You are on page 1of 7

Cùng chung tay bảo vệ gia đình và người thân của bạn bằng GARBAGE ENZYME

A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?

B. CÁCH LÀM G.E

C. CÔNG DỤNG CỦA G.E

D. TỶ LỆ PHA CHẾ

Nếu mỗi người có thể biến rác thành Enzyme, chúng ta có thể:

- Bảo vệ tầng ozone của chúng ta

- Sống trong môi trường không ô nhiễm

- Thực phẩm sẽ không bị độc tố

- Đất đai được cải tạo

- Nước ngầm được làm sạch

- Không khí cân bằng - trong lành

* G.E có thể sử dụng trong mỗi gia đình, nếu mỗi gia đình biết dùng G.E để thay thế các chất tẩy rửa
nhân tạo khác, sẽ có nhiều G.E được chảy vào cống thải, chúng sẽ làm sạch các DÒNG SÔNG, BIỂN và
BẢO VỆ TRÁI ĐẤT, tức là chúng ta đang biến rác thành vàng rất dễ dàng! Hãy làm ngay từ bây giờ,
vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền!

A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?

Theo TS Rosukon, G.E là hỗn hợp các chất hữu cơ tự nhiên như chuỗi protein, muối khoáng, hooc
môn...

- Các khả năng của G.E

+ Resolve / decompose: Hòa tan, làm phân rã

+ Transform / change: Làm thay đổi, chuyển đổi

+ Compose / make up / combine: Cấu thành, liên kết

+ Catalysis: Xúc tác

- Trong quá trình xúc tác, sinh ra ozone, làm giảm khí CO2 trong môi trường, góp phần giảm sự nóng
lên toàn cầu.
- Có thể làm sạch các đám mây xám trong khí quyển có chứa nhiều kim loại nặng, sinh ra sản phẩm
NO3 có thể trở thành phân bón cho cây và đất.

- Sử dụng G.E giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô
nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất.

B. CÁCH LÀM G.E

- Cách làm Enzyme từ vỏ - trái cây: Cho vỏ trái cây các loại vào bình - dùng tay ép xuống thành 1/3
bình là đủ, nếu không thì căn khoảng nửa bình nguyên liệu, mỗi bình đều cho ít vỏ khóm/dứa (nếu
có) vào sẽ thơm hơn. Sau đó cho nước sạch vô đầy bình + 1 ly nước mía (5.000₫) rồi đậy kín nắp
hoặc có thể thay nước mía bằng đường thô - nhưng quá lãng phí.

+ Ở những nơi không có nước mía thì có thể dùng 1ly nhỏ mật mía, rỉ mật hoặc một khúc mía, mắt
mía chẻ ra và cho vào.

* Nguyên bản là cho đường thô rất nhiều, Vân Anh thì không muốn chuyển từ hình thức tàn phá này
qua hình thức tàn phá khác nên chỉ làm thật đơn giản & để cho các bạn Vi Sinh tự xử lý, nhưng kỳ
diệu thay, kết quả lại tuyệt vời hơn hẳn. Lý do đậy kín nắp không mở vì để vi khuẩn hiếu (thích) khí &
thiếu khí hoạt động, tạo hàm lượng cồn nhẹ cho nước Enzyme sẽ tăng khả năng tẩy rửa kể cả đồ dầu
mỡ. Nước này để hơn tháng thấy trong như hình bên dưới là rút nước ra dùng được thay cho nước
giặt, rửa chén, lau nhà, vệ sinh, tắm - gội...

Lưu ý, quá trình lên men (các bạn vi sinh vật làm việc chuyển hóa) gồm hai giai đoạn:

1. Quá trình lên men chính - là giai đoạn các vỏ - trái cây lắng đọng hoàn toàn xuống đáy. Xong giai
đoạn 1, chờ nước trong là có thể rút ra dùng.

2. Quá trình lên men phụ, quá trình này rất dài, các bạn vi sinh vật sẽ phân hủy các vỏ - trái cây đã
lắng đọng xuống đáy cho thật tơi - chuyển hóa hoàn toàn thành các chất vô cơ. Nhưng nên rút nước
ra khi đã trong veo, nếu làm enzyme chỉ với mục đích tạo phân thì khi xác bắt đầu mục là dùng được
cả nước và cái để bón.

Ngoài vỏ - trái cây, thì tất cả rác hữu cơ nhà bếp hàng ngày đều có thể dùng làm enzyme.
- Cách làm Enzyme từ nước đậu hủ: cho nước đậu hủ vào bình & ly nước mía (hoặc đường thô -
nhưng hơi lãng phí), đậy thật kín (nên dùng bình kín như bình nước suối). Sau 1 tháng 15 ngày lấy ra
dùng.

- Cách làm từ các loại thảo mộc khác (rác thải thảo mộc hàng ngày như rau, vỏ...) tương tự như vỏ -
trái cây.

Lưu ý:

* Đối với những nguyên liệu có chứa nhiều tinh dầu sẽ làm ức chế quá trình lên men bình thường
của các bạn Vi Sinh nên, nếu dùng các loại nguyên liệu này thì nên bỏ bớt phần vỏ chứa tinh dầu,
hoặc để héo - vàng vỏ (tức các túi tinh dầu ở vỏ đã bị vô hoạt bớt) thì mới làm.

- Luôn dùng bình nhựa mềm. Phải vặn nhẹ nắp cho xì bớt khí từ trong bình ra khi bình hơi căng, giúp
cân bằng áp suất bên trong bình, tránh nổ bình, đặc biệt khi làm bằng bình kín như bình nước suối.
Bình nhựa 10lit như hình mà Vân Anh làm thì khí bên trong tự xì ra được, không mất công kiểm tra
để xì nắp.

- Nếu nguyên liệu bị nổi trên mặt nước thì dễ sinh dòi, dễ bị hư nên phải lắc hay dùng đũa khuấy cho
nguyên liệu chìm xuống dưới hoặc ngang mặt nước

- Trong quá trình làm, các bạn Vi Sinh bề mặt sẽ lên men sinh lớp váng trắng rất tốt, đừng vớt bỏ hay
lắc bình.

- Không dùng nguyên liệu đã bị hư thối.

C. CÔNG DỤNG CỦA G.E

Trong thành phẩm thu được, tức là nước Ezyme sau khi tiến hành phân tích sắc ký cho thấy: Enzyme
rất giàu axit lactic tự nhiên, một loại chất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các khâu hay
trong sản xuất sản phầm tẩy rửa và vệ sinh.

Những chia sẻ sau, tỷ lệ pha chỉ dành cho công thức ngâm enzyme ở trên.

1. Làm sạch không khí: trong quá trình xúc tác sinh ra O3 (ozone), không những sạch được vi khuẩn,
còn làm tăng oxy trong không khí. Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1E : 10 N (E: Enzyme; N: Nước
sạch) vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu, cân bằng
khuẩn trong không khí, hạn chế nấm mốc.

2. Làm sạch toilet: sử dụng dung dịch G.E để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại
vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột. Dùng nguyên không pha, cọ - lau chùi xong thì xịt
lại bằng nước sạch.

3. Giữ nhà được sạch: Pha theo tỷ lệ 1E : 10N & lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn, hạn chế
được ruồi muỗi, côn trùng.

4. Giữ nhà bếp được sạch: sử dụng dung dịch G.E đã pha loãng để lau tủ hút, lò nướng, thiết bị nhà
bếp có thể làm sạch các vết bẩn khó lau. Dùng nguyên không pha, cọ - lau chùi xong thì xịt - lau lại
bằng nước sạch.

5. Giặt quần áo: Pha 1E : 10N để ngâm - giặt đối với quần áo thông thường, 1E : 5N đối với quần áo
dơ nhiều và trực tiếp đối với những vết dơ bẩn bám trên quần áo.

- ĐỐI VỚI QUẦN ÁO MỚI MUA: Pha 1E : 5N và ngâm 24h giúp giữ bền màu vải, đồng thời làm sạch -
khử các hóa chất tổng hợp độc hại tồn dư trên vải.

6. Làm sạch rau quả: khi rửa rau quả pha 1E : 10 N, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn.

7. Chăm sóc da: pha loãng G.E tỷ lệ 1E : 10 N vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, giúp cân bằng
hệ khuẩn trên da, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị
ứng, viêm nhiễm, nấm, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại.

8. Chăm sóc vật nuôi: dung G.E pha 1E : 10 N và tắm cho chúng, phun xịt trực tiếp vào chuồng khử
mùi hôi của gia súc, chúng sẽ lớn, khỏe, lông mọc tốt hơn, trị các bệnh ngoài da cho chúng.

- Vân Anh nuôi chó và dùng dung dịch này để tắm cho chúng thấy các vết thương cũ trên da từ nhà
chủ cũ lành - sạch rất nhanh, ve chó và bọ chét chó không còn.

9. Lau chùi, rửa xe các loại: pha 1E : 10 N sạch, sáng, bóng sơn, phun giúp khử mùi trong xe, sạch
không khí trong xe đối với xe hơi - ô tô - xe tải.

10. Phun cho cây và đất:


- Pha 1E : 10 N phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón tự nhiên, làm chất kích thích tăng
trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất.

+ Làm cho nông trại không bị nhiễm côn trùng

+ Cải tạo đất

+ Bảo vệ môi trường, không khí trong trang trại sạch và mát

+ Làm sạch nước ở các trang trại

11. Ủ phân bón cho cây và đất

- Sau khi chiết nước, bả còn lại cho hết vào một cái thùng khác và ủ tiếp cho mục thối, nếu có tro bếp
thìị cho thêm vào và trộn đều rồi ủ tiếp thì quá tốt, cũng có thể cho cỏ khô (cắt khúc) hay các loại lá
phơi hơi héo vào ủ cùng cho mục thối. Khi đó, đem bón lót, hay bón bề mặt (cách gốc khoảng 15cm -
20cm).

- Còn như, không dùng nước enzyme thì khi ủ tươi chỉ cho nước vừa ngập nguyên liệu + ít nước mía
rồi chờ mục thối (mùi thối này khác hẳn mùi của phân chuồng) thì đem bón, nếu có bả đậu phộng,
mè hay bả đậu nành ủ thì quá tuyệt. Sau khi mục thối thì đem bón lót, hay bón bề mặt (cách gốc
khoảng 15cm - 20cm).

* Dùng enzyme để bón cho cây và đất giúp cải tạo môi trường trong đất cực tốt, đất giàu phân vô cơ
và hữu cơ tự nhiên, hệ vi sinh trong đất được gày dựng lại cân bằng.

12. Các công dụng khác

- Dùng cho máy giặt (giặt và làm mềm): 500ml - 700ml cho một lần giặt.

- Làm sạch bồn cầu, chống tắc và thông đường ống: đổ 500 ml rồi xả.

- Làm sạch bồn chứa nước, bể bơi: nếu lau chùi, chà rửa thì dùng nguyên không pha, nếu pha vào
nước bồn - bể để ngâm thi tùy theo thể tích mà pha, có thể cho theo cảm nhận, một bể 100 khối có
thể cho 10l -15l enzyme vào ngâm.

- Ao trong vườn nhà: 1/10 m3, thỉnh thoảng bổ sung.


- Làm sạch ghế da (tẩy mốc, vết bẩn): tỷ lệ 1E : 10 N, phun xịt và lau sạch.

- Làm sạch thảm, chiếu cói (khử mùi và diệt khuẩn): tỷ lệ 1E : 10 N, phun 1-2 lần/tháng.

- Khử mùi và diệt khuẩn giày: pha 1E : 10 N, phun thường xuyên lượng vừa đủ.

- Làm sạch bàn, kệ, cửa...: pha 1E : 10 N phun lượng vừa đủ trên bề mặt và lau sạch.

- Các vết đen do nấm mốc: pha 1E : 10 N, phun lượng vừa đủ và lau, làm thường xuyên.

- Khử mùi tủ lạnh: 1E : 10 N, phun lượng vừa đủ, lau sạch, thỉnh thoảng làm.

- Chống tắc các ống xả, ống thoát nước: dùng nguyên không pha, lượng vừa đủ, xả nước, thỉnh
thoảng làm.

E. CHIẾT NƯỚC ENZYME

1. Dụng cụ

- Phễu

- Khăn mùng lót phễu giúp lọc

- Vợt để hớt bỏ váng bề mặt bình trước khi lọc

- Bình chứa nước enzyme sau chi chiết

2. Cách chiết

- Dùng vợt vớt lớp váng và nguyên liệu trên bề mặt.

- Lót khăn mùng vào phểu trước khi đưa vào miệng bình chứa

- Có thể múc từ từ hoặc nghiêng bình rót vào phểu, đầy bình chứa thì đậy kín nắp để ở nơi mát mẻ.
3. Lưu ý

- Nếu cho nước enzyme sau khi chiết vào bình chứa có vòi, rót dần ra dùng thì sẽ không bị tình trạng
có váng khi sử dụng nước enzyme.

Chúc thành công!

Nguồn: Lê Thị Vân Anh

Hi thử xứ

You might also like