You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG


LƯỢNG
Kiểm toán năng lượng cho tòa nhà C1-C2-
C9 đại học bách Khoa Hà Nội
MAI TRƯỜNG PHƯỚC
Phuoc.mt191591@sis.hust.edu.vn
HỒ VÕ THIỀN
Thien.hv191623@sis.hust.edu.vn
NGUYỄN MINH HIẾU
Hieu.nm173856@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật điện


Chuyên ngành Thiết bị điện-điện tử

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Hoàng Anh


Chữ ký của GVHD

Khoa: Điện
Trường: Điện-Điện tử

HÀ NỘI, 1/2023

1
TÓM TẮT NÔI DUNG BÁO CÁO
Nhiệm vụ của nhóm 2 là kiểm toán năng lượng cho tòa nhà C1, C2, C9 của đại
học Bách Khoa. Dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Hoàng Anh kết hợp với phần
mềm mô phỏng năng lượng và công cụ trực quan hóa dữ liệu, nhóm đã phân tích
và đưa ra một số giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng tiêu thụ
cho công trình như thay đổi vật liệu tường, thay thế điều hòa có hệ số COP cao
và sử dụng phương pháp điều khiển chiếu sáng. Các giải pháp đều đạt hiệu quả
nhất định và có những giải pháp đem lại hiệu quả cao, có thể áp dụng thực tiễn
vào công trình. Thông qua bài tập lớn này, nhóm em đã học hỏi thêm được nhiều
kiến thức bổ ích, biết cách sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ cho việc
kiểm toán năng lượng cũng như trau dồi thêm các kỹ năng mềm như là slide,
thuyết trình, làm việc nhóm.

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG.........................................................5


1.1 Khảo sát hiện trạng công trình....................................................................5
1.1.1 Thiết bị điện chính.......................................................................5
1.1.2 Lớp vỏ vật liệu công trình...........................................................9
1.2 Lập cam kết kiểm toán năng lượng..........................................................11
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán:...................................................................11
1.2.2 Mốc thời gian.............................................................................11
1.2.3 Tài nguyên.................................................................................11
1.2.4 Hiện trạng công trình:................................................................11
1.2.5 Các yếu tố và ràng buộc thực hiện:...........................................11
1.2.6 Khả năng các đề xuất kiểm toán được áp dụng cho xây dựng các
công trình / các khu vực khác.....................................................................11
1.2.7 Định dạng báo cáo bắt buộc......................................................11
1.3 Thiết lập phạm vi KTNL..........................................................................12
1.3.1 Xác định phạm vi KTNL...........................................................12
1.3.2 Xác định dòng năng lượng vào ra..............................................12
1.3.3 Check list phạm vi kiểm toán....................................................12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HQNL..........................................13
2.1 Phân tích năng lượng tiêu thụ và chi phí..................................................13
2.2 So sánh hiệu quả năng lượng....................................................................19
CHƯƠNG 3. ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG...................................20
3.1 Tháng 1-2:.................................................................................................21
3.2 Tháng 3-4:.................................................................................................26
3.3 tháng 5-6:..................................................................................................30
CHƯƠNG 4. KIỂM KÊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG.....................................32
4.1 Danh sách các tải tiêu thụ năng lượng......................................................32
4.2 Đo đạc tiêu thụ và đặc điểm nhu cầu sử dụng năng lượng........................33
CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.......36
5.1 Tổng hợp và phân tích biện pháp TKNL..................................................36
5.1.1 Phân tích chiếu sáng tự nhiên....................................................36
5.1.2 Công suất nhiệt làm lạnh không gian........................................37

3
5.1.3 Phân tích hướng nắng................................................................37
5.2 Xác định các biện pháp phù hợp...............................................................37
5.2.1 Sử dụng cảm biến điều khiển chiếu sáng..................................38
5.2.2 Thay thế hệ thống ĐH có COP cao hơn....................................40
5.2.3 Thay đổi vật liệu lớp vỏ bao che công trình..............................42
5.2.4 Pin năng lượng mặt trời.............................................................44
CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH..................................................................44
6.1 Xác định các giải pháp tiềm năng tiết kiệm năng lượng..........................44
6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế kĩ thuật của các giải pháp...............................45
6.2.1 Giải pháp 1: Lắp đặt mắt cảm biến ánh sáng.............................45
6.2.2 Giải pháp 2: Thay thế điều hòa có chỉ số cop cao.....................46
6.2.3 Giải pháp 3: Thay cửa kinh.......................................................46
6.2.4 Tổng hợp các giải pháp trên......................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................48

4
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

1.1 Khảo sát hiện trạng công trình


Khối tòa nhà C1-C2-C9 nằm trong khuân viên đại học Bách Khoa được được xây
dựng để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu thí nghiệm và họp báo.

Tổng quan tòa C1, C2, C9 Bách Khoa

1.1.1 Thiết bị điện chính


a) Điều hòa và thông gió
- Các loại điều hòa chính được sử dụng:
+ Panasonic N9WKH-8 Gas R32: Công suất làm lạnh 1HP - 9.000
Btu/h.
Chỉ số hiệu suất năng lượng CSPF đến 3,44
+ Máy lạnh Đaikin FTKC35RVMV/RKC35RVMV: Công
suất làm lạnh 1.5HP – 12.000 Btu/h.
COP: 3.57

5
Điều hòa cục bộ chính

- Ở các phong hội thảo, hội trường 105-106 tòa C2 và một số phòng họp ở
tòa C1 được trang bị điều hòa trung tâm công suất lớn giúp dễ dàng điều
khiển và quản lý cùng với việc tiết kiệm năng lượng.

Điều hòa trung tâm

6
- Thông gió: Hầu hết các phòng đều sử dụng thông gió tự nhiên. Một số
phòng như hội trường, hội thảo tòa C2 và một số phòng thí nghiệm tầng 4
tòa C1 sử dụng thông gió cơ học.
b) Chiếu sáng
Các tòa nhà được chiếu sáng chủ yếu bằng đèn tuýp huỳnh quang T8 do đó công
suất chiếu sáng lớn để đạt đủ quang thông yêu cầu.

Hình ảnh đèn chiếu sáng

Tòa C1 Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2)


Tầng 1 8,25
Tầng 2 7,64
Tầng 3 6,89
Tầng 4 7,46
Mật độ công suất chiếu sáng tòa C1

Tòa C2 Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2)


Tầng 1 6,48
Tầng 2 7,56
Mật độ công suất chiếu sáng tòa C2

Tòa C9 Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2)


Tầng 1 9,04
Tầng 2 8,65
Tầng 3 7,56
Tầng 4 8,78
Mật độ công suất chiếu sáng tòa C9

Các phòng hội thảo, hội trường tại C2 và một số phòng họp tại C1 được trang bị
các đèn led panel giúp tăng tính thẩm mỹ đồng thời tiết kiệm năng lượng.

7
Hội trường được chiếu sáng bằng các tấm panel

c) Các phụ tải khác

Quạt trần Vinawind QT1400-S sải cánh 1400 - Cánh sắt

- Model: QT1400S
- Điện áp: 220V-50Hz
- Cấp chống giật: 0
- Công suất danh định: 75W
- Lưu lượng gió: 252,66m3/min
- Hiệu suất năng lượng: 1,58m3/min/W
- Đường kính sải cánh: 1400mm.
- Kích thước phủ bì (Đường kính x Chiều cao): 1400x520mm.
- Điều chỉnh 5 tốc độ bằng núm vặn hộp số.
- Màu sắc: màu xanh hoặc màu kem
- Kích thước bao bì (đo phía ngoài)/Khối lượng:
- Hộp đóng 01 quạt: 640x195x270mm/6,6kg
- Hộp đóng 02 quạt: 670x235x270mm/13,0kg
- Chất liệu cánh: sắt, sơn phủ tĩnh điện
- Số cánh quạt: 3
- Xuất xứ: Việt Nam
- Bảo hành: 12 tháng
8
Ngoài ra còn có các phụ tải khác như máy tính, máy chiếu, máy tin, tivi, tủ
lạnh….

1.1.2 Lớp vỏ vật liệu công trình


a) Tường
Lớp vỏ công Các vật liệu chính U-value(W/
trình m2.K)
Tường ngoài 15mm vữa 1,346
nhà 200mm gạch XMCL đặc
15mm vữa
Tường ngăn +15mm vữa 2,254
phòng +140mm gạch XMCL rỗng
+15mm vữa
Sàn tầng 1 200mm vật liệu lát sàn: Lát gạch granite 1,942
màu vàn nhạt 600x600, 50mm lớp vữa xi
măng, 100 lớp bê tông lót
Sàn tầng 2-4 20mm vật liệu lát sàn: Lát gạch granite 1,36
màu vàng nhạt 600x600, 50mm lớp vữa
xi măng, 100mm lớp bê tông lót, 204,5
mm lớp không khí, 37mm trần thạch cao
Mái bằng + 20mm gạch lá nem 400x400 1,039
+ 200mm bê tông bọt khí
+ 10mm Chống thấm mái
+ 100mm Sàn bê tông đồ phẳng

9
b) Vật liệu kính
Ta chọn kính trắng 1 lớp an toàn độ dày 6,38mm
 SHGC của kính là 0,819
 U-value của kính là 5,778 W/m2.K

Hình ảnh vật liệu kính

Như vậy ta thấy hệ số U-value của kính là cao dẫn đến tiêu thụ năng lượng lớn
do hệ số truyền nhiệt lớn tuy nhiên chi phí lắp đặt kính lại dẻ hơn các loại kính
khác.Vì vậy cần có sự căn nhắc giữa bài toán kinh tế và bài toán kĩ thuật khi thiết
kế thi công.

10
1.2 Lập cam kết kiểm toán năng lượng
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán:
- Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ/ chi phí
- Đáp ứng tải trọng gia tăng năng lượng trong tòa nhà
1.2.2 Mốc thời gian
- Ngày hoàn thành cần thiết: 29/01/2023
- Ngày phát hiện sơ bộ cần thiết: 03/11/2022
1.2.3 Tài nguyên
a. Nội bộ:
- Sinh viên nhóm 2 KTNL
b. Bên ngoài:
- Chuyên gia tư vấn: TS. Đặng Hoàng Anh
1.2.4 Hiện trạng công trình:
- Thực tế hoạt động
- Thực hành bảo trì
1.2.5 Các yếu tố và ràng buộc thực hiện:
- Dòng thời gian của EMOs chi phí thấp
- Hạn chế, rằng buộc tài chính
- Trang bị thêm dòng thời gian EMOs
1.2.6 Khả năng các đề xuất kiểm toán được áp dụng cho xây dựng các công
trình / các khu vực khác
- Có
1.2.7 Định dạng báo cáo bắt buộc
- Mức độ chi tiết
- Yêu cầu phân tích tài chính
- Thời gian hoàn vốn/ tiêu chí chấp nhận được

11
1.3 Thiết lập phạm vi KTNL
1.3.1 Xác định phạm vi KTNL
- Theo khu vực:
+ Tòa C1
+ Tòa C2
+ Tòa C9
- Theo loại phụ tải:
+ Room Electricity (ổ cắm, tivi, micro, máy chiếu…)
+ Chiếu sáng
+ Làm mát
+ Hệ thống quạt
1.3.2 Xác định dòng năng lượng vào ra
- Dòng năng lượng vào của tòa C1, C2, C9 là:
- Room Electricity (ổ cắm, tivi, micro, máy chiếu…)
- Chiếu sáng
- Làm mát
- Hệ thống quạt
1.3.3 Check list phạm vi kiểm toán
Danh sách kiểm tra phạm vi Kiểm toán gồm
Khu vực thực hiện kiểm toán
- Tòa nhà C1, C2, C9
Các thiết bị thành phần
- Room Electricity (ổ cắm, tivi, micro, máy chiếu…)
- Chiếu sáng
- Làm mát
- Hệ thống quạt
Thông tin cần thu nhập
- Kết quả mô phỏng trên phần mềm Design Builder
- Dữ liệu về thời tiết
- Thông số kĩ thuật cơ bản
Phạm vi phân tích
- Phân tích nhu cầu sử dụng điện
- Kiểm kê các tải tiêu thụ
- Thời gian hoàn vốn khi áp dụng phương pháp kiểm toán

12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HQNL

2.1 Phân tích năng lượng tiêu thụ và chi phí


Phương pháp tính
Mô phỏng
Công thức tính điện năng tiêu thụ, giá điện trong một năm
Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện (đồng/kWh)
Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường
phổ thông
Cấp điện áp từ 6kV trở lên 1659
Cấp điện áp từ 6kV trở xuống 1771
Bảng giá điện của EVN

Biểu đồ

Biểu đồ tiêu thụ điện trong 6 tháng đầu

13
Biểu đồ tiền điện trong 6 tháng đầu

Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ, số điện sử dụng từ tháng 1 đến tháng 6 tăng theo nhiệt độ, số
điện sử dụng thấp nhất vào tháng 1 là 22797kWh, tháng sử dụng nhiều điện nhất
là tháng 6 với 95714kWh. Bắt đầu từ tháng 4, số điện sử dụng tăng đột biến từ
34841kWh của tháng 3 lên 56743kWh -> số điện sử dụng có sự phụ thuộc vào
nhiệt độ, với tháng 4 là thời điểm đầu mùa hè, các phòng bắt đầu sử dụng điều
hòa và quạt nhiều hơn để làm mát.
Điện năng tiêu thụ lớn nhất ở tháng 5 và tháng 6 đạt 84549kWh và 95714kWh do
nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng mạnh.
Lượng điện năng và chi phí tiêu thụ nhỏ nhất ở tháng 1, 2 do vào thời điểm kỳ
nghỉ Tết.
-> Cần tập trung thực hiện kiểm toán vào 2 thời điểm tháng 5 và 6 để đề xuất giải
pháp tiết kiệm năng lượng.

Biểu đồ công suất tiêu thụ giờ cao điểm

14
Tiền điện phải trả theo giờ cao điểm

Nhận xét:
Công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm thấp hơn so với giờ bình thường tuy nhiên
tiền điện phải trả lại lớn hơn nhiều. Vấn đề này rất khó cải thiện do giờ hành
chính là cố định ta không thể thay đổi. Tuy nhiên một số hoạt động cần tiêu thụ
điện như thí nghiệm, hội họp, sự kiện,… ta nên tránh các giờ cao điểm để tiết
kiệm phần nào điện năng tiêu thụ.
Tháng 1-2:
Trong tháng 1, công suất tiêu thụ trong giờ bình thường điểm nhiều hơn giờ cao
điểm khoảng 3000kWh nhưng số tiền phải trả cho giờ cao điểm lại nhiều hơn giờ
bình thường điểm khoảng 12 triệu VNĐ.

Công suất tiêu thụ trong giờ bình thường chiếm 55,7% công suất tiêu thụ của
tháng 1 nhưng số tiền phải trả cho lượng điện tiêu thụ này chỉ chiếm 42,4%. Có
thể thấy lượng điện tiêu thụ còn ít nên dù phần trăm tiền điện chênh lệch khá lớn
nhưng số tiền chênh lệch không nhiều.

Đến tháng 2 công suất tiêu thụ trong giờ bình thường điểm nhiều hơn giờ cao
điểm khoảng 3000kWh nhưng lượng điện tiêu thụ đã nhiều hơn chút, chênh lệch
tiền điện giữa giờ bình thường và giờ cao điểm khoảng 12,8 triệu VNĐ.

15
Tỷ trọng lượng điện sử dụng và số tiền phải trả vẫn không thay đổi so với tháng
1, Công suất tiêu thụ trong giờ bình thường chiếm 55,7% công suất tiêu thụ của
tháng 2, số tiền phải trả cho lượng điện tiêu thụ này vẫn chiếm 42,4%. Lượng
điện tiêu thụ chênh khoảng 2000kWh so với tháng trước và tiền điện tăng thêm
khảng 6,5 triệu VNĐ do hết thời gian nghỉ Tết, trường bắt đầu hoạt động trở lại
nhưng đây cũng là thời điểm kỳ thi diễn ra, số lượng phòng học sử dụng vẫn còn
ít. Thời tiết vẫn đang trong mùa lạnh, nhiệt độ trung bình so với tháng 1 tăng
thêm 1,17 độ, tại lạnh vẫn chưa cần sử dụng.

Tháng 3:
Lượng điện sử dụng tang nhiều so với 2 tháng trước, cụ thể là 34841kWh, hơn
12200kWh so với tháng 2. Lượng điện tiêu thụ trong giờ bình thường chiếm
56,7%, tăng 2% so với 2 tháng trước. Số tiền phải trả cho giờ bình thường chiếm
43,3%, tang 1% so với 2 tháng trước, tuy nhiên tiền điện phải trả trong tháng 3
bắt đầu tăng mạnh, hơn 35 triệu so với tháng 2.

Nhiệt độ trung bình tăng khoảng 3 độ so với tháng 2, tuy nhiên vẫn không phải là
yếu tố tác động đến lượng điện tiêu thụ của tháng 3, khi tháng 3 vẫn đang trong
mùa lạnh và có nhiệt độ trung bình là 20,08 độ. Thời điểm tháng 3 là thời gian
bắt đầu học kỳ mới, lượng điện sử dụng nhiều hơn, lượng điện sử dụng trong giờ
bình thường bắt đầu nhiều hơn giờ cao điểm.
16
Tháng 4:
Công suất tiêu thụ bắt đầu tăng vọt lên 56743kWh, tiền điện phải trả cũng tăng
lên 197 triệu VNĐ, gần gấp đôi so với tháng 3. Thời điểm cuối tháng 4 bắt đầu
vào mùa nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng. Còn là thời gian hoạt
động thí nghiệm bắt đầu, các diễn đàng, hội nghị cũng bắt đầu được tổ chức.

Công suất tiêu thụ trong giờ bình thường chiếm 57,5% và số tiền phải trả cho giờ
bình thường chiếm 44,1% tiền điện cả tháng.

Tháng 5-6:
Là khoảng thời gian của mùa nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Trong tháng
5, công suất tiêu thụ điện đạt vào 84549kWh, gấp rưỡi so với tháng 4 và gấp gần
3 lần so với tháng 1. Lượng điện tiêu thụ trong giờ bình thường chiếm 59,3% có
số tiền tương ứng phải trả chiếm 45,9% tiền điện tháng 5. Số tiền phải trả cho giờ
bình thường chênh lệch không nhiều so với tiền điện giờ cao điểm (khoảng 23
triệu VNĐ). Nhiệt độ trung bình tháng tăng lên 27,42 độ.

17
Đối với tháng 6, lượng điện tiêu thụ đạt cao nhất trong 6 tháng đầu năm là
95714kWh, với nhiệt độ trung bình tháng là 29,31 độ. Lượng điện tiêu thụ trong
giờ bình thường chiếm 61,1% và số tiền phải trả cho giờ này chiếm 47,7%.

Có thể thấy dựa vào tỷ trọng điện năng tiêu thụ giữa giờ làm việc cao điểm và
giờ bình thường, hoạt động làm việc của tòa nhà không thay đổi nhiều trong
tháng 5 và tháng 6, tuy nhiên nhiệt độ trung bình tăng vọt kèm theo lượng điện
sử dụng tăng vọt có thể suy luận ra được nhiệt độ ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng điện tăng cao.
Tỷ trọng giờ bình thường trong tháng 1 và tháng 2 là tương đương nhau do có
nhiều ngày nghỉ, ít lịch làm việc, nhiệt độ thấp nên không có nhu cầu làm mát.
Tháng 3 là thời gian quay trở lại học tập cho nên điện năng tiêu thụ bắt đầu tăng
nhẹ, tuy nhiên vẫn trong mùa lạnh nên nhu cầu sử dụng điện không thay đổi

18
nhiều. cuối tháng 4 là bắt đầu vào mùa nóng, nhiệt độ tăng nhiều hơn, nhu cầu sử
dụng điện cũng tăng theo nhưng thời gian hoạt động không thay đổi nhiều so với
tháng 3. Tháng 5 và 6 là bắt đầu vào mùa nóng, nhiệt độ tăng mạnh, ảnh hưởng
đến nhu cầu làm mát và tiêu thụ điện, khiến điện năng tiêu thụ tăng cao, điện
năng tiêu thụ trong giờ bình thường của 2 tháng này tăng nhiều hơn so với các
tháng còn lại.

2.2 So sánh hiệu quả năng lượng

Đồ thị thể hiện điện năng tiêu thụ giữa các phụ tải

Nhận xét:
Ta thấy hệ thống HVAC chiếm tỉ trọng lớn nhất lớn hơn rất nhiều so với các tải
khác. Đặc biệt ta nên quan tâm đến các tháng 5, 6 hệ thống vẫn tiêu tốn khá nhiều
điện năng. Chính vì vậy ta nên quan tâm đến phần cách nhiệt của lớp vỏ công
trình như kính, tường…

19
Một loại phụ tải khác cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng đó chính là chiếu sáng.
Do đa số các tòa nhà đều sử dụng loại bóng đèn tuýp huỳnh quang hiệu suất phát
quang thấp. Đây cũng là điểm cần xem xét, thay thế.
CHƯƠNG 3. ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Nhìn chung, lượng điện tiêu thụ tăng theo các tháng và tăng theo nhiệt độ. Lượng
điện tiêu thụ chủ yếu vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7. Các ngày trong
tuần tiêu thụ hết 318,538 kWh, chiếm đến 99% điện tiêu thụ 6 tháng, Ngày CN là
ngày nghỉ các tòa nhà sử dụng rất ít điện, chỉ tiêu thụ với 789kWh. Thứ 7 được
tính là ngày trong tuần nhưng không tiêu thụ điện nhiều, do thứ 7 là ngày nghỉ
cho sinh viên và hành chính, chỉ có hoạt động thí nghiệm bù hoặc thầy cô cần lên
văn phòng mới sử dụng điện.

20
Thời gian tòa nhà hoạt động bắt đầu từ 6h-19h, thời gian tiêu thụ nhiều nhất từ
khoảng 11h-16h, chủ yếu các hoạt động diễn ra vào ban ngày cho nên năng
lượng tiêu thụ của ban ngày là 318113kWh, chiếm 99,6% lượng điện tiêu thụ
trong ngày.

Tải hoạt động theo đúng giờ làm việc của trường học, nhưng khung giờ sau tan
học vẫn hoạt động và tiêu thụ lượng điện năng lớn. Chủ yếu công suất tiêu thụ
đạt đỉnh từ thời gian từ trưa chiều đến tối.
Tải hoạt động vào ban đêm là không đáng kể cho thấy tiềm năng ứng dụng điều
khiển hẹn giờ hoặc tự động tắt bớt thiết bị là không cần thiết.

21
Trong thời gian làm việc, tải hệ thống điều hòa tiêu thụ điện năng lớn liên tục
trong một khoảng thời gian dài.
Giải pháp đề xuất:
+ Nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu quản lí việc vận hành và sử dụng hệ
thống điều hòa khung giờ san khi tan học.

3.1 Tháng 1-2:


*Tháng 1:

lượng tiêu thụ điện theo ngày trong tháng 1

Các ngày trong tuần tiêu thụ hết 22701 kWh, chiếm đến 99% điện tiêu thụ tháng
1. Lượng điện tiêu thụ chủ yếu vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, dao
động từ 1591-2144kWh, Ngày CN tiêu thụ đều đặn với 43kWh, Thứ 7 tiêu thụ
chỉ khoảng 91-103kWh,
Khoảng thời gian từ ngày 17 đến ngày 30 là khoảng thời gian nghỉ Tết nên lượng
tiêu thụ điện gần như bằng không.
Trong các ngày làm việc, nhiệt độ trung bình dao động từ 15,35-21,4 độ, trong
đó nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng là 11,11 độ nhưng rơi vào ngày nghỉ, nhiệt
độ trung bình cao nhất tháng là 21,4 độ rơi vào ngày 15 tháng 1, là ngày tiêu thụ
nhiều điện thứ 3 của tháng với 1935kWh.

22
Thời gian làm việc diễn ra từ 6h-19h, chủ yếu công việc diễn ra vào ban ngày,
lượng điện tiêu thụ của ban ngày là 22624kWh, chiếm99,2%. Thời gian tiêu thụ
điện nhiều nhất trong ngày là từ 10h-11h (tiêu thụ trung bình 180kWh) và 14h-
17h (tiêu thụ trung bình 210kWh). Mặc dù nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa từ
khoảng 11h-14h tuy nhiên lượng điện tiêu thụ lại không cao, do khoàng thời gian
nghỉ trưa từ 11h45-12h30 và thời tiết vẫn còn lạnh (21-24 độ) nên nhu cầu tiêu
thụ điện thấp.

Lượng điện tiêu thụ theo giờ tháng 1

23
Lượng tiêu thụ chủ yếu vào ban ngày chiếm 99%, lượng tiêu thụ vào ban đêm để
duy trì 1 số thiết bị điện cần nguồn liên tục.

Ngày tiêu thụ điện nhiều nhất tháng 1 là ngày mùng 8 với lượng tiêu thụ là
2144kWh, thời gian hoạt động bắt đầu từ 6h-19h, lượng điện tiêu thụ lớn nhất
trong buổi sáng là từ 10h-11h, trung bình tiêu thụ 223kWh, lượng điện tiêu thụ
lớn nhất buổi chiều từ 14-17h vào khoảng 245kWh. Thời điểm nhiệt độ cao nhất
ngày là 23,9 độ vào lúc 14h, tuy nhiên nhiệt độ trung bình từ lúc 12h-14 là nhiệt
độ cao nhất ngày đạt 23 độ thì khoảng thời gian tiêu thụ điện lại tương đối thấp,
khoảng 127 kWh, do thời gian nghỉ trưa và nhu cầu sử dụng điện đầu giờ chiều
thấp.

Biểu đồ tiêu thụ năng lượng theo ngày và giờ của ngày mùng 8/1

*Tháng 2:

24
Tổng tiêu thụ của tháng 2 là 24682kWh, trong nửa đầu tháng nền nhiệt dao động
mạnh từ 13,89-23,7 độ, do đó các ngày làm việc trong cũng tiêu thụ điện khác
nhau. Có 2 ngày nhiệt độ trung bình tăng cao là ngày mùng 7 và mùng 8, mức
tiêu thụ năng lượng lần lượt là 1430kWh và 1830kWh. Những ngày còn lại tiêu
thụ năng lượng dao động từ 1144-1287kWh, nhìn chung là tiêu thụ năng lượng
đều nhau.
Đối với nửa tháng sau, nền nhiệt ổn định hơn, các ngày làm việc trong tuần đều
có mức tiêu thụ năng lượng là 1144kWh và 1145kWh. Ngày nóng thứ 3 trong
tháng là ngày 17/2 nhưng rơi vào ngày CN, và mức tiêu thụ năng lượng của ngày
CN này không đổi so với 3 ngày CN còn lại của tháng 2 là 30kWh. Các ngày T7
có mức tiêu thụ năng lượng ổn định khi đạt 91kWh và chỉ có 1 ngày T7 có mức
tiêu thụ năng lượng là 12kWh khi rơi vào những ngày nóng hơn bình thường của
tháng 2. Lượng điện tiêu thụ của các ngày trong tuần chiếm 99,5% lượng tiêu thụ
của cả tháng.

Điều này cho thấy vào ngày CN thường không có hoạt động đặc biệt nào diễn ra,
năng lượng tiêu thụ ở mức duy trì, ngày T7 có mức tiêu thụ lớn hơn nhưng không
đáng kể, lịch vận hàng trong tháng 2 khá đều đặn khi các ngày có mức tiêu thụ
năng lượng ngang bằng nhau.

25
Lượng điện tiêu thụ theo giờ tháng 2

Lượng tiêu thụ theo giờ trong tháng 2 qua các ngày khá đều, không thay đổi
nhiều, chỉ có ngày mùng 8/2 là mức tiêu thụ điện từ 14h-17h tăng cao, cụ thể có
mức tiêu thụ là 202,4kWh khi nhiệt độ trong ngày đạt 27,7 độ.
Tuy nhiên so với tháng 1, thời gian sử dụng năng lượng cao điểm kéo dài hơn 2
tiếng, từ 8h-11h và 14h-17h, có tổng mức tiêu thụ là 938,9kWh.
Lượng tiêu thụ vào ban đêm trong tháng 2 vẫn rất nhỏ, chỉ 192kWh, tăng khoảng
20kWh, có thể do 1 số vấn đề phát sinh như văn phòng làm việc muộn, tắt đèn
muộn,… nhưng không ảnh hưởng nhiều.

3.2 Tháng 3-4:

*Tháng 3:

26
Tổng tiêu thụ tháng 3 là 34841kWh, trong đó nửa tháng đầu, các ngày làm việc
có mức tiêu thụ đồng đều ở mức 1145kWh với nhiệt độ trung bình là khoảng 15
độ. Bắt đầu từ ngày 14/3, nhiệt độ trung bình tăng lên 20 độ, tiêu thụ của các
ngày bắt đầu tăng theo. Mức tiêu thụ theo ngày lớn nhất là 2795 độ vào ngày
25/3, cũng là ngày có nhiệt độ trung bình lớn nhất là 25.16 độ. Trong nửa tháng
sau, mức tiêu thụ theo ngày tăng cao, dao động từ 1476kWh đến 2795kWh, do
nhiệt độ trung bình tăng, có nhu cầu sử dụng điện nhiều hơn.
3 ngày T7 đầu tiên của tháng tiêu thụ cùng 1 mức năng lượng là 91kWh, nhưng
ngày T7 thứ 4 của tháng có mức tiêu thụ cao nhất từ tháng 1 là 826kWh, có thể
do lịch thí nghiệm bù, cũng như diễn đàng, hội nghị được tổ chức.

Tỷ trọng lượng tiêu thụ của các ngày trong tuần vẫn chiếm 99%, lượng tiêu thụ
trong đêm tăng 30kWh so với tháng trước.

27
Lượng tiêu thụ theo giờ của tháng 3
Lượng tiêu thụ theo giờ qua các ngày trong nửa tháng đầu không thay đổi, nhưng
nửa tháng sau lượng tiêu thụ bắt đầu tăng cao. Trong nửa tháng đầu, lượng tiêu
thụ trong giờ cao điểm 8-11h và 14-17h là 938,9kWh, nửa tháng sau mức tiêu thụ
trong giờ cao điểm dao động từ 1157,1-2224,3kWh. Thời gian sử dụng nhiều
năng lượng nhất là khoảng đầu giờ chiều, từ 13-15h khi nhiệt độ giao động từ 25-
29 độ.
Tỷ trọng tiêu thụ điện vào ban ngày vẫn giữ 99%, mức tiêu thụ điện vào ban đêm
là 213kWh, tăng nhẹ so với tháng trước, có thể do 1 vài yếu tố ngẫu nhiên nhưng
ảnh hưởng không đáng kể.

Tháng 4:
Tổng tiêu thụ của tháng 4 là 56743kWh, chủ yếu vẫn là lượng tiêu thụ do các
ngày trong tuần.

28
Mức tiêu thụ theo ngày không còn đồng đều như các tháng trước,với các ngày
trong tuần, mức tiêu thụ giao động từ 1,196-3550kWh. Mức tiêu thụ có sự thay
đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,68 độ ứng với mức tiêu thụ
năng lượng là 1196kWh, nhiệt độ trung bình ngày cao nhất là 30 độ ứng với mức
tiêu thụ là 3550kWh. Các ngày CN vẫn có mức tiêu thụ năng lượng như các
tháng trước là 30kWh, tuy nhiên 2 ngày thứ 7 cuối tháng lại có mức tiêu thụ tăng
đột biến tương ứng là 685kWh và 1199kWh, tăng khoảng 594kWh và 1100kWh
so với bình thường.

Mức tiêu thụ năng lượng các ngày trong tuần vẫn chiếm 99% khi chỉ tính CN là
ngày cuối tuần.

29
Mức tiêu thụ theo giờ trong các giờ làm việc bắt đầu tăng đáng kể. Mức tiêu thụ
năng lượng trong giờ cao điểm tăng khoảng 1200kWh, mức tiêu thụ trong
khoảng 12h-14h cũng tăng khoảng 80-120kWh so với các tháng trước.

Mức tiêu thụ điện ban ngày chiếm 99,6%, hoạt động và làm việc diễn ra vào ban
ngày, mức tiêu thụ điện ban đêm hầu như không đổi so với các tháng trước, thậm
chí là giảm 7kWh so với tháng 3 khi đạt mức tiêu thụ 206kWh.
Cần tập trung vào đánh giá và kiểm kê năng lượng sử dụng ban ngày khi nhiệt độ
tăng.
3.3 tháng 5-6:
*Tháng 5:

30
Ảnh hưởng tiêu thụ điện của nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt trong tháng này. Với các
ngày từ thứ 2 đến thứ 6, nhiệt độ dao động từ 26-29 độ, ứng với lượng tiêu thụ
dao động từ 2752-4111kWh, 2 ngày nóng nhất tháng có nhiệt độ lần lượt là 31 và
32 độ, khiến mức tiêu thụ tăng cao hơn so với các ngày còn lại là 4574kWh và
4414kWh. Từ mùng 8 đến mùng mười là 3 ngày có nhiệt độ trung bình thấp nhất
tháng là 23 độ, mức tiêu thụ lần lượt là 2742kWh, 2274kWh và 2043kWh.
Các ngày CN vẫn duy trì mức tiêu thụ 30kWh nhưng các ngày thứ 7 có mức
năng lượng tăng đột biến, dao động từ 435-2006kWh.

Mức tiêu thụ sử dụng trong tuần tăng gấp rưỡi so với tháng trước trong khi mức
sử tiêu thụ cuối tuần gần như không đổi.

31
Với các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, mức tiêu thụ theo giờ tăng đáng kể so với tháng
trước, đạt đỉnh vào 8h và 14h, mức tiêu thụ trong khung giờ nghỉ cũng tăng
khoảng 30kWh. Tuy nhiên vào 3 ngày có nhiệt độ thấp nhất tháng, mức tiêu thụ
điện trong khung giờ cao điểm không chênh lệch nhau quá nhiều. Các Khung giờ
có nhiệt độ ổn định cũng làm mức tiêu thụ theo giờ ổn định hơn.
Tuy nhiên trong tháng này, giờ tiêu thụ năng lượng của thứ 7 bắt đầu từ 9h dến
18h. Mức tiêu thụ theo giờ khá đồng đều trong ngày, chỉ có ngày 11/5 là mức
tiêu thụ tăng chậm rồi giảm đột ngột.

Mức tiêu thụ vào ban đên vẫn không đổi, chủ yếu tiêu thụ điện vào ban ngày.
Mức tiêu thụ năng lượng của tháng 5 tăng nhiều hơn so với tháng trước do tòa
nhà hoạt động nhiều hơn vào thứ 7, nhiệt độ trung bình cũng lớn hơn.
*Tháng 6:

32
Là tháng tiêu thụ nhiều nhất khi đạt 95714kWh. Nhiệt độ trung bình ngày dao
động từ 26-32 độ, mức tiêu thụ đối với các ngày trong tuần từ 3219-4926kWh.
Nhiệt độ cao hơn khiến mức thiêu thụ trong ngày cao hơn.
Các ngày CN tòa nhà không hoạt động nên vẫn giữ mức tiêu thụ cũ, nhưng các
ngày thứ 7 tiếp tục làm việc như tháng 5, mức tiêu thụ của thứ 7 dao động từ
1742-2431kWh.

Mức tiêu thụ theo giờ tăng cao, cao nhất là 538,8kWh vào 14h ngày 19/6 khi
nhiệt độ đạt 33độ. Hầu hết các ngày làm việc bình thường trong tháng đều có
mức tiêu thụ theo giờ lớn nhất trong ngày vào 14h khi nhiệt độ lân cận đỉnh. Giờ
có mức tiêu thụ cao thứ 2 trong ngày là 8h.
Đối với ngày thứ 7, mức tiêu thụ lớn nhất là vào 9h, và thấp nhất vào 18h.
CHƯƠNG 4. KIỂM KÊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

4.1 Danh sách các tải tiêu thụ năng lượng

Tải tiêu thụ Điện năng %


tiêu thụ
Đèn 65975 21
Ổ cắm 32768 10
Điều hòa cục bộ 137116 43,2
Quạt thông gió 6486 0,8
Điều hòa VRF 34279 10,8
Hệ thống sưởi 0 0 33
Nóng lạnh 0 0
Tải khác 42665 14,2
4.2 Đo đạc tiêu thụ và đặc điểm nhu cầu sử dụng năng lượng

26%

54%

21%

0%

Cooling Heating Lighting Room electric

Biểu đồ tỉ trọng tiêu thụ điện

- Lượng điện năng tiêu thụ:


+ Tải điều hòa chiếm nhiều nhất 171395 kWh chiếm 54% tổng lượng điện
tiêu thụ 6 tháng đầu.
+ Chiếu sáng 65975 kWh chiếm 21%
+ Phụ tải khác 81921 kWh chiếm 25%.
 Do vậy cần có các giải pháp để tối ưu, tiết kiệm như thay thế Điều hòa
có COP cao hơn, thu hồi nhiệt loại Rotary/Palet.

34
200000
180000
160000
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
Giờ cao điểm Giờ bình thường

Cooling Lighting Room electric

Biểu đồ so sánh tiêu thụ điện

- Trong giờ cao điểm:


+ Tải điều hòa chiếm nhiều nhất 66869 kWh chiếm 51,2%
+ Chiếu sáng 36569 kWh chiếm 28%
+ Phụ tải khác 27166 kWh chiếm 20,8%.
- Trong giờ bình thường:
+ Tải điều hòa chiếm nhiều nhất 107466 kWh chiếm 56,9%
+ Chiếu sáng 45869 kWh chiếm 24,3%
+ Phụ tải khác 35387 kWh chiếm 18,8%.

Điện năng tiêu thụ của các phụ tải theo tháng

35
Nhận xét:
Ta thấy hệ thống HVAC chiếm tỉ trọng lớn nhất lớn hơn rất nhiều so với các tải
khác. Đặc biệt ta nên quan tâm đến các tháng 5, 6 hệ thống vẫn tiêu tốn khá nhiều
điện năng. Chính vì vậy ta nên quan tâm đến phần cách nhiệt của lớp vỏ công
trình như kính, tường…
Một loại phụ tải khác cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng đó chính là chiếu sáng.
Do đa số các tòa nhà đều sử dụng loại bóng đèn tuýp huỳnh quang hiệu suất phát
quang thấp. Đây cũng là điểm cần xem xét, thay thế.

Từ đồ thị ở trên ta có thể nhận thấy rằng:


- Trong 2 tháng đầu, tải làm mát hầu như không sử dụng, tải đèn và tải khác
không thay đổi nhiều.
- Tải tiêu thụ điện năng nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 do nhiệt độ tăng dẫn
theo nhu cầu sử dụng điều hòa với 31107 kW ở tháng 4 như đến tháng 6
con số này đã tăng gấp đôi. Vì thế cần tập chung kiểm toán loại tải này.
- Phụ tải chiếu sáng và ổ cắm hoạt động khá đều trong các tháng.
Đề xuất:
Xây dựng kế hoạch vận hành, sử dụng hệ thống điều hòa hợp lí để tiết kiệm năng
lượng cho tòa nhà:
- Hệ thống điều hòa hoạt động tiêu thụ một lượng điện năng lớn, vì vậy đưa
ra kế hoạch, lịch học tập phù hợp giúp tối ưu thời gian làm việc của điều
hòa.
- Đưa ra lịch vận hành phù hợp cho các tháng mùa hè giúp tiết kiệm nguồn
năng lượng lớn
- Ngoài ra quản lí nhiệt độ sử dụng cho điều hòa sẽ giúp tiết kiệm điện năng
tiêu thụ cho tòa nhà.

Phụ tải tiêu thụ theo ngày

36
Nhận xét:
- Nhu cầu sử dụng hệ thống điều hòa làm mát trong tuần làm việc là rất lớn.
- Việc lên kế hoạch vận hành, sử dụng tiết kiệm năng lượng chủ yếu xây
dựng với hệ thống điều hòa làm mát.
- Các ngày cuối tuần thì việc sử dụng điện năng giảm đáng kể so với các
ngày trong tuần.

Biểu đồ tiêu thụ phụ tải theo khung giờ

CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

5.1 Tổng hợp và phân tích biện pháp TKNL


5.1.1 Phân tích chiếu sáng tự nhiên

Mô phỏng chiếu sáng tự nhiên của công trình

 Các khu vực cửa sổ có độ rọi cao do đón nắng trực tiếp.

37
 Tận dụng ánh sáng tự nhiên ứng dụng trong công nghệ điều khiển chiếu
sáng sẽ tiết kiệm điện cho các phụ tải.
Giải pháp đề xuất:
 Sử dụng cảm biến điều khiển chiếu sáng

5.1.2 Công suất nhiệt làm lạnh không gian


Nhận xét:
 Công suất nhiệt làm lạnh không gian lớn, nguy cơ cao xảy ra thất thoát
nhiệt ra bên ngoài.
 Mất mát nhiệt làm cho một số trang thiết bị (phòng thí nghiệm, kĩ thuật…)
hỏng hóc do không đảm bảo duy trì được nhiệt độ tiêu chuẩn; chi phí điện
năng tăng lên.
Giải pháp đề xuất:
 Thay điều hòa có chỉ số COP (CSPF) cao hơn
5.1.3 Phân tích hướng nắng

Hướng nắng lúc 8h ngày 22/6 Hướng nắng lúc 15h ngày 22/6

Nhận xét:
 Công trình đón nắng trực tiếp từ buổi sáng đến buổi chiều
 Không bị các công trình khác đổ bóng lên phần mái tôn
 Diện tích mặt bằng mái tôn đủ lớn, bằng phẳng, không gian đón nắng rộng
rãi và thoáng
Giải pháp đề xuất:
 Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời
 Thay đổi vật liệu lớp vỏ bao che công trình (tường, kinh tiết kiệm năng
lượng)
5.2 Xác định các biện pháp phù hợp

38
Dự đoán lượng điện sử dụng trong 6 tháng cuối năm bằng kaggle

Lượng điện tiêu thụ dự báo

Tổng điện năng dự báo tiêu thụ trong 6 tháng sau: 970317,87 kWh.
5.2.1 Sử dụng cảm biến điều khiển chiếu sáng
Các loại điều khiển chiếu sáng:
- Linear: độ rọi ban ngày càng tăng thì công suất sáng đèn càng giảm. Khi
công suất đèn giảm thì đến mức tối thiểu thì đèn chỉ mờ sáng chứ không
tắt hẳn.
- Linear/off: tương tự với loại Linear ngoại trừ việc đèn sẽ tắt hoàn toàn khi
công suất đèn ở mức tối thiểu.

Phương pháp điều khiển Linear, Linear/off

- Stepped : điều khiển Stepped sẽ điều khiển đèn theo các bước yêu cầu
chiếu sáng

39
Phương pháp điều khiển Stepped

Chúng em áp dụng điều khiển linear/off đối với các loại văn phòng, phòng họp
và điều khiển stepped đối với phòng thí nghiệm
Kết quả mô phỏng

Đồ thị lượng điện năng tiêu thụ sau khi sử dụng cảm biến ánh sáng

40
Biểu đồ phần trăm điện năng tiêu thụ sau khi sử dụng cảm biến ánh sáng
Tổng điện năng trong 6 tháng sau khi sử dụng cảm biến ánh sáng là: 330860.7
kWh.
Tiết kiệm: 639457.14 kWh
Nhận xét:
- Lighting control giúp TKNL đáng kể so với khi không sử dụng.
- Phần trăm tiêu thụ điện năng của tải chiếu sáng giảm mạnh.
- Kết hợp các phương pháp điều khiển cho hiệu quả TKNL tốt nhất (tiết
kiệm 65,9% điện năng tiêu thụ của cả tòa nhà)
 Giải pháp điều khiển chiếu sáng sử dụng cảm biến rất hiệu quả.

5.2.2 Thay thế hệ thống ĐH có COP cao hơn


Chỉ số COP trên điều hòa là gì?
- Chỉ số COP – viết tắt của Coeficient of Performance là hệ số hiệu quả
năng lượng.
- Khi tính COP người ta dùng thêm ký hiệu “cooling” khi tính hiệu quả
năng lượng cho mục đích làm lạnh, và dùng “heating” cho mục đích sưởi
ấm/gia nhiệt.
- Chỉ số COP được tính theo CT:

Công thức tính hệ số COP

Điều hòa có chỉ số COP bao nhiêu là tiết kiệm điện?


41
Với mỗi loại điều hòa khác nhau, thì chỉ số COP cũng không giống nhau, cụ thể:
- Máy điều hòa làm lạnh trực tiếp (điều hòa cục bộ) thì chỉ số COP từ 2,7
trở lên là tiết kiệm điện
- Đối với điều hòa VRF, VRV, thì chỉ số COP từ 3,8 là tiết kiệm điện
- Đối với chiller giải nhiệt gió thì chỉ số COP dao động từ 3,8 – 4,5
- Đối với chiller giải nhiệt nước thì chỉ số COP từ 6,3 trở lên
 Chọn điều hòa có chỉ số COP mới là 5,56 thay cho điều hòa với chỉ số
COP cũ là 2,84.

Kết quả mô phỏng:

Đồ thị lượng điện năng tiêu thụ sau khi thay điều hòa

42
Biểu đồ phần trăm điện năng tiêu thụ sau khi thay điều hòa
Tổng điện năng trong 6 tháng sau khi thay điều hòa: 263805.81 kWh.
Tiết kiệm: 706512.06 kWh
Nhận xét:
- Hệ thống điều hòa mới giúp cải thiện đáng kể lượng điện năng tiêu thụ so
với hệ thống điều hòa cũ.(tiết kiệm 72,81% điện năng tiêu thụ của cả tòa
nhà).
- Phần trăm điện năng tiêu thụ ở tải điều hòa đã giảm mạnh còn 46%
 Tiềm năng TKNL từ hệ thống HVAC là cao, góp phần tối ưu mức năng
lượng tiêu thụ của cả tòa nhà, đồng thời là một nhân tố đóng góp giải
quyết bài toán tối ưu về kinh tế.
5.2.3 Thay đổi vật liệu lớp vỏ bao che công trình
-Hiện nay có nhiều loại kinh cửa sổ giúp tiết kiệm năng lượng như Low-E, solar
control, kinh cường lực,… Kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng
cao. Nó được gia công từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt. Kính có
khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, về độ trong suốt và màu sắc
của kính, Đồng thời có hệ số phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ. Từ đó dẫn tới
giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống
vách kính.
-Khi sử dụng kính sẽ tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không
khí. Tất nhiên vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa nóng và sưởi ấm
vào mùa lạnh.
- Kính low E là dòng kính được phủ trên bề mặt một lớp hợp chất đặc biệt. Chính
loại hợp chất này giúp kính giảm sự phát tán và phá xạ nhiệt. Thêm vào đó khi sử
dụng kính còn làm chậm quá trình hấp thu và truyền tải nhiệt. Tuy nhiên kính

43
vẫn đảm bảo được độ sáng cho căn phòng. Khi sử dụng loại kính này sẽ giúp căn
phòng của bạn có nền nhiệt ổn định, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông:
+) Kính Low E có khả năng phát xạ nhiệt chậm. Hệ số phát xạ chỉ nằm ở khoảng
Ɛ ≤ 0.04. Trong khi đó kính thường chỉ số này là Ɛ ≤ 0.89. Chỉ số này tương ứng
với khả năng phản xạ tia hồng ngoại lên đến khoảng 96%. Vì vậy khi dùng kính
sẽ giúp căn phòng ổn định nhiệt độ, giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài.

+) Trong dòng kính này có sự hiện diện của lớp bạc (Ag) nguyên chất. Lớp bạc
chỉ dày vài nanomet trong hệ thống cấu trúc lớp phủ Low E. Tuy nhiên bạc là
loại dễ bị oxi hóa nếu bị tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Chính điều này nên
kính không thể lắp đặt đơn như kính Solar Control. Kính cần phải được gia công
thành kính hộp thường dùng trong cửa nhôm kính . Nó vừa giúp bảo vệ lớp phủ
Ag. Đồng thời thiết kế này sẽ giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt khi sử
dụng.
+) Kính chống thất thoát nhiệt: Bạc là một loại vật liệu có khả năng phản xạ cao.
Nó có độ phát xạ thấp trong vùng bước sóng hồng ngoại. Vì vậy nên lớp phủ này
có khả năng chống thoát nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ ở không gian và nội
thất bên trong tòa nhà cao hơn bên ngoài, nhiệt lượng sẽ có xu hướng thoát ra
bên ngoài để cân bằng. Đối với kính trắng đơn lớp thường sẽ có nhiệt lượng
truyền từ nội thất ra tới mặt kính phủ. Tuy nhiên khi sử dụng kính có lớp phủ Ag,
nhiệt độ trong phòng sẽ ổn định hơn.
 Chọn kính hộp 24mm Low E VIFG 2 lớp có khí argon ở giữa, thay thế
cho các loại kinh trắng thông thường

Kết quả mô phỏng:

44
Tổng điện năng trong 6 tháng sau khi thay cửa kinh là: 360417.62 kWh.
Tiết kiệm: 609900.265 kWh

Nhận xét:
- Do chi phí lớn, công trình có nhiều văn phòng cần làm việc và lịch vận
hành thí nghiệm liên tục nên không thể gián đoạn lâu để thay thế tường,
phương án thay thế lớp vỏ bao che công trình không phù hợp.
- Hệ thống cửa kinh mới giúp cải thiện đáng kể lượng điện năng tiêu thụ so
với hệ thống cửa kinh cũ.(tiết kiệm 62,85% điện năng tiêu thụ của cả tòa
nhà).
- Phần tram điện năng tiêu thụ ở tải quạt giảm xuống còn 1,7%
- Phần trăm điện năng tiêu thụ ở tải điều hòa đã giảm còn 60%
- Tiềm năng TKNL từ hệ thống cửa kinh tương đối cao, góp phần tối ưu
mức năng lượng tiêu thụ của cả tòa nhà, tránh thất thoát nhiệt vào mùa
đông, là một nhân tố đóng góp giải quyết vấn đề làm mát vào mùa hè.

5.2.4 Pin năng lượng mặt trời

CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH

6.1 Xác định các giải pháp tiềm năng tiết kiệm năng lượng

45
Từ kết quả phần trên ta thấy được điện năng tiêu thụ của các giải pháp đề xuất.
Các giải pháp chính như điều khiển chiếu sáng, thay cop điều hòa, pin năng
lượng mặt trời sẽ tiết kiệm năng lượng khá lớn.
Vì vậy cần tập trung phân tích tài chính đối với 3 phương án trên.
6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế kĩ thuật của các giải pháp
6.2.1 Giải pháp 1: Lắp đặt mắt cảm biến ánh sáng
- Cảm biến hoạt động khá nhạy với
khoảng cách 10m đổ lại.
- Sử dụng 2 loại cảm biến đó là cảm
biến làm mờ theo bậc (stepped) và cảm
biến liên tục có chế độ tắt (linear off)

Cảm biến ánh sáng SS040S

Cảm biến ánh sáng PT-H15-DS150

- Dựa vào phạm vi hoạt động của cảm biến, ta lắp đặt các thiết bị với số lượng
theo từng tầng như bảng:
C9
Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Chi phí (đồng)
Tầng 1 Linear off 9 544000 4896000
stepped 1 352000 352000
Tầng 2 10 544000 5440000
Tầng 3 10 544000 5440000
Tầng 4 10 544000 5440000
Tổng 40 21568000
C2

Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Chi phí (đồng)


Tầng 1 Linear off 4 544000 2176000
stepped 1 352000 352000
Tầng 2 6 544000 3264000
Tổng 11 5792000
C1

46
Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Chi phí (đồng)
Tầng 1 Linear off 6 544000 3264000
stepped 8 352000 2816000
Tầng 2 Linear off 16 544000 8704000
stepped 1 352000 352000
Tầng 3 Linear off 14 544000 7616000
stepped 4 352000 1408000
Tầng 4 Linear off 5 544000 2720000
stepped 7 352000 2464000
Tổng 61 29344000

Vị trí lắp đặt :


- Các phòng học và văn phòng sử dụng cảm biến ánh sáng SS040S
- Các phòng thí nghiệm sử dụng cảm biến ánh sáng PT-H15-DS150

Phân tích hiệu quả kinh tế kĩ thuật


6.2.2 Giải pháp 2: Thay thế điều hòa có chỉ số cop cao
Do thiết kế tòa nhà đón nắng, phòng kín gió và giữ nhiệt, chỉ cần sử dụng điều
hòa 1 chiều làm mát.
Sản phẩm thay thế dự kiến là điều hòa cục bộ 1 chiều Daikin FTKB35WAVMV.

Hiện tại sản phẩm này đang có giá 10.800.000 đồng. Dự kiến sẽ thay toàn bộ 110
điều hòa cục bộ ở cả 3 tòa. Chi phí thay mới toàn bộ là 1.188.000.000 đồng.

6.2.3 Giải pháp 3: Thay cửa kinh


Để cải thiện nhiệt độ phòng ảnh hưởng bởi nhiệt lượng mặt trời truyền vào trong
mùa hè khiến tốn quá nhiều điện để điều hòa làm mát, cũng như giữ nhiệt tốt hơn

47
vào mùa đông mà vẫn đảm bảo lượng ánh sáng tự nhiên truyền vào phòng, chúng
em đề xuất thay của kinh trắng hiện tại bằng cửa kinh Low E 2 lớp.
Bảng dưới đây thể hiện diện tích cửa sổ của 3 tòa nhà cần thay thế theo đơn vị
m2:
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4
Tòa C1 370,2m2 394,7m2 370,2m2 370,2m2
Tòa C2 256,9m2 301,3m2
Tòa C9 217,35m2 217,35m2 217,35m2 217,35m2

Sử dụng kính hộp LOW-E 2 lớp VIFG 24mm bơm khí argon Nhật có giá
1.117.000 đồng trên 1m2. Tổng chi phí nguyên liệu cho tòa C1 là 1.681.420.100
đồng, C2 là 623.509.400 đồng và C3 là 971.119.x800 đồng. Tổng chi phí vật liệu
kinh cho toàn bộ công trình là 3.276.049.300 đồng.

6.2.4 Tổng hợp các giải pháp trên

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.kaggle.com/.
[2] Đ. H. Anh, Bài giảng Kiểm toán năng lượng.

49

You might also like