You are on page 1of 44

CHƯƠNG 1

Các nội dung công Các ràng buộc


việc... Áp các biến vào các hệ số có
Đặt biến quyết định và tính ràng buộc phản ánh các
tìm các hệ số liên quan phương diện/các thành
tới mục tiêu phần trong đó liên quan tới
nội dung công việc
Áp các biến vào các hệ
số liên quan Các trường hợp riêng rẽ

Hàm mục tiêu

Ví dụ: biến X1, X2 với các hệ số tương ứng trong hàm mục tiêu là p1, p2
Hàm mục tiêu: Z = p1X1 + p2X2
Nội dung Các hệ số liên quan tới ràng buộc Vế phải ràng
công việc buộc
TH1 TH2 Phương Phương diện
diện/Thành phần /Thành phần 2
1 trong công việc trong công việc
1 a11X1 a12X2 b1
2 a21X1 a22X2 b2
3 a31X1 a32X2 b3
1 a’11X1 a’12X2 b’1
2 a’21X1 a’22X2 b’2
3 a’31X1 a’32X2 b’3
Ràng buộc:
a11X1 + a12X2 ≤ b1 Ràng buộc liên quan tới công việc 1(TH1)
a21X1 + a22X2 ≤ b2 Ràng buộc liên quan tới công việc 2(TH1)
a31X1 + a32X2 ≤ b3 Ràng buộc liên quan tới công việc 3(TH1)
a’11X1 + a’12X2 ≤ b’1 Ràng buộc liên quan tới công việc 1(TH2)
a’21X1 + a’22X2 ≤ b’2 Ràng buộc liên quan tới công việc 2(TH2)
a’31X1 + a’32X2 ≤ b’3 Ràng buộc liên quan tới công việc 3(TH2)
…(tùy đề bài)

1
VD1.1.
Bài toán tối đa hóa
Công ty Par là một nhà sản xuất và cung cấp nhỏ các thiết bị golf, công ty quyết
dịnh chuyển hướng dòng sản phẩm túi golf sang thị trường giá chuẩn và cao (túi
chuẩn và túi cao cấp). Nhà phân phối của Par rất hào hứng về dòng sản phẩm mới
này và đã đồng ý mua tất cả những túi golf sản xuất trong 3 tháng tới.
Sau khi nghiên cứu các bước sản xuất túi golf, quản lý của công ty xác định rằng
mỗi túi golf được sản xuất đòi hỏi các công đoạn lần lượt kèm thời gian sản xuất
cho mỗi chiếc túi tùy loại như sau:
Công đoạn Thời gian sản xuất (giờ)
Túi chuẩn Túi cao cấp
Cắt và nhuộm 7/10 1
May ½ 5/6
Hoàn thiện 1 2/3
Kiểm tra và đóng gói 1/10 ¼

Theo tư vấn của chuyên gia sản xuất, việc sản xuất bị ràng buộc bởi số giờ sản xuất
trong 3 tháng tới như sau: có 630 giờ cắt và nhuộm, 600 giờ may, 708 giờ hoàn
thiện và 135 giờ kiểm tra và đóng gói.
Cùng với đó, phòng kế toán phân tích dữ liệu sản xuất và tính toán tất cả các chi
phí và từ đó đưa ra lợi nhuận đối với túi chuẩn là 10$ và túi cao cấp là 9$. Hãy lập
mô hình bài toán để xác định số lượng túi mà doanh nghiệp quyết định sản xuất để
tối đa hóa lợi nhuận.
Đặt biến:
S: số lượng túi chuẩn
D: số lượng túi cao cấp
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Max Z = 10S + 9D
Các ràng buộc:
7S/10 + 1D ≤ 630 Cắt và nhuộm
1S/2 + 5D/6 ≤ 600 May
2
1S + 2D/3 ≤ 708 Hoàn thiện
1S/10 + 1D/4 ≤ 135 Kiểm tra và đóng gói
S,D ≥ 0

Bài toán tối thiểu hóa


Công ty máy móc M&D sản xuất 2 sản phẩm để bán dưới dạng nguyên vật liệu thô
tới những công ty sản xuất xà bông và chất tẩy. Dựa trên việc phân tích mức tồn
kho hiện nay và nhu cầu tiềm năng theo tháng, quản lý M&D chỉ ra rằng kết hợp
sản xuất sản phẩm A và B phải mất ít nhất 350 gallon. Cụ thể, một khách hàng
chính đặt 125 gallon sản phẩm A cũng phải được đáp ứng. Sản phẩm A cần 2 giờ
sản xuất mỗi gallon, còn B cần 1 giờ. Trong tháng tới, 600 giờ thời gian sẵn có cho
sản xuất. Mục tiêu của M&D là thỏa mãn những yêu cầu này tại mức chi phí sản
xuất thấp nhất. Chi phí sản xuất là 2$/gallon sản phẩm A và 3$/gallon sản phẩm B.
Xác định kế hoạch sản xuất tối thiểu hóa chi phí.
Đặt biến:
A: số gallon sản phẩm A
B: số gallon sản phẩm B
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Min Z = 2A + 3B
Các ràng buộc:
1A ≥ 125 Nhu cầu sản phẩm A
1A + 1B ≥ 350 Tổng số lượng sản xuất
2A + 1B ≤ 600 Thời gian sản xuất
A,B ≥0

3
Ví dụ 1.2. Bài toán khẩu phần
Một chuyên gia về khẩu phần lên kế hoạch thực đơn bao gồm ba nguyên liệu A, B
và C. Mỗi gam A có 3 đơn vị đạm, 2 đơn vị carbohydrate và 4 đơn vị chất béo.
Mỗi gam B chứa 1, 3 và 2 đơn vị các chất tương ứng; và mỗi gam C chứa 3,1 và 4
đơn vị tương ứng. Chuyên gia dinh dưỡng muốn cung cấp tối thiểu 440 đơn vị chất
béo, tối thiểu 150 đơn vị carbohydrate và tối thiểu 320 đơn vị đạm. Nếu 1 gam A
giá $ 15,6, 1 gam B giá $18,9, và một gam C giá $ 12,7, lượng mỗi thành phần
thực phẩm cần được sử dụng để tối thiểu chi phí bữa ăn và thoả mãn các yêu cầu
của chuyên gia dinh dưỡng?
Đặt biến:
x, y, z: lần lượt là lượng thực phẩm A, B, C (kg)
Khoản mục Mỗi đơn vị sản phẩm Ràng buộc

A B C

Chất béo 4 2 4 440+

Carbonhydrate 2 3 1 150+

Đạm 3 1 3 320+

Chi phí đơn vị 15.6$ 18.9$ 12.7$

Mô hình toán:
Min Z = 15,60x + 18,90y +12,70z
Các ràng buộc:
4x + 2y + 4z ≥ 440 Giới hạn chất béo
2x + 3y + 1z ≥ 150 Giới hạn carbonhydrate
3x + 1y + 3z ≥ 320 Giới hạn chất đạm
x, y, z ≥ 0

4
Ví dụ 1.3. Bài toán kết hợp phương tiện vận chuyển
Người điều khiển phương tiện (CO) được giao nhiệm vụ di chuyển tiểu đoàn vào
một khu vực trong khi diễn tập. Co chỉ được sử dụng tối đa 100 phương tiên, mỗi
phương tiện được sử dụng 1 chiều. Có 2 phương tiện được sử dụng, Mack có thể
chở 24m3 và Mercedes có thể chở 16m3. Phương tiện Mack ước tính sử dụng 50l
nhiên liệu cho 1 lần di chuyển, còn Mercedes là 25l. Tiểu đoàn sử dụng 4000l
nhiên liệu. Các phương tiện sẽ phải bảo dưỡng sau mỗi chuyến đi: Mack cần 3 giờ
và Mercedes cần 9 giờ. Đội bảo dưỡng có quỹ thời gian là 720 giờ. Để di chuyển
khối lượng thể tích tối đa, nên chọn tổ hợp Mack và Mercedes như thế nào?
Đặt biến:
x1: số phương tiện Mack được sử dụng
x2: số phương tiện Mercedes được sử dụng
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Max Z = 24x1 + 16x2
Các ràng buộc:
50x1 + 25x2 ≤ 4000 Nhiên liệu
3x1 + 9x2 ≤ 720 Số giờ lao động
x1 + x2 ≤ 100 số phương tiện
x1, x2 ≥ 0

5
Ví dụ 1.6. Bài toán Knapsack
Có 4 loại hàng hóa được xem xét để chở trên một máy bay quân sự nhỏ, khả năng
chở là 12 tấn, liên quan đến hoạt động cứu viện. Trọng lượng và thể tích của những
hàng hóa được cho như dưới đây:
Hàng hóa Trọng lượng mỗi đơn vị Thể tích mỗi đơn vị
(tấn) (m3)
A 3 20
B 5 30
C 4 25
D 2 18
Số lượng hàng hóa được chở trên máy bay là như thế nào để tối đa hóa thể tích của
các hàng hóa
Đặt biến:
xi : số lượng đơn vị hàng hóa A, B, C, D được chọn
i={A, B, C, D}
Mô hình toán:
Max Z = 20xA + 30xB + 25xC + 18xD
Ràng buộc:
3xA + 5xB + 4xC + 2xD ≤ 12 Khả năng chở
xA, xB, xC, xD ≥ 0

6
QUY HOẠCH NGUYÊN

Ví dụ 1.1.
Thêm ràng buộc:
T ≥ 0 và C ≥ 0 và nguyên (tiếng Anh: integer)

Ví dụ 1.5. Bài toán ngân sách


Hội đồng thành phố và các cơ quan đị phươnmg luôn phải đối mặt với những tình
huống họ phải chọn một hoặc nhiều dự án (những cơ hội đầu tư) từ một số dự án
cạnh tranh. Nếu có sắn 30 triệu $, các dự án nào sau đây sẽ được chọn
STT Dự án Chi phí (triệu $) Lợi ích kỳ vọng
1 Chương trình sau đại học 6 18
2 An toàn giao thông 18 16
3 Giảm tội phạm 10 12
4 Mở rộng giao thông 9 25
5 Cơ sở chăm sóc trẻ em 4 14
Hãy tối đa hóa lợi ích kỳ vọng mà không vượt quá giới hạn về ngân sách vốn.
Đặt biến:
Có sử dụng biến nhị phân: quyết định đầu tư (ký hiệu: 1)/ không đầu tư (ký hiệu:
0)
xi = 1 nếu dự án được chọn, = 0 nếu dự án không được chọn
i=1÷5
Mô hình toán:
Max Z = 18x1 + 16x2 + 12x3 + 25x4 + 14 x5
Ràng buộc:
6x1 + 18x2 + 10x3 + 9x4 + 4x5 ≤ 30 Ngân sách
x1, x2, x3, x4, x5 = {0,1}

7
8
Ví dụ 1.6. Bài toán Knapsack
Có 4 loại hàng hóa được xem xét để chở trên một máy bay quân sự nhỏ, khả năng
chở là 12 tấn, liên quan đến hoạt động cứu viện. Trọng lượng và thể tích của những
hàng hóa được cho như dưới đây:
Hàng hóa Trọng lượng (tấn) Thể tích (m3)
A 3 20
B 5 30
C 4 25
D 2 18
Hàng hóa nào được chở trên máy bay để tối đa hóa thể tích của các hàng hóa
Đặt biến:
xi = 1 nếu hàng hóa i được chọn, = 0 nếu hàng hóa i không được chọn
i={A, B, C, D}
Mô hình toán:
Max Z = 20xA + 30xB + 25xC + 18xD
Ràng buộc:
3xA + 5xB + 4xC + 2xD ≤ 12 Khả năng chở
XA, xB, xC, xD = {0,1}

9
QUY HOẠCH PHI TUYẾN

Ví dụ 1.8. Bài toán vị trí


Kênh Radio NSW cung cấp dịch vụ radio (sóng vô tuyến) ở hầu hết các thành phố
và thị trấn phía Nam Australia. Kênh này lập kết hoạch mở rộng dịch vụ tới 4
thành phố ở phía Bắc và phía Tây. Để cung cấp một dịch vụ chất lượng tốt, kênh
cần thiết lập một trạm thu phát mới. Trạm thu phát mới được thiết lập có thể bao
phủ sóng trong vùng với bán kính K km. Bởi vậy, trạm mới phải được đặt trong
vòng K km mỗi khu vực tồn tại các trạm khác. Bài toán yêu cầu xác định vị trí
trạm để tối thiểu hóa tổng quãng đường từ trạm phát sóng mới tới mỗi trạm hiện
tại.
Vị trí của mỗi thành phố có thể được tính bởi 2 tọa độ (x, y) từ một điểm cho trước
như sau:
Thành phố X Y
1 10 45
2 15 25
3 20 10
4 55 20
Đặt biến:
X: khoảng cách từ trạm mới tới trục X
Y: khoảng cách từ trạm mới tới trục Y
Mô hình toán:
Min Z = √ (10−X )2+(45−Y )2 + √ (15−X )2+(25−Y )2+ √ (20−X )2 +(10−Y )2+
√(55−X )2+(20−Y )2
Ràng buộc:
√(10−X )2+(45−Y )2 ≤ K Khoảng cách trạm mới so với trạm hiện tại

√(15−X )2+(25−Y )2 ≤ K Khoảng cách trạm mới so với trạm hiện tại

√(20−X )2 +(10−Y )2≤ K Khoảng cách trạm mới so với trạm hiện tại

√(55−X )2+(20−Y )2 ≤ K Khoảng cách trạm mới so với trạm hiện tại

10
DẠNG BIẾN X “HAI CHIỀU”: XIJ

Bản chất: do biến quyết định chịu ảnh hưởng bởi nội dung i và nội dung j tổ hợp
với nhau. Khi đó cần đọc kỹ nội dung của bài toán, nêu ra các kết hợp có thể của i
và j, đặt biến xij, và thực hiện quy trình như đã nêu trên.
j=1 j=2 … j=m
i=1 x11 x12 … x1m
i=2 x21 x22 .. x2m
… … …. … …
i=n xn1 xn2 … xnm

Cần thận trọng chọn lựa đâu là i, đâu là j một cách phù hợp và logic

Ví dụ 1.4. bài toán vật liệu thừa


Một nhà sản xuất màn ngủ nhận được ba đơn hàng về vật liệu sản xuất màn với
chiều rộng và dài như sau:
Số TT Chiều rộng (m) Số cuộn
1 2,5 30
2 3,8 50
3 4,9 10
Các cuộn vật liệu màn được sản xuất thành 2 dạng chuẩn có khổ rộng 5m và 10m.
Những cuộn này có thể cắt thành các kích cỡ cự thể theo đơn hàng. Không có sự
giới hạn chiều dài trên thực tế khi các cuộn có thể được nối với nhau. Xác định kế
hoạch sản xuất để tối thiểu hóa lượng vải thừa vứt bỏ.
Đặt biến:
x1j: số cuộn sản xuất từ cuộn khổ 5m của cách cắt j
x2j: số cuộn sản xuất từ cuộn khổ 10m của cách cắt j
j=1÷n

11
Bảng kết hợp các cách cắt các cuộn vải
Yêu cầu chiều Biến quyết định Số cuộn yêu
rộng x11 x12 x13 x21 x22 x23 x24 x25 x26 cầu
2,5 2 0 0 4 2 2 0 0 0 30
3,8 0 1 0 0 1 0 2 1 0 50
4,9 0 0 1 0 0 1 0 1 2 10
Thừa 0 1, 0, 0 1, 0, 2, 1, 0,
2 1 2 1 4 3 2

Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Min Z = 1,2x12 + 0,1x13 + 11,2x22+ 0,1x23+ 2,4x24+ 1,3x25+ 0,2x26
Các ràng buộc:
2x11 + 4x21 + 2x22 + 2x23 = 30 Cuộn 2,5m
x12 + x22 + 2x24 + x25 = 50 Cuộn 3,8m
x13 + x23 + x25 + 2x26 = 10 Cuộn 4,9m
x1i, x2i ≥ 0

12
Ví dụ 1.10. Bài toán pha trộn dầu
Một công ty cung cấp dầu đa quốc gia sản xuất 2 loại xăng: U (không chì) và L (có
chì), với mức giá bán tương ứng là 1,10$ và 1,00$ mỗi lít. Nhà máy lọc dầu mua 3
loại dầu tinh chế từ 3 nguồn khác nhau với các thành phần và giá mua đầu vào như
sau:
Dầu tinh chế Thành phần Giá/lít
A B C
1 0,70 0,20 0,10 0,60$
2 0,25 0,25 0,50 0,50$
3 0,60 0,10 0,30 0,45$
Xăng loại U phải có ít nhất 50% thành phần A và không quá 35% thành phần C.
Xăng loại L chứa không quá 30% thành phần C. Hãy xác định xem các loại dầu
nên được trộn lẫn thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?
Đặt biến:
xij: lượng dầu tinh chế từ nguồn i (i=1,2,3) sử dụng để sản xuất loại xăng j (j=U,L)
Phân tích:
Lợi nhuận = Doanh thu từ xăng U và L – Tổng chi phí cho dầu loại 1,2,3 đã dùng
để sản xuất xăng U và L
Mô hình toán:
Max Z = 1,10(x1U + x2U + x3U) + 1,00(x1L + x2L + x3L) - 0,60(x1U + x1L) – 0,50(x2U +
x2L) – 0,45 (x3U + x3L)
Rút gọn: Max Z = 0,50x1U + 0,60x2U + 0,65x3U + 0,40x1L + 0,50x2L + 0,55x3L
Ràng buộc:
Tối thiểu 50% thành phần A trong U:
0,70x1U + 0,25x2U + 0,60x3U ≥ 0,5(x1U + x2U + x3U)
Không quá 35% thành phần C trong U:
0,10x1U + 0,50x2U + 0,30x3U ≤ 0,35(x1U + x2U + x3U)
Tối thiểu 30% thành phần C trong L:
0,10x1L + 0,50x2L + 0,30x3L≤ 0,30(x1L + x2L + x3L)

13
xij ≥ 0
Rút gọn:
0,20x1U – 0,25x2U + 0,10x3U ≥ 0 Tối thiểu 50% thành phần A trong U
-0,25x1U + 0,15x2U – 0,05x3U ≤ 0 Không quá 35% thành phần C trong U
-0,20x1L + 0,20x2L ≤ 0 Tối thiểu 30% thành phần C trong L
xij ≥ 0

14
Bài toán đa mục tiêu
Ví dụ 1.7. Bài toán lập kế hoạch sản xuất
Đơn vị sản xuất của một công ty nhân jđược một đơn hàng 300 sản phẩm phải
cung cấp trong vòng một tuần. Công ty có hai dây chuyền sản xuất, mỗi dây
chuyền sử dụng 25 giờ mỗi tuần. Dây chuyền A có thể sản xuất 5 sản phẩm mỗi
giờ, còn dây chuyền B sản xuất một sản phẩm mấy 15 phút. Dây chuyền A có chi
phí vận hành là 8$/giờ, dây chuyền B có chi phí vận hành là 11$/giờ, có thể làm
thêm giờ. Tăng thời gian đến 30 giờ, dây chuyền A sẽ mất chi phí vận hành là
10$/giờ, còn B là 12$/giờ. Công ty muốn phát triển kế hoạch sản xuất nhằm tối
thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa việc tận dụng số giờ làm việc chính.
Thời Sản phẩn sp/giờ Tổng số giờ $/giờ
gian A B A B A B
Làm 5 4 25 25 8 11
chính (R)
Làm 5 4 30 30 10 12
thêm giờ
(O)

Đặt biến:
Xij: số sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền i trong thời gian j
i={A, B}, j = {R, O}
Mô hình toán
Min Z1 = 8XAR + 11XBR + 10XAO + 12XBO
Max Z2 = XAR/5 + XBR/4
Ràng buộc:
8XAR + 11XBR + 10XAO + 12XBO = 300
XAR/5 ≤ 25 Giờ làm việc chính
XBR/4 ≤ 25 Giờ làm việc chính
XAO/5 ≤ 30 Giờ làm việc thêm
XBO/4 ≤ 30 Giờ làm việc thêm

15
XAR, XBR, XAO, XBO ≥ 0

Bài toán đặc thù: bài toán vận tải


Ví dụ 1.17. Bài toán vận tải
Công ty thép Austra có hai nhà máy, tại các địa điểm P 1, P2 tương ứng với năng lực
sản xuất 100 và 120 tấn (đường kính thép cố đinh) mỗi ngày. Austra có ba trung
tâm phân phối tại các địa điểm DC1, DC2, DC3. Các trung tâm phân phối cần 80,
120, 60 tấn mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phân phối của mình. Các chi phí vận
chuyển từ mỗi nhà máy tới mỗi trung tâm phân phối được đưa ra dưới đây ($/tấn):
DC1 DC2 DC3
P1 1 2 3
P2 4 1 5

Mô hình hóa bài toán trên

NguồnĐích
80
DC1
100
120
P1
120 60
DC2

P2 DC3

Đặt biến:
xij: lượng hàng được vận chuyển từ nguồn i (i=1 với P1, 2 với P2) đến đích j (i=1
với DC1, 2 với DC2, 3 với DC3)
Hàm mục tiêu
Min Z = 1x11 + 2x12 +3x13 +4x21 +1x22 + 5x23

16
Phân tích:
Lập bảng các biến quyết định
Từ Tới DC1 DC2 DC3 Cung
P1 1 2 3 100
P2 4 1 5 120
Cầu 80 120 60 260 220
- tổng cung < tổng cầu: ràng buộc về nguồn cung là phương trình (=), ràng buộc về
cầu là bất phương trình (≤)
- tổng cung = tổng cầu: tất cả ràng buộc là phương trình (=)
- tổng cung > tổng cầu: ràng buộc về nguồn cung là bất phương trình (≤), ràng
buộc về cầu là phương trình (=)
Ràng buộc:
x11 + x12 +x13 = 100 Ràng buộc cung P1
x21 + x22 + x23 = 120 Ràng buộc cung P2
x11 + x21 ≤ 80 Ràng buộc cầu DC1
x12 + x22 ≤120 Ràng buộc cầu DC2
x13 + x23 ≤ 60 Ràng buộc cầu DC3
xij ≥ 0

17
Bài toán đặc thù: bài toán gán
Ví dụ 1.18. Bài toán phân công công việc
Đây cũng là một dạng của bài toán vận tải, với điều kiện các giả định:
 Mỗi công việc là một nguồn
 Mỗi cá nhân là một đích đến
 Có cung chính xác một đơn vị trong mỗi nguồn
 Có cầu chính xác một đơn vị tại mỗi điểm đến
 Chi phí vận chuyển bằng với chi phí phân công
Dịch vụ công đồng của chính quyền địa phương muốn phân chia ba nhóm dịch vụ
y tế cho ba địa điểm vùng xã nông thôn, mỗi nhóm một địa điểm. Giả sử mỗi nhóm
đi từ cơ quan tới địa điểm được phân công hàng ngày. Vì sự cách biệt của các địa
điểm này với các đơn vị dịch vụ nên chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển từ
đơn vị dịch vụ tới các địa điểm là khác nhau, được biểu diễn ở bảng dưới đây:
Nhóm dịch vụ L1 L2 L3
S1 25 20 30
S2 20 15 35
S3 18 19 28

Yêu cầu của bài toán là phân công như thế nào để tối thiểu hóa chi phí phục vụ cho
mỗi giờ tại mỗi địa điểm.
Đặt biến:
xij: phân công của đội ngũ dịch vụ i (=1,2,3) được phân bổ cho các địa phương j
(=1,2,3)
có thể coi các biến nhị phân như sau:
xij = 1: nếu đội ngũ dịch vụ thứ i được phân công địa điểm thứ j
xij = 0: các trường hợp khác
Hàm mục tiêu
Min Z = 25x11 + 20x12 + 30x13 + 20x21+ 15x22+ 35x23 + 18x31 + 19x32 + 28x33
Phân tích:
- Một nhóm dịch vụ sẽ được giao cho một trong ba địa điểm

18
NDV 1: x11 + x12 + x13 =1
NDV 2: x21 + x22 + x23 =1
NDV 3: x31 + x32 + x33 =1
- một vị trí sẽ chỉ nhận được một trong ba nhóm dịch vụ
L1 L2 L3 Cung
S1 25 20 30 1
S2 20 15 35 1
S3 18 19 28 1
Cầu 1 1 1 3=3

Địa điểm 1: x11 + x21 + x31 =1


Địa điểm 2: x12 + x22 + x33 =1
Địa điểm 3: x13 + x23 + x33 =1
Ràng buộc:
x11 + x12 + x13 =1 NDV 1
x21 + x22 + x23 =1 NDV 2
x31 + x32 + x33 =1 NDV 3
x11 + x21 + x31 =1 Địa điểm 1
x12 + x22 + x33 =1 Địa điểm 2
x13 + x23 + x33 =1 Địa điểm 3
xij ≥ 0 , xij = {0,1}

19
Bài toán đặc thù: bài toán trung chuyển
Ví dụ 1.19. Bài toán dòng mạng
Có sáu thành phố ở khu giữa phía Nam của New South Wales: (1)A, (2)B, (3)C,
(4)D, (5)E, (6)F. Với một sản phẩm cho trước, cung hoặc cầu cho mỗi nút trong
mạng được thể hiện bởi số âm hoặc dương gần với mỗi nút tiếp theo. Số dương đại
diện cho cầu ở một nút nhất định và số âm thể hiện nguồn cung sẵn có ở nút đó.
Chi phí vận chuyển mỗi đơn vị được cho trên mỗi cung. Mô hình hóa bái toán để
tối thiểu hóa tổng chi phí vận chuyển.
E là nút nguồn cung cấp, F là nút cầu, còn các nút khác là trung chuyển.
+100
$100-200
1A

$30 5E
+150 $45
$40
$35 $110
+70 2B
$45
$50
-300$120 +80
4D

3C 6F

Đặt biến:
xij: số lượng hàng được chở từ nút i tới nút j
Các biến: x12, x24, x42, x34, x43, x36, x51, x54, x56
Hàm mục tiêu
Min Z = 30x12 + 40x24 + 35x42 + 50x34 + 45x43 + 120x36 + 100x51 + 45x54 + 110x56
Phân tích:
Áp dụng quy tức cân bằng dòng như sau:

20
Điều kiện Quy tác cân bằng lưu lượng tại mỗi nút
Tổng cung = Tổng cầu Dòng vào – dòng ra = cung hoặc cầu
Tổng cung > Tổng cầu Dòng vào – dòng ra ≥ cung hoặc cầu
Tổng cung < Tổng cầu Dòng vào – dòng ra ≤ cung hoặc cầu
Do tổng cung = 300 + 200 > Tổng cầu = 100 + 150 + 70 + 80, nên áp dụng ràng
buộc tại mỗi nút dưới dạng: Dòng vào – dòng ra ≥ cung hoặc cầu
Ràng buộc:
x51 – x12 ≥ 100 Nút 1
x12 + x42 – x24 ≥ 150 Nút 2
x43 - x34 – x36 ≥ -300 Nút 3
x24 + x34 + x54 - x42 – x43 ≥ 70 Nút 4
-x51 - x54 - x56 ≥ -200 Nút 5
x56 + x36 ≥ 80 Nút 6
xij ≥ 0

21
CÁC KỸ THUẬT MÔ HÌNH HÓA

1. Kỹ thuật mô hình hóa: thêm các bước vào mô hình bài toán
Xem ví dụ 1.4.

2. Kỹ thuật mô hình hóa: biến là thập phân của biến khác


Ví dụ 1.9. Bài toán quản lý tài chính
Tổ chức tín dụng ABC cung cấp 5 loại hình cho vay. Tên mỗi loại hình với lãi suất
hàng năm tương ứng, được trình bày ở bảng dưới:
Số TT Loại hình Lãi suất (%)
1 Công nghiệp/Thương 9,00
nmại
2 Hộ gia đình mở rộng 8,00
3 Hộ gia đình vay lần đầu 6,50
4 Hô gia đình vay bổ sung 7,50
5 Vay cá nhân 10,00
ABC hiện có 50 triệu $. Mục đích của ABC là tối đa hóa hiệu quả đầu tư vào các
khoản cho vay. Tổ chức tín dụng duy trì chính sách cho các khoản cho vay đầu tư
của họ như sau:
- Khoản 2 không quá 25% khoản 3
- Khoản 1 ít hơn hoặc bằng khoản 4
- Tổ chức tín dụng đầu tư ít nhất 70% vốn cho các hộ gia đình vay (vay lần đầu
hoặc bổ sung)
- Vì lý do kỹ thuật, phải có ít nhất 3 USD đầu tư vào các khoản vay hộ gia đình lần
đầu cho mỗi USD cho hộ gia đình vay bổ sung.
Đặt biến:
xi: số tiền đầu tư vào lĩnh vực đầu tư thứ i (i=1,…,5)
Mô hình toán:
Max Z = 0,09x1 + 0,08x2 + 0,065x3 + 0,075x4 + 0,1x5

22
Ràng buộc:
x1 + x2 + x3 + x4 + x5 ≤ 50 Vốn sẵn có
x2 - 0,25x3 ≤ 0 Chính sách 1
x1 - x4 ≤ 0 Chính sách 2
-0,7x1 – 0,7x2 + 0,3x3 + 0,3x4 – 0,75x5 ≥ 0 Chính sách 3
x3 -3x4 ≥ 0 Chính sách 4
xi ≥ 0

3. Kỹ thuật mô hình hóa: duy trì tỷ lệ nhất định giữa các biến khác nhau
Ví dụ 1.11. Bài toán hỗn hợp sản phẩm
Công ty sản xuất quốc tế ABC sản xuất và phân phối 3 sản phẩm P 1, P2 và P3. Thời
gian sản xuất P1 gấp hai lần P2 và gấp 3 lần P3. Các sản phẩm được sản xuất theo tỷ
lệ 3:4:5. Yêu cầu vật liệu cho mỗi sản phẩm và lượng vật liệu sẵn có được cho ở
bảng sau.
Vật liệu Yêu cầu cho mỗi đơn vị sản phẩm (kg) Tổng sẵn có
A B C
R1 6 4 9 5000
R2 3 7 6 6000

Nếu tập trung sản xuất toàn bộ P1 trong thời gian cho phép, có thể sản xuất 1600
sản phẩm. Yêu cầu sản xuất ít nhất 185, 250 và 200 đơn vị sản phẩm P 1, P2 và P3
với lợi nhuận đơn vị lần lượt là 50$, 40$ và 70$. Tìm số lượng P 1, P2 và P3 được
sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận.
Đặt biến:
x1, x2, x3 là số lượng sản phẩm P1, P2 và P3 được sản xuất
Mô hình toán:
Max Z = 50x1 + 40x2 + 70x3
Ràng buộc:
6x1 + 4x2 + 9x3 ≤ 5000 R1 sẵn có

23
3x1 + 7x2 + 6x3 ≤ 6000 R2 sẵn có
tx1 + (t/2)x2 + (t/3)x3 ≤ 1600 Khả năng sản xuất
x1 ≥ 185 Nhu cầu P1
x2 ≥ 250 Nhu cầu P2
x3 ≥ 200 Nhu cầu P3
x1/3 = x2/4 = x3/5 Tỷ lệ
x1, x2, x3 ≥ 0 Ràng buộc không âm
Rút gọn:
6x1 + 4x2 + 9x3 ≤ 5000 R1 sẵn có
3x1 + 7x2 + 6x3 ≤ 6000 R2 sẵn có
x1 + x2/2 + x3/3 ≤ 1600 Khả năng sản xuất
x1 ≥ 185 Nhu cầu P1
x2 ≥ 250 Nhu cầu P2
x3 ≥ 200 Nhu cầu P3
4x1 - 3x2 = 0 Tỷ lệ 1
5x2 - 4x3 = 0 Tỷ lệ 2
x1, x2, x3 ≥ 0 Ràng buộc không âm

4. Kỹ thuật mô hình hóa: ràng buộc là thập phân của ràng buộc khác
Ví dụ 1.12. Bài toán hỗn hợp cây trồng
Liên hợp nông nghiệp Bắc Queenlands (NQAI) điều hành 3 nông trại với điều kiện
thời tiết và đất đai như nhau. Mỗi nông trại đều có giới hạn về diện tích sử dụng và
lượng nước cho thủy lợi. Dữ liệu về diện tích đất và nước sử dụng cho ở bảng sau:
Nông trại Diện tích sử dụng (ha) Nước (lít)
1. Lakefield 500 1600
2. Blackbull 600 2000
3. Buchanan 400 1000

24
NQAI đang xem xét 3 giống cây trồng, khác biệt về lợi nhuận mang lại và lượng
nước cần thiết để canh tác. Hơn nữa, tổng diện tích có thể dùng cho mỗi giống cây
tròng giới hạn bằng số lượng máy gặt và nhân công.
Giống cây Diện tích tối đa Lượng nước cần Lợi nhuận
(ha) thiết (lít) cho mỗi mong đợi cho
đơn vị diện tích mỗi hecta ($)
A. Lúa mì 600 5 450
B. Khoai tây 700 4 350
C. Canola 300 3 150
Để duy trì khối lượng công việc cân bằng giữa các nông trại, NQAI áp dụng chính
sách phần trăm diện tích đất canh tác giữa các nông trại phải bằng nhau. Tuy nhiên,
mỗi nông trại được tự do lựa chọn bất kỳ loại cây nào để canh tá. NQAI muốn biết
số lượng mỗi loại cây được canh tác ở mỗi nông trại là bao nhiêu để tối đa hóa lợi
nhuận. Xây dựng mô hình LP.
Đặt biến:
xij (i=1,2,3; j= A, B, C) là diện tích nông trại i trồng loại cây j
Phân tích:
Lợi nhuận = Lợi nhuận từ trồng lúa mì ở cả 3 nông trại + Lợi nhuận từ trồng khoai
tây ở cả 3 nông trại + Lợi nhuận từ trồng Canola ở cả 3 nông trại
Hàm mục tiêu:
Max Z = 450(x1A + x2A + x3A) + 350(x1B + x2B + x3B) + 150(x1C + x2C + x3C)
Ràng buộc:
5x1A + 4x1B + 3x1C ≤ 1600 Lượng nước ở Lakefield
5x2A + 4x2B + 3x2C ≤ 2000 Lượng nước ở Blackbull
5x3A + 4x3B + 3x3C ≤ 1000 Lượng nước ở Buchanan
x1A + x1B + x1C ≤ 500 Diện tích đất trồng ở Lakefield
x2A + x2B + x2C ≤ 600 Diện tích đất trồng ở Blackbull
x3A + x3B + x3C ≤ 400 Diện tích đất trồng ở Buchanan
x1A + x2A + x3A ≤ 600 Hạn chế thiết bị cho lúa mì
x1B + x2B + x3B ≤ 700 Hạn chế thiết bị cho khoai tây

25
x1C + x2C + x3C ≤ 300 Hạn chế thiết bị cho canola
(100/500)(x1A + x1B + x1C) = (100/600) (x2A + x2B + x2C) = (100/400)(x3A + x3B +
x3C)= 0 Đồng nhất công việc
xij ≥ 0, i = 1, 2, 3; j = A, B, C
rút gọn
5x1A + 4x1B + 3x1C ≤ 1600 Lượng nước ở Lakefield
5x2A + 4x2B + 3x2C ≤ 2000 Lượng nước ở Blackbull
5x3A + 4x3B + 3x3C ≤ 1000 Lượng nước ở Buchanan
x1A + x1B + x1C ≤ 500 Diện tích đất trồng ở Lakefield
x2A + x2B + x2C ≤ 600 Diện tích đất trồng ở Blackbull
x3A + x3B + x3C ≤ 400 Diện tích đất trồng ở Buchanan
x1A + x2A + x3A ≤ 600 Hạn chế thiết bị cho lúa mì
x1B + x2B + x3B ≤ 700 Hạn chế thiết bị cho khoai tây
x1C + x2C + x3C ≤ 300 Hạn chế thiết bị cho canola
6(x1A + x1B + x1C) - 5(x2A + x2B + x2C) = 0 Đồng nhất công việc
4(x2A + x2B + x2C) - 6(x3A + x3B + x3C) = 0 Đồng nhất công việc
xij ≥ 0, i = 1, 2, 3; j = A, B, C

5. Kỹ thuật mô hình hóa: dạng phi tuyến ở ràng buộc


Ví dụ 1.13. Bài toán lập kế hoạch sản xuất
Một xưởng sản xuất có 1 máy khoan và 5 máy bào, được dùng để sản xuất một sản
phẩm hoàn thiện có 2 chi tiết P 1 và P2. Thông số sản xuất của mỗi chi tiết được
cho ở bảng sau:
Chi tiết Lợi nhuận ($/đơn Thời gian sản xuất (phút/đơn vị)
vị) Khoan Bào
P1 4 3 20
P2 5 5 15

26
Mong muốn là cân bằng lượng công việc cho tất cả các máy, và không có máy nào
chạy nhiều hơn các máy còn lại quá 30 phút một ngày (giả sử tải bào được chia đều
cho cả 5 máy). Mô hình hóa bài toán quy hoạch tuyến tính phân chi thời gian công
việc cho mỗi máy để tối đa hóa lợi nhuận với giả thuyết một ngày có 8h làm việc.
Đặt biến:
xi: số lượng chi tiết thứ i (=1,2 lần lượt ứng với P1, P2) được sản xuất mỗi ngày
Hàm mục tiêu
Max Z = 4x1 + 5x2
Phân tích:
Ràng buộc về cân bằng máy:
|( 4 x 1+3 x 2 ) −(3 x 1+5 x 2)| ≤ 30 hay |x 1−2 x 2| ≤ 30
Đây là ràng buộc phi tuyến tính, có thể viết lại như sau:
x1 - 2x2 ≤ x3
2x2 - x1 ≤ x3
x3 ≤ 30
Ràng buộc:
(20x1 + 15x2)/5 ≤ 480 Máy bào
3x1 + 5x2 ≤ 480 Máy khoan
x1 - 2x2 - x3 ≤ 0 Cân bằng công việc
2x2 - x1 - x3 ≤ 0 Cân bằng công việc
x3 ≤ 30 Cân bằng công việc
x1, x2, x3 ≥ 0

27
6. Kỹ thuật mô hình hóa: hàm mục tiêu tối đa hóa cực tiểu và tối thiểu hóa chi
phí
Ví dụ 1.14. Bài toán hoạch định sản xuất
Lấy thông tin từ ví dụ 1.13 với mục tiêu khác. Lập mô hình tuyến tính xác định
thời gian công việc của mỗi máy để đạt được số lượng sản phẩm lắp ráp tối đa với
giả thiết một ngày 8h làm việc.
Phân tích:
Số sản phẩm đã lắp ráp không thể vượt quá giá trị nhỏ hơn số lượng chi tiết P1, P2.
Do đó, hàm mục tiêu là tối đa hóa Z = min (x 1, x2). Đây là một hàm phi tuyến, cần
đưa về dạng tuyến tính.
Đặt Y = min (x1, x2), Y: biểu thị số lượng sản phẩm đã lắp ráp
Nghĩa là:
x1 ≥ Y hay x1 – Y ≥ 0
x2 ≥ Y hay x2 – Y ≥ 0
Mục tiêu: Max Z = Y
Ràng buộc:
4x1 + 3x2 ≤ 480 Máy bào
3x1 + 5x2 ≤ 480 Máy khoan
x1 - 2x2 - x3 ≤ 0 Cân bằng công việc
2x2 - x1 - x3 ≤ 0 Cân bằng công việc
x3 ≤ 30 Cân bằng công việc
x1 - Y ≥ 0 Sản xuất tối thiểu
x2 - Y ≥ 0 Sản xuất tối thiểu
x1, x2, x3, Y ≥ 0

28
Ví dụ 1.15 Bài toán lập kế hoạch sản xuất
Nhà sản xuất phụ tùng Đông Melbourne sản xuất một loại sản phẩm chuyên biệt.
Mỗi đơn vị sản phẩm bao gồm 5 đơn vị thành phần C 1 và 4 đơn vị thành phần C 2.
Hai thành phần này cần dùng 2 nguyên vạt liệu R 1 và R2 nhập từ bên ngoài. Lượng
R1 và R2 sẵn có trong kho là 120 và 240 đơn vị. Các thành phần có thể được sản
xuất theo 3 phương pháp. Mỗi phương pháp có khả năng sản xuất cả 2 thành phần
trong 1 sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng thành phần sản xuất được ở các phương
pháp là khác nhau theo lượng NVL đầu vào và lượng thành phần đầu ra, ở bảng
dưới đây:
Phương pháp NVL đầu vào trên mỗi đvsp Đầu ra trên mỗi sản phẩm
(đơn vị) (đơn vị)
R1 R2 C1 C2
1 7 5 6 4
2 4 7 5 8
3 2 9 7 3
Xác định số lượng sản phẩm từ mỗi phương pháp để tối đa hóa tổng số đơn vị hoàn
thành của sản phẩm cuối
Đặt biến:
xi: số sản phẩm sản xuất theo phương pháp i (i=1, 2, 3)
Phân tích:
Tổng số đơn vị của thành phần C 1 được sản xuất bằng các phương pháp khác nhau
là: 6x1 + 5x2 + 7x3, của C2 là 4x1 + 8x2 + 3x3
Mỗi đơn vị sản phẩm cuối cần 5 đơn vị C1 và 4 đơn vị C2, rõ ràng số đơn vị tối đa
của sản phẩm cuối không thể vượt quá giá trị nhỏ hơn:
6 x 1+5 x 2+7 x 3
5
4 x 1+ 8 x 2+4 x 3
và 4

Do đó mục tiêu là tối đa hóa Z, trong đó:


6 x 1+5 x 2+7 x 3 4 x 1+ 8 x 2+4 x 3
Z = Min ( 5
- 4
)

29
6 x 1+5 x 2+7 x 3 4 x 1+ 8 x 2+4 x 3
Đây là dạng phi tuyến tính, đặt: Y = Min ( 5
- 4
)Như
vậy:
6 x 1+5 x 2+7 x 3
≥Y
5
4 x 1+ 8 x 2+4 x 3
)≥Y
4

Suy ra:
6x1 + 5x2 + 7x3 – 5Y ≥ 0
4x1 + 8x2 + 3x3 – 4Y ≥ 0
Hàm mục tiêu
Max Y
Ràng buộc:
6x1 + 5x2 + 7x3 – 5Y ≥ 0 Ràng buộc tối đa hóa
4x1 + 8x2 + 3x3 – 4Y ≥ 0 Ràng buộc tối đa hóa
7x1 + 4x2 + 2x3 ≤ 120 Vật liệu R1
5x1 + 7x2 + 9x3 ≤ 240 Vật liệu R2
x1 , x2, x3 ≥ 0

30
7. Kỹ thuật mô hình hóa: mô hình đa chu kỳ
Ví dụ 1.16. Bài toán lập kết hoạch sản xuất đa chu kỳ
Công ty TNHH Bắc Sydney (NSPL) sản xuất van điều khiển đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Khách hàng đặt hàng trước và nhu cầu mỗi tuần là không đổi. Tuy
nhiên, nhà máy có lượng van sản xuất không đổi mỗi tuần là 1000 van. Tổng nhu
cầu trong 4 tuần tới cho ở bảng sau:
Tuần (i) Nhu cầu (Di – đơn vị)
1 800
2 700
3 1200
4 1100
Mỗi đơn vị sản phẩm có giá 50$. Công ty được phép sản xuất mở rộng để bán
trong những tuần tiếp theo. Tuy nhiên, phải chịu chi phí 5$ mỗi tuần cho một đơn
vị lưu trữ, xử lý và bảo quản (hay còn gọi chung là chi phí tồn kho). Chi phí đặt
hàng không đáng kể. Hãy mô hình hóa bài toán xác định kế hoạch sản xuất sao cho
chi phí là nhỏ nhất có thể.
Giả định:
- sản phẩm hoặc phân phối tới khách hàng hoặc lưu trong kho vào thời điểm cuối
tuần.
- không có hàng tồn kho ban đầu và số hàng tồn kho cuối cùng phải bằng 0.

Đặt biến:
xi: số đơn vị sản phẩm sản xuất ở tuần thứ i (i=1, 2, 3, 4)
Ii: số đơn vị hàng tồn kho tại thời điểm cuối tuần thứ i
Hàm mục tiêu
Min Z = 50(x1 + x2 + x3 + x4) + 5(I1 + I2 + I3 + I4)
Phân tích:
Sản xuất trong một tuần cộng thêm lượng hàng tồn kho tuần trước phải bằng nhu
cầu trong tuần đó cộng với số hàng lưu trữ cho tuần sau:
xi + Ii-1 = Di + Ii

31
Hay: xi + Ii-1 - Ii = Di
Mà I0 = I4 = 0
Ràng buộc:
xi ≤ 1000 Ràng buộc khả năng
x1 - I1 = 800 Ràng buộc nhu cầu và liên kết các tuần
x2 + I1 – I2 = 700 Ràng buộc nhu cầu và liên kết các tuần
x3 + I2 – I3= 1200 Ràng buộc nhu cầu và liên kết các tuần
x4 + I3 = 1100 Ràng buộc nhu cầu và liên kết các tuần
xi, Ii ≥ 0

32
KỸ THUẬT NÂNG CAO

1. Kỹ thuật nâng cao: ràng buộc ưu tiên


Ví dụ 1.20. Bài toán trình tự công việc
Giả sử có 2 công việc A và B trong một nghề chuyên môn, và B không thể bắt đầu
khi A chưa kết thúc. Mô hình hóa ràng buộc ưu tiên
Đặt biến:
Gọi xA và xB lần lượt là thời điểm bắt đầu công việc A và B, d A là thời gian thực
hiện công việc A
Ràng buộc:
xA + dA ≤ xB

2. Kỹ thuật nâng cao: một trong hai ràng buộc


Ví dụ 1.21. Trình tự với quyết định một trong hai
Vẫn với ví dụ 1.20, giả sử dB là thời gian thực hiện công việc B, yêu cầu là xác
định trình tự giữa các công việc.
Đặt biến:
Đặt biến nhị phân:

{1 nếu A trước B
YAB = 0 nếu B trước A

Ràng buộc:
Với một số M đủ lớn, có ràng buộc:
xA + dA ≤ xB + M(1- YAB)
xB + dB ≤ xA + M.YAB
Nếu YAB = 1
xA + dA ≤ xB Ràng buộc chính
xB + dB ≤ xA + M Ràng buộc bổ sung (không ảnh hưởng tới lời giải tối ưu)

33
Nếu YAB = 0
xB + dB ≤ xA Ràng buộc chính
xA + dA ≤ xB + M Ràng buộc bổ sung (không ảnh hưởng tới lời giải tối ưu)

3. Kỹ thuật nâng cao: chọn K trong số N ràng buộc


Ví dụ 1.22. Bài toán với 3 ràng buộc loại trừ lẫn nhau
Xét mô hình gồm N ràng buộc, trong đó chỉ chọn K ràng buộc (K<N).
Hàm mục tiêu:
Max Z = 4x1 + 7x2
Phân tích:
Lấy ví dụ: K=1, N=3
Ràng buộc chỉ là một trong những ràng buộc sau:
2x1 + x2 ≤ 6000
Hoặc: 3x1 + 7x2 ≤ 13000
Hoặc: 5x1 + 6x2 ≤ 12500
x1, x2 ≥ 0
Đưa thêm biến phụ:
1 nếu ràng buộc thứ i được chọn
{
yi = 0 nếu ràng buộc thứ ikhông được chọn

Coi M là một số rất lớn, để 2 trong số 3 ràng buộc là dư thừa


Ràng buộc
2x1 + x2 ≤ 6000 + M(1-y1)
3x1 + 7x2 ≤ 13000 + M(1-y2)
5x1 + 6x2 ≤ 12500 + M(1-y3)
y1 + y2 + y3 = 1
x1, x2 ≥ 0

34
yi = {0,1}

4. Kỹ thuật nâng cao: quyết định Có/Không


Ví dụ 1.23. Bài toán hoạch định khả năng
Một chuỗi cung cấp bán lẻ đang xem xét có nên mở rộng trung tâm phân phối hay
không. Mức mở rộng nên ít nhất là 3000 đơn vị nhưng không quá 8000 đơn vị.
Việc mở rộng chịu một khoản chi phí ban đầu và chi phí này theo hàm phi tuyến.
Bỏ qua những thông tin khác. Xây dựng những ràng buộc cho quyết định mở rộng
trung tâm phân phối.
Đặt biến:
x: lượng mở rộng được tạo ra
1 nếu quyết định mở rộng
{
yi = 0 nếu quyết định không mở rộng

Ràng buộc:
x ≥ 3000y
x ≤ 8000y

5. Kỹ thuật nâng cao: các hàm số với N giá trị khả dĩ


Ví dụ 1.24. Bài toán lập kế hoạch sản xuất
Lấy ví dụ 1.13, với thời gian máy bào sẵn có là 480 phút. Để chia sẻ máy bào với
những sản phẩm khác, bây giờ ta muốn hạn chế thời gian sử dụng của máy phải ở
mức 250, hoặc 300, hoặc 350 phút.
Đặt biến:
x1, x2: đã đặt ở ví dụ 1.13
Phân tích:
Ràng buộc đối với máy bào là: 4x1 + 3x2 = 250, hoặc 300, hoặc 350
Gọi 3 biến nhị phân y1, tương ứng với các giá trị về phải của 250, 300, 350

35
1 nếu vế phải thứ iđược chọn
{
yi = 0 nếu vế phải thứ i không được chọn

Ràng buộc:
4x1 + 3x2 – 250y1 – 300y2 – 350y3= 0
y1 + y2 + y3 = 1

Kỹ thuật nâng cao: những phương án thay thế và quyết định không chắc chắn
Ví dụ 1.25. Bài toán lựa chọn vị trí
SPI quyết định mở rộng khả năng sản xuất bằng việc xây một nhà máy mới tại một
trong ba thành phố lớn ở Việt Nam. Nó cũng xem xét xây dựng một trung tâm
phân phối mới tại thành phố nào được chọn để xây dựng nhà máy. Tuy nhiên,
trung tâm phân phối có thể không được xây dựng nếu nó không sinh lợi nhuận. Giá
trị hiện thuần (NPV) và nhu cầu đầu tư được thể hiện trong bảng sau:
STT Cơ sở và vị trí NPV (triệu $)
Chi phí đầu tư
(triệu $)
1 Nhà máy ở HP 8 18
2 Nhà máy ở BN 6 16
3 Nhà máy ở VP 9 14
4 Trung tâm pp ở HP 5 11
5 Trung tâm pp ở BN 4 8
6 Trung tâm pp ở VP 6 7
Công ty có 36 triệu $ để thực hiện dự án mở rộng. Mục tiêu là tìm những phương
án kết hợp khả thi nhằm tối đa hóa NPV.
Đặt biến:

xi = {1nếu quy0 nếếtuđngịnhượmởc lạtạii vị trí i (i=1,2,3,4,5,6)

Hàm mục tiêu:


Max Z = 8x1 + 6x2 + 9x3 + 5x4 + 4x5 + 6x6
Ràng buộc:
18x1 + 16x2 + 14x3 + 11x4 + 8x5 + 7x6 ≤ 36 Đầu tư
x1 + x2 + x3 = 1 Chỉ xây một nhà máy

36
x4 + x5 + x6 ≤ 1 Đặt trung tâm phân phối tại nơi tốt nhất
x4 – x1 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
x5 – x2 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
x6 – x3 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
xi = {0,1}

37
BÀI VỀ NHÀ

1. Công ty PQR lên kế hoạch sản xuất tối thiểu 800 van điều khiển cho mỗi mẫu xe hơi, sử dụng ba dây
chuyền sản xuất. Các dây chuyền sản xuất có chi phí chuẩn bị, chi phí sản xuất đơn vị, và khả năng sản
xuất được cho dưới đây. Xác định các dây chuyền sản xuất sẽ được sử dụng để tối thiểu hoá tổng chi
phí.

Chi phí chuẩn Chi phí sản xuất Khả năng sản
Dây chuyền sản xuất
bị (setup) $ đơn vị $ xuất
PL-A 750 20 400
PL-B 150 55 700
PL-C 420 35 600

Chi phí chuẩn bị là chi phí một lần của mỗi dây chuyền sản xuất và chỉ xuất hiện khi dây chuyền được
sử dụng. Chi phí sản xuất đơn vị là chi phí biến đổi, do đó tổng chi phí biến đổi cho một đây chuyền
sản xuất bằng số sản phẩm sản xuất trong dây chuyền này nhân với chi phí sản xuất đơn vị.

Lập mô hình qui hoạch tối thiểu hoá chi phí sản phẩm van điều khiển của công ty PQR.

2. Một loại sơn được sản xuất sử dụng bốn quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất mỗi lít của bất cứ quá
trình sản xuất nào trong 4 quá trình sản xuất , khả năng sản xuất lớn nhất của mỗi quá trình, và các
chi phí chuẩn bị được cho dưới đây:

Quá trình CP chuân bị ($) Chi phí xử lý Khả năng sản


($/L) xuất (L)
P1 5.000 0,6 20.000
P2 6.000 0,5 15.000
P3 10.000 0,4 40.000
P4 6.000 0,3 25.000
Giả sử nhu cầu hàng ngày cần được thoả mãn là 45.000 L. Mô hình hoá vấn đề theo mô hình qui
hoạch số nguyên để quyết định lịch sản xuất hàng ngày để tối thiểu hoá tổng chi phí.

3. Xem xét mô hình toán học sau đây:


Max Z = 3x1 – 2x2 + 4x3
st.
x1 + 2x2 + 4x3 ≤22
2x1 + 3x 2 – x3 ≤ 20
3x1 + x2 + 3x3 ≥ 18
2x1 – x2 + 3x3 ≥ 17

38
x1, x2 ≥ 0
Sử dụng các kỹ thuật mô hình hoá số nguyên để mô tả điều kiện sau đây:
- Có tối thiểu 3 ràng buộc được thoả mãn
- Có không nhiều hơn 1 ràng buộc đúng
- Có không nhiều hơn 2 ràng buộc thoả mãn

11. Một xưởng mộc làm bàn và ghế. Một công nhân làm xong một cái bàn phải mất 2 giờ, một cái ghế
phải mất 30 phút. Khách hàng thường mua nhiều nhất là 4 ghế kèm theo 1 bàn do đó tỷ lệ sản xuất
giữa ghế và bàn nhiều nhất là 4:1. Giá bán một cái bàn là 35USD, một cái ghế là 50USD. Hãy trình bày
bài toán quy hoạch tuyến tính để xưởng mộc sản xuất đạt doanh thu cao nhất, biết rằng xưởng có 4
công nhân đều làm việc 8 giờ mỗi ngày.

12. Một nhà máy sản xuất hai kiểu mũ. Thời gian để làm ra một cái mũ kiểu thứ nhất nhiều gấp 2 lần thời
gian làm ra một cái kiểu thứ hai. Nếu sản xuất toàn kiểu mũ thứ hai thì nhà máy làm được 500 cái
mỗi ngày. Hàng ngày, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là 150 cái mũ kiểu thứ nhất và 200 cái kiểu thứ
hai. Tiền lãi khi bán một cái mũ kiểu thứ nhất là 8USD, một cái mũ thứ hai là 5USD. Hãy trình bày bài
toán quy hoạch tuyến tính để nhà máy sản xuất đạt lợi nhuận cao nhất.

2. Một công ty muốn sản xuất hai loại sản phẩm mới A và B bằng các nguyên liệu I, II và III.
- Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm A cần 2 đơn vị nguyên liệu I, 1 đơn vị nguyên liệu II và 1 đơn
vị nguyên liệu III.
- Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm B cần 1 đơn vị nguyên liệu I , 2 đơn vị nguyên liệu II và 1 đơn
vị nguyên liệu III.
Dự trữ về nguyên liệu I, II và III là: 8, 7 và 3.
Tiền lãi từ một đơn vị A là 4$ và từ một đơn vị B là 5$.
Cần lập kế hoạch sản xuất sao cho công ty thu được tiền lãi lớn nhất trên cơ sở nguyên liệu dự
trữ hạn chế.

13. Một nhà nông có 100 héc-ta đất và dự định trồng ba loại cây. Hạt giống cho ba loại cây A, B, C tốn lần
lượt là 40$, 20$ và 30$ cho mỗi héc-ta. Nhà nông đang có ngân sách cho hạt giống là 3.200$. Thời
gian để gieo trồng các hạt giống A, B, C trên một héc-ta lần lượt là 1, 2, 1 ngày công, nhà nông ước
tính tổng giờ công sẵn có là 160 ngày. Xác định diện tích trồng cho mỗi loại cây A, B, C sao cho có lợi

39
nhất, biết rằng lợi nhuận mỗi héc-ta cây A, B, và C lần lượt là 100$, 300$ và 200$.
a. Xác định biến quyết định, hàm mục tiêu và các ràng buộc cho bài toán
b. Lập mô hình trên bảng tính Excel và dùng chức năng SOLVER tìm lời giải tối ưu (yêu cầu trình
bày cụ thể nhưng ngắn gọn các bước thực hiện trên Excel)
c. Khi chạy SOLVER, chọn Sensitive Report để trả lời xem nếu nông trại có thêm 10 ngày công nữa
thì hàm mục tiêu có thay đổi không? Thay đổi thế nào?

14. Công ty Hoá phẩm Zenico sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp làm sạch thảm. Hỗn hợp hoá chất này
làm từ hỗn hợp 2 hoá chất khác cùng chứa chất làm sạch LIM và chất làm sạch LOOM. Sản phẩm này
phải chứa 175 đơn vị chất LIM và 150 đơn vị chất LOOM và phải cân nặng ít nhất 100 pound (1
pound = 0.454 kg). Hoá chất A có giá $8 mỗi pound, trong khi đó hóa chất B có giá $6 mỗi pound.
Hóa chất A chứa một đơn vị chất LIM và một đơn vị chất LOOM. Xây dựng bài toán ở dạng quy
hoạch tuyến tính và giải bài toán.

15. Bài toán phối trộn nguyên vật liệu


Công ty Sunco Oil sản xuất 3 loại xăng (X1, X2, X3). Mỗi loại xăng được sản xuất bằng cách trộn ba loại
dầu thô (D1, D2, D3). Mỗi ngày, Sunco có thể mua tối đa 5.000 thùng dầu mỗi loại. Ba loại xăng có chỉ
số ốctan và hàm lượng lưu huỳnh khác nhau, và hỗn hợp dầu thô dùng để tạo thành loại xăng đó
phải có chỉ số ốctan tối thiểu và hàm lượng lưu huỳnh tối đa như trong bảng dưới đây. Giá bán của
mỗi loại xăng và giá mua của mỗi loại dầu thô cũng được nêu trong bảng. Chi phí để chuyển đổi 1
thùng dầu thành 1 thùng xăng là 4$. Nhà máy lọc dầu của Sunco có sản lượng tối đa là 14.000 thùng
xăng mỗi ngày.
Các khách hàng của Sunco đã ký hợp đồng mua các loại xăng như sau: 3000 thùng X1, 2000 thùng X2,
1000 thùng X3 mỗi ngày. Sunco cũng có thể quảng cáo sản phẩm để kích cầu, và mỗi đôla chi cho
quảng cáo cho một loại xăng nhất định mỗi ngày sẽ làm tăng nhu cầu hàng ngày của loại xăng đó
thêm 10 thùng/ngày. Hãy xây dựng mô hình tuyến tính cho phép Sunco tối đa hóa lợi nhuận (=doanh
thu-chi phí) mỗi ngày của công ty.

Dầu Giá mua ($/thùng) Chỉ số Hàm lượng lưu huỳnh (%)
thô ốctan
D1 45 12 0.5
D2 35 6 2.0
D3 25 8 3.0

40
Chỉ số ốctan tối Hàm lượng lưu huỳnh tối đa
Xăng Giá bán ($/thùng)
thiểu (%)
X1 70 10 1.0
X2 60 8 2.0
X3 50 6 1.0

16. Bài toán kế hoạch sản xuất


Mỗi tháng công ty giày X cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng như sau:
Tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Nhu cầu D 600 đôi 300 đôi 800 đôi 100 đôi

Công nhân làm việc liên tục trong 3 tuần rồi được nghỉ 1 tuần. Trong 1 tuần một công nhân có thể
sản xuất tối đa 50 đôi giày. Mỗi công nhân được trả lương 500.000 đồng/tháng. Cuối mỗi tuần, giày
sản xuất ra được lưu kho với chi phí 500đ/đôi/tuần.
Hãy lập mô hình toán để tối thiểu hóa chi phí hàng tháng (lao động + lưu kho) và đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng. Để đơn giản, giả thiết rằng lượng hàng tồn kho cuối tháng bằng 0 và mỗi tháng
có 4 tuần.

17. Bài toán phân công công việc


Cảnh sát 113 Hà Nội nhận được 3 cuộc gọi cấp cứu. Hiện có 5 xe tuần tra có thể huy động, thời gian
cần thiết để các xe này tới được nơi đã gọi điện như trong bảng dưới đây. Hãy dùng phương pháp
Hungary để xác định xe nào cần điều đến vị trí nào.

Xe 1 Xe 2 Xe 3 Xe 4 Xe 5
Cuộc gọi 1 10 6 7 5 9
Cuộc gọi 2 11 7 8 6 4
Cuộc gọi 3 18 7 5 4 7

18. Bài toán kế hoạch SX có chi phí cố định


Lập mô hình để xác định kế hoạch cho việc sản xuất 2000 sản phẩm trên 3 máy tiện sao cho tổng chi
phí là nhỏ nhất, biết chi phí khởi động, chi phí gia công mỗi sản phẩm và công suất tối đa của mỗi
máy như sau:
Máy Chi phí khởi động CP gia công/SP Công suất tối đa
1 100 10 600

41
2 300 2 800
3 200 5 1200

19. Bài toán chọn địa điểm nhà máy


Do tình trạng ô nhiễm quá mức ở sông Cầu, chính phủ dự kiến xây một số trạm xử lý nước thải để
khống chế các chất gây ô nhiễm A và B. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo xử lý loại bỏ tối thiểu 8000
tấn A và tối thiểu 5000 tấn B từ nước sông Cầu. Có 3 địa điểm khác nhau được đề xuất để xây các
trạm, với các thông số nêu trong bảng. Hãy lập mô hình IP để đáp ứng được yêu cầu đặt ra với chi
phí tối thiểu.
Lượng chất B xử lý
Chi phí xây dựng Chi phí xử lý 1 Lượng chất A xử lý từ
Địa điểm từ 1 tấn nước
(USD) tấn nước (USD) 1 tấn nước (tấn)
(tấn)
1 100.000 20 0,4 0,3
2 60.000 30 0,25 0,20
3 40.000 40 0,2 0,25

20. Bài toán thiết kế sản phẩm


Bạn được giao trách nhiệm sắp xếp các bài hát trên 2 CD của volume #1 của ca sĩ LT. Mỗi CD phải có
tổng độ dài từ 49-51 phút. Yêu cầu sắp xếp các bài hát thỏa mãn điều kiện:
i. Mỗi CD có đúng 3 bài hát thuộc thể loại ballad
ii. CD1 phải có ít nhất 2 bài hát thuộc thể loại pop
iii. Bài hát số 5 hoặc bài hát số 6 hoặc bài hát số 7 phải trên CD1
iv. Nếu bài hát số 2 và 4 trên CD1 thì bài hát số 5 phải trên CD2
Hãy dùng mô hình IP để xác định các bố trí các bài hát trên 2CD thuộc volume này.
Bài hát số Thể loại Độ dài (phút) Bài hát số Thể loại Độ dài (phút)
1 ballad 8 7 ballad 8
2 Pop 9 8 Pop 7
3 R&B 8 9 ballad 9
4 Pop 7 10 R&B 7
5 ballad 10 11 Pop 9
6 ballad 9 12 Pop&ballad 10

21. Một công ty Thu Hương muốn sản xuất 2 loại sản phẩm A và B bằng 3 loại nguyên liệu I, II và III. Suất
tiêu hao nguyên liệu để sản xuất 2 sản phẩm được cho ở Bảng:

42
Dự trữ nguyên liệu I, II và III tương ứng là 8, 7 và 3
Tiền lãi từ 1 đơn vị sản phẩm A là 4(đvgt), B: 5(đvgt)
 Hãy xác định sản lượng sản xuất sản phẩm A và B để công ty đạt được lợi nhuận cực đại và
không bị thiếu hụt nguyên vật liệu dự trữ các loại.
 Với mức lợi nhuận yêu cầu tối thiểu là 20 (đvgt) Công ty có thể đạt được tại điểm phối hợp sản
xuất tối ưu không?

22. Bài toán kế hoạch sản xuất


Công ty sản xuất sơn với danh mục sản phẩm gồm 3 loại: sơn lót, sơn màu (trong nhà) và sơn ngoại
thất. Quá trình sản xuất 3 loại sơn đều trải qua 3 quá trình cơ bản. Nguồn lực giới hạn và yêu cầu sản
xuất của mỗi loại sơn được cho trong bảng:
Yêu cầu
Sơn lót Sơn màu Sơn ngoại thất Giới hạn nguồn lực
nguồn lực
Pha hóa chất
0.25 0.15 0.65 550 tấn
(kg/lít)
Trộn (kl/ca) 3 4 6 90 ca
Đóng gói (kl/ca) 10 10 10 75 ca

Không có giới hạn cho các nguồn lực khác. Nhu cầu và lợi nhuận tính như sau:
Sơn lót Sơn màu Sơn ngoại thất
Nhu cầu/ tháng (kl) 150 350 550
Lợi nhuận ($/kl) 5000 4000 3000

Trong nhu cầu dự kiến hàng tháng, công ty luôn có hợp đồng ổn định chuyển ít nhất 250 kl/ tháng sơn
ngoại thất tới Home Mart. Nếu công ty không thể đáp ứng nhu cầu thị trường dự kiến hàng tháng, thì
chính sách của công ty là phần trăm nhu cầu không được thỏa mãn phải bằng nhau đối với 3 loại sơn.
Mô hình hóa tuyến tính bài toán để xác định kế hoạch sản xuất hàng tháng để tối đa hóa lợi nhuận.

23. Cửa hàng A định đổi mới việc kinh doanh hoa quả của mình bằng cách trộn lân 3 loại quả táo, lê và
đào để đưa ra 3 loại giỏ hoa quả cho thị trường địa phương. Mỗi giỏ hàng nặng trung bình khoảng 5

43
kg. Thành phần của giỏ hàng cụ thể như sau:
Loại giỏ Táo Lê Đào
1 Ít nhất 30% Nhiều nhất 20% Còn lại
2 Còn lại Nhiều nhất 40% Ít nhất 20%
3 Ít nhất 20% Còn lại Nhiều nhất 30%

Cửa hàng A mua táo với mức giá 1$/kg, lê 1.5$/kg, và đào 1.8$/kg và bán giỏ loại một với mức giá
2,25 $/kg, loại 2 là 3$/kg và loại 3 là 2.6$/kg. Nguồn cung hàng ngày hoa quả giới hạn với 60 kg táo,
70kg kg lê và 50 kg đào. Cửa hàng có khả năng bán hết tất cả giỏ hoa quả mà họ chuẩn bị hàng ngày.
Mô hình hóa tuyến tính bài toán để xác định hoa quả được kết hợp như thế nào để tối đa hóa lợi
nhuận.

24. Một công ty vận tải đòi hỏi số lượng lái xe tải hàng suốt 24h trong ngày như sau:
Giai đoạn Thời gian Số lượng yêu cầu
1 0 – 4h 6
2 4 – 8h 10
3 8 – 12h 20
4 12 – 16h 14
5 16 – 20h 20
6 20 – 24h 10

Mỗi lái xe có thể tham gia vào các ca làm việc vào các thời điểm như trên và thời gian mỗi ca có thể là 4
hoặc 8 tiếng/ca. Nhằm đảm bảo vận hành ổn định, ít nhất một nửa số lái xe phải làm việc ca 8h. Mô hình
hóa vấn đề để tìm số lượng lái xe bắt đầu với mỗi thời điểm gồm cả ca 4h và ca 8h để tối thiểu hóa
lượng lái xe được thuê.

44

You might also like