You are on page 1of 19

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA CƠ ĐIỆN TỬ VÀO HỆ

THỐNG ABS

2.1. Cấu tạo chung và nguyên lí cơ bản của ABS


2.1.1 Sơ đồ bố trí chung các cảm biến của hệ thống phanh ABS trên xe
Toyota Vios

Hình 1: Sơ đồ bố trí cơ bản các bộ phận của hệ thống ABS


2.1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống ABS


Nguyên lí làm việc cơ bản:
- Các cảm biến tốc độ bánh xe nhận biết tốc độ góc của các bánh xe và đưa tín
hiệu đến ABS ECU.
- ABS ECU theo dõi tình trạng các bánh xe bằng cách tính tốc độ xe và sự
thay đổi tốc độ bánh xe từ tốc độ góc của bánh xe. Khi phanh gấp, ABS ECU
điều khiển các bộ chấp hành để cung cấp áp suất tối ưu cho mỗi xy lanh
phanh xe.
- Bộ chấp hành ABS làm việc theo sự điều khiển của ABS ECU, tăng, giảm
hay giữ nguyên áp suất dầu khi cần để đảm bảo hệ số trượt tốt nhất(15-20%)
tránh bó cứng bánh xe.
2.2. Kết cấu, hoạt động cơ bản của các bộ phận trong ABS
2.2.1. Cảm biến tốc độ (Speed sensors)
2.2.1.1. Cấu tạo
Cảm biến tốc độ bánh xe trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn
dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay roto cảm biến cũng như số lượng
răng của roto cảm biến thay đổi theo kiểu xe.
Hình 3. Cấu tạo cảm biến tốc độ loại điện từ

2.2.1.2. Nhiệm vụ
Cảm biến tốc độ bánh xe được gắn ở gần bánh xe, có nhiệm vụ nhận biết về
tốc độ góc của bánh xe trong quá trình ôtô hoạt động và báo về cho bộ xử lý
trung tâm ABS ECU. Có nhiều loại cảm biến tốc độ bánh xe khác nhau, ở đây
chỉ tìm hiểu về loại cảm biến điện từ, vì hiện nay loại này đang được sử dụng
phổ biến.

Hình 4. Cảm biến và roto cảm biến

2.2.1.3. Nguyên lí làm việc


Phía ngoài của roto có các răng, nên khi roto quay từ thông trong cuộn dây
biến thiên nó sinh ra một điện áp xoay chiều. Điện áp xoay chiều này có tần
số tỷ lệ với tốc độ quay của roto và trong quá trình hoạt động nó báo cho ABS
ECU biết tốc độ quay của bánh xe.

Hình 5. Nguyên lý hoạt động của cảm biến


2.2.2. Cảm biến giảm tốc
Việc sử dụng cảm biến giảm tốc cho phép ABS đo trực tiếp sự giảm sốc của
bánh xe trong quá trình phanh. Ví vậy cho phép nó biết rỏ hơn trạng tthái của
mặt đường. Kết quả là, mức độ chính xác khi phanh được cải thiện để tránh
cho các bánh xe không bị bó cứng. Cảm biến giảm tốc còn được gọi là cảm
biến “G”. Có 2 loại cảm biến gia tốc phổ biến:

- Cảm biến giảm tốc đặt dọc:


+ Cảm biến giảm tốc bao gồm hai cặp đèn LED và phototransistor, một đĩa xẻ
rảnh và một mạch biến đổi tín hiệu.Cảm biến giảm tốc nhận biết mức độ giảm
tốc độ bánh xe và gửi các tín hiệu về ABS ECU.ECU dùng những tín hiệu
này để xác định chính xác tình trạng mặt đường và thực hiện các biện pháp
điều khiển thích hợp.Khi mức độ giảm tốc của xe thay đổi, đĩa xẻ rảnh lắc
theo chiều dọc xe tương ứng với mức độ giảm tốc độ. Các rảnh trên đĩa cắt
ánh sáng tứ đèn LED đến phototransistor và làm phototransistor đóng, mở.
Người ta sử dụng 2 cặp đèn LED và phototransistor. Tổ hợp tạo bởi các
phototransistor này tắt và bật, chia mức độ giảm tốc làm 4 mức và gửi về
ABS ECU dưới dạng tín hiệu.

- Cảm biến gia tốc ngang:


+ Cảm biến gia tốc ngang được trang bị trên một vài kiểu xe, giúp tăng khả
năng ứng xử của xe khi phanh trong lúc đang quay vòng, có tác dụng làm
chậm quá trình tăng moment xoay xe. Trong quá trình quay vòng, các bánh xe
phía trong có xu hướng nhấc lên khỏi mặt đất do lực ly tâm và các yếu tố góc
đặt bánh xe. Ngược lại, các bánh xe bên ngoài bị tì mạnh xuống mặt đường,
đặc biệt là các bánh xe phía trước bên ngoài. Vì vậy, các bánh xe phía trong
có xu hướng bó cứng dễ dàng hơn so với các bánh xe ở ngoài. Cảm biến gia
tốc ngang có nhiệm vụ xác định gia tốc ngang của xe khi quay vòng và gởi tín
hiệu về ECU.
Hình 6. Cấu tạo cảm biến ngang

Trong trường hợp này, một cảm biến kiểu phototransistor giống như cảm biến
giảm tốc được gắn theo trục ngang của xe hay một cảm biến kiểu bán dẫn
được sử dụng để đo gia tốc ngang. Ngoài ra, cảm biến kiểu bán dẫn cũng
được sử dụng để đo sự giảm tốc, do nó có thể đo được cả gia tốc ngang và gia
tốc dọc.

2.2.3. Bộ chấp hành ABS

Hình 7: Bộ chấp hành ABS

Theo chức năng bộ chấp hành ABS được chia thành hai cụm:

- Cụm điều khiển (van điện ba vị trí): trong quá trình hoạt động của hệ thống
ABS. Bộ chấp hành ABS lựa chọn một trong ba chế độ sau: tăng áp, giảm áp
và giữ tùy thuộc vào tín hiệu ABS ECU.
- Cụm giảm áp (bình chứa và bơm): khi áp suất giảm, dầu phanh hồi về từ các
xy lanh bánh xe, nó được đưa đến xy lanh chính nhờ bơm và vào bình dầu
bộ chấp hành. Đây là loại bơm piston dẫn động bằng motor.

Hình 8. Cấu tạo của bộ chấp hành ABS

2.2.4. Khối ECU


2.2.4.1. Chức năng
Trên cơ sở tín hiệu từ các cảm biến tốc độ của các bánh xe, ABS ECU biết
được tốc độ góc của các bánh xe cũng như tốc độ xe.trong khi phanh mặc dù
tốc độ góc của bánh xe giảm, mức độ giảm tốc sẽ thay đổi phụ thuộc vào cả
tốc độ xe khi phanh và tình trạng mặt đường, như nhựa asphalt khô, mặt
đường ướt hoặc đóng băng….
Nói cách khác, ECU đánh giá được mức độ trượt giữa các bánh xe và mặt
đường do sự thay đổi tốc độ góc của bánh xe khi phanh và điều khiển bộ chấp
hành ABS để cung cấp áp suất dầu tối ưu đến các xi lanh bánh xe.
ABS ECU cũng bao gồm chức năng kiểm tra ban đầu, chức năng chẩn đoán,
chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ và chức năng dự phòng.

Hình 9. Khối ECU

ECU liên tục nhận được các tín hiệu tốc độ bánh xe từ bốn cảm biến tốc độ xe
bằng cách tính toán tốc độ và sự giảm tốc của mỗi bánh xe.khi đạp phanh, áp
suất dầu tại mỗi xy lanh bánh xe bắt đầu tăng và tốc độ mỗi bánh xe bắt đầu
giảm.

● Điều khiển các rơ le


ECU bật rơle của van điện khi tất cả các điều kiện sau được thỏa mãn:
- Điều khiển rơle van điện
- Khóa điện bật
- Chức năng kiểm tra ban đầu (nó hoạt động ngay lập tức sau khi khóa điện
bật) đã hoàn thành.
- Không tìm thấy hư hỏng trong quá trình chuẩn đoán (trừ mã 37)
ECU tắt rơle van điện nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn.

● Điều khiển rơle motor bơm


ECU bật rơle môtơ bơm khi tất cả các điều kiện sau được thỏa mãn:
- ABS đang hoạt động hay chức năng kiểm tra ban đầu đang được thực hiện.
- Rơle van điện bật
ECU tắt rơle môtơ nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn.

● Chức năng kiểm tra ban đầu


ABS ECU kích hoạt van điện và môtơ bơm theo thứ tự để kiểm tra hệ thống
điện của ABS. Chức năng này hoạt động khi tốc độ xe lớn hơn 6 km/h với
đèn phanh tắt. Nó chỉ hoạt động một lần sau mỗi lần bật khóa điện.

● Chức năng chuẩn đoán


Nếu hư hỏng xảy ra trong bất cứ hệ thống tín hiệu nào,đèn báo ABS trên bảng
đồng hồ sẽ bật sáng để báo cho lái xe biết hư hỏng đã xảy ra,ABS ECU cũng
sẽ lưu mã chẩn đoán của bất kỳ hư hỏng nào.

● Chức năng kiểm tra cảm biến


Bên cạnh chức năng chẩn đoán, ABS ECU cũng bao gồm chức năng kiểm tra
tốc độ (nó chẩn đoán tính năng của các cảm biến tốc độ và roto). Một vài kiểu
xe cũng bao gồm chức năng kiểm tra cảm biến giảm tốc để chẩn đoán cảm
biến giảm tốc.
- Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ:
+ Kiểm tra điện áp ra của tất cả các cảm biến
+ Kiểm tra sự dao động điện áp ra của tất cả các cảm biến
- Chức năng kiểm tra cảm biến giảm tốc (chỉ cảm biến giảm tốc kiểu
phototransistor):
+ Kiểm tra điện áp ra của cảm biến giảm tốc.
- Kiểm tra hoạt động của đĩa xẻ rãnh
Những chức năng này được thiết kế chuyên dùng cho kĩ thuật viên,với các
điều kiện hoạt động được thiết lập bởi các quy trình đặt biệt để chẩn đoán các
tính năng từng cảm biến.

● Chức năng dự phòng


Nếu xảy ra hư hỏng trong hệ thống truyền tín hiệu đến ECU, dòng điện từ
ECU đén bộ chấp hành bị ngắt.Kết quả là,hệ thống phanh hoạt động giống
như khi ABS không hoạt động,do đó đảm bảo được các chức năng phanh bình
thường.
2.3.2. Các giai đoạn làm việc của khối ECU

Hình 10: Biểu đồ các giai đoạn làm việc của khối ECU

Giai đoạn A
ECU đặt van điện 3 ở chế độ giảm áp theo mức độ giảm tốc của các bánh
xe,vì vậy giảm áp suất dầu trong xi lanh của mỗI xi lanh phanh bánh xe. Sau
khi áp suất giảm,ECU chuyển van điện 3 vị trí sang chế độ “giữ” để theo dõi
sự thay đổi về tốc độ của bánh xe.nếu ECU thấy áp suất dầu cần giảm hơn
nữa nó sẽ lại giảm áp suất.

Giai đoạn B
Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe giảm (giai đoạn A) áp suất dầu cấp
cho bánh xe cũng giảm. Nó cho phép bánh xe gần bị bó cứng lạI tăng tốc độ.
Tuy nhiên,nếu áp suất dầu giảm, lực phanh tác dụng lên bánh xe trở nên quá
nhỏ.Để tránh hiện tượng này ECU liên tục đặt van điện 3 vị trí lần lượt ở các
chế độ”tăng áp”và chế độ “giữ” khi bánh xe gần bị bó cứng phục hồi tốc độ.

Giai đoạn C
Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe tăng từ từ bởI ECU (giai đoạn B)
bánh xe có xu hướng lại bị bó cứng.Vì vậy, ECU lại chuyển van điện 3 vị trí
đến chế độ “giảm áp” để giảm áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe.

Giai đoạn D
Do áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe lại giảm ( giai đoạn C), ECU bắt đầu
lại tăng áp như giai đoạn B.

2.3.4. Bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD).


Khi xe được trang bị ABS có nghĩa là chức năng EBD cũng có sẵn. Chức
năng này thay thế van điều tải trọng (LAV) được dùng thay trong các hệ
thống phanh thường.

Chức năng EBD là phần mềm được đưa thêm vào chương trình ABS truyền
thống. Không đòi hỏi thêm bộ phận nào.

Chức năng EBD cho phép kiểm soát nhạy hơn các bánh xe sau. Điều này
cũng có thể có hiệu quả trong khi phanh ở trạng thái bình thường không có
kiểm soát ABS.

Ngược lại với LAV, với kiểm soát EBD lực phanh được quyết định bởi sự
trượt bánh xe chứ không phải do áp lực phanh hay tải trọng xe.
Phân phối lực phanh điện tử cho phép giảm áp lực phanh cho phanh của bánh
sau phụ thuộc vào sự trượt của bánh xe này. Điều này cải thiện tình trạng ổn
định khi lái so với hệ thống truyền động.

Việc giảm áp lực phanh cho các bánh sau được quy định bởi cách thức của
các pha giữ áp lực nào đó. Sự bó cứng các bánh xe sau được ngăn ngừa với sự
trợ giúp của việc điều chỉnh điện tử đặc biệt.

Động cơ bơm không chạy khi EBD hoạt động. Tuy nhiên, nếu bánh xe có liên
quan vẫn có khuynh hướng bị bó cứng thì kiểm soát ABS được khởi động và
mô-tơ bơm hoạt động.

Trong khi kiểm soát EBD hoạt động thì mạch dầu phanh sau được kích hoạt
cùng nhau.

Đèn cảnh báo của hệ thống phanh EBD sẽ sáng lên trong trường hợp có sự cố
hệ thống EBD. Kiểm soát EBD không được còn tác dụng.

Kiểm soát EBD bị hỏng không có nghĩa là chức năng EBD cũng bị hỏng.

CHƯƠNG III. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG


PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS

3.1. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống ABS


Do hệ thống phanh xe được điều khiển bởi hộp điều khiển điện tử ABS
Control Module, vậy nên khi hệ thống ABS gặp sự cố, đèn báo check (ABS)
sẽ hiển thị màu vàng trên bảng taplo. Qua đó giúp các kỹ thuật viên nhận biết
và tiến hành chẩn đoán hệ thống phanh ABS để đưa ra biện pháp sửa chữa.

3.2. Những vấn đề thường xảy ra trên hệ thống phanh ABS


3.2.1. Hệ thống phanh ABS không hoạt động
3.2.1.1. Dấu hiệu
Khi hệ thống phanh ABS không hoạt động, xe vẫn di chuyển và quá trình
phanh của xe sẽ được thực hiện theo hệ thống phanh tiêu chuẩn. Tuy nhiên,
nó sẽ không đảm bảo được tính an toàn trong quá trình phanh của người lái.
Và khi hệ thống phanh ABS bị lỗi, đèn cảnh báo sẽ báo sáng trên bảng taplo,
kỹ thuật viên học chẩn đoán ô tô sẽ tiến hành kiểm tra các bước cơ bản theo
trình tự nhất định như sau.

3.2.1.2. Kiểm tra/ chẩn đoán hệ thống phanh ABS khi không hoạt động
- Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra mã DTC trong hệ thống phanh, qua đó
khoanh vùng sự cố. Tiến hành xóa mã lỗi để loại bỏ những lỗi lịch sử đang
tồn tại trong hệ thống khiến cho đèn check sáng.
- Mạch nguồn cấp IG: sử dụng VOM để kiểm tra dựa theo sơ đồ mạch điện hệ
thống để kiểm tra cầu chì – đường dây – nguồn từ ắc quy cho tới nguồn cấp
vào chân hộp.
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu Data live – dữ liệu động
để đọc các thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển.
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu Data live – dữ liệu động để
đọc sơ bộ thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển.
- Kiểm tra bộ chấp hành bằng máy thiết bị chẩn đoán (Kiểm tra sự hoạt động
của bộ chấp hành bằng cách sử dụng chức năng Active Test). Nếu nhận thấy
dấu hiệu bất thường, hãy kiểm tra xem mạch thủy lực xem có xuất hiện tình
trạng rò rỉ hay không.
- Nếu các triệu chứng chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên vẫn xảy ra sau khi
đã kiểm tra tất cả mạch trong các khu vực trên và đưa ra kết luận bình thường,
hãy kiểm tra và có thể thay thế bộ chấp hành.
3.2.2. Hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả
3.2.2.1. Dấu hiệu
Việc tiến hành kiểm tra hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả, cũng
gần như tương tự với quá trình kiểm tra hệ thống phanh ABS không hoạt
động. Tuy nhiên, sẽ có thêm bước kiểm tra công tắc đèn phanh “brake light
switch”, bởi tín hiệu phanh từ chân tài xế được đưa tới hộp thông qua công
tắc này.

3.2.2.2. Các bước tiến hành kiểm tra theo trình tự cơ bản như sau
- Kiểm tra mã DTC (mã chẩn đoán hệ thống phanh ABS) để chắc chắn rằng
mã lỗi hệ thống bình thường được phát ra.
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ
bộ – tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.
Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ bộ
– tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.
- Mạch công tắc đèn phanh: dựa trên tín hiệu đèn phanh sáng/tắt khi đạp
phanh, hay xem dữ liệu động để đọc sơ bộ, tín hiệu sẽ thay đổi giá giá
OPEN/CLOSED hoặc ON/OFF khi thực hiện giả lập đạp/nhả phanh.
- Kiểm tra bộ chấp hành bằng thiết bị chẩn đoán: Kiểm tra tình trạng hoạt
động của bộ chấp hành bằng cách sử dụng chức năng Active Test. Nếu xuất
hiện hiện tượng bất thường, hãy kiểm tra mạch thủy lực xem có tình trạng rò
rỉ hay không.
- Nếu triệu chứng chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên vẫn xảy ra sau khi đã
kiểm tra các mạch trong các khu vực nói trên và đã kết luận là bình thường,
hãy thay thế bộ chấp hành (ECU điều khiển trượt).

3.3. Kết thúc quá trình chẩn đoán hệ thống phanh ABS
Trên đây là một số bước cơ bản nói chung để kỹ thuật viên có thể dựa vào
chẩn đoán hệ thống phanh ABS sơ bộ. Tuy nhiên để thực hiện sửa chữa một
cách chính xác, thì kỹ thuật viên cần dựa trên mã lỗi DTC cụ thể đọc được từ
thiết bị chẩn đoán và cẩm nang sửa chữa kèm theo của từng model xe để có
quy trình chẩn đoán và sửa chữa một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

3.4. Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh cảm biến phanh ABS
Các dụng cụ cần thiết
– Kích thủy lực và đội kê xe
– Cần xiết lực, tuýp mở bánh xe, lục giác và cờ lê phù hợp
– Khăn lau, dung dịch tẩy rửa
Bước 1: Tháo bánh xe
Nới lỏng các tắc kê bánh xe trước khi nâng bánh xe lên khỏi mặt đất (điều này
giúp việc nâng bánh xe lên được dễ dàng và an toàn). Sau đó, dùng kích thủy
lực nâng bánh lên và sử dụng đội kê tiến hành kê vào cho an toàn.
Bước tiếp theo là tháo bánh xe ra để nhìn thấy cảm biến tốc độ. Với hai bánh
trước, cần đánh lái sang bên trai. Với hai bánh sau, cần đánh lái sang bên
phải.
Bước 2: Tháo cảm biến tốc độ bánh xe
Cần xác định vị trí cảm biến ABS tại các bánh xe. Cảm biến ABS thường gắn
ở hốc bánh xe với dòng xe phanh đĩa bốn bánh và gắn ở hộp vi sai với dòng
xe sử dụng tang trống phía sau. 
Để tháo cảm biến ABS, cần tháo một bu lông định vị dây cáp cảm biến, hai
bu lông gắn ở chân cảm biến. Sau khi đã tháo được các bu lông thì nên giữ
cảm biến, dùng vít dẹp nhỏ tách chân cảm biến và kéo ra nhẹ nhàng.
Lưu ý: Không được phép kéo dây cảm biến vì thao tác này có thể làm hỏng
cảm biến ABS.
Bước 3: Vệ sinh cảm biến
Sau khi tháo rời cảm biến, cần lấy khăn để lau sạch cảm biến.
Lưu ý: Hạn chế sử dụng nước và hóa chất tẩy rửa để vệ sinh cảm biến, tránh
hỏng hóc không mong muốn. Vì cảm biến là bộ phận điện tử nên chỉ cần một
cái gõ, một tác động mạnh cũng sẽ làm cảm biến của xe hư hỏng không dùng
được nữa.
Bước 4: Lắp lại cảm biến
Sau khi cảm biến ABS đã được vệ sinh sạch sẽ, lắp cảm biến về đúng vị trí
ban đầu đồng thời kiểm tra xem dây cảm biến có bị căng hay bị chèn ép
không. 

You might also like