You are on page 1of 24

Dòng đầu trang: 0

BÁO CÁO CƠ KHÍ ĐẠI

CƯƠNG

KHUNG DẦM KIM LOẠI KÍCH THƯỚC LỚN

20 THÁNG MƯỜI HAI 2018

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI


1

THANH DẦM KIM LOẠI CỠ LỚN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG


Sinh viên: Nguyễn Thành Nam

MSSV:20170835

Lớp CK. CĐT-06 K62

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Lâm


2

Mở đầu
Trong thời kì đổi mới, Nhà nước ta tập trung vào phát triển những ngành công nghiệp nặng

cũng như tập trung sản xuất. Điều ấy thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay nâng cấp các nhà

máy, xí nghiệp. Trong quá trình xây dựng, vấn đề đặt ra đó là làm sao có thể xây dựng, nâng cấp

công trình đảm bảo đủ chắc chắc, an toàn nhưng chi phí là ít nhất. Một trong những giải pháp đó là

sử dụng hệ thống thanh dầm trong việc xây dựng. Giải pháp trên đã giải quyết được bài toán chi phí

cũng như độ an toàn của công trình. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống thanh dầm rất dễ lắp đặt, và

chắc chắn hơn nhiều so với việc sử dụng những phương pháp xây dựng cùng thời kì. Phương pháp

ấy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với sự cải tiến với nhiều loại thanh dầm với kích thước khác

nhau.

Như chúng ta đã biết, dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng nằm ngang hoặc nằm

nghiên chịu tải trọng và đỡ các bộ phân phía trên nó như bản dầm (sàn), tường, mái, .... Dầm bao

gồm dầm bê tông cốt thép và dầm thép. Về mặt chịu lực thì dầm là cấu kiện chịu uốn, bên cạnh đó

dầm cũng có tác dụng chịu nén nhưng nhỏ hơn so với khả năng chịu uốn.

Dầm thép được phân loại theo sơ đồ kết cấu, công dụng hay cấu tạo cấu kiện (hình dáng

dầm).

 Phân loại theo sơ đồ kết cấu: dầm đơn giản (có 1 nhịp), dầm liên tục (có nhiều nhịp

bằng nhau hoặc không bằng nhau), dầm có mút thừa, dầm console.

 Phân loại theo công dụng: dầm sàn, dầm cầu, dầm cầu chạy, dầm cửa van.

 Phân loại theo hình dáng: dầm thép chữ I, dầm thép chữ V, dầm thép chữ U, dầm thép

chữ H, dầm thép chữ L, dầm thép chữ Z, dầm thép chữ C.

Trong bài báo cáo trên, do thời gian và trình độ có hạn nên em chỉ nghiên cứu về thanh dầm

chữ I (I-beam) kích thước 20000 x 500 x 1000 mm (Dài x Rộng x Cao).
3

Mục Lục

Chương 1: Nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của hệ thống dầm nói chung và dầm chữ I nói

riêng.

I. Lịch sử hình thành.

II. Tổng quan

Chương 2: Vật liệu chế tạo và thiết kế.

I. Vật liệu:

1. Thép carbon thường.

2. Nhôm và hợp kim nhôm.

3. Gỗ.

II. Thiết kế.

Chương 3: Trình tự gia công.

I. Dầm tấm.

II. Dầm thép cán

1. Thép cán nóng (hot rolled steel)

2. Thép cán nguội (cold rolled steel)

Chương 4: Kết luận.


4

CHƯƠNG 1: Nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của hệ thống dầm nói chung và

dầm chữ I nói riêng (cơ tính, lý tính, hóa tính, ...)

I. Lịch sử hình thành:

Phương pháp sản xuất dầm chữ I được đề xuất bởi kĩ sư Alphonse Halbou vào năm 1849

và nhờ những ưu điểm của mình mà dầm chữ I nhanh chóng phát triển trên toàn cầu.

Ngày nay, mặt cắt ngang đã được thay thế một phần trong công việc như vậy bởi mặt cắt

chế tạo.

II. Tổng quan:

Dầm chữ I mang rất nhiều tiên gọi khác nhau như dầm chữ H (1 loại cốt thép thông dụng

thường dùng trong xây dựng), dầm cánh rộng, dầm thông dụng, dầm thép cán. Ở một số nước

như Bun-ga-ri, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan thì dầm chữ I gọi là dầm T 2 nhánh ( double T). Sở

dĩ có tên như vậy bởi vì mặt cắt ngang của dầm có hình dạng chữ I hoặc chữ H.

Dầm gồm 2 thành phần: bản cánh (flange), bụng dầm (web)

Bụng dầm chống lại lực cắt ngang trong khi đó, bản cánh có tác dụng ngăn momen uốn.

Lý thuyết dầm Euler – Bernoulli cũng chỉ ra rằng với mọi bề mặt cắt ngang cùng diện tích thì mặt

cắt ngang hình chữ I có khả năng chịu uốn và bền hơn. Tuy vậy, đặt tính hình học mà mặt cắt

chữ I không hiệu quả lắm trong việc chống xoắn thuần thúy.
5

Dù rằng khả năng chịu xoắn của dầm chữ I không tốt như những dạng cấu trúc rỗng

khác nhưng khả năng chịu tải và chịu uốn tốt nên nó vẫn được ưu tiên sử dụng trong rất nhiều

công trình xây dựng.

Có 2 dạng dầm chữ I tiêu chuẩn:

 Dầm thép cán, định hình bằng phương pháp cán nóng, cán nguội hoặc ép trồi (phụ thuộc
từng loại vật liệu).
 Dầm tấm, định hình bằng cách hàn tấm (đôi khi còn bắt vít hoặc đinh tán giữa các tấm)

Hình 1: 2 mặt cắt ngang điển hình của dầm chữ I

Ứng dụng: được dung chủ yếu trong xây dựng.

Dầm chữ I trong thiết kế nhà

xưởng
6

Dầm chữ I giúp chống đỡ tầng 1

của ngôi nhà.

CHƯƠNG 2: Thiết kế, chế tạo

I. Vật liệu:

Vật liệu làm dầm rất đa dạng và được chia là 3 loại vật liệu chủ yếu: Thép carbon thường (thép

carbon thông dụng) , nhôm (hợp kim của nhôm) và gỗ.

1. Thép carbon thường:

 Loại này có cơ tính không cao, dùng để chế tạo các chi tiết máy, các kết cấu chịu tải nhỏ.
Thường dùng trong ngành xây dựng, giao thông (cầu, nhà, khung, tháp…)
7

- Thép cacbon thông dụng được chia ra làm ba nhóm A, B, C. Nhóm A chỉ đánh giá bằng

các chỉ tiêu cơ tính (độ bền, độ dẻo, độ cứng…). Nhóm B đặc trưng bằng thành phần hóa học và nhóm

C đặc trưng bằng cả hai chỉ tiêu cơ tính và thành phần hóa học.
8

bảng so sánh giữa các loại kí hiệu của thép carbon thường

- Khi cần biết cơ tính thì ta sử dụng nhóm A, khi cần tính toán về hàn, nhiệt luyện thì sử dụng

nhóm B hoặc C.

- Theo TCVN 1765 – 75 qui định ký hiệu thép thông dụng là hai chữ CT, sau chữ CT chỉ giới hạn

bền tối thiểu, theo đơn vị N/mm2.

Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là ba mác cùng có σb ≥ 38kG/mm2 hay 380MPa.

- Các nhóm B và C cũng có ký hiệu tương tự như nhóm A nhưng qui ước thêm vào đằng trước

chữ CT chữ cái B hoặc C để phân biệt.

Ví dụ: BCT31, CCT31

Ký hiệu theo tiêu chuẩn của các nước:

–   Nga (ГOCT): Ký hiệu CTx trong đó x là các con số từ 0, 1, 2 đến 6 chỉ cấp độ bền (số càng cao thì độ
bền càng cao) cũng có các phân nhóm A, Б, B tương ứng với các phân nhóm A, B, C của Việt Nam.

–   Mỹ (ASTM): Ký hiệu theo các số 42, 50, 60, 65 chỉ (min) theo đơn vị ksi (kilopounds per square inch).

–   Nhật (JIS): Ký hiệu SSxxx; SMxxx hay xxx là các số chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu tính bằng Mpa. Ví
dụ: SS400 là thép cacbon thường có [σkéo] min=400 Mpa
9

2. Nhôm:

Bên cạnh việc sử dụng thép carbon thường thì người ta cũng sử dụng rộng rãi hợp kim của nó
trong chế tạo dầm.

Hợp kim nhôm được phân làm 2 nhóm chính là hợp kim nhôm biến dạng và hợp kim nhôm
đúc.

Theo TCVN hợp kim của nhôm được ký hiệu bằng các ký hiệu hóa học của các nguyên tố và

theo sau mỗi ký hiệu là số chỉ hàm lượng theo %. Nếu là hợp kim nhôm đúc, ở cuối cùng ghi thêm chữ

Đ.

Theo tiêu chuẩn AA của Mỹ. Hợp kim nhôm được ký hiệu AA xxxx, số đầu tiên có nghĩa như Bảng 1, ba
số xxx tiếp theo sẽ dùng để tra bảng để biết cụ thể các tính chất.

 Loại nhôm biến dạng Loại nhôm đúc


1xxx Al sạch (>99%) 1xx.x Al thỏi
2xxx Al-Cu hoặc Al-Cu-Mg 2xx.x Al-Cu
3xxx Al-Mn 3xx.x Al-Si-Mg hoặc Al-Si-Cu
4xxx Al-Si 4xx.x Al-Si
5xxx Al-Mg 5xx.x Al-Mg
6xxx Al-Mg-Si 6xx.x Không có
7xxx Al-Zn-Mg hoặc Al-Zn-Mg-Cu 7xx.x Al-Zn
8xxx Al-các nguyên tố khác 8xx.x Al-Sn
Bảng 1. Ký hiệu nhôm và hợp kim nhôm theo tiêu chuẩn của Mỹ.

2.1 Đura

  Khái niệm: Là hợp kim nhôm biến dạng điển hình được dùng rộng rãi trong kỹ thuật hàng không.
Thành phần, tính chất
- Thành phần: là hợp kim chủ yếu của 3 nguyên tố Al-Cu-Mg với Cu < 5%, Mg < 2%. Ngoài ra trong
thành phần còn có thêm Fe, Si, Mn.
     -  Tính chất
+  Nói chung đura có độ bền khá cao nhất là sau khi nhiệt luyện σb=42 - 47 Kg/mm2.
+  Do có độ bền cao và nhẹ ( = 2,8g/cm3) nên đura có độ bền riêng lớn nhất. Độ bền riêng là tỷ số σb/,
trong khi độ bền riêng của đura là 15 - 16 thì của thép CT51 là 6 - 6,5 và của gang là 1,5 - 6.

2.2 Silumin

 Khái niệm:

Là hợp kim nhôm đúc được dùng rộng rãi nhất. Nó là hợp kim được tạo nên từ cơ sở hệ hợp kim Al -
Si. Ngoài ra trong thành phần còn có thể có thêm Mg, Mn, Cu, Zn…
 Phân loại: theo thành phần hóa học người ta chia silumin ra làm 2 nhóm:
-   Silumin đơn giản
+   Là hợp kim nhôm đúc mà thành phần chính của nó là nhôm và silic (Ví dụ: AlSi13 có 87% Al và
13% Si, theo tiêu chuẩn của Liên Xô là AЛ2 hay theo tiêu chuẩn của Mỹ là AA 423.0).
10

+   Silumin đơn giản có tính đúc rất tốt (độ chảy loãng cao, khả năng điền đầy khuôn lớn, độ nhẵn bề
mặt rất cao) nên được dùng để đúc định hình các chi tiết có hình dạng phức tạp. Nhược điểm của nó
là có rỗ khí, cơ tính thấp, không có khả năng hóa bền bằng nhiệt luyện. Dạng nhiệt luyện duy nhất đối
với nó là ủ ở khoảng 3000C, làm nguội trong không khí. Thường dùng làm vật liệu để đúc các chi tiết
máy có hình dáng phức tạp, chịu tải trọng nhẹ.
-   Silumin phức tạp
+   Là hợp kim nhôm với 4 - 10%Si và có thêm các nguyên tố hợp kim đặc biệt như Cu, Mg, Zn,
Mn… (Ví dụ: AlSi8Mg, AlSi6MgMnCu7, AlSi5MnCu3…). Do có thêm các nguyên tố hợp kim mà độ
bền của silumin phức tạp cao hơn hẳn nhất là sau khi nhiệt luyện. Thường dùng làm các chi tiết máy
quan trọng như: thân máy nén, thân nắp động cơ ô tô (AЛ4), pit tông (AЛ26 hay AA 390.0).

Ký hiệu, công dụng


-    Ký hiệu: AlCu4Mg (có 95% Al, 4% Cu và 1% Mg) hoặc AA 2014.
-   Công dụng: do có độ bền riêng cao nên đura được sử dụng phổ biễn trong kỹ thuật hàng không
(kết cấu máy bay, tàu vũ trụ…), giao thông vận tải (dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển…) hoặc làm
dụng cụ thể thao…

Hợp kim nhôm có nhiều ưu điểm so với thép carbon thường:

- Hợp kim nhôm nhẹ hơn nhiều so với thép (nhôm nguyên chất là 2700 Kg/m 3 còn sắt là 5600
3
Kg/m )

- Nhôm bền, các hợp kim nhôm có độ bền kéo từ 70 đến 700 MPa. Không giống như hầu
hết các loại thép, độ bền của nhôm tăng ở nhiệt độ thấp. Điều này khiến nhôm là lựa chọn tất
yếu ở nhiều nơi.

- Dễ dàng gia công và tạo hình

- Chống ăn mòn, nhôm phản ứng với oxy trong không khí để tạo thành một lớp oxit cực kỳ
mỏng. Mặc dù chỉ dày vài phần trăm của một micron (1 micron là một phần một nghìn của một
milimet), lớp oxit này dày đặc và bảo vệ chống ăn mòn tuyệt vời. Lớp này sẽ tự sửa nếu bị hư
hỏng.

Tuy vậy giá thanh của nó thường cao do tính công nghệ phức tạp và cần độ chính xác cao.
Đây là 1 nhược điểm so với thép carbon.

Dầm chữ I được làm bằng nhôm.


11

* Một vài hợp kim nhôm được ứng dụng phổ biến:

Nhôm 1100
Hợp kim nhôm 1100 có độ tinh khiết tối thiểu 99%, với khả năng gia nhiệt thấp và khả năng chống ăn
mòn tuyệt vời. Là hợp kim dễ hàn, hàn cứng, hàn điện, khả năng dẫn nhiệt và điện tuyệt vời.

Ứng dụng:
Hợp kim loại này được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng như: lưu trữ hóa chất, thiết bị chế biến, đồ
dùng nhà bếp, và một số công việc khác.

Nhôm 2024
Hợp kim nhôm 2024 là hợp kim dùng cho máy bay, có hiệu suất cao, gần 50.000 psi với độ chịu bền mỏi
tương đối tốt, cắt máy tốt nhưng khả năng chống ăn mòn kém. Nó được khuyến cáo sử dụng phương
pháp hàn hơi hoặc hàn điện. Dễ gia công và xử lý nhiệt.

Ứng dụng:
Sản phẩm tấm nhôm hợp kim được sử dụng trong cấu trúc thân máy bay, khu vực cánh và các khu vực
kết cấu cứng, với đặc tính bền mỏi và độ bền được yêu cầu.

Nhôm 5052
Hợp kim nhôm 5052 là hợp kim nhôm biến dạng không hóa bền, dễ hàn. Nó được làm cứng bằng quá
trình làm lạnh. Tính hàn tốt, dễ định hình và chống ăn mòn. Bao gồm cả khả năng chống nước muối ..

Ứng dụng:
Nó thường được sử dụng trong thân xe ôtô, các cấu trúc tiếp xúc với môi trường biển, các ứng dụng
công nghiệp, tủ bếp, những chiếc thuyền nhỏ, máy làm đá gia đình, thùng sữa, ống máy bay, hàng rào,
và các thiết bị khác.

 Nhôm 5083
Với khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, dễ hàn, cùng với sức bền cao, hợp kim này được thiết kế cho các
cấu trúc hàn yêu cầu đòi hỏi sức bền cao và hiệu quả. Nó bền với nước biển và môi trường hóa chất
công nghiệp do có hàm lượng nhôm và magiê tương đối cao.

Ứng dụng:
Nó được sử dụng trong các lĩnh vực biển, bình áp lực, kết cấu tàu thông thường. Bể trữ, vận tải hạng
nặng, container, xe lửa, ...với những lĩnh vực này thì khả năng dễ hàn của hợp kim là một lợi thế.

Nhôm 6061
Linh hoạt nhất trong dòng hợp kim nhôm hóa bền là 6061. Nó cung cấp một dải rộng các tính chất cơ
học và khả năng chống ăn mòn, dễ hàn và định hình tốt trong điều kiện ủ và điều kiện độ cứng T4. Đặc
tính của T6 có thể thu được bằng cách hóa già (artificial aging) nhân tạo. Nó có thể được hàn bằng
nhiều phươngpháp.

Ứng dụng:
12

6.061 là một hợp kim đa dụng tuyệt vời, có độ bền cao, chống ăn mòn tốt và có tính hàn tốt. Nó được sử
dụng cho tất cả các ứng dụng kết cấu chẳng hạn như hàng không, bán dẫn, đồ gá lắp và cố định. Nó có
thành phần chủ yếu là nhôm, magiê và hợp kim silicon.
 
 Nhôm 7075
7.075 là lớp nhôm hợp kim có độ bền cao nhất và là hợp kim nhôm biến dạng hóa bền. Nó thường được
sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và thổi - đúc, cơ khí chính xác, ...vv,
những ứng dụng mà yêu cầu chống ăn mòn vết nứt. Không thể hàn được và khả năng chống ăn mòn
kém.

Ứng dụng:
Hợp kim nhôm 7075 được sử dụng trong cấu trúc máy bay và hàng không vũ trụ, khung máy bay, nơi
mà yêu cầu cả hai: có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt.

3. Gỗ:
Trong những năm gần đây, bên cạnh những dầm kim loại thì dầm làm từ gỗ đang được ứng
dụng 1 cách rộng rãi hơn. Tuy không thể so sánh độ bền với những dầm kim loại nhưng dầm làm từ gỗ
có giá trị thẩm mĩ và được ứng dụng nhiều trong những căn nhà nhỏ và chịu tải trọng vừa.
Nguyên liệu làm dầm gỗ cũng rất đa dạng, từ gỗ cứng, ván ghép hoặc gỗ dán.
3.1 Dầm gỗ dán
Có 2 loại:
- Dầm gỗ dán keo: do các tấm ván dán chồng lên nhau.
- Dầm gỗ dán mỏng: làm bằng tấm gỗ dán mỏng.
Ưu điểm:
- Có tiết diện tùy ý.
- Làm việc như cấu kiện nguyên khối và mối dán có cường độ cao. -
Sử dụng gỗ hợp lý: gỗ tốt ở ngoài chịu ứng suất lớn, gỗ xấu ở những bộ
phận chịu ứng suất nhỏ, tận dụng được gỗ xẻ kích thước nhỏ.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi có những thiết bị đặc biệt.
- Giá thành tương đối cao vì chế tạo phức tạp.

3.2 Dầm gỗ cứng


Ưu điểm:
- Không cần thiết bị quá phức tạp
- Giá thành rẻ

Nhược điểm:
- Dễ bị cong vênh khi làm việc trong môi trường ẩm ướt
- Phụ thuộc chất lượng gỗ
- Lãng phí nguyên liệu đầu vào
3.3 Dầm ván ghép
Ưu điểm:
- Chế tạo đơn giản, không cần thiết bị phức tạp
- Tận dụng được gỗ xấu
Nhược điểm:
13

- Dầm cấu tạo nhiều lớp, không thông thoáng, dễ đọng ẩm, gỗ chống mục, đinh chống rỉ.
- Biến dạng lớn do đinh mềm.
* Trong 3 loại vật liệu trên thì gỗ dán được ưa chuộng hơn vì chúng ít bị cong vênh cũng như
nhẹ hơn so với dầm gỗ cứng.
Dù rằng có tính thẩm mĩ cao cũng như nhẹ hơn so với dầm kim loại, nhưng 1 nhược điểm của
dầm gỗ đó là mất cơ tính khi không được bảo vệ trong đám cháy. Tuy nhiên trường hợp đó có thể khắc
phục bằng những biện pháp an toàn.

II. Thiết kế:

Dầm chữ I được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp xây dựng và có thể lựa chọn sẵn nhiều kích
cỡ để phù hợp với từng loại tải trọng để tiết kiệm chi phí. Nó có thể đảm nhiệm vai trò làm dầm hoặc cốt
trong công trình xây dựng.

Ngoài việc thiết kế trực tiếp, chúng ta có thể kết hợp nó với nhiều loại vật liệu khác (điển hình là bê tông)
để đảm bảo những yêu cầu khác nhau như:

 Độ võng: độ cứng của dầm được chọn để độ biến dạng là nhỏ nhất

 Sự dao động (rung, lắc): Độ cứng và khối lượng của dầm phải đủ để ngăn chặn các dư
chấn bên ngoài tác động, đặc biệt trong các loại công trình như văn phòng, thư viện hay
trường học.

 Chống sự chảy do ứng suất vượt quá ứng suất cho phép

 Chống uốn và chảy dẻo do đạt đến giới hạn mỏi.

 Chống nứt bụng dầm do bụng dầm quá mỏng để chống lại ứng suất bề mặt

 Chống phá hủy do xoắn dọc trục

Chương 3: Trình tự gia công.

Như đã nói ở trên, dầm thép chữ I có 2 dạng tiêu chuẩn là dầm cán dầm hàn. Trong dầm cán

chúng ta lại chia thành 2 loại là dầm cán nóng và dầm cán nguội. Mỗi phương pháp lại có những ưu

nhược điểm riêng và nó cũng tạo ra những sản phẩm dầm khác nhau.

I. Dầm tấm
14

Với dầm tấm như trên thì quá trình sản xuất tại xưởng rất quan trọng bởi vì độ chính xác,
chất lượng của cấu kiện phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn này.

Bản vẽ gia công sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển xuống xưởng sản xuất và các cấu kiện
sẽ được gia công sản xuất theo một dây truyền khép kín.
1. Cắt thép
Các cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng. Thép định hình ( hay thép đúc) và thép tổ hợp. Các

loại vật liệu đầu vào đều có Co Cq đầy đủ.

Thép định hình là các cấu kiện thép hình H, U, C… được đổ khuôn từ phôi và có kích

thước nhất định. Như H300, H350, H400, I250, I300, I350…

Quá trình sản xuất đang nói đến các cấu kiện thép tổ hợp. Bản bụng, cánh của các cấu

kiện được cắt ra từ các thép tấm có các chiều dày cơ bản 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm…

bằng các máy cắt Plasma và máy cắt thủy lực


15
16

2. Gá thép

Các bản cánh, bụng của cấu kiện sau khi cắt được định vị chính xác vào vị trí và ráp

bằng các mối hàn tạm

3. Hàn

Sau khi ráp chính xác, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường

hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt nhất, đường hàn được kiểm tra bề mặt bằng mắt, kiểm

tra chất lượng đường hàn máy siêu âm hoặc thử từ, thí nghiệm macro...
17
18

4. Nắn
Nhiệt độ cao của quá trình hàn làm cho các cấu kiện có thể bị cong vênh. Để đảm bảo
các cấu kiện có độ chính xác khi lắp dựng, các cấu kiện phải được cân chỉnh, nắn thẳng và kiểm
tra kỹ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

5. Lắp bản mã, sườn gia cường


Sau khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh, các chi tiết sườn gia cường, bản mã được
hàn tay bằng các công nhân hàn có tay nghề cao nhất để đảm bảo độ chính xác.
19
20

6. Vệ sinh bề mặt và phun bi


Cấu kiện sau khi được gia công được chuyển sang khu vực vệ sinh. Tại đây, các cấu
kiện được vệ sinh đánh gỉ bề mặt và xử lí bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn
là công tác hoàn thiện cuối cùng.

7. Sơn
Độ bền của cấu kiện thép khi thi công và trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào
bề mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1
lớp sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư.
21

Sau đó các cấu kiện được tập kết tại bãi và kiểm tra dán tem theo số hiệu cấu kiện theo Bản vẽ
thiết kế. Được kiểm tra lại số lượng, kích trước khi vận chuyển ra công trường.
Ưu điểm:
-Tính hữu dụng cao: Kết cấu thép với  đặc điểm linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo có
thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép
còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế vì tính cơ động của nó.
-Giá thành thấp: Tổng chi phí để đầu tư một dự án bằng thép thấp hơn so với sử dụng
hệ kết bê tông cốt thép.
-Chất lượng cao: Được thiết kế theo tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam và nước ngoài.
Sản xuất theo một dây truyền hiện đại và đảm bảo chất lượng. Công tác lắp dựng chuyên
nghiệp và chính xác.
-Thi công nhanh: Kết cấu thép tiền chế được gia công sản xuất trước trong nhà máy. Vì
thế khi đưa cấu kiện ra công trường lắp dựng chỉ mất  5-10 ngày. Tiết kiệm được rất nhiều thời
gian của chủ đầu tư.
-Chi phí bảo hành thấp
Nhược điểm:
-Chịu lửa kém. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường dùng một số giải pháp như
bọc cấu kiện bằng thạch cao chịu lửa, sơn chống cháy...
-Chịu sự ăn mòn bởi tác động của môi trường, độ ẩm… Tuy vậy , kết cấu thép thường
được sơn chống rỉ, sơn màu để cách biệt với môi trường bên ngoài.

II. Dầm cán


1. Dầm cán nóng (hot rolled steel):
Giai đoạn 1: Xử lý quặng
Trong giai đoạn này các nguyên liệu đầu vào như: Quặng viên(Pellet),quặng sắt( Iron
ore), quặng thiêu kết, và các chất phụ gia như than cốc(coke), đá vôi(lime stone) được đưa vào
lò nung(Blast furnace).
Nếu là phế liệu cũng sẽ được nung nóng tới 1 nhiệt độ nhất định để làm thành dòng kim
loại nóng chảy (hot metal)
Giai đoạn 2: Tạo dòng thép nóng chảy
Dòng kim loại nóng chảy được hình thành từ giai đoạn 1, được dẫn tới lò cơ bản(Basic
oxygen furnace), hoặc lò hồ quang điện( Electric arc furnace).Tại đây, kim loại nóng được xử lý,
tách tạp chất và tạo ra sự tương quan giữa các thành phần hoá học.Là cơ sở để  quyết định mẻ
thép tạo ra cho loại sản phẩm nào, thuộc mác thép nào.Ví dụ mẻ thép sẽ dùng để cán thép
thanh vằn SD390 thì các thành phần hoá học sẽ được điều chỉnh ngay ở giai đoạn này để cho ra
mác thép SD390.
Giai đoạn 3: Đúc tiếp liệu
Dòng kim loại sau khi ra khỏi giai đoạn 2 được đưa tới:
-Steel Castings: Đúc các sản phẩm khác.
-Tới lò đúc phôi: Từ lò này sẽ đúc ra 3 loại phôi:
 Phôi thanh(Billet) là loại phôi thanh có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150 dài 6-9-12
m. Thường dùng để cán kéo thép cuộn xây dựng, thép thành vằn.
Phôi phiến(Slab) loại phôi thành thường dùng để cán ra thép cuộn cán nóng, thép tấm
cán nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình. Có
Phôi Bloom là loại phôi có thể sử dụng thay thế cho phôi thanh và phôi phiến.
22

Sau khi, phôi được đúc xong có thể để ở hai trạng thái: Trạng thái nóng và trạng thái làm
nguội.
Trạng thái nóng (hot direct rolling) trạng thái này duy trì phôi ở một nhiệt độ cao sau khi
ra khỏi quá trình hình thành phôi để đưa thẳng vào quá trình cán sản phẩm.
Trạng thái nguội của phôi để chuyển tới các nhà máy khác và sẽ được làm nóng lại
(Reheating furnace) tại các nhà máy đó để đưa vào quá trình cán sản phẩm.
Giai đoạn 4: Cán
Phôi được đưa vào các nhà máy để cán ra các sản phẩm thép
-Đưa phôi vào nhà máy thép hình (Section mill) để cán ra các sản phẩm thép như
sau:Rail( thép ray);Sheet pile(thép cừ lòng máng);Shape( thép hình các loại);Bar( thép thanh xây
dựng).
-Đưa phôi vào nhà máy thép (wire rode mill) để cán ra thép cuộn trơn xây dựng.
-Đưa phôi vào nhà máy thép tấm (Plate mill) để cán ra thép tấm đúc(Plate).
-Đưa phôi vào nhà máy thép cán nóng (Hot Strip mill), phôi sẽ được cán ra thép cuộn
cán nóng(Hot roll coil-HRC).Hoặc thép tấm cắt ( cắt ngay kho ra cuộn và đóng kiện-Hàng
Baotou).Trong quá trình cán ra thép cuộn cán nóng thép cuộn đang ở nhiệt độ cao(VD 780oC)
nếu muốn cán ra thép cuộn cán nguội (Cold roll coil-CRC) thì hạ nhiệt độ cuộn thép đó xuống
nhiệt độ thích hợp(VD:480oc) và tiếp tục cán giảm độ dày.Như vậy, ngay ở giai đoạn này  sản
xuất ra thép cuộn cán nguội và thép cuộn cán nóng.Hiện nay, các nhà máy cán lại ở Việt Nam
đang sử dụng Phôi thép cuộn cán nóng: (1,75-5,0 mm) sau đó đưa vào lò nung lên tới nhiệt độ
thích hợp(VD 480oC) để cán giảm độ dày ra thép cuộn cán nguội
-Từ các nhà máy thép cán nóng sau khi cán ra thép cuộn cán nguội có thể đưa thẳng tới
nhà máy cán, hoặc các nhà máy gia công.
2. Dầm cán nguội (cold rolled steel)
Quá trình cán nguội được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn và đôi khi gần với nhiệt độ
phòng. Quy trình sản xuất này làm cho kết cấu thép trở nên cứng hơn và khoẻ hơn. Quy trình
cán nguội về nguyên lý không làm thay đổi cấu tạo vật chất thép, nó chỉ làm biến dạng. Tuy
nhiên quá trình cán, dập nguội cần được kiểm soát chặt chẽ để không tạo một xung lực quá lớn
làm biến dạng không kiểm soát gây đứt, nứt bề mặt.
Vd: Phương pháp dập thép tấm thành hình có góc thường gây biến dạng nứt ở góc cạnh
thành phẩm và khu vực này thường không hàn nối được do cấu tạo vật chất và cơ lý bị thay đổi.
Trình tự gia công tương tự như thép cán nóng.

Chương 4 Kết Luận:

Dầm chữ I ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống của chúng ta, nó

ngày càng được đa dạng về kích cỡ, khối lượng, giá cả hay chất liệu. Tuy có nhiều ưu điểm

nhưng nó cũng không tránh khỏi những hạn chế.

Thứ nhất: dầm chữ I có thể chịu uốn và chịu tải trọng rất tốt, tuy nhiên chúng lại dễ bị

phá hủy khi chịu xoắn dọc trục. Vì thế trong những trường hợp dầm chịu xoắn thì chúng ta

nên cân nhắc sử dụng những loại dầm hình khác hoặc những loại dầm hộp.

Thứ hai: dầm dễ mất cơ tính ở nhiệt độ cao, vì thế cần có những biện pháp bọc cách

nhiệt hay phun sơn chống cháy


23

Thứ ba: dầm dễ bị mất cơ tính do tác động của môi trường, những giải pháp có thể là sử

dụng những lớp sơn phủ bảo vệ hoặc dung những chất liệu làm dầm chống ăn mòn như

hợp kim nhôm.

Bài báo cáo trên chưa được hoàn thiện trọn vẹn và còn nhiều sai sót, mong thầy thông

cảm và chỉ ra những điều thiếu sót để em có thể khắc phục

Giáo viên bộ môn Sinh viên

Th.S Trần Lâm Nguyễn Thành Nam

You might also like