You are on page 1of 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÒNG KT-NCPT

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỪ CỎ


THUỐC DKMETRYN 80 WG TRÊN CÂY MÍA
1. Mục đích :
- Đánh giá hiệu lực trừ cỏ trên cây mía của mẫu thuốc DKMETRYN 80 WG.
- So sánh hiệu quả trừ cỏ trên cây mía của mẫu thuốc DKMETRYN 80 WG với các
thuốc đối chứng.
- Ghi nhận anh hưởng của thuốc đến cây trồng (nếu có).
2. Điều kiện khảo nghiệm :
- Đối tượng dịch hại : cỏ các loại trên ruộng mía
- Khu vực khảo nghiệm: Chọn điểm thí nghiệm có sự đồng đều về sinh trưởng, mật
độ cỏ. Ruộng thí nghiệm có đầy đủ 3 nhóm cỏ dại ( hòa bản, lá rộng, cói lác)
- Địa điểm khảo nghiệm : Củ Chi
- Thực hiện: Phòng KT - NCPT
- Thời gian thực hiện : từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021
3. Phương pháp khảo nghiệm :
- Bố trí thí nghiệm : thí nghiệm diện rộng, không nhắc lại, kích thước ô 50 m2.
- Nghiệm thức : 5 nghiệm thức, gồm:
Lượng nước Thời gian phun
Nghiệm thức Liều lượng
phun thuốc
10 -12 ngày sau
1. Dkmetryn 80 WG 1,9 kg/ha khi làm đât
600 lít/ha
2. Ametrex 80 WG 2.5 kg/ha
3. Dinamic 700WG 1.2 kg/ha 500 lít/ha
4. Saicoba 500 EC 1.2 lít/ha
400 lít/ha
5. Saicoba 500 EC 1.5 lít/ha
6. Đối chứng -
- Khi phun thuốc đất ở vườn phải đủ ẩm và phun bằng bình bơm điện đeo vai.

4. Phương pháp quan sát thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi:
4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại.
Quan sát trên toàn ô thí nghiệm đánh giá mức độ phổ biến của từng loại cỏ phổ
biến trong mỗi nhóm, theo thang đánh giá sau
Thứ Ký hiệu Mức độ phổ biến Tỷ lệ
tự
1 + Ít < 10 %
2 ++ Trung bình 10-70 %
3 +++ Cao > 70 %

4.2. Xác định hiệu lực phòng trừ cỏ của thuốc :


- Mỗi ô khảo nghiệm lấy 5 điểm cố định ngẫu nhiên, diện tích mỗi điểm điều tra là
khung có kích thước 0,5 m X 0,4 m = 0,20 m2.
- Đếm mật độ cỏ theo từng nhóm cỏ chính (hoà bản, lá rộng, cói lác) trên ruộng thí
nghiệm vào các thời điểm trước phun và 7, 14, 21 ngày sau khi phun thuốc.
- Hiệu lực trừ cỏ (%):
Tính theo công thức Abbott (đối với xử lý tiền nảy mầm)
Ta
Hiệu quả (%) = ( 1- ) x 100
Ca

Ta: Mật độ cỏ ô xử lý thuốc sau phun


Ca: Mật độ cỏ ô đối chứng sau phun
Tính theo công thức Henderson – Tilton ( đối với xử lý hậu nảy mầm)
Ta x Cb
Hiệu quả(%) = ( 1 - )x 100
Tb x Ca
Ta: Mật độ cỏ lô có xử lý thuốc sau phun
Tb: Mật độ cỏ lô có xử lý thuốc trước phun
Ca: Mật độ cỏ lô đối chứng sau phun
Cb: Mật độ cỏ lô đối chứng trước phun
4.2. Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây trồng :
Quan sát lần đầu tiên vào thời điểm 3-5 ngày sau khi phun thuốc. Nếu có biểu
hiện ngộ độc thì quan sát thêm 2-3 lần cho đến khi cây phục hồi hoặc chết. Các
triệu chứng ngộ độc (nếu có) cần được miêu tả rõ ràng. Những chỉ tiêu nào có thể
đo đếm được ví dụ chiều cao cây, tỉ lệ cây bị ngộ độc … cần được biểu thị bằng số
liệu cụ thể. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này dựa vào phương pháp điều tra
sinh trưởng của cây trồng. Nếu triệu chứng ngộ độc có thể đánh giá bằng mắt như
biến vàng, cháy, biến dạng … thì ước lượng độ độc cho toàn ô dựa vào thang đánh
giá ở phần phụ lục.
Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng.
Cấp Triệu chứng
0 Cây bình thường không có triệu chứng ngộ độc.
1 Triệu chứng ngộ độc nhẹ, cây hơi cằn, lá có biểu hiện vàng.
2 Triệu chứng ngộ độc dễ nhận biết, lá rụng, ngọn không vươn bình thường.
3 Triệu chứng ngộ độc nặng hơn, mất diệp lục toàn bộ lá, lá ngọn rụng, thân cây
biểu hiện dị dạng.
4 Cây biến màu, cháy lá nặng, ảnh hưởng đến năng suất.
5 Cây ngộ độc nặng khó hồi phục cho đến mức cây chết hoàn toàn.
Một số quy cách đếm các loài cỏ
- Nhóm cỏ hòa bản (Poaceae) đếm chồi, mỗi nhánh là một cây
- Nhóm cỏ lác ( Cyperaceae) đếm gốc, mỗi gốc là một cây.
4.3. Các thông tin khác có liên quan : các thông tin khác có liên quan đến thí
nghiệm như: Giống bắp, cỏ được bao nhiêu lá trước khi phun thuốc cần được ghi
lại trong báo cáo kết quả.
5. Kinh phí thí nghiệm: 4 000 000 đồng (Bốn triệu đồng chẳn)

TP.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2021


Duyệt CV P. KT-NCPT Người soạn

Nguyễn Trung Phúc

You might also like