You are on page 1of 11

TT Câu hỏi

Mô tả thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của một chất.

- Hàn kín một đầu ống vi quản bằng ngọn lửa.


- Làm khô và nghiền mịn mẫu chất rồi chuyển chất rắn vào ống vi quản.
- Cột chặt ống vi quản vào nhiệt kế bằng cộng thun. Phần ống vi quản chứa mẫu
ngang với bầu nhiệt kế
- đun nóng từ từ nhánh ống
- Quan sát, ghi nhận điểm bắt đầu nóng chảy và điểm chảy hoàn toàn.
1 - so sánh nhiệt độ nc thực nghiệm với lý thuyết rồi kết luận

Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật thăng hoa.

- Sự thăng hoa từ bề mặt nên trải rộng hóa chất trong hộp.
- Khi nhấc cốc nước đá cẩn thận để không rơi nắp hộp petri.

Chưng cất phân đoạn có thể áp dụng để tách hỗn hợp 2 chất lỏng có nhiệt
độ sôi cách nhau 10⁰C không?
- Có thể vì KT CCPĐ yêu cầu độ chênh lệch nhiệt độ sôi của 2 chất phải
nhỏ hơn 25 độ C.

2 Có thể dùng TLC để nhận biết sự tinh khiết?

Có thể dùng TLC để nhận biết sự tinh khiết

Vẽ hình hệ thống chưng cất phân đoạn và cho biết vị trí nhiệt kế, nước

ra/nước vào.
Nêu ít nhất 3 phương pháp phá nhũ giữa 2 pha.

- Lọc trọng lực


- ly tâm
- Thêm một lượng nhỏ chất tẩy hòa tan trong nước

Mô tả tiến trình thí nghiệm kết tinh naphthalene .

- Chọn dung môi kết tinh


- Cho Nap vào bình tam giác 125ml A, dung môi ( EtOH) vào bình tam giác
B và C
- Đun bình B lên bếp cách thủy cho đến khi sôi, bình C ngâm trong bể
nước đá
- Đặt bình A lên bếp cách thủy, cho dung môi đang sôi ở bình B vào bình A
cho đến khi nap tan hoàn toàn
- Lọc, loại bỏ tạp chất khỏi bình A
- Để dd bình A nguội, sau đó ngâm vào chậu thủy tinh nước đá cho đến khi
kết tinh hoàn toàn
3 - Lọc tinh thể bằng phễu Buncher ở áp suất kém, rửa tinh thể bằng dung
môi lạnh C
- Lấy tinh thể ra đĩa petri và hong khô. Quan sát, mô tả và kết luận

Cách nhận biết dung dịch đã bão hòa hay chưa?

- Khi dung dịch đó không thể hòa tan thêm chất tan được nữa.

Vai trò của NaCl trong kỹ thuật chiết.

- tăng hiệu suất chiết do sự tăng nồng độ mixen làm tăng sự hòa tan của
phức chất

4 Mô tả tiến trình thí nghiệm thăng hoa naphthalene.

- Nghiền mịn nap rồi chuyển vào hộp petri, đậy nắp
- Gia nhiệt ở nhiệt độ 75 độ C
- Làm lạnh mặt trên của hộp petri rồi quan sát sự kết tinh
- Thu sản phẩm

Chất như thế nào có khả năng thăng hoa?

- Chất rắn chuyển trực tiếp thành thể hơi không qua thể lỏng,
Dùng dụng cụ gì trong giai đoạn kết tinh.

Cách khơi mào tinh thể? Cụ thể?

- Dụng cụ dùng trong giai đoạn kết tinh: chậu nước đá


- Cách khơi mào tinh thể: ( có 3 cách)
+ Cạ vào viền đáy bình chứa dd muốn kết tinh bằng đũa thủy tinh
+ Dùng tinh thể mầm để giúp khơi mào sự kết tinh
+ ngâm cây đũa thủy tinh vào bình dd chưa chất kết tinh, sau đó nhấc
đũa lên đợi đũa khô và hình thành tinh thể. Sau đó đặt đũa vào bình lại

Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhiệt độ nóng chảy của mẫu

- Cấu trúc hóa học


- Độ tinh khiết của mẫu

Cho biết thứ tự ra khỏi cột CC của naphthalene và β-naphthol .

5 - 2-naphthol ra khỏi cột trước, nap ra sau

Nhiệt độ thay đổi như thế nào theo chiều từ dưới lên trên trong cột chưng
cất phân đoạn? Vì sao? (vd: chưng cất hỗn hợp hexane- toluene)

- Nhiệt độ tăng dần vì nhiệt độ từ dưới lên trên cột chưng cất phân đoạn là
quá trình lỏng hóa hơi. Mà nhiệt độ của hơi là nhiệt độ cao nhất của chất
đó.

Mô tả tiến trình thí nghiệm tách β-carotene và chlorophyll từ lá mồng tơi .

- Chuẩn bị mẫu nạp cột.


- Chọn hệ dung môi giải ly.
- Nhồi cột.
6 - Nạp mẫu vào đầu cột
- Tiến hành giải ly cột bắt đầu với hexane. Dùng các ống nghiệm hứng các
phân đoạn
- Theo dõi màu sắc các dải trên cột.
- Khi dải màu thứ nhất xuống hết, thay đổi hệ dung môi đã chọn ở bước 2.
- Nếu dải màu thứ hai di chuyển chậm, sử dụng acetone để giải ly.
- Liên tục hứng các phân đoạn bằng ống nghiệm đến khi toàn bộ dải màu
thứ hai ra khỏi cột.
- Xả cột bằng methanol.
- Dùng TLC để kiểm tra quá trình tách bằng cách chấm mẫu dịch trích và
các phân đoạn lần lượt hứng được trên cùng một bảng TLC.

β-carotene và chlorophyll chất nào phân cực hơn.

- Chlorophyll phân cực hơn B- Carotene

Hãy cho biết lượng silica gel cần dùng cho việc tinh chế 20g mẫu chất : 40g

Mô tả tiến trình thí nghiệm thăng hoa naphthalene. ( câu 4)

Những điều cần lưu ý khi thực hiện thăng hoa.( câu 4)

7 Khi đo nhiệt độ nóng chảy làm cách nào để biết được chất là tinh khiết hay
không?

- Dựa vào nhiệt độ nóng chảy và khoảng nhiệt độ n.c( chất càng tinh khiết
có điểm nóng chảy càng cao và có khoảng nóng chảy càng hẹp).

Mô tả thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của một chất. ( câu 1)

Điều gì có thể xảy ra nếu dung dịch bão hòa nóng được lọc chân không
qua phễu buschner

- Nó sẽ được lọc đi hết


8
Cho biết thứ tự ra khỏi cột CC của naphthalene và β-naphthol. ( câu 5)

Cách nhận biết dung dịch đã khan bằng muối Na2SO4 khan

- Khi thấy dung dịch sau cùng chia thành 2 lớp. một lớp hữu cơ khan và
một lớp Na2SO4 ngậm nước

9 Mô tả tiến trình thí nghiệm sắc ký lớp mỏng trên dịch chiết lá mồng tơi.

1. Chuẩn bị vi quản.

2. Chuẩn bị bảng TLC.

3. Chuẩn bị dung môi.

4. Chấm mẫu chất lên bảng TLC.


5. Triển khai bảng TLC.

6. Hiện hình vết trên bảng TLC.

7. Tính toán Rf.

Cách hiện vết các chất đường trên bảng TLC.

- Hơi iod
- Đèn UV
- Dung dịch H2SO4 50% trong ethanol

So sánh Rf của naphthalene và aspirin trên TLC.

Rf Naphthelene < Rf Aspirin

Mô tả tiến trình thí nghiệm sắc ký cột dịch chiết lá mồng tơi.

- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

- Chuẩn bị mẫu nạp cột.

- Chọn hệ dung môi giải ly.

- Nhồi cột.

- Nạp mẫu vào đầu cột

- Giải ly sắc ký cột.

- Kiểm tra bằng TLC và gom các phân đoạn.


10
Cách hiện vết alkyl halide trên bảng TLC.

- Bạc nitrat

Điều gì có thể xảy ra nếu dung dịch bão hòa nóng được lọc chân không
qua phễu buschner (câu 8)

11 Mô tả tiến trình thí nghiệm tách hỗn hợp naphthalene, β-naphthol, acid
benzoic.

- Hòa tan hỗn hợp naphthalene, β-naphthol, acid benzoic bằng diethyl ete
- Đưa dung dịch vừa trộn vào phễu chiết.
- Cho thêm vào phễu chiết NaHCO3 10%, rồi lắc đều dung dịch và xả khí CO2
sinh ra.
- Để dung dịch lắng xuống. Khi đó phần dung dịch ở dưới chính là dung dịch
acid benzoic. Chiết dung dịch acid benzoic ra khỏi phễu chiết. Thêm HCl vào
dung dịch acid benzoic cho đến khi giấy quì chuyển mức pH 1-2 và hút ẩm ta sẽ
thu được acid benzoic.
- Thêm NaOH vào phễu chiết, rồi lắc đều và xả khí.
- Lắc xong để dung dịch lắng xuống, khi đó phần dưới sẽ là dung dịch β-
naphthol. Chiết dung dịch β-naphthol ra khỏi phễu chiết. Rồi cho thêm HCl vào
dung dịch β-naphthol. Rồi mang đi lọc chân không. Thu được β-naphthol
- Còn lại trong phễu chiết là dung dịch naphthalene. Lấy dung dịch naphthalene
ra khỏi phễu rồi cho Na2SO4 vào và hút ẩm. Cuối cùng ta thu được
naphthalene.

Mô tả hiện tượng xảy ra khi cho NaHCO3 vào.

- Có khí xuất hiện do CO2 sinh ra và hỗn hợp bị phân làm 2 lớp

Cách tách hỗn hợp 2 chất lỏng có nhiệt độ sôi 70⁰C và 90⁰C.

- Chưng cất hỗn hợp 2 chất lỏng ở nhiệt độ 70⁰C. Khi đó chất lỏng ở nhiệt
độ 70⁰C sẽ bay hơi, gặp ống sinh hàn sẽ ngưng tụ rồi thu được chất lỏng
có t⁰ 70⁰C. Còn chất lỏng t⁰ 90⁰C sẽ không bay hơi.

Cách nhận biết dung dịch đã khan bằng muối Na2SO4 khan. (câu 8)

Giữa chất phân cực và chất không phân cực thì chất nào có nhiệt độ sôi
cao hơn ( có M tương đương nhau).

- Chất phân cực có nhiệt độ sôi cao hơn


12
So sánh Rf của các chất sau: biphenyl, benzyl alcohol, benzoic acid. Nếu
đem hỗn hợp trên tiến hành sắc ký cột, thứ tự ra khỏi cột giữa các chất
như thế nào?

Biphenyl → Benzyl Alcohol → Benzoic Acid

13 Mô tả tiến trình thí nghiệm sắc ký cột dịch chiết lá mồng tơi. (câu 10)
Làm cách nào biết pha nào là pha nước, pha nào là pha hữu cơ.

- Lấy 1 lớp đưa vào ống nghiệm, sau đó cho nước vào ống nghiệm. nếu 2
chất tan vào nhau => lớp đó là pha nước.
Và ngược lại.

Giữa nước và hexane chất nào nằm trên.

- Hexan nằm trên nước nằm dưới

Điều quan trọng nhất của phương pháp kết tinh là việc chọn dung môi.
Vậy dung môi phải thỏa mãn các điều kiện gì?

- Không phản ứng hóa học với chất cần tinh chế.

- Nóng tan nhiều, lạnh tan ít.

- Không hòa tan các tạp chất (để có thể loại bỏ khi lọc nóng) hoặc hòa tan
rất tốt tạp chất (khi làm lạnh các tạp chất này vẫn tan, có thể loại bỏ khi
lọc áp suất kém).

- Phải dễ dàng tách ra khỏi bề mặt tinh thể khi rửa hay làm bay hơi dung
môi.

- Nhiệt độ sôi của dung môi phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chất cần
tinh chế ít nhất từ 10-15 oC.

Nhiệt độ bếp điện để tiến hành quá trình thăng hoa là bao nhiêu?

14 75⁰C

Cách nhận biết dung dịch đã khan nước hay chưa.

- Không có giọt nước nào được nhìn thấy trên thành bình hoặc lơ
lửng trong dung dịch
- Không có một lớp chất lỏng riêng biệt
- Dung dịch trong, không vẩn đục. Có vẩn đục cho thấy là có nước.
- Chất làm khô (hoặc một phần của nó) chảy tự do trên đáy thùng
chứa khi khuấy hoặc xoáy và không “vón cục” lại với nhau thành
một khối.

15 Vai trò của NaOH trong quá trình chiết β-naphthol ra khỏi naphthalene.
- Cho NaOH vào để β-naphthol sẽ phản ứng để tạo muối tan trong
nước.

Có thể thay thế bằng NaHCO3 được không.

- Không. Vì β-naphthol và naphthalene không phản ứng với


NaHCO3 do tính axit yếu

Lưu ý gì khi dùng phễu chiết.

- Luôn đặt beaker dưới phễu chiết.


- Thoa vaseline bôi trơn khóa.
- Xả khóa để khí thoát ra.
- Hướng vòi phễu chiết nơi không có người.

Có cần làm khô phễu chiết không.

- Có. Để không bị dính những chất không cần thiết

16 Mô tả tiến trình thí nghiệm chưng cất phân đoạn.

- Hòa tan enthanol và nước cất vào bình cầu


- Thêm đá bọt vào
- Lắp hệ thống chưng cất và mở hệ thống nước hoàn lưu
- Tiến hành gia nhiệt từ từ để chất lỏng bắt đầu sôi. Theo dõi nhiệt
kế, ghi nhận giọt đầu tiên trong ống đong, điều chỉnh bếp để đạt tốc
độ mong muốn
- Cứ 5ml là ghi t⁰ 1 lần cho đến khi còn khoảng 5ml trong bình cầu
thì ngưng chưng cất, tắt bếp

Cho biết các phương pháp chưng cất và cách áp dụng.

KT CHƯNG CẤT KT CHƯNG KT CHƯNG CẤT CHÂN


ĐƠN CẤT PHÂN KHÔNG
ĐOẠN
Các chất lỏng trộn lẫn vào nhau

Nhiệt độ sôi các chất lỏng


<150 độ C ở 1 atm Nhiệt độ sôi các chất lỏng
>150 độ C ở 1 atm

Độ chênh lệch Độ chênh lệch


nhiệt độ sôi của nhiệt độ sôi của
các chất > 25 độ các chất > 25 độ
C C

Những lỗi thường gặp trong thí nghiệm kết tinh naphthalene.

- Lựa chọn sai dung môi ( hòa tan chất rắn cả nhiệt độ thường và thấp; khó
loại bỏ khỏi tinh thể;.v.v..)
- Lọc không sạch các tạp chất
- Dung dịch quá loãng nên hiệu suất kết tinh kém
( vân vân)

Mô tả tiến trình chưng cất đơn. Vị trí bầu nhiệt kế.

Vị trí nước ra, nước vào., vì sao lắp đặt như vậy?

 Tiến trình chưng cất đơn:


- Cho hỗn hợp ethanol và nước cất vào bình cầu
- Thêm đá bọt vào
- Lắp hệ thống chưng cất đơn, mở hệ thống hoàn lưu
- Gia nhiệt từ từ để chất lỏng bắt đầu sôi. Duy trì nhiệt độ và theo dõi
17 nhiệt kế và ghi nhận giọt chất lỏng đầu tiên hứng được trong ống
đong. Rồi điều chỉnh bếp để đạt tốc độ chưng cất mong muốn( 10
giọt/ phút)
- Ghi nhận nhiệt độ chưng cất ( mỗi 5 ml ghi nhận 1 lần)
- Chưng cất đến khi còn khoảng 20 ml thì tắt bếp. đợi hệ thống nguội
hẳn thì tắt nước hệ thống hoàn lưu

◦ Vị trí nước ra, vị trí nước vào và bầu nhiệt kế lắp đặt vậy vì:
- Nước vào lạnh hơn, nếu vào ngay gần cổ bình cầu thì nó và hơi của chất
bên trong đang nóng sẽ gây chênh lệch nhiệt độ, nứt thủy tinh
- Nhiệt kế xác định thời điểm chất muốn chưng cất bắt đầu sôi
Kỹ thuật chưng cất đơn áp dụng trong những trường hợp nào.

- Chỉ có 1 chất lỏng nguyên chất


- Hai chất lỏng có t⁰ khác nhau( trên 100⁰C)
- Khi hh A + B mà B chứa 1 lượng rất nhỏ( 10%)
Hãy cho biết quy trình chiết để tách hỗn hợp 3,4-dibromophenol và
benzoic acid.
- Cho thêm diethyl eter vào hỗn hợp trên, hòa tan và đổ vào phễu
chiết
- Cho dd NaHCO3 vào phễu chiết, sau đó sử dụng kỹ thuật chiết, tách
được 2 pha
- Chuyển pha dưới vào bình tam giác 125ml. lặp lại quy trình chiết
tương tự 1 lần nữa, rồi chuyển pha dưới vào bình 125ml trước đó.
- Gia nhiệt 60 độ C cho bay diethyl eter đi. Sau đó để nguội dd (A)
- Thêm từ từ dd HCl vào dd A và khuấy đều cho đến khi pH đạt 1-2
- Lọc chân không để thu được Benzoic Acid, dùng nước lạnh tráng
rửa và hong khô chất rắn.
- Đưa dung dịch còn lại trong phễu chiết vào bình tam giác 125ml
khác.
- Đặt bình tam giác 125ml vào bể nước ấm ( gia nhiệt 60 độ C) để
đuổi sạch diethyl eter, sau đó để nguội. ta thu được 3,4-
dibromophenol.

Mô tả tiến trình thí nghiệm thăng hoa naphthalene (câu 4)

Cho biết cách tách hỗn hợp gồm naphthalene, β-naphthol, aspirin. Có thể
thay đổi thứ tự dùng NaHCO3 và NaOH không?

- Không vì Aspirin và β-naphthol sẽ cùng phản ứng với NaOH và ta không


thể tách, chiết được
18 Nguyên nhân cột bị gãy trong quá trình giải ly là do nguyên nhân gì? Cách
khắc phục?

- Do có bọt khí xuất hiện trong cột, làm tăng áp lực dẫn đến gãy cột
- cách khắc phục: gõ nhẹ vào thành cột để đảm bảo không có bọt khí bên
trong.

19 Mô tả tiến trình thí nghiệm sắc ký lớp mỏng cao chiết lá mồng tơi. ( câu 9)
Chất như thế nào thì hiện hình dưới đèn UV.

- những chất phát huỳnh quang.

Có thể kết luận là chất tinh khiết không khi có một vết dưới đèn UV.

- Không vì có thể còn những chất khác, chúng không có khả năng phát
huỳnh quang

Mô tả tiến trình thí nghiệm tách β-carotene và chlorophyll từ lá mồng tơi.


(câu 6)

20 Hãy cho biết lượng silica gel cần dùng cho việc tinh chế 20 g mẫu chất
(câu 6)

Cách nhận biết dung dịch đã khan bằng muối Na2SO4 khan. ( câu 8)

Mô tả tiến trình thí nghiệm kết tinh naphthalene (câu 3)

Cho biết thứ tự ra khỏi cột CC của naphthalene và β-naphthol (câu 5)


21
Chất có cấu trúc như thế nào thì hiện hình dưới đèn UV.

- những chất phát huỳnh quang.

You might also like