You are on page 1of 11

- DỰ ÁN -

LÀM GIÁ ĐỖ SẠCH


THÀNH VIÊN NHÓM:
1. PHẠM BÌNH MINH
2. NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG
3. LÊ QUANG MINH (A)
4. CHU KHÁNH HUYỀN
5. HỒ TRUNG KIÊN
6. NGUYỄN HƯƠNG LINH
7. NGUYỄN TRẦN ÁNH MINH
8. NGUYỄN THÁI BÌNH

Tác giả bài mẫu:


CHU KHÁNH HUYỀN
MÔ TẢ
Ý TƯỞNG
- Ngâm hạt đỗ xanh với lượng nước hợp lí (nước ấm) trong
khoảng 8 – 10 tiếng, tốt nhất là ngâm qua đêm đến khi hạt
đỗ bắt đầu nứt vỏ
- Đổ hạt đỗ ra để ráo nước. Cho đỗ vào lon đã được đục sẵn
lỗ. Lấy 1 cái khăn (hoặc 1 bao tải nhỏ) phủ kín đỗ, để nơi
thoáng mát, tránh ánh sáng (nhất là ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp vào). Để đỗ lên nhanh hơn có thể dùng 1
vật (không quá nặng) đặt lên đỗ để kích thích sự phát triển
của chúng
- Mỗi ngày bổ sung nước 2 lần (sáng + tối), mỗi lần khoảng
từ 5 – 10 phút
- Thực hiện bước trên (trong khoảng 4 – 5 ngày) cho đến
khi thu được thành quả là giá đỗ
DỤNG CỤ THỰC HIỆN:
- RỔ, GIÁ
- ĐỖ XANH
- NƯỚC ẤM
- VỎ LON ĐƯỢC ĐỤC Ở DƯỚI
- KHĂN MỀM
QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN
Ngày 1: chủ nhật ngày 13 tháng 12
* Chiều lúc 2h20p
_Lựa chọn những hạt đỗ có chất lượng tốt, tránh những hạt đỗ bị thối hỏng
hay bị chín. Đỗ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giá đỗ.
_Đổ một lượng đỗ đủ dùng vào một bát tô hoặc 1 cái nồi sao cho khi đổ
nước ngập đỗ (cách mật đỗ 3cm) và sau khi nứt vỏ thì đỗ không bị tràn ra
ngoài.
_Nước được dùng là nước ấm, trong đó : 2 phần nước lạnh và một phần
nước nóng.
_Ngâm đỗ trong nước từ 7-8 tiếng (khi hạt đỗ đã nở ra to, nứt vỏ).
_Kinh nghiệm: nếu ngâm hạt quá lâu trong nước, hạt sẽ bị thiếu oxy, khi
thiếu oxy hạt hô hấp yếm khí, quá trình cung cấp năng lượng cho hạt nảy
mầm bị cản trở dẫn đến tỷ lệ nảy mầm không cao, không đồng đều. Và giá
đỗ cũng bị úng nước, bị hỏng.
* Tối lúc 10h30p
_Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, dùng khăn phủ kín lên. Khăn đã nhúng
nước, để lên bề mặt đỗ để cung cấp độ ẩm và đặc biệt để tránh cho ánh
sáng chiếu vào hạt đỗ ngâm.
_Dùng một khăn chứa nước đè lên bề mặt đỗ đã được phủ khăn. Và để một
cái nồi nặng đề giúp dằn sợi giá xuống che ánh sáng, không
cho giá vươn lên để giúp cho chúng ta có những cọng giá đỗ mập mạp,
trắng và ít rễ hơn.
_Để giá ở một nơi tối và khô thoáng, kín gió để giá đỗ phát triển phần
thân và đồng thời đầu giá mới trắng đẹp.
_Kinh nghiệm: Không được để giá ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu
ánh sáng mặt trời cứ tiếp xúc hạt đỗ đang nẩy mầm lâu sẽ xảy ra quá trình
quang hợp khiến giá mọc lá xanh làm giảm chất lượng giá.
Ngày 2: thứ 2 ngày 14 tháng 12

_ Sáng lúc 6h15p quan sát thấy hạt


đỗ tách ra thành 2 nửa để mầm đỗ
chồi lên.
_Bỏ nồi đang đè lên giá đỗ ra, giữ
nguyên khăn phủ rồi cho cả rổ vào
nước, ngâm đỗ trong nước khoảng 5-
10p rồi nhấc lên.
_ Sau khi ngâm, để lại vào vị trí cũ
(tối và khô thoáng, kín gió).
_Để lại nồi nước lên rổ tiếp tục nén.
_Đến tối (tầm 6h), chúng ta lại ngâm
giá đỗ trong nước. Quan sát thấy: lúc
này giá đỗ đã dài 0,5~1cm, nhưng
thân còn gầy, có những hạt vẫn chưa
mọc thân.
Nguyên nhân: Có thể do nồi nhỏ nên
có nhiều chỗ trống không được nén
nên cụm ở giữa thì đã phát triển thân
dài, còn những phần xunh quanh, ở
ven rổ thì giá kém phát triển.
Rút kinh nghiệm: phải để vật nén
thật vừa với rổ đựng, nén tất cả diện
tích bề mặt đỗ.
Ngày 3:
thứ 3 ngày 15 tháng 12.

_Lúc 6h15p, bổ sung nước cho giá


đỗ. Nhận thấy có sự thay đổi hơn.
Giá đỗ đã dài 1~2cm. Không có dấu
hiệu bị hỏng.
_Lúc 18h17p, lại tiếp tục kiểm tra,
thân giá đã phát triển, trắng (dài
2,~2,3cm những mầm ở phần giữa
được nén chặt hơn thì dài 6cm) tuy
nhiên thân giá đỗ vẫn gầy. Tiếp tục
thực hiện ngâm nước cho đỗ
Ngày 4: thứ 4 ngày
16 tháng 12
_Lúc 6h, làm tương tự
về việc ngâm đỗ. Giá
đỗ đã dài 2,5~4 cm.
Có cây gầy và có cây
mũm hơn 1 chút, thân
đỗ trắng không bị đen.
_Lúc 19h, giá đỗ đã
dài 4~5cm, tính trạng
của cây đỗ vẫn thế.
Tuy nhiên có cây đã
dài đến 7cm nhưng
vẫn gầy.
Thank You
For
Listening

You might also like