You are on page 1of 51

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC


1.1 Phương pháp tưới rảnh

 Phương pháp: Để nước chảy theo các rãnh giữa các hàng cây. Nước sẽ thấm dần
vào đất và cung cấp cho cây trồng.

 Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nước

+ Chủ động nước tưới cho vườn cây,

+ Lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đấu không bị phá vỡ, không bị dính chặt, đất
không bị bào mòn

+ Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

 Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng được cho những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc
0
<50 ).

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới,

+ Tốn chi phí khá nhân công và thời gian cải tạo các rãnh nước.
 Áp dụng: Thích hợp với các cây trồng hàng rộng như: ngô, mía, khoai, rau, đậu và
cây ăn quả.
1.2 Phương pháp tưới dải

 Phương pháp: Tưới tạo nên một lớp nước mỏng khoảng 5 -6 cm chảy men theo
chiều dốc mặt đất và thấm dần vào đất.

 Ưu điểm:

+ Sử dụng một lượng nước khá an toàn,

+ Giảm thiểu công lao động và thời gian,

+ Cung cấp nước đồng đều và hiệu quả sử dụng nước cao.
 Nhược điểm:

+ Mặt bằng cần tưới phải thật bằng phẳng, do vậy chi phí đầu tư san mặt bằng lúc
đầu cao

+ Có nguồn nước dồi dào.

 Áp dụng:

+ Được sử dụng để tưới cho các loại cây trồng hàng hẹp như: lạc, đậu, đỗ, vừng.
1.3 Phương pháp tưới ngầm

 Phương pháp:

+ Cây được tưới nước qua hệ thống máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn
nước đặc biệt nằm dưới lòng đất.
 Ưu điểm:

+ Tưới ngầm tiết kiệm nước,

+ Đất không bị dính chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn

+ Phân bón không bị rửa trôi.

 Nhược điểm:

+ Chi phí cho hệ thống bơm và ống dẫn tốn kém nhiều

+ Chỉ áp dụng được với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ
dàng.

 Một số hình ảnh minh họa:


- Tưới ngập

 Phương pháp:

Cho 1 lượng nước nhất định vào ruộng vườn, trong một thời gian xác định để cung cấp
cho cây. Nhằm duy trì một lượng nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng
 Ưu điểm:

+ Vừa tưới nước vừa tiêu diệt được một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất (như: dế cắn
rễ, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt…)

+ Điều hòa nhiệt độ của cây trồng

+ Giảm bớt nồng độ của các chất có hại

 Nhược điểm:

+ Tốn nhiều nước, gây khó khăn để cơ giới hóa đồng ruộng

+ Giảm thoáng khí và hoạt động của các vi sinh vật trong đất

+ Đất bị dính chặt, kết cấu đất bị phá vỡ

+ Dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước

+ Chỉ áp dụng được nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt

 Áp dụng:

+ Cho cây ưa nhiều nước: lúa, rau muống…


- Tưới phun mưa

 Phương pháp:

+ Nước được phun từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống: máy bơm, ống dẫn nước với
các vòi phun cố định.

+ Các vòi phun có thể tự động xoay được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 – 1
m (dưới dạng phun sương hay phun mù) hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay

 Ưu điểm:

+ Đây được xem là phương pháp tưới hoàn thiện và hiện đại

+ Tiết kiệm nước (40 – 50%) so với các phương pháp tưới mặt

+ Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí
thấp),

+ Đảm bảo năng suất, chất lượng quả

+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

+ Kỹ thuật phúc tạp đòi hỏi trình độ cao

 Nhược điểm:

 + Vốn đầu tư cho hệ thống tưới phun ban đầu tương đối lớn

+ Qúa trình vận hành hệ thống tốn điện,


+ Khó châm phân qua đường tưới

+ Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to, mặt đất cũng bị gí chặt, phá
vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.

 Áp dụng:

+ Các loại rau màu, cây trong con trong vườn ươm

+ Vòi phun hạt to di động: dùng để tưới cây ăn quả những ngày nắng nóng, oi bức (phun
vào 16 – 18 giờ chiều để tăng độ ẩm không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống
hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt)
- Tưới nhỏ giọt

 Phương pháp:

+ Tưới nước cho cây trồng bằng cách nhỏ giọt trực tiếp đến rễ cây mà không thông qua
đất.

 Ưu điểm:

+ Tiết kiệm lượng nước tưới tối đa, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không
bị thất thoát do bốc hơi

+ Có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác
+ Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân
bón không bị rửa trôi.

 Nhược điểm:

+ Yêu cầu đầu tư lớn, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

+ Chất lượng nguồn nước, hệ thống lọc và chất liệu đường ống không tốt sẽ dẫn đến hiện
tượng tắc ngẽn

+ Xảy ra hiện tượng tích tụ muối nếu dùng nguồn nước mặn, nên có thể gây xót rễ hại
cây

 Áp dụng:

+ Vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
2.1 Gió:
- Độ cao ảnh hưởng lớn đến chế độ ánh sáng , nhiệt độ và lượng mưa. Có những cây
cỏ mọc ở vùng biển như: Hương phu, Dừa, Trám, Đinh hương, Mù u, Trân Châu,... nhiều
cây mọc vùng đồng bằng như Bạc hà, Hương nhu, sen, Ngải cứu, Xạ can, Xuyên tâm
liên, Địa hoàng, Phòng phong, Bồ công anh, Sài đất, Tía tô,...
- Nhiều cây khác mọc ở miền núi cao, có độ cao so với mặt biển như: Bạch chỉ sinh
trưởng và phát triển ở độ cao 800 – 1500m, Bình vôi, Bảy lá một hoa, Ruột gà, Bắc sa
sâm ở độ cao 1.000 – 1.500m; Đỗ trọng, Bạch Truật, Tam thất, Nhân Sâm ở độ cao
2.000m.
- Tuy nhiên yếu tố này không cố định như vậy. Hiện nay di thực và thuần hóa được
một số cây từ nước ngoài ở những vùng ôn đới về miền núi nước ta, rồi từ miền núi về
đồng bằng như Sinh địa, Bạch chỉ, Đương quy, Bạch truật.
- Nhìn chung thì độ cao ảnh hưởng đến độ ánh sáng, nhiệt độ và lượng mưa bao gồm
chịu ảnh hưởng của sườn núi và độ dốc.
- Gió là một yếu tố khí hậu có tác dụng điều hòa mưa và giảm nhiệt độ, gió cấp 2 – 3
có lợi làm giảm nhiệt độ. Ví dụ: Mùa hè có lợi cho sinh trưởng của cây sả. Tuy nhiên gió
bảo sẽ gây đổ giàn che, dây leo cây thuốc, cũng như gió lốc gây hỏng cây, vậy cần phải
có biện pháp kỹ thuật phù hợp để khỏi bị hư hại.
- Độ cao và chất lượng dược liệu: Địa hình cao, nhiệt độ giảm dẫn đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của vùng nhiệt đới, á nhiệt đới kéo dài, làm tăng khả năng tích lũy các
vật chất khô. Đồng thời địa hình cao nhiều ánh sáng đỏ và đỏ xanh làm nâng cao chất
lượng dược liệu. Ngược lại cây có nguồn gốc ôn đới nếu trồng ở vùng đồng bằng nhiệt độ
cao cây sinh trưởng quá nhanh làm giảm chất lượng dược liệu.
2.2 Môi trường :
- Yếu tố môi trường bao gồm tất cả các điều kiện bên ngòai ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của 1 sinh vật.
- Đối với cây trồng, những yếu tố môi trường quan trọng bao gồm những yếu tố sau
và mỗi yếu tố đều có thể là yếu tố giới hạn sinh trưởng của cây. Những yếu tố môi trường
không họat động độc lập, các yếu tố này luôn quan hệ với nhau, ví dụ - luôn có mối quan
hệ hữu cơ giữa ẩm độ và độ thóang đất.

2.3 Nước :
+ Cơ thể con người chiếm 70% là nước và cây trồng cũng vậy, trong nông nghiệp nước
có vai trò cực kỳ quan trọng. Cây trồng luôn đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần
trọng lượng các chất khác. Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất
khô của một số cây trồng được gọi là hệ số tiêu thụ nước như ngô: 250 – 400, lúa: 500-
800, bông: 300-600, rau: 300 – 500, cây gỗ: 400-600. Hầu hết lượng nước được đưa và
sử dụng cho nông nghiệp Việt Nam là nước mặt và một phần nước ngầm, các nguồn
được cung cấp đa phần từ lượng mưa hàng năm. Vì thế nước mưa ảnh hưởng đến quá
trình canh tác trong việc làm đất và thu hoạch.

+ Nếu lượng nước mưa quá ít hoặc quá nhiều đểu làm ảnh hướng đến năng suất cây trồng
và thu hoạch. Đối với vùng đất đồi núi miền Bắc nước ta thì những trận mưa rào
ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt do độ che phủ của cây trồng nên vì thế
năng suất cây trồng ở các tỉnh thành này thường không đạt năng suất cao.
- Nhiệt độ :
+ Cường độ nhiệt. Cây trồng sinh trưởng bình thường trong khỏang nhiệt độ 25-40oC.
1. Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các tiến trình
quang hợp, hô hấp, thóat hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng.
2. Tốc độ các tiến trình này tăng khi nhiệt độ tăng và mức độ phản ứng với nhiệt độ
khác nhau đối với từng lọai cây trồng. Ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến
sinh trưởng của cây bông vải và khoai tây (cây ưa nhiệt độ cao và cây ưa nhiệt độ
thấp).
3. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến họat động của vi sinh vật trong đất. Nhiệt độ thấp ức
chế họat động của vi khuẩn nitrate hóa. pH cũng có thể giảm khi nhiệt độ cao, do vi
sinh vật họat động mạnh.
4. Nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến hấp thu nước và dinh dưỡng đối với cây trồng.
- Độ ẩm :
+ Khả năng cung cấp nước – sinh trưởng cây trồng bị hạn chế khi ẩm độ đất quá cao
hay quá thấp. Chúng ta có thể kiểm sóat được thông qua phương pháp tưới tiêu. Ẩm
độ đủ sẽ cải thiện được sự hấp thu dinh dưỡng. Nếu ẩm độ là yếu tố giới hạn, hiệu quả
sử dụng phân bón sẽ không cao.
3. HỆ THỐNG TƯỚI NƯỚC TỰ ĐỘNG 

3.1 Hệ thống tưới phun mưa

- Là hình thức tưới tạo các tia nước bắn ra xung quanh nhờ vào đầu phun tạo
mưa. Tưới phun mưa sẽ giúp phun trực tiếp nước lên bề mặt lá cây.
Hệ thống tưới phun mưa cho vườn trồng rau lớn
+ Hệ thống này giúp người nông dân tưới nhanh hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế nên được
áp dụng rất phổ biến. Những lợi ích mà tưới phun mưa mang lại:

 Duy trì độ ẩm cho cây luôn khỏe mạnh.


 Nâng cao khả năng thẩm thấu của đất và chống sự phá vỡ kết cấu của đất.
 Nâng cao hiệu quả ứng dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh.
 Kiểm soát độ mặn.
 Tăng dinh dưỡng tổng thể.
 Bảo vệ môi trường.

+ Do nó phù hợp với nhiều mô hình trồng trọt như hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
3.2 Hệ thống tưới phun sương
+ Tưới phun sương là một hệ thống tưới nước chịu áp suất của máy bơm tăng áp. Nguồn
nước đưa vào được nén với áp suất cao qua những vòi được thiết kế đặc biệt sẽ chuyển
hóa thành dạng sương siêu mỏng với kích thước hạt nhỏ dễ khuếch tán vào môi trường
không khí nóng bức xung quanh. Khi bốc hơi nhanh nó sẽ hấp thu nhiệt và làm giảm
nhiệt độ môi trường xung quanh xuống, tạo môi trường mát mẻ.
Tưới phun sương rất phù hợp cho vườn canh tác hoa
+ Với cách tưới phun sương sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

 Làm dịu sự nóng bức của thời tiết, tạo ra sự mát mẻ cho những loài cây ưa ẩm.
 Giai đoạn thu hoạch và mùa nóng sẽ đảm bảo độ tươi xanh của sản phẩm.
 Khả năng tạo và duy trì độ ẩm cho cây khỏe mạnh.
 Giúp nâng cao khả năng thẩm thấu của đất.
 Chống sự phá vỡ kết cấu của đất trồng.
 Kiểm soát môi trường, làm mát và ngăn bụi hiệu quả.
 Nâng cao hiệu quả ứng dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh.

+ Thông thường cách tưới tự động này được áp dụng tưới cho các vườn trồng hoa, vườn
hoa phong lan.
3.3 Hệ thống tưới nhỏ giọt
+ Tưới nhỏ giọt : là hình thức đưa nước đến từng gốc cây. Nước sẽ được tưới trực tiếp
lên bề mặt của đất chứ không phun lên mặt lá. Nó hạn chế tối đa việc bốc hơi của nước,
giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
 
Tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí tưới tiêu trong trồng trọt

 Tiết kiệm thời gian: tự hoạt động theo lịch hẹn trước người nông dân tiết kiệm
được thời gian tưới nước.
 Tiệt kiệm tiền: Do là hình thức tưới tự động nên bớt được thời gian và nhân công.
Nhờ thế, người nông dân sẽ giảm được khoản tiền khá lớn khi tưới tiêu.
 Tiết kiệm nước: Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ tiết kiệm được rất nhiều
nước. Với phương pháp tưới này giúp bảo vệ được nguồn nước ngầm quý hiếm nhưng
vẫn duy trì năng xuất cây trồng.

 
Chi phí xây dựng hệ thống tưới tự động mất bao nhiêu?
+ Tùy theo đặc điểm của từng loại cây trồng, diện tích canh tác mà giá lắp đặt hệ thống
tưới tự động sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, giá cả cho hệ thống tưới tự động còn tùy
theo quy mô lớn nhỏ và số thiết bị mua về.
+ Thông thường để phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho 1 hecta đất canh, chi phí ban đầu cần
bỏ ra khoảng từ 15 triệu đồng. Số tiền đó dùng để: chi phí cho hệ thống đường ống dẫn
nước, máy bơm áp suất, bộ điều khiển,...
Nên lắp đặt hệ thống tưới tự động nào?
+ Nên lắp đặt hệ thống tưới tự động nào? Điều này còn tùy vào đặc điểm của các loại cây
trồng mà người nông dân đang canh tác để lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn:

 Đối với vườn trồng các loại hoa, nhất là hoa phong lan: nên chọn hệ thống tưới
phun sương tự động.
 Đối với các loại cây nông nghiệp công nghệ cao, cây trồng trong nhà kính nên lắp
đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.
 Với cây hoa màu trên đồng, các loại cây ăn quả hay cây công nghiệp thì lựa chọn
tối ưa nhất là hệ thống tưới phun mưa.

+ Như vậy những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bà con nông dân có thêm thông tin
phương pháp tưới tự động. Đồng thời giúp bà con lựa chọn hệ thống tưới tự động phù
hợp cho vườn cây đang canh tác.
CHƯƠNG II: THÀNH PHẦN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG

1. ỐNG DẪN NƯỚC

1.1 Ống nhựa PVC:

Ống nước PVC có chất lượng vệ sinh nhất trong các loại ống cấp thoát nước, có khả
năng chống nấm mốc và không bị nhiễm khuẩn. Bề mặt trong của ống nước PVC cực kỳ
trơn tru, không hỗ trợ sự phát triển của các chất độc hại hoặc mùi hôi thối. Điều này là tối
quan trọng trong việc vận chuyển nước sạch đến các khu dân cư và đô thị... Các loại ống
nhựa u.PVC Tiền Phong có đường kính từ Ø 21mm đến Ø 800mm.
Những loại ống riêng biệt lại sở hữu những ưu điểm riêng, không loại nào giống loại
nào như: ống nhựa cấp nước PVC có sức chịu được áp lực cao và độ va đập lớn, không bị
han gỉ hay mối mọt tấn công. Còn đối với loại ống nhựa HDPE thì chúng lại có khả năng
chịu áp lực với cường độ rất lớn như động đất, nên nó thường được lắp đặt ở đường
ngầm, móng nhà hoặc dưới lòng đường…
Theo các chuyên gia đánh giá thì hai loại ống nước này có khả năng chịu lực khá cao.
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn và sử dụng rất nhiều khách hàng không có kinh
nghiệm nên thường không phân biệt được hàng có chất lượng cao và hàng có chất lượng
thấp. Nếu chọn phải đúng hàng giả, hàng kém chất lượng của hai loại ống trên thì chúng
sẽ có chất lượng kém, độ đàn hồi thấp, áp suất không được đảm bảo.
Do đó, trước khi chọn mua quý khách hàng cần tìm hiểu thật kĩ thông tin về sản
phẩm ống cấp nước mình cần mua để hạn chế tình trạng mua hàng đểu, tốn tiền, chất
lượng không được đảm bảo.

Một số hình ảnh về hệ thống tưới nước sử dụng ống: nhựa PVC
1.2 Ống sắt tráng kẽm
Thép ống mạ kẽm và thép ống đen là hai loại nguyên vật liệu được sử dụng khá nhiều
trong các công trình xây dựng. ... Đặc biệt đối với những sản phẩm được mạ
kẽm nhúng nóng còn có khả năng chống bào mòn rất tốt, đồng thời cũng hạn chế được sự
hình thành của lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên vật liệu.

Độ bền: Thép mạ kẽm với độ bền cao, có khả năng ngăn chặn sự hình thành gỉ sét trên
bề mặt nên có thể tồn tại trong thời gian dài. Hơn nữa, ống thép có tính đồng nhất cao về
độ bền bỉ theo toàn bộ chiều dài của ống. Đảm bảo sự bền vững trong thi công lắp đặt.

Tuy có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng chúng ta không nên sử dụng ống mạ kẽm để lắp
đường ống nước sạch bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Ống mạ kẽm có hàm lượng magie, mangan, chì và các hợp kim cao. Nếu
dùng dẫn nước sạch về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng.

Thứ hai: Dễ bị oxy hóa và han gỉ ở các mối nối.

Thứ ba: Chi phí cao hơn so với các loại ống dẫn nước khác.

Thứ tư: Khó sửa chữa đường ống nước hơn ống nhựa và không tiện sử dụng cho các
hộ gia đình.
Qua những phân tích ưu và nhược điểm về ống mạ kẽm như trên. Chúng ta chỉ nên sử
dụng loại ống này cho các hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp. Hay hệ thống xử lý
nước thải để đảm bảo về độ bền vững. Còn sử dụng các loại ống nhựa như uPVC, HDPE,
PPR…để đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho gia đình.

Chi phí bảo trì thấp: Tuy có thể chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các loại  ống
nước khác. Nhưng ống thép mạ kẽm bền bỉ với thời gian hơn nên ít tốn chi phí bảo
dưỡng.
Dễ lắp đặt, kiểm tra và thay thế: Việc lắp đặt ống trong các công trình thủy lợi, cấp thoát
nước nhanh chóng. Dễ dàng với các đầu ống có nối khớp ren được sản xuất với nhiều quy
cách và chủng loại khác nhau….

1.3 Ống HDPE

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, với quy
trình công nghệ khép kín, tự động hóa.

- Độ bền hóa chất cao, không bị tác dụng bởi các dung dịch muối, axít và kiềm, nên có
thể sử dụng làm đường ống dẫn nước, dẫn hóa chất hay dẫn khí.

- Chịu được ánh nắng mặt trời, ít bị lão hóa dưới ảnh hưởng của tia cực tím.
- Độ linh hoạt, mềm dẻo cao, khả năng chịu biến dạng tốt, khi lắp đặt dưới lòng đất chịu
được các rung chấn xung quanh (động đất...)

- Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển.

- Mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ.

- Phương pháp hàn nhiệt giúp hệ thống đồng nhất hơn khi lắp đặt, độ bền mối nối cao.
- Tuổi thọ cao trên 50 năm.
Một số hình ảnh mih họa sử dụng ống HDPE

2. CÁC LOẠI VAN KHÓA BẰNG TAY


2.1 Ván khóa bằng đồng:
Từ lâu các loại van khóa nước bằng đồng đã được người việt nam chọn để điều tiết,
kiểm soát dòng nước trong những đường ống dẫn. Vậy van khóa bằng đồng có đặc điểm
gì mà nó lại được nhiều người lựa chọn.

Van khóa nước bằng đồng là các loại van cổng có kích thước nhỏ, thường có kiểu
nối ren, tiện lợi cho việc lắp đặt và bảo trì. Bởi thế mà đây luôn là sản phẩm nhiều người
chọn làm thiết bị điều tiết trong nhà mình.
Chất liệu đồng thau là loại chất liệu có thể chịu lực, chịu nhiệt tốt, có thể sử dụng cho
nhiều loại dòng chảy khác nhau (nước nóng và nước lạnh), ít bị biến dạng khi có va chạm
hoặc rung động xảy ra.
Van cổng bằng đồng thường có tay điều khiển là tay quay hoặc tay gạt. điều đó giúp
cho việc điều khiển đóng mở cửa van trở lên dễ dàng, không tốn nhiều công sức.
Khi sử dụng các loại van bằng kim loại dễ bị ăn mòn sẽ có thể dẫn tới sự ô nhiễm
nguồn nước. Nhưng với loại van chất liệu đồng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn
đề đó.
Van cổng bằng đồng là loại van được sản xuất tại việt nam trên dây truyền công nghệ
hiện đại của các nước phát triển bởi thế mà van luôn đạt các chỉ tiêu quốc tế. khi mua van
khóa nước việt nam bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi giá thành phải chăng, kích thước phù
hợp với các loại đường ống dù là ống inox hay ống nhựa.
Đó là một số tiêu chí mà nhiều người việt lựa chọn sản phẩm van nước bằng đồng.
Còn bạn thì sao sau khi nghe những ưu điểm này. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng van nước
bằng đồng, xin liên hệ với kinh doanh của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
2.2 Van khóa PVC:
Công dụng: Dùng để điều chỉnh lưu lượng nguồn nước sinh hoạt dân dụng và tưới tiêu
cây trồng.

3. CÁC LOẠI VÒI PHUN

Hiện nay hệ thống tưới nước tự động ngày càng thay thế hệ thống tưới nước truyền
thống bởi những tính năng nổi trội của mình. Tưới tự động giúp tiết kiệm được chi phí
thuê nhân công, tiền nước,… đồng thời cũng thay thế con người làm việc, giúp con người
tiết kiệm được thời gian.
3.1 Vòi phun Rotor PGP – Hunter

PGP siêu mất nền tảng của bán chạy nhất PGP Rotor và tăng thanh với một loạt các
tính năng mới phát triển hơn ba thập kỷ nghiên cứu, thông tin phản hồi của khách hàng,
và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trong số những cải tiến đáng chú ý nhất của PGP
Ultra là ổ đĩa không strippable của nó và trở lại hồ quang tự động. Hai tính năng này làm
việc để cho phép các tháp pháo để được biến mà không gây ra thiệt hại, và quay trở lại
tháp pháo để hồ quang ban đầu của nó không phân biệt nơi nó được bật. Tính năng tiên
tiến khác bao gồm 22 lựa chọn vòi phun với nhiều lựa chọn bán kính, và một khe cắm
đầu và đặt vít.

3.2 Vòi phun mù Úc


Vòi phun được ứng dụng trong các trường hợp sau:
Tưới hoa: ưu điểm của vòi phun là hạt nước nhỏ, không làm ảnh hưởng tới màu sắc
của hoa, rau, cỏ,…
Tưới cây cho các diện tích đất nhỏ, cho các mảnh đất về một phía.
Làm mát, có thể phun trên mái hoặc phía hiên cửa sổ.
Vòi có 2 loại tương ứng với các kiểu phun: (360º); (180º)
Nước sản xuất: Úc

3.3 Vòi phun chỉnh góc


Thiết kế cho mọi địa hình, một thảm hoa cong hoặc cảnh quan đặc biệt khác, thách
thức góc độ nhu cầu đầu phun điều chỉnh để môi trường xung quanh. Vòi phun có thể
điều chỉnh bất kỳ góc độ cần thiết trên bất kỳ phong cảnh với  độ chính xác của một vòi
phun cố định. Thiết kế để phát ra lớn hơn những giọt nước trung bình, các vòi phun là
đáng tin cậy,  chính xác , và đầy đủ điều chỉnh bất kì góc độ từ 0 ° đến 360 °. Phun điều
chỉnh chuyên nghiệp.
Tính năng:
Sắc nét, cạnh được xác định rõ.
Tỷ lệ mưa kết hợp trên mỗi vòi phun từ 4A -17A.
Dễ dàng cầm đầu để điều chỉnh đơn giản.
Được thiết kế với những giọt nước lớn để chịu được gió nhẹ.
Điều chỉnh từ 0 ° đến 360 °.

3.4 Vòi phun mưa.


Béc tưới vòi phun mưa là thiết bị tưới tự động có bán kính lớn nhất, bán kính đạt
15.5m tại mức áp suất 3.5bar, lưu lượng khoảng 2 m3/giờ.
Béc tưới vòi phun mưa được nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng nhằm thay
thế cho dòng béc đập (béc mổ cò).
Khi bạn tìm kiếm một thiết bị, xây dựng hệ thống tưới tự động cho những nông trại có
diện tích lên tới vài chục héc ta, tưới những cây trồng nông nghiệp cũng như công nghiệp
như tưới cánh đồng trồng các loại họ đậu, ngô, ớt…, tưới cánh đồng cỏ, mía, hay dứa…,
tưới cà phê, tưới chè, tưới điều, hay tưới rừng cao su… có thể khẳng định là lựa chọn
phù hợp nhất cho dự án của bạn. Chính bởi bán kính rất lớn, nên chi phí đầu tư cho
đường ống dẫn nước thấp nhất dẫn đến suất đầu tư cho mỗi héc là rất phù hợp. Béc tưới
của không bị lão hóa do thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, thời gian sử dụng có thể lên tới
10, hay 20 – 25 năm.
Hiện nay, được nhiều nhà nông ứng dụng trong phương pháp tưới di động trong canh
tác mía, mì.
4. VAN ĐIỆN TỪ:
Van nước điện từ là thiết bị quan trọng lắp đặt trong hệ thống nước được sử dụng để
kiểm soát lưu lượng dòng chảy nước.
 
Với khả năng điều khiển hoàn toàn tự động bằng nguồn điện áp với các định mức 12V,
24V, 220V tùy ta chọn lắp đặt phù hợp với cơ chế đóng mở của van. Khi có tín hiệu tác
động lên van điện từ, tín hiệu sẽ được chuyển tới cuộn coi điện từ khi cuộn dây được cấp
điện lực từ trường sinh ra tác động trực tiếp  lên trục piton bên trong van.
 
Khi đó piton sẽ dịch chuyển dọc trục, khi đó quá trình đóng hoặc mở van sẽ được diễn
ra

.
5. TIMER 24 h

Ứng dụng : trong tủ điện, bật tắt tự động  đèn nhà, đèn sân vườn, hệ thống lạnh,....
 Hẹn giờ bơm nước, tưới cây tự động
 Hẹn giờ tắt mở đèn, quạt, lọc cho hồ thủy sinh, hồ cá...
 Hẹn giờ tự động tắt sạc điện thoại, wiffi ..
 Hẹn giờ bật tắt tự động cho đèn tủ trưng bày, đèn đường vào buổi tối
 Hẹn giờ chuông báo cho học sinh, sinh viên, công nhân
6. MÁY BƠM
Máy bơm nước dân dụng có thể bơm được nước nóng.
Với lưu lượng nước đạt 6 - 30 m³/h, máy bơm ly tâm  thích hợp trong việc bơm nước cho
những cánh đồng, bơm tưới tiêu vườn, chuồng trại chăn nuôi, bơm cấp nước sinh hoạt,
bơm nước cho các nhà máy có nhu cầu dùng nhiều, bơm nước cho các trường học, bệnh
viện,...
Máy bơm nước dân dụng có lớp vỏ cách điện, chống bụi, chống nước 
Thân, cánh bơm và khung của máy bơm nước  điều được làm bằng gang, tạo nên kết
cấu vũng chắc, giúp máy hoạt động bền bỉ xuyên suốt 24h mà không cần tắt máy. 
Nhiệt độ hoạt động của máy bơm dân dụng nằm trong khoảng từ 0 - 90ºC, nên máy có
thể bơm được nước nóng. Máy bơm được trang bị chuẩn cách nhiệt lớp F và chuẩn bảo
vệ chống bụi và chống thấm ở mức trung bình IP44.
Phốt máy được làm bằng gốm pha Graphite, tạo thành một hỗn hợp vật liệu có độ bền
cao, chịu được mài mòn tốt không sốc nhiệt có thể giữ cho mô tơ bên trong hoạt động ổn
định không bị ảnh hưởng bởi môi trường bơm.
Máy bơm ly tâm trục ngang  thiết kế cánh bơm đặc biệt để có thể tối ưu được lượng
nước bơm, bơm ra được hơn 30m³ nước mỗi giờ. Tích hợp bên trong động cơ có rơ le tự
ngắt nếu có sự cố về điện hoặc nhiệt độ quá tải, máy sẽ tự ngắt nguồn điện tránh các
trường hợp cháy nổ xảy ra.

Thông số sản phẩm: Máy bơm nước dân dụng

• Nguồn điện áp:220V

• Công suất:3HP

• Lưu lượng nước:6 - 30 m³/h

• Cột áp:32.8m - 13.5m

• Đường kính ống hút:60mm


• Đường kính ống đẩy:60mm
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1. MẶT BẰNG BỒN HOA:

2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG :
2.1 Yêu cầu hệ thống:
- Hệ thống có thể tưới tự động theo thời gian đặt trước
- Các ống nước được lắp âm dưới đất
- Đảm bảo các cây trong bồn được tưới đều
2.2 Sơ đồ thiết kế:
a. Sơ đồ lắp đặt:
b. Nguyên lý cấp điện của hệ thống

2.3 Chọn thiết bị cho hệ thống `


2.3.1 Van khóa nước bằng tay
- Van cầu phi 21mm
- Hãng: Bình Minh
- Xuất xứ: Việt Nam
- Tính chất vật lý :
- Tỷ trọng : 1,4g/cm³
- Độ bền kéo đứt tối thiểu : 50 MPA
- Hệ số giãn nở nhiệt : 0,08 mm/m.°C
- Điện trở suất bề mặt: 10₁₃
- Nhiệt độ làm viêc cho phép: 0 đến 45 °C
- Nhiệt độ hóa mềm vi cát tối thiểu : 76°C

2.3.2. Vòi phun


- Vòi phun Pop up chỉnh góc Pro-Spray Hunter USA
- Xuất xứ : USA
-Tỷ lệ mưa kết hợp trên mỗi vòi phun từ 4A -17A
-Dễ dàng cầm đầu để điều chỉnh đơn giản
-Được thiết kế với những giọt nước lớn để chịu được gió nhẹ
-Điều chỉnh từ 0 ° đến 360 °
-4A: Lưu lượng: 0.02 đến 0.22 m3/giờ
-6A: Lưu lượng: 0.02 đến 0.29 m3/giờ
-8A: Lưu lượng: 0.02 đến 0.30 m3/giờ
-10A: Lưu lượng: 0.04 đến 0.50 m3/giờ
-12A: Lưu lượng: 0.05 đến 0.64 m3/giờ
-15A: Lưu lượng: 0.07 đến 0.95 m3/giờ
-17A: Lưu lượng: 0.09 đến 1.22 m3/giờ
2.2.5. Ống nhựa bình minh phi 34
- Hãng : Bình Minh
- Xuất sứ : Việt Nam
- Độ bền cơ học, khả năng chịu áp lực và khả năng chịu va đập cao.
- Bền với hóa chất, không độc hại.
- Khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, thi công và lắp đặt.
- Mặt ngoài và mặt trong bóng láng
- Hệ số ma sát nhỏ, chịu độ mài mòn tốt
- Giá thành và chi phí lắp đặt thấp
- Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật độ bền không dưới 50 năm.
- Độ chịu hóa chất cao (ở nhiệt độ 0oC đến 45oC chịu được các hóa chất axit, kiềm,
muối.)
 

2.2.6 Timer hẹn giờ 24h TB 35-N


-Ứng dụng : trong tủ điện, bật tắt tự động đèn nhà, đèn sân vườn, hệ thống lạnh,....
-Điện áp sử dụng 220VAC - 50 Hz
- 3 chế độ hoạt động : ON - AUTO - OFF
-Có sẵn pin chờ khi cúp điện, với thời gian chờ là 2-3 ngày
-Thời gian cài đặt tối thiểu là 15 phút
-Ngõ ra dạng rơ le với công suất tải điện trở là 3000W; tải động cơ 750W (1HP)
-Kích thước 11x4x8 cm
-Trọng lượng 300g
3. BẢNG DỰ TRÙ VẬT TƯ
QUY
SỐ
CÁCH - ĐƠN XUẤT GHI
STT VẬT TƯ - THIẾT BỊ LƯỢN
CHỦN VỊ XỨ CHÚ
G
G LOẠI
Bình
1 Ông nhưa PVC - Փ34 DN34 mét 11
Minh
2 Ông nhưa PVC - Փ21 DN21 mét 1 VN
3 Co nối phi 34 Cái 0 VN
Co thằng 1 đầu trơn phi 21
4 Cái 16 VN
đầu răng trong đồng phi 21
Co nối 1 đầu trơn phi 34 1
5 Cái 0 VN
đấu răng ngoài phi 42
Co chữ T 2 đẩu phi 34 giảm
6 Cái 16 VN
phi 21
Van điện từ nước UW-35
7 phi 42 - UW35 điện áp Cái 0 TaiWan
220v
Bộ hẹn giờ thời gian thực
8 Cái 0 TQ
điện tử KG316T-II
Bec phun mưa xoay 360 độ
9 Cái 0 VN
ren ngoài phi 21
Bec phun mưa hình quạt
10 Cái 16 VN
xòe 180 độ ren ngoài phi 21
lon
11 Keo dán nhựa Bình Minh 1 VN
300g
12 Tủ điện 150x200 Cái 0 VN
Dây điện bọc Daphaco Fa
13 mét 0 VN
2x1.5
CHƯƠNG IV: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG NƯỚC

Tùy vào loại béc tưới và độ dài dẫn béc vào gốc cây cần tưới mà lựa chọn các loại ống
PE nhỏ (chúng tôi thường gọi là ống ‘tizo’) khác nhau. Thường thì bà con lựa chọn loại
ống tizo chuyên dùng cho ống mềm có quy cách 4.5ly x 8ly phù hợp cho các loại béc có
chân 5-6ly.
Cắt sẵn các đoạn ống tizo (chiều dài 0.6 ~ 1m) tương ứng với số đầu béc tưới. Một đầu
ống cắt bằng để gắn béc, đầu còn lại cắt vát (xiêng) để nối vào ống nhánh mềm.

Công đoạn này nên thực hiện trước trong nhà để nhanh chóng và thuận tiện hơn khi
tiến hành thao tác châm béc ngoài vườn.
Mẹo: Nên phơi các đoạn ống tizo ngoài trời nắng gắt trước đó để ống trở nên mềm
dẻo, thao tác gắn béc vào sẽ dễ dàng hơn. Hoặc cách khác là có thể hơ đầu ống (đầu gắn
béc) qua ngọn nến để giúp ống trở nên mềm dẻo hơn.
Bước 2: Tiến hành cho nước vào đường ống mềm
Sau khi trải hết các đường ống nhánh mềm cho mỗi hàng cây, ta tiến hành mở hết các
van khóa và vận hành, bơm nước vào toàn bộ hệ thống, để ống mềm đạt đủ độ căng cần
thiết. Việc này nhằm dễ dàng cho thao tác châm tạo lỗ, tránh làm lỗ xuyên qua mặt ống
bên dưới gây rò rỉ nước.
Mẹo: Nên trải thẳng các đường ống nhánh trước khi vận hành để tránh gãy gập khi
bơm nước vào.
Khi vận hành, nên mở van khóa một cách chậm rãi để tránh gây áp lực nước đột ngột
gây nổ đường ống nhánh mềm.
Bước 3: Châm tạo lỗ trên ống mềm
Sau khi ống mềm đã đạt đủ độ căng, ta tiến hành châm tạo lỗ trên ống (nhằm giúp nối
đoạn ống tizo vào ống mềm dễ dàng hơn).
Sử dụng vật nhọn như đinh, vít để tạo lỗ, có đường kính bé hơn đường kính của ống
tizo (chúng tôi thường sử dụng vít 5cm) nhằm hạn chế sự rò rỉ nước. Tránh sử dụng các
vật nhọn đầu dẹp như dao, kéo,… vì có khả năng tạo đường tét trên ống.
Mẹo: Dùng lực vừa phải để hạn chế việc đâm xuyên qua mặt ống bên dưới.
Bước 4: Nối đoạn ống tizo vào lỗ châm để dẫn béc tưới vào từng gốc cây trồng
Lấy đầu cắt vát của ống tizo đâm vào vị trí lỗ đã tạo sẵn trên ống mềm để dẫn nước lên
các đầu béc tưới. Nên đâm ống tizo sâu vào một đoạn 10 – 15cm.
Mẹo: Xác định chiều nước chảy để đặt đoạn ống tizo xuôi theo dòng nước. Việc này
nhằm hạn chế việc rò rỉ nước sau một thời gian sử dụng.
Bước 5: Cố định đầu béc tưới
Sau khi béc tưới đã vận hành ổn định, ta tiến hành đến bước cuối cùng là đã xác định
vị trí đặt béc phun, sau đó cố định béc cùng ống tizo bằng cây nhựa đỡ béc hoặc các
nhánh tre, trúc… hoặc dùng dây để treo béc vào thân, cành của cây nhằm tiết kiệm chi
phí.
2. LẮP ĐẶT ĐẦU PHUN
Lắp trực tiếp đầu phun sương 1 cửa hoặc đầu phun sương 4 cửa ..vv vào trực tiếp
đường ống LDPE 16mm.
– Vật tư cần chuẩn bị:
+ Ống LDPE 16mm
+ Khởi thủy 7mm 1 đầu trơn
+ Đầu phun sương 1 cửa hoặc đầu phun sương 4 cửa
+ Dụng cụ đục lỗ khởi thủy: thi công dự án có thể dùng kìm bấm lỗ khởi thủy, làm
vườn nhỏ có thể sử dụng dụng cụ đục lỗ cầm tay.
+ Nếu nguồn nước cấp có đầu là ống nhựa PVC 21mm thì ta dùng thêm van chuyển
ren trong 21mm – 16mm để kết nối với ống LDPE 16mm
+Các thiết bị để lắp dàn phun sương
– Tiến hành lắp đặt đầu phun sương tưới lan:
+ Ống LDPE 16mm sẽ được cố định ở trên cao, có thể buộc dọc theo hàng cây phía
trên dàn.
+ Sử dụng dụng cụ đục lỗ khởi thủy để tiến hành đục lỗ tại những vị trí lắp đầu phun
sương
+ Sử dụng khởi thủy 7mm. 1 đầu trơn ta kết nối với đầu phun sương. 1 đầu gân ta cắm
vào lỗ đã bấm trên dây LDPE 16mm
+ Về nguồn nước đầu vào: từ ống trục PVC các bạn rẽ ra các nhánh phi 21. Đầu
nhánh ta lắp 1 đầu ren ngoài 21mm. Ta sử dụng van ren trong 21mm – 16mm để kết nối
ống 21mm với ống nhánh LDPE 16mm.
Cách 2 lắp trực tiếp vào ống nhựa PVC phi 21
3. LẮP ĐẶT VAN NƯỚC ĐIỆN TỪ
- Bước 1: Xác định van điện từ đang dùng cho hệ thống
  Ngay cả khi chưa mua van, bạn cần xác định trước là van điện từ của mình sử dụng
cho hệ thống nào, có thể là hệ thống hơi nóng, có thể hệ thống nước, có thể là hệ thống
khí nén. Nhận biết van điện từ dùng loại thường đóng hay là loại thường mở. Đến chất
liệu, hệ thống của chúng ta dùng cho hóa chất thì dùng van điện từ nhựa, hay là chất ăn
mòn thì dùng van điện từ inox. Và quan trọng nhất ở đây chúng ta tìm hiểu rõ về thông số
kỹ thuật của chính van điện từ mình đang chuẩn bị lắp đặt vào hệ thống. Hầu như trên
tem mặt của cuộn coil van điện từ đều in đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật như: Áp
lựu, Moden, Điện áp, Kích thước, và xuất xứ của loại van điện từ đó. Để tìm hiểu thêm
xin mời xem qua : Cách lựa chọn van điện từ

*Thông số kỹ thuật cơ bản để có thể nhận biết được in trên tem van điện từ

- Bước 2: Kiểm tra hệ thống đường ống kết nối với van điện từ
   Trước khi lắp đặt chúng ta cần kiểm tra các mặt của 2 đầu ống, để đảm bảo rằng khi
lắp đặt vào van sẽ hoạt động tốt và ổn định lâu, không gặp lỗi hoặc là sử dụng không hiệu
quả. Để nắm rõ hơn về phần quý khách có thể xem qua: Cấu tạo và chức năng của van
điện từ

- Thứ nhất, chúng ta cần kiểm tra, và loại bỏ cũng như làm sạch các mặt của đường
ống kết nối với van.Vì khi bị dích các vật thể như rác,bụi bẩn,sẽ gây ra các hiện tượng
không kín hơi, rõ rĩ nước hoặc khí ra ngoài.cũng như cản trở trên đường đi của
lưu chất qua van.
- Thứ hai, kiểm tra các hệ thống mạch hoạt động binh thường, không bị nóng, không
chịu quá tải, cũng như qua áp lực mà điều kiện của van cho phép. Vì như vậy nếu tiếp tục
sử dung sẽ ảnh hưởng gây ra cố và tuổi thọ của van và hệ thống xung quanh van.
- Thứ ba, chúng ta cần kiểm tra môi trường là trong nhà hay ngoài trời, tùy thuộc vào
điều kiện cho phép của từng loại van điện từ để chúng ta xác định được. Nhưng dù là
ngoài trời hay trong nhà thì cũng lắp đặt tại nơi khô thoáng, và tránh ẩm ướt, gây ảnh
hưởng đên van điện từ. 
- bước 3: hướng dẫn cách lắp đặt van điện từ 

- Xác định hướng lắp van điện từ vào hệ thống đường ống bằng cách nhìn hướng mũi
tin được in trên thân van, xác định được luôn hướng của lưu chất đi qua van. Hầu như
trên thân các loại van điện từ hiện nay đều có và dễ dàng nhận biết. 

- Phần kết nối chính là cửa van, chúng ta cần cố định vị trí được làm sẵn và siết ốc
chặt, chắc chắn. Đảm bảo rằng van được kín với 2 đầu ống. Không di chuyển và cố định.
Thông thường thì có loại lắp ren chúng ra cần cho thêm băng tan vào để đảm bảo được
kín và không rò rỉ. Đối van lắp mặt bích cần có thêm một miếng đệm lót giữa mẳt bích
của van và đường ống mục đích là làm kín và chống rõ rỉ.

- Khi nối dây điện với nguồn điện bên ngoài trực tiếp, cần xác định nguồn điện và van
cần sử dụng dòng điện là bảo nhiêu. Điện thông thường là 220V, 24V có thể là 110V, tùy
thuộc vào các hệ thống van, và nguộn điện hiện có. 

4. LẮP VÀ CÀI ĐẶT TIMER 24H


Bước 1: Cài đặt giời gian thực
Nếu thời gian hiển thị trên màn hình điện tử khác với thời gian thực tế thì quý khách
cần thực hiện cài đặt giờ cho trùng với thời gian thực tế.
+ Dùng vật nhọn nhấn vào nút C để xóa (reset) về chế độ mặc định ban đầu.
+ Nhấn và giữ nút có biểu tượngđồnghồ.
+ Nhấn nút D+ để thay đổi thứ trong tuần.
+ Nhấn nút H+ để thay đổi giờ.
+ Nhấn nút M+ để thay đổi phút.
Lưu ý: Bước này chỉ thực hiện khi bạn cần cài đặt đồng hồ trong bộ điều khiển trùng
với thời gian thực.

 
Bước 2: Lập trình hẹn giờ bật tắt cho thiết bị:

Bộ điều khiển KG316T có thể hẹn tới 16 lần bật và 16 lần tắt vào các thời gian khác nhau
trong ngày. Như vậy nó có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về bật tắt thiết bị theo
lịch trình
Các bước cài đặt chương trình.
- Ấn nút P -> Màn hình hiển thị 1On (Chọn thời gian bật lần thứ 1).
- Ấn nút D+ -> lập trình bật tắt theo các ngày trong tuần.
(Nếu muốn chọn ngày nào cũng bật vào thời gian được cài đặt thì cho hiện từ thứ 2
đến chủ nhật.)
- Ấn nút H+ -> Lập trình cài đặt để thay đổi giờ.
- Ấn nút M+ -> Lập trình cài đặt để thay đổi phút.
- Ấn nút P -> Màn hình hiển thị 1Off (Chọn thời gian tắt lần thứ 2). và lặp lại quá
trình trên để cài đặt thời gian tắt cho thiết bị.
Nếu như bạn chỉ muốn bật tắt chỉ một lần trong ngày cho tất cả các ngày trong tuần
thì đến đây bạn có thể kết thúc bằng việc ấn nút có biểu tượng chiếc đồng hồ để thoát ra
ngoài chế độ cài đặt.
Nếu bạn muốn thêm nhiều thời điểm bật tắt khác bạn tiếp tục cài đặt cho đến khi 17
Off thì kết thúc bằng ấn phím có biểu tượng đồng hồ.
 
Bước 3. Sử dụng.

Sau khi lập trình xong, bạn nhấn nút Manual màu đỏ để chọn chế độ hoạt động cho thiết
bị.
On: Luôn đóng tiếp điểm ( luôn luôn hoạt động).
Auto: Bật tắt thiết bị theo lịch trình đã cài đặt.
Off: Luôn ngắt tiếp điểm ( luôn luôn ngừng hoạt động)
Bạn lưu ý: Nút Manual cũng có thể sử dụng để đóng/ngắt khẩn cấp
Ví dụ: Khi muốn dừng khẩn cấp bạn ấn nút Manual chuyển chế độ sang Off
Khi muốn bật thiết bị bạn ấn nút Manual để chuyển sang chế độ On.
5. CẤP NƯỚC VÀ CÂN CHỈNH HỆ THỐNG

5.1 Cấp nước và tưới cây

Không có nước, cây cảnh đẹp sẽ nhanh chóng khô héo. Ngược lại, những cây cảnh đẹp
cũng có thể chết khi tưới quá nhiều nước. Vì thế, mục đích của việc tưới nước là cung
cấp cho cây trồng vừa đủ lượng nước cần thiết cho cây tỳ theo mùa. Thực tế thì mỗi loại
hoa cây cảnh đẹp sẽ có nhu cầu về nước và dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên phần lớn
những loài cây cảnh đẹp này đều tuân theo một số những quy tắc chung trong việc chăm
sóc hoa cây cảnh.
Cách cung cấp nước cho hoa cây cảnh đẹp được ưa chuộng nhất là tưới chậm bằng
một thùng tưới. Mỗi lần tưới, nước được tưới tràn khỏi mép chậu. Một phương pháp thay
thế khác là đặt chậu cần tưới vào một thùng chứa nước cho đến khi nước ngấm đủ vào
chậu qua các lỗ thoát nước ở đáy chậu. Sau đó lấy chậu hoa cây cảnh đẹp ra và để cho
lượng nước thừa tự rút đi. Một số loại dây leo cần được tưới bằng cách phun ướt lá, trong
khi một số cây cảnh đẹp khác được tưới bằng cách ngâm hẳn bộ rễ của chúng trong nước.
5.2 Cân chỉnh hê ̣ thống
Các béc tưới cây kiểu cánh đập nằm trên một cụm trục quay, cho phép quay 360 độ
khi nước chảy qua nó. Nếu bạn muốn điều chỉnh béc tưới cánh đập của mình để thay đổi
áp suất, kiểu phun hoặc đồ đồng đều của nước, có một số cách bạn có thể thực hiện. Giải
pháp đơn giản nhất là điều khiển lượng nước tại nguồn. Bạn cũng có thể điều chỉnh các
phần khác nhau ở đầu béc: như ốc xé nước, vòng chặn góc quay và tấm chắn cao độ, để
có được kiểu phun tưới mình mong muốn.
Giải pháp 1: Điều chỉnh nguồn nước tưới cây bằng tay

Cách đơn giản nhất để thay đổi lượng nước ra đầu béc tưới cánh đập là hãm hoặc mở
nguồn nước.
Nới rộng lưu lượng sẽ làm cho bán kính phun xa và độ phủ rộng, trong khi giảm lưu
lượng sẽ làm giảm bán kính và độ phủ của béc.
Sử dụng lưu lượng nước ít hơn khi bạn không muốn làm hỏng các cây mỏng manh,
như hoa và cây bụi lá, với áp lực phun dữ dội.

Cách điều hỉnh ốc xé nước:


Thiết bị khuếch tán là một con ốc vít lớn được gắn vào cạnh của họng phun. Nếu bạn
muốn giảm bán kính và độ bao phủ, hãy vặn vít theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nó
chắn ngang tia nước và ngược lại muốn phun xa thì hay nới lỏng ra hoàn toàn theo ngược
chiều kim đồng hồ.
Khi được lắp vào, ốc xé nước sẽ  làm cho dòng nước được xé mạnh ra và tạo những
khoảng sương nhất định.
Nâng hoặc hạ tấm chắn chỉnh hướng phun. Xoay hình vuông kim loại hoặc nhựa
phẳng ở đầu béc  (ngay bên cạnh chân khuếch tán) theo hướng lên hoặc xuống. Khi dòng
nước chạm vào lá chắn sẽ bị lệch hướng xuống, nước sẽ được phun ở các khu vực gần
chân béc hơn, thích hợp cho mọi cây trồng thấp gần đó.

Nếu không muốn chắn nước lại, bạn có thể để lệch nó sang một bên và lúc đó béc
phun hoạt động bình thường.

Sử dụng các vòng sắt dưới chân béc để thay đổi góc phun. Di chuyển các kẹp sắt uốn
quanh chân đế của béc tới các vị trí khác nhau để xác định góc quay của. Các vòng sắt
càng gần nhau, góc tưới nước càng hẹp.

Khi béc phun quay, mảnh kim loại nhỏ dài gắn chặt vào thân béc, được gọi là chốt
hành trình, sẽ hoạt động liên túc để đảm bảo cánh đập của béc được xoay và tự động trả
lại khi gặp vòng sắt ở hướng ngược lại.

Đảm bảo rằng ốc xé nước vẫn nằm trong phạm vi bạn muốn cài đặt. Bằng cách đó, bạn
có thể tưới những bụi hoa hồng... bên ngoài nhà mà không cần phải dịch chuyển đi xa.
Nếu bạn muốn phun tròn 360 độ, hay gạt chốt hành trình chặn góc quay lên trên. Sau
đó, nước sẽ được phun theo hình tròn.

Khi béc tưới của bạn nằm giữa vườn thì không sử dụng chặn góc quay là việc làm hợp
lý nhất, để tưới đều diện tích xoay 360 độ.

Điều chỉnh trục xoay ở trên nắp béc. Một số béc tưới cánh đập có các chế độ đặc biệt
giúp điều chỉnh được khoảng cách phun mong muốn. Nếu béc tưới của bạn có chế độ ày
hãy làm theo như sau: Xoay nó sang trái sẽ làm giảm lực phun, trong khi xoay sang phải
sẽ tăng áp.

Nếu béc tưới của bạn không có chế độ tùy chỉnh này thì bạn cần tùy chỉnh khoảng
cách bằng việc điều chỉnh nguồn nước, ốc xe nước và tấm chắn góc phun.
Giải pháp 2: Chọn các thiết lập, tùy chỉnh trên béc tưới cây chính xác

Đảm bảo bạn đang sử dụng nguồn nước có áp suất ít nhất 1.5 bar. Áp lực nước thấp
hơn thì béc tưới sẽ không hoạt động hiệu quả. Nếu béc tưới của phun yếu hoặc không ra
nước bạn nên nghiên cứu một giải pháp khác.

Bạn có thể tìm hiểu xem, nguồn nước đang có áp lực bao nhiêu bằng cách sử dụng các
thiết bị đo áp chuyên dụng hoặc đồng hồ đo áp nước cơ bản

Hầu hết nước máy sẽ dao động trong khoảng 1.5 – 3 bar. Một số trường hợp như bơm
từ giếng hay hồ sẽ không đảm bảo được áp lực.

Chọn béc tưới phù hợp. Béc tưới có 2 loại bằng nhựa hoặc kim loại. Béc nhựa nhẹ và
dễ xoay hơn ở áp suất thấp 1.2 – 2.5 bar. Béc tưới kim loại thì chịu áp tốt hơn nhưng giá
thành lại là vấn đề.

Béc tưới bằng kim loại khá bền theo thời gian và không gặp nhiều trục trặc khi hoạt
động
Làm sạch béc phun của bạn theo định kỳ. Khi béc không quay chỉ cần được làm sạch
đúng cách sẽ hoạt động trở lại. Tháo họng phun và chân ren ra khỏi đế vệ sinh trục và lò
xo xoay. Lau sạch nhẹ nhàng bằng nước nóng với bàn chải cứng để loại bỏ các cặn bẩn,
chất bám làm giảm hiệu suất quay của béc.

You might also like