You are on page 1of 14

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM

BÀI TẬP NHÓM


MÔN MARKETING QUỐC TẾ

Chủ đề: CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Nhóm: 7
GV: BÙI THỊ THANH PHƯỢNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
NHÓM CỦA GIẢNG
VIÊN
27 Phan Thị Uyến Nhi 2119200225 CL sản phẩm, 100%
Phân phối
28 Lê Thị Nhung 2118200230 CL xúc tiến 100%
37 Nguyễn Thị Kim 2118200246 G.Thiệu DN, 100%
Thời thâm nhập tt
40 Nguyễn Thị Anh Thư 2118200250 Thuyết trình, 100%
câu hỏi
41 Nguyễn Thị Anh Thư 2118200251 Làm word, pp 100%
50 Phạm Thị Ngọc Trâm 2118200257 CL giá 100%
I. Giới thiệu về doanh nghiệp Samsung
1. Tổng quan về doanh nghiệp Samsung
Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn trên
thế giới. Đây là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại
Samsung Touw Seoul.  Tập đoàn có nhiều công ty con hầu hết hoạt động dưới
thương hiệu Samsung Tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc Samsung được
sáng lập bởi Lee ByUng-Chul  vào ngày 1 tháng 3 năm 1938, tại Daegu,  Hàn
Quốc chủ yếu tập trung vào xuất khẩu Thương mại Đại bán cá khô rau củ và trái
cây Hàn Quốc cho Mãn Châu và Bắc Kinh Samsung tham gia vào lĩnh vực công
nghệ điện tử vào cuối thập kỷ 60 xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa
thập kỷ 70 sau khi Lee ByUng-Chul  mất năm 1987 Samsung tách ra thành bốn
tập đoàn- tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Từ thập kỷ 90 SamSung
mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu tập trung vào lĩnh vực điện tử điện
thoại di động và chất bán dẫn ăn đóng góp chủ yếu vào doanh thu tập đoàn.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công
ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 7 thế giới theo giá trị thị
trườngnăm 2015), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế
giới theo doanh thu năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần
lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới). Những chi nhánh chú ý
khác bao gồm Samsung Life Insurance ( công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới ),
Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn
Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thết bị giám sát, bảo vệ)
và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu
2011). Samsung có tầm ảnh hyowrng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị,
truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau “kỳ
tích song hàn”. Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc với
doanh thu đạt 206.200 tỷ won ( tương đương 171 tỷ USD) và nắm giữ 17% tổng
GDP quốc dân (số liệu năm 2014).
Samsung Electronics Co.,LTD (SEC) là công ty điện tử đa quốc gia có trụ sở
chính đặt tại Suwon, Hàn Quốc, là công ty con của tập đoàn Samsung Group
chiếm đên 70% doanh thu của tập đoàn năm 1969 Samsung Electric Industries
được thành lập như 1 công ty công nghệ thuộc Samsung Group ở Suwon, Hàn
Quốc. Các sản phẩm thời kì đầu là thiết bị điện gia dụng bao gồm truyền hình,
máy tính, tủ lạnh, máy lạnh và máy giặt. Năm 1988, Samsung Electric
Industries sát nhập với Samsung Semiconductor&communications tạo thành
Samsung Electronics. Từ khi thành lập vào năm 1969 đến nay, Samsung
Electronics đã phát triển thành một công ty công nghệ thông tin toàn cầu, quản
lý trên 200 công ty trực thuộc trên toàn thế giới. Hiện nay Samsung Electronics
có một buổi nhà máy sản xuất chứng minh và hệ thống phân phối đặt trên 80
quốc gia trên thế giới với số nhân viên lên đến 370.000 người SEC từ lâu đã là
nhà sản xuất lớn về điện tử như pin bán dẫn bộ nhớ và ổ đĩa cứng cho các đối
tác như  Apple, Sony,  HTC và Nokia. SEC có các mạng hoạt động chính bao
gồm điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và truyền thông di động, các giải
pháp thiết bị. Từ năm 2002, SEC là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất thế
giới đôgn thời cũng là công ty sản xuất tivi lớn nhất toàn cầu. Năm 2013, SEC
giữ 20,8% thị phần ti vi LCD trên thế giới. Năm 2011 SEC thay thế Apple trở
thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới. Vào quý 4 năm
2013 tổng số điện thoại di động tiêu thụ trên thế giới là 448 tỷ USD trong đó có
112 tỷ USD là doanh số điện thoại di động của SEC. Theo đánh giá xếp hạng
của FORBES, Samsung Electronics đứng thứ 7 trên thế giới theo giá trị thương
hiệu ước tính đạt 37.9 tỷ USD. Không chỉ là một công ty hàng đầu trên thế giới
về doanh thu, thị phần, chất lượng sản phẩm mà SEC còn hướng tới là một
doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, hoạt động với tầm nhìn “Mang lại
cảm hứng cho thế giới, tạo dựng tương lai”. Samsung cam kết sản xuất và
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng nâng cao sự tiện lợi và tạo điều
kiện cho lối cộng đồng toàn cầu thông qua sự không ngừng theo đuổi những
cách đột phá và  tạo ra giá trị.
Một công ty hàng đầu về kỹ thuật số, một công dân quốc tế có trách nhiệm, một
tập đoàn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức,… Samsung là tất cả và còn
hơn thế nữa. Tại Tập đoàn Samsung (Samsung group) và Samsung điện tử
(Samsung Electronics), các sản phẩm, nguồn nhân lực và phương pháp kinh
doanh được xây dựng và duy trì chuẩn cao nhất, Samsung đã đóng góp một
cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn.
2. Tầm nhìn của Electronics 2020
 Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Samsung Electronics
là "Mang Lại Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai".
 Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung
trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của
mình là “Công nghệ  mới”, “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong
việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong
mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên.
Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội
tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi
người.
Samsung Electronics đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để đến năm 2020 có thể
đạt mức doanh thu hàng năm là 400 tỉ USD và trở thành một trong 5 thương
hiệu hàng đầu trên thế giới. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3
phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”, “Quan hệ đối
tác”  và “Tài năng”
Samsung tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công đã đạt
được, Samsung sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức
khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở thành
một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và một doanh nghiệp
hàng đầu trong tương lai.
II. Chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Samsung
Electronics
1. Thời điểm và phương thức thâm nhập của Samsung Electronics vào
thị trường Việt Nam
Năm 1996 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc
thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA). SAVINA là công
ty liên doanh giữa công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với công ty điện tử Samsung
Electronics (Hàn Quốc). Samsung Lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam
bằng hình thức liên doanh bởi nhiều lý do như để giảm thiểu rủi ro khi thâm
nhập một thị trường mới, những rủi ro về chính trị, tăng cơ hội thâm nhập thị
trường nhưng có một lý do quan trọng hơn đó là do chính sách đầu tư của nước
sở tại. Thời điểm quyết định chọn Việt Nam. Lúc đó, Việt Nam chuẩn bị tham
gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN nên đã mở cửa kêu gọi đầu tư. Chính sách
của Việt Nam là thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải thành lập liên doanh 
giửa doanh nghiệp nước ngoài Và doanh nghiệp bản địa, tạo nền tảng cho  nền
công nghiệp trong nước bám vào để phát triển. Chính sách  chủ yếu là dùng
hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Khi đó,  các
công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam phải xây dựng nhà
máy sản xuất Vì nếu chi hoạt động thương mại thì hàng rào thuế quan sẽ rất cao.
Các  doanh nghiệp khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức 7/3, 
trong đó doanh nghiệp nước ngoài góp 70% vốn. Với ngành điện tử, vốn góp
của doanh nghiệp trong nước  chú yếu là đất  hoặc một vài cơ sở sản xuất nho
nhỏ có sẵn… Liên tục từ 1993-1995, hàng loạt công ty liên doanh giữa doanh
nghiệp nước ngoài  đến từ Nhật, Hàn Quốc  được thành lập. Các “ông lớn” của
Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba  lần lượt lập liên doanh với doanh
nghiệp nội địa như Viettronics Tân Bình, Thủ Đức… Phía Hàn Quốc, các “đại
gia” gồm samsung, LG, Daewoo  cũng lần lượt có mặt và công ty Samsung
Electronics   cũng vào Việt Nam theo hình thức này.
1. Lý do Samsung thâm nhập thị trường Việt Nam
Giai đoạn 1987 - 1995  là  giai đoạn chuyển mình đầy mạnh mẽ của Samsung
Electronic  không chỉ ở trong nước mà còn bứt phá vươn ra ngoài thế giới. Bởi
từ sau khi  lên nắm chức chủ tịch tập đoàn Samsung thay cha của mình,  ông đã
đưa ra nhiều chiến lược quyết định táo bạo cơ cấu  lại toàn bộ các hoạt kinh
doanh hiện  và Dấn Thân Vào những lĩnh vực kinh doanh mới. Từ  khi  Phó
Tổng Giám Đốc Samsung Electronic  cho cho đến khi  lên nắm quyền điều hành
tập đoàn Samsung Group Lee Kun Hee luôn mang trong mình một tham vọng
quyết tâm đưa samsung electronic trở thành một trong 5 công ty công nghệ hàng
đầu thế giới. Dấn thân, thay đổi và chuyển mình đã đưa sec từ một doanh
nghiệp mang tên mình cái danh “lạc hậu về công nghệ“ dần thu hẹp khoảng
cách công nghệ với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, tiến bước mạnh
mẽ vào thị trường công nghệ toàn cầu đầy thách thức nhưng lại vô cùng hấp hấp
dẫn.
2. Lý do xuất phát từ thị trường Việt Nam
Năm 1986 Việt Nam Quyết định  chuyển đổi từ nền  kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một bước đi quan
trọng của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế văn
hóa xã hội của Việt Nam từ năm 1986 -1990 GDP  tăng trung bình 3,9%,  tăng
gần gấp đôi So với giai đoạn trước đổi mới (1986 -1990). Đây là  chuyển đổi cơ
bản giữa cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới,  thực hiện  một bước quá
trình đổi mới đời đời sống Kinh tế xã hội và giải phóng sức lao động.
Trước khi Samsung thâm nhập vào việt nam có thể thấy samsung electronic đã
nhìn ra những tìm năng của thị trường việt nam đã đuaư ra quyết định lựa chọn
đây là quốc gia tiếp theo trong hành trình kinh doanh quốc tế của mình. việt
nam đang trong giai đoạn tăng truỏng kinh tế mạnh mẽ, tốc độ thu hút vốn đầu
tư nước ngoài tăng nhanh do sự mở của nền kinh tế. Môi trường chính trị ổn
định, nhà nước có nhiều chính sách hổ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tạo nên
một môi trường đầu tư năng động, nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa điện tử ngày
càng tăng trong khi có nguồn cung còn hạn chế…
2. Mở rộng thị ttrường của doanh nghiệp 
  Hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới Samsung (Hàn Quốc)
đang cố gắn gia tăng ảnh hưởng đối với khách hàng, thông qua việc mở rộng
mạng lưới bán lẻ tại hâi thị trường lớn nhất là châu âu và bắt mỹ 
Samsung có kế hoạch tăng gấp 3 điểm bán hàng trong số 31 cửa hàng ở châu âu
vào tháng tới, và sẻ mở 90 ki ốt tại canada vào mùa xuân tại mỹ, samsung đã
hợp tác với chuổi bán lẻ Best Buy để thành lập 1.400 ki ốt với các nhân viên
samsung đã qua đào tạo.
III. Chiến lược phát triển sản phẩm của Samsung
Khác với những đối thủ như Sony và Apple, từ những năm 70, Samsung đã
quyết định không phát triển các phần mềm bản quyền và các chương trình như
âm nhạc, phim ảnh hay video game, vốn là thế mạnh của các công ty này. Chiến
lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác với
các nhà cung cấp chương trình phù hợp.
Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 90, sản phẩm của Samsung còn kém đa
dạng, chất lượng không vượt trội và thiết kế chưa có sự khác biệt. Với “Chương
trình quản lý mới” năm 1994, cựu chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee tin rằng với
chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn và đặc biệt là cải tiến sản phẩm tốt
nhất, Samsung sẽ vươn lên dẫn đầu.
1. Đa dạng hoá sản phẩm
Nhiều công ty hàng đầu chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhất định, chẳng
hạn Nokia tập trung vào điện thoại di động, Sony nổi tiếng với sản phẩm điện tử
gia dụng, Intel tập trung sản xuất bộ vi mạch. Trong khi đó, Samsung nghiên
cứu phát triển nhiều loại sản phẩm và chính sự đa dạng hoá này đã làm nên khác
biệt giữa Samsung với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy đã nhen nhóm từ những năm 80 nhưng sau “Chương trình quản lý mới”,
định hướng này mới được cải tổ triệt để. Từ những năm 97, các sản phẩm của
Samsung đa dạng và có chất lượng cao hơn.
Theo số liệu thống kê của Gartner Dataquest, IDC, Display Search, năm 2007,
Samsung là nhà sản xuất hàng đầu thế giới của 13 mặt hàng gồm ti vi màu
(17,8%), DRAM (27%), SRAM (32%), bộ nhớ NAND (38%), màn hình máy
tính (16,8%)... và đứng thứ hai ở các mặt hàng như điện thoại di động (14,4%),
máy in đa chức năng đơn sắc (20,8%)
Những năm gần đây, Samsung càng đa dạng hoá sản phẩm hơn với việc bổ sung
các mặt hàng như máy photocopy, máy ảnh, laptop…
2. Đổi mới sản phẩm kỹ thuật số
Vào cuối những năm 90, Samsung nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ điện
toán (analog) sang công nghệ kỹ thuật số (digital) đã mang đến cơ hội mới
nhằm đuổi kịp các đối thủ. Sáu năm sau, Samsung tạo ra một dòng chảy không
ngừng các sản phẩm kỹ thuật số mới từ đội ngũ 17.000 nhà khoa học, kỹ sư,
thiết kế làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) Samsung.
Sự đầu tư bằng cách thu hút và giữ các nhà khoa học tài năng đã mở đường cho
Samsung tập trung vào các lĩnh vực chủ lực, mang đến một loạt các sản phẩm
làm kinh ngạc các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Khi phát triển sản phẩm kỹ thuật số, Samsung rất quan tâm đến tốc độ tung sản phẩm. Vì có
thể biến một khái niệm trên bản vẽ thành hàng hoá  trong vòng năm tháng, Samsung có thể
làm mới dòng sản phẩm nhanh gấp hai lần bình thường.
Cựu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Yun Jong-Yong
gọi đây là “lý thuyết sashimi”. Dù có đắt đến đâu, sashimi chỉ ngon nhất khi còn tươi, để một
ngày thì món ăn trở nên kém ngon, rẻ tiền, và để thêm một ngày nữa thì đành vứt bỏ.
Yun giải thích: “Trong thời kỳ điện toán, những hãng đi sau rất khó đuổi kịp.
Giờ sang kỷ nguyên số, tốc độ sẽ quyết định tất cả và hàng tồn kho cũng như
sashimi để lâu, luôn có hại”.
3. Cải tiến quy trình
Samsung cũng nhận ra 80% chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm được quyết
định trong giai đoạn đầu khi phát triển sản phẩm. Vì thế, công ty lập ra phòng
VIP (Value Innovation Project), là nơi mà trong vòng ba tháng sẽ hình thành
các quá trình lập kế hoạch cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thiết kế, tiếp thị
và phân phối.
Các kỹ sư và thiết kế hàng đầu của Samsung được đưa đến phòng VIP để hoàn
thành một nhiệm vụ phát triển sản phẩm quan trọng nào đó. Mặt khác, Samsung
cũng tạo ra hệ thống chiến lược lập trình sẵn thời gian biểu chặt chẽ cho mọi
hoạt động sản xuất. Chẳng hạn mỗi năm, sau khi nhân viên đưa ra ý tưởng mới
về mẫu mã sản phẩm (tháng 3, 4) thì giám đốc chi nhánh sẽ trình lên hội đồng
quản trị (tháng 5, 6).
Ba ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn làm sản phẩm chiến lược của công ty
trong năm kế tiếp. Áp dụng nghiêm túc thời gian biểu này, mọi bộ phận, phòng
ban có thể hợp tác chặt chẽ với nhau để cho ra đời các mẫu sản phẩm mới tốt
nhất.
Trong chiến lược phát triển sản phẩm, bên cạnh việc cho ra đời các mẫu mã
mới, Samsung luôn đầu tư vào R&D. Không một công ty công nghệ nào, kể cả
Intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào R&D như Samsung. Tỷ trọng dành
cho R&D trong tổng doanh thu tăng dần từ 7,4% năm 2001 lên 9,4% năm 2007
với 6,3 tỉ USD.
Việc Samsung hiện có mặt tại 171 địa điểm thuộc 61 quốc gia và vùng lãnh thổ,
cũng như vươn lên vị trí 21 toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt gần 17,7 tỉ USD
(theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu mới nhất của Interbrand vào
tháng 9.2008) chứng tỏ các kế hoạch đầu tư vào sản phẩm mới của Samsung rất
chiến lược và dài hạn.
IV. Chiến lược giá của Samsung Electronic
1. Chiến lược giá hớt váng
- Samsung đang dẫn đầu thị trường về điện thoại thông mình cùng với
Iphone của Apple. Vd: Khi đối thủ cũng tung ra thị trường chiếc điện
thoại thông minh với các tính năng giống hệt nhau. Đơn giản, Sam Sung
sẽ giảm giá và dễ dàng thu hút đối tượng khách hàng từ đối thủ cạnh
tranh.
2. Giá cả cạnh tranh
- Thực tế không giống như Điện Thoại thông minh, Sam sung gặp khó
khăn trong việc vượt qua các đói thủ cạnh tranh cề các sản phẩm khác
như: Máy hút bụi Roomba, thiết bị gia dụng LG. Hơn nữa, trong thị
trường máy ảnh, Canon và Nikon dẫn đầu. Để chịu được sự cạnh tranh
khốc liệc này, Sam sung phải sử dụng giá cả cạnh tranh. Ngoài ra Sam
sung không bao giờ “chậm chân” về việc sáng tạo và cải tiến sản phẩm.
Họ là những người đầu tiên giới thiệu những thay đổi cải tiến
- So với các thương hiệu smartphone khác tại Việt Nam, Samsung có số
lượng dòng sản phẩm đa dạng hơn cả - trải dài từ mức giá chỉ trên dưới 3
triệu đồng cho tới 50 triệu đồng. Trong dịp Tết Nguyên đán 2021 này, các
smartphone của Samsung đã đồng loạt được giảm giá với mức giảm lên
tới 6,5 triệu đồng (Galaxy S20+ phiên bản 8GB/128GB màu xám).
- Mức giá tốt nhất cho các điện thoại Samsung đang trên kệ được nhà bán
lẻ tung ra thông qua chương trình bán online với những chính sách riêng.
Theo đó, điện thoại mua online sẽ không được đổi trả theo chính sách của
nhà bán lẻ mà chỉ bảo hành 12 tháng theo chính sách của Samsung Việt
Nam.
- Đặc biệt, những phiên bản của Samsung Galaxy S21 series đang ở trạng
thái "hàng sắp về" tại Việt Nam. Hiện tại, các chuỗi bán lẻ lớn đang tung
chương trình tặng quà "khủng" kèm ưu đãi giảm giá trực tiếp cho giai
đoạn đặt hàng trước, lên đến 8,5 triệu đồng.
- Ngoài quà tặng là hiện vật cùng với các dịch vụ, tại FPT Shop, khách
hàng sẽ được lì xì 2 triệu đồng cho phiên bản độc quyền Galaxy S21
Ultra 256GB, nhận lì xì 1 triệu đồng nếu chọn các phiên bản còn lại và
được trừ thẳng vào giá bán. Trong khi đó, Thế Giới Di Động tặng ngay 2
triệu đồng cho khách hàng mua Galaxy S21 5G; 1 triệu đồng cho Galaxy
S21+ 5G và S21 Ultra.
- Samsung được biết đến là một thương hiệu lớn nhưng có lẽ, nó chưa lớn
hơn LG trong lĩnh vực sản phẩm cho gia đình. Trên thực tế, ta có thể nói:
LG đánh bại Samsung ở lĩnh vực thiết bị gia dụng. Tương tự với lĩnh vực
máy giặt là Whirlpool và máy ảnh là Cannon. Đây là những thương hiệu
cạnh tranh với Samsung trong các phân khúc máy giặt và máy ảnh. Như
vậy nhìn chung, Samsung giữ giá cả cạnh tranh để đánh bại đối thủ cạnh
tranh.
- Samsung với tư cách là một thương hiệu hầu như không sử dụng cách
định giá thâm nhập vì căn bản công ty không gia nhập thị trường muộn.
Trên thực tế, Samsung có mặt ở hầu hết các phân khúc tiêu dùng lâu bền
trên thị trường. Thương hiệu cũng không thành công trong việc trở thành
người dẫn đầu trong các danh mục sản phẩm khác. Samsung là một
thương hiệu đáng tin cậy, nhưng trong danh mục sản phẩm 'thiết bị gia
dụng', hãng vẫn chưa vượt qua LG.
- Để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên sườn từ các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường, Samsung đã phải sử dụng chiến lược giá cả cạnh tranh.
Ngoài ra, Samsung không phải là công ty đầu tiên đi đầu trong các danh
mục sản phẩm này và do đó, họ phải bảo vệ vị trí của mình trên thị
trường. Tất cả những điều này giúp ta hiểu được chiến lược giá trong
chiến lược marketing mix của Samsung
V. Chiến lược phân phối của Samsung Electronic
 Chiến lược của Samsung là không được đi chậm hơn đối thủ, vì thế công
ty luôn tạo ra những sản phẩm mang tính năng tương tự như của đối thủ
nhưng được cải tiến với chi phí thấp hơn. Sau quá trình tung ra thử
nghiệm và thăm dò ý kiến khách hàng Samsung sẽ ra quyết định sản xuất
và phân phối đại trà trên toàn thế giới. Samsung vẫn luôn có chủ trương
tiếp tục sản xuất và cải tiến những sản phẩm Phủ đồng thời phát triển
nhiều sản phẩm mới ở cả nhiều phân khúc khác nhau để phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng. Samsung với hệ thống
phân phối sản phẩm toàn cầu, luôn đảm bảo gần các sản phẩm của mình
phải được xuất hiện tại khắp nơi trên thế giới với tần suất xuất hiện cao
hơn đối thủ.
 Không như Apple Mở những chuỗi cửa hàng riêng, SamSung mở rộng
kênh phân phối bằng cách thực hiện chiến lược mang tên “mở cửa hàng
trong siêu thị di động” theo đó Samsung đã hợp tác cùng Best Buy để hơn
1000 cửa hàng “ Trải nghiệm Samsung” trong các siêu thị của tập đoàn
bán lẻ toàn cầu này.
 Chiến lược R&D
 Để thực hiện được mục tiêu bám sát các đối thủ việc nghiên cứu để cho ra
đời sản phẩm mới là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy ngân sách
Samsung dành cho nghiên cứu là rất lớn. Số tiền Samsung dành cho việc
thực hiện nghiên cứu là 5,7% tổng doanh thu trong khi con số tương ứng
của Apple là 2,4% (theo Vn Marketer).
 Đánh giá chiến lược của Samsung
 Thành công của chiến lược
 Chiến lược trên đã được Samsung thực hiện thành công góp phần đưa
thương hiệu Samsung trở thành một trong những thương hiệu có giá trị
nhất hành tinh, đồng thời giúp cho Samsung đánh bại được các đối thủ để
trở thành công ty nằm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường smartphone và
cũng là một trong hai nhà sản xuất ( cùng với Apple) được các chuyên gia
đánh giá là thu được lợi nhuận cao từ thị trường này. Sự thành công vượt
bậc giúp Samsung được phong danh hiệu “kỵ sĩ thứ năm” bên cạnh bộ tứ
hùng mạnh Amazon, Apple, Google và Facebook đang thao túng thị
trường công nghệ thế giới. Chính những thành công này đã trở thành
những điểm mạnh và giúp công ty tiếp tục duy trì vị thế Số Một của mình
trong tương lai.
 Từ ma trận swot và chuỗi giá trị của Samsung ta có thể nhận thấy
Samsung thành công vì đã xây dựng nên một chiến lược
1 phát huy được những thế mạnh của công ty Samsung đã tận dụng hiệu quả
những thế mạnh của công ty như kinh nghiệm sản xuất, khả năng tự sản xuất
các linh kiện smartphone để làm giảm các chi phí, đồng thời sử dụng tối đa
nguồn lực về cơ sở hạ tầng công nghệ để đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm cho ra đời
những sản phẩm được cải tiến với những tính năng vượt trội.
2 nắm bắt được những cơ hội từ thị trường
 Vòng đời các sản phẩm của Samsung ngày càng ngắn để có thể theo kịp
thời xu hướng công nghệ chung của thế giới, đồng thời đáp ứng nhu cầu
thay đổi liên tục của người tiêu dùng. Không chỉ phát huy những sản
phẩm cao cấp, do nhận thấy được tiềm năng của thị trường smartphone
tầm trung và thấp, Samsung cũng không để bỏ lỡ cơ hội từ mảng thị
trường này. Các sản phẩm tầm cao của Samsung thường được đi kèm sau
đó một phiên bản “mini” với mức giá tầm trung nhằm đưa dòng sản phẩm
đến với mọi tầng lớp khách hàng.
 Những hạn chế của chiến lược.
 Chưa khắc phục được những nhược điểm của công ty
 Thấy vậy tuy giúp Samsung thành công đáng kể trên nhiều phương diện
nhưng chiến lược trên lại chưa khắc phục những yếu điểm của Samsung.
Samsung tuy đã vượt qua Apple về mặt thương mại, Tuy nhiên cái bóng
của Apple vẫn còn quá lớn. Trong mắt người tiêu dùng, Apple vẫn là
người đi tiên phong trong lĩnh vực smartphone và Samsung vẫn chỉ là
người đến sau, Bằng chứng là những sản phẩm của Samsung vẫn còn
mang những đặc điểm, hình dáng tương tự như iPhone của Apple. Điều
đó cho thấy Samsung chỉ mới có thể cải tiến các tính năng của sản phẩm,
chứ chưa thể cho ra đời một sản phẩm đột phá về sáng tạo, thực sự mở ra
một cột mốc trong công nghệ và ghi dấu ấn sâu đậm về Samsung trên thị
trường thế giới, như điều mà Apple đã từng làm được khi lần đầu công bố
sản phẩm iPhone.
 Để có thể thực sự trở thành người dẫn đầu thị trường và thực sự ghi đậm
dấu ấn thương hiệu của mình trong làng công nghệ thế giới, Samsung cần
nhiều sự khác biệt hơn là một màn hình hiển thị lớn và những chiến dịch
marketing rầm rộ.
VI. Chiến lược xúc tiến hổn hợp của Samsung
- Khi nhắc đến doanh nghiệp thành công người ta thường nhắc đến những
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó mà bỏ qua marketing- một yếu tố
đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu và đưa
sản phẩm của mình đến với người dùng trong thời đại công nghệ hiện
nay.
- Ngày nay, Đội marketing của Samsung luôn đề ra được những biện pháp
và chiến lược xúc tiến bán hàng hợp lý và hiệu quả cao góp phần đưa các
sản phẩm của Samsung tới hầu hết các thị trường trên thế giới, từ những
thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đến cả những thị trường rất
nhỏ bé như Irắc, Aghanistan, châu Phi…Tại bất cứ đâu, sản phẩm của
SamSung luôn chiếm lĩnh được thị phần lớn và rất có uy tín trong con
mắt khách hàng.
1. Chào hàng trực tiếp
- Samsung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người.
Việc thành công hay thất baị thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Đối
với samsung thì việc chào hàng này được dựa rất nhiều vào các tài liệu và
dữ kiện. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới
thiệu sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng và thông suốt các cau hỏi
của khách hàng. Hoạt động chào hàng phải của samsung theo nhiều
chuyên gia kinh tế đã đạt các yêu cầu cơ bản:
- Hoạt động bán hàng thực sự: samsung cung cấp những thông tin về sản
phẩm cho khách hàng và phải lấy được đơn hàng.
- Mối quan hệ vói khách hàng: nhân viên bán hàng của samsung luôn quan
tâm đến việc duy trì và cải thiện vị trí của công ty với khách hàng của
công chúng
- Thu nhập tin tức và cung cấp thông tin: nhân viên bán hàng của samsung
thường có thể cung cấp những thông tin có ích cho việc hoạch định các
chương trình khuyến mãi và quảng cáo.
2. Khuyến mãi
- Những công cụ khuyến mãi mà Samsung thường sử dụng là catalog, hàng
mẫu, film, slide film, hội chợ và triển lãm thương mại và các tài liệu,
công cụ tại điểm bán hàng,…Catalog: Các mục tiêu mà catalog samsung
phải đạt là:Catalog của Samsung luôn tạo sự quan tâm và hấp dẫn người
đọc như màu sắc đẹp, in ấn tốt, nội dung dễ hiểu đối với các sản phẩm
điện tử của samsung. Ngoài Catalog, mẫu hàng để tạo điều kiện cho
khách hàng của samsung hiểu rõ và tránh nhầm lẫn khi đặt hàng nhất là
về kiểu, cỡ của sản phẩm. Đối với các mẫu hàng nhỏ ít giá trị thì samsung
gởi tặng khách hàng thông qua đường bưu điện, đại lý bán hàng tại nước
ngoài, chi nhánh và người chào hàng lưu động. Đối vơi sản phẩm có kích
cỡ lớn, giá trị cao và nhà xuất khuẩu thì samsung thành lập các
showroom, tradeshow và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng bày.
3. Phát hành tạp chí của samsung
- Điểm đặc biệt trong mỗi chiến lược marketing của samsung đó là Tạp chí
do hãng tự biên tạp và ấn hành để thông tin về các hoạt động của
samsung cho nội bộ và khách hàng biết như sự thành công của các đại lý,
nhà phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin của sam sung, kết quả cuộc thi có
thưởng, khen thưởng nhân viên và thông tin về sản phẩm của samsung…
Tham dự các hội chợ thương mại và triển lãm, Samsung thường xuyên
tham gia các hội chợ thương maị lớn trên thế giới. Hội chợ thương mại là
nơi Samsung dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tạo mối quan
hệ giữa samsung và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại không
chỉ dùng để chúng minh Samsung được tổ chức tốt, tạo uy tin hình ảnh
tốt đẹp đối với công chúng, giới thiệu sản phẩm, mà còn cung cấp sản
phẩm cho khách hàng của samsung với giá chuẩn của nó
4. Quan hệ cộng đồng
Samsung luôn coi đây là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của toàn hoạt
dộng và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động khác mà
theo lý thuyết là samsung không phải trả tiền quảng cáo
5. Quảng cáo
Khi tiến hành một chương trìn quảng cáo, Samsung luôn đặt ra yêu cầu đối với
các nhân viên marketing cần tiến hành năm quyết định chủ yếu sau
Quyết định 5M:
Mission: Mục tiêu quảng cáo là gì?
Money: Chi Phí bao nhiêu?
Message: Lời truyền đạt cần phải gởi tới?
Media: Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng?
Measurement: Kết quả được định giá bằng cách nào?
Nội dung quảng cáo của samsung luôn được dựa theo nguyên tắc AIDA.
A: getAttention (lôi cuốn sự chú ý)
I: hold Interest (làm cho thích thú)
D: create Desire (tạo sự ham muốn)
A: mlead to Action (dẫn đến hành động mua hàng)
Liên tục xây dựng những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng bằng tận
dụng những đặc điểm nổi bật, cơ bản nhất về marketing, chú trọng đến từng
điểm nhỏ kể cả những chương trình khuyến mãi giúp các chương trình
Marketing của Samsung đem niềm tin về thương hiệu cho khách hàng và trở

thành thương hiệu điện tử hàng đầu như hiện nay

You might also like