You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế

ĐỀ BÀI: 02
Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cách thâm nhập thị
trường quốc tế của tập đoàn Microsoft

NHÓM 2 - LỚP 4529 (N01.TL1)

Hà Nội, 2021
PHẦN THÔNG TIN
Đề bài: Đề số 02
Nhóm thuyết trình: Nhóm 02
Lớp : 4529 (N01. TL1)
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thanh Thanh Chúc 452910
2. Nguyễn Thu Trang 452911
3. Hoàng Minh Thuỳ 452912
4. Đào Khánh Toàn 452913
5. Hoàng Thị Kiều Nhi 452914
6. Nguyễn Hương Thảo 452915
7. Dương Thị Hồng Nhung 452916
8. Nguyễn Thị Ngọc Phụng 452917
9. Nguyễn Hồng Ánh 452918

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓMs
Nhóm số: 02 - Lớp: 4529 (N01.TL1) - Khóa 45 - Khoa Luật thương mại quốc
tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 09 sinh viên
Nội dung: Đánh giá mức độ tham gia bài tập nhóm - Môn học: Tổng quan về
kinh doanh quốc tế
Tên bài tập: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cách thâm nhập thị trường
quốc tế của tập đoàn Microsoft
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:
ĐÁNH GIÁ
CỦA SV SV KÝ ĐÁNH GIÁ CỦA GV
STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN
TÊN ĐIỂM ĐIỂM GV
A B C (số) (chữ) (ký tên)
1 452910 Nguyễn Thanh Thanh Chúc x

2 452911 Nguyễn Thu Trang x

3 452912 Hoàng Minh Thùy x

4 452913 Đào Khánh Toàn x

5 452914 Hoàng Thị Kiều Nhi x

6 452915 Nguyễn Hương Thảo x

7 452916 Dương Thị Hồng Nhung x

8 452917 Nguyễn Thị Ngọc Phụng x

9 452918 Nguyễn Hồng Ánh x

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2021


NHÓM TRƯỞNG
Kết quả điểm bài viết: ............................ Nguyễn Hồng Ánh
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
MỤC LỤC
A/ MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

B/ NỘI DUNG................................................................................................1

1. Khái quát các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế....................1

2. Giới thiệu về tập đoàn Microsoft..........................................................2

3. Hình thức thức thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn Microsoft

3.1 Thâm nhập bằng xuất khẩu......................................................... 3

3.2 Thâm nhập bằng hợp đồng ........................................................ 4

3.3 Thâm nhập bằng đầu tư trực tiếp ...............................................5


4. Đánh giá..................................................................................................6

C/ KẾT LUẬN............................................................................................... 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………....8


1

A/ MỞ ĐẦU
Từ lâu, thị trường nước ngoài đã và đang là mục tiêu nhắm đến của rất
nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Không thể phủ nhận rằng tham gia vào thị
trường quốc tế đem đến cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích, mở ra cơ hội phát
triển và gia tăng khả năng thu lại lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
không một công thức chung nào có thể áp dụng được cho tất cả và thậm chí
những công ty định giá tỷ đô như Apple, Amazon hay Microsoft cũng gặp
nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh
tế hội nhập, đầu tư các nguồn lực vào nghiên cứu để chọn ra phương thức
thâm nhập thị trường phù hợp càng trở nên tối quan trọng đối với các doanh
nghiệp, góp phần tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu những rủi ro không
đáng có. Nhằm nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin lựa
chọn thực hiện đề tài số 02: “Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cách thâm
nhập thị trường quốc tế của tập đoàn Microsoft”.

B/ NỘI DUNG
1. Khái quát các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế
Theo Lall và Streeten (1977)1, xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ kiểm
soát và rủi ro, các doanh nghiệp tiến hành thâm nhập vào thị trường quốc tế
theo ba hình thức chính: xuất khẩu, thâm nhập bằng hợp đồng và đầu tư trực
tiếp FDI.
1.1 Xuất khẩu
Xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp) là việc một doanh nghiệp sản xuất trên
thị trường nội địa và tiêu thụ sản phẩm ở một thị trường nước khác. Đây là
hình thức đơn giản nhất được hầu hết các doanh nghiệp nội địa lựa chọn khi
bắt đầu việc mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

1
Lall and Streeten (1977), Foreign Investment, Transnationals and Developing Countries
2

1.2 Thâm nhập bằng hợp đồng


Hình thức thâm nhập bằng hợp đồng được thực hiện thông qua hai hoạt
động chính là bán giấy phép và nhượng quyền thương mại. Cụ thể:
- Cấp giấy phép là thỏa thuận trong đó người sở hữu tài sản trí tuệ trao cho
doanh nghiệp khác quyền sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất
định nhằm đổi lấy tiền bản quyền hay các chi phí khác.
- Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng, theo đó bên nhượng
quyền cho phép đối tác sử dụng thương hiệu của mình với một hay nhiều loại
hàng hóa, dịch vụ kèm theo việc cung cấp các dịch vụ, kỹ thuật, kỹ năng điều
hành, bí quyết kinh doanh và thu lại một khoản phí.
1.3 Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các doanh nghiệp đưa vốn đầu tư trực tiếp
vào thị trường nước ngoài nhằm khai thác tối đa những lợi thế trên thị trường
đó. Đầu tư trực tiếp có thể thông qua liên doanh hoặc thành lập công ty 100%
vốn nước ngoài. Cụ thể:
- Liên doanh là hình thức các doanh nghiệp thuộc hai hay nhiều quốc gia
khác nhau cùng liên kết để hình thành pháp nhân thứ ba độc lập với công ty
góp vốn.
- Công ty 100% vốn nước ngoài là hình thức một doanh nghiệp hình thành
một cơ sở mới, một công ty con ở thị trường nước ngoài thông qua việc bỏ
vốn đầu tư xây dựng mới hoặc thông qua sáp nhập và mua lại các doanh
nghiệp có sẵn trên thị trường nội địa.
2. Giới thiệu về tập đoàn Microsoft
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Redmond,
Washington. Doanh nghiệp chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền
phần mềm và hỗ trợ diện rộng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến máy tính.
3

Người sáng lập của Microsoft là Bill Gates và Paul Allen vào ngày


04/04/1975.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Microsoft hiện có chi nhánh
tại hơn 90 quốc gia, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động khắp thế giới. Bên
cạnh đó, Microsoft cũng là người tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính
cá nhân và cung cấp các sản phẩm phần mềm sử dụng cho 90% máy tính cá
nhân trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính của Microsoft 2, doanh thu tập
đoàn năm 2020 chạm mốc 143 tỷ USD, giữ vững ngôi vương là hãng sản xuất
phần mềm lớn nhất thế giới xét về doanh thu. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận
định Microsoft đã thiết lập được nền tảng vững chắc cho một sự tồn tại bền
vững.
2.2 Các sản phẩm nền tảng và dịch vụ của Microsoft
Được biết đến là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phầm mềm, dịch
vụ và giải pháp công nghệ thông tin. Những sản phẩm phần mềm của
Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ (Window), máy tính cá nhân và
các thiết bị thông minh, ứng dụng cho môi trường công nghệ thông tin, ứng
dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần
mềm.
3. Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn Microsoft
3.1 Thâm nhập bằng xuất khẩu
Thâm nhập bằng xuất khẩu là phương thức đơn giản nhất mà nhiều tập đoàn
nói chung và Microsoft nói riêng áp dụng để mở rộng thị phần ra thế giới. Phần
lớn các thiết bị điện tử của Microsoft như laptop Surface, máy tính bảng, máy
chơi game Xbox… được sản xuất tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, những
thị trường mà các sản phẩm này được bán ra lại trải dài khắp 90 quốc gia trên
toàn cầu. Thị trường nước ngoài đầu tiên mà Microsoft nhắm đến để bán các sản
2
Microsoft 2020 Annual Report, https://www.microsoft.com/investor/reports/ar20/index.html, truy cập ngày
30/06/2021.
4

phẩm là Nhật Bản vào năm 1978, sau đó mở rộng sang Canada, Anh và Trung
Quốc …
Có thể thấy, thâm nhập thị trường quốc tế bằng xuất khẩu là hướng đi đúng
đắn của Microsoft khi những thiết bị điện tử mang các tiện ích công nghệ đột
phá đã mang lại cho tập đoàn doanh thu đáng kể trong nhiều năm và cơ hội mở
rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới Hoa Kỳ. Theo bản báo cáo tài chính năm
20203 của Microsoft, chỉ tính riêng mảng xuất khẩu dòng máy tính cá nhân
Surface, tập đoàn đoàn thu về lợi nhuận 7 tỷ USD. Trong khi đó, trong quý
I/2020 doanh số máy chơi game Xbox serie X sau khi được bán ra trên thị trường
toàn cầu đã tăng 232%, mang về về 11,5 tỷ USD. Bên cạnh những thành tích ấn
tượng về doanh thu, hình thức xuất khẩu đã tạo cơ hội cho Microsoft quảng bá
thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp cũng như nâng tầm vị thế của chính quốc
gia sở tại.
3.2 Thâm nhập bằng hợp đồng (cấp phép và nhượng quyền)
Microsoft không bán phần mềm, họ chỉ bán giấy phép để sử dụng phần
mềm và các công nghệ phần cứng cho ngành giáo dục và Chính phủ. Theo
hình thức này, phần mềm của Microsoft được bảo vệ như là tài sản trí tuệ và
người dùng phải trả một khoản phí cho bản quyền của phần mềm đó. Tuy
nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa rằng trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn
bị ràng buộc bởi một số quy định của hãng4. Bên cạnh nhiều hoạt động cấp
phép, mới đây Microsoft còn cung cấp hàng loạt công nghệ và nhượng quyền
thương mại để phát triển hoạt động của hãng tại New Zealand.
Nhiều quan điểm cho rằng hoạt động cấp giấy phép và nhượng quyền là
hình

3
Microsoft 2020 Annual Report, https://www.microsoft.com/investor/reports/ar20/index.html, truy cập ngày
s30/06/2021
4
Các điều khoản cấp phép phần mềm của Microsoft, https://www.microsoft.com/getsilverlight/locale/vi-
vn/html/license_4.0.50401.html, truy cập ngày 30/06/2021
5

thức thâm nhập thị trường phù hợp với nguồn lực và lợi thế phát triển của
Microsoft. Bởi hiện nay, các sản phẩm của hệ điều hành Window như Word,
Excel, Powerpoint… chiếm ưu thế rất lớn và gần như không một bộ phần
mềm văn phòng nào có thể cạnh tranh tại thời điểm hiện tại và tương lai gần.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để Microsoft giữ được vị thế độc quyền trước
nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tại thị trường tỉ dân là Trung Quốc, hình
thức cấp phép này của Microsoft lại vấp phải một số bất lợi. Bởi người dùng
Trung Quốc vốn không “mặn mà” với các phần mềm chính hãng phải trả phí,
thay vào đó họ lựa chọn những bản quyền Window lậu được bán trên các
trang mạng. Điều này khiến cho Microsoft gặp rắc rối rất lớn về bản quyền và
phải tiến hành đàm phán với Chính phủ tại Trung Quốc.
Hiện tại, với 1,2 tỷ người dùng tại 140 quốc gia, khoản thu từ việc cấp phép
sử dụng phần mềm của Microsoft lớn hơn bất kì tập đoàn nào trên thế giới.
Tính riêng trong năm 2020, doanh thu từ bản quyền Microsoft Office cán mốc
35 tỷ USD, chiếm ¼ tổng doanh thu của tập đoàn. Theo sau đó là doanh thu
20 tỷ USD đến từ nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure đã giúp
Microsoft đuổi kịp đối thủ Amazon – một “gã khổng lồ” của ngành thương
mại điện tử.
3.3Thâm nhập bằng đầu tư trực tiếp
Bên cạnh hình thức xuất khẩu và hợp đồng, Microsoft thực hiện thâm nhập thị
trường quốc tế thông qua chuỗi hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) cũng như
thực hiện việc đầu tư mới.
3.3.1 Hoạt động đầu tư mới
Microsoft từng sử dụng cụm từ "đón đầu, mở rộng và hủy diệt" để mô tả
chiến lược thống lĩnh thị trường quốc tế. Do đó, Microsoft cần các công ty con
có mặt ở bất kỳ thị trường quốc gia nào mà nó chọn để khai thác. Các công ty
con sẽ hoạt động chuyên sâu tại mỗi quốc gia sau đó chia lợi nhuận trở lại cho
6

công ty mẹ tại Redmond và phân phối cổ tức cho những người nắm giữ cổ phiếu.
Một ví dụ điển hình vào năm 1985, khi Microsoft muốn thâm nhập vào thị
trường của Canada, tập đoàn này đã bỏ vốn đầu tư để thành lập công ty con
Microsoft Canada Inc. Trong nhiều năm sau đó, khi cơ hội tiếp tục gõ cửa,
Microsoft thâm nhập vào thị trường Ireland, Bermuada … để tận dụng thị trường
và các mức thuế quan ưu đãi cũng với cách làm tương tự. Trong tương lai gần,
Microsoft sẽ còn tiếp tục đầu tư mở rộng tại nhiều thị trường khác, IDC dự kiến
rằng hoạt động này sẽ tạo ra hệ sinh thái với 21 tỷ USD doanh thu và hơn
110.000 việc làm mới5.
3.3.2 Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A)
Những năm cuối thế kỉ XX, các thương vụ M&A xuất hiện ngày càng
nhiều và dần trở thành một chiến lược phổ biến trên thế giới. Không nằm
ngoài xu thế này, năm 2014 Microsoft thỏa thuận mua lại Mojang - nhà phát
triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy Điển với mức giá 2,5 tỉ USD. Đây
cũng là thương vụ “khủng” đầu tiên được thực hiện dưới thời CEO Nadella.
Cho đến nay, Minecraft với các đặc tính mới như công nghệ thực tế ảo, ống
kính 3D đã mang lại doanh số bán và lợi nhuận ấn tượng cho Microsoft. Tuy
nhiên, đi kèm với cơ hội luôn là những rủi ro. Điều này được minh chứng rất
rõ qua phi vụ đình đám mua lại Nokia của Microsoft. Vào thời điểm 2013, thị
trường máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị cầm tay đang dần
nổi lên như một xu thế mới. Để nhanh chân tham gia vào thị trường mới đầy
hấp dẫn này, Microsoft đã quyết định chi 7 tỷ USD để mua lại Nokia. Tuy
nhiên, mọi tính toán đã không diễn ra như mong đợi khi Nokia đã không thể
theo kịp mảng R&D so với nhà phát triển Smartphone khác. Cuối năm 2015,
Microsoft ghi nhận khoản lỗ 7.6 tỷ USD và thông báo sa thải hơn 15.000
nhân viên Nokia trên toàn thế giới. Để kết thúc cho cuộc hôn nhân không

5
Báo cáo nhanh của IDC tháng 10 năm 2020, được tài trợ bởi Microsoft.
7

thành công này, vào năm 2016 Microsoft đã bán lại Nokia cho một công ty
con của Foxconn Technology Group and HMD Global với mức giá 350 triệu
USD.
4. Đánh giá
Thông qua các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Microsoft, có
thể rút ra một số bài học cho các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập thị
trường nước ngoài, như sau:
Thứ nhất, cần trang bị đủ kinh nghiệm và hiểu biết để tiến hành thâm nhập
thị trường quốc tế có hiệu quả. Việc lựa chọn quốc gia thâm nhập và phân tích
những thông tin trên thị trường đó là cơ sở cho các quyết định marketing then
chốt của doanh nghiệp
Thứ hai, cần lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp với các nguồn lực
và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức thâm nhập
sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế, yêu cầu nguồn lực và mức độ
kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong từng thị trường.
Thứ ba, tiến hành lựa chọn thời điểm và tốc độ thâm nhập phù hợp. Căn cứ
vào nguồn lực và khả năng sẵn có, các doanh nghiệp nên cân nhắc kĩ giữa
việc thâm nhập sớm - tiên phong một thị trường hoặc theo sau các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
C/ KẾT LUẬN
Trên thị trường toàn cầu siêu cạnh tranh, Microsoft với những hướng đi
thích hợp đã thiết lập được nền tảng vững chắc cho một sự tồn tại bền vững.
Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn cũng như các điều kiện sẵn có,
Microsoft đã lựa chọn thâm nhập thị trường quốc tế bằng các hình thức “Xuất
khẩu, Hợp đồng và Đầu tư trực tiếp”. Vấn đề trước mắt đặt ra cho Microsoft
là việc khai thác thị trường tiềm năng này sao cho hiệu quả, sau khi đã tiến
hành thâm nhập thành công. Từ những thành quả đáng khen ngợi của
8

Microsoft, việc nghiên cứu cứu để tìm ra những công thức dẫn đến thành
công trên đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà quản trị Việt, khi họ đã, đang và
sẽ bước vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện, tiểu luận của chúng em mang nhiều ý kiến, quan điểm cá
nhân nên không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý để bài
làm thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Hà Văn Hội (2014), Quản trị kinh doanh quốc tế, Học viện Công nghệ
bưu chính viễn thông
B/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Lall and Streeten (1977), Foreign Investment, Transnationals and
Developing Countries
2. Charles W.L. Hill (1999), International Business: Competing in the
Global Marketplace, 7th edn
3. Microsoft 2020 Annual Report,
https://www.microsoft.com/investor/reports/ar20/index.html, truy cập
ngày 30/06/2021.
C/ CÁC WEBSITE
1. https://www.microsoft.com/
9

You might also like