You are on page 1of 61

Họ và tên: Cao Khánh Uyên

MSSV: 2057012156
Lớp: A0D2
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 1
1.Môi trường và thành phần môi trường theo Luật BVMT VN
2005:
-Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật.
-Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường
gồm đất, nước, kh ông khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các
hình thái vật chất khác.
2.Chức năng của môi trường tự nhiên:
- Cung cấp không gian sống cho con người và các sinh vật
- Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Tiếp nhận, chứa đựng và phân hủy chất thải
- Bảo vệ và làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với con
người và sinh vật (cung cấp vùng đệm, tín hiệu báo động, lá
chắn ozon)
- Lưu giữ và cung cấp thông tin

3.Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.

4.Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường.

5.Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây
ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được
các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dư ới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

6.Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng


của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật.

7.Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc bi ến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể
xảy ra do thiên tai tự nhiên như động đất, lũ lụt..., hoặc do sự cố
kỹ thuật như đắm tàu chở dầu, sự cố lò phản ứng hạt nhân, vỡ
đập thủy điện,...

8.Khủng hoảng môi trường là những suy thoái chất lượng moi
trường sống quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của toàn bộ hay
một bộ phận lớn loài người.

9.Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh
học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép
làm cho môi trường bị ô nhiễm.

10.Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ,
lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác.
11.Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám
sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
chất thải.

12.Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi
trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự
phục hồi.

13.Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về


thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường
nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất
lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
14.Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác
động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

15.Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng
khí gây hiệu ứng n hà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào
bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
16.Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự thay đổi tính chất của
môi trường (về mặt lý, hóa học, sinh học), vi phạm tiêu chuẩn
môi trường cho phép. Sự thay đổi tính chất môi trường gây nên
bởi những thay đổi thành phần môi trường, như xuất hiện các c
hất mới có tính độc hại, hoặc sự gia tăng một chất nào đó trong
môi trường tới ngưỡng độc hại. Ô nhiễm môi trường xảy ra khi
dòng chất gây ô nhiễm đi vào môi trường lớn hơn dòng ra, đồng
thời khả năng của môi trường chứa và biến đổi làm sạch chất
gây ô nhiễm hạn chế, dẫn đến sự tích lũy chất gây ô nhiễm trong
môi trường nhanh chóng vượt qua ngưỡng cho phép. Sơ đồ khái
niệm ô nhiễm môi trường:

17.Phân loại ô nhiễm môi trường được theo nhiều cách khác
nhau:
- Theo đặc điểm nguồn gây ô nhiễm: có ô nhiễm sơ cấp (trong
đó chất gây ô nhiễm trực tiếp gây nên tác động bất lợi) và ô
nhiễm thứ cấp (là dạng ô nhiễm trong đó chất thải ban đầu bị
biến đổi trong môi trường, trở thành các chất độc hại khác, hoặc
do sự có mặt của các chất thải tạo ra sự thay đổi các quá trình tự
nhiên trong môi trường, từ đó tạo ra những bất lợi cho cuộc
sống).
- Theo các thành phần môi trường bị ô nhiễm: có ô nhiễm đất, ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí.
- Theo tính chất ô nhiễm: có ônhiễm lý học, ô nhiễm hóa học, ô
nhiễm sinh học.
- Theo yếu tố gây ô nhiễm: có ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm nhiệt,
ô nhiễm đồng, chì, coban, ô nhiễm chất hữu cơ,...

18.Phân loại tài nguyên thiên nhiên: theo nhiều cách khác nhau
- Theo dạng tồn tại của vật chất: tài nguyên vật liệu, tài nguyên
năng lượng và tài nguyên thông tin. - Theo đặc trưng về bản
chất: tài nguyên đất, nước, sinh vật, khoáng sản, năng lượng. -
Theo khả năng phục hồi có tài nguyên vô tận (năng lượng mặt
trời, thủy triều, gió, ...), tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước, đất)
và tài nguyên không tái tạo (khoáng sản). Đối với tài nguyên có
khả năng tái tạo, con người sẽ có cơ hội sử dụng lâu bến nếu biết
khai thác trong phạm vi khả năng phục hồi và không làm tổn
thương các điều kiện cần cho quá trình tái tạo tài nguyen
19.Khoa học môi trường +là khoa học liên ngành, nghiên cứu
tổng thể các vấn đề môi trường liên quan đến đời sống cá nhân
và sựu phát triển kinh tế xã hội của loài người. Nói cách khác,
khoa học môi trường nghiên cứu về sự tồn tại, biến đổi và sự
tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh.
+chỉ nghiên cứu đối tượng đó trong mối quan hệ với con ng ười,
vì con người.
+là ngành khoa học độc lập nghiên cứu về môi trường sống của
con người và tác động qua lại của con người và môi trường,
được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của nhiều ngành
khoa học khác nhau. Nhiệm vụ khoa học môi trường là nghiên
cứu tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển (phát triển bền vững) và giải quyết các vấn đề môi trường
gay cấn hiện nay.
20.Nội dung nghiên cứu của khmt : chia thành 4 loại chủ yếu
như sau
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần và sự biến động môi
trường, đặc biệt là mối quan hệ và tác động qua lại giữa môi
trường và con người.
- Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý khoa học, kinh tế,
luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyên, phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các phương pháp như mô hình hóa, phân tích hóa
lý, sinh học, kinh tế, xã hội,...phục vụ cho các nội dung trên. Các
phương pháp cụ thể của nghiên cứu khmt: - Thu thập và phân
tích thông tin thực địa - Đánh giá nhanh môi trường - Phân tích
thành phần môi trường - Phân tích, đánh giá kinh tế- xã hội -
Phan tích hệ thống, phân tichsinh thái nhân văn - Phân tích vòng
đời sản phẩm - Giải pháp kỹ thuật, công nghệ,...
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2
2.1 Yếu tố sinh thái và quy luật sinh thái
2.1.1.
-Yếu tố sinh thái là những yếu tố cấu trúc nên môi trường tự nhiên, được
xem xét trong mối quan hệ với một sinh vật cụ thể.
-Yếu tố sinh thái chia thành hai loại: vô sinh và hữu sinh.
-Tổ hợp các yếu tố sinh thái tạo ra điều kiện cần cho sự tồn tại và phát
triển của sinh vật gọi là tổ sinh thái của sinh vật đó.
-Sinh vật sống phụ thuộc vào hàm lượng, trạng thái của từng yếu tố sinh
thái và phạm vi chống chịu của chúng đối với tổ hợp các yếu tố sinh
thái.
-Mức độ tác động của từng yếu tố sinh thái lên sinh vật phụ thuộc bản
chất, cường độ, tần số và thời gian tác động.
-Tác động của yếu tố sinh thái lên sinh vật gây ra hệ quả ở những mức
độ khác nhau như làm thay đổi tập tính, thay đổi sức sinh sản, mức độ tử
vong của quần thể, thay đổi số lượng quần thể, cấu trúc quần xã, loại trừ
loài ra khỏi vùng phân bố, hủy diệt sự sống.
2.1.2 Định luật sinh thái:
-Định luật tác động đồng thời: Nhiều yếu tố sinh thái có thể tác động
đồng thời lên một hoạt động sống của sinh vật, và ngược lại một yếu tố
sinh thái cũng có thể tác động lên nhiều hoạt động sống của khác nhau
của sinh vật. Sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố sinh thái, trong
nhiều trường hợp, gây nên những hậu quả không giống như khi tác động
riêng lẻ.
-Định luật tác động qua lại: Tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh
vật và phản ứng của sinh vật là một quá trình qua lại. Cường độ tác
động, thời gian tác động, phương thức tác động khác nhau sẽ dẫn tới
những hệ quả và phản ứng khác nhau. Xu thế chủ đạo là sự biến động
của ngoại cảnh quyết định xu thế chung của sinh vật, còn tác động trở lại
của sinh vật đến môi trường chỉ là phụ.
-Định luật tối thiểu (Liebig, 1840): Một số yếu tố sinh thái cần phải có
mặt ở mức tối thiểu để sinh vật có thể tồn tại trong đó.
-Định luật giới hạn sinh thái (Shelford, 1913): Năng suất của sinh vật
không chỉ phụ thuộc vào sức chịu đựng tối thiểu mà còn phụ thuộc vào
sức chịu đựng tối đa hàm lượng của một nhân tố sinh thái nào đó. Nghĩa
là, một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để
sinh vật có thể tồn tại trong đó.
-Miền giới hạn sinh thái là phạm vi biến động của một nhân tố mà cơ thể
chịu đựng . Vượt qua miền giới hạn này (thiếu hay thừa) sinh vật sẽ
chết.
-Phân bố của loài được xác đinhj bới các nhân tố: nhiệt độ, ánh sáng,
nước và độ ẩm, các chất khí, các muối dinh dưỡng.
-Nhân tố hạn chế là Trong mỗi hệ sinh thái thường có một hoặc vài nhân
tố vô sinh hạn chế sự phát triển của một loài nào đó Ví dụ: Trong sinh lý
học thực vật, cây xanh khi quang hợp cần khí CO2 Nếu nồng độ khí này
xuống dưới 0,01% (bình thường ở khí quyển là 0,03%) thì phần lớn các
cây xanh không quang hợp được, nghĩa là 0,01% CO2 là ngưỡng quang
hợp dù cho các nhân tố khác (ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) vẫn bình
thường.
2.1.3
2.1.3.1
- Đa số các loài trên trái đất tồn tại được trong khoảng 0 –50 độ C. Điểm
cực hại nhiệt cao nguy kịch cho sinh vật hơn điểm cực hại nhiệt thấp.
- Sinh vật được chia thành nhóm rộng nhiệt và nhóm hẹp nhiệt.
-Nhiệt độ là yếu tố chi phối phân sự bố địa lý, ảnh hưởng đến quá trình
sinh lý, sinh hóa, tập tính của sinh vật.
-Trong miền giới hạn sinh thái về nhiệt, sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng
đến toàn bộ các chức năng của cơ thể : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết, trao
đổi chất , vận đôngj , sinh sản,....
-Đối với đôngj vật biến nhiệt , nếu nhiệt độ tăng, quá trình trao đổi chất
sẽ tăng làm tăng tốc độ sinh trươngr và tuổi thuần thục sẽ đến sớm hơn.
-Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến sinh vật là
+ Nhiệt độ cao là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sinh sản của côn trùng.
+ Nhiệt độ lạnh kích thích nẩy chồi ra lông tơ trắng gọi là tuyết. Ví dụ:
Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản
mạnh ở nhiệt độ 180C, khi nhiệt độ tăng quá 300C mức sinh sản giảm
xuống thậm chí dừng hẳn lại.
2.1.3.2. Ánh sang
- Tia từ ngoại giàu năng lượng, có tần số cao gây chết hoặc đột biến gen
ở sinh vật.
- Năng lượng lúc trưa hè khoảng gần 2cal/cm2/ phút. Cây trồng có khả
năng tích luỹ trung bình khoảng 1% tổng năng lượng mặt trời.
- Cường độ ánh sáng cao làm các men bị oxi hoá, quá trình tổng hợp
giảm,dẫn đến tăng hình thành đường và giảm protein.
- Tia tím có thể xuyên qua lớp nước trong vơid 1500m nhưng thường chỉ
xuống sâu đến 18-50m ở nước đục.
- Cường độ ánh sáng trong nước giảm theo cấp số nhân 2,4,8 khi độ sâu
tăng 1,2,3 lần tạo ra sự phân tầng thuỷ sinh.
- Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp của thực vật và nhiêu
quá trình khác như: phpng hoá vật lí, tạo nhiệt độ,.. ví dụ: cây xanh tiếp
nhận năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra
cacbohiđrat và ôxi từ khí CO2 và  H2O .
- Năng lượng mặt trời được hấp thụ có chọn lọc bởi tán thực vật. Thực
vật có diệp lục được hấp thụ mạnh bởi tia tím , xanh , vàng , cam , đỏ và
yếu với các tia lục.
- Ánh sáng có vai trò quyết định đối với sinh vật trong việc hình thành
tập tính , điều khiển nhịp điệu sinh học theo mùa , tuần trăng , ngày đêm
và tạo ra phân bố của thực vật theo phương thẳng đứng thành loại ưa
sáng , chịu sáng , vừa và ưa bóng.
- Chu kỳ chiếu sáng (quang chu kỳ) ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây, dựa vào đây, người ta phân chia thực vật thành 3
nhóm chính:
+ Cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kỳ. VD: hướng
dương, lạc, cà chua,…
+ Cây ngày ngắn: ra hoa trong điềuu kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. VD:
đậu tưởng, mía,…
+ Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. VD:
củ cải đường, thanh long,…
2.1.3.3 Nước và độ ẩm
2.1.3.4 Các chất khí
- Thành phần các chất khí trong khí quyển đã ổn định trong thời kỳ dài,
với 78% N2, 21% O2, 0,03% CO2 và một số chất khác.
- Khí quyển cho ánh sáng đi qua, cung cấp CO2, O2 cho sinh vật, vảo vệ
sinh vật khỏi các tác động của các tia vũ trụ có hại, xử lý một phần các
chất khí ô nhiễm làm sạch môi trường.
- Chất khí hoà tan trong nước
2.1.3.5 Các muối dinh dưỡng:
2.1.4 Yếu tố sinh thái hữu sinh và ảnh hưởng của nó tới sinh vật
2.1.4.1 Các kiểu quan hệ trực tiếp giữa hai cá thể sinh vật
- Trung lập: thực tế là hai sinh vật không có mối quan hệ trực tiếp với
nhau, chúng không có chịu ảnh hưởng gì của nhau, như cây rừng và con
hổ.
- Hợp sinh: hai sinh vật cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải sống
cùng nhau, như con chim sáo và con trâu.
- Cộng sinh: hai bên đều có lợi nhưng sống trong mối cộng sinh bắt
buộc, như các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh ở rễ cây họ đậu, địa y và
tảo.
- Hội sinh: một bên có lợi còn bên kia khong chịu ảnh hưởng gì, như vi
khuẩn cố định sống tự do trong đất vùng rễ và cây trồng.
- Ký sinh: một bên có lợi còn một bên bị hại, như giun, sán ký sinh trong
ruột động vật.
- Vật dữ và con mồi: sinh vật này lấy sinh vật kia làm thức ăn cho mình,
như con chim và con châu chấu. Trong đó con chim là vật dữ, châu chấu
là con mồi.
- Hãm sinh: một bên bị hại còn bên kia không bị ảnh hưởng gì, như nấm
bám trên da động vật.
- Cạnh tranh: cả hai bên đều chịu thiệt hại, như cây trồng cạnh tranh về
chất dinh dưỡng hay ánh sáng.
2.1.4.2 Ảnh hưởng tương hỗ giữa động thực vật.
- Động vật và thực vật có tính hai mặt vì:
+ Thực vật là nguồn thức ăn và cơ sở tạo nơi ở của động vật. Một vài
loài thực vật cũng ăn động vật, hoặc gây bệnh cho chúng.
+ Động vật là tác nhân giúp thực vật thụ phấn, phát tán hạt giống, có vai
trò khép kín chu trình sinh địa hoá, duy trì và phát triển hệ sinh thái.
Động vật ăn thức ăn có chọn lọc có thể trở thành tác nhân mới cho sự
cạnh tranh.
- Quan hệ động vật – con mồi cần thiết cho sự tiến hoá. Vật ăn thịt là
nhân tố quan trọng trong khống chế kích thước con mồi, ngược lại, con
mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
vật ăn thịt. Mối quan hệ hai chiều này tạo trạng thái cân bằng sinh học
trong tự nhiên.
2.2. Quần thể
2.2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Quần thể là một tập hợp gồm các cá thể cùng loài, phân bố trong sinh
cảnh xác định thuộc vùng phân bố của loài, chúng khác nhau về kích
thước, lứa tuổi, cấu trúc, sự phân bố không gian, khả năng sinh sản và sự
tăng trưởng của quần thể . Mỗi quần thể đều có khả năng tự trao đổi
thông tin di truyền duy trì cấu trúc của quần thể.
- Quần thể sinh vật có 3 cách phân bố trong không gian:
+ Phân bố theo nhóm
+ Phân bố đều
+ Phân bố ngẫu nhiên.
- Các đặc trưng của quần thể:
+ Các quần thể khác nhau cũng có cấu trúc khác nhau về thành phần các
nhóm tuổi, tỷ lệ giới tính. Cấu trúc tuổi và giới tính có ảnh hưởng quan
trọng đến tỷ lệ sinh tử và biến động số lượng cá thể trong quần thể.
+ Quần thể có đặc tính đa dạng di truyền. Trong một quần thể không thể
có hai cá thể giống hệt nhau, làm cơ sở cho chọn lọc tự nhiên, lai tạo
giống và cơ hội cho cạnh tranh sinh tồn.
+ Mỗi quần thể có các đặc trưng kích thước (số lượng, mật độ,..). tốc độ
tăng trưởng, mức độ biến động riêng.
2.2.2. Biến động quần thể.
- Số lượng cá thể của quần thể được xác định theo công thức:
Nt = No + B – D + I – E
- Tăng trưởng hàm mũ được tính theo công thức:
- Tăng trưởng theo hàm logic được tính theo công thức:
- Các nhân tố có ảnh hưởng đến quần thể gồm: nhóm có khả năng làm
tăng quy mô và nhóm làm giảm quy mô quần thể.
- Khi các điều kiệnn môi trường thay đổi nhưng vẫn nằm trong giới hạn
khả năng thích nghi của quần thể thì…
2.2.3. Nhịp điệu sinh học.
- Quang chu kỳ: tức độ dài ngày. Độ dài ngày tại các thời điểm trong
năm ở mỗi địa điểm nhất định luôn không đổi
- Đồng hồ sinh học: Một số hoạt động của cơ thể có nhịp điệu nhất định,
được xem là bị chi phối bởi một đồng hồ sinh học nào đó. Có hai giả
thuyết: Đồng hồ đo thời gian nội sinh – là cấu trúc bên trong có khả
năng đo thời gian và không cần bất kỳ tín hiệu nào từ bên ngoài. Đồng
hồ bên trong hoạt động theo tín hiệu từ bên ngoài.
- Nguyên nhân gây biến động quần thể là do biến động yếu tố sinh thái
vô sinh hoặc hữu sinh.
- Dao động kích thước quần thể: Biến động số lượng cá thể có thể có
quy luật theo chu kỳ mua hoặc nhiều năm, hoặc không có chu kỳ, biến
động bất thường.
2.3. Quần xã
2.3.1. Quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã
2.3.2. Diễn thế quần xã
2.4. Hệ sinh thái
2.4.1. Khái niệm
- Hệ sinh thái là một hệ thống thống nhất bao gồm quần xã sinh vật và
các yếu tố môi trường, trong đó giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau
thông qua quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong một sinh cảnh
nhất định. Nói cách khác, hệ sinh thái là một hệ thống thống nhất giữa
các sinh vật và môi trường.
- Cấu trúc một hệ sinh thái bao gồm 4 hợp phần cơ bản là vật sản xuất,
vật tiêu thụ, vật phân huỷ và môi trường vô sinh.
- Năng suất của hệ sinh thái là đại lượng biểu thị khả năng chuyển hoá
vật chất hoặc năng lượng mặt trời thông qua quang hợp (năng suất sơ
cấp), hoặc năng lượng chứa trong thức ăn ban đầu thành sinh khối (năng
suất thứ cấp).
-Sinh khối là khối lượng sinh vật có trên một đơn vị diện tích tại thời
điểm xét, đơn vị là tấn/ha.
2.4.2. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái thực chất là quá trình tổng hợp,
sử dụng và phân huỷ các chất hữu cơ. Các quá trình này xảy ra kế tiếp
nhau liên tục tạo ra vòng tuần hoàn khép kín vật chất. Sự nhiễu loạn một
giai đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn kia.
- Chu trình sinh – địa – hoá của các nguyên tố trong tự nhiên được chia
làm 2 loại: chu trình chủ yếu bao gồm chu trình của các nguyên tố C, P,
N, S và nước. Chu trình sinh địa hoá của các nguyên tố còn lại là thứ
yếu.
- Chu trình cacbon
- Chu trình N
- Chu trình Photpho
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
2.4.3. Cân bằng và diễn thế sinh thái
- Cân bằng là trạng thái mà tại đó hệ sinh thái tồn tại ổn đingj theo thời
gian, chúng không có những biến đọng lớn về sự đa dạng sinh học cũng
như các yếu tố môi trường.
- Tự lặp lại cân bằng là khả năng của hệ sinh thái có thể tự thiết lập lại
cân bằng cữ khi chịu những tác động biến đổi của các yếu tố môi trường.
- Diễn thế sinh thái thực chất là diễn thế của các quần xã sinh học đồng
thời với những biến đổi của các yếu tố môi trường, nó là một quá trình
diễn biến có định hướng và có thể dự báo được. Khi hệ sinh thái không
tự điều chỉnh lặp lại cân bằng được, thì sẽ xảy ra quá trình thay đổi cơ
bản hệ, tạo ra những hệ mới thích nghi với các điều kiện môi trường
thay đổi được gọi là diễn thế sinh thái.
- Diễn thế sinh thái bao gồm quá trình diễn thế nguyên sinh và diễn thế
thứ sinh.
+ Diễn thế nguyên sinh là sự hình thành một hệ sinh thái ở những nơi
mà chưa từng có hệ sinh thái xuất hiện, ví dụ như sự hình thành các hệ
sinh thái rungừ ngập mặn trên một vùng bãi bồi ngập mặn ven biển mới
được hình thành.
+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xảy ra trên cơ sở của các diễn thế nguyên
sinh, hay ở những nơi đó có các hệ sinh thái tồn tại
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 3
A. Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi sau
1. Dân số học là gì?
- là khoa học nghiên cứu các quy luật, điều kiện tự nhiên, xã hội có liên quan đến
việc sinh, tử, hôn nhân, tình hình dân số, tái sản xuất dân cư trong mối quan hệ
thống nhất biện chứng của chúng, trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể trên một
lãnh thổ nhất định. Đặc điểm của một dân số được biểu hiện thông qua các thông
số của dân số học.
2. Khái niệm của tỷ lệ sinh?
- là đại lượng đo mức sinh, được tính bằng tỷ số giữa số trẻ sinh ra trên tổng dân số
tương ứng nhân với 1000 ‰. Có nhiều loại tỷ lệ sinh khác nhau, như tên lệ sinh
thô, tỷ lệ mắn đẻ chung hoặc đặc trưng của lứa tuổi, tổng tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh sản
nguyên ...
3.2.1
3. Tổ tiên loài người xuất hiện cách đây bao lâu và ở đâu ?
- Tổ tiên loài người suất hiện cách đây khoảng 2.000.00 năm và tập trung sống ở
nơi mà ngày nay được gọi là châu Phi.
4. Đặc trưng kinh tế thời kì nguyên thủy là gì?
- Đặc trưng kinh tế xã hội thời kỳ này là chế độ cộng sản nguyên thủy, sau đó là
chế độ chiếm hữu nô lệ.
5. Thời điểm con người mở rộng vùng sinh sống của mình ra khỏi châu Phi?
- Khoảng 45 nghìn năm TCN,con người đã mở rộng vùng sinh sống của mình ra
khỏi châu Phi .
3.2.2
6. Canh tác nông nghiệp đã xuất hiện khi nào và ở đâu?
- Di tích khảo cổ cho thấy canh tác nông nghiệp đã suất hiện vào khoảng 8000 đến
7000 năm trước công nguyên ở Trung Đông ( Iran và Irắc ), và một số nơi khác
trên thế giới.
7. Sự thay đổi của xã hội đã đem lại cho con người những điều gì?
- Sự thay đổi của xã hội để hình thành các quần cứ lớn hàng triệu người, gắn
liền với các nền văn minh cổ nhất, tại các vùng nông nghiệp có tưới nước
như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc ... Công cụ lao động bằng đã được thay thế
bằng đồng, đồ sắt vàng ngày càng được hoàn thiện. Về mặt kinh tế xã hội,
đây là thời kỳ hình thành rồi tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và phong
kiến.
8. Sự phân hóa giai cấp, hình thành các vấn đề xã hội như thế nào?
- Sự phân hóa giai cấp, hình thành các vấn đề xã hội như xung đột, chiến
tranh đã gây chết người ở quy mô lớn
9. Tác động của con người đến môi trường trong thời kì này gây ảnh hưởng thế
nào ?
- Tác động đến môi trường giai đoạn này rất đa dạng về hình thức, tăng cường về
mức độ, mở rộng về không gian và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hoạt động
đáng kể nhất là sự phá rừng lấy đất làm nông nghiệp, lấy củi đun, làm thay đổi cơ
bản lớp phủ bề mặt và các quá trình tự nhiên xảy ra trên nó. Canh tác nông nghiệp
không hợp lý gây ra suy thoái nhiều miền đất. Chiến tranh liên miên phá hủy nhiều
vùng sinh thái, hạn chế sự phát triển của xã hội, tác động rất bất lợi từ môi trường.
3.2.3
10.Cuộc cách mạng công nghiệp và thương mai giúp cho Châu Âu phát triển
như thế nào?
- Cách mạng công nghiệp và thương mại phát triển ở châu Âu là động lực
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội, cho phép chuyển một phần
lao động nông nghiệp sang công nghiệp.
11.Sự gia tăng dân số từ thế kỷ XVIII trên thế giới ra sau?
- Từ thế kỷ 18 điều tra dân số được tiến hành ở nhiều nơi cho thấy dân số
tăng liên tục , tỷ lệ tăng dân số từ 4.5 ‰ năm 1800 lên 5,2 ‰ năm 1850; 6,2
‰ năm1900 và trên 10 ‰ trước chiến tranh thế giới Thứ Hai.
12.Tác động của dân số đến môi trường trong giai đoạn này?
- Tác động của dân số đến môi trường giai đoạn này là sự mở rộng các hành
vi, tăng mạnh cường độ tác động so với giai đoạn trước trong tất cả các lĩnh
vực nông nghiệp, khai khoáng, phải chăng, chiến tranh ... Ô nhiễm môi
trường xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là đô thị, khu công nghiệp, mỏ... Suy
thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu báo động.
3.2.4
13. Gia tăng dân số thế giới giai đoạn 1930 đến 2020 như thế nào?
- Tỷ lệ gia tăng dân số thế giới hằng năm đã có xu hướng giảm, dự đoán đến
2020 tỷ lệ gia tăng dân số tương đương với những năm 1930
14.Biến trình dân số các khu vực khác nhau?
- Năm 1999, tỷ thể tăng dân số trung bình thế giới là 14 ‰ châu Phi là25‰;
châu Á là 15 ‰,, châu Đại Dương 11 ‰, Trung Mỹ là 23 ‰, Nam Mỹ 17
‰, Bắc Mỹ là 6‰, châu Âu là 1‰
15.Dòng di cư nông thôn- thành phố diễn biến như thế nào? Hệ quả ra sao?
- Dòng di dân nông thôn ra thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp do chênh
lệch về thu nhập, điều kiện sống và lao động, gây ảnh hưởng đáng kể cho
cộng đồng cả nơi đi và nơi đến. Tác động của dân số và gia tăng dân số tới
môi trường trong giai đoạn này là to lớn do dân số đông và tăng nhanh, làm
tăng nhu cầu tiêu thụ tài nguyên, tăng xả thải, mâu thuẫn với khả năng đáp
ứng nhu cầu hạn chế. Hệ quả là đã xảy ra suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái, ở nhiều nơi, gây bệnh tật và tử
vong con người và thế giới sinh vật, cản trở phát triển kinh tế xã hội
16.Giáo dục dân số và giáo dục môi trường đã và đang thực hiện như thế nào?
- Giáo dục và kiểm soát tăng dân số đã được triển khai với những quy mô và
hiệu quả khác nhau. Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường chỉ mới
được quan tâm trong những thập niên cuối của thế kỷ XX.
3.3
17.Sự gia tăng dân số thế giới được thể hiện qua những điểm nào?
- Sự gia tăng dân số thể hiện ở sự tăng nhanh số lượng tuyệt đối và sự giảm
đi nhanh chóng của chỉ số gia tăng dân số (khoảng thời gian dân số tăng gấp
đôi)
18.Dân số gia tăng như thế nào qua các năm TCN đến 2010?
- Thời tiền sử là người phân bố trên lãnh thổ < 52000000km² và có mật độ
tương tự các bộ lạc nguyên thủy hiện còn. Vao năm 8000TCN, dân số thế
giới có khoảng 5 triệu người. Vào những năm đầu Công nguyên, dân số thế
giới là 200 -300 triệu người và năm 1650 dân số thế giới khoảng 500 triệu
người.
19.Dân số thế giới những năm cuối thế ky XX có xu hướng như thế nào? Trung
bình mỗi năm tăng bao nhiêu triệu người?
- Dân số thế giới những năm cuối thế kỷ XXcó xu hướng tăng mạnh. Thập
niên 60-70 thế kỷ XX tăng 50,2 triệu người /năm thập niên 60- 78 tăng 62,2
triệu người/năm, thập niên 70 -88 78,3 triệu người/năm và thập niên 80-90
tang 87,7 triệu người/năm. Trung bình mỗi năm tăng 10.000.000 người
20.Thế nào được gọi là thời kỳ quá độ dân số?
- Là giai đoạn thích ứng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày
càng phát triển. Tỉ suất sinh (SBR) và tỉ suất chết (CDR) tiếp tục giảm,
nhưng CDR giảm nhanh hơn dẫn đến tỉ suất tang tự nhiên có xu hướng
giảm, tuổi thọ con người tăng lên.
21. Mô tả về mô hình quá độ dân số đơn giản? (gồm 3 pha)
- Pha I (Trước quá độ): có tỷ suất sinh và tử đều cao và gần ngang nhau, tỷ
lệ tang dân số thấp
- Pha II (Quá độ dân số): được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có tỷ suất
sinh vẫn ở mức cao trong khi tỷ suất tử giảm nhanh làm cho tỷ lệ tăng dân số
cao; giai đoạn 2 tỷ suất sinh giảm nhanh, tỷ suất tử tiếp tục duy trì ở mức
thấp làm cho dân số sẽ giảm dần
- Pha III (Sau quá độ): là thời kỳ cả tỷ suất sinh và tử đều ở mức thấp và gần
bằng nhau dẫn đến gia tang dân số tự nhiên sẽ tiệm cận rất chậm tới 0 và tiến
tới ổn định dân số
22.Tình hình quá độ dân số đang diễn ra ở các nước như thế nào?
- Tương lai sau 30 năm nữa, Hầu như tất cả số tăng đều diễn ra tại các vùng kém phát
triển, con số 5.3 tỷ người hiện đang sống tại các nước kém phát triển sẽ tăng thành 6,8 tỷ năm
2050. Trái lại, dân số tại những vùng phát triển hơn hầu như sẽ không thay đổi, ở mức 1.2 tỷ.
Dân số thế giới dự đoán sẽ tăng 40% lên 9.1 tỷ người. Ngoại trừ dân số Mỹ dự đoán sẽ tăng
44% từ 305 triệu năm 2008 lên 439 năm 2050
23.Xu hướng già hoá dân số được dự báo thế nào trong tương lai (2050)? Đồng
thời tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ như thế nào?
- Tại các vùng phát triển hơn, dự đoán mức tăng từ 75 tuổi hiện nay lên 82 tuổi ở giữa thế kỷ.
Với các quốc gia kém phát triển, nơi tuổi thọ hiện tại chỉ dưới 50, tuổi thọ dự báo sẽ tăng lên 66
tuổi trong giai đoạn 2045-2050.
3.4.1
24.Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay.
- Phân bố dân cư trên Trái Đất rất không đều và được đặc trưng bằng mật độ
dân số
- Đây là đại lượng được tính bằng số dân trung bình trên một đơn vị diện
tích, thường là số người/km2
- Dân cư phân bố không đều theo không gian và thay đổi liên tục theo thời
gian do tang dân số và sự chuyển cư
25.Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư?
- Trước đây, phân bố dân cư bị chi phối chủ yếu bởi các quy luật tự nhiên
như điều kiện khí hậu, thuỷ văn, địa hình, đất dai và tài nguyen thiên nhiên
- Nơi nào tài nguyen thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, tài nguyen
nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, nơi đó dân cư tập trung đông và phát triển
nhanh.
- Các điều kiện kinh tế xã hội cũng góp phần quan trọng làm thay đổi sự
phân bố dân số
- Những nhân tố xã hội chính tác động tới phân bố dân số là tính chất của
nền sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất, lịch sử khai thác lãnh thổ,
chính sách kiểm soát dân số tự nhiên và gia tang dân số cơ học.
3.4.2
26.Chuyển cư là gì? Đặc trưng của chuyển cư?
- Chuyển cư là một đặc tính của xã hội loài người, đặc trưng bằng quá trình
di cư và nhập cư từ nơi này sang nơi khác. Từ cái nôi sinh thành là Châu
Phi, loài người đã di chuyển tời hầu khắp các châu lục.
27.Dòng chuyển cư quốc tế lớn đầu tiên ở thế kỷ XIX là gì? Quá trình chuyển
cư của dòng chuyển đó?
28.Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển cư là gì?
- Ấp lực của mật độ dân số, sự thiếu hụt tài nguyen tối thiểu và điều kiện khí
hậu tại chỗ
- Chênh lệch trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội
- Đô thị hoá và công nghiệp hoá
- Các chính sách kinh tế xã hội, sự phân hoá giữa các vùng hoặc các quốc
gia khác nhau
- Chính trị, tôn giáo, kỳ thị sắc tộc, chiến tranh cũng là những yếu tố tác
động đáng kêr tới dòng di cư
29.Những nguyên nhân dẫn đến chuyển cư là gì?
- Có nhiều nguyên nhân như: Do chiến tranh bùng phát, khai hoang, xây
dưngj những vùng kinh tế mới, khai thác tài nguyen thiên nhiên,…
30.Hệ quả của quá trình chuyển cư là gì?
- Chuyển cư không làm tang dân số thế giới, nhưng có ảnh hưởng lớn đến
phân bố dân cư và cấu trúc dân số các vùng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế xã hội và đến nền chính trị của những khu vực có liên quan
- Chuyển cư giúp mở rộng không gian phân bố, giảm mật độ dân cư, tăng cơ
hội sở hữu và khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội
- Chuyển cư đồng thời góp phần phổ biến các phong tục tập quán, các tư
tưởng văn hoá, khoa học kỹ thuật từ vùng này sang vùng khác
3.5.1
31.Dân số Việt Nam hiện nay là bao nhiêu triệu người?
- Trung bình ước tính là 97,58 triệu người
32.Mật độ dân số nước ta hiện nay so với các nước trên thế giới như thế nào?
- Đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
33.Dòng di cư tự phát gây ra những vấn đề khó khăn gì cho việc quản lí xã hội
ở Việt Nam?
- Làm vỡ quy hoạch, kế hoạch sắp xếp dân cư, chưa đầu tư kịp cơ sở hạ tầng
thiét yếu, điều kiện sinh hoạt, nhất là việc học tập của trẻ em, khám, chữa
bệnh và giao thông, sinh hoạt gặp nhiều khó khan.
34.Vì sao dân số Việt Nam đông mà GDP lại ở mức thấp?
- Dù hoạt động khởi nghiệp phát triển nhanh nhưng đa số lại diễn ra một
cách tự phát, chưa có hệ thống kết nối chặt chẽ
- Các doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp còn phải dối mặt với khó khăn
về vốn, sự thiếu hụt kiến thức, kinh nghiệm quản trị kinh doanh
35.Tỉ lệ chênh lệch giới tính ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Tỷ số SRB thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Tuy nhiên, tại Việt
Nam, tỷ lệ chênh lệch SRB có dấu hiệu giảm nhưng không nhiều (năm 2018: 114,8 bé trai/100
bé gái; năm 2019 vẫn là 111,5 bé trai/100 bé gái)
3.5.2
36.Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số Việt Nam?
- Dân số đông, tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao, kế hoạch hoá gia đình còn
chưa phát huy hết khả năng nhất là ở các vùng miền núi

3.5.3
37.Tại sao dân cư Việt Nam phân bố không đồng đều ?
- Do kết quả tác động của nhiều nhân tố: tính chất và trình độ phát triển kinh
tế là nhân tố quyết định, ngoài ra còn có các nhân tố khác như điều kiện tự
nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ.
38.Mật độ dân số lớn nhất và thưa nhất ở đâu? Tại sao lại có sự chênh lệch mật
độ dân số như vậy?
- Lớn nhất ở vùng đồng bằng, nông thôn, thưa nhất ở vùng núi, thành thị. Vì
điều kiện tự nhiên thuận lợi
39.Chuyển dịch dân cư ở Việt Nam diễn ra từ khi nào? Diễn ra mạnh mẽ vào
thời gian nào?
40. Phân bố dân số chưa hợp lí gây ra những tác hại như thế nào?
- Về kinh tế: ảnh hưởng rất lỡn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài
nguyen, có nơi thừa, nơi thiếu lao động
- Về xã hội: gây ra nhiều vấn nạn như ùn tác giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp, tệ
nạn xã hội,..

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 4

1. * An ninh lương thực là điều quan tâm của rất nhiều quốc gia khác
nhau, đặc biệt là những nước có dân số đông và tài nguyên đất hạn chế.
Hiện có khoảng 40% quốc gia không có khả năng bảo đảm an ninh
lương thực và 21% có an ninh lương thực bấp bênh. Chỉ có 39% quốc
gia có khả năng bảo đảm an ninh lương thực.
* Khó khăn:
+ Quan điểm bi quan:
- Dân số tăng nhanh và nhu cầu ngày càng cao của con người sẽ dẫn đến
nghèo đói, suy dinh dưỡng, làm cho số người chết tăng, ảnh hưởng tiêu
cực đến dân số thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo.
- Sử dụng các giống mới có năng suất cao, phân bón hoá học và thuốc
trừ sâu bảo vệ thực vật tuy có góp phần tăng năng suất và sản lượng
lương thực thực thế giới, song cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm đất
và các nguồn nước do sử dụng ngày càng nhiều hơn phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật.
+ Quan điểm lạc quan: Có khả năng giải quyết vấn đề cung cấp lương
thực thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để tăng
năng suất cây trồng và nâng cao sản lượng lương thực thế giới.
2. – Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình
xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại;
Gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu
quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở
rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động
xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ văn minh và
xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng xanh được sd với nghĩa tổng quát để chỉ sự phát triển quan
trọng trong việc sx lương thực bắt đầu từ việc tạo ra giống cây trồng có
năng suất cao từ những thập kỷ 60 của tk 20.
3. Ấn Độ
4. Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO)
cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường
nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí,
thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học, gây mất rừng. Nước
thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh,
hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, ngành chăn nuôi
còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng
và đất bị thoái hoá, chai cứng, giảm khả năng thẩm thấu.
5. Tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là khu vực nuôi tôm
thâm canh, bán thâm canh chất lượng môi trường đất, nước, và các hệ
sinh thái bị biến đổi mạnh do ô nhiễm, chất lượng nước tại khu vực này
có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, ni-tơ, Phốt - Pho,.. cao hơn
tiêu chuẩn cho phép), đồng thời xuất hiện các loại khí độc hại và chỉ số
sinh vật, độ đục, với nồng độ cao hơn mức cho phép, phát sinh dịch
bệnh thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
6. - Do sử dụng nhiều phân bón hoá học và các loại thuốc bảo vệ thực
vật, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá nên dẫn đến làm ô nhiễm môi trường và
gây thoái hoá đất, hiệu quả của quá trình sản xuất giảm dần. việc sử
dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, phân bón còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
lớn đối với sức khỏe con người cũng như tàn phá nghiêm trọng đất đai,
đồng ruộng, khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và độ màu mỡ của
đất giảm đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững. Mặt khác, khi các loại
thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng cũng có nghĩa là các sản phẩm nông
nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa lượng hóa chất - một trong
những nguyên nhân cơ bản khiến hàng hóa nông nghiệp nước ta không
đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước
nhập khẩu
- Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi
năm Việt Nam chi từ 500-700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật.
7. Áp dụng biện pháp kĩ thuật cho năng suất cao nhưng ko ảnh hưởng
đến môi trường.
8. Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những
cái ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và
nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn nhu
cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương
lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm
chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao. -
Tìm cách kết hợp ưu điểm của các nền nông nghiệp đã có trên cơ sở tôn
trọng và ứng dụng các nguyên lý sinh thái, kết hợp với những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tránh những giải pháp kỹ thuật công
nghệ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.- Không loại trừ việc sử dụng
phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cũng như các loại giống cây
trồng mới có năng suất cao mà phải sử dụng chúng một cách hợp lý. -
Mục tiêu: đạt tới sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho hiện tại và tương lai.
9. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests
Management, viết tắt theo tiếng Anh là IPM) là “Hệ thống quản lý dịch
hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và
sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương
tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật
gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.
10. – Du cư để tìm những nơi ở mới với những nguồn cung cấp thức ăn
mới và tránh những điều kiện bất lợi trong cuộc sống
- Khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi thì cuộc sống định cư đã
thay thế dần cuộc sóng du cư
- Mỗi bộ tộc định cư và chiếm cứ một khu vực nhất định để sinh sống
- Cuộc sống định cư lúc đầu có thể là tạm thời trong từng thời gian nhất
định. Nhưng sau đó ổn định hơn và hình thành nên các dân tộc, rồi các
quốc gia riêng biệt.
- Nhà ở của con người đã có những bước phát triển đa dạng phong phú
tương ứng với từng vùng dân cư riêng biệt
- Ranh giới của các quốc gia trên thế giới đã được hình thành và phân
chia rõ rệt
- Du cư hay định cư đều có anhr hưởng đến các hình thái sinh sống của
loài người
- Nhà ở là nơi cư trú, nơi sinh hoạt của từng hộ gia đình, có khi của cả
một bộ tộc, một cộng đồng. Một cụm nhà ở hình thành nên một điểm
dân cư
- Xu thế chung của các tác động đến môi trường do nhu cầu và kiến trúc
nhà ở là tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, tăng cường xả
thải các chất tự nhiên và nhân tạo vào môi trường
- Xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng cơ sở,… tiêu tốn quỹ
đất
- Khả năng mở rộng không gian chiều cao là cơ sở giúp làm tăng mật độ
dân số, mật độ đầu tư kinh tế, dẫn đến làm tăng cường độ tập trung gây ô
nhiễm môi trường vầ tăng nguy cơ thiệt hại khi gặp rủi ro.
11. - Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
- Thay đổi sự phân bố dân cư.
- Các đô thị:
+Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
+Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
+Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ
tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài
12. Đô thị hoá dẫn đến phát sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường
khác nhau trên các phạm vi không gian khác nhau, từ gia đình tới nơi
làm việc, sản xuất, quy mô khu vực, vùng ngoại vi và toàn cầu.
- Thiếu khả năng đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về nước sạch,
năng lượng, thực phẩm, nhà ở, đến ô nhiễm không khí, nước, phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính, dịch bệnh, các bãi rác ngày một lớn do thiếu
khả năng quản lý chất thải, gia tăng liên tục về lượng và thói quen ứng
xử với chất thải của cộng đồng còn thiếu khoa học, không hợp lý.
- Chính vì vậy mà hiện nay, nhiều thành phố không muốn chọn giải pháp
phát triển thành các siêu đô thị mà có xu hướng phát triển các đô thị vệ
tinh, hình thành những " chùm đô thị " xung quanh để giảm sức ép tới
các đô thị trung tâm.
- Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành
phố.
- Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô
nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội
ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc
hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp.
13. Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những
quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình
thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống
của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào những
thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan
trọng của ngành Công Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng
định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của
khu vực và của thế giới
* Thách thức:
- Phát triển đô thị không theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng không theo kịp
tăng trưởng dân số và sự mở rộng khu vực đô thị.
- Đô thị hoá về mặt hành chính những vùng nông thôn còn thiếu cân
nhắc phù hợp.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp ở những khu vực đô thị không đáp
ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, làm gia tăng ô nhiễm nước mặt của
đô thị.
- Tình trạng úng ngập ở các khu vực đô thị, đặc biệt là trong những mùa
mưa, không được giải quyết một cách thoả đáng.
- Dịch vụ cung cấp nước và vệ sinh môi trường thấp, chất lượng nước
vẫn chưa đạt yê u cầu. Rác thải rắn đô thị và công nghiệp đang tăng về
số lượng và đang ngày càng phức tạp về thành phần các chất nguy hại.
- Du lịch phát triển tăng sức ép đối với môi trường đô thị.
14. - Văn hoá một khi được hình thành sẽ đồng thời đóng vai trò là môi
trường sống của con người, tạo nên các cách ứng xử của con người đối
với tự nhiên và xã hội.
- Văn hoá, trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đáng kể tới
ứng xử, cách thức khai thác tài nguyên thiên nhiên, mức độ, phương
thức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, cách thức ứng xử với chất thải của
cộng đồng
* Giải pháp cho vấn đề - sự tiến hoá cho giải pháp hiện tại
nông nghiệp chính xác, nn thông minh, nn 4.0.
15. - Quan hệ xã hội là cơ sở cho công tác tổ chức xã hội theo những
định hướng nhất định một cách mềm dẻo. Nó chi phối hệ xã hội trong
nhiều mối quan hệ, đặc biệt là trong hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và tác động đến môi trường
- Quan hệ xã hội có thể trở thành công cụ hữu hiệu cho công tác bảo vệ
môi trường.
16. * Tích cực:
- Bảo tồn thiên nhiên
- Tăng cường chất lượng môi trường
- Đề cao môi trường
_ Cải thiện hạ tầng cơ sở
* Tiêu cực:
- Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước
- Làm giảm tính đa dạng sinh học
- Nước và rác thải
17. Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch mới, được phát triển trên
cơ sở các nguyên tắc đạo đức của phát triển bền vững. Du lịch sinh thái
là hoạt động du lịch về với thiên nhiên hoang dã mà không gây ô nhiễm
môi trường, không làm tổn thương hệ tự nhiên và xã hội bản địa, hoạt
động phục vụ du lịch có sự tham gia tích cực của người địa phương để
khai thác tối ưu các giá trị văn hoá truyền thống và tạo cơ hội tăng thu
nhập, phát triển cho họ, lợi nhuận từ du lịch phải được sử dụng nhằm
mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị địa phương truyền thống và phục
vụ cộng đồng tại chỗ.
18. – Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
- Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên
- Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên
- Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội
- Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương
- Thu hút sự tham gia của địa phương vào phát triển bền vững du lịch
- Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 5

5.1 Tài Nguyên sinh vật


1. Tài nguyên sinh vật bao gồm những gì?
- Bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các dạng sống
khác tồn tại trong sinh quyển (đất, nước, không khí)
2. Sự sống của tài nguyên sinh vật chỉ yếu tập trung trong phạm vi nào?
- Sự sống chủ yếu chỉ tập trung trong phạm vi từ 200m dưới mặt biển đến
6000m trên mặt biển
3. Hãy nêu 5 khả năng đặc thù cơ bản của sinh vật?
- Khả năng tái sinh, tự tạo ra các vật thể giống mình
- Khả năng trao đổi chất, tự tạo ra các vật thể giống mình; khả năng trao đổi
chất
- Khả năng tăng trưởng theo thời gian
- Khả năng bị kích thích, tức khả năng tiếp nhận các thông tin dưới dạng tín
hiệu vật lý, hoá học và phản ứng với các thông tin này bằng sự thay đổi
trong chính mình
- Khả năng thích nghi để phù hợp với môi trường
4. Tài nguyên sinh vật (đa dạng sinh học) bao gồm những gì?
- Bao gồm: đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái.
5. Vai trò của đa dạng sinh học ?
- Là cơ sở đảm bảo khép kín chu trình sinh – địa – hoá, tạo cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi trường; cung cấp tài nguyên thiên nhiên cà các giá trị thẩm
mỹ, tín ngưỡng, giải trí,… cho con người.
- Là cơ sở cho nền văn minh nhân loại phát triển.
6. Sách đỏ Việt Nam đã ghi nhận bao nhiêu loài động, thực vật quý hiếm đa bị
đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng?
- 857 loài
7. Hai nhân tố sinh thái vô sinh quan trọng tạo ra sự phân hóa sinh quyển thành
các sinh đới là gì?
- Nhiệt độ và lượng mưa
8. Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy giảm sinh học?
- Chủ yếu là do việc khai thái quá mức, bất gợp lý, khai thác huỷ diệt khiến
các hệ sinh thái, casc loài không kịp tái tạo, tự phục hồi, hoàn nguyen.
9. Hãy nêu các loại khu bảo vệ tài nguyên sinh học?
- Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ hoang dã, các vườn quốc gia, khu bảo
tồn loài và sinh cảnh, khi bảo tồn cảnh quan đất liền hoặc biển, khu bảo tồn
thắng cảnh tự nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên.
5.2 Tài nguyên rừng
1. Rừng là gì?
- Là hệ sinh thái tự nhiên với các loài cây lớn (cây gỗ) chiếm ưu thế, chúng
có khả năng thiết lập nên một điều kiện môi trường riêng.
2. Mức độ đa dạng sinh học của rừng?
- Cao nhất trong các hệ sinh thái trên cạn
3. Hệ sinh thái rừng đóng góp những gì?
- Góp phần rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái, với lượng cây xanh
lớn nên có thể giúp ích khi Trái Đất đang lâm vào hiệu ứng nhà kính
4. Vai trò của rừng?
- Tạo ra, duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học, là nơi ở cho các loài động vật
- Tích tụ, chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng, cung cấp ba, tiêu
thụ, tích luỹ CO2, làm sạch bầu khí quyển
- Sản xuất và cung cấp gỗ làm nhiên liệu cho dân sinh và nguyen liệu sản
xuất cho các ngành công nghiệp, khai mỏ, hoá chất, y học,…
- Bảo vệ đất, chống xói mòn, tạo vi khí hậu
5. Gía trị của rừng?
-Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng có vai trò to lớn
trong việc phòng hộ, điều hoà khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói
mòn, rửa trôi, sản phẩm rừng như gỗ, củi.
6. Rừng được phân loại như thế nào?
Phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu
hoặc sử dụng. Theo chức năng: chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất
- Rừng phòng hộ: được sử dụng cho mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ
nguồn nước, bảo đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo
vệ môi trường sinh thái. Gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ
chống cát bay, rừng phòng hộ chắn song ven biển
- Rừng đặc dụng: bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
văn hoá lịch sử và môi trường, là loại phục vụ cho các mục đích đặc biệt như
bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ danh thắng cảnh quan.
- Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng để sản xuất kinh doanh gỗ, làm đặc
sản, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái
7. Sản phẩm chính của rừng là gì? Nó được sử dụng vào mục đích gì?
- Sản phẩm chính của rừng là gỗ được dung cho nhiều mục đích như làm
củi, vật liệu xây dựng, cột chống ò, nguyen liệu cho công nghiệp gỗ, giấy,
diêm
8. Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ?
- Rừng bị khai thác trước tiên và lâu đời nhất vì mục đích lấy đất làm nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi. Độ che phủ rừng thế giới đã giảm ít nhất 20%
từ thời kỳ tiền nông nghiệp
- Khai thác gỗ quá mức và không hợp lý đã thu hẹp nhanh chóng diện tích
rừng, nhất là trong những năm gần đây
- Chuyển đổi đát rừng sang các hình thức sử dụng khác như trồng các cây
kinh doanh đặc sản…
- Cháy rừng
- Sự phát triển kinh tế xã hội, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu dân
cư, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các nhà máy
thuỷ điện,…
- Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí
9. Giải pháp bảo vệ rừng là gì?
- Bảo vệ nguyen trạng một số khu vực rừng đăcj biệt có giá trị
- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyen rừng
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
- Phòng chống cháy rừng
- Trồng và bảo vệ rừng
- Hạn chế, thay đổi mô hình tiêu thụ và giảm lãng phí gỗ rừng
- Phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là cho các cộng đồng địa
phương có rừng
- Hợp tác quốc tế, hỗ trợ nguồn tài chính bảo vệ rừng
5.3 TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Đất là gì? Đất đai là gì? Thành phần cấu tạo của đất và đất đai? Đất được
hình thành như thế nào?
- Đất là lớp tơi xốp trên cùng của thạch quyển có khả năng cho năng suất cây
trồng
- Đất đai là khái niệm chung để chỉ phần bề mặt lục địa, thông thường là một
vùng tương đối rộng trên bề mặt Trái Đất hay một vùng lãnh thổ.
- Thành phần chính là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh
vật từ vi sinh vật cho đến côn tùng, chân đốt,...
- Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá
trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ
và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật
liệu hữu cơ trong đất
2. Đặc tính quan trọng của đất gồm những gì?
- Là thành phần cơ giới, cấu trúc, hàm lượng hữu cơ, độ chua, các chất dinh
dưỡng, nước và không khí trong đất
3. Màu sắc của đất được quyết định bằng yếu tố nào? Gồm những nhóm chất
màu cơ bản nào? Màu sắc của đất nói lên điều gì?
- Hàm lượng mùn, thành phần khoáng học, hoá học đất và độ ẩm là những
nhân tố quyết định màu sắc của đất. Dụa vào màu sắc có thể đánh giá được
chất lượng, độ phì, độ ẩm của đất
- Sự phối hợp ba nhóm chất màu cơ bản là mùn (đen?); sắt (đỏ); sét, canxi
cacbonat, canxi sunfat (trắng)
4. Cấu trúc phẫu diện phân đất phân tầng gồm những gì?
- Tầng thảm mục, tầng mùn, tầng rửa trôi, tầng tích tụ, tầng mẫu chất và tầng
đá gốc.
5. Nguồn gốc các chất hữu cơ có trong đất? Chất hữu cơ được biến đổi theo
những quá trình nào? Cụ thể từng quá trình
- Các chất hữu cơ của đất có nguồn gốc từ xác sinh vật. Chất hữu cơ biến đổi
theo hai quá trình là khoáng hoá và mùn hoá.
- Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ để hình thành hợp chất
vô cơ đơn giản như H2O, CO2, NH3
- Mùn hoá là quá trình phân huỷ và tái tổng hợp các chất hữu cơ để hình
thành một hợp chất cao phân tử màu đen gọi là mùn
6. Đất là nguồn tài nguyên như thế nào? Trong đất có các loài sinh vật nào và
quan hệ giữa chúng như thế nào?
- Đất là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, tự phục hồi độ màu mỡ và
những tính năng thích hợp cho duy trì sự sống
- Trong đất có động vật, thực vật và vi sinh vật tương tác với nhau
7. Tác dụng chính của từng loài sinh vật đối với đất?
- Hầu hết các loài động vật, đặc biệt là giun đất, đều đóng vai trò quan trọng
trong việc chuyueern hoá vật chất và làm giàu chất hữu cơ trong đất, tăng độ
tơi xốp của đất. Các vi sinh vật sống trong đất tham gia mạnh mẽ vào quá
trình chuyển hoá vật chất trong đất.
8. Vai trò chủ chốt của đất là gì?
- Được coi như vật mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên cạn
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh
thái và an ninh lương thực
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải
- Nơi cư trú của động vật đất
- Lọc và cung cấp nước
9. Tại sao đất nông nghiệp tiềm năng lại chưa được đưa vào sử dụng?
- Do có những yếu tố hạn chế như khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, đất dốc,
đất mặn hoặc đất phèn, hoặc do các nguyên nhân kháckhoong thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp.
10.Đâu là nguyên nhân khiến cho diện tích đất trên thế giới bị suy thoái?
- Một phần lớn đất trên thế giới bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sa mạc
hoá, chua hoá, mặn hoá thứ sinh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh
thái đất
11.Thế nào là quá trình Hoang mạc hóa và sa mạc hóa? Hậu quả là gì?
- Hoang mạc hoá và sa mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội dẫn đến làm
phá vỡ cân bằng sinhthasi đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng
khô hạn và bán khô hạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng
sản xuất của dất, gia tăng cảnh hoang tàn.
- Hậu quả: Nếu chỉ tính trong giai đoạn1985-2000 đã có khoảng 25 triệu ha
đất bị sa mạc hoá, 60 triệu ha đất bị mặn hoá, 50 triệu ha đất bị xói mòn và
150 triệu ha đất được sử dụng cho xây dựng đường giao thông, các khu đô
thị và công nghiệp. Diện tích đất đã bị sa mạc hoá ước tính vào khoảng 10%
diện tích đất nông nghiệp trên thế giới. Riêng sa mạc Sahara mỗi năm mở
rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ.
12.Thế nào là Xói mòn, rửa trôi? Nguyên nhân do đâu?
- Xói mòn, rửa trôi là các quá trình phức tạp và là nguyên nhân quan trọng
làm suy thoái nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới.
- Nguyên nhân: do mất lớp thực vật che phủ bề mặt, đặc biệt là mất rừng,
lượng mưa, địa hình, kỹ thuật canh tác, cây trồng…
Công thức tính lượng đất xói mòn do mưa là gì? Nêu rõ từng đại lượng
- Tính bằng tấn/ha được xác định bằng công thức sau:
A = RKLSCP
R: hệ số xói mòn của mưa
K: hệ số ứng chịu xói mòn của đất
L: độ dài sườn dốc
S: độ dốc
C: yếu tố thực vậy
P: hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn
13.Làm gì để bảo vệ và cải tạo đất?
- khai thác đất hợp lý, theo đúng các nguyên lý sinh thái học
- dùng nhiều chất hữu cơ khép kín chu trình sinh địa hoá và nuôi dưỡng hệ
sinh thái đất, hạn chế sử dụng hoá chất độc hại
- canh tác hợp lý, cải tạo đất tăng độ phì nhiêu
- cần phải có các quy hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả và
bền vững, phòng chống các quá trình gây suy thoái và ô nhiễm đất
- chống xói mòn
14.Cách chống xói mòn đất và hoang mạc hóa cho đất?
- Kết hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác, trồng rừng, cơ cấu cây trồng phù
hợp, xen canh gối vụ, tạo lớp che phủ đất để giảm tác động xung lực của hạt
mưa, giảm độ dốc, độ dài sườn dốc bằng tạo vật cản, trồng cây theo đường
đồng mức để giảm tốc độ của dòng chảy. Có chiến lược ứng phó với các
nguy cơ hoang mạc hoá đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, có các giải
pháp tối ưu giúp phòng tránh, giảm nhẹ các tác động xấu của thiên tai.

15.Đâu là những quá trình thoái hóa đất nghiêm trong ở Việt Nam?
- Xói mòn, rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý,
chăn thả quá mức
- Các qus trình chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ
đầu, mất cân bằng dinh dưỡng do sử dụng phân bón cũng xảy ra rất phổ
biến.
5.4 TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
1. Lượng mưa trung bình năm?
- Tài nguyên nước Việt Nam rất phong phú với lượng mưa trung bình gần
2.000mm/ năm, cấp 660km3 nước mưa/năm, gấp 2,6 lần trung bình lục địa.
2. Sự phân bố mưa?
- Mưa phân bố 0 đồng đều theo không gian và thời gian.Các tâm mưa lớn ở
các vùng núi cao đón gió ẩm như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Móng Cái,
đèo Hải Vân, Bảo Lộc, Phú Quốc (3.000-5000mm/ năm). Mưa ít nhất trong
các thung lũng khúc gió nhưng Mường Xén, Phan Rang(600-700mm/ năm).
3. Khu vực mưa ít nhất?
- Mưa ít nhất trong các thung lũng khúc gió nhưng Mường Xén, Phan
Rang(600-700mm/ năm).
4. Tính chất sông ngòi?
- Dòng chảy phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Chế độ
nước trong đa phần các sông suối phân hóa thành hai mùa rõ nét là mùa lũ
và mùa kiệt
5. Hệ quả?
- Dòng chảy mùa lũ lớn, hình thành chủ yếu bởi các dòng cát trên bề mặt
sườn , dốc, chạy nhanh và mạnh, tìm ẩn nhiều nguy cơ tai biến phải nên
được gọi là tài nguyên nước không ổn định hay tài nguyên nước tìm năng.
Là nguồn chỉ khai thác được nó nếu có những giải pháp chiều nó lại lâu hơn
trong lưu vực, ví dụ như dùng hồ chưa nhân tạo, trồng rừng đầu nguồn.
- Dòng chảy mua kiệt nhỏ, hình thành nhờ các quá trình các nước đi qua đất,
nên được gọi là dòng chạy ngầm, hay dòng chạy ổn định. Đây là nguồn nước
thật sự hữu ích cho mọi đối tượng dùng nước, vì nó có trong sông quanh
năm. Trung bình phần dòng chảy ổn định này chiếm khoảng một phần ba
tổng lượng dòng chảy mỗi sông ngòi.
6. Hệ quả của việc dung nước ô nhiễm?
- Dùng nước chất lượng không đảm bảo gây hệ quả môi trường nghiêm
trọng.
- Trong nông nghiệp, việc dùng nước lợ, nước có độ khoáng hoá cao để tưới
sẽ dẫn tới mặn hoá thứ sinh đất, suy thoái tài nguyên đất.
- Dùng nước ô nhiễm để canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản dẫn
đến năngsuất chất lượng nông sản thực phẩm không cao, thậm chí bị ô
nhiễm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
- Đối với con người nước bẩn là nguyên nhân của có loại dịch bệnh và tình
trạng sức khỏe
7. Giải pháp?
- Các biện pháp quản lý phát triển và sử dụng tài nguyên nói chung và tài
nguyên nước nói riêng theo lưu vực song.
- Các biện pháp sử dụng tài nguyên nước trong phạm vi khả năng tái tạo và
không làm tổn thương các điều kiện cần cho khả năng tái tạo cả về lượng và
về chất.
- Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt mà con người bắt buộc phải chia sẻ
với tự nhiên để duy trì các hệ sinh thái nước và các hệ sinh thái cạn trên lưu
vực.
- Nước là một nguồn tài nguyên quý giá và ngày càng khan hiếm nguồn
nước sạch. Do tài nguyên nước hạn chế, nhu cầu của cây trồng đối với nước
rất khác nhau, hướng dùng nước tiết kiệm trong nông nghiệp là cơ cấu cây
trồng hợp lý, phù hợp điều kiện tự nhiên

5.5. TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ VEN BIỂN


1. Tài nguyên biển VN như thế nào?
- Việt Nam có tài nguyên biển phong phú, nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa
với đường bờ dài.
- Đa dạng sinh học biển cao.
-Giau tiềm năng du lịch sinh thái và phát triển kinh tế biển, đặc biệt là giao
thông vàđánh bắt hải sản.
2. Người dân khai thác tài nguyên biển như thế nào?
- Mức khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế đã sát hoặc cao hơn
sản lượng bền vững. Nhiều năm qua, 80%sản lượng cá bắt đưa tại vùng
nước nông ven bờ. Một số vùng đánh bắt tập trung gần bờ, đã có dấu hiệu
suy giảm nghiêm trọng. Một số loai cá kinh tế từng có lượng đánh bắt lớn,
nay đã trở nên khăn hiếm, hoặc gần như mất hẳn ở một số vùng biển
3. Có những khoáng sản gì ven biển?
- Thêm lục địa Việt Nam có nhiều cấu tạo tiềm năng chứa dầu khí, sản
lượng khai thác dầu khí tăng 10000000 tấn hiện nay và dự kiến vào khoảng
20 trieu tan / năm. Ngoài ra còn phát hiện hàng trăm điểm khoáng sản ven
bờ, dưới đáy nước nông, đáng kể là các mỏ xa khoáng titan, vật liệu xây
dựng..Có trữ lượng khá lớn
4. Ô nhiếm môi trường biển do những nguyên nhân gì?
- Xả thải trực tiếp trên biển
- Các chất thải từ dất liền đổ ra biển qua các cửa sông và vùng ven bờ
- Chất ô nhiễm từ khí quyền lắng đọng trên biển và biến động khí hậu toàn
cầu gây tổn thương các quá trình tự nhiên trong biển .
- Sự thay đổi thành phần và tính chất môi trường làm thay đổi hệ sinh thái
biển theo hướng bất lợi, xuất hiện tảo độc, tảo có màu,...
- Ô nhiễm dầu gây suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái
- Suy thoái tài nguyên sinh vật
5. Nguyên nhân gây ô nhiễm dầu khí là gì?
- Ô nhiễm dầu chủ yếu là do sự cố giao thông, giàn khoan và ống dẫn dầu,
gây đổ một lượng lớn dầu ra biển.
6. Ô nhiễm dầu gây ra ảnh hưởng gì?
-Dầu nhẹ nổi trên mặt nước, lan rộng rất nhanh, gây ngộ độc, chết các loài
sống trong nước và các loài chim thú ăn hải sản.
-Dầu nặng chìm xuống đáy gây ô nhiễm các tầng lớp sâu và vùng đáy. Ô
nhiễm dầu do nguyên nhân này thường xảy ra ở vùng gần bờ, lan truyền
nhanh vùng ven bờ và gây suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái trong
nhiều năm ảnh hưởng rất xấu đến cộng đồng dân cư sống dựa hoàn toàn vào
nguồn lợi của biển
7. Suy thoái tài nguyên biển thể hiện qua điều gì? Nguyên nhân?
- Suy thoái tài nguyên sinh vật phải thể hiện qua giảm năng suất đánh bắt có
nguyên nhân chủ yếu tờ phương pháp đánh bắt bất hợp lý, đánh bắt cá quá
mất, sử dụng công cụ, hóa chất hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm, phá hủy
điều kiện sống của các sinh vật biển. Nhiều hệ sinh thái biển, đặc biệt là các
hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn đã bị hủy diệt do khai thác bất hợp lý,
chiến tranh hủy diệt, dùng chất hóa học. .. Sách đỏ Việt Nam hiện đã ghi
nhận có khoảng tám mươi ba loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có 37
loài cá biển và 46 loại sang hồ, thân mềm, cầu gai, giáp xác
8. Những giải pháp gì để giải quyết các vấn đề về tài nguyên biển?
- Giải pháp bảo vệ, , sử dụng hợp lý tài nguyên biển phải mang tính toàn cầu
và có cơ sở pháp lý nhất định.
Mục tiêu cơ bản là:
- Ngăn chặn xả thải trực tiếp và gián tiếp chất gây ô nhiễm xuống biển
- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên biển trên cơ sở nguyên tắc quản lý
tổng hợp đối bờ
9. Mục tiêu cơ bản của các giải pháp là gì?
- Hành động vì mục tiêu bảo vệ tài nguyên biển phải mang tính địa phương,
hướng tới khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ chất lượng mỗi trường và
các hệ sinh thái đặc thù của biển để khai thác tối ưu, bền vững tài nguyên,
bảo vệ các hệ sinh thái ven biển và các giá trị tài nguyên biển
5.6. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ NĂNG LƯỢNG
1. Khái niệm khoáng sản là gÌ
- Tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất tạo ra của cái hàng hoá nguyên
liệu đầu vào của hệ kinh tế công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản thuộc loại
không tái tạo, sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác sử dụng, khiến khai
thác những mỏ khoáng phân bố trong các vùng sâu, vùng xa và có hàm
lượng khoáng thấp hơn.
2. Mỏ khoáng sản là gi?
- Mỏ khoáng sản là sự tích tụ tự nhiên khoảng vật tại một chỗ cho phép khai
thác có lợi, đáp ứng yêu cầu khai thác công nghiệp
3. Khả năng khai thác khoáng sản phụ thuộc vào?
- Khả năng và mức độ khai thác khoáng sản trong các mỏ phụ thuộc đặc
điểm của mỏ như vị trí, trữ lượng, hàm lượng, thế nằm..., khả năng khai thác
của con người về công nghệ, tài chính, nhân lực cũng như nhu cầu thực tế.
Sự khan hiếm cạn kiệt dần tài nguyên khoán sản, sự phát triển của khoa học
công nghệ khiến con người ngày càng tấn công và khai thác những mỏ
khoảng phân bộ trong các vùng sâu, vùng xa và có hàm lượng khoảng thấp
hơn. Các công nghệ khai thác mỏ hiện nay có công nghệ thủ công phải có
giới hóa và khai thác thủy lực
4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam là gì?
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam là đa dạng về loại
hình và 80 loại khoáng sản tự nhiên phân bố không tập trung, ít có những
mỏ khí lớn chở than và dầu mỏ, nhiều mỏ nhỏ
5. Các loại khoáng sản chính ở Việt Nam
- Tài nguyên khoáng sản Việt Nam là đa dạng về loại hình tuy nhiên phân bố
không tập trung. Các loại khoáng sản chính gồm có: dầu, khí, than đá, than
nâu, than bùn, sắt, apatit, vàng
6. Tài nguyên khoáng sản thuộc loại tài nguyên gì?
- Tài nguyên khoáng sản thuộc loại không tái tạo, sẽ bị cạn kiệt trong quá
trình khai thác sử dụng, khiến khai thác những mỏ khoáng phân bố trong các
vùng sâu, vùng xa và có hàm lượng khoáng thấp hơn
7. Nhiều loại tài nguyên đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, vậy mục tiêu
cấp bách hiện nay là gì?
- Tìm kiếm công nghệ thay thế phù hợp là mục tiêu cấp bách hiện nay rất
nhiều loại tài nguyên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt
8. Công nghệ thay thế phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Công nghệ thay thế phải đáp ứng được các yêu cầu như sử dụng dễ dàng,
giá thành hợp lý, không gây nên những đột biến bất lợi cho môi trường và
phát triển kinh tế
9. Nhiệm vụ của công nghiệp khai thác mỏ hiện nay là gì?
- Khắc phục các hệ quả môi trường trong khai thác, vận chuyển tài nguyên,
sử dụng các công nghệ khai thác tài nguyên tui là nhiệm vụ của công nghiệp
khai thác mỏ hiện nay. Đồng thời cần có các giải pháp cải tạo bề mặt đất và
trong rừng trên cái diện tích mỏ đã khai text tham để hạn chế tới mức thấp
nhất những tác động xấu tới môi trường khu vực
10.Nhân tố cần thiết cho mọi quá trình tiến hoá của sinh vật và phát triển của xã
hội loài người?
- Năng lượng là nhân tố cần thiết cho mọi quá trình tiến hoá của sinh vật và
phát triển của xã hội loài ngườ
11.Các nguồn năng lượng chủ yếu ?
- Nguồn năng lượng chủ yếu là: Năng lượng mặt trời (bao gồm bức xạ mặt
trời, năng lượng sinh hoc, năng lượng của các chuyển động trong khí quyển,
thuỷ quyển như dòng chảy, gió, sóng..., nhiên liệu hoá thạch); Năng lượng
lòng đất (bao gồm nguồn địa nhiệt, năng lượng phóng xạ,..
12.Mỹ, Úc, Nam Phi là những nước có trữ lượng khoáng sản gì lớn nhất thế
giới?
- Các nước có trữ lượng uranium lớn trên thế giới là Mỹ, Úc, Nam Phi
13.Giải pháp cho các vấn đề môi trường liên quan tới sử dụng năng lượng ?
- Tiết kiệm năng lượng là quốc sách hàng đầu vừa hạn chế nguy có nhanh
chóng cạn kiệt tài nguyên
- Trong tương lai, các nguồn năng lượng sach cần được nghiên cứu và sử
dụng rộng rãi như năng lương mặt trời, địa nhiệt..
14.Những nguồn năng lượng “bị lãng quên” ?
- Theo các chuyên gia môi trường, từ lượng rác thải hằng năm có thể phân loại thu hồ nguồn
nguyên liệu trị giá 250 tỷ nhân dân tệ. Theo tính toán, cứ 2t rác thải sẽ cho nhiệt lượng tương
đương 1t khí đốt, vì thế nhiều chuyên gia dự báo dàng cùng với năng lượng gió và mặt trời, rác
thải sẽ là nguồn năng lượng bảo vệ môi trường quan trọng nhất Trung Quốc trong thế kỷ 21. Vì
xử lấy biến phát hành điện không chỉ an toàn, có lợi đối với môi trường, mà còn mở ra triển
vọng cho ngành kinh tế công nghiệp sinh thái. -khí Metan thải ra từ bể tự hoại gia đình vừa có
thể dùng làm chất đốt, vừa là khí khái hiệu ứng nhà kính. Ước tính lượng khí thoát ra từ một bể
phút gia đình năm người là khoảng dưới 1/10 m3 ngày: nếu thu âm luôn khí thoát ra từ 8-14 bể
phốt, có thể thu được 1m3 khí/ ngày, Đủ cho một hộ năm người đúng nó một ngày. Hầm biogas
phân hủy của hộ gia đình năm người cộng bốn đến sáu con lợn sinh ra lượng gas đủ cho hộ gia
đình đạo đức nấu hằng ngày. -Ước tính cứ tiết kiệm 1 kW giờ điện sẽ giảm thải 0,2kg CO2 .
Nghĩa là nếu thay bóng đèn tròn 75w bằng bóng đèn hình qua 18w , sẽ giảm phát xạ 32kg CO2/
năm, nếu trồng cây che nắng phía Tây nhà, bạn sẽ giảm phát xả 450kg CO2 / năm nhờ tiết kiệm
năng lượng chạy máy điều hòa và cây xanh tích luỹ CO2

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 6


1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường?
- Nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo.
2. Đặc điểm chung của quá trình thải nhân tạo ?
- Là lượng và cường độ thải lớn, tập trung, thay đổi theo thời gian, chất
thải đa thể, đa dạng.
3. Đặc tính chất gây ô nhiễm?
- Thể tồn tại
- Tính độc
- Tính trơ
- Tính kém bền vững hoá học
4. Khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm môi trường ?
- Khả năng đồng hoá của môi trường có giới hạn về lượng, do vậy khi bị
tiếp cận một lượng thải quá lớn sẽ diễn ra hai khả năng
+ Môi trường không thể đồng hoá hết, phần còn tồn dư sẽ gây ô nhiễm
môi trường
+ Phần tồn dư không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tổn
thương, huỷ hoại chức năng tự làm sạch của môi trường, khiến môi
trường hoàn toàn không thể tiếp tục thực hiện chức năng này được nữa
5. Ô nhiễm không khí ? Nguồn gốc?
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn
- Các chất gây ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc trong tự nhiên hoặc
do con người gây ra.
6. Các chất khí gây ô nhiễm không khí?
- CO2, NO, NO2, N2O,..
7. COx có nguồn gốc từ đâu?
- Có nguồn gốc từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, phân
huỷ chất hữu cơ, hô hấp,… và các hoạt động nhân tạo, như công nghiệp,
nổ mìn, khai thác hầm lò và đặc biệt là từ đốt nhiên liệu hoá thạch, sinh
khối.
8. Cơ chế và tác hại của CO đối với sức khoẻ của con người?
- CO có ái lực với hemoglobin trong máu mạnh hơn O2, nên gây hại cho
sức khoẻ ở nồng độ thấp và có khả năng gây tử vong ở nồng độ > 250
ppm
9. Tác động của CO2 đối với sức khỏe và môi trường?
- Nồng độ CO2 cao trong không khí làm giảm áp suất riêng phần của O2,
CO2 > 350 ppm gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, ở nồng độ cao có
thể gây tử vong. Sự gia tang 10% CO2 khí quyển sẽ gây tang nhiệt độ Trái
Đất khoảng 0,5 độ C.
10. Con người đang làm tăng lượng CO2 hiện nay như thế nào ?
- Hàng năm con người thải vào khí quyển khoảng 8 tỉ tấn khí CO2. Từ khi
bắt đầu cuộc công nghiệp lần thứ nhất đến nay, lượng CO2 trong khí
quyển tăng 25 % và có nguy cơ tăng cấp hai bao giờ thế kỷ sau
11. Nguồn gốc, tác hại của các hợp chất khí NOx?
- NOx có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo, trong đí các nguồn tự nhiên lớn
gấp 10 lần nguồn nhân tạo.
Tác hại:
- NO2 kết họp với hơi nước trong không khí hoặc trong các niêm mạc phổi
tạo thành axit, gây tác động xấu cho bộ hô hấp nói riêng và gây mưa axit.
- NO gây tác động cấu đến bộ phận hô hấp , ở nồng độ cao có thể gây tử
vong
12. Nguồn gốc và tác hại của SO2?
- Nguồn gốc: SO2 có nguồn gốc từ các quá trình đốt cháy nguyên liệu hoa
thạch có chứa lưu huỳnh và các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất có luu
huỳnh.
Tác hại : gây phản ứng cáu giận, ngạt thở, kích thích niêm mạc mắt và
đường hô hấp , ở nồng độ cao gây bỏng, tử vong, là khí gây mưa axit
13. Ozon nguồn gốc và có những tác hại gì đối với con người và sinh vật?
- Nguồn gốc: Có nhiều trong tầng đối lưu là chất khí gây ô nhiễm.
-Tác hại: Nồng độ ozon từ 0.3-8pmm gây bất lợi cho sức khỏe con người,
ở nồng độ 0,2ppm ozon gây nguy hại cho cà chua , thuốc lá, đậu Hà Lan
và nhiều loại cây trồng khác. Ozon có tác động bất lợi đến các vật liệu
sợi, đặc biệt là sợi bông, sợ nhân tạo, màu thuốc nhuộm, làm gia tang
quá trình lão hóa cao su
14. Nguồn gốc và tác hại của các hydrocacbon?
- Nguồn gốc:
+CH3 phát sinh từ cac quá trình sinh học biến đổi chất hữu co như quá trình
lên men hóa đường ruột của các dộng vật và người, phân giải kị khí trong
các vùng đất ngập nước và từ quá trình sản xuất vông nghiệp , khi thác mỏ,
cháy rừng và đố cháy nhiên liệu hóa thạch.
+C6H6 trong không khí có từ các hoạt động công nghiệp, sử dụng xăng.
-Tác hại:
+C6H6 tạo với không khí thành 1 hỗn hợp dễ nổ, gây độc qua đường hô
hấp, tiêu hóa , qua da , nông độ C6H6 >60mg/l gây ngộ độc chết người
+C6H6 tích lũy trong mỡ, xương, nên tác động gây ngọ đọc kéo dài, dấu
hiệu ngộ độc có khi xuất hiện muôn
15. CFC nguồn gốc và tác hại?
- Nguồn gốc:là hợp chất tỏng hợp, dùng nhiều trong kĩ thuật làm lạnh, bọt
xốp cách nhiệt , dung môi, chất mang… có thẻ tôn tại ỏ dạng sol khí và
khôn sol khí
- Tác hại: gây tổn hại tầng ozon, tám lá chán tia cuc tím bảo vệ Trái đất
hiện nay
16. Khói quang hóa là gì? Tác hại của nó là gì?
- Khói quang hóa thường xuất hiện ở khu vực đô thị, bao gồm các dạng
sương khói, trươc hết là NO2 và các hơi hydrocacbon bị biến đổi do các
phản ứng quang hóa ở tầng thấp của khí quyển.Nguyên tử oxi sinh ra
trong các phản ứng quang hóa từ NO2, dưới tác dụng của bức xạ mặt
trời tác dụng với các hidrocacbon hoạt hóa như mê tan, etan, toluene…
trong một loạt các phản ứng trung gian, dẫn tới tiêu tụ nito oxit, tích lũy
ozon, sinh ra nitodioxit và hàng loạt các chất ô nhiễm thứ cấp như
formandehyt,andehyt , petrox yaxetylnitrat
-Tác hại:có khả năng gây xạm lá, giòn lá mất mày lá, hạn chế quá trìn
trao đổi chất của thực vật, gây cay, đau mắt, đau đầu, ho, mẹt mỏi , gây
bệnh phổi.. thậm chí gây tử vong đối với người
17. Bụi bao gồm những loại nào? Nguồn gốc và tác hại của các loại bụi?
- Bụi bao gồm các hoạt kháng vô cơ không độc , các hat hữu cơ như
phấn hoa và các chất rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chì, kim loại
nặng..
Nguồn gốc: từ các nổ hạt nhân , lắn động xuống dát, tích lũy trong sinh
vật chuỗi thức ăn, xâm nhạp vào nước và từ đó gây hại cho người.
Tác hại:
-Các hạt nhỏ có thể chui vao tận phế nang và tiểu pjees nang từ đó vào
phổi, gây các beenjk viêm xoang, viêm phổi, ho, hen, xuyễn
-Một số loai bụi có tính dộc cao nhuw bụi amiang, bụ chì, bùi kim loại
nặng, bụi phõng xạ… một số bụi màu gây ô nhiễm môi trường, một số
loại bụi gây dị ứng cho da hoặc cơ quan hô hấp như phấn hoa…Bề ngoài
các hạt bụi vô cơ không độc có thể hâp thụ các chất gây độc hại, dính
bám vi sinh vật gây bệnh và trở thành có hại cho sinh vật và con người
18. Sol khí là gì? Có tác động như thế nào?
- Sol khí là những hạt chất lỏng haowcj rắn cực nhỏ, như sương mù, khói
có thể mang diện tích, tồn tại trong trạng thái lơ lủng, rất khó lặng động
Tác động:hấp thụ và khuếch tán anhhs sáng MT, làm giảm dộ trong suốt
của khí quyển, giảm tầm nhìn, gây mất thảm mĩ, vệ sinh
19. Vi sinh vật xâm nhập vào không khí theo những con đường nào ? 
- Vi sinh vật xâm nhập vào không hksi theo nhiều conđường khác nhau,
nhu trực tiếp tù vật và người mang mầm bệnh, phát tán từ đất
20. Càng gần mặt đất thì vi sinh vật trong không khí sẽ như thế nào ?
- Càng gần mặt đất thì vi sinh vật trong không khí càng nhiều, môi trường
không khí càng tĩnh, khả năng phát tán bệnh trong không khí sẽ càng lớn
21. Bức xạ cực tím UV gồm những bước sóng nào ?
- Bức xạ cực tím UV gồm những bước song khác nhau UVC,UVB,UVA
22. Những tác động của UVC, UVB, UVA tới con người là gì ?
- Dải song cực ngắn UVC 10-90 nanomet có khả nawng phá hủy AND,
giảm khả năng đềkháng của cơ thể sống, dễ dàng bị ozon bình lưu hấp
thụ chặn lại.
- Dải song ngắn trung ình UVB có bước song 290-320 nanomet , không
xuyên qua kính, một lượng ít UVB giúp tang cuwogf tổng hợp D3có ích
cho xương và rang, giúp tang sức đề kháng,lượng lớn gây đột biến AND,
gây bệnh về da, và các bệnh về mắt.
- Dải song ngắn UVS có bước ogs 320-380 nanomet, lượng vừa phải
giúp tang cường kiến tạo sắc tố, bảo vệ da khỏi tác động xấu của UVB,
lượng quá niều gây đông kết chất sắc tố
23. Sự lan truyền, phát tán các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc các
yếu tố nào?
- Lan truyền theo phương ngang chủ yếu gây nên bởi gió, có tác dụng
phát tán chất ô nhiễm theo hướng gió
- Lan truyền theo phương thẳng đứng là hiện tượng đảo nhiệt, nghịch
nhiệt sương khói
24. Khái niệm sự lan truyền ô nhiễm trong không khí?
- Lan truyền theo phương thẳng đứng là hiện tượng đảo nhiệt, nghịch
nhiệt sương khói. Kết quả là các chất khí thải ra từ nguồn gần mặt đất
không phát tán được mà bị tích luỹ lại, làm nồng độ tăng dần lên đến mức
gây ô nhiễm, đồng thời xảy ra quá trình tạo khói quang hoá độc hại, gây ra
hiện tượng sương mù
25. Tác nhân gây ô nhiễm không khí?
- Ô nhiễm không khí ở Việt Nam xảy ra theo quy mô địa phương.
- Các khu đô thị, công nghiệp bị ô nhiễm bởi chất thải đốt nhiên liệu hoá
thạch, thất thoát nguyên liệu từ các công nghệ lạc hậu, chất thải do mật độ
xe có động cơ quá cao, dùng xăng pha chì, máy móc quá cũ, chất thải xây
dựng và sinh hoạt không được quản lý hợp lý
- Ô nhiễm môi trường không khí các vùng nông thôn, nông nghiệp có liên
quan chủ yếu với việc dùng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật bừa bãi, quản lý
không tốt phân, rác chăn nuôi và sinh hoạt.
- Trong các làng nghề thủ công nghiệp, thủ công truyền thống phát triển
thiếu bền vững, vấn đề môi trường đang ngày càng trở thành nghiêm
trọng hơn
26. Hậu quả của lan truyền ô nhiễm trong không khí?
- Lan truyền theo phương ngang giảm ô nhiễm tại nguồn, nhưng tăng
nguy cơ ô nhiễm theo hướng gió thổi, mở rộng vùng nhiễm
27. Kết quả của đảo nhiệt, nghịch nhiệt sương khói?
- Kết quả là cac chất khí thải ra tù nguồn gần mạt đất không phát tnas
được àm bị tích lũy lại, làm nồng độ tang dần lên đến mức gây ô nhiễm,
đồng thởi xảy ra quá trình tạo khói quang hóa độc hại, gây ra hiện tượng
sương khói
28. Những tác hại tiêu biểu do ô nhiễm không khí là gì?
- Gây mua axit
-Gia tang hiệu ứng nhà kính.
-Sự cố môi trường
29. Nguyên nhân gây mưa axit?
- Xảy ra do sự hòa tan các khí oxit axit
30. Vai trò của hiệu ứng nhà kính?
- Nhờ có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất đạt được trong biên đọ như
hiện nay, thuận lợi cho mọi quá trình tự nhiên như tuần hoàn nước, hoàn
lưu khí quyển và các quá trình sống trên Trái đất.
31. Hậu quả của gia tăng hiệu ứng nhà kính?
- Gấy tang nhiệt độ trung bình Trái đất, làm thay đổi ranh giới các đới khí
hậu, sinh thái, nông nghiệp, dịch tễ học,…, tang tan bang ở hai cực và trên
núi cao, dâng cao mực nucows biển trung bình, đe doạ nhấn chìm các
vùng đất thấp ven biển.
32. Những khu vực nào ở Việt Nam đang bị ô nhiễm không khí?
- Xảy ra theo quy mô địa phương. Các khu đô thị, công nghiệp, những
vùng có mật độ dân cư cao, không khí trong nhiều căn hộ gia đình.
33. Vì sao không khí bị ô nhiễm ở vùng nông thôn, nông nghiệp
- Có liên quan chủ yếu với việc dung thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật bừa
bãi, quản lý không tốt phân, rác chăn nuôi và sinh hoạt
34. Hiện nay đã có công ước nào liên quan đến vấn đề kiểm soát xả thải CO2
và CFC?
- Công ước khung về biến đổi khí hậu toàn cầu và Công ước về bảo vệ
tầng ozon.
35. Nêu những giải pháp mang tính “hành động địa phương”?
- Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hoá
thạch, tiết kiệm tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng, dung công nghệ
sạch, xử lý, lọc chất thải khí, tái sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại
nguồn
- Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách tang chiều cao ống khói, thiết
lập các vùng đệm, cách ly có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại
nguồn (gió, độ cao ống khói,…)
- Quy hoạch điểm thải hợp lý, kiểm soát thải theo vùng xung quanh
- Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm
- Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi
trường
- Kiểm soát đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc thiết bị và
các dấu hiệu chỉ thị
- Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường
và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lý
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất
36. Khái niệm ô nhiễm nước?
- Ô nhiễm nucows là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không
đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật
37. Nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm nước như thế nào?
- Hoạt động của núi lửa, động đất, gió, nước sẽ hoà tan, rửa trôi, xói mòn
và đưa các chất vào trong các thuỷ vực
- Thiên tai gây nên những thảm hoạ cho thế giới tự nhiên nói chung và
sự sống nói riêng, cũng đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
38. Con người gây ô nhiễm nước như thế nào?
- Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
- Do sử dụng các hoá chất,thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
- Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
39. Hãy kể ra những tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa lý?
- Màu, mùi, vị
- Nhiệt độ
- Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng
- Tổng chất rắn hoà tan
- pH
- Oxi hoà tan
- Nhu cầu oxi sinh hoá
- Nhu cầu oxi hoá học
40. Sự xuất hiện của màu, mùi, vị là dấu hiệu của sự thay đổi những tính chất
nào?
- Sự xuất hiện màu, mùi, vị của nước một mặt biểu thị thay đổi tính chất
lý học của nước, tác động bất thường đến cảm quan, thẩm mỹ, mặt khác
nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hoá học và sinh học của nước.
41. Sự tăng nhiệt độ tác động đến những mắc xích nào?
- Nhiệt độ tang quá cao hoặc quá nhanh đều tác động xấu tới hệ sinh
thái, đặc biệt là những mắc xích nhạy cảm nhất, như loài hẹp nhiệt, con
non, ấu trùng,…
42. Tác nhân làm cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng?
- Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng
43. Thông số biểu thị sự có mặt của những hạt lơ lửng, các phù du thực vật?
- Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng
44. Oxi hòa tan thấp ảnh hưởng như thế nào?
- Không thuận lợi cho sự sống và quá trình tự làm sạch
45. Nhu cầu oxi sinh hóa là gì?
- Là lượng oxi cần thiết cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong
nước bằng con đường sinh học
46. Đại lượng gián tiếp biểu thị mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước?
- BOD
47. Nhu cầu oxi hóa học là gì?
- Là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá các chất hữu cơ trong
nước bằng con đường hoá học, được xác định thông qua việc sử dụng
một tác nhân oxi hoá mạnh trong môi trường axit.
48. COD biểu là đại lượng biểu thị?
- Không chỉ cho chất ô nhiễm hữu cơmaf cả một phần chất vô cơ
49. Tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa học là?
- Kim loại nặng trong nước
50. Hg phân tán vào nước từ các nguồn nào?
- Hg là nguyên tố hiếm và độc, phát tán vào nước từ các nguồn thải tự
nhiên, khai khoáng, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất clo,
kiềm
51. Thủy ngân tác động chủ yếu lên cơ quan nào? Thận.
52. Metyl thủy ngân tác động lên? Hệ thần kinh trung ương.
53. As có nguồn gốc từ đâu?
- As có nguồn gốc tự nhiên từ núi lửa, xói mòn do gió, cháy rừng, bụi đại
dương; nguồn gốc nhân tạo từ các quá trình nấu chảy đồng chì, kẽm,
sản xuất thép, đốt rừng, đốt chất thải, thuộc da, sành sứ, hoá chất, thuỷ
tinh, có trong thành phần một số thuốc bảo vệ thực vật.
54. As gây ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người?
- As làm giảm sự ngon miệng, giảm trognj lượng, gây hội chứng dạ dày,
ung thư
55. Photphat cao trong nước là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nào?
- Hiện tượng phì dưỡng, phát triển nhanh chóng của tảo, gây ô nhiễm
nước
56. Nito tồn tại ở các dạng nào?
- Nito tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, như nitrat, nitrit, amoni và các
dạng hữu cơ
57. Nồng độ Nito cao trong nước ảnh hưởng như thế nào?
- Gây nguy cơ phú dưỡng, ô nhiễm nước
58. Nguồn gốc của nitrosamin gây ung thư?
- Nồng độ ion NO2-, NO3- cao trong nước uống gây bệnh xanh xao ở trẻ
em, nồng độ các chất này cao trong nước uống và thực phẩm
59. Sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tại các vùng thiếu oxi sẽ tạo ra?
H2S.
60. H2SO4 ảnh hưởng như thế nào đến các công trình, thiết bị dưới nước?
Gây ăn mòn.
61. Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mặt sinh học là gì ?
- Nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh hoặc ký
sinh trùng có khả năng sống trong môi trường nước, trong đó có nhiều
loài gây bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, thương hàn… Ngoài ra, sự có
mặt của một số loài vi sinh vật có ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ, cảm
quan
62. Có những loại vi khuẩn phổ biến nào gây ô nhiễm nước về mặt sinh học ?
- E. Coli, Feacal streptococcus, Clostridium
63. Các loại bệnh do vi khuẩn thường gây qua các con đường nào?
- Chủ yếu là lây qua con đường miệng , mắt, mũi, máu,không khí,…
64. Khả năng tự làm sạch nước là gì ?
- Là cân bằng lại các nguồn nước bị ô nhiễm hung khả năng này là có
giói hạn.
65. Khả năng tự làm sạch hóa học và hóa sinh của nước được diễn ra thế
nào?
Về mặt hoá học:
- Ô nhiễm chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxi
- Ô nhiễm chất hữu cơ khó phân huỷ - Ô nhiễm do các chất vô cơ, kim loại
nặng
- Ô nhiễm dầu
- Ô nhiễm chất tẩy rửa tổng hợp
Về mặt sinh học:
- Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mặt sinh học là vi khuẩn gây
bệnh, virut, ký sinh trùng và các loại sinh vật khác
- Nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và thiếu cơ chế cấp oxi hoà tan
thuận lợi, sẽ xả y ra quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ trong nước
bởi các vi khuẩn kỵ khí, làm cho nước có mùi thối, màu đen
66. Có mấy loại khả năng tự làm sạch nước?
Có 5 loại khả năng làm sạch nuocs:
-pha loãnh
- lắng động
-Nhờ hững chat mới có tính chất hoa học khác vói các chất ban đầu.
-Phản ứng phân hủy chất hữu co bang vi sinh vật.
-Lọc sinh học
67. Lắng đọng là gì? Vai trò ? Hạn chế ?
- Lắng đọng là quá trình chuyển trạng thái của vật chất không tan từ lơ
lửng trong khối nước sang tích luỹ trong vùng đáy
-Vai trò: loainđược vật chất ra khỏi khối nước, làm giảm nồng độ chất ô
nhiễm trong nuwocs, tạo điều kiện thuận lợi ch quá trình hoa sinh tụ làm
sạch nước.
-Hạn chế: không loại được chất gây ô nhiễm ra khỏi thủy vục , hệ quả là
gây ra sự ô nhiễm trong trầm tích đáy
68. Có những tác hại nghiêm trọng nào về vấn đề ô nhiễm nước về mặt lí học
và hóa lý?
- Tác hại:
+ Gây tác động xấu tới các hệ sinh thái nuwocs, do nó làm tổn
thương một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể các cá thể, tổn thương hệ
sinh thái.
+ Ô nhiễm nhiệt còn có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục của một số
loài, ảnh hưởng tói sinh sản duy trì nòi giống và gây mất cân bằng sinh
thái
69. Tại sao ô nhiễm nước về mặt hóa học là vấn đề nghiêm trong xảy ra đối
với mỗi quốc gia hiện nay? Vì chúng gây ra hậu quả về nhiều măt:
70. Các tác nhân chính nào gây ra ô nhiễm nước về mặt sinh học và chúng
có thể gây ra những bệnh gì không?
- Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mặt sinh học là vi khuẩn gây
bệnh, virut, ký sinh trùng và các loại sinh vật khác
- Nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và thiếu cơ chế cấp oxi hoà tan
thuận lợi, sẽ xả y ra quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ trong nước
bởi các vi khuẩn kỵ khí, làm cho nước có mùi thối, màu đen.
Các loại bệnh do vi khuẩn gây qua đường nước như tả ,lị, thuong
hàn.Các bệnh cho siêu vi khuẩn gây ra lan qua đường nước là viêm gan
siêu vi trùng, bại liệt, viêm kết mạc,..Ký sinh trung lây qua đường nuocs
là trúng, giun sán….
71. Hiện trạng ô nhiễm nước đang diễn ra như thế nào?
- Ở Việt Nam mang tính địa phương. Những vùng đô thị, khu công
nghiệp, khai khoáng, nơi nhận nước thải có mức độ ô nhiễm cao nhất,
nước mặt có smauf, mùi, vi bất thường, các chỉ tiêu chất lượng nước
không đam bảo, điều kiện cho quá trình tụ làm sạch nước bị phá vỡ
72. Những tác đọng nào gây nên tình trạng ô nhiễm nước hiện nay?
- Do các nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh, tụ nhiên , khai
thác mỏ…. thành phần và tính chất chất thải phức tạp, luongj chất thải
tập trung, công tác quản lí chất thải không tốt
73. Đâu là những giải pháp có thể khắc phục vấn đề ô nhiễm nước?
- Các giải pháp mang tính địa phương cho vấn để ô nhiễm nước: - Giảm
xả thải bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế - Phát triển khoa học kỹ
thuật công nghệ sạch và công nghệ xử lý chất thải - Trồng rừng, làm
sạch nước đang bị ô nhiễm bằng các quá trình tự nhiên hoặc công nghệ
- Xây dựng hệ thống luật pháp và hành pháp về môi trường hiệu quả;
Thiết lập các bộ tiểu chuẩn môi trường - Quản lý môi trường bằng các
công cụ luật pháp, kinh tế... - Kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường
- Giáo dục môi trường
74. Ô nhiễm đất là gì?
- Ô nhiễm đất được hiểu là sự có mặt của các độc chất, gây hại trực tiếp
cho con người và sinh vật, hoặc thay đổi thành phần, tính chất của đất,
vượt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của sinh vật, gây suy giảm nghiêm
trọng các chức năng của đất và ảnh hưởng xấu cho hệ sinh vật trong đất
và trên mặt đất
75. Các loại sinh vật trong đất có khả năng gì?
- Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ, chuyển
hóa thành những chất dinh dưỡng cho cây trồng, hoawccj kìm hãm và
hạn chế sự phát triển của các sinh vật gây hại. Trong đất có thể có một
số vi sinh vật phân hủy dầu mỏ, làm sạch môi trường
76. Khả năng tự làm sạch của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khả năng tự làm sạch của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số
lượng và chất lượng hạt keo đất, hàm lượng mùn, thành phần cơ giới
đất cũng như các tính chất lý, hoá và sinh học đất
77. Khả năng tự làm sạch của đất có vai trò gì?
- Là cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường trong các vùng nông nghiệp
và dân cu trước đây, khi mật độ dân số thấp, tổng lượng thải thấp và các
chất thải chủ yếu ỏ dạng hợp chất tụ nhiên.Khả nang tự làm sạch của
đất hiện vẫn đang được khai thác để xử lý nước thhair trong những điều
kiện nhất định
78. Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm đất
- TCVN 5941 – 1995 quy định giới hạn tối đa cho phép của dư lượng 22
hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
- TCVN 5300 – 1995: Phân loại ô nhiễm đất về mặt hoá học
- TCVN 5302 – 1995: Yêu cầu chung đối với việc tái tạo đất bị huỷ hoại
do các hoạt động kinh tế và dân sinh
79. Ô nhiễm nhiệt là gì? Nguyên nhân gây ra?
- Ô nhiễm nhiệt là tình trạng nguồn nước  và không khí tự nhiên bị thay
đổi nhiệt độ khiến các thành phần trong chúng bị biến đổi, cấu trúc chất
hữu cơ sinh thái thay đổi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nhiệt đất là từ nước thải công nghiệp, đốt
nương, cháy rừng,... Gây biến động bất lợi trong hệ sinh vật đất, gây rối
loạn, phá huỷ quá trình phân giải chất hữu cơ, nguy cơ dẫn đến làm đất
chai cứng, mất dinh dưỡng. Ở mức độ cao sẽ làm chết các sinh vật đất
và phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái đất
80. Ô nhiễm phóng xạ là gì? Nguyên nhân gây ra?
- Ô nhiễm phóng xạ: Đây là tình trạng các chất phóng xạ nằm trên bề mặt, hoặc
trong chất rắn, chất lỏng, chất khí, nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý
muốn hoặc không mong muốn. Những chất phóng xạ này khi ở trong cơ thể của
con người cũng gây nên tình trạng ô nhiễm phóng xạ.

Ngoài ra, quá trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở môi trường
không được cho phép cũng được xem là sự ô nhiễm phóng xạ.

Nguyen nhan :Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ
đó là chất thải phóng xạ tự nhiên. Ví dụ, khi khai thác dầu mỏ, chúng ta sẽ khiến
cặn dầu nổi lên bề mặt, tích tụ và gây nên tình trạng phóng xạ.
Chất thải trong tự nhiên bị con người thải ra môi trường thường chứa các tia
gamma, hạt beta. Ngoài ra, chất thải trong công nghiệp cũng là tác nhân không
thể không kể tới.

Rất nhiều hoạt động của con người hiện nay khiến cho tình trạng ô nhiễm phóng
xạ trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các hoạt động khai thác vàng, dầu mỏ, xả
rác bừa bãi, xây dựng nhà máy hạt nhân rò rỉ, sự cố,… đều có thể khiến tình
trạng phóng xạ xảy ra.

Ô nhiễm đô thị đối với môi trường không khí, đất, nước cũng là nguyên
nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ. Chính vì thế, muốn giải quyết tình trạng
này, cần phải bắt nguồn từ những công việc nhỏ nhặt nhất trong đời
sống sinh hoạt, sản xuất của con ngườ
81. Tác hại của đất ô nhiễm phóng xạ là gì?
- Các chất này sẽ theo chu trình dinh dưỡng xâm nhập vào các cơ thể
sống và người, gây các bệnh hiểm nghèo và di truyền về máu, gây ung
thư
82. Phân loại ô nhiễm đất về mặt hóa học là như thế nào?
- Do hoá chất sử dụng trong nông nghiệp: Các hoá chất gây ô nhiễm đất
trong nông nghiệp đáng chú ý là các loại thuốc bảo vệ thực vật
- Do chất thải công nghiệp: Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm đất
nghiêm trọng là chất phóng xạ, kim loại nặng, acid. Việc sử dụng bùn
thải cống rãnh thành phố bón cho cây trồng cũng là nguyên nhân dẫn
đến làm ô nhiễm đất
- Độc chất trong đất: thường gặp các hiện tượng ngộ độc thực vật do
trong đất có nhiều H2S, CH4 , Cu2+, Pb2+, Hg2+, Mn2+, Fe2+,.. và các
hợp chất dầu mỏ. Độc chất trong đất mặn thường do hàm lượng muối
NaCl, BaCl2 , Na2SO4 , gây ra. Khi độ mặn trên 1% làm lúa kém phát
triển, trên 4% làm chết lúa
- Ô nhiễm dầu: Tác động của dầu tới môi trường đất thể hiện qua nhiều
mặt
- Thoái hoá tính chất lý hoá của keo đất, làm cho keo bị trơ, không còn
khả năng hấp phụ trao đổi
- Thiếu oxi do dầu cản trở trao đổi không khí với khí quyển, và chiếm chỗ
các lỗ hổng chứa không khí làm các sinh vật đất ngạt thở chết
- Gây ngộ độc cho sinh vật đất dính bám rễ cây,...
- Ảnh hưởng đến tính đệm, tính oxi hoá, độ dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiều
quá trình khác nhau xảy ra trong đất.
83. Chỉ tiêu ô nhiễm đất về mặt sinh học là gì?
- Chỉ tiêu ô nhiễm đất về mặt sinh học: - Nồng độ của các hợp chất nito
khoáng trong quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ chứa nitơ xác định
thời điểm đất bị nhiễm chất hữu cơ - Chỉ số vệ sinh là tỷ số giữa nito
anbumin và nito hữu cơ của đất. Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt
động yếu, nitơ hữu cơ tăng và chỉ số vệ sinh giảm. Hoặc dựa vào số
lượng trứng giun đất, mức độ nhiễm bẩn được đánh giá
84. Chỉ số vệ sinh là gì?
- Chỉ số vệ sinh là tỷ số giữa nito anbumin và nito hữu cơ của đất. Khi
đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt động yếu, nitơ hữu cơ tăng và chỉ số
vệ sinh giảm. Hoặc dựa vào số lượng trứng giun đất, mức độ nhiễm bẩn
được đánh giá
85. Giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm đất?
- Quản lý chất thải rắn công nghiệp và dân dụng: Không đổ thải trực tiếp
các chất thải vào đất. Các chất thải phải được thu gom toàn bộ, phân
loại, nhằm tách riêng từng loại chất thải theo mức độ độc hại và cách
thức ứng xử: - Hàng hoá còn thời hạn sử dụng hoặc rác
tái chế như giấy, kim loại, thuỷ tinh..., - Chất thải xây dựng, vật liệu rắn dùng làm
vật liệu san lấp - Chất thải độc hại như hoá chất, chất phóng xạ, chất thải y tế,...
có giải pháp ứng xử riêng bằng công nghệ và theo quy phạm phù hợp - Chất thải
hữu cơ có thể chôn lấp, đốt hoặc dùng để sản xuất phân bón

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 7


1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, mưa axic là gì?
- * Nguyên nhân gy ô nhiễm không khí:
-Tự nhiên
+Ô nhiễm từ gió bụi
+Bão, lốc xoáy
+Cháy rừng
+Núi lửa phun trào
+ Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời
điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù.
+ Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời
điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù.
-Nhân tạo:
+ Công nghiệp và nông nghiệp
Khói, bụi, khí thải từ các nhà máy công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
+ Giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông (như ô tô, xe máy,…) thường sử dụng nhiên
liệu khí đốt để hoạt động.
+ Hoạt động quân sự
Vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
+Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất
Cùng sự phát triển của kinh tế và xã hội.
+ Sinh hoạt
Nguyên nhân ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ các hoạt động nấu
nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than,.. làm giải phóng khói bụi
vào môi trường.
*Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit như sự phun
trào của núi lửa hay các đám cháy… Nhưng nguyên nhân chính vẫn là
con người. Con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ mà trong than đá dầu
mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa rất
nhiều khí nitơ. Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng
lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con
người gây nên
2. Nguyên nhân chính của sự tăng lên của chất thải độc hại và bị xuất khẩu
qua biên giới là gì?
- Nguyên nhân chính là:
+ do việc xử lý tại chỗ các chất thải này rất tốn kém, cơ chế mở của kinh
tế thị trường và luật môi trường tại nhiều quốc gia đang phát triển còn lỏng
lẻo hoặc kém hiệu lực.
+Sự tiến bộ nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin làm cho các
máy tính nhanh
chóng trở nên lạc hậu, tạo ra cơn ác mộng cho quản lý rác thải
3. Sự nóng lên toàn cầu dẫn đến điều gì?
- Băng tan mạnh và mực nước biển sẽ dâng cao khoảng 15 – 95cm so
với hiện nay,
gây xói lở bờ và chìm ngập vùng đất thấp ven biển, làm cho 75% các
thành phố ven
biển bị ngập lụt.
- Dịch bệnh tăng lên do nóng, ẩm, các bệnh nhiệt đới lan toả về phía các
vùng vĩ độ cao
4. Thế giới đã hoạt động như thế nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu?
- Thế giới đã thống nhất hành động trong Công ước khung về biến đổi
khí hậu toàn
cầu 1992 (168 nước và Liên minh Châu Âu phê chuẩn). Trong Nghị định
thư Kyoto
1997, các quốc gia phát triển cam kết đến 2010 sẽ giảm phát xả khí nhà
kính xuống
5 – 8% để đạt mức thải trước năm 1990. Mỹ chấp nhận cắt giảm 5%,
nhưng sau đó
họ lại cho rằng, mục tiêu giảm phát xả khí nhà kính mang tính tự nguyện
và do chưa
có đủ căn cứ khoa học về nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu,
chưa cần thiết
phải làm đảo lộn nền kinh tế bằng việc giảm phát thải CO2nên họ đã rút
khỏi Nghị định thư Kyoto
5. Nồng độ trung bình của tầng ozon là bao nhiêu?
- 300 Dobson
6. Tầng ozon được xem là bị thủng khi nào?
- Khi nồng độ ozon giảm xuống dưới 220 Dobson thì được xem là tầng
ozon bị thủng
7. Những chất cơ bản làm tăng cường quá trình phá hủy tần ozon là gì?
- CFC, trên tầng bình lưu, khi bị tác động bức xạ cao, CFC sẽ giải phóng
C1. Mỗi
nguyên tử Cl tự do thoát ra từ một phân tử CFC có thể phá huỷ 100.000
phân tử ozon; - Chất thải của máy bay siêu âm, chất tẩy rửa, halon
chống cháy, metylbromua
(CH3Br) dùng làm chất diệt khuẩn, bảo quản thực phẩm, phụ gia trong
nhiên liệu vận
chuyển, ... Br giải phóng ra từ CH3Br có khả năng phá huỷ ozon cao gấp
30 – 60 lần clo
8. Bức xạ cực tím chiếu xuống Trái Đất tăng 2% khi nào?
- Nồng độ tầng ozon giảm 1% sẽ làm tăng bức xạ cực tím chiếu xuống
mặt đất 2%
9. Vai trò to lớn của tầng ozon đối với Trái đất là gì?
- Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống
và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia
cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất,
giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất
10. Hệ quả nặng nề nhất của việc phát tán tự nhiên chất gây ô nhiễm ở biển,
và đại dương là gì?
- Hệ quả nặng nề nhất là nó gây ra các hiệntượng thuỷ triều đỏ (bùng
phát tảo độc hại), thuỷ triều đen (tràn dầu) trên biển và đại dương
11. Hệ quả của việc đổ chất thải hại nhân và tai nạn tàu ngầm trên biển là
gì?
- Tăng độ phóng xạ của nước biển do đổ chất thải hạt nhân và tai nạn
tàungầm hạt nhân trong suốt thế kỷ qua
12. Các sinh vật trên Trái Đất trải qua lịch sử tiến hóa lâu dài đã có những
đóng góp như thế nào?
- Sinh vật trên Trái Đất hiện nay đã trải qua lịch sử tiến hoá lâu dài và
duy trì một trạng
thái cân bằng tự nhiên. Chúng đang đóng góp phần tích cực vào làm ổn
định Trái Đất
ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn và duy trì
độ phì nhiêu
của đất
13. Hoạt động nào của con người đã đe dọa trực tiếp đến đời sống của các
loài thực vật hoang dã?
- Ngày nay do hoạt động của con người như săn bắt, huỷ hoại nơi cư trú,
thu hẹp diện
tích rừng, gây ô nhiễm môi trường đã đe dọa trực tiếp đến đời sống của
các loài sinh
vật hoang dã, làm cho nhiều loài bị suy giảm số lượng và nhiều loài bị
tuyệt chủng
14. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến điều gì?
- Suy thoái đa dạng sinh học khiến cho loài người mất dần các nguồn tài
nguyên quý
giá (lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu, gen, tiện nghi
môi trường,
đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày càng gia tăng
(dịch bệnh gia
súc, dịch hại cây trồng, ...) do mất cân bằng sinh thái
15. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học?
- Suy thoái đa dạng sinh học trước hết là do khai thác tài nguyên sinh
học quá mức.
Sau đó là do việc chuyển đổi các khu vực hoang dã sang vùng nông
nghiệp, xây
dựng cơ sở hạ tầng hoặc biến thành vùng trơ trụi, làm mất dần nơi cư
trú của các
loài sinh vật.
Ngày nay, ô nhiễm môi trường cũng đang trở thành nguy cơ trực tiếp
làm suy giảm
đa dạng sinh học trên Trái Đất
16. Nghèo đói, thất nghiệp, cách biệt mức sống, thu nhập tăng dẫn đến điều
gì?
- Nghèo đói, thất nghiệp, cách biệt về mức sống và thu nhập ngày càng
tăng là nguyênnhân sâu sắc gây bất ổn xã hội, chiến tranh sắc tộc, tôn
giáo, chính sách bá quyền,lũng đoạn kinh tế, chính trị thế giới của một
số cường quốc, gây nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong phạm vi khu
vực và thế giới
17. Đa dạng văn hóa là gì?
- Đa dạng văn hoá là tổng thể các sản phẩm chắt lọc, tinh tuý của mỗi
cộng đồng
trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống, đã qua sự chọn phù hợp với
điều kiện môi
trường và tài nguyên đã nuôi dưỡng nó
18. Tính ưu việt của văn hóa được thể hiện qua điều gì?
- Tính ưu việt, tích cực của văn hoá được phản chiếu qua tình trạng môi
trường, tài nguyên và xã hội địa phương, được chính cộng đồng địa
phương thông hiểu và phát huy
19. Nêu nguyên tắc chung bảo vệ đa dạng văn hóa?
- Nguyên tắc chung bảo vệ đa dạng văn hoá là: Tôn trọng, bảo vệ và
phát huy tất cả
các di sản văn hoá vật chất và tinh thần; Bình đẳng với mọi nền văn
hoá, không phân
biệt giàu hay nghèo, lạc hậu hay tiên tiến; Tiếp thu tinh tuý của các nền
văn hoá khác
một cách có chọn lọc; Hội nhập với phát triển, là nội dung, động lực và
mục tiêu của
phát triển
20. Chiến dịch “làm sạch thế giới” là gì ?
- "Làm sạch thế giới " là một trong những hoạt động bảo vệ môi trường
có tính chất
toàn cầu, thu hút khoảng 40 triệu người ở trên 120 nước tham gia với
nỗ lực tạo sự
chuyển biến thực sự đối với môi trường của Trái Đất. Chiến dịch này
được Ian
Kiernan khởi xướng năm 1989, mở đầu bằng chiến dịch làm sạch nước
Úc
21. Hội nghị Quốc tế về môi trường và Con người lần đầu tiên ?
- Hội nghị Quốc tế về Môi trường và con người lần đầu tiên của Liên
Hợp Quốc họp
1972 tại Stockholm, Thụy Điển với sự tham gia của 113 nước. Hội nghị
đã thông qua
Tuyên bố nhấn mạnh những nguy cơ của các vấn đề tài nguyên, dân
số, môi trường
và kêu gọi: Bảo vệ và cải thiện môi trường là một vấn đề có ảnh hưởng
tới phúc lợi
của mọi dân tộc và phát triển kinh tế toàn thế giơi, là nhiệm vụ của mọi
Chính phủ
22. Chương trình hành động thế kỷ XXI (Agenda 21) ?
Agenda 21 có 40 chương, với 4 nội dung chủ yếu là:
- Bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên cho phát triển, bảo vệ khí
quyển, quản lý
tốt tài nguyên đất và các hệ sinh thái;
- Bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quản lý tốt chất thải và hoá chất độc hại;
- Các vấn đề pháp lý và cơ chế pháp lý. Ước tính muốn thực hiện
Chương trình này,
hằng năm các nước đang phát triển cần tới 561,5 tỷ USD, trong đó có
141,9 tỷ được
tài trợ ưu đã
23. Tuyên bố Rio?
Tuyên bố Rio, với 27 nguyên tắc lớn:
- Khẳng định quyền phát triển của các quốc gia và công bằng giữa các
thế hệ, xác
định trách nhiệm của các quốc gia đối với các hoạt động dẫn đến suy
giảm môi
trường toàn cầu, trong đó cần dành ưu tiên đặc biệt cho các nước đang
phát triển,
quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải hợp tác để ngăn chặn lan
truyền và vận
chuyển chất ô nhiễm qua biên giới
- Khẳng định phát triển bền vững là sự lựa chọn đúng đắn nhất, xoá bỏ
nghèo nàn và
giảm khoảng cách giàu nghèo là cần thiết, phụ nữ và dân địa phương
có vai trò trong
các hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chiến tranh là sự
huỷ diệt phát
triển bền vững và các quốc gia phải tôn trọng luật quốc tế cả trong thời
kỳ xung đột
vũ trang
24. Cơ sở khoa học của công tác bảo vệ môi trường
- Cơ sở khoa học công nghệ phát triển cung ứng khả năng giải quyết
các vấn đề môi
trường bằng: công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất ô nhiễm, công nghệ
tiết kiệm,
công nghệ thay thế, ... Như uranium, mãi cho tới khi phản ứng phân
hạch hạt nhân đ
ược phát minh ra mới trở thành một nguồn năng lượng
25. Công cụ luật pháp của QLMT?
Công cụ luật pháp của quản lý môi trường:
- Luật pháp quốc tế
- Luật và chính sách môi trường quốc gia
- Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam
26. Công cụ kinh tế BVMT?
Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường:
- Thuế
- Phí môi trường
- Lệ phí môi trường
- Côta thải (định mức thải cho phép)
- Ký quỹ và hoàn trả
- Nhãn sinh thái - Trợ cấp môi trường
- Quỹ môi trường
27. Hệ thống quản lý môi trường” ISO 14000 là gì?
- ISO 14000 là tập hợp các công cụ quản lý, các nguyên tắc và quy trình
mà một tổ
chức có thể sử dụng để góp phần bảo vệ sức khoẻ con người và môi
trường tránh
khỏi những tác động tiềm tàng do hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của
tổ chức đó
gây ra
28. Hệ thống quản lý môi trường” ISO 14000 tạo ra những lợi ích cơ bản gì?
ISO 14000 tạo ra những lợi ích căn bản sau:
- Giúp tối ưu hoá hoạt động sản xuất, tăng hiệu suất sử dụng nguyên
nhiên vật liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác, kiểm soát tốt chi
phí sản xuất và kinh doanh;
- Tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và uy tín của doanh nghiệp
trên thương trường, tạo lợi thế đáng kể trong tiếp cận thị trường vốn;
- Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng địa phương và các đối tác liên
quan thông qua
trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau;
- Tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu luật pháp
29. Quản lý môi trường là gì?
- Là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, khoa học kỹ
thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyen, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
30. Mô hình mới trong công tác quản lý và kiểm soát môi trường được trình
bày như thế nào?
31. Chính sách môi trường là gì?
- Là sự cụ thể hoá luật và văn bản dưới luật, gồm quy định của các cơ
quan hành chính quốc gia hoặc của các cộng đồng về lĩnh vực sử dụng
hợp lý tài nguyen, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền
vững
32. Quy hoạch môi trường là gì?
- Quy hoạch môi trường nhằm mục tiêu điều hoà sự phát triển của 3 hệ
thống môi trường – kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển phù hợp với
khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, trong khả năng giới hạn của hệ
sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyen thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm
cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
33. Khái niệm phát triển bền vững ?
- Là quá trình dàn xếp thoả hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên và
xã hội
34. Phát triển nhân văn quan tâm đến vến đề gì ?
- Ổn định dân số, ổn định chính trị, chuyển chi phí quân sự sang phát
triển
- Tạo công bằng trong cơ hội tiếp cận tài nguyen và phát triển, thông
qua nâng cao tỷ lệ biết chữ, giảm chênh lệch thu nhập và tiếp cận y tế,
cải thiện phúc lợi xã hội, loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối, giảm dần phân hoá
giàu nghèo, bảo vệ đa dạng văn hoá và đầu tư vào vốn con người; tạo
công bằng giữa các dân tộc, cộng đồng trong quan hệ kinh tế và cơ hội
phát triển, hỗ trợ cộng đồng nghèo, xoá dần ranh giới phân hoá giữa
các khu vực kinh tế
- Khuyến khích tham gia vào các quá trình lựa chọn, ra quyết định
- Tổ chức thể chế, cơ chế luật pháp và hành pháp, thiết chế xã hội khác
mang tính mềm mại và thích ứng, phục vụ các nhiệm vụ và thực hiện
hoá các mục tiêu trong mọi lĩnh vực.
35. Bảo vệ môi trường hướng tới mục đích gì?
- Sử dụng hợp lý, hiệu quả, giảm tiêu thụ tài nguyen, hạn chế suy thoái,
ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyen, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn cái hệ
sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, cải thiện chất lượng môi trường
36. Chỉ tiêu phát triển bền vững
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về xã hội
- Bền vững về môi trường
37. Tính bền vững về kinh tế có thể được đánh giá như thế nào?
- Thông qua giá trị và mức ổn định của các chỉ số tang trưởng kinh tế
truyền thống như: tổng sản phẩm trong nước GDP (Gross Domestic
Products), tổng sản phẩm Quốc gia GNP (Gross National Products),
GDP bình quân đầu người, mức tang trưởng GDP, cơ cấu GDP,…
38. Chỉ tiêu về sự giàu có của quốc gia được tính như thế nào?
- Dựa trên sự quy đổi thành tiền ba loại tài sản: nguồn lực tự nhiên,
nguồn lực môi trường và tài sản được sản xuất cộng với cơ sở hạ tầng
cần thiết cho công nghiệp
39. Tính bền vững xã hội của một quốc gia được tính như thế nào?
- Thông qua vhir số phát triển nhân văn HDI (Human Development
Index), là chỉ số tổng hợp của độ đo sức khoả, thể hiện qua tuổi thọ
trung bình (SK), độ đo học vấn trung bình (GD), độ đo phát triển kinh tế
(KT), thể hiện qua sức mua tương đương (Purchase Parity Power –
PPP/người)
40. Chỉ tiêu nghèo toàn diện được tính như thế nào?
- CPM = 1/3(DD+YT+GD)
41. Chỉ tiêu nghèo nhân văn HPI được tính như thế nào?
- Theo 3 thông số ngược với khi tính HDI: Khả năng dễ bị chết trẻ, đánh
giá bnawgf % số người chết trước 40 tuổi (P1); Tri thức, đánh giá bằng
% người lớn mù chữ (P2); Mức sống, tính đồng thời qua các chỉ tiêu: %
số người không được cung ứng nước sạch (NS), % trẻ suy dinh dưỡng
dưới 5 tuổi (DD)
+ Đối với các nước phát triển: HPI-1 = [(1/3)(P1^a+P2^a+P3^a)]^1/a
+ Đối với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: HPI-2 =
[(1/4)(P1^a+P2^a+P3^a)+P4^A]^1/a
42. Bền vững về môi trường là gì ?
- Để đảm bảo bền vững về môi trường trước hết phải bảo đảm chất
lượng không gian sống cho con người. Muốn vậy thì dân số phải không
được vượt quá khả năng chịu tải của không gian.
43. Nguyên tắc RIO – 92 yêu cầu những gì ?
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất, khai thác không quá
khả năng phục hồi của chúng trong tự nhiên
- Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân theo hướng sử dụng một cách
hợp lý và tiết kiệm tài nguyen
- Tạo ra một khuôn mẫu Quốc giá thống nhất, thuận lợi cho việc liên kết
tất cả các quốc gia và các vùng trên thế giới, định hướng phát triển và
bảo vệ môi trường. Xây dựng khối liên minh toàn cầu, hành động thông
qua luật pháp quốc tế để bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền
vững
44. Nguyên tắc của trường phái môi trường học mới, Ngân hàng Thế giới
gồm những gì ?
- Xây dựng các định hướng ưu tiên phát triển một cách thận trọng. Sử
dụng công cụ kinh tế thị trường nếu có thể và tang cường tiết kiệm. Tinh
giản bộ máy quản lý điều hành
- Khái thác mọi cơ hội - ucngf có lợi tạo ra “hiệu ứng số nhân” thông
qua các chính sách môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế,
giảm đói nghèo.
45. Những thách thức đối với phát triển bền vững là gì ?
- Sự phân chia sâu sắc xã hội loài người – giữa giàu và ghèo, giữa các
nước phát triển và đang phát triển ngày một tang, áp lực của nợ nần và
nghèo đói đang đặt ra mối đe doạ lớn đối với sự phồn vinh và an ninh
toàn cầu
- Môi trường toàn cầu xuống cấp, thiên tai ngày càng gia tang và khốc
liệt
- Toàn cầu hoá đang đặt ra những thách thức mới cho các nước đang
phát triển do lợi ích và chi phí không được phân bố đều
- Nguy cơ mất niềm tin, đặc biệt là trong bộ phận nghèo trên thế giới,
nếu không giải quyết được những khó khăn hiện nay
46. Việt Nam đang đối đầu với những vẫn đề môi trường nào?
1. Nguy cơ mất rừng và tài nguyen rừng quy mô toàn quốc, nhiều nơi
mất rừng và suy thoái tài nguyen rừng xảy ra nghiêm trọng
2. Suy giảm nhanh chất lượng đất và bình quân diện tích đất canh tác
theo đầu người, tài nguyen đất bị sử dụng lãng phí
3. Tài nguyen biển, đặc biệt là tài nguyen sinh vật vùng ven bờ, đang bị
suy giảm nhanh, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm
4. Sử dụng không hợp lý dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyen nước, tài
nguyen sinh học (đa dạng sinh học), tài nguyen khoáng sản và cá tài
nguyen thiên nhiên khác
5. Ô nhiễm môi trường trước hết là nước, không khí và đất đã xuất hiện
ở nhiều nơi
6. Hậu quả lâu dài của chiến tranh, đặc biệt là chất độc hoá học chưa
được khác phục
7. Dân số vẫn gia tang nhanh
8. Cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, luật pháp và đội ngữ cán bộ khoa
học kỹ thuật về môi trường còn thiếu
47. Trình bày những mục tiêu và giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường?
* Mục tiêu: không ngừng vảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống và sức khoẻ nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền
vững của đất nước
* Giải pháp:
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
- Chủ động phongf chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình
rtangj suy thoái môi trường. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyen
thiên nhiên, bả vệ đa dạng sinh học
- Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường
- Tăng cường hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo chuyên gia về
lĩnh vực môi trường
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường
48. Mục tiêu chiến lược phat truyển bên vững ở nước ta?
- Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ sinh thái làm cơ sở
cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; Bảo đảm tính đa
dạng sinh học kể các loài cây trồng, vật nuôi vì lợi ích trước mắt cũng
như lâu dài
- Đảm bảo việc sử dụng lâu bền tài nguyen thiên nhiên bằng viêch quản
lý cả về quy mô, cượng độ và phương thức sử dụng
- Bảo đảm chất lượng môi trường cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp của
con người
- Thực hiện kế hoạch hoá tang tưởng và phân bố dân số cho cân bằng
với một năng suất sản xuất bền lâu cần thiết cho cuộc sống với chất
lượng tốt cho con người
49. Nguyên tắc BVMT ?
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường
quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng
môi trường. BẢo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự
nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển iknh tế - xã hội của đất nước
trong từng giai đoạn
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm
khác theo quy định của pháp luật
50. Những hoạt động BVMT được nhà nước KK ?
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học
- BẢo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyen thiên nhiên
- Giảm thiểu, thug om, tái chế và tái sử dụng chất thải. Phát triển, sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khsi thải dây hiệu
ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzn.
- Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi
trường. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý,
tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi
trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường;
cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn
gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn
vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xoá bỏ hủ
tục gây hại đến môi trường
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trường
51. Những hành vi bị nghiêm cấm?
- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyen thiên nhiên
khác
- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyen sinh vật bằng phương tiện,
công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo
quy định của phát luật
- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật
hoang dã quý hiểm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định
- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác
không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật vè bảo vệ môi trường
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất
độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán
bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho
phép
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi
trường
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức
- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh
vật ngoài danh mục cho phép
- Sản xuất, inh doanh sản phẩm gây ngy hại cho con người, sinh vật và
hệ sinh thái; sản xuẩt, sử dụng nguyen liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu
tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên
- Xâm hại công tình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi
trường
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về
moi trường đối với sức khoẻ và tính mạng con người
- Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi
trường, làm sai kệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi
trường
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật
52. Quan hệ giữa nghèo đói và mt ?
- Những người nghèo là những người không có khả năng tiếp cận và kiểm soát
các nguồn lực xã hội, kinh tế và chính trị, do đó không có khả năng thoả mãn
nhu cầu của con người một cách có phẩm giá, không có cơ hội để phát triển
toàn diện và thành đạt. Người nghèo thường rơi vào tình trạng bị tước đoạt về
tâm lý dẫn đến tự ti , bị tước đoạt về mặt xã hội, dẫn đến không có khả năng
thành đạt và bị tước đoạt về chính trị, không có khả năng thay đổi cuộc sống
của mình và tham gia vào những quyết định liên quan đến tương lai tập thể
- Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề môi trường và cản trở sự phát
triển của xã hội loài người. Nghèo thường gắn liền với đẻ nhiều, gây bùng nổ
dân số, mất ổn định xã hội, mất bình đẳng giới thất học, bệnh tật,... Nghèo khổ
làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh
của địa phương, dễ dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên tại chỗ và dễ bị tổn
thương do những biến động của thiên nhiên và xã hội. Nghèo hạn chế các cơ
hội tiếp cận thông tin và phòng tránh rủi ro, khiến các cộng đồng dễ bi tổn
thương hơn trước thiên tai, sự cố và ô nhiễm. Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư
cho sản xuất, cơ sở hạ tầng, cho văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi
trường
53. Tăng trưởng kinh tế và môi trường?
- Trong thế giới hiện đại, nhận thức về sự phát triển bền vững phải bao gồm
đồng thời cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Vì bản thân tăng trưởng không
tự nó giải quyết được các vấn đề xã hội và tự nó không dẫn đến tiến bộ xã hội.
Trung tâm của phát triển là phát triển con người, do vậy phát triển không chỉ là
tăng trưởng kinh tế, mà điều quan trọng hơn là phát triển xã hội công bằng.
- Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế không tự nó giải quyết được các vấn đề
xã hội và tạo ra tiến bộ xã hội, không xoá được đói nghèo. Ngược lại, nó còn
góp phần làm nảy sinh những vấn đề xã hội mới, như tăng khoảng cách giàu
nghèo, bất bình đẳng xã hội, phát triển mẫu hình tiêu thụ không bền vững, gây
suy thoái tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường
54. Vị trí con người trong sinh quyển ?
- Con người (Homo sapiens) là loài duy nhất của họ Người (Homonidae) thuộc
bộ Linh trưởng (Primates), sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá hữu cơ và
trở thành một thành viên đặc biệt trong sinh quyển
55. Tác động con người tới sinh quyển ?
- Con người không chỉ là thành viên, một bộ phận của sinh quyển mà còn trở
thành "Người thống trị thế giới ", có đầy đủ năng lực và quyền uy để chinh phục
thiên nhiên và cai quản sinh giới. Sinh ra, loài người đã được đặt vào cái nôi ấm
áp đầy thức ăn mà thiên nhiên đã dành sẵn. Khai thác các dạng tài nguyên có
sẵn trên hành tinh để sống và phát triển là mặt chủ yếu. con người hầu như
không có đóng góp gì đáng kể cho quá trình tiến hoá của sinh quyển trong lịch
sử trước đây
56. Tác động của con người đến môi trường ?
- Gây ra sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Ngày nay, xu hướng tác động
tiêu cực này đã đến mức báo động, thức tỉnh loài người về một nguy cơ nghèo đói và diệt
vong trong tương lai nếu không kịp thời điều chỉnh các hành vi tác động tới thiên nhiên.
Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi con người phải tìm kiếm các giải pháp cho một xã hội
phát triển bền vững.

You might also like