You are on page 1of 9

Đa số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tới

60% số doanh nghiệp nông lâm nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. 

Nguồn: http://agro.gov.vn/vn/tID992_Hau-WTO-Nhung-kho-khan-voi-doanh-nghiep-
nong-nghiep.html

1. Quy mô hoạt động của DNNVV trong ngành nông nghiệp

Trong số 3.711 DNNVV ngành nông nghiệp năm 2014, các DN siêu nhỏ nhiều nhất
chiếm tới 51%, DN nhỏ chiếm 47,64%, và DN vừa chỉ chiếm 1,35%. Số liệu năm 2014
cho thấy, có 96,54% số DN là loại hình DNNVV nhưng chỉ giải quyết việc làm cho
33,56% số lao động, còn lại là lao động trong các DN lớn. Số lượng lao động chủ yếu tập
trung trong các DNNVV lĩnh vực nông nghiệp với 44,33% và lĩnh vực thủy sản với
40,46%. Tổng nguồn vốn của các DNNVV ngành nông nghiệp hiện là 181.353 tỷ đồng,
trong đó DN siêu nhỏ chiếm 26%, DN nhỏ chiếm 65% và DN vừa chiếm 8,4%. DNNVV
trong ngành nông nghiệp năm 2014 chiếm 50%/ tổng doanh thu của DN toàn ngành nông
nghiệp. Doanh thu thuần bình quân mỗi DNNVV ngành nông nghiệp đạt 9,5 tỷ đồng

Nguồn: Th.S Phạm Quốc Trị, Điều tra thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi
giá trị gia tăng các mặt hàng nông nghiệp chủ lực và đề xuất giải pháp phát triển (file
đính kèm)

2. Tình trạng khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV trong thời gian
qua do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

Về phía Nhà nước:

- Các thiết chế về quyền sử dụng đất chưa tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân
hàng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tài sản đảm
bảo cho khoản vay thường là đất nông nghiệp có giá trị thấp, trong khi tài sản trên đất
nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao
dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng…
- Trước khi Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn được ban hành, các chính
sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả hỗ
trợ DN tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đến nay, mặc dù Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị
định số 34/2018/NĐ-CP hướng dẫn Quỹ Bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng
DNNVV đã được ban hành nhưng kết quả vẫn đang phải chờ những con số thống kê
chính thức.

Về phía các tổ chức tín dụng:

- Thủ tục vay vốn còn phức tạp, qua nhiều quy trình. Các sản phẩm tín dụng dành cho
DNNVV hiện nay của các tổ chức tín dụng chưa phong phú, một số DN không tìm được
các sản phẩm tín dụng phù hợp…

- Trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, các tổ chức tín
dụng chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, mà vẫn còn khá phổ biến tình
trạng cạnh tranh bằng lãi suất.

- Còn tồn tại tâm lý phân biệt đối xử khi quyết định cho DNNVV vay vốn. Theo Báo cáo
Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 với chủ đề “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát
triển của DN” của Đại học Kinh tế Quốc dân, kết quả thực nghiệm cho thấy, xác suất hồ
sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm % nếu DN
nộp hồ sơ xin vay thuộc DNVVN. Ngược lại, xác suất sẽ tăng khoảng 2,3 đến 2,8 điểm %
nếu DN đó thuộc sở hữu Nhà nước.

Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Sự thiếu minh bạch của DN khó tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng. Theo thống  kê
của VCCI, đến cuối năm 2018, trong tổng số 670.000 DN đang hoạt động, có đến 98-
99% là DNNVV, nếu tính cả trên 5 triệu đơn vị kinh doanh cá thể thì DNNVV, DN siêu
nhỏ xét theo khái niệm kinh tế đạt gần 6 triệu đơn vị. Trong số gần 6 triệu đơn vị, chỉ có
2 triệu đơn vị có đăng ký (gồm 1,3 triệu đơn vị và hơn 600.000 DN có đăng ký), còn lại
hoạt động trong khu vực không chính thức, ít tính bạch và phi minh bạch.
- Nhiều DNNVV thiếu tài sản bảo bảm, thiếu dự án kinh doanh khả thi hoặc không chứng
minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh rành mạch (quá khứ, hiện tại và cơ hội tương
lai), phương án kinh doanh để vay vốn không rõ ràng, thiếu sức thuyết phục…

- Nhiều DNNVV chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh
doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, công tác hạch toán
kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch...

- Hiệu quả đầu tư tín dụng đối với DNNVV chưa cao do phần lớn các DN có quy mô
nhỏ, trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh
còn hạn chế, tính đổi mới sáng tạo còn kém..., khiến cho các tổ chức tín dụng cũng không
đặt nhiều niềm tin vào khối DN này bởi rủi ro tương đối lớn.

- Các DNNVV thường có thời gian thành lập ngắn, trong khi đó tiêu chí truyền thống của
ngân hàng là phải thành lập từ 2 – 3 năm trở lên và phải đạt lợi nhuận vài năm liên tiếp…
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường mang tính tự phát, thiếu kế
hoạch, chiến lược cụ thể, sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến
động của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của DN. Thực tế này khiến cho các tổ chức tín
dụng thường e ngại cho vay vì rủi ro mất vốn rất cao.

Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nang-cao-kha-nang-tiep-can-tin-dung-ngan-
hang-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-306222.html

3. Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế

Bên cạnh hạn chế về tiếp cận thông tin, các DNNVV còn gặp nhiều vấn đề trong tiếp cận
vốn. Khảo sát PCI 2015 cho thấy trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát, tỷ lệ các
DNNVV có khoản vay từ ngân hàng là thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp quy mô
lớn. Trung bình chỉ có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.
Trong đó, con số này ở doanh nghiệp nhỏ là 62% doanh nghiệp nhỏ, 74% doanh nghiệp
quy mô vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.
Nhìn ở khoảng thời gian dài hơn, dữ liệu từ điều tra PCI cho thấy trong giai đoạn 2010-
2015, khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV không có nhiều cải thiện. Tỉ lệ doanh
nghiệp
có thể tiếp cận nguồn vay chính thống chỉ tăng nhẹ từ 1-2% mỗi năm từ 2012-2015, chưa
kể tỉ lệ hiện tại còn thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2010-2011, khi 48% doanh nghiệp siêu
nhỏ và 66% doanh nghiệp nhỏ vay được ngân hàng.

b. Chỉ tiếp cận được các khoảng vay ngắn hạn:

Cũng trong giai đoạn 2010-2015, thời hạn thông thường các khoản vay mà doanh nghiệp
siêu nhỏ tiếp cận luôn là 12 tháng. Thời hạn khoản vạy của các nhóm doanh nghiệp quy
mô khác trong 2 năm trở lại đây bắt đầu có xu hướng ngắn lại: 8 tháng đối với doanh
nghiệp quy mô nhỏ, 6 tháng đối với doanh nghiệp quy mô vừa và 9 tháng đối với doanh
nghiệp quy mô lớn.
Tỉ lệ doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn rất hạn chế. Kết quả điều tra
PCI từ 2010-2015 cho thấy, ở bất kỳ quy mô nào, số doanh nghiệp vay được nguồn tín
dụng ở thời hạn trên 12 tháng chỉ ở tỉ lệ 1 trong số 5 doanh nghiệp.

c. Chi phí vay đắt đỏ hơn:

Về lãi suất, kết quả tổng hợp từ các cuộc điều tra PCI trong 5 năm qua cho thấy, doanh
nghiệp quy mô nhỏ hơn đang phải đi vay với chi phí “đắt” hơn. Mặc dù lãi suất đã giảm
theo thời gian, song doanh nghiệp siêu nhỏ đang phải chịu mức lãi suất 9%/năm, cao hơn
so với các nhóm còn lại (8%). Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở năm 2014 hay
2013: doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ chịu chi phí cao hơn các doanh nghiệp vừa và lớn.
Đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp. Theo
điều
tra của PCI trong nhiều năm qua, gần 90% doanh nghiệp đồng tình với nhận định “không
thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp”. Điều này có nghĩa là, ý tưởng, kế hoạch kinh
doanh tốt, bài bản cũng không thể đảm bảo cho họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Và thậm
chí, ngay cả khi có tài sản thế chấp, nguồn vay của họ cũng rất “ngắn hạn”, chỉ trong
vòng
1 năm với mức lãi suất cao tương đương các nhóm doanh nghiệp khác. Với cách thức tiếp
cận nguồn vốn như vậy, rất khó để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh
doanh dài hạn.

Ngoài khó khăn về tiếp cận vốn vay ngân hàng ra, các DNNVV nói chung đều phải đối
mặt với những phiền hà về thủ tục hoặc hoặc phải “bồi dưỡng” cho cán bộ ngân hàng. Tỷ
lệ này đều cao hơn của các doanh nghiệp quy mô lớn. Đặc biệt, doanh nghiệp càng nhỏ
thì
đánh giá tiêu cực về mức độ bình đẳng khi tiếp cận vốn vay so với doanh nghiệp nhà
nước
càng nhiều. 74% số doanh nghiệp siêu nhỏ, 71% doanh nghiệp nhỏ và 65% doanh nghiệp
vừa đồng ý với nhận định “Lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư
nhân
khó khăn hơn so với doanh nghiệp nhà nước”, trong khi tỉ lệ này ở doanh nghiệp quy mô
lớn chỉ là 48%.

Nguồn: VCCI, Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

4. Các vấn đề tồn tại trong việc doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn:
- Cách tiếp cận nặng về hỗ trợ lãi suất: DN cần thủ tục
- Quy định về đối tượng, địa bàn cho vùng khó khăn khi DN chủ yếu TP, đồng bằng
- Các thủ tục, điều kiện vay phức tạp, thiên về giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
- Hình thức, công cụ tín dụng còn hạn chế
- Nhiều vướng mắc, hạn chế về thế chấp đất kèm tài sản
- Chưa có quy định coi các tài sản di động như máy móc, thiết bị, biên nhận lưu kho
(chứng nhận nông sản lưu kho) làm tài sản thế chấp di động để vay vốn

Nguồn: TS. Trần Công Thắng, Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu (file đính kèm)
5. Thực trạng về hỗ trợ phát triển DN VVN ở Việt Nam hiện nay

Theo số liệu thống kê năm 2018, số lượng DN VVN đều có xu hướng tăng lên, điều này
cho thấy sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp - trong đó, DN vừa tăng
24,7%, DN nhỏ tăng 22,3% và tỷ trọng bộ phận DN này tăng 6% so với năm 2012. Nhận
thức được điều này, Nhà nước cũng đã chú trọng tới việc hỗ trợ phát triển nhóm DN
VVN với một số kết quả đáng khích lệ. Theo điều tra, khảo sát 305 DN VVN trên địa bàn
4 tỉnh, thành phố - Nam Định; Hà Nội; Thái Bình; Hưng Yên, đã cho thấy những thành
tựu thể hiện rất rõ nét:

Có 87,54% doanh nghiệp (DN) được hỏi cho rằng khung pháp lý liên quan đến khâu
đăng ký kinh doanh và gia nhập thị trường đã thuận tiện hơn, thời gian rút ngắn hơn.
Điều này được minh chứng bằng việc năm 2018 có 131,3 nghìn DN thành lập mới, tăng
3,5% so với tổng số vốn đăng ký là 1478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2017.

80,33% các DN cho rằng việc tiếp cận vốn đã ngày càng trở nên dễ dàng hơn thông qua
các chính sách vay vốn linh hoạt, rộng mở của các ngân hàng. Theo báo cáo của Ngân
hàng Nhà nước thì cuối năm 2018, dư nợ cho vay của nền kinh tế tăng 18,36% so với
cùng kỳ năm 2017, với tổng số doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng với ngân hàng chiếm
50% DN VVN.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: Chương trình và chính sách hỗ trợ DN
VVN, hỗ trợ lệ phí môn bài, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nhân lực… theo Nghị định số
39/2018/NĐ-CP mà 69,84% các DN tự thấy rằng năng lực cạnh tranh của DN mình đã
dần được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển cũng vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề đòi hỏi Chính phủ phải có biện
pháp giải quyết triệt để:

Hầu hết các DNđược hỏi cho rằng Luật Kinh doanh hiện nay vẫn còn tồn tại kẽ hở
(96,72% DN). Ví dụ như, việc các DN đóng cửa song vẫn tồn tại những DN chỉ đi vào
trạng thái tạm ngừng hoạt động khiến việc tái sử dụng tài sản của DN không đạt hiệu
quả…

66,89% DN cho rằng, chính sách thuế còn phức tạp, thiếu ổn định với nhiều mức thuế và
tốn thời gian để thực hiện các quy định về thuế.

70,82% DN cho rằng, việc tiếp cận đất đai còn khó khăn, điều này là bởi nguồn lực khan
hiếm trong điều kiện dân số nước ta khá đông. 72,46% DN thấy vướng mắc trong các thủ
tục về quyền sử dụng đất, điều này gây cản trở rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của DN
do liên quan đến vấn đề về mặt bằng, việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng…

Nhà nước chưa có được chính sách thương mại hỗ trợ phát triển DN VVN hiệu quả.
Trong đó, 32,13% DN cho rằng chưa thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sản xuất, 37,05%
cho rằng chính sách thị trường chưa tốt, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.

Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-vua-va-nho-
phat-trien-thuc-trang-o-viet-nam-va-kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-71597.htm

6. Vẫn khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ưu tiên:

Hiện nay, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong
muốn được vay vốn ưu đãi trong lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên như: nông nghiệp - nông
thôn, cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao... để mở rộng mặt bằng sản xuất, phát triển kinh doanh.

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/202003/van-kho-khan-khi-tiep-can-
nguon-von-uu-tien-2991033/

You might also like