You are on page 1of 3

PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ XẤU

Một thực tế cho thấy rằng, cho dù quá trình xét duyệt cho vay của cán bộ tín dụng
có cẩn thận, kĩ lưỡng đến đâu đi nữa nhưng vẫn không tránh khỏi rủi ro về nợ xấu.
Vì vậy, nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các NHTM đến từ hai phía: chủ quan của
ngân hàng và khách quan từ phía khách hàng vay vốn và tác động của môi trường
bên ngoài.
3.1 Nguyên nhân từ phía NHTM.
Do sự yếu kém về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng dẫn đến không có khả
năng nhận diện rủi ro. Sự sa sút về đạo đức của bộ phận quản lý và nhân viên tín
dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng quyền hạn để tư lợi. Hiệu quả của quản
trị kém, các chính sách tín dụng đặt ra không hợp lý, không kịp thời hoặc không
theo kịp với thực tế.Hệ thống truyền tải thông tin còn chậm, chưa hoàn thiện dẫn
đến việc thẩm định, phân tích bị sai lệch, đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách
hàng và xu hướng phát triển của kinh tế Quy trình cấp tín dụng không hợp lý: vi
phạm quy tắc bốn mắt, cán bộ tín dụng làm việc không đúng thẩm quyền, thực hiện
chưa nghiêm túc hoặc chưa đúng các quy định cho vay, đánh giá sai về khả năng
sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Hiệu quả của công tác tổ chức,
kiểm tra, giám sát nội bộ của ngân hàng còn chưa chặt chẽ, kém hoàn thiện và
chưa độc lập, chưa thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ hoặc cố tình sai phạm.
Chưa có sự ràng buộc nghiêm khắc về trách nhiệm đối với người thực hiện công
tác tín dụng, chế tài xử phạt chưa nghiêm hoặc kém minh bạch.
- Các NHTM quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, gây nên tình trạng tăng trưởng
tín dụng nóng. Việc chạy đua lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay lên cao, gây ra
tâm lý thờ ơ của các doanh nghiệp mạnh khi họ có thể sử dụng nguồn vốn khác rẻ
hơn. Các khách hàng còn lại được đưa vào diện nghi vấn về khả năng quản lý, kinh
doanh để trả nợ cho Ngân hàng.
- “ Để quá nhiều trứng vào trong một giỏ”: Các khoản cho vay của Ngân hàng tập
trung vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao, khiến cho danh mục nợ vay thiếu đi sự
da dạng; từ đó, khả năng phân tán rủi ro của Ngân hàng sẽ giảm đi. Công tác quản
lý và đánh giá tài sản đảm bảo kém.
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các
tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay
- Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng tín dụng,
quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.
3.2 Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng
*Nguyên nhân chủ quan của khách hàng:
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn
vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ
Ngân hàng tăng.
- Doanh nghiệp thiếu thiện chí trả nợ, cố ý không cung cấp đầy đủ hoặc có hành vi
che giấu thông tin trong suốt quá trình xin cấp tín dụng và sử dụng vốn vay, thực
hiện việc đi vay ở nhiều tổ chức tín dụng.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch trong việc xử lý
các loại giấy tờ, sổ sách kế toán
- Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay quá lớn trong cấu trúc vốn của mình, sử
dụng vốn sai mục đích ... nên không có khả năng thu hồi vốn
*Nguyên nhân khách quan của khách hàng:
- Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình: thiên tai,
hoả hoạn, chiến tranhvà đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu
vực và trên thế giới, do vậy việc sử dụng vốn vay không đạt hiệu quả, có thể mất
hoàn toàn vốn.
- Doanh nghiệp gặp phải những đổi thay trong kinh doanh không thể lường trước
được như sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi
suất, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ lâm vào tình
trạng tài chính khó khắn không thể khắc phục được
3.3 Những nguyên nhân khách quan khác
- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu
kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn,
có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị
thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng.
- Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch
bệnh.
HẬU QUẢ
- ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng
phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến bạn ,điều này dẫn đến ngân
hàng mất khả năng thanh toán . Kết quả làm thu hẹp quy mô kinh doanh , năng lực
tài chính của ngân hàng giảm sút dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị
thua lỗ
- Khi một ngân hàng bị rủi ro tín dụng lớn sẽ ảnh hưởng đến người tiền làm người
gửi tiền hoang mang , lo sợ và kéo nhau đến rút tiền , không những ở ngân hàng bị
sự cố mà còn ờ những ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp
khó khăn trong thanh toán , nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hệ thống ngân hàng
bị phá sản, gây hậy quả xấu cho nền kinh tế

You might also like