;
- Phát hiện rung động tháp/vỏ tuabin;
- Bảo vệ máy phát điện;
- Bảo vệ bộ biến tần;
- Bảo vệ máy biến áp;
- Phương pháp thiết lập lại tình trạng báo động/dừng, để khởi động lại;
- Thủ tục cách ly của tua bin gió;
- Kiểm tra chức năng của thang máy dịch vụ, cầu trục trên tàu;
- Hoạt động chuyển đổi nguồn cung cấp phụ LV sang cung cấp UPS, vận hành hệ
thống UPS;
- Phương pháp chuyển đổi từ thiết bị chính sang thiết bị dự phòng.
Nhà thầu sẽ trình bày các giao thức vận hành với tất cả các kết quả thử nghiệm cho
Chủ đầu tư mà không được có bất kỳ sự chậm trễ nào.
Sau khi hoàn thành thành công các hoạt động vận hành cho mỗi Tua bin gió, Giấy
chứng nhận vận hành sẽ được Chủ nhân cấp cho mỗi tuabin gió.

Phần I – Chương 4 I-4-70


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.6.5.2 Vận hành SCADA của trang trại gió


Giao thức của hệ thống SCADA và các hệ thống liên lạc vì nó liên quan đến các Cơ
sở phối hợp với Chủ đầu tư, để đảm bảo hệ thống vận hành đúng cho Dự án và đáp ứng
các yêu cầu của trung tâm điều độ hệ thống điện.

CHẠY THỬ
Mục đích của việc chạy thử (Trial Run) là để thể hiện quá trình hoạt động đáng tin
cậy của trang trại gió.
Việc tuân thủ quy định lưới điện bao gồm cả hoạt động của bộ điều khiển Wind
Farm kết với lưới địa phương và việc tuân thủ quy định lưới điện sẽ được xác minh trong
quá trình chạy thử.
Nhà thầu sẽ chỉ bắt đầu chạy thử cho một chuỗi tuabin sau khi nhận được Giấy
chứng nhận vận hành cho mỗi Tua bin gió trong chuỗi theo yêu cầu.
Chu kì chạy thử sẽ là 28 ngày cho mỗi chuỗi tuabin. Trong giai đoạn này, mỗi chuỗi
tuabin phải đạt được mức khả dụng kỹ thuật tối thiểu là 97% và mỗi tuabin gió cũng phải
đạt được mức khả dụng kỹ thuật tối thiểu là 97%.
Tính khả dụng kỹ thuật của chuỗi tuabin sẽ được xác định như sau:
- Nhà thầu sẽ ghi lại trạng thái của tất cả các Tua bin gió trên cơ sở dữ liệu được
thu thập với hệ thống SCADA và sẽ gửi báo cáo Chạy thử cho mỗi chuỗi tuabin
chứng minh tính khả dụng kỹ thuật đo được.
- Trong quá trình chạy thử, Tua bin gió nên được chạy với công suất định mức tối
đa của họ, không nên giảm hoặc hạn chế sản lượng điện.
- Nếu không đạt được mức tối thiểu sẵn có nêu trên, quá trình chạy thử hoàn chỉnh
cho chuỗi tuabin sẽ được lặp lại.
- Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư về các biện pháp được cho là phù hợp để
đáp ứng các yêu cầu cho việc Chạy thử thành công.
Thời gian hoạt động của Tua bin gió được xác định theo số giờ khi:
- Tua bin gió đang hoạt động hoặc sẵn sàng hoạt động (được thiết lập và có thể
chạy với công suất định mức tối đa);
- Tua bin gió không thể hoạt động do các ràng buộc bên ngoài sau:
+ Điều kiện khí tượng hoặc môi trường nằm ngoài các điều kiện sử dụng tiêu
chuẩn theo quy định;
+ Tua bin gió không hoạt động theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư;
+ Thời gian chết do yêu cầu quy định chính thức;
+ Thời gian chết do tác động của bóng hoặc phát thải tiếng ồn;

Phần I – Chương 4 I-4-71


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Thời gian ngừng hoạt động do mất điện lưới không phải do một trong các
Tua bin gió hoặc nhân viên của Nhà thầu gây ra;

KIỂM TRA HIỆU SUẤT


Chủ đầu tư có quyền lựa chọn có thực hiện Đo đường cong công suất trong thời hạn
bảo hành hay không.
Đo đường cong công suất sẽ được thực hiện bởi một bên độc lập thứ ba và không
thuộc trách nhiệm của Nhà thầu.
Trước khi thử nghiệm, tất cả các máy đo gió/cảm biến phải được kiểm định và hiệu
chuẩn theo Phụ lục F của IEC 61400-12-1.
Việc xác minh các đường cong công suất của Tua bin gió được lắp đặt phải được
thực hiện theo tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 bao gồm các phép đo cho một (1) Tua bin gió
phù hợp được chọn. Các kết quả được ghi lại theo tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 bằng báo
cáo xác minh đường cong công suất sẽ phải có trước khi kết thúc Thời hạn bảo hành.
Các tiêu chí để xác định việc hoàn thành xác minh đường cong công suất sẽ là Sản
lượng năng lượng hàng năm được đo (MAEP) và mối quan hệ của nó với Sản xuất năng
lượng hàng năm được đảm bảo (GAEP).
MAEP sẽ tương ứng với việc sản xuất năng lượng hàng năm được xác định trong
IEC 61400-12-1 áp dụng đường cong công suất đo được của Tua bin gió được chọn.
GAEP sẽ tương ứng với việc sản xuất năng lượng hàng năm được xác định trong IEC
61400-12-1 áp dụng Đường cong công suất được đảm bảo.
Việc xác minh đường cong công suất được thực hiện khi Sản xuất năng lượng hàng
năm MAEP được đo của tua bin gió được chọn - mà không xem xét đến độ không đảm
bảo đo theo tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 - cao hơn hoặc bằng 95% sản xuất năng lượng
hàng năm GAEP được đảm bảo mà không cần xem xét thêm độ không đảm bảo khi đo.
Trong trường hợp MAEP nhỏ hơn 95% GAEP, có thể giả định rằng mỗi Tua bin gió
của trang trại gió có cùng đường cong công suất và mỗi Tua bin gió có cùng giá trị sản
xuất năng lượng hàng năm MAEP được chọn là Tua bin gió được chọn. Trong trường
hợp này, thiệt hại thanh lý theo khoản 12.4 của Điều kiện hợp đồng sẽ được áp dụng.
Hệ số công suất được xác định theo khoản 8.4 của tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 và
định dạng báo cáo phải được chuẩn bị theo yêu cầu của khoản 9.

THIẾT BỊ DỰ PHÒNG VÀ DỤNG CỤ ĐẶC BIỆT


4.9.1 Thiết bị dự phòng
4.9.1.1 Tuabin máy phát
- Một bộ hộp số cho mỗi loại
- Một bộ ổ đỡ gối đỡ cho máy phát tua bin

Phần I – Chương 4 I-4-72


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Một bộ điều khiển thuỷ lực hoặc cơ điện cho hệ thống quay cánh quạt
- Một bộ dự phòng cho thiết bị cơ điện điều khiển quay hướng gió
- Một bộ má phanh cơ cho mỗi tuabin
- Một bộ IGBT của tua bin gió cho bộ chuyển đổi
- Ba bộ thẻ điều khiển cho bộ chuyển đổi của tua bin gió
- Một bộ hệ thống điều khiển cục bộ tua bin gió
- Hai bộ mô-đun I/O của tua bin gió cho hệ thống điều khiển cục bộ
- Hai cảm biến, đầu dò cho từng loại
- Hai máy phát đo cho mỗi loại
- Một bộ thiết bị làm mát buồng tua bin
- Hai bộ đo tốc độ gió và một bộ đo hướng gió cho mỗi trụ gió
- Dầu mỡ vận hành cho 5 năm
4.9.1.2 Thiết bị đóng cắt trung thế tua bin gió
- Một bộ máy cắt ba pha của RMU
- Một bộ máy biến dòng ba pha của RMU
- Một bộ máy biến áp điện áp ba pha của RMU
- Một bộ rơle bảo vệ tua bin gió
4.9.2 Dụng cụ chuyên dụng
Nhà thầu sẽ để xuất cho các trang thiết bị chuyên dụng.

Phần I – Chương 4 I-4-73


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO CÁP ĐIỆN


TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình bao gồm:
- Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện: QCVN QTĐ-5: 2009/BCT; QCVN
QTĐ-6: 2009/BCT; QCVN QTĐ-7: 2009/BCT ban hành kèm theo thông tư
số 54/2009/QĐ-BCT ngày 30/12/2009 của Bộ Công Thương.
- Quy phạm Trang bị điện 11TCN - 18 – 2006, 11TCN - 19 – 2006, 11TCN -
20 –2006, 11TCN - 21 – 2006.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8090:2009;
- Tiêu chuẩn quốc tế EC 6022 , IEC 60228, IEC 60287, IEC60502-2
- IEC 502: Cách điện cáp XLPE
- ICEA-S66-524: Dây và cách điện cáp XLPE dùng cho truyền tải và phân
phối năng lượng điện
- AEIC-CS5-87: Thông số kỹ thuật cho cáp điện được bọc cách điện bằng
nhựa nhiệt dẻo và liên kết ngang bằng polyetylen, điện áp định mức từ 5 đến
36 kV.
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.
- Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương về Quy
định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
- Quy định quản lý chất lượng công trình trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
ban hành kèm Quyết định số 60/QĐ-EVN ngày 17/02/2014 của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam.
- Việc áp dụng tiêu chuẩn ứng với các phần việc liên quan được trình bày
trong các phần sau.
5.1.1 Tiêu chí thiết kế
Mặt cắt lõi dây dẫn phải được xác định theo các tiêu chí sau:
Điện áp định mức của cáp : 18/30kV
Suy giảm điện áp cho phép trong các liên kết cáp:
Tối đa 3% trong khi hoạt động ổn định
Tối đa 10% trong quá trình khởi động động cơ
5.1.2 Quy cách bố trí cáp ngầm
Các tuyến cáp ngầm 22kV đi ra từ trạm nâng áp 0,69/22kV tuabin gió lên trụ đấu
nối chuyển tiếp cáp ngầm – đường dây trên không được đi trong ống nhựa xoắn luồn cáp
HDPE cỡ phù hợp đặt trong hào cáp, bảo vệ ống luồn cáp bằng một lớp gạch thẻ đi kèm
băng cảnh báo cáp ngầm. Phía trên hào cáp có bố trí các cọc báo hiệu tuyến cáp khoảng
cách 50m/ cọc. Đoạn cáp ngầm băng qua đường được đi trong ống thép bảo vệ cơ học.
Phần I – Chương 5 I-5-1
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5.1.3 Tiết diện tối thiểu của cáp hạ áp:


Cáp nguồn : 2,5 mm²
Mạch chính CT : 2,5 mm²
Mạch chính VT : 2,5 mm²
Mạch giám sát : 1,5 mm²
Mạch công suất của WTG: mật độ dòng điện của dây dẫn đồng không vượt quá
3A/mm2
5.1.4 Thí nghiệm tại nhà máy
Nộp các giấy chứng nhận kiểm tra tại nhà máy.
SẢN PHẨM, LINH KIỆN VÀ CÁC PHỤ KIỆN LẮP RÁP
5.2.1 Cáp trung thế
5.2.1.1 Kết cấu cáp
Cáp phải là lõi đơn hoặc ba lõi làm bằng dây dẫn mềm không tráng phủ.
Cáp lõi đơn bao gồm một dây dẫn bằng nhôm, lớp bán dẫn cách điện, lớp cách điện
rắn được ép đùn với lớp bán dẫn cách điện, các lớp băng keo và dây nhôm hoặc màn chắn
cách điện, hoặc vỏ kim loại không thấm nước và bảo vệ chống ăn mòn tổng thể bằng vỏ
bọc PVC .
Cáp ba lõi bao gồm các dây dẫn hình tròn, hình bầu dục hoặc được định dạng, lớp
bán dẫn cách điện, lớp cách điện rắn được ép đùn với lớp bán dẫn cách điện, các lớp băng
nhôm có độ chồng chéo tối thiểu 15%, các đường cong được đặt bằng chất độn
polypropylen để tạo ra một dây cáp nhỏ gọn hình tròn và được cố định với nhau bằng
băng nhôm, ép đùn PVC, dây thép hoặc áo giáp băng thép phù hợp với vỏ bọc PVC ép
đùn.
5.2.1.2 Lõi cáp ngầm (dây dẫn)
Lõi dây dẫn bọc được chế tạo bằng các sợi nhôm có độ dẫn cao, bện thành các lớp
đồng tâm và có tiết diện hình tròn. Bề mặt của lõi dây dẫn không có mọi khuyết tật có thể
nhìn thấy bằng mắt như là các vết sứt. Lõi cáp phải được bảo vệ chống thấm nước dọc
trục.
Hệ thống chống thấm nước: Hợp chất chống thấm nước sẽ được bố trí giữa các sợi
và xung quanh các sợi của lõi cáp, nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của nước vào giữa sợi
cáp, dọc theo sợi cáp, tránh được sự ăn mòn
5.2.1.3 Lớp bán dẫn trong:
Lớp bán dẫn giữa lõi cáp (dây dẫn) và lớp cách điện XLPE phải làm bằng vật liệu
bán dẫn phi kim loại, có thể là giải băng bằng chất bán dẫn hoặc lớp bán dẫn định hình
bằng cách đùn hay là sự kết hợp của cả hai loại trên. Lớp bán dẫn này phải ôm sát trực
tiếp lên lõi cáp.
Phần I – Chương 5 I-5-2
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5.2.1.4 Lớp cách điện XLPE


Lớp cách điện XLPE, chịu đựng được tác động của tia cực tím, chống được tất cả
các tác nhân môi trường.
Vật liệu cách điện XLPE phải là ba lớp cách điện rắn ép đùn bằng quá trình đóng
rắn khô. Lớp bán dẫn bên trong, lớp cách điện rắn và lớp bán dẫn bên ngoài phải được ép
đùn và xử lý trong một quy trình duy nhất.
5.2.1.5 Độ dày lớp cách điện
Độ dày trung bình của lớp cách nhiệt phải được xác định theo phương pháp được
mô tả trong các Tiêu chuẩn trên. Bề dày tối đa và tối thiểu tại một điểm bất kỳ không
được vượt quá 10 % của giá trị danh nghĩa được chỉ định.
Độ dày của màn bán dẫn hoặc bất kỳ lớp phân cách nào trên dây dẫn hoặc trên lớp
cách điện không được bao gồm trong độ dày của lớp cách điện. Đặc biệt chú ý đến ứng
suất điện áp cách điện với tham chiếu cụ thể đến điều kiện lắp đặt, vận chuyển và xâm
nhập của độ ẩm sao cho đảm bảo tuổi thọ vận hành.
5.2.1.6 Lớp bán dẫn cách điện:
Lớp bán dẫn cách điện giữa lớp cách điện XLPE và lớp màn chắn phi kim loại phải
làm bằng vật liệu bán dẫn phi kim loại, có thể là giải băng bằng chất bán dẫn hoặc lớp
bán dẫn định hình bằng cách đùn hay là sự kết hợp của cả hai loại trên. Lớp bán dẫn cách
điện này phải ôm sát trực tiếp lên cách điện của từng lõi.
5.2.1.7 Màn kim loại phi từ tính:
Màn kim loại phi từ tính gồm một hoặc vài băng quấn bằng đồng ôm sát trên từng
lõi riêng biệt.
5.2.1.8 Lớp vỏ bên trong:
Vỏ bọc bên trong có thể tạo thành bằng phương pháp đùn hoặc quấn ghép chồng.
Lớp vỏ này phải làm bằng vật liệu thích hợp, phù hợp với nhiệt độ làm việc của cáp và
phải tương đương với nhiệt độ làm việc cho phép của lớp cách điện XLPE.
5.2.1.9 Lớp bảo vệ chống va đập cơ học:
Lớp bảo vệ chống va đập cơ học phải làm bằng vật liệu phi từ tính như: đồng hoặc
đồng mạ thiếc, nhôm hoặc hợp kim nhôm.
5.2.1.10 Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài:
Vỏ bọc bên ngoài phải là nhựa dẻo có khả năng chống nước (PVC-W, polyetylen
hoặc vật liệu tương tự) hoặc hợp chất đàn hồi đã lưu hóa (polycloropren, clorosulphonat
polyetylen hoặc vật liệu tương tự). Vật liệu làm vỏ phải thích hợp với nhiệt độ làm việc
của cáp và phải tương đương với lớp cách điện XLPE.

Phần I – Chương 5 I-5-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5.2.2 Cáp hạ thế


5.2.2.1 Lõi dây dẫn
Tất cả các dây dẫn phải được làm bằng đồng ủ theo tiêu chuẩn IEC 60228 hoặc
tương đương.
5.2.2.2 Cách điện
Tất cả các cáp nguồn LV phải được cách điện bằng polyetylen liên kết chéo
(XLPE).
5.2.2.3 Giáp bảo vệ
Tất cả các cáp AC và DC LV được đặt bên ngoài nhà máy điện hoặc công trình phải
được bảo vệ khỏi nhiễu điện từ bằng lớp giáp thép.
Tất cả các cáp AC và DC LV được đặt bên trong nhà máy điện hoặc công trình phải
được bảo vệ khỏi nhiễu điện từ bằng lớp giáp thép khi cần thiết.
Giáp thép bảo vệ phải được liên kết với hệ thống tiếp địa bằng dây đồng, được hàn
kết nối với giáp bảo vệ.
5.2.2.4 Đánh dấu nhận dạng cáp
Mỗi dây dẫn cách điện hoặc cáp nhiều dây dẫn phải được xác định vĩnh viễn bằng
màu sắc hoặc số được áp dụng theo chiều dọc cách điện.
Số lượng dây dẫn trong mỗi cáp phải được xác định bởi các yêu cầu mạch, nhưng
không được vượt quá 27 dây dẫn trên mỗi cáp.
5.2.2.5 Máng cáp
Máng cáp và tất cả các phụ kiện đi kèm phải được làm bằng thép mạ kẽm nhúng
nóng, kết nối với hệ thống nối đất của nhà máy điện. Ngoài ra, các khay cáp được trang
bị ngoài trời phải được bảo vệ bằng một lớp sơn epoxy.
Máng cáp phải mang được tất cả các dây cáp trong nhà máy điện. Đối với máng
được lắp đặt dưới trần, nhà thầu phải bố trí cáp trên máng theo từng loại cáp như cáp điều
khiển, cáp chiếu sáng, báo cháy ... vv phải được đặt trong từng nhóm riêng lẻ hoặc trên
từng bậc riêng biệt của thang cáp để dễ dàng lắp đặt, kiểm tra, bảo trì, thay thế và đáp
ứng yêu cầu thẩm mỹ.
5.2.2.6 Phụ kiện
Đầu nối đầu cuối, kẹp cáp, hộp nối, đầu cốt cáp, đai cáp, ống bọc cuối cáp, ống co
nhiệt, đai thép và tất cả các phụ kiện khác cần thiết cho việc lắp đặt cáp phải được bao
gồm trong phần này.
Nhà thầu cũng sẽ cung cấp các phụ kiện cần thiết để kết thúc các dây cáp được mô
tả trong tài liệu này trong các bảng đấu nối và vỏ bọc.
Trong này cũng sẽ bao gồm các đầu cáp cần thiết cho các tấm đệm và kẹp cáp vào
các khối đầu cuối trong các vỏ bọc.

Phần I – Chương 5 I-5-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5.2.2.7 Cấu trúc cáp 230 - 400 V


Lõi đồng loại đặc hoặc bện từ nhiều sợi.
Liên kết chéo cách nhiệt Polyetylen
Lớp bọc cách điện
Vỏ ngoài PVC
Một, hai, ba hoặc bốn dây dẫn
Giáp thép bảo vệ (nếu cần thiết)
5.2.2.8 Cấu trúc cáp giám sát hạ áp
Lõi đồng bện từ nhiều sợi
Cách điện PVC
Lớp bọc cách điện
Vỏ ngoài PVC
Dây nhiều lõi
Giáp thép bảo vệ (nếu cần thiết)
5.2.2.9 Các loại cáp khác
Cáp được thiết kế cho các liên kết cấp thấp, cáp thiết bị và cáp truyền dữ liệu nhị
thứ hoặc tương tự phải được chọn theo hướng dẫn cụ thể của nhà cung cấp thiết bị. Theo
nguyên tắc chung, chúng phải là loại cáp điện thoại, với các dây được bảo vệ riêng lẻ, với
màn chắn bằng đồng và vỏ bọc PVC.
5.2.2.10 Khay cáp hạ áp
5.2.2.11 Tải trọng
Mỗi khay phải được thiết kế để có tải trọng tối thiểu 30 kg mỗi mét chiều dài và
chiều rộng 100 mm, với khoảng cách tối thiểu giữa các giá đỡ là 2 mét.
5.2.2.12 Độ võng
Độ võng của khay cáp phải nhỏ hơn 1% khoảng cách giữa các giá đỡ.
5.2.2.13 Độ vặn xoắn
Độ xoắn dọc phải nhỏ hơn 3°.
5.2.2.14 Khoảng cách:
Đối với cáp chính, khoảng cách giữa các miếng đệm không được lớn hơn 340 mm
và chiều rộng miếng đệm không được nhỏ hơn 15 mm.

Phần I – Chương 5 I-5-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

5.2.2.15 Giá đỡ, móc đỡ


Các giá đỡ phải có khả năng chịu được tải được chỉ định trong mục Tải trọng ở trên,
với khoảng cách giữa các giá đỡ là 2 mét.
5.2.2.16 Nhánh chữ T và chữ thập
Các phụ tùng sử dụng sẽ được đúc sẵn. Các cạnh phải được làm tù để tránh làm
hỏng cáp.
5.2.2.17 Ống luồn cáp
Tất cả các ống luồn phải có kích thước phù hợp với số lượng và tổng diện tích của
cáp mà chúng chứa, độ dự phòng 10%.
Tất cả các đường ống luồn phải thẳng khi so sánh tương quan với các cấu trúc khác.
Tất cả các chỗ uốn cong và phụ kiện phải có bán kính lớn hơn bán kính uốn tối
thiểu theo yêu cầu của cáp.
Mạch DC và AC phải riêng biệt.
Tất cả các ống dẫn lộ ra ngoài phải là nhôm cứng hoặc thép mạ kẽm và được nối
với mạch tiếp địa.
Tất cả các ống dẫn và phụ kiện dạng tầng phải là thép mạ kẽm hoặc nhựa.
TÀI LIỆU GIAO NỘP
Nhà thầu phải đệ trình các phê duyệt kỹ thuật về thiết kế của mình cho các liên kết
cáp cùng với tất cả các tài liệu chứng minh liên quan đến các tiêu chuẩn thiết kế được sử
dụng. Những lưu ý thiết kế sẽ bao gồm, đặc biệt:
Tính toán dòng điện trong điều kiện hoạt động ổn định liên quan đến tải kết nối
Tính toán dòng điện sự cố trong điều kiện xấu nhất
Thiết kế kích thước của cáp theo tiêu chuẩn quy định
Tính toán sụt giảm điện áp.
Các tài liệu khác được đề cập đến trong Chương 1 của Tập này.
THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
Cáp XLPE 22kV và các phụ kiện phải được thực hiện các thử nghiệm theo yêu cầu
tại các tiêu chuẩn TCVN 8090:2009, TCVN 5935-1995, IEC 60228, IEC60502-2, IEC
60502-4 hoặc tiêu chuẩn tương đương
YÊU CẦU KHÁC
5.5.1 Yêu cầu về đóng gói
Cáp 22kV XLPE sẽ được cuộn trong các ru lô bằng gỗ. Mỗi đoạn dây sẽ được quấn
trên một ru lô độc lập. Đường kính ngoài của trục ru lô phải đảm bảo đủ lớn để tránh gây
nguy hiểm cho dây trong suốt quá trình quấn dây hoặc xả dây.

Phần I – Chương 5 I-5-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Khung ru lô phải được chế tạo đủ bền và chắc chắn để tránh gây nguy hiểm đến dây
trong suốt quá trình vận chuyển và thao tác. Mỗi bành cáp phải có các tấm che phủ và các
bộ phận phụ trợ khác bảo vệ cáp trong suốt quá trình vận chuyển cũng như lưu trữ trong
kho.
Đinh và các vật nhọn kim loại khác sử dụng để đóng khung ru lô phải không được
xê dịch đến các vị trí có thể gây nguy hiểm cho cáp. Các bành cáp không được sử dụng
lại.
Các đầu cáp phải được bịt kín bằng đầu bịt cáp và có đai xiết không cho đầu cáp
bung ra. Một tấm phủ bảo vệ bao phía ngoài lớp ngoài cùng của bành cáp. Tấm phủ này
không được lấy ra cho đến khi cáp được lắp đặt.
Mỗi bành cáp phải được ghi đầy đủ thông tin như sau:
Loại và kích thước của cáp
Chiều dài cáp (mét)
Khối lượng tổng cộng
Số bành cáp
Tên nhà sản xuất
Năm sản xuất
Tên và số hiệu dự án
Mũi tên xác định chiều quay bành cáp.
5.5.2 Yêu cầu về lắp đặt hộp nối
Việc lắp đặt hộp nối và đầu cáp phải đảm bảo kết cấu phù hợp với các chế độ làm
việc của cáp và điều kiện môi trường xung quanh, không được để lọt ẩm và các chất có
hại vào trong cáp. Đối với các loại cáp, điện áp 22kV hộp nối và đầu cáp được sử dụng
phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có tiêu chuẩn phải chịu được điện áp thử
nghiệm đối với toàn tuyến cáp.
CÁC PHỤ TÙNG THAY THẾ VÀ CÔNG CỤ CHUYÊN DỤNG
5.6.1 Công cụ chuyên dụng
Một bộ công cụ đầy đủ để sửa chữa cáp của từng loại.
Một bộ công cụ đầy đủ để tạo các hộp kết thúc của từng loại
Vật tư tiêu hao trong 5 năm bảo trì cáp và đầu hộp/đầu cáp.
5.6.2 Phụ tùng thay thế
5% tổng chiều dài được đặt cho mỗi loại cáp có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 6 mm²,
bao gồm cả giám sát.

Phần I – Chương 5 I-5-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHỈ DẪN KỸ THUẬT CHO HỆ THỐNG SCADA NHÀ MÁY


TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình bao gồm:
- IEC 60870 - Giao thức truyền tin (mạng WAN);
- IEC 61850 - Giao thức truyền tin (mạng LAN);
- IEC 61255 to 60255-20 - Rơle bảo vệ ;
- IEC 61131-1 to 61131-8 - Bộ điều khiển lập trình;
- IEC 60794 - Cáp sợi quang;
- IEC 60874 - Đầu nối cho cáp và sợi quang;
- IEC 61508 - An toàn chức năng của các hệ thống liên quan đến an toàn điện / điện
tử / lập trình;
- ICCP - Giao thức trung tâm điều khiển liên kết;
- IEEE 802 - Đặc tính mạng Ethernet;
- IEC 60870-5-101 - Hệ thống và thiết bị điều khển xa. Phần 5-101: Các giao thức
truyền tải - Tiêu chuẩn kèm theo cho nhiệm vụ điều khiển xa cơ bản;
- IEC 60870-5-103 - Hệ thống và thiết bị điều khển xa. Phần 5-103: Các giao thức
truyền tải - Tiêu chuẩn kèm theo cho giao tiếp thông tin của thiết bị bảo vệ;
- IEC 60870-5-104 - Hệ thống và thiết bị điều khiển xa. Phần 5-104: Các giao thức
truyền tải - Truy cập mạng sử dụng các mẫu truyền chuẩn theo IEC 60870-5-101;
- IEC 61158 - Thông tin dữ liệu số cho đo lường và điều khiển – Mạng Field bus sử
dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp;
- IEC 61784 - Thông tin dữ liệu số cho đo lường và điều khiển;
- Điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và điện năng phản kháng theo
tiêu chuẩn IEC 62053-23.
- OPC UA - Mô hình kết nối dữ liệu (kiểu thống nhất) trong mạng điều khiển.
- IEEE 802.3 cho mạng LAN (hoặc ISO/IEC 8802-3)
- FTP giao thức truyền file
- Telnet giao thức cho phép truy cập thiết bị trong mạng LAN/WAN thông qua
TCP/IP.
- http:// và https:// giao thức cho cung cấp thông tin bằng các dịch vụ web.
- Ngoài ra, giải pháp hệ thống giám sát điều khiển phải đảm bảo khả năng xử lý
tương thích được với các giao thức được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như
Modbus, DNP3 – giao thức mạng phân tán (Distributed Network Protocol - DNP)
V3.0 và IEC 60870-5-103…
- Các tiêu chuẩn tương đương khác.

Phần I – Chương 6 I-6-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

HỆ THỐNG SCADA
6.2.1 Cấu trúc hệ thống SCADA
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (hệ thống SCADA) được đặt trong phòng
điều khiển trung tâm Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 mục đích thực hiện
việc điều khiển giám sát tất cả các thiết bị trong toàn nhà máy cũng như xử lý số liệu
để tạo nên cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ cho quản lý vận hành. Thông qua việc
thiết lập trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối và thiết bị Gateway phù hợp, có
nhiệm vụ như sau:
- Kiểm soát các turbin gió và thu thập dữ liệu từ nhà máy điện gió.
- Phân tích và báo cáo về tình hình hoạt động của nhà máy.
- Vận hành đơn giản, giảm thiểu thời gian sự cố của nhà máy điện và lưới điện.

Sơ đồ hệ thống SCADA dự án Điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1


Hệ thống SCADA phía nhà máy bao gồm các switch quang kết nối kiểu nối tiếp giữa các
tuabin về switch trung tâm tại phòng điều khiển nhà máy, thông qua router và thiết bị
truyền dẫn đã được trang bị thuộc hạng mục trạm nâng 22/110kV NMĐG Nhơn Hội -
Giai đoạn 1, các tín hiệu SCADA nhà máy được kết nối vào mạng diện rộng WAN.

Phần I – Chương 6 I-6-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Sử dụng cáp quang 48 cores singlemode để kết nối các switch.


Sử dụng cáp mạng Ethernet để kết nối switch của mỗi tuabin về thiết bị giám sát SCADA
tại tuabin (Wind turbine monitoring device).
Các thông tin về hệ thống điều khiển nhà máy trong tập này để tham khảo phối hợp thiết
kế đường truyền số liệu lên trung tâm điều độ theo tín hiệu SCADA yêu cầu nêu
trong thỏa thuận Thông tin – SCADA.

Sơ đồ nguyên lý điều khiển hoạt động Turbin gió điển hình


6.2.2 Chức năng hệ thống SCADA
- Điều khiển khả năng xoay cánh tuarbin, điều khiển khả năng hướng gió của
turbine, chuyển đổi giữa các máy phát điện, lỗi của cánh (bụi, nước…), hư cánh
quạt, hoạt động của turbin, máy phát điện và hộp số…
- Thống kê sự kiện của turbine: sự kiện điều khiển, lỗi, khởi động/ ngừng..
- Truy cập vào các lệnh của turbine và điều khiển turbine.
- Cho phép truy cập vào các thông số turbine và các giá trị I/O.
- Kiểm tra tốc độ gió và nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Truy cập từ xa.
- Tại các turbine, các thiết bị thu thập tín hiệu dạng đầu cuối kết nối đến các bộ điều
khiển turbine và giao tiếp với chúng bằng cách sử dụng các giao thức IEC 61400-
25. Sau đó các thiết bị thu thập đầu cuối sẽ kết nối đến thiết bị Switch bằng cáp
quang và kết nối đến hệ thống điều khiển SCADA bằng đường internet. Modem
sẽ kết nối giữa máy chủ điều khiển hệ thống SCADA trang trại gió và trạm biến
áp nâng áp 22/110kV.
Phần I – Chương 6 I-6-3
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Máy chủ WIND SCADA hỗ trợ kết nối với hệ thống SCADA khác theo tiêu
chuẩn DNP3, IEC60870-5-104. Từ giá trị Setpoints nhận được thông qua hệ thống
SCADA tại trạm nâng áp 22/110kV, máy chủ WIND SCADA thực hiện điều
khiển các Turbin gió đáp ứng theo giá trị Setpoints nhận được.
6.2.3 Cơ sở lưu trữ dữ liệu hệ thống Wind SCADA
- Hệ thống truyền thông mạng trong và giữa các turbine gió.
- Hệ thống 720V và 22kV
- Hệ thống các turbine riêng lẻ và các nhóm turbine trong trang trại gió.
- Dữ liệu cột quan trắc gió.
- Dữ liệu Trạm biến áp 0,72/22kV
- Thông tin trụ gió:
+ Đường đặc tính công suất phát
+ Đường đặc tính công suất phản kháng
+ Các động cơ
+ Máy phát vận hành hay không vận hành.
+ Công suất đang phát của tổ máy (W/Var)
+ Tần số (Hz)
+ Điện năng phát của máy phát (đóng, cắt và không xác định).
- Cơ sở dữ liệu được thu thập bởi hệ thống trên cơ sở 10 phút một lần. Các số liệu
thống kê được tổng hợp vào cuối mỗi ngày và bảng tóm tắt hàng ngày được tạo ra
và được lưu trữ trong 6 tháng.
6.2.4 Chức năng hệ thống máy tính điều khiển
6.2.4.1 Hệ thống điều khiển nhà máy có các chức năng sau:
- Thu thập dữ liệu,
- Trao đổi dữ liệu,
- Xử lý dữ liệu,
- Lưu trữ dữ liệu,
- Xử lý cảnh báo,
- Điều khiển giám sát,
- Xu hướng dữ liệu,
- Đo đếm điện năng (giá trị Wh và Varh),
- Giám sát trình tự.
Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu vận hành nhà máy được thu thập bởi các bộ điều khiển mức ngăn BCU,
các thiết bị rơ le kỹ thuật số, các thiết bị thu thập vào ra I/O, thiết bị đo lường đa

Phần I – Chương 6 I-6-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

chức năng, các công tơ đa giá. Các dữ liệu được thu thập theo thời gian thực, xử
lý tại BCU mức ngăn hay các bộ điều khiển tại chỗ. Các dữ liệu được chuyển đến
máy chủ và hiển thị trên màn hình điều khiển. Các tín hiệu và thông số đo lường
bao gồm:
 Sơ đồ vận hành nhà máy cùng trạng thái của các thiết bị đóng cắt: máy cắt, dao
cách ly, dao nối đất...

 Tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong nhà máy.
 Các thông số đo lường U, I, P, Q, F... của các phần tử điện như đường dây, máy
phát tubin gió, MBA..
 Trạng thái làm việc của các thiết bị điều khiển (máy tính chủ, bộ BCU, rơ le bảo
vệ kỹ thuật số).
 Tín hiệu từ các thiết bị khác có liên quan (AC/DC, hệ thống PCCC, thông tin,
máy phát, máy biến áp, inverter, pitch, Yaw..)
Trao đổi dữ liệu
- Thiết bị IED và các giao diện truyền tin: Hệ thống điều khiển giám sát trợ giúp tất
cả các giao thức truyền tin được sử dụng bởi các thiết bị IED trong hệ thống như
IEC 61850, Modbus TCP, DNP, IEC60870-5-103…
- Hệ thống điều khiển giám sát được trang bị các giao thức truyền tin để kết nối,
chia sẻ dữ liệu với các trung tâm điều độ hệ thống điện như IEC 60870-5-104…
- Tất cả các kênh kết nối dữ liệu trong hệ thống được giám sát thông qua phần
mềm chuyên dụng, và ngay lập tức đưa ra các cảnh báo đến người vận hành ngay
khi có bất kỳ hiện tượng bất thường xảy ra trong hệ thống.
Xử lý dữ liệu
- Thường xuyên xử lý và thực hiện các tính toán cần thiết các số liệu nhận được,
khi có các thông tin không bình thường cần ghi lại hoặc báo cho người vận hành
biết.
- Sau khi dữ liệu được thu thập, nó được xử lý tức thời (theo thời gian thực) để
cung cấp cho các ứng dụng liên quan xử lý thành thông tin hữu ích (actionable
information) cho nhân viên vận hành và trao đổi dữ liệu với hệ thống điều độ. Hệ
thống giám sát điều khiển trung tâm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu xử lý dữ liệu
sau:
 Các tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu.
 Xử lý dữ liệu bất thường
 Xử lý dữ liệu tương tự

Phần I – Chương 6 I-6-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

 Xử lý dữ liệu trạng thái


 Xử lý dữ liệu dẫn xuất
 Tính tin cậy của dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu
- Các thông tin gồm các tín hiệu, thông số vận hành, tình trạng thiết bị, các sự kiện,
báo động... sẽ được lưu trữ tại máy tính chủ và máy tính cơ sở dữ liệu quá khứ
(máy tính HIS). Hệ thống điều khiển có khả năng truyền số liệu đến:
 Hệ thống SCADA để điều khiển giám sát từ xa.
 Kho dữ liệu để sử dụng cho các mục đích khác.
Quản trị dữ liệu quá khứ
- Các cơ sở dữ liệu quá khứ như dữ liệu tương tự, dữ liệu trạng thái, sự kiện và kết
quả tính toán... được lưu trữ trong máy tính HIS. Cơ sở dữ liệu quá khứ (HIS) là
cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ và độc lập với phần mềm giao diện HMI.
- Khả năng lưu trữ dữ liệu tương tự, dữ liệu trạng thái, sự kiện và kết quả tính toán
được lưu trữ liên tục theo yêu cầu (1s, 5s, 10s, 1 phút, 15 phút…).
- Hỗ trợ truy xuất dữ liệu quá khứ ra Microsoft Excel.
Điều khiển giám sát
- Tại trạm thao tác người vận hành có thể kết nối với hệ thống điều khiển nhà máy
điện gió và giám sát :
 Điều khiển máy ngắt và dao cách ly có kiểm tra liên động cũng như điều kiện
hòa đồng bộ.
 Bật thông báo nội dung điều kiện liên động bị vi phạm khi thao tác.
 Điều khiển các chức năng trong IED để thực hiện các lệnh như ON/OFF hòa
đồng bộ, tự động đóng lại, cô lập mạch cắt, bỏ qua liên động, reset cảnh báo.

 Điều khiển ON/OFF cho phép thao tác từ hệ thống SCADA/Trung tâm điều
khiển đối với từng thiết bị.
 Các hạng mục khác theo yêu cầu.
- Để đảm bảo tính an toàn cao cho việc truy cập hệ thống điều khiển, hệ thống cung
cấp quy định mật khẩu cho phép người được phép thao tác can thiệp vào hệ thống
ở các mức độ khác nhau như: xem xét, thao tác, sửa đổi cấu hình... Phần mềm
điều khiển có khả năng lựa chọn hoặc bãi bỏ lựa chọn để tránh thao tác nhầm khi
vận hành.
- Khoá Local/Remote được lắp đặt ở địa điểm có cấp điều khiển Local, để chống
thao tác nhầm đảm bảo an toàn trong khi thực hiện các thao tác điều khiển, hệ
thống không cho phép trong cùng một thời điểm, 2 nơi cùng ra lệnh điều khiển.
Phần I – Chương 6 I-6-6
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Xu hướng dữ liệu
- Tại nhà máy nhân viên vận hành có thể xây dựng đồ thị xu hướng các thông số
quan trọng của hệ thống phục vụ các công tác giám sát, điều khiển nhằm đưa ra
phương thức vận hành tối ưu hệ thống.
- Thể hiện đồ thị xu hướng trong thời gian thực và quá khứ của các thông số điện.
- Lựa chọn thông số, thiết bị/ngăn lộ, tỷ lệ các trục đơn vị và bút vẽ trong các cửa
sổ đồ thị.
Đo đếm điện năng (giá trị Wh và VArh)
- Với các thiết bị công tơ đa giá có khả năng lập trình (programmable tariff meter)
có độ chính xác cao, dùng để đo lường các thông số chính: U, I, P, Q, F, Wh,
VARh, cosφ. Hệ thống được trang bị chức năng thu thập toàn bộ dữ liệu đo đếm
điện năng (giá trị Wh và Varh) phục vụ cho các công tác chào giá, tính giá trong
quá trình mua bán điện.
Giám sát trình tự
- Hệ thống giám sát điều khiển có khả năng gắn nhãn thời gian cho các sự kiện
trong nhà máy (tủ điều khiển, bộ biến tần, pitch, Yaw,… ), chẳng hạn như tín hiệu
cắt của rơ le hay cảnh báo, tạo ra các bản thông báo ghi trình tự các sự kiện gắn
liền với thời gian xảy ra. Độ phân giải của nhãn thời gian đủ để xác định trình tự
thực tế xảy ra của các sự kiện như thời điểm khởi động rơ le, thời điểm mở máy
cắt.
- Hệ thống tích hợp thu thập các dữ liệu SOE từ mỗi thiết bị IED và các thiết bị vào
ra IO, các bộ điều khiển tại chỗ và tạo ra danh sách các sự kiện từ tất cả các thiết
bị IED theo trình tự thời gian thực.
- Một thiết bị đồng hồ thời gian vệ tinh được sử dụng để đồng bộ thời gian gán cho
dữ liệu SOE của các thiết bị IED tại nhà máy.
6.2.4.2 Ngoài các mục nêu trên, các chức năng sau phải được cung cấp trong hệ
thống
- Điều khiển Chọn lựa - Trước khi - Hoạt động
+ Tất cả các lệnh điều khiển và tín hiệu thay đổi chế độ từ trạm vận hành phải
được đưa ra qua hệ thống “Chọn lựa - Trước khi- Hoạt động” để ngăn vận
hành sai.
+ Điều khiển “Chọn lựa - Trước khi - Hoạt động” phải là hình thức vận hành
theo 2 giai đoạn với thứ tự tác động như sau:
- Chọn lựa được thể hiện trên màn hình hiển thị với biểu tượng hoặc ký hiệu.
- Khi hoàn tất chọn lựa, biểu tượng chọn lựa hoặc các thành phần được phát sáng
nhấp nháy trên màn hình hiển thị.
- Lệnh vận hành được đưa từ các khoá vận hành chính với hai vị trí “CL” và “OP”.

Phần I – Chương 6 I-6-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Khoá vận hành chính tốt nhất được bố trí trên bàn phím tách biệt với màn
hình.
+ Hai vị trí “CL” và “OP” của khoá vận hành chính thể hiện lệnh Chọn
lựa/Điều khiển của mỗi khoá Chọn lựa/Điều khiển như sau:
STT Nội dung Vị trí "CL" Vị trí "OP"
1 Khoá điều khiển chính "START" "STOP"
2 Khoá điều khiển điều chỉnh "RAISE" "LOWER"
3 Khoá điều khiển Thiết bị đóng "ON" "OFF"
cắt
4 Khoá chọn lựa thiết bị "USE" "LOCK"
6.2.4.3 Hệ thống phát sáng
Ký hiệu MIMIC trên trạm vận hành phải phát sáng trong điều kiện sau:
- Khi nhà máy hoặc hệ thống đóng cắt được chọn trên trạm vận hành, biểu tượng
MIMIC trên trạm vận hành thì chúng được phát sáng với màu rọi sáng. Sau khi
vận hành xong hoàn thành, đèn sáng tự động dừng và màu rọi sáng được chuyển
thành màu ứng với trạng thái/vị trí mới.
- Dừng phát điện do có sự cố nặng nề, biểu tượng MIMIC chuyển sang màu vàng.
Ánh sáng phải được dừng lại bởi khoá dừng chiếu sáng trên trạm vận hành. Khi
máy cắt bị cắt do Rơle bảo vệ tác động, biểu tượng MIMIC phải được phát sáng
màu xanh. Ánh sáng phải được dừng lại bởi khoá dừng chiếu trên trạm vận hành.
- Khi hệ thống đóng cắt được vận hành tại chỗ, biểu tượng MIMIC được phát sáng
đối với vị trí mới. Ánh sáng phải được dừng lại bởi khoá dừng chiếu trên trạm vận
hành.
- Khi có lệnh thao tác dao cách ly hoặc dao nối đất từ bàn điều khiển, biểu tượng
MIMIC phải phát sáng. Sau khi thao tác xong, đèn phát sáng được tự động dừng
và màu phát sáng được chuyển sang đối với vị trí mới.
Chỉ thị sự cố và tin nhắn cảnh báo từ trạm vận hành phải được phát sáng như sau:
- Khi có cố và hư hỏng thì chỉ thị sự cố liên quan phải phát sáng và tin nhắn cảnh
báo sẽ báo được đưa lên trạm vận hành với phát sáng màu đỏ. Phát sáng sẽ phải
dừng bằng khoá dừng phát sáng tại trạm vận hành.
- Khi sự cố được giải quyết (rơ le trở lại trạng thái ban đầu), chỉ thị sự cố và tin
nhắn cảnh báo được phát sáng trở lại. Chúng sẽ phải dừng bằng hoạt động của
khoá dừng phát sáng.
6.2.4.4 Hiển thị tại trạm vận hành
Thông số sau được hiển thị trên trạm vận hành theo cách thích hợp nhất như sơ đồ, biểu đồ
cột, xu hướng quá khứ, đường cong, bảng để kiểm tra và giám sát.

Phần I – Chương 6 I-6-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Sơ đồ nối điện có hiển thị đo lường đối với tất cả mạch chính.
- Giám sát trình tự phải được hiển thị tự động trên trạm vận hành trong thời gian
khởi động và dừng.
- Tin nhắn cảnh báo
- Khi xảy ra sự cố hoặc trục trặc, tin nhắn cảnh báo được hiển thị tự động trên trạm
vận hành và chỉ thị sư cố phải được báo sáng.
- Xu hướng nhiệt độ
+ Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp, máy phát Tuabin, đầu hộp số, bảng điều
khiển, bộ biến tần ,…
+ Các giá trị nhiệt độ trên phải được giám sát một cách liên tục có khoảng thời
gian nhỏ nhất có thể và xu hướng nhiệt độ được hiển thị qua đồ thị hoặc
đường cong trên trạm vận hành. Bản ghi nhiệt độ được thực hiện từng ngày
và bản ghi hàng ngày phải được in ra khi có yêu cầu của người vận hành.
+ Khi nhiệt độ đo có xu hướng gia tăng vượt quá giới hạn đặt trước, tin nhắn
cảnh báo được tự động hiển thị trên trạm vận hành.
- Xu hướng Điện áp/ dòng điện/ tần số tại đầu ra và thanh cái 22kV
- Điện áp, dòng điện đầu ra inverter và tần số hệ thống được giám sát liên tục với
khoảng thời gian nhỏ nhất có thể được và xu hướng các giá trị này được hiển thị
qua đồ thị hoặc đường cong trên trạm vận hành. Bản ghi điện áp, dòng điện và tần
số được ghi lại từng ngày và được in ra khi người vận hành có yêu cầu.
- Đếm số lần vận hành của thiết bị đóng cắt.
- Khi đếm số lần vận hành của thiết bị đóng cắt như máy cắt, dao cách ly, dao tiếp
địa và chống sét van vượt quá giá trị đặt, tin nhắn cảnh báo phải tự động hiển thị
trên trạm vận hành.
- Thời gian hoạt động của thiết bị tự dùng
- Báo cáo hàng ngày và hàng tháng.
Tất cả hình ảnh hiển thị tại trạm vận hành và báo cáo hàng ngày/tháng phải có thể được in
trên máy in báo cáo khi người vận hành yêu cầu.
6.2.4.5 Ghi lại sự kiện và dữ liệu
Hệ thống SCADA phải tiến hành việc ghi lại sự kiện và dữ liệu như sau:
- Tự động ghi dữ liệu lưu
- Điện áp, tần số, công suất tác dụng, công suất phản kháng, điện năng (Wh và
Varh), nhiệt độ, v.v. phải được in định kỳ trên máy in báo cáo để ghi dữ liệu theo
mẫu báo cáo hàng ngày và hàng tháng.
- Chức năng ghi dữ liệu phải được thiết kế để cho phép in bằng tay dữ liệu trên máy
in báo cáo để ghi dữ liệu khi người vận hành có yêu cầu.
- Tự động in bản ghi vận hành.

Phần I – Chương 6 I-6-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Bất cứ khi nào inverter, thiết bị tự dùng và hệ thống đóng cắt vận hành, và chế độ
vận hành được thay đổi, thời gian (ngày, giờ, phút và giây), tên của thiết bị được
thao tác, và trạng thái vận hành được in tự động trên máy in sự kiện - sự cố để ghi
sự kiện. Danh sách bản ghi vận hành được thực hiện theo thứ tự vận hành theo
thời gian.
- Tự động in bản ghi sự cố.
- Khi có sự cố hoặc trục trặc, thời gian (ngày, giờ, phút, giây), tên thiết bị liên quan,
và rơle tác động hoặc số hiệu thiết bị được in tự động trên máy in sự kiện - sự cố
để ghi sự cố.
- Danh sách bản ghi sự cố phải được thực hiện theo trình tự thời gian xảy ra sự cố.
6.2.4.6 Biên soạn báo cáo hàng ngày và hàng tháng.
Hệ thống SCADA phải được trang bị với chức năng biên soạn báo cáo hàng ngày và hàng
tháng cho việc quản lý vận hành của nhà máy (Wind Tuabin).
Báo cáo hàng ngày và hàng tháng phải được chuẩn bị như sau:
- Báo cáo hàng ngày cho điện năng phát.
- Báo cáo hàng ngày cho công suất và điện năng truyền tải đi, hoặc công suất và
điện năng nhận được của từng Tuabin gió.
- Báo cáo hàng ngày công suất và điện năng tiêu thụ của hệ thống cấp điện tự dùng.
- Báo cáo hàng ngày số lần vận hành của hệ thống đóng cắt và thời gian vận hành
của thiết bị tự dùng.
- Báo cáo hàng tháng số giờ vận hành, công suất đầu ra và điện năng phát.
- Bác cáo hàng tháng số lần vận hành của hệ thống đóng cắt và vận hành thiết bị tự
dùng.
- Báo cáo hàng tháng về nhiệt độ.
- Báo cáo hàng tháng về sự cố và trục trặc đối với thiết bị.
- Bản ghi không giới hạn số lần vận hành của hệ thống đóng cắt và thời gian vận
hành của thiết bị tự dùng.
Việc ghi dữ liệu cho báo cáo hàng ngày được in ra từng giờ. Việc ghi dữ liệu cho báo cáo
hàng tháng phải được in ra hàng ngày. Dữ liệu điện năng liên quan đến báo cáo hàng
ngày và hàng tháng, bao gồm cả điện năng tích lũy hàng ngày và hàng tháng. Việc
hoãn hoặc bỏ qua việc ghi dữ liệu này có thể được thực hiện bởi người vận hành.
Báo cáo hàng ngày và hàng tháng được lưu trên ổ đĩa DVD-R khi người vận hành yêu cầu.
Báo cáo được lưu trong máy chủ lưu dữ liệu quá khứ trong thời gian tối thiểu sáu
mươi (60) ngày đối với báo cáo hàng ngày và mười hai (12) tháng đối với báo cáo
tháng.
6.2.5 Chức năng PLC điều khiển giám sát tự động
Chức năng điều khiển, giám sát tự động được trang bị cho các hệ thống sau:

Phần I – Chương 6 I-6-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2.5.1 Hệ thống giám sát liên tục tua bin gió


Hệ thống điều khiển trạm kết nối với hệ thông điều khiển nhà máy điện gió và giám sát
cho các phần chính sau:
- Tủ điều khiển chính;
- Hộp thu nhận tín hiệu cảm biến;
- Bộ biến tần;
- Bộ điều khiển pitch;
- Bộ điều chỉnh Yaw;
- Hệ thống làm mát máy phát;
- Điều khiển hệ thống làm mát bằng nước;
- Điều khiển vận hành;
- Hệ thống giám sát (điện áp, tần số lưới, dòng điện, công suất và hệ số công suất
máy phát, tốc độ gió….).
- Hệ thống điều khiển máy phát tuabin gió cùng với hệ thống điện có thể bảo vệ
hoàn toàn các thiết bị điện cơ của máy phát tuabin khỏi các sự cố, hỏng hóc và
cùng với việc đảm bảo điện năng tạo ra trong 1 điều kiện gió là cực đại.
- Hệ thống điều khiển này phải tự động, hoạt động không cần giám sát trong điều
kiện khu vực. Bảng điều khiển chính có thể được thiết kế riêng lẻ cho từng máy
phát và được lắp đặt tại mỗi máy phát.
- Ít nhất hệ thống cần có thể tắt, hiển thị và phát báo hiệu trong các điều kiện sau:
- Kích hoạt dừng khẩn cấp,
- Sự cố trên lưới: sự cố tần số, sự cố điện áp, quá dòng, sự cố thứ tự pha, sự cố
chạm đất, pha mất đối xứng,
- Rotor quá tốc độ,
- Máy phát quá tốc,
- Quá tải thoáng qua Pt (Pr+25%) là vượt quá,
- Mức quá tải tối đa được chấp nhận tạm thời Pa (Pr + 50%) là vượt quá.
- Quá tốc độ gió,
- Quá nhiệt (máy phát, dầu hộp số, bảng điều khiển, bộ biến tần),
- Sự cố hệ thống phan,
- Sự rung của nacelle,
- Sự cố Yaw,
- Xoắn cáp,
- Sự cố điều khiển,
- Sự cố lưới,
- Sự cố hệ thống thủy lực,
Phần I – Chương 6 I-6-11
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Quá nhiệt máy biến áp (giai đoạn 1: cảnh báo, giai đoạn 2: ngắt kết nối LV máy
cắt và cắt tải – chuyển tải MV),
- Hệ thống có thể hiển thị và phát báo hiệu trong trường hợp sự cố cảm biến gió.
- Hệ thống điều khiển có thể tự động khởi động lại WTG sau khi bị tắt do sự cố
lưới, sau khi gỡ xoắn cáp, sau khi vận tốc gió trở lại bình thường, sau khi biến mất
quá nhiệt trong hệ thống gây ra bởi quá nhiệt môi trường và sau khi biến mất các
quá tải thoáng qua và tạm thời. WTG phải được khôi phục bằng tay trong trường
hợp tất cả các trường hợp tắt máy và sự cố không đánh giá được.
- Công tắc tắt khẩn cấp cần phải có để vận hành bằng tay ít nhất tại nacelle, điều
khiển mặt đất, điều khiển trên đỉnh, trục chính và vòng yaw.
Hiển thị những mục sau:
- Trạng thái của mỗi WTG.
- Trạng thái của cả trang trại gió.
- Trạng thái của trạm biến áp trang trại gió.
- Trạng thái của trạm khí tượng.
- Điện năng sinh ra của WTG (kWh).
- Tất cả các điện áp pha và dòng điện pha.
- Sóng hài đầu ra của mối WTG.
- Tốc độ gió (m/s) và hướng gió.
- Tất cả các sự cố bao gồm sự cố lưới điện của trang trại gió (Tin nhắn trạng thái, số
lần và tổng thời gian, ngày tháng và hoặc bộ nhớ tích lũy để cung cấp khả năng
lưu trữ hơn 14 tháng).
- Công suất tác dụng (kW).
- Công suất phản kháng (kvar).
- Hệ số công suất.
- Tốc độ rotor (rpm).
- Tốc độ máy phát (rpm của trục tốc độ cao).
- Nhiệt độ tại nacelle, hộp số, máy phát, ổ trục, bảng điều khiển và môi trường.
6.2.6 Hệ thống dự báo công suất nhà máy
Theo công văn số “1369/EVN-KH ngày 21/3/2019 về việc bổ sung trang bị hệ
thống dự báo các dự án điện gió, mặt trời” và công văn số “1222/ĐĐQG-CN ngày
23/4/2019 về việc thỏa thuận bổ sung TKKT hệ thống SCADA & viễn thống các dự án
NMĐ gió, mặt trời”. Nhà máy điện gió Nhơn Hội cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Lắp đặt các thiết bị, công cụ dự báo công suất phát điện của nhà máy theo điều kiện
thời tiết và gửi về Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia hoặc Trung tâm điều độ HTĐ

Phần I – Chương 6 I-6-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

miền theo phân cấp Quyền điều khiển nhà máy nhằm mục đích vận hành an toàn hệ
thống điện.
- Các thiết bị, công cụ dự báo công suất phát điện cần đáp ứng các yêu cầu về độ
chính xác, khung thời gian dự báo và phải được nghiệm thu vận hành theo quy định
Do đó công tác dự báo cần đảm bảo thống nhất với chu kỳ điều độ và giao dịch
trong thị trường điện VWEM, có tính đến các yếu tố bất định của năng lượng tái tạo như
hiệu ứng mây che..., cụ thể yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Dự báo vận hành ngày (intra day)
o Độ phân giải: 15 phút
o Khung thời gian: 3 tiếng tiếp theo, với tổng số là 12 tín hiệu SCADA
o Mức độ cập nhật: 15 phút/lần theo vận hành thời gian thực.
o Dự báo sai số cho phép không vượt quá ±7%. Mức sai số này sẽ được điều
chỉnh giảm dần tùy thuộc vào các yêu cầu vận hành thời gian thực.
o Kết nối: tín hiệu SCADA đo lường từ nhà máy gửi về Trung tâm Điều độ.
- Dự báo ngày tới, tuần tới (day ahead và week ahead)
o Độ phân giải: 15 phút
o Khung thời gian 7 ngày tiếp theo (mẫu chi tiết theo phụ lục của công văn số
1222/ĐĐQG-CN ngày 23/4/2019)
o Mức độ cập nhật: 1 lần/ngày vào 10h00 hàng ngày
o Dự báo sai số cho phép vượt không vượt quá ±10%. Mức sai số này sẽ
được điều chỉnh giảm dần tùy thuộc vào các yêu cầu vận hành thời gian
thực.
o Kết nối: thông qua hệ thống Web dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công
tác lập kế hoạch và vận hành hệ thống điện
(http://weather.nldc.evn.com/KTTV)
- Dự báo tháng tới (month ahead)
o Độ phân giải: 1 tiếng
o Khung thời gian: tháng tới (mẫu chi tiết theo phụ lục của công văn số
1222/ĐĐQG-CN ngày 23/4/2019)
o Mức độ cập nhật: trước ngày 15 hàng tháng.
Kết nối: thông qua hệ thống Web dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác lập kế
hoạch và vận hành hệ thống điện (http://weather.nldc.evn.com/KTTV).

Phần I – Chương 6 I-6-13


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

PHẦN II:
CHỈ DẪN KỸ THUẬT
PHẦN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Không in, cập nhật và soạn vào trang mục lục


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: CÁC YÊU CẦU CHUNG ......................................................................... II-1-1
1.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA ......................................................................................................... II-1-1
1.2 PHẠM VI CÔNG VIỆC .................................................................................................. II-1-1
1.3 TÍNH PHÙ HỢP CỦA VẬT LIỆU .................................................................................. II-1-2
1.4 CÁC TIÊU CHUẨN ........................................................................................................ II-1-2
1.5 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ VÀ LÁN TRẠI ............................................................ II-1-2
1.6 CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC .......................................................... II-1-3
1.7 THÍ NGHIỆM VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ................................................................. II-1-3
1.8 CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CỦA NHÀ THẦU ...................................................................... II-1-3
CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT, ĐÁ HỞ ............................................................. II-2-1
2.1 TỔNG QUAN .................................................................................................................. II-2-1
2.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ..................................................................................... II-2-1
2.3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG .............................................................................................. II-2-1
2.4 YÊU CẦU KỸ THUẬT BÃI THI CÔNG ....................................................................... II-2-3
2.5 CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT ................................................................................................. II-2-10
2.6 CÔNG TÁC ĐÀO ĐÁ ................................................................................................... II-2-11
CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC ĐẮP ĐÁ GIA CỐ NỀN MÓNG TRỤ GIÓ ...................... II-3-1
3.1 TỔNG QUÁT................................................................................................................... II-3-1
3.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ..................................................................................... II-3-1
3.3 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ............................................................................................... II-3-1
3.4 THỰC HIỆN .................................................................................................................... II-3-2
3.5 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG - NGHIỆM THU ............................................................... II-3-3
3.6 LƯU Ý ............................................................................................................................. II-3-3
CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC ĐẮP ĐẤT ............................................................................ II-4-1
4.1 TỔNG QUÁT................................................................................................................... II-4-1
4.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ..................................................................................... II-4-1
4.3 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ............................................................................................... II-4-1
4.4 THỰC HIỆN .................................................................................................................... II-4-1
4.5 LƯU Ý ............................................................................................................................. II-4-2
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY LẮP ................... II-5-1
5.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG .............................................................................................. II-5-1
5.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN................................................................................ II-5-1
5.3 THU DỌN, VỆ SINH SAU KHI THI CÔNG ................................................................. II-5-2
CHƢƠNG 6: CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG ĐƢỜNG NỘI BỘ ........................ II-6-1
6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................................ II-6-1

Mục lục iii


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2 CHỈ DẪN KỸ THUẬT .................................................................................................... II-6-3

Mục lục iv
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 1: CÁC YÊU CẦU CHUNG

1.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA


- “Tư vấn giám sát” là Nhà thầu tư vấn được Chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động
thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình.
- “Thiết bị Nhà thầu” là toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện, xe cộ và các thứ
khác yêu cầu phải có để thi công hoàn thành công trình và sửa chữa bất cứ sai sót
nào.
- “Hàng hoá” là thiết bị, vật tư, nhà xưởng và công trình tạm của Nhà thầu hoặc bất
cứ thích hợp nào trong các loại trên.
- “Vật liệu” là tất cả nguyên vật liệu (không phải thiết bị) nhằm mục đích tạo nên
hoặc đang tạo nên công trình vĩnh cửu, gồm cả những nguyên vật liệu chỉ do Nhà
thầu cung cấp theo Hợp đồng.
- “Công trình chính’’ là các công trình vĩnh cửu sẽ do Nhà thầu thi công theo Hợp
đồng.
- “Thiết bị” là dụng cụ, máy móc, phương tiện xe cộ sẽ nhằm mục đích tạo thành
hoặc đang tạo thành một phần Công trình vĩnh cửu kể cả xe cộ được mua cho Chủ
đầu tư liên quan đến việc thi công hay vận hành của công trình.
- “Hạng mục công trình” là một bộ phận của công trình chính được xác định trong
hồ sơ thiết kế.
- “Công trình tạm” là tất cả các công trình tạm thời thuộc bất kỳ loại nào (ngoài các
thiết bị của Nhà thầu) cần thiết phải có trên công trường để thi công và hoàn thành
công trình vĩnh cửu và phục vụ sửa chữa bất kỳ sai sót nào.
- “Công trình phụ trợ” là các công trình tạm thời tạo thành các cơ sở sản xuất phục
vụ thi công công trình chính cũng như công trình tạm.
- Lán trại, công trình công cộng” là khu nhà ở và nhà làm việc của Nhà thầu và khu
các công trình phục vụ lợi ích công cộng cho những người của Nhà thầu cũng như
các bên khác tham gia xây dựng công trình.
- “Công trình” là công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ, lán trại, công
trình công cộng hoặc bất kỳ loại thích hợp nào trong đó.
- “Tài liệu thiết kế” là tất cả hoặc từng phần cụ thể của hồ sơ Thiết kế kỹ thuật được
duyệt, Chỉ dẫn kỹ thuật thi công, các thiết kế hiệu chỉnh bổ sung trong quá trình thi
công, các bản vẽ thi công do Nhà thầu lập đã được Tư vấn thoả thuận. Tài liệu
thiết kế được gọi tắt là Thiết kế.
1.2 PHẠM VI CÔNG VIỆC
1.2.1 Tổng quan
Trong bản Chỉ dẫn kỹ thuật này chỉ nêu các yêu cầu kỹ thuật đối với những công
tác chính. Những công tác không nêu trong bản Chỉ dẫn kỹ thuật này phải được
thực hiện theo các qui định trong các bản vẽ Thiết kế có liên quan.

Phần II - Chương 1 II-1-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

1.2.2 Nhà thầu trên công trƣờng


Nhà thầu trên công trường là các nhà thầu ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư để thực
hiện các gói thầu và một số Nhà thầu khác thực hiện theo Hợp đồng với Chủ đầu
tư. Nhà thầu sẽ thực hiện công tác của mình sao cho không cản trở đến công việc
của các nhà thầu khác. Trong biện pháp thi công của mình, Nhà thầu cần xem xét
thích đáng đến những hạn chế do thao tác của các Nhà thầu khác gây ra.
1.2.3 Các khám phá
1. Tất cả các cổ vật, đồng tiền, đồ cổ hoặc các di vật khác hoặc các hạng mục địa
chất hoặc các khảo cổ được tìm thấy trên công trường sẽ đặt dưới sự bảo quản và
thẩm quyền của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải chú ý không cho người của mình hoặc
người khác lấy đi hoặc làm hư hỏng các đồ vật tìm thấy này.
2. Nếu trường hợp gặp phải hài cốt mà chưa được dự kiến trước thì Nhà thầu và Chủ
đầu tư sẽ phối hợp giải quyết để đảm bảo tiến độ công việc và phù hợp với các
phong tục cần thiết. Kinh phí di dời sẽ được Chủ đầu tư thanh toán bổ sung ở phần
chi phí giải phóng mặt bằng.
1.3 TÍNH PHÙ HỢP CỦA VẬT LIỆU
Tất cả các vật liệu để cấu thành các bộ phận của công trình vĩnh cửu phải là mới
và phù hợp với Chỉ dẫn kỹ thuật. Khi qui cách của một loại vật liệu nào đó không
được qui định trong bảng kê vật liệu thì vật liệu này cũng phải phù hợp với qui
định như các vật liệu khác được Tư vấn thoả thuận.
1.4 CÁC TIÊU CHUẨN
1. Chỉ dẫn kỹ thuật này được nêu ra cho việc thực hiện các loại công tác xây dựng
công trình phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam, một số tiêu chuẩn nước
ngoài được phép áp dụng và có tham khảo thực tế xây dựng ở một số công trình
trong nước và Quốc tế.
2. Trong khi thực hiện công việc, các tiêu chuẩn đề nghị thay thế (nếu có) phải được
Nhà thầu trình để Tư vấn thoả thuận và chưa được áp dụng khi chưa có thoả thuận
của Tư vấn.
1.5 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ VÀ LÁN TRẠI
1. Qui mô các công trình phù trợ và lán trại được Chủ đầu tư phê duyệt có sự thoả
thuận của Nhà thầu.
2. Các công trình phụ trợ và lán trại được thực hiện theo hình thức khoán gọn. Việc
thực hiện giám sát và nghiệm thu các công trình phù trợ và lán trại được tiến hành
theo các điều khoản qui định riêng, không nằm trong các qui định của bản Chỉ dẫn
kỹ thuật này.
3. Việc xây dựng các công trình phụ trợ và lán trại phải phù hợp với thiết kế qui
hoạch Tổng mặt bằng thi công công trình được duyệt.
4. Khi hoàn thành công trình, toàn bộ các công trình tạm do Nhà thầu xây dựng,
ngoại trừ những phần được chỉ định và hướng dẫn riêng, sẽ được dỡ bỏ khỏi hiện

Phần II - Chương 1 II-1-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

trường. Nhà thầu phải đảm bảo an toàn cho các khu vực ảnh hưởng của công trình
tạm, khôi phục lại thoát nước tự nhiên và trồng cây xanh phủ kín của các khu vực
này.
1.6 CẤP ĐIỆN, NƢỚC VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
1.6.1 Cấp điện, nƣớc thi công
Hệ thống điện, nước phục vụ cho các nhu cầu thi công, sinh hoạt trong công
trường sẽ do Nhà thầu thực hiện theo qui mô được duyệt và giá trị khoán gọn. Nhà
thầu phải tự đảm bảo việc cấp điện an toàn đến tất cả các phụ tải dùng điện của
Nhà thầu và tự chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn của hệ thống điện hạ thế trong
khu vực công trình.
1.6.2 Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc từ công trường ra bên ngoài cũng như trong nội bộ công trường
qua hệ thống thông tin của ngành bưu điện sẽ do Nhà thầu trực tiếp Hợp đồng với
bưu điện tỉnh Bình Định. Hệ thống thông tin nội bộ của Nhà thầu sẽ do Nhà thầu
thực hiện. Để đảm bảo phục vụ tốt công tác thi công công trình, Nhà thầu phải tổ
chức hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu vực trên công trường, bao gồm:
- Thông tin liên lạc giữa khu Nhà thầu và khu Ban QLDA và Tư vấn ở hiện trường.
- Thông tin liên lạc giữa các văn phòng của Nhà thầu với các điểm thi công trong
phạm vi của Nhà thầu.
- Thông tin liên lạc với các Nhà thầu khác ở hiện trường.
1.7 THÍ NGHIỆM VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
1. Nhà thầu sẽ phải lắp đặt các thiết bị thí nghiệm tại phòng thí nghiệm ở hiện trường
để có thể tiến hành đầy đủ các thí nghiệm theo các qui định trong Thiết kế và theo
yêu cầu của Tư vấn phù hợp với qui định của bản Chỉ dẫn kỹ thuật này. Công tác
thí nghiệm kiểm tra sẽ được thực hiện cả ở trong phòng và tại hiện trường xây lắp
phải được thực hiện ngay sau khi có yêu cầu của Tư vấn.
2. Khi có nghi ngờ về kết quả thí nghiệm của Nhà thầu, Tư vấn sẽ yêu cầu tiến hành
thí nghiệm kiểm tra đối chứng. Tư vấn sẽ là người đưa ra các kết luận cuối cùng
về kết quả thí nghiệm. Chi phí cho việc tiến hành các thí nghiệm kiểm tra đối
chứng sẽ do Chủ đầu tư chi trả. Nếu theo kết luận của Tư vấn dựa trên kết quả thí
nghiệm kiểm tra đối chứng cho thấy Nhà thầu có những sai sót về kỹ thuật thì mọi
chi phí cho công tác thí nghiệm kiểm tra đối chứng cũng như cho việc sửa chữa
những sai sót theo kết luận của Tư vấn sẽ do Nhà thầu chi trả.
1.8 CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CỦA NHÀ THẦU
1.8.1 Phạm vi công việc
1. Chủ đầu tư sẽ giao cho Nhà thầu tại thực địa và trong phòng các nội dung sau:
- Các loại bản đồ địa hình sử dụng trong thiết kế, bao gồm cả hệ thống mốc khống
chế đo vẽ địa hình.

Phần II - Chương 1 II-1-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Các điểm tim tuyến công trình được thống kê trong thiết kế.
- Thống kê mốc tam giác thủy công khống chế toàn bộ khu vực công trình dùng để
đưa và kiểm tra tim mốc công trình.
- Các mốc cao độ chuẩn trong khu vực công trình dùng để xác định và kiểm tra cao
độ của các bộ phận công trình.
Sau khi nhận bàn giao, Nhà thầu có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản hệ thống mốc
khống chế để sử dụng trong suốt quá trình thi công công trình. Khi kết thúc xây
dựng công trình, Nhà thầu có trách nhiệm bàn giao lại hệ thống mốc khống chế
cho Chủ đầu tư.
2. Nhà thầu phải thực hiện toàn bộ công tác đo đạc địa hình để phục vụ hoàn thành
công tác. Các công tác đo đạc địa hình sẽ bao gồm nhưng không giới hạn bởi các
nội dung sau:
- Xác định biên của các hạng mục công trình (giác móng công trình).
- Xác định kích thước, cao độ của các hạng mục công trình, các bộ phận công trình.
- Đo đạc phục vụ tính toán khối lượng để lập biểu thanh toán.
- Các công tác đo đạc khác có liên quan đến công tác thi công của Nhà thầu.
Tất cả các công tác đo đạc địa hình do Nhà thầu thực hiện phải được tiến hành trên
cơ sở hệ thống mốc khống chế công trình do Chủ đầu tư giao cho Nhà thầu.
1.8.2 Vật liệu và dụng cụ
Nhà thầu sẽ cung cấp, bảo quản và vận hành các thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp
với các nhiệm vụ khác nhau và đúng với độ chính xác yêu cầu của công tác đo
đạc. Loại và độ chính xác của thiết bị đo đạc của Nhà thầu phải phù hợp với bản
chất của công tác thi công, lắp đặt và kỹ thuật thi công yêu cầu.
Tất cả thiết bị, dụng cụ, vật liệu cho công tác đo đạc phải ở trong tình trạng làm
việc tốt. Trước khi bắt đầu công tác đo đạc, thiết bị và dụng cụ đo đạc phải được
kiểm tra tình trạng làm việc và độ chính xác. Số lượng bộ thiết bị, dụng cụ đo đạc
phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiến độ xây dựng. Sự chậm trễ tiến độ thi công do
thiết bị đo đạc không đảm bảo đủ chất lượng, số lượng hoặc trình độ chuyên môn
của nhân viên thực hiện đo đạc không đảm bảo yêu cầu sẽ thuộc trách nhiệm của
Nhà thầu.
1.8.3 Thực hiện công tác đo đạc
1. Tất cả các công tác đo đạc sẽ được ghi chép lên bản đồ và sổ hiện trường theo chỉ
dẫn và thoả thuận của Tư vấn. Ở nơi có yêu cầu, việc sản xuất bản vẽ, bản đồ sẽ là
một bộ phận công việc của Nhà thầu.
Tư vấn có quyền kiểm tra việc thực hiện công việc đo đạc, độ chính xác, các điểm
mốc và toàn bộ công tác đo đạc, các tính toán cũng như sự phù hợp với thiết kế.

Phần II - Chương 1 II-1-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Nhà thầu sẽ bảo quản, duy trì các ghi chép chuyên môn của tất cả các đo đạc hiện
trường, các tính toán có liên quan, các bản viết tay, bản vẽ, bản đồ ... và sẵn sàng
trình Tư vấn khi có yêu cầu. Nếu theo ý kiến của Tư vấn, công tác đo đạc (tại hiện
trường và trong phòng) thiếu hoặc không chính xác thì các công việc có liên quan
phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
2. Các điểm mốc cơ sở và mốc khống chế bổ sung do Nhà thầu lập để tạo thuận lợi
cho công tác thi công của Nhà thầu phải có chất lượng độ bền tương ứng với mốc
hiện có và đáp ứng được độ chính xác yêu cầu. Tuy nhiên, cơ sở để xem xét các số
liệu đo đạc, kết quả đo đạc... vẫn dựa trên các hệ thống mốc khống chế mà Chủ
đầu tư đã giao cho Nhà thầu.
3. Đo vẽ các mặt cắt sau khi đào và mặt cắt cuối cùng
Nhà thầu sẽ đo đạc toàn bộ mặt cắt đào và mặt cắt cuối cùng nhằm ghi lại các chi
tiết để thi công và để xác minh khối lượng công tác đã thực hiện trong các trường
hợp sau:
- Khi hoàn thành công tác đào trước khi bắt đầu đắp, đổ bêtông hoặc công tác khác.
- Khi hoàn thành công tác đắp, đổ bêtông hoặc công tác khác.
Các số liệu thu được sẽ được Nhà thầu đưa vào bản vẽ hoàn công. Thông thường
các vị trí đo mặt cắt trùng với các mặt cắt được chỉ ra trong thiết kế. Tuy nhiên, tại
những khu vực đặc biệt, theo yêu cầu của Tư vấn, Nhà thầu phải thực hiện đo vẽ
các mặt cắt hoàn công ngoài các mặt cắt đã được chỉ ra trong thiết kế.
4. Độ chính xác yêu cầu và sai số cho phép
a. Độ chính xác yêu cầu
Độ chính xác yêu cầu của công tác đo đạc cho phép các sai số như sau :
- Khống chế tam giác
+ Độ sai số khép kín trung bình không quá : 5s.
+ Độ sai số khép kín lớn nhất không quá : 10s.
- Đường chuyền
+ Sai số khép kín cho phép : 1/3000.
+ Sai số khoảng cách cho phép : 1/5000.
- Thủy chuẩn
+ Sai số cho phép trên 1km : 10mm.
+ Sai số khép kín cho phép khi thực hiện đo đi - về : 10 S (mm) (S là
khoảng cách cộng dồn của các đoạn đo thủy chuẩn tính bằng km).
b. Sai số cho phép
Các sai số cho phép sẽ là trị số lớn nhất cho phép lệch với kích thước, cao độ tim
tuyến, vị trí ... được nêu trên bản vẽ thiết kế của công trình hoặc bộ phận công
Phần II - Chương 1 II-1-5
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

trình. Ngoài ra, bề mặt bên trong như các bộ phận cơ khí, mặt bêtông sẽ được sửa
hoàn thiện và cũng phải đáp ứng các sai số cho phép yêu cầu của thiết kế cơ khí
hoặc công trình tương ứng.
Các sai số cho phép áp dụng đối với các loại công tác cụ thể sẽ được thể hiện
trong các chương trong Tập Chỉ dẫn kỹ thuật tổ chức xây dựng nhà máy này.
Ngoài ra:
Các công trình thoát nước hở: Sai số cho phép tối đa về cao độ đáy của công trình
thoát nước hở, trong đó bao gồm cả rãnh thoát nước, hố thu nước so với cao độ qui định
là  35mm nhưng không cho phép độ dốc ngược ở bất kỳ vị trí nào.
Các công trình thoát nước ngầm: Các sai số cho phép tối đa về cao độ đáy của
cống ngầm, trong đó bao gồm cả rãnh, cống, đường ống... so với cao độ qui định là 
25mm nhưng không cho phép độ dốc ngược ở bất kỳ vị trí nào.

Phần II - Chương 1 II-1-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT, ĐÁ HỞ

2.1 TỔNG QUAN


2.1.1 Phạm vi công việc
Nhà thầu sẽ tiến hành công tác đào đất đá công trình tại các khu vực được qui định
trong Thiết kế.
2.1.2 Thoả thuận bản vẽ biện pháp thi công chi tiết
Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công đào đất đá cho từng khu vực thi
công. Các bản vẽ phải thể hiện chi tiết trình tự công tác đào dự kiến cùng với các
dữ liệu thích hợp cho những giai đoạn đào tại mỗi khu vực công trình. Trong kế
hoạch đào dự kiến phải đề cập chi tiết về việc thải vật liệu đào từ hố móng, tiêu
thoát nước trong khu vực đào.
Các bản vẽ biện pháp thi công đào đất đá phải được Tư vấn thoả thuận trước khi
triển khai thi công.
2.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN
- TCVN 4447-2012 - Công tác đất - thi công và nghiệm thu.
- TCVN 9161: 2012 - Công trình thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Phương pháp
thiết kế, thi công và nghiệm thu.
2.3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
2.3.1 Quy định chung về bãi thải và công tác thải đất đá
- Đất đá đào được chuyển ra bãi thải đã chỉ ra trong tổng mặt bằng thi công hoặc
theo vị trí yêu cầu Tư vấn được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Trước khi thải đất vào các bãi thải, các bãi thải cần phải được phát quang đến gốc
cây, cho phép gốc cây để lại cách mặt đất 0.5m.
- Các cây sau khi phát quang phải được đưa ra khỏi bãi thải hoặc đốt hết tại chỗ
(nhưng phải đảm bảo môi trường xung quanh và tuyệt đối không để lan ra làm
cháy rừng).
- Tại các bãi thải, đất đá được thải dần từ dưới lên trên tạo thành mặt bằng bãi thải
và nâng dần cao độ mặt bãi thải. Tại bãi thải phải bố trí máy ủi để san đất đá ở bãi
thải. Không được đổ đất đá vào bãi thải theo hình thức đổ từ trên xuống dưới.
- Các mái dốc tự nhiên có độ dốc lớn hơn mái 1:2 cần phải đào tạo thành các bậc có
chiều rộng từ 1m đến 3m để đảm bảo ổn định mái sau khi thải đất.
- Để đảm bảo ổn định cho mái dốc tự nhiên và bãi thải, trong khi thải ưu tiên phần
tiếp giáp với mái tự nhiên được thải lớp đá phong hoá có chiều dày tối thiểu 2m để
làm tầng thoát nước ngầm cho mái dốc.
- Khi san các bãi thải tại các vùng có khe suối (tụ thuỷ) thì phải đào các rãnh để
thoát nước mặt trong mùa mưa, để tránh hiện tượng sụt sạt các bãi thải.
- Khi thải đất đá ưu tiên thải đá ở mặt ngoài của bãi thải để chống hiện tượng chảy
trôi trong mùa mưa.
Phần II - Chương 2 II-2-1
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Bề mặt ngoài của bãi thải cần được tạo phẳng để không tạo thành các tụ thuỷ tập
trung nước mặt gây ra hiện tượng sạt trong mùa mưa.
- Khi kết thúc xây dựng công trình các bãi thải sẽ được trồng lại cây xanh để đảm
bảo môi trường.
2.3.2 Hạn chế ảnh hƣởng ngoài phạm vi đào
Việc thiết kế biện pháp tổ chức thi công đào đất đá cần phải hạn chế đến mức tối
đa những tác động đến các khu vực ngoài phạm vi hố móng công trình để giảm
thiểu tác động đến môi trường, giữ ổn định tự nhiên của các sườn dốc và công
trình lân cận như nhà cửa, kênh mương thủy lợi, cống thủy lợi, đập thủy lợi…
Tất cả các mái đào đất sau khi được bạt sửa theo đúng độ dốc thiết kế cần sớm
được bảo vệ bằng các biện pháp gia cố như hồ sơ thiết kế để tránh xói lở, sạt trượt
bề mặt. Tại các mái đào là đá phong hoá được bảo vệ theo thiết kế công trình. Các
công tác gia cố bảo vệ mái được tiến hành song song với quá trình đào. Trên bề
mặt các cơ đào sẽ xây các rãnh tập trung nước trên cơ đào, ngoài mục đích bảo vệ
bề mặt mái đào còn để tạo cảnh quan chung cho toàn bộ công trình.
2.3.3 Tiêu thoát nƣớc trong quá trình đào
Việc tiêu thoát nước trong quá trình đào đất đá cần phải được đề cập đến trong
thiết kế biện pháp tổ chức thi công để đảm bảo an toàn cho các mái đào khi chưa
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát nước và bảo vệ bề mặt mái đào.
2.3.4 An toàn trong thi công
Trong hồ sơ lập biện pháp tổ chức thi công đào đất đá phải đề cập đến các biện
pháp đảm bảo an toàn trong thi công theo các qui định hiện hành. Nhà thầu tự chịu
trách nhiệm về an toàn trong thi công, không phụ thuộc vào việc có thoả thuận của
Tư vấn đối với các bản vẽ thi công đào đất đá do Nhà thầu lập.
2.3.5 Giới hạn phạm vi đào
Công tác đào đất đá phải được thực hiện theo hình thức, đường biên, độ dốc, các
cấp bậc như trong bản vẽ Thiết kế. Trong giới hạn đào, toàn bộ đất đá long rời có
thể gây trượt phải chuyển ra khỏi khu vực giới hạn đào.
Mặt bằng bãi cẩu và bãi chứa thiết bị phải đảm bảo: bãi chứa Nacelle và các đoạn
cột tuabin, bãi làm việc cẩu chính, bãi tập kết cánh tuabin, bãi lắp rắp cần cẩu,...
2.3.6 Các sai số cho phép trong công tác đào
Các sai số cho phép trong công tác đào qui định đối với từng khu vực như sau:
- Tại bất kỳ mặt cắt kiểm tra (dọc, ngang) của các mái đất, mái đá không phải là mặt
đáy của công trình bê tông, chỉ cho phép sai số đào so với đường biên đào trên bản
vẽ là: ±30cm đối với mái đất và ±20cm đối với mái đá.

Phần II - Chương 2 II-2-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Tại bất kỳ mặt cắt kiểm tra (dọc, ngang) của mặt đào (mái và đáy) của kênh dẫn
vào, kênh xả, chỉ cho phép sai số đào so với đường biên đào trên bản vẽ là:
±15cm.
- Tại các mặt đá đào (mái và đáy) là mặt sẽ đổ bê tông lên hoặc tựa vào phải được
đào theo đường biên vẽ trên bản vẽ thiết kế, sai số đào so với đường biên đào trên
bản vẽ là: ±5cm. Các điểm đào đá vượt quá đường biên đào phải được lấp lại
bằng bêtông. Cho phép có các mỏm đá nhô cao khỏi đường biên đào nhưng không
quá 2 mỏm trên mỗi mét vuông bề mặt và độ nhô cao của các mỏm đá khỏi đường
biên đào không được quá 15cm nhưng không được ảnh hưởng đến yêu cầu lắp đặt
cốt thép theo thiết kế.
2.3.7 Làm sạch bề mặt đào
- Bề mặt đào phải được dọn sạch, làm phẳng các mép gờ và chuyển toàn bộ sản
phẩm đào thải ra khỏi bề mặt đào, làm khô nước trước bề mặt;
- Bề mặt nền móng cho kết cấu bêtông phải được dọn sạch đá long rời, đá vỡ vụn
trong các khe nứt, đất, cát, bùn, các dính bám khác, rửa sạch, làm ráo nước.
2.3.8 Nghiệm thu công tác đào đất đá
Việc nghiệm thu các khối lượng công tác đào đất đá được thực hiện theo các quy
định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các thoả thuận trong
Hợp đồng.
2.4 YÊU CẦU KỸ THUẬT BÃI THI CÔNG
Kết cấu bãi thi công và các phân vùng
- Khu vực bãi thi công bao gồm vùng bãi cẩu và các vùng bãi lưu giữ thiết bị tua bin
gió. Trong vùng bãi cẩu làm việc, điều quan trọng nhất là đạt được sức chịu tải cho
phép đối với cần cẩu chính, do đó việc sử dụng đá dăm không quá quan trọng như
đối với hạng mục đường. Đá dăm được sử dụng khi vật liệu nền bãi cẩu không tạo
được độ dốc tối đa.
- Các bộ phận thiết bị của tua bin gió sẽ được đặt trong bãi lưu giữ, để thuận tiện
cho cần cẩu thi công lắp đặt.
- Tránh việc lắp đặt đường dây điện cao thế và mạng lưới thông tin liên lạc băng
qua bãi thi công. Nếu không khỏi điều này, hệ thống mạng lưới đặt trong các ống,
các ống này sẽ bọc bê tông với chiều dày tối thiểu là 5cm.
- Trên bãi thi công, đặc biệt là trong khu vực làm việc của cần cẩu, cao độ đỉnh của
lớp đất nền phải cao hơn mực nước ngầm lớn nhất.
- Trường hợp đất yếu (đất sét,…) được sử dụng để đắp vì không thể sử dụng vật liệu
đắp khác ở những khu vực không thể thoát nước, thì phải sử dụng vải địa kỹ thuật
hoặc các vật liệu tương tự. Nếu đất nền của bãi thi công là đất yếu thì phải trải vải
địa kỹ thuật hoặc các vật liệu tương tự.
- Mô-đun đàn hồi lớp đất nền của bãi cẩu và các bãi lưu giữ thiết bị, sẽ được đo từ
mô-đun chịu nén của chu kỳ thứ hai thí nghiệm bàn nén hiện trường theo tiêu
chuẩn DIN 18134 (hoặc tiêu chuẩn NLT-357), và trong mọi trường hợp, kết quả

Phần II - Chương 2 II-2-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

phải nhỏ hơn Ev2 = 60 MPa. Độ đầm chặt của các lớp vật liệu lớp nền phải đảm
bảo dung trọng khô không được nhỏ hơn 95% độ đầm chặt đạt được trong phòng
thí nghiệm.
- Mô-đun đàn hồi của bề mặt hoàn thiện bãi thi công phải được đo dựa trên mô-đun
chịu nén của chu kỳ thứ hai thí nghiệm bàn nén hiện trường theo tiêu chuẩn DIN
18134 (hoặc theo tiêu chuẩn NLT-357) và kết quả không được nhỏ hơn Ev2 = 120
MPa. Tương tự, mối quan hệ giữa chu kỳ tải thứ nhất và thứ hai phải nhỏ hơn 2,5.
Khả năng chịu tải của bãi thi công
Khả năng chịu tải (kg/cm2)
Bãi cẩu làm việc Bãi lƣu giữ thiết bị Bãi lắp cần trục
Tiêu chuẩn SRGE 2 2 2
Không sử dụng tấm
3 2 2
lót cho cẩu
- Bãi cẩu phải có khả năng chịu tải là 2kg/cm2. Mặt bằng rộng 30m2 phải đặt 6 tấm
lót cẩu (5mx1m) dưới mỗi chân cẩu hoặc bánh xích cẩu.
- Nếu không sử dụng tấm lót cần cẩu, khả năng chịu tải cần thiết sẽ là 3kg/cm2.
- Việc cung cấp tấm lót cần cẩu có thể không nằm trong phạm vi của SGRE, theo đó
nếu lựa chọn sử dụng tấm lót cẩu, bên Nhà thầu sẽ phải chịu chi phí.
- Độ đầm chặt sao cho dung trọng khô sau khi đầm nén là 95% Proctor tiêu chuẩn
hoặc cao hơn. Khi cần thiết, sử dụng cấp phối đá dăm dày 30cm và độ đầm chặt
đạt đến 98% Proctor hiệu chỉnh.
- Khu vực lưu trữ thiết bị, phải có khả năng chịu tải ít nhất là 2kg/cm2 (khoảng
0,2MPa). Độ đầm chặt của lớp vật liệu nền phải đạt yêu cầu, để vật liệu nền bãi
thỏa mãn về khả năng chịu tải. Nếu bãi lưu trữ thiết bị đạt được điều đó, thì không
cần lớp đá dăm.
- Vật liệu đắp sẽ được đầm chặt tại bãi thi công và bãi lưu trữ, thành các lớp với độ
dày tối đa là 30cm để đảm bảo hiệu quả làm việc của phương tiện máy móc dọc
toàn bộ khu vực bãi.
- Trước khi các phương tiện vận chuyển và cần cẩu làm việc, khu vực bãi thi công
phải được SGRE nghiệm thu.
Độ dốc
Độ dốc (%)
Bãi cẩu làm việc Bãi lƣu giữ thiết bị
Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất
3 (Với cần cẩu bánh xích khổ hẹp 0,2 2,0 0,2
hoặc cẩu bánh hơi)
0,5 (Cần cẩu bánh xích khổ rộng)
- Độ dốc tối thiểu trong khu vực bãi cẩu và khu vực lưu trữ thiết bị là 0,2% để thoát
nước bề mặt; Các khu vực lõm có thể tạo thành vũng đọng và vật liệu sẽ bị trôi
dưới tải trọng lớn, điều này không được phép. Hơn nữa, hãy chú ý bề mặt nền bãi
cẩu hoặc bãi lưu trữ thiết bị không được thoát nước ra đường vào bãi.
Phần II - Chương 2 II-2-4
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Kích thước bãi thi công


- Trong tất cả các bãi thi công, cần có thêm 2 khu vực diện tích 12,2mx18m và
12,2mx16m để chứa các container và các vật liệu khác. Các khu vực này phải gần
bãi. Chúng có thể được định vị dọc theo nền móng với điều kiện chúng vẫn có thể
tiếp cận để dọn bỏ vật liệu bằng cần cẩu xe tải hoặc xe nâng.
- Kích thước của các khu vực làm việc của xe và cần cẩu cũng như các khu vực lưu
trữ chắc chắn xác định cấu hình của thiết bị được sử dụng để lắp ráp. Vì lý do này,
phần này cũng xác định một số điều kiện tiêu chuẩn hoặc thông thường được sử
dụng để xác định giá chung cũng như các trường hợp ngoại lệ có liên quan.
- Khoảng cách lớn nhất từ tâm vòng đến đầu bề mặt có thể sử dụng của bãi thi công
sẽ là 5m. (Có thể nghiên cứu từng trường hợp cụ thể).
- Bãi thi công và cổ móng bê tông phải có cùng độ cao nếu như có thể. Nếu các yêu
cầu thi công đòi hỏi cao độ phần bệ móng khác với cao độ bãi thi công, thì nó
không được cao hơn cao độ bãi thi công. Nó có thể thấp hơn với sự chấp thuận của
SGRE. (Lưu ý: Nếu chọn nâng cao móng vì lý do thiết kế, chiều cao của nó so với
nền bãi thi công phải là coi như chiều cao của trụ tháp).
- Các bãi thi công nằm trung gian tiếp giáp với đường, nhưng ở cao độ khác, phải có
lối ra vào sân bãi thi công riêng biệt. Nếu không, chúng phải là nền bãi thi công
nằm ở cuối đường.
- Đối với các bãi thi công nằm cuối đường, móng nên nằm cuối bãi thi công, tránh
trường hợp móng nằm ở đầu lối vào bãi thi công.
- Bãi thi công và đường phải có cùng cao độ.
Yêu cầu về lắp đặt cẩu chính
T102.5 m
Bánh Cần cẩu Khu vực lắp ráp và tháo rời
lốp trên mỗi bãi thi công
Cần cẩu Khu vực lắp ráp và tháo rời
khổ hẹp trên mỗi bãi thi công
Cần cẩu Khu vực lắp ráp ở đầu và cuối
khổ rộng của Trang trại gió hoặc mỗi
nhánh
Kích thƣớc Dài 126m x Rộng 3m
Nếu có nhiều nhánh cách xa nhau, phải chuẩn bị khu vực để lắp ráp và tháo rời
cần cẩu chính ở đầu và cuối của mỗi nhánh trang trại gió hoặc trên mỗi bãi thi công tùy
thuộc vào loại cần trục được sử dụng.
Hình dạng và khu vực lắp ráp cần của xe cẩu có thể thay đổi tùy theo loại cần cẩu
được sử dụng.
Nếu độ dốc rất lớn, đường dây điện, v.v., có thể cần nhiều khu vực lắp ráp và tháo
rời cần của xe cẩu chính tại mỗi bãi thi công.
Diện tích này phải có chiều dài tối thiểu như sau:

Phần II - Chương 2 II-2-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Trụ cao 102.5 m: Chiều cao trụ+19 m và chiều rộng tối thiểu 3 m, với hai khu vực
diện tích 6mx6m (tùy thuộc vào cần cẩu, vị trí của cần cẩu và hình dạng cần).
Khu vực không có thảm thực vật, bằng phẳng và được đầm chặt với diện tích là
8mx12m, cách nhau 24 m dọc theo cần để lắp ráp:

Khu vực này bằng phẳng và độ dốc bất kỳ phải hướng lên (theo hướng mà cần tiến
lên). Nếu độ dốc ngược lại hướng đi xuống, điều kiện lắp ráp cần sẽ phức tạp hơn, làm
tăng phương tiện cần cẩu để lắp ráp.
Hơn nữa, đất nền để lắp ráp và tháo rời cần, bao gồm cả các khu vực cần cẩu phụ,
phải có khả năng chịu tải trên toàn bộ khu vực ở cấp độ làm việc là 2 kg/cm2 (khoảng 0,2
MPa).
Các khu vực lắp và tháo cẩu chính phải nằm cạnh bãi thi công nhưng không chồng
lấn bãi thi công. Hơn nữa, chúng được bố trí song song với đường nội bộ đi vào bãi thi
công, nhưng không chồng lên nhau, để tránh phạm đường nội bộ nhà máy trong trường
hợp khẩn cấp.
An toàn hành lang lưới điện
Luật và Quy định có hiệu lực ở mỗi quốc gia phải được tính đến khi các đường
dây điện cao thế và điện áp thấp đi qua đường nội bộ nhà máy hoặc đường vào nhà máy.
Tham khảo khoảng cách tối thiểu cho các khu vực làm việc:
Thiết kế bãi cẩu và bãi lưu trữ thiết bị
Khoảng cách tối thiểu của khu vực làm việc
Un DPEL-1 DPEL-1 DPROX-1 DPROX-2
<=1 50 50 70 300
3 62 52 112 300
6 62 53 112 300
10 65 55 115 300
15 66 57 116 300
20 72 60 122 300
30 82 66 132 300
45 98 73 148 300
Phần II - Chương 2 II-2-6
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Khoảng cách tối thiểu của khu vực làm việc


Un DPEL-1 DPEL-1 DPROX-1 DPROX-2
66 120 85 170 300
110 160 100 210 500
132 180 110 330 500
220 260 160 410 500
380 390 250 540 700
(*) Khoảng cách cho đường điện trung thế sẽ được tính toán bằng nội suy tuyến tính.
Trong đó:
Un: Điện áp định mức lắp đặt.
DPEL-1: Khoảng cách đến giới hạn ngoài của khu nguy hiểm, nơi có nguy cơ xảy
ra ứng suất điện áp do sét (cm).
DPEL-2: Khoảng cách đến giới hạn ngoài của vùng nguy hiểm, khi không có nguy
cơ quá áp do sét (cm).
DPROX-1: Khoảng cách đến giới hạn bên ngoài của khu vực nguy hiểm, nơi bất cứ
khi nào có thể đánh dấu khu vực làm việc một cách chính xác và kiểm soát không vượt
quá giới hạn này trong quá trình thực hiện công việc (cm).
DPROX-2: Khoảng cách đến giới hạn bên ngoài của khu vực nguy hiểm, nơi bất cứ
khi nào không thể đánh dấu khu vực làm việc một cách chính xác và kiểm soát không
vượt quá giới hạn này trong quá trình thực hiện công việc (cm).
Thiết kế bãi thi công
Kích thước bãi thi công nằm giữa. Tổng lưu trữ. Lắp đặt trong 1 giai đoạn

Phần II - Chương 2 II-2-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Kích thước bãi thi công nằm giữa. Lưu trữ một phần. Lắp ráp trong 2 giai đoạn

Kích thước bãi thi công nằm giữa. Lắp ráp trong thời gian ngắn

Phần II - Chương 2 II-2-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Kích thước của bãi thi công nằm cuối đường. Tổng lưu trữ. Lắp ráp trong 1 giai
đoạn

Kích thước của bãi thi công nằm cuối đường. Lưu trữ một phần. Lắp ráp trong 2
giai đoạn

Phần II - Chương 2 II-2-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Kích thước của bãi thi công nằm cuối đường. Lưu trữ một phần. Lắp ráp thời gian
ngắn

2.5 CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT


2.5.1 Bảo vệ bề mặt đào
Để tránh tình trạng bề mặt đào bị xốp, xói mòn, sạt lở và các hư hỏng khác. Nhà
thầu phải có biện pháp bảo vệ mái và được Tư vấn chấp thuận.
2.5.2 Hệ thống thoát nƣớc mƣa trên mái và thoát nƣớc ngầm trên bề mặt hố móng
Các mái đào đất sau khi được nghiệm thu bề mặt sẽ được gia cố theo thiết kế để
bảo vệ bề mặt mái đào. Công tác xây dựng hệ thống thoát nước mưa và gia cố trên
mái cần được thực hiện ngay sau khi hoàn thành tầng đào giữa các cơ.
Đối với các móng trụ gió có móng là nền đất và có tồn tại mực nước ngầm, trong
quá trình đào đất hố móng nhà thầu phải có biện pháp tạo rãnh thoát nước xung
quanh móng để đảm bảo bề mặt hố móng khô ráo trước khi đổ các vật liệu cố định
lên.

Phần II - Chương 2 II-2-10


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.5.3 Khối lƣợng đào vƣợt quá đƣờng biên đào


- Các khối lượng đào vượt quá đường biên thiết kế sẽ không được chấp nhận thanh
toán ngoại trừ khối lượng đào vượt quá đường biên thiết kế do địa chất.
2.5.4 Lƣu ý
- Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã nêu khi thực hiện công tác đào đất còn phải tuân thủ
các yêu cầu khác có liên quan của công tác bê tông hoặc công tác lắp đặt thiết bị
(nếu có) của nhà thầu cung cấp thiết bị
2.6 CÔNG TÁC ĐÀO ĐÁ
2.6.1 Đào đá
- Các phương pháp đào đá phải được thiết kế biện pháp tổ chức thi công sao cho
đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Giảm tối đa việc làm nứt và phá vỡ kết cấu nền, mái hố móng.
+ Khối lượng đào lẹm đá không được vượt quá giới hạn kỹ thuật cho phép nêu
trong mục 2.3.6.
- Khoan nổ với đường kính lỗ khoan từ Ø105 mm trở xuống, cho phù hợp với từng
vị trí hố móng. Điều chỉnh lượng thuốc nổ cho từng đợt nổ hợp lý khi khu vực nổ
gần biên đào thiết kế để hạn chế hư hại cho biên hố móng.
- Lớp đá cách đáy móng kết cấu bê tông ≤0,3m, tiến hành đào với phương pháp phù
hợp để tránh đào lẹm và bảo vệ biên đào hố móng, hạn chế hư hại cho hố móng.
- Phần hố móng của hệ thống cáp ngầm dưới đáy Móng trụ tiến hành đào với
phương pháp phù hợp để tránh đào lẹm và bảo vệ biên đào hố móng, hạn chế hư
hại cho hố móng.
- Vệ sinh mặt đào trước khi đổ bê tông. Phạm vi là phần diện tích đáy của móng kết
cấu bê tông.
2.6.2 Xử lý các đứt gãy, khe nứt
- Các đứt gãy, khe nứt trên mặt đá sau khi đào là nền công trình bêtông phải được
đào mở rộng để tạo mái có độ dốc 4:1 hoặc thoải hơn dọc theo khe nứt, đứt gãy,
cạy dọn hết đá lòng rời đến độ sâu không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng đứt gãy, khe
nứt. Sau khi cạy dọn, các khe nứt, đứt gãy được lấp đầy bằng bêtông đến cao độ
mặt nền thiết kế.
2.6.3 Khối lƣợng đá đào vƣợt quá đƣờng biên đào
- Các khối lượng đào đá vượt quá đường biên đào thiết kế sẽ không được chấp nhận
thanh toán (trừ trường hợp do yếu tố địa chất).
- Tại các bề mặt đá sau khi đào là nền công trình bê tông, phần đá đào vượt quá
đường biên đào trong thiết kế phải được bù bằng bê tông. Bê tông bù phải có cùng
mác thiết kế với bê tông của kết cấu phía trên của nền đá.

Phần II - Chương 2 II-2-11


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

2.6.4 Lƣu ý
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã nêu khi thực hiện công tác đào đá còn phải tuân thủ
các yêu cầu khác có liên quan của công tác bê tông hoặc công tác lắp đặt thiết bị (nếu có)
của nhà cung cấp thiết bị

Phần II - Chương 2 II-2-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC ĐẮP ĐÁ GIA CỐ NỀN MÓNG TRỤ GIÓ

3.1 TỔNG QUÁT


3.1.1 Phạm vi công việc
Công tác đắp đá gia cố nền móng trụ gió được thực hiện trong các khu vực được
quy định trong thiết kế hoặc theo yêu cầu của Tư vấn, bao gồm nhưng không hạn
chế ở khu vực sau: Đắp đá cấp phối đá dăm làm vật liệu thay thế dưới đáy móng
trụ gió để gia cố nền tại các móng trụ gió quy định trong thiết kế.
3.1.1. Lập và thoả thuận thiết kế chi tiết
Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công cho công tác đắp để Tư vấn thoả
thuận.
3.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN
- TCVN 8859 : 2011 “Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu nền đường ô tô -
Vật liệu, thi công và nghiệm thu”
- TCVN 9504:2012 “Lớp kết cấu áo đường đá dăm nước – Thi công và nghiệm thu”
- TCVN 8861:2011 “Xác định mô đun đàn hồi nền, mặt đường bằng tấm ép cứng”
- Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 346 – 06 “Quy trình thí nghiệm Xác định độ chặt nền,
móng đường bằng phễu rót cát”
3.3 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
3.3.1. Vật liệu
Vật liệu để đắp được quy định cụ thể cho từng khu vực đắp như sau:
- Đá đắp:
+ Đối với lớp đệm, sử dụng vật liệu cấp phối đá dăm liên tục Dmax = 90mm. Thành
phần hạt áp dụng theo TCVN 9504:2012 là cốt liệu thô dùng cho lớp đá dăm
nước được quy định như sau:

Độ dày đầm Kích thƣớc


Kích cỡ đá, Phần trăm lọt sàng
nén 1 lớp, lỗ sàng Phạm vi sử dụng
mm theo khối lƣợng, %
cm vuông

100 100

90 90 ÷ 100
Lớp đệm móng
90 ÷ 63 15 (18) 75 35 ÷ 70
trụ gió
63 0 ÷ 15

37,5 0÷5

Phần II - Chương 3 II-3-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Đối với lớp chuyển tiếp chiều dày 0,3m sử dụng vật liệu cấp phối đá dăm theo
TCVN 8859 : 2011, cỡ hạt định danh Dmax = 37,5mm. Thành phần hạt được quy
định như sau:
Tỷ lệ lọt sàng, % theo khối lƣợng
Kích cỡ mắt sàng vuông, mm
CPĐD có cỡ hạt danh định Dmax = 37,5 mm
50 100

37,5 95 ÷ 100

25 -

19 58 ÷ 78

9,5 39 ÷ 59

4,75 24 ÷ 39

2,36 15 ÷ 30

0,425 7 ÷ 19

0,075 2 ÷ 12
- Đá khai thác hoặc mua từ các mỏ đá lân cận, các loại đá gốc được sử dụng để
nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có cường độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa
3.3.2. Thiết bị
- Vận chuyển đất sử dụng ô tô tự đổ
- San đá tại vị trí đắp sử dụng máy ủi, máy san hoặc bằng thủ công tại những khu
vực không thi công được bằng cơ giới.
- Đầm đá sử dụng các thiết bị lu nhẹ 5T đến 6T để lèn xếp cho giai đoạn đầu, thiết
bị lu bánh sắt 10T đến 12T để lu lèn cho giai đoạn lèn chặt. Tại những khu vực
không sử dụng được thiết bị đầm cơ giới phải sử dụng các máy đầm cầm tay.
- Tưới nước dùng xe phun nước và thiết bị tưới nước cầm tay.
3.4 THỰC HIỆN
3.4.1. Công tác chuẩn bị
- Vật liệu đá dăm vận chuyển đến vị trí tập kết tại công trường
- Nhà thầu phải tiến hành chuẩn bị bãi đầm để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý cần thiết
thí nghiệm trước khi tiến hành thi công hàng loạt.
- Công tác chuẩn bị trước khi đắp xử lý gia cố bằng vật liệu thay thế, cần thiết thực
hiện các thí nghiệm mo đuyn nền đất tự nhiên tại hiện trường cũng như bổ sung
công tác thí nghiệm trong phòng các vị trí móng đất để chuẩn xác mô duyn biến
dạng nền nhằm tối ưu công tác xử lý nền móng trước khi triển khai thi công công
tác xử lý nền.

Phần II - Chương 3 II-3-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

3.4.2. Thực hiện


- Vật liệu đá được đổ trực tiếp vào khu vực cần đắp từ xe ô tô tự đổ. Chiều cao lớn
nhất của vật liệu từ phương tiện vận chuyển vào khu vực cần đắp không được vượt
quá 3m.
- Vật liệu trong khu vực đắp được san thành từng lớp bằng máy san với chiều dày
không vượt quá 0,18m đối với lớp đệm, 0,15m đối lớp chuyển tiếp (chia làm 2 lớp
đầm) và được đầm chặt bằng bằng máy đầm.
- Công tác đắp: Thực hiện theo TCVN9504:2012 đối với thi công lớp đệm,
TCVN8859 : 2011 đối với lớp chuyển tiếp.
3.5 KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG - NGHIỆM THU
- Trong quá trình thi công phải kiểm tra một cách có hệ thống các mặt sau đây: Việc
thực hiện theo đề án thiết kế các quy trình quy phạm hiện hành, chất lượng công
trình.
- Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên tại bãi đắp bằng cách:
- Quan sát bằng mắt.
- Lấy mẫu đá tại nơi khai thác và tại khối đắp.
- Lớp đệm sau khi đầm phải đảm bảo độ rỗng sau khi đầm yêu cầu từ 18% đến
22%, dung trọng tối thiểu  ≥2,1Tấn/m3
- Lớp chuyển tiếp dày 0,3m sau khi đắp phải đảm bảo độ chặt đầm nén Kyc  0,98,
dung trọng tối thiểu  ≥2,1Tấn/m3. Việc thí nghiệm độ chặt đầm nén thực hiện
theo 22 TCN 346 – 06.
- Modul biến dạng của khối đắp tối thiểu Eo ≥ 20Mpa, Công tác thí nghiệm kiểm tra
thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06 và TCVN 8861:2011 “Xác định
mô đun đàn hồi nền, mặt đường bằng tấm ép cứng”
- Sức chịu tải của khối đắp R ≥ 0,2MPa, góc nội ma sát của vật liệu φ ≥ 30˚.
- Tần suất thí nghiệm đối với lớp đệm: Tương ứng sau 6 lớp đầm (mỗi lớp đầm
0,18m, 6 lớp đầm tương đương 1,08m) tiến hành 01 đợt thí nghiệm, mỗi đợt thí
nghiệm bố trí 02 vị trí đối xứng trên toàn bộ diện tích móng để tiến hành thí
nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu.
- Tần suất thí nghiệm đối với lớp chuyển tiếp: Sau thi hoàn thành 2 lớp đầm (mỗi
lớp đầm 0,15m, 2 lớp đầm tương đương 0,3m) tiến hành 01 đợt thí nghiệm, mỗi
đợt thí nghiệm bố trí 02 vị trí đối xứng trên toàn bộ diện tích móng để tiến hành thí
nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu.
3.6 LƢU Ý
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã nêu khi thực hiện công tác đắp đá gia cố nền móng trụ gió
còn phải tuân thủ các yêu cầu khác có liên quan của công tác bê tông hoặc công tác lắp
đặt thiết bị (nếu có) của nhà cung cấp thiết bị.

Phần II - Chương 3 II-3-3


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC ĐẮP ĐẤT

4.1 TỔNG QUÁT


4.1.1 Phạm vi công việc
Công tác đắp đất, đá được thực hiện trong các khu vực được quy định trong thiết
kế hoặc theo yêu cầu của Tư vấn, bao gồm nhưng không hạn chế ở khu vực sau:
Đắp đất trả hố móng của móng trụ gió.
4.1.2 Lập và thoả thuận thiết kế chi tiết
Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công cho công tác đắp để Tư vấn thoả
thuận.
4.2 QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN
- TCVN 8297:2009 - Công trình thủy lợi. Đập đất. Yêu cầu kỹ thuật trong thi công
bằng phương pháp đầm nén.
- TCVN 4447-2012 - Công tác đất - thi công và nghiệm thu.
4.3 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
4.3.1 Vật liệu
Vật liệu để đắp được quy định cụ thể cho từng khu vực đắp như sau:
- Đất đắp: Sử dụng đất đào từ hố móng của móng trụ gió
Ngoài những loại vật liệu trên, tại những vị trí có yêu cầu đặc biệt, Nhà thầu có thể
phải sử dụng những vật liệu đắp khác theo yêu cầu của Tư vấn.
4.3.2 Thiết bị
- Vận chuyển đất sử dụng ô tô tự đổ.
- San đất tại vị trí đắp sử dụng máy ủi, máy san hoặc bằng thủ công tại những khu
vực không thi công được bằng cơ giới.
- Đầm đất sử dụng các thiết bị đầm nén thông thường. Tại những khu vực không sử
dụng được thiết bị đầm cơ giới phải sử dụng các máy đầm cầm tay.
4.4 THỰC HIỆN
- Vật liệu đắp được đổ trực tiếp vào khu vực cần đắp từ xe ô tô tự đổ hoặc san gạt từ
máy ủi. Chiều cao lớn nhất của vật liệu từ phương tiện vận chuyển vào khu vực
cần đắp không được vượt quá 3m.
- Vật liệu trong khu vực đắp được san thành từng lớp với chiều dày không vượt quá
0,3m và được đầm chặt bằng bằng máy đầm cầm tay. Những vị trí có chiều rộng
đắp lớn có thể sử dụng đầm bằng cơ giới chiều dày lớp đắp lên tới 0,5m.
- Công tác đắp: Máy xúc kết hợp vận chuyển bằng ô tô  12T, đất được san bằng ủi
 110CV từng lớp, đầm bằng đầm rung 25T.
- Hỗn hợp đất sau khi đầm phải đảm bảo dung trọng tối thiểu tn ≥1,8Tấn/m3.
- Tại bãi đắp quy định khối lượng công tác kiểm tra đối với đắp đất như sau: Xác
định độ chặt : 300m3 kiểm tra 1 mẫu hoặc móng trụ 1 mẫu.
Phần II - Chương 4 II-4-1
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

4.5 LƢU Ý
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã nêu khi thực hiện công tác đắp đất còn phải tuân thủ các
yêu cầu khác có liên quan của công tác bê tông hoặc công tác lắp đặt thiết bị (nếu có) của
nhà cung cấp thiết bị.

Phần II - Chương 4 II-4-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY LẮP

5.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG


Nhà thầu phải áp dụng các giải pháp phù hợp với các tiêu chuẩn và qui định của
Việt nam dưới đây để đảm bảo đạt yêu cầu an toàn lao động trong xây lắp:
Các tiêu chuẩn, qui chuẩn về an toàn lao động trọng xây lắp
- QCVN 18:2014 “An toàn trong xây dựng”.
- TCVN 3985-99 “Tiếng ồn – Mức cho phép tại các vị trí lao động”.
- QCVN 01:2008/BCT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện”.
- QCVN 06:2010 “An toàn cháy cho nhà và công trình”.
- TCVN 3255-86 “An toàn nổ - Yêu cầu chung”.
- QCVN 03:2011 “An toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn
điện”.
- TCVN 4245-86 “Qui phạm kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh trong sản xuất.
Sử dụng axêtylen, oxy để gia công kim loại”.
- TCVN 3147-90 “Qui phạm an toàn trong công tác xếp dỡ - Yêu cầu chung”.
- TCVN 2293-78 “Gia công gỗ - Yêu cầu chung về an toàn”.
- TCVN 2292-78 “Công việc sơn - Yêu cầu chung về an toàn”.
- TCVN 5178 -2004 “Qui phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ
thiên”.
- QCVN 02:2008/BCT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp”.
- QCVN 02:2015/BCT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nổ mìn điện”
- QTKĐ 09:2014 “/BLĐTBXH: “Qui trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu
áp lực”.
- TCVN 4244-2005 “Thiết bị nâng , thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật”.
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động
đối với thiết bị nâng”
Ngoài các Tiêu chuẩn và qui định nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Nhà thầu
phải lập biện pháp thi công an toàn để đảm bảo an toàn lao động trong xây lắp và
phù hợp với thiết bị thi công, thiết bị công nghệ thực tế áp dụng cho công trình.
5.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN
Công nhân trèo cao, trên cẩu… phải có chứng chỉ huấn luyện an toàn và đảm bảo
sức khoẻ.
Phần II - Chương 5 II-5-1
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi trường hợp, Nhà thầu luôn luôn là người duy
nhất tự chịu trách nhiệm về an toàn lao động trong xây lắp cho dù vấn đề này có
hay không được nêu ra trong Thiết kế hoặc chỉ dẫn của Tư vấn.
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công
trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn lien quan đến
nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công
trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên
công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có lien quan phải thường xuyên
kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi
phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi
phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về
an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động.
Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn
về an toàn lao động.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao
động, ao toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động
trên công trường.
Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên
quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toán
lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi
thường những thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo an toàn lao động gây ra.
5.3 THU DỌN, VỆ SINH SAU KHI THI CÔNG
Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn, làm sạch và hoàn trả lại mặt bằng (vỉa hè) mà
trong quá trình thi công đã bị hư hại hoặc chiếm dụng. Tất cả các máy móc, vật tư
thiết bị, các nguyên vật liệu và đất thừa còn dư trong quá trình thi công phải được
dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan chung của khu vực.
Công tác này chỉ được công nhận là hoàn tất khi được chủ đầu tư xác nhận, và phải được
hoàn tất trước ngày nghiệm thu.

Phần II - Chương 5 II-5-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 6: CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG ĐƢỜNG NỘI BỘ

6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


6.1.1 Phạm vi công việc
Các Yêu cầu kỹ thuật trong chương này liên quan đến việc thi công và nghiệm
thu đối với công tác nền đường, công trình thoát nước, móng mặt đường và hệ thống
an toàn giao thông của hạng mục Đƣờng nội bộ. Bao gồm các công tác sau:
- Đào, đắp nền đường (bao gồm các công tác bóc tầng phủ, hữu cơ, đánh cấp, ...).
- Các công tác bê tông, bê tông cốt thép đúc tại chỗ hoặc đúc sẵn (cống tròn,
cống hộp, cọc tiêu, …).
- Các lớp móng và mặt đường (bao gồm các lớp móng cấp phối đá dăm, lớp mặt
láng nhựa, lớp mặt bê tông xi măng).
- Bảo vệ mái dốc hai bên đường.
- Hệ thống an toàn giao thông.
6.1.2 Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng
6.1.2.1 Thi công và nghiệm thu
- Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu TCVN 9436:2012
- Công tác đất - Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012
- Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền
đắp trên đất yếu TCVN 9844:2013
- Lớp móng CPĐD trong kết cấu áo đường ôtô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu
TCVN 8859:2011
- Mặt đường láng nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu TCVN 8863:2011
- Quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi
măng trong xây dựng công trình giao thông được ban hành kèm theo Quyết
định số: 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
- Tổ chức thi công TCVN 4055:2012
- Tiêu chuẩn về cát xây dựng TCVN 7570:2006
- Tiêu chuẩn về đá dăm TCVN 7570:2006
- Tiêu chuẩn về xi măng pooclăng TCVN 2682:2009
- Tiêu chuẩn về nước cho bê tông và vữa trong xây dựng TCVN 4506:2012
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453:1995
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép TCVN 9115:2012
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT
- Sơn tín hiệu giao thông - Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo - Yêu cầu kỹ
thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu TCVN 8791:2011
- Và các Tiêu chuẩn quy phạm hiện hành khác có liên quan.

Phần II - Chương 6 II-6-1


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.1.2.2 Vật liệu


a. Xi măng
Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 2682:2009
Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6260:2009
b. Cốt thép cho bê tông
Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn. TCVN 1651-1:2018
Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn. TCVN 1651-2:2018
Thép cốt bê tông – Phần 3: Lưới thép hàn. TCVN 1651-3:2018
c. Cốt liệu và nước trộn cho bê tông và vữa
Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7570:2006
Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4506:2012
d. Bê tông
Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu TCVN
9340:2012
e. Nhựa đường
Bitum - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7493:2005
f. Đất đắp nền đường
Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu TCVN 9436:2012
Công tác đất - Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012
g. Vải địa kỹ thuật
Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên
đất yếu TCVN 9844:2013
h. Cấp phối đá dăm
Lớp móng CPĐD trong kết cấu áo đường ôtô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu.
TCVN 8859:2011
i. Láng nhựa.
Mặt đường láng nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu. TCVN 8863:2011
j. Biển báo hiệu
Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ TCVN 7887:2008
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

Phần II - Chương 6 II-6-2


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2 CHỈ DẪN KỸ THUẬT


6.2.1 Nền đƣờng
6.2.1.1 Phát quang và xới đất
a. Mô tả công việc
Công việc gồm các việc phát cây, dẫy cỏ, đào gốc cây, hót bỏ những mảnh vụn
kết cấu và cày xới lớp đất mặt trong khu vực công trình và khu khai thác đất theo
phạm vi đã nêu trong các bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Phạm vi giới hạn của khu
vực xây dựng công trình là phạm vi giải phóng mặt bằng do Chủ đầu tư bàn giao.
Công việc này bao gồm cả việc giữ gìn mọi cây cối hoặc các vật khác được phép giữ
lại.
b. Những yêu cầu thi công
Mặt bằng xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lấy đất, bãi trữ
đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường dây điện và các công trình phụ
trợ cho các công trình khác.
Nhà thầu phải có trách nhiệm lấp lại bằng vật liệu đắp phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật cho
những hố do đào gốc cây và những lỗ hổng sau khi di chuyển các chướng ngại vật
khác với độ đầm lèn yêu cầu (trừ những chỗ nền đường đào);
Mọi vật liệu phát quang từ công việc phát quang và xới đất phải đổ đi theo Mục
6.2.1.6 – Bố trí vật liệu thừa, đúng các vị trí đã được lựa chọn và phải được Tư vấn
giám sát chấp thuận. Không được phép đem đốt bất kỳ loại vật liệu nào.
6.2.1.2 Đào móng công trình và lấp lại
a. Mô tả công việc
Công việc trong Điều này bao gồm:
- Mọi công việc liên quan đào móng công trình cầu, cống, tường đầu, cửa ra, cửa
vào và các công trình khác;
- Phát quang và xới đất, hệ thống thoát nước, bơm nước, chống vách, việc xây
dựng các đê quai (vòng vây) nếu cần thiết;
- Việc phá bỏ các công trình tạm phục vụ thi công hố móng;
- Vận chuyển đổ đi mọi vật liệu đào móng, việc lấp lại và đầm chặt đến cao độ
thiết kế/thiên nhiên;
- Mọi công việc thi công phải phù hợp theo các quy định trong hồ sơ thiết kế thi
công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấm giám sát.
b. Các yêu cầu về thi công
Yêu cầu chung
- Trước khi thi công đào móng của bất kỳ công việc nào, Nhà thầu phải trình Tư
vấn giám sát xem xét kế hoạch thi công mà Nhà thầu đề nghị cùng với các danh
Phần II - Chương 6 II-6-3
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

mục thiết bị và bản thuyết minh các phương pháp mà Nhà thầu dự kiến áp dụng
thi công;
- Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công, việc thăm dò bổ sung (nếu cần thiết)
phục vụ việc đào móng phải được thực hiện bằng các lỗ khoan và thí nghiệm
địa chất để xác định chiều sâu cuối cùng của đáy móng. Công việc đào phải tiến
hành đào sâu đến cao độ thiết kế hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát;
- Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc duy trì dòng chảy tự nhiên và
việc đảm bảo giao thông trên mặt nước (nếu có) trong quá trình thi công. Bất kỳ
một hư hại nào xảy ra với các công việc này do quá trình thi công của mình;
- Những đất thừa và đất không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải qui định ở
Mục 6.2.1.6 – Bố trí vật liệu thừa. Không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước,
ngập úng những công trình công cộng và gây trở ngại cho thi công;
- Trong trường hợp phát hiện ra những hệ thống kỹ thuật ngầm, công trình hay di
chỉ khảo cổ, kho vũ khí, … không thấy ghi trong hồ sơ thiết kế, phải dừng ngay
lập tức công tác đào và rào ngăn khu vực đó lại. Phải báo ngay đại diện của
những cơ quan có liên quan đến thực địa để giải quyết.
Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu.
Hố móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông phải được nghiệm thu
hố móng. Các nội dung cần kiểm tra:
- Cần phải kiểm tra kích thước, cao độ, mái dốc so với thiết kế, vị trí thiết kế của
những móng nhỏ và bộ phận đặc biệt của móng, tình trạng của những phần gia
cố.
- Vị trí tuyến công trình theo mặt bằng và theo mặt đứng, kích thước công trình.
- Cao độ đáy, mép biên, độ dốc theo dọc tuyến, kích thước theo rãnh biên, vị trí
và kích thước của hệ thống tiêu nước.
- Độ dốc mái, chất lượng gia cố mái.
- Chất lượng đầm đất, độ chặt, khối lượng thể tích khô.
- Biên bản về những bộ phận công trình khuất.
6.2.1.3 Đào nền đường
a. Mô tả công việc
Phạm vi
- Đào nền đường bao gồm việc đào nền đường và đào đất để đắp từ các hố đào,
mỏ đất, thùng đấu, việc đào bỏ và vận chuyển đổ đi mọi vật liệu thừa nằm trong
giới hạn công trình. Công việc này bao gồm tất cả các công việc đào nền
đường, hệ thống thoát nước, ...
- Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành nền đường, gọt mái
taluy cần thiết cho việc chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo
đường, lề đường, mái taluy, đường giao và đường vào các mỏ vật liệu phù hợp

Phần II - Chương 6 II-6-4


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

yêu cầu kỹ thuật, chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắc ngang trên các bản
vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn
của Tư vấn giám sát.
Đào đất
- "Đào đất thông thường" bao gồm mọi công việc đào đất cấp 1, cấp 2, cấp 3
trong phạm vi nền đường và các công trình liên quan.
- "Đào đất cấp 4" bao gồm mọi công việc đào đất cấp 4 trong phạm vi nền đường
và các công trình liên quan, được Tư vấn giám sát đánh giá theo bảng phân cấp
đất đá trong định mức 1776/2007/BXD của Bộ Xây dựng.
- Khi Tư vấn giám sát yêu cầu làm các công việc như: việc xúc đi các vật liệu do
đất sụt lở mà không phải do lỗi sơ suất của Nhà thầu và việc dỡ bỏ, ... được coi
như đào thông thường.
- Khi Tư vấn giám sát yêu cầu các công việc cần làm như: đánh cấp hoặc đào
rãnh ở bên trong hoặc bên ngoài taluy đào và việc san taluy nền đào vượt quá
giới hạn ghi trong bản vẽ thi công cũng sẽ được coi như đào thông thường.
Đào đá
- "Đào đá" bao gồm việc đào vật liệu chỉ có thể thực hiện được bằng cách dùng
búa tạ và choòng, hoặc thuốc nổ hoặc búa hơi và không thể phá hủy bằng máy
ủi có trang bị hệ răng bừa hoặc máy đào công suất lớn. Cấp đá được Tư vấn
giám sát đánh giá theo bảng phân cấp đất đá trong định mức 1776/2007/BXD
của Bộ Xây dựng.
b. Các yêu cầu thi công
Thoát nước khu vực thi công.
- Trước khi đào hoặc đắp nền đường phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước,
trước hết là tiêu nước bề mặt ngăn không cho chảy vào hố móng công trình và
nền đường, phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch, ... tùy theo điều kiện
địa hình và tính chất công trình.
- Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải đảm bảo thoát
nước nhanh. Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không
được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.
- Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo
quản tốt để đảm bảo hoạt động bình thường.
Các yêu cầu thực hiện.
- Các vật liệu đào ra mà phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đều phải được dùng ở
những chỗ có thể thực hiện được để đắp nền đường, lề đường và đắp những chỗ
khác theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

Phần II - Chương 6 II-6-5


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Không một vật liệu phù hợp nào được bỏ đi mà chưa được phép bằng văn bản
của Tư vấn giám sát . Nếu vật liệu như vậy được phép đổ bỏ đi thì Nhà thầu
phải có trách nhiệm đổ sao cho bảo đảm mỹ quan và không làm hư hại cây cối,
công trình và các tài sản khác lân cận.
- Những hư hại đến nền đường và các công trình đã có và đang thi công mà do
việc không chú trọng đến việc thoát nước gây ra Nhà thầu phải có những biện
pháp tích cực trong việc sửa sang lại ngay bằng kinh phí của mình.
- Công việc đào thải được tiến hành theo tiến độ và trình tự thi công có sự phối
hợp với các giai đoạn thi công khác để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công
tác đắp nền và việc thoát nước trong mọi nơi và mọi lúc.
Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu.
- Mọi mái taluy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường, ... đều phải đúng,
chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thi công, hoặc phù
hợp với những chỉ thị khác đã được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận;
- Nhà thầu phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những
sự sai khác trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.
6.2.1.4 Đắp nền đường
a. Mô tả công việc
Phạm vi
- Công việc này bao gồm: việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vi trên đó
được đắp đất, việc rải và đầm nén vật liệu thích hợp được chấp nhận trong
phạm vi nền đường, các vị trí có vật liệu không phù hợp đã được đào bỏ, lấp và
đầm đất ở các lỗ, hố và các chỗ lõm khác trong phạm vi nền đường phù hợp với
các yêu cầu kỹ thuật và đúng với hướng tuyến, cao độ, kích thước, chiều dày và
trắc ngang tiêu chuẩn đã chỉ ra trên các bản vẽ chi tiết trong hồ sơ bản vẽ thi
công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
- Việc đắp nền đường và lấp lại các hố đào chỉ được phép sử dụng những loại vật
liệu phù hợp được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Vật liệu đất
- Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại
trong nền đắp. Lớp thảm thực vật nằm trong nền đắp phải được gạt đi hoàn toàn
bằng máy ủi hoặc máy san cho đến khi hết rễ cỏ như đã chỉ ra trong Mục
6.2.1.1 - Phát quang và xới đất.
- Vật liệu dùng để đắp nền đường là các loại vật liệu thích hợp được lấy từ các
mỏ đất quy định trong hồ sơ thiết kế, từ các khu vực nền đào, hố đào hoặc từ
các thùng đấu. Các loại đất đắp yêu cầu như sau:

Phần II - Chương 6 II-6-6


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Vật liệu được sử dụng cho lớp K95 sẽ phải được chọn lựa thuận lợi cho công
tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt tối thiểu K95 và phải phù hợp với các yêu cầu
sau:
 Giới hạn chảy:  55.
 Chỉ số dẻo:  27.
 CBR (ngâm 4 ngày):  4.
 Kích cỡ hạt lớn nhất: 90mm.
- Vật liệu được sử dụng cho lớp K95 có bề dày tối thiểu 30cm hoặc như được chỉ
ra trên mặt cắt ngang điển hình, nằm bên dưới kết cấu áo đường sẽ phải được
chọn lựa thành phần hợp lý, thuận lợi cho công tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt
tối thiểu K95 và phải phù hợp với các yêu cầu sau:
 Giới hạn chảy  40.
 Chỉ số dẻo  20.
 CBR (ngâm 4 ngày)  6.
 Kích cỡ hạt lớn nhất 90mm.
- Vật liệu đắp phải là loại có cấp phối tốt, đường cong cấp phối trơn mịn, liên tục,
được loại bỏ hết các chất độc hại, chất hữu cơ và đảm bảo độ ẩm thích hợp.
- Cấm sử dụng các loại đất sau đây cho nền đắp: Đất muối, đất có chứa nhiều
muối và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%), đất bùn, đất mùn và các
loại đất mà theo đánh giá của Tư vấn giám sát là nó không phù hợp cho sự ổn
định của nền đường sau này;
- Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) chỉ được dùng ở những nơi
nền đường khô ráo, không bị ngập, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp
nền từ 0,8m đến dưới 2,0m;
- Khi đắp nền đường trong vùng ngập nước phải dùng các vật liệu thoát nước tốt
để đắp như đá, cát, cát pha;
- Tốt nhất nên dùng một loại đất đồng nhất để đắp cho một đoạn nền đắp. Nếu
thiếu đất mà phải dùng hai loại đất dễ thấm nước và khó thấm nước để đắp thì
phải hết sức chú ý đến công tác thoát nước của vật liệu đắp nền đường. Không
được dùng đất khó thoát nước bao quanh bịt kín lớp đất dễ thoát nước.
Vật liệu đá.
- Vật liệu đá dùng để đắp nền đường là các loại vật liệu thích hợp được lấy từ các
khu vực nền đào, hố đào sau khi nổ mìn. Các loại đá đắp có yêu cầu như sau:
 Chủ yếu tận dụng từ các loại đá đào trong lớp IIA.
 Kích cỡ hạt lớn nhất : Dmax = 400mm.

Phần II - Chương 6 II-6-7


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

b. Yêu cầu thi công


Yêu cầu chung
- Khi nền đắp nằm trên sườn đồi, hoặc khi nền đắp mới nằm trùm lên nền đắp cũ
hoặc khi nền đắp nằm trên một mái đất dốc ít nhất 1:5, hoặc ở những vị trí do
Tư vấn giám sát yêu cầu, bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp (theo
những bậc nằm ngang gọn ghẽ) theo như quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc chỉ
dẫn của Tư vấn giám sát
- Ở những nơi nền đắp cao dưới 1,50m mọi lớp cỏ, rễ cây, gốc cây và các vật nhô
ra khác phải được đào bỏ khỏi bề mặt trên đó nền đất được đắp) và bề mặt phải
xới như quy định ở Mục 6.2.1.1 - Phát quang và xới đất trừ khi có những chỉ
thị khác đi của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Bề mặt đã xới sẽ được san phẳng theo khuôn đường và đầm chặt đạt độ chặt
như quy định đối với nền đắp mới.
- Nếu đất đắp chỉ dựa vào 1 bên của mố cầu, tường cánh, trụ cầu, tường chắn, các
cống đổ tại chỗ hoặc tường đầu cống phải hết sức cẩn thận sao cho diện tích kề
sát ngay công trình không bị đầm quá nhanh đến mức có thể gây lật hoặc gây áp
lực quá lớn đối với công trình;
- Khi nền đắp qua chỗ trước kia là mương tưới, giếng, đường ống nước, các hố
đào từ trước, hoặc các chỗ khác mà không dùng được thiết bị đầm thông thường
việc thi công nền đắp ở những chỗ đó phải theo đúng các yêu cầu quy định cho
việc lấp hố móng ở Mục 6.2.1.2 - Đào móng công trình và lấp lại.
- Ở những vị trí đắp đá, sử dụng đá có kích cỡ >25cm xếp khan (có chêm chèn)
trong phạm vi chiều dày từ 1-2m với độ dốc taluy theo bản vẽ thiết kế hoặc yêu
cầu của Tư vấn giám sát. Theo độ dốc taluy đắp, đá có thể xếp khan kiểu giật
cấp (không cần tạo mái dốc có độ dốc đều). Phía trong phạm vi xếp khan đắp đá
bằng cách: đổ đá cỡ lớn thành lớp, rồi rải thêm các đá cỡ nhỏ lên trên và dùng
lu rung loại nặng ≥ 25T, đầm chặt cho đến khi đá trên mặt lớp ổn định.
- Đối với công tác đắp đá nền đường cần tổ chức rải, đầm thử để quyết định chiều
dày lớp đá rải, lượng đá chèn và số lần đầm cần thiết. Kết quả rải thử là căn cứ
để kiểm tra, nghiệm thu (kể cả độ chặt) của nền đắp đá. Công việc rải, đầm thử
được Nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát.
Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu.
- Những phần của công trình cần lấp đất cần phải nghiệm thu, lập biên bản trước
khi lấp kín gồm:
+ Nền móng tầng lọc và vật liệu thoát nước.
+ Tầng lọc và vật thoát nước.
+ Thay đổi loại đất khi đắp nền.
+ Những biện pháp xử lý đảm bảo sự ổn định của nền (xử lý nước mặt, cát
chảy, hang hốc, ngầm, ...).

Phần II - Chương 6 II-6-8


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông.


+ Chuẩn bị mỏ vật liệu trước khi bước vào khai thác.
+ Những phần công trình bị gián đoạn thi công lâu ngày trước khi bắt đầu
tiếp tục thi công lại.
- Mọi mái taluy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường, ... đều phải đúng,
chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thi công, hoặc phù
hợp với những chỉ thị khác đã được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp nhận.
- Nhà thầu phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những
sai khác trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.
6.2.1.5 Công việc đầm đất
a. Mô tả công việc
Mô tả công việc
Công việc này bao gồm việc đầm đất bằng lu lèn hoặc đầm nén hoặc phối hợp
của các phương pháp đầm phù hợp với các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế bản vẽ
thi công đã được phê duyệt, các quy định kỹ thuật thi công, nghiệm thu và
hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Các yêu cầu chung
- Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay
hệ số đầm nén “K”. Độ chặt yêu cầu của đất được quy định trong thiết kế công
trình trên cơ sở kết quả nghiên cứu đất theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn,
để xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của đất.
- Độ chặt yêu cầu của đá đắp được biểu thị bằng khối
Khối lượng thể tích khô của đá được quyết định trên cơ sở kết quả rải và đầm
thử tại hiện trường.
b. Các yêu cầu thi công
Yêu cầu chung
- Nhà thầu phải bố trí một số đoạn thí điểm cho từng loại vật liệu đắp cụ thể
trước khi bắt đầu công việc đắp nền và đầm để trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám
sát bằng văn bản danh mục thiết bị mà Nhà thầu đề nghị ứng với các loại vật
liệu cụ thể dùng cho công trình.
- Mục tiêu của các đoạn thí điểm nhằm xác định loại, trình tự và số lần lu của các
thiết bị đầm của Nhà thầu để đạt được độ chặt yêu cầu, độ ẩm tối ưu ứng với
từng loại thiết bị, từng loại vật
- Những quy định ở Mục 6.2.1.4 - Đắp nền đƣờng được áp dụng cho việc thi
công các nền đắp cần được đầm chặt, trừ những điều được quy định đặc biệt ở
đây liên quan đến việc chuẩn bị bề mặt.

Phần II - Chương 6 II-6-9


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Công tác đầm bao gồm cả việc san bằng máy san để đảm bảo độ đồng đều của
các lớp đầm. Số lượng máy san và máy đầm được dùng phải đủ để san và đầm
một cách thích hợp với mọi vật liệu được cung cấp và sử dụng tại hiện trường.
- Tư vấn giám sát có quyền đình chỉ việc cung cấp vật liệu đắp nền đến khi
những vật liệu đã được cung cấp của các lớp trước đó được rải và được đầm
chặt theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế và hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Các yêu cầu về độ đầm lèn
- Trong nền đào là đất, vật liệu nằm dưới cao độ thiết kế nền đường đến độ sâu
30cm phải đầm chặt đến độ chặt K 0,95.
- Lớp vật liệu đắp có độ sâu là 30cm (Subgrade – lớp nền đường) dưới đáy áo
đường yêu cầu độ đầm chặt K 0,95.
- Nền đắp còn lại bên dưới phải đầm đến độ chặt K  0,95.
- Nền đường đắp: không cho phép nền đường đắp có hiện tượng lún và có vết nứt
dài liên tục theo mọi hướng.
- Nền đường đắp không được có các hiện tượng bị rộp và tróc bánh đa trên mặt
nền đắp.
- Nền đường đào đất cũng đo độ chặt ngẫu nhiên theo chỉ định của Tư vấn giám
sát như với nền đường đắp, đo bằng phương pháp rót cát và tấm ép cứng.
6.2.1.6 Bố trí vật liệu thừa
a. Mô tả công việc
- Công việc này bao gồm việc bố trí chỗ đổ vật liệu thừa theo yêu cầu của Chủ
đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Việc lựa chọn vị trí tập kết vật liệu thừa Nhà thầu căn cứ từng vị trí đổ thải đã
được duyệt trong hồ sơ thiết kế BVTC và được sự chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
b. Các yêu cầu trong thi công
- Mọi vật liệu thừa ra được dùng để mở rộng nền đắp hoặc san phẳng mái taluy
một cách đồng đều hoặc được đổ đi theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
- Nhà thầu phải trình chủ đầu tư và nhận được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và
Tư vấn giám sát về vị trí và giới hạn mà Nhà thầu đề nghị sử dụng để đổ đất
thừa trước khi bắt đầu công việc đào đất ở bất cứ một khu vực nào trên công
trường.
6.2.1.7 Chuẩn bị lớp nền thượng
a. Mô tả công việc
- Điều này trình bày các yêu cầu và trình tự chuẩn bị lớp đất nền chịu tải cho các
lớp kết cấu bên trên và lớp phân cách bằng vải địa kỹ thuật.
- Công tác chuẩn bị lớp đất nền sẽ phải trải hết chiều rộng đường.
Phần II - Chương 6 II-6-10
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Trừ khi được Tư vấn giám sát cho phép khác đi, việc chuẩn bị lớp đất nền sẽ
phải được thực hiện ngay cả khi Nhà thầu có khả năng bắt đầu thi công ngay
kết cấu mặt đường mà không cần chuẩn bị nền.
b. Các yêu cầu về vật liệu
Nền thượng trên nền đắp
- Tất cả vật liệu cho đến chiều sâu 300mm dưới cao độ nền thượng hoặc như chỉ
ra khác đi trong Bản vẽ hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát, phải đáp ứng các yêu
cầu theo các quy định trong Mục 6.2.1.4 - Đắp nền đƣờng.
Nền thượng trên nền đào
- Trong các đoạn đường đào và các đoạn mở rộng nền hiện tại, vật liệu nền
thượng phải được Tư vấn giám sát chấp thuận là phù hợp cho sử dụng trong
công trình vĩnh cửu và có CBR ngâm nước tối thiểu là 10% theo 22 TCN 332-
06 ở 95% của dung trọng khô tối đa theo 22 TCN 333-06 cho đến chiều sâu 300
mm bên dưới cao độ nền thượng.
Lớp phân cách bằng vải địa kỹ thuật
- Thi công vải địa kỹ thuật dùng làm lớp phân cách phải tuân thủ các quy định
trong Mục 4.1.2.1 và Mục 5.1 của TCVN 9844:2013 - Yêu cầu thiết kế, thi
công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu.
- Vải địa kỹ thuật dùng làm lớp phân cách dùng loại vải không dệt, có cường độ
kéo đứt ≥ 25kN/m và các chỉ tiêu khác phù hợp với Bảng 1 - Mục 4.1.2.1 của
TCVN 9844:2013.
c. Các yêu cầu thi công
Các công việc tiến hành trước
Sau khi hoàn thiện thi công nền đắp và trước khi đổ bất kỳ vật liệu móng nào
cho mặt đường, tất cả công việc lắp đặt các ống, các cống, hệ thống thoát nước
ngang, ống dẫn, và các công trình tương tự (bao gồm cả việc lấp lại toàn bộ và
đầm nén), các rãnh nước, các cống thoát nước và các cửa ra của hệ thống thoát
nước phải được hoàn thiện.
Thi công vải địa kỹ thuật
Thi công trải lớp vải địa kỹ thuật theo hướng dẫn của TCVN 9844:2013 - Yêu
cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp
trên đất yếu.
Lớp nền thượng trên nền đắp
Sau khi thi công xong nền đắp, toàn bộ lòng đường phải được điều chỉnh và bất
kỳ vật liệu nào không thích hợp mà không được Tư vấn giám sát chấp thuận
phải được đào bỏ. Tất cả các chỗ thấp, trũng, hố đào phải được đắp lên đến cao
Phần II - Chương 6 II-6-11
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

độ yêu cầu bằng vật liệu phù hợp. Toàn bộ phần đáy áo đường phải được tạo
hình và đầm theo các quy định trong Mục 6.2.1.4 - Đắp nền đƣờng. Việc cày
xới, trộn, vuốt, đầm chặt hay các phương pháp thi công khác phải được tiến
hành hay sử dụng phương pháp khác nếu cần để có được một đáy áo đường
được đầm nén theo đúng mặt cắt ngang chỉ ra trong bản vẽ.
Lớp nền thượng trên nền đào
- CBR của lớp nền thượng phải được chứng minh là tuân theo yêu cầu của Mục
6.2.1.7.
- Sau khi công tác đào hoàn tất, toàn bộ chiều rộng đáy áo đường phải được điều
chỉnh cẩn thận và bất kỳ vật liệu nào không thích hợp mà không được Tư vấn
giám sát chấp thuận phải được đào bỏ. Bề mặt sau đó và tất cả các chỗ thấp,
trũng, hố phải được đắp lên đến cao độ bằng vật liệu phù hợp. Toàn bộ phần
đáy áo đường phải được tạo hình và đầm theo các quy định trong Mục 6.2.1.4 -
Đắp nền đƣờng. Việc cày xới, trộn, vuốt, đầm kỹ hay các phương pháp thi
công khác phải được tiến hành hay sử dụng phương pháp khác nếu cần để có
được một đáy áo đường được đầm nén kỹ theo đúng mặt cắt ngang chỉ ra trong
bản vẽ.
Bảo vệ các phần công trình đã hoàn thiện
Nhà thầu được yêu cầu phải chịu toàn bộ chi phí để bảo vệ và bảo dưỡng toàn
bộ công trình trong phạm vi của Hợp đồng này trong tình trạng tốt đủ để đáp
ứng yêu cầu của Tư vấn giám sát từ khi bắt đầu thi công tới khi hoàn thành toàn
bộ công trình. Bảo dưỡng phải bao gồm sửa chữa, đầm lại và xử lý các vết lún,
các luống nổi, các vị trí yếu và các phần bị hư hại của lớp nền thượng do xe cộ/
thiết bị của Nhà thầu hay của giao thông công cộng gây ra.
6.2.1.8 Đắp đá hỗn hợp
a. Mô tả công việc
- Công tác đắp đá phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCCS 29:2020/TCĐBVN “Nền
đường đắp đá – Thiết kế, thi công và nghiệm thu”.
- Công việc được mô tả trong Điều này bao gồm việc cung ứng nhân công, vật
liệu, dụng cụ và các công tác khác để hoàn thành công tác đắp đá hỗn hợp.
- Đắp đá hỗn hợp được sử dụng để đắp nền đường, mặt đường tại các vị trí theo
quy định trong hồ sơ thiết kế BVTC hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
b. Yêu cầu vật liệu
Đá dùng trong công tác đắp đá hỗn hợp được lấy từ đào nền đường, đá khai
thác hoặc mua từ các nguồn hợp lệ khác được chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư
vấn giám sát trước khi vận chuyển đến công trường thi công.

Phần II - Chương 6 II-6-12


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2.2 Móng đƣờng


6.2.2.1 Lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD)
a. Mô tả công việc
- Hạng mục này bao gồm các công việc như cung cấp, xử lý, vận chuyển, rải,
tưới nước và đầm nén lớp móng trên và móng dưới bằng cấp phối đá dăm
(CPĐD) của kết cấu áo đường.
- Cấp phối đá dăm sử dụng là cấp phối đá dăm loại I làm móng kết cấu áo đường
lớp trên và cấp phối đá dăm loại II làm móng kết cấu áo đường lớp dưới phải
phù hợp với yêu cầu chỉ ra trong “Quy trình thi công và nghiệm thu lớp móng
cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô TCVN 8859 : 2011”.
b. Yêu cầu về vật liệu
Yêu cầu chung
Các loại đá gốc được sử dụng để nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có
cường độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa nếu dùng cho lớp móng trên và 40 MPa
nếu dùng cho lớp móng dưới. Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa
thạch (đá cát kết, bột kết) và diệp thạch (đá sét kết, đá sít).
+ CPĐD loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
+ CPĐD loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó
cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng
không vượt quá 50% khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất
75% số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.
Yêu cầu về lớp móng trên
Vật liệu dùng để làm lớp móng trên là CPĐD loại I, có cỡ hạt lớn nhất danh
định dmax= 25 mm.
Yêu cầu về lớp móng dưới
Vật liệu dùng để làm lớp móng dưới là CPĐD loại II, có cỡ hạt lớn nhất danh
định dmax= 37,5 mm.
Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định tại bảng sau
Bảng 6.1: Thành phần hạt của cấp phối đá dăm

Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lƣợng


Kích cỡ mắt
sàng vuông CPĐD có cỡ hạt danh định CPĐD có cỡ hạt danh định
(mm)
Dmax = 37,5 mm Dmax = 25 mm

Phần II - Chương 6 II-6-13


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

50 100 -
37,5 95 - 100 100
25 - 79 - 90
19 58 - 78 67 - 83
9,5 39 - 59 49 - 64
4,75 24 - 39 34 - 54
2,36 15 - 30 25 - 40
0,425 7 - 19 12 - 24
0,075 2 – 12 2 - 12

Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD được quy định tại bảng sau
Bảng 6.2: Các chỉ tiêu cơ lý của cấp phối đá dăm

Cấp phối đá dăm


TT Chỉ tiêu kỹ thuật Phƣơng pháp thử
Loại I Loại II

Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu TCVN 7572-


1 ≤ 35 ≤ 40
(%) 12:2006

Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98,


2 ≥ 100 - 22TCN 332-06
ngâm nước 96 giờ (%)

3 Giới hạn chảy WL(1) (%) ≤ 25 ≤ 35 TCVN 4197:2012

4 Chỉ số dẻo IP(1) (%) ≤6 ≤6 TCVN 4197:2012

Chỉ số dẻo PP(2) (PP = Chỉ số dẻo IP x %


5 ≤ 45 ≤ 60 -
lượng lọt qua sàng 0,075mm)

TCVN 7572-
6 Hàm lượng hạt thoi dẹt(3) (%) ≤ 15 ≤ 15
13:2006

22 TCN 333-06
7 Độ chặt đầm nén Kyc (%) ≥ 98 ≥ 98
(phương pháp II-D)

(1) Giới hạn chảy, chỉ số dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua
sàng 0,425 mm.
(2) Tích số dẻo PP có nguồn gốc tiếng Anh là Plasticity Product.

Phần II - Chương 6 II-6-14


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

(3) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;
Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm
trên 5 % khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác
định cho từng cỡ hạt.
c. Yêu cầu về thi công
Các yêu cầu cụ thể về thi công đã được nêu trong TCVN 8859:2011, ngoài ra cần
lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường.
- Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã
được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật
quy định của mặt bằng thi công, đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế.
- Mỗi lớp CPĐD phải được đầm chặt hoàn toàn với độ đầm chặt yêu cầu K ≥
0,98 và phải được Tư vấn chấp thuận trước khi rải vật liệu lớp sau.
- Việc thi công thí điểm phải được áp dụng cho mỗi mũi thi công trong các
trường hợp sau:
+ Trước khi triển khai thi công đại trà.
+ Trước khi có sự thay đổi thiết bị thi công chính.
+ Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu hoặc loại vật liệu CPĐD.
- Nhà thầu phải bố trí một đoạn dài thí điểm theo chỉ định của Tư vấn. Vật liệu
dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu mà Nhà thầu định dùng cho thi công các lớp
CPĐD.
- Chiều dài tối thiểu mỗi đoạn thí điểm thường là 50m. Tư vấn có thể yêu cầu
tăng thêm chiều dài đoạn thí điểm.
- Mục tiêu của việc đầm thí điểm nhằm xác định năng lực của các thiết bị thi
công và bảo dưỡng của Nhà thầu, độ ẩm của hiện trường và mối quan hệ giữa
số lần đầm và độ chặt tương ứng của vật liệu.
- Nhà thầu chỉ được phép tiến hành thi công lớp CPĐD sau khi biện pháp và trình
tự được thiết lập trong khi thí điểm đã được Tư vấn chấp thuận.
- Sau khi thi công xong, lớp CPĐD đã được đầm chặt phải được bảo dưỡng bằng
kinh phí của Nhà thầu. Nhà thầu sẽ san, quét và làm các công việc bảo dưỡng
khác sao cho mặt không bị lồi lõm, gồ ghề hoặc các hư hại khác cho đến khi lớp
nhựa thấm bám được rải. Nước được tưới vào thời điểm mà Tư vấn yêu cầu tuỳ
thuộc vào các điều kiện thời tiết tại thời điểm đó.
d. Kiểm tra trong quá trình thi công
Công tác kiểm tra trong quá trình thi công được chỉ rõ trong TCVN
8859:2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu,

Phần II - Chương 6 II-6-15


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

thi công và nghiệm thu (riêng độ chặt lu lèn thí nghiệm theo "Quy trình thí
nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát" 22 TCN 346-06).
e. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Các công tác kiểm tra chất lượng và nghiệm thu được chỉ rõ trong
TCVN 8859:2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật
liệu, thi công và nghiệm thu (riêng độ chặt lu lèn thực hiện theo "Quy trình thí
nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát" 22 TCN 346-06).
6.2.3 Mặt đƣờng
6.2.3.1 Mặt đường láng nhựa
a. Mô tả công việc
- Công việc trong Mục 6.2.3.1 này bao gồm việc cung cấp vật liệu thi công
nghiệm thu lớp mặt láng nhựa (2 lớp). Lớp láng nhựa có tác dụng tạo độ bằng
phẳng cho đường, không để mặt đường rời rạc, nâng cao độ nhám, giảm độ bào
mòn, và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
- Lớp láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng trên các lớp mặt đường phải đảm bảo
các yêu cầu theo TCVN 8863:2011.
- Láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng trên các loại mặt đường chỉ được thi công
trong thời tiết nắng ráo, nhiệt độ không khí 150C. Nếu không đảm bảo các
điều kiện trên thì nên nghiên cứu sử dụng láng nhựa nhũ tương axít theo TCVN
9505: 2012.
b. Yêu cầu về vật liệu
Yêu cầu về đá.
- Đá dùng trong lớp láng nhựa phải được xay từ đá tảng, đá núi. Có thể cuội sỏi
xay với yêu cầu phải có trên 90% khối lượng hạt nằm trên sàng 4,75 mm và có
ít nhất hai mặt vỡ.
- Không được dùng đá xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
- Các chỉ tiêu cơ lý của đá nhỏ xay từ các loại đá gốc nói trên phải thỏa mãn các
quy định ở bảng sau
- Kích cỡ đá nhỏ dùng trong lớp láng nhựa nóng được ghi ở bảng sau. Mỗi loại
kích cỡ đá nhỏ được ký hiệu dmin/Dmax, trong đó dmin là cỡ đá nhỏ nhất danh
định và Dmax là cỡ đá lớn nhất danh định (theo lỗ sàng vuông).
Bảng 6.3: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá nhỏ dùng trong lớp láng nhựa nóng

Các chỉ tiêu cơ lý Mức Phƣơng pháp thử


1. Độ nén dập của cuội sỏi được xay vỡ, % <8 TCVN 7572-11:2006

Phần II - Chương 6 II-6-16


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Các chỉ tiêu cơ lý Mức Phƣơng pháp thử


2. Độ hao mòn Los Angeles, %
a) Đối với đá mác ma, đá biến chất < 25 (30) TCVN 7572-12:2006
b) Đối với đá trầm tích < 35 (40)

3. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ (có ít nhất > 85 TCVN 7572-18:2006
2 mặt vỡ) trong khối lượng cuội sỏi nằm trên
sàng 4,75 mm, %
4. Lượng hạt thoi dẹt (hạt trên sàng 4,75mm), < 15 TCVN 7572-13:2005
%
5. Lượng hạt mềm yếu và phong hoá, % <5 TCVN 7572-17:2006
6. Hàm lượng chung bụi, bùn, sét, % <1 TCVN 7572-8:2006
7. Hàm lượng sét cục, % < 0,25 TCVN 7572-8:2006
8. Độ dính bám của đá với nhựa Đạt TCVN 7504:2005
CHÚ THÍCH: Trị số trong ngoặc () chỉ dùng cho đường có Vtk < 60km/h.
Bảng 6.4: Các loại kích cỡ đá nhỏ (theo lỗ sàng vuông) dùng trong các lớp láng
nhựa nóng

dmin Dmax
Loại kích cỡ đá nhỏ, mm
danh định (mm) danh định (mm)

Cỡ 12,5/19 12,5 19

Cỡ 9,5/12,5 9,5 12,5

Cỡ 4,75/9,5 4,75 9,5

CHÚ THÍCH: Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn Dmax danh định không được vượt quá
15% khối lượng.
Lượng hạt có kích cỡ nhỏ hơn dmin danh định không được vượt quá 10% khối lượng.

Yêu cầu về nhựa.


- Khi thi công lớp láng nhựa dùng nhựa cơ bản được sử dụng là loại nhựa đặc
gốc dầu mỏ có độ kim lún 60/70 đun đến nhiệt độ 1600C khi tưới. Tuỳ theo
vùng khí hậu nóng và loại đá chỉ định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được
duyệt hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Các loại nhựa đặc trên phải đạt các yêu
cầu về kỹ thuật quy định trong TCVN 7493:2005.
- Nhựa đường để tưới thấm bám là loại nhựa lỏng (hoặc nhũ tương) có tốc độ
đông đặc trung bình MC70 hoặc MC30.
- Nhựa đường phải sạch, không lẫn nước và tạp chất.
Phần II - Chương 6 II-6-17
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Trước khi sử dụng nhựa phải kiểm tra hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa
đường và phải thí nghiệm lại theo quy định trong TCVN 7493:2005.
Yêu cầu hỗn hợp đá, nhựa
- Lượng đá và nhựa trong hỗn hợp tùy theo loại láng mặt và thứ tự lượt rải được
quy định theo bảng sau
Bảng 6.5: Định mức lƣợng đá và lƣợng nhựa để thi công lớp láng nhựa nóng hai
lớp

Nhựa Đá nhỏ
Loại Chiều
láng dày Lƣợng Kích cỡ đá
Thứ tự Lƣợng đá
mặt (cm) nhựa Thứ tự rải
tƣới (mm) (lít/m2)
(Kg/m2)

Lần thứ Lần thứ


1,8 9,5/12,5 14 – 16
Hai lớp 2,0-2,5 nhất nhất

Lần thứ hai 1,2 Lần thứ hai 4,75/9,75 10 – 12

Ghi chú:
- Định mức nhựa ở bảng trên chưa kể đến lượng nhựa thấm bám.
- Cần rải thử 100m trước khi thi công đại trà để chính xác hoá lượng đá để kiểm
tra sự hoạt động của thiết bị máy móc, sự phối hợp giữa các khâu tưới nhựa, rải
đá, lu lèn nhằm điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
c. Yêu cầu về thi công
- Trước khi láng nhựa cần phải làm sạch mặt đường có thể dùng xe có thiết bị
chải và quét đường. Nếu đường quá bẩn vừa phun nước vừa chải quét. Chú ý
khi chải không làm bong bật phần trên của lớp mặt đường. Cũng có thể làm
sạch mặt đường bằng thủ công quét hay máy hơi ép thổi.
- Tuỳ theo thi công bằng cơ giới hay thủ công mà việc tổ chức thi công và công
nghệ thi công có khác nhau. Trong mọi trường hợp đều phải tính toán lập tiến
độ thi công đảm bảo nhịp nhàng các khâu vận chuyển vật liệu, tưới nhựa, rải đá,
lu lèn trong một ca làm việc.
6.2.3.2 Yêu cầu đối với việc giám sát, kiểm tra và nghiệm thu
- Việc giám sát kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong quá trình thi công
lớp láng nhựa trên các loại mặt đường.
- Kiểm tra giám sát công việc chuẩn bị lớp mặt đường cần láng nhựa bao gồm:
 Kiểm tra lại cao độ và kích thước hình học của mặt đường
(theo biên bản nghiệm thu trước đó).
Phần II - Chương 6 II-6-18
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

 Kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bằng thước dài 3m,
hoặc thiết bị đo IRI.
 Kiểm tra chất lượng bù vênh, vá ổ gà nếu mặt đường cũ.
 Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo của mặt đường bằng mắt.
 Kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa thấm bám bằng mắt: đều khắp,
chiều sâu thấm, thời gian chờ đợi nhựa đông đặc.
 Kiểm tra lượng nhựa thấm bám đã dùng trên 1m2.
6.2.4 Hệ thống thoát nƣớc và các hạng mục khác
6.2.4.1 Bê tông dùng cho kết cấu
a. Mô tả công việc
- Công việc bao gồm trong phần này là cung cấp vật tư, vật liệu, đổ bê tông, bảo
dưỡng và hoàn thiện bê tông xi măng cho các kết cấu và việc thi công bê tông
khác
- Bê tông là một hỗn hợp gồm nước, xi măng Porland và cốt liệu. Việc dùng phụ
gia hoặc xi măng có phụ gia phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
- Mác bê tông là cường độ chịu nén tối thiểu cuối cùng cần phải có, được biểu thị
bằng đơn vị kg/cm2 hoặc MPa cho các mẫu thử nghiệm hình lập phương có
kích thước 15 x 15 x 15 cm, được bảo dưỡng trong 28 ngày và được thử nghiệm
theo tiêu chuẩn TCVN 3118:1993.
b. Yêu cầu kỹ thuật
Cốt liệu
Khái quát:
- Phối hợp các cốt liệu phải là loại cốt liêu nhỏ và lớn càng chặt càng tốt. Chúng
phải được phân loại kỹ giữa các giới hạn kích cỡ hoặc có các kích cỡ quy định
theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
- Phải lựa chọn cỡ hạt tối đa sao cho thích hợp với việc trộn, vận chuyển và đổ bê
tông. Đường kính lớn nhất của hạt không vượt quá 1/4 chiều dày tối thiểu của
cấu trúc, hoặc không được vượt quá 2/3 khoảng cách giữa các thanh cốt thép.
Trong các cấu trúc có 2 hay nhiều lớp cốt thép dầy đặc đường kính hạt tối đa sẽ
không vượt quá 1/2 khoảng cách tối thiểu giữa các thanh cốt thép.
- Cốt liệu sẽ không có các vật liệu có hại, như pirit sắt, than, mica, đá phiến hay
các vật liệu cán mỏng như các hạt dẹt và dài hoặc bất kỳ vật liệu nào có thể tác
động đến cốt thép, có dạng hoặc số lượng đủ để gây ảnh hưởng có hại tới cường
độ và độ bền của bê tông. Cần phải rửa và sàng cốt liệu để loại bở các chất độc
hại.
Cốt liệu mịn:

Phần II - Chương 6 II-6-19


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Cốt liệu mịn cho bê tông là cát tự nhiên có các hạt bền, cứng và sạch, không có
các hàm lượng về bụi, bùn, sét, chất liệu hữu cơ và tạp chất vượt quá hàm lượng
cho phép.
- Cốt liệu mịn phải đáp ứng các yêu cầu cấp phối theo tiêu chuẩn vật liệu TCVN
7570:2006.
- Cát dùng cho bê tông phải đảm bảo các yêu cầu trong 2 bảng sau
Bảng 6.6: Yêu cầu đối với cát dùng cho bê tông theo nhóm cát

Mức theo nhóm cát


Tên các chỉ tiêu
To Vừa Nhỏ Rất nhỏ

1. Mô đun độ lớn > 2,5 2÷2,5 1÷2 0,7÷1

2. Khối lượng thể tích xốp, kg/m3 1400 1300 1200 1150

3. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, tính bằng


10 10 20 35
% khối lượng cát, không lớn hơn

Bảng 6.7: Yêu cầu đối cát dùng cho bê tông theo mác bê tông

Mức theo mác bê tông


Tên các chỉ tiêu
< 100 150÷200 > 200

1. Sét, á sét, các tạp chất khác ở dạng cục Không Không Không

2. Lượng hạt > 5mm và < 0,5mm, tính bằng % khối


10 10 10
lượng cát, không lớn hơn

3. Hàm lượng muốn sun fat, sunfit tính ra SO3, tính


1 1 1
bằng % khối lượng cát, không lớn hơn

4. Hàm lượng mica, tính bằng % khối lượng cát không


1,5 1 1
lớn hơn

5. Hàm lượng bùn, bụi, sét, tính bằng % khối lượng cát,
5 3 3
không lớn hơn

6. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so Mầu số Mầu số Mầu
mầu, mầu của dung dịch trên cát không sẫm hơn hai hai chuẩn

Ghi chú:

Phần II - Chương 6 II-6-20


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Hàm lượng bùn, bụi, sét của cát dùng cho bê tông M400 trở lên, không >1%
khối lượng cát.
- Cát dùng trong vữa xây dựng là cát sông thiên nhiên và đảm bảo các yêu cầu
trong bảng sau
Bảng 6.8: Yêu cầu với cát dùng trong vữa xây dựng

Mức theo mác vữa


Tên các chỉ tiêu
<75 75

1. Mô đun độ lớn không nhỏ hơn 0,7 1,5

2. Sét, sá sét, các tạp chất ở dạng cục Không Không

3. Lượng hạt lớn hơn 5mm Không Không

4. Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3 1150 1250

5. Hàm lượng muốn sunfat, sunfit tính ra SO3, tính bằng %


2 1
khối lượng cát, không lớn hơn

6. Hàm lượng mica, tính bằng % khối lượng cát không lớn hơn 10 3

7. Hàm lượng bùn, bụi, sét, tính bằng % khối lượng cát, không
35 20
lớn hơn

8. Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mầu, Mầu
Mầu hai
mầu của dung dịch trên cát không sẫm hơn chuẩn

Ghi chú :
Được sự thoả thuận của người sử dụng và tuỳ theo chiều dài mạch vừa hàm
lượng hạt lớn hơn 5mm có thể cho phép tời 5% nhưng không được có hạt lơn hơn
10mm.
Cốt liệu thô: Phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.
Cốt liệu thô phải gồm một hoặc hơn một chất sau: đá nghiền, và các vật liệu được chấp
thuận với đặc tính tương tự có các hạt bền, cứng và sạch. Không được có hàm lượng
các hạt dài, dẹt, chất liệu hữu cơ hoặc các chất có hại khác vượt quá hàm lượng cho
phép.
Cốt liệu thô phải có cấp phối đồng đều và đáp ứng các yêu cầu cấp phối sau:
- Đá dăm: đối với bê tông của kết cấu BTCT nên dùng đá có cỡ hạt từ 5mm -
20mm.

Phần II - Chương 6 II-6-21


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Đá dùng đúc dầm là đá vôi hoặc đá granite nghiền bằng máy, không được dùng
đá phong hoá.
- Đá dùng để sản xuất đá dăm phải có cường độ chịu nén khi bão hoà nước  800
kg/cm2.
- Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên dùng trong bê tông xác định theo bảng sau
- Không dùng cuội sỏi thiên nhiên để sản xuất Bê tông.
Bảng 6.9: Mác của đá dăm xác định theo độ nén dập trong xi lanh

Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nƣớc %


Mác đá
dăm Đá phún xuất xâm nhập Đá phún xuất phun
Đá trầm tích
và đá biến chất trào

1400 - Đến 12 Đến 9

1200 đến 11 Lớn hơn 12 đến 16 Lớn hơn 9 đến 11

1000 Lớn hơn 11 đến 13 Lớn hơn 16 đến 20 Lớn hơn 11 đến 13

800 Lớn hơn 13 đến 15 Lớn hơn 20 đến 25 Lớn hơn 13 đến 15

600 Lớn hơn 15 đến 20 Lớn hơn 25 đến 34 Lớn hơn 15 đến 20

- Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá dăm xác định bằng cách rửa không được
quá trị số ghi ở trong bảng sau; trong đó cục sét không quá 0,25%. Không cho
phép có màng sét bao phủ các hạt đá dăm và những tạp chất khác như gỗ Điều,
lá cây, rác rưởi, ... lẫn vào.
- Nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm để xác định tiêu chuẩn vật liệu và phải
được Tư vấn giám sát chấp nhận trước khi tiến hành sản xuất Bê tông.
Bảng 6.10: Hàm lƣợng sét, bùn, bụi cho phép trong đá dăm

Hàm lƣợng sét, bùn, bụi cho phép không lớn


Loại cốt liệu hơn % khối lƣợng

Đối với BT mác <300 Đối với BT mác ≥300

Đám dăm từ đá phún xuất và đá biến


2 1
chất

Đá dăm từ đá trầm tích 3 2

Sỏi và sỏi dăm 1 1

Phần II - Chương 6 II-6-22


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

Nước trộn bê tông


Khái quát:
- Nước trộn bê tông phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN
4506:2012.
- Trước khi dùng nước lấy từ bất kỳ nguồn nào để trộn bê tông cần phải thử
nghiệm, phân tích về mặt hoá học.
- Có thể dùng loại nước biết chắc là uống được mà không cần phải thử nghiệm.
- Nước để trộn bê tông phải tương đối sạch, không được có các hàm lượng dầu,
acid, nhôm kali, muối, chất hữu cơ có thể gây hư hại cho bê tông.
Yêu cầu về mặt hoá học:
- Hàm lượng cloxit trong nước không được vượt quá 300 mg CL/lít đối với bê
tông dự ứng lực và 600 mg CL/lít đối với bê tông cốt thép.
- Không được dùng nước có độ pH < 4.
- Không được dùng nước có hàm lượng sulphate (đo trong SO4) lớn hơn 1%
trọng lượng của nó.
- Các điều khoản này không chỉ áp dụng với nước trộn mà còn áp dụng với nước
dùng để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông.
Xi măng
Khái quát: Xi măng dùng để sản xuất bê tông phải là loại xi măng porland phù
hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682:2009 hoặc TCVN 6260:2009.
Thử nghiệm:
- Khi nhập xi măng về công trường phải có kèm theo giấy chứng chỉ của nhà sản
xuất và phải kiểm tra về nhãn hiệu, mã hiệu và lô sản xuất làm thử nghiệm kiểm
tra để chứng minh xi măng đưa đến hiện trường đạt được yêu cầu như nhà sản
xuất đã cấp.
- Nếu để xi măng lâu quá 3 tháng, trước khi dùng Nhà thầu phải thử nghiệm và
được Tư vấn giám sát nghiệm thu mới được dùng.
- Tất cả xi măng đều phải có cường độ nén của mẫu vữa xi măng tiêu chuẩn để
trong 28 ngày không nhỏ hơn mác xi măng được chấp thuận.
- Khi các thử nghiệm ở nhà máy hay ở hiện trường cho thấy xi măng không đạt
quy cách thì tất cả các đợt xi măng đã nhập kho mà từ đó các mẫu thử không
đạt yêu cầu thì ngay lập tức Nhà thầu phải mang lô vật liệu không được chấp
nhận đó ra khỏi công trường và thay vào đó bằng loại xi măng đáp ứng được
mọi quy cách yêu cầu.
Cường độ yêu cầu
- Nhà thầu phải thiết kế thành phần cấp phối cho các mác bê tông theo đồ án quy
định. Cường độ của mẫu trong phòng thí nghiệm phải lớn hơn so với mác thiết
kế. Độ sụt của bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995, đối với bê tông đổ
bình thường (đầm máy) là 50mm - 120 mm, đối với bê tông đổ bằng bơm (đầm
Phần II - Chương 6 II-6-23
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

máy) là 120mm. Dùng phương pháp tính toán cường độ Điều tiêu (R+1,2S) để
xác định cường độ của mẫu trong phòng thí nghiệm.
- Nếu không có các quy định và hướng dẫn khác thì hàm lượng xi măng tối thiểu
trong bất kỳ hỗn hợp bê tông nào cũng không được nhỏ hơn 250 kg/m3 và hàm
lượng xi măng tối đa không được vượt quá 500 kg/m3.
- Lượng nước dùng phải được xác định bằng thí nghiệm để có được một loại bê
tông có độ dẻo vừa đủ để đổ và đầm trong các vị trí đặc biệt của kết cấu theo
yêu cầu.
- Hỗn hợp phải được thiết kế trên sơ sở các cốt liệu theo cấp phối liên tục và tất
cả các thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông phải trình Tư vấn giám sát duyệt.
Việc nhập và bảo quản vật liệu
Cốt liệu:
- Bãi đong vật liệu phải có đủ diện tích để đủ chỗ đánh đống các vật liệu chưa
phân loại, đủ điều kiện về độ ẩm để đảm bảo công việc tiến triển liên tục và
đồng nhất.
- Phải chuẩn bị vật liệu với số lượng sao cho lúc nào cũng có sẵn đủ số vật liệu
Tư vấn giám sát đã chấp thuận để hoàn thành bất kỳ đợt đổ liên tục cần thiết
cho các kết cấu.
- Trước khi dùng phải đánh đống các cốt liệu để tránh thất thoát, bảo đảm độ ẩm
đều và có được điều kiện thống nhất để kiểm tra được liều lượng.
- Cốt liệu để trộn bê tông không được để các vật liệu khác làm hỏng trong quá
trình vận chuyển và trong khi lưu kho ở công trường và phải được đánh đống
sao cho không để các vật liệu khác lẫn vào.
- Cốt liệu có kích cỡ khác nhau phải được chứa trong các lô khác nhau, hoặc
được đánh thành các đống tách rời nhau.
- Các đống cốt liệu thô phải được đánh đống theo những luống ngang không cao
quá 1m để tránh bị phân loại, cốt liệu thô bị phân loại thì phải xáo trộn lại cho
phù hợp với các yêu cầu về phân loại.
- Các cốt liệu nhỏ hạt từ các nguồn cung cấp khác nhau không được trộn hay để
chứa trong cùng một đống hay đem dùng thay thế cho công việc thi công tương
tự hoặc đem trộn mà không được Tư vấn giám sát đồng ý.
Xi măng
- Xi măng phải được bảo quản trong kho kín, đảm bảo không để đóng cục hay
ẩm ướt trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho.
- Phải chuẩn bị lưu kho đủ số lượng xi măng để đảm bảo không một lúc nào công
việc phải ngừng hay bị gián đoạn. Mỗi lần nhập kho phải để riêng và xa nhau
theo nhãn hiệu, mác và ngày sản xuất.
- Xi măng đóng bao phải để trên khung, giá phù hợp tránh bị thời tiết làm ảnh
hưởng và càng kín gió càng tốt. Sàn phải bằng gỗ và để cách mặt đất đủ để
tránh ẩm ướt thấm vào xi măng. Các bao phải khâu kín để đảm bảo giảm độ lưu
Phần II - Chương 6 II-6-24
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

thông không khí trong bao. Phải xếp các bao trong kho sao cho dễ qua lại và để
dễ kiểm tra và phân biệt từng đợt nhập kho.
- Lúc sử dụng tất cả xi măng phải tơi và không bị vón cục, xi măng để kho lâu
ngày tới mức chất lượng xi măng bị nghi là giảm sút thì phải thử lại theo tiêu
chuẩn vữa thử nghiệm để xác định xi măng đó còn dùng được không và nếu
không được chấp thuận thì không được dùng.
Nƣớc
Nhà thầu phải bố trí các bể để chứa nước trong quá trình thi công đảm bảo ổn
định, đủ để chứa nước cung cáp liên rục trong quá trình thi công, không để các
tạp chất khác làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước. Chi phí cho
việc này do Nhà thầu chịu.
Bê tông trộn ở nơi khác đưa đến
Khái quát
Bê tông trộn sẵn ở nơi khác vận chuyển đến công trường phải phù hợp với mọi
yêu cầu đối với bê tông dùng cho kết cấu.
Vận chuyển
- Bê tông sẽ được chở trong các thùng, xe chuyên dụng có máy khuấy chạy liên
tục hoặc trong các máy trộn đặt trên xe tải. Bê tông sẽ được đầm nén ở vị trí
cuối cùng (khuôn, cốp pha) trong vòng một giờ kể từ khi cho nước vào và phải
phù hợp với thời gian ninh kết (cả phụ gia). Khi giao bê tông phải ghi lại thời
gian cho nước vào cùng với trọng lượng của các loại vật liệu cấu thành của từng
hỗn hợp.
- Trường hợp dùng bê tông trộn bằng máy trộn đặt trên xe tải thì khi cho thêm
nước vào phải có sự giám sát và chấp thuận của Tư vấn giám sát trên công
trường hay ở trạm trộn trung tâm và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không
được cho thêm nước vào bê tông trong khi vận chuyển.
c. Yêu cầu thi công
Khái quát
- Thi công bê tông phải tuân thủ quy định của TCVN 4453:1995.
- Mọi phương pháp chuyên chở và đổ bê tông phải được chấp thuận của Tư vấn
giám sát. Phải chuyên chở và đổ sao cho các vật liệu cấu thành của chúng
không bị nhiễm bẩn phân tầng và thất thoát.
- Khoảng cách thời gian giao bê tông trong khi tiến hành đổ, phải đủ để vận
chuyển, đổ và hoàn thiện bê tông. Phương pháp giao và vận chuyển phải làm
sao cho việc đổ bê tông được thuận tiện hạn chế tối thiểu việc vận chuyển lại và
không làm hư hại đến cấu trúc hoặc bê tông.
- Tư vấn giám sát có thể ra lệnh hoãn và đình chỉ việc trộn và đổ bê tông cho đến
khi Nhà thầu cung cấp thêm thiết bị giao bê tông và các thiết bị bổ sung này
được chấp thuận.
Phần II - Chương 6 II-6-25
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Ngay trước lúc đổ bê tông, cốp pha và cốt thép phải sạch, không thấm nước và
phải cọ rửa tất cả các mạt cưa, vôi, gạch vụn và tất cả các vật ngoại lai khác.
- Khi chưa được Tư vấn giám sát chấp thuận thì không được đổ bê tông bất kỳ
phần nào của kết cấu.
- Việc đổ bê tông, phải tiến hành liên tục. Nếu có sự cố trong quá trình đổ bê
tông phải ngừng việc đổ lại, báo cáo ngay với Tư vấn giám sát biết để giải
quyết sự cố.
- Đổ bê tông vào sáng sớm hoặc ban đêm và không nên thi công vào những ngày
có nhiệt độ trên 350C. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn nên khống chế
không lớn hơn 300C và khi đổ không lớn hơn 350C.
- Bê tông được đầm nén trong khuôn và cốp pha với thời gian phù hợp với tốc độ
ninh kết của xi măng trong bê tông.
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng,
bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với
khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.
Bảo dưỡng bê tông
- Ngay sau khi đổ bê tông phải bảo vệ bê tông, không để bị những tác động có
hại của thời tiết và không được để bê tông khô cứng
- Bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết đề
đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông. Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh
kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và qui trình bảo dưỡng ẩm thực
hiện theo TCVN 8828:2011 "Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên". Thời
gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng sau.
Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại
khác.
Bảng 6.11: Thời gian bảo dƣỡng ẩm cần thiết của bê tông

Vùng khí hậu bảo RthBD, % TctBD, ngày


Tên mùa Tháng
dƣỡng bê tông R28 đêm

Mùa khô 2÷7 55 ÷ 60 4


Vùng B
Mùa mưa 8÷1 35 ÷ 40 2

Trong đó:
+ RthBD: cường độ bảo dưỡng tới hạn.
+ TctBD: thời gian bảo dưỡng cần thiết.
Phần II - Chương 6 II-6-26
Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

+ Vùng B (phía Đông Trường Sơn từ Diễn Châu đến Ninh Thuận).
Chất tải sớm
Việc chất tải sớm lên kết cấu phải được sự đồng ý của Tư vấn thiết kế
và Tư vấn giám sát căn cứ vào cường độ bê tông yêu cầu lúc chất tải.
Thử nghiệm
+ Bình thường các mẫu thử phải làm theo các thử nghiệm về cường độ
nén, khi TVGS yêu cầu, phải làm các thử nghiệm về cường độ uốn và
độ thấm.
+ Mỗi lần: lấy mẫu thí nghiệm sẽ lấy 3 tổ hợp mẫu để thí nghiệm
cường độ 7 ngày, 28 ngày. Mỗi tổ hợp 3 mẫu, hình lập phương
15x15x15cm.
+ Giá trị trung bình của cường độ nén của 3 mẫu thử sẽ là cường độ
nén tối đa của cả bộ mẫu thử.
+ Tuỳ tình hình thực tế Nhà thầu có thể lấy số lượng tổ hợp mẫu lớn
hơn.
+ Đối với kết cấu chính của công trình mỗi lần đổ bê tông phải lấy mẫu
một lần mỗi lần tối thiểu 3 tổ hợp.
+ Nếu một lần đổ bê tông có khối lượng lớn hơn 20m3 thì cứ 20m3 phải
lấy mẫu một lần.
+ Mỗi lần lấy mẫu phải lấy ở cùng một chỗ, cùng một lúc, trước khi đổ
vào ván khuôn.
+ Nhà thầu cần phải lấy thêm các bộ mẫu thử để quyết định bao giờ có
thể tháo dỡ cốp pha, bao giờ có thể tiến hành tạo ứng suất trước và
bao giờ có thể đem cấu trúc ra sử dụng.
+ Cát mẫu thử này sẽ được bảo dưỡng trong điều kiện như bảo dưỡng
kết cấu vừa thi công xong tại hiện trường.
+ Nhà thầu cần bảo vệ các mẫu thử sao cho không bị một hư hại nào.
+ Trong việc xác định trị số cường độ nén trung bình của bất kỳ bộ
mẫu thử nào, không một mẫu cá biệt nào có trị số ít hơn 95% của
cường độ thiết kế (cường độ của Mác bê tông theo đồ án).
+ Nếu các trị số cường độ thu được từ các thử nghiệm không đạt được
các yêu cầu thiết kế thì có thể yêu cầu lấy lõi các mẫu thử ở kết cấu
ra để kiểm tra mức độ chấp nhận được của các kết cấu. Nhà thầu sẽ
phải chịu kinh phí kiểm tra này.
+ Nếu kết quả thử nghiệm đáp ứng được mọi yêu cầu qui định và được
cấp có thẩm quyền phục duyệt thì kết cấu hay phần kết cấu đó sẽ
được nghiệm thu.
+ Khi chưa có kết quả thử nghiệm đầy đủ, hoặc chưa đạt được yêu cầu
thiết kế thì không cho phép sử dụng kết cấu hoặc bộ phận kết cấu.

Phần II - Chương 6 II-6-27


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2.4.2 Cốt thép


a. Mô tả công việc
Phần việc này bao gồm cung cấp, chế tạo, lắp đặt các loại cốt thép như quy định
trong Yêu cầu kỹ thuật này phù hợp với các bản vẽ thiết kế tổ chức thi công đã được
phê duyệt hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
b. Yêu cầu vật liệu
Thép dùng làm cốt bê tông phải có các chỉ tiêu thỏa mãn theo yêu cầu của TCVN
1651(1-3):2018 - Thép cốt bê tông và TCVN 5709:2009 - Thép các bon cán nóng
dùng làm kết cấu trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.
Thép thanh
+ Thép tròn trơn ký hiệu CB240-T, giới hạn chảy fy= 240MPa.
+ Thép có gờ ký hiệu CB300-V, giới hạn chảy fy= 300MPa.
+ Thép có gờ ký hiệu CB400-V, giới hạn chảy fy= 400MPa.
Thép buộc
Thép buộc phải là loại dây thép màu đen, mềm và có chất lượng cao, đường kính
khoảng 1,6mm.
Giấy chứng nhận
Nhà thầu phải nộp cho Tư vấn giám sát các giấy chứng nhận của nhà sản xuất, trong
đó chỉ rõ:
+ Nước sản xuất;
+ Nhà máy sản xuất;
+ Tiêu chuẩn dùng để sản xuất mác thép;
+ Bảng chỉ tiêu cơ lý được thí nghiệm cho lô thép sản xuất ra.
Lấy mẫu và thí nghiệm
- Một lô thép là 10T đối với mỗi loại đường kính, mỗi loại mác thép;
- Mỗi lô thép khi được chở đến công trường nếu có chứng chỉ ở Điều (3) sẽ lấy
09 mẫu làm thí nghiệm gồm: 3 mẫu kéo, 3 mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn theo
mẫu hàn và phương pháp hàn thực tế tại công trường, các mẫu và quá trình thí
nghiệm cần có sự giám sát của TVGS. Mẫu phải thí nghiệm tại các cơ sở thí
nghiệm được phê chuẩn. (Phòng thí nghiệm được cấp dấu Lab);
- Khi kết quả thí nghiệm được TVGS chấp thuận mới được phép đưa lô thép ra
thi công.
Bảo vệ và lưu kho

Phần II - Chương 6 II-6-28


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Trong các nhà kho, thép phải được xếp trên bệ để cách đất hoặc các giá phù hợp
và phải được bảo quản một cách tốt nhất để tránh hư hại về cơ học và tránh gỉ.
Phải đánh dấu và xếp kho sao cho tiện khi cần kiểm nghiệm;
- Khi đem sử dụng cốt thép không được nứt, bị đè bẹp, hoen gỉ, dính dầu mỡ hay
các vật liệu ngoại lai làm giảm tính liên kết bê tông và thép;
- Cốt thép bị han gỉ, bẹp, sần sùi vẫn được chấp thuận nếu kích thước, tiết diện và
những đặc tính của mẫu thử sau khi được chải bằng bàn chải sắt đáp ứng được
những yêu cầu cơ lý theo quy định.
6.2.4.3 Cốp pha và ván khuôn
a. Mô tả công việc
- Quy định trong phần này bao gồm việc cung cấp các máy móc, thiết bị, vật liệu
và lao động để thực hiện các công việc có lên quan tới giàn giáo. Cốp pha và xử
lý bề mặt của bê tông nặng dùng trong công trình cầu, cống, mặt đường và các
kết cấu khác.
- Các yêu cầu đối với cốp pha về vật liệu, chế tạo, độ vồng, sai số các bộ phận,
sai số khi lắp đặt phải tuân thủ quy định trong TCVN 4453:1995 và 22 TCN
266-2000.
- Những quy định dưới đây nhằm Điều đích cụ thể hoá một số vấn đề chủ yếu về
vật liệu và yêu cầu thi công cốp pha, những vấn đề liên quan đến Nhà thầu và
Tư vấn giám sát trong quá trình thi công, phương pháp đo đạc và xác định khối
lượng thanh toán.
b. Yêu cầu vật liệu
Vật liệu
Tất cả các cốp pha, các thanh chống và các giàn giáo phải làm bằng loại gỗ có
chất lượng phù hợp hoặc bất kỳ loại vật liệu nào khác được chấp nhận, bảo đảm cho
ván khuôn không bị biến dạng trong quá trình đặt cốt thép dầm và đổ bê tông.
Cốp pha gỗ
- Cốp pha phải làm bằng loại gỗ có chất lượng tốt, dày tối thiểu 20mm, không có
mặt gỗ thủng, mặt gỗ không được nứt, cong vênh và có độ ẩm dưới 25%. Tất cả
các cốp pha hay khuôn gỗ dùng để tạo thành bề mặt chỗ bê tông chìa ra phải là
loại gỗ bào phẳng một mặt và hai bên mép hoặc là gỗ chưa bào có ốp phía sau
bằng gỗ dán.
- Gỗ ở dạng cây tròn phải thẳng và đã được hong khô, không bị Điều, bị mối mọt
hoặc có các mắt bị Điều hay bị khuyết tật khác.
Cốp pha kim loại
Cốp pha kim loại phải có độ dày để khuôn luôn giữ được nguyên hình. Tất cả
các vị trí có bu lông và đầu đinh rivê phải khoét lỗ, tất cả vam, đinh dập hay mọi dụng

Phần II - Chương 6 II-6-29


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

cụ dùng để nối ghép khác phải được thiết kế để giữ các tấm khuôn vào với nhau cho
chắc để có thể tháo khuôn ra mà không gây hư hại đến bê tông.
Các thanh giằng và miếng đệm
Phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát mới được dùng các thanh giằng
bên trong bằng kim loại, hay các miếng chêm bằng kim loại hay chất dẻo. Phải thiết kế
việc sắp đặt các thanh giằng sao cho khi tháo khuôn ra, các lỗ hổng còn lưu lại trong
bê tông có cỡ nhỏ nhất.
Giàn giáo và trụ tạm
- Nhà thầu phải làm các công trình tạm, kể cả trụ tạm hay giàn giáo để thi công
các kết cấu theo kế hoạch lắp dựng đã được duyệt.
- Trụ tạm phải được thiết kế đầy đủ để thi công cho tất cả các tải trọng mà nó có
thể phải dỡ theo yêu cầu.
- Nhà thầu phải trình Tư vấn giám sát các bản vẽ và tính toán có liên quan đến
cường độ và các độ võng lường trước của tất cả các giàn giáo và trụ tạm dự
kiến thực hiện và dựng. Các bản vẽ phải được chấp thuận trước khi bắt đầu
công việc.
- Các bản vẽ trình duyệt phải nói rõ các phương pháp thi công dự kiến, kích
thước của các kết cấu sắt thép tạm, các đòn gỗ, cọc tạm, con nêm, …
- Việc thiết kế giàn giáo và tính toán khả năng chịu tải của nền đất phải được tiến
hành sao cho nền đất có khả năng chịu tải đều trên mọi điểm.
- Thiết kế giàn giáo không những chỉ dựa trên tĩnh tải của bê tông tươi mà còn
phải bao gồm cả tải trọng gió. Tải trọng rung động. Để tính toán độ bền của
giàn giáo, của chân đỡ thì tải trọng tối thiểu của bê tông tươi phải lấy là
2500kg/m3.
6.2.4.4 Rãnh thoát nước
a. Mô tả công việc
Công việc trong Điều này bao gồm việc thi công các tuyến rãnh bằng bê tông phù hợp
với hướng tuyến, vị trí, cao độ, độ dốc, mặt cắt ngang đã được chỉ rõ trên các bản vẽ
thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn
giám sát.
b. Vật liệu
Vật liệu cho bê tông và bê tông cốt thép phải phù hợp với các yêu cầu chỉ dẫn Mục
6.2.4.1 - Bê tông dùng cho kết cấu và Mục 6.2.4.2 - Cốt thép.

Phần II - Chương 6 II-6-30


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

6.2.4.5 Cọc tiêu


a. Mô tả công việc
Bao gồm việc cung cấp và xây dựng cọc tiêu và lắp đặt tại các vị trí theo quy định, phù
hợp với hướng tuyến, vị trí, độ cao, kích cỡ nêu trên các bản vẽ thiết kế chi tiết trong
hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
b. Yêu cầu về vật liệu
- Bê tông dùng cho việc chế tạo các cọc tiêu trong mục này là loại đã chỉ định
trong các bản vẽ và phù hợp với các vật liệu theo như các quy định trong Mục
6.2.4.1 - Bê tông dùng cho kết cấu.
- Cốt thép phải tuân thủ theo các quy định trong Mục 6.2.4.2 - Cốt thép.
- Gỗ phải thuộc các loại và nhóm đã nêu trong hồ sơ thiết kế. Nếu có yêu cầu thì
gỗ đã được xử lý phải tuân theo các quy định về gỗ được xử lý.
- Các loại vật liệu bằng kim loại phải theo các quy định nêu trên bản vẽ.
- Nếu yêu cầu sơn thì phải tuân theo các quy định trong bản vẽ thiết kế, sơn tín
hiệu giao thông trong 22 TCN 282 - 2001 đến 22 TCN 285 - 2001 và “Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2019/BGTVT.
- Nếu cần gắn các tấm phản quang phải tuân theo các quy định trên bản vẽ hoặc
theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
c. Yêu cầu thi công
- Thi công hoặc chế tạo và lắp đặt cọc tiêu phải đúng như đã nêu trên các bản vẽ
kể cả việc gắn các tấm phản quang và sơn cọc nếu có yêu cầu.
- Các cọc tiêu phải đặt thẳng đứng, đúng vị trí và cao độ đã quy định và phải đảm
bảo luôn được giữ chắc chắn tại chỗ.
- Khi thi công cọc tiêu thì ván khuôn không được tháo trước khi bê tông hố móng
được đông cứng. Các cọc tiêu bị cong vênh phải phá bỏ.
- Mặt lộ ngoài của các cọc tiêu đã làm xong đều phải giống nhau, kết cấu nhẵn
phẳng, không có vết rỗ, lỗ, vết nứt và pavia ở các gờ. Các cọc tiêu đúc sẵn
không được chuyển tới công trình khi bê tông chưa đạt cường độ yêu cầu.
6.2.4.6 Biển báo hiệu
a. Mô tả công việc
- Điều này bao gồm cung cấp và lắp đặt biển báo hiệu đường bộ phù hợp với các
qui định kỹ thuật và các chi tiết ghi trên bản vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết
kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
- Các biển báo hiệu đường bộ phải đáp ứng mọi mặt phương diện với các tiêu
chuẩn biển báo hiệu đường bộ của Việt Nam có thể được áp dụng và các chi tiết
nêu trong bản vẽ. Các loại biển báo hiệu đường bộ được chỉ rõ là biển báo nguy
hiểm, các biển báo cấm, biển chỉ dẫn, … và các biển báo hiệu thông tin hoặc

Phần II - Chương 6 II-6-31


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

các biển phụ khác. Các biển này sẽ được nói đến riêng trong hợp đồng như các
biển báo hiệu.
- Biển báo hiệu đường bộ phải được phân ra loại tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
Biển báo hiệu tiêu chuẩn quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo
hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT”.
- Kích thước của biển báo hiệu tiêu chuẩn có hai loại: loại thông thường và loại
có kích thước mở rộng quy định là chiều dài của cạnh biển báo hiệu hình tam
giác (đo từ điểm giao nhau kéo dài của các cạnh), chiều rộng của các biển báo
hình bát giác và đường kính của các biển báo hiệu hình tròn, … được quy định
trong QCVN 41:2019/BGTVT.
b. Các yêu cầu vật liệu
Biển báo hiệu
- Biển báo hiệu và các biển báo thông tin phải đựơc chế tạo bằng tấm thép có độ
dày ít nhất là 3mm. Bề mặt phía trước của biển báo phải được sơn bằng 1 lớp
sơn chống rỉ, 2 lớp sơn phản quang phù hợp với 22 TCN 282 - 2001 đến 22
TCN 285 - 2001 và QCVN 41:2019/BGTVT. Bề mặt phía sau phải được sơn 1
lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn màu xanh.
Tấm phản quang
- Tấm phản quang dùng trên các biển báo đường bộ gồm thấu kính hình cầu gắn
vào một chất dẻo trong suốt có bề mặt phẳng, nhẵn có một lớp sơn lót bảo vệ,
không bị tác động do nhiệt.
- Các trị số độ chói sáng phản quang của các tấm phản quang phải phù hợp với
các yêu cầu quy định. Độ chói sáng của tấm phản quang bị ướt hoàn toàn do
mưa không được nhỏ hơn trị số đã đưa ra. Tấm phản quang phải đủ độ mềm
dẻo để cho phép sử dụng lực dính bám tới một mặt nổi vừa phải. Tấm này có
khả năng chống dung môi để có thể chịu được sau khi lau bằng xăng, dầu
diezel, xăng trắng, nhựa thông, …
- Tấm này không được rạn nứt hoặc giảm độ phản quang sau khi đem thí nghiệm
bằng một quả cầu thép có đường kính 25mm từ độ cao 2m thả rơi vào mặt của
tấm phản quang.
- Chất dính bám phải đảm bảo cho phép tấm phản quang bám chặt một cách
chính xác trong 48h sau khi sử dụng ở nhiệt độ lên tới 900C.
- Vật liệu phản quang phải là loại có khả năng chịu được thời tiết và làm sạch mà
không bạc màu, rạn nứt, rộp, tróc vỏ hoặc có bất cứ thay đổi nào về kích thứơc.
Các mẫu phản quang phải được trình lên Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát xem
xét để được Chủ đầu tư phê chuẩn.
Cột và các khung

Phần II - Chương 6 II-6-32


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT

- Các cột và khung (giá long môn) được chế tạo bằng thép kết cấu phù hợp với
QCVN 41:2019/BGTVT. Nhà thầu có thể dùng các cột thép dạng ống phù hợp
với tiêu chuẩn quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường
bộ QCVN 41:2016/BGTVT”. Tất cả các cột phải hoàn toàn được làm sạch,
không dính dầu mỡ, cạo bỏ rỉ sắt và sơn một lớp sơn lót chống rỉ, hai lớp sơn
phù hợp với 22 TCN 282 - 2001 đến 22 TCN 285 - 2001 và theo chỉ dẫn của Tư
vấn giám sát.
Ê cu, bu lông và vòng đệm
- Ê cu, bu lông, các vòng đệm và các linh kiện kim loại khác sau khi chế tạo phải
được mạ kẽm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám
sát.
Khối móng bê tông
- Bê tông dùng làm khối móng là loại phù hợp theo như Mục 6.2.4.1- Bê tông
dùng cho kết cấu. Các kích thước khối móng đã chỉ ra trên bản vẽ hoặc theo chỉ
dẫn của Tư vấn giám sát.
6.2.4.7 Trồng cỏ
a. Mô tả công việc
- Điều này gồm việc cung cấp và đặt tảng cỏ (vầng cỏ) trên các vai đường, mái
dốc, rãnh hoặc các vị trí đã chỉ rõ trong các bản vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ
thiết kế thi công đã được phê duyệt và theo chỉ thị của Tư vấn giám sát tại hiện
trường.
b. Yêu cầu vật liệu
- Vầng (tảng) phải có đặc tính khoẻ mạnh, rậm, sức phát triển rễ tốt, vĩnh cửu và
là các loại cỏ có thể yêu cầu cung cấp được ngay tại các địa phương nói chung,
nơi cỏ được đem sử dụng không lẫn cỏ dại.
- Cỏ phải có chiều dài xấp xỉ 50mm (nếu dài hơn thì cỏ phải cắt tỉa đi để có chiều
dài tương đương) tại thời điểm cỏ được cắt tỉa. Tảng cỏ không được có rác rưởi
lẫn vào.
- Tảng cỏ phải cắt thành hình ô vuông đều đặn, khoảng 300mmx300mm, không
nên lớn hơn để thuận tiện cho việc vận chuyển và đem trồng.
- Chiều dày tảng cỏ phải càng đều càng tốt, khoảng chừng 40mm hoặc lớn hơn
phụ thuộc vào tính tự nhiên của tảng cỏ. Gốc rễ của cỏ được bảo quản một cách
thận trọng để tảng cỏ không bị đứt hoặc bị vỡ.
- Nhà thầu phải tưới đủ lượng nước ít nhất là 12 giờ trước khi cắt tỉa để tạo điều
kiện cho tầng cỏ có độ ẩm tốt tới chiều sâu phải cắt để tránh làm tảng cỏ bị cắt
trong điều kiện khô gây ra bị gẫy hoặc bị vỡ trong khi cắt.

Phần II - Chương 6 II-6-33


Nhà máy điện gió Nhơn Hội - Giai đoạn 1 TKKT
Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

PHẦN III:
CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN
XÂY DỰNG NHÀ O&M
Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 1: CÁC HẠNG MỤC CHÍNH


1.1. SAN LẤP MẶT BẰNG
1.1.1. Yêu cầu chung:
- Đất đắp nền trạm biến áp và đê không được lẫn tạp chất và vật liệu hữu cơ. Không
được dùng đất bùn để đắp trạm biến áp.
1.1.2. Yêu cầu bắt buộc:
- Xem bản vẽ san nền để biết thêm chi tiết.
1.1.3. Vật liệu san nền
- Cát phải được lấy từ nguồn đã được CĐT phê duyệt và nơi cung cấp cát đủ tiêu
chuẩn thường xuyên để đảm bảo tiến độ công việc trong quá trình thi công. Nguồn
cung cấp cát không được thay đổi nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản
của CĐT.
- Trước khi tiến hành mài hoặc thi công công trình đầu tiên, mẫu cát được đưa vào
công trình phải được nghiệm thu dưới sự chứng kiến của Giám sát. Việc lấy mẫu
được ghi vào biên bản.
- Nếu mẫu trên đạt tiêu chuẩn khi có kết quả thử nghiệm thì việc nghiệm thu phải
được lập thành biên bản nghiệm thu vật liệu.
1.1.4. Cát san nền
- Cát để san lấp mặt bằng phải được thử trước khi sử dụng. Cát phải đạt tiêu chuẩn
với các yêu cầu sau:

Requirement of Testing Plan


Thông số Tiêu chuẩn áp dụng Giới hạn số lƣợng Giá trị quy định
kiểm tra đƣợc lấy từ một mẫu
Độ ẩm tối đa 22 TCN 333-06 10,000(m3) / γtc ≥ 1.6 g/cm3
01 mẫu
Thành phần TCVN 7572-2:2006 1,500(m3) / 01 Thành phần hạt và
hạt TCVN 7572-8:2006 mẫu kích thước hạt bụi
<0,075 mm, không
vượt quá 10%.
1.1.5. Vải địa kỹ thuật
- Vải địa kỹ thuật dùng để ngăn cách giữa nền đất yếu và nền đắp, lớp lọc thoát
nước.
- Trừ khi có quy định khác trong hồ sơ thiết kế hoặc do Kỹ sư hướng dẫn, vải địa kỹ
thuật phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau: TCVN 9844: 2013-Yêu cầu thiết kế,
thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên nền đất yếu.

Phần III - Chương 1 III-1-1


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

1.2. NHÀ LÀM VIỆC


- Nhà làm việc: Nhà 01 tầng, kích thước mặt bằng (17,5x13,7)m2, bố trí các phòng
đảm bảo theo quy định về vận hành, bao gồm: Phòng họp, phòng kỹ thuật, phòng
chuyên gia, phòng tổng hợp…... Kết cấu móng đơn đặt nông trên nền đất tự nhiên,
dầm, sàn bằng BTCT có cấp độ bền bê tông B20 (M250) đá 1x2; Tường xây gạch
không nung VXM M75. Tường trong và tường ngoài bả ma tít, sơn nước. Nền
nhà lát gạch ceramic 400x400. Cửa đi và cửa sổ các loại dùng nhôm xinfa hệ
1000, panô kính dày 5mm. Sàn mái bê tông cốt thép trên lợp tôn chống nóng.
1.3. NHÀ BẾP + ĂN:
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (9,2x12,0)m2. Nhà có kết cấu khung móng đơn
đặt nông trên nền đất tự nhiên, cột, dầm, sàn mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ
có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, tường xây gạch không nung VXM M75,
móng tường xây đá chẻ, sàn mái bằng BTCT phía trên lợp tôn chống nóng. Tường
trong và tường ngoài bả ma tít, sơn nước. Nền nhà lát gạch ceramic 400x400. Cửa
đi và cửa sổ các loại dùng nhôm xinfa hệ 1000, panô kính 5mm.
1.4. NHÀ NGHỈ CÁN BỘ
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (13,5x27,5)m2. Nhà có kết cấu khung móng
đơn đặt nông trên nền đất tự nhiên, cột, dầm, sàn mái bằng bê tông cốt thép đổ tại
chỗ có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, tường xây gạch không nung VXM
M75, móng tường xây đá chẻ, sàn mái bằng BTCT phía trên lợp tôn chống nóng.
Tường trong và tường ngoài bả ma tít, sơn nước. Nền nhà lát gạch ceramic
400x400. Cửa đi và cửa sổ các loại dùng nhôm xinfa hệ 1000, panô kính 5mm.
1.5. NHÀ KHO
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (6,6x23,3)m2. Nhà có kết cấu khung móng đơn
đặt nông trên nền đất tự nhiên, cột, dầm, sàn mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ
có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, tường xây gạch không nung VXM M75,
móng tường xây đá chẻ, sàn mái bằng BTCT phía trên lợp tôn chống nóng. Tường
trong và tường ngoài bả ma tít, sơn nước. Nền nhà kho đổ bê tông cốt thép có cấp
độ bền B25 (M350) đá 2x4cm dày 150. Cửa đi chính dùng cửa cuốn tự động kích
thước rộng 4,6m cao 5,0m. Cửa đi và cửa sổ các loại còn lại dùng nhôm xinfa hệ
1000, panô kính dày 5mm.
- Nền nhà kho tạo dốc về 02 phía i=2% dốc về hố thu dầu để ngăn dầu máy chảy lan
ra xung quanh khi có sự cố.
- Nằm trong hạng mục nhà kho, diện tích phòng lưu trữ điện (3,1x6,2)m2. Tường
phòng xây gạch không nung VXM M75, móng tường xây đá chẻ, sàn mái bằng
BTCT. Nền nhà đổ bê tông cốt thép có cấp độ bền B25 (M350) đá 2x4cm dày 150,
phòng có bố trí máy lạnh. Cửa đi và cửa sổ các loại dùng nhôm xinfa hệ 1000,

Phần III - Chương 1 III-1-2


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

panô kính 5mm.


1.6. NHÀ BẢO VỆ
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (2,8x2,8)m2. Móng đơn đặt nông trên nền đất
tự nhiên, cột, dầm, sàn mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ có cấp độ bền B20
(M250) đá 1x2cm, tường xây gạch không nung VXM M75, móng tường xây đá
chẻ, sàn mái bằng BTCT. Nền nhà lát gạch ceramic 400x400. Cửa đi và cửa sổ các
loại dùng nhôm xinfa hệ 1000, panô kính 5mm.
1.7. NHÀ ĐỂ XE
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (4,0x2,8)m2. Móng nhà để xe là móng đơn bê
tông cốt thép đổ tại chỗ có cấp độ bền B20 (M250), đá 1x2cm, đặt nông trên nền
đất tự nhiên. Nền nhà xe bằng bê tông cốt thép có cấp độ bền B25 (M350), đá
2x4cm, dày 150. Khung nhà xe làm bằng thép ống tráng kẽm sơn 02 lớp chống rỉ
và 01 lớp màu hoàn thiện, mái lợp tôn dốc về 01 phía, xà gồ thép mạ kẽm.
1.8. ĐÀI NƢỚC
- Sử dụng móng đơn bê tông cốt thép cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, đặt nông
trên nền đất tự nhiên. Phần khung phía trên sử dụng sắt hình mạ kẽm. Diện tích
đài nước: (4,0x5,0)m2 , chiều cao đài: 8m.
1.9. BỂ NƢỚC NGẦM
- Bể nước ngầm bằng bê tông cốt thép cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, đặt trực
tiếp trên nền đất tự nhiên. Thể tích bể nước ngầm: (2,1x2,6x1,1)m3.
1.10. KHO CHẤT THẢI
- Nhà một tầng, kích thước mặt bằng (5,0x5,0)m2. Móng bao xây đá chẻ kết hợp
giằng bê tông cốt thép có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm, cột bê tông cốt thép
với cột thép cây trên giằng móng. Tường bao bằng lưới B40 cao 1,5m. Nền nhà
kho đổ bê tông có cấp độ bền B20 (M250) đá 1x2cm dày 150.
- Xung quanh nền nhà kho xây gờ bằng gạch dày 200 cao 100, đồng thời nền tạo
dốc i=2% về hố thu dầu để ngăn dầu máy chảy lan ra xung quanh khi có sự cố.
1.11. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƢỚC
- Hệ thống cấp nước: Nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm của giếng
khoan. Nước được bơm từ giếng khoan qua hệ thống lọc công nghiệp tới bể nước
ngầm trước khi dẫn vào bồn chứa inox trên đài nước để cung cấp nước sinh họat
cho các nhà trong khu quản lý vận hành. Trước khi khai thác và đưa vào sử dụng,
nguồn nước phải được thí nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh theo QCVN 01 &
02: 2009/BYT.
- Thoát nước mặt: Nước mưa được chảy tràn trên bề mặt sân bê tông theo hướng
dốc về phía sau của khu quản lý vận hành.
- Thoát nước sinh hoạt: Hệ thống thoát phân + tiểu đầu vào ngăn chứa của hầm vệ
sinh, hệ thống thoát nước sinh hoạt đầu vào bi rút của hầm vệ sinh, hệ thống nước

Phần III - Chương 1 III-1-3


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

rửa chén trước khi đấu vào bi rút được chảy qua bể tách mỡ.
1.12. CỔNG - HÀNG RÀO, ĐƢỜNG NỘI BỘ
1.12.1. Cổng - Hàng rào:
- Cổng: Cổng chính của trạm dạng cửa trượt trên ray thép, kích thước lọt lòng rộng
7,5m, gắn motor tự đóng đóng mở, khung bằng thép hộp mạ kẽm. Trụ cổng bằng
bê tông cốt thép B20 (M250) đá 1x2.
- Hàng rào: Hàng rào quanh trạm có cột bằng BTCT kích thước: 150x150mm, cách
khoảng 2,5m. Hàng rào sử dụng lưới B40 dày 3mm bọc cao 2m.
- Chiều dài cổng và hàng rào quanh khu quản lý vận hành: 200m.
1.12.2. Sân - Đƣờng nội bộ:
- Sân - Đường nội bộ phía trong nhà Quản lý vận hành bằng bê tông cốt thép B25
(Mác 350) đá 2x4, dày 150, cắt roan: 2mx2m, mặt sân dốc về 1 phía i=2%. Diện
tích sân – đường nội bộ: 1.301,26 m2

Phần III - Chương 1 III-1-4


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG


2.1. TIÊU CHUẨN
- TCVN 6260:2009: Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6067:2018: Xi măng Poóc lăng bền sulphat
- TCVN-7572-1 đến 20 - 2006: Đá dăm, sỏi dăm, sỏi, cát vàng dùng trong xây
dựng;
- TCVN 6477:2016 – Gạch bê tông;
- TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7572-1-20:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;
- TCVN 4506:2012: Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7745:2007 - TCVN 4732:2007: Vật liệu ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 5574:2018: Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9340:2012: Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu;
- TCVN 8828:2011: Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
- TCVN 5440:1991: Bê tông - Kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định chung;
- TCVN 1651-1:2018 - Phần 1: Thép thanh tròn trơn;
- TCVN 1651-2:2018 - Phần 2: Thép thanh vằn;
- TCVN 1765 : 75: Thép cacbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹ
thuật;
- TCVN 5709 : 2009: Thép các bon cán nóng dùng làm kết cấu trong xây dựng -
Yêu cầu kỹ thuật;
- Và các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
2.2. QUY ĐỊNH CHUNG
- Ngoài các yêu cầu cụ thể của thiết kế, các yêu cầu khác phải tuân theo quy chuẩn
QCVN 16:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về hàng hóa, vật liệu xây
dựng và các TCVN hiện hành.
2.3. THÉP BÊ TÔNG
2.3.1. Yêu cầu đối với vật liệu:
- Trừ những điều đặc biệt còn tất cả các thép chịu lực đều phải tuân theo tiêu chuẩn
"Kết cấu bê tông cốt thép” và “Thép cốt bê tông cán nóng”.
- Sử dụng thép:
 Đường kính<10mm: Thép có mã hiệu CB240-T, giới hạn chảy nhỏ nhất là
240MPa.

Phần III - Chương 2 III-2-1


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

 Đường kính >=10mm: Thép có mã hiệu CB300-V, giới hạn chảy nhỏ nhất là
300MPa.
- Kỹ sư Bên Chủ đầu tư có thể yêu cầu Đơn vị xây lắp cung cấp các mẫu thử bất kỳ
lúc nào, có thể chọn lựa bất kỳ loại thép nào để đưa vào thử. Các mẫu thử phải
kiểm định ở những cơ quan có đủ chức năng và thẩm quyền. Chi phí đó do Đơn vị
xây lắp chịu.
- Thép buộc phải bằng thép mềm với đường kính nhỏ nhất là 0,6mm hoặc thép đàn
hồi trong trường hợp cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong khi đổ bê tông.
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế. Nếu
có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (về nhóm, số hiệu và đường kính của cốt
thép) hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ, phải được sự đồng ý của Kỹ sư Chủ đầu
tư tuân theo các qui định dưới đây:
 Cốt thép phải có bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào,
không có vẩy sắt, không được sứt sẹo.
 Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do
nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường
kính.
- Trước khi gia công, cốt thép phải được nắn thẳng, độ cong vênh còn lại không
được vượt quá sai số cho phép trong TCVN.
- Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông.
Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải làm sạch
bề mặt, cạo hết vữa xi măng dính bám trước khi đổ bê tông lần sau.
- Cốt thép cần phải được cất giữ theo đúng tiêu chuẩn qui định. Đối với cốt thép kéo
nguội (hoặc cốt thép ứng suất trước) phải được cất giữ trong nhà kín, khô ráo.
2.3.2. Thử nghiệm:
- Mỗi lô thép giao đến công trường (bất kỳ số lượng là bao nhiêu nhưng không quá
100T) có cùng cỡ, cùng cường độ, cùng nơi sản xuất, có cùng giấy chứng nhận
của nhà sản xuất cần được lấy mẫu để kiểm tra.
- Các thông số cần kiểm tra là:
 Hình dạng.
 Trọng lượng riêng.
 Diện tích tiết diện ngang tính toán.
 Thành phần hóa học
 Ứng suất tại giới hạn chảy, giới hạn bền
 Độ giãn dài tương đối.

Phần III - Chương 2 III-2-2


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

 Cường độ uốn.
- Kết quả kiểm tra sẽ được trình cho Giám sát thi công của Chủ đầu tư trong vòng
14 ngày sau kiểm tra. Nếu một hay nhiều kết quả kiểm tra của các thông số trên
không đạt lô thép đó xem như không đạt. Lô thép nào không đạt sẽ bị loại ra khỏi
công trường hoàn toàn.
- Chủ đầu tư có quyền yêu cầu thử nghiệm thêm nếu họ xét thấy có nghi ngờ về
chất lượng vật liệu. Các mẫu thử thêm được chỉ định tại công trường với số mẩu
thử không quá 3 mẫu cho mỗi loại, mỗi lô với chi phí do Nhà thầu chịu.
2.3.3. Bảo quản:
- Cốt thép cần phải được cất giữ theo đúng tiêu chuẩn qui định. Đối với cốt thép kéo
nguội (hoặc cốt thép ứng suất trước) phải được cất giữ trong nhà kín, khô ráo.
2.4. XI MĂNG
2.4.1. Yêu cầu đối với vật liệu:
- Xi măng dùng để thi công phải phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn TCVN.
- Xi măng cần phải giữ tại hiện trường trong điều kiện phù hợp và đúng qui trình
bảo quản.
- Bất kỳ thời điểm nào, Đơn vị xây lắp phải cung cấp các chứng chỉ xác nhận chất
lượng của xi măng dùng cho công trình đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời
gian sử dụng, chứng nhận này phải do một cơ quan có đủ tư cách pháp nhân cấp.
- Xi măng mới sản xuất còn nóng cần phải lưu kho để nguội sau 22 ngày mới sử
dụng. Không sử dụng xi măng đã sản xuất quá 12 tháng hoặc tuy chưa quá 12
tháng nhưng đã bị giảm chất lượng như vón cục, chậm đông kết, giảm cường độ.
2.4.2. Thử nghiệm:
- Nhà thầu phải cung cấp cho GSTCCĐT các chứng chỉ thí nghiệm của lô hàng từ
Nhà sản xuất.
- GSTCCĐT có thể yêu cầu thử nghiệm thêm nếu họ xét thấy có nghi ngờ về chất
lượng vật liệu. Số mẫu thử không quá 3/đợt nhập kho công trường hoặc nhà máy,
với chi phí do Nhà thầu chịu.
2.4.3. Bảo quản:
- Xi măng cần phải giữ tại công trường trong kho kín. Bao xi măng phải được cách
nước và thoáng khí trên sàn cách mặt đất không nhỏ hơn 30cm và phải có biện
pháp phòng chống các huỷ hoại của thời tiết hay các nguyên nhân khác trước thời
gian đưa vào sử dụng. Bất cứ phần xi măng nào không đảm bảo chất lượng do ẩm,
vón cục hoặc do các nguyên nhân khác đều không được sử dụng và được thay thế
bằng xi măng khác.

Phần III - Chương 2 III-2-3


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

2.5. CÁT
2.5.1. Yêu cầu chung:
- Cát phải được lấy từ nguồn đã được chấp nhận và nơi có khả năng cung cấp cát có
phẩm chất đều đặn và đảm bảo tiến độ trong suốt quá trình thi công công trình.
Nhà thầu không được thay đổi nguồn cung cấp cát nếu không được chuẩn duyệt
bằng văn bản của GSTCCĐT.
- Cát dùng trộn bê tông và vữa xây tô phải được làm sạch bằng sàng trước khi sử
dụng.
- Trước khi tiến hành một công tác san lấp hay thi công đầu tiên, Nhà thầu phải tổ
chức nghiệm thu mẫu cát dùng trong công trình với sự tham gia của GSTCCĐT.
Việc lấy mẫu sẽ được lập thành văn bản.
- Sau khi có các kết quả thí nghiệm, nếu mẫu cát trên đạt yêu cầu sử dụng, việc
nghiệm thu sẽ được lập thành biên bản nghiệm thu vật liệu.
2.5.2. Cát trộn bê tông:
- Cát dùng trộn bê tông phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tên các chỉ tiêu Yêu cầu
Mô đun độ lớn >2
Khối lượng thể tích xốp (kg/m3) >1300
Sét, á sét, các tạp chất ở dạng cục Không
Phần trăm khối lượng lượng hạt trên 5mm <10
Phần trăm khối lượng lượng hạt dưới 0,14mm <10
Phần trăm khối lượng bùn, bụi, sét, và chất hữu cơ <3%
2.5.3. Thử nghiệm:
- Nguồn cung cấp cát phải được sự kiểm tra và đồng ý của GSTCCĐT. Nhà thầu
phải tiến hành các thử nghiệm xác định mô đun độ lớn, khối lượng thể tích xốp,
thành phần hạt của cát, hàm lượng chất hữu cơ. Việc thử nghiệm được tiến hành
theo các tiêu chuẩn từ TCVN 7572 - 2006 với chi phí do Nhà thầu chịu.
- Nếu bất cứ lúc nào theo ý kiến của GSTCCĐT, có sự thay đổi đáng kể về cấp
phối cát, nơi cung cấp cát, GSTCCĐT được phép cho ngưng thi công và yêu cầu
Nhà thầu phải tiến hành thử nghiệm lại xem có phù hợp với các yêu cầu của các
điều nêu trên. Loại cát có kết quả thử nghiệm không đạt sẽ bị loại ra khỏi công
trường hoàn toàn.
2.5.4. Bảo quản:
- Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bẩn để tiện sử
dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất. Cát để ở kho
bãi hoặc trong khi vận chuyển phải tránh để đất, rác hoặc các tạp chất khác lẫn

Phần III - Chương 2 III-2-4


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

vào.
2.6. ĐÁ
2.6.1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đá dùng cho kết cấu bê tông:
- Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai
hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp
cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5
lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.
- Thành phần cốt liệu, chỉ tiêu cơ lý tuân thủ đầy đủ theo TCVN 7570-2006.
2.6.2. Bảo quản:
- Đá phải được rửa sạch, phân loại, và bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ.
2.7. NƢỚC
- Nước dùng cho công trình phải sạch không có các tạp chất hay chất gây hại:
- Nước dùng để trộn và bảo dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu của TCVN;
- Đơn vị xây lắp phải tuân theo các phê duyệt của Kỹ sư Chủ đầu tư về nguồn nước
dùng cho sản xuất và phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết theo yêu cầu;
- Nước phải được kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng. Khi thay đổi
nguồn cấp nước Đơn vị xây lắp phải đệ trình các tài liệu thí nghiệm chứng tỏ
nguồn nước mới thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và chỉ được sử dụng khi có phê
duyệt của Kỹ sư Chủ đầu tư.
2.8. THIẾT KẾ CẤP PHỐI VẬT LIỆU
2.8.1. Thiết kế thành phần bê tông cấp độ bề chịu nén B7.5 (M100) trở lên:
- Thành phần vật liệu trong bê tông cấp độ bền chịu nén B7.5(M100) trở lên phải
được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm). Khi
thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi
công. Ngoài ra hổn hợp bê tông phải thỏa mãn có hàm lượng xi măng tối thiểu:
350kg/m3 đối với B20, độ bền chống thấm 6atm.

Phần III - Chương 2 III-2-5


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC NỀN MÓNG


3.1. NỘI DUNG
Nội dung công tác nền móng bao gồm các nội dung sau:
- Đào hố móng.
- Gia cố nền.
- Xây dựng móng.
- Lấp đất hố móng.
- Nội dung công tác này cần được sử dụng kết hợp với công tác bê tông và bê tông
cốt thép.
3.2. TIÊU CHUẨN
- Các yêu cầu cụ thể về thi công đã được nêu trong TCVN 9436:2012, ngoài ra cần
lưu ý thêm một số vấn đề sau:
3.3. ĐÀO HỐ MÓNG
3.3.1. Công tác đào đất, đào đá:
- Đất đào từ hố móng được đưa ra bãi trữ hoặc đến nơi tận dụng để đắp, đất đào thải
không được làm ảnh hưởng đến đường thi công trong khu vực xây dựng.
- Sử dụng tổ hợp máy đào dung tích gầu ≥1,6m3, ô tô tự đổ ≥12 tấn đào và vận
chuyển đất đến vị trí thải, trữ hoặc chuyển trực tiếp đến vị trí đắp theo yêu cầu của
Tư vấn giám sát.
- Khi đào hố móng, phải để lại lớp bảo vệ chống xâm thực và phá hoại của thiên
nhiên với chiều dày tối thiểu 30cm và chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng
công trình.
- Để tránh tình trạng bề mặt đào bị xốp, các thiết bị thi công nặng như máy ủi, máy
xúc hạn chế hoạt động trong khoảng 30cm tính từ đường biên đào hoặc cao độ
cuối cùng trong khu vực đào đất.
- Trường hợp Đơn vị xây lắp phát hiện thấy các hệ thống kỹ thuật hạ tầng, di chỉ
khảo cổ học, kho vũ khí… trong khu vực xây dựng thì ngay lập tức ngừng công
tác đào đất đồng thời rào ngăn bảo vệ. Trong vòng 24 giờ Đơn vị xây lắp phải
thông báo cho đại diện các cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết.
- Đào đá: Từ cao trình cốt san nền trở lên sử dụng biện pháp khoan nổ nhỏ phá đá,
kết hợp tổ hợp máy đào có gắn hàm kẹp để đào đá; Từ cao trình san nền xuống hố
móng sử dụng chỉ sử dụng tổ hợp máy đào có gắn hàm kẹp hoặc búa căn để đào
đá. Sử dụng ô tô tự đổ ≥12tấn để đào và vận chuyển đất đá đến vị trí trữ hoặc
chuyển trực tiếp đến vị trí đắp bên ngoài chân taluy để gia cố chân mái đắp taluy.

Phần III - Chương 3 III-3-1


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

3.3.2. Hạn chế ảnh hƣởng ngoài phạm vi đào:


- Việc thiết kế biện pháp tổ chức thi công đào đất cần phải hạn chế đến mức tối đa
những tác động đến các khu vực ngoài phạm vi hố móng công trình để giảm thiểu
tác động đến môi trường, giữ ổn định tự nhiên của các sườn dốc.
3.3.3. Tiêu thoát nƣớc trong quá trình đào:
- Việc tiêu thoát nước trong quá trình đào đất đá cần phải được đề cập đến trong
thiết kế biện pháp tổ chức thi công chi tiết của Đơn vị xây lắp để đảm bảo an toàn
cho các mái đào khi chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát nước và bảo vệ
bề mặt mái đào.
- Các hố móng sẽ được giữ trong điều kiện thoát nước tốt ở mọi thời điểm và tránh
nước đọng thành vũng từ các nguồn nước bất kỳ, gồm nước mưa, thấm của nước
ngầm, hoặc nước từ các hoạt động thi công.
- Đơn vị xây lắp sẽ cung cấp, lắp đặt, duy trì và vận hành các thiết bị và vật liệu
theo yêu cầu thoát nước từ các bề mặt đào, bao gồm bơm, vật thoát nước, hố thu
nước, cống, máng, đê quai, rãnh và các thiết bị dẫn dòng và gia cố tạm thời khác
để cho phép thực hiện các công tác trong điều kiện khô ráo.
3.3.4. Hệ thống thoát nƣớc mƣa trên mái:
- Công tác xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên mái được thực hiện ngay sau khi
hoàn thành tầng đào giữa các cơ.
3.4. XÂY DỰNG MÓNG
3.4.1. Trƣớc khi tiến hành mở móng:
- Trước khi thi công đào móng, Đơn vị thi công phải tiến hành đo trắc đạc và cắm
mốc theo đúng kích thước, vị trí tọa độ nêu trong hồ sơ bản vẽ thiết kế.
- Để thi công móng bất kì vị trí cột, trụ nào, Đơn vị thi công phải dùng máy trắc đạc
đo kiểm tra.
3.4.2. Hƣớng móng:
- Đơn vị thi công chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo độ chính xác của vị trí cột
và hướng cho mỗi móng cột, trụ theo hồ sơ thiết kế.
- Các vị trí đặc biệt khác cần xem hướng dẫn chi tiết ở bản vẽ Sơ đồ móng, bản vẽ
Sơ đồ san gạt và kè móng, các bản vẽ liên quan khác để đảm bảo thi công đúng
thiết kế.
3.4.3. Công tác đào hố móng:
- Việc đào đất phải tiến hành phù hợp với "Quy phạm công tác đất", phải đảm bảo
ổn định của các mái dốc. Đơn vị xây lắp phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị
và công trình trong công tác đào hố móng.
- Tại các vị trí móng có mặt bằng thi công lớn thì dùng máy đào để thi công là

Phần III - Chương 3 III-3-2


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

chính, dọn sạch hố móng bằng thủ công. Lưu ý Đơn vị xây lắp phải trình phương
án và biện pháp thi công chi tiết các vị trí móng, mương cáp vv… gặp bất thường
như: sình lầy, hiện tượng cát chảy, gặp đá vv... sao cho quá trình thi công không
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và
thiết bị thi công. Trước khi thi công, Đơn vị xây lắp phải được sự chấp thuận của
Chủ đầu tư về biện pháp thi công do Đơn vị xây lắp trình.
- Trong trường hợp cần thiết có thể phải sử dụng tường chắn tạm (cọc cừ) để đảm
bảo ổn định của các mái dốc hoặc ngăn nước ngầm trong quá trình đào hố móng.
- Mặt bằng đáy hố móng phải được dọn sạch và bằng phẳng, giữ khô để tránh hoá
bùn. Phải có máy bơm đủ công suất để hút toàn bộ nước có trong hố móng.
- Hình dạng, kích thước, cao độ của hố móng phải đúng với bản vẽ thiết kế và phải
được nghiệm thu trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
- Trong trường hợp đào hố móng mà phát hiện có sự sai khác về địa chất so với
thiết kế, Đơn vị thi công phải có trách nhiệm báo lại bên Chủ đầu tư và được Chủ
đầu tư đồng ý mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Hình dạng, kích thước của hố móng phải phù hợp với hình dáng và kích thước
thiết kế của từng loại móng và phải được nghiệm thu trước khi chuyển sang công
đoạn tiếp theo. Cao độ của đáy hố móng phải đúng cao độ thiết kế. Đơn vị thi
công phải đảm bảo tính nguyên vẹn của hố móng đúng theo các yêu cầu kỹ thuật
cho đến khi nghiệm thu hố móng để chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Bất kỳ
việc đổ bê tông nào tiến hành trước khi được kỹ sư bên Chủ đầu tư phê duyệt đều
phải loại bỏ và đơn vị thi công phải chịu mọi kinh phí để làm lại việc đó. Đất thừa
không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải quy định, không được đổ bừa bãi
làm ứ đọng nước làm ngập úng các công trình lân cận, làm trở ngại thi công.
- Khi đào hố móng công trình phải có biện pháp chống sạt lở, lún và làm biến dạng
những công trình lân cận (nếu có).
- Trường hợp móng công trình nằm trên nền đá cứng thì toàn bộ đáy móng phải đào
tới độ sâu công trình thiết kế. Không được để lại cục bộ những mô đá cao hơn cao
trình thiết kế.
3.5. LẤP ĐẤT HỐ MÓNG
- Việc san lấp được tiến hành sau khi bê tông móng đã được bảo dưỡng đủ thời gian
quy định và phải được kỹ sư bên Chủ đầu tư cho phép.
- Đất để san lấp móng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải được thoả thuận của
đại diện Chủ đầu tư. Đất lấp hố móng phải đổ từng lớp và đầm kỹ theo đúng chỉ
dẫn của thiết kế.
- Các vị trí móng đều phải đắp đất theo kích thước được ghi trong bản vẽ thiết kế.
Đất đắp có thể lấy từ dưới hố móng đào lên hoặc từ nơi khác vận chuyển đến.

Phần III - Chương 3 III-3-3


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT

Không được lấy đất sát vị trí móng để đắp chân cột. Đơn vị thi công cần duy trì
lớp đắp nền đến khi nghiệm thu phần việc theo hợp đồng. Nếu phải lấy vật liệu từ
nơi khác đến cho việc đắp nền chân cột, đơn vị thi công phải thống nhất với chủ
đầu tư khu vực khai thác vật liệu thích hợp cho việc đắp nền để vật liệu có chất
lượng đúng với yêu cầu.
- Đất thừa có thể đắp vào chân móng trong phạm vi diện tích chiếm đất vĩnh viễn,
đất được phép đắp cao cách mặt trên của trụ móng 10cm, và khu vực xung quanh
móng; phần còn lại (nếu có) phải vận chuyển đến nơi khác đổ phải được thoả
thuận với chính quyền địa phương.
- Bên chủ đầu tư có thể tiến hành thí nghiệm dung trọng lớp đất đắp để kiểm tra đơn
vị thi công thực hiện đúng độ đầm nén yêu cầu. Bất kỳ móng nào xác định đất lấp
hố móng đầm nén không đạt chất lượng phải đào lên và thực hiện lại bằng chi phí
của đơn vị thi công.

Phần III - Chương 3 III-3-4


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
4.1. NỘI DUNG
- Nội dung công tác bê tông và bê tông cốt thép bao gồm toàn bộ việc thi công kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường được
trộn ngay tại công trường.
4.2. TIÊU CHUẨN
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi
công và nghiệm thu;
- TCVN 5440-1991: Bê tông-Kiểm tra và đánh giá độ bền. Quy định chung;
- TCVN 5592-1991: Bê tông nặng-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
- TCVN 3105-1993: Bê tông nặng- Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử;
- TCVN 3106-1993: Bê tông nặng- Phương pháp thử độ sụt;
- TCVN 3118-1993: Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ nén;
- TCVN 6025-1995: Bê tông- Phân mác theo cường độ nén;
- TCXD 9335-2012: Bê tông nặng- Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp
máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén;
- 20 TCN 162-1987: Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ bằng súng bật
nẩy;
- TCXD 239-2000: Bê tông nặng- Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu
công trình;
- Các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.
4.3. CHUẨN BỊ
Trước khi khởi công các công tác đổ bê tông, Nhà thầu phải đệ trình cho Giám sát
thi công của Chủ đầu tư các điều khoản, dữ kiện sau đây để được chấp thuận:
- Phương pháp được đề nghị để sản xuất bê tông, chuyên chở, đổ và đầm nén kể cả
loại và kích cỡ của thiết bị sử dụng.
- Vị trí được đề nghị và loại của tất cả các mối nối xây dựng, chưa được trình bày
trên bản vẽ thi công.
- Phương pháp đề nghị để lắp dựng ván khuôn, kể cả dàn giáo và cột chống. Các kết
quả thử mẫu vật liệu (thép, cát, đá, xi măng, nước…)
- Thiết kế cấp phối bê tông sơ khởi;
- Khi thi công kết cấu BTCT, Nhà thầu cần phối hợp các bản vẽ kết cấu với các bản
vẽ thiết kế kiến trúc, điện, nước, điều hòa không khí.v.v. để thực hiện cho chính
xác các kích thước và các chi tiết chôn sẵn trong bê tông theo thiết kế. Nếu có sự
khác biệt giữa các bản vẽ thiết kế thì Nhà thầu phải báo ngay cho Giám sát của
Chủ đầu tư và Thiết kế biết để xử lý.

Phần III - Chương 4 III-4-1


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
4.4. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN
4.4.1. Thi công ván khuôn:
- Trước khi thi công ván khuôn, các bản vẽ ván khuôn và giàn chống của đơn vị thi
công phải được bên Chủ đầu tư chấp thuận.
- Ván khuôn phải được lắp đặt thẳng và vuông góc. Khi những vạt nghiêng hay
cạnh được yêu cầu trên bản vẽ, các vạt nghiêng này phải được cắt một cách chính
xác theo đúng kích thước để tạo thành một mối nghiêng phẳng phiu và liên tục.
Các tấm ván khuôn phải có cạnh ngay, vuông cho phép lắp đặt chính xác và tạo
một góc cạnh gọn gàng ở các mối nối thi công trong bê tông.
- Các tấm ván khuôn phải được ghép chặt ở các mặt nối theo phương thẳng đứng
hay nằm ngang, trừ phi được chỉ định khác đi.
- Ở những cạnh ngoài của bệ móng phải được đổ với một vạt góc nghiêng. Khuôn
ván phải thích hợp với phần kết cấu ở bất kỳ khía cạnh nào và phải cao tới mặt
hoàn tất đòi hỏi của bê tông. Nếu làm bằng gỗ, mẫu khuôn sẽ phải được chế tạo
bằng gỗ tốt trong mùa, đóng theo kích cỡ và đủ dày đề chống lại áp suất của bê
tông ướt mà không bị biến dạng. Các khuôn phải được định vị chắc chắn và được
giằng chéo vững vàng để đủ sức chịu đựng mà không bị chuyển vị, cong vênh hay
bất cứ loại chuyển dịch nào: dưới trọng lực của công trình, sự đi lại của công nhân,
vật liệu và máy móc.
- Bê tông chỉ được đổ khi các hệ thống ván khuôn và giàn giáo được bên Chủ đầu tư
chấp thuận.
4.4.2. Làm sạch ván khuôn:
- Khoảng trống để đổ bê tông không được có chất bẩn, mạt cưa, các dây kẽm nối
kết,.v.v… trước khi đổ bê tông. Ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được giữ
sạch sẽ và được quét một lớp dầu lót khuôn thích hợp hay một chất khác được
chấp thuận. Các chất dầu lót này không được tiếp xúc với cốt thép hay với bê tông
ở các mối liên kết khác. Ván khuôn bị hư hỏng hay méo mó sẽ không được sử
dụng.
4.5. CÔNG TÁC CỐT THÉP
4.5.1. Cốt thép:
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế
về chủng loại, cường độ.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo bề mặt sạch,
không bị rỉ sét, vảy cán, không dính bùn đất, dầu mỡ, hay bất kỳ vật liệu khác ảnh
hưởng xấu đến độ bám dính của bê tông vào cốt thép hay làm phân rã bê tông. Các
thanh thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
- Nghiêm cấm việc sử dụng cốt thép xử lí nguội thay thế cốt thép cán nóng.

Phần III - Chương 4 III-4-2


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
4.5.2. Cắt và uốn cốt thép:
- Các bảng thống kê cốt thép chỉ có tính cách hướng dẫn và dùng lập dự toán. Nhà
thầu phải có trách nhiệm kiểm tra lại theo bản vẽ thiết kế trước khi tiến hành cắt
và uốn cốt thép.
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học trừ khi có
chỉ định khác của GSTCCĐT. Chỉ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của
GSTCCĐT, các thanh cốt thép có đường kính lớn mới có thể được uốn nóng. Các
cốt thép uốn nóng không được phép nhúng lạnh.
- Cốt thép được bẻ nguội đúng như chi tiết bằng một máy uốn cong. Mỗi bó thanh
cốt thép uốn xong phải được gắn nhãn có ghi ký hiệu thanh.
- Khi cần bẻ cong các cốt thép lòi ra khỏi bê tông, việc bẻ cong và làm thẳng lại sẽ
được thực hiện với điều kiện bán kính trong của các móc cong không nhỏ hơn 4
lần đường kính của cốt thép mềm hoặc 6 lần đường kính của cốt thép có cường độ
cao.
- Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý bằng văn bản
của thiết kế.
4.5.3. Hàn cốt thép:
Việc nối chồng cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng
cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép
có gờ. Không nối cốt thép ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong;
- Chiều dài nối chồng cốt thép không được nhỏ hơn trị số cho trong bảng - Chiều
dài nối buộc cốt thép;
- Khi nối chồng, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt
thép có gờ không uốn móc;
- Dây buộc thép dùng loại dây thép mềm đường kính 1mm Trong các mối nối cần
buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu);
4.5.4. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:
- Khi vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo không làm hư hỏng và biến
dạng sản phẩm cốt thép, cốt thép từng thanh cần được buộc thành từng lô theo
chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Việc lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Các bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau.
- Cốt thép phải cố định chắc chắn và đảm bảo không bị dịch chuyển trong quá trình
đổ bê tông. Cốt thép cho các kết cấu đã hay đang đổ bê tông dở dang cần có biện
pháp bảo vệ tránh các biến dạng và hư hỏng khác.

Phần III - Chương 4 III-4-3


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
- Mối nối các thanh thép được cột chắc với nhau bằng dây kẽm. Số lượng mối nối
buộc giữa các thanh thép giao nhau không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo
thứ tự xen kẽ. Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải
buộc hoặc hàn dính 100%.
4.5.5. Lớp bê tông bảo vệ:
- Lớp bảo vệ bê tông được tính từ bề mặt bê tông đến phần ngoài cùng của cốt thép
kể cả điểm nối. Chiều dày lớp bảo vệ bê tông đúng như bản vẽ thiết kế, trong
trường hợp không có chỉ dẫn đặc biệt thì lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường
kính của một thanh. Lớp bê tông bảo vệ cốt thép của các hạng mục móng trụ cổng,
bể thu dầu sự cố và bể nước cứu hỏa là 50mm.
- Số miếng kê tạo lớp bê tông bảo vệ cần được đặt tại vị trí thích hợp theo mật độ cốt
thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Miếng kê cần được chế tạo sẵn từ bê
tông với bề dài cạnh từ 5-7cm, chiều dày đúng theo thiết kế. Ở giữa các miếng kê
cần có dây thép bỏ sẵn để cố định vào cốt thép. Cường độ vữa của miếng kê phải
đảm bảo bằng hoặc lớn hơn cường độ bê tông thiết kế.
- Trong trường hợp không có quy định trong bản vẽ thiết kế, chiều dày lớp bê tông
bảo vệ được lấy như sau:
Chiều dày lớp
Loại kết cấu bê tông bảo vệ
(mm)
Cốt chịu lực cột và dầm có chiều cao tiết diện lớn hơn
250mm 40

Cốt chịu lực dầm móng và móng lắp ghép 40


Cốt chịu lực móng đổ tại chỗ có bê tông lót 50
Cốt chịu lực móng đổ tại chỗ không bê tông lót 70
Cốt đai, cốt cấu tạo kết cấu có chiều cao tiết diện nhỏ hơn
250mm Max(15,)

Cốt đai, cốt cấu tạo kết cấu có chiều cao tiết diện lớn hơn
250mm Max(20,)
4.6. CÁC CHI TIẾT CHÔN SẮN VÀ BU LÔNG NEO
- Bu lông neo phải được thực hiện đúng bản vẽ. Bu lông neo phải được định vị ở vị
trí chính xác bằng các bản thép định vị hay các phụ kiện liên kết kim loại và phải
được định vị chắc chắn để tránh khỏi bị dịch chuyển khi đổ bê tông.
- Định vị kích thước nằm ngang bằng khung định vị.
- Xác định, căn chỉnh kích thước thẳng đứng bằng livo.
- Độ sai lệch cho phép theo phương ngang là  2mm.

Phần III - Chương 4 III-4-4


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
4.7. NGHIỆM THU TRƢỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
- Việc nghiệm thu công tác chuẩn bị đổ bê tông phải được tiến hành trước khi đổ bê
tông. Tất cả các công tác không theo đúng trình tự trên sẽ không được chấp nhận
và phải bị loại bỏ với chi phí do Nhà thầu chịu, trừ khi được GSTCCĐT chỉ định
khác đi.
- Nhà thầu chỉ đề nghị GSTCCĐT tổ chức nghiệm thu các công tác đã hoàn thành
khi cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu đã kiểm tra và xác nhận.
- Nhà thầu phải gửi GSTCCĐT phiếu yêu cầu nghiệm thu ít nhất 48h trước khi tiến
hành nghiệm thu. Việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản.
- Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra lại những nội dung được GSTCCĐT yêu cầu.
Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả nhân công, phương tiện cần thiết cho việc nghiệm thu.
Khi GSTCCĐT phát hiện những sai sót còn tồn tại, Nhà thầu phải tiến hành sửa
chữa tại chỗ ngay.
- Trong trường hợp GSTCCĐT phát hiện Nhà thầu chưa thực sự tiến hành công tác
tự kiểm tra, hoặc có những sai phạm lớn không thể sửa chữa liền, GSTCCĐT sẽ
tiến hành lập biên bản không đồng ý nghiệm thu ghi vào Nhật ký thi công. Nhà
thầu sẽ phải sửa chữa theo đúng yêu cầu của GSTCCĐT. Mọi chi phí phát sinh do
việc sửa chữa và chậm tiến độ sẽ do Nhà thầu chịu. Nhà thầu sẽ phải gửi lại phiếu
yêu cầu nghiệm thu cho lần nghiệm thu sau theo đúng trình tự nêu trên.
4.7.1. Hồ sơ nghiệm thu:
- Hồ sơ nghiệm thu cần có:
- Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi (nếu có) của cốt thép trong quá trình
thi công
- Phiếu giao hàng, chứng chỉ chất lượng thép
- Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép Bản thiết kế cấp phối bê tông
- Các biên bản hiện trường về việc thay đổi các chi tiết và bộ phận so với thiết kế
(nếu có)
- Các biên bản nghiệm thu (BBNT) công tác bê tông các kết cấu trung gian (VD:
khi nghiệm thu để đổ bê tông cổ móng, thì cần có BBNT cốt thép cổ móng.
- Nhật ký thi công.
4.7.2. Dụng cụ kiểm tra:
- Thiết bị kiểm tra cần có: Thước kẹp cơ khí Thước dây 5m
- Máy thủy chuẩn (nếu GSTCCĐT yêu cầu)
- Ống nước
- Quả dọi
4.7.3. Nội dung nghiệm thu công tác ván khuôn:
- Các yêu cầu kiểm tra ván khuôn dàn giáo:

Phần III - Chương 4 III-4-5


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
Các nội dung Phƣơng pháp kiểm tra Yêu cầu kiểm tra

Hình dáng, kích thước Bằng mắt và thước có Đảm bảo theo đúng thiết kế
chiều dài thích hợp
Vị trí, độ nghiêng, cao Bằng mắt, máy trắc Đảm bảo theo đúng thiết kế
độ đạc, ống nước và các
thiết bị phù hợp
Kết cấu và vật liệu ván Bằng mắt Đảm bảo theo quy định của
khuôn mục 6.4
Độ phẳng giữa các tấm ghép Bằng thước Không vượt quá 3mm
nối
Độ kín, khít giữa các tấm Bằng mắt Đảm bảo kín, khít không
ván khuôn, giữa ván mất nước xi măng khi đổ và
khuôn và mặt nền đầm bê tông
Vị trí, số lượng và kích Bằng mắt và các phương Đảm bảo theo đúng thiết kế
thước các chi tiết chôn tiện thích hợp
ngầm và đặt sẵn
Chống dính ván khuôn Bằng mắt Lớp chống dính phủ kín
các mặt ván khuôn tiếp xúc
với bê tông
Vệ sinh bên trong ván Bằng mắt Không còn rác, bùn đất và
khuôn các chất bẩn khác bên trong
ván khuôn
Độ ẩm của ván khuôn Bằng mắt Ván khuôn gỗ đã được tưới
nước trước khi đổ bê tông

4.7.4. Nội dung nghiệm thu công tác cốt thép:


- Các yêu cầu kiểm tra công tác cốt thép:
Các nội dung cần Phƣơng pháp kiểm tra Yêu cầu kiểm tra
kiểm tra
Chủng loại, vị trí, số Bằng mắt và thước có độ Đúng theo thiết kế
lượng và kích thước dài thích hợp
cốt thép
Đường kính cốt thép Bằng thước kẹp cơ khí Đúng đường kính yêu cầu
Mặt ngoài cốt thép Bằng mắt Bề mặt sạch, không bị
giảm tiết diện cục bộ,
không bị rỉ sét, vảy cán,
không dính bùn đất…
Cốt thép đã uốn Thước có độ dài thích hợp Đảm bảo theo quy định
của mục 6.5.2

Phần III - Chương 4 III-4-6


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
Thép chờ và chi tiết Bằng mắt và thước có độ Đảm bảo vị trí, số lượng
đặt sẵn dài thích hợp và kích thước theo đúng
thiết kế
Nối buộc cốt thép Bằng mắt và thước có độ Chiều dài nối chồng bảo
dài thích hợp đảm theo yêu cầu bảng F
Miếng kê bằng bê Bằng mắt và thước có độ Miếng kê được chế tạo
tông dài thích hợp sẵn, không ít hơn 1 miếng
kê trên 1 m2.
Chiều dày lớp bê tông Bằng mắt Đảm bảo theo quy định
bảo vệ của mục 6.5.5

4.8. CÔNG TÁC BÊ TÔNG


4.8.1. Vật liệu để sản xuất bê tông:
- Các vật liệu để sản xuất bê tông (xi măng, cát, đá dăm, nước,…) phải đảm bảo các
yêu cầu của thiết kế về chủng loại, cường độ.
- Các cốt liệu (cát, đá dăm) phải được tồn trữ ở chỗ sạch, có láng nền tốt và khô,
không bị ngập nước. Các loại cốt liệu với cỡ và loại khác nhau phải được tách
riêng ra bằng các vách ngăn có đủ chiều cao và chắc để tránh lẫn vào nhau và để
tránh lẫn với các loại có phẩm chất kém hơn.
- Nhà thầu phải lập kế hoạch và chuẩn bị nơi tồn trữ cốt liệu và bố trí sao cho có
thể thoát nước dễ dàng. Cốt liệu phải được giao đủ khối lượng và kịp thời để bảo
đảm không gây gián đoạn hay làm ngừng công tác đổ bê tông.
- Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được bảo
quản, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường
hợp trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.
4.8.2. Thiết kế thành phần bê tông:
- Việc thiết kế thành phần bê tông phải tuân theo các quy định nêu trong Chương -
Vật liệu dùng trong xây dựng.
4.8.3. Trộn bê tông:
- Thành phần của các chủng loại bê tông khác nhau cần thiết cho công trình phải
tuân thủ cấp phối của vữa bê tông bao gồm hàm lượng xi măng cát đá theo đúng
định mức (định mức hiện hành đang sử dụng là định mức 1776/BXD-VP ngày
16/8/2007 của Bộ Xây dựng).
- Đơn vị thi công phải chú ý đặc biệt đến sự kiện là trong bất kỳ trường hợp nào xi
măng nhiều Oxyde Nhôm đều không được dùng đến trong bất cứ hạng mục công
trình nào. Bê tông phải đủ dẻo để có thể đổ vào các góc cạnh của ván khuôn và
quanh chu vi của cốt thép mà không bị phân ly hay nước tụ tập ở trên mặt thép.
Khi tháo gở ván khuôn, mặt bê tông phải có một mặt khá láng, không bị tổ ong,

Phần III - Chương 4 III-4-7


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
nứt nẻ, hay đóng quá nhiều nước và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như được chỉ
định.
- Nếu Đơn vị thi công muốn thay đổi nguồn cung cấp bất kỳ thành phần vật liệu nào
phải được sự chấp thuận đồng ý của bên Chủ đầu tư.
4.8.4. Vận chuyển bê tông:
- Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo để hỗn hợp bê tông
không bị phân tầng, bị chảy nước.
- Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia được quy định trong
bảng sau. Trong trường hợp dùng phụ gia kéo dài thời gian đông kết, Nhà thầu
phải trình kết quả thí nghiệm xác định thời gian đông kết trên cơ sở điều kiện thời
tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng để GSTCCĐT xem xét.
Nhiệt độ (độ C) Thời gian vận chuyển cho phép (phút)
>30 30
20-30 45
- Các vật chứa được dùng để vận chuyển hay đổ bê tông phải được làm sạch và rửa
sạch vào cuối mỗi ngày làm việc và bất cứ khi nào ngưng đổ bê tông lâu hơn 45
phút.
4.8.5. Đổ và đầm bê tông:
Yêu cầu đổ bê tông được đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn TCVN
4453:1995;
Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ
cốt thép; Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha; Bê
tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy
định của thiết kế.
- Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê
tông được đầm chặt và không bị rỗ.
- Thời gian đàm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để
nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bê mặt và bộ khí không
còn nữa;
- Khi sử dụng đàm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác
dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm;
- Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ - 2 giờ sau khi đầm
lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn
như sàn mái, sân bãi, mặt đường ôtô …. không đầm lại cho bê tông khối lớn.

Phần III - Chương 4 III-4-8


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
4.8.6. Bảo dƣỡng bê tông:
- Việc bảo dưỡng bê tông đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8828:2011: Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
 Bê tông phải được bảo dưỡng khỏi ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu sau khi
đổ. Cần có các biện pháp thích hợp để tránh bê tông khỏi bị bốc hơi nước quá
nhiều từ bề mặt do nhiệt độ cao hay/và các luồng gió khô và để duy trì nhiệt độ bê
tông chỉ cao hơn 5°C so với nhiệt độ mát.
 Bê tông phải được bảo dưỡng ít nhất là 7 ngày, khi dùng xi măng Portland thông
dụng hay 4 ngày khi dùng xi măng đông kết nhanh, trừ khi bên Chủ đầu tư đồng ý
cho phép thời gian ngắn hơn.
 Trong thời kỳ bảo dưỡng bề mặt lộ ra ngoài, mặt phẳng của bê tông phải được che
phủ khỏi bị bốc hơi quá đáng bằng các phương pháp sau:
 Có thể tưới nước bằng tay hoặc bằng vòi phun .
 Bao phủ với một lớp không thấm nước sát với bề mặt bê tông để tránh sự lưu
thông quá đáng của không khí; Dùng màng bảo dưỡng bề mặt
 Các phương pháp khác được chấp thuận.
 Trong bất kỳ trường hợp nào, phương pháp bảo dưỡng không được làm hư hỏng
bề mặt bê tông đã đổ.
 Không được phép đi lại hay đè tải trọng lên bê tông cho đến khi bê tông đủ cứng
để có thể chịu tải mà không ảnh hưởng đến bê tông.
4.8.7. Tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo:
- Khi ván khuôn dùng cho các bề mặt thẳng đứng như các mặt hông của móng được
tháo gỡ trong vòng ít hơn 15 giờ ở nhiệt độ 16°C, Đơn vị thi công phải cẩn thận
tránh không làm hỏng bê tông đặc biệt là các cạnh nhô ra và chi tiết chôn sẵn. Các
biện pháp bảo dưỡng bê tông thích hợp cần được thực hiện ngay sau khi tháo gỡ
ván khuôn thẳng đứng ở giai đoạn này và đồng thời bê tông phải được bảo vệ khỏi
bị nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao bằng các phương pháp cách nhiệt thích hợp.
- Đơn vị thi công có trách nhiệm tháo gỡ tất cả các thành phần của ván khuôn, các
ván đỡ hay các thành phần chống đỡ nào của khuôn bê tông một cách an toàn.
4.8.8. Hoàn thiện bề mặt:
- Việc hoàn thiện bề mặt ở đây được dùng đối với những kết cấu mà bề mặt bê tông
không trát hoặc không bao phủ bề mặt.
- Bề mặt hoàn tất của mọi kết cấu bê tông phải nhẵn phẳng, chắc, không có bọt lỗ và
nếu có khuyết điểm nào đó, phải báo cho GSTCCĐT và phải sửa chữa theo hướng
dẫn của GSTCCĐT. Không được trét tô hay sửa chữa các khuyết tật mà không
được sự đồng ý của GSTCCĐT và bất cứ chỗ bê tông nào có khuyết tật sau đó sẽ
được cắt bỏ và thay thế theo chiều sâu và sửa chữa theo cách GSTCCĐT hướng
đẫn và Nhà thầu chịu toàn bộ chi phí tốn kém.

Phần III - Chương 4 III-4-9


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
- Hoàn thiện bề mặt bê tông được chia làm 3 cấp.
- Loại “A” - Hoàn thiện nhám: Không đòi hỏi một loại hoàn tất đặc biệt nào và các
mối nối hay mặt phẳng không cần phải đều đặn. Các mối lồi hay các cạnh lồi v.v...
được cho phép vượt quá các dung sai cho phép, nhưng không được làm giảm yếu
các tiết diện bê tông.
- Loại “B” – Hoàn thiện thông thường: Sau khi tháo ván khuôn, bề mặt bê tông phải
được sửa chữa các khuyết tật và hoàn thiện để đảm bảo độ phẳng nhẵn và đồng
đều về màu sắc.Việc hoàn thiện có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: trát, vá,
phun vữa xi măng, đụcvà xoa nhẵn bề mặt. Cần lưu ý việc pha trộn vật liệu vữa để
đạt độ đồng đều về màu sắc Mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông sau khi đo áp sát
bằng thước 2m không vượt quá 7mm
- Loại “C” - Hoàn thiện cấp cao: Độ gồ ghề khi kiểm tra bằng thước 2m không vượt
quá 5mm và phải đảm bảo đồng đều về màu sắc. Việc thực hiện hoàn thiện cấp
cao thường được thực hiện theo phương pháp xoa mài bằng máy hoặc bằng thủ
công.
- Bảng kê phạm vi áp dụng hoàn thiện bề mặt
Loại hoàn tất bề
Cấu kiện Điều kiện
mặt
Móng Phần nằm âm dưới đất Loại “A”
Lộ ra ngoài, nằm trên mặt đất Loại “B”
Mặt trên cùng, để đặt đế của máy Loại “C”
thiết bị
Dầm, cổ móng Phần nằm âm dưới đất (đà kiềng) Loại “A”
Lộ ra ngoài, nằm trên mặt đất Loại “B”
4.9. KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG BÊ TÔNG
4.9.1. Độ sụt của bê tông:
Độ sụt của bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau:
- Đối với bê tông trộn tại chỗ cần kiểm tra ngay sau mẻ trộn đầu tiên và kiểm tra
vào giữa ca trộn.
- Nhà thầu phải cung cấp một bộ dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông cho mỗi máy trộn
hoạt động tại công trường, khi dùng bê tông trộn sẵn thì phải có ít nhất 1 bộ. Kích
thước các dụng cụ như sau:
- Một côn hình nón cụt có d=100mm, D=200mm, h=300mm.
- Một thanh thép tròn trơn đường kính 16cm dài 600mm.
Việc thử độ sụt của bê tông phải tiến hành theo đúng TCVN 3106-1993 gồm các
bước sau:
- Đặt côn lên nền ẩm cứng, phẳng, không thấm nước

Phần III - Chương 4 III-4-10


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
- Đổ bê tông qua phễu vào côn thành 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng 1/3 côn, sau khi
đổ dùng thanh thép chọc đều, mỗi lớp chọc 25 lần
- Dùng bay gạt phẳng miệng côn, từ từ nhấc côn ra.
- Đo chênh lệch giữa miệng côn và đỉnh khối bê tông.
- Độ sụt của bê tông đo được phải nằm trong độ sụt cho phép ghi trong bảng sau
Độ sụt cho phép của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ:
Vị trí Độ sụt (mm)
Móng các cấu kiện 20-40
Cổ móng, dầm 50-80
4.9.2. Đúc mẫu bê tông:
Trừ phi được yêu cầu một cách khác đi bởi GSTCCĐT, các mẫu thử cường độ
nén sẽ được lấy cho các hạng mục sau:
- Tất cả các hạng mục, cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép đều phải lấy mẫu thử. Số
lượng mẫu thử lấy như sau:
 Móng: 100m3/1 tổ mẫu
 Khung và kết cấu mỏng: 20m3/1 tổ mẫu
- Một tổ mẫu thử cường độ nén bao gồm 3 viên mẫu kích thước 150x150x150mm
được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ
- Nhà thầu phải cung cấp các thiết bị sau để sử dụng tại công trường:
 12 bộ khuôn mẫu đúc mẫu bê tông cho mỗi máy trộn.
 Thùng hay vật liệu khác để cất giữ các mẫu cốt liệu, xi măng.
- Các khuôn lấy mẫu phải kín, không thấm nước, không gây phản ứng với xi măng
và có bôi chất chống dính trên bề mặt tiếp xúc.
- Mẫu sẽ được lấy ra từ đầu thoát của máy trộn hay tại vị trí đổ, tùy theo yêu cầu
của GSTCCĐT.Các mẫu thử nghiệm sẽ được chế tạo và thử nghiệm theo đúng
TCVN với điều kiện:
- Nếu bê tông được đầm rung ở công trường hay ở công trình như thế nào thì mẫu
thử nghiệm cũng phải được rung một cách tương tự.
- Thời hạn giữ mẫu trong khuôn là 16-24 giờ. Các mẫu thử nghiệm phải được
chuyên chở từ công trường đến phòng thử nghiệm trong những thùng gỗ được cấu
tạo chắc chắn và có lớp lót để bảo vệ các mẫu thử này.
- Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả lao động, dịch vụ và vật liệu để thực hiện tất cả các
thử nghiệm về bê tông và vật liệu bê tông.
- Việc thử nghiệm phải do các phòng thí nghiệm(PTN) có tư cách pháp nhân thực
hiện. Các PTN sẽ được chấp nhận sau khi Nhà thầu trình giấy tờ chứng tỏ tư cách
pháp nhân của PTN đó.

Phần III - Chương 4 III-4-11


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
- Cường độ nén của mẫu được xác định bằng trung bình giá trị cường độ nén của
các viên trong tổ mẫu. Mẫu được xem như thỏa mãn yêu cầu về cường độ nén nếu
không có mẫu thử nghiệm nào có cường độ nhỏ hơn cường độ qui định tối thiểu
và sự khác biệt giữa cường độ nhỏ nhất và lớn nhất không nhiều hơn 15% của
cường độ trung bình.
- Nếu các mẫu thử nghiệm không thỏa mãn với yêu cầu thiết kế, khi đó kết cấu đang
tiến hành có liên quan đến sẽ phải được sửa chữa, thử nghiệm bổ sung hay bị loại
bỏ, với sự quyết định của GSTCCĐT. Các chi phí phát sinh từ công tác sửa chữa,
thử nghiệm hay loại bỏ sẽ do Nhà thầu chịu.
- Các thử nghiệm bổ sung sẽ được tiến hành đối với các trường hợp sau:
 Mẫu đúc tại chỗ không đạt cường độ yêu cầu khi thử nén
 Số lượng mẫu đúc không đủ theo quy định
 Khi có nghi ngờ về kết quả nén mẫu
- Tùy theo đặc điểm của kết cấu, GSTCCĐT sẽ quyết định phương pháp thử nghiệm
bổ sung: khoan lấy mẫu hoặc dùng súng bật nẩy.
- Khi bê tông bị từ chối, phải loại bỏ khỏi công trình theo quyết định của
GSTCCĐT. Nếu bê tông có thể sửa chữa được Nhà thầu đệ trình phương pháp sửa
chữa cho GSTCCĐT và chỉ sửa chữa sau khi GSTCCĐT chấp thuận.
- Nếu cường độ bê tông của bất cứ kết cấu nào không đạt, GSTCCĐT có thể cho
ngưng đổ bê tông ở những phần khác của kết cấu mà nó có thể bị ảnh hướng bởi
phần bê tông bị khuyết tật. Việc ngừng đổ bê tông kéo dài cho đến khi các khuyết
tật xử lý xong.
4.10. NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG
- Việc nghiệm thu công tác bê tông chỉ được tiến hành khi đã có biên bản nghiệm
thu công tác chuẩn bị đổ bê tông. Tất cả các công tác không theo đúng trình tự trên
sẽ không được chấp nhận và phải bị loại bỏ với chi phí do Nhà thầu chịu, trừ khi
được GSTCCĐT chỉ định khác đi.
- Nhà thầu chỉ đề nghị GSTCCĐT tổ chức nghiệm thu các công tác đã hoàn thành
khi cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu đã kiểm tra và xác nhận.
- Nhà thầu phải gửi GSTCCĐT phiếu yêu cầu nghiệm thu ít nhất 48h trước khi tiến
hành nghiệm thu. Việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản.
- Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra lại những nội dung được GSTCCĐT yêu cầu.
Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả nhân công, phương tiện cần thiết cho việc nghiệm
thu.Khi GSTCCĐT phát hiện những sai sót còn tồn tại, Nhà thầu phải tiến hành
sửa chữa tại chỗ ngay.
- Trong trường hợp GSTCCĐT phát hiện Nhà thầu chưa thực sự tiến hành công tác
tự kiểm tra, hoặc có những sai phạm lớn không thể sửa chữa liền, GSTCCĐT sẽ

Phần III - Chương 4 III-4-12


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
tiến hành lập biên bản không đồng ý nghiệm thu ghi vào Nhật ký thi công. Nhà
thầu sẽ phải sửa chữa theo đúng yêu cầu của GSTCCĐT. Mọi chi phí phát sinh do
việc sửa chữa và chậm tiến độ sẽ do Nhà thầu chịu. Nhà thầu sẽ phải gửi lại phiếu
yêu cầu nghiệm thu cho lần nghiệm thu sau theo đúng trình tự nêu trên.
4.10.1. Hồ sơ nghiệm thu:
- Các bản vẽ thiết kế, có ghi đầy đủ sự thay đổi (nếu có) trong quá trình thi công;
- Các biên bản hiện trường cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết
kế;
- Biên bản nghiệm thu kỹ thuật công tác chuẩn bị đổ bê tông;
- Các kết quả kiểm tra mẫu thử;
- Nhật ký thi công.
4.10.2. Dụng cụ kiểm tra:
- Thước dài 2m
- Thước dây 5m
- Máy thủy chuẩn (nếu GSTCCĐT yêu cầu)
- Ống nước
- Thước thăng bằng
- Quả dọi
4.10.3. Nội dung nghiệm thu:
Nhà thầu sẽ kiểm tra vị trí, kích thước và cân bằng thực tế của kết cấu đã hoàn
thiện và báo cho GSTCCĐT khi có những sai lệch kích thước vượt quá giá trị cho
phép và sẽ thực hiện công tác sửa chữa bao gồm cắt bỏ xây lại một phần hay toàn
bộ như GSTCCĐT chỉ định.
Bê tông không đáp ứng các yêu cầu nêu ra trong tài liệu này hay có bất cứ các
khuyết điểm sau đây sẽ bị từ chối:
- Có nhiều lỗ bọng, rã rời hay lỗ tổ ong, bề mặt không nhẵn phẳng, có khuyết tật.
- Dung sai xây dựng không đạt được.
- Cốt thép chờ đã dịch khỏi vị trí chính xác của nó.
- Các chi tiết chôn sẵn trong bê tông đã dịch khỏi vị trí chính xác của nó.
- Cường độ của bê tông không đạt theo yêu cầu thiết kế.
Sai số cho phép của bê tông sau khi khô đối với bê tông đổ tại chỗ
Tên các sai lệch Sai số cho phép (5mm)
Độ lệch mặt phẳng theo phương đứng trên 1m chiều 5
cao

Phần III - Chương 4 III-4-13


Nhà máy Điện gió Nhơn Hội – Giai đoạn 1 TKKT
Độ lệch mặt phẳng theo phương đứng trên toàn bộ 20
chiều cao móng
Độ lệch mặt phẳng theo phương đứng trên toàn bộ 15
chiều cao tường
Độ lệch mặt phẳng theo phương đứng trên toàn bộ 10
chiều cao cột
Độ lệch mặt phẳng theo phương ngang trên 1m dài 5
Độ lệch mặt phẳng theo phương ngang trên toàn bộ 20
chiều dài kết cấu
7 (hoàn thiện thông
Độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi kiểm tra bằng thường
thước 2m 5 (hoàn thiện cấp cao)
Sai lệch theo chiều dài kết cấu 20
Sai lệch theo tiết diện ngang kết cấu 8
Sai lệch cao độ đối với chi tiết làm gối tựa cho kết 5
cấu thép
- GSTCCĐT có thể cho phép bê tông đáng lẽ bị từ chối, được giữ để dùng trên các
cơ sở sau đây:
- Đánh giá lại các thông tin thống kê liên quan sức bền của bê tông và hay các đặc
điểm công tác khác.
- Kiểm tra lại kết cấu.
- Thử nghiệm bổ sung khi được GSTCCĐT chấp nhận.
- Việc sửa chữa đã được chấp nhận.
- Khi bê tông bị từ chối, phải loại bỏ khỏi công trình theo quyết định của
GSTCCĐT. Nếu bê tông có thể sửa chữa được Nhà thầu đệ trình phương pháp sửa
chữa cho GSTCCĐT và chỉ sửa chữa sau khi GSTCCĐT chấp thuận.
- Nếu cường độ bê tông của bất cứ kết cấu nào không đạt, GSTCCĐT có thể cho
ngưng đổ bê tông ở những phần khác của kết cấu mà nó có thể bị ảnh hướng bởi
phần bê tông bị khuyết tật. Việc ngừng đổ bê tông kéo dài cho đến khi các khuyết
tật xử lý xong.

Phần III - Chương 4 III-4-14


Không in

Contents
CHƢƠNG 1: CÁC HẠNG MỤC CHÍNH .....................................................................III-1-1
1.1. SAN LẤP MẶT BẰNG ................................................................................................. III-1-1
1.2. NHÀ LÀM VIỆC ........................................................................................................... III-1-2
1.3. NHÀ BẾP + ĂN: ............................................................................................................ III-1-2
1.4. NHÀ NGHỈ CÁN BỘ .................................................................................................... III-1-2
1.5. NHÀ KHO ...................................................................................................................... III-1-2
1.6. NHÀ BẢO VỆ................................................................................................................ III-1-3
1.7. NHÀ ĐỂ XE ................................................................................................................... III-1-3
1.8. ĐÀI NƯỚC .................................................................................................................... III-1-3
1.9. BỂ NƯỚC NGẦM ......................................................................................................... III-1-3
1.10. KHO CHẤT THẢI ......................................................................................................... III-1-3
1.11. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ................................................................................ III-1-3
1.12. CỔNG - HÀNG RÀO, ĐƯỜNG NỘI BỘ ..................................................................... III-1-4
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG ..............................................III-2-1
2.1. TIÊU CHUẨN ................................................................................................................ III-2-1
2.2. QUY ĐỊNH CHUNG ..................................................................................................... III-2-1
2.3. THÉP BÊ TÔNG ............................................................................................................ III-2-1
2.4. XI MĂNG....................................................................................................................... III-2-3
2.5. CÁT ................................................................................................................................ III-2-4
2.6. ĐÁ .................................................................................................................................. III-2-5
2.7. NƯỚC ............................................................................................................................ III-2-5
2.8. THIẾT KẾ CẤP PHỐI VẬT LIỆU ................................................................................ III-2-5
CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC NỀN MÓNG .......................................................................III-3-1
3.1. NỘI DUNG .................................................................................................................... III-3-1
3.2. TIÊU CHUẨN ................................................................................................................ III-3-1
3.3. ĐÀO HỐ MÓNG ........................................................................................................... III-3-1
3.4. XÂY DỰNG MÓNG ..................................................................................................... III-3-2
3.5. LẤP ĐẤT HỐ MÓNG ................................................................................................... III-3-3
CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ............................III-4-1
4.1. NỘI DUNG .................................................................................................................... III-4-1
4.2. TIÊU CHUẨN ................................................................................................................ III-4-1
4.3. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................... III-4-1
4.4. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN ........................................................................................... III-4-2
4.5. CÔNG TÁC CỐT THÉP ................................................................................................ III-4-2
4.6. CÁC CHI TIẾT CHÔN SẮN VÀ BU LÔNG NEO ...................................................... III-4-4
4.7. NGHIỆM THU TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG ............................................................... III-4-5
4.8. CÔNG TÁC BÊ TÔNG.................................................................................................. III-4-7
4.9. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG ...................................................................... III-4-10
4.10. NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG ..................................................................... III-4-12

You might also like