You are on page 1of 321

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

QUY CHUẨN
HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ VÀ
CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, 2004
Lời nói đầu

TCXDVN: ....................................... do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên
soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số:
........................ ngày..... .tháng ..... năm ..........
HƯỚNG DẰN - LỜI GIỚI THIỆU

Lời giới thiệu

“Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” (sau đây được gọi tắt là Quy
chuẩn) do Viện KHCN Xây dựng chủ trì biên soạn đã được Bộ Xây dựng ký Quyết định ban hành
áp dụng trong phạm vi toàn quốc.

Để giúp người sử dụng có thể hiểu đầy đủ, chính xác hơn, tiện lợi hơn trong quá trình áp
dụng Quy chuẩn trên, Viện KHCN Xây dựng được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ ( Theo Hợp đồng
thực hiện đề tài NCKH và PTCN xây dựng, số 13/HĐKT (Mã số RD 09 - 02) giữa Viện KHCN xây
dựng và Vụ-KHCN Bộ xây dựng, ký ngày 18 tháng 6 năm 2002) về việc biên soạn: “Hướng dẫn ấp
dụng Quy chuẩn Hệ thống cấp thoắt nước trong nhà và công trình

Quyển tài liệu “Hướng dẫn ấp dụng Quy chuẩn Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” tóm
tắt những nội dung cơ bản nhất quy định trong từng Chương của Quy chuẩn đã ban hành đồng thời
được giải thích, làm rõ bằng các sơ đồ, hình vẽ chi tiết và các ví dụ minh hoạ.

Quyển “Hướng dẫn ấp dụng Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ” là tài liệu
minh hoạ, giải thích nội dung chính của Quy chuẩn, được biên soạn với mục đích giúp người sử
dụng tham khảo để dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát
nước trong nhà và công trình”, mà không dùng để thay thế cho Quy chuẩn này.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN- MỤC LỤC

MỤC LỤC
T rang

- Lời nói đầu


CHƯƠNG I Quy định chung 3
CHƯƠNG II Định nghĩa thuật ngữ 4
CHƯƠNG III Các điều khoản chung 22
CHƯƠNG IV Thiết bị cấp thoát nước và phụ tùng 69
CHƯƠNG V Nồi đun nước nóng 85
CHƯƠNG VI Cung cấp nước và phân phối nước 107
CHƯƠNG VII Thoát nước thải 145
CHƯƠNG VIII Chất thải gián tiếp 186
CHƯƠNG IX Thông hơi 200
CHƯƠNG X Xi phông và bể lắng 226
CHƯƠNG XI Hệ thống thoát nước mưa 247
CHƯƠNG XII Các tiêu chuẩn tham chiếu 258
PHỤ LỤC A Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước 261
PHỤ LỤC B Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp 274
PHỤ LỤC D Xác định kích thước hệ thống thoát nước mưa trên mái 285
Những quy định khi thiết kế, xây dụng và lắp đặt bể (thiết bị) thu dầu mỡ trong nhà 287
PHỤ LỤCH
bếp thương mại
PHỤ LỤC K Hệ thống xứ lý nước thải cục bộ 290

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG I : QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I của Quy chuẩn Cấp thoát nước trong nhà và công trình (QC) đã ban hành bao gồm các điều
khoản quy định về hiệu lực pháp lý, phạm vi áp dụng của QC, về công tác kiểm tra, chạy thừ hệ thống cấp thoát
nước trong nhà và công trình.
Nội dung những điều khoản chính của chương I có thể tóm tắt lại như sau:
Điều 1.1. là điều khoản quy định về hiệu lực pháp lý của QC: "Quy chuẩn này là bắt buộc áp dụng trong
phạm vi cả nước."

Từ điều 1.3.1. đêrì 1.3.4. quy định về phạm vi áp dụng của QC. Theo đó, QC áp dụng cho việc lắp đặt mới,
cải tạo, sửa chữa, thay thế, di chuyển, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình,
kể cả phần hệ thống ngoài nhà tính đến điểm đấu nối với hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực.
Đối với các phụ lục kèm theo QC, điều 1.4. quy định: "Các phụ lục của quy chuẩn này là những tư liệu
dùng để tham khảo, không phải là bắt buộc áp dụng, trừ khi được chấp nhận cá biệt. Đối với các tiêu chuẩn của
chương 12, tính bắt buộc chỉ được thực hiện theo Thông tư số: 07/1999/TT-BXD ngày 23/9/1999 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng về việc Hướng dấn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng."
Từ điều 1.5.1. đến 1.5.6. bao gồm các quy định cụ thể về việc áp dụng QC đối với hệ thống cấp thoát
nước hiện có từ trước khi QC này được ban hành.
Từ điều 1.6.1. đến 1.6.6. bao gồm các điều khoản quy định về công tác kiểm tra và chạy thử hệ thống
cấp thoát nước trong nhà và công trình. Theo đó, Tất cả hệ thống cấp thoát nước hoặc các bộ phận của hệ
thống phải được kiểm tra và chạy thử trước khi cho che lấp hoặc đưa vào sử dụng. Việc chạy thử và kiểm tra
hệ thống cấp thoát nước phải được tiến hành với sự có mặt của đại diện các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Cần chú ý trong đó có điều 1.6.5. quy định về việc miễn chạy thử, theo đó quy định: " Khi thấy rằng việc chạy
thử kiểm tra bằng nước, bằng không khí theo yêu cầu là không thực tế, hoặc đối với công trình xây lắp và sửa
chữa nhỏ quá thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cần tiến hành kiểm tra công tác xây lắp về tính phù hợp theo đúng
quy định của quy chuẩn này, mà không cần chạy thử." Cần áp dụng linh hoạt điều khoản này để không gây
phiền hà và tránh lãng phí.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

CHƯƠNG II

ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Chương II - Định nghĩa thuật ngữ - của QC bao gồm những định nghĩa thuật ngữ được sử dụng trong
QC nhằm giúp người sử dụng hiểu được đầy đủ, chính xác nội dung các quy định tại các điều khoản. Các định
nghĩa thuật ngữ nói trên đều có thể tra cứu ở các loại từ điển thông dụng, tuy nhiên ở đây chỉ sử dụng nghĩa
của thuật ngữ về lĩnh vực chuyên môn cấp thoát nước được dùng và hiểu ở trong QC. Ngoài ra, dưới đây chúng
tôi cung cấp thêm những định nghĩa thuật ngữ (tiếng Anh) chuyên ngành thường gặp trong lĩnh vực cấp thoát
nước trong nhà và công trình hiện tại ở Việt nam - đặc biệt đối với các công trình có yếu tố nước ngoài (thiết
kế, cung cấp, lắp đặt) - cũng như ở nước ngoài:

A.

Adjustable Die Stock - Bàn ren điều chỉnh đường kính, được sử dụng để ren cho nhiều
Bàn ren có thể điều chính cỡ đường ống khác nhau, khác với bàn ren cố định chỉ dùng cho
một cỡ đường ống nhất định.

Aerator Fitting - Phụ kiện cấp khí 1. Phụ kiện có chức năng hoà trộn không khí và nước
(Thường có ở trong đầu các vòi trộn cấp nước), hoặc:
2. Những thiết bị đặc biệt để hoà khí vào cho chất lỏng
(đặc biệt sử dụng ở đây là nước).

Anchor - Neo, giữ Là phụ kiện dùng để neo buộc, căng hoặc cố định chống
chuyển dịch (ở đây là đối với các bộ phận trên hệ thống cấp
thoát nước trong nhà và công trình)

Angle Glole Valve - Van góc hình cầu. Loại van có cửa ra và cửa vào vuông góc với nhau, vỏ của van
này có dạng hình cầu .
11

HƯỚNG DẤN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGƯ

Angle Valve - Van góc

Antisphon Trap - • Một dạng xi phông dùng để thoát nước cho các thiết bị
vệ sinh. Bầu chứa nước của loại xi phông này có thể
thay đổi dung tích để có được nút nước đủ đáp ứng nhu
cầu chống hiện tượng bình thông nhau, chống hiện
tượng nút nước bị cạn dưới mức làm việc.
• Dạng xi phông được dùng để bảo vệ nút nước luôn luôn
làm việc với mọi thay đổi về áp suất.

B.
Backflow - Dòng chảy ngược Được hiểu là những dòng chảy (của nước, chất lỏng, hợp
chất hoặc bất kỳ một chất nào đó ở trong đường ống phân
phối, đường ống cung cấp nước sạch) bất kể từ đâu ngược
lại với chiều dòng chảy từ nguồn đã ấn định từ ban đầu.
(xem Back Pressure và Back Siphonage

Backflow Preventer - Thiết bị chống Có thể là một thiết bị hoặc là một tổ họp phụ tùng có chức
dòng chảy ngược năng chống dòng chảy ngược được lắp đặt trên hệ thống
đường ống với mục đích chống dòng chảy ngược vào đường
ống cấp nước sạch.

Back Pressure - Áp lực đẩy ngược (với 1. Áp suất mới (ngoài mong muốn) xuất hiện lớn hơn áp
áp lực làm việc) xuất làm việc bình thường ban đầu trong hệ thống tạo ra
dòng chảy đẩy ngược lại chiều dòng chảy đúng trong đường
ống.
2. Áp suất do hơi, khí tạo ra trong đường ống thoát nước
lớn hơn áp xuất trọng trường.

Back Siphonage - Hiên tượng chất Hiện tượng nước đã qua sử dụng, nước chứa độc hại. nước
lỏng bị hút ngược trở lại đã bị ô nhiễm...từ các thiết bị vệ sinh bị hút chảy ngược vào
trong đường ống cấp nước do xuất hiện áp xuất âm trong
dường ống. (xem Backflow)

HƯỞNG DẨN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGƯ

Backwater Trap - Phễu thu nước thải Phễu thu nước thái chỉ cho phép thu và thoát nước đi, mà
có van chống chảy ngược không thể trào ngược lại do trong phễu thu có bố trí van một
chiều để đóng lại khi xuất hiện áp suất ngược. Nó thường được
lắp đặt để ngăn nước thải từ hệ thống cống rãnh bên ngoài
không thể tràn ngược vào hệ thống thoát nước trong công
trình. Loại phễu thu này rất cần thiết cho những nơi hê thống
thoát ngoài nhà thường bị ngập tắc, đặc biệt là ở những nơi
thấp trũng, hay bị úng ngập khi có mưa bão.

Backwater Valve - Van.chống nước Một loại van nước một chiều được dùng để lắp đặt trong hệ
chảy ngược (Van nước một chiều). thống thoát nước (thường được dùng ở đường đẩy bơm thoát
cưỡng bức) nhằm ngăn dòng nước chảy ngược trở lại.

Bag Trap - Phụ kiện này có tác dụng luôn giữ được nút nước nhằm ngăn
chặn mùi hôi, khí thãi.

Loại van vòi tự mở hoặc đóng nhờ sự hạ xuống (mở) hoặc nâng
Ballcock - Van phao
lên (đóng) của quả phao luôn nối trên mặt nước. Điều chỉnh
mức nước trong két chứa theo nhu cầu bằng cách điều chỉnh
độ cao làm việc tương ứng (đóng van vòi) của quả phao.

Ball Valve - Van cầu (Van bi) Loại van cho phép đóng mở vừa nhanh. Tên gọi xuất phát từ
cấu tạo của cửa van có dạng hình cầu, viên bi.

HƯỚNG DẨN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Base Elbow - Cút có đế. Cút bằng gang có đế tựa , thường được dùng để nối, đỡ ở
chân đường ống đứng khi ống chuyển hướng.

Basin Plug Wrench - Tay hãm nút bồn Được dùng để hãm nút bồn ở phía trên (không bị xoay
tắm, chậu rửa theo) khi vặn xiết ốc ở phía bên dưới trong khi lắp nút thu
nước vào bồn (cắm thẳng vào nút bồn và giữ trong khi vặn
ốc xiết ở phía dưới).

Basin Stoper - Nút chặn nước chậu Nút (thường được làm bằng cao xu, và thường được treo
rửa với một sợi dây móc xích nhỏ) được dùng để đây vào nút
bồn tắm, châu rửa với mục đích giữ được một lượng nước
cần thiết trong bồn, chậu.

Basin Wrench - Tay vặn (chìa vặn) van Tay vặn dài có ngàm răng kẹp vuông góc với tay cầm. Được
vòi nước dùng để vặn, xiết đai ốc của van vòi nước khi bắt vào bồn,
chậu.

Bead Chain - Dây móc xích Trong hệ thống cấp thoát nước, nó được dùng để đeo các
nút chặn nước ở các thiết bị vệ sinh (bồn tấm, bồn rửa,
chậu rửa, lavabô, van phao....)

Phụ kiện được sử dụng để kẹp giữ vào dầm, xà trong công
Beam Clamp - Kẹp, móc treo giữ ống
trình nhằm mục đích dùng với các thanh, móc treo v.v... để
vào dầm, xà.
cố định đường ống, thiết bị.

Bell and Spigot Joint (cũng Mối nối xảm thường được dùng với ống gang có một đầu
Caulked Joint) Mối nối xảm ống một miệng bát. Đầu ống không miệng bát được cắm ngập hoàn
đầu miệng bát. toàn vào trong đầu miệng bát. Khe hở giữa mặt ngoài đầu
ống trơn với mặt trong của miệng bát được chèn chặt bằng
dây gai tẩm bitum, và trên cùng chèn một lớp vữa xi măng
(hoặc đổ một lớp chì) để bảo vệ mối nối.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Bell Trap - Phễu thu nước thải (có xi Phễu thu nước thải có cấu tạo xiphông bên trong luôn - giữ
phông) được nút nước cần thiết để ngăn chặn mùi hôi khí
thải, thường được cố định vào sàn với mục đích thu nước
thải sàn nhà.

Blind Flange - Bích bịt dầu ống Mặt bích và vòng đệm dùng để bịt đầu đường ống, tránh
không cho chất lỏng, nước hoặc khí bị rò rỉ ra ngoài.

Boiler Coupling - Đầu chờ nối ống ở Chi tiết cấu tạo chuyên dụng để nối ống trong hệ thống nồi
nồi hơi hơi mà không sử dụng Rắc co.

Bull Head Tee - Tê nhánh lớn. Loại phụ kiện Tê mà ống rẽ nhánh có đường kính lớn hơn
ống thẳng chính.

Bushing - Đầu nối chuyển bậc Phụ tùng nối ống dùng để liên kết hai đầu ống không có
cùng đường kính với nhau không cần dùng Côn. Phụ tùng
này được chế tạo sẵn (bên trong và bên ngoài đều có ren
sẵn), có ren trong phù hợp với ren ngoài ở đầu ống nhỏ
hơn và phần ren ngoài của nó phù hợp với ren trong của
van, tê, cút... được lắp sẵn ở đầu ống lớn hơn.

c.
Dùng để bịt chặt đầu đường ống (có thể bằng ren, hàn hoặc
Cap - Nút bịt đầu ống
xảm, tuỳ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật cụ thể).

Carrier - Kích nâng Thiết bị chuyên dụng, dùng để kích, nàng các thiết bị- vệ
sinh như bồn rửa mặt, âu xí, bồn tiểu, máng xả...trong quá
trình lắp đặt.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Cast Iron Fittings - Phụ tùng bằng Phụ tùng với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau làm
gang bằng gang.

Cast Iron Flanged Fittings - Phụ tùng nối ống gang được chế tạo sẵn mặt bích để đấu
nối với ống hoặc phụ tùng có mặt bích tương đương.
Phụ tùng ống gang mặt bích

Cement Joint - mối nối Gắn keo Phụ kiện nối ống, cấu tạo từ hai nửa ốp chặt lấy mối nối và
được cố định lại bằng keo dán hoặc xiết bằng côlie.

Chain Tongs và Chain Wrench Dụng cụ dùng để xoay ống hoặc giữ cho ống không bị quay
Cờ-lê xích (trong khi ren , vặn phụ kiện vao ống...).
Chain Wrench thường được dùng để xoay, vặn ống ở những
nơi đường ống nằm trong góc, chật hẹp không thể dùng kìm
nước (kim cá sấu) để vặn.

Một dạng Eto chuyên dùng để kẹp, giữ chặt ống trong quá
trình gia công, lắp đặt.

Check Valve - Van một chiều- Van Van này được thiết kế chỉ cho dòng chảy đi theo một chiều.
kiểm tra. Dạng chưng của nó là gồm một nắp đậy kín treo (gá) trên
miệng cửa van nằm ngiêng, nhờ đó chỉ khi có dòng chảy
xuôi chiều thì van mới mở. Ngược lại, nếu áp lực dòng chảy
làm việc bình thường quá thấp không đủ đẩy nắp đậy, công
với lực trọng trường tác dụng lên nắp đây làm van đóng lại.
(Không đồng nghĩa với khái niệm "Thiết bị chống dòng chảy
ngược)

Cleanout (CO) - Miệng thông tắc Đầu miệng nhánh của phụ tùng hoặc miệng một lỗ mở trên
đường ống, có nắp rời đậy kín để có thể mở ra khi cần với
mục đích thông tắc hoặc kiểm tra bên trong đường ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Close Nipple - Ren Kép (2 đầu ren) Phụ tùng chỉ có hai đầu ren ngoài, dùng để nối 2 phụ tùng
đường ống liền nhau. Thường có hai loại: Ren kép đúc hoặc ren
kép tiện. Chiều dài của mỗi đầu ren được lấy bằng chiều dài ren
trong của phụ tùng tương ứng.

Closet Bend - Cút khuỷu của bệ xí Cút đặt trực tiếp dưới đường thoát bệ xí để thu nước thải từ
châu xí.

Closet Bolt - Bulong chậu xí. Bulong dùng để bắt cố định chậu xí vào mặt bích chờ trên sàn.

Combination Lavatory Fitting Vòi trộn nóng lạnh của lavabô

Crown Weir - Mép tràn nút nước Thuật ngữ này chỉ độ cao đáy đoạn ống thoát ra của ống xi
phông, ống chữ "U" (vị trí mũi tên trên hình vẽ). Đô cao của
mép tràn này (so với đáy xi phông) quyết định độ cao của nút
nước (độ cao mực nước trám trong xi phông)

F.
Face to Face Dimensions - Khoảng cách giữa hai tiết diện bề mặt đối diện nhau của hai
phụ kiện (hoặc phụ tùng đường ống) liền cạnh nhau trên
đường ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Faucet - Vòi nước Chỉ các loại vòi nước nói chung

Fitting - Phụ từng đường ống Tất cả các loại phụ tùng của đường ống: như măng sông, tê,
cút, côn, Y, thập, rắc co...(không kể các loại van, vòi) dùng
để nối 2 đoạn ống , thay đổi hướng dòng, rẽ nhánh, tăng,
giảm đường kính ống.

Flush Valve - Van xả nhanh Van xả nhanh chuyên dụng trong các thiết bị vệ sinh (két
nước của bệ xí, âu tiểu hay các thiết bị tương tự), để tạo ra
sự xối nước mạnh vào bệ xí, âu tiểu với mục đích làm sạch
tương đối.

G. Van khoá dùng trong hệ thống dường ống dẫn khí để điều
chỉnh dòng khí.
Gas Cock -

Gasket, Closet - Gioăng đệm bệ xí Loại gioăng kép (thường có cấu tạo rỗng trong) dùng để
chèn giữa đường thoát bệ xí với miệng ống thoát chờ ở mặt
sàn, với mục đích tạo mối nối kín, tránh rò rỉ nước và hơi.

Gate Valve - Van cổng Van điều chỉnh dòng nước chảy qua bằng cửa van có tiết
diện tròn vuông góc với chiều dòng chảy. Cửa van đóng mở
theo nguyên tắc trượt lên, xưống trong khoang cửa van
vuông góc với dòng chảy. Khoang cửa van có tiết diện
tương đương tiết diện đường ống nối trực tiếp vào van. Có
thể đóng, mở bằng thủ công hoặc bằng động cơ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Gauge Glass Cutter-Dao cắt ống thuỷ Công cự cầm tay chuyên dùng để cắt ống thuỷ tinh
tinh

Globe Valve (Compression Type Van điều chỉnh dòng nước chảy qua bằng cửa van có tiết
Valve) - Van cầu (chịu áp) diện tròn vuông góc với chiều dòng chảy. Cửa van đóng mở
theo nguyên tắc nâng lên, hạ xuống đậy kín lấy khoang cửa
van theo cùng chiều dòng chảy. Đây là loại van chịu áp lực.

Ground Key Valve - Van khoá điều Van dùng cho vòi nước để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy
chỉnh dòng chảy (nguyên tắc làm việc tương tự như van bi), cửa van là một
khối hình trụ có lỗ mở xuyên qua, có thể xoay tròn theo trục
vuông góc với dòng chảy. Khi xoay cửa van trong khoang van
sẽ làm tăng hoặc giảm tiết diện mở của van để điều chỉnh
lưu lượng.

H.

Horizontal Branch-ống nhánh Đường ống thoát nước nằm ngang nối với đường ống ống
đứng thoát nước để thu gom nước thải từ các thiết bị vệ sinh
dẫn về ống đứng thoát nước.

House Trap -Xiphông (hố ga) Chính Xiphông (hoặc hố ga) dạng này được lắp ‘đặt trên đường
ống thoát nước toàn nhà trước khi nối với

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

đường Ống thoái nước ngoài công trình để toạ ra một nút
nước với mục đích ngăn không cho khí thải từ cống rãnh
ngoài công trình thổi ngược vào công trình.

M.
Malleable Drop Ell - Cút cố định đầu Loại cút có hai tai để có thể cố định vào tường bằng ốc vít.
cuối đường ống. Cút loại này được sử dụng ở cuối đường ống cấp nước cho
một vòi nước.

Manhole - Hố Ga ngoài nhà Hố ga trên hệ thống thoát nước ngoài nhà, qua đó có thể
nạo vét, thông tắc và vệ sinh đường ống.

Loại van có cửa van dạng mũi kim. Dùng trong những
trường hợp có yêu cầu điều chỉnh chính xác lưu lượng chất
lỏng.

p.
Pipe -Cutter - Dao cắt ống Công cụ chuyên dùng để cắt ống. Có thể dưới dạng công cụ
cầm tay, có thể là một máy cắt ống chuyên dụng (thường đi
liền với chức năng ren ống).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Kẹp ống, móc treo... ôm lấy ống để treo vào dầm (sàn, dầm,
mái).

Các loại đai kẹp hoặc cô-liê dùng để cố định ống ở mọi vị trí
Pipe Holder - Đai đỡ ống
theo ý muốn.

Pipe Reamer - Dao khoét ống Công cụ chuyên dùng để gọt những gờ ráp phía trong đầu
thành ống (đặc biệt sau khi cắt) để không cản trở sự lưu
thông của dòng chảy.

Pipe Tongs - Cờ lê vặn ống Một dụng cụ cầm tay để kẹp và quay ống. Nó là một dạng của
cờ lê. (Xem Cờ lê xích)

Pipe Vise - Êtô kẹp giữ ống Tất cả các loại Ê-tô dùng để kẹp, giữ ống (chống xoay)
trong quá trình chuẩn bị, gia công, thi công đường ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Pipe Wrench - Kìm nước, Cờ lê cá sấu Cờ lê chuyên dùng để vặn ống, có thể điều chỉnh được khẩu
độ thích hợp với đường kính ống trong quá trình thi công.

Dụng cụ chuyên dùng để thụt đẩy, thông tắc cho các thiết bị
vệ sinh (bệ xí, chậu rửa, phễu thu nước sàn...).

Post Hydrant - Trụ cấp nước Trụ cấp nước trong những nơi nóngân vườn, công viên, sân
thể thao...

Pressure Gauge - Đồng hồ đo áp lưc Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để đo áp lực cất lỏng và chất
khí.

Pressure Relief Valve-Van xả áp Van an toàn được đóng bằng một lò xo hoặc bằng cách khác
mà nó sẽ tự động mở, xả bớt áp suất khi quá giới hạn cho
phép.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Xiphong có hình chữ p, thường được dùng cho các bồn,


lavabo, hố thu nước...

Reducer - Côn Phụ tùng dùng để đấu nối hai ống hoặc các phụ tùng không
cùng đường kính trực tiếp với nhau.

Reducing Elbow - Cứt liền côn (Lơ) Cút 90° với đầu ra và đầu vào có đường kính khác nhau

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Roof Drain - Phễu thu nước mưa trên Phuễ thu và chắn rác đồng bbộ, được sử dụng để thu nước
mái mưa trên mái vào đường ống thoát nước mưa của cồng
trình.

s.

Service Eli - Cút nối trực tiếp CÚI 45° hoặc 90° có một đầu ren trong và một đầu ren
ngoài. Được sử dụng để nối trực tiếp vào phụ kiện khác
hoặc phụ tùng đường ống mà không cần sử dụng ren kép.

Service Tee - Tê nối trực tiếp Tê có ren ngoài ở đầu đoạn ống thẳng và ren trong ở đầu
nhánh và đầu còn lại của đoạn ống thẳng. Được sử dụng để
nối trực tiếp vào phụ kiện khác hoặc phụ tùng đường ống
mà không cần sử dụng ren kép.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Sewage Ejector - Bơm phun tia nước Một thiết bị để bơm xả nước thải từ các hố ga thu nước ra
thải (Ejectơ nước thải) hệ thống thoát nước.

Siamese Connection - Đầu nối Phụ tùng chữ Y dùng trong đường ống cứu hoả, để có thể
đôi đấu nối đồng thời 2 ống mềm cứu hoả cùng một lúc vào trụ
cấp nước cứu hoả. (ở ngoài nhà, đường phố)

Single Lever Faucet - Vòi gật gù (vòi Van hoà trộn hoặc van làm việc bằng tay cầm đơn
đơn)

Strap Wrench - Như cờ lê xích, nhưng thay vì dùng xích thì dùng băng (đai)
để giữ ống. Dùng khi làm việc với những ống được tráng
bóng như ống mạ, ống đồng, ống có lớp bọc bảo vệ, ống
Inốc...

T.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Temperature and Pressure - Van xả áp, xả nhiệt.


Relief Valve -

Tube Cutter - Dao cắt ống nhỏ như Dao cắt ống nhưng dùng cho các ống có đường kính
nhỏ dưới Ø 15 (thường là đường ống đổng).

u.

Union - Rắc co Còn gọi là nối bộ ba, zắc co.

V.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Vacuum Breaker - Ngắt chân không Thiết bị dùng khi có yêu cầu chống dòng chảy ngược.
Xem Backflow Preventer (Thiết bị chống chảy ngược)

Vent Cap - Chụp ống thông hơi. Chi tiết lắp ở đầu đường ống đứng ống thông hơi, ống thoát nước
bẩn (để phòng bất cứ gì có thể rơi vào trong ống).

w.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Water Heater - Thiết bị đường ống để đun nước nóng. Năng lượng được cấp từ điện, dầư, khí đốt
hoặc các nguồn năng lượng khác.

BẢNG 2-1: Các chữ viết tắt trong quy chuẩn

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


Association of Home Appliance Manufacturers.
AHAM
Hội các nhà sản xuất đồ dùng trong nhà.

ANSI American National Standards Institute.


Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ.
ASME The American Society of Mechanical Engineering.
Hội Kỹ thuật cơ khí Hoa Kỳ.
ASSE American Society of Sanitary Engineering.
Hội Kỹ thuật vệ sinh Hoa Kỳ.

ASTM American Society of Testing and Materials.


Hội Kiểm nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ.
AWS American Welding Society.
Hội Hàn Hoa Kỳ.
AWWA American Water Works Association.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


Hội Cấp thoát nước Hoa Kỳ.
CABO Council of American Building Officials.
Hội Xây dựng Hoa Kỳ.

CISPI Cast Iron Soil Pipe Institute.


Viện Nghiên cứu ống gang.

(D), [D] Discontinued


Ngừng hoạt động, ngừng phát triển.
el An editorial change since the last revision or reapproval.
Federal Specifications, Federal Supply Service, Standards Division, General Services
FS
Administration.
International Association of Plumbing and Mechanical Officials.
IAPMO Hiệp Hội quốc tế cấp thoát nước và cơ khí Mỹ.
Manufacturers Standardization Society of the Valve and Fittings Industry.
MSS Hội Tiêu chuẩn hoá sản phẩm trong chế tạo van và phụ kiện.
National Electrical Manufacturers Association.
NEMA Hội Chế tạo thiết bị điện (Hoa Kỳ)
National Fire Protection Association.
NFPA Hội Phòng cháy quốc gia (Hoa Kỳ).

NSF NSF International.


Tổ chức vệ sinh quốc gia.

PDI Plumbing and Drainage Institute.


Viện cấp thoát nước trong nhà và công trình.
Sump and Sewage Pump Manufacturers Association.
SSPMA Hôi chế tạo bơm thoát nước.

Underwriters’ Laboratories.
UL
Phòng thí nghiệm bảo hiểm.
Acrylonitrile Butadiene Styrene
ABS
Ống nhựa ABS.
Poly Vinyl Chloride
PVC
Ống nhựa PVC.
Drain, Waste and Vent pipe.
DWV Ống thoát nước thải và thông hơi.

Nhựa DWV,ABS Ống thoát nước thải và thông hơi bằng nhựa ABS.
Nhựa DWV,PVC Ống thoát nước thải và thông hơi bằng nhựa pvc.
Slyrene - Rubber plastic
Nhựa, SR
Chất dẻo cao su
Polypropylene plastic '-
Nhựa, pp Nhựa Polypropylene

Chlorinated poly vinyl chloride plastic


Nhựa, CPVC Nhựa PVC được clo hoá.

Nhựa PB Nhựa PolyButylene

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG II : ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

Nhựa PE Nhựa PolyEthylene


SDR Standard Dimensiconal Ratio
Tỷ lệ kích thước tiêu chuẩn.
Ông đồng kiểu K Ông đồng có thành ống dày nhất.

Ồng đồng kiểu L Ong đồng có thành ống dày trung bình.

Ông đồng kiểu M Ống đồng có thành ống mỏng nhất sử dụng thích hợp làm ống dẫn nước trên mặt đất hoặc
những vị trí lộ thiên.
wc Water Closet
Bệ xí.
Urinal
UR Âu tiểu nam.
Lavatory
LAV Chậu rửa sứ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Chương III - Phần I


CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Chương III - Các điều khoản chung - của QC đã ban hành bao gồm các điều khoản đề cập đến hầu
hết mọi vấn đề thuộc lĩnh vực cấp thoát nước trong nhà và công trình dưới góc độ những yêu cầu bắt buộc
chung nhất. Do đó, chúng ta sẽ gặp lại hầu hết những vấn đề này được đề cập một cách cụ thể và chi tiết ở
những chương khác trong QC, hoặc ở các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan hiện hành. Trong tài liệu
hướng dẫn này, những vấn đề về mối nối sẽ được đề cập riêng trong Phần II - Mối nối.

Quy định chung đối với các loại chất thải lỏng:

Theo quy định, tất cả mọi chất thải lỏng đều phải được thu gom và xả vào hệ thống thoát nước đúng
với quy định của các quy phạm hiện hành. Ngay từ trong quá trình lập dự án, thiết kế, thẩm định và phê
duyệt phương án thoát nước, phải khẳng định được các dạng chất thải lỏng có thể xả vào hệ thống thoát
nước để có ngay được những giải pháp xử lý thích hợp. Đặc biệt, trong trường hợp có nước thải của các
ngành công nghiệp, sản xuất, chế biến, hoá chất...thì phải khẳng định được trong chất thải có hay không có
những thành phần có khả năng gây hại như :
1. Làm tắc đường ống thoát nước thải
2. Ăn mòn, làm hỏng đường ống
3. Có chứa chất dễ cháy, gây nổ
4. Có chứa chất độc đối với người và động vật
5. Có chứa chất phóng xạ

Đối với nước thải công nghiệp, hoá chất cần bố trí Ga lấy mẫu nước thải ở cuối nguồn trước khi cho
xả vào hệ thống thoát nước ngoài công trình. Ga lấy mẫu nước phải được đặt ở vị trí thích hợp nhất trong
hệ thống để bảo đảm nước thải sinh hoạt trong khu vực không được chảy vào Ga lấy mẫu này, xem Hình 3-
1.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

I
I

Tất cả các loại thiết bị vệ sinh phải được đấu nối vào hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công
trình theo đúng các yêu cầu kỹ thuật nêu trong QC, xem minh hoạ Hình 3-2.
Tất cả các loại nước thải trong nhà và công trình đều phải được thu gom về hệ thống đường ống
thoát nước, phải được xử lý tuân theo các quy định cụ thể trong quy chuẩn này và các tiêu chuẩn, quy
phạm liên quan hiện hành. Nước thải từ nhà và công trình phải được xả vào hệ thống thoát nước công
cộng hoặc vào hệ thống thoát nước khu vực.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-2
Lắp đặt hệ thống đường ống và thiết bị vệ sinh đúng theo Quỵ chuẩn

Những nơi không có hệ thống thoát nước công cộng hoặc không được phép xả thải vào hệ thống
thoát nước công cộng thì phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ để thu gom và xử lý nước thải từ các nhà
và công trình, xem Hình 3-3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-3
Hệ thống thoát nước khu vực (cục bộ)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Đối vói các loại nhà , công trình thuộc dạng "Nhà nổi" - xây dựng trên mặt nước hoặc tương tự - thì bắt
buộc phải có giải pháp đấu nối hệ thống đường ống của công trình với hệ thống đường ống cấp thoát nước
khu vực ở trên bờ, đặc biệt đối với hệ thống thoát nước, xem Hình 3-4.

Hình 3-4
Lắp đặt hệ thống thoát cho cấc công trình thấp hơn hoặc nổi trên mặt nước

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Quy định chung đối với việc xả chất thải vào hệ thống thoát nước
Theo quy định, nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ chức đổ hoặc xả vào hệ thống thoát nước dưới mọi hình
thức bất kỳ thứ gì có thể gây nguy hiểm cho hệ thống. Các chất thải rắn, chất thải trôi nổi, chất dễ cháy dễ nổ,
chất độc hại với người, động vật, chất thai mang theo dầu nhờn..., đều có thể gây nguy hiểm cho hệ thống
thoát nước.
Đối với nước thải từ quá trình chế biến thực phẩm, nước giải khát... ngoài việc phải tuân thủ các quy
định của QC, còn bắt buộc phải tuân thủ các quy định về xây dựng chuyên ngành, tiêu chuẩn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường hiện hành. Điều này cần phải được quan tâm ngay từ khâu lập và duyệt dự án, thiết
kế, xây dựng đến tận khâu nghiệm thu, vận hành và bảo trì.
Đối với các chất thải rắn có trong nước thải, có thể dùng bể lắng để thu gom chất lắng, cặn trước khi xả
vào hệ thống thoát. Đối với các rác thải trôi nổi trong nước thải như: cành cây, củi gỗ, tranh, tre, nứa, lá, bao
bì... thì ở đầu ống thoát ra trong hố ga thu nước có thể lắp một cút vuông quay xuống dưới để ngăn không cho
chúng theo nước thải vào hệ thống, đặc biệt là với hệ thống thoát nước mưa. Xem Hình 3-5.

Đối với nước mưa từ mái nhà, sân trong... hoặc từ các diện tích tương tự, có hệ thống đường ống
thoát nước mưa riêng được xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài, mà không được đấu nối xả chung vào hệ
thống thoát nước công trình, trừ trường hợp đã được cơ quan quản lý hệ thống thoát nước khu vực cho
phép. Những quy định này nhằm bảo đảm cho hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải không bị nguy
hiểm do quá tải. Xem Hình 3-6.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-6
Hệ thống thoát nước mái cho công trình có sân trong

Quy định đối với nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp nói chung, thường chứa các chất có thể gây tác hại đối với hệ thống thoát nước
và trạm xử lý nước thải. Các loại hoá chất có trong nước thải công nghiệp có thể làm cho vi khuẩn kỵ khí
không sống được, dẫn đến việc các bể vi sinh của trạm xử lý nước thải mất khả năng làm việc, không còn tác
dụng xử lý, ngoài ra, chúng còn có thể có tác hại ăn mòn đường ống kim loại cũng như các thiết bị trong hệ
thống. Các chất có tính a-xít trong nước thải công nghiệp lại thường có tác hại phá huỷ đường ống và bể chứa
bằng bê tông cốt thép, trong trường hợp này cần có chỉ dẫn trực tiếp, cụ thể về giải pháp xử lý của cơ quan
quản lý chuyên ngành.

Các loại chất thải hoặc nước thải có thể có khả năng gây ô nhiễm và độc hại cho nguồn nước mặt, nước
ngầm thì tuyệt đối không được xả ra ngoài nếu chưa có biện pháp xử lý thích hợp theo đúng các quy định của
tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành, và tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-1995: Nước thải công nghiệp -
Tiêu chuẩn thải. Để những quy định này thực sự có hiệu lực, yêu cầu chủ công trình nhất thiết phải có văn bản
chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường về giải pháp xử lý chất thải của công trình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐlỂư KHOẢN CHUNG

Quy định về phạm vi được lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Theo quy định, toàn bô hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, bao gồm cả các bộ phận
liên quan của hệ thống, chỉ được phép xây dựng trong phạm vi diện tích khu đất thuộc quyền sở hữu của chủ
công trình đó. Nói cách khác là mỗi công trình đều phải có riêng một cống thoát nước ngoài công trình nối với
cống thoát nước khu vực hoặc công cộng. Xem Hình 3-7.

KHÔNG ĐÚNG ĐÚNG

Hình 3-7
Các hình thức lắp đặt đường ống cấp thoát nước đúng và không đúng

Vị trí lắp đặt của các đường ống và các thiết bị của hệ thống cấp thoát nước phải đảm bảo không
cản trở đến mọi hoạt động bình thường trong nhà hoặc công trình, đặc biệt đối với chức năng đi lại, lên
xuống, di chuyển giữa các không gian trong nhà và công trình. Hình 3-8 minh họa một số vị trí không cho
phép lắp đặt ống chạy qua, gây cản trở lối lên xuống ở sàn mái, cửa ra vào và cầu thang trong công trình.

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Quy định chung đối với thi công lắp đặt


Công tác tư vấn thiết kế, giám sát, thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước phải do người có trình
độ chuyên môn chuyên ngành cấp thoát nước thực hiện, đảm bảo tuân thủ các quy định trong QC và các tiêu
chuẩn, quy phạm liên quan hiện hành.
Không được dùng hàn đồng, hàn điện, hàn bằng hợp kim hoặc quét sơn, sáp, hắc ín, mattít...để bịt
các vết rạn nứt, lỗ thủng rò rỉ và các khuyết tật trên đường ống và phụ kiện của hệ thống cấp thoát nước.
Các đầu ống, sau khi cắt, ren phải được gọt sạch gờ, ba via bên trong để đảm bảo tiết diện ban đầu
của ống, đồng thời phải được lau chùi sạch và đưa hết phoi sắt ra ngoài trước khi lắp đặt. Hình 3-9 minh hoạ
một số công cụ chủ yếu dùng để cắt và hoàn thiện vết cắt đầu ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Ống hoặc ống đồng

Lưỡi dao cốt ống Lưỡi dao cảl


móng tiêu chuẩn ống dày

Hình 3-9
Các loại dao cắt và làm nhẵn ống bảng thủ công

Hệ thống cấp thoát nước phải được lắp đặt theo đúng các quy định của QC và chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.
Trong trường hợp quy định của QC và các chỉ dẫn của nhà chế tạo không phù hợp với nhau, thì áp dụng quy
định nào thấy phù hợp hơn đối với từng trường hợp cụ thể.

Phụ kiện và các kiểu lắp đặt không được phép sử dụng
Nói chung, các loại phụ kiện sau đây: phụ kiện có hai đầu miệng bát, nhánh đơn hoặc kép của Tê,
đầu ren hoặc miệng loe cắt ra từ phụ kiện, đoạn cong của ống... không dùng để lắp đặt hệ thống thoát nước.
Trừ trường hợp đó là các phụ kiện đi kèm thiết bị. Riêng phụ kiện hai đầu miệng bát thì có thể dùng để kết
nối hai đoạn ống đứng với nhau. Xem Hình 3-10.
Không được khoan, làm ren trên thành của các đường ống và phụ kiện thoát nước hoặc thông hơi
để làm chỗ nối ống. Không được ren ống gang để làm mối nối.
Trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức, không được nối bất cứ đường ống dẫn chất thải nào
trực tiếp vào đoạn cút thu trực tiếp của bệ xí hoặc thiết bị thoát nước tương tự.
Trừ các trường hợp nêu trong các điều 9.8; 9.9; 9.10, nói chung các ống thông hơi không được dùng
trực tiếp làm ống thoát nước, thoát phân hoặc ngược lại ống thoát phân, thoát nước cũng không được dùng
trực tiếp làm ống thông hơi.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Ồng gang hai đầu


Đai đỡ bàn kẹp không chấp nhận có miệng bát
cho hệ thống thoát nước

Mối nối Tê kép ngang


Ồng 3 khuỷu hay
cút đôi 90 độ

Hình 3-10
Một sô'phụ kiện không được dùng để thoát nước

Tất cả các ống đứng thoát nước và thông hơi độc lập bắt buộc phải có tuyến ống nhánh để thông hơi bổ trợ.
Hình 3-11A và Hình 3-11B minh hoạ cho điều quy định về giải pháp thông hơi ướt và thông hơi cho các thiết bị
lắp đặt độc lập.

Không dùng ống thoát phân hoặc ống thoát


chính làm ống thông hơi cho nhà nhiều tầng

Các ống thông hơi ướt cho thiết bị vệ sinh


phải ở trên của mặt sàn tầng đó

Hình 3-11A
Ống đứng thông hơi ướt

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-11B
Thông hơi cho thiết bị độc lập (cách xa đường ống thoát nước chính)

Tất cả các phụ kiện, ống nối, đường ống, thiết bị chuyên dùng... khi lắp đặt vào hệ thống cấp,
thoát nước và thông hơi phải đảm bảo sẽ không làm cản trở dòng chảy bình thường trong hệ thống so
với các số liệu tính toán theo các quy định nêu trong quy chuẩn này. Trong thực tế, để thuận tiện cho
quản lý, thi công có thể cho phép lắp đặt trong các trường hợp đặc biệt như: các thiết bị đo dòng chảy lắp
đặt trong bể lắng dầu, thiết bị thu gom - xử lý chất thải..., tuy nhiên phải được cơ quan chuyên môn chấp
thuận. Hình 3-12 giới thiệu một số kiểu lắp đặt phụ kiện gây giảm dòng chảy được phép và không được
phép.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Mặt bích bệ xí 100 min


Tay xi phỏng nối vào ống thòng hơi và
Tay xi phóng ( ——Ị lắp dặt không có ống nối tay xi phông Piton đẩy cho
đường kính D76 mm cừa thõng tắc

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP

Mặt bích
100 mm

Cút bệ xí
76 X 100
100 mm ĐƯỢC PHÉP
76 nun Sừ dụng cùng với xi
Côn thu bệ xí phông thu dầu (mỡ)
ĐƯỢC PHÉP
100 X 76 mm

ĐƯỢC PHÉP

KHÔNG DƯỢC PHÉP

Hình 3-12
Một số trường hợp thu nhỏ tiết diện ống cho phép và không cho phép

Các điểm nối ống với phụ kiện làm với nhiều loại hợp kim khác nhau đều phải được bố trí ở vị
trí không bị khuất, dễ quan sát, kiểm tra. Xem Hình 3-13A.
Tất cả các van, ống và phụ kiện phải được lắp đặt đúng với hướng dòng chảy. Điều này là rất
cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả làm việc của thiết bị. Một số thiết bị như: bộ lọc cặn trong hệ
thống cấp nước, các loại van giảm áp..., sẽ hoàn toàn không tác dụng nếu không được lắp đúng hướng
dòng chảy. Các loại van kiểm tra, van một chiều không có lò xo trợ lực sẽ không làm việc nếu lắp đặt
chúng vào đường ống đứng, trừ trường hợp đó là thiết bị chuyên dụng đồng bộ. Các nhà sản xuất thường
dùng ký hiệu mũi tên đánh dấu trên thiết bị để chỉ hướng dòng chảy thuận chiều, và nếu thiết bị là loại
chỉ được phép lắp đặt theo phương thẳng đứng, nằm ngang hoặc có chỉ định đặc biệt thì thường được thể
hiện ngay trong các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật của thiết bị. Xem Hình 3-13B.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-13A Hình 3-13B


Nối các ống có vật liệu khác nhau Đánh dấu hướng chảy trên van và ngắt chân không

Các phụ kiện nối ống bằng ren thường được làm từ các loại vật liệu chủ yếu là: nhựa ABS, nhựa
PVC, gang, đồng, hợp kim đồng, gang dẻo, thép không rỉ. Nếu sử dụng các vật liệu khác thì phải được cơ
quan chuyên ngành chấp nhận. Ren sẽ được tiện bằng bàn ren, máy tiện với ống kim loại hoặc đúc đối
với các ống ABS hoặc PVC cứng.

Hệ thống thoát nước mới phải độc lập với hệ thống hiện có
Hệ thống thoát nước trong nhà và công trình xây mới hoặc hệ thống thoát nước xây mới cho công
trình hiện có phải được tách riêng và độc lập đối với các hệ thống nước trong nhà hoặc công trình hiện
có. Điều này được quy định để đảm bảo cho hệ thống mới xây dựng làm việc được bình thường theo
đúng thiết kế một khi hệ thống hiện có đã đang bị tắc hoặc quá tải rồi. Tuỳ điều kiện cho phép, mỗi công
trình cần có giải pháp đấu nối thoát riêng vào hệ thống thoát nước ngoài công trình. Xem Hình 3-14.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3 LÔ 4

Lắp đặt cống thoát nước ngoài nhà riêng cho mỗi công trình

Ngoại lệ: Khi hai ngôi nhà cùng một lô đất, và nhà phía sau lại không thể có cách nào để làm dược
đường thoát riêng, thì cống thoát nước nhà phía trước có thể kéo dài để nhà phía sau nối ống thoát
nước vào đấy.

Quy định chung đôi với việc sửa chữa và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước

Tất cả mọi công việc như: thay thế, sửa chữa, nâng cấp liên quan đến hệ thống cấp thoát nước
trong nhà và công trình, từng bước phải tuân thủ các quy định liên quan tại các điều khoản trong QC. Đặc
biệt là đối với các trường hợp cải tạo, mở rông, nâng cấp, cơi nới nhà và công trình. Hệ thống cấp thoát

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

nước của phần công trình mới cải tạo, mở rộng có thể được đấu nối vào hệ thống hiện có nếu điều kiện
kỹ thuật cho phép, đã có những điều chỉnh thích hợp đáp ứng được các quy định của QC. Xem Hình 3-15.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

BỘ XÂY DỰNG
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Ministry of Construction
Vietnam Institute for Building Science and Technology - IBST

Address : Nghia Tan - Can Giay – Hanoi Tel: 84.4.7544196 Fax: 84.4.8361197

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG


QUY CHUẨN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
TRONG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Mã số: RD 09 – 02

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-15
Công trình xây dựng bên trên hoặc dùng lại cống thoát nước hiện có

Tất cả các miệng ống chờ trên hệ thống đường ống thoát nước, thông hơi, trừ những miệng ống chờ
để đấu nối với thiết bị hoặc để nối với ống thông hơi, đều phải được bịt kín bằng nút cao su hoặc nắp đậy
đúng với các ỵêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong QC. Điều này phải được thực hiện đúng quy định, và
phải kiểm tra giám sát chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng. Xem Hình 3-16.

Hình 3-16
Nút bịt kín các miệng chờ thoát nước không dùng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Quy định chung về bảo vệ hệ thống cấp thoát nước


Tất cả các đường ống trong hệ thống cấp thoát nước phải được lắp đặt sao cho cả đường ống và
các mối nối đều không bị tác hại bởi các tác động cơ lý và phải dự kiến đầy đủ ảnh hưởng do lún, do co giãn
nhiệt, môi trường ăn mòn...
Tất cả các đường ống đi phía dưới hoặc xuyên qua tường đều phải có biện pháp bảo vệ thích hợp
để tránh bị gẫy hoặc vỡ ống. Phải tính toán đến khả năng ảnh hưởng của lún, chuyển dịch công trình có thể
làm cho ống hoặc mối nối bị gẫy hoặc bị đứt. (Xem Hình 3-17.) Đoạn ống đi qua tường móng hoặc các kết
cấu dưới mặt đất nói chung phải được đặt trong ống lồng hoặc lỗ chừa có kích thước lớn hơn so với đường
ống đi qua, phải bảo đảm trong quá trình thi công cũng như sử dụng sau này đường ống không phải chịu
bất kỳ tải trọng nào của công trình. Khe hở xung quanh ống đi qua tường, sàn... đều phải được chít kín bằng
vật liệu thích hợp, và phải đảm bảo được nhu cầu chống thấm. Những đoạn ống đi qua khu vực có lửa phải
được bọc vật liệu chịu lửa và luồn trong ống lồng bảo vệ.
Ống phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng những biện pháp thích hợp khi lắp đặt trong khu vực
chứa các chất có khả năng gây ăn mòn, vật liệu hoặc môi trường xâm thực nói chung. Các loại ống bằng kim
loại khi lắp đặt trong đất có chứa xỉ than thì vấn đề ống bị ăn mòn là khó có thể tránh khỏi. Xỉ than qua lò
thường có chứa lưu huỳnh ( sulphur), phản ứng hoá học khi gặp nước (H2O) có trong đất sẽ tạo ra acid
sulphuric làm cho kim loại bị ăn mòn. Vì thế, trong trường hợp này phải có biện pháp sử lý thích hợp ngay
từ lúc đào rãnh đặt ống.
Phải có giải pháp bảo vệ thích hợp chống co dãn nhiệt cho đường ống, đặc biệt là đối với đường
ống nước nóng. Hình 3-18 giới thiệu một số giải pháp thông dụng thường được lắp đặt chống co dãn nhiệt
để bảo vệ đường ống nước nóng. Cách thức tính toán kích thước cuốn ống hoặc đô dài ống gấp khúc có thể
tham khảo trong các tài liệu kỹ thuật cơ khí và đường ống. Những thông số kỹ thuật cần được xác định để
tính toán trước hết là: hệ số dãn nở trên đơn vị chiều dài, mức gia tăng hoặc chênh lệch nhiệt độ, và tống
chiều dài đoạn ống chịu co dãn nhiệt. Bảng dưới đây giới thiệu các thông số dãn nở nhiệt của một số loại
ống thông dụng:

LOẠI ỐNG
MỨC DÃN NỞ MỨC DÃN NỔ

(inch./°F/inch.) inch.(mm)/100°F(38°C)/100ft. (304.8m)


Nhôm 0.0000123 1.48 (37.6)
Đồng thau 0.0000105 1.26 (32.0)
Đồng đỏ 0.0000095 1.14(29.0)

Thép 0.0000067 0.80 (20.3)

Sắt đúc 0.0000060 0.72(18.3)


ABS 0.0000500 6.00(152)

PVC 0.0000375 4.50(114)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


Hình 3-17
Chống lún nứt, co giãn cho đường ống

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-18
Các phương pháp chống giãn nở cho ống dẫn nước nóng

Ghi chú: Để đảm bảo tính chính xác khi sử dụng các giá trị trong bảng, cẩn quy đổi các đơn vị theo
thực tế cho phù hợp. Cồng thức quy đổi các đơn vị:
°C = (°F - 32 ) X 5/9 hoặc °F = 9/5 X °C - 32
1 ich. = 2.5 mm hoặc 1 ft. = 304.8 mm
Thí dụ: đường ống được lắp đặt khi nhiệt độ là 32° F (0 °C) - tương đương nhiệt độ nước đóng
băng- và nhiệt độ làm việc của ống khi cấp nước nóng là 180° F (82 °C), mức gia tăng nhiệt độ sẽ được tính
là xấp xỉ 15O°F (65.5 °C). Như vậy, trong trường hợp này, giá trị cần tính toán thực tế sẽ là 1.5 lần giá trị
tương đương trong bảng. Chẳng hạn, nếu lấy ống thép thì mức dãn nở sẽ là 30.45 mm / 305 mét chiều dài

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC 41


ống, tức là khoảng 0.1% chiều dài ống.
Để tránh các sự cố có thể gây hư hỏng đường ống, thiết bị, khi đấu nối vào đường ống cấp nước
nóng, bao giờ cũng phải sử dụng một trong các kiểu mối nối như: mối nối trượt, mối nối gấp khúc hoặc dùng
ống nối mềm để đấu nối. Không được cắt, đục khía hoặc tác động gì vào bất cứ bộ phận nào của hệ thống cấp
thoát nước để làm chúng yếu đi hoặc bị hư hỏng dưới mọi hình thức. Trừ những trường hợp đặc biệt có thiết
kế và chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể, nói chung không bao giờ được đặt ống nằm trực tiếp trong tường, sàn, móng,
cột...dọc theo chiều dài ống, mà cần phải có rãnh hoặc lỗ chừa để đặt ống. Xem minh hoạ ở Hình 3-19.

Các đường hào, rãnh đặt ống nước nếu chạy song song và nằm sâu hơn chân móng nhà hoặc
công trình thì chúng phải cách chân móng một khoảng không nhỏ hơn độ sâu đáy hào, rãnh so với chân
móng, xem minh hoạ ở Hình 3-20. Trong trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này thì phải có các giải
pháp thiết kế và thi công chỉ định cụ thể để bảo đảm không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Nếu
xây dựng ở những nơi đất nền tự nhiên vốn rất ổn định, công tác thi công có thể tiến hành nhanh gọn, quy
mô công trình không lớn..., và được phép của bộ phận thiết kế nền móng công trình thì có thể thu nhỏ
khoảng cách nói trên đến mức có thể, tránh vân dụng quá máy móc gây lãng phí, khó khăn cho thi công.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

KHÔNG ĐÚNG ĐÚNG

Hình 3-20

Vị trí đúng và không đúng của các hào đặt ống

Tất cả các đường ống thoát nước mưa hoặc nước thải phải sử dụng đúng các loại vât liệu quy định
trong QC. Các đoạn ống đặt ngầm phía dưới công trình phải đảm bảo khoảng cách quy định đến mép ngoài
của chân móng tối thiểu 600mm hoặc phải nằm sâu hơn mặt nền tối thiểu là 300mm. Xem minh hoạ ở Hình
3-21. Nếu điều kiện thực tế thi công không thể đặt ống ở độ sâu 300 mm theo quy định trên thì có thể dùng
rãnh đặt ống có nắp đậy để bảo vệ đường ống. Xem minh hoạ ở Hình 3-22. Điều này được quy định nhằm bảo
vệ những đoạn đường ống nằm dưới nền, sàn bê tông không bị hư hỏng do quá trình thi công, đặc biệt là giai
đoạn đổ bê tông có thể gây ra.

Hình 3-21
Bố trí cống thoát nước ngoài công trình

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Rãnh dẫn ống thụt vào (lõm vào)

Rãnh dẫn ống bằng bê tông


Hình 3-22
Phương phấp bảo vệ cống thoát nước nằm dưới nền nhà (h<300mm)

Phải có ống bọc ngoài để bảo vệ tất cả các đường ống đi qua tường bê tông, tường gạch phía ngoài
hoặc qua các tường chịu lực khác. Các ống bọc ngoài có đường kính đủ để đạt được khe hở tối thiểu 13 mm
xung quanh đường ống. Khe hở giữa đường ống với ống bọc ngoài hoặc với tường bọc ngoài phải được đắp
đầy hoặc xảm kín bằng nhựa hắc ín, hợp chất asphal, chì hoặc các vật liệu phù hợp khác. Khoảng trống xung
quanh đường ống ở hai đầu ống bọc đoạn xuyên qua tường chống cháy phải được xảm đầy bằng vật liệu
chống cháy theo đúng các quy phạm hiện hành. Đối với các đường ống lắp đặt phía bên ngoài công trình đều
phải có giải pháp thích hợp bảo vệ để bảo vệ đường ống tránh các tác động va đập có thể gây hư hỏng và
tránh tác động bất lợi của thời tiết. Xem Hình 3-23.
Các cấu kiện xây dựng bị khoan, cắt, đục... để lắp đặt đường ống đi qua phải được gia cố sửa chữa hoặc
thay thế để đảm bảo an toàn và ổn định cho cấu kiện theo đúng thiết kế được duyệt ban đầu và các yêu cầu
của quy chuẩn xây dựng.

Các hố van, hố ga, hộp đồng hồ phải được lắp đặt sao cho chuột không thể chui được từ đó vào trong nhà.
Tại các đầu đường ống thoát nước ra ngoài phải được thiết kế và lắp đặt các tấm lưới chắn có kích thước kẽ
hở không lớn hơn 13mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Công trình cách ly

Hình 3-23
Bảo vệ đường ống nằm bên ngoài công trình

Những quy định chung về Treo và Đỡ ống


Khoảng cách giữa các kẹp đỡ các ống đứng phải bảo đảm đủ gần để vừa giữ được ống ngay ngắn,
vừa đỡ được toàn bộ trọng lượng của ống và các chất ở trong ống, nhưng không quá dầy để tránh lãng phí,
tránh gây những khó khăn không cần thiết cho công tác thi công công trình. Xem Hình 3-24.
Một trong những điều cần được quan tâm đầu tiên khi thiết kế hệ thống đai treo, kẹp đỡ ống là
phải xác định trước xem đường ống có lớp bảo vệ gì bao bọc hay không. Nếu đường ống có lớp bảo vệ bao
bọc thì kiểu và kích thước đai treo, kẹp đỡ phải đảm bảo có thể dễ dàng lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế lớp
bảo vệ bao bọc ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-24
Neo giữ đường ống đứng

Khoảng cách giữa các đai treo đường ống nằm phải bảo đảm đủ gần để vừa giữ được ống ngay
ngắn, vừa giữ được ống không bị võng. Hình 3-25 minh hoạ khái niệm "khoảng cách giữa các kẹp, đai đỡ ống"
đối với đường ống nằm và đường ống đứng.

Khoảng cách giữa neo treo giữ ống đứng và ống ngang

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-26 minh hoạ quy định trên đối với đường ống nằm. Nói chung, trong khoảng 460 mm cạnh
mỗi miệng bát hoặc mối nối phải bố trí một đai treo, đỡ ống.

Ống gang dẫn phân được neo giữ tại các mối nối tại các khoảng cách là 1500 mm Các
neo treo hoặc giá đỡ phải cách nhau 450 mm của các mối nối

Hình 3-26
Neo giữ ống nằm ngang

Đối với ống gang miệng bát thông thường khoảng cách tối đa giữa hai đai treo ống là 1.5
mét, còn đối với loại ống gang có độ dài trên 1.5 mét thì khoảng cách giữa hai đai treo tối đa là 3.0 mét,

xem minh hoạ ở Hình 3-27.

Hình 3-27
Neo giữ đường ống gang miệng bát nằm ngang

Hình 3-28 minh hoạ quy định về vị trí lắp đặt đai treo, đỡ ống đối với các loại ống gang trơn
(không miệng bát). Ống gang không miệng bát loại có độ dài trên 1200mm đặt nằm ngang phải được đỡ
ở cả hai đầu mối nối với nhau, đai đỡ ống cách mối nối tối đa 200mm. Đối với tất cả các loại ông nhựa
thông thường khoảng cách tối đa giữa hai đai treo ống chỉ là 1.2 mét. Tại những vị trí đấu nối với ống
nhánh, phải có đai treo, đỡ ống ở ngay cạnh mỗi đầu nối của từng phụ kiện nối ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Mảnh kim loại hoặc thanh thép chữ u

Hình 3-28
Vị trí của các neo treo giữ ống gang trơn

Ngoài những yêu cầu như đã nói ở trên, đối với các đường ống nằm còn cần phải được neo, giằng
cố định cho toàn tuyến chống bị chuyển dịch ngang. Hình 3-29 minh hoạ biện pháp chống chuyển dịch
ngang cho ống gang và khoảng cách tối đa giữa hai đai treo đối với ống sắt nối ren.

Hình 3-29
Neo chống chuyển dịch ngang và khoảng cách tối đa giữa các neo ống thép nối ren

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Quy định về khoảng cách giữa hai đai treo, đớ ống đối với đường ống đồng và ống chì xem minh
hoạ ở Hình 3-30. Riêng đối với đường ống chì nằm theo phương ngang thì bắt buộc còn phải có thêm
thanh đỡ dưới ống bằng gỗ hoặc kim loại, hoặc phải có máng, giá đặt ống suốt chiều dài tuyến ống.
Sàn hoặc trần

Ông đồng có đường kính tối đa là 38 mm phải được neo giữ tại mỗi khoảng cách 1800 mm

Sàn hoặc trần

Tối đa là 3000 mm

Ông đồng có đường kính từ 50 mrri trờ lẻn phải được neo giữ tại mỗi khoảng cách là 3000 mm ' Sàn

hoặc trần

Gô tấm hoặc tám kim loại

Hình 3-30
Neo treo cho ống đồng và ống chì

Với tất cả các loại đường ống đặt nằm chìm dưới mặt đất thì nền đáy hào rãnh dưới lớp đệm
cát đặt ống phải được xử lý đủ độ chặt, tránh bị lún sụt, xem minh hoạ ở Hình 3-31.

Hình 3-31
Nền đất, đệm cát, gối đỡ đường ống ngầm dưới nền đất
Đối với những đường ống có lớp bảo vệ bao bọc thì kích thước của đai đỡ ống phải đủ lớn để
ôm ra ngoài lớp bảo vệ, xem Hình 3-32.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-32
Neo treo dường ống có lớp bảo ôn

Đai treo, đỡ ống phải được lắp ở những vị trí đường ống có tải trọng lớn nhất. Đai treo, đỡ ống
phải được lắp sát hai đầu của Van và các thiết bị tương tự có thể phải tháo ra để sửa chữa, bảo dưỡng,
trong trường hợp này cần chú ý giữ khoảng cách đủ để có thể thao tác tháo, lắp được. Xem Hình 3-33.

Những bộ phận kết cấu của công trình dùng để treo, đỡ, gá lắp thiết bị và đường ống phải bảo
đảm chắc chắn, đủ độ bền để có thể chịu được toàn bô tải trọng của tất cả hệ thống đường ống, trang
thiết bị và các loại phụ kiện. Điều này đặc biệt cần chú ý trong những trường hợp cơi nới, cải tạo hoặc
nâng cấp công trình. Hình 3-34 giới thiệu một số kiểu kẹp, đỡ Ống.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-34
Một số mẫu kẹp neo giữ ống điển hình

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hệ thống kẹp, đỡ ống phải được bố trí một cách hợp lý nhất để bảo đảm chắc chắn đường ống
không phải chịu bất cứ tải trọng từ trang thiết bị, và ngược lại trang thiết bị cũng không phải chịu bất
cứ tải trọng nào từ đường ống, xem Hình 3-35. Tất cả các loại máy bơm, bình đun nước, két nước..., và
các thiết bị tương tự, khi lắp đặt vào hệ thống đường ống nhất thiết phải có bệ, giá đỡ riêng độc lập với
đường ống, xem minh hoạ ở Hình 3-36.

Van giảm áp và
giảm nhiệt

Thoát nước thài


T&p tới vị trí đã
được quy định

Thoát nưốc thài T&p tới vị trí đa được quy định

Sàn

Hình 3-36
Neo treo - giá đỡ thiết bị độc lập với ống (chống giãn nỏ và lún)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Đường kính của thanh treo ống được xác định theo bảng 3-1. Các quy định cụ thể vị trí phải
được treo, đỡ ống đối với từng loại ống, từng kiểu lắp đặt riêng được thể hiện ở bảng 3-2.

BẢNG 3-1

Đường kính ống, (mm) Đường kính thanh treo, (mm)


15 - 100 10
125 -200 12
250 - 300 16

Quy định chung về hào, rãnh đặt đường ống

Tất cả các hào đặt ống nếu sâu hơn móng nhà hoặc công trình và đi song song với chúng đều
phải giữ khoảng cách với chân móng quy định ở điều 3.12.3.
Các đường hầm hoặc ống cống bảo vệ đường ống có thể được đặt dưới sần, vườn, đường xã
trong bất kỳ công trường xây dựng nào. Đường hầm chỉ được dài tối đa là 2400mm, và phải bảo đảm có
khoảng trống giữa đường ống và đỉnh của đường hầm luôn ở trong khoảng 600mm đến 1/2 chiều sâu của
hầm. Nếu sử dụng cống moi để đặt ống cống thoát nước thì đường kính cống moi phải lớn hơn đường kính
ống cống thoát nước ít nhất là một cỡ.
Tất cả các hố đào phải được lấp đất trở lại ngay sau khi kiểm tra ống. Phải bảo đảm đất lấp được
đầm nén đúng kỹ thuật mà không ảnh hưởng tới đường ống. Phía trên đường ống phải được lấp một lớp
đất mịn dày 300mm. Đất lấp không được có sỏi, đá, xỉ sắt hoặc các vật liệu làm vỡ đường ống hoặc gây tác
động ăn mòn.
BẢNG 3-2

Loại ống Loại mối nối Treo đỡ ống đặt theo phương nằm Treo đỡ ống đặt theo
ngang phương thẳng đứng
Chì và sơ sợi để xảm Đáy và mỗi tầng không
kín Cách 1500mm, trường hợp đặc biệt có quá 4600mm
thể cách 3000mm, trong đó dùng các
Ống gang miệng bát đoạn ống dài 3000mm để lắp đặt(1,2,3)
Vòng đệm chịu nén Cứ cách một mối nối, trừ khi là dài quá Đáy và mỗi tầng không
1200mm thì có treo đỡ tại từng mối quá 4600mm
nối(12,3)
Ống gang trơn Nối bằng ống lồng Cứ cách một mối nối trừ khi dài quá Đáy và mỗi tầng không
1200mm thì có treo đỡ tại từng mối quá 4600mm
nối(1,2,3,4)
Ống đồng Hàn bằng hợp kim, hàn Ống tới 40mm: cách 1800mm; Mỗi tầng không quá
đồng, kẽm, hoặc hàn Ống từ 50mm trở lên: cách 3000mm; 3000mm(5)
điện
Ống đồng thau và Nối ren hoặc hàn điện Ống tới 20mm: cách 3000mm; Cách một tầng không quá
thép dùng để cấp Ống từ 25mm trở lên: cách 3600mm; 7600mm(5)
nước

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Ống thép, đồng Nối ren hoặc hàn điện Ống 15mm: cách 1800mm; Ống 15mm: cách
thau và đồng pha Ống 20 đến 25mm: cách 2400mm; 1800mm;
thiếc dẫn khí đốt Ống từ 32mm trở lên: cách 3000mm; Ống 20 đến 25mm: cách
2400mm;
Ống từ 32mm trở lên:
theo từng tầng.
Ống 40 PVC và Gắn bằng dung môi Các cỡ ống cách 1200mm; cần tính Đáy và mỗi tầng dự kiến
ABS DWV (keo). toán dãn nở: cách 9100mm (3,6) các mốc dẫn giữa tầng, dự
kiến dãn nở cách
9100mm(6)

CPVC Gắn bằng dung môi Ống tới 25mm: cách 900mm; Đáy và mỗi tầng. Dự kiến
(keo). Ống từ 32mm trở lên: cách 1200mm; mốc dẫn giữa tầng(6)

Chì Giá đỡ liên tục Không quá 1200mm


Mối nối mạch hoặc đốt
Đồng Cơ học Theo các tiêu chuẩn hiện hành
Cơ học Theo các tiêu chuẩn hiện hành
Thép và đồng thau

Chú. thích bảng 3-2:


(1) - Giá đỡ gần ngay mối nối, cách mối nối tối da 460 mm

(2) - Neo chặt để tránh chuyển động ngang, khoảng cách tối đa giữa hai neo la 12 mét

(3) - Treo dỡ ở tất cả ở những chỗ có dấu nối nhánh ngang.

(4) - Giá, treo không được cố định lên khớp nối ống.

(5) - Các ống dứng cấp nước có thể được treo, dỡ theo các quy phạm kỹ thuật chống co dãn hiện hành,

tuy nhiên, trước hết phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
(6) - Xem tiêu chuẩn lắp đặt cụ thể liên quan đến chống dãn nở và các yêu câu kỹ thuật đặc biệt khác.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG 111 : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Chương III - Phần II


MỐI NỐI
Mối nối là một khâu quan trọng trong hệ thống cấp thoát nước. Rất nhiều kiểu mối nối được sử dụng
trong qua trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với mọi mối nối
trong hệ thống cấp thoát nước là phải đảm bảo độ kín khít, tuyệt đối không được rò rỉ. Tất cả mọi mối nối
phải hợp lý nhất về kiểu loại, về vật liệu để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về độ bền cơ lý, chịu được áp
lực làm việc tối đa của hệ thống..., đảm bảo hệ thống làm việc hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Do đó,
việc lựa chọn kiểu loại mối nối hợp lý và lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật là rất quan trọng trong quá trình thiết
kế, thi công hệ thống cấp thoát nước.

Các kiểu mối nối thông dụng trong hệ thống cấp thoát nước
• Mối nối Xảm - Mối nối xảm được sử dụng để nối ống miệng bát và phụ kiện. Sợi dây gai tẩm bi
tum, chì là vật liệu chủ yếu dùng để xảm trong mối nối. Có nhiều kiểu cấu tạo gờ miệng ống và
gờ rãnh ở miệng bát. Lớp xảm luôn phải đảm bảo đủ độ chặt, kín và độ dầy trong khe hở giữa
ống và miệng bát. Lớp vật liệu bịt ở trên cũng phải đảm bảo đủ độ dầy, phải lấp kín trong các
đưòng rãnh ở miệng bát. Xem Hình 3-37.

Gia cường đầu bát Rãnh chì trong đầu bát


Chì sâu 25 mm
Đầu bát
Chèn sợi day
Mặt cuối hoặc gờ ống

Hình 3-37
Mối nối xảm

* Mối nối ren - Đường ren trèn ống và các phụ kiện bằng phải là kiểu ren đường ống tiêu chuẩn,
có dạng côn. Ren trên ống nhựa phải được tiện hoặc đúc tại nhà máy và phải tuân thủ theo các
tiêu chuẩn ren ống. Các loại vật tư phụ dùng trong nối phải là vật liệu chịu nước, không độc
hại và chủ yếu chỉ được gắn ở phần ren dương. Nút bịt và nắp đậy miệng thông tắc vệ sinh
phải được quấn băng dính chịu nước. Hình 3-38 minh hoạ mối nối ren thông dụng.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC Đlẽu KHOẢN CHUNG

Liên kết thông thường giữa ren âm và ren dương

Tiêu chuẩn Mỹ và API Phụ kiện thoát nước


cho dường ống có ren kiểu mối nối ren

Hình 3-38
Mối nối ren

• Mối nối dùng chất hàn nấu chảy - Các mối nối chủ yếu dùng cho phụ kiện ống chì hoặc giữa
ống chì với ống đồng và phụ kiện phải là mối nối dùng chất hàn nấu chảy lấp đầy, kín hoàn
toàn. Các mối nối này phải phủ dài ra hai phía của miệng ống nối không dưới 20mm và bề dày
mối nối tối thiểu phải bằng bề dày ống hoặc phụ kiện nối ống. Mối nối giữa ống chì với ống
gang, ống thép, ống sắt rèn phải dùng ống măng sông xảm hoặc ống nối hàn. Hình 3-39 minh
hoạ các mối nối chất hàn nấu chảy

A.Nối ống nằm B.Nối ống nhánh C.Nối ống Côn D.Nối bản mã

Hình 3-39
Mối nối chất hàn nấu chảy

* Mối nối hàn - Chủ yếu được dùng đối với ống đồng và phụ kiện. Các mối nối phải dùng đúng các
chi tiết nối bằng đồng hoặc hợp kim đồng theo quy định. Bề mặt chỗ nối hàn phải được vệ sinh,
đánh bóng trước khi hằn. Quá trình hàn phải tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Chất hàn và
chất trợ dung phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hiện hành. Những chất hàn và chất
trợ dung có chứa hàm lượng chì vượt quá 1,2% thì cấm dùng để hàn trên hệ thống đường ống
cấp nước. Hình 3-40 minh hoạ mối nối hàn ống đồng.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hàn kín mạch

Hình 3-40
Mối nối hàn ống đồng

• Mối nối ép miệng ống loe bằng phụ kiện chế tạo sẵn - Mối nối ống và phụ kiện bằng phương
pháp dùng cổng cụ chuyên dùng tạo cho đầu ống thành miệng loe hình cổ chai phù hợp với các
chi tiết liên kết chuyên dùng để nối ống được chế tạo sẵn - chủ yếu được dùng cho ống đồng và
phụ kiện. Khi dùng mối nối kiểu này phải sử dụng các chi tiết liên kết đúng chủng loại và tuyệt
đối tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn của nhà chế tạo. Các mối nối kiểu này không phải
là mối nối trượt. Xem Hình 3-41 minh hoạ mối nối ép miệng ống loe bằng phụ kiện chế tạo sẵn.

Hình 3-41
Mối nối ép miệng ống loe

• Mối nối xảm vữa xi măng dùng cho ống sành và phụ kiện - Kiểu mối nối này trên thực tế đang
ngày càng ít được sử dụng, thường chỉ được sử dụng khi sửa chữa hệ thống thoát nước bằng
ống sành hiện có. Điểm khác so với mối nối xảm đã nêu ở trên là: lớp phủ trên lớp xảm ( cũng
bằng sợi gai tẩm bi tum...) chủ yếu được dùng là vữa xi măng vát đều thành của ống nối theo một
góc 45°. Xem Hình 3-42.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐlỀU KHOẢN CHUNG

Hình 3-42
Mối nối xảm vữa xi măng

• Mối nối bằng gioăng tròn - Mối nối kiểu này khá đơn giản khi thi công. Chỉ cần đặt đầu ống ngay
ngắn vào ống nối đã được đặt sẵn gioăng, rồi dùng lực đẩy cho ống cắm sâu hết mức cho phép
vào trong ống nối. Các gioăng tròn sẽ được ép chặt giữa hai bề mặt tiếp xúc trong mối nối - bề
mặt trong của ống bọc ngoài và mặt ngoài của ônsg được nối vào. Có rất nhiều chủng loại
gioăng chế tạo sẵn để dùng cho kiểu mối nối này, mỗi chủng loại phù hợp với một loại ống và
phụ kiện riêng. Hình 3-43A minh hoạ mối nối gioăng tròn dùng cho ống xi măng amiăng. Hình
3-43B minh hoạ mối kiểu này dùng cho ống PVC.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Chi tiết

Hình 3-43A
Các liên kết gioăng cho ống ximăng amiăng

Nhỏ hơn 150 mm

Đường kính từ 150 ram trờ lên

Hình 3-43B
Cấc liên kết gioăng cho ống pvc

• Mối nối bằng ống lồng ép - Mối nối kiểu này sử dụng ống lồng ép chế tạo sẵn đặt cân đối giữa
hai đầu ống đấu nối với nhau, rồi dùng công cụ ép chuyên dụng để bóp chặt ống lồng vào hai
đầu ống nối với nhau. Kiểu mối nối này không cần dùng bất cứ chất gì để bôi, phủ trên bề mặt
tiếp xúc của mối nối. Xem minh hoạ ở Hình 3-44.

Hình 3-44
Mối nối bằng ống lồng ép

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG 111 : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

• Mối nới bằng đai xiết - Cấu tạo chính của mối nối này gồm hai chi tiết: đai xiết và gioăng đệm cao xu được chế
tạo sẵn phù hợp với từng chủng loại ống và phụ kiện. Gioăng đệm cao xu được đặt ngay ngắn trong mối nối, đai
xiết ôm bên ngoài sẽ được xiết vào, ép chặt gioăng vào thành ống đến mức cần thiết để đảm bảo mối nối chắc
chắn và hoàn toàn kín. Hình 3-45A giới thiệu ba loại mối nối kiểu này dùng cho ống gang. Hình 3-45B minh hoạ
mối nối này dùng cho loại ống thép được chế tạo sẵn gờ quanh miệng ống. Hình 3-45C minh hoạ mối nối này
dùng cho ống sành. Hình 3-45D mô tả mối nối này dùng một loại đai xiết bằng thép không rỉ. Kiểu mối nối này
rất linh hoạt, nên có thể sử dụng cho nhiều loại ống, với nhiều kích thước, vật liệu. Hình 3-45E minh hoạ kiểu
mối nối này được dùng cho ống thuỷ tinh trong hệ thống nước thái có acid.

Cô-liê

Hình 3-45A
Mớ/ nối ống gang bằng đai xiết chế tạo sẵn

Hệ thống Ống có rãnh soi


Hình 3-45B

Mối nối ống thép miệng gờ bằng đai xiết chế tạo sẵn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯÔC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Vòng đệm cao su và đai siết


bằng thép không gỉ

Hình 3-45C Hình 3-45D


Mối nối ống sành bằng gioăng dai chế tạo sẵn
Gioăng cao su siết bằng dai thép không rỉ

Hình 3-45E

Mối nối ống thuỷ tinh bằng đai xiết chế tạo sẵn

• Mối nối gắn bằng keo - Kiểu mối nối này chỉ sử dụng với các ống và phụ tùng bằng nhựa ABS hoặc
PVC. Mối nối phải bảo đảm được sử dụng cho cùng một chủng loại ống và phụ kiện, dùng đúng chủng
loại keo gắn, thao tác theo đúng quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn lắp đặt hiện
hành.
Hình 3-46 minh hoạ bốn bước cơ bản trong quy trình hoàn chỉnh một mối nối kiểu này.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

l.Làm sạch kỹ hết toàn bộ bề mặt tiếp xúc 2.Bôi keo dán ống theo chỉ dẫn sử dụng

3.Gắn ống ngay sau khi bôi keo

Hình 3-46
Mối nối gắn bằng keo dán ống

• Hàn vẩy cứng, hàn hồ quang - Nếu sử dụng phương pháp hàn vẩy cứng hoặc hàn hồ quang để nối ống thì
ngoài các tiêu chuẩn lắp đặt, phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành về kỹ thuật hàn
vẩy cứng và hàn hồ quang (xem bảng 12-3). Có thể hiểu tương đưong như mối nối hàn đã nói ở trên, điểm
khác phân biệt là ở khâu gia nhiệt và chất hàn.
• Mối nối kiểu khớp hãm chịu lực - Đây là kiểu mối nối cơ học, nó dựa vào bộ phận hãm có sẵn trong khớp
nối để giữ cho ống không rời được mối nối. Nếu sử dụng kiểu mối nối này phải đảm bảo tuân thủ hoàn
toàn yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo, phải tra ống vào phụ kiện nối ống đến hết độ sâu quy định.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Các kiểu mối nối đặc biệt khác

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều chủng loại vật liệu được sử dụng để làm ống và phụ kiện. Trong rất
nhiều trường hợp, những kiểu mối nối cơ bản như đã nói ở trên đã không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, hoặc
khó có thể liên kết giữa các ống và phụ kiện thuộc các chủng loại khác nhau. Do đó, đã có rất nhiều phụ kiện, chi
tiết được chế tạo sẵn để đáp ứng những đòi hỏi thực tế khi gặp những trường hợp cần phải đấu nối ống, phụ kiện
từ nhiều chủng loại khác nhau, hoặc để giải quyết những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt nào đó. Dưới đây giới thiệu một
số kiểu mối nối đặc biệt thường gặp nhất.

Mối nối trượt - Cấu tạo của mối nối kiểu này có ba bô phận chủ yếu gồm: phụ kiện, gioăng đệm và bộ phận nắp
vặn. Cũng như đối với các kiểu mối nối khác, nói chung gioăng ở đây cũng thường làm bằng phuýp, cao xu hoặc
bằng chất dẻo. Sau khi ống và gioăng được đặt ngay ngắn vào mối nối với phụ kiện, nắp đậy được vặn chặt vào phụ
kiện sẽ ép chặt gioăng vào miệng phụ kiện và thành của ống, làm cho mối nối hoàn toàn kín khít. Mối nối kiểu này
thường được sử dụng ở những vị trí thuận lợi cho việc lắp đặt và sửa chữa. Trong hệ thống cấp nước, mối nối kiểu
này thường chỉ được dùng để cấp nước vào thiết bị. Trong hệ thống thoát nước thì thường chỉ được dùng để đấu
nối giữa xi phông thiết bị với đường ống thoát nước. Xem minh hoạ kiểu mối nối trượt ở Hình 3-47. Những kiểu
mối nối này nếu đã được chế tạo chuyên dụng thì khi lắp đặt phải tuyệt đối tuân theo mọi chỉ dẫn kỹ thuật của nhà
chế tạo.

Hình 3-47
Mối nối trượt

Mối nối co giãn - Tên gọi của mối nối này đã toát lên mục đích sử dụng của nó. Tất cả mọi loại vật liệu đều chịu
tác động co, dãn do nhiệt. Vì vậy, việc sử dụng mối nối kiểu này trong hệ thống đường ống là rất cần thiết. Nhiệt độ
xung quanh và nhiệt độ của các chất chảy trong ống đóng vai trò rất quan trọng cho việc xác định số lượng cũng
như vị trí cần lắp đặt các mối nối này trong hệ thống đường ống. Việc lựa chọn mối nối co dãn phải dự vào chủng
loại vật liệu của đường ống. Số lượng mối nối được xác định trên ba yếu tố cơ bản là: Hệ số co dãn nhiệt của đường
ống, độ dài tuyến đường ống, và tổng độ dài co, dãn dồn vào mối nối. Toàn hệ thống sẽ được bảo vệ chống co dãn
nhiệt bằng các mối nối này dưới các dạng cơ bản sau: ống nối vòng hình chữ "U", ống nối gấp khúc hình chữ "Z ",
hoặc tổ hợp ống nối gấp khúc hình chữ "Z" chống co dãn nhiệt. Hình 3-48A minh hoạ một - số kiểu phụ kiện nối ống
chống co dãn. Hình 3-48B minh hoạ ba dạng đấu nối ống chống co dãn cơ bản: ống vòng chữ U, ống gấp khúc chữ Z,
và tổ họp ống gấp khúc chữ Z.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-48A

Cấc dạng liên kết chống co giãn

Hình 3-48B

Các biện pháp đấu nối chống co giãn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Mối nối ép - Kiểu mối nối ép có hai dạng cơ bản: Nối ép bộ ba (Rắc-co; zắc-co), và Nối ép mặt bích. Xem minh hoạ
ở Hình 3-49. Nối ép bộ ba - Được phép sử dụng trong các trường hợp sau:
- Trong thoát nước: Chỉ được sử dụng để nối xiphông, hoặc giữa xiphông với thiết bị và phải ở vị trí
dễ kiểm tra.
- Trong thông hơi: Chỉ loại trừ phần ngầm dưới đất và bộ phận ống thông hơi ướt.
- Trong cấp nước: Được phép sử dụng ở mọi vị trí trên toàn hệ thống.

Kiểu có vòng dệm Kiểu không có vòng đệm Kiểu không có vòng đệm

Liên kết mật bích

ĐÚNG KHÔNG ĐÚNG

Vòng đệm

Hình 3-49
Mối nốí ép bộ ba (Rắc-co), ép mặt bích

Mối nối ống tuýp đồng bằng ren - Phụ kiện dùng trong trường hợp này được chế tạo sẵn, chuyên dụng với từng
loại ông tuýp đồng riêng. Xem minh hoạ ở Hình 3-50. Mối nối kiểu này có tính năng hoàn toàn khác với kiểu mối
nối trượt như đã nói ở phần trước. Những mối nối kiểu này thường gặp trong hệ thống ống tuýp đồng cấp nước
đặt nổi trong các khu vệ sinh, trong ống tuýp đồng của các máy điều hoà không khí...

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

(A) Phụ kiện (B) Vòng đệm (C)Êcu (D) Các liên kết nối ép trong thoát nước và cấp nước

Hình 3-50
Mối nối ống tuýp đồng bằng ren

Mối nối các loại ống nhựa mềm (không thể dán bằng keo) - Khác với ống PVC, các loại ống và phụ kiện bằng
nhựa Polyethylene (PE), hoặc Polybutylene (PB) thì không thể dùng keo để gắn như với ống PVC, không thể sử
dụng kiểu mối nối gắn bằng keo như đã nêu ở phần trên. Hình 3-51 minh hoạ bốn phương pháp khác nhau của
loại mối nối này. Hình 3- 51D minh hoạ phương pháp đơn giản nhất. Những phương pháp khác như ở các Hình
51A, - 51B, 51C yêu cầu phải sử dụng các phụ kiện chuyên dùng của nhà sản xuất và người thực hiện cần có kiến
thức chuyên môn về việc này. Nói chung cả ba phương pháp vừa nêu khi thi công nhất thiết phải theo đúng chỉ dẫn
kỹ thuật và giám sát, nghiệm thu của nhà sản xuất.

Dụng cụ liên kết


keo nóng chảy

Keo nóng chảy

Hình 3-51A Hình 3-51B

Nối lồng ống bằng keo nóng chảy Nối dối dầu ống bằng hàn chảy

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐiỂU KHOẢN CHUNG

Hình 3-51C Hình 3-51D


Mối nối băng keo nóng Phụ kiện lồng nối ống

Hình 3-51D
Phụ kiện lồng nối ống

Mối nối gá lắp thiết bị - Mối nối giữa ống thoát nước với các thiết bị như bệ xí, phễu thu nước sàn, âu tiểu... có thể
sử dụng nhiều kiểu mối nối khác nhau, thích hợp với từng chủng loại ống như: Mối nối ép, mối nối hàn, mối nối
gắn bằng keo, hoặc mối nối bằng bu lông ốc vít...được phép dùng cho đường ống thoát nước. Các mối nối phải đảm
bảo có đầy đủ gioăng đệm, hoặc băng dính nước đúng chủng loại. Các mặt bích gá chờ thiết bị phải đảm bảo được
cố định ngay ngắn, bằng phẳng và vững chắc vào kết cấu của công trình. Miệng ống chờ lắp đặt bệ xí phải bảo đảm
bằng phẳng, trơn chu, và phải được đặt ngay ngắn chắc chắn vào mặt sàn, hoặc vào tường đối với bệ xí treo. Bệ xí
treo trên tường phải được cố định bằng bu lông đồng bộ với phụ kiện chuẩn đúng chủng loại chuyên dùng để đảm
bảo an toàn khi mang tải. Mối nối phải có gioăng đệm thích hợp, đồng bộ với thiết bị.

Mối nối thay đổi tiết diện - Côn - Trong thực tế, có rất nhiều kiểu loại Côn phù hợp với từng chủng loại đường
ống riêng để dùng làm mối nối giữa các đoạn ống hoặc phụ kiện có tiết diện khác nhau. Tất cả các mối nối thay đổi
tiết diện như vậy đều nhất thiết phải dùng Côn đúng chủng loại thích hợp để nối, không được nong ống rộng ra,
hoặc bóp ống hẹp lại bằng thủ công ở ngay tai hiện trường để làm mối nối.

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước ở khu vực có lưong thực, thực phẩm
Trong thực tế, theo quy định về bảo vệ an toàn lương thực, thực phẩm thì không được cất giữ, hoặc chế

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG III : CÁC ĐiỂU KHOẢN CHUNG

biến lương thực, thực phẩm ở phía dưới khu vực có hệ thống cấp thoát nước đi qua, trừ khi các khu này đã có biện
pháp bảo vệ đúng yêu cầu kỹ thuật chống nước rò rỉ và ngưng tụ. Trong trường hợp bắt buộc phải lắp đặt hệ thống
cấp thoát nước ở bên trên những khu vực có lương thực, thực phẩm, thì cần phải đặc biệt lưu ý những yêu cầu kỹ
thuật bắt buộc dưới đây:
• Các ống xuyên qua sàn trên những khu vực nói trên phải có ống bọc ngoài gắn chắc chắn với sàn nhà,
khoảng trống giữa ống bọc ngoài và ống phải được gắn kín. Miệng ống bọc ngoài phải cao hơn mặt sàn ít
nhất là 20mm.
• Các phễu thu nước sàn, tắm hương sen lắp đặt trên các khu vực này phải được chống thấm triệt để, phải
được đặt trong khay chống thấm.
• Tất cả các thiết bị, trừ bồn tắm, nằm trên các khu chứa lương thực, thực phẩm phải dùng chủng loại lắp
đặt trên tường. Ống thoát nước, ống tràn của bồn tắm phải được kéo dài để nối với xi phông đặt ở phía
dưới sàn, không được đặt xi phông ngay ở phía trên mặt sàn, và cũng không được phép đục lỗ qua sàn để
đặt xi phông.
• Tất cả các ống thoát nước phải làm bằng vật liệu đúng theo quy định trong bảng 12-1 và trong điều 7.1,
đồng thời các vật liệu đó cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành.
• Các ống thoát nước đặt trên các khu chứa lương thực, thực phẩm phải được thử áp lực với cột nước đọng
ít nhất là 7600mm.
• Các đường ống có chịu ảnh hưởng tác động của nhiệt độ tạo nên ngưng tụ thì phải được bảo ôn cho ống
theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
• Các đường ống đặt phía trên trần giả ở khu chứa lương thực, thực phẩm thì trần giả đó phải là kiểu dễ
tháo lắp để tiện cho việc kiểm tra.

Thử áp lực
Đồng hồ đo áp lực - Theo quy định của quy chuẩn, khi sử dụng các đồng hồ áp lực để đo kiểm tra hệ
thống đường ống, cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định về loại đồng hổ được phép đối với từng cấp áp lực riêng
như sau đây:
• Đối với hệ thống có áp lực làm việc từ 0,7kG/cm2 (69kPa) trở xuống thì dùng các loại đồng hồ đo
với độ chính xác tới 0,007kG/cm2 (0,7kPa).
• Đối với hệ thống có áp lực làm việc từ trên 0,7kG/cm2 (69kPa) đến dưới 7kG/cm2 (689kPa) thì
dùng các loại đồng hồ đo với độ chính xác tới 0,07kG/cm2 (6,9kPa).
• Đối với hệ thống có áp lực làm việc trên 7kG/cm2 (689kPa) thì dùng các loại đồng hồ đo với độ
chính xác tối đa là 2% áp lực yêu cầu kiểm tra.
• Dải đo tối đa của đồng hồ không được lớn hơn áp lực cần đo quá hai lần.
Xem Hình 7-35. minh hoạ mô hình đo kiêm tra áp lực cho hệ thống đường ống thoát nước bằng phương
pháp nén khí.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Chương IV
THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Thiết bị cấp thoát nước ở đây được hiểu là tất cả các loại trang thiết bị được lắp đặt, kết nối vào hệ thống
đường ống cấp thoát nước để cung cấp nước dùng cho người sử dụng được đúng với mục đích, nhu cầu của mình,
hoặc để thu gom lại toàn bộ nước thải sau sử dụng thoát vào hệ thống thoát nước trực tiếp hoặc gián tiếp đúng với
các yêu cầu kỹ thuật.

Yêu cầu về số lượng thiết bị -

Những yêu cầu về số lượng và chủng loại thiết bị tối thiểu cần cho mỗi công trình đã được quy định tại
điều 4.10 của Quy chuẩn. Chủng loại và số lượng thiết bị tối thiểu đối với từng loại nhà ở, hoặc công trình cụ thể, có
thể tham khảo ở bảng 4-1.

Yêu cầu về chất lưọng thiết bị -

Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp thoát nước nói chung phải được sản xuất từ các loại vật liệu rắn, bền,
và có bề mặt trơn, sạch và không thấm nước. Tất cả các thiết bị phải đảm bảo - đúng chất lượng thiết kế yêu cầu,
phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn Nhà nước, các tiêu chuẩn ngành, hoặc các tiêu chuẩn tưong đương của
nước ngoài đã được Nhà nước ta chấp nhận được phép áp dụng. Bảng 12-1. liệt kê các tiêu chuẩn về thiết bị của
Mỹ để thuận tiện cho việc áp dụng trực tiếp hoặc thay thế tương đương.
Các thiết bị sử dụng với chức năng đặc biệt có thể làm bằng đá, gốm chịu hoá chất, chì, thép không gỉ,
phủ bằng hợp kim đồng, đồng-Niken hoặc các vật liệu khác phụ thuộc vào mục đích sử dụng của thiết bị.

Thiết bị dùng nước và phụ tùng


• Lưu lượng nước cấp lớn nhất cho các thiết bị vệ sinh phải phù hợp với các quy định nêu trong chương 3
và bảng 12-1.
• Bệ xí - Các bộ xí bệt có két xả nước định lượng hoặc van xả định lượng thì lượng nước tiêu thụ trung
bình không quá 6,0 lít cho mỗi lần xả.
• Âu tiểu - Các âu tiểu có lượng nước tiêu thụ trung bình không quá 3,8 lít cho mỗi lần xả.
Ngoại lệ: Nếu được phép của cơ quan có thẩm quyên, các máng tiểu kiẻu nước xả rửa liên tục lắp đặt tại các khu
vệ sinh công trình công cộng phục vụ đông người nhưng chỉ theo thời điểm nhất định.
• Vòi nước không định lượng - Các loại vòi nước lắp đặt cho chậu rửa mặt phải là loại vòi có bộ phận tạo
bọt khí ở đầu vòi và được chế tạo với lưu lượng nước cấp không lớn hơn 9,5 lít/phút.
• Vòi nước định lượng - Các vòi nước tự đóng mở hoặc định lượng tự động, lắp đặt tại các phòng vệ sinh
công cộng, với mục đích phục vụ khách lưu lại thời gian ngắn như các ga tàu hoả, sân bay, quán ăn, phòng
hội nghị... có lượng nước phân phối cho một lần sử dụng không quá 1,0 lít.
• Vòi nước trong nhà bếp - Các loại vòi nước lắp đặt cho chậu rửa nhà bếp phải là loại vòi có bộ phận tạo
bọt khí ở đầu vòi và được chế tạo với lưu lượng nước cấp không lớn hơn 9,5 lít/phút.
• Vòi tắm hoa sen - Các vòi tắm hoa sen được thiết kế và chế tạo sao cho lưu lượng nước cấp không lớn
hơn 9,5 lít/phút, ngoại trừ các vòi tắm hoa sen đặc chưng.

• Lắp đặt - Các thiết bị dùng nước và phụ tùng phải được lắp đặt theo hướng dẫn của cơ sở chế tạo, đảm
bảo cho thiết bị hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Các thiết bị cấp thoát nước điển hình

(Xem đương lượng của từng loại thiết bị ở bảng 7-3. trong Quy chuẩn)

Chậu rửa quầy ba Máy rửa bát Chậu rửa dụng cụ


Bồn tắm Vòi nước uống trực tiếp Tắm hương sen
Bi-đê Rọ thu thải thực phẩm Tiểu treo
Chậu rửa Y tế Chậu rửa nhà bếp Vòi phun rửa
Máy giặt Chậu giặt là Chậu giặt
Bồn tắm có hương sen Lavabô Bệ xí
Ghế chữa răng chuyên dụng Bồn rửa chổi lau nhà Tháp, khay làm lạnh
Khay thu sàn, thải gián tiếp Bồn tắm tạo sóng

Phụ tùng và phụ kiện của thiết bị vệ sinh

Ống xả tràn - Không có quy định bắt buộc trong thiết bị vệ sinh phải có ống xả tràn. Nhưng khi thiết bị có trang bị
ống xả tràn thì ống xả tràn phải đảm bảo được điều chỉnh sao cho mức nước tĩnh trong thiết bị không thể dâng cao
trên mức xả tràn khi van cấp đã đóng ngắt, hoặc nước không được phép còn ứ đọng trong ống tràn khi thiết bị đã
xả cạn nước. Ống xả tràn phải được bố trí ở độ cao cần thiết trong thiết bị để bảo đảm nước trong thiết bị chỉ có
thể chảy vào ống tràn một khi bị dâng đầy đến mức tràn. Ông xả tràn của thiết bị phải được nối với xiphông của
thiết bị. Riêng ống xả tràn của két xả nước có thể thoát vào bệ xí hoặc tiểu treo đi cùng, nhưng tuyệt dối không
được thoát vào bất kỳ đoạn nào khác của hệ thống thoát nước. Đường ống của thiết bị nào phải thoát vào trước
xiphông của thiết bị ấy, không được nối vòng ra sau xiphông. Đường ống tràn có thể đi liền trong thiết bị, hoặc có
thể gồm một cụm phụ kiện lắp rời. Xem Hình 4-1.

Hình 4-1
Ống tràn của thiết bị vệ sinh

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Đường thoát nước của thiết bị - Đoạn nối từ thiết bị đến xiphông - Chi tiết đường thoát nước của thiết bị thường
được cấu tạo để thuận lợi cho việc đấu nối với hệ thống đường ống thoát nước. Đường thoát nước của các máy rửa
bát, thiết bị giặt là, bồn tắm, tiểu treo, chậu rửa nhà bếp hoặc tương tự, thường phải có đường kính ngoài tối thiểu
là Ø38, và đối với các lavabô, vòi nước uống trực tiếp hoặc tương tự thì tối thiểu là Ø32.
Các loại phụ kiện để đấu nối đưòng thoát của các loại thiết bị xả có áp lực như: máy rửa bát, rọ thu chất thải thực
phẩm, máy giặt, hoặc các loại thiết bị xả thải tự động nói chung phải là loại phụ kiện đúng tiêu chuẩn, đúng chủng
loại chuyên dùng của thiết bị. Xem Hình 4-2.

Hình 4-2
“T ” và “Y” chuyên dùng cho thiết bị xả có áp lực

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN CHƯƠNG IV : THIỂT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TƯNG

Không được nối ống thoát từ máy rửa bát trực tiếp vào ống thoát đứng từ chậu rửa, ống dẫn hoặc ống xả của rọ
thu chất thải thực phẩm, xem minh hoạ ở Hình 4-3A. Xem minh hoạ hai phương pháp đấu nối đúng kỹ thuật ở
Hình 4-3B và Hình 4-3C.

Hình 4-3A
Cách lắp đặt hệ thống thoát nước cho máy rửa bát không đúng

Cách lắp đặt hệ thống thoát nước đúng cho máy rửa bát

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Hình 4-3C
Cách lắp đặt hệ thống thoát nước đúng cho mấy rửa bất

Chắn rác - Cũng có thể là các lưới lọc, lưới chắn rác - phải được lắp đặt ở tất cả những nơi có lắp thiết bị dùng
nước với kích thước, chủng loại thích hợp, trừ các bệ xí và âu tiểu loại thổi xả. Xem Hình 4-4.

Tiết diện hở phải tương đương tiết diện


đường xả ra của thiết bị đi cùng

Hình 4-4
Lưới chắn rác cho thiết bị

Yêu cầu chung về lắp đặt thiết bị -


• Trước hết, tất cả các thiết bị đều phải được lắp đặt ở những vị trí thuận lợi nhất cho việc sử dụng đúng
với công năng. Thiết bị cần được lắp đặt ở vị trí càng gần hệ thống đường ống càng tốt, và ở vị trí thuận
lợi cho việc sửa chữa, vệ sinh, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Những vị trí thiết bị gắn vào tường,
sàn phải đảm bảo được sử lý chống thấm một cách thích hợp nhất.
Thiết bị treo tường - Tất cả các thiết bị loại treo tường phải được cố định ngay ngắn, chắc chắn, đúng yêu cầu kỹ
thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất. Các phụ kiện, chi tiết dùng để cố định thiết bị như mặt bích, bản mã, bu
lông... phải đảm bảo đúng chủng loại, đồng bộ và phải được làm bằng các loại vật liệu chống ăn mòn để bảo đảm
không bị dịch chuyển làm hỏng mối nối vào hệ thống đường ống trong quá trình sử dụng. Xem minh hoạ ở Hình
4-5.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT 3Ị CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Hình 4-5
Giá đỡ của bệ xí treo tường

• Bố trí thiết bị - Trong mọi trường hợp, khi bố trí thiết bị vệ sinh phải luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ
tim của bệ xí hoặc biđê tới các tường bên hoặc vách ngăn khác là 380mm, và từ tim tới tim của bệ xí hoặc biđê
kề bên là 760mm, xem Hình 4-6. Các âu tiểu treo có khoảng cách trên tối thiểu là 300mm tim đến tường hoặc
vách ngăn và 600mm từ tim đến tim của thiết bị, xem Hình 4-7. Khoản lưu không ở phía trước của bệ xí, biđê,
hoặc tiểu treo tối thiểu là 600mm.

Hình 4-7

Khoảng cách đúng của bệ xí gắn sàn Khoảng cách đúng của âu tiểu treo tường

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

• Phụ tùng cấp nước - Đường cấp nước hoặc các phụ tùng lắp đặt để cấp nước cho các thiết bị vệ sinh phải
được lắp đặt đúng với các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt về yêu cầu kỹ thuật về chống chảy ngược như quy định
trong chương 6. Thiết bị chống dòng chảy ngược dùng để lắp đặt phải phù hợp với thiết bị, đúng chủng loại
chuyên dùng chống dòng chảy ngược, điển hình như Van phao chống chảy ngược trong két nước ( xem Hình
4-8.), hoặc Ngắt chân không trong van xả định lượng (xem Hình 4-9).

Hình 4-8 Hình 4-9


Van phao chống chảy ngược Van xả định lượng có ngắt chân không

Đối với Tiểu treo -


• Ngắt chân không chủ yếu được dùng đối với các tiểu treo sử dụng Van xả định lượng. Đối với các tiểu
treo sử dụng Két xả thì dùng Van phao chống chảy ngược xem Hình 4-8, Hình 4-9.).
• Ngắt chân không bao giờ cũng phải lắp ở sau Van xả định lượng của tiểu treo, và phải đặt cao hơn
điểm cao nhất của thiết bị ít nhất là 152 mm, xem Hình 4-10. Van xả định lượng sử dụng trong
trường hợp này phải là loại Tự ngắt, đúng chủng loại. Riêng loại Van xả định lượng không tự động xả
- điều khiển bằng tay mỗi lần xử dụng - thì mỗi tiểu treo phải dùng một cái riêng, không được dùng
loại van này chung cho hai thiết bị.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Hình 4-10
Vị trí lắp đặt đúng của ngắt chân không

• Nếu dùng chung một Két xả tự động cho hai tiểu treo trở lên - xem Hình 4-11- lượng nước xả một lần
của két phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu quy định về lượng nước xả tối thiểu đối với mỗi tiểu treo. Két
xả phải có Van phao chống chảy ngược, van này phải đặt cao hơn miệng ống tràn trong đó ít nhất là 25
mm, xem Hình 4-12. Có thể dùng Van định lưọng xả tự đông thay cho Van phao trong két.

Hình 4-11 Hình 4-12


Két xả tự động cho dãy thiết bị Két xả có van phao chống chảy ngược

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Đối với các Bệ xí -


• Đối với các bệ xí loại dùng Van xả định lượng thì nhất thiết phải lắp đặt Ngắt chân không ở sau Van xả
định lượng và phải được đặt cao hơn mép tràn của bệ tối thiểu là 150 mm, xem Hình 4-13.
• Đối với các bệ xí loại dùng Két xả thông dụng thì Két xả phải có Van phao chống chảy ngược và cũng phải
được lắp đặt như đã nói ở trên - Hình 4-12.
• Đối với bệ xí loại có một phần két xả đặt thấp hơn mép tràn của bệ xí thì Két xả phải đồng bộ với bệ, được
chế tạo để chuyên dùng trong trường hợp này, Van phao được đặt trong một ngăn riêng, độc lập với ngăn
chứa nước xả trong Két, xem Hình 4-14.

Hình 4-13 Hình 4-14


Vị trí đúng của ngắt chân không Bệ xí có một phần két xả thấp
Lắp cùng van xả định lượng dưới mép mức tràn

• Các bệ xí ở những nơi công cộng được bố trí thành dãy dài như trong các nhà trẻ, trường học hoặc
những nơi tương tự khác cần chú ý thiết kế, lắp đặt các thiết bị vệ sinh thích hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.
• Các chỗ ngồi của bệ xí phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Làm bằng vật liệu nhẵn và không thấm nước.
2. Kích thước phù hợp với bệ xí.
3. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, tất cả các chồ ngồi của bệ xí phải là kiểu mở lên ở phía
trước.
4. Các chỗ ngồi của bệ xí trong các ngôi nhà công cộng phải tuân theo quy định nêu trong bảng 12-
1.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Đối với các thiết bị dùng nước đặc biệt khác


• Đường ống cấp nước cho các bể vầy, bể cảnh, bể cá, bể nước có vòi phun trang trí và các công trình
tương tự khi đấu nối vào nguồn cấp phải được bảo vệ chống nước chảy ngược trở lại, xem Hình 4-15.

PHƯƠNG PHÁP ỐNG CẤP CHÌM: Miệng ống cấp nuớc


vào bể nằm thấp hơn mức mép tràn của bể

Hình 4-15

Phương pháp lắp đặt cấp nước cho bể vầy, bể cảnh...


Phễu thu nước sàn
• Phễu thu nước sàn - xem Hình 4-16 - cũng được coi như một thiết bị dùng nước, bao giờ cũng phải
có lưới chắn rác (Hình 4-4.) phù hợp về chủng loại, kích thước đi kèm. Lắp đặt phễu thu nước sàn
luôn luôn phải đảm bảo được chống thấm bằng những giải pháp thích hợp nhất. Điều này được

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

yêu cầu chặt chẽ vì trên thực tế những sự cố bị thấm dột ở những mối nối giữa phễu thu với sàn là
rất khó khắc phục được triệt để nếu như không được chú ý thi công lắp đặt đảm bảo yêu cầu
chống thấm ngay từ đầu.
Các khu vực sau bắt buộc phải có hố thu hoặc phễu thu nước sàn:
•Phòng tắm của nhà ở.
•Phòng vệ sinh có từ 2 bộ xí bệt trở lên, hoặc 1 xí bệt và 1 âu tiểu.
•Nhà bếp dịch vụ.
•Phòng giặt khách sạn hoặc phòng giặt công cộng khác trong khu chung cư.
•Khu vực bảo quản thức ăn đông lạnh phải có hệ thống thoát nước gián tiếp nối với hệ thống
thoát nước của ngôi nhà. Cấu tạo xi phông của hệ thống thoát nước này được nêu trong điều 8.1.2
của quy chuẩn này. Độ dốc của sàn buồng đông lạnh hướng về hố thu ngoài buồng chứa
•Sàn phải có độ dốc về phía hố thu nước sàn với i= 1 - 2%

Lắp đặt các phụ tùng thiết bị - Các vòi và các phụ kiện nối phải được lắp đặt sao cho các van điều chỉnh
nước nóng nằm phía bên tay trái người sử dụng.

• Lắp đặt phụ tùng chờ sẵn - Khi thiết kế có tính đến việc lắp đặt các thiết bị trong tương lai thì phải đảm
bảo kích thước đường ống, phụ tùng... cho sự phát triển này. Các phụ tùng chờ sẵn được lắp đặt phải bịt kín bằng
các phụ kiện phù hợp theo các quy định đã nêu trong quy chuẩn.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

BẢNG 4-1. Số lượng thiết bị vệ sinh tối thiểu(1)

Mỗi ngôi nhà sẽ được trang bị các thiết bị vệ sinh, bao gồm cả việc cung cấp cho người tàn tật và được quy
định bởi cơ quan có thẩm quyền. Đối với các yêu cầu cho những người tàn tật, các ngôi nhà và thiết bị có thể được
trang bị loại thích hợp cho sử dụng.
Tổng số người sử dụng sẽ được xác định theo yêu cầu tiện nghi tối thiểu. Số lượng tối thiểu của các thiết
bị yêu cầu sẽ được tính toán với 50% nam và 50% nữ trên tổng số người sử dụng.

Loại nhà ở Âu tiểu (5,10) Bồn tắm hoặc vòi tắm Vòi nước (3,13)
Bệ xí(14) Chậu rửa sứ
hoặc công hoa sen (số thiết bị/ uống công cộng
(số thiết bị/người) (số thiết bị/người) (số thiết bị/người)
trình(2) người) (số thiết bị/người)

Nam Nữ Nam Nam Nữ


Nơi hội họp. 1/1-15 1/1-15 0/1-9 1/40 1/40
Nhà hát, 2/16-35 3/16-35 1/10-15
Phòng hoà 3/36-55 4/36-55
nhạc, phòng
họp vv... cho Trên 55,cứ thêm 40 Trên 15, cứ thêm
việc sử dụng người thì 50 người thì có
thường xuyên có thêm 1 thiết bị thêm 1 thiết bị.
Của nhân
viên.
Nơi hội họp, Nam Nữ Nam Nam
nhà hát, 1/1-100 3/1-50 1/1-100 1/1-200 1:1-150
phòng hoà 2/101-200 4/51-100 2/101-200 2/201-400 2:151-400
nhạc, phòng 3/201-400 8/101-200 3/201-400 3/401-750 3:401-750
họp vv... cho 11/201- 4/401-600
việc sử dụng 400
công cộng. Trên 400, cứ thêm 500 Trên 600, cứ Trên 750, Trẽn 750, cứ
nam cần có thêm một thêm 300 nam cứ thêm thêm 500 người
thiết bị. Cứ thêm 125 cần có thêm 1 500 người cần có thêm 1
nữ cần thêm 1 thiết bị thiết bị cần có thiết bị
thêm 1 thiết
bị

Ký túc xá, Nam Nữ Nam Nam Nữ


trường học(9) 1/10 1/8 1/25 1/12 1/12 1/8 1/150 (12)
hoặc phòng thí
nghiệm
Cứ thêm 25 nam thì đặt Trên 150, cứ Trên 12, cứ thêm 20 Đối với nữ, thêm
thêm 1 thiết bị (trên thêm 50 nam cần nam hoặc 15 nữ cần 1 bồn tắm cho 30
10), và thêm 20 nữ thì thêm 1 thiết bị. thêm 1 thiết bị. người. Trên 150,
thêm 1 thiết bị (trên 8). cứ thêm 20 người
thì thêm 1 bồn
tắm.

Nhà ở tập thể Nam Nữ Nam Nam Nữ


- 1/1-15 1/1-15 1/50 1/40 1/40 1/8
cho nhân viên 2/16-35 3/16-35
Sử dụng 3/36-55 4/36-55
Trên 55, cứ thêm 40
người thì thêm 1 thiết bị

HƯỚNG DẪN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


lưỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Loại nhà ở Bồn tắm hoặc vòi Vòi nước(3,13)


Bệ xí (4) Âu tiểu(5,10) Chậu rửa sứ
hoặc công tắm hoa sen uống công cộng
(số thiết bị/người) (số thiết bị/người) (số thiết bị/người)
trình (2) (số thiết bị/ người) (số thiết bị/người)

Nhà ờ riêng/Nhà 1 cho một nhà 1 cho một nhà


chung cư/4) 1 cho một nhà hoặc 1 cho một nhà hoặc đơn vị 1 cho một nhà
Nhà ở riêng đơn vị căn hộ căn hộ 1 cho một nhà hoặc
Nhà chung cư đơn vị căn hộ
Phòng chờ bênh 1 cho 1 phòng 1 cho 1 phòng l/150(12)
viện
Bệnh viên - cho Nam Nữ Nam 0/1-9 Nam Nữ
việc sử dụng của 1/1-15 1/1-15 1/10-50 1/40 1/40
nhân viên 2/16-35 3/16-35
3/36-55 4/36-55
Trên 50, cứ thêm
Trên 55, cứ thêm 40 người 50 nam thì thêm
thì thêm 1 thiết bị 1 thiết bị
Bệnh viện:
Phòng riêng 1 cho 1 phòng 1 cho 1 phòng lchol phòng
Phòng cho bệnh 1 cho 8 bệnh nhân l/150(12)
1 cho 10 bệnh nhân 1 cho 20 bệnh nhân
nhân
Kho chứa hàng Nam Nữ Tới 100 người: 1/ 10. 1/15 l/150(12)
công nghiệp(6), 1/1-10 1/1-10
phân xưởng sản 2/11-25 2/11-25 Trên 100 người: 1/15 (7, 8)
xuất, lò đúc và 3/26-50 3/26-50
các cơ sở tương 4/51-75 4/51-75
tự - Cho việc sừ 5/76-100 5/76-100
dụng của nhân
viên

Trên 100, cứ thêm 30 người thì thêm 1 thiết bị.

Cơ sở từ Nam Nữ Nam Nam Nữ


thiện, không kể
1/25 1/20 0/1-9 1/20 1/20 1/8 l/150(12)
bệnh viện
hoặc các cơ 1/10-50
Sở hình sự Cứ thêm 50
(trang bị cho nam thì thêm 1
mỗi tầng) thiết bị.

Tiệm ăn, quán Nam Nữ Nam Nam Nữ


và các phòng 1/1-50 1/1-50 1/1-150 1/1-150 1/1-150
đợi ờ sân 2/51-150 2/51-150 Trên 150, cứ 2/151-200 2/51-200
bay(11) 3/151-300 3/151-300 thêm 150 người thì 3/201-400 3/201-400
thêm 1 thiết
bị.
Trên 300, cứ thêm 200 Trên 400, cứ thêm 400
người thì thêm 1 thiết người thì thêm 1 thiết
bị. bị.
Trường học cho Nam Nữ Nam Nam Nữ
sử dụng
cùa nhân 1/1-15 1/1-15 1/50 1/40 1/40
viên. Tất cả 2/16-35 2/16-35
các trường 3/36-55 3/36-55
Trên 55, cứ thêm 40 người
thì thêm 1 thiết bị.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẤN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Loại nhà ở hoặc Bồn tắm hoặc vòi tắm Vòi nước(3-l3) uống
cỏng trình(2) Bê xí<14> Âu tiểu(3,10) Châu rừa sứ (số thiết hoa sen (số thiết bị/ còng công (số thiết
(số thiết bị/người) (số thiết bị/người) bị/người) người) bị/ngưỗi)

Các trường Nam Nữ Nam Nữ 1/150(12)


học-cho sử
dụng của sinh 1/1-20 1/1-20 1/1-25 1/1-25
viên, Nhà trẻ 2/21-50 2/21-50 2/26-50 2/26-50
Trên 50, cứ thêm 50 Trên 50, cứ thêm 50
người thì thêm 1 thiết người thì thêm 1 thiết
bị. bị.
Trường tiểu Nam Nữ Nam Nam Nữ
học 1/30 1/25 1/75 1/35 1/35 l/150(l2)
Trường trung Nam Nữ nam Nam Nữ
học 1/40 1/35 1/35 1/40 1/40 l/150(12)
Các trường học Nam Nữ Nam Nam Nữ
khác (Cao đẳng, 1/40 1/35 1/35 1/40 1/40 l/150(12)
Đại học.
Trung tâm người
lớn vv...)
Các nhà thờ, Nam Nữ Nam 1 bồn rửa cho 2 bệ xí l/150(12)
1/150 1/75 1/150
đền chùa. Các
dơn vị giáo dục
và hoat động.
Các nhà thờ, Nam Nữ Nam 1 bồn rửa cho 2 bệ xí l/150(12)
Đền chùa. Nơi 1/150 1/75 1/150
hội họp.
Cơ sở từ Nam Nữ Nam Nam Nữ 1/8 l/150(12)
Thiện, không 1/1-15 1/1-15 0/1-9 1/40 1/40
kể bệnh viện 2/16-35 2/16-35 1/10-50 *

hoặc các cơ sở 3/36-55 3/36-55


hình sự (trang bị
cho mỗi tầng
phục vụ nhân
viên)
Trên 55, cứ thêm 40 Cứ thêm 50 nam
người thì thêm 1 thiết thì thêm 1
bị. thiết bị.
Nhà công sở Nam Nữ Nam Nam Nữ l/150(12)
hoặc công cộng 1/1-100 3/1-50 1/1-100 1/1-200 1/1-200
2/101-200 4/51-100 2/101-200 2/201-400 2/201-400
3/201-400 8/101-200 3/201-400 3/401-750 3/401-750
11/201-
400
Trên 400, cứ thêm 500 Trên 600, cứ Trên 750, cứ thêm 500
nam thì thêm 1 thiết bị, thêm 300 nam thì người thì thêm 1 thiết
cứ thêm 150 nữ thì thêm bị.
thêm 1 thiết bi 1 thiết bi
Nhà công sở Nam Nữ Nam Nam Nữ
và công cộng, 1/1-15 1/1-15 0/1-9 1/40 1/40
cho việc sử 2/16-35 2/16-35 1/10-50
dụng của 3/36-55 3/36-55
nhân viên
Trên 55, cứ thêm 40 Cứ thêm 50 nam
người thì thêm 1 thiết thì thêm
Bị 1 thiết bị
Cơ sở hình sự Nam Nữ Nam Nam Nữ l/150(12)
cho sử dụng của 1/1-15 1/1-15 0/1-9 1/40 1/40
nhân viên 2/16-35 2/16-35 1/10-50
3/36-55 3/36-55

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IV : THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

Bê xí(14) Bồn tắm hoặc vòi tắm Vòi nước(3,13)


Loại nhà ở hoặc Âu tiểu(5,10) Chậu rửa sứ
hoa sen uống công cộng
công trình(2) (số thiết bị/người) (số thiết bị/người) (số thiết bị/người)
(số thiết bị/ người) (số thiết bị/người)

Trên 55, cứ thêm 40 người Cứ thêm 50 nam thì


thì thêm 1 thiết bị bổ sung thêm 1 thiết
bị.
Cơ sở hình sự -
cho sử dụng 1 cho 1 hành lang của
của nhà tù Nam lcho 1 buồng
1 cho 1 buồng khối buồng
Buồng Phòng 1 cho phòng tập 1 cho 1 phòng tập 1 cho phòng tập thể
1 cho 1 phòng tập thể dục
tập thể dục thể dục thể dục dục

Ghi chú bảng 4-1:


(1) Xác định số lượng thiết bị dựa trên tổng số người sử dụng.
(2) Các loại nhà không nêu trong bảng này sẽ là trường hợp đặc biệt, số lượng và chủng loại thiết bị cho các loại nhà đó
sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ theo yêu cầu.
(3) Không được lắp đặt vòi nước uống trong buồng vệ sinh.
(4) Các khay giặt. Một khay giặt hoặc một máy giặt tự động cho mỗi căn hộ, hay một khay giặt hoặc một máy giặt tự
động, hoặc kết hợp cả hai cho 12 phòng. Các chậu rửa bát nhà bếp, mỗi chậu cho một căn hô.
(5) Trong trường hợp âu tiểu lắp đặt vượt quá so với yêu cầu tối thiểu, thì có thể giảm bớt một bệ xí. Nhưng không được
giảm số lượng bệ xí dưới 2/3 mức yêu cầu tối thiểu.
(6) Yêu cầu về các thông số kỹ thuật vệ sinh phải tuân thủ theo quy chuẩn này và các tiêu chuẩn hiện hành khác.
(7) Ở nơi gây nhiễm độc cho da, sự nhiễm khuẩn hoặc các vật liệu gây khó chịu, trang bị cứ 5 người một chậu rửa.
(8) Các chậu rửa có kích thước 600mm, các bể hình tròn có đường kính 460mm, được trang bị cửa nước ra sẽ được tính
tương đương như một chậu rửa.
(9) Cứ 50 người bố trí một khay giặt. Cứ 100 người bố trí một thùng đựng nước bẩn.
(10) Quy định chung. Trong khi áp dụng bảng liệt kê các thiết bị vật tư cần tuân thủ một số điểm sau đây:
a. Vật liệu ốp trát: Tường và sàn sẽ được ốp lát tới cách gờ trước của âu tiểu một khoảng là 600mm và cao hơn sàn
một khoảng 1200mm. Khoảng cách tối thiểu là 600mm tính từ cạnh bên của âu tiểu phải được lát bằng các loại
vật liệu không hút nước.
b. Không được sử dụng các âu tiểu có máng xối.
(11) Một tiệm ăn được coi như là một doanh nghiệp bán thực phẩm cho các gia đình.
a. Số lượng khách ăn (phục vụ trên ôtô) sẽ được tính tương đương với số lượng chỗ ngồi trên xe ôtô.
b. Các thiết bị vệ sinh cho nhân viên phục vụ không được tính trong nhu cầu của tiệm ăn trên. Các thiết bị rửa
tay phải có sẵn trong nhà bếp cho các nhân viên phục vụ.
(12) Trong các nhà ăn, các thùng nước uống có thể được thay thế cho các vòi nước uống. Ở các cơ quan, nơi công cộng
cứ 6 đến 150 người phải có một vòi nước uống, và cứ thêm 300 người thì bổ sung thêm 1 vòi.
(13) Mồi tầng trong trường học, rạp hát, phòng hoà nhạc, ký túc xá, các cơ quan hoặc công sở phải có ít nhất một vòi
nước uống.
(14) Tổng số của các bộ xí bệt cho nữ ít hơn tổng số các bộ xí bệt và âu tiểu dành cho nam.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Chương 5
NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG

Những điều khoản trong chương này quy định những vấn đề về xây dựng và lắp đặt đối với tất cả
các loại nồi đun nước nóng thông dụng, và về việc xây dựng, lắp đặt ống khói, hệ thống thông gió và các
loại mối nối liên quan đến nồi đun nước nóng. Các loại nồi đun nước nóng theo quy định ở đây bao gồm:
các loại nồi đốt bằng nhiên liệu nói chung, nồi đun bằng dầu và nồi đun bằng điện.
Đơn vị, cá nhân thiết kế, thi công lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa nồi đun nước nóng cũng như các thiết bị
liên quan phải có giấy phép hành nghề của cơ quan có thẩm quyền cấp. Xem bảng 12-1 để tham khảo
danh mục các tiêu chuẩn thiết bị có thể áp dụng.
Định nghĩa các thuật ngữ dùng trong chương này:

Nồi đun nước nóng


Thiết bị chuyên dùng để cấp nước nóng và được trang bị các bộ phận điều khiển tự động dùng để giới
hạn nhiệt độ tối đa của nước là 99°c.

Ống khói
Một ống thẳng đứng tập trung một hoăc nhiều đường dẫn khói để chuyển chúng ra khí quyển bên ngoài,
(xem Hình 5-1 và 5-2).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Chóp thông hơi


Chụp chắn nước mưa
Chống thấm
Nắp kim loại
Ống thoát khói

Khoảng lưu không để


vệ sinh, bảo dưỡng

Khoảng cách giữa hai


neo tối đa là 10 000mm

Neo giữ ống

Giữa hai neo giữ ống


phải có mối nối giãn nở

Tường chịu lửa

Miệng chụp để đấu nối


ống thoát khói từ thiết bị

Hình 5-1 Ống khói Kiểu “L” Hình 5-2 Ống khói và ống nối thông gió

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Ống nối thông khói: Đoạn ống nối từ miệng thoát khói của lò đốt tới ống khói, (xem Hình 5-2).

Ống thông hoi: Đường ống được lắp đặt để thông hơi cho hệ thống cấp thoát nước, để phòng ngừa hiện tượng nước
chảy ngược, hơi thổi ngược qua xiphông hoặc để cân bằng áp xuất không khí bên trong hệ thống đường ống thoát
nước.

Ống nối thông hơi: Bộ phận của hệ thống thông hơi, nó nối thiết bị vào ống thông hơi chung để thông hơi cho thiết bị
đó, (xem Hình 5-3).

Hệ thống thông gió


Bao gồm cả một hệ thống đường ống, ống khói và các ống nối thông hơi, thông gió... được lắp ráp lại với
nhau tạo thành một hệ thống đường ống hoặc kênh dẫn liên tục để chuyển các chất thải ra (chủ yếu là chất
khí) trong quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các thiết bị chuyên dùng ra khí quyển bên ngoài. Định nghĩa này
bao gồm cả tổ hợp các bộ phận thông gió đồng bô đi kèm thiết bị. (xem Hình 5-4).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Các kiểu hệ thống thông gió


a. Các ống khói hoặc ống thông gió xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc kim loại, và các ống khói chế
tạo tại nhà máy đều có thể dùng để thông thoáng các sản phẩm đốt ở nhiệt độ cao hơn 288°c.
b. Kiểu B - Các ống thông gió "gas" chế tạo tại nhà máy, đã được cơ quan chuyên ngành kiểm nghiệm,
được quy định chỉ dùng để thông gió cho các thiết bị chuyên dùng đốt bằng khí đã được phép sử
dụng, (xem Hình 5-5).
c. Kiểu L - Hệ thống thông gió gồm các đường ống và thiết bị thông gió cho các thiết bị chuyên dùng
đốt bằng dầu (hoặc đốt bằng khí - nếu thuộc chùng loại cho phép sử dụng hệ thống thông gió kiểu
này), (xem Hình 5-1).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Chóp thông hơi

Xem bảng
Đậy chụp và chống thấm 5-2
xung quanh ống

Khoảng lưu không


(25 mm) Neo treo

Tấm chịu lửa


(Ngăn lửa)

Ông thông hơi đứng phải kéo dài


từ miệng xả khói của thiết bị lên ít Ống thống hơi đứng
nhất là 1500 mm

Miệng xà khói Cửa cấp không khí

Nồi đun
nước bằng
GAS

Hình 5-5. Ống thông hơi Kiểu ”B”

Vật liệu cách điện


Vật liệu hoặc thiết bị được sử dụng làm chất không dẫn điện.

Vật liệu dễ cháy


Tường, sàn nhà, trần nhà, giá để đồ vật hoặc các bộ phận khác của ngôi nhà được làm bằng gỗ các loại, các
loại vật liệu tổng hợp hoặc bằng giấy các loại.

Công tác kiểm tra nghiệm thu:

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

• Kiểm tra ống khói hoặc ống thông gió - Công tác kiểm tra chỉ tiến hành sau khi tất cả các ống khói, các ống
thông gió và các bộ phận của chúng đã được lắp đặt xong hoàn toàn, và chỉ khi nào kiểm tra xong, đã được
nghiệm thu thì mới được bao bọc, che phủ.
• Kiểm tra nồi đun nước nóng lần cuối cùng - Công tác kiểm tra hệ thống nồi đun nước nóng lấn cuối cùng
chỉ tiến hành khi:
1. Tất cả công trình đã được lắp đặt xong hoàn toàn theo đúng quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn,
quy phạm hiện hành, yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị và đúng với thiết kế đã được duyệt.

2. Khi Cơ quan có thẩm quyền về an toàn công nghiệp yêu cầu.
Các yêu cầu về phê duyệt đối với nồi đun nước nóng đốt bằng gas
Nồi đun nước nóng và nồi hơi đốt bằng gas phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành hoặc theo các tiêu
chuẩn tương đương khác theo quyết định của cơ quan quản lý. Từng nồi đun nước nóng hoặc nồi hơi đều
phải có dán nhãn của một cơ quan kiểm nghiệm duyệt, xác nhận nồi đun đạt yêu cầu theo các tiêu chuẩn liên
quan.
Nồi đun nước nóng đã được tân trang lại, khi lắp đặt phải được cơ quan về an toàn công nghiệp theo phân
cấp kiểm tra và cấp phép sử dụng. Các thông số kỹ thuật phải đạt theo quy định của quy chuẩn. Mỗi đơn vị,
cá nhân khi lắp đặt nồi đun nước nóng loại này phải ghi rõ đây là thiết bị sử dụng lại và đã được tân trang.
Thiết bị phải dán nhãn chất lượng và tên đơn vị tân trang. Ngoại trừ thiết bị được chính nhà chế tạo hoặc
nhân viên có đủ thẩm quyền của nhà chế tạo tân trang đúng theo yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt đúng vào vị trí
ban đầu, thì không bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan quản lý an toàn công nghiệp.
Các nồi đun nước nóng và nồi hơi thuộc loại có áp suất và nhiệt dư thì ngoài các bộ phận kiểm tra nhiệt độ
thông thường, còn cần phải được lắp đặt thêm thiết bị bảo vệ an toàn nhiệt và áp suất cao theo đúng các tiêu
chuẩn liên quan và phải có một van xả áp và nhiệt.
Nồi đun nước nóng đốt bằng dầu và đốt bằng nhiên liệu khác:
Nồi đun nước nóng bằng nhiệt từ các nhiên liệu hay các loại năng lượng khác ngoài gas phải được xây dựng
và lắp đặt theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành, và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Các
ống thông gió hoặc ống khói cho các thiết bị chuyên dùng đó cũng phải được duyệt hoặc dùng loại đã được
quy định. Phải cung cấp đủ không khí đốt và bảo đảm việc thông gió đầy đủ tại các phòng hoặc gian nhà có
đặt nồi đun nước nóng. Từng thiết bị chuyên dùng đó phải được lắp đặt tại vị trí đã được duyệt bởi cơ quan
có thẩm quyền và các cơ quan phòng cháy.
Các bình đun nước nóng và nồi hơi dùng nhiệt từ nhiên liệu hoặc các loại năng lượng ngoài gas, cần phải
được trang bị các bộ phận kiểm soát nhiệt độ cơ bản và phải có thiết bị bảo vệ khi nhiệt độ quá cao, phải có
một van giảm áp và nhiệt. Phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn công nghiệp hiện hành, phải được
cơ quan có thẩm quyền về an toàn công nghiệp kiểm tra, nghiệm thu cho phép hoạt động.
Không khí để đốt:
Đối với các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu phải bảo đảm được cấp đủ không khí để đốt nhiên liệu và
thông gió tốt.
Đối với các công trình xây dựng kín đặc biệt, việc cung cấp không khí để đốt phải được lấy hoàn toàn từ
ngoài vào. Đối với các công trình có độ kín bình thưòng, thì toàn bộ hoặc một phần không khí dùng để đốt
cho nồi đun nước nóng có thể lấy qua các cửa chớp thông gió nếu thể tích nơi đặt thiết bị đạt ít nhất l,4m3
cho 293W/h (1000 BTU). (xem minh hoạ ở Hình 5-6)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

(A) Hoàn toàn chỉ lấy không khí từ (B) Hoàn toàn chỉ lấy không khí
không gian khác ở trong công trình từ bên ngoài công trình vào

Cửa chớp thông gió


(ở các tường thu mái đầu hồi)

Đường ổng lấy không khí vào


(kéo dài xuôhg dêh san)

(C) Hoàn toàn chì lấy không khí


từ không gian ở tầng áp mái (C) Không khí vào từ trần kỹ thuật dưới sàn
Không khí ra qua trần lên tầng áp mái

Hình 5-6.

90 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Phương pháp cấp khí:


Diện tích thông thoáng hữu ích của tất cả các cửa thông gió, ống thông gió hoặc phần diện tích dành cho
việc cung cấp không khí để đốt cho khu vực có lắp đặt các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu được quy
định ở bảng 5-1, (xem minh hoạ ở các Hình 5-7; 5-8; và Hình 5-9).

Hình 5-7. Không gian hạn chế- Không khí lấy trong công trình- Độ kín thông thường

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Hình 5-8. Không gian hạn chế - Không khí lấy trong công trình- Độ kín thông thường

(Thể tích nơi đặt thiết bị nhỏ hơn 1,4m3 cho 293W/h - 1000 BTU)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Hình 5-9. Không gian hạn chế- Không khí lấy từ ngoài công trình- Độ kín đặc biệt

Trong trường hợp có các tấm lưới, màn chắn hoặc cửa chớp (chụp che ống khói) lắp đặt thêm vào miệng
ống dẫn không khí thì phải đảm bảo những yêu cầu sau:
• Các cửa gió phải được bố trí sao cho một cửa nằm cách trần trong khoảng 300mm, còn một cửa nằm
cách sàn trong khoảng 300mm của nơi đặt thiết bị. Kích thước của ống cấp khí để đốt được quy định
tối thiểu là 76mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

• Các cửa gió phải được đặt ở vị trí nằm trong khoảng không gian từ sàn đến trần của nơi đặt thiết bị,
có kích thước tối thiểu là 76mm, và mở hướng thẳng về phía thiết bị.
 Lỗ chừa của cửa thông gió phải có tiết diện phù hợp với tiết diện của miệng thông gió sẽ lắp vào đó.
• Cửa thông gió ở khu vực nào chỉ phục vụ riêng cho khu vực (đặt thiết bị) đó.
 Các cửa thông gió chỉ dùng để phục vụ cho các ống dẫn không khí ở phía trên hoặc phía dưới. Việc
bố trí một ống ở phía trên và một ống ở phía dưới là để đảm bảo duy trì được nguồn không khí đốt.
 Các ống dẫn không khí để đốt không được đi qua những khu vực có yêu cầu chống cháy. Trên các
ống dẫn không khí để đốt không được lắp đặt van điều tiết.
 Lưới chắn - Tất cả các miệng ống phải có lưới chắn trừ khi nó ở trong tầng hầm mái.

Nắp che và lưới bảo vệ.


Khi tính toán diện tích thông thoáng của các nắp che và lưới bảo vệ các cửa thông gió, cần phải xem xét ảnh
hưởng của hệ che chắn này đến quá trình thông khí. Lưới bảo vệ phải có mắt lưới không nhỏ hơn 6,4mm.
Diện tích thông thoáng của nắp che và lưới bảo vệ được dùng để tính toán kích thước cửa thông gió, đảm
bảo để có được một diện tích thông thoáng đúng yêu cầu.
Bảng 5.1. Kích cỡ các cửa thông gió và ống dẫn(1) không khí cho
các nồi đun nước đốt bằng gas hoặc nhiên liệu lỏng

Nhà ở có độ kín bình thường Nhà ở có độ kín đặc biệt

Kích cỡ cửa hoặc ống


Điều kiện Điều kiện Kích cỡ cửa hoặc ống thông gió
thông gió
Thiết bị đặt tại nơi có Có thể để tự thông gió. Thiết bị đật tại nơi có Cần có 2 cửa thông gió, mỗi cửa
không gian không hạn không gian không hạn có diện tích 645mm2 cho
chế(2). chế(2): 1450W/h nhiên liệu nạp vào.
Lấy không khí từ ngoài
hoặc từ nơi giao lưu
thông thoáng với bên
ngoài
Thiết bị đặt tại nơi Cần có 2 cửa thông gió Thiết bị đặt tại nơi 1- Cần có 2 ống thẳng đứng hoặc
không gian hạn chế(4). vào nơi che chắn, mỗi không gian hạn chế(4): đường dẫn khí: 645mm2 cho
1- Tất cả không khí lấy cửa có diện tích Lấy không khí đốt từ 1200W/h nhiên liệu nạp vào
từ bên trong nhà ở. 645mm2 cho 293W/h ngoài vào hoặc từ nơi cho mỗi ống hoặc đường dẫn
nhiên liệu nạp vào, và giao Lưu thông thoáng khí.
giao lưu thông thoáng với bên ngoài. 2- Cần có 2 ống nằm ngang hoặc
với các vùng không khí đường dẫn khí: 645mm2
hạn chế ở bên trong. 580W/h nhiên liệu nạp vào cho
Kích thước tối thiểu mỗi ống hoặc ống dẫn khí.
0,06m2 dùng cho mỗi 3-Cần có 2 cửa thông gió trong
cửa thông gió.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

2- Một phần không khí Cần có 2 cửa thông gió bức tường phía ngoài nơi che
từ phía bên trong nhà ở vào nơi che kín(3), mỗi kín: mỗi cửa có diện tích
của có diện tích 0,06m2 645mm2 cho 1200W/h nhiên
cộng với một ống hoặc liệu nạp vào.
đường dẫn khí mở ra 4-Cần có một cửa thông gió ở trần
ngoài có diện tích là gác xép và một ống thảng đứng
645mm2 cho 1450W/h tới gác xép: mồi cửa có diện tích
nhiên liệu. 645mm2 cho 1200W/h nhiên
liệu nạp vào.
5-Cần có 1 cửa thông gió trong
trần nơi che kín tới gác xép và 1
cửa thông gió trong sàn nơi che
3- Tất cả không khí lấy Sử dụng bất cứ phương
kín tới không gian được thông
lừ ngoài vào hoặc pháp nào cho không
gió: mỗi cửa có diện tích
từ nơi giao lưu gian kín trong nhà ở,
645mm2 cho 1200W/h nhiên
thông thoáng với đặc biệt như ghi ở cột 2.
liệu nạp vào.
bên ngoài.

Ghi chú:
(1) Về vị trí của cửa thông gió: xem điều 5.7.3
(2) Được định nghĩa trong chương 2.
(3) Khi tổng lượng nhiên liệu nạp của các trang bị đặt ở nơi che kín vượt quá 29,3kW/h thì hễ cứ tăng thêm
293W/h, diện tích của mỗi cửa thông gió vào nơi che kín cũng phải đượctăng lên là 645mm2.
(4) Được định nghĩa trong chương 2.
Các phương pháp cấp khí đốt khác
Thay vì áp dụng các quy định tại bảng 5-1 để tính toán thiết kế, việc cung cấp không khí để đốt còn có thể
được thiết kế theo các tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành liên quan hiện hành do các cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước ban hành.
Khoảng cách thông thoáng
Phải đảm bảo khoảng cách thông thoáng giữa thiết bị với các loại vật liệu dễ cháy đúng theo yêu cầu kỹ
thuật chuyên ngành, hoặc theo chỉ dẫn trên thiết bị của nhà chế tạo.
Những vị trí không được phép lắp đặt nồi đun nước nóng
Nồi đun nước nóng các loại đốt bằng nhiên liệu không được phép lắp đặt trong các phòng đang làm hoặc
sẽ dùng làm phòng ngủ, phòng nghỉ ngơi, sinh hoạt, phòng tắm (có trang bị tắm hương sen hoặc bồn tắm),
phòng để quần áo, hoặc trong những phòng vừa khuất, kín, vừa có cửa thông với phòng tắm.
Ngoại trừ: Quy định ở trên đây không áp dụng đối với các loại nồi đun nước nóng bằng điện và đối với nồi
đun nước nóng các loại đốt bằng nhiên liệu có cấu tạo khép kín, có hệ thống thông hơi đồng bộ trực tiếp, đã
được cơ quan chuyên môn phê duyệt và được lắp đặt theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Bảo vệ chống hư hỏng do va đập
Các nồi đun nước nóng bằng điện, hoặc các loại nồi có bộ phận đốt nóng nằm hoàn toàn kín ở bên trong
nồi (không trực tiếp với không gian xung quanh) có thể được lắp đặt ở trong nhà để xe (Gara) với điều
kiện các bộ phận đốt nóng, bộ phận điều khiển và thiết bị an toàn phải được đặt ở vị trí cao hơn sàn nhà
tối thiểu 460mm, (xem Hình 5-10).
Tất cả các nồi đun được lắp đặt tại những nơi có khả năng bị tác động cơ học làm hư hại thì phải được bảo vệ
chống các tác động đó bằng các rào chắn, hoặc bằng cách nâng cao hay đặt chúng vào các vị trí ngoài lối đi của xe
cộ.
Nếu có yêu cầu lắp đặt chống động đất thì các nồi đun nước nóng phải có đai neo giữ ở hai điểm: một điểm ở 1/3

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

phía trên và một điểm ở 1/3 phía dưới theo chiều cao của nồi. Ở điểm phía dưới, đai neo giữ phải ở vị trí cao hơn
các nút điều chỉnh của nồi một khoảng tối thiểu là 100mm.

Hình 5-10. Nồi đun nước nóng -Lắp đặt trong gara

Nếu nồi đun nước nóng đặt trên tầng áp mái, gác mái, gác xép hoặc những nơi có thể bị gây nguy hiểm khi nồi
đun bị rò rỉ, thì phải đặt một khay thu nước rò rỉ làm bằng vật liệu không bị ăn mòn ở dưới nồi đun nước. Khay
này cần có một ống thoát nước có đường kính tối thiểu 20mm để dẫn nước rò rỉ tới đường thoát nước thích hợp
trong công trình, (xem Hình 5-11).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Mái nhà

Đường ống thông hơi kiểu “B” ở gác mái,


phải có độ dài tối thiểu là 1500mm

Đường nước nóng


Đường nước lạnh

Đèn điện
Đường ống thoát nước xả từ Van an toàn
(xả áp, xả nhiệt)

Đường ống cấp khí đốt


(Gas)
Khay thu nước
rò rì
Rắc-co Từ mép cửa lên gác mái đến nồi đun
Max. 6000mm

Lối đi xung quanh


Min 600mm
Min.750mm
Sàn chịu lực Min.750mm

Lối đi
Min. 600mm Cách sàn > 1200mm
Không gian thao tác
ở phía trước nồi đun
Min. 750mm

Đường ống thoát nước rò rỉ


Min. D20mm Công tắc đèn
Min.750x750mm

Chú ý:
1. Bắt buộc có hệ thống thông hơi cho gác mái
2. Đai neo giứ chống rung chuyển bắt buộc phải có
khi lắp đặt tại vùng có động đất cấp 3 & 4 Thang (phải được cố định chắc chắn)

i 1 Min.l50mm

Đường nước nóng


Đường nước lạnh

Hình 5-11. Nồi đun nước nóng-Lắp đặt trên tầng áp mái

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: NỒl ĐUN NƯỚC NÓNG

Không gian thao tác


Tất cả các nồi đun nước nóng phải được lắp đặt sao cho dễ tới kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. Nơi đặt
thiết bị phải có lối ra vào hoặc cửa có kích cỡ phù hợp để có thể vận chuyển máy móc, thiết bị một cách
thuận lợi nhất. Trong mọi trường hợp, chiều rộng của cửa, không được nhỏ hơn 600mm.
Thông hơi cho các nồi đun nước nóng
Tất cả các loại nồi đun nước nóng có xả hơi khói đều phải được mắc nối với hệ thống thông hơi. Hệ thống
đó phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
Hệ thống thông hơi thường được sử dụng là hệ ống khói, hệ thống thông gió kiểu B, kiểu L hoặc hệ thống
thông gió sản xuất đồng bộ với nồi đun.
Các hệ thông hơi phải được thiết kế và xây dựng sao cho không khí hoàn toàn có thể lưu thông được tốt
để đảm bảo chuyển được tất cả khí cháy ra bên ngoài.
Thiết kế hệ thống thông hơi phải tuyệt đối tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của Nhà nước về
thiết kế và xây dựng hệ thống ống khói .
Các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hệ thống thông hơi phải được lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà chế
tạo và các quy định của quy chuẩn này.
Khi lắp đặt các loại ống khói, ống thông gió kiểu B, kiểu L được chế tạo tại nhà máy, thì phải tuân thủ các
chỉ dẫn của nhà chế tạo và các quy định của quy chuẩn này.
Miệng ống của bất cứ hệ thống thông hơi nào khi không sử dụng đều phải được nút bịt lại hoặc che chắn
theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Giới hạn sử dụng
Các ống thông hơi kiểu B không được sử dụng để thoát khói cho những trường hợp sau:
(1) Nồi đun có thể chuyển để dùng sang việc sử dụng nhiên liệu lỏng hoặc rắn.
(2) Các nồi đun nước nóng được quy định chỉ nên sử dụng với ống khói lớn.
Không bao giờ được đặt các Van thông gió (Van điều tiết) vận hành bằng tay trong các ống khói, ống thông
gió, các mối nối ống khói hoặc ống thông gió của các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu.
Ngoại trừ : Các loại Van điều tiết thông gió tự động đã được cơ quan quản lý chuyên ngành phê duyệt cho
phép sử dụng.

Ống nối thông hơi


Các ống nối thông hơi cho nồi đun đốt bằng gas, loại có chao chụp hút khí, có thể được làm bằng vật liệu
không cháy, không bị ăn mòn, và có độ dày tối thiểu như quy định ở bảng dưới đây (điều 5.23.2).

Đường kính ống nối, (mm) Tôn tấm, (cỡ độ dầy)

130 hoặc nhỏ hơn 28


Trên 130 tới 230 26
Trên 230 tới 300 22
Trên 300 tới 400 20
Trên 400 16
Xem minh hoạ về các yêu cầu kỹ thuật đối với ống nối thông hơi ở Hình 5-3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: Nốl ĐUN NƯỚC NÓNG

Lắp đặt và neo đỡ hệ thống thông hoi

Các ống thông khói đốt nhiên liệu, các ống nối thông gió, các ống xả từ các chao chụp thông gió nêu trong
điều 5.25, không được đi trong hoặc đi qua bất cứ loại ống dẫn thoát khói vào.
Ngoại trừ: Có thể chạy qua ống dẫn không khí để đốt.
Những ống thông hơi cần chống đỡ trực tiếp lên nền, sàn thì bệ xây hoặc bệ bê tông đỡ ống phải cao tối
thiểu 50mm so với cốt mặt nền ở quanh bệ. Những ống thông hơi không được chống đỡ trực tiếp lên nền
sàn thì phải có giá đỡ vững chắc đảm bảo độ ổn định trên toàn tuyến.
Độ dài, độ dốc và phạm vi không gian thông thoáng
Chuyên dịch ống thông hơi đứng
Trường họp ống đứng thông hơi phải chuyển dịch (tịnh tiến) thì độ nghiêng của ống nối thông hơi không
được phép lớn hơn 45° so với phương thẳng đứng của tuyến ống hiện có, (xem minh hoạ Hình 5-4). Trong
trường hợp góc nói trên lớn hơn 45° (tối đa là 60°) thì trong cả hệ thống thông hơi chỉ được phép có một
(01) ống nối chuyển dịch. Tất cả các đoạn ống thông hơi có độ ngiêng lớn hơn 45° đều được tính như là ống
nằm ngang, và một hệ thống ống thông hơi thì tổng chiều dài của các ống nằm ngang không được lớn hơn
75% so với tổng chiều dài của các ống đứng trong hệ thống.
Độ dốc tối thiểu của ống nối thông hơi
Các mối nối thông hơi nằm trong hệ thống thông hơi kiểu trọng trường đều phải dốc lên lối thiểu 2%, (xem
Hình 5-3).
Không gian thông thoáng
Các ống nối thông hơi kim loại mọt lớp, khi được phép sử dụng theo như điều 5.14. đều phải có khoảng cách
không gian thông thoáng tới vật liệu dễ cháy tối thiểu 150mm, (xem Hình 5-3).

Độ cao tối thiểu của miệng xả ống thông hơi phía trên công trình
Yêu cầu chung
Các ống thông hơi phía trên mái nhà, công trình phải được che chắn nước mưa hoặc có chụp thông hơi đúng chủng
loại được duyệt, lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo và các quy định của quy chuẩn về độ cao tối thiểu.
Ngoại trừ: Những thiết bị thông hơi trực tiếp hoặc hút khói bằng cơ học. nếu được lắp đặt đúng các yêu cầu
kỹ thuật và theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Thông hơi kiểu trọng trường
Chóp ống thống thông hơi kiểu trọng trường dùng cho nồi đun nước nóng phải cao hơn chụp thông hơi của
nồi đun tối thiểu 1500mm, (xem Hình 5-12).

Thông hơi kiểu B


Các ống thông hơi kiểu B dùng cho nồi đun bằng gas, (xem Hình 5-5). Những ống thông hơi kiểu B với các
chụp có kích cỡ từ 300mm trở xuống thì độ cao tối thiểu lắp đặt chụp thông hơi lấy theo bảng 5 -2, và phải
đảm bảo đặt cách các bức tường đứng cạnh hoặc tương tự ít nhất là 2400mm. Tất cả ống thông hơi kiểu B
khác thì độ cao tối thiểu để lắp đặt chụp tối thiểu là 600mm trên điểm cao nhất tại vị trí ống đi qua mái nhà,
và ít nhất là 600mm cao hơn bất cứ bộ phận nào trên mái nằm cạnh ống khói trong phạm vi 3000mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯƠNG DẪN CHƯƠNG V: Nốl ĐUN NƯỚC NÓNG

Thông hơi kiểu L


Xem minh hoạ tại Hình 5-1 về các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông hơi kiểu L
Yêu cầu về vị trí đặt miệng xả khói
Miệng xả ra ngoài của đường ống thông hơi luôn luôn phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến mép các cửa
đi, cửa sổ, cửa lấy gió tự nhiên của công trình theo quy định như sau:
• THẤP hơn tối thiểu là 1200mm, hoặc
• CAO hơn ít nhất 300mm, và phải
• CÁCH XA tối thiểu là 1200mm.
Đối với tất cả các cửa cấp không khí cưỡng bức (quạt hút) cho công trình thì miệng xả ra ngoài của đường
ống thông hơi phải đảm bảo khoảng cách quy định như sau:
• CAO hơn ít nhất 900mm, và phải
• CÁCH XA tối thiểu là 3000mm.
Vị trí miệng xả của đường ống thông hơi của mỗi công trình phải đảm bảo cách xa ranh giới với các công
trình kề cận (trừ khi đó là đường đi công cộng) một khoảng tối thiểu là 1200mm (xem Hình 5-12).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: Nốl ĐUN NƯỚC NÓNG

Hình 5-12. Quy định về khoảng cách đặt Chóp thông hơi

Ngoại trừ: Riêng các cửa thoát của các loại quạt hút gió trực tiếp thì có thể được lắp đặt trực tiếp trên các tường
bao của công trình theo như minh hoạ ở Hình 5-13

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG V: Nổl ĐUN NƯỚC NÓNG

Hình 5-13. Chụp thoát gió của các loại quạt hút trực tiếp

BẢNG 5 - 2 . Chiều cao tối thiểu từ mái nhà tới miệng xả của ống thòông hơi

Độ dốc mái nhà, (mm) Chiểu cao (m)

Ngang bằng tới 150/300 0,3


150/300 tơi 175/300 0,4
175/300 tới 200/300 0,5
200/300 tới 230/300 0,6
230/300 tới 250/300 0,8
250/300 tới 275/300 1,0
275/300 tới 300/300 1,2
300/300 tới 350/300 1,5
350/300 tới 400/300 1,8
400/300 tới 460/300 2,1
460/300 tới 500/300 2,3
500/300 tới 530/300 2,4

Tiết diện của đường ống thông hơi cho nồi đun nước nóng
Tiết diện của đường ống trong hệ thống thông hơi tối thiểu phải bằng tiết diện của cổ thông hơi của nồi
đun nước, trừ khi là hệ thống thông gió đã được thiết kế theo điều 5.12.4. Ngoài những đường ống nằm
trong thiết bị lắp đặt đồng bộ với nồi đun, nói chung tiết diện của đường ống trong hệ thống thông hơi
không nhỏ hơn 4500mm2.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯƠNG DẰN CHƯƠNG V. NÔI ĐUN NƯỚC NÓNG

Thông hơi cho dãy thiết bị


Những yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng chung một đường ống thông hơi đồng thời cho hai hoặc nhiều thiết bị
đốt bằng gas hoặc dầu được thể hiện ở Điều 5.19. trong Quy chuẩn. Xem Hình 5-14 và thí dụ minh hoạ cách
tính toán thiết kế đường ống thông hơi chung cho nhiều thiết bị.

Ví dụ:
Để xác định được tiết diện cần có của ống thông hơi chung trong Hình 5-14, chúng ta tiến hành xác định cho từng đoạn ống bằng
cách:
- Lấy tiết diện mống nối thông hơi của nồi đun lớn nhất công với một nửa (1/2) tiết diện của mỗi ống nối thông hơi cho những
nồi đun còn lại sẽ được tiết diện cần có của ống thông hơi chung
- Có thể xác định tiết diện của ống nối thông hơi cho từng thiết bị bằng cách tra theo Bảng 2- Diện tích và chu vi hình tròn- Phụ
lục L- của Quy chuẩn.
Theo đó cho kết quả như sau:
Đoạn 1:
8107,1 mm2 + 4053,5mm2 = 12160,6mm2
12160,6 mm2 cần ống có đường kính là D125 mm

Đoạn 2:
8107,1 mm2 + 4053,5mm2 + 4053,5mm2 = 16214, lmm2
16213,9 mm2 cần ống có đường kính là D150 mm

Đoạn 3:
8107,1 mm2 + 4053,5mm2 + 4053mm2 +4053,5mm2 = 20267,4mm2
20267,4 mm2 cần ống có đường kính là D1175 mm

Ống thông hơi


D175 --------

Hình 5-14. Thông hơi cho cả dãy ( nhiều) thiết bị

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯƠNG DẰN CHƯƠNG V. NÔI ĐUN NƯỚC NÓNG

Hệ thống thông hơi hiện có


Hệ thông hơi hiện có chỉ được phép sử dụng lại để nối ống thông hơi cho nồi đun nước thay mới nếu tuân
thủ được tất cả các yêu cầu sau đây:
• Hệ thông hơi hiện có đã được lắp đặt theo đúng các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này và đảm
bảo được an toàn trong vận hành.
• Tiết diện đường ống của hệ thông hơi hiện có phải bằng hoặc lớn hơn tiết diện cổ thông hơi của nồi
đun và không nhỏ hơn 4500mm.
• Hệ thông hơi hiện có khi mắc nối với nồi đun nước nóng phải được thực hiện một cách cẩn thận, an
toàn.
Chao hút
Chao hút của nồi đun nước phải được đặt ở vị trí cùng phòng hoặc cùng khu vực đặt cửa lấy không khí đốt
của nồi.
Các chao hút phải được lắp đặt vào vị trí theo đúng thiết kế. Khoảng cách vuông góc từ bề mặt của tất cả
các bộ phận trong khu vực lắp đặt (không kể nồi đun) đến miệng của chao hút không được nhỏ hơn 150m.
Trong trường hợp khoảng không gian thông thoáng ghi trên thiết bị nhỏ hơn so với khoảng không gian
thông thoáng ở thiết kế đã được duyệt, thì phải lắp đặt theo thiết kế đã được duyệt.

105 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHốl NƯỚC

Chương VI
CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Các điều khoản quy định trong chương VI là những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu về nguồn nước cấp và
hệ thống đường ống, trang thiết bị phân phối nước trong nhà và công trình.

Nguồn nước cấp cho nhà và công trình


Tất cả các loại nguồn nước nếu đáp ứng được các chỉ tiêu quy định về chất lượng nước dùng trong sinh
hoạt tại các tiêu chuẩn dùng nước hiện hành của Việt Nam đều có thể được sử dụng để cung cấp vào hệ
thống cấp nước trong nhà và công trình.
Các điều khoản trong Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình không điều chỉnh các vấn
đề liên quan đến hệ thống sử lý, phân phối và kinh doanh nước (phần này do các Công ty kinh doanh nước
sạch và các Cơ quan hữu quan của Nhà nước ban hành chế độ chính sách quản lý riêng) . Như tên gọi, Quy
chuẩn này chỉ bao gồm các điều khoản liên quan đến hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình - nói
đúng hơn là từ đồng hồ nước trở vào trong nhà và công trình.
Trên thực tế hiện nay, chúng ta có thể phân loại nguồn nước cấp chủ yếu cho nhà và công trình thành hai
(02) nguồn cung cấp chính là:
• Nguồn nước công cộng - nguồn nước từ hệ thống mạng đường ống phân phối, cung cấp nước công cộng
• Nguồn nước cục bộ - nguồn nước từ trạm xử lý nước cục bộ, dành cho mục đích sử dụng nhất định. Chủ
yếu từ các giêhg khoan nước ngầm tại chỗ, hoặc có thể nước mặt từ hồ, sông, suối...thông qua trạm sử lý cục
bộ rồi cung cấp trực tiếp cho công trình.
Đối tượng sử dụng nước
 Nước dùng cho sinh hoạt -
Nước cấp dùng cho sinh hoạt phải là nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định tại phụ lục 7
của TCXD 33 : 1985 - Tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt.
Nước dùng cho sinh hoạt phục vụ nhu cầu của người sử dụng vào các mục đích chính như ăn uống, nấu
nướng, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh..., nước dùng để chế biến lương thực, thực phẩm, đồ ăn uống, nước dùng
trong y tế, nước dùng để bào chế dược phẩm ...và nước dùng trong quá trình sử dụng các trang thiết bị
dùng nước trong nhà và công trình.

 Nước dùng cho sản xuất -


Nước cấp dùng cho sản xuất không bắt buộc phải là nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy
định tại phụ lục 7 của TCXD 33 : 1985 - Tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt.
Nước dùng cho sản xuất có thể là tất cả các nguồn nước phù họp với quy trình công nghệ, phục vụ nhu cầu
của máy móc, trang thiết bị công nghệ với các mục đích chính như nước dùng trong hệ thống dàn lạnh, nước
để làm mát thiết bị máy móc, nước dùng trong các thiết bị công nghệ..., nói chung là nước dùng ngoài mục
đích sử dụng như đối với nước dùng cho sinh hoạt.

 Nước dùng cho cứu hoả -


Nước cấp dùng cho hệ thống cứu hoả nhà và công trình phải hoàn toàn tuân theo tiêu chuẩn TCVN 2622:
1995 - Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình- đặc biệt là về lưu lượng, đồng thời phải phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật thực tế của hệ thống cứu hoả sử dụng tại công trình (tuân theo nội dung thoả thuận phòng,
chống cháy của chủ đầu tư với cơ quan PCCC đối với công trình).

 Các hệ thống cấp nước không cùng một nguồn, lắp đặt đồng thời trong một công trình -

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Nếu trong cùng một công trình, ngoài hệ thống cấp nước sạch (nước ăn uống) theo tiêu chuẩn vệ sinh nước
ăn uống của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ, ngày 15 tháng 4 năm 2002, còn lắp
đặt hệ thống cấp nước khác (phục vụ các nhu cầu khác), thì phải có đánh dấu, kí hiệu rõ ràng phân biệt các
hệ thống với nhau theo quy định tại điều 6.1.2. như sau:
Ký hiệu phân biệt hệ thống nước uống được và không uống được
Nếu trong các ngôi nhà có cả hệ thống nước uống được và nước không uống được, thì mỗi hệ
thống phải mang dấu hiệu phân biệt rõ ràng. Màu của từng hệ thống như sau:
 Nước uống được - Nền xanh lá cây, chữ trắng.
 Nước không uống được - Nền vàng chữ đen, có dòng chữ: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG SẠCH. CẤM UỐNG !"
Mỗi hệ thống nước được phân biệt bởi một tấm mảng màu để chỉ rõ loại nước, hướng nước chảy và
lưu lượng bình thường. Kích thước nhỏ nhất của chữ và chiều dài của mảng màu phải tuân theo quy
định trong bảng 6-1.
Mỗi đầu ra của hệ thống nước không uống được, nhưng lại sử dụng cho các mục đích khác thì phải
có thông báo như sau: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG SẠCH. CẤM UỐNG!"

BẢNG 6-1. Chiều dài của mảng màu và kích thước của chữ

Đường kính ngoài của đường ống và kích Chiều dài nhỏ nhất của mảng Kích thước nhỏ nhất của chữ,
thước hoặc nắp đậy, (mm) màu, (mm) (mm)
15- 32 200 15
38 - 50 200 20
64 -150 300 32
200 - 250 620 64
Trên 250 810 90

Nước dùng lại - Màu đỏ tía (màu Pantone #512) và có dòng chữ đen cao 13mm: "CHÚ Ý, NƯỚC DÙNG LẠI, CẤM
UỐNG"

Quy định về quản lý chất lượng nước cấp cho công trình

Những quy định không được phép Lắp đặt


Không được phép lắp đặt đường ống hay một phần của đường ống cấp nước từ bất kỳ nguồn nào khác -
mà qua đó, nước đã sử dụng, nước bẩn, nước ô nhiễm, các hỗn hợp hoặc tạp chất từ các bể chứa, thùng, đồ
dùng và các thiết bị kỹ thuật vệ sinh có khả năng xâm nhập (với bất kỳ tỷ lệ nào) - vào hệ thống đường ống
cấp nước ăn uống của công trình (quy định tại điều 6.2.1.),
Không được phép nối bất kỳ hệ thống cấp nước tự khai thác, sử lý nào với hệ thống cấp nước công cộng,
trừ trường hợp đặc biệt khi được phép của cơ quan y tế và cơ quan quản lý hệ thống cấp nước công cộng
nhưng phải có thiết bị chống chảy ngược phù hợp (quy định tại điều 6.2.4.),
Kiểm soát sự cố gây ô nhiễm nước
Việc kiểm soát sự cố gây ô nhiễm nước phải được thực hiện theo các quy định của chương này. Không
được phép lắp đặt các loại trang thiết bị, máy móc có sử dụng hoá chất hay chất liệu xử lý nước có thể gây
ô nhiễm hoặc làm bẩn nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt. Các thiết bị và máy móc như thế chỉ có thể được
phép lắp đặt nếu như được trang bị các phương tiện hay thiết bị chống dòng chảy ngược (quy định tại điều
6.3.),
• Khoảng lưu không - Khoảng lưu không nhỏ nhất cho phép chống chảy ngược được quy định trong bảng 6-3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

BẢNG 6-2. Các phương tiện, thiết bị và phương pháp phòng chảy ngược

Mức độ nguy hiểm

Thiết bị, lắp ráp Nhiễm khuẩn


Ô nhiễm (Mức độ thấp)
hoặc phương (Mức độ cao) Chỉ dẫn lắp đặt(2,3)
pháp(1)
Hút ngược Quá áp Hút ngược Quá áp

Khoảng lưu không X X Xem Bảng 6-3.

Bộ thông áp Phía trên, bên phải. Không có van hạ

nguồn. ít nhất là 150mm hoặc khoảng cách theo


chần không khí
X X chỉ dẫn phía trên đường ống hạ nguồn và rìa
quyển
mép mức tràn của thiết bị nhận nước(4,5).

Phía trên, bên phải. ít nhất là 150mm hoặc


Bộ thông áp chân
khoảng cách theo chỉ dẫn trên đường ống hạ
không chống tràn X X
nguồn và mép mức tràn của thiết bị nhận
kiểu áp lực
nước(5).

Nằm ngang, nếu không có chỉ dẫn khác. Yêu cầu


Bộ chống tràn
phải được dọn sạch ít nhất là 300mm để bảo
ngược dùng van X X
dưỡng. Có thể cần bệ hoặc thang để kiểm tra và
kiểm tra kép
sửa chữa. Không xả nước.

Phía trên, bên phải. Có thể có van hạ nguồn. ít


Bộ thông áp chân nhất là 300mm phía trên tất cả các đường ống
X
không X
hạ nguồn và mép mức tràn của thiết bị nhận
nước. Có thể xả nước.

Nằm ngang, nếu không có chỉ dẫn khác. Yêu cầu


Bộ chống tràn
phải được dọn sạch ít nhất là 300mm để bảo
ngược theo nguyên X X X X
dưỡng. Có thể cần bệ hoặc, thang để kiểm tra và
tắc hạ áp
sửa chữa. Có thể xả nước.

Ghi chú bảng 6-2:


(1) Xem quy định các thiết bị và bộ thiết bị trong chương này.
(2) Việc lắp đặt trong hầm hoặc có xây vòm phải theo quy định.
(3) Xem các yêu cầu chung và riêng đối với việc lắp đặt.
(4) Không chịu áp vận hành trong thời gian trên 12 giờ mỗi ngày.
(5) Với các bộ thông áp gắn trên bệ hoặc trên thiết bị, xem điều 6.3.4.

• Bộ thông áp chân không khí quyển (Atmospheric Vacuum Breaker) - Bộ thông áp chân không bao gồm phần
thân, bộ phận kiểm tra và cửa mở thông áp.
• Thiết bị chống chảy ngược dùng van kiểm tra kép (Double Check valve Backflow Prevention Assembly) - Bộ
thiết bị chống chảy ngược dùng van kiểm tra kép gồm có hai van kiểm tra gắn trong hoạt động độc lập, bốn vòi nước
thử lắp đặt thích hợp và hai van biệt lập.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

BẢNG 6-3. Các khoảng lưu không nhỏ nhất dùng cho hệ thống phân phối nước(4)

Không bị ảnh hưởng của Bị ảnh hường của các tường


các tường bên(1) bên(2)
Các thiết bị cố định
(mm) (mm)

Miệng ống chờ hữu ích(3) có đường kính không 25 38


quá 15mm.
Miệng ống chờ hữu ích(3) có đường kính không
38 60
quá 20mm.
Miệng ống chờ hữu ích(3) có đường kính không
quá 25mm. 50 76

Miệng ống chờ hữu ích(3) có đường kính vượt quá Hai lần đường kính của cửa Ba lần đường kính của cửa mở hiệu
25mm. mở hiệu quả quả

Ghi chú bảng 6-3:


(1) Các tường bên, các sườn hoặc các vật chắn tương tự không ảnh hưởng đến các khoảng lưu không thì
được đặt cách rìa trong của lỗ mở một khoảng trên ba lần đường kính của cửa mở hiệu quả trong
trường hợp tường đơn, trên bốn lần đường kính của cửa mở hiệu quả trong trường hợp các tường
chéo nhau.
(2) Các tường đứng, các sườn hoặc các vật chắn tương tự nhô lên khỏi mặt nước tới hoặc trên mặt bằng
của cửa vòi không được quy định ở ghi chú (1). Tác động của từ ba bức tường thẳng đứng trở lên hoặc
sườn như thế chưa được xác định. Trong những trường hợp như thế khoảng lưu không được đo từ
thành trên cùng của tường.
(3) Miệng ống chờ hữu ích là tiết diện ngang nhỏ nhất tại vị trí của van điều chỉnh, miệng ống dẫn nước
chờ để lắp đặt các thiết bị cấp nước. Nếu có hai ống dẫn nước trở lên cung cấp cho một cửa ra miệng
ống chờ hữu ích sẽ là tổng của các tiết diện ngang của các đường ống riêng hoặc diện tích của miệng
ống chờ nhỏ hơn.
(4) Các khoảng lưu không dưới 25mm chỉ được coi như là một bộ phận cố định của bộ thiết bị được liệt kê
và đã được kiểm nghiệm với các điều kiện tràn ngược thực tế với chán không ở mức từ 0 đến 635mm
Thuỷ ngân.
' • Thiết bị chống chảy ngược có bộ thông áp chân không (Pressure Vacuum Breaker Backflow Prevention
Assembly) - Bộ thiết bị chống chảy ngược dùng bộ thông áp chân không bao gồm một van nhận khí, một van kiểm
tra lắp trong, hai vòi nước kiểm tra lắp đặt phù hợp và hai van biệt lập. Bộ thiết bị này chỉ được phép lắp đặt
trong nhà nếu như các quy định về nước tràn được thực hiện.
• Thiết bị chống chảy ngược kiểu chống tràn có bộ thông áp chân không (Pressure Vacuum Breaker Spill-
Proof Type Backflow Prevention Assembly)- Bộ thiết bị chống chảy ngược kiểu chống tràn dùng bộ thông áp
chân không bao gồm một van đóng dùng lực và một van thu khí dùng lực mở với khí quyển, lắp đặt cuối nguồn so
với van kiểm tra, hai van đóng được vặn chặt và một hoặc nhiều vòi kiểm tra.
• Bộ thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc giảm áp (Reduced Pressure Principle Backflow Prevention
Assembly) - Bộ thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc giảm áp bao gồm hai van kiểm tra gắn trong hoạt động
độc lập, một van giảm áp vi sai, bốn vòi kiểm tra được lắp đặt thích hợp và hai van biệt lập.

Các quy định chung về việc đảm bảo chống chảy ngược
, • Tất cả các bộ thiết bị phải thoả mãn các tiêu chuẩn hiện hành và phải được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền
chấp thuận về việc lựa chọn và lắp đặt các bộ thiết bị chống chảy ngược (quy định tại điều 6.3.3.).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

 Trước khi chuyển giao cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý công trình, bộ thiết bị chống chảy
ngược phải được nhân viên chuyên môn có giấy phép hành nghề kiểm tra và nghiệm thu cho phép vận hành. Việc
kiểm định định kỳ được tiến hành theo một trình tự quy định trong bảng 12-1, do một kiểm định viên có trình độ
chuyên mồn thực hiện.

• Lối vào và khoảng trống phải được đảm bảo cho việc kiểm định, bảo trì và sửa chữa theo yêu cầu. Khoảng cách
giữa phần thấp nhất của bộ thiết bị và bệ, sàn hoặc bục tối thiểu là 300mm. Những thiết bị lắp đặt cao hơn 1500mm
so với sàn hoặc bệ, được quy định có bục cố định chịu được trọng lượng của nhân viên kiểm tra, bão dưỡng.
• Thiết bị chống chảy ngược đối với nước nóng trên 43°C được thiết kế theo đúng các loại thiết bị đặc chủng để
hoạt động ở nhiệt độ tối thiểu là 43°C mà không làm gián đoạn sự hoạt động của bất kỳ bộ phận nào của thiết bị.

Các yêu cầu đặc biệt (quy định tại điều 6.3.4.)
• Van xả định lượng của bệ xí và âu tiểu được trang bị một bộ thông áp chân không khí quyển đúng chủng loại.
Bộ thông áp sẽ được lắp đặt tại phía xả của van xả định lượng, cao hơn phía trên mép mức tràn của bệ xí hoặc phần
cao nhất của âu tiểu tối thiểu là 150mm.
• Két xả cho bệ xí và âu tiểu được trang bị một van phao đúng chủng loại. Van phao phải được lắp đặt sao cho
mức tới hạn cao hơn miệng của ống tràn tối thiểu là 25mm.
• Các thiết bị trao đổi nhiệt
Các thiết bị trao đổi nhiệt dùng để truyền nhiệt, bổ sung nhiệt năng, hoặc đun nóng bằng năng lượng mặt
trời phải bảo vệ hệ thống nước ăn khỏi bị nhiễm bẩn do môi trường truyền nhiệt. Các thiết bị trao đổi nhiệt
hai lớp sẽ cách ly nước ăn khỏi các môi trường truyền nhiệt nhờ có khoảng không thông với khí quyển giữa
hai lớp vỏ.
• Ống cấp nước vào các két, thùng chứa, bể bơi và các thiết bị nhận nước khác nếu được bảo vệ bằng thông áp
chân không khí quyển thì bộ thông áp đó phải được lắp đặt ở phía xả nước của van khoá cuối cùng với mức tới hạn
của thông áp cao hơn mép mức tràn của các thiết bị ít nhất là 150 mm (hoặc theo đúng thông số kỹ thuật đặc trưng
của bộ thông áp đó). Trong trường hợp ống cấp nước vào không có bộ thông áp chân không bảo vệ chống chảy ngược
thì phải được bảo vệ bằng khoảng lưu không, theo đúng quy định của quy chuẩn. Nếu không có những bộ thông áp
chân không hoặc khoảng lưu không cần thiết như đã nêu ở trên, thì có thể lắp đặt các cụm thiết bị chống chảy ngược
phù hợp với yêu cầu chống chảy ngược theo quy định về thiết bị trong chương này.
• Bảo vệ chống dòng chảy ngược từ hệ thống tưới nước sân vườn
Nếu hệ thống cấp nước ăn uống được dùng để đấu nối cấp nước cho hệ thống tưới sân vườn không có bơm,
không bổ sung hoá chất, thì phương án lắp đặt thiết bị thích hợp chống dòng chảy ngược để bảo vệ hệ thống
cấp nước ăn uống có thể lựa chọn một trong các thiết bị chống dòng chảy ngược dưới đây:
- Bộ thông áp chân không khí quyển.
- Bộ thông áp chân không áp lực, hoặc
- Thiết bị giảm áp chống chảy ngược.
Nếu giàn tưới cỏ và hệ thống tưới nước có bơm (hoặc nối với thiết bị bơm), bể khí phụ hoặc các thiết bị khác
có khả năng tạo ra hồi áp thì hệ thống nước ăn cần được bảo vệ bằng thiết bị chống dòng chảy ngược dưới
đây:
+ Nếu lắp đặt ở phía thượng nguồn so với nguồn gây ra hồi áp thì nên chọn:
- Thiết bị giảm áp chống chảy ngược.
+ Nếu lắp đặt ở phía hạ nguồn so với nguồn gây ra hồi áp thì chọn một trong số các thiết bị dưới đây:
- Bộ thông áp chân không khí quyển.
- Bộ thông áp chân không áp lực.
- Thiết bị chống chảy ngược giảm áp.
Nếu như hệ thống tưới có hoá chất hoặc có tính đến việc thêm hoá chất thì hệ thống cấp nước ần uống cần
được bảo vệ chống chảy ngược bằng thiết bị sau đây:

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

- Thiết bị giảm áp chống chảy ngược.


• Đối với đường ống chờ cấp nước vào máy bơm hút cần phải được trang bị một bộ thông áp chân không
khí quyển lắp đặt cao hơn máy bơm ít nhất 150mm, trừ trường hợp máy bơm đã được trang bị chống chảy ngược
đồng bô. Miệng ống xả của máy bơm cũng cần được giữ một khoảng lưu không ở hố thu theo đúng quy định. Nếu
sử dụng thiết bị vệ sinh để thu nước xả cua máy bơm thì miệng ống xả phải đặt cao hơn mép mức tràn của thiết bị.
• Đường ống bổ sung nước cho nồi hơi hoặc bình đun nước nóng phải được trang bị bộ thiết bị chống chảy
ngược đúng chủng loại.
. • Đường ống nước không uống được - Khi đấu nối với hệ thống nước ăn uống của công trình nhưng không thể
đấu nối đúng theo quy định về chống chảy ngược thì hệ thống cung cấp nước ăn uống sẽ bị coi là không uống
được. Các ống cấp nước uống và sinh hoạt không được nối với đường ống nước không uống được. Tất cả các phần
của hệ thống đường ống dẫn nước không uống được phải ghi rõ dòng chữ: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG UỐNG ĐƯỢC, CẤM
UỐNG".

• Việc cấp nước sạch cho các thiết bị sản xuất nước uống có ga cần được bảo vệ chống chảy ngược bằng các
thiết bị chuyên dụng theo nguyên tắc giảm áp do cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ định.
• Các thiết bị lọc nước uống - Các thiết bị lọc nước uống thẩm thấu hai chiều phải tuân thủ đầy đủ các tiêu
chuẩn phù hợp trong bảng 12-1. Miệng ống nước thải ra từ các thiết bị xử lý nước uống thẩm thấu xả vào hệ thống
nước thải phải đảm bảo khoảng lưu không theo đúng quy định.
• Thiết bị chống chảy ngược không được đặt ở những nơi có hơi, khói gây độc, môi trường gây ăn mòn.
• Bảo vệ từ hệ thống nước cứu hoả:
1. Trừ trường hợp được quy định trong các điều 6.3.4, nếu sử dụng nguồn nước ăn uống để cung cấp cho
hệ thống cứu hoả (bao gồm hệ thống đường ống đứng cấp cho các họng chữa cháy và hệ thống phun
nước tự động) thì phải có trang bị một trong các thiết bị sau đây để chống sự hồi áp và dòng chảy
ngược:
- Bộ van kiểm tra kép
- Bộ tách dòng kiểm tra kép
- Thiết bị chống chảy ngược hạ áp
- Bộ tách dòng hạ áp
2. Nếu hệ thống cứu hoả dùng nước từ nguồn nước ăn bao gồm cả họng cấp nước cứu hoả của cơ quan
phòng cháy chữa cháy được lắp đặt cách nguồn nước không uống được dưới 500m (nhưng có thể
dùng làm nguồn nước phụ) thì hệ thống cấp nước ăn uống phải được bảo vệ bằng một trong các thiết
bị sau đây:
- Bộ chống chảy ngược hạ áp
- Bộ tách dòng hạ áp
Chú ý: Các nguồn nước không uống được gồm có: Nước trong téc chở đến không rõ chất lượng hoặc các
loại nước có chứa các chất chống rỉ hoặc các chất dập lửa.
3. Nếu các chất chống rỉ hoặc các hoá chất khác được sử dụng cho hệ thống cứu hoả (dùng nước từ hệ
thống nước sinh hoạt) thì hệ thống nước sinh hoạt phải được bảo vệ bằng một trong các thiết bị sau
đây:
- Thiết bị chống chảy ngược hạ áp
- Bộ tách dòng hạ áp
4. Trong trường hợp hệ thống cứu hoả dùng nước từ hệ thống nước sinh hoạt có các trang thiết bị chống
dòng chảy ngược thì trong khi tính toán thuỷ lực cho hệ thống cấp nước phải tính đến sự giảm áp bởi
thiết bị này.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Hình 6-1
Khoảng lưu không ở chậu rửa
Nếu ở tất cả các thiết bị vệ sinh trong công trình đều đã được bảo vệ chống chảy ngược bằng khoảng
lưu không đúng quy định như minh hoạ ở Hình 6-1. thì đối với công trình chỉ cần lắp đặt thiết bị chống chảy
ngược trên hệ thống cấp nước từ các nguồn khác tại một điểm trước khi cấp vào công trình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Trong trường hợp còn có nguồn nước khác (ngoài nguồn nước ăn uống) cấp cho công trình với các mục
đích sử dụng khác và chống chảy ngược bằng khoản lưu không thì phải có bể chứa riêng như minh hoạ tại Hình 6-
2. Điều lưu ý quan trọng nhất ở đây là: tất cả các miệng ống cấp từ hệ thống nước ăn uống phải luôn luôn đảm bảo
có được khoảng lưu không tối thiểu theo quy định đối với mọi trang thiết bị thu, giữ, và dùng nước trong công
trình để chắc chắn không thể có dòng chảy ngược nào từ thiết bị hoặc đường ống khác vào hệ thống nước ăn uống.

Đường ống cấp nước ăn


Hệ thống bể
trọng lực

Hình 6-2
Bể chứa và bơm tăng áp

Ngắt chân không kiểu trọng trường:


Ngắt chân không khí quyển chỉ bảo vệ chống dòng chảy ngược trong trường hợp áp suất âm trong
đường ống nhỏ hơn áp suất trọng trường (hay còn gọi là áp suất khí quyển) mà thổi. Loại ngắt chân không này
thường chỉ lắp đặt ở sau van cắt nguồn nước vào thiết bị. Nguyên lý làm việc của một trong các dạng ngắt chân
không kiểu này được minh hoạ tại Hình 6-3. Ngắt chân không loại này thường được lắp đặt ngay sau van xả định
lượng của két nước xí ở vị trí cao hơn mức nước tràn của bệ xí tối thiểu là 150 mm.
Hình 6-4 minh hoạ một dạng lắp đặt khác của ngắt chân không trọng trường được lắp đặt cho vòi cấp nước có
ống mềm nối ngập trong châu rửa nhằm mục đích ngăn dòng chảy ngược từ chậu rửa trở lại đường ống cấp
nước một khi áp xuất trong đường ống xuống thấp hơn áp xuất khí quyển.
Hình 6-5 minh hoạ nguyên lý làm việc cơ bản của kiểu ngắt chân không trọng trường.
Hình 6-6 minh hoạ một ứng dụng của ngắt chân không trọng trường

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Dòng chảy khi xuất hiện áp suất âm


(Chân không)

Hình 6-3

Ngắt chân không trọng trường

Hình 6-4

Lắp đặt ngắt chân không kiểu trọng trường


HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC
HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

(B) Khi có dòng chảy ngược

Hình 6-5

Nguyên lý làm việc của Ngắt chân không trọng trường

Hình 6-6
Lắp đặt Ngắt chân không trọng trường cho hệ thống vòi tưới sân vườn

Ngắt chân không kiểu áp lực:


Đây là kiểu ngắt chân không làm việc theo nguyên lý: nếu áp lực nước trong dòng chảy chính bị tụt xuống thì ngắt
chân không lập tức mở nhờ lực đẩy của một lò xo cho không khí vào triệt tiêu chân không, đồng thời van một
chiều cũng sẽ lập tức đóng nguồn từ đường ống cấp. Loại ngắt chân không này thường được lắp đặt để ngăn chăn
khả năng nước từ mọi nơi bị hút ngược vào đường ống cấp khi bị tụt áp. Kiểu ngắt chân không áp lực chỉ dùng để
lắp đặt trong trường hợp hệ thống không có áp xuất ngược áp xuất dòng chảy bình thường. Xem Hình 6-7 và 6-8.
Ngắt chân không áp lực còn bao gồm hai van chặn (một van lắp ở phía trước và một lắp ở sau) và hai vòi nước
kiểm tra ở hai đầu van một chiều.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CÁP NƯỚC VÀ PHÂN PHÓl NƯỚC

Hình 6-9 minh hoạ cách lắp đặt ngăt chân không áp lực thông dụng hiên nay. Ngoài ra còn có thể lắp đặt thiết bị
chống dòng chảy ngược theo cách truyền thống như minh hoạ ở hình 6-10.

Dạng cơ bản của Ngắt chân không kiểu áp lực

(A) Khi dòng chảy bình thường

Hình 6-8

Nguyên lý làm việc của Ngắt chán không kiểu áp lực

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Hình 6-9

Lắp đặt Ngắt chân không kiểu áp lực cho hệ thống vòi tưới sân vườn

(Phương pháp này hiên nay ít được sử dụng,


thay vào đó, người ta sử dụng các kiểu ngắt chấn không để chống dòng chảy ngược)

Hình 6-10
Tổ hợp thiết bị chống dòng chảy ngược truyền thống

Ngắt chân không kiểu chống rò rỉ:


Ngắt chân không kiểu này thường được sử dụng khi dùng nước ăn uống để cấp cho hệ thống nước trong công
nghiệp hoá chất, những nơi cần chống được dòng chảy ngược có chất độc hại trực tiếp. Xem Hình 6-11.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DAN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Lắp đặt NCR trong dây chuyền bào chế dược phẩm Lắp dặt NCR trong hệ thống cấp nước
NCR được đặt ở vị trí cao hơn mép tràn
của thiết bị dùng nước 150 mm

Áp lực nước đẩy đĩa chặn và cửa van K.tra, đóng


Van K.tra van đóng, phao bị nén xuống-làm cho
kín cửa thông khí trước khi nước có thể tràn qua
cửa thông K.khí mờ - cân bằng áp suất K.quyển
cửa thông khí- Do đó chống được rò riwr

Hình 6-11

Nguyên lý làm việc của Ngắt chân không kiểu chống rò rỉ

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÁN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHÓl NƯỚC

Chống chảy ngược bằng một cặp van một chiều:


Phương pháp chống chảy ngược này là một tổ hợp thiết bị bao gồm hai (02) van một chiều loại có lò xo đẩy đóng
cửa van và hai (02) van chặn ở hai đầu. Xem minh hoạ ở Hình 6-12. Phương pháp này được dùng trong trường
hợp cần bảo vệ nguồn cấp nước không bị nhiễm các chất có thể gây ô nhiễm do dòng chảy ngược gây ra. Chất có
thể gây ô nhiễm ở đây được hiểu: là các chất không trực tiếp gây hại cho sức khoẻ của con người, nhưng lại làm
hỏng chất lượng của nguồn nước cấp.

Hình 6-12

Tổ hợp van một chiều chống chảy ngược

Chống chảy ngược theo nguyên lý Giảm áp:


Phương pháp chống chảy ngược này cũng tương tự như phương pháp ở trên, cũng là một tổ hợp thiết bị bao gồm
hai (02) van một chiều loại có lò xo đẩy đóng cửa van và hai (02) van chặn ở hai đầu, nhưng có cấu tạo thêm một
van xả áp ở giữa hai van một chiều, xem minh hoạ ở Hình 6-13. Phương pháp này được dùng trong trường hợp
cần bảo vệ nguồn cấp nước không bị nhiễm các chất có hại cho sức khoẻ của con người do dòng chảy ngược gây
ra.

Hình 6-13

Tổ hợp van giảm áp chống chảy ngược

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Hình 6-14 minh hoạ hiện tượng nước từ ngoài bị hút ngược vào trong đường ống cấp nước dưới tác dụng của áp
suất trọng trường theo nguyên lý “bình thông nhau” (khi áp suất trong đường ống giảm thấp hơn áp suất khí
quyển).

(A) Đường ống thải bị tắc (B) Nối ống nước- không có ngắt chân không
nối ống nước- không có ngắt chân không

(D) Miệng vòi nước thấp hơn mép tràn


(E) Két xí - Không có van phao ngắt
chân không

Hình 6-14

Hiện tượng chảy ngược theo nguyên lý bình thông nhau

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÁN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

(G) Họng cấp nước không


có ngắt chân không

(H) Nối ống nước không có


ngắt chân không
(I) Nối ống nước không có
ngắt chân không

(J) Hệ thống vòi tưới sân vườn


- Không có ngắt chân không

Hình 6-14 (tiếp)

Hiện tượng chảy ngược theo nguyên lý bình thông nhau

Để bảo vệ chống dòng chảy ngược vào hệ thống cấp nước, không được phép đấu nối trực tiếp ống cấp
nước sạch với ống nước bẩn. Phải luôn luôn đảm bảo có khoảng lưu không bằng hai (02) lần đường kính ống cấp,
nhưng không được nhỏ hơn 25 mm, xem Hình 6-15. Trong trường hợp cần thiết, cũng có thể đấu nối trực tiếp ống
cấp nước sạch vào ống nước bẩn với điều kiện ở mối đấu nối phải có Ngắt chân không kiểu trọng trường được lắp
đặt cao hơn mép mức tràn của thiết bị tối thiểu là 150 mm.

Hình 6-15

Khoản lưu không

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

Hệ thống nước tưới sân vườn khí đấu nối với hệ thống cấp nước sạch bắt buộc phải lắp đặt Ngắt chân
không để bảo vệ chống chảy ngược. Nếu sử dụng Ngắt chân không kiểu trọng trường thì Ngắt chân không lắp ở
ngay sau van chặn ở hạ nguồn phải cao hơn đầu vòi tưới cao nhất tối thiểu 150 mm. như minh hoạ ở Hình 6-16A.
Nếu sử dụng Ngắt chân không kiểu áp lực thì Ngắt chân không được lắp đặt ở giữa hai van chặn và phải cao hơn
vòi tưới cao nhất tối thiểu là 300 mm như minh hoạ ở Hình 6-16B.

Hình 6-16A

Bảo vệ hệ thống vòi tưới bằng ngắt chán không khí quyển
Ngắt chân không trọng trường

Bảo vệ hệ thống vòi tưới bằng Ngắt chân không kiểu áp lực

Lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước


1. Vật liệu
Ống và phụ tùng của hệ thống cấp nước có thể được chế tạo từ đồng thau, đồng đỏ, sắt đúc, sắt tấm mạ
điện, thép mạ hoặc các loại vật liệu được chấp thuận khác. Các phụ tùng nối bằng gang dùng cho hệ
thống cấp nước có thể không cần mạ kẽm nếu đường kính lớn hơn 50mm. Các ống nước bằng nhựa
CPVC, PE hay pvc phù hợp các tiêu chuẩn hiện hành được sử dụng cho hệ thống cấp nước lạnh ngoài
trời. Ống và phụ tùng CPVC có thể được sử dụng cho cả hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh trong nhà.
Trong trường hợp đường ống cấp nước và thoát nước trong nhà đặt trong cùng một rãnh, đặc biệt khi sử
dụng cùng một loại vật liệu thì phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện sau: đáy đường ống cấp phải cao hơn
đỉnh đường ống thoát tối thiểu 300 mm và cách xa nhau tối thiểu 300 mm. Xem minh hoạ Hình 6-17.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÁN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

Tất cả các vật liệu được sử dụng trong hệ thống cấp nước phải cùng loại, trừ các van và các chi tiết tương tự.
Các mối nối bằng thép đúc kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 50mm, nếu sử dụng để nối với đường ống dẫn
nước ăn thì phải mạ. Các ống nối làm bằng thép cán đều phải mạ.
Tất cả các ống và phụ tùng nếu đã từng được dùng vào các mục đích khác thì không được dùng cho việc cấp
nước uống.
Các ống bằng chất dẻo được chấp thuận có thể sử dụng làm đường ống cấp nước nếu các ống dẫn nước bằng
kim loại được kết hợp sử dụng cho mục đích tiếp địa của điện thì phải sử dụng các ống kim loại có đặc tính
tương đương.
Các đường ống và phụ tùng làm từ vật liệu chứa trên 8% chì không được phép dùng cho các hệ thống cấp
nước sinh hoạt.

0.3m

Hình 6-17

Khoảng cách tối thiểu giữa đường ống cấp nước với thoát nước

2. Van: Những vị trí phải lắp đặt van chặn


Các loại van có đường kính từ 50mm trở xuống phải được chế tạo từ đồng thau (hoặc các vật liệu khác đã
được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép). Các van có kích thước trên 50mm thì thân van có thể chế
tạo bằng gang đúc hoặc đồng thau.
Trong tất cả mọi trường hợp, phải lắp đặt van chặn ở những vị trí sau đây:
- Trước và sau đồng hồ cấp nước hoặc đầu đường ống cấp nước vào mỗi công trình;
- Đầu đường ống cấp nước ra từ bể chứa nước sạch;
- Đầu đường ống nước lạnh trước khi cấp vào bình đun nước nóng;

- Đầu đường ống cấp nước cho mỗi đơn nguyên, mỗi tầng, mỗi căn hộ.
Ngoài ra, phải lắp đặt một loại van điều tiết thích hợp ở vị trí ngay trước khi cấp vào những loại thiết bị
sau đây:
- Thiết bị cấp nước nóng (Van điều tiết nước nóng);
- Thiết bị hoặc dụng cụ cấp nước sử dụng khớp nối lồng;
- Thiết bị hoặc dụng cụ cấp nước không phải bằng kim loại;

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

- Van định lượng tự động cấp nước cho một dãy (cụm) thiết bị.
Tất cả các van phải được lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành và bảo dưỡng.

Mối nối

Loại mối nối


• Mối nối hàn - Các mối nối hàn với đường ống nước mềm bằng đồng phải được thực hiện với các khớp nối
được chế tạo đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Đường ống phải được khoan đủ mức cần thiết, được điều chỉnh
kích thước cho tròn và nới rộng bằng một dụng cụ nhiệt hợp lý.
• Mối nối cơ khí - Mối nối cơ khí đối với ống gang xám phải đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành.
• Các mối nối cơ khí dạng chữ T - Chiều cao đoạn nối phải lớn hơn 3 lần độ dày của thành ống. Chỗ nối ống
nhánh phải khía hình chữ V. Ống nhánh nối vào phải cao hơn ống thẳng là 6,4mm. Tất cả các mối nối phải hàn
bằng đồng theo điều 3.15.1.

Sử dụng các mối nối


• Ống nước bằng đồng - Nối đường ống đồng bằng cách sử dụng các phụ tùng được quy định và được hàn sắt
hoặc hàn đồng lại với nhau, hoặc bằng các mối nối áp lực được quy định trong điều 3.15.1. Các mối nối Tê được gia
công nguội có thể hàn bằng đồng nếu đáp ứng được những yêu cầu trong điều 3.15.1.
• Các phụ tùng bằng chất dẻo - Hạn chế việc sử dụng các phụ tùng PVC có đầu cái vặn ren để lắp đặt trong hệ
thống cấp nước.
 Mối nối trượt - Trong hệ thống cấp nước, các kiểu mối nối trượt chỉ được sử dụng trong cung cấp nước đối
với các thiết bị lộ thiên.

Các bể tự chảy
Các bể tự chảy dùng cho nước ăn phải được đậy kín để đảm bảo vệ sinh, các ống nước vào, ra và van phao
chống tràn phải được lắp đặt theo quy định.

Áp lực nước và các thiết bị điều chỉnh áp lực


- Áp lực nước bị coi là thấp dưới mức tối thiểu - Khi áp lực nước trong nguồn cấp chính hoặc các nguồn
cung cấp khác nhỏ hơn 1kg/cm2 (103,4kPa), (sau khi đã trừ các tổn thất áp lực do ma sát và các tổn thất khác)
không đủ đảm bảo cho việc vân hành, xả rửa bình thường của các thiết bị vệ sinh thì phải lắp đặt máy bơm thích
hợp để duy trì được áp lực tối thiểu là 1,0kG/cm2.
- Áp lực nước bị coi là quá cao- vượt mức cho phép - Nếu áp lực tĩnh trong đường ống cấp nước vượt quá
5,5kG/cm2 (552kPa), thì bắt buộc phải lắp đặt thiết bị điều áp (ở vị trí sau một lưới lọc thích hợp) để giảm áp lực
tĩnh của nước xuống cho bằng hoặc dưới 5,5kG/cm2. Các thiết bị điều áp và lưới lọc phải lắp đặt ở vị trí thuận tiện
cho công tác kiểm tra và vệ sinh. Áp suất để làm cơ sở để tính toán kích thước đường ống khi sử dụng bảng 6-5
được lấy bằng 80% áp suất đã hạ đến mức cho phép.
- Người ta được phép lắp đặt thêm Van điều áp có nhánh vòng qua van kiểm tra bên trong để khắc phục tình
trạng van giảm áp, giảm nhiệt liên tục xả do áp xuất làm việc trong hệ thống cao hơn áp xuất đặt của van.
Van điều áp có nhánh vòng qua van kiểm tra bên trong (xem Hình 6-18) là một loại van giảm áp. Loại van
này không chỉ kiểm soát áp xuất cao trong đường cấp nước mà nó còn có một van kiểm tra qua nhánh vòng bên
trong để làm cho van giảm áp, giảm nhiệt không bị xả liên tục bằng cách triệt tiêu áp xuất dư do nhiệt, ở chế độ
làm việc bình thường với áp xuất làm việc trong đường cấp nước chính từ ngoài vào thì van kiểm tra luôn luôn ở
trạng thái đóng. Nhưng khi nhiệt bên trong làm áp xuất tăng cao hơn áp xuất của đường cấp nước chính thì van
kiểm tra sẽ ở trạng thái mở làm cho nước bên trong dưới áp xuất cao được xả ngược lại vào đường cấp chính, áp
xuất dư do nhiệt bị triệt tiêu, do đó van giảm áp, giảm nhiệt không làm việc trong trạng thái xả liên tục nữa.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÁN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

Hình 6-17

Nguyên lý của Van giảm áp có nhánh vòng


Hệ thống cấp nước có thiết bị đun nóng nước có bình dự trữ phải được lắp đặt van giảm nhiệt có kích
thước theo quy định (trừ trường hợp thiết bị đun nước nóng ngay có đường kính trong nhỏ hơn 76mm
thì không cần van giảm áp và giảm nhiệt). Các van trên phải lắp đúng quy định của nhà chế tạo và phải có
đường thoát nước xả của các van này theo quy định ở điều 6.8.5.
Để đảm bảo an toàn, ngoài việc lắp đặt van giảm áp, giảm nhiệt như trên, người ta thường lắp đặt thêm
các bể tản nhiệt hoặc thiết bị có tính năng tương tự để có thể kiếm soát được quá trình giãn nở nhiệt một
khi áp xuất ở đường ống cấp trong công trình lơn hơn áp xuất làm việc của các van giảm áp hoặc trong
trường hợp có thiết bị nào đó lắp đặt trong hệ thống đã làm mất khả năng xả áp cho đường ống cấp trong
công trình. Các bể này thường có kích thước theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Van giảm áp phải là loại tự động có kèm ống xả. Mỗi van giảm áp phải được ấn định ở áp suất tối đa là
10,0kG/cm2 (1035kPa). Không được lắp đặt van khoá giữa van giảm áp và hệ thống hoặc đường ống xả.
Ống xả của các van giảm áp không được nhỏ hơn cửa xả ra của van. ông xả làm bằng thép tráng kẽm. Ống
và phụ tùng có thể làm bằng đồng cứng, nhựa CPVC. Miệng của ống xả phải được đặt cao hơn so với mặt
đất hoặc sàn tối thiểu là 150mm, nhưng không được cao quá 600mm. Trên đoạn ống xả không được lắp xi
phông và đầu cuối của ống xả không được làm ren.
- Tất cả các thiết bị đun nước nóng có bao gồm bể chứa nước nóng đều phải được trang bị van giảm áp
thích hợp khi giữa thiết bị đun và bể chứa có lắp đặt van chặn. Việc lắp đặt van giảm áp phải tuyệt đối
tuân thủ các quy định chuyên ngành hiện hành cũng như các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất thiết bị.
Xem minh hoạ tại Hình 6-19 và Hình 6-20.
Kiểm tra, thử áp lực
• Sau khi hoàn thành một phần hoặc toàn bộ hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh, cần phải kiểm tra, nghiệm thu
trước khi san lấp, xây, chát che khuất hệ thống đường ống. Phải bảo đảm độ kín với áp lực nước không nhỏ
hơn áp lực vận hành sử dụng.
• Có thể dùng nguồn nước sinh hoạt hoặc dùng khí bơm vào hệ thống với áp suất tối thiểu là 3,5kG/cm2 (344,5kPa)
để kiểm tra. Trong cả hai phương pháp kiểm tra, toàn bộ tuyến đường ống, mối nối phải hoàn toàn giữ được
áp suất thử và không rò rỉ sau thời gian tối thiểu là 15 phút.
• Trong quá trình tiến hành kiểm tra, thử áp lực nếu phát hiện rò rỉ, khuyết tật, sai sót trong lắp đặt, áp xuất thử
ban đầu không được duy trì... thì các bên tham gia kiểm tra lập biên bản cụ thể để có biện pháp khắc phục
thích hợp nhất, sau đó mới tiến hành kiểm tra, thử áp lực lại.
• Đối với hộ thống thiết bị công nghệ đồng bộ thì công tác kiểm tra, phương pháp thử áp lực còn bắt buộc phải

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn kỹ thuật về lắp đặt và quy trình thử của nhà sản xuất (bao gồm các tiêu chuẩn lắp
đặt, tiêu chuẩn thử mà nhà sản xuất chỉ định áp dụng).
Yêu cầu về cắt hạ áp đối với các bơm tăng áp trong hệ thống phân phối nước -
• Nếu có máy bơm tăng áp (trừ máy bơm cứu hoả) được nối trong hệ thống đường ống cấp nước thì phải lắp đặt
một thiết bị cắt hạ áp ở đường ống hút cách miệng hút của bơm một khoảng 1500mm. Áp suất làm việc đặt cho
thiết bị cắt hạ áp không được nhỏ hơn 0,7kG/cm2 M (7m cột nước) hoặc theo đúng yêu cầu của thiết kế. Giữa máy
bơm và van chặn phải lắp đặt một đồng hồ đo áp lực.

Đối với nồi đun có lò đốt ở ngoài


Sử dụng bộ cảm nhiệt có độ giãn
nở dài Lắp đặt

Thoát nước xả

Bộ phận cảm nhiệt phải đặt ngập trong nước


ở độ sâu 150 mm tính từ đỉnh bể
Đối với nồi đun có lò đốt ở Sử dụng bộ cảm nhiệt tiêu chuẩn
bên trong sử dụng bộ cảm hoặc có độ giãn nở lớn
nhiệt có độ giãn nở ngắn

Hình 6-19

Lắp đặt Van xả an toàn (Nhiệt và áp)

Hình 6-20

Lắp đặt Van xả an toàn (Nhiệt và áp)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP Nước VÀ PHÂN PHỐI Nước

BẢNG 6-4. Đương lượng thiết bị cấp nước (ĐLCN)


và kích thước tối thiểu của ống dẫn nối với thiết bị
Tư nhân Công cộng
Đường kính
Tên thiết bị sử dụng nước(2) tối thiểu(1) Độc 3 nhân Sử dụng
khẩu Tập thể lớn
(mm) thân chung
trở lên
Chậu rửa 15 1,0 1,0 2,0
Bon tắm hoặc kết hợp vòi hoa sen bồn tắm 15 4,0 3,5
Biđê (chậu vệ sinh phụ nữ) 15 1,0 0,5
Chậu rửa trong bệnh viện 15 8,0
Máy giặt, gia đình 15 4,0 2,5 4,0
Bộ phận đánh răng, ống nhổ 15 1,0
Máy rửa bát đĩa gia dụng 15 1,5 1,0 1,5
Nước uống hoặc nước lạnh 15 0,5 0,75
Vòi ống mềm 15 2,5 2,5 2,5
Vòi ống mềm, mỗi vòi thêm 15 1,0 1,0 1,0
Chậu bếp gia đình 15 1,5 1,0 1,5
Châu giặt 15 2,0 1,0 2,0
Châu rửa sứ 15 1,5 1,0 1,5 1,0
Máy tưới cỏ, mỗi đầu tưới 1,0 1,0 1,0
Nhà di động, mỗi nhà Chậu phục vụ hoặc lau sàn 15 12,0 12,0 3,0
Vòi tắm hoa sen 15 2,0 2,0 2,0
Vòi hoa sen sử dụng liên tục 15 5,0
Âu tiểu 3,8 lít/lần xả 4,0 5,0
Âu tiểu lớn hơn 3,8 lít/lần xả 5,0 6,0
Âu tiểu có két xả 15 3,0 4,0
Vòi phun nước 20 4,0
Chậu rửa nhiều vòi phun 15 2,0
Bệ xí, két trọng lực 6,0 lít/lần xả 15 2,5 2,5 2,5 4,0
Bệ xí, két xả định lượng 6,0 lít/lần xả 15 2,5 2,5 2,5 3,5
Bệ xí, van xả định lượng 6,0 lít/lần xả 25 5,0 5,0 5,0 8,0
Bệ xí, két xả trọng lực 13,31ít/lần xả 15 3,0 3,0 5,5 7,0
Bệ xí, van xả định lượng 13,3 lít/lần xả 25 7,0 7,0 8,0 10,0
Bồn tắm có xoáy nước hoặc kết hợp bồn tắm và
15 4,0 4,0
vòi hoa sen

Chú thích:
1. Kích thước của ống nước lạnh hoặc cả hai ống nóng và lạnh.
2. Đối với các thiết bị sử dụng không liệt kê trong bảng này thì có thể tham khảo những thiết bị sử dụng
nước có lưu lượng và tần số sử dụng tương tự.
3. Những trị số của thiết bị sử dụng nước đã được liệt kê biểu thị toàn bộ lượng nước sử dụng. Trị số riêng
biệt của vòi nước nóng hoặc lạnh trong các loại vòi nóng lạnh sẽ lấy bằng 3/4 tổng giá trị của các loại thiết
bị ghi trong bảng.
4. Các kích thước tối thiểu của ống nhánh đã thống kê đối với các vòi cá thể là kích thước danh nghĩa.
5. "Sử dụng chung" áp dụng cho doanh nghiệp, thương mại, công nghiệp và các tập thể khác với Tập thể
lớn" bao gồm các khu công cộng, trong khách sạn và khu tập thể các hộ gia dinh.
6. "Tập thể lớn" áp dụng cho các nhà vệ sinh công cộng ở những nơi có yêu cầu sử dụng nước lớn như
trường học, hội trường, sân vận dộng, trường đua, nhà ga, bến xe, nhà hát và những nơi tương tự trong
giờ cao điểm.
7. Các thiết bị sử dụng nước có yêu cầu cấp nước liên tục, xác định lưu lượng cần thiết bằng (l/s) và cộng
riêng với nhu cầu đối với hệ thống phân bố hoặc các bộ phận trên.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

BẢNG 6-5. Đương lượng thiết bị để xác định kích thước ống và đồng hồ đi the
Mứchồáp
Đồng đo suất từ 2 kG/cm2 đến 3,2kG/cm2 (207 đến 310 kPa)**
Cấp cho
và ống nhà và Độ dài lớn nhất cho phép, (m)
chính nhánh

(mm) (mm) 12 18 24 30 46 61 76 91 122 152 183 213 244 274 305

20 15*** 6 5 4 3 2 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
20 20 16 16 14 12 9 6 5 5 4 4 3 2 2 2 2
20 25 29 25 23 21 17 15 13 12 10 8 6 6 6 6 6
25 25 36 31 27 25 20 17 15 1 13 12 10 8 6 6 6 6
20 32 36 33 31 28 24 23 21 19 17 16' 13 12 12 11 11
25 32 54 47 42 38 32 28 25 23 19 17 14 12 12 11 11
40 32 78 68 57 48 38 32 28 25 21 18 15 12 12 11 11
50 40 85 84 79 65 56 48 43 38 32 28 26 22 21 20 20
40 40 150 124 105 91 70 57 49 45 36 31 26 23 21 20 20
50 40 151 129 129 110 80 64 53 46 38 32 27 23 21 20 20
25 50 85 85 85 85 85 85 82 80 66 61 57 52 49 46 43
40 50 220 205 190 176 155 138 127 120 104 85 70 61 57 54 51
50 50 370 327 292 265 217 185 164 197 124 96 70 61 57 54 51
50 65 445 418 390 370 330 300 280 265 240 220 198 175 158 143 133

Mức áp suất từ 3,2 đến 4,2kG/cm2 (317 đến 414 kPa)***

20 15*** 7 7 6 5 4 3 2 2 1 1 1 0 0 0 0
20 20 20 20 19 17 14 11 19 18 6 5 4 4 3 3 3
20 25 39 39 36 33 28 23 21 19 17 14 12 10 9 8 8
25 25 39 39 39 36 30 25 23 20 18 15 12 10 9 8 8
20 32 39 39 39 39 39 39 34 32 27 25 22 19 19 17 16
25 32 78 78 76 67 52 44 39 36 30 27 24 20 19 17 16
40 32 78 78 78 78 66 52 44 39 33 29 24 20 19 17 16
25 40 85 85 85 85 85 85 80 67 55 49 41 37 34 32 30
40 40 151 151 151 151 128 105 90 78 62 52 42 38 35 32 30
50 40 151 151 151 151 150 117 98 84 67 55 42 38 35 32 30
25 50 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 83 80
40 50 370 370 340 318 272 240 220 198 170 150 135 123 110 102 94
50 50 370 370 370 370 368 318 280 250 205 165 142 123 110 102 94
50 65 654 640 610 580 535 500 470 440 400 365 335 315 285 267 250

Mức áp suất trên 4,2kG/cm2 (trên 414 kPa)**


20 15*** 7 7 7 6 5 4 3 3 2 1 1 1 1 1 0
20 20 20 20 20 20 17 13 11 10 8 7 6 6 5 4 4
20 25 39 39 39 39 35 30 27 24 21 17 14 13 12 12 1]
50 25 39 39 39 39 38 32 29 26 22 18 14 13 12 12 11
20 32 39 39 39 39 39 39 39 39 34 28 26 25 23 22 21
25 32 78 78 78 78 74 62 53 47 39 31 26 25 23 22 21
40 32 78 78 78 78 78 74 65 54 43 34 26 25 23 22 21
25 40 85 85 85 85 85 85 85 85 81 64 51 48 46 43 40
40 40 151 151 151 151 151 151 130 113 88 73 51 51 46 43 40
50 40 515 151 151 151 151 151 142 122 98 82 64 51 46 43 40
25 50 85 r 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85
40 50 370 370 370 370 360 335 305 282 244 212 187 172 153 141 129
50 50 370 370 370 370 370 370 370 340 288 245 204 172 153 141 129
50 65 654 654 654 654 654 650 610 570 510 460 430 404 380 356 329

Ghi chú: * * Áp suất tĩnh sau khi trừ tổn thất tại đầu ống
*** Cấp nước cho toà nhà, kích thước tối thiểu được quy định 20mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Nước va.
• Ở các hệ thống cấp nước cho toà nhà có lắp các van đóng mở nhanh thì cần phải Lắp đặt Thiết bị chống nước
va (Thiết bị triệt tiêu áp suất cao) sinh ra do việc đóng mở nhanh các van này gây ra trong hệ thống.
• Các thiết bị chống nước va thường được áp dụng nhất là Buồng khí hoặc Thiết bị cơ khí chuyên dụng.
• Thiết bị chống nước va nên lắp đặt càng gần các van đóng mở nhanh càng tốt, hoặc ở đầu ống cấp gần các
thiết bị dùng nước.

Tính toán, thiết kế hệ thống cấp nước cho nhà và công trình
• Kích thước của ống cấp nước (từ sau đồng hồ nước của công trình) tới ống nhánh cấp nước, ống đứng cấp
nước, thiết bị dùng nước hoặc các mục đích tương tự được xác định dựa trên cơ sở Tổng nhu cầu sử dụng và
được tính theo Đương lượng của các thiết bị dùng nước mà đường ống đó phải cung cấp.
• Trong mọi trường hợp, nếu có các thiết bị như: Bộ lọc nước, thiết bị làm mềm nước, thiết bị chống chảy
ngược... khi lắp đặt vào hệ thống cấp nước sẽ gây ra Tổn thất áp lực cho hệ thống. Vì vậy, tổn thất áp lực nước do
những thiết bị này gây ra phải được tính vào tổn thất áp lực của hệ thống.
• Cấm lắp đặt bộ lọc nước, thiết bị làm mềm nước, thiết bị chống chảy ngược hoặc các thiết bị tương tự vào hệ
thống cấp nước sinh hoạt nếu như đường kính đầu vào, đầu ra hoặc ống dẫn tới các thiết bị đó nhỏ hơn
đường kính của đường ống cấp nước, vì việc lắp đặt như thế gây nên tổn thất áp lực lớn.
• Bảng 6-4 thể hiện đương lượng dùng nước của thiết bị (ĐLCN). Giá trị ĐLCN trong bảng 6-4 áp dụng đối vói
cả hai đường cấp nước nóng và nước lạnh.
Thí dụ: Tra theo bảng 6-4, chậu rửa bếp có ĐLCN là 1.5, có nghĩa là mỗi đường cấp nước (nóng hoặc
lạnh) đều phải có tiết diện đủ để cung cấp cho ĐLCN là 1.5
• Bảng 6-5
Bảng 6-5 được sử dụng để tính toán kích thước đường ống cấp nước trong những trường hợp sau:
1. Cấp cho 50 ĐLCN và khoảng cách từ nguồn đến thiết bị xa nhất (Tổng chiều dài đường ống) đến
300 mét.
2. Cấp cho trên 50 ĐLCN nhưng khoảng cách tối đa là dưới 300 mét.
3. Nếu các trị số vượt quá các giới hạn nêu trên thì sử dụng phương pháp tính toán theo Phụ lục A,
theo đó còn có thể xác định tổn thất áp lực do các trang thiết bị cho toàn hệ thống.
Để tính toán kích thước đưòng ống cấp nước đến các thiết bị khi sử dụng bảng 6-5, người thiết kế cần
phải có những thông tin cơ bản sau đây:
1. Tổng ĐLCN của các thiết bị sẽ được lắp đặt trong hệ thống (xác định theo bảng 6-4)
2. Tổng chiều dài đường ống từ nguồn cấp đến thiết bị đặt xa nhất. Thiết bi đặt xa nhất ở đây có thể chì
dùng nước lạnh, chỉ dùng nước nóng hoặc cả hai.
3. Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ nguồn cấp đến thiết bị đặt cao nhất trong hệ thống.
4. Áp lực cho trước theo tính toán hoặc theo thực tế tại đầu nguồn cấp nước.
5. Vì trên thực tế thì áp lực tại nguồn khó có thể duy trì ở một giá trị cố định, do đó khi tính toán người
thiết kế phải sử dụng giá trị áp lực nước thấp nhất trong ngày để áp dụng.

Tính toán kích cỡ đồng hồ và đường ống cấp nước cho công trình:
Kích thước của đồng hồ đo nước và ống dẫn nước cho công trình theo bảng 6-5 -
Khi biết áp suất nước ổn định tại đồng hồ nước hoặc các nguồn cấp nước khác (sau khi đã trừ đi hoặc
cộng vào một áp suất 0,035kG/cm2 (3,4kPa) cho mỗi 300mm chênh lệch độ cao giữa nguồn cung cấp
nước và cửa nước ra hoặc những thiết bị cao nhất hoặc thấp nhất kể trên trong toà nhà), ta chọn nhóm
"mức áp suất" có chứa mức áp suất đó. Xem Hình 6-21. Hình 6-22 và Hình 6-23: Minh hoạ khái niệm
“Chênh lệch độ cao”.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Sau đó chọn cột "chiều dài" bằng hoặc lớn hơn chiều dài thực tế, dóng xuống dưới đến trị số của đương
lượng thiết bị bằng hoặc lớn hơn tổng số của các đương lượng thiết bị cần lắp đặt. Sau khi đã xác định
được trị số đương lượng thiết bị thích hợp với chiều dài yêu cầu, thì kích thước của đồng hồ và ống dẫn
nước cho hệ thống cấp nước trong nhà sẽ được lấy theo giá trị tương đương ở hai cột bên trái.
Trong mọi trường hợp, Ống cấp nước cho hệ thống cấp nước trong nhà phải có đường kính tối thiểu là
20mm.

Hình 6-21A
Cán bằng áp suất âm

2. Tổng chiều dài đường ống từ nguồn cấp đến thiết bị đặt xa nhất. Thiết bị đặt xa nhất ở đây có thể chỉ
dùng nước lạnh, chỉ dùng nước nóng hoặc cả hai.
3. Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ nguồn cấp đến thiết bị đặt cao nhất trong hệ
thống.
4. Áp lực cho trước theo tính toán hoặc theo thực tế tại đầu nguồn cấp nước.
5. Vì trên thực tế thì áp lực tại nguồn khó có thể duy trì ở một giá trị cố định, do đó khi tính toán người
thiết kế phải sử dụng giá trị áp lực nước thấp nhất trong ngày để áp dụng.

Tính toán kích cỡ đồng hồ và đường ống cấp nước cho công trình:
Kích thước của đồng hồ đo nước và ống dẫn nước cho công trình theo bảng 6-5 -
Khi biết áp suất nước ổn định tại đồng hồ nước hoặc các nguồn cấp nước khác (sau khi đã trừ đi hoặc
cộng vào một áp suất 0,035kG/cm2 (3,4kPa) cho mỗi 300mm chênh lệch độ cao giữa nguồn cung cấp
nước và cửa nước ra hoặc những thiết bị cao nhất hoặc thấp nhất kể trên trong toà nhà), ta chọn nhóm
"mức áp suất" có chứa mức áp suất đó.
Xem Hình 6-21. Hình 6-22 và Hình 6-23. Minh hoạ khái niệm “Chênh lệch độ cao”.
Sau đó chọn cột "chiều dài" bằng hoặc lớn hơn chiều dài thực tế, dóng xuống dưới đến - trị số của
đương lượng thiết bị bằng hoặc lớn hơn tổng số của các đương lượng thiết bị cần lắp đặt. Sau khi đã xác
định được trị số đương lượng thiết bị thích hợp với chịều dài yêu cầu, thì kích thước của đồng hồ và
ống dẫn nước cho hệ thống cấp nước trong nhà sẽ được lấy theo giá trị tương đương ở hai cột bên trái.
Trong mọi trường hợp, Ống cấp nước cho hệ thống cấp nước trong nhà phải có đường kính tối thiểu là
20mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Hình 6-21A
Chênh lệch độ cao (âm)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Áp lực tính toán (kpa) = 11,3 kPa/m X cột nước chênh lệch (m)

Độ cao (H)
Tổn thất áp lực (-)
Ví dụ:
áp lực ở đồng hồ = 551,6 kPa
Chênh lệch độ cao = 6,096 m
p = ll,3(kPa/m) X cột nước chênh lệch (m)
P= 11.3 x 6.096
Hình 6-22 p = 68.9 kPa
Như vậy, áp lực để tính toán là:
Đồng hồ (551,6 kPa) - (68,9kPa) = (482.7 kPa)
Tính toán áp lực (âm)

Gia tăng áp lực (+):

Hình 6-23
Tính toán áp lực (dương)

Xem Hình 6-24: Ví dụ minh hoạ phương pháp xác định kích thước đường ống cấp nước cho Nhà ở căn hộ -
theo quy định tại điều 6.10.12 trong QC- với giả thiết như sau:

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Lưu ý: Theo kết quả xác định đường kính các đoạn ống ở trên, mặc dù đương lượng tính toán của các đoạn ống R, S, T,
đến đoạn U đều lớn hơn 23.5 (Đương lượng tính toán ban đầu theo Bảng 6-4 ở trên) do ở đoạn R, đương lượng dùng
nước nóng của đoạn Q đã được cộng thêm vào đương lượng của đoạn H. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 6.10.12. của
Quy chuẩn thì đường kính ống cấp nước chính cho căn hộ không bắt buộc phải lớn hơn kích thước đã xác định ban đầu.
Trong trường hợp này là Ø25 vẫn được giữ nguyên.

Kích thước các ống nhánh -


Khi sử dụng bảng 6-5, kích thước của mỗi ống nhánh sẽ được xác định theo số đương lượng thiết bị
được ống nhánh đó cấp. (xem điều 6.10.7.)
Tính kích thước của van nước định lượng -
Khi sử dụng bảng 6-5 để tính kích thước ống cấp nước cho các Van định lượng (cho cả ống nhánh và
ống chính), thì sẽ được xác định bởi tổng số đương lượng của các van xả định lượng được cung cấp
nước từ đoạn ống đó, ứng với bảng 6-5.
Đường ống cấp nước cho một van xả định lượng phải có kích thước không nhỏ hơn cửa nhận nước
của van.

Xem Hình 6-27: Minh hoạ phương pháp xác định kích thước đường ống cấp nước cho Van xả định
lượng theo quy định tại điều 6.10.11 trong QC

BẢNG 6-6. Đương lượng thiết bị xả định lượng dùng để xác định
kích thước đường ống nước theo bảng 6-5

Loại thiết bị
Số van xả định lượng Đương lượng thiết bị được ấn định cho xí Đương lượng thiết bị được ấn định cho âu
bệt và các thiết bị tương tự tiểu và các thiết bị tương tự
1 40 20
2 70 35
3 90 45
4 105 53
5 115 58
Lớn hơn 5 Cứ tăng thêm 5 thiết bị thì cộng thêm 10 Cứ tăng thêm 5 thiết bị thì cộng thêm 5

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Phương pháp xác định kích thước


Ví dụ sử dụng BẢNG 6-6
Các thiết bị sử dụng công cộng

Chú thích: LAV: Chậu rửa sứ UR : Âu tiểu WC : Xí bệt

Khi sử dụng bảng 6-6 để xác định kích thước ống, phải đặc biệt lưu ý khi ấn định các đơn vị thiết bị xả định
lượng dựa trên cơ sở số lượng và loại thiết bị được dùng. Trong thí dụ trên, đương lượng thiết bị được ấn
định cho mỗi đoạn ống phải được tính toán như sau:
A: 1 WC = 40
B: 2 WC = 70
C: 2 WC (70) + 1 UR (20) = 90
D: 2 WC (70) + 2 UR (35) = 105
E: 2 WC (70) + 2 UR (35) + 1 LAV (1) = 106
F: 2 WC (70) + 2 UR (35) + 2 LAV (2) = 107
G: 1 LAV=1
H: 2 LAV = 2
I: 2 LAV (2) + 1 UR (20) = 22.
J: 2 LAV (2) + 2 UR (35) = 37 F.U.
K: 2 LAV (2) + 2 UR (35) + 1 WC (40) = 77
L: 2 LAV (2) + 2 UR (35) + 2 WC (70) = 107
M: 4 WC (105) + 4 UR (53) + 4 LAV (4) = 162
N: 1 WC = 4O
O: 1 WC (40) + 1 UR (20) = 60
P: 1 WC (40) + 1 UR (20) + 1 LAV(1) = 61
Q: 2 WC (70) + 1 UR (20) + 1 LAV(1) = 91
R: 2 WC (70) + 2 UR (35) + 1 LAV(1) = 106
S: 2 WC (70) + 2 UR (35) + 2 LAV(2) = 107
T: 6 WC (125) + 6 UR (63) + 6 LAV (6) = 194

Tính kích thước của hệ thống ống cấp nước nóng -

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHÓl NƯỚC

Khi tính kích thước cho hệ thống dẫn nước, có thể sử dụng độ dài Lớn nhất của đường dẫn nước lạnh
(tra từ bảng 6-5) và không cần tính đến chiều dài của đường ống nước nóng nếu sự hao tổn do ma sát
của ống nước nóng được bù đắp bằng một trong các biện pháp sau đây:
(1) Tính tổng nhu cầu của đương lượng thiết bị nước nóng bằng cách sử dụng các trị số tra từ bảng 6-4
khi sử dụng kết hợp cả nước nóng và nước lạnh.
(2) An định tổng nhu cầu tính được theo (1) như là nhu cầu của đương lượng thiết bị tại cửa nhận nước
nóng.
(3) Bắt đầu từ cửa ra xa nhất trên đường ống nước lạnh, tính ngược dần về phía đồng hồ đo nước, tính
kích thước ống cho hệ thống từ cột đã chọn trên bảng 6-5 bằng cách sử dụng trị số đương lượng
thiết bị tra từ bảng 6-4, sau đó cộng thêm nhu cầu của đương lượng thiết bị tại cửa nhận nước nóng
tính được trong (1) vào tổng nhu cầu của đương lượng thiết bị tại điểm xảy ra tổn thất. Kích thước
cuối cùng của ống nước lạnh chính hoặc nhánh không vượt quá kích thước của đường ống cấp nước
cho toà nhà đã được lắp đặt.
Trừ những trường hợp quy định trong điều 6.10.12, hệ thống cấp nước có thể được thiết kế bằng cách
lấy tổng chiều dài của đường ống dẫn nước từ nguồn nước lạnh, qua bình đun nước nóng, tới cửa nước
nóng ra xa nhất, và dự tính giá trị tính dòng chảy bằng 75% nhu cầu tổng cộng nước nóng và nước lạnh
tra trong bảng 6-4, đến đường ống cấp nước nóng hoặc lạnh cho các thiết bị sử dụng cả nước nóng và
nước lạnh. Đường ống cấp nước cho bình đun nước nóng phải có kích thước sao cho đảm bảo được nhu
cầu nước nóng nói trên, cộng với toàn bộ nhu cầu nước lạnh , nhưng trong mọi trường hợp không cần
đường ống có kích thước lớn hơn yêu cầu trong bảng 6-5 đối với việc cung cấp nước cho toàn bộ toà
nhà. Xem thêm phụ lục A - Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước.
Xem Hình 6-25A, 6-25B, 6-25C: Minh hoạ phương pháp xác định kích thước đường ống cấp
nước nóng (Bình đun nước nóng đặt ở các vị trí khác nhau trong hệ thống) theo các quy định tại điều
6.10.12 trong QC.
Với giả thiết như sau:

-Tất cả các bệ xí đều là loại thông dụng: Két xả trọng trường (1.6 gpm)

-Khoảng cách từ đồng hồ đến thiết bị xa nhất: 40m

-Áp suất tính toán nhỏ nhất tại đồng hồ: 350kPa ->

-Khoảng cách từ đồng hồ đến thiết bị cao nhất: 4,0m

a) Tính toán đương lượng thiết bị bằng phương pháp tra Bảng 6-4 chúng ta có:

-Xí bệt: = 2.5 X 2 cái = 5.0 -Máy giặt: = 4.0 X 1 cái = 4.0

-Lavabô: = 1.0 X 2 cái = 2.0 -Chậu rửa bếp: = 1.5 X 1 cái = 1.5

-Tắm sen: = 2.0 X 2 cái = 4.0 -Máy rửa bát: = 1.5 X 1 cái = 1.5

-Chậu giặt: = 2.0 X 1 cái = 2.0 Tổng đương lượng:= 20.0

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐl NƯỚC

b) Tra bảng 6-5, Chọn giải áp suất 317 đến 414 kPa(đã (+), (-) tổn thất), cột khoảng cách 46 m, chúng ta có:

Đường kính ống Đương lượng tối đa

Ø15 4

Ø20 14

Ø25 28

c) Xác định đường kính của từng đoạn ống trên Hình 6-25A:

Đoạn ống Đương lượng Đường kính Đoạn ống Đương lượng Đường kính

A(Đ.hồ) 20.0 Ø20 G 11.0 Ø20

B 20.0 Ø25 H 9.0 Ø20

C 15.0 Ø25 I 6.5 Ø20

D 18.5 Ø25 J 5.5 Ø20

E 17.0 Ø25 K 4.5 Ø20

F 13.0 Ø20 L 2.0 Ø15

Hình 6-25A

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

d) Xác định đường kính của từng đoạn ống trên Hình 6-25B:

Đoạn ống Đương lượng Đường kính Đoạn ống Đương lượng Đường kính

A(Đ.hồ) 20.0 Ø20 G 24.0* Ø20

B 20.0 Ø25 H 9.0 Ø20

C 15.0 Ø25 I 6.5 Ø20

D 32.0* Ø25 J 5.5 Ø20

E 28.0* Ø25 K 4.5 Ø20

F 26.0* Ø25 L 2.0 Ø15

Lưu ý: Theo kết quả xác định đường kính các đoạn ống ở trên, mặc dù đương lượng tính toán của các đoạn ống D, E, F, đến
đoạn G đều lớn hơn 20.0 (Đương lượng tính toán ban đầu theo Bảng 6-4 ở trên) do ở đoạn G, đương lượng dùng nước nóng
của đoạn C đã dược cộng thêm vào đương lượng của đoạn H. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 6.10.12. của Quy chuẩn thì
đường kính ống cấp nước chính cho căn hộ không bắt buộc phải lớn hơn kích thước đã xác định ban đầu. Trong trường hợp ở
Hình 6-25B là Ø25 vẫn được giữ nguyên.

Hình 6-25B

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

e) Xác định đường kính của từng đoạn ống trên Hình 6-25C:

Đoạn ống Đương lượng Đường kính Đoạn ống Đương lượng Đường kính

A(Đ.hồ) 20.0 Ø20 G 24.0* Ø25

B 20.0 Ø25 H 21.5* Ø25

C 15.0 Ø25 I 20.5* Ø25

D 32.0* Ø25 J 19.5 Ø25

E 28.0* Ø25 K 17.0 Ø25

F 26.0* Ø25 L 15.0 Ø25

Lưu ý: Theo kết quả xác định đường kính các đoạn ống ở trên, mặc dù đương lượng tính toán của các đoạn ống D, E, F, G,
H đến đoạn I đều lớn hơn 20.0 (Đương lượng lính toán ban đầu theo Bảng 6-4 ở trên) do ở đoạn K, đương lượng dùng
nước nóng của đoạn C đã được cộng thêm vào đương lượng của đoạn L. Tuy nhiên, theo quy dịnh tại điều 6.10.12. của
Quy chuẩn thì đường kính ống cấp nước chính cho căn hộ không bắt buộc phải lớn hơn kích thước đã xác định ban đầu.
Trong trường hợp ở Hình 6-25C là Ø25 vẫn được giữ nguyên.

Hình 6-25C

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Xem Hình 6-26: Minh hoạ phương pháp xác định kích thước đường ống cấp nước nóng và nước lạnh cho căn hộ
điển hình theo các quy định tại điều 6.10.12 trong QC.

Hình 6-26

với giả thiết như sau:

-Tất cả các bệ xí đều là loại thông dụng: Két xả trọng trường (1.6 gpm)

-Khoảng cách từ đồng hồ đến thiết bị xa nhất: 50m

-Áp suất tính toán nhỏ nhất tại đổng hồ: 400kPa

-Khoảng cách từ đồng hồ đến thiết bị cao nhất: 3,Om

a) Tính toán dương lượng thiêì bị bằng phương pháp tra Bảng 6-4 chúng ta có:

-Xí bệt: = 2.5 X 2 cái = 5.0 -Máy giặt: = 4.0 X 1 cái = 4.0

-Lavabô: = 1.0 X 2 cái = 2.0 -Chậu rửa bếp: = 1.5 X 1 cái = 1.5

-Tắm sen: = 2.0 X 1 cái = 2.0 -Máy rửa bát: = 1.5 X 1 cái = 1.5

-Vòi nước: = 2.5 X 1 cái = 2.5 -Tắm bồn : = 2.0 X 1 cái = 2.0

-Vòi nước bổ xung:= 1.0 X 2 cái = 2.0 Tổng đương lượng: = 27.5

-Chậu giặt: = 2.0 X 1 cái = 2.0 Đương lượng dùng nước nóng = 18.0

b) Tra bảng 6-5, Chọn giải áp suất 317 đến 414 kPa(đã (+), (-) tổn thất), cột khoảng cách 61 m,chúng có:

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DÂN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

Đường kính ống Đương lượng tối đa

Ø15 3

Ø20 11

Ø25 23

Ø32 39

c) Xác định đường kính của lừng đoạn ống trên Hình 6-26:

Đoạn ống Đương lượng Đường kính Đoạn ống Đương lượng Đường kính

A(Đ.hồ) 27.5 Ø20 L 5.0 Ø 20

B 27.5 Ø 25 M 6.0 Ø 20

C 29.5* Ø 32 N 3.5 Ø 20

D 27.0 Ø 32 0 1.5 Ø 15

E 20.5 Ø 25 P 3.0 Ø 15

F 18.0 Ø 25 Q 12.0 Ø 25

G 8.0 Ø 20 R 3.0 Ø 15

H 4.5 Ø 20 S 5.0 Ø 20

I 17.5 Ø 25 T 7.0 Ø 20

J 9.5 Ø 20 U 6.0 Ø 20

K 7.5 Ø 20

Lưu ý: Theo kết quả xác định đường kính các đoạn ống ở trên, mặc dù đương lượng tính toán của đoạn c lớn hơn 27.5 (Đương
lượng tính toán ban đầu theo Bảng 6-4 ở trên) do ở đoạn C đã được cộng thêm đương lượng dùng nước nóng của hệ thống. Tuy
nhiên, theo quỵ định tại điều 6.10.12. của Quy chuẩn thì đường kính ống cấp nước chính cho căn hộ không bắt buộc phải lớn hơn
kích thước đã xác định ban đầu. Trong trường hợp này là Ø 20 vẫn được giữ nguyên.
Trong quá trình tính toán đương lượng của hệ thống cấp nước như ở Hình 6-26 cần lưu ý thêm rằng: không thể tính
đương lượng đoạn D bằng cách cộng đương lượng của hai đoạn E và G. Đoạn E với một (01) vòi có đương lượng là 2.5. Đoạn G cũng
như thế, có đương lượng là 2.5. Nhưng đoạn D chỉ tính với một vòi có đương lượng là 2.5, vòi còn lại tính là vòi bổ xung nên chỉ có
đương lượng là 1.0, do đó đương lượng tính cho đoạn D là 3.5. Tương tự như thế, ở đoạn B sẽ tính với một vòi 2.5 và hai vòi bổ xung
là: 2.5+(l .0x2)= 4.5.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VI: CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHÓl NƯỚC

Hình 6-27 minh hoạ về cách tính đương lượng (theo Bảng 6-4) đối với nhiều vòi nước trong cùng một hệ
thống cấp nước trong nhà. Theo đó, mỗi vòi được tính với đương lượng là 2.5, còn đối với mỗi vòi bổ sung
chỉ tính với đương lượng là 1.0.

Lưu ý khi tính toán thiết kế:

1, Đoạn ống số 1.2,4,6 và 8 phục vụ 1 vòi nước. Mỗi đoạn này được tính toán với giá trị đương lượng là 2,5
2, Đoạn ống số 3 phục vụ cho 1 vòinước(2,5) cộng thêm 1 vòi bổ xung (1) tổng dương lượng là 3,5
3, Đoạn ống số 5 phục vụ cho 1 vòinước(2,5) cộng thêm 2 vòi bổ xung (2) tổng đương lượng là 4,5
4, Đoạn ống số 7 phục vụ cho 1 vòinước(2,5) cộng thêm 3 vòi bổ xung (3) tổng đương lượng là 5,5
5, Đoạn ống số 9 phục vụ cho 1 vòinước(2,5) cộng thêm 4 vòi bổ xung (4) tổng dương lượng là 6,5

Hình 6-27

144 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Chương VII
THOÁT NƯỚC THẢI

PHẦN I - HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Hệ thống thoát nước ở đây được hiểu là hệ thống thu gom và vận chuyển toàn bộ các loại nước thải từ tất
cả các thiết bị vệ sinh lắp đặt trong công trình đến khu xử lý nước thải, hoặc cống thoát nước khu vực, hoặc cống
thoát nước công cộng.

Các điều khoản trong chương này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với công tác thiết kế, xây
dựng, thi công lắp đặt và chất lượng vật tư của hệ thống thoát nước để đảm bảo hệ thống thoát nước làm việc
đúng yêu cầu kỹ thuật cũng như vệ sinh môi trường và sức khoẻ công đồng.

Hệ thống Cống thoát nước ngoài cóng trình sẽ được đề cập riêng ở Phần II của hướng dẫn chương này.

Vật liệu

Các ống dùng để thoát nước có thể được chế tạo từ các loại vật liệu như gang, thép mạ kẽm, kẽm, chì,
đồng, đồng thau, nhựa ABS, nhựa PVC, ống sành cường độ cao hoặc các loại ống từ các vật liệu phù hợp
khác. Ông dùng để thoát nước phải có bề mặt nhẵn và kích thước phải đồng nhất trên suốt bề mặt ống.
Mỗi chủng loại ống bao giờ cũng có yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng riêng - do đó - khi sử dụng
cần phải tuân thủ những quy định riêng cho từng loại ống.
Dưới đây là một số chủng loại ống và phụ kiện chính được phép sử dụng để thoát nước:

• Ống và phụ kiện bằng Gang


Ống và phụ kiện bằng Gang được phép sử dụng cho hầu hết các hệ thống thoát nước trong nhà
và công trình, nhưng không được dùng để thoát nước thải có chứa hàm lượng Axit vượt quá tiêu chuẩn
cho phép đối với nước thải, ống và phụ kiện bằng Gang có thể lắp đặt nổi hoặc đặt ngầm dưới đất, có
thể đặt trong hoặc ngoài nhà. Có ba (03) kiểu mối nối cơ bản được phép sử dụng cho ống và phụ kiện
bằng Gang:
1. Mối nối xảm Bitum và chì: Dùng cho kiểu ống Gang và phụ kiện có một đầu miệng bát, đầu Ống còn
lại có gờ viền miệng ống. Hình 7-1.
2. Mối nối dùng Gioăng đệm: Dùng cho ống Gang miệng bát và phụ kiện có một đầu miệng bát, đầu
ống còn lại không có gờ viền miệng ống. Hình 7-2.
3. Mối nối dùng Gioăng đệm với Đai xiết: Dùng cho ống Gang và phụ kiện không có miệng bát (ống
gang trơn). Hình 7-3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Mối nối xàm chì và đay


(cho ống có chiều dài
đến 3m)

Miệng bát 1 đầu Miệng bát 2 đầu

Xi phông hình chữ P T vệ sinh

Cút dùng cho bộ xí

Hình 7-1
Mối nối xảm Bitum và chì

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THCÁT Nước


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Gioăng đệm

Liên kết
bằng nén ép
gioăng đệm đầu ống khống có gờ

Miệng bát 2 đầu

Hình 7-2
Mối nối dùng Gioăng đệm

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT Nước


HƯỚNG DẲN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Nối đầu ống trơn

Gioăng đệm

Bu lông xiết

Hình 7-3
Mối nối dùng Gioăng đệm với Đai xiết

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Có thể xem chi tiết hơn về các kiểu mối nối trên ở Chương III, phần II: Mối nối trong hướng dẫn này

• Ống và phụ kiện bằng Thép tráng kẽm


Nếu sử dụng ống thếp tráng kẽm để thoát nước thì chỉ dùng để lắp đặt ở những vị trí ở bên trên mặt đất,
không lắp đặt ngầm trong đất để thoát nước.
Phụ kiện sử dụng với ống thép tráng kẽm trong thoát nước có thể là sắt hoặc gang đúc, loại có ren. Sau khi
cắt ống (bằng dao cắt ống chuyên dụng), đầu ống phải được nạo sạch hết hoàn toàn gờ, ba via (tạo ra khi cắt) ở
phía trong thành ống bằng mặt với thành ống ban đầu. Xem Hình 7-4.


Cút 135

Hình 7-4
Ống và phụ kiện bằng Thép tráng kẽm

• Ống và phụ kiện bằng đồng

Ống và phụ kiện bằng đồng được phép sử dụng đối với hầu hết các hệ thống thoát nước trong nhà
và công trình, ngoại trừ hệ thống thải Axít. Ống đồng dùng trong hệ thống thoát nước có thể lắp đặt ở mọi
vị trí nổi hoặc ngầm trong nền đất, tất nhiên ống đồng ở đây phải có chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất cho
phép sử dụng vào mục đích thoát nước.
Phụ kiện để nối ống đồng có thể bằng đồng hoặc đồng thau và phải dùng mối hàn đồng để liên kết
mối nối (như đã nói ở chương lll, phần Mối nối). Xem Hình 7-5.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Thập 135 Cút 135

Tê vệ sinh

Y
Y liền Cút 135

Hình 7-5
Phụ kiện cho ống đồng

Các loại ống lồng (măng sông) hoặc ống lót hàn chế tạo bằng đồng hoặc đồng thau theo các quy định trong
bảng 7-1 và 7-2.

BẢNG 7-1. Ống lồng (măng sông)


Đường kính trong của Chiểu dài Trọng lượng nhỏ nhất của
Đường kính ống (mm)
ống lồng, (mm) (mm) mỗi phụ kiện (kg)

50 57 114 0,454

76 83 114 0,790

100 108 114 1,132

BẢNG 7-2. Các ống lót hàn

Đường kính ống Trọng lượng nhỏ nhất của Trọng lượng nhỏ nhất của
Đường kính ống (mm)
(mm) mỗi phụ kiện (kg) mỗi phụ kiện (kg)

32 0,168 64 0,622
38 0,224 76 0,908

50 0,392 100 1,586

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

• Ống và phụ kiện bằng Chì

Nói chung ống và phụ kiện bằng chì hiện nay đã ít được sử dụng trong hệ thống thoát nước do đã có
nhiều chủng loại vật tư mới tiện dụng hơn để thay thế cho ống và phụ kiện bằng Chì. Nhưng, nếu công
trình có sử dụng loại vật tư này thì các loại đường ống thoát nước bằng chì và phụ kiện phải đáp ứng
các tiêu chuẩn tham chiếu liên quan được nêu bảng 12-1 trong Chương XII của QC. Kích thước đường
ống và phụ kiện cụ thể như sau:
- Các tấm đệm phải chịu được áp lực không nhỏ hơn 19,5kG/m2 (độ dầy không nhỏ hơn l,6mm).
- Các đoạn ống xả hoặc ống thông hơi phải chịu được áp lực tối thiểu là 15kG/m2 (độ dầy tối thiểu là
l,2mm).
- Các đoạn ống cong và ống chữ U phải có chiều dầy tối thiểu 3,2mm.
• Ống và phụ kiện bằng Nhựa PVC, ABS, uPVC...
Ong và phụ kiện bằng Nhựa PVC, ABS, uPVC... được phép sử dụng đối với hầu hết các hệ thống
thoát nước trong nhà và công trình. Tất nhiên, mỗi chủng loại ống nhựa ở đây đều có chỉ dẫn kỹ thuật
riêng của nhà sản xuất, vì vậy khi sử dụng vào mục đích thoát nước cho công trình phải tuyệt đối tuân
thủ những chỉ dẫn này. Ngoài ra cần chú ý đến quy định tại điều 7.1.1 (Chương VII: Thoát nước thải)
trong QC về phạm vi hạn chế sử dụng ống ABS, PVC.
Khi sử dụng ống và phụ kiện bằng nhựa có thể tham khảo những yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt, mối nối,
neo giữ ống, co giãn nhiệt, bảo vệ đường ống... tại các tiêu chuẩn lắp đặt IS 5-92, IS 9-95 (Phụ lục I:
Các tiêu chuẩn lắp đặt đường ống và phụ tùng), xem Hình 7-6.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Cút 135
Yliền Cút 135

Hình 7-6
Phụ kiện cho ống nhựa thoát nước

• Ống và phụ kiện bằng Sành tráng men:


Ông và phụ kiện bằng sành tráng men ở các nước thường được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM C-700-91. Hiện
nay, chủng loại ống này thường chỉ được sử dụng ở những công trình có vốn đầu tư của nước ngoài. Loại vật tư
này chỉ được dùng để làm đường Ống thoát nước bên ngoài công trình và chỉ dùng ở phần ngầm dưới đất. Loại
vật tư này không dùng để làm đường ống thoát nước trong công trình - Không lắp đặt ống và phụ kiện chủng loại
này nổi ở trên mặt nền công trình vào mục đích thoát nước. Khi sử dụng ống và phụ kiện thuộc chủng loại này có
thể tham khảo tiêu chuẩn lắp đặt IS 18-85 (Phụ lục I: Các tiêu chuẩn lắp đặt đường ống và phụ tùng), Hình 7-7
minh hoạ chủng loại ống sành tráng men và phụ kiện.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Khớp nối dàn hồi

H/nh 7-7
Ống và phụ kiện bằng Sành tráng men

• Ống và phụ kiện bằng các loại vật liệu phù hợp khác:
Ngoài những chủng loại vật liệu chính như đã nêu ở trên, điều 7.1.1 trong QC cũng cho phép sử
dụng ống và phụ kiện bằng các loại vật liệu khác thích hợp cho mục đích thoát nước, với điều kiện phải
có nguồn gốc xuất sứ, phải có chứng chỉ xuất xưởng, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt, phạm vi sử
dụng... của nhà sản xuất và phải được chủ đầu tư chấp nhận.
Xác định Đương lượng thoát nước của thiết bị vệ sinh

Mỗi loại thiết bị vệ sinh ứng với mỗi nhu cầu sử dụng khác nhau sẽ có giá trị đương lượng thoát nước
và kích thước xiphông tương ứng được nêu trong bảng 7.3. Cách sử dụng Bảng 7-3 như sau:
Chọn đúng chủng loại thiết bị trong số các loại thiết bị được liệt kê ở Cột 1. Từ đó sẽ có:
1. Giá trị tương ứng (cùng dòng) ở Cột 2 là Đường kính tối thiểu của xiphông, tay xiphông
2. Giá trị tương ứng (cùng dòng) ở Cột 3 là Đương lượng thoát nước của thiết bị lắp đặt trong nhà ở, đối với
phòng chỉ có một hoặc hai người ở.
3. Giá trị tương ứng (cùng dòng) ở Cột 4 là Đưong lượng thoát nước của thiết bị lắp đặt trong nhà ở, đối với
phòng có từ ba người ở trở lên.
4. Giá trị tương ứng (cùng dòng) ở Cột 5 là Đương lượng thoát nước của thiết bị lắp đặt trong công trình công
cộng, đối với nhu cầu sử dụng thông thường (chỉ những người làm việc thường xuyên ở văn phòng trong công
trình sử dụng thiết bị đó là chủ yếu).
5. Giá trị tương ứng (cùng dòng) ở Cột 6 là Đương lượng thoát nước của các thiết bị lắp đặt trong công trình

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

công cộng, thường được sử dụng đồng thời, sử dụng với mật độ cao (nằm trong dãy thiết bị phục vụ các đối
tượng như: khán giả, hành khách, khách hàng, khách tham quan, du lịch, học sinh, sinh viên, công nhân trong
nhà máy, công trường, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân...).

Bảng 7-3. Số đương lượng thoát nước của các thiết bị vệ sinh
Số đương lượng thoát nước
Đường kính nhỏ
nhất của xiphòng Tư nhân Còng cộng
Các thiết bị vệ sinh
và tay xi phông(7) Nơi cư trú
Nơi cư trú Sử dụng Sử dụng
(mm) từ 3 người
một người chung nhiều
trở lên
1 2 3 4 5 6
+ Chậu rửa ở quầy rượu 38 1,0 1,0
+ Chậu rửa ở quầy rượu 38(2) 2,0
+ Bồn tắm hoặc vòi hoa sen và bồn
38 3,0 3,0
tắm kết hợp
+ Piđê xiphông 32mm 32 1,0 1,0
+ Chậu rửa trong bệnh viên,
76 6,0
xiphông 76mm
+ Máy giặt quần áo trong gia đình
50 3,0 3,0 3,0
ống đứng(5) 50mm
+ Bộ phận đánh răng, ống nhổ 32 1,0
+ Máy rửa bát gia đình có ống thoát
38 2,0 2,0 2,0
độc lập
Vòi nước uống hoặc thiết bị làm
32 0,5
mát nước
Máy nghiền chất thải thực phẩm
50 3,0
kiểu thương mại
Ống thoát nhanh nước sân 0,0
+ Chậu rửa nhà bếp gia đình với
38 2,0 2,0 2,0
xiphông 38mm
+ Chậu rửa nhà bếp gia đình với
38 2,0 2,0 2,0
thiết bị nghiền chất thải thực phẩm
+ Chậu rửa nhà bếp gia đình với
38 3,0 3,0 3,0
máy rửa bát đĩa
+ Chậu rửa nhà bếp gia đình với
máy nghiền chất thải thực phẩm và 38 3,0 3,0 3,0
máy rửa bát
+ Chậu rửa tại tiệm giật quần áo,
38 2,0 2,0 2,0
một hoặc hai buồng
+ Chậu rửa tại tiộm giặt quần áo với
38 2,0 2,0 2,0
việc xả nước thải từ máy giặt
+ Chậu rửa sứ đơn lẻ 32 1,0 1,0 1,0 1,0
+ Một nhóm 2 hoặc 3 chậu rửa sứ 38 2,0 2,0 2,0 2,0
+ Xiphông của nhà di động 76 12,0 12,0

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

+ Chậu giặt giẻ lau nhà xiphông


76 3,0
76mm
+ Phễu thu chất thải gián tiếp(1,3),
38 (1)
xiphông 38mm
+ Phễu thu chất thải gián tiếp(1,4),
50 (1)
xiphông 50mm
+ Phễu thu chất thải gián tiếp(1),
76 (1)
xiphông 76mm

+ Chậu phục vụ, xiphông 50mm 50 3,0

+ Chậu phục vụ, xiphông 76mm 76 3,0


+ Buồng tắm hoa sen, xiphông
50 2,0 2,0 2,0
50mm
+ Nhóm buồng tắm hoa sen, mỗi
buồng 1 người sử dụng (sử dụng 50 5,0
liên tục)
+ Chầu rửa tại cơ sở thương mại,
xiphông 38mm với các chất thải 38 3,0
thực phẩm
+ Chậu phục vụ, miệng xả 76 6,0
+ Chậu rửa chung, xiphông 38mm 38 2,0 2,0 2,0

+ Chậu rửa chung, xiphông 50mm 50 3,0 3,0 3,0

+ Chậu rửa chung, xiphông 76mm 76 5,0


+ Âu tiểu, 3,8 lít/lần xả 4,0 5,0
+ Âu tiểu lớn hơn 3,8 lít/lần xả 5,0 6,0
+ Âu tiểu, xiphông 38mm 38 4,0 5,0
+ Vòi rửa, xiphông 38mm 38 2,0
+ Vòi rửa, xiphông 50mm 50 3,0
+ Chậu rửa nhiều vòi phun 2,0
+ Bệ xí két xả trọng lực(6) 6lít/lần xả 76 3,0 3,0 4,0 6,0
+ Bệ xí két xả định lượng 6 lít/ lần
(6)
76 3,5 3,5 5,0 8,0
xả
+ Bệ xí van xả định lượng(6) 6 lít/lần
76 3.0 3,0 4,0 6,0
xả
+ Bệ xí két xả trọng lực(6) 13 lít/lần
76 4,0 4,0 6,0 8,0
xả
+ Bệ xí van xả định lượng(6) 13 lít/
76 4,0 4,0 6,0 8,0
lần xả
+ Bồn tắm có xoáy nước hoặc kết
50 3,0 3,0
hợp bồn tắm có vòi tắm hoa sen

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Ghi chú bảng 7-3: -


(I). Các hố thu chất thải gián tiếp được định cỡ dựa trên lưu lượng thoát nước của toàn bộ các thiết bị thoát
vào đó, và theo bảng 7-4.
(2). Đường kính tối thiểu của ống nhánh thoát nước nối sau tay xiphông là 50mm.
(3). Đối với các tủ lạnh, máy chế cà phê chuyên nghiệp, trạm cấp nước...có nhu cầu sử dụng thấp.
(4). Đối với các chậu rửa thương mại, các máy rửa bát đĩa...có nhu cầu sử dụng cao.
(5). Khu vực giặt quần áo với số lượng máy giặt quần áo từ 3 cái trở lên. Mỗi máy giặt quần áo được ước tính
số đương lượng bằng 6 để định cỡ ống thoát nước cho phù hợp. Xem minh hoạ tại Hình 7-8
(6). Các bệ xí được tính số đương lượng bằng 6 để xác định các kích thước bể tự hoại theo phụ lục K của quy
chuẩn.
(7). Kích thước xiphông không được tăng thêm nếu lưu lượng nước xả thải của thiết bị có thể không đủ để duy
trì tính năng tự làm sạch của chúng.

Đương lượng tương đương của các chủng loại thiết bị thoát nước:
Đương lượng thoát nước của thiết bị nêu trong bảng 7-3 được xác định trên cơ sở kích thước của
xiphông.
Đương lượng thoát tối đa cho phép ứng với các kích cỡ xiphông có đường kính đến Ø100 lấy theo
bảng dưới đây:
Đường kính xiphòng, (mm) Đương lượng thoát nước

32 1
38 3
50 4
76 6
100 8

Ngoại lệ: Các phòng giặt tự phục vụ.

Đương lượng tương đương của các thiết bị không nêu trong bảng 7-3 thì xác định theo lưu lượng
thoát của thiết bị (lít/giây) như trong bảng 7-4.

Các giá trị nêu trong bảng trên đây không được áp dụng đối với các phòng giặt tự phục vụ như những
trường hợp đã ghi chú của bảng 7-3. Trong trường hợp này cứ một dãy có từ ba (03) máy giặt trở lên thì mỗi
máy được tính toán với số đương lượng là 6 để xác định kích thước ống thoát cho phù hợp, xem minh hoạ tại
Hình 7.8.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DĂN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-8

Thoát nước cho cả dãy (nhiều) máy giặt

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-9
Tính toán đường ống thoát nước theo Bảng 7-1 và Bảng 7-3

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

Đương lượng thiết bị Chú ý: Tất cả phụ kiện để đấu nối ống
Đường kính ống thoát ngang vào ống đứng đều phải là
Tê (hoặc thập) vệ sinh

Các bước để xác định kích cỡ đường kính ống thoát nước tiến hành như sau:

1. Tra bảng 7-3 để xác định đương lượng tương ứng với mỗi thiết bị trên hình vẽ điền giá trị tổng đương lượng thiết bị của mỗi đoạn
vào nửa trên cùa vòng tròn tương ứng.
2. Sử dụng bảng 7-5 để xác định cỡ đường kính ống thoát thích hợp với giá trị đương lượng cùa mỗi đoạn đã được xác định ờ trên, bắt
đầu từ các thiết bị xa nhất và lùi dần về phía cống thoát nước trong nhà, bất đầu từ A và kết thúc ở K, điền giá trị đường kính tra được
vào nửa dưới cùa vòng tròn tương ứng
3. Tra bàng 7-6 để xác định cỡ của các cửa thông tắc cho hệ thống (ở hình vẽ trên không thể hiện dầy đủ các cửa thông tắc của hệ
thống!)

Hình 7-10
Tính toán kích cỡ đường ống thoát nước theo cách tra bảng

Bảng 7-4.
Lưu lượng thải tính theo lít/giây
(Chỉ cho dòng chảy không liên tục)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Lưu lượng thải, (l/s) Đương lượng thoát nước

Đến 0,5 1

0,5 - 0,95 2
1,00-1,89 4

1,95-3,15 6

Xác định Kích thước đường ống thoát nước


Các kích cỡ nhỏ nhất của các ống thoát nước đứng hoặc ngang sẽ được xác định từ tổng đương
lượng của tất cả các thiết bị thoát vào đoạn ống đó. Riêng đối với các ống thoát nước thẳng đứng thì
ngoài căn cứ vào tổng đương lượng thiết bị, còn phải căn cứ vào cả độ dài của đoạn ống đứng.
Bảng 7-5 dùng để tra cứu tổng đương lượng tối đa của các thiết bị vệ sinh cho phép đường ống
thoát nước thẳng đứng, nằm ngang hoặc cống thoát nước toàn công trình đối với mỗi kích cỡ đường
kính khác nhau (đường kính cống thoát nước toàn công trình tối đa trong bảng là 200mm, nếu ống
cống có đường kính lớn hơn thì sử dụng số liệu ở trong bảng 7-8). Khi sử dụng bảng 7-5 cần đọc kỹ 5
điều ghi chú ở dưới bảng (hướng dẫn phạm vi, giới hạn sử dụng của các số liệu trong bảng).

BẢNG 7-5.

ĐƯƠNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI TỐI ĐA


CỦA ỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI
Đường kính ống, (mm) 32 38 50 64 76 100 125 155 200 250 300

Đương lượng tối đa


- Ống thoát Đứng(1) 1 2(2) 16(3) 32(3) 48(4) 256 600 1380 3600 5600 8400

- Ông thoát Ngang(1) 1 1 8(3) 14(3) 35(4) 216(5) 428(5) 720(5) 2640(5) 4680(5) 8200(5)

- Ống Thông hơi (Xem


1 8 24 48 84 256 600 1380 3600
Lưu ý)

Chiều dài tối đa (m) -


14 20 26 45 65 91 119 155 228
Ống thoát Đứng

Ống thoát Ngang Không giới hạn

Ống Thông hơi (Xem Lưu


14 18 37 55 65 91 119 155 228
ý)

Ghi chú bảng 7-5:


(1). Không bao gồm tay xiphông, kích thước tay xiphông được xác định theo bảng 7-3.

(2). Ngoại trừ các chậu rửa, các âu tiểu và các máy rửa bát đĩa. Ống thoát nối trực tiếp với những chủng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

loại thiết bị nay phải có đường kính tối thiểu là D50. Còn đối với hầu hết các thiết bị thông thường khác với
xiphông D38 và đương lượng bằng 2 (như trong bảng 7-3 ) thỉ đường kính ông thoát đứng trực tiếp bao
giờ cũng là D38 (1-1/2").

(3).
Ngoại trừ cả dãy 6 xiphông hoặc xí. Đối với cả dãy 6 xiphông hoặc xí thì ống thoát trực tiếp phải có
đường kính tối thiểu là D76 (3")

(4).
Chỉ áp dụng cho 4 xí bệt hoặc 6 xiphông được thoát vào ống thoát đứng D76, và không quá 3 xí bệt hoặc
6 xiphông vào ống thoát ngang D76.

(5).
Tính với dộ dốc 20mm/m. Nếu dộ dốc là lOmm/m, thì phải nhân sô đương lượng (giá trị tương dương
trong bảng 7-3) với hệ số 0,8.
Thí dụ: Đường ống DI00 với độ dốc i=20mm/m có tổng đương lượng thiết bị cho phép là 216, nhưng
cũng đường ống này vơí đô dốc chỉ là 10mm/m thì tổng đương lượng cho phép chỉ còn là 216 X 0.8= 173
dương lượng thiết bị.

Xem Hình 7-9 và Hình 7-10 : minh hoạ cách xác định kích thước đường ống thoát nước bằng phương pháp
tra Bảng 7-3 và Bảng 7-5. Theo đó cho thấy gới hạn số lượng bệ xí cùng thoát chung vào một ống đường kính
D76 mm.
Xem Hình 7-49: minh hoạ cách xác định kích thước đường ống thoát nước bằng phương pháp tra Bảng 7-3
và Bảng 7-5. Theo đó có thể so sánh được kích thước ống thoát nước cho tổng đương lượng thiết bị như nhau,
nhưng với hai (02) độ dốc khác nhau.

Lưu ý: Đường kính của ống thông hơi riêng biệt không được nhỏ hơn 32mm và cũng không nhỏ hơn 1/2
đường kính của ống thoát nước mà nó nối vào. Các giá trị đương lượng của các thiết bị vệ sinh cho đường
ống thoát nước và ống thông hơi được xác định theo bảng 7-3 và 7-4. Ống thông hơi không được lắp đặt nằm
ngang trên một đoạn lớn hơn 1/3 tổng chiều dài. Khi đường kính của cả chiều dài ống thông hơi lớn hơn hẳn
một cỡ so với kích thước trong bảng thì không được lấy giá trị chiều dài lớn nhất tương ứng của cỡ nhỏ hơn
ở cùng trong bảng 7-5.

Đấu nối ống thoát nước cho thiết bị


Mối nối - Tất cả các kiểu mối nối sử dụng trong hệ thống thoát nước phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ
thuật đã được nêu trong Chương 3, phần II của Hướng dẫn này và các điều khoản liên quan trong Chương 7
của Quy chuẩn.
Đấu nối ống thoát nước cho thiết bị - Phải sử dụng phụ kiện đấu nối đúng về kích thước và chủng loại để
đấu nối ống thoát nước cho thiết bị. Một trong các phụ kiện thường hay được sử dụng nhất trong trường
hợp này là Tê vệ sinh. Việc sử dụng phụ kiện đúng chủng loại và kích thước đảm bảo đáp ứng được các yêu
cầu kỹ thuật thoát nước, thông hơi cho thiết bị và hệ thống thoát nước, vừa tiết kiệm, hợp lý khi thi công
lắp đặt cũng như vận hành, bảo trì. Xem Hình 7-11: minh hoạ kiểu Tê vệ sinh Đơn dùng để đấu nối thoát
nước cho một thiết bị.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Phụ kiên nối thoát nước

Tê vệ sinh

Hình 7-11

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

Phụ kiện nối ống thoát cho thiết bị vệ sinh

Thông thường, một cặp hai (02) thiết bị đặt đối xứng (quay lưng vào nhau), hoặc đặt liền kề nhau thì có thể sử
dụng chung một (01) ống thoát với phụ kiện đấu nối thích hợp. Xem Hình 7-12: minh hoạ kiểu Tê vệ sinh Kép
(còn gọi là Thập vệ sinh) dùng để đấu nối thoát nước cho một cặp (2) thiết bị.

Đến thiết bị

Hình 7-12
Phụ kiện nối cho các thiết bị vệ sinh kép

Các vòng đệm của bệ xí - Khi ống được nối bằng gioăng cao su đúc thì cách nối phải theo các tiêu chuẩn thích
hợp. Không được xem các mối nối này là nối trượt. Cách nối ống bằng gioăng cao su đúc có thể sử
dụng các loại ống có đường kính và vật liệu khác nhau. Lắp đặt gioăng cao su và vòng đệm đàn hồi cần
theo tiêu chuẩn lắp đặt thích hợp nêu trong phụ lục I.
Nối các đường ống gang miệng bát dẫn phân và các phụ tùng của nó phải tuân theo các tiêu chuẩn lắp
đặt thích hợp nêu trong phụ lục I. Các mối nối này không được xem là mối nối trượt.

Sử dụng các ống nối chế tạo sẵn


Các phụ tùng nối ống chế tạo sẵn dùng cho ống sành, ống sành với ống kim loại được chế tạo như quy
định trong các điều 3.15.1, 7.4.2, 7.4.4.
Các phụ tùng nối ống gang được chế tạo theo các quy định trong điều 3.15.1, 6.6.1, 7.4.1, 7.4.5.
Các ống kim loại như ống sắt rèn, ống thép, ống đồng, ống đồng thau, ống gang... được nối bằng
phương pháp bít kín, tiện ren như các điều 3.15.1, 7.4.1. hoặc bằng các phụ tùng thích hợp chế tạo sẵn.
Các mối nối giữa ống chì với ống gang, ống sắt rèn hoặc ống thép là các mối nối tẩy sạch, hàn hoặc
ghép nối như quy định trong điều 3.15.1.

Các mối nối đặc biệt


Mối nối trượt từ các vật liệu thích hợp theo quy định hiện hành có thể dùng cho các đường ống xả
và xiphông thoát nước của các thiết bị vệ sinh.
Mối nối mềm đặt ở nơi dễ thao tác và nơi hay bị giãn nở hoặc co ngót đường ống.
Mối nối bằng đồng hoặc đồng thau nằm trong đất, các mối nối bằng ống lồng hoặc có ren cho
phép điều chỉnh chiều dài của ống nối khi liên kết. Sau khi điều chỉnh cho phù hợp thực tế, mối nối
phải được vặn chặt và cố định chắc chắn. Không được xem đây là mối nối trượt.

Thay đổi hướng đi của đường ống thoát nước


Trong đường ống thoát nước thường sử dụng các loại phụ kiện thích hợp như cút 45° (1/16), cút

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

135° (1/8), cút 120° (1/6) hoặc các phụ tùng có độ cong tương đương tại các vị trí thay đổi hướng
dòng chảy.
Để đấu nối các đường thoát nước ngang vào đường thoát đứng, phải sử dụng phụ tùng dạng Y45°,
Y60°, Y liền cút 135°, các phụ tùng dạng T vệ sinh, hoặc các phụ tùng tương đương có độ cong phù
hợp. Không được sử dụng phụ tùng dạng thập vuông, trừ trường hợp nó có cấu tạo bảo đảm nước xả
từ nhánh này không thể đi vào nhánh kia, và đường kính ống chính của phụ tùng tối thiểu phải gấp
đôi đường kính của ống nhánh lớn nhất (đường kính được chấp nhận trong trường hợp này là
50mm, 64mm, 76mm, 90mm, 100mm, 110mm, 125mm, 150mm).
Để đấu nối các đường thoát ngang vào đường thoát ngang khác, phải sử dụng phụ tùng dạng Y45°, Y
liền cút 135°, hoặc các phụ tùng tương đương có độ cong thích hợp.
Để đấu nối các đường thoát đứng vào đường thoát ngang phải sử dụng phụ tùng dạng Y45°, Y liền cút
135°, hoặc các phụ tùng tương đương có đô cong phù hợp. Các ống cong 60° và các đoạn ống chữ S chỉ
được sử dụng khi lắp ở tư thế thẳng đứng hoàn toàn.
Xem Hình 7-13: minh hoạ một số kiểu phụ kiện thích hợp dùng để đấu nối khi thay đổi hưóng đi của
đường ống thoát (hướng dòng chảy trong ống!)

Chuyển từ hướng ngang sang thẳng đứng


Các phụ kiện từ A đến E dùng cho ống đứng
để chờ nối ống nhánh thoát nước ngang
Các phụ kiện F và G dùng để chuyển hướng
ống thoát nước nằm ngang sang hướng dứng

Chuyển từ hướng đứng sang nằm ngang


Trong trường hợp này có thể sừ dụng các phụ
(A)Y kiên A, B, C và G.

Chuyển hướng ống nằm ngang


Trong trường hợp này tlỉường dược sừ dụng
các loại phụ kiện A, B, C và G

(D) Tê vệ sinh (F) Cút 90 (G) Cút 135

Hình 7-13
Các phụ kiện dùng để đổi hướng dòng chảy

Cửa thông tắc cho đường ống thoát nước

Các bộ phận cửa thông tắc đường ống gang thoát nước phải được làm bằng gang hoặc đồng thau và
nút hoặc nắp đậy. Cửa thông tắc của các loại đường ống thép, thép mạ kẽm, đồng hoặc đồng thau đều
phải có nút, hoặc nắp bằng đồng thau kích thước nêu trong bảng 7-6 hoặc các nút, hoặc nắp nhựa
ABS, PVC thích hợp.
Mỗi phụ kiện thông tắc và mỗi nút hoặc nắp phải thích hợp về chủng loại. Vật liệu sử dụng cho bộ
phận thông tắc phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Các cửa thông tắc cần được thiết kế đảm bảo khít kín đối với cả khí và nước mà không cần sử dụng
thêm bất cứ miếng đệm, vòng đệm hoặc chèn nhét.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

Mỗi đường Ống thoát nước ngang phải có cửa thông tắc đặt ở đầu cao (theo độ dốc) của Ống. Khi Ống thoát
ngang có tổng chiều dài trên 30m, thì cứ 30m dài phải có một cửa thông tắc.
Ngoại trừ:

(1) Không bắt buộc phải lắp đặt cửa thông tắc đối với các ống thoát ngang có tổng chiều dài dưới 1500mm, trừ
khi đường ống này dùng để thoát nước của các chậu rửa hoặc âu tiểu.
(2) Không bắt buộc phải lắp đặt cửa thông tắc đối với tất cả các ống thoát ngang có độ dốc từ 32% trở lên.
(3) Ngoài các đường ống chính, ống nhánh thoát ngang của công trình ra, không cần lắp đặt cửa thông tắc cho
bất kể đường ống nào khác nếu chúng nằm ở trên sàn tầng một.
(4) Không cần phải lắp đặt cửa thông tắc cho ống thoát ngang dưới cùng của công trình (nằm dưới nền công
trình) nếu trên tuyến đó, giáp phía trong tường nhà hoặc ngay phía ngoài tường nhà, trước mối nối với cống
thoát nước ngoài công trình đã được lắp đặt một phụ kiện thông tắc hai chiều (loại dã được duyệt) và miệng
thông tắc của phụ kiện phải được nối cao lên bằng với mặt nền nhà.
Trên đường ống ngang thoát nước, ở những chỗ có dùng cút 135° để chuyển hướng đều phải được đặt bổ
sung một cửa thông tắc. Xem minh hoạ tại Hình 7-14: Yêu cầu cửa thông tắc đối với đường ống thoát nước.

W.C.

Labô
Đoạn ống thoát ngang
ngắn hơn 1.5m không
cần cửa thông tắc

Đoạn ống thoát ngang dài hơn


1.5m thì phải có cửa thông tắc
(Riêng với Labô và Tiểu treo thì
luôn luôn phải có cửa thông tắc)

Bắt buộc phải lắp đặt cửa


thông tắc ở đoạn nối giữa
cống thoát nước công trình
với cống thoát nước ngoài
công trình

Hình 7-14

Cửa thông tắc trong hệ thống thoát nước

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Các cửa thông tắc phải được lắp đặt ở vị trí thuận lợi cho việc làm vệ sinh, thông tắc khi cần
thiết. Xem minh hoạ tại Hình 7-15: Yêu cầu cửa thông tắc đối với đường ống thoát nước. Hình 7-16:
đường ống thoát nước với cửa thông tắc hai chiều.
Cửa thông tác phải được lắp đặt đúng chiều dòng chảy. Xem minh hoạ tại Hình 7-17: Hướng đặt cửa
thông tắc đối với đường ống thoát nước.
Trừ khi cửa thông tắc ở nhánh của phụ kiện chữ Y hoặc ở cuối đường cống, tất cả các cửa thông tắc
phải được lắp đặt sao cho miệng của cửa thông tắc nằm thẳng với đường thoát ở bên dưới.

Hình 7-15

Cửa thông tắc trong hệ thống cống thoát nước

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Khoảng cách tối đa là 30 m

Không cần cần cửa thông


tắc ở vị trí này nữa

Hình 7-16

Vị trí lắp đặt phụ kiện thông tắc hai chiều

Cửa thông tắc phải được đấu nối vào


phần đỉnh của ống thoát ngang
Hướng dòng chảy

ĐÚNG KHÔNG ĐÚNG

Hình 7-17
Vị trí và hướng lắp đặt cửa thông tắc

Việc nối ống để kéo dài miệng thông tắc đến vị trí thích hợp cần được thực hiện theo đúng như các yêu cầu kỹ
thuật lắp đặt đường ống thoát nước.
Xem minh hoạ tại Hình 7-18: Kéo dài miệng cửa thông tắc đường ống thoát nước.
Các cửa thông tắc cho mỗi bể lắng phải nằm ở phía ngoài bể lắng đó.
Xem minh hoạ tại Hình 7-19: Vị trí cửa thông tắc cho bể lắng.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-18

Vị trí lắp đặt miệng cửa thông tắc

Hình 7-19
Vị trí cửa thông tắc cho bể lắng

Hố ga đặt cửa thông tắc phải có nắp đây an toàn, và phải có kích thước theo đúng quy định để đảm bảo
thao tác khi làm vệ sinh được dễ dàng. Nếu không được đặt trong hố ga thì miệng của cửa thông tắc
phải nhô cao hơn mặt nền, và phải có đầu bịt. Xem minh hoạ tại Hình 7-20, Hình 7-21: vị trí và không
gian thao tác ở cửa thông tắc.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-20
Vị trí đặt miệng của cửa thông tắc

Khoảng không thao tác tối thiểu là:


300mm với đường kính ống đến 50mm
450mm với đường kính ống trên 50mm

Hình 7-21
Khoảng không thao tác của cửa thông tắc

Khoảng không gian thẳng từ miệng thông tắc ra (không gian thao tác) được quy định tối thiểu đối với
các loại đường ống như sau:
• Các Ống có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 50mm: tối thiểu là 300mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

• Các ống lớn hơn 50mm : tối thiểu là 450mm.


• Đối với cửa thông tắc của các ống thoát nằm dưới sàn, nếu khoảng không gian từ miệng cửa thông tắc nhỏ
hơn 450mm theo phương thẳng đứng và nhỏ hơn 750mm theo phương nằm ngang, thì miệng của cửa thông
tắc phải bằng hoặc nhô cao hơn mặt trên của sàn, hoặc phải được kéo ra bên ngoài công trình để có thể thao tác
được dễ dàng khi làm vệ sinh đường ống.
• Cửa thông tắc của ống thoát nằm dưới sàn chỉ dược đặt cách cửa thăm tối đa là 6000mm, trừ trường hợp
miệng thông tắc đã được nối đưa ra bên ngoài công trình.
Xem minh hoạ tại Hình 7-22: Cửa thông tắc đối với đường ống nằm phía dưới sàn.

Vị Khoảng thao tác từ miệng cửa T.tắc lên đến sàn


phải lớn hơn 450mm
Nếu nhỏ hơn 450mm thì phải kéo miệng cửa thông
tắc ra ngoài nhà hoặc lên đến mặt sàn Vị trí đúng ( khi được
Vị trí đúng Vị trí sai kéo dài ra bên ngoài nhà
hoặc lên đến mặt sàn)

Tối đa 600mm

CO
Miện cửa T.tắc Vị trí đúng

Hình 7-22
Cửa thông tắc cho ống nằm bền dưới sàn

Hình 7-23

Đầu bịt của cửa thông tắc

Đường kính cửa thông tắc không được nhỏ hơn các giá trị tương ứng trong bảng 7-6.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

Các cửa thông tắc cần được trang bị cho các hệ thống thoát nước có áp lực như đa phân loại theo
điều 7.10.7.
Phải sử dụng vít hoặc bulông đầu chìm để bắt chặt nắp đậy miệng thông tắc ở những nơi mà phần thừa nhô
lên của bulông có thể gây nguy hiểm. Xem Hình 7-23: Minh hoạ dạng đầu bịt cửa thông tắc.
Cửa thông tắc kiểu khớp nối phải được đặt ở nơi dễ xem xét, thuận tiện cho việc tháo lắp.

BẢNG 7-6. Cửa thông tắc


Đường kính ống, (mm) Đường kính cửa thông tắc, (mm)

38 38
50 38
64 64
76 64
Từ 100 trở lên 90

Yêu cầu về độ dốc của đường ống thoát nước


Nước thải từ các thiết bị vệ sinh được xả vào hệ thống thoát nước công cộng hoặc hệ thống thoát nước cục
bộ theo nguyên tắc tự chảy.
Xem minh hoạ tại Hình 7-24: Đường ống thoát nước tự chảy.

Hình 7-24

Hệ thống thoát nước Tự chảy (ra cống thoát nước công cộng)

Trạm bơm nước thải chỉ được bố trí trong các trường hợp đặc biệt mà nước thải không thể tự chảy được
vào các đường ống thoát nước bên ngoài.
Ống thoát nước nằm ngang được lắp đặt với độ dốc tối thiểu là 20mm/m (2%) hướng về điểm thải. Trong
trường hợp bất lợi về địa hình và đối với các đường ống đường kính từ 100mm trở lên, độ dốc đặt ống tối
thiểu cho phép là 10mm/m (1%).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Thoát nước cho các thiết bị vệ sinh đặt thấp hơn mực nước trong hố ga thu nước thải hoặc thấp
hơn cống thoát nước chính
Tại các đường ống thoát nước của các thiết bị vệ sinh đặt thấp hơn hè đường, hố ga công cộng, nhưng
cao hơn mực nước đỉnh trong cống thoát nước công công thì phải lắp đặt van một chiều để chống nước
thải chảy ngược lại. Xem minh hoạ tại Hình 7-25: Vị trí van một chiều đối với đường ống thoát nước.

Hình 7-25
Lắp đặt Van một chiều trong hệ thống thoát nước

Nước thải từ các thiết bị vệ sinh đặt thấp hơn mực nước cao nhất trong cống thoát nước chính của
công trình hoặc của khu vực sẽ theo đường ống chảy về hố thu hoăc bể tập trung nước thải để từ đấy
bơm vào hệ thống thoát nước bằng ejector, máy bơm nước thải hoặc các thiết bị cơ khí công suất
tương đương. Xem minh hoạ tại Hình 7-26: Thoát nước băng bơm cưỡng bức.
Các yêu cầu kỹ thuật của Ejector hoặc bơm nước thải phục vụ các thiết bị vệ sinh như bệ xí, âu tiểu...:
• Có lưu lượng thải tối thiểu 75,7 lít/phút.
• Đối với nhà đơn lẻ, ống thải của ejector hoặc bơm phải có van một chiều và van xả, đường kính tối thiểu là
50mm.
• Đối với khu chung cư, ống xả của ejector hoặc bơm phải có van một chiều và van xả, đường kính tối thiểu
76mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

1. Phải có thoả thuận với cơ quan quản lý về việc xả thải vào cống thoát nước công cộng
2. Bơm nước thải - Ejector- phải có đường kính ống đẩy tối thiểu là 50mm
3. Trên đường ống đẩy của bơm nước thải phải có Van một chiều và Van chặn
4. Cổng thoát nước tiếp nhận nước xả từ bơm nước thải phải đáp ứng được lưu lượng tối thiểu là 0.06 L/s
5. Đối với công trình công cộng yêu cầu phải có bơm nước thải dự phòng

Hình 7-26
Yêu cầu kỹ thuật thoát nước đối với các thiết bị vệ sinh
đặt thấp hơn mực nước trong cống thoát chung

Đường ống xả nước thải từ ejector hoặc máy bơm phải có van một chiều hoặc van kiểm tra và van chặn.
Các van này đặt ở vị trí dễ xem xét và tháo lắp. Van chặn được đặt phía sau van một chiều hoặc van kiểm
tra.
Các bộ phận của van chặn sử dụng trong hệ thống thoát nước phải được chế tạo bằng kim loại chịu xâm
thực. Đối với đường ống đường kính từ 100mm trở lên dùng van chặn bằng gang, nếu đường kính dưới
100mm dùng van chặn gang hoặc đồng thau.
Các đường ống hoặc cống thoát nước ngoài công trình tiếp nhận nước thải từ ejector hoặc máy bơm
phải có kích thước phù hợp để không quá tải.
Các van một chiều, van chặn, rắc co, môtơ, máy nén khí, các thùng khí nén và các thiết bị cơ khí khác
theo yêu cầu của phần này phải được lắp đặt ở nơi dễ dàng đến kiểm tra, sửa chữa và thay thế. Các thiết
bị có thể được che kín bằng hố xây hoặc các tấm chắn. Xem minh hoạ tại Hình 7-27: Hố van thoát nước.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Van một chiều

Hình 7-27

Hố Van (có nắp)

Hệ thống thoát nước và thông hơi. các hố nước thải, các bể nhân nước thải, các thiết bị cơ khí dùng để vớt,
chuyển cặn rác được lắp đặt theo quy định của quy chuẩn này đối với hệ thống thoát nước theo nguyên tắc tự
chảy.
Các hố nước thải và các bể tiếp nhận nước thải phải chống thấm tốt, được xây dựng bằng bê tông, kim loại
hoặc các vật liệu thích hợp khác. Các hố và các bể chứa nước thải bằng kim loại phải có độ dầy đảm bảo mục
đích sử dụng và được bảo vệ chống ăn mòn cả bên trong và bên ngoài. Xem minh hoạ tại Hình 7-28: Hố thu
đặt bơm nước thải.

Hình 7-28

Hố thu đặt bơm nước thải

Các hố nước thải và các bể tiếp nhận nước thải của các công trình công công cần được bổ sung bơm dự phòng
cho trường hợp bơm làm việc quá tải hoặc hư hỏng. Đáy đường ống vào phải cao hơn mức nước cao nhất trong
hố nước thải tối thiểu là 50mm. Xem minh hoạ tại Hình 7-29: Bơm dự phòng cho bơm nước thải.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Phải đấu nối sao cho máy bơm làm việc độc lập
trong mọi trường hợp: quá tải hoặc hỏng máy

Hình 7-29

Hố thu đặt bơm nước thài với bơm dự phòng

Các hố và bể tiếp nhận nước thải phải được đậy nắp kín, liên kết bằng bulông, miếng đệm hoặc các nắp đậy
tương tự khác để thuận tiện cho kiểm tra, sửa chữa, thay thế và làm vệ sinh. Trên các nắp phải có ống thông hơi
vượt mái hoặc kết hợp với các ống thông hơi khác, phải phù hợp với quy định trong bảng 7-5. Ống thông hơi
của ejector không được nối với các ống thông hơi khác. Xem minh hoạ tại Hình 7-30: Yêu cầu thông hơi cho hố
thu đặt bơm nước thải.
Bình khí nén có dung tích phù hợp với lượng khí tới ejector để đảm bảo duy trì áp lực không khí không nhỏ
hơn 3kg/m chiều cao đẩy nước thải. Không được sử dụng các loại ejectơ hoạt động bằng áp lực nước.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-30
Yêu cầu về thông hơi cho Hố thu đặt bơm nước thải

Đường ống thoát nước ngầm dưới mặt đất, nước thải được xả vào hố hoặc bể tiếp nhận nước thải, sau đó
được xả theo cách thích hợp nhất tại thực địa. Xem minh hoạ tại Hình 7-31: Thu và bơm nước thải cho hệ
thống thoát nước ngầm dưới mặt đất.

Hình 7-31
Hệ thống thoát nước ngầm

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Đường ống thoát nước thải chứa bọt xà phòng từ bồn tắm, máy giặt, chậu rửa bếp, máy rửa bát khi đấu nối
vào hệ thống thoát nước phải đảm bảo mối nối đó cách những điểm mà tại đó ống thoát đứng chuyển sang
ống thoát ngang tối thiểu là 2400mm.
Ngoại trừ:
(1) Các ngôi nhà ở gia đình riêng lẻ.
(2) Các ống thoát nước nhận nước thải từ các thiết bị vệ sinh của ngồi nhà thấp hơn 3 tầng.

Kiểm tra và Thử áp lực đường ống và cống thoát nước


Hệ thống đường ống thoát nước và thông hơi phải được thử bằng thuỷ lực hoặc khí nén. Cơ quan có thẩm
quyền có thể yêu cầu mở bất kỳ các cửa thông tắc nào để xác minh khí nén thử đã đến được mọi điểm
trong toàn hệ thống, và tiến hành thử lần cuối sau khi các thiết bị vệ sinh đã được lắp đặt và đổ đầy nước
trong xiphông.
Thử thuỷ lực - Từng phần hay toàn bô hệ thống thoát nước và thông hơi được thử thuỷ lực như sau: Tất
cả các cửa thông tắc, cửa xả của hệ thống (trừ cửa mở cao nhất) được đóng kín, đổ đầy nước vào hệ thống
cho đến điểm tràn. Nếu thử theo từng đoạn, áp lực nước tại các đoạn thử phải đạt 3000mm trong thời gian
ít nhất là 15 phút. Sau thời gian thử mà tất cả các điểm nối không bị rò rỉ nước là đạt yêu cầu. Xem minh
hoạ tại Hình 7- 32, Hình 7-33. Xem Hình 7-34: Thử Thủy lực đối với đường ống thoát nước nhà nhiều
tầng.

Hình 7-32
Thử thuỷ lực hệ thống thoát nước và thông hơi

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

+Các đoạn đường ống đã dược kiểm tra phải được đánh
dấu vào mặt bằng cấp thoát nước
+Biên bản kiểm tra phải được Tư vấn giám sát ký xác
nhân (Theo mẫu của NĐ 18).
+Phải tiến hành kiểm tra đến vị trí cao nhất của mỗi
trục đường ống
+Độ cao Cột nưóc thử tối thiểu là 3 mét

Hình 7-33
Yêu cầu kỹ thuật kiểm tra từng đoạn ống thoát nước và thông hơi

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT Nước THẢI

Đỉnh ống thông hơi

Kiểm tra bước thứ hai: từ đoạn cần kiểm


tra tiếp theo đẻh dinh ống thông hơi

Kiểm tra bước thứ nhất: từ đoạn ống thấp nhất


cần kiểm tra đến độ cao 3.0 mét

Nút kín tất cả các đầu miệng ống;


trong suốt quá trình kiểm tra

Hình 7-34

Thử áp lực đường ống thoát nước của nhà nhiều tầng

187 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-35

Thử khí đối với đường ống thoát nước

Thử khí - Thử khí nén hệ thống thoát nước bằng cách bơm khí nén vào một cửa thông tắc thích hợp
nào đó và đóng tất cả các cửa thông tắc và cửa xả khác cho đến áp suất tiêu chuẩn đồng nhất
0,35kg/cm2 (34,5kPa) hoặc đủ để cân bằng với cột thủy ngân cao 250mm. Nếu áp suất giữ ổn định
mà không phải bổ sung thêm khí nén trong thời gian ít nhất là 15 phút, thì đạt yêu cầu. Có thể dùng
nước xà phòng hoặc dung dịch tương tự bôi quyết lên bề mặt đường ống, phụ kiện để phát hiện vị trí
bị dò rỉ trong quá trình thử khí (nếu cần thiết). Xem minh hoạ tại Hình 7-35: Thử khí áp lực đối với
đường ống thoát nước.

BẢNG 7-7. Đương lượng thoát nước lớn nhất/nhỏ nhất cho phép thoát vào đường cống thoát
nước của toàn công trình
Đường kính ống, Độ dốc, (mm); (%)
-*

(mm) 5 (0,5%) 10 (1%) 20 (2%)

*
Nhỏ hơn hoặc bằng 150 (Xem bảng 7-5/ Không có đương lượng nhỏ nhất)
- Nhỏ hơn hoặc bằng 200 1950/1500 2800/625 3900/275
Nhỏ hơn hoặc bằng 250 3400/1600 4900/675 6900/300
Nhỏ hơn hoặc bằng 300 5600/1700 8000/725 11200/325

Xem phụ lục K - Hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

PHẦN II - CỐNG THOÁT NƯỚC NGOÀI CÔNG TRÌNH

Cống thoát nước ngoài công trình được hiểu là Hệ thống đường cống thoát nước từ phía ngoài
móng công trình đến điểm đấu nối với cống thoát nước Khu vực hoặc cống thoát nước công cộng
Các cống thoát công cộng được coi là không có sẵn nếu cống thải công cộng cách công trình quá
60m.
Kích thước tối thiểu của bất cứ cống thoát nước ngoài công trình được xác định trên cơ sở giá trị
tổng đương lượng thiết bị thoát vào cống đó và phù hợp với bảng 7-7. Cống thoát nước ngoài công trình
không được nhỏ hơn cống thoát công trình. Cống thoát nước ngoài công trình phải được đặt trên một
nền cát đệm theo suốt chiều dài của nó.
Thử (kiểm tra) cống thoát nước ngoài công trình - Các tuyến cống bên trong công trình được thử bằng cách
nút kín điểm cuối nơi nối với đường cống thoát nước công cộng hoặc hệ thống xử lý nước thải cục bộ và
đổ đầy nước từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất hoặc nén khí với áp lực thấp tương đương, hay bằng
các cách thử khác do cơ quan có thẩm quyền đề ra. Xem minh hoạ tại Hình 7-38: mô tả bước thử (kiểm
tra) cống thoát nước ngoài công trình.

Cống thoát nước ngoài công trình có thể thử bằng cách nút kín đầu miệng
cống thoát nước ở bên ngaòi ranh giới công trình, rồi đổ đầy nước vào ống
đến A- điểm đấu nối với cống thoát nước công trình, hoặc đấu nối luôn vào
cống thoát nước công trình rồi đổ đầy nước vào cả hệ thống đường ống đến 600mm
mức mép tràn của thiết bị ở vị trí B để thử 600mm

Hình 7-38

Thử áp lực bằng khí và nước cho hệ thống thoát nước.

Đặt đường ống thoát nước chung với ống cấp nước - Các cống và đường ống thoát nước không được
đặt trong cùng một đường hào với các đường ống cấp nước, trừ trường hợp đáp ứng được cả hai yêu cầu
sau đây:
• Đáy của đường ống cấp nước ở tất cả mọi điểm đều cao hơn đỉnh đường cống hoặc ống thoát nước tối thiểu là
300mm.
• Đường ống cấp nước được cố định chắc chắn ở một phía của hào chung, và có khoảng cách ly với đường cống

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

hoặc ống thoát nước tối thiểu là 300mm theo chiều ngang.
Các đường ống cấp nước khi cắt ngang qua đường cống hoặc ống thoát nước bằng sành hoặc các loại vật
liệu không được chấp nhận để sử dụng ở bên trong công trình phải nằm phía trên các đường ống này tối
thiểu là 300mm.

Cửa thông tắc cống thoát nước ngoài công trình


Cửa thông tắc có thể bố trí bên trong hoặc bên ngoài công trình ở gần điểm nối giữa cống thoát nước
công trình với cống thoát nước ngoài công trình.
Cứ 30m dài trên đường cống thoát nước ngoài công trình, hoặc ở vị trí mà đường cống chuyển hướng
135° đều phải lắp đặt bổ sung một cửa thông tắc.
Tất cả các cửa thông tắc phải có miệng thông tắc bằng với mặt nền.
Các cửa thông tắc phải được bố trí sao cho thuận lợi để tẩy rửa phân hoặc chất thải theo đúng hướng
hoặc theo góc thuận với hướng dòng chảy. Cửa thông tắc thường được đặt thẳng bên trên đường ống.
Xem minh hoạ tại Hình 7-43: Cửa thông tắc đúng hướng.

Hình 7-43
Cửa thông tắc đúng hướng

Cửa thông tắc đặt dưới nền bêtông cốt thép hoặc bêtông asphal, phải được đặt bảo vệ trong một hố ga
có nắp, kích thước phù hợp. Xem minh hoạ tại Hình 7-44: Hố ga đặt cửa thông tắc dưới nền bê tông.

Hình 7-44

Hố ga đặt cửa thông tắc dưới nền bể tông

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Hình 7-47
Vị trí cống thoát nước và ống cấp nước đặt ngầm

Khi đấu nối cống thoát nước ngoài công trình vào cống thoát nước khu vực hoặc vào cống thoát nước
công cộng phải bảo đảm nối đúng vị trí, đúng yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ, bản vẽ đã được thoả thuận
giữa chủ công trình với cơ quan có thẩm quyền.

Các yêu cầu để bảo đảm cho hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoạt động ổn định
Hệ thống thoát nước khu vực hoặc công trình nếu đã phù hợp với các quy định, thì phải được nối với hệ
thống thoát nước thải công cộng có sẵn. Hệ thống xử lý nước thải phải thường xuyên được duy trì và
bảo dưỡng ở mức độ thích hợp để đảm bảo không gây độc hại và ô nhiễm đến môi trường.
Cấm không được thải vào mạng lưới đường ống, cống thoát nước và các công trình hiện trên đó các loại
tro, than cháy dở, các vật rắn, giẻ rách, chất dễ cháy, chất độc, chất lỏng gây nổ, các loại khí, dầu mỡ và
bất cứ thứ gì có khả năng gây hại cho hệ thống thoát nước.
Nước thải từ các máy chế biến thực phẩm, các bếp ăn dịch vụ không được xả trực tiếp vào hộ thống xử
lý nước thải cục bộ.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC THẢI

Đoạn Độ dốc Độ dốc Xem hình 7-9: số lượng xí cho phép thoát
ống 2% 1% chung trong một ống đứng hoặc ống ngang
A 100 100 D76 mm
B 76 100 Xác định với độ dốc 2% và 1% .
c 100 100 Xem kết quả ở bảng bên và so sánh để thấy sự
D 76 100 khác nhau về đường kính của cùng một đoạn
E 76 100 ống với hai độ dốc khác nhau
F 100 100
G 100 100
H 100 100
J 76 100
K 100 100
L 100 100
M 100 100
N 100 125
0 100 125
p 125 125
Q 125 125
R 125 125

* Đô dốc 1% không được phép đối


với ống 76. Xem điều 7.9.2.

Hình 7-49
Ví dụ minh họa tính toán đường ống thoát nước

Cống thoát nước và công trình xử lý nước thải không sử dụng


Các đường cống thoát nước công trình hoặc một phần của nó nếu không sử dụng thì phải đậy hoặc bịt kín bằng
các biện pháp được chấp nhận ngay từ bên trong khu vực công trình.
Các hầm phân, bể tự hoại và giếng thấm khi không tiếp tục sử dụng hoặc không còn sử dụng được nữa thì phải
hút hết nước, bùn cặn thải và lấp đầy bằng đất, cát, sỏi, bêtông hoặc các vật liệu cho phép khác.
Nắp hoặc vòm của hầm phân, bể tự hoại hoặc giếng thấm phải được dỡ bỏ trước khi lấp đất.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIỂP

Chương VIII
CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Những điều khoản quy định về chất thải gián tiếp trong chương này chủ yếu được áp dụng khi lắp đặt hệ
thống cấp thoát nước trong các khu vực chế biến, các máy móc, trang thiết bị dùng để gia công, chế biến thực
phẩm, đồ ăn uống, các thiết bị làm lạnh, điều hoà không khí... nhằm đảm bảo ngăn chặn kông để cho chất thải
(nước thải) có thể xâm thực ngược trở lại đường ống, thiết bị gây tác hại và ô nhiễm cho hệ thống.
Tất cả các ống dẫn phế thải gián tiếp không được thoát trực tiếp vào hệ thống thoát nước của toà nhà mà
bắt buộc phải trang bị Ngắt khí (Airbreak), hoặc Lưu không (Airgap).

Ngắt khí được quy định trong chưong này là khoảng cách tách rời nhau theo phương thẳng đứng đo từ
điểm thấp nhất của miệng xả ống phế thải gián tiếp hay đầu xả ra của thiết bị đêh mép mức tràn của hố tiếp nhận
(hố thu) và không được nhỏ hơn 25mm.
Xem minh hoạ tại các Hình 8-1a đến 8-1d.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Hình 8-1B
Lắp đặt ống thoát nước cho khay làm lạnh

Lắp đặt ống thoát nước cho chậu Lắp đặt ống thoát nước cho thiết bị
ngâm rửa rau nhà bếp thương mại làm ngưng và điều hòa không khí

Khọảng lưu không là khoảng cách tách rời nhau trong không khí theo phương thẳng đứng đo từ điểm thấp
nhất của miệng vòi hoặc đầu ống cấp hoặc thoát nước đến mép mức tràn của thiết bị dùng nước hoặc hố tiếp nhận
(hố thu) và không được nhỏ hơn 25mm.
Xem minh hoạ tại các Hình 8-2a đến 8-2d.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẮP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Hình 8-2A Hỉnh 8-2B


Khoảng lưu không đối với Khoảng hai không đối với
hệ thống cấp nước hệ thống cấp nước

Sử dụng phụ kiện lưu không Khoảng lưu thông đối với ống thoát
cho hệ thống thoát nước máy khử trùng xả vào phễu thu sàn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIỂP

Theo quy định tại các điều khoản trong chương này có thể tóm tắt những yêu cầu cơ bản, tối thiểu đối
với chất thải gián tiếp như sau:
• Đường Ống thải gián tiếp nếu có độ dài từ 1500 mm thì không cần có xiphông, hoặc ống thông hơi.
• Đường Ống thải gián tiếp nếu có độ dài trên 1500 mm đến 4500 mm thì cần có xiphông, nhưng không cần có
ống thông hơi.
• Đường ống thải gián tiếp nếu có độ dài từ 4500 mm trở lên thì phải có xiphông và thông hơi theo đúng quy
định về thoát nước và thông hơi.
Xem minh hoạ tại Hình 8-3.

Hố thu nước
thải gián tiếp

Xi phông

Hình 8-3

Xi phông và thông hơi cho ống thoát nước thải giản tiếp
với nhiều kích thước khác nhau

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Đường ống thải gián tiếp nêu có độ dài từ 4500 mm trở xuống thì đường kính chỉ cần bằng (không cần lớn
hơn) đường kính ống thoát của thiết bị.
Xem minh hoạ tại Hình 8-4.

• Đường kính tối thiểu của ống thải gián tiếp trong mọi trường hợp là 13 mm và tại các góc nơi đường Ống
chuyển hướng đều phải có cửa thông tắc để có thể làm vệ sinh, thổi rửa khi cần thiết.
• Cơ sở để xác định kích thước đường ống thải gián tiếp là yêu cầu và tính năng kỹ thuật cụ thể của từng chủng
loại trang thiết bị mà nó đấu nối với. Điều khoản trong QC cho phép sử dụng ống có đường kính 13 mm như
là đường kính cho phép tối thiểu của ống thoát thải gián tiếp, nhưng phải tuân thủ các quy định của QC đối
với đường ống thoát nước và thông hơi.
• Đoạn ống đứng thu nước thải từ máy giặt không được dài hơn 760 mm, nhưng cũng không được ngắn hơn
450 mm tính từ xiphông thoát nước cho máy giặt đó. Xiphông thoát nước cho máy giặt không được phép đặt
ở phía dưới mặt sàn, mà phải đặt cao hơn mặt sàn đặt máy giặt tối thiểu là 150 mm và tối đa là 450 mm.
Xem minh hoạ tại Hình 8-5. ',

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIỂP

Hình 8-5
Lắp đặt ống đứng thu nước thải máy giặt

• Ngoại trừ đường ống đẩy của máy bơm nước thải ra, tất cả mọi đường ống thoát nước có áp suất đều không
được phép đấu nối trực tiếp với hệ thống thoát nước trong nhà, mà phải đấu nối theo đúng mọi quy định đối
với chất thải gián tiếp. Đương Lượng để xác định kích thước đường ống được tính tương đương theo lưu
lượng nước thải như ở trong Bảng 7-4.

Bảng 7-4.
Lưu lượng thải tính theo lít/giây
(Chỉ cho dòng chảy không liên tục)
LƯU LƯỢNG THẢI(l/s) ĐƯƠNG LƯỢNG THOÁT NƯỚC

ĐẾN 0,5 1

0,5 - 0,95 2

1,00-1,89 4

1,95 - 3,15 6

• Ông thoát nước của máy rửa bát không được phép đấu nối trực tiếp với hệ thống thoát nước trong nhà, cũng
không được đấu nối trực tiếp với máy nghiền rác thức ăn (một loại thiết bị để nghiền nát đồ ăn thừa trong
nước rửa bát đĩa, được lắp đặt dưới châu rửa bát) nếu máy rửa bát không có phụ kiện lưu không đồng bộ
cho đường ống thoát.
Xem minh hoạ tại Hình 8-6.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

• Đường ống nước sạch sử dụng để làm mát cho các dụng cụ hoặc thiết bị có thể được xả vào hệ thống thoát nước
qua xiphông của các thiết bị dùng nước khác. Đầu thu nước làm mát của ống nối với xiphông trên có dạng
hình phễu và khoảng cách tối thiểu từ mép tràn của thiết bị tới miệng phễu là 150mm.
Xem minh hoạ tại Hình 8-7.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIỂP

Hình 8-7
Lắp đặt đường ống thoát nước
cho các thiết bị làm ngưng

Những quy định cụ thể về hệ thống chất thải gián tiếp trong các điểu khoản của chương VIII:

Đối với các thiết bị chuẩn bị thực phẩm và đồ uống


Trong công việc dự trữ, chuẩn bị, bán, phục vụ, chế biến thực phẩm và đồ uống đều cần có các thiết bị như tủ
lạnh, tủ đá, máy kem, nồi hấp ... Các chất thải từ đó yêu cầu phải xả gián tiếp qua ống dẫn vào hố thu rồi từ đó
thoát vào cống thoát nước, không bao giờ được đấu nối trực tiếp vào đường ống thoát nước thải, ống thông
hơi trong công trình.
• Trừ các ống từ máy làm lạnh và máy làm kem, kích thước tối thiểu của ống phế thải gián tiếp không bé
hơn 25mm và chiều dài không quá 4600mm. Đối với máy làm kem, đường kính ống chất thải gián tiếp
không nhỏ hơn 20mm.
• Hệ thống thoát nước làm lạnh, thoát nước sàn phải có đường thoát riêng thoát ở phía ngoài phễu thu sàn.
Mỗi ống thoát sàn riêng này đều có xiphông và ống thông hơi riêng. Các lỗ tẩy rửa phải được đặt ngang
90° và có thể tới được. Mỗi ống nước thải gián tiếp đổ vào hố thu phải có khoảng lưu không. Hệ thống tiếp
nhận phải có thiết bị ngắt khí và ống thông hơi. Mép của hố tiếp nhận (hố thu) tối thiểu phải thấp hơn Ống
thoát riêng thấp nhất là 150mm.

• Vòi Cấp nước chuẩn bị thức ăn, nồi đun nước, máy gọt khoai tây, máy làm kem và các thiết bị tương tự cần
nối gián tiếp với hệ thống thoát nước qua thiết bị ngắt khí hay khoảng lưu không. Cỡ đường ống từ thiết bị
đến hố thu phải lớn hơn 25mm.
Xiphông ở chậu rửa và quầy bán hàng - Nếu các xiphông chậu rửa của vòi soda, quầy bán hàng đặt ở vị trí
không thông hơi được thì nước rửa được cho xả vào hố thu qua khoảng lưu không hoặc thiết bị ngắt khí (xem

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

điều 8.1.2). Chiều dài từ đoạn ống ra của thiết bị đến hố thu không lớn hơn 1500mm.
Ống nối từ hệ thống phân phối nước - Ống chất thải gián tiếp của đường ống thoát nước, ống tràn hoặc ống
xả từ hệ thống phân phối nước đều phải có khoảng lưu không.
Khử trùng - Yêu cầu các ống nối phế thải, các đường ống, phụ tùng đường ống, hay các thiết bị như máy
chưng cất, thiết bị khử trùng và các thiết bị tương tự, được sử dụng bởi các vật liệu vô trùng phải được nối
gián tiếp qua khoảng lưu không. Ống chất thải gián tiếp nối đến hố thu phải là những ống riêng biệt và không
dài quá 4600mm. Như vậy, các hố thu phải được bố trí trong một phòng nào đó.
Ống ngưng tụ và ống thoát nước ra ngoài - Nếu các dụng cụ, phụ tùng cố định của hệ thống cấp thoát nước
bên trong có các ống ngưng tụ hoặc thoát nước ra ngoài thì các chất thải gián tiếp phải được xả vào hố thu
qua một khoảng lưu không hoặc thiết bị ngắt khí.
Thùng chứa nước uống áp lực, thiết bị xử lý nước, nồi hơi và ống cấp nước - Nước xả từ thùng chứa
nước uống áp lực, thiết bị xử lý nước, nồi hơi, van cấp nước và thiết bị tương tự, được xả gián tiếp vào hố thu
qua khoảng lưu không.

Ống chất thải gián tiếp


Ngoại trừ các điều nêu ra dưới đây, ống chất thải gián tiếp phải phù hợp với các điều khoản khác áp dụng cho
đường ống thoát nước và thông hơi, nêu trong quy chuẩn này. Ống thông hơi của ống thải gián tiếp không
được nối cùng với ống thông hơi của ống thoát nước, chúng được tách riêng kéo ra bên ngoài không khí. Các
ống thải gián tiếp có chiều dài lớn hơn 1500mm nhưng nhỏ hơn 4600mm phải được trang bị xiphông, nhưng
các xiphông này không cần thông hơi.
Với chiều dài nhỏ hơn 4600mm, đường kính của ống thải gián tiếp không được nhỏ hơn ống thoát nước bên
ngoài hoặc đoạn ống xả của thiết bị hoặc máy móc mà nó phục vụ và không bao giờ đường kính ống thải gián
tiếp nhỏ hơn 13mm. Tại góc ngoặt và nút chuyển hướng của đường ống chất thải gián tiếp cần phải có cửa
thông tắc để làm vệ sinh.

Hố thu chất thải gián tiếp


Tất cả các ống thoát nước hay hố thu (thiết bị tiếp nhận) nước thải từ ống chất thải gián tiếp phải được sử
dụng đúng mục đích và có hình dạng, dung tích đủ ngăn không cho nước tung toé, dâng ngập và đặt tại vị
trí dễ kiểm tra, tẩy rửa. Ống đứng thu nước từ máy giặt không được lớn hơn 760mm và không nhỏ hơn
460mm phía trên xiphông. Xi phông của Ống đứng thu nước từ máy giặt không được đặt dưới sàn, nó phải
nhô lên không nhỏ hơn 150mm và không cao hơn 460mm so với sàn. Hố thu chất thải gián tiếp không đặt
trong phòng vệ sinh, nhà xí, nhà bếp, nhà kho hoặc trong phần nào đó của ngôi nhà nói chung. Ngoại trừ khi
máy giặt đặt trong nhà vệ sinh hoặc nhà tắm thì ống xả các máy giặt có thể được xả chung với nước thải của
nhà tắm.
Tại nơi nối ống cấp nước cho máy giặt cần phải có biện pháp thoát nước và chất thải gián tiếp từ máy giặt thải ra.

Nối đường ống thoát nước có áp


Các điểm nối chất thải gián tiếp được thải theo các ống thoát nước, ống xả tràn của các chất thải gián tiếp thoát
theo đường ống có áp thì không được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước.
Trường hợp trên không áp dụng cho các bơm nước phân, các đoạn ống xả hoặc phụ tùng đường ống chất thải có
áp đã được chấp thuận.

Thiết bị khử trùng


Nước và chất thải của các phụ tùng, thiết bị và máy móc như máy chưng cất, thiết bị khử trùng và thiết bị tương
tự dùng cho khử trùng phải được thoát qua khoảng lưu không.

Phụ kiện

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Các loại dụng cụ, thiết bị hoặc máy móc không được thường xuyên xếp vào loại phụ kiện cố định của hệ thống
cấp thoát nước, trang bị máy bơm, ống tràn hoặc ống thoát ra ngoài, có thể thoát nước theo các ống thải gián
tiếp vào các hố thu nước hở.
Khi nước thải ngưng tụ từ hệ thống điều hoà xả theo ống nối trực tiếp vào ống thoát chậu rửa mặt, vào ống
tràn bồn tắm thì các ống nối phải được đặt tại vị trí dễ kiểm tra.
Khi các chất thải ngưng tụ không pha loãng từ các thiết bị làm ngưng dầu đốt xả vào hệ thống thoát nước thì
ống thoát phải làm bằng gang, thép mạ, nhựa hoặc các loại ống khác đã được chấp nhận.
Ngoại trừ:
(1) Nếu chất thải nói trên xả vào ống thoát hoặc xiphông để hở thì các thiết bị này phải làm bằng đồng thau.
(2) Một trong các loại vật liệu ghi trong điều 7.1. có thể được sử dụng, khi chất thải ngưng tụ từ các thiết bị làm
ngưng dầu đốt được pha loãng bằng chất khác trước hoặc sau khi xả vào hệ thống thoát nước.
Máy rửa bát gia đình không được nối trực tiếp với hệ thống thoát nước hoặc máy tách chất thải thực phẩm
trừ khi được nối với phụ kiện chống chảy ngược (phụ tùng ngăn hơi) của máy. Các phụ kiện chống chảy
ngược đó phải được đặt ngang mức tràn đã đánh dấu hoặc cao hơn nếu vòi rừa đạt cao hơn mức tràn.
Nước làm mát . . .
Khi được cơ quan quản lý cho phép, nước sạch sử dụng để làm mát cho các dụng cụ hoặc thiết bị có thể được xả
vào hệ thống thoát nước qua xiphông của các thiết bị dùng nước khác. Đầu thu nước làm mát của ống nối với
xiphông trên có dạng hình phễu và khoảng cách tối thiểu từ mép tràn của thiết bị tới miệng phễu là 150mm.

Máy nước uống trực tiếp (vòi nước uống công cộng)
Máy nước uống được lắp đặt cùng ống xả chất thải gián tiếp.

Bình ngưng và bể chứa của hệ thống thải hơi và nước nóng


Ống dẫn hơi không được nối trực tiếp với bất kỳ bộ phận nào của hệ thống cấp và thoát nước. Nước có nhiệt
độ trên 60°C không được xả bằng áp lực trực tiếp vào các bộ phận của hệ thống cấp và thoát nước, ống xả từ
nồi hơi dẫn nước vào bằng ống chất thải gián tiếp theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo nồi hơi. Các ống như
thế có thể nối gián tiếp theo đường xả vào bình ngưng hở hoặc kín, hoặc bể chứa bên trong loại được chấp
thuận để ngăn ngừa sự xâm nhập có áp lực vào hệ thống thoát nước của các loại hơi nước và nước nóng. Tất
cả các bình ngưng kín và thùng chứa đều có ống thông hơi, kéo dài vượt hẳn trên nắp. Đường ống xả của bình
ngưng và thùng chứa đều có xiphông bịt kín đặt cách đáy thùng 150mm. Đầu xiphông niêm phong phải được
để lộ cao lên 20mm. Đầu ra được lấy cách phía cạnh một khoảng để dọc đường nước luôn duy trì được một
lượng không nhỏ hơn 1/2 dung tích bình ngưng hoặc thùng chứa. Tất cả ống vào đều thuộc đường nước kể
trên. Các đĩa và tấm chắn được đặt ở trong thùng để bảo vệ vỏ. Kích thước đường xả hơi, đường nước ra và
ống thông hơi được nêu trong bảng 8-1. Các chất chứa trong bình ngưng sau khi tiếp nhận hơi hoặc nước
nóng có áp cần được đi qua thùng chứa hở trước khi vào hệ thống thoát nước.
Thùng chứa, bình ngưng hoặc các thùng chặn được làm bằng bê tông cốt thép có tường và đáy dày không
dưới 100mm và mặt trong được trát vữa xi măng dày ít nhất là 13mm. Bình ngưng bằng kim loại có độ dày
không bé hơn 3mm theo thép tiêu chuẩn và tất cả các bình ngưng như vậy cần phải được quét bìtum ở mặt
ngoài để chống xâm thực.
Thùng chứa và bình ngưng phải được trang bị các phụ kiện để thau rửa và dung tích chứa không nhỏ hơn 3
lần lượng nước chuyển từ nồi hơi và các ống nối nồi hơi, khi mà mức nước bình thường trong các nồi hơi
này không dưới 100mm.

Xem minh hoạ tại Hình 8-8.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Bình ngưng bằng kim loại II Ống thông hơi


II Đ.kính tối thiểu 50mm

Tất cả các đầu ống vào đều phải


nằm trên mực nước cao nhất.
Cấm đặt đầu ống vào thấp hơn
mực nước thấp nhất trong bình
Ống ra luôn phải ngập
dưới mực nước Lỗ có màng ngăn
ngắt dòng

Đường ống xả khí Phễu thu nước


thải gián tiếp

Nắp bình đóng mở


khi thau rửa bình

Van xả

Phải duy trì mực nước tối


Thể tích của bình ngưng tối thiểu thiểu là 1/2 dung tích của
phải lớn gấp đôi (02 lần) dung tích bình ngưng
nước lấy từ nồi hơi vào. Cách dáy bình
Tối đa là 150mm

Hình 8-8
Bình ngưng bằng kim loại

BẢNG 8-1. Ông nối van tháo xả bình ngưng và thùng chứa

Van xả nồi hơi, (mm) Đường nước ra, (mm) Ống thông hơi, (mm)
20 (*} 20 (*} 50
25 25 64
32 32 76
38 38 100
50 50 125
64 64 150
* Sử dụng với nồi hơi có diện tích bề mặt đốt nóng tối đa là 9,3m2

Thiết bị lọc - Các chất thải phụ xả vào các thiết bị tiếp nhận bên trong khi có chứa các hạt nhỏ sẽ gây
tắc cống, vì vậy phải lọc qua thiết bị có lưới lọc.

Chất thải chứa hoá chất


Chất thải lỏng hoá chất hoặc công nghiệp sẽ gây nguy hại hoặc làm tăng chi phí bảo dưỡng hệ thống
thoát nước vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý nước thải hoặc làm ô nhiễm nguồn nước mặt và
nước ngầm cần phải được xử lý sơ bộ để khử độc trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Các phương án
và công nghệ xử lý sơ bộ này phải được cơ quan có thẩm quyền sở tại chấp nhận.
Các đường ống dẫn nước thải công nghiệp và hoá chất từ các nguồn thải nước đến đường Ống nối với
công trình xử lý sơ bộ phải được làm bằng vật liệu và được thiết kế phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn
nước thải. Đường ống dẫn nước thải từ các công trình xử lý sơ bộ hoặc từ hố thu bên trong phải tuân
theo quy chuẩn về lắp đặt đường ống thoát nước.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẮP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẨT THẢI GIÁN TIẾP

Các ống đồng không được sử dụng cho nước thải hoá chất hoặc nước thải công nghiệp đã được đề cập
trong mục này.
Các đường ống tiếp nhận hoặc dự định tiếp nhận nước thải chứa axit hoặc hoá chất ăn mòn và các ống
thông hơi nối với chúng phải được làm bằng thuỷ tinh chịu hoá chất, ống thép silic cao, ống chì bề dày
thành ống không bé hơn 3,2mm, các loại gốm men bóng, sành hoặc các loại vật liệu chịu ăn mòn khác cũng
được chấp nhận.
Tất cả các vật liệu nối ống phải được chấp thuận về chủng loại và chất lượng.
Tất cả các đường ống phải được chuẩn bị thuận lợi cho lắp đặt và có khoảng cách tối đa tới các đường ống
phục vụ khác.
Chủ đầu tư (chủ nhân) cần phải có sổ nhật ký ghi chép về vị trí đường ống thoát nước và thông hơi dẫn
chất thải hoá học.
Ống thông hơi hoá chất không được cắt ngang ống thông hơi của công trình khác.
Không được thải hoá chất vào đất, vào đường cống thoát nước công cộng.
Các điều khoản trong mục này chỉ liên quan đến vật liệu và phương pháp xây dựng, không áp dụng cho
việc lắp đặt nhỏ như phòng tối chụp hình hoặc X quang, hoặc các phòng thí nghiệm nghiên cứu và kiểm
soát nhỏ, nơi mà một lượng nhỏ hoá chất đã được pha loãng trước khi xả ra ngoài.

Nước thải quy ước sạch


Nước qua máy nâng thuỷ lực, bình ngưng, thiết bị làm mát, hệ thống vòi phun, ống tràn hoặc các thiết bị
tương tự được gọi là nước thải sạch và được phép xả vào hệ thống thoát nước bên trong công trình qua ống
chất thải gián tiếp.

Các bể bơi
Đường ống thoát nước từ bể bơi, bể tắm, kể cả thoát nước rửa lọc, phải được lắp đặt như ống chất thải gián
tiếp. Các máy bơm sử dụng để bơm nước thải từ bể bơi vào hệ thống thoát nước cũng phải được lắp đặt qua
đường ống chất thải gián tiếp.

Chất thải máy lạnh


Đường ống chất thải gián tiếp dùng cho hệ thống chất thải máy lạnh phải có kích thước theo các giá trị sau
đây:
Không nhỏ hơn 32mm. 1 ống phục vụ cho máy lạnh dung tích tối đa 2,8m3.
Không nhỏ hơn 50mm. 4 đến 12 ống 32mm của các máy lạnh dung tích tương đương.
Không nhỏ hơn 76mm. 13 đến 36 ống 32mm của các máy lạnh dung tích tương đương.

Thiết bị điều hoà không khí


Nếu được xả vào hệ thống thoát nước, thì bất kỳ thiết bị làm mát dạng bay hơi, thiết bị lọc khí hoặc thiết bị
điều hoà không khí tương tự nào cũng phải xả nước thải qua ống chất thải gián tiếp.
Kích thước - Các đường ống chất thải ngưng tụ của thiết bị điều hoà phải độc lập với hệ thống thoát
nước mưa và nước thải, và không được bé hơn các giá trị nêu trong bảng 8-2.
BẢNG 8 -2
Công suất máy lạnh Dung tích thiết bị máy lạnh Đường kính ống nước ngưng bé
(kW) (Tấn) nhất (mm)
3 kW 10,56 20
20 kW 70,33 25
90 kW 316,48 32
125 kW 439,6 38
250 kW 879,2 50

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG VIII : CHẤT THẢI GIÁN TIẾP

Kích thước của đường ống chất thải ngưng có thể cho một hoặc tập hợp nhiều đường ống được xác định
theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Lưu lượng của đường ống thoát nước có độ dốc 10mm/m khi chảy đầy
3/4 ống được tính đến với các điều kiện sau đây:
Không khí bên ngoài -20% Không khí trong phòng -80%
DB WB DB WB
32°C 23°C 24°C 17°C
(90°F) (73°F) (75°F) (62,5°F)

Kích thước và độ dốc ở các điều kiện khác thì ống được lắp đặt phù hợp với hiện trường. Các đường
ống chất thải trong máy điều hoà phải làm bằng vật liệu đặc biệt nêu trong chương 7.
Điểm xả ống chất thải nước ngưng điều hoà không khí được nối gián tiếp vào hệ thống thoát nước qua
khoảng lưu không hoặc thiết bị ngắt khí với:
• Hố thu có xiphông thích hợp, hoặc
• Các điểm xả khác được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, kể cả giếng khô, hố lọc, các phụ tùng
cấp thoát nước cố định vv...

Chương IX

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẮP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

THÔNG HƠI

Trong QC nói chung và trong Chương IX (Thông hơi) nói riêng, nói đến thông hơi nghĩa là thông hơi của
hệ thống đường ống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
Thông hơi cho hệ thống đường ống được cấu thành bởi một hoặc nhiều ống thông hơi đấu nối với hệ
thống đường ống và kéo dài ra bên ngoài công trình. Hệ thống thông hơi cần phải được thiết kế, lắp đặt để duy trì
áp suất trọng trường ở trong đường ống, đảm bảo cho dòng chảy trong đường ống làm việc theo nguyên lý “rơi
tự do” trong áp suất khí quyển, không làm mất nút nước trong các xiphông (nước trám - mức nước lưu lại trong
xi phông), chống mùi hơi nước thải vào trong nhà và công trình.
Nút nước trong xiphông phải có độ sâu tối thiểu theo quy định là 50 mm đo từ mép trên của đáy đến
mép tràn của xiphông.
Xem minh hoạ tại Hình 9-1.

Hình 9-1
Độ sâu tối đa của Nút nước trong xi phông

Nút nước trong xiphông có thể bị mất do nhiều nguyên nhân. Sử dụng xiphông không đúng chủng loại
và không có biện pháp thông hơi thích hợp thường làm mất nút nước của xiphông. Nếu hệ thống đường ống
thoát không được thông hơi một cách hợp lý thì dòng chảy nước thải có thể làm áp suất trong đường ống đột
ngột tăng cao (hoặc giảm thấp) so với áp suất làm việc bình thường (áp suất trọng trường) gây nên hiện tượng
nút nước xiphông bị trào lên (hoặc bị hút mất) từ xiphông.

Xem minh hoạ tại các Hình 9-2.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-2
Đặc điểm tự rút nước của xiphông chữ "S"

KHÔNG ĐÚNG

Đường ống
nước thải

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Yêu cầu thông hơi bắt buộc


Mỗi xiphông của thiết bị vệ sinh được lắp đặt đều có tác dụng để không cho hút nước qua ống xiphông
và chống lại áp lực ngược. Việc lưu thông không khí trong tất cả các bộ phận của hệ thống thoát nước
thải sẽ được đảm bảo bằng các ống thông hơi lắp đặt phù hợp với các quy định trong quy chuẩn này,
ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
Xem minh hoạ tại Hình 9-3.

Những trường hợp không bắt buộc thông hơi


• Nếu điều kiện không cho phép lắp đặt hệ thống thông hơi và thoát nước riêng biệt, thì được phép
lắp đặt hệ thống thông hơi và thoát nước kết hợp - Điều 9.10.
Xem minh hoạ tại các Hình 9-4.

• Khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, có thể bỏ qua hệ thống ống thông hơi ở thiết bị chắn
khi thiết bị chắn này có tác dụng như một bể lắng đợt một và xả qua ống thải gián tiếp vào thiết bị
chắn thứ hai. Thiết bị chắn thứ hai phải lắp xiphông và được thông hơi đầy đủ.
Xem minh hoạ tại Hình 9-5.

• Nếu việc bố trí và xây dựng không cho phép thì không cần thông hơi cho các xiphông của các
chậu rửa ở các quầy bar, các vòi sôđa và quầy hàng.
Xem minh hoạ tại các Hình 9-6.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN.CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Chú ý
Ống thông hơi cho bể thu nước thải không không được tính là tiết diện tổng của hệ
thống

Đoạn ống thông hơi vượt mái phải có tiết diện bằng cống thoát nước ngoài công trình
nhỏ nhất

Mỗi xiphông của thiết bị vệ sinh đều phải được thông hơi đầy đủ

Hình 9-3
Hệ thống thoát nước và thông hơi
với một số thiết bị vệ sinh đặt thấp hơn cống thoát nước công cộng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-4
Hệ thống kết hợp thông hơi và thoát nước

Thông hơi

Hình 9-5
Thông hơi bể lắng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


dưỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-6
Hệ thống thông hơi cho có chậu rửa ở quầy bar

Vật liệu dùng làm thông hơi


Ống thông hơi có thể được làm bằng gang, thép mạ kẽm, sắt rèn mạ kẽm, chì, đồng, đồng thau, các loại
ống ABS, ống PVC chuyên dùng (cho thoát nước và thông hơi) hoặc các vật liệu đã được chấp thuận
khác có đường kính trong của ống đều và nhẵn, ngoại trừ:
• Ống sắt rèn mạ kẽm hoặc ống thép mạ kẽm không được chôn ngầm dưới đất mà phải đặt cách mặt
đất ít nhất 150mm.

Sử dụng ống bằng đồng


• Ống đồng dùng cho hệ thống thoát nước thải và thông hơi phải có trọng lượng riêng không được
nhỏ hơn so với ống bằng đồng DWV (chuyên dùng cho thoát nước và thông hơi).
• Ống đồng không được sử dụng để dẫn chất thải công nghiệp hoặc hoá chất (quy định tại điều 8.11.}
• Ngoài ra, để đánh dấu khi cần thiết, ống đồng cứng sẽ được đánh dấu bằng cách viền sọc mầu
không phai có chiều rộng ít nhất 6,4mm như sau; dạng K, màu xanh lá cây; dạng L, màu xanh da
trời; dạng M, màu đỏ; dạng chuyên dùng, màu vàng.
Các phụ tùng ống thông hơi có thể được làm bằng gang, sắt mỏng mạ kẽm hoặc thép mạ kẽm, chì,
đồng, đồng thau, ABS, PVC, hoặc các vật liệu khác được chấp thuận trừ trường hợp các phụ tùng bằng
sắt mỏng mạ kẽm hoặc thép mạ kẽm không được đặt ngầm mà phải đặt trên mặt đất ít nhất 150mm.
Việc thay đổi hướng đi của ống thông hơi cần được thực hiện bằng cách sử dụng thích hợp các phụ
kiện nối ống đúng chủng loại thích hợp, mối nối phải bảo đảm độ kín.

Xác định kích cỡ ống thông hơi


• Kích cỡ ống thông hơi sẽ được xác định từ chiều dài ống và tổng đương lượng thiết bị nối với ống
và được tra cứu trong bảng 7-5.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

• Đường kính của một ống thông hơi riêng lẻ không được nhỏ hơn 32mm hoặc không nhỏ hơn (1/2)
đường kính của đường ống dẫn mà ống thông hơi nối tới. Tổng tiết diện của các ống thông hơi
không được nhỏ hơn tiết diện của cống thoát nước ngoài nhà lớn nhất (bảng 7-5.)
Ngoại trừ: Khi được nối với hệ thống cống chung của công trình, ống thoát nước thải của hai công trình
trở lên được đặt tại cùng một vị trí và thuộc một chủ sở hữu có thể lắp ống thông hơi bằng cách lắp các
ống theo kích cỡ phù hợp với bảng 7-5, với điều kiện là Tổng tiết diện của các ống thông hơi không được
nhỏ hơn tiết diện của cống thoát nước ngoài nhà lớn nhất.
• Chiều dài của ống thông hơi kích cỡ nhỏ nhất lắp đặt theo phương nằm ngang không được lớn hơn
1/3 tổng số chiều dài được phép, theo bảng 7-5.
Ngoại trừ: Khi một ống thông hơi có kích cỡ tối thiểu được tăng một cỡ ống cho toàn bộ chiều dài của
nó, thì việc giới hạn chiều dài tối đa của đường ống sẽ không áp dụng.

Xem minh hoạ cách xác định kích thước thông hơi theo bảng 7-5 tại Hình 9-7.

Hình 9-7
Xác định đương lượng (đl) thiết bị vệ sinh
và kích cỡ (D) đường ống tương đương

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN CHƯONG IX : THÔNG HƠI

BẢNG 7-5.

ĐƯƠNG LƯỢNG VÀ CHIÊU DÀI TỐI ĐA


CỦA ỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI
Đường kính ống, (mm) 32 38 50 64 76 100 125 155 200 250 300

Đương lượng tối đa -


1 2(2) 16(3) 32(3) 48(4) 256 600 1380 3600 5600 8400
Ống thoát Đứng(1)

- Ống thoát Ngang(1) 1 1 8(3) 14(3) 35(4) 216(5) 428(5) 720(5) 2640(5) 4680(5) 8200(5)

- Ống Thông hơi


1 8 24 48 84 256 600 1380 3600
(Xem Lưu ý)

Chiều dài tối đa (m) -


14 20 26 45 65 91 119 155 228
Ống thoát Đứng

- Ông thoát Ngang Không giới hạn

- Ông Thông hơi (Xem


14 18 37 55 65 91 119 155 228
Lưu ys)

Ghi chú bảng 7-5:


(1). Không bao gồm tay xiphông, kích thước tay xiphông được xác định theo bảng 7-3.
(2).Ngoại trừ các chậu rửa, các âu tiểu và các máy rửa bát đĩa. Ống thoát nối trực tiếp với những chủng
loại thiết bị này phải có đường kính tối thiểu là D50. Còn đối với hầu hết các thiết bị thông thường khác
với xiphông D38 và đương lượng bằng 2 (như trong bảng 7-3 ) thì đương kính ống thoát đứng trực
tiếp bao giờ cũng là D38 (1-1/2").
(3). Ngoại trừ cả dãy 6 xiphông hoặc xí. Đối với cả dãy 6 xiphông hoặc xí thì ống thoát trực tiếp phải có

đường kính tối thiểu là D76 (3")


(4).
Chỉ áp dụng cho 4 xí bệt hoặc 6 xiphông được thoát vào ống thoát đứng D76, và không quá 3 xí bệt
hoặc 6 xiphông vào ống thoát ngang D76.
(5).
Tính với độ dốc 20mm/m. Nếu độ dốc là 10mm/m, thì phải nhân số đương lượng (giá trị tương
đương trong bảng 7-3) với hệ số 0,8.

Xem minh hoạ bố trí thông hơi đúng và không đúng tại Hình 9-8.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT Nước


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-8
Một số ví dụ về ống thông hơi đúng và sai

214 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Độ dốc và đoạn nối ống thông hơi


• Toàn bộ ống thông hơi và ống nhánh cần được neo giữ chắc chắn, không bị võng. Ống thông hơi
được đặt ở độ cao hoặc bằng mức sàn và lắp đặt sao cho nước có thể tự chảy về các ống thoát nước.
• Khi các Ống thông hơi nối với ống thoát nước nằm ngang, thì điểm nối ống thông hơi với nhánh rẽ
của phụ kiện nối ống phải cao hơn đường trục ống thoát mà nó nối vào.
• Trừ khi bị cấm do các điều kiện về kết cấu, mỗi ống thông hơi được đặt theo phương thẳng đứng
tới một điểm cao hơn mép mức tràn của các thiết bị dùng nước tối thiểu là 150mm. Trước vị trí
dịch chuyển theo phương ngang hoặc tại nơi các ống thông hơi nối với nhau thì vị trí đó phải cao
hơn mức tràn của thiết bị dùng nước ít nhất là 150mm. Các ống thông hơi có độ cao dưới 150mm
so với mép mức tràn của các thiết bị dùng nước phải được lắp đặt bằng các phụ kiện, vật liệu và độ
dốc theo quy định trong điều 9.3 và 9.5 của chương này.
Xem minh hoạ tại Hình 9-9.

Thông ông hơi yêu cầu phải kéo dài lên trên mực nước của thiết bị ít nhất là 150mm

• Trong trường hợp có hai ống thông hơi (hoặc nhiều hơn) nằm dưới mức tràn của các thiết bị (ở
cùng cốt) thì có thể dùng chung một ống đứng bằng cách kéo dài ống thông hơi của một thiết bị
lên cao hơn mép tràn của thiết bị thứ hai trước khi nối chung vào ống thông hơi cho thiết bị thứ
hai.
Xem minh hoạ tại Hình 9-10.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

• Vị trí đấu nối ống thông hơi nằm ngang của mỗi thiết bị với ống đứng không được đặt thấp hơn mép
tràn của xiphông, trừ đường ống thoát của bệ xí và các thiết bị tương tự.
Xem minh hoạ tại Hình 9-11.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CÁP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-11

Các ví dụ Lắp đặt thông hơi sai vì cửa thông hơi tấp hơn mức tràn của xi phông

Xem minh hoạ cách đấu nối thông hơi đúng yêu cầu tại Hình 9-12.

Xem minh hoạ các giải pháp thông hơi cho bệ xí tại Hình 9-13; 9-14 và Hình 9-15.

HƯỚNG DẪN ẢP DỤNG QC CẤP THOÁT Nước 217


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-12
Thông hơi đúng vì cửa thông hơi không thấp hơn mức tràn xi phông

Lắp đặt bệ xí, ống thông hơi thẳng trên ống thoát

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CÁP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN.CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

(h)

Hình 9-14
Lắp đặt bệ xí, ống thông hơi đứng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Phần kết thúc của ống thông hơi


• Ống thông hơi phải được kéo dài (không giảm về kích thước) vượt lên trên mái hoặc được nối với
ống thông hơi của một đường ống thoát nước có kích thước thích hợp.
• Chóp của ống đứng thông hơi phải cao hơn bề mặt của mái nhà tối thiểu là 150mm và cách bề mặt
của tường tối thiểu là 300mm.
Xem minh hoạ vị trí chóp thông hơi đúng yêu cầu tại Hình 9-16.

• Chóp của ống thông hơi phải cách cửa sổ, cửa đi, cửa lấy gió tối thiểu là 3000mm hoặc cao hơn ít
nhất 900mm. Cách đường đi nội bộ, hành lang, ranh giới công trình tối thiểu là 900mm.
• Các ống thông hơi có thể đi riêng hoặc kết hợp. Ống kết hợp phải có kích thước phù hợp với tổng các
Ống đơn lẻ. Chóp ống thông hơi phải cao hơn bể mặt của mái nhà và các tường chống cháy tối thiểu
150mm.
• Chóp của ống thông hơi cho các thiết bị đặt ngoài trời phải cao hơn bề mặt nền quanh đó ít nhất
3000 mm, và phải được chống đỡ một cách an toàn.
• Các vị trí ống thông hơi xuyên qua kết cấu mái phải được chống thấm bằng các biện pháp thích hợp.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC I


HƯỞNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Ống đứng thông hơi và thông hơi bổ sung


• Mỗi ống đứng thoát nước chạy dài từ mười tầng nhà trở lên - tính từ ống thoát nước công trình hoặc
các đường ống thoát nước nằm ngang khác mà nó nối vào - cần có một ống đứng thông hơi bổ sung
chạy song song từ trên xuống và đấu nối với ống đứng thoát nước ngay dưới vị trí đấu nối của ống
thoát nước của thiết bị thấp nhất, đồng thời cứ cách 5 tầng một thì phải được nối với ống đứng thoát
nước một lần (tính từ điểm cao nhất của đường ống xuống phía dưới) với mục đích thông hơi bổ sung.
Kích thước của ống thông hơi này không được nhỏ hơn đường kính của bất kỳ ống đứng thoát nước
hoặc ống đứng thông hơi nào khác.
Xem minh hoạ đấu nối thông hơi bổ sung tại Hình 9-17.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-17
Đường ống đứng thông hơi và ống thông hơi bổ sung

• Điểm đấu nối giữa ống thông hơi bổ sung và ống thông hơi đứng phải cao hơn mặt sàn sàn tối
thiểu là 1000mm.
• Đấu nối giữa ống thông hơi bổ sung với ống thoát nước đứng phải dùng phụ kiện nối ống hình chữ
Y và phải được lắp đặt đúng như sau: đấu nối vào ống thông hơi bổ sung ở vị trí cao hơn mặt sàn
ít nhất là 1000 mm, quay nhánh Y xuống dưới để đấu nối với ống đứng thoát nước (bằng phụ kiện
Y có nhánh Y quay lên trên) ở ngay dưới mối nối ống ngang thoát nước thiết bị ở cùng tầng.
Xem minh hoạ cách đấu nối nói trên tại Hình 9-18.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỐNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Ống đứng thông hơi ướt


• Ống thông hơi ướt là ống đứng vừa có tác dụng thoát nước vừa có tác dụng thông hơi cho thiết bị.
Các đoạn ống thông hơi ướt này chỉ phục vụ cho không quá bốn thiết bị đặt ở cùng một tầng và kéo
dài tối đa là 1800mm.
Xem minh hoạ cách đấu nối ống đứng thông hơi ướt tại Hình 9-19.

• Đường ống thẳng đứng giữa hai nhánh xiphông liên tiếp được coi là một đoạn thông hơi ướt. Kích
cỡ tối thiểu của ống thông hơi ướt phải lớn hơn kích cỡ ống thải của một thiết bị hoặc tổng các
thiết bị mà chúng phục vụ. Trong mọi trường hợp ống thông hơi không được nhỏ hơn 50mm.
Xem minh hoạ tại Hình 9-20.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Theo quy định tại Điều 9.4.thì ở ví


dụ này đường kính tối thiểu của ống
thông hơi là D50

Hình 9-19
Ống đứng thông hơi ướt

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN.CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-20
Ống đứng thông hơi ướt
• Đường kính của ống thông hơi được xác định theo tổng đương lượng thiết bị được phục vụ nhưng không có trường
hợp nào được nhỏ hơn đường kính tối thiểu của ống thông hơi cho bất kỳ một thiết bị nào trong đó.(điều 9.4.)

Xem minh hoạ cách xác định kích cỡ và đấu nối thông hơi đúng yêu cầu tại Hình 9-21; 9-22; 9-23 và Hình 9-24

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THÔNG HƠI

Hình 9-21
Ống đứng thông hơi ướt
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC
HƯỚNG DẪN CHƯƠNG IX : THỐNG HƠI

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 9-23
Ví dụ điển hình về thông hơi ướt

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Sơ đồ không gian

Hình 9-24
Ví dụ điển hình thông hơi ướt

Thông hơi đặc biệt cho các cụm thiết bị biệt lập
• Xiphông cho các cụm chậu rửa và các thiết bị tương tự được gá trên sàn, được thông hơi bằng các ống
thông hơi cục bộ (kéo cao tối đa nhưng phải thấp hơn mép mức tràn của thiết bị). Ống thông hơi cục
bộ được nối tới ống đứng thoát nước qua ống thoát nước ngang bằng ống nối chữ Y. Ống thông hơi
cục bộ sẽ được nối với đường ống thông hơi nằm ngang bằng ống nối chữ Y, kéo dài tới vách gần
nhất. Sau đó qua mái nhà ra ngoài, hoặc có thể được nối tới các thông hơi khác tại điểm không dưới
150mm trên mép mức tràn của thiết bị được phục vụ. Độ dốc tối thiểu của ống thông hơi ngược tới
đường ống dẫn là 20mm/m. Kích cỡ ống cũng giống như các kích cỡ khác theo yêu cầu của quy
chuẩn này. Đường thoát nước của cụm chậu rửa và ống thông hơi cục bộ này không được dùng cho
các thiết bị khác, cửa thông tắc vệ sinh được lắp đặt trên ống đứng của ống thông hơi (dẫn ra ngoài
mái).
Xem minh hoạ cách đấu nối hệ thống thông hơi cho cụm thiết bị biệt lập tại Hình 9-25.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 9-25
Thông hơi cho các thiết bị ở những vị trí biệt lập

Kết hợp hệ thống thông hơi với thoát nước thải


• Khi điều kiện không cho phép lắp đặt hệ thống thông hơi và hệ thống thoát nước riêng biệt, thì
được phép lắp đặt kết hợp hệ thống thông hơi với thoát nước thải.
Xem minh hoạ tại Hình 9-4 ở trên.
• Các sơ đồ và thông số cho việc kết hợp hệ thống thông hơi với thoát nước thải, trước khi lắp đặt
bất kỳ phần nào của hệ thống kiểu này đều phải được phê duyệt thiết kế.
• Hệ thống kết hợp giữa thông hơi với thoát nước thải như được xác định tại chương 2, được dùng
cho một hoặc nhiều thông hơi thích hợp để đảm bảo cho không khí được lưu thông dễ dàng. Khi
ống nhánh dài hơn 4600mm thì phải được thông hơi riêng biệt. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu
của ống thông hơi lắp đặt trong hệ thống kết hợp thông hơi với thoát nước thải ít nhất phải bằng
một nửa diện tích mặt cắt ngang bên trong của đường ống dẫn mà nó phục vụ. Nối các thông hơi
từ thiết bị cố định phải ở vị trí cao nhất.
• Mỗi ống thải và xiphông tại bất kỳ hệ thống kết hợp nào đều cần phải có ít nhất 2 ống có kích
thước lớn hơn kích thước được quy định ở chương 7 của quy chuẩn này. Và sẽ có ít nhất hai ống
có kích thước lớn hơn bất kỳ các bộ phận thêm vào của thiết bị hoặc phần nối nào.
• Khi chưa được phép của cơ quan quản lý thì không được sử dụng ống đứng thoát nước làm ống
thông hơi, trừ trường hợp dùng các ống nối giữa đường ra của một thiết bị vệ sinh với xiphông
của nó. Các ống nối đó có chiều dài ngắn tới mức có thể nhưng tối đa là 600mm.
Ngoại trừ: Các đường ống nhánh có thể có góc 45° so với ống thẳng đứng.
• Không cần làm cửa thông tắc vệ sinh trên các ống nhánh thông hơi ướt có một xiphông đơn khi các
đoạn ống nối, ống nối xiphông của thiết bị vệ sinh có đường kính tối thiểu là 50mm, và có thêm đường
thoát nước dự phòng để thuận tiện cho việc thu dọn qua xiphông. Phải lắp đặt cửa thông tắc vệ sinh
trên mỗi ống thông hơi của hệ thống kết hợp thông hơi với thoát nước thải.
• Các bộ xí bệt, âu tiểu không được lắp đặt hệ thống kết hợp này. Một, hai hoặc ba thiết bị được đặt cách
xa hệ thống vệ sinh và gần hệ thống kết hợp giữa thông hơi với thoát nước thải có thể được nối tới hệ
thống đó theo cách thông dụng bằng các ống thông hơi và ống dẫn chất thải có các kích cỡ đồng đều,
với điều kiện là đường kính của hai ống sẽ tăng theo yêu cầu của điều 9.10.4 trên cơ sở tổng thiết bị cố
định nối với hệ thống.
Ghi chú: Xem phụ lục B - Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Chương X
XIPHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Khái niêm xiphông ở đây được hiểu là một thiết bị chế tạo sẵn được thiết kế, lắp đặt để luôn luôn tạo ra
nút nước trong quá trình nước thải thoát qua đó, và nút nước này sẽ đảm bảo ngãn không cho hơi khí từ trong
đường ống thổi ngước vào thiết bị. Trong hệ thống thoát nước, xiphông là cầu nối được lắp đặt giữa thiết bị với
đường ống thoát nước.
Xem minh hoạ dạng xiphông phổ biến nhất tại Hình 10-1; Hình 10-2.

Hình 10-1
Xi phông điển hình của thiết bị vệ sinh

Hình 10-2
Xi phông trong thiết bị

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Yêu cầu về xiphông


Mỗi thiết bị vệ sinh nói chung, trừ những thiết bị có xiphông gắn sẵn đều phải được lắp xiphông ngoài
bằng loại xiphông nút nước thích hợp. Mỗi thiết bị phải có một tay xiphông riêng nối với đường ống
thoát nươc. Không được sử dụng chung một tay xiphông cho hai hay nhiều thiết bị.
Xem minh hoạ các kiểu không được phép lắp đặt tại Hình 10-3.

Tuy nhiên, vẫn có thể cho phép lắp đặt một xiphông phục vụ tối đa cho ba chậu rửa hoặc bồn giặt có
cùng độ sâu, hoặc ba chậu rửa được đặt gần kề nhau và trong cùng một phòng. Khoảng cách tối đa từ
miệng xả nước đến xiphông là 760mm. Xiphông phải được đặt ở tâm của ba thiết bị.
Xem minh hoạ quy định trên tại Hình 10-4; Hình 10-5 và Hình 10-6.

Hình 10-4
Khoảng cách tối đa giữa các thiết bị vệ sinh
liền kề dùng chung xiphông

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-5
Khoảng cách tối đa giữa hai thiết bị vệ sinh
liền kề dùng chung xiphông

Khoảng cách tối đa giữa ba thiết bị vệ sinh


liền kề dùng chung xiphông

Nước thải từ các thiết bị chế biến thực phẩm, thương mại, công nghiệp, máy giặt gia đình, bồn giặt, máy nghiền
rác chậu rửa bếp... phải được nối với hệ thống thoát qua xiphông riêng biệt.
Xem minh hoạ tại Hình 10-7.

Lắp đặt chậu rửa bếp thương mại

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LANG

Trong trường hợp một xiphông chỉ dùng cho một bồn giặt, thì có thể nhận nước thải từ máy giặt ở cạnh
đó. Ống nước từ máy giặt không được nối vào xiphông của chậu bếp.

Khoảng cách thẳng đứng từ miệng thoát của thiết bị vệ sinh đến lỗ tràn của xiphông không được vượt
quá 600mm. Đoạn ống này càng ngắn càng tốt.
Xem minh hoạ tại Hình 10-8.

Riêng đối với đoạn ống đứng thu nước thải của máy giặt thì khoảng cách nói trên lại cho phép tối đa là
760 mm, nhưng không được ngắn hơn 450 mm.
Xem minh hoạ tại Hình 10-9.

Hình 10-8 Hình 10-9


Khoảng cách tối đa giữa miệng thoát của Ống đứng thoát nước máy giặt
thiết bị vệ sinh tới mép tràn Xiphông

Ống thông hơi cho xiphông


Mỗi xiphông của thiết bị vệ sinh, trừ khi có quy định đặc biệt khác, phải được bảo đảm chống lại sự dẫn
nước và áp lực ngược. Cần lắp đặt các ống thông hơi để đảm bảo việc lưu thông không khí trong toàn bộ
hệ thống thoát nước được dễ đàng.
Mỗi xiphông của thiết bị đều phải có ống thông hơi nối với tay xiphông. Khoảng cách từ điểm nối này
đến miệng thoát của xiphông lấy theo quy định tại bảng 10-1, nhưng không được nhỏ hơn hai lần
đường kính tay xiphông.
Xem minh hoạ sơ đồ thoát nước điển hình tại Hình 10-10.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-10
Hệ thống cơ bản thoát nước cho thiết bị vệ sinh

Tay xiphông
Tay xiphông có thể thay đổi hướng mà không cần phải thay đổi cửa thông tắc vệ sinh nếu việc đổi
hướng đó không quá 90°. Nếu tay xiphông thay đổi hướng theo phương nằm ngang thì phải tuân theo
điều 7.6.3.
Đối với tay xiphông có đường kính từ 76mm trở lên, nếu thay đổi hướng không quá 135° thì cũng
không cần cửa thông tắc vệ sinh.
Ống thông hơi mở từ ống thải, trừ các bệ xí và các thiết bị tương tự, không được nằm thấp hơn miệng
thoát của xiphông.
Xem minh hoạ tại Hình 10-11.

BẢNG 10-1. Khoảng cách nằm ngang của các tay xiphông
(Trừ các bệ xí và các thiết bị tương tự)*
Khoảng cách từ xiphông tới ống thông hơi,
Đường kính tay xiphông, (mm)
(mm)
32 760
40 1100
50 1500
76 1800
từ 100 trở lên 3000
• Khoảng cách trên đối với bệ xí hoặc thiết bị tương tự (đo từ miệng xả bệ xí đến chỗ nối thông hơi) không được quá
1800mm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Mặt bích
Bé xí

Chiều dài phát ưiển


tối đa là 1800mm

Hình 10-11
Chiều dài phát triển tay xiphông

Các loại xiphông


Các xiphông, trừ xiphông dùng cho một thiết bị chắn hoặc dụng cụ tương tự, đều là loại tự làm sạch.
Các xiphông dùng cho bồn tắm, vòi tắm, chậu rửa sứ, chậu rửa bát, bồn giặt, ống thoát dưới sàn, phễu
thu, âu tiểu, vòi nước uống, các dụng cụ thiết bị dùng cho nha khoa và các thiết bị tương tự, được làm
bằng nhựa ABS, đồng thau đúc, gang, chì, PVC hoặc các vật liệu được chấp thuận khác. Xiphông bằng
đồng thau ở vị trí dễ kiểm tra, có độ dày thành ống tối thiểu là l,0mm, có thể sử dụng cho các thiết bị
cố định để thải các chất thải sinh hoạt nhưng không dùng cho các âu tiểu.
Chỉ sử dụng nhiều nhất một phụ tùng khớp trượt ở phía đầu ra của xiphông. Loại xiphông ống không
được lắp đặt nếu không có phụ kiện đấu nối đồng bộ chuẩn của nó.
Kích thước (đường kính thông thường) của xiphông dùng cho một thiết bị đã được quy định sẽ phải
đủ để thoát nước cho các thiết bị một cách nhanh chóng. Nhưng trong mọi trường hợp không được
lớn hoặc nhỏ hơn quá một kích thước đường ống đã được nêu trong bảng 7-3. Xiphông phải có cùng
kích thước với tay xiphông nối tới.

Những loại xiphông không được phép sử dụng


Các loại xiphông sau đây không được sử dụng cho thiết bị vệ sinh:
• Xiphông có các bộ phân tạo nút nước nằm kín trong một khối đúc liền, không thể kiểm tra được.
• Xiphông có các bộ phận tạo nút nước có thể bị dịch chuyển làm thay đổi khoảng trám nút nước.
• Xiphông hình chữ S (được tạo bởi việc lắp ghép các nút nước với nhau).
• Xiphông không thuộc loại chuẩn, được chế tạo chuyên dùng cho các thiết bị vệ sinh, chỉ có thể được
sử dụng trong trường hợp đặc biệt với điều kiện phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Xem minh hoạ các loại xiphông và lắp đặt không được phép sử dụng vào hệ thống thoát nước trong nhà
và công trình tại các Hình 10-12; Hình 10-13; Hình 10-14; Hình 10-15; Hình 10-16; Hình 10-17; Hình 10-18 và
Hình 10-19.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-12

Các loại xiphông không được sử dụng


(chi tiết cấu tạo nằm trong liền khối-không tháo lắp được)

Hình 10-13 Hình 10-14 Hình 10-13


Xiphông nút nước cơ học Xiphông hình chữ S Xiphông hình chuôg
(không được dùng) (khôg được dùng) (không được dùng)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-16
Xiphông có sẵn ống thông hơi
(không được dùng)

Hình 10-17
Các Xiphông không dùng được khác

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHỎNG VÃ BỂ LANG

Hình 10-18
Lắp đặt không đúng quy định
(Hai tầng Xi phông liền nhau)

Khoảng trám nút nước


Mỗi xiphông của thiết bị vệ sinh phải có khoảng trám nút nước (cột nước đọng trong xiphông để ngăn
khí) từ 50mm đến 100mm. Trừ khi cơ quan quản lý thấy là cần thiết cho các điều kiện đặc biệt, hoặc thiết
kế đặc biệt cho các thiết bị cố định ở những điều kiện bất lợi thì nút nước có thể lớn hơn 100mm.
Xem minh hoạ tại Hình 10-20 và Hình 10-21.

Xiphông cho thoát nước sàn


Ống thoát nước sàn phải nối với một xiphông để thoát nước nhanh chóng và có kích thước đảm bảo hoạt
động hiệu quả. Miệng thu nước sàn cần được lắp đặt ở vị trí có thể quan sát dễ dàng. Trong trường hợp có
dòng chảy ngược của nước thải thì đường ống thoát cần được trang bị van một chiều loại được chấp
thuận.

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Bảo vệ khoảng trám nút nước


Xiphông ống thoát nước sàn hoặc các xiphông xả của đường ống cấp nước nối trực tiếp tới hệ thống thoát
nước có thể cần phải lắp đặt thêm một thiết bị tự động duy trì khoảng trám nút nước để đảm bảo vệ sinh,
an toàn cho đường ống cấp nước. Các thiết bị tự động và xiphông phải được lắp đặt ở vị trí dễ tới kiểm tra
và sửa chữa.
Xem minh hoạ tại Hình 10-22.

Hình 10-22
Xi phông xả của hệ thống cấp nước lạnh

Xiphông cho cống thoát nước công trình.


Các xiphông cho cống thoát nước công trình chỉ lắp đặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Mỗi
xiphông công trình khi lắp đặt cần phải có một cửa thông tắc vệ sinh và một đường thông hơi hỗ trợ,
hoặc cửa nạp không khí sạch ở phía cửa vào của xiphông với kích thước không được lớn hơn một nửa
đường kính của đường ống mà nó nối tới. Ống thông hơi hỗ trợ hoặc cửa nạp không khí sạch cần được
đặt cao hơn mặt nền và có lưới chắn ở bên ngoài công trình.

Bể lắng
Yêu cầu chung
Bể lắng cát, bể thu gom dầu mỡ, thu gom chất sơ sợi được sử dụng trong trạm xử lý nước nhằm loại
bỏ các chất như dầu, mỡ, chất sơ sợi, chất thải dễ cháy, cát, chất rắn, chất có chứa kiềm và axit, hoặc
các thành phần khác có hại cho vệ sinh môi trường và hệ thống thoát nước của công trình

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BE LẮNG

Xem minh họa thu gom chất sơ sợi tại Hình 10-23

Hình 10-23
Chắn tóc, sơ sợi

Xem minh hoạ thu gom chất thải rắn tại Hình 10-24; Hình 10-25; Hình 10-26 và Hình 10-27.

Lắp đặt ưên sàn (Thu hồi Lắp đặt ngay dưới thiết bị vệ sinh
lại kim loại quý) (Phòng khám chữa răng)

Hình 10-24
Thu gom cặn, chất thải rắn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-25
Bể lắng cặn

Hình 10-27
Kiểu lắp đặt bể lắng cặn thông dụng

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG-X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Yêu cầu về kỹ thuật


Kích thước, kiểu dáng và vị trí của mỗi bể lắng cát, bể thu gom dầu mỡ phải được tính toán phù hợp
với các tiêu chuẩn hiện hành được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Thiết kế
Bể lắng cát, bể thu gom dầu mỡ phải bố trí sao cho thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, và phải có
một khoảng trám nút nước không nhỏ hơn 150mm.
Thông hơi hỗ trợ
Bể lắng cát phải thiết kế sao cho không khí vẫn được lưu thông khi đóng kín các nắp. Mỗi bể lắng cát
phải được thông hơi thích hợp.
Vị trí lắp đặt.
Các nắp kiểm tra của bể lắng cát phải dễ tiếp cận để vận hành và bảo quản. Vị trí của các bể lắng cát
phải được thể hiện trên tổng mặt bằng được duyệt.
Bảo dưỡng bể lắng cát, bể thu gom dầu mỡ
Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của các thiết bị chắn cần phải thực hiện việc thu dọn định kỳ các
chất mỡ, váng, dầu tích luỹ hoặc các chất nổi khác, và các chất rắn lắng trong bể lắng cát, bể thu gom
dầu mỡ.
Xả nước thải
Nước thải sau khi qua bể lắng cát, bể thu dầu mỡ được xả vào đường thoát nước do cơ quan có thẩm
quyền chỉ định.

Lò mổ, các cơ sở chế biến thực phẩm


Các lò mổ hoặc cơ sở kinh doanh động vật, cá, gà và các cơ sở chế biến cá, gà, thịt và các nhà máy xà
phòng, lọc mỡ, lọc chất béo và xưởng thuộc da, hoặc bất kỳ cơ sở nào khác có khối lượng mỡ đáng kể,
nước thải trước tiên phải qua bể thu gom dầu mỡ để thu chất nổi sau đó mới thải vào hệ thống đường
ống. Thiết kế hệ thống này phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Yêu cầu đối với các điểm rửa xe


Các điểm rửa xe, các khu vực sử dụng để làm sạch máy móc, thiết bị cơ khí... cần phải có các giải pháp
chống ngập nước. Toàn bộ nước thải của các khu này phải được thu vào bể lắng thích hợp theo thiết kế
do cơ quan có thẩm quyền duyệt.
Hiệu giặt - Nếu máy giặt không có bộ phận lọc tự động thì nước thoát ra phải qua một lưới thép hoặc bộ
phận tương tự để ngăn các vật rắn có kích thước lớn hơn hoặc bằng 13mm như dây, mảnh vải, khuy
hoặc các vật liệu rắn khác. Lưới được thiết kế, lắp đặt thuận tiện cho công tác vệ sinh.
Cơ sở đóng chai - Nước thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở đóng chai lọ phải được thu về bể
lắng để đảm bảo tách hết các mảnh thuỷ tinh vỡ cũng như các chất rắn khác trước khi xả ra hệ thống
thoát nước chung.

Bể thu mở và dụng cụ tách mỡ


Để xử lý sơ bộ chất thải từ nhà hàng, quán cà phê, quầy ăn, quán ăn tự phục vụ, quầy rượu và câu lạc bộ,
khách sạn, bệnh viện, viện điều dưỡng, nhà máy hoặc các bếp ăn trong trường học và các cơ sở khác mà
hàm lượng mỡ thải ra hệ thống thoát nước có thể ảnh hưởng làm tắc đường ống hoặc cản trở việc xử lý
nước thải, cần phải lắp các bộ gom chất mỡ. Đối với các nhà ở cá nhân hoặc bất kỳ khu dân cư tư nhân
thì không cần lắp đặt bể gom chất mỡ.
Xem minh hoạ bể, ga thu gom mỡ tại Hình 10-28, Hình 10-29.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LANG

Hình 10-28
Bể thu dầu mỡ

Hình 10-29
Bể thu dầu mỡ

HƯỚNG DẦN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ sể LẮNG

Không lắp đặt bộ gom chất mỡ có lưu lượng lớn hơn 3,5 l/s, hoặc dưới 1,3 l/s, trừ trường hợp đặc biệt được
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Mỗi thiết bị vệ sinh hoặc một bộ phân của thiết bị nếu nối với một bể gom chất mỡ cần được lắp thêm một
thiết bị điều chỉnh lưu lượng dòng chảy. Hình dạng và vị trí lắp đặt nó phải được chấp thuận. Thiết bị kiểm soát
dòng chảy cần được thiết kế để dòng chảy qua không lớn hơn dung tích của bộ gom chất mỡ.
Ngoại trừ: Các bể gom chất mỡ với các thiết bị điều chỉnh dòng chảy đã được chấp thuận có thể được lắp đặt tại
vị trí dễ kiểm tra phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Xem minh hoạ thiết bị điều chỉnh lưu lượng dòng chảy tại Hình 10-30.

Hình 10-30
Phụ kiện ảỉều chỉnh lưu lượng dòng chảy

Mỗi bể gom chất mỡ theo quy định của phần này phải có lưu lượng không nhỏ hơn các giá trị trong bảng 10-
2 cho tổng các thiết bị được nối. Tổng dung tích chất thải tính bằng lít của các thiết bị thoát ra bể gom chất
mỡ không được vượt quá 2,5 lần lưu lượng tính bằng lít/giây đã được quy định cho bể gom chất mỡ ở bảng
10-2.
Khi bể gom chất mỡ được lắp đặt thấp hơn 1200mm so với đầu ra của bất kỳ thiết bị nào thoát ra bể gom
chất mỡ đó thì lưu lượng chảy tối thiểu cho phép bằng 1,5 lần giá trị tương ứng trong bảng 10-2. Một bể gom
mỡ chỉ phục vụ tối đa cho 4 thiết bị riêng biệt.
Xem minh hoạ tại Hình 10-31; Hình 10-32.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ Bể LẮNG

Mỗi thiết bị thoát thải vào bộ gom chất mỡ phải được lắp xiphông và thông hơi riêng theo cách thức hợp lý.
Một bộ gom chất mỡ đã được chấp thuận có thể được sử dụng như là một bộ gom cố định cho một thiết bị đơn
lẻ khi khoảng cách nằm ngang giữa đầu ra của thiết bị cố định và bộ gom chất mỡ không quá 1200mm và độ
cao miệng xả của thiết bị so với miệng thu của bộ gom không quá 760mm.
Xem minh hoạ thu gom mỡ cho thiết bị không qua xiphông tại Hình 10-33; Hình 10- 34.

HƯỚNGDẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LẮNG

Hình 10-33
Lắp đặt điều chỉnh lưu lượng

Hình 10-34
Lắp đặt điều chỉnh lưu lượng

Để bộ gom chất mỡ được duy trì và làm việc có hiệu quả, cần vệ sinh định kỳ các chất mỡ đã thu gom
được. Các chất mỡ đó được chuyển đi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Không sử dụng bộ gom chất mỡ loại có nước giảm nhiệt (water jacketed grease).
Mỗi bộ gom chất mỡ phải có một khoảng trám nút nước không nhỏ hơn 50mm hoặc phải lớn hơn
đường kính của miệng ống thoát ra.
Các chất thải có nhiệt độ trên 60°C không được thoát ra bộ gom mỡ.
Bộ gom chất mỡ cho nhà bếp thương mại. Các nhà hàng có bếp nấu ăn thì bắt buộc phải lắp đặt bộ
gom chất mỡ, lắp đặt ở ngoài theo hướng dẫn trong phụ lục H.
Xem minh hoạ bố trí ga thu gom mỡ tại Hình 10-35.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ Bể LẮNG

Hình 10-35
Lắp đặt bể thu gom dầu mỡ

Những quy định liên quan đến chất thải thực phẩm và máy rửa bát
Trừ trường hợp đặc biệt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép, các thiết bị thải chất thải thực phẩm
hoặc máy rửa bát không được nối hoặc thoát ra bể gom chất mỡ.

BẢNG 10-2. Dung tích bể gom chất mỡ


Lưu lượng nước chảy, Dung tích trữ mỡ,
Tổng số thiết bị được nối (lít/phút) (kg)
1 76 18
2 95 22
3 132 31
4 189 45

Ghi chú: Khi lắp đặt trên 4 thiết bị, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép sử dụng các bộ gom chất mỡ có
kích thước lớn hơn nhưng không được lớn hơn các giá trị ghi ở điều 10.14.4, và không quá 284 lít/phút.
Xem minh hoạ cấu tạo bể thu gom mỡ tại Hình 10-36.

HƯỚNGDẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHỎNG VÀ eể LANG ■

Hình 10-36
Bể thu dầu mỡ

Bể lắng cát

Điều kiện cần thiết phải có bể lắng cát


 Khi nước thải từ một thiết bị hoặc đường ống dẫn nước thải có chứa chất thải rắn hoặc nửa rắn nặng hơn
nước có thể gây hại cho hệ thống thoát nước hoặc gây ra tắc nghẽn trong hệ thống, thì nước thải đó phải xử
lý qua bể lắng cát. Các đường ống thoát chung cho nhiều tầng nhà có thể được thoát ra một bể lắng cát.
 Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải có bể lắng cát để bảo vê cho hệ thống thoát nước chung.

Xây dựng và kích thước bể lắng cát


Các bể lắng cát được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, thép, đúc sẵn hoặc các vật liệu không thấm
nước khác. Bể lắng phải có một vách ngăn bên trong để chia bể thành hai phần. Đường ống ra có cùng
kích thước với kích thước đường vào của thiết bị chắn dầu, tối thiểu là 76mm. Vách ngăn có hai lỗ có
cùng đường kính và lắp một đoạn ống kéo xuống như ống ra. Các lỗ này sẽ được đặt so le để không tạo
ra một dòng chảy thẳng giữa bất kỳ đường ống vào và đường ống ra. Đoạn kéo xuống của ống vào
không được thấp hơn đoạn kéo xuống của ống ra.
Bể lắng cát có kích thước ngăn vào tối thiểu là 0,2m2. Có lưới chắn rác ở ngăn vào và có độ sâu so với
mép dưới của đoạn kéo xuống của ống ra là 600mm.
Với lưu lượng dòng chảy từ 75,7 lít/phút, cứ mỗi lưu lượng tăng thêm 18,9 lít/phút, thì diện tích
ngăn vào bể lắng cát sẽ được tăng lên 0,09m2. Trong mọi trường hợp, diện tích ngăn ra tối thiểu
phải bằng 50% diện tích ngăn vào.
Ngăn ra phải có nắp đậy dễ tháo lắp, đặt bằng với mặt sàn. Ngăn vào phải có một nắp dễ đóng mở, đặt
bằng với mặt nền và thích hợp cho việc đi lại trên diện tích đặt bể lắng cát.
Sử dụng riêng biệt - Các bể lắng cát và thiết bị chắn tương tự đối với các chất rắn được thiết kế và bố
trí sao cho dễ dàng tiếp cân để làm vệ sinh. Cần có một khoảng trám nút nước không nhỏ hơn 150mm
và có lắp ống thông hơi.
Thiết kế thay thế - Các thiết kế bổ sung, sửa chữa, thay đổi đối với bể lắng cát phù hợp với quy chuẩn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BỂ LANG

này có thể được chấp nhận.


Xem minh hoạ cấu tạo bể lắng cát tại Hình 10-38.

Hình 10-38
Bể lắng cát

Thiết bị chắn chất lỏng và dầu dễ cháy


Yêu cầu chung - Tất cả các trạm sửa chữa và trạm xăng dầu có các giá hoặc thùng chứa mỡ và các nhà máy
trong quá trình sản xuất, lưu trữ, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thử nghiệm có nước thải chứa dầu, chất dễ cháy
hoặc cả hai, phải được lắp đặt một thiết bị chắn chất lỏng hoặc dầu dễ cháy và được nối tới các ống thoát nước
sàn cần thiết. Ngăn phân cách hoặc bốc hơi được lắp ống thông hơi độc lập để thông khí ra ngoài. Nếu sử dụng
hai hoặc hơn hai ngăn phân cách hoặc bốc hơi, mỗi ngăn cần được lắp thông hơi để thông khí ra bên ngoài. Hoặc
có thể nối với một ống góp. Ống góp này cần đặt cao hơn đường chảy tràn của ống thoát sàn thấp nhất không
dưới 150mm và được lắp ống thông hơi độc lập để thoát khí ra ngoài. Kích thước tối thiểu của ống thông hơi
chất dễ cháy sẽ không nhỏ hơn 50mm, khoảng cách từ vách bên đến vị trí thoát hơi không nhỏ hơn 3000mm.
Thiết bị chắn được lắp thông hơi cho đường cống thoát nước không được nối với thông hơi chất dễ cháy. Các
thiết bị chắn dầu và chất dễ cháy cần có nắp không thấm khí, và có thể tiếp cận dễ dàng. Dầu thải từ các thiết bị
tách sẽ chảy bằng cách hút hoặc được bơm tự động. Các máy bơm có kích thước tương ứng và dễ tiếp cận. Bể
chứa dầu thải cần có chỗ nối ống hút của bơm nhưng nhỏ hơn 50mm và một ống thông hơi đường kính tối thiểu
38mm. Ống này cần đặt cao so với nền tối thiểu là 3000mm, ở vị trí thích hợp.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG X : XI PHÔNG VÀ BE LẮNG

Xem minh hoạ sơ đồ lắp đặt thu gom dầu, chất lỏng dễ cháy tại Hình 10-39.

Hình 10-39
Bể lắng dầu nhớt- sơ đồ lắp đặt đường ống điển hình

Thiết kế thiết bị lắng - Khi sử dụng thiết bị lắng chế tạo sẵn cần xác định lưu lượng dòng chảy, kiểm
tra mác, nhãn của nhà chế tạo với chỉ dẫn về lưu lượng thoát nước tính theo lít/giây. Lưu lượng thoát
đầy đủ tới một thiết bị chắn như vậy được xác định theo dòng chảy tràn. Mỗi thiết bị chắn được xác
định lưu lượng bằng hoặc lớn hơn dòng chảy vào và cần có một đường chảy tràn tới một bể ngầm.
Bể lắng cát và chắn hợp chất dầu - Bể lắng cát và chắn hợp chất dầu phải được lắp đặt theo thiết kế
đã được duyệt.
Xem thêm phụ lục H: Những quy định khi thiết kế, xây dựng và lắp đặt bể (thiết bị) thu dầu mỡ trong
nhà bếp thương mại.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

Chương XI
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

Các điều khoản trong chương XI quy định những yêu cầu kỹ thuật về hệ thống thoát nước mưa
từ mái nhà, từ bề mặt của tất cả các bộ phận khác thuộc công trình và hệ thống hố ga, đường ống thoát
nước mưa của toàn công trình đến điểm xả nước mưa chung trong khu vực hoặc công công. Ngoài những
điều khoản trong chương này, có thể tham khảo thêm Phụ lục D - Xác định kích thước hệ thống thoát
nước mưa.
Hệ thống thoát nước mưa cũng thuộc hệ thống thoát nước trong nhà và công trình. Vì vậy, ngoài
những quy định riêng tại chương này vẫn phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật liên quan trong
QC hệ thống thoát nước trong nhà và công trình.
Khi tính toán hệ thống thoát nước mưa cho nhà và công trình cần đặc biệt quan tâm đến những
vấn đề sau đây:

Thoát nước mái


• Hệ thống thoát nước mái chính - Nước mưa trên diện tích mái của một công trình được thoát bằng
các đường ống thoát nước mái hoặc máng xối. Vị trí và kích thước của đường ống và máng xối phải
phù hợp với thiết kế kết cấu và độ dốc của mái nhà. Trừ khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
khác, đường ống thoát nước mái, máng xối, ống dẫn đứng hoặc ống dẫn ngang cho hệ thống thoát
nước mái chính sẽ được xác định kích cỡ trên cơ sở một trận mưa lớn nhất liên tục 5 phút (có chu
kỳ 1 năm) hoặc 60 phút (có chu kỳ 20 năm).
• Hệ thống thoát nước mái phụ
(1) Trong trường hợp có các tường chắn mái hoặc các kết cấu khác có cốt cao hơn mái, tạo ra các
vùng ứ đọng nhiều nước mưa một khi hệ thống thoát nước mái chính bị sự cố, không thể đáp
ứng được nhu cầu thoát nước, thì phải xây dựng bổ sung một hệ thống thoát nước mái phụ
(thoát tràn) độc lập bao gồm các lỗ thoát nước, ống thoát đứng hoặc phễu thu nước mưa trên
mái. Hệ thống thoát nước mái phụ phải có kích cỡ phù hợp với điều 11.1.11. của quy chuẩn này.
Đường ống tràn có cùng kích thước với đường ống thoát nước mái. Miệng ống tràn đặt cao hơn
điểm thấp nhất của mái nhà là 50mm và được lắp đặt độc lập với đường ống thoát nước mái.
Xem minh hoạ bố trí miệng ống tràn thoát nước mái phụ tại Hình 11-1.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

(2) Khi hệ thống thoát nước mái phụ được lắp đặt một cách đầy đủ thì hệ thống phụ phải độc lập
với hệ thống chính và sẽ thoát riêng xuống một vị trí cho phép.
(2) Có thể sử dụng các lỗ thông nước ở chân các tường chắn cho hệ thống thoát nước mái phụ. Vị trí
lỗ thông nước ở chân tường chắn không được cao hơn cốt sàn mái quá 50 mm, tiết diện của lỗ
thông nước phải lớn gấp 3 lần tiết diện của phễu thu nước mái.
Xem minh hoạ lỗ thông nước ở tường chắn trên mái tại Hình 11-2.

Hình 11-2
Lỗ thông nước trên mái

(3) (4) Kích thước của hệ thống phụ và ống đứng thoát nước mưa xác định theo bảng 11-1

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

• Hệ thống tương đương - Khi được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, các yêu cầu của các điều
11.1.11. sẽ không loại trừ việc lắp đặt một hệ thống thoát nước mái có công suất đủ để ngăn không
cho nước mưa tạo thành vũng trên mái quá giới hạn cho phép. Việc này được dự kiến trong thiết
kế kết cấu mái với lượng mưa tính toán ít nhất bằng hai lần mưa trong thời gian 60 phút trong chu
kỳ 100 năm.

Cửa thông tắc vệ sinh


• Cửa thông tắc vệ sinh cho đường ống thoát nước mưa của công trình cần tuân thủ các quy định tại
điều 7.19. của quy chuẩn này.
• Ống và đường dẫn nước mưa được nối tới hệ thống cống thoát nước của công trình phải có một
cửa thông tắc vệ sinh được lắp đặt tại đáy của đường dẫn bên ngoài hoặc ống dẫn bên ngoài trước
khi nối tới ống thoát nước nằm ngang.

Kết hợp thoát nước mưa với thoát nước vệ sinh - Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước
vệ sinh của công trình là hoàn toàn độc lập, trừ khi công trình sử dụng hệ thống thoát kết hợp. Trong
trường hợp đó đường ống dẫn nước mưa của công trình được đấu nối vào đường thoát vệ sinh trên
cùng mặt bằng qua phụ kiện hình chữ Y xuôi theo dòng chảy, và cách ống đứng thoát nước vệ sinh tối
thiểu là 3000mm về phía dưới dòng chảy.

Rọ chắn rác thông dụng cho hệ thống thoát nước - Tất cả mọi điểm thu nước trên mái trừ trường
hợp thoát thẳng vào máng nước mái, đều phải bố trí rọ chắn rác. Các rọ chắn rác phải nhô cao hơn mặt
mái tại chỗ đặt tối thiểu là 100mm, và có diện tích bề mặt tối thiểu bằng 1,5 lần diện tích tiết diện ống
thoát đứng tại đó.

BẢNG 11-1. Kích thước đường ống thoát nước mái


- ống dẫn và ống đứng thoát nước mưa

Kích thước
Lưu
ống đứng,
lượng Diện tích mái tính toán cho phép tối đa (m2) ứng với lượng mưa khác nhau
ống dẫn
(l/s)
(mm)

25mm/h 50mm/h 75mm/h 100mm/h 125mm/h 150mm/h

50 1,5 202 101 67 51 40 34


75 4,2 600 300 200 150 120 100

100 9,1 1286 643 429 321 257 214


125 16,5 2334 1117 778 583 467 389
150 26,8 3790 1895 1263 948 758 632
200 57,6 8175 4088 2725 2044 1635 1363

Ghi chú:
1. Các số liệu về kích cỡ của ống định hướng, ống dẫn và đường ống thẳng đứng được dựa trên cơ sở các
đường ống có độ đầy là 1/3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

2. Đối với lượng mưa nằm ngoài những số liệu được nêu trong bảng này, diện tích mái cho phép được xác
định bằng cách chia diện tích được nêu trong cột 25mm/h cho lượng mưa đã biết.
3. Hệ thống ống dẫn thẳng đứng có thể tròn, vuông hoặc hình chữ nhật, ống vuông sẽ được định cỡ bao
gồm cả đường ống tròn tương đương, ống hình chữ nhật sẽ có cùng tiết diện như ống tròn tương
đương, và tỉ lệ kích thước các cạnh của nó không được vượt quá 3/1.

BẢNG 11-2. Kích thước hệ thống ống thoát nước mưa nằm ngang

Kích thước Lưu lượng


đường ống tại độ dốc Diện tích mái tính toán cho phép tối đa (m2) ứng với lượng mưa khác nhau
(mm) 1% (l/s)

25mm/h 50mm/h 75mm/h 100mm/h 125mm/h 150mm/h


75 2,1 305 153 102 76 61 51
100 4,9 700 350 233 175 140 116
125 8,8 1241 621 414 310 248 207
150 14,0 1988 994 663 497 398 331
200 30,2 4273 2137 1424 1068 855 713
250 54,3 7692 3846 2564 1923 1540 1282
300 87,3 12.375 6187 4125 3094 2476 2062
375 156,0 22.110 11.055 7370 5528 4422 3683

Kích thước Lưu lượng


đường ống tại độ dốc Diện tích mái tính toán cho phép tối đa (m2) ứng với lượng mưa khác nhau
(mm) 2% (l/s)

25mm/h 50mm/h 75mm/h 100mm/h 125mm/h 150mm/h "


75 3,0 431 216 144 108 86 72
100 6,9 985 492 328 246 197 164
125 12,4 1754 877 585 438 351 292
150 19,8 2806 1403 935 701 561 468
200 42,7 6057 3029 2019 1514 1211 1009
250 76,6 10.851 5425 3618 2713 2169 1807
300 123,2 17.465 8733 5816 4366 3493 2912
375 220,2 31.214 15.607 10.405 7804 6248 5202

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

Kích thước Lưu lượng


đường ống tại độ dốc Diện tích mái tính toán cho phép tối đa (m2) ứng với lượng mưa khác nhau
(mm) 4% (l/s)

25mm/h 50mm/h 75mm/h 100mm/h 125mm/h 150mm/h


75 4,3 611 305 204 153 122 102
100 9,8 1400 700 465 350 280 232
125 17,5 2482 1241 827 621 494 413
150 28,1 3976 1988 1325 994 797 663
200 60,3 8547 4273 2847 2137 1709 1423
250 108,6 15.390 7695 5128 3846 3080 2564
300 174,6 24.749 12.374 8250 6187 4942 4125
375 312,0 44.220 22.110 14.753 11.055 8853 7367

Ghi chú:
1. Các dự liệu về kích cỡ của hệ thống ống nằm ngang được dựa trên cơ sở các dường ống chảy dầy.
2. Đối với lượng mưa nằm ngoài những số liệu được nêu trong bảng này, diện tích mái cho phép được xác
định bằng cách chia diện tích được nêu trong cột 25mm/h cho lượng mưa đã biết.

BẢNG 11-3. Kích thước máng thoát nước mưa trên máỉ
tương ứng với lượng mưa tối đa và diện tích mái cho phép tối đa

Đường kính của máng


Lượng mưa tối đa (mm/h)
hình bán nguyệt, (mm)
Độ dốc 0,5 % 50 75 100 125 150
75 31,6 21,0 15,8 12,6 10,5
100 66,9 44,6 33,4 26,8 22,3
125 116,1 77,5 58,1 46,5 38,7
150 178,4 119,1 89,2 71,4 59,5
175 256,4 170,9 128,2 102,2 85,3
200 369,7 246,7 184,9 147,7 123,1
250 668,9 445,9 334,4 267,6 223,0

Đường kính của máng


Lượng mưa tối đa {mm/h)
hình bán nguyệt, (mm)
Độ dốc 1% 50 75 100 125 150
75 44,6 29,7 22,3 17,8 14,9
100 94,8 63,3 47,4 37,9 31,6
125 163,5 108,9 81,8 65,4 54,5
150 252,7 168,6 126,3 100,8 84,1
175 362,3 241,5 181,2 144,9 120,8
200 520,2 347,5 260,1 208,1 173,7
250 947,6 631,7 473,8 379,0 315,9

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

Đường kính của máng Lượng mưa tối đa (mm/h)


hình bán nguyệt, (mm)
Độ dốc 2% 50 75 100 125 150
75 63,2 42,2 31,6 25,3 21,0
100 133,8 89,2 66,9 53,5 44,6
125 232,3 155,0 116,1 92,9 77,5
150 356,7 237,8 178,4 142,7 118,9
175 512,8 341,9 256,4 204,9 170,9
200 739,5 493,3 369,7 295,4 246,7
250 133,8 891,8 668,9 534,2 445,9

Đường kính của máng Lượng mưa tối đa (mm/h)


hình bán nguyệt, (mm)
Độ dốc 4% 50 75 100 125 150
75 89,2 59,5 44,6 35,7 29,7
100 189,5 126,3 94,8 75,8 63,2
125 328,9 219,2 164,4 131,5 109,6
150 514,7 343,3 257,3 206,2 171,9
175 724,6 483,1 362,3 289,9 241,4
200 1040,5 693,0 520,2 416,2 346,5
250 1858,0 1238,4 929,0 743,2 618,7

Kích cỡ ống dẫn, ống đứng thu nước mưa và hệ thống thoát nước mưa
Ống dẫn và ống đứng thu nước mưa - Ống dẫn và ống đứng thu nước mưa được xác định kích cỡ
theo bảng 11-1.
Kích cỡ ống thoát nước mưa và hệ thống cống nằm ngang - Kích cỡ ống thoát nước mưa và hệ
thống cống của công trình hoặc các ống nhánh nằm ngang được xác định theo bảng 11-2.
Xem thí dụ minh hoạ xác định kích cỡ đường ống thoát nước mưa tại Hình 11-4.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

PM11
PM1
PM10
PM2
PM9
PM3
PM8
PM4
PM7
PM5 PM6

20

*LIẮJ Ý: Theo bảng 11-2, đoạn ống số 21 phải


có đường kính là 250mm. Mặc dù đoạn ống số 22
và 23 nếu theo bảng 11-1 chì cần đường kính là
20Ọmm, nhưng theo quy đinh tại Điều 3.15.4. thì
không dược dùng Côn 250x200 để nối các các
GM1 đoạn ống này, do đó chọn ông D250 cho đoạn 22
va 23 bằng với đoạn ống sổ 21.

KÝ HIÊỤ:
PM Phễu thu nước mưa trên mái GM
GM3 Hõ' Ga thu nước mưa ngoài nhà
GIẢ THIẾT:
Cưòng đô mưa để tính toán là: 75mm/h
27 Tất cả các dường ống, cống nước mưa
GM2
nằm ngang đều có độ dốc là: 1%.
GM4 Diên tích phán sân Diên tích phán mái
GM5
thoátvào từng hố ga: vào từng phễu thu:
GM-1: 397m2 PM-1: 79m2
GM-2: 529m2 PM-2: 92m2
GM-3: 648m2 PM-3: 207m2
GM-4: 225m2 PM-4: 242m2
GM-5:1461m2 PM-5: 167m2
GM-6: 675m2 PM-6: 315m2
GM-7: 564m2 PM-7: 520m2
GM6 PM-8:101m2
PM-9: 80m2
PM-10: 279m2
PM-ll:558m2
GM7 Ra hệ thống thoát nước
mưa công cộng

Theo.Bảng.ll-l: Ống đứng Theo Bảng 11-2: ống ngang


Đoạn Diên Đường Đoạn Diện Đường Đoạn Diện Đường;
với cột lượng mưa 75mm/h: với cột lượng mưa 75mm/h:
ống tích kính ống tích kính ống tích kính
Đường kính Diện tích Đường kính Diên tích (số) (m2) (mm) (số) (m2) (mm) (số) (m2) (mm)
ống đứng mái tối đa ống đứng mái tối đa 1 81 76 14 390 125 27 546 150
2 95 76 15 641 150 28 3685 300
(mm) (m2) (mm) (m2)
3 214 100 16 814 200 29 670 200
50 67 75 102 4 250 100 17 577 150 30 4355 375
100 233 5 173 76 18 865 200 31 232 100
75 200
125 414 6 326 100 19 948 200 32 4587 375
100 429
150 663 7 577 125 20 1051 200 33 1510 250
125 778
200 1424 8 104 76 21 1589 250 34 6097 375
150 1263
250 2564 9 83 76 22 1914* 250 35 698 200
200 1725
300 4125 10 288 100 23 2728* 250 36 6795 375
375 7300 11 577 125 24 2728 300 37 583 250
12 81 76 25 410 125 38 7378 375
13 177 100 26 3138 300

Hình 11-4: xác định kích cỡ đường ống thoát nước mưa

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC MƯA

Kích cỡ máng thoát nước mái - Kích thước của máng nước hình bán nguyệt được xác định theo
bảng 11-3.
Tường chắn mái thoát nước – Diện tích mái tăng thêm từ các bức tường thẳng đứng nhô trên mái,
làm cho nước mưa thoát ra mái gần kề, có thể được tính theo bảng 11-1 như sau:
(1) Đối với một bức tường – cộng 50% diện tích tường với số diện tích mái.
(2) Đối với hai bức tường liền nhau - cộng 35% tổng diện tích tường.
(3) Hai bức tường đối diện có cùng độ cao - không cộng thêm diện tích bổ sung nào.
(4) Hai bức tường đối diện có chiều cao khác nhau - cộng 50% diện tích phần tường nằm trên đỉnh
của bức tường thấp hơn.
(5) Có tường ở ba mặt - cộng 50% diện tích tường phía dưới đỉnh của bức tường thấp nhất, cộng với
diện tích tường phía trên đỉnh của bức tường thấp nhất, và rồi tính theo (2) và (4).
(6) Có tường ở bốn mặt - không tính diện tích tường phía dưới đỉnh bức tường thấp nhất, mà chỉ cộng
thêm diện tích tường phía trên đỉnh tường thấp nhất, và rồi tính theo (1),
(2) , (4) và (5).
Xem minh hoạ cách tính diện tích mái có tường chắn liền kề với mái tại Hình 11-3.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XI : HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

50% diện tích tường số 2

0% diện tích tường số 1

Cộng với 100% diện tích của mái

50% diên tích tường số 3


35% diện tích tường số 2
50% diện tích tường số 1

Cộng với 100% diện tích của mái

50% diện tích tường số 4


35% diên tích tường số 3
50% diện tích tường số 2
0% diện tích tường số 1

Cộng với 100% diện tích của mái

Hình 11-3
Xác định diện tích của các tường liền kề trên mái

Điều tiết lưu lượng thoát nước mái


Áp dụng - Thay cho phương pháp xác định kích cỡ hệ thống thoát nước mưa phù hợp với điều 11.6., hệ thống
thoát nước mái có thể được xác định kích cỡ trên cơ sở lưu lượng điều tiết và lượng nước mưa lưu trên mái,
với điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Lượng nước từ một trận mưa có chu kỳ 25 năm không được trữ trên mái quá 24 giờ.
(2) Trong khi mưa, chiều cao lớp nước trên mái không vượt giá trị quy định trong bảng 11-4.

BẢNG 11-4. Độ sâu mức nước trên mái tối đa theo dòng điều tiết

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XII: CÁC TIÊU CHUẨNTHAM CHIẾU

Độ dốc mái* Độ sâu mức nước tối đa tại miệng thoát,


(mm) (mm)

Mặt phẳng 76
50 100
100 125
150 150

* Đo theo phương thẳng đứng kể từ bề mặt mái tại miệng thoát tới điểm cao nhất của bề mặt mái thoát
vào đó. Không tính bất kỳ chỗ trũng nào ngay gần ống thoát.
(3) Phải lắp đặt ít nhất 2 ống thoát nước mưa cho mái có diện tích đến 930m2. Mái có diện tích trên
930m2 thì diện tích cứ tăng thêm 930m2 phải bổ sung thêm ít nhất 1 ống thoát nữa.
(4) Mỗi miệng thu nước mái được tạo thành gờ nước tràn phía trong rọ chắn rác. Gờ này phải được
chế tạo sẵn, mặt bên khía hình chữ V, tương xứng với ống thu nước và được cố định vào miệng ống
thu. Không được lắp đặt bất kỳ thiết bị cơ khí hoặc van vào hệ thống thu nước mái.
(5) Cơ sở để tính toán kích thước ống là lưu lượng nước tràn qua gờ với độ sâu tối đa cua mức nước
cho phép, và số liệu ở các bảng 11-1 và 11-2.
(6) Độ cao của lớp đá hoặc vật liệu dạng viên trên bề mặt lớp chống thấm nước sẽ không được tính là
đô sâu mức nước. Bề mặt mái tại các điểm gần đường ống phải phẳng và dốc về chỗ thu nước.
(7) Khi thiết kế mái có sử dụng đường ống thoát nước mái theo lưu lượng điều tiết sẽ có tải trọng
động của mái tối thiểu là 146,5kG/m2 để đảm bảo hệ số an toàn trên 73,2kG/m2 được thể hiện
bằng độ sâu của mức nước lưu trên mái như được quy định trong bảng 11-4.
(8) Phải có các lỗ thoát nước thông qua các bức tường chân mái. Khoảng cách của đáy các lỗ thông
thoát so với mái tại các vị trí thu nước không được vượt khoảng cách tối đa quy định trong bảng
11-5.
BẢNG 11-5. Khoảng cách từ đáy lỗ thông nước đến mái
Độ dốc mái* Khoảng cách tối đa từ đáy lỗ thòng thoát nước đến mái
(mm) tại chỗ có miệng thoát, (mơi)

Mặt phẳng 76
50 100
100 125
150 150

* Đo theo phương thẳng đứng kể từ bề mặt mái tại miệng thoát tới điểm cao nhất của bề mặt mái thoát
vào đó. Không tính bất kỳ chỗ trũng nào ngay gần ống thoát.
(9) Các lỗ thông thoát nước có độ cao tối đa 25mm. Số lượng các lỗ thông thoát nước được đặt sao
cho tổng diện tích mặt cắt ngang lỗ thoát nước ít nhất là bằng với diện tích cần thiết cho đường
ống thoát nước nằm ngang trong bảng 11-2 (cột cho độ dốc 13mm).
(10) Lớp chống thấm phải làm vượt qua mép trên của lỗ thông thoát nước ở tường chắn mái.
(11) Bất kỳ bức tường hoặc tường chân mái nào, đều phải nguýt góc chân tường nghiêng 45°.
(12) Trong công trình hệ thống thoát nước vệ sinh và nước mưa phải riêng biệt.

Kiểm tra

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XII: CÁC Tiêu CHUẨN THAM CHIỂU

Có thể áp dụng một trong các phương pháp kiểm tra sau đây:
• Kiểm tra bằng nước - Sau khi đường ống được lắp đặt xong, việc kiểm tra bằng nước sẽ được tiến hành cho
hệ thống thoát nước, hoặc toàn bộ hoặc từng phần. Nếu tiến hành kiểm tra cho toàn bộ hệ thống, thì toàn bộ
các điểm mở trong hệ thống đường ống cần được đóng chặt, trừ điểm mở ở vị trí cao nhất, và hệ thống sẽ
được bơm đầy nước tới điểm tràn. Nếu hệ thống được kiểm tra từng phần, thì mỗi điểm mở sẽ được nút
chặt, trừ điểm mở cao nhất của phần được kiểm tra và mỗi phần sẽ được đổ đầy nước. Các phần đều phải
được kiểm tra với cột nước cao hơn 3000mm. Khi kiểm tra tại các phần kế tiếp, phải tuân theo quy trình
như phần đầu. Nước cần được giữ trong hệ thống hoặc trong phần đang được kiểm tra trong thời gian ít
nhất là 15 phút rồi mới tiến hành xem xét. Hệ thống sau kiểm tra phải được bịt kín tại mọi điểm.
• Kiểm tra bằng không khí - Kiểm tra bằng không khí sẽ được tiến hành bằng cách gắn dụng cụ kiểm tra
bằng máy nén khí vào bất kỳ điểm mở thích hợp nào sau khi đóng toàn bộ các đầu vào và đầu ra khác trong
hệ thống. Ép không khí vào hệ thống cho đến khi áp suất của áp kế không đổi là 34,5kPa hoặc đủ để bằng
một cột thuỷ ngân cao 250mm khi không cấp thêm khí nén vào. Áp suất này duy trì được trong thời gian ít
nhất là 15 phút là đạt yêu cầu.
• Lưu ý: Hệ thống ống nhựa không được kiểm tra bằng không khí nếu không có chỉ dẫn kỹ thuật riêng
của nhà sản xuất.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XII: CÁC TIÊU CHUẨNTHAM CHIẾU

Chương 12
CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU

BẢNG 12-2 : Tiêu chuẩn Việt nam về hệ thống cấp thoát nước

HẠNG MỤC KÝ HIỆU

CẤP NƯỚC

Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4513-88

Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài công trình. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 33 - 1985
Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và TCVN 4519-88
nghiêm thu.
Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCVN 5576 - 91
Cấp nước. Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 4037 - 85

THOÁT NƯỚC

Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4474 - 87

Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 51 - 1984
Thoát nước. Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 4038 - 85
Ống sành thoát nước và phụ tùng. TCVN 3786 - 94

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH

Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu đường ống trên hệ thống kỹ TCVN 4036 - 85
thuật vệ sinh.
Hệ thống tài liêu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật TCVN 4615-88
vê sinh.
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Cấp thoát nước bên trong. Hồ sơ bản vẽ TCVN 5673-92
thi công.
Bản vẽ nhà và công trình xây dựng. Lấp đặt. Phần 2. Ký hiệu quy ước các
TCVN 6077-95
thiết bị vệ sinh.
(ISO 4067/2-80)

HỆ THỐNG VÀ KẾT CẤU DẪ CHẤT LỎNG. CÔNG DỤNG CHUNG


Bồn chứa nước bằng thép không gỉ. TCVN 5834 - 1994
Đường ống dân hơi nước và nước nóng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6158 - 1996
Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng - Phương pháp thử. TCVN 6159- 1996

Phụ tùng cho ống PVC cứng chịu áp lực theo kiểu nối có vòng đệm đàn TCVN 6040 - 1995
hồi. Thử độ kín bằng áp lực. (ISO 3603 - 1977)
Phụ tùng cho ống pvc cứng chịu áp lực theo kiểu nối có vòng đệm đàn TCVN 6041 - 1995
hồi. Thử áp lực bằng thuỷ lực bên ngoài. (ISO 3604 - 1976)
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn dùng cho đường TCVN 1295 - 72
ống, bô nối góc ren trong có đai ốc nối.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XII: CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIỂU

HẠNG MỤC KÝ HIỆU


Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn dùng cho đường ống,
TCVN 1300 - 72
nối ba chạc ống cong.
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn dùng cho đường ống. TCVN 1321 -72
Đầu nối ren trong có vai.
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn dùng cho đường ống TCVN 1324 - 72
nối góc có ren ngoài để lắp đai ốc lồng.

Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn, dùng cho đường ống TCVN 1325 - 72
đai ốc lồng.
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren côn dùng cho đường ống - TCVN 1326 - 72
Yêu cầu kỹ thuật.
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng gang rèn có ren trụ dùng cho đường Ống - TCVN 4123 - 85
Yêu cầu kỹ thuật.
Phụ tùng đường ống, khuỷu bằng gang rèn nối ba chạc - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4125 - 85
Phụ tùng đường ống, phần nối bằng thép có ren trụ dùng cho đường ống. Pqu TCVN 4128 - 85
=1,6 MPa - Yêu cầu kỹ thuật.
Vòng đệm cao su có mặt cắt tròn để làm kín các thiết bị thuỷ lực và khí nén. TCVN 2003 - 77

Phụ tùng đường ống. Van một chiều kiểu nâng hơi, ren talông chì có Pqu =1,6 TCVN 1378 - 85
MPa - Yêu cầu kỹ thuật.
Phụ tùng đường ống van một chiều kiểu quay bằng thép có Pqu đến 18MPa - TCVN 1385 - 85
Yêu cầu kỹ thuật.
Phụ tùng đường ống. Van lắp bằng thép dập TCVN 1419 - 72
Pqu = 1000 N/cm2. Kích thước cơ bản.
Phụ tùng đường ống. Van nút bằng gang có đệm nối ren và nối bích.
Phụ tùng đường ống. Van một chiều kiểu một đĩa quay bằng thép có Pqu = 4 TCVN4133-85
MPa.
Phụ tùng dường ống. Van một chiều kiểu một đĩa quay bằng thép có Pqu = 6,4 TCVN 4135 - 85
MPa?
Phụ tùng đường ống. Van một chiều kiểu một đĩa quay bằng thép có Pqu = 10 TCVN 4136 - 85
MPa.
Phụ tùng dường ống. Van một chiều kiểu một đĩa quay bằng thép có Pqu =16 TCVN4137-85
MPa.
Phụ tùng đường ống. Van lắp chặn bằng gang rèn, nối bích Pqu = L6 MPa. TCVN 4139 - 85
Phụ tùng đường ống. Van lắp chặn bằng gang rèn, nối bích có Pqu = 2,5-4 MPa. TCVN 4140 - 85
Phụ tùng đường ống. Van lắp chặn bằng thép, nối bích và nối hàn Pqu = 4 MPa. TCVN 4142 - 85
Bơm cấp nước ly tâm - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 5634- 1991
Bình đun nước nóng bằng điện. TCVN 5854 - 1997
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ TCVN 4615-88
sinh.
Sản phẩm sứ vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6037 - 1995
CHỐNG THẤM NƯỚC
Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống TCVN 5718 - 1993
thấm nước.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN CHƯƠNG XII: CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHlẾU

BẢNG 12-3: Tiêu chuẩn về hàn kim loại của Việt nam và nước ngoài

HẠNG MỤC KÝ HIỆU

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM


Mối hàn hồ quang điện bằng tay. TCVN 1691-75 theo TOCT 5264-69
TIÊU CHUẨN NHẬT BẢN

Ultrasonic Examination of Steel Pipes and Tubes JIS 0582 (1978)


Eldy Cuưent Examination of Steel Pipes and Tuber. JISG(1978)
Ultrasonic examination of Steel Plates for Pressure Vessel. JISG 0801 (1974)
Rolled Steels for Welded Structure. JISG 3106 (1977)
Welded light gauge H Steels for General Structure. JISG 3353 (1978)
Electric are Welded Carbon Steel Pipes. JISG 3457 (1978)
Are Welded Large diameter Stainless Steel Pipes. JISG 3468 (1978)
TIÊU CHUẨN MỸ

ASTM E273
Ultrasonic Examination of Longitudinal Welded Pipe and Tubing.
Boiler & Pressure Vessel Code. ASME 1995
Standards Guide for Ragugraphic Testing. ASTM R94-93
British Standard Ragiographic Examination of Pusion Welded butt BS 2600 parti. 1983.
Joints in Steel.
part 1: Methods for Steel 2mm up to and mcluding 50 mm think.
TIÊU CHUẨN ANH

Welding and allied Processes Classification of Geometric BSEN ISO 6520-1998


Impereection in Metallic Materials. British Standard
part 1: Fusion Wlding.
TIÊU CHUẨN ĐỨC

NON - Destructive examination of Welds. Ultrasonic DINEN


Examination Characterzation of Indications in Welds. 1713-1998
Imperpections in Metallic Fusion Welds Gclassification and Terminologi DEN EN 26520-1991
(ISO 6520 -1982).

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Phụ lục A
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Để tính toán thiết kế hệ thống cấp nước, trước hết phải dựa vào một nhiệm vụ thiết kế cụ thể để đảm bảo
có các số liệu chính xác, đầy đủ về các đối tượng có nhu cầu dùng nước trong công trình. Từ đó, dựa trên
co sở các quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành để tính toán tổng nhu cầu dùng nước, tổn
thất áp lực, kích thước đường ống... cho toàn công trình.
Trước khi sử dụng phụ lục A, cần lưu ý:
• Đối với hệ thống từ 50 đương lượng trở xuống, chiều dài đường ống không quá 61 m thì chỉ dùng
bảng 6-4 để tính toán (không dùng biểu đồ theo phụ lục A)
• Đối với hệ thống có từ 50 đương lượng trở lên đêh giá trị tối đa trong bảng 6-4 và chiều dài đường
ống đến 304m thì có thể dùng các biểu bảng trong phụ lục A, hoặc bảng 6-4 để tính toán.
• Đối với hệ thống có tổng đương lượng thiết bị vượt quá các giá trị trong bảng 6-4 thì phải dùng phụ
lục A để tính toán.
• Đối với hệ thống có chiều dài đường ống vượt quá 304m thì phải dùng phụ lục A để tính toán.
Thông tin để tính toán:
1. Thu thập thông tin cần thiết về áp lực tối thiểu hàng ngày của hệ thống cấp nước công cộng trong khu vực
cồng trình sẽ được xây dựng.
2. Nếu hệ thống cấp nước cho công trình sẽ phải có đồng hồ riêng, thì cần phải có những thông tin về tổn thất
do ma sát tương đối của dòng chảy qua đồng hồ đo cho loại sẽ được sử dụng. Số liệu về tổn thất do ma sát có
thể thu được từ các cơ sở chế tạo đồng hồ đo nước. Các tổn thất do ma sát đối với các đồng hồ đo nước dạng
đĩa có thể được xác định từ biểu đồ A-l.
BIỂU ĐỒ A-1.

(Dùng để xác tổn thất áp lực do ma sát- khi sử dụng đồng hồ nước dạng đĩa)

3. Thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến việc lựa chọn sử dụng của các loại ống cho phù hợp với
thực tế để áp dụng với các biểu đồ từ A-4 đến A-7.
4. Xác định nhu cầu dùng nước của thiết bị có sử dụng van xả (tương đương với đương lượng của thiết bị) bằng
tra biểu đổ A-2. Ví dụ: 200 đương lượng thì yêu cầu lưu lượng tương ứng là 4.1 l/s cho hệ thống van xả bình
thường, là 5.74l/s cho hệ thống van xả định lượng. Hoặc ví dụ: 1500 đương lượng thì yêu cầu lưu lượng

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỄ' HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

tương ứng (chung cho cả hai trường hợp) là 17.04 l/s

BlỂU ĐỒ A-2. (Dùng để xác định nhu cầu dùng nước)

Biểu đồ A-3 (Trích từ biểu đồ A-2)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỄ' HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

5. Xác định đương lượng của tất cả các thiết bị, tính tổng đương lượng thiết bị trong công trình để từ đó xác
định tổng nhu cầu lưu lượng nước cần cấp cho công trình.
6. Xác định áp suất tối thiểu cho hệ thống có van xả định lượng là 103.42 kPa (1.0 kG/cm2); đối với hệ thống
van xả trọng lực là 55.16 kPa (0.56 kG/cm2) - lấy theo tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị.
7. Xác định độ cao từ nguồn cấp nước (đồng hồ) đến thiết bị đặt ở vị trí cao nhất trong công tình để tính được
áp lực bị tổn thất hoặc gia tăng cho hệ thống bằng cách nhân giá trị chênh lệch độ cao trên với hệ số 9.81.
Xem hình A-1: áp lực = H (hoặc H’) X 9.81 kPa

8. Xác định chiều dài phát triển của ống từ đường ống cấp nước chính đến thiết bị dùng nước ở vị trí bất lợi
nhất. Nếu muốn dự kiến chặt chẽ, phải tính toán với sự hỗ trợ của bảng A-3 về chiều dài tương đương của
ống cho các máy nước trên ống từ đường ống cấp nước chính đến thiết bị dùng nước ở vị trí bất lợi nhất
và cộng tổng số với chiều dài cần phát triển. Áp lực đối với tổn thất áp lực do ma sát tính bằng kg/cm2
(kPa) chia cho chiều dài phát triển của ống từ đường ống cấp nước chính đến thiết bị cao nhất và nhân với
100 sẽ là tổn thất áp lực do ma sát trung bình cho phép trên 30m chiều dài của ống. Xem Hình A-2

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỄ' HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Hình A - 2
Chiều dài phát triển của đường ống chính cấp nước

BẢNG A-3. Chiều dài tương đương của ống cho những phụ kiện khác nhau
Ống chữ T Khớp nối
Đường kính Cút góc tiêu Cút góc tiêu tiêu chuẩn hoặc chạy Van chặn Van cầu Van góc
phụ kiện chuẩn 90° chuẩn 45°
90° thẳng của T (mm) (mm) (mm)
(mm) (mm) (mm)
(mm) (mm)

10 305 183 457 91 61 2438 1219


15 610 366 914 183 122 4572 2438
20 762 457 1219 244 152 6096 3658
25 914 549 1524 274 183 7620 4572
32 1219 732 1829 366 244 10668 5486
38 1524 914 2134 457 305 13716 6706
50 2134 1219 3048 610 396 16764 8534
64 2438 1524 3658 762 488 19812 10363
76 3048 1829 4572 914 610 24384 12192
100 4267 2438 6401 1219 823 38100 16764
125 5182 3048 7620 1524 1006 42672 21336
150 6096 3658 9144 1829 1219 50292 24384

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KÊ' HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

BIỂU ĐỔ A-4.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

BIỂU ĐỒ A-5.

(Dùng cho ống thép)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

BIỂU ĐỒ A-6

(Dùng cho Ống thép)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

BIỂU ĐỒ A-7.

(Dùng cho ống thép)

Lưu lượng nước, (1/s)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

BẢNG A-2. Đương lượng thiết bị cấp nước (ĐLCN) và


kích thước tối thiểu của ống dẫn nối với thiết bị
Đường kính Tư nhân Công cộng
Tên thiết bị sử dụng nước(2) tối thiểu(1) 3 nhân khẩu Sử dụng Tập thể
(mm) Độc thân
trở lên chung Lớn
Chậu rửa 15 1,0 1,0 2,0
Bồn tắm hoặc kết hợp vòi hoa sen bồn tắm 15 4,0 3,5
Biđê (chậu vệ sinh phụ nữ) 15 1,0 0,5
Chậu rửa trong bệnh viên 15 8,0
Máy giặt, gia đình 15 4,0 2,5 4,0
Bộ phận đánh răng, ống nhổ 15 1,0
Máy rửa bát đĩa gia dụng 15 1,5 1,0 1,5
Nước uống hoặc nước lạnh 15 0,5 0,75
Vòi ống mềm 15 2,5 2,5 2,5
Vòi Ống mềm, mỗi vòi thêm 15 1,0 1,0 1,0
Chậu bếp gia đình 15 1,5 1,0 1,5
Chậu giặt 15 2,0 1,0 2,0
Chậu rửa sứ 15 1,5 1,0 1,5 1,0
Máy tưới cỏ, mỗi đầu tưới 1,0 1,0 1,0
Nhà di động, mỗi nhà Chậu phục vụ hoặc lau sàn 15 12,0 12,0 3,0
Vòi tắm hoa sen 15 2,0 2,0 2,0
Vòi hoa sen sử dụng liên tục 15 5,0
Âu tiểu 3,8 lít/lần xả 4,0 5,0
Âu tiểu lớn hơn 3,8 lít/lần xả 5,0 6,0
Âu tiểu có két xả 15 3,0 4,0
Vòi phun nước 20 4,0
Chậu rửa nhiều vòi phun 15 2,0
Bệ xí, két trọng lực 6,0 lít/lần xả 15 2,5 2,5 2,5 4,0
Bệ xí, két xả định lượng 6,0 lít/lần xả 15 2,5 2,5 2,5 3,5
Bệ xí, van xả định lượng 6,0 lít/lần xả 25 5,0 5,0 5,0 8,0
B. í, két xả trọng lực 13,3 lít/lần xả 15 3,0 3,0 5,5 7,0
Bệ xí, van xả định lượng 13,3 lít/lần xả 25 7,0 7,0 8,0 10,0
Bồn tắm có xoáy nước hoặc kết hợp bồn tắm và 15 4,0 4,0
vòi hoa sen

Chú thích :
1. Kích thước của ống nước lạnh hoặc cả hai ống nóng và lạnh.
2. Đối với các thiết bị sử dụng không liệt kê trong bảng này thì có thể tham khảo những thiết bị sử dụng
nước có lưu lượng và tần số sử dụng tương tự.
3. Những trị số của thiết bị sử dụng nước đã được liệt kê biểu thị toàn bộ lượng nước sử dụng. Trị số
riêng biệt của vòi nước nóng hoặc lạnh trong các loại vòi nóng lạnh sẽ lấy bằng 3/4 tổng giá trị của
các loại thiết bị ghi trong bảng.
4. Các kích thước tối thiểu của ống nhánh đã thống kê đối với các vòi cá thể là kích thước danh nghĩa.
5. "Sử dụng chung'" áp dụng cho doanh nghiệp, thương mại, công nghiệp và các tập thể khác với ‘Tập
thể lớn" bao gồm các khu công cộng, trong khách sạn và khu tập thể các hộ gia đình.
6. ‘Tập thể lớn" áp dụng cho các nhà vệ sinh công cộng ở những nơi có yêu cầu sử dụng nước lớn như
trường học, hội trường, sân vận động, trường đua, nhà ga, bến xe, nhà hát và những nơi tương tự
trong giờ cao điểm.
7. Các thiết bị sử dụng nước có yêu cầu cấp nước liên tục, xác đinh lưu lượng cần thiết bằng Gallon/phút
(GPM) và cộng riêng với nhu cầu đối với hệ thống phân bố hoặc các bộ phận trên.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Đ.hổ

GIẢ THIẾT NHƯ SAU: Đoạn Đương L.lượng. Đ.kính Đoạn Đương L.lượng. Đ.kính
-Áp lực tĩnh tại đồng hồ: 74 psi (510.23Pa) ống lượng (L/s) (mm) ống lượng (L/s) (mm)
-Khoảng cách từ Đ. Hồ đến Th.bị xa nhất: 45m 1 185 5.54 50 20 31 2.65 38
-Độ cao từ Đ.hồ đến Th.bị cao nhất: 12m 2 185 5.54 64 21 39 2.90 50
-Dùng ống đồng loại ‘L’ 3 8 1.57 32 22 47 3.15 50
-Vận tốc tính toán: 2.4m/s 4 8 1.57 32 23 94 4.16 50
5 16 2.08 38 24 8 1.58 32
KÝ KÊU: 6 8 1.57 32 25 16 2.08 38
WC: Bệ xí thông dụng 7 24 2.39 38 26 21 2.27 38
TT: Tiểu treo thông dụng 8 8 1.57 32 27 26 2.46 38
9 32 2.71 50 28 34 2.77 50
Theo Biểu đồ A-4 ta có:
10 5 1.37 32 29 42 2.96 50
D.kính L.lg.Max 11 37 2.84 50 30 47 3.15 50
(mm) (1/S) 12 5 1.39 32 31 141 4.91 64
64 7.56 13 42 2.96 50 32 5 1.39 32
50 4.60 14 5 1.39 32 33 10 1.70 32
38 2.64 15 47 3.15 50 34 15 2.02 38
32 1.83 16 5 1.39 32 35 25 2.20 38
25 1.18 17 10 1.70 32 36 28 2.52 38
20 0.76 18 15 2.02 38 37 36 2.84 50
19 23 2.33 38 38 44 3.02 50

Hình A-3:
Thiết kê cấp nước cho hệ thống van xà định lượng-Theo Phụ lục A

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIỂT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KỂ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

9. Tính toán tổn thất:


• Tóm tắt các dữ liệu đã có về áp lực làm việc tối thiểu trong ngày của hệ thống: (a) áp lực tối thiểu ở thiết bị
đặt cao nhất – P1, (b)áp lực tổn thất hoặc gia tăng cho hệ thống - P2, và (c) tổn thất qua đồng hồ, đường ống
cũng như các phụ kiện trên hệ thống - P3, từ đó xác định được tổng tổn thất ma sát trên hệ thống PTM= P1+ P2
+ P 3.
• Áp lực tính toán cho toàn bộ hệ thống (trên tổng chiều dài phát triển -L- của ống cấp chính) sẽ là: PTT = PĐH –
PTM , trong đó PĐH là áp lực cho trước tại đầu ống cấp chính của hệ thống (ở đồng hồ nước). Để áp dụng biểu
đồ A-4, thì PTT phải được quy đổi về giá trị tương đương 1psi trên 100ft hoặc 6.89 kPa/30.48m.
• So sánh biểu đồ A-4 hệ PSI với biểu đồ A-4 hệ mét chúng ta thấy: Tổn thất ma sát 1psi trên 100ft tương
đương với tổn thất ma sát 32.9Pa trên 30.48m trên biểu đồ. Do đó PTT sẽ phải quy đổi về giá trị tương ứng
p*TM bằng công thức sau:
-Nếu tính bằng đơn vị Psi:
P*TM= (PTM x 100) / L (Psi trên 100 ft), trong đó L là tổng chiều dài phát triển ống cấp chính
-Nếu tính bằng đơn vị Pa (Hệ mét):
P*TM = (PTM / 6.89 x 32.9) / L (32.9Pa/m)
• Dùng giá trị P*TM tìm điểm tương ứng trên trục đáy của biểu đồ A-4 để tìm đường kính ống, lưu lượng tối đa
tương ứng với mỗi tốc độ dòng chảy thích hợp.

Ví dụ tính toán sơ đồ cấp nước hình A-3 theo phụ lục A:

1. Nhu cầu dùng nước: Theo bảng A-2, tính được Tổng đương lượng thiết bị trong hình A-3 là: 185.

2. Khoảng cách thiết bị bất lợi nhất cho trước là 45m

3. Độ cao thiết bị bất lợi nhất cho trước là 12m

4. Áp lực nhỏ nhất tại ống cấp chính (tại đồng hồ) cho trước là PĐH= 510.23Pa

5. Dùng Biểu đồ A-2 hoặc A-3 để chuyển đổi tổng đương lượng thiết bị sang lưu lượng nước (tương
đương 185 đương lượng) = 5.54 l/s

6. Xác định tổng tổn thất áp lực theo chiều đài đường ống:

-Áp lực tối thiểu phải được duy trì cho van xả định lượng là P1= 103.4 Pa

-Tổng tổn thất áp lực tĩnh (tính theo hệ số 9.81) là P2=12x9.81 = 117.72 Pa

-Tổn thất qua đồng hồ và các phụ tùng, thiết bị theo Biểu đồ A-1 là P3= 44.82 Pa (với 5.35 l/s)

- Tổng áp lực tổn thất là: PTM = P1+p2+P3= 265.94 Pa

-Áp lực tĩnh tối thiểu còn lại là PTT = PĐH – PTM = 510.23Pa - 265.94Pa = 244.29Pa,

-Sử dụng biểu đồ A-4 (Hệ mét): tổn thất áp lực thực tính để dùng vào biểu đồ A-4 là:
p*TM = (PTM / 6.89 x 32.9) / L = (244.29/ 6.89 x 32.9) X 30/45
p*TM = 778.6 Pa (tổn thất trên 30 mét chiều dài ống)

7. Sử dụng Biểu đồ A-4 (Hệ Mét) để xác định đường kính ống và lưu lượng tối đa với mỗi ống tương
đương, sẽ có: (Xem Hình A-4)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC A: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HÊ THỐNG CẤP NƯỚC

-Trên cạnh đáy biểu đồ xác định được điểm tổn thất áp lực ở đây là 774 Pa. Trên cạnh phải của biểu đồ
xác định được điểm nhu cầu dùng nước (lưu lượng) ở đây là 54.4 l/s. Vận tốc nước tối đa cho phép với ống đồng
là 2.4 m/s (IS 3-93). Gióng các điểm nói trên lại với nhau sẽ xác định được kích thước đường ống và lưu lượng
tối đa cho phép, cụ thể trong ví dụ này là:

+ống với đường kính 64mm: lưu lượng tối đa là 7.56 l/s

+ ống với đường kính 50mm: lưu lượng tối đa là 4.59 l/s

+ ống với đường kính 38mm: lưu lượng tối đa là 2.64 l/s

+ ống với đường kính 32mm: lưu lượng tối đa là 1.81 l/s

+ ống với đường kính 25mm: lưu lượng tối đa là 1.20 l/s

+ ống với đường kính 20mm: lưu lượng tối đa là 0.75 l/s

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THÔNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Phụ lục B
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP
( Xem điều 9.10 về các điểm hạn chế đặc biệt)

Những điều cần lưu ý khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp:
• Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp được nêu trong điều 9.10 của quy chuẩn. Hệ thống thoát nước và
thông hơi kết hợp chỉ nên áp dụng ở những trường hợp mà kết cấu của công trình không cho phép áp dụng
kiểu thông hơi riêng biệt thông thường.
• Nói chung, các đường ống đứng thoát nước trong nhà không được sử dụng trong Hệ thống thoát nước và
thông hơi kết hợp, ngoại trừ đoạn ống đứng thoát nước nối từ miệng thoát xả của thiết bị đến xiphông.
Những đoạn ống nói trên càng ngắn càng tốt và không được dài quá 600mm. Xem Hình B-l và B-2.
• Thông thường thì bệ xí và tiểu treo không được đấu nối, lắp đặt trong hệ thống thoát nước và thông hơi kết
hợp. Những thiết bị có đương lượng từ 02 đến 03 lắp đặt ở vị trí biệt lập, có thể đấu nối chung vào hệ thống
thoát nước và thông hơi kết hợp với điều kiện phải tăng đường kính tính toán ban đầu lên gấp đôi theo quy
định tại Điều 9.40.4. của QC. Xem Hình B-8 và B-9. .
• Đối với các thiết bị có lưu lượng thải lớn như máy bơm, bể lắng .. .v.. .v thì không được đấu nối vào trong hệ
thống thoát nước và thông hơi kết hợp, mà yêu cầu phải có đường thông hơi riêng. Chỉ những thiết bị có lưu
lượng thải nhỏ từ 0.5 l/s trở xuống tương đương 01 đương lượng thiết bị - mới được sử dụng hệ thống
thoát nước và thông hơi kết hợp. Xem Hình B-6 và B-7.
• Thông hơi bổ sung: Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp cần phải hết sức chú ý đến
yêu cầu cân bằng áp lực trong hệ thống đường ống với áp suất trọng trường (không khí bên ngoài) để đảm
bảo mức làm viộc bình thường của nút nước trong các xiphông. Trong mọi trường hợp, nếu đường ống
chính kéo dài thì cứ 30 mét phải có thêm đường ống thông hơi bổ sung. Đường kính của ống thông hơi bổ
sung tối thiểu phải bằng 1/2 đường kính ống thoát mà nó nối vào. Xem Hình B-3, B-5, B-10 và B-11.
• Khi sử dụng giải pháp thông hơi kết hợp cần lưu ý bố trí cửa thông tắc sao cho thuận tiện khi làm vệ sinh, vì
hệ thống này có nhiều khả năng bị tắc hơn hệ thống riêng biệt do nguyên nhân tiết diện ống lớn hơn mức
cần thiết nên khả năng tự làm sạch của hệ thống kém hơn. Xem Hình B-4.
• Ví dụ về xác định kích thước - Một ống thoát nước sàn bình thường yêu cầu một xiphông và một ống thoát
nước thải 50mm. Trên hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp, xiphông và ống nước thải phải tăng thêm
hai cỡ đường kính, ống 76mm, điều đó sẽ tạo ra một xiphông 76mm (các cỡ đường kính ống trong giả thiết
này là 50mm, 64mm, 76mm, 90mm, 100mm, HOmm, 125mm, 150mm, v.v...). Ống xả đứng giữa hố thu
nước sàn và xiphông tới là 50mm (hoặc kích thước thông thường) để bảo đảm toàn bộ lượng nước thải
qua xiphông sẽ chỉ chảy đầy trong một phần của tiết diện ống thải. Tương tự như vây, nếu ống thoát nước
sàn 76mm yêu cầu phải có xiphông 100mm, nếu ống thoát nước sàn 100mm yêu cầu phải có xiphông
125mm..., với lý do đã được nói ở trên. Xem Hình B-3 và Hình B-11.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


ƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Hình B-2
Đấu nối đường ống nhánh thoát nước

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚÍ


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KỂT HỢP

KÝ HIỆU TRONG CÁC HÌNH TỪ B-3 ĐẾN B-11

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Hố thu nước sàn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B; HÊ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Hệ thống thoát nước và thông hơi điển hình - Cửa thông tắc bắt buộc

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẪN PHỤ LỤC B: HÊ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KỂT HỢP

Hình B-5
Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp - Hố và Phễu thu nước sàn

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


IƯỞNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Bơm nước thải

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Bơm nước thải

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VĂ THÔNG HƠI KẾT HỢP

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Cụm thiết bị biệt lập

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KỂT HỢP

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Cụm thiết bị biệt lập

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


ƯỐNG DẪN PHỤ LỤC B: HÊ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG HƠI KÊT HỢP

Hình B-10
Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Đường ống nhánh dài quá 4.5m

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC B: HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC VẢ THÔNG HƠI KỂT HỢP

Hình B-11
Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp điển hình - Thông hơi bổ sung

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẦN PHỤ LỤC D : XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN MÁI

Phụ lục D
XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Bảng D-l dưới đây cung cấp số liệu lượng mưa lớn nhất (mm/h) của các địa phương đặc trưng cho
các vùng miền ở Việt nam dùng để tính toán kích thước hệ thống thoát nước mưa cho nhà và công trình theo
Chương XI: “Hệ thống thoát nước mưa” của Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
(Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn - Bộ Tài nguyên Môi trường).

BẢNG D-1

LƯỢNG MƯA LỚN NHẤT 60 PHÚT CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
CHU KỲ 20 NĂM (1983-2003)
(Theo số liệu của Trung tâm tư liệu khí tượng thuỷ văn - Bộ Tài nguyên môi trường)

số TÊN TRẠM LƯỢNG MƯA LỚN NHẤT


TT (Địa phưong-Khu vực) (mm/h)

1 Lai Châu 66,7

2 Điện Biên 69,9

3 Hoà Bình 95,2

4 Bắc Cạn 96,1

5 Phú Hộ 120,4

6 Cao Bằng 92,7

7 Lạng Sơn 80,0

8 Uông Bí 81,7

9 Phù Liễn 91,2

10 Hà Nội 114,9

11 Nam Định 93,7

12 Thanh Hoá 128,6

13 Quỳnh Lưu 89,7

14 Vinh 118,6
Hà Tĩnh
15 119,9

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DAN PHỤ LỤC D : XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN MÁI

16 Kỳ Anh 92,5

17 Đồng Hới 99,7

18 Huế 120,1

19 Đà Nẵng 84,1

20 Quảng Ngãi 84,0

21 Quy Nhơn 125,4

22 Hoài Nhơn 83,1

23 Phan Thiết 84,8

24 Plêi Ku 86,5

25 Buôn Ma Thuột 88,9

26 Đà Lạt 66,2

27 Rạch Giá 98,4

28 Cần Thơ 94,5

29 Sóc Trăng 105,8

Bạc Liêu 98,6


30

31 Cà Mau 111,4

Ví dụ tính toán:

Có thể xác định kích thước hệ thống thoát nước mưa bằng diện tích mái tính toán. Diện tích mái
tính toán được tính bởi từng diện tích của hệ thống thoát nước mái cộng lại. Các diện tích mái tính
toán cho phép tối đa với cường độ mưa khác nhau được đưa trong bảng 11-1 và 11-2, từ đó có thể
xác định được kích thước ống. Nếu dùng phương pháp này cần phải nội suy giữa hai cột lượng mưa
đã thống kê (mm/h). Khi biết kích thước đường ống, độ dốc, cường độ mưa thì có thể xác định
được diện tích mái tính toán cho phép tối đa theo bảng 11-1, 11-2.
Ví dụ: D = 150mm,
i = 1%,
q = 80mm/h,

—> Diện tích mái tính toán cho phép tối đa là 620m2.

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC H : THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT BỂ (THIẾT BỊ) THU DẦU MỠ TRONG NHÀ BỂP THƯƠNG MẠI.

Phụ lục H
NHỮNG QUY ĐỊNH KHI THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT
BỂ (THIẾT BỊ) THU DẦU MỠ TRONG NHÀ BẾP THƯƠNG MẠI

Phụ lục này có thể tham khảo, áp dụng trong quá trình thiết kế, thẩm tra, lắp đặt, nghiệm
thu...hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ chất thải cho nhà bếp trong các nhà hàng, dịch vụ, khách sạn...
trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

Quy định chung


Những quy định của phụ lục này sẽ áp dụng cho việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt, và kiểm tra các bể
(thiết bị) thu dầu mỡ dùng trong nhà bếp thương mại.

Các yêu cầu về xả nước thải


• Việc thải nước từ các thiết bị dùng nước và thiết bị hoạt động có chúa dầu mỡ như các chậu rửa bát, các
chậu rửa bình, xoong nồi, máy rửa bát, ấm đun nước và phễu thu sàn nằm ở vị trí có vật liệu chứa dầu
mỡ, có thể được thoát vào đường ống nước thải vệ sinh sau khi đã qua bể (thiết bị) thu dầu mỡ được cơ
quan có thẩm quyền chấp nhận.
• Nước thải từ các bệ xí, âu tiểu, và các thiết bị tương tự khác không được thoát qua bể (thiết bị) thu dầu
mỡ.
• Tất cả nước thải chỉ được thoát vào bể thu dầu mỡ thông qua đường ống vào đúng quy cách.

Thiết kế
• Bể thu phải xây dựng phù hợp với thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, và bể phải có tối
thiểu hai ngăn với đầy đủ các bộ phận được thiết kế để thu gom chất thải, dầu mỡ.
• Các bể thu phải có đủ số cửa lên xuống để đảm bảo làm vệ sinh được toàn bộ diện tích bể, cứ 3000mm
của chiều dài bể phải có ít nhất một cửa lên xuống. Nắp cửa được lắp kín khí và có kích thước tối thiểu là
500mm.
• Trong các khu vực dành cho giao thông đi lại, bể thu phải được thiết kế có thép gia cường và nắp chịu
lực đủ để đảm bảo an toàn khi các phương tiện giao thông đi trên đó.
Xem Hình H-1, Hình H-2, Hình H-3

HƯỚNG DẤN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC H : THIẾT KỂ. XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT BỂ (THIẾT BỊ) THU DẦU MỠ TRONG NHÀ BẾP THƯƠNG MẠI.

Hình H-1
Bể thu dầu mỡ hoặc rác nhà bếp

Hình H-2
Bể lắng cát, bùn, thu dầu mỡ

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC H : THIẾT KỂ, XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT BỂ (THIẾT BỊ) THU DẦU MỠ TRONG NHÀ BẾP THƯƠNG MẠI.

Hình H-3
Bể lắng bùn, sơ sợi, thu dầu mỡ

BẢNG H-1. Xác định kích thước bể thu dầu mỡ

(1) X (2) X (3) X (4) = (5)

Trong đó:

(1) Suất ăn phục vụ vào giờ cao điểm


(2) Lưu lượng nước thải
a. Khi có máy rửa bát đĩa ............................................................ lưu lượng 23 lít
b. Không có máy rửa bát............................................................. lưu lượng 19 lít
c. Bếp phục vụ đơn lẻ ................................................................. lưu lượng 7,6lít
d. Bộ phận thải chất thải thực phẩm ...................................... lưu lượng 3,8lít
(3) Thời gian giữ lại
Chất thải của bếp thương mại
Máy rửa bát đĩa.......................................................... 2.5 giờ
Bếp phục vụ đơn lẻ
Phục vụ đơn lẻ ........................................................... 1,5 giờ
(4). Các hệ số lưu giữ
Bếp thương mại được trang bị đầy đủ........................ 8 giờ hoạt động: 1
................................................................................................. 16giờ hoạt động: 2
................................................................................................. 24giờ hoạt động: 3
Bếp phục vụ đơn lẻ ........................................................................................... :1,5

HƯỚNG DẦN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Phụ lục K
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Phụ lục này đưa ra những yêu cầu và chỉ dẫn cho công tác xử lý nước thải từ các công trình trước
khi được xả vào hệ thống thoát nước chung. Nói chung, ở nước ta, khi mà chưa có đầy đủ các khu xử lý
nước thải tập trung với quy mô cho cả khu vực hoặc cả một địa phương, thì việc áp dụng giải pháp sử
dụng hệ thống xử lý nước thải cục bộ là hoàn toàn cần thiết.
Những nội dung chính của phụ lục này bao gồm:
1. Theo quy định nêu trong điều 7.13, cống thoát nước ngôi nhà có thể nối với hệ thống xử lý nước thải
cục bộ theo các điều khoản trong phụ lục này. Hệ thống xử lý được thiết kế trên cơ sở đặc điểm vị trí,
điều kiện đất đai, mực nước ngầm để thu gom hết các loại nước thải từ ngôi nhà và công trình. Hệ
thống xứ lý nước thải đơn giản bao gồm bể tự hoại, bãi lọc ngầm và giếng thấm hoặc công trình kết
hợp giữa bãi lọc ngầm và giếng thấm.
2. Hệ thống xử lý này không dùng cho các loại nước thải dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp có lưu
lượng lớn, có các chất thải khó phân hủy hoặc hệ thống thu dầu mỡ đã được quy định ở các điều
khoản của quy chuẩn.
3. Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế trên cơ sở tận dụng độ rỗng xốp và khả năng hấp thụ nước của
đất. Ở những nơi có mực nước ngầm cách mặt đất lừ 3600 mm trở xuống hoặc chỉ có lớp trên là đất
xốp (có khả năng hấp thụ), còn ở dưới là đá cứng hoặc đất không thấm nước thì cần xây bể tự hoại và
hệ thống bãi lọc ngầm chứ không dùng giếng thấm.
4. Tất cả các hệ thống xử lý nước thải cục bộ phải được thiết kế với số lượng giếng thăm, bãi lọc ngầm bổ
sung tối thiểu là 100% công suất yêu cầu của hệ thống ban đầu nếu hệ thống đó không hấp thụ được
hết lượng nước thải.
5. Khoảng cách tối thiểu từ hệ thống xử lý nước thải cục bộ đến các công trình trong khu vực được xác
định theo bảng K-1.

Xem minh hoạ tại các Hình K-1, K-2, K-3, K-4

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-1

Hệ thống Bể tự hoại với Rãnh lọc

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-2
Hệ thống Bể tự hoại với Giếng thấm

HƯỚNG DẲN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K- 3
Hệ thống Bể tự hoại với bãi lọc

HƯỞNG DẦN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-4
Hệ thống Bể tự hoại với giếng thấm kết hợp Rãnh lọc

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Dung tích bê tụ hoại


Dung tích phần nước của bể tự hoại có thể xác định theo bảng K-2, K-3 hoặc theo số đương lượng lớn
nhất theo bảng 7-3. Giá trị nào lớn hơn thì sẽ được sử dụng để tính dung tích bể tự hoại. Dung tích bể tự
hoại và hệ thống tiêu nước cho nó cũng được thiết kế dựa vào điều kiện đất đai như được nêu trong
bảng K-5.

Diện tích bãi lọc ngầm và giếng thấm


Diện tích bề mặt hấp thụ hiệu quả tối thiểu của bãi lọc ngầm hoặc của giếng thấm (m2) được xác định
dựa vào dung tích bể tự hoại theo (lít) hoặc lưu lượng nước thải ước tính, giá trị nào lớn hơn thì chọn
giá trị đó. Diện tích lọc (thấm) tối thiểu phụ thuộc vào cấu tạo lớp đất ở hố đào, như trong bảng K-4, và
được xác định như sau:
(1) Đối với bãi lọc ngầm, diện tích tối thiểu của đáy hào là 14m2. Tường bên của bãi lọc sâu hơn 300mm
nhưng không quá 900mm so với đường ống lọc. Diện tích tường bên của bãi lọc sẽ được cộng vào
diện tích đáy khi tính toán diện tích hấp thụ.
(2) Nơi bãi lọc thay thế cho hào, diện tích mỗi bãi lớn hơn các giá trị yêu cầu đối với các hào nêu trong
bảng tối thiểu là 50%.
(3) Diện tích hấp thụ hiệu quả tối thiểu trong giếng thấm được tính theo diện tích bề mặt trong thành
giếng tính từ dưới đường dẫn nước thải vào.
(5) Diện tích thấm lọc được tính tại đáy vùng hấp thụ với đơn vị là m2. Diện tích yêu cầu được tính dựa
vào bảng K-4 và nhân với hệ số 0,70.

Bể tự hoại
1. Bể tự hoại tối thiểu phải có 2 ngăn. Ngăn chứa của bể phải có dung tích tối thiểu là 2/3 dung tích
toàn bể và phải chứa được ít nhất l,8m3 nước thải, chiều rộng tối thiểu là 900mm và chiều dài tối
thiểu là 1500mm. Chiều sâu nước trong bể không nhỏ hơn 760mm nhưng không lớn hơn 1800mm.
Ngăn thứ hai của bể tự hoại dung tích tối thiểu là 0,65m3 và tối đa là 1/3 dung tích toàn bộ bể. Đối
với bể tự hoại dung tích trên 6,0m3, thì chiều dài ngăn thứ hai không được nhỏ hơn 1500mm.
2. Mỗi bể tự hoại phải có ít nhất hai cửa thăm có kích thước tối thiểu 500mm và có nắp đóng mở
được. Cửa thăm cần đặt ngay phía trên ống vào và ra của bể tự hoại. Nếu bể có chiều dài ngăn thứ
nhất lớn hơn 3600mm thì phải có thêm một cửa thăm đặt phía trên tường ngăn của bể.
3. Lỗ chừa cho đường ống ra, vào bể phải có kích thước tối thiểu bằng kích thước của ống nối. Đường
kính ống nối không được nhỏ hơn đường kính ống vào, ống ra của bể và tối thiểu là 100mm. Các
phụ kiện đường ống lắp đặt bên trong bể đều phải có tiết diện tương đương với đường ống nối và
cũng không nhỏ hơn 100mm đường kính.
4. Các phụ kiện dạng T (hoặc tương đương) lắp trong bể ở đầu ống vào và ống ra phải được kéo dài
đoạn trên cao hơn mặt nước ít nhất 100mm và đoạn dưới ngập sâu dưới mặt nước tối thiểu
300mm. Đáy ống vào phải cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm.
5. Ở vị trí thông nhau giữa các ngăn của bể phải lắp đặt bằng phụ kiện dạng cút lắp quay xuống ở ngăn
vào sao cho đáy ống quay xuống nằm ở nửa độ sâu của nước trong bể. Đường kính các cút này phải
tương đương với ống vào, nhưng không được nhỏ hơn 100mm. Cấm dùng phụ kiện bằng gỗ trong bể
tự hoại.
6. Tường bao của bể tự hoại phải cao hơn mặt nước trong bể ít nhất là 230mm. Nắp bể tự hoại phải cao
hơn lỗ thông hơi ngược trong bể tối thiểu là 50mm.
*

7. Nếu bể tự hoại đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa thăm bằng với cốt mặt nền.

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Xem minh họa tại Hình K-5

Hình K-5
Cấu tạo Bể tự hoại

• Trong trường hợp sử dụng bể tự hoại loại đúc sẵn thì cần phải lưu ý: bao giờ cũng phải chọn một (01) bể có
dung tích lớn hơn dung tích tính toán mà không được chọn hai (02) bể nhỏ hơn (để có dung tích tống cộng
lớn hơn dung tích tính toán) để lắp đặt cho công trình, vì việc lắp đặt hai bể như thế sẽ không đảm bảo
được nước thải từ công trình sẽ được chia đều tới hai bể, dẫn đến không đảm bảo được đúng tính năng của
bể. Xem minh hoạ tại Hình K-6

Hố ga phân phối

Hình K-6
Phương pháp không được sử dụng (ghép nối các bể tự hoại)

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Bãi lọc ngầm


1. Đường phân phối nước thải trong các bãi lọc ngầm có thể được xây bằng gạch có chừa lỗ, ống sành đục
lỗ, ống phibrô đục lỗ, ống polyethylen đục lỗ, ống PVC đục lỗ, ống ABS đục lỗ, hoặc các loại được duyệt
khác. Yêu cầu đối với các vật tư này là số lượng và độ lớn của các lỗ đục phải đảm bảo tốt nhất cho việc
thoát nước trong ống ra bãi lọc.
2. Trước khi đặt ống thoát nước thải và vật liệu lọc quanh ống thì rãnh đào phải được dùng cào để cào đi
một lớp khoảng 25mm nhằm thu gom hết bùn rác bẩn và làm cho bề mặt trong hào không bị lèn chặt.
Sau đó rải một lớp vật liệu lọc bằng đá sỏi, cuội loại từ 20mm đến 64mm hoặc vật liệu tương tự, với độ
dày và độ dốc theo quy định trong mục (5) của phần này. Sau khi đặt ống xong, rải tiếp một lớp vật
liệu lọc trên ống với độ dày theo quy định trong mục (5), trên cùng rải một lớp vật liệu như cót... hoặc
vật liệu tương tự được chấp nhận. Sau khi kiểm tra, nghiệm thu xong phần lắp đặt trên mới được tiến
hành san lấp đất toàn bộ tuyến đường ống.
3. Trong trường hợp có từ hai đường thoát nước vào bãi lọc ngầm trở lên thì phải có bể phân phối nước
ở đầu bãi lọc. Bể phân phối phải có kích thước phù hợp với số đường thoát nước. Các ống đầu ra của
bể phân phối đặt ở cùng độ cao và phải thấp hơn cốt ống đầu vào của bể ít nhất là 25mm.
4. Nếu theo tính toán, khi tổng chiều dài các đường thoát trong bãi lọc đã đến 150m mà vẫn không đủ để
thoát hết khối lượng nước thải thì cần phải bố trí bổ sung thêm bể trung hoà nước thải. Bể trung hoà
nước thải phải được trang bị xiphông tự động xả hoặc máy bơm xả cứ 3 đến 4 giờ xả một lần. Dung
tích bể thu gom phải tương đương từ 60% đến 75% lưu lượng thoát cùng lúc vào bể. Nếu tổng chiều
dài đường thoát trong bãi lọc vượt quá 300m thì bể trung hoà phải được trang bị 2 xiphông tự động xả
hoặc 2 bơm xả, và trong trường hợp này, mỗi bơm hoặc xiphông sẽ xả thải cho 1/2 bãi lọc.
5. Bãi lọc ngầm có cấu tạo như sau:

Tối thiểu Tối da


Số đường ống phân phối nước 1 -
Chiều dài mỗi đường ống, (m) - 30
Chiểu rộng đáy hào, (mm) 460 900
Khoảng cách giữa các tuyến ống (tâm đến
tâm), (m) 1,8 -
Độ dầy lớp đất lấp trên ống, (mm) 300 (tốt nhất là 460) -
Độ dốc các tuyến hào, (mm/m) Ngang bằng 25
Độ dầy lớp vật liệu lọc dưới ống phân phối
300 -
nước, (mm)
Độ dầy lớp vật liệu lọc trên ống phân phối, 50 -
(mm)

 Khoảng cách tối thiểu giữa các hào rãnh là 1200mm. Nếu độ sâu của rãnh từ 300mm trở lên thì cứ
sâu thêm 300mm, khoảng cách trên phải cộng thêm 600mm.
 Khoảng cách tâm đến tâm các tuyến thoát nước trong bãi lọc không được vượt quá 1800mm. Độ
dầy lớp lọc dưới ống lọc không được vượt quá 900mm.
 Các bãi lọc, hào rãnh, tầng lọc không được lót, bao bọc, phủ lấp bằng bê tông, hoặc các loại vật liệu
có thể làm giảm hiệu quả làm việc của hệ thống.
Xem minh họa tai các Hình K-7 đến K-16

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-7

Hình K -8

HƯƠNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K - 9

HƯỚNG DẪN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-10A
Phân phối theo thứ tự rãnh lọc

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Chiều dài tối đa là 3000mm


Các rãnh phải có chiều dài
xấp xỉ bằng nhau

Diện tích=l 500x300=0.45m2:

900mm

Diện tích tối thiểu của đáy rãnh


là 14m2:

Diện tích= 1500x( 300+900+300)=2.25m :2

900mm

Không tính lớp đá trên dòng chảy


(đáy) của ống lọc (ống đục lỗ).

Khi tăng độ dày của đá lên thì bề rộng


của rãnh cũng phải tang theo
Diện tích= 1500x(600+900+600)=3.15m2

900mm

Hình K - 11
Diện tích rãnh lọc

HƯỚNG DẪN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

(1)Diện tích hấp thụ= (B x L) + 0.6x2.x(0.6+L)=m2


(2)Diện tích hấp thụ= (B x L) + 0.9x2x(0.9+L)=m2

Hình K – 12
Diện lích hấp thụ

HƯỞNG DẲN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

6,0m X 24.0m

Hình K -13
Diện tích hấp thụ ước tính - Ví dụ 1

Căn hộ 4 phòng ngủ:


Bệ tự hoại 4.5 m2
Bãi lọc 42.0 m2
Hình K-14
Diện tích hấp thụ ước tính - Ví dụ 2

4.5m X 12.0m

12.0m
Hình K -15
Diện tích hấp thụ ước tính - Ví dụ 3

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-16
Diện lích hấp thụ ước lính - Ví dụ 4

Giếng thấm
(a) Dung tích của giếng thấm xác định dựa trên lượng nước thải xả vào đó, đặc điểm và độ rỗng của đất
phía dưới và được nêu ra trong điều K.3 của phụ lục.
(b) Nếu có nhiều giếng thấm cùng làm việc trong một hệ thống thì phải bố trí bổ sung bể phân phối,
hoặc nối với nhau thành hàng dãy.
(c) Đường kính tối thiểu của giếng thấm hình tròn là 1200mm. Đỉnh của vòm giếng tối thiểu phải sâu
460mm nhưng không được sâu hơn mặt đất quá 1200mm. Phải có đầy đủ ống thông hơi cho mỗi
giếng thấm.
Xem minh hoạ tại các Hình K-17A, K-17B

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K-17A
Giếng thấm

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Hình K - 17B
Sơ đồ cấu rạo miệng giếng thấm

• Tính toán diện tích hấp thụ của giếng thấm: xem Hình K-19; K-20 và Hình K-21.
Ví dụ 1: Một nhà ở có 4 phòng ngủ, theo bảng K-2 thì bể tự hoại có khối tích là 4.5m3. Giả thiết được
xây dựng trên vùng đất loại 3 (Đất cát lẫn sét - á sét), theo bảng K-4 diện tích hấp thụ là
0,010m2/L,
Diện tích hấp thụ cần thiết sẽ là: 0,010 X 4500 = 45m2
Giả sử giếng thấm có đường kính trong là 1,5m, chu vi tương ứng của giếng là 4,7m.
Như vậy độ sâu cần thiết của giếng (tính từ đáy đường ống vào) sẽ là: 45 m2/4,7m = 9,5m.
Xem Hình K-19

Ví dụ 2: Một nhà ở chung cư có 10 đơn nguyên, theo bàng K-2 thì bể tự hoại có khối tích là 13.0m3.
Giả thiết được xây dựng trên vùng đất loại 2 (Cát mịn), theo bang K-4 diện tích hấp thụ là 0,006m2/L.
Diện tích hấp thụ cần thiết sẽ là: 0,006 X 13000 = 78m2
Giả sử giếng thấm có đường kính trong là 1,5m, chu vi tương ứng cứa giếng là 4.7m.
Như vậy độ sâu cần thiết của giếng (tính từ đáy đường ống vào) sẽ là: 78 m2/4,7m = 16,6m.
Với độ sâu tính toán này, trên thực tế là bất lợi thì có thể sử dụng hai (02) giếng thấm nông hơn,
mỗi giếng có độ sâu 8,5m để áp dụng cho trường hợp này.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Xem Hình K-20

Ví dụ 3: Một nhà hát có lưu lượng thoát tính toán là 13.0m3/ ngày đêm. Giả thiết được xây dựng trên
vùng đất loại 3 (Đất cát lẫn sét -á sét), theo bảng K-4 lượng nước hấp thụ lớn nhất là 102L/ m2/
ngày đêm (24 giờ)
Diện tích hấp thụ cần thiết sẽ là: 13000L/102L/m2 = 130m2
Giả sử giếng thấm có đường kính trong là 1,5m, chu vi tương ứng của giếng là 4,7m.
Như vậy độ sâu cần thiết của giếng (tính từ đáy đưòng ống vào) sẽ là: 130m2/4,7m = 27,0m.
Với độ sâu tính toán này, trên thực tế là bất lợi thì có thể sử dụng ba (03) giếng thấm có cùng
đường kính nhưng nông hơn, mỗi giếng có độ sâu 9,0m để áp dụng cho trường họp này.
Xem Hình K-21

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Căn hộ 4 phòng ngủ:


Bệ tự hoại: 4.5m2
Giếng thấm:44m2

1 Giếng thấm:
Đường kính: 1.5m. Độ sâu (dưới ống vào):9m

Hình K - 19
Diện tích hấp thụ ước tính của giếng thấm - Ví dụ 1

Hình K - 20
Diện tích hấp thụ ước tính của giếng thấm - Ví dụ 2

Hình K - 21
Diện tích hấp thụ ước tính của giếng thấm - Ví dụ 3

HƯỚNG DẪN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Xử lý các chất thải


(a) Khi nước thải chứa lượng lớn các chất dầu mỡ, rác, chất cháy, cát và các chất khác, có thể ảnh
hưởng đến vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ thì cần phải lắp đặt các thiết bị tách sơ bộ đối
với các loại chất thải này.
(b) Việc lấp đặt các thiết bị tách và xử lý sơ bộ các chất thải phải phù hợp với quy chuẩn. Vị trí lắp đặt
các thiết bị này được nêu trong bảng K-1.
(c) Thiết bị tách tạp chất được thiết kế với số lượng không nhỏ hơn 2. Yêu cầu kết cấu phải phù hợp
với các tiểu phần trong điều K.5 của phụ lục.
(d) Thiết bị tách tạp chất đặt kín đối với nguồn thải phải dễ sử dụng. Các hố (giếng) phục vụ cần thiết
phải được vạch múc và kín hơi.
(f) Các chất thải từ thiết bị tách tạp chất có thể được nối với bể tự hoại hoặc các hệ thống xử lý sơ bộ
khác hoặc xả vào các tuyến cống của hộ thống thoát nước riêng.
(g) Các chỉ tiêu thiết kế kiến nghị (công thức có thể thích hợp với các tiêu chuẩn thải khác nhau của các
khu dân cư). Xem sơ đồ trang tiếp theo.

Công suất và dung tích các công trình xử lý nước thải cục bộ
(a) Dung tích phần nước của các công trình xử lý nước thải cục bộ, nước thải dịch vụ được xác định
theo công thức sau đây:
• Đối với bể tách dầu mỡ từ nước thải bếp ăn.
Wn = N1 x a1 x t x K (m3)
• Đối với bể lắng cát và tách dầu bãi đỗ rửa xe.
Wn = N2 x a2 x t x K (m3)
• Đối với bể lắng vớt xơ vải xưởng giặt là.
Wn = 2N3 x a3 x t x K (m3)
Trong đó:
N1, N2, N3 : Số khẩu phần ăn, số xe rửa, số máy giặt hoạt động trong giờ cao điểm.
a1, a2, a3 : Tiêu chuẩn thải nước xác định theo bảng K-3.
t: Thời gian lưu nước trong bể, (h).
- Nước thài từ máy rửa bát đĩa: t = 2,5 h.
- Nước thải nhà bếp đơn lẻ : t = 1,5 h.
- Nước thải chứa dầu mỡ : t = 2,0 h.
- Nước thải chứa xơ sợi: t = 2,0 h.

K : Hệ số sử dụng công trình phụ thuộc vào loại nước thải.


- Đối với nước thải từ nhà bếp trang thiết bị hoàn chỉnh với 8 h vận hành, K = 1; với 16 giờ
vận hành, K = 2; với 24 giờ vận hành, K = 3.
- Đối với nước thải từ nhà bếp đơn lẻ K = 1,5.
- Đối với nước thải rửa xe tự phục vụ K = 1,5 và có người phục vụ K = 2.
- Đối với nước thải xưởng giặt là K = 1,5.
(b) Dung tích bể tự hoại được xác định theo bảng K-2 hoặc theo cách sau đây:
- Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3 ngày thì:
W = 1,5 . Q (m3).
- Khi lưu lượng nước thải trên 5,5m3 ngày thì:

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỞNG DẦN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG xử LÝ NƯỚC THẢI cục BỘ

W = 0,75 . Q + 4,25 (m3).


Trong đó: Q - Lưu lượng nước thải trong ngày, (m3).
Các công trình xứ lý nước thải bậc hai sau bệ tự hoại xác định theo tổng lưu lượng trong 24 h.

BẢNG K-1. Khoảng cách an toàn đối với hệ thống xử lý nước thải
Khoáng cách nhỏ nhất theo chiều ngang Cổng thoát nước công Bể tự hoại Bãi lọc Giếng thấm hoặc hầm
yêu cầu đối với: trình (nhà) ngầm phân
Ngôi nhà hoặc công trình(1), (min) 610 1500 2400 2400
Đường ống cạnh bên khu vực sở hữu tư
Dọn sạch(1) 1500 1500 2400
nhân, (mm)
Giếng khoan cấp nước, (m) 15(3) 15 30 46
Sông suối, (m) 15 15 15(7) 3(7)
Cây cối, (mm) - 3000 - 3000
Giếng thấm hoặc hầm phân, (mm) - 1500 1500 3000
Bãi lọc ngầm, (mm) 1500 1200 (4) 1500
Tại vị trí đường ống cấp nước trong
nhà, (mm) 300(5) 1500 1500 1500
Thùng phân phối, (mm) - - 1500 1500
Tuyến ống áp lực công cộng, (mm) 3000(6) 3000 3000 3000

Chú ý: Khi bãi lọc ngầm hoặc giếng thấm đật trên đất dốc, khoảng cách ngắn nhất theo phương nằm
ngang giữa phần bất kỳ nào đấy của hệ thống lọc với mặt đất là 4600mm.
(1) Kể cả hành lang và bậc lên xuống, có phủ hoặc không phủ, đường đất, đường ra vào có lát, sân trong có
lát, vỉa hè có lát, đường xe đi lại hoặc công trình tương tự.
(2) Xem điều 3.12.3 của quy chuẩn này.
(3) Tất cả các đường ống thoát nước phải cách giếng khoan cấp nước sinh hoạt tối thiểu là 15m. Khoảng
cách này có thể giảm xuống không nhỏ hơn 7,6m khi đường ống thoát nước được xây dựng bằng vật
liệu được chấp nhận sử dụng cùng với công trình.
(4) Cộng thêm 600mm mỗi khi chiều sâu tăng thêm 300mm phía dưới đáy đường cống thoát nước, nếu độ
sâu ban đầu tối thiểu là 300mm (xem điều K.6).
(5) Xem điều 7.12.9 của Quy chuẩn này.
(6) Đối với công trình xây dựng song song, khi cắt ngang phải theo các yêu cầu của cơ quan y tế.
(7) Các khoảng cách theo phương nằm ngang tối thiểu cũng được áp dụng giữa bãi lọc ngầm, giếng thấm
với mực nước triều cao nhất trong biển.

HƯỞNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Bảng K-2. DUNG TÍCH BỂ TỰ HOẠI*

Gia đình đơn lẻ Nhiều gia đình hoặc Các sử dụng khác: Đương lượng Dung lích bé nhất của bể tự hoại
Số phòng ngủ căn hộ - một phòng thiết bị sử dụng lớn nhất theo (m3)
mỗi căn hộ bảng 7-3
1 hoặc 2 - 15 3,0
3 - 20 4,0
4 2 đơn nguyên 25 4,5
5 hoặc 6 3 33 5,5
- 4 45 7,5
- 5 55 8,5
- 6 60 9,5
- 7 70 10.5
- 8 80 11,0
- 9 90 12,0
10 100 13.0
-

- Phòng ngủ phụ, 568 lít cho một phòng.

- Trên 10 đơn vị nhà ở, cứ thêm 1 đơn vị nhà ở thì tăng 946 lít.

- Trên 100 đơn vị thiết bị dùng nước, cứ thêm 1 đơn vị thiết bị dùng nước thì tăng 95 lít.

BẢNG K - 3. Xác định lưu lượng nước thải và chất thải

Do nhiều yếu tố khác nhau nên không thể có các giá trị chính xác về lưu lượng nước thải và chất thải
trong các trường hợp. Khi thiết kế phải đánh giá từng trường hợp, nếu chọn các giá trị trong bảng này
cần phải trao đổi với cơ quan có thẩm quyền.
Dạng dịch vụ Lít/ngày
1. Sân bay 57/ 1 nhân viên
19/1 hành khách Kiểm tra bằng thiết
2. Trạm rửa xe ô tô
bị
3. Bãi chơi ... (chỉ tính quán bar) 284/1 làn đường
4. Các trại:
- Trại có hệ thống tiện nghi trung tâm 133/1 người
- Trại có xí dội nước, không tắm hương sen 95/1 người
- Trại ngày (không có ăn uống phục vụ) 57/1 người
- Trại nghỉ mùa hè hoặc các mùa 190/1 người
5. Nhà thờ 19/1 ghế
- Có chái thải nhà bếp 26,5/1 ghế
6. Phòng nhảy 19/1 người
7. Nhà máy
- Không có tắm hương sen 95/1 công nhân
- Có tắm hương sen 133/1 công nhân
- Nhà ăn, căng tin 19/1 cóng nhân
8. Bệnh viện 950/1 gường bệnh
- Riêng nước thải nhà bếp 95/1 gường bệnh

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

Dạng dịch vụ Lít/ngày


- Riêng nước thải giặt giũ 150/1 gường bệnh
9. Khách sạn (không chất thải nhà bếp) 230/ 1 phòng (2 người)
10. Viện nghiên cứu (nhà ở) 284/1 người
- Nhà nuôi dưỡng 473/1 người
- Nhà nghỉ 473/1 người
11. Xưởng giặt là, tự phục vụ
(tối thiếu 10 giờ trong ngày) 190/1 chu kỳ giặt
- Dịch vụ Theo đặc tính thiết bị
12. Khách sạn (nhà trọ) dọc đường 190/1 giường nghỉ
- Có nhà bếp 230/1 giường nghỉ
13 .Cơ quan 76/1 nhân viên
14. Bãi, nhà chứa xe 950/1 chỗ chứa
- Bãi giữ xe đi picnic (chỉ có xí) 76/1 chỗ giữ
- Giữ xe nghỉ ngơi
- Không có cấp nước đồng thời 284/1 chỗ giữ
- Có cấp nước và thoát nước đồng thời 380/1 chỗ giữ
15. Nhà hàng - quán cà phê 76/1 nhân viên
- Nước xí và vệ sinh 26/1 khách hàng
- Nước thải nhà bếp 23/1 khẩu phần ăn
- Thêm tách rác 3,8/1 khẩu phần ăn
- Thêm phòng cocktail 7,6/1 khách hàng
16. Trường học - Thầy cô giáo và nhân viên 76/1 người
- Học sinh phổ thông 57/1 người
- Học sinh trung cấp và đại học 76/1 sinh viên
- Thêm phòng thể dục, phòng tắm,... 19/1 sinh viên
- Thêm căng tin, nhà ăn 12/1 sinh viên
17. Ga bến tàu phục vụ, nhà vệ sinh
3800/ ngăn thứ nhất, thêm
1900/từng ngăn tiếp theo
18. Kho 76/1 nhân viên
- Có phòng nghỉ ngơi công cộng Thêm 3,8/4 m2 diện tích sàn
19. Bế bơi công cộng 38/1 người
20. Nhà hát, phòng Audio,... 19/1 ghế
- Phòng chơi xe 38/1 chỗ

HƯỚNG DẪN ÁP DUNG QC CẤP THOÁT NƯỚC


HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC K : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỤC BỘ

BẢNG K-4. Thông số thiết kế đối vói 5 loại đất


Diện tích lọc yêu cầu, Lượng nước hấp thụ lớn nhất, l/m2
Loại đất
(m2/l) diện tích lọc trong 24 giờ
1 Đất cát sỏi hoặc sỏi 0,005 205
2 Cát mịn 0,006 163
3 Đất cát lẫn sét (á sét) 0,010 102
4 Đất sét có phần lớn cát hoặc sỏi 0,022 45
5 Đất sét có 1 phần nhỏ cát hoặc sỏi 0,030 33

BẢNG K-5.

Diện tích lọc yêu cầu đối với dung tích bể tự hoại, Dung tích tối đa của bê tụ hoại,
(m2/l) (m3)

0,005 - 0,006 28,0


0,010 19,0
0,022 13,0
0,030 11,4

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QC CẤP THOÁT NƯỚC 313

You might also like