You are on page 1of 15

Bài 1

Bài toán tối đa hóa


Công ty Par là một nhà sản xuất và cung cấp nhỏ các thiết bị golf, công ty quyết dịnh
chuyển hướng dòng sản phẩm túi golf sang thị trường giá chuẩn và cao (túi chuẩn
và túi cao cấp). Nhà phân phối của Par rất hào hứng về dòng sản phẩm mới này và
đã đồng ý mua tất cả những túi golf sản xuất trong 3 tháng tới.
Sau khi nghiên cứu các bước sản xuất túi golf, quản lý của công ty xác định rằng
mỗi túi golf được sản xuất đòi hỏi các công đoạn lần lượt kèm thời gian sản xuất cho
mỗi chiếc túi tùy loại như sau:
Công đoạn Thời gian sản xuất (giờ)
Túi chuẩn Túi cao cấp
Cắt và nhuộm 7/10 1
May ½ 5/6
Hoàn thiện 1 2/3
Kiểm tra và đóng gói 1/10 ¼

Theo tư vấn của chuyên gia sản xuất, việc sản xuất bị ràng buộc bởi số giờ sản xuất
trong 3 tháng tới như sau: có 630 giờ cắt và nhuộm, 600 giờ may, 708 giờ hoàn thiện
và 135 giờ kiểm tra và đóng gói.
Cùng với đó, phòng kế toán phân tích dữ liệu sản xuất và tính toán tất cả các chi phí
và từ đó đưa ra lợi nhuận đối với túi chuẩn là 10$ và túi cao cấp là 9$. Hãy lập mô
hình bài toán để xác định số lượng túi mà doanh nghiệp quyết định sản xuất để tối
đa hóa lợi nhuận.
Đặt biến:
S: số lượng túi chuẩn
D: số lượng túi cao cấp
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Max Z = 10S + 9D
Các ràng buộc:
7S/10 + 1D ≤ 630 Cắt và nhuộm
1S/2 + 5D/6 ≤ 600 May
1S + 2D/3 ≤ 708 Hoàn thiện
1S/10 + 1D/4 ≤ 135 Kiểm tra và đóng gói
S,D ≥ 0

Bài 2
Bài toán tối thiểu hóa
Công ty máy móc M&D sản xuất 2 sản phẩm để bán dưới dạng nguyên vật liệu thô
tới những công ty sản xuất xà bông và chất tẩy. Dựa trên việc phân tích mức tồn kho
hiện nay và nhu cầu tiềm năng theo tháng, quản lý M&D chỉ ra rằng kết hợp sản xuất
sản phẩm A và B phải mất ít nhất 350 gallon. Cụ thể, một khách hàng chính đặt 125
gallon sản phẩm A cũng phải được đáp ứng. Sản phẩm A cần 2 giờ sản xuất mỗi
gallon, còn B cần 1 giờ. Trong tháng tới, 600 giờ thời gian sẵn có cho sản xuất. Mục
tiêu của M&D là thỏa mãn những yêu cầu này tại mức chi phí sản xuất thấp nhất.
Chi phí sản xuất là 2$/gallon sản phẩm A và 3$/gallon sản phẩm B.
Xác định kế hoạch sản xuất tối thiểu hóa chi phí.
Đặt biến:
A: số gallon sản phẩm A
B: số gallon sản phẩm B
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Min Z = 2A + 3B
Các ràng buộc:
1A ≥ 125 Nhu cầu sản phẩm A
1A + 1B ≥ 350 Tổng số lượng sản xuất
2A + 1B ≤ 600 Thời gian sản xuất
A,B ≥0

Bài 12.
Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất Lam Sơn có 02 nhà máy A và B sản xuất bàn, ghế gỗ xuất khẩu. Mỗi
ngày nhà máy A có thể sản xuất được 20 bàn và 60 ghế. Mỗi ngày nhà máy B có thể sản xuất được 25 bàn
và 50 ghế. Công ty vừa ký được hợp đồng xuất khẩu 1000 bàn và 2500 ghế. Thời hạn hợp đồng giao hàng
tối đa 30 ngày kể từ ngày ký. Vì vậy, trong 30 ngày số lượng bàn ghế mà cả hai nhà máy A và B của công
ty phải sản xuất ít nhất phải bằng số lượng hợp đồng. Chi phí vận hành ở nhà máy A là $1000/ngày và chi
phí vận hành ở nhà máy B là $900/ngày. Sử dụng phương pháp đồ thị, anh/chị hãy tìm miền khả thi và
các ràng buộc cho bài toán và xác định số ngày hoạt động cần cho mỗi nhà máy để sản xuất đủ số lượng
bàn và ghế trong hợp đồng với chi phí thấp nhất? Tính chi phí này? Biết rằng công ty bắt đầu sản xuất
ngay sau khi ký hợp đồng.

Bài 13.
Một nhà máy cán thép có thể sản xuất hai loại sản phẩm : thép tấm và thép cuộn. Nếu chỉ sản xuất một
loại sản phẩm thì nhà máy chỉ có thể sản xuất 200 tấn thép tấm hoặc 140 tấn thép cuộn trong một giờ .
Lợi nhuận thu được khi bán một tấn thép tấm là 25USD, một tấn thép cuộn là 30USD. Nhà máy làm việc
40 giờ trong một tuần và thị trường tiêu thụ tối đa là 6000 tấn thép tấm và 4000 tấn thép cuộn .
Vấn đề đặt ra là nhà máy cần sản xuất mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu trong một tuần để đạt lợi
nhuận cao nhất. Hãy trình bày bài toán quy hoạch tuyến tính cho vấn đề trên.

Bài 14.
Một xưởng mộc làm bàn và ghế. Một công nhân làm xong một cái bàn phải mất 2 giờ, một cái ghế phải
mất 30 phút. Khách hàng thường mua nhiều nhất là 4 ghế kèm theo 1 bàn do đó tỷ lệ sản xuất giữa ghế và
bàn nhiều nhất là 4:1. Giá bán một cái bàn là 35USD, một cái ghế là 50USD. Hãy trình bày bài toán quy
hoạch tuyến tính để xưởng mộc sản xuất đạt doanh thu cao nhất, biết rằng xưởng có 4 công nhân đều làm
việc 8 giờ mỗi ngày.

Bài 15.
Một nhà máy sản xuất hai kiểu mũ. Thời gian để làm ra một cái mũ kiểu thứ nhất nhiều gấp 2 lần thời
gian làm ra một cái kiểu thứ hai. Nếu sản xuất toàn kiểu mũ thứ hai thì nhà máy làm được 500 cái mỗi
ngày. Hàng ngày, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là 150 cái mũ kiểu thứ nhất và 200 cái kiểu thứ hai. Tiền
lãi khi bán một cái mũ kiểu thứ nhất là 8USD, một cái mũ thứ hai là 5USD. Hãy trình bày bài toán quy
hoạch tuyến tính để nhà máy sản xuất đạt lợi nhuận cao nhất.

Bài 16.
Giải những bài toán quy hoạch tuyến tính sau đây bằng phương pháp đồ thị:
* Max Z = X1 – X2
3X1 +X2≥3
X1 + 2X2 ≥
4 X1 – X2 ≤ 1
X1, X2 ≤ 5

* Min W = -X1 + X2
-X1 – 2X2≤6
X1 – 2X2 ≤ 4
- X1 + X2 ≤ 1
X1, X2 ≤ 0

* Max Z = 5X1 + 6X2


X1 – 2X2 ≥ 2
-2X1 + 3X2 ≥ 2
X1, X2 tuỳ ý

Bài 17. Một xưởng sản xuất hai loại thép đặc biệt T1 và T2.
- Loại T1 cần 2h để nấu chảy, 4h để luyện và 10h để cắt định hình.
- Loại T2 cần 5h để nấu chảy, 1h để luyện và 5h để cắt định hình.
Lợi nhuận mang lại từ T1 là 24$ và từ T2 là 8$.
Khả năng tôi của xưởng là: 40h để nấu chảy, 20h để luyện, 60h để cắt định hình. Xác định
phương án sản xuất để mang đến cho nhà sản xuất lợi nhuận cao nhất.

Bài 30. Xem xét mô hình toán học sau đây:


Min x1 + x2
s.t.
x1 + 2x2 ≥ 7
2x1 + x2 ≥ 5
x1 + 6x2 ≥ 11
x1, x 2 ≥ 0
a. Giải bài toán sử dụng phương pháp hình học
b. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x1
c. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x2
d. Giả sử hệ số của x1 tăng tới 1,5. Tìm lời giải tối ưu mới?
e. Giả sử hệ số hàm mục tiêu của x2 giảm tới 1/3. Tìm lời giải tối ưu mới?

Bài 31. Xem xét mô hình qui hoạch tuyến tính sau:
Max 2x1 + 3x2
s.t.
x1 + x2 ≤ 10
2x1 + x2 ≥ 4
x1 + 3x2 ≤ 24
2x1 + x2 ≤ 16
x1, x2 ≥ 0
a. Giải bài toán sử dụng phương pháp hình học
b. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x1
c. Tính vùng tối ưu của các hệ số hàm mục tiêu của x2
d. Giả sử hệ số của x1 tăng từ 2 lên 5. Lời giải tối ưu mới là gì?
Giả sử hệ số hàm mục tiêu của x2 giảm từ 3 xuống 1. Lời giải tối ưu mới là gì?
QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH 3 BIẾN TRỞ LÊN
Ví dụ 1.2. Bài toán khẩu phần
Một chuyên gia về khẩu phần lên kế hoạch thực đơn bao gồm ba nguyên liệu A, B
và C. Mỗi gam A có 3 đơn vị đạm, 2 đơn vị carbohydrate và 4 đơn vị chất béo. Mỗi
gam B chứa 1, 3 và 2 đơn vị các chất tương ứng; và mỗi gam C chứa 3,1 và 4 đơn
vị tương ứng. Chuyên gia dinh dưỡng muốn cung cấp tối thiểu 440 đơn vị chất béo,
tối thiểu 150 đơn vị carbohydrate và tối thiểu 320 đơn vị đạm. Nếu 1 gam A giá $
15,6, 1 gam B giá $18,9, và một gam C giá $ 12,7, lượng mỗi thành phần thực phẩm
cần được sử dụng để tối thiểu chi phí bữa ăn và thoả mãn các yêu cầu của chuyên
gia dinh dưỡng?
Đặt biến:
x, y, z: lần lượt là lượng thực phẩm A, B, C (kg)
Khoản mục Mỗi đơn vị sản phẩm Ràng buộc

A B C

Chất béo 4 2 4 440+

Carbonhydrate 2 3 1 150+

Đạm 3 1 3 320+

Chi phí đơn vị 15.6$ 18.9$ 12.7$

Mô hình toán:
Min Z = 15,60x + 18,90y +12,70z
Các ràng buộc:
4x + 2y + 4z ≥ 440 Giới hạn chất béo
2x + 3y + 1z ≥ 150 Giới hạn carbonhydrate
3x + 1y + 3z ≥ 320 Giới hạn chất đạm
x, y, z ≥ 0
Ví dụ 1.6. Bài toán Knapsack
Có 4 loại hàng hóa được xem xét để chở trên một máy bay quân sự nhỏ, khả năng
chở là 12 tấn, liên quan đến hoạt động cứu viện. Trọng lượng và thể tích của những
hàng hóa được cho như dưới đây:
Hàng hóa Trọng lượng mỗi đơn vị Thể tích mỗi đơn vị
(tấn) (m3)
A 3 20
B 5 30
C 4 25
D 2 18
Số lượng hàng hóa được chở trên máy bay là như thế nào để tối đa hóa thể tích của
các hàng hóa
Đặt biến:
xi : số lượng đơn vị hàng hóa A, B, C, D được chọn
i={A, B, C, D}
Mô hình toán:
Max Z = 20xA + 30xB + 25xC + 18xD
Ràng buộc:
3xA + 5xB + 4xC + 2xD ≤ 12 Khả năng chở
xA, xB, xC, xD ≥ 0
Ví dụ 1.5. Bài toán ngân sách
Hội đồng thành phố và các cơ quan đị phươnmg luôn phải đối mặt với những tình
huống họ phải chọn một hoặc nhiều dự án (những cơ hội đầu tư) từ một số dự án
cạnh tranh. Nếu có sắn 30 triệu $, các dự án nào sau đây sẽ được chọn
STT Dự án Chi phí (triệu $) Lợi ích kỳ vọng
1 Chương trình sau đại học 6 18
2 An toàn giao thông 18 16
3 Giảm tội phạm 10 12
4 Mở rộng giao thông 9 25
5 Cơ sở chăm sóc trẻ em 4 14
Hãy tối đa hóa lợi ích kỳ vọng mà không vượt quá giới hạn về ngân sách vốn.
Đặt biến:
Có sử dụng biến nhị phân: quyết định đầu tư (ký hiệu: 1)/ không đầu tư (ký hiệu: 0)
xi = 1 nếu dự án được chọn, = 0 nếu dự án không được chọn
i=1÷5
Mô hình toán:
Max Z = 18x1 + 16x2 + 12x3 + 25x4 + 14 x5
Ràng buộc:
6x1 + 18x2 + 10x3 + 9x4 + 4x5 ≤ 30 Ngân sách
x1, x2, x3, x4, x5 = {0,1}
Ví dụ 1.6. Bài toán Knapsack
Có 4 loại hàng hóa được xem xét để chở trên một máy bay quân sự nhỏ, khả năng
chở là 12 tấn, liên quan đến hoạt động cứu viện. Trọng lượng và thể tích của những
hàng hóa được cho như dưới đây:
Hàng hóa Trọng lượng (tấn) Thể tích (m3)
A 3 20
B 5 30
C 4 25
D 2 18
Hàng hóa nào được chở trên máy bay để tối đa hóa thể tích của các hàng hóa
Đặt biến:
xi = 1 nếu hàng hóa i được chọn, = 0 nếu hàng hóa i không được chọn
i={A, B, C, D}
Mô hình toán:
Max Z = 20xA + 30xB + 25xC + 18xD
Ràng buộc:
3xA + 5xB + 4xC + 2xD ≤ 12 Khả năng chở
XA, xB, xC, xD = {0,1}
QUY HOẠCH NGUYÊN

Ví dụ về Bài toán LP và IP, MILP


LP IP MILP
Max Z = 3x1 + 2x2 Max Z = 3x1 + 2x2 Max Z = 3x1 + 2x2
Ràng buộc: Ràng buộc: Ràng buộc:
x1 + x2 ≤ 6 x1 + x2 ≤ 6 x1 + x2 ≤ 6
x1, x2 ≥ 0 x1, x2 ≥ 0; x1, x2 nguyên x1, x2 ≥ 0; x1 nguyên
Max Z = x1 - x2 Max Z = x1 - x2
Ràng buộc: Ràng buộc:
x1 + 2x2 ≤ 2 x1 + 2x2 ≤ 2
2x1 - x2 ≤ 1 2x1 - x2 ≤ 1
x1, x2 ≥ 0 x1, x2 = 0 hoặc 1

Ví dụ 4.2. Bài toán ngân sách


HNco đang xem xét 4 cơ hội đầu tư với giá trị hiện thuần NPV, với chi phí là
khoản tiền đầu tư ở thời điển hiện tại:
- Cơ hội 1: 16000$, 5000$
- Cơ hội 2: 22000$, 7000$
- Cơ hội 3: 12000$, 4000$
- Cơ hội 4: 8000$, 3000$
Ngân sách cho đầu tư là 14000$
Hãy mô hình hóa bài toán giúp lựa chọn phương án đầu tư nào tối đa hóa giá trị
hiện thuần NPV thu được.
Đặt biến:
1 nếu cơ hội j được chọn
xj = {
0 nếu cơ hội j không được chọn
j= 1÷4
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Max Z = 16x1 + 22x2 + 12x3 + 8x4
Các ràng buộc:
5x1 + 7x2 + 4x3 + 3x4 ≤ 14
xj= 0 hoặc 1 (j=1÷4)
Mở rộng:
- Hnco có thể đầu tư nhiều nhất là 2 cơ hội: x1 + x2 + x3 + x4 ≤ 2
- Nếu đầu tư cơ hội 2 thì cũng phải đầu tư cơ hội 1: x2 ≤ x1
- Nếu đầu tư cơ hội 2 thì không được đầu tư cơ hội 4: x2 + x4 ≤ 1
X1 = 1, X2 = 0, X3 = 1, X4 = 0, Z = 28

Ví dụ 1.25. Bài toán lựa chọn vị trí


SPI quyết định mở rộng khả năng sản xuất bằng việc xây một nhà máy mới tại một
trong ba thành phố lớn ở Việt Nam. Nó cũng xem xét xây dựng một trung tâm phân
phối mới tại thành phố nào được chọn để xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, trung tâm
phân phối có thể không được xây dựng nếu nó không sinh lợi nhuận. Giá trị hiện
thuần (NPV) và nhu cầu đầu tư được thể hiện trong bảng sau:
STT Cơ sở và vị trí Chi phí đầu tư
NPV (triệu $)
(triệu $)
1 Nhà máy ở HP 8 18
2 Nhà máy ở BN 6 16
3 Nhà máy ở VP 9 14
4 Trung tâm pp ở HP 5 11
5 Trung tâm pp ở BN 4 8
6 Trung tâm pp ở VP 6 7
Công ty có 36 triệu $ để thực hiện dự án mở rộng. Mục tiêu là tìm những phương án
kết hợp khả thi nhằm tối đa hóa NPV.

Đặt biến:
1 nếu quyết định mở tại vị trí i
xi = { (i=1,2,3,4,5,6)
0 nếu ngược lại
Hàm mục tiêu:
Max Z = 8x1 + 6x2 + 9x3 + 5x4 + 4x5 + 6x6
Ràng buộc:
18x1 + 16x2 + 14x3 + 11x4 + 8x5 + 7x6 ≤ 36 Đầu tư
x1 + x2 + x3 = 1 Chỉ xây một nhà máy
x4 + x 5 + x 6 ≤ 1 Đặt trung tâm phân phối tại nơi tốt nhất
x4 – x1 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
x5 – x2 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
x6 – x3 ≤ 0 Chỉ xây ttpp trong thành phố khi nhà máy mới cũng được xây ở đó
xi = {0,1}

Phương pháp Branch & Bound (B&B)


Ví dụ 4.4.
Tập đoàn Telfa sản xuất bàn và ghế. Sản xuất một bàn cần 1 giờ lao động và 9m2
bìa gỗ. Một cái ghế cần 1 giờ lao động và 5m2 bìa gỗ. Hiện có 6 giờ lao động và
45m2 bìa gỗ.
Lợi nhuận khi bán một chiếc bàn là 8$, một chiếc ghế là 5$. Mo ohình hóa và giải
bài toán tối đa hóa lợi nhuận
Đặt biến
xi: số bàn (i=1), hay số ghế (i=2) được được sản xuất
Hàm mục tiêu
Max Z = 8x1 + 5x2
Ràng buộc
x1 + x2 ≤ 6
9x1 + 4x2 ≤ 45
xj ≥ 0 và nguyên

Ví dụ 4.5. Bài toán quy hoạch trộn


Max Z =2x1 + x2
Ràng buộc:
5x1 + 2x2 ≤ 8
x1 + x2 ≤ 3
x1, x2 ≥ 0; x1 nguyên
Ví dụ 4.6. Bài toán Knapsack
Max Z = 40x1 + 80x2 + 10x3 + 10x4 + 4x5 + 20x6 + 60x7
40x1 + 50x2 + 3x3 + 10x4 + 10x5 + 40x6 + 30x7 ≤ 100
xi = 0 hoặc 1 (i=1,2,…,7)

Bài 1.

Xem xét mô hình qui hoạch toàn số nguyên sau:


Max 5x1 +8x2
s.t.
6x1 + 5x2 ≤ 30
9x1 + 4x2 ≤ 36
1x1 + 2x2 ≤ 10
x1, x2 ≥ 0 và là số nguyên
 Vẽ đồ thị thể hiện các ràng buộc của mô hình. Vẽ các điểm khả thi của các lời giải số nguyên.
 Tìm lời giải tối ưu của bài toán nới lỏng (bỏ điều kiện ràng buộc số nguyên). Làm tròn xuống để
tìm lời giải khả thi.
 Tìm lời giải tối ưu số nguyên. Lời giải này có giống với lời giải ở phần (b) làm tròn xuống.

Bài 2.

Xem xét mô hình qui hoạch toàn số nguyên sau:


Max 1x1 +1x2
s.t.
4x1 + 6x2 ≤ 22
1x1 + 5x2 ≤ 15
2x1 + 1x2 ≤ 9
x1, x2 ≥ 0 và là số nguyên
 Vẽ đồ thị thể hiện các ràng buộc của mô hình. Vẽ các điểm khả thi của các lời giải số nguyên.
 Tìm lời giải tối ưu của bài toán nới lỏng (bỏ điều kiện ràng buộc số nguyên).
 Tìm lời giải tối ưu số nguyên.

Bài 3.
Giả sử ta có giỏ hàng có khả năng chứa 10 kg có thể được dùng để đựng các loại hàng
trong bảng sau:

Loại hàng Trọng lượng (kg) Lợi ích


1 4 11
2 3 7
3 5 12

Hãy tìm cách sắp xếp các loại hàng trên vào giỏ sao cho lợi ích có được là lớn nhất.

Lưu ý: luôn có đủ hàng mỗi loại để xếp vào giỏ.

Bài 4.

4 dự án được xem xét đầu tư. Các dự án này yêu cầu lượng đầu tư và thu được giá trị hiện
tại thuần dự án (NPV) được trình bày ở bảng dưới. Nếu vốn đầu tư hiện có là 6 triệu $, xác
định phương án đầu tư nhằm tối đa hóa NPV.

Bài 5.

Giải bài toán nguyên hỗn hợp sau bằng phương pháp Branch And Bound:


Bài 6.

Giải bài toán nguyên hỗn hợp sau bằng phương pháp Branch And Bound:


Bài 7.

Sử dụng phương pháp B&B để giải bài toán knapsack sau:

 Max Z = 40x1 + 80x2 + 10x3 + 10x4 + 4x5 + 20x6 + 60x7


s.t. 40x1 + 50x2 + 30x3 + 10x4 + 10x5 + 40x6 + 30x7 ≤ 100
xi = 0 hoặc 1 (i = 1, 2,... ,7)

You might also like