You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

--------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Sinh viên K54 & K55


Học phần tự chọn cho các đối tượng E, F, P, T
Học phần bắt buộc cho các đối tượng C, EK

HP 3 tín chỉ, mã lớp học phần H2102BLOG1721

Giảng viên: TS.Lục Thị Thu Hường


Bộ môn Logistics, Khoa Marketing

Hà Nội, 6/2021
1. Tên học phần: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
2. Điều kiện học phần: Môn học tiên quyết: Marketing căn bản
3. Đánh giá:
- Chuyên cần: 10%
- Kiểm tra: 15%
- Bài tập nhóm: 15%
- Thi hết HP: 60% (3 câu tự luận, 90 phút)
4. Thang điểm: 10
5. Mục tiêu của HP:
- Mục tiêu chung: Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về chuỗi cung ứng và
những nguyên tắc chuẩn mực trong quá trình thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng đạt
hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị cho từng thành viên tham gia chuỗi. Học phần tập
trung vào vai trò của chuỗi cung ứng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trong mối tương quan và hợp tác chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp.
- Mục tiêu cụ thể:
o về kiến thức: các khái niệm cơ bản; các thành phần của chuỗi cung ứng; mô hình
và quá trình kinh doanh trong quản trị chuỗi; tổ chức nguồn lực trong chuỗi cung
ứng
o về kỹ năng: kỹ năng thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng; kỹ năng đánh giá kết quả
công tác quản trị chuỗi cung ứng
6. Mô tả tóm tắt nội dung HP:
- Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung
cấp bậc 2, bậc 1, các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị bán buôn, bán lẻ, các đơn vị
cung ứng dịch vụ hậu cần và bản thân khách hàng.
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hoá giá trị cho toàn hệ thống, cho từng thành
viên tham gia chuỗi và cung cấp giá trị gia tăng tới khách hàng. Chuỗi cung ứng
thành công khi quản lý hiệu quả các dòng vật chất, thông tin và tài chính để đảm bảo
hàng hoá/dịch vụ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời giữ được chi
phí ở mức tối thiểu.
Các quyết định trong quản trị chuỗi cung ứng có thể mang tính chiến lược, kế hoạch
hoặc tác nghiệp. Các quyết định chiến lược liên quan đến quá trình thiết kế và định
dạng chuỗi cung ứng. Các quyết định này có tác động dài hạn và bao gồm quyết định
về mức độ thuê ngoài các chức năng của chuỗi, địa điểm và qui mô nhà máy sản
xuất/kho bãi, phương thức vận chuyển và hệ thống thông tin. Các quyết định mang
tính kế hoạch có thể được xây dựng trong thời gian một năm và bao gồm các quyết
định về kế hoạch sản xuất, thầu phụ và hoạt động xúc tiến trong giai đoạn đó. Các
quyết định tác nghiệp thường mang tính tức thời và hàng ngày liên quan đến quá
trình sản xuất và đáp ứng đơn đặt hàng cụ thể.
- Module's description: A supply chain consists of all parties involved, directly or
indirectly, in fulfilling a customer request. It includes the suppliers, manufacturers,
wholesalers, retailers as well as logistics services providers and even customers

2
themselves. Within each organization, the supply chain includes all functions
involved in receiving and filling a customer request.
The goal of a supply chain should be to maximize overall supply chain profitability
and value generated. Successful supply chains manage flows of product, information,
and funds to provide a high level of product availability to the customer while
keeping costs low. Supply chain decisions may be characterized as strategic (design),
planning, or operational. Strategic decisions relate to supply chain configuration.
These decisions have a long-term impact and may include the outsourcing level of
supply chain function, the location and capacities of production and warehousing
facilities, the mode of transportation and the type of information system. Planning
decisions cover a period of a year and include decisions such as production plans,
subcontracting and promotions over that period. Operational decisions span from
minutes to days and include sequencing production and filling specific orders.

7. Kết cấu học phần


Chương 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phạm vi chuỗi cung ứng
1.1.2 Cấu hình và các thành phần cơ bản của CCU
1.1.3 Các dòng chảy và liên kết trong CCU
1.2 Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1 Khái niệm, bản chất và mục tiêu quản trị CCU
1.2.2 Các yếu tố động năng trong QTCCU
1.2.3 Lợi ích quản trị chuỗi cung ứng
1.3 Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng CCU trên phạm vi toàn cầu
1.3.1 Các dạng chuỗi cung ứng phổ biến
1.3.2 Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng CCU
Chương 2: Hoạch định chuỗi cung ứng và định dạng mô hình sản xuất
2.1 Hoạch định chuỗi cung ứng
2.1.1 Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng
2.1.2 Khái niệm và bản chất lập kế hoạch chuỗi cung ứng
2.1.3 Dự báo nhu cầu chuỗi cung ứng
2.1.4 Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
2.2 Định dạng các mô hình sản xuất
2.2.1 Sản xuất để dự trữ
2.2.2 Lắp ráp theo đơn hàng
2.2.3 Sản xuất theo đơn hàng
2.2.4 Thiết kế theo đơn hàng
Chương 3: Mua và quản lý nguồn cung
3.1 Khái niệm và quy trình mua
3.1.2 Khái niệm, vai trò và quan điểm tiếp cận
3.1.2 Quy trình mua và tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp
3.2 Thuê ngoài trong chuỗi cung ứng
3.2.1 Khái niệm, lợi ích và rủi ro
3.2.2 Căn cứ thuê ngoài
3.2.3 Quy trình thuê ngoài

3
3.3 Quản lý nguồn cung
3.3.1 Các loại hình chiến lược nguồn cung
3.3.2 Căn cứ xác định chiến lược nguồn cung
3.3.3 Quản trị quan hệ nhà cung cấp
Chương 4: Giao hàng, thu hồi và quản lý quan hệ khách hàng
4.1 Giao hàng và phân phối
4.1.1 Khái niệm, yêu cầu và nội dung của hoạt động giao hàng
4.1.2 Kho hàng và trung tâm phân phối
4.1.3 Giao hàng chéo
4.2 Thu hồi trong chuỗi cung ứng
4.2.1 Khái niệm, vai trò và đối tượng của hoạt động thu hồi
4.2.2 Quy trình thu hồi trong CCU
4.2.3 Thiết kế các chuỗi cung ứng thu hồi
4.3 Quản lý quan hệ khách hàng
4.3.1 Khái niệm QLQHKH và phân loại khách hàng
4.3.2 Quy trình quản lý quan hệ khách hàng
Chương 5: Quản lý thông tin và cộng tác trong chuỗi cung ứng
5.1 Hiệu ứng bullwhip
5.1.1 Khái niệm và hệ quả
5.1.2 Nguyên nhân và giải pháp
5.2 Cộng tác trong chuỗi cung ứng
5.2.1 Khái niệm, vai trò và yêu cầu cộng tác trong CCU
5.2.2 Các mức độ cộng tác trong chuỗi cung ứng
5.2.3 Các mô hình cộng tác trong chuỗi cung ứng
5. 3 Quản lý thông tin trong CCU
5.3.1 Vai trò và chức năng hệ thống thông tin CCU
5.3.2 Cấu trúc hệ thống thông tin chuỗi cung ứng
5.3.3 Hạ tầng hệ thống thông tin chuỗi cung ứng
5.3.4 Các ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng
Chương 6: Đánh giá và đo lường chuỗi cung ứng
6.1 Quan điểm và các mô hình đánh giá chuỗi cung ứng
6.1.1 Sự cần thiết và quan điểm đánh giá chuỗi cung ứng
6.1.2 Các mô hình đánh giá chuỗi cung ứng
6.2 Chỉ tiêu đo lường chuỗi cung ứng
6.2.1 Chỉ tiêu đo lường theo mô hình thẻ điểm cân bằng
6.2.2 Chỉ tiêu đo lường theo mô hình tham chiếu hoạt động CCU
6.2.3 Chỉ tiêu đo lường theo mô hình tương quan thị trường
8. Tài liệu tham khảo
[1] An Thị Thanh Nhàn (chủ biên, 2021). Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng. NXB
Thống Kê.
[2] Nguyên Lý quản trị chuỗi cung ứng (2018), NXB Thế Giới. Biên dịch: Phan Đình
Mạnh, từ nguyên bản "Essentials of Supply Chain Management" của tác giả
Michaels Hugo (2014)

4
[3] Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng (2008), NXB Lao Động Xã Hội. Biên dịch:
Phạm Như Hiền, Đỗ Huy Bình, Nguyễn Hoàng Dũng, từ nguyên bản "Strategic
Supply Chain Management" của Shoshanah Cohen và Joseph Roussel (2005).
[4] Đoàn Thị Hồng Vân và ctg. (2011). Quản trị cung ứng. NXB Tổng hợp Tp.HCM
[5] Chopra, S. & Meindl, P. (2016). Supply Chain Management: Strategy, Planning
and Operation. 6th Edition, Prentice Hall.
[6] Tạp chí “Quản trị chuỗi cung ứng Việt Nam” (https://vsci.guru/.vn)

9. Bài tập nhóm


9A. Nội dung:
Tìm hiểu kỹ lưỡng về một chuỗi cung ứng:
− Chọn một chuỗi cung ứng điển hình của Việt Nam hoặc quốc tế
− Lấy một doanh nghiệp làm trọng tâm nghiên cứu và vẽ mô hình chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp đó
− Mô tả vị trí & vai trò của các thành viên trong chuỗi
− Phân tích các yếu tố tạo nên thành công và thách thức của chuỗi
9B. Yêu cầu:
− Việc thu thập thông tin, viết báo cáo và chuẩn bị slides cho bài thuyết trình
được tiến hành trong các giờ tự học.
− Trước 28/6/2021, tất cả các nhóm nộp báo cáo (file pdf), gửi lên fb của HP
− Báo cáo dài 13-15 trang, cần có sự sàng lọc, phân tích và tổng hợp những nội
dung trọng tâm về chuỗi cung ứng, có sự kết nối giữa lí thuyết với thực tiễn
− Thuyết trình 13-15 phút
− Hỏi đáp 13-15 phút, trong đó nhóm phản biện đưa ra nhận xét, đánh giá và ít
nhất 2 câu hỏi. Các sv nhóm khác nêu vấn đề và đặt câu hỏi bổ sung.
− Các nhóm sẽ đánh giá điểm của nhóm thuyết trình.
o Mỗi nhóm sẽ đánh giá điểm của thành viên theo bậc A+, A, B+, B, C+,
C, D+, D và F. Điểm của các thành viên được đánh giá theo mức độ
đóng góp và tinh thần hợp tác của các cá nhân đó trong bài tập nhóm.
o Các bạn điểm B = điểm nhóm; điểm A = điểm nhóm +1, điểm A+ =
điểm nhóm +1,5. Mỗi nhóm không quá 2 điểm A & 2 điểm A+
− Chọn các chuỗi cung ứng ở những lĩnh vực sau:
1. Xe máy/ xe hơi
2. Mặt hàng điện/điện tử gia dụng
3. Điện thoại di động
4. May mặc
5. Giày dép
6. Mì ăn liền
7. Bánh kẹo
8. Cà phê
9. Sữa
10. Nước giải khát
11. Xuất khẩu gạo
12. Bán lẻ
13. Thép xây dựng

5
− Không chọn các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cụ thể sau đây:
o Quốc tế: Nokia, Dell, Asus, WalMart
o Việt Nam: Vinamilk, TH true milk, Cà phê Trung Nguyên,
Bánh kẹo Hải Hà, May Việt Tiến

9C. Lịch thảo luận dự kiến


Nhóm Nhóm Ngày TL
Ngành hàng Công ty
Thuyết trình phản biện dự kiến
1 13

2 12 30/6

3 11

4 10

5 9 1/7

6 8

7 1

8 2 5/7

9 3

10 4

11 5
6/7
12 6

13 7

--------*--------*--------

You might also like