You are on page 1of 40

SAMPLE WRITING TASK 1 - BAR CHART

Cambridge 12 Test 5
The bar chart below shows the percentage of Australian men and women in
different age groups who did regular physical activity in 2010.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and
make comparisons where relevant.

Một số những lưu ý của đề này như sau:


● Đây tuy là dạng biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian nhưng chúng
ta hoàn toàn có thể mô tả số liệu đã thay đổi như thế nào theo nhóm tuổi
(tăng hay giảm).
● So sánh chủ yếu trong bài này là về các nhóm tuổi và sau đó là các giới
tính.
● Bài viết sử dụng thì quá khứ đơn vì số liệu được đo vào năm 2010.
● Khi viết bài này người viết cần liên tục paraphrase các từ vựng liên quan
đến nhóm tuổi đã được nhắc đến.
Bố cục bài viết như sau:
Introduction: Giới thiệu biểu đồ về nội dung của nó.
Overview: Thường thì số liệu của nữ (màu đậm hơn) sẽ cao hơn so với nam giới.
Đặc điểm số 2 là nữ giới thì có số liệu cao nhất ở nhóm tuổi 45 tới 54 trong khi đó
nam giới có số liệu cao nhất ở nhóm 15 đến 24.
Body 1: Mình mô tả số liệu của 3 nhóm tuổi đầu tiên (của cả nam và nữ).
Body 2: Mô tả và so sánh số liệu của nam và nữ trong 3 nhóm tuổi tiếp theo.

Bài mẫu tham khảo


The bar chart compares the proportions of Australians in both genders and various
age groups who exercised regularly in 2010.
It is obvious that higher percentages of females did physical activities than males at
that year. While the participation of 15-to 24-year-old males was highest, the largest
figure of females was recorded in 45 to 54 age group.
With people aged 15 to 24, 52.8% of males took up regular physical activities in
2010, 5.1% higher than that of females. While the former decreased with age to
39.5% of 38- to 44-year-olds, the latter showed a marginal increase to 52.5% of
people in that age group.
When people grew older, taking physical activities became quite popular among
females, attracting about 53% of people in 45 to 54 and 55 to 64 age groups. The
figures for males were much lower, at 43.1% and 45.1% respectively. Specially, the
participation of males and females aged 65 and over was nearly equal, at roughly
47% each.
(162 words)
Dịch bài mẫu
Biều đồ cột này so sánh tỉ lệ của những người Úc ở hai giới tính và thuộc nhiều nhóm
tuổi khác nhau tập thể dục thường xuyên vào năm 2010.
Rõ ràng rằng tỉ lệ phụ nữ mà tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên cao hơn
so với nam giới tại thời điểm đó. Trong khi sự tham gia của nam giới trong nhóm
tuổi từ 15 tới 24 là cao nhất, số liệu cao nhất của nữ giới là ở nhóm 45 tới 54.
Với những người trong độ tuổi từ 15 đến 24, 52.8% của nam tham gia vào hoạt động
thể chất thường xuyên, cao hơn 5.1% so với số liệu của nữ giới. Trong khi số liệu
nhắc trước (nam giới) giảm theo tuổi xuống chỉ còn 39.5% của nhóm tuổi 38-44, số
liệu nhắc sau (nữ giới) lại tăng nhẹ đến mức 52.5% ở nhóm tuổi này (38-44). Khi mọi
người trưởng thành hơn, tham gia hoạt động thể chất trở nên khá khổ biến với nữ
giới, thu hút khoảng 53% của phụ nữ ở độ tuổi 45-54 và 55-64. Số liệu cho nam giới
thì thấp hơn, ở mức 43.1% (nhóm 45-54) và 45.1% (nhóm 55-64). Đặc biệt, sự tham
gia của nam và nữ ở nhóm tuổi 65 và trên 65 thì gần như bằng nhau, ở mức khoảng
47% mỗi giới.
Cambridge 12 Test 7

The chart below shows how frequently people in the USA ate in fast food restaurants
between 2003 and 2013

– Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ cột có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy các bạn
cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
– Cách sử dụng thì: Các bạn chắc không còn lạ gì các thì thường sử dụng trong IELTS
Writing task 1 và các dấu hiệu nhận biết nữa đúng không?
Trong bài này, đương nhiên chúng ta sẽ sử dụng thì quá khứ đơn, vì các mốc thời gian
được nhắc đến đều là thời gian trong quá khứ. (2003, 2006, 2013)
– Đơn vị: Percent Cấu trúc bài viết
– Introduction: Paraphase lại đầu bài, biểu đồ nói về cái gì?
– Overview: Nêu xu hướng chung của biểu đồ. Con số nào có số liệu cao nhất?
– Body:
● Body 1: Mô tả số liệu bảng của năm 2003, so sánh tương quan số liệu các
đối tượng trong năm
● Body 2: Mô tả số liệu 10 năm sau đó, so sánh với năm 2003

Bài mẫu tham khảo


The bar chart compares how many times USA people ate in fast food stores from
2003 to 2013.
Overall, the most popular frequency of having meals in fast food stores of Americans
was once a week. The percentage of people eating fast food one or two times per
month experienced the most significant change over that time.
In 2003, nearly a third of Americans had meals in fast food restaurants once a week,
marginally higher than the figure for once or twice per month eaters. After 10 years,
while the former rose by about 2% in 2006 before a fall of roughly 5% in 2013, the
opposite trends were true for the latter, at 25% and around 33% respectively.
Initially, approximately 17% of USA people ate in those sites several times each
week, compared to about 13% of those eating only a few times a year. Both
frequencies did not change much significantly, recording around 15% each in 2013.
An amazing fact was that only about 5% of citizens in the USA did not eat in those
restaurants, which was slightly higher than the figure for daily eaters, but both
figures were nearly static over time.
(196 words)
Dịch bài mẫu
Biểu đồ cột so sánh số lần người Mỹ ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh từ năm 2003
đến năm 2013.
Nhìn chung, tần suất ăn phổ biến nhất trong các cửa hàng thức ăn nhanh của người
Mỹ là mỗi tuần một lần. Tỷ lệ người ăn thức ăn nhanh một hoặc hai lần mỗi tháng có
sự thay đổi đáng kể nhất trong giai đoạn này.
Trong năm 2003, gần một phần ba người Mỹ đã ăn trong các nhà hàng thức ăn
nhanh tuần một lần, cao hơn một chút so với số người ăn một lần hoặc hai lần mỗi
tháng. Sau 10 năm, trong khi số người ăn 1 lần mỗi tuần tăng khoảng 2% trong năm
2006 trước khi giảm khoảng 5% trong năm 2013, con số của lượng người ăn một
hoặc hai lần mỗi tháng thì ngược lại, lần lượt là 25% và khoảng 33%.
Ban đầu, khoảng 17% người dân Hoa Kỳ ăn ở những địa điểm này nhiều lần mỗi
tuần, so với khoảng 13% số người ăn chỉ vài lần một năm. Cả hai tần số không thay
đổi đáng kể, ghi nhận khoảng 15% mỗi năm vào năm 2013. Một thực tế đáng ngạc
nhiên là chỉ có khoảng 5% công dân Mỹ không ăn ở những nhà hàng này, cao hơn
một chút so với số người ăn hàng ngày, nhưng cả hai các con số gần như tĩnh theo
thời gian.

Cambridge 10 Test 3

The charts below show what UK graduate and postgraduate students who did not go
into full-time work did after leaving college in 2008.
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and
make comparisons where relevant.
– Dạng câu hỏi: Đây là Bar chart so sánh 2 đối tượng trong cùng 1 thời điểm nên bạn
phải biết cách chọn số liệu cho dạng biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian.
Đồng thời, bạn cũng nên trang bị một số cấu trúc miêu tả số liệu chất một chút để
tránh làm cho bài viết lan man, lạc đề.
– Thì sử dụng: Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được nhắc đến đều là thời gian
trong quá khứ.
– Đơn vị: Students
Cấu trúc bài viết
– Introduction: Paraphase lại đầu bài, biểu đồ cột nói về cái gì?
– Overview: Nêu xu hướng chung của biểu đồ, số liệu nào cao nhất. So sánh tương
quan giữa 2 nhóm đối tượng Graduates và Post-graduates. – Body:
● Body 1: Mô tả số liệu biểu đồ đầu tiên.
● Body 2: Mô tả số liệu biểu đồ thứ 2, so sánh tương quan 2 biểu đồ.

Bài mẫu tham khảo


The bar charts give information about occupation and study status of graduates and
postgraduates who did not work full time in the United Kingdom in 2008.
Overall, the numbers of students making a decision to study further were highest in
both groups. Besides, the figure for graduates who opted for each choice was
exponentially higher than the corresponding number of post-graduates.
Looking into the first chart, many students after tertiary education chose to study
further, standing just under 30 thousand. While the number of students who seeked
temporary jobs was about 18 thousand, the figure for jobless people was slightly
lower, at just over 16 thousand. By contrast, only 3.5 thousand graduates did unpaid
work. Moving to the second picture, the number of postgraduates pursuing higher
diploma was approximately 2.7 thousand, equivalent to under a tenth of the figure for
graduates. The number of students opting for part-time work was over 2.5 thousand,
which was about 0.9 thousand higher than that of people without work. In
comparison, only a minority of students worked as volunteers, with only 345.
(178 words)
Dịch bài mẫu
Các biểu đồ cột cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp và sau đại học, những người không làm việc toàn thời gian tại Vương quốc
Anh trong năm 2008.
Nhìn chung, rất nhiều sinh viên đưa ra quyết định học cao hơn ở cả hai nhóm. Bên
cạnh đó, lựa chọn nghề nghiệp của các sinh viên sau đại học cao hơn nhiều so với
những người chỉ tốt nghiệp đại học.
Nhìn vào biểu đồ đầu tiên, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đã chọn học
thêm, con số khoảng dưới 30 nghìn. Trong khi số lượng sinh viên tìm kiếm việc làm
tạm thời là khoảng 18 nghìn, thì số người thất nghiệp thấp hơn một chút, hơn 16
nghìn người. Ngược lại, chỉ có 3,5 nghìn sinh viên tốt nghiệp làm công việc không
được trả lương. Nhìn vào biểu đồ thứ 2, số lượng sinh viên sau đại học theo đuổi
bằng tốt nghiệp cao hơn là khoảng 2,7 nghìn, tương đương dưới một phần mười của
con số cho sinh viên
tốt nghiệp. Số lượng sinh viên chọn làm việc bán thời gian là hơn 2,5 nghìn, cao hơn
khoảng 0,9 nghìn so với số người không làm việc. Trong khi đó, chỉ có một số ít sinh
viên làm tình nguyện viên, chỉ với 345 người.

Cambridge 9 Test 2
The chart below shows the total numbers of minutes (in billions) of telephone calls
in the UK, divided into three categories from 1995 to 2002.
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and
make comparisons where relevant.
– Dạng câu hỏi: Bar chart có sự thay đổi theo thời gian. Ngoài việc so sánh để làm nổi
bật những điểm giống/ khác nhau của số liệu người viết cũng cần phải chỉ ra sự thay
đổi của số liệu này theo thời gian.
– Thì sử dụng: Thì quá khứ đơn
– Đơn vị: Billion minutes
Cấu trúc bài viết
– Introduction: 1 câu –Paraphase lại đề thi bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
– Overview: Khẳng định đối tượng có số liệu cao nhất. So sánh tương quan với các số
liệu còn lại. – Body:
● Body 1: Mô tả số liệu năm 1995 của các đối tượng. So sánh giữa các đối
tượng khác nhau.
● Body 2: Đưa ra số liệu các năm còn lại, nêu xu hướng phát triển của từng
đối tượng.
Bài mẫu tham khảo
The bar chart compares the duration of telephone calls made by different lines in the
UK between 1995 and 2002
Obviously, local-fixed line was the most common call type in this nation over that
time. The numbers of minutes of telephone calls using national and international –
fixed line and mobiles increased, but the figure for local-fixed line rose and then fell
back.
In 1995, local-fixed line was used to make calls during more than 70 billion minutes,
doubling the figure for national and international-fixed line. At that time, mobile
phone was not a common way to make call, with its total duration being only about 3
billion minutes.
From that year to 1999, local fixed line was used more frequently, with its figure
reaching 90 billion minutes, but four years after that, this figure fell back to the
initial point. In comparison, national and international-fixed line usage climbed
gradually to 60 billion minutes, compared to a sharper growth in the duration of
mobile phone calls which recorded around 45 billion minutes in 2002.
(173 words)
Dịch bài mẫu
Biểu đồ thanh so sánh thời lượng các dạng cuộc gọi điện thoại Vương quốc Anh từ
năm 1995 đến năm 2002.
Rõ ràng, điện thoại cố định là kiểu gọi phổ biến nhất ở Anh khoảng thời gian này. Số
phút gọi điện thoại sử dụng đường dây cố định và điện thoại cố định trong nước và
quốc tế tăng lên, những con số cho dòng cố định địa phương tăng và sau đó giảm.
Năm 1995, đường dây cố định địa phương được sử dụng để thực hiện các cuộc gọi
trong hơn 70 tỷ phút, gấp đôi con số cho đường dây cố định trong nước và quốc tế.
Vào thời điểm đó, điện thoại di động chưa phổ biến, với tổng thời lượng của nó chỉ
khoảng 3 tỷ phút.
Từ đó đến 1999, đường dây cố định khu vực được sử dụng thường xuyên hơn, với con
số đạt 90 tỷ phút, nhưng bốn năm sau đó, con số này đã giảm trở lại điểm ban đầu.
Trong khi đó, mức sử dụng đường dây cố định trong nước và quốc tế đã tăng dần lên
60 tỷ phút, so với mức tăng trưởng rõ rệt hơn trong thời gian gọi điện thoại di động
đạt khoảng 45 tỷ phút vào năm 2002.

Cambridge 6 Test 4

The charts below give information about USA marriage and divorce rates between
1970 and 200, and the marital status of adult Americans in two of the years.
Summarise the information by selecting and reporting the main features and make
comparison where relevant.
Phân tích đề thi
– Dạng câu hỏi: Đây là dạng bài mix (biểu đồ kết hợp), có 2 biểu đồ cùng loại, có sự
thay đổi về thời gian và chúng ta phải miêu tả cả 2 biểu đồ và xu hướng biến động của
số liệu.
– Thì sử dụng: Quá khứ đơn
– Đơn vị: Percent, million
Cấu trúc bài viết
– Introduction: Paraphase lại đầu bài. Viết 2 câu. Mỗi câu nêu nội dung ở một biểu
đồ.
– Overview: Nêu xu hướng chung của từng biểu đồ. (Không cần so sánh 2 biểu đồ
với nhau). – Body:
● Body 1: Mô tả số liệu 2 biểu đồ vào năm 1970.
● Body 2: Mô tả số liệu 2 biểu đồ sau 30 năm. (2000), so sánh tương quan
về thời gian.

Bài mẫu tham khảo


The first chart compares the quantities of marriages and divorces from 1970 to 2000
and the second one shows the marital status of mature people in America in two
years, 1970 and 2000 only.
Overall, the marriage number decreased while the divorce quantity showed a rise in
some years in this nation. Most adults got marriage in two years and the divorce
rate, despite being trivial, climbed over the years.
In 1970, 70% of mature Americans married, equivalent to 2,5 million people. The
number of people who had never married accounted for 15%, and the percentage of
widowed people was under 10%. At the time, about 1 million divorces happened,
equaling to only about 1%.
After 30 years, the marriage rate decreased by about 10%, which was demonstrated
by a gradual fall in the number of marriages to 2 millions. The number of divorces,
in spite of a growth of about 0.5 million in the first decade, nearly stayed unchanged
after
that, but its rate recorded a rise to nearly 10% in 2000. In comparison, the
proportions of people unmarried or widowed changed marginally by up at 5% only.
(189 words)

Dịch bài mẫu


Biểu đồ đầu tiên so sánh số lượng kết hôn và ly dị từ năm 1970 đến năm 2000 và biểu
đồ thứ hai cho thấy tình trạng hôn nhân của người trưởng thành ở Mỹ cũng trong
giai đoạn này.
Nhìn chung, số lượng kết hôn giảm trong khi số lượng ly hôn cho thấy sự gia tăng.
Hầu hết người trưởng thành đã kết hôn trong hai năm và tỷ lệ ly hôn, mặc dù ít,
nhưng có tăng trong thời gian này.
Năm 1970, 70% người Mỹ trưởng thành kết hôn, tương đương với 2,5 triệu người. Số
người không kết hôn chiếm 15%, và tỷ lệ góa phụ dưới 10%. Vào thời điểm đó,
khoảng 1 triệu vụ ly hôn đã xảy ra, tương đương với khoảng 1%.
Sau 30 năm, tỷ lệ kết hôn giảm khoảng 10%, cụ thể số lượng hôn nhân giảm xuống
còn 2 triệu. Số lượng ly hôn, mặc dù tăng trưởng khoảng 0,5 triệu trong thập kỷ đầu
tiên, gần như không thay đổi sau đó, và tăng gần 10% vào năm 2000. Tỷ lệ người
không kết hôn hoặc góa phụ thay đổi nhẹ chỉ ở mức 5%.

Đề thi thật IELTS Writing task 1

The chart shows the average daily minimum and maximum levels of air
pollutants in four cities in
2000.
Phân tích đề thi
– Đề bài: Dạng câu hỏi bar chart không có sự thay đổi theo thời gian. Người viết tập
trung so sánh để làm nổi bật những điểm giống/ khác nhau của số liệu giữa 4 thành
phố.
– Thì sử dụng: Thì quá khứ đơn (thời điểm so sánh là năm 2000)

Cấu trúc bài viết


– Introduction: Paraphase lại đề thi bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
– Overview: Khẳng định Mexico là quốc gia có mức ô nhiễm cao nhất. Nêu so sánh
tương quan từng đối tượng ở các thành phố.
– Body:
● Body 1: Mô tả số liệu của nhóm 1: Mexico và Los Angeles. Có sự tương
đồng về xu hướng.
● Body 2: Mô tả số liệu của nhóm còn lại: Beijing và Calcuta. Lượng SO2>
NO2.
Giải đề thi IELTS Writing task 1
Bài mẫu tham khảo
The bar chart compares the maximum and minimum amounts of SO2 and N2O
released in Los Angeles, Calcutta, Beijing and Mexico City in 2000.
It is obvious that Mexico City was always responsible for the highest production of
these two air pollutants. While in Mexico City and Los Angeles, more N2O was
produced than SO2, the opposite was true for the other places.
In Mexico City, 207 micrograms was the maximum level of N2O emitted, nearly
doubling the smallest figure. These two levels were slightly higher than the
production of SO2, at 200 and 80 micrograms per m3 respectively. The similar
pattern was repeated in Los Angeles where the production of N2O ranged from only
39 to 104 but the maximum and minimum amounts of SO2 were trivial.
As for Beijing and Calcutta, more SO2 was released than N2O. The SO2 emission in
Beijing reached up to 130 micrograms per m3, fivefold higher than the lowest
number but N2O emissions peaked at 54 and hit the lowest point at 14. In Calcutta,
the disparity between SO2 and CO2 emissions was marginal, ranging around 30 and
50 micrograms only.

(188 words)
Tạm dịch bài mẫu
Biểu đồ cột so sánh lượng tối đa và tối thiểu khí SO2 và N2O được tạo ra tại Los
Angeles, Calcutta, Bắc Kinh và Mexico City vào năm 2000.
Rõ ràng là Mexico luôn tạo ra lượng chất ô nhiễm không khí cao nhất. Trong khi ở
Mexico City và Los Angeles, nhiều N2O được sản xuất hơn SO2, Bắc Kinh và Calcuta
thì ngược lại.
Ở Mexico City, mức N2O tối đa là 207 microgram, gần gấp đôi con số nhỏ nhất. Hai
mức này cao hơn một chút so với lượng SO2, lần lượt là 200 và 80 microgram /m3.
Điều tương tự được lặp lại ở Los Angeles, nơi mà lượng N2O dao động từ 39 đến 104
trong khi số lượng SO2 tối đa và tối thiểu nhỏ hơn nhiều.
Đối với Bắc Kinh và Calcutta, lượng SO2 nhiều hơn lượng N2O. Lượng SO2 ở Bắc
Kinh lên tới 130 microgam/ m3, cao hơn gấp 5 lần so với lượng tối thiểu nhưng N2O
mức cao nhất chỉ là 54 và thấp nhất ở 14. Tại Calcutta, chênh lệch giữa SO2 và
lượng khí thải CO2 không nhiều, chỉ khoảng 30 và 50 microgram.

Đề thi IELTS Writing task 1

The chart shows the proportion of renewable energy in total energy supply in four
countries from 1997 to
2010

Phân tích đề thi


– Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ cột có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy các bạn
cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
– Cách sử dụng thì: Sử dụng thì Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được nhắc đến
đều là thời gian trong quá khứ.
– Đơn vị: Percent
Cấu trúc bài viết
– Introduction: Paraphrase đầu bài: Nội dung chính của biểu đồ.
– Overview: Chỉ ra hai đặc điểm chính của biểu đồ: quốc gia có lượng năng lượng
tái chế lớn nhất. Các quốc gia có xu hướng tăng và các quốc gia có xu hướng giảm.
– Body:
● Body 1: Mô tả số liệu của 2 quốc gia có xu hướng tang là Iceland và
Turkey, so sánh tương quan.
● Body 2: Mô tả số liệu 2 quốc gia còn lại.

Bài mẫu tham khảo


The bar chart compares the proportion of renewable energy used in Australia,
Sweden, Iceland and Turkey in three years, 1997, 2000 to 2010.
It is clear that Iceland had the highest renewable energy consumption over the
period shown. The percentages of this energy source in the total energy supply
increased in Iceland and Sweden but decreased in Australia and Turkey.
In 1997, nearly a half of total energy consumed in Iceland was renewable, which
climbed gradually by around 12% each period and still ranked top. In comparison,
renewable energy accounted for roughly 37% of the total supply in Turkey in 1997,
but then this figure rose to just over 40% in 2000 before a decline to around 34% in
2010.
Australia and Sweden only used a trivial percentage of renewable energy. Under
10% of the total energy supply in the former was renewable, which declined
marginally to a half in 2010. However, the opposite was true for Sweden. (158
words)

Tạm dịch bài mẫu


Biểu đồ thanh so sánh tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng ở Úc, Thụy Điển,
Iceland và Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm, 1997, 2000 và 2010.
Rõ ràng là Iceland có mức tiêu thụ năng lượng tái tạo cao nhất trong giai đoạn này.
Tỷ lệ phần trăm của nguồn năng lượng này trong tổng cung năng lượng tăng ở
Iceland và Thụy Điển nhưng giảm ở Úc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1997, gần một nửa tổng số năng lượng tiêu thụ ở Iceland đã được tái tạo, tăng
dần khoảng 12% mỗi giai đoạn và vẫn xếp hạng cao nhất. Trong khi đó, năng lượng
tái tạo chiếm khoảng 37% tổng nguồn cung ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1997, nhưng con số
này đã tăng lên hơn 40% vào năm 2000 trước khi giảm xuống khoảng 34% trong năm
2010.
Úc và Thụy Điển chỉ sử dụng một tỷ lệ nhỏ năng lượng tái tạo. Dưới 10% tổng nguồn
cung cấp năng lượng của Úc đã được tái tạo, giảm xuống còn một nửa trong năm
2010. Tuy nhiên, Thuỵ Điển lại có xu hướng tăng.
Đề thi IELTS Writing task 1

The charts show the percentage of income spent on food and other goods in 3
European countries from 1998 –
2008.
Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy các
bạn cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
– Cách sử dụng thì: Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được nhắc đến đều là thời
gian trong quá khứ. – Đơn vị: Percent

Cấu trúc bài viết


– Introduction: Paraphase lại đầu bài, biểu đồ nói về cái gì?
– Overview: Xu hướng gia tăng tiêu thụ vào các mặt hàng qua giai đoạn này.
– Body:
● Body 1: Miêu tả các số liệu cho thực phẩm, tương quan giữa các quốc gia
trong 1 thập kỷ từ 1998 đến 2008.
● Body 2: Làm tương tự với các sản phẩm khác qua giai đoạn này.

Bài mẫu tham khảo


The two bar charts compare the proportion of income paid for food and other goods
in France, Germany and England in two years, 1998 and 2008.
Overall, a higher percentage of earnings was used for those two categories in each
country over the 10-year period. In 1998, Germany recorded the highest proportions
of spending but in 2008, the figures for France ranked top.
As for food, Germans expended a quarter of their income on this category in 1998,
which increased by only 5% after 10 years. However, France experienced the most
significant increase from 15% to reach a peak of 40% in 2008. In England, they did
not allocate much of their income for this category, at 10% and 15% respectively. In
terms of other goods, roughly 17% of income in Germany went on this group,
doubling the figures in France and England. However, after a decade, while
Germany only recorded a marginal increase of just over 5%, spending of France and
England took up 40% and 35% respectively.

(169 words)
Tạm dịch bài mẫu
Hai biểu đồ thanh so sánh tỷ lệ thu nhập chi trả cho thực phẩm và hàng hóa khác ở
Pháp, Đức và Anh trong hai năm, 1998 và 2008.
Nhìn chung, qua giai đoạn 10 năm, số tiền chi trả cho 2 mặt hang này ở các nước có
xu hướng tăng. Năm 1998, Đức chiếm tỷ lệ chi tiêu cao nhất nhưng trong năm 2008,
số liệu của Pháp được xếp hạng cao nhất.
Đối với thực phẩm, người Đức chi tiêu một phần tư thu nhập của họ vào năm 1998,
con số này tăng 5% sau 10 năm. Tuy nhiên, Pháp đã trải qua mức tăng đáng kể nhất
từ 15% lên mức cao nhất là 40% năm 2008. Ở Anh, họ không phân bổ nhiều thu
nhập của họ cho hạng mục này, lần lượt là 10% và 15%.
Về mặt hàng hóa khác, người Đức đầu tư khoảng 17% thu nhập vào nhóm này, gấp
đôi số liệu ở Pháp và Anh. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, trong khi Đức tăng nhẹ chỉ
hơn 5%, con số của Pháp và Anh lại tang lên lần lượt chiếm 40% và 35%.

Đề thi IELTS Writing task 1

The chart below shows the number of films produced by five countries in three
years
.
Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy các
bạn cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
– Cách sử dụng thì: Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được nhắc đến đều là thời
gian trong quá khứ. – Đơn vị: Film

Cấu trúc bài viết


– Introduction: Paraphase lại đầu bài, biểu đồ nói về cái gì?
– Overview: Nêu xu hướng chung của biểu đồ. Tỉ lệ sản xuất phim qua các năng của
A, D biến động, còn lại tăng. A là nước sản xuất phim nhiều nhất.
– Body:
● Body 1: Mô tả số lượng và xu hướng phim được sản xuất bởi A, B (2 nước
có số lượng lớn hơn cả)
● Body 2: Nêu số liệu lần lượt của D,C, E và so sánh tương quan qua 3 thời
điểm.

Giải đề thi IELTS Writing task 1


Bài mẫu tham khảo
The bar chart compares the production of films in five nations from 2007 to 2009.
Obviously, A was the largest film producer among those countries in this period. The
numbers of films that B, C and E produced increased over that time, but the figures
for A and D showed some fluctuations.
In 2007, the quantity of films produced in country A was highest, at nearly 90, which
then stabilized till 2008 before a minimal fall of about 8 films in 2009. Ranking at the
second position in country B, which was responsible for the production of 50 films
initially. After that, its production rose by 20 films in the following two years.
Countries C, D and E were not much famous for film production. In 2007, D
produced around 15 films, doubling the figures for C and E. Two years after that,
while the former production oscillated slightly to end at the beginning point, the
latter figures grew gradually to nearly 20 and 12 respectively.
(166 words)

Tạm dịch bài mẫu


Biểu đồ cột so sánh việc sản xuất phim ở năm quốc gia từ năm 2007 đến năm 2009.
Rõ ràng, A là nhà sản xuất phim lớn nhất trong giai đoạn này. Số lượng phim do B,
C và E sản xuất có xu hướng tăng trong giai đoạn này, trong khi A và D cho thấy
một số biến động.
Trong năm 2007, số lượng phim được sản xuất ở quốc gia A cao nhất, gần 90, sau đó
ổn định cho đến năm 2008 trước khi giảm còn khoảng 8 phim vào năm 2009. Ở vị trí
thứ hai là B, với 50 bộ phim thời điểm đầu. Sau đó, sản lượng đã tăng 20 bộ phim
trong hai năm tiếp theo.
Các nước C, D và E quá nổi bật về hoạt động sản xuất phim. Trong năm 2007, D sản
xuất khoảng 15 bộ phim, gấp đôi con số của C và E. Hai năm sau đó, trong khi lượng
phim của D có biến động và kết thúc tại điểm bắt đầu, C và E tăng lên lần lượt là
gần 20 và 12.
Đề thi IELTS Writing task 1

The chart below shows predicted and actual figures for the population of three

cities in the world in both years 1990 and 2000.


Summarize the information by selecting and reporting the main features, make
and comparisons where relevant.

Đề bài: Dạng câu hỏi bar chart có sự thay đổi theo thời gian. Người viết ngoài việc
so sánh để làm nổi bật những điểm giống/ khác nhau của số liệu cũng cần phải chỉ
ra sự thay đổi của số liệu này theo thời gian.
– Thì sử dụng: Thì quá khứ đơn

Cấu trúc bài viết


– Introduction: 1 câu – Paraphase lại đề thi bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
– Overview: Khẳng định dân số có gia tăng trong 10 năm, nhưng không đạt mức dự
đoán.
– Body:
● Body 1: Đưa số liệu cụ thể của thành phố đông dân nhất, so sánh với 2
thành phố còn lại
● Body 2: Lần lượt đưa số liệu về dân số dự đoán của 3 thành phố và so sánh
với con số thực tế
Bài mẫu tham khảo
The bar chart compares the population in Jakarta, Shanghai and Sao Paulo in 1990
with the prediction for 2000 and actual figures in that year.
It is clear that population in those cities all increased over the last decade of the 19th
century, with the highest figures recorded in Sao Paulo. Furthermore, the expected
figures made in 1990 about the population in 2000 were always higher other the
actual ones.
In 1990, Sao Paulo was the most populated place, with 15 million people settling
there. This figure was 2 million higher than the population in Shanghai, while 8
million people lived in Jakarta.
At that year, it was predicted that the population in Sao Paulo would climb to 24
million but the actual figure was only 18 million. Similarly, Shanghai and Jakarta
were expected to have 17 and 14 million inhabitants in 2000, but the real figures
were much lower, at 12 and 11 million respectively.
(156 words)
Tạm dịch bài mẫu
Biểu đồ cột so sánh dân số ở Jakarta, Thượng Hải và Sao Paulo vào năm 1990 với
dân số dự đoán và thực tế năm 2000.
Rõ ràng, dân số ở các thành phố này đều tăng trong thập kỷ cuối của thế kỷ 19, với số
liệu cao nhất được ghi nhận ở Sao Paulo. Hơn nữa, những con số dự kiến được thực
hiện vào năm 1990 về dân số vào năm 2000 luôn cao hơn những con số thực tế. Năm
1990, Sao Paulo là nơi đông dân nhất, với 15 triệu người định cư ở đó. Con số này
cao hơn 2 triệu dân so với Thượng Hải, và chỉ có 8 triệu người sống ở Jakarta. Cùng
năm đó, dân số dự đoán ở Sao Paulo lên tới 24 triệu người nhưng con số thực tế chỉ
là 18 triệu. Tương tự, Shanghai và Jakarta dự kiến có 17 và 14 triệu dân vào năm
2000, nhưng con số thực tế thấp hơn nhiều, lần lượt là 12 và 11 triệu.
Đề thi IELTS Writing task 1

The graph below shows the percentage of people going to cinemas in one
European country on different
days.

Một số lưu ý với đề bài này


● Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy
các bạn cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
● Cách sử dụng thì: Sử dụng thì Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được
nhắc đến đều là thời gian trong quá khứ.
● Đơn vị: Percent
Cấu trúc bài viết
Introduction: Paraphrase lại nội dung biểu đồ để miêu tả xem biểu đồ nói về vấn đề
gì.
Overview: Chỉ ra hai đặc điểm chính của biểu đồ
● Số lượng người đến rạp chiếu phim vào cuối tuần cao hơn số lượng người
đến vào những ngày trong tuần.
● Số liệu cao nhất trong 3 năm là thứ Bảy. Body: Chia thành 2 đoạn bodies
nhỏ như sau
● Body 1: Miêu tả về số liệu của các ngày trong tuần trong cả 3 năm ○ Thứ
hai, thứ ba và thứ năm: Số liệu mọi người đến rạp khá dao động.
○ Thứ tư: Số lượng mọi người đến rạp giảm từ 15% đến 10%.
○ Thứ sáu: Số lượng mọi người đến rạp không thay đổi, ở mức 30%.
● Body 2:
○ Thứ bảy: Số lượng mọi người đến rạp tăng từ 40% lên 5% rồi lại
giảm gần 5% vào năm 2007.
○ Chủ nhật: Số lượng mọi người đến rạp cũng tăng từ 30% lên
khoảng 5% trước khi giảm 5% vào năm 2007.

Bài mẫu tham khảo


The bar chart compares the percentage of cinema-goers during seven days of the
week from 2003 to 2007.
It is clear that at weekend, a higher proportion of people chose to go to cinema than
during weekdays, with the highest figures in three years belonging to Saturday.
In terms of Monday, Tuesday and Thursday, the proportions of cinema visitors
showed many fluctuations, and its peaks were under 15% in 2005, 20% in 2003 and
around 18% in 2007 respectively. Over that time, a lower percentage of people went
to this place on Wednesday, falling from over 15% to under 10%. In contrast, the
attendance on Friday reached a plateau at 30% in three years.
Looking at the figures on weekend, 40% of people had visited cinema on Saturday by
2003, 10% higher than Sunday’s. Both figures then climbed by roughly 10% in the
following two years before a decline of approximately 5% in 2007.
(154 words)

Tạm dịch bài mẫu


Biểu đồ so sánh tỷ lệ những người đến rạp chiếu phim trong suốt bảy ngày trong
tuần, từ năm 2003 đến 2007.
Rõ ràng rằng tỷ lệ mọi người đến rạp chiếu phim vào cuối tuần cao hơn những ngày
trong tuần, với những con số cao nhất trong cả 3 năm rơi vào thứ bảy.
Vào thứ hai, thứ ba và thứ năm thì tỷ lệ của những người đến rạp chỉ ra nhiều sự dao
động, và số liệu cao nhất cho lần lượt là 15% trong năm 2005, 20% trong năm 2003
và khoảng 18% năm 2007. Cũng trong khoảng thời gian đó, có ít người đến rạp
chiếu phim vào thứ tư hơn, số liệu giảm từ hơn 15% xuống dưới 10%. Ngược lại,
lượng người đến rạp chiếu phim vào thứ sáu không có sự thay đổi nào, vẫn ở mức
30% trong cả 3 năm.
Vào những ngày cuối tuần, có 40% mọi người đến rạp chiếu phim vào thứ bảy năm
2003, cao hơn 10% so với lượng người đến rạp vào chủ nhật. Cả hai số liệu này sau
đó đều tăng lên khoảng hơn 10% trong hai năm tiếp theo trước khi giảm một khoảng
gần 5% vào năm 2007.
Đề thi IELTS Writing task 1

The chart below shows the annual pay (thousands of US dollars) for doctors and
other workers in seven countries in
2004

Phân tích đề thi


– Đề bài: Dạng câu hỏi bar chart không có sự thay đổi theo thời gian. Người viết chú
trọng nêu các con số cụ thể của đối tượng và so sánh tương quan giữa các đối
tượng.
– Thì sử dụng: Thì quá khứ đơn.
– Đơn vị: thousands of US dollars

Cấu trúc bài viết


– Introduction: 1 câu – Paraphase lại đề thi bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
– Overview: Hẳn các bạn đều biết, cách viết overview đạt điểm cao trong IELTS
Writing Task 1 chỉ xoay quanh nêu số liệu cao nhất/thấp nhất hay đặc điểm nổi bật
của đối tượng so sánh thứ nhất. Vì thế trong bài này, bạn nên làm rõ: Quốc gia nào
có số liệu lương cao nhất, so sánh số liệu giữa 2 đối tượng trong cùng 1 quốc gia. –
Body:
● Body 1: Các quốc gia có số liệu lớn nổi bật, so sánh các số liệu giữa mức
thu nhập của ngành Y và các ngành khác
● Body 2: Mô tả số liệu các quốc gia còn lại

Bài viết mẫu


The bar chart compares the payment each year for doctors and other workers in
different nations in 2004.
Overall, the US paid the largest annual salary for both positions and also recorded
the widest gap between these two figures. Doctors’ salaries were always higher than
other workers’.
In 2004, annual payment for doctors in the US was 120 thousand US dollars, which
nearly tripled the amount of money that other workers in this country received. The
figures for doctors in France and Switzerland were equal, at about 70 thousand US
dollars, but other workers in the former were paid lower than in the latter, at about
40 and 30 thousand dollars.
In Germany and Czech, doctors were offered roughly 65 thousand dollars each year,
compared to 60 in Italy. The lowest payment for this job was found in Finland, with
only 50 thousand US dollars. Meanwhile, this nation offered a higher annual
payment for other workers, at 25 thousand US dollars, than in Italy, Czech and
Germany where they were offered equally, at 20 thousand dollars.
(176 words)

Các từ vựng/ cấu trúc cần chú ý


– payment (n): the act of paying someone or something or of being paid – Chi trả Ex:
There will be a penalty for late payment of bills.
– triple (v): three times as much or as many as something – Gấp 3 lần Ex:The library
will be triple the size of the existing main library.
– the former (n): used to refer to the first of two things or people mentioned – Số liệu
được nêu trước
Ex: This beautiful old building has been restored to its former glory.
– the latter (n): the second of two things or people mentioned – Số liệu nêu sau
Ex: He presented two solutions. The latter seems much better.
– offer (v): offer something to make something available or to provide the
opportunity for something – Được trả
Ex: The job didn’t offer any prospects for promotion.
– Meanwhile = while: while something else is happening – Trong khi đó
Ex: The doctor will see you again next week. Meanwhile, you must rest as much as
possible.

Tạm dịch bài mẫu


Biểu đồ thanh so sánh thanh toán hàng năm cho các bác sĩ và các công việc khác ở
các quốc gia khác nhau trong năm 2004.
Nhìn chung, Mỹ trả mức lương hàng năm cao nhất cho cả hai vị trí và cũng ghi nhận
khoảng cách lớn nhất giữa hai số liệu này. Tiền lương của bác sĩ luôn cao hơn
những người lao động khác.
Năm 2004, thanh toán hàng năm cho các bác sĩ ở Mỹ là 120 nghìn đô la Mỹ, gần gấp
ba số tiền mà các công nhân khác ở nước này nhận được. Các số liệu cho các bác sĩ
ở Pháp và Thụy Sĩ bằng nhau, vào khoảng 70 nghìn đô la Mỹ, nhưng các công nhân
khác ở Pháp đã được trả thấp hơn so với Thuỵ Sĩ, vào khoảng 40 và 30 nghìn đô la.
Ở Đức và Séc, các bác sĩ được trả khoảng 65 nghìn đô la mỗi năm, so với 60 ở Ý.
Khoản thanh toán thấp nhất cho công việc này là ở Phần Lan, chỉ với 50 nghìn đô la
Mỹ. Trong khi đó, quốc gia này thanh toán 1 khoản cao hơn cho các công việc khác,
ở mức 25 nghìn đô la Mỹ, so với ở Ý, Séc và Đức, nơi họ được cung cấp như nhau, ở
mức 20 nghìn đô la.
Đề thi IELTS Writing task 1

The chart shows the proportion of people in a UK survey carried out in three
different years who said they were interested in certain
sports.

Phân tích đề thi


– Dạng câu hỏi: Đây là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy các bạn
cần chỉ ra được các xu hướng của biểu đồ.
– Cách sử dụng thì: Quá khứ đơn, vì các mốc thời gian được nhắc đến đều là thời
gian trong quá khứ.
– Đơn vị: Percent
– Từ vựng: Hãy paraphrase từ vựng trước khi viết bài để tránh lặp từ, ví dụ có thể
thay thế từ common bằng cụm the interest of hoặc interested in…
Cấu trúc bài viết
– Introduction: Paraphase lại đầu bài, biểu đồ nói về cái gì? (Tỉ lệ người tham gia
các môn thể thao)
– Overview: Nêu số liệu cao nhất. Nêu nhóm đối tượng có xu hướng tăng và chỉ ra
các nhóm có xu hướng giảm. – Body:
● Body 1: Nêu lần lượt từng đối tượng và so sánh tương quan trong năm 1995.
● Body 2: Mô tả con số cụ thể từng đối tượng vào thời điểm cuối giai đoạn: năm
2005.

Bài mẫu tham khảo


The bar chart compares the percentage of people in the UK who liked different sports
from 1995 to 2005.
It is clear that walking was the most common choice in the period shown. The
interest of UK people in walking, swimming and rugby rose over that time, but the
opposite was true for snooker, tennis and golf.
In 1995, over 40% of survey participants said they liked walking, compared to
around 30% choosing snooker and tennis. Golf was the least common choice at that
time, which was selected by only about 17%.
After 10 years, the percentage of people who were interested in walking increased
gradually to around 45% and was still highest. Despite some fluctuations, the figures
for swimming and rugby climbed to an equal proportion, at around 27% in 2005. In
contrast, snooker and tennis were chosen by a lower percentage, at nearly 23%, and
playing golf still attracted the lowest percentage of UK people, at 16% in 2005.

(161 words)
Tạm dịch bài mẫu
Biểu đồ thanh so sánh tỷ lệ người chơi các môn thể thao khác nhau từ 1995 đến 2005
ở Anh.
Rõ ràng là đi bộ là lựa chọn phổ biến nhất trong giai đoạn này. Lượng người Anh
thích đi bộ, bơi lội và bóng bầu dục có xu hướng tăng, trong khi với bi-da, tennis và
golf thì ngược lại.
Năm 1995, hơn 40% người tham gia khảo sát cho biết họ thích đi bộ, so với khoảng
30% lựa chọn bi-da và quần vợt. Golf là lựa chọn ít phổ biến nhất vào thời điểm đó,
chỉ khoảng 17%.
Sau 10 năm, tỷ lệ người thích đi bộ tăng dần lên khoảng 45% và vẫn cao nhất. Mặc
dù có một số biến động, số liệu bơi lội và bóng bầu dục tăng lên theo tỷ lệ ngang
nhau, vào khoảng 27% năm 2005. Ngược lại, snooker và tennis có tỷ lệ thấp hơn,
gần 23%, và chơi golf vẫn ít được quan tâm nhất ở Anh, chỉ dừng lại mức 16% vào
năm 2005.
Đề thi IELTS Writing task 1

The charts below show the number of magazines sold per person in five countries in
2000 and 2010, with projected sales for 2020.
Summarize the inforamation by selecting and reporting the main features, and
make comparison where relavant.

Phân tích đề thi


– Thì sử dụng: Đề thi này sẽ đòi hỏi bạn phải nắm chắc cách sử dụng và phối hợp thì
trong task 1 vì không chỉ có những mốc thời gian trong quá khứ giống phần lớn các
đề bài graphs thường gặp trong task 1, đề thi này vừa có thời điểm trong quá khứ vừa
có thời điểm ở tương lai. Vì thế chúng ta cần sử dụng thì quá khứ đơn khi mô tả số
liệu tại 2 mốc thời gian 2000 và 2010 và thì quá khứ đơn khi miêu tả số liệu của năm
2020.
– Đơn vị: Đây là số ấn bản tạp chí được bán ra trên bình quân đầu người nên đơn vị sẽ
là per peron. Nhưng có nhiều cách viết cho đơn vị này như per head, an average
person… bạn có thể sử dụng để tránh lặp từ nhiều lần trong bài.
– Dạng câu hỏi: Bar chart. Có lẽ đã quá quen thuộc đối với những bạn thường xuyên
theo dõi các bài blog đề thi của Etrain, bước đầu tiên khi viết dạng biểu đồ bar chart
chúng ta cần xác định các biểu đồ trong đề có thể hiện sự thay đổi theo thời gian hay
không. Chỉ cần liếc qua cũng có thể biết được các bar chart trên có sự thay đổi theo
thời gian. Vậy, nhiệm vụ của các bạn là miêu tả xu hướng của các số liệu và đưa ra
sự so sánh thích hợp giữa chúng. Còn đối với những bạn chưa biết những kiến thức
trên, hãy vào mục blog của Etrain hoặc tham gia khóa học IELTS Writing tại trung
tâm để được hướng dẫn chi tiết nhé.
– Phân tích số liệu:
● Theo dự đoán, chỉ có thành phố D sẽ tăng số lượng tạp chí được bán ra trên
bình quân đầu người vào năm 2020, còn những thành phố còn lại đều giảm.
● B và E lần lượt giữ vị trí cao nhất và thất nhất trong tất cả các năm.
● Năm 2000, B bán được trung bình 50 bản/người, A thấp hơn không đáng kể
với khoảng 49 bản/người.
● Sau đó số liệu cho 2 thành phố này giảm nhẹ vào năm 2010 và tiếp tục
giảm còn 38 và 45 lần lượt cho A và B vào năm 2020.
● Cùng xu hướng giảm còn có thành phố C, từ 37 xuống còn 32 vào năm 2020.
● Cả 2 năm 2000 và 2010, thành phố D có mức bán tạp chí dưới 20
bản/người và tăng lên gần 23 vào năm 2020.
● Số liệu cho thành phố E biến động, xuất phát từ 7 sau đó tăng lên khoảng 9
sau 10 năm và được dự đoán sẽ quay về 7 vào năm 2020.
– Cấu trúc bài viết:
● Introduction: Paraphrase lại đề bài ● Overview: Nêu xu hướng chính:
○ Chỉ có số liệu cho thành phố D tăng còn lại đều có xu hướng giảm
○ B luôn có số liệu cao nhất trong khi E luôn có số liệu thấp nhất.
● Body: chia thành 2 đoạn nhỏ:
○ Body 1: Miêu tả sự thay đổi số liệu cho các thành phố có cùng xu
hướng giảm là A, B, C
○ Body 2: Miêu tả số liệu cho 2 thành phố còn lại.

You might also like