You are on page 1of 3

Câu 1: liệt kê các nhạc sĩ lãng mạn nửa sau thế kỷ 19(Chia làm 2 cột), Các thể loại

mới ra
đời( cột 2)

-Richard Wagner

-Franz Liszt

-Johans Bramhs

-Joseph Verdi

-George Bizet

-Bedric Smetan

-Antonin Dvorak

-Evard Grieg

-Các nhạc sĩ "nhóm khoẻ" ở Nga

Các thể loại mới ra đời:giao hưởng thơ, nhạc kịch hiện thực, liên khúc giao hưởng thơ, tổ khúc
giao hưởng

Câu 2: 3 nhạc sĩ nào thời kỳ này chuyên viết nhạc kịch?Liệt kê những tác phẩm nổi tiếng của 3
nhạc sĩ đó

3 nhạc sĩ đó là:

-Richard Wagner: NK"Người thủy thủ phiêu lãng","Tanhayde","Lôhengrin","chiếc nhẫncủa


Nibelung","Tristan và Isolde,"sức mạnh số phận","những người thợ thủ công ở
Nuybe","Pacxipan"

-Joshep Verdi: NK"Oberto","Nabucko","trận đánh ở Leniano","Rigoletto","T'rubadua", NK"


T'raviatta", NK"Aida","Ôtello","Falstaff"

-George Bizet: NK"những người mò ngọc trai","cô gái đẹp thành Pẻth",NK 1 màn" Giamila",NK"
Carmen"

Câu 3: Nêu những nguyên tắc cải cách nhạc kịch của Wagner

-Nhạc sĩ khai thác tư liệu trong những truyện cổ tích, thần thoại dân gian và tìm thấy ở đó
những đề tài mang tính chất bi kịch lớn

-Chống lại sự sùng bái thanh nhạc thuần túy không có kịch tính, chống lại những kỹ xảo ca
nhạc trống rỗng, sự nghèo nàn của thanh nhạc. Đề cao giao hưởng

-Sử dụng triệt để âm hình chủ đạo,Những chủ đề này được kết hợp giữa yếu tố biểu hiện và
yêu tố miêu tả. Ông đặt ra nguyên tắc giao hưởng hoá nhạc kịch

-Xóa nhòa ranh giới giữa các tiết mục phát triển thành một dòng liên tục

-Wagner đã dùng lối giai điệu ngâm vịnh trong các sáng tác của mình

-Khúc mở màn dùng prelude thay cho ouverture

Câu 4: Nêu những đặc điểm nhạc kịch thời kỳ nửa sau thế kỷ 19

-Phản ánh hiện thực, những vấn đề cấp bách của xã hội, có tính chất thời đại, liên hệ chặt chẽ
với đời sống văn hóa chính trị, ca ngợi tinh thần yêu tự do độc lập, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng

Câu 5: Thể loại giao hưởng thơ khác với giao hưởng cổ điển như thế nào?Nhạc sĩ Franz Liszt
viết bao nhiêu giao hưởng thơ? Ông có viết giao hưởng nhiều chương không? Nêu tác phẩm
nổi tiếng

-Giao hưởng thơ: Là thể loại 1 chương, có tiêu đề, bám sát kịch bản văn học và những hình
tượng trong thơ ca với phong cách trữ tình lãng mạn. Tác phẩm được xây dựng ở nhiều hình
thức khác nhau như Sonate, biến tấu, rondo nhưng chủ yếu là hình thức sonate và phát triển
đơn chủ đề

-Giao hưởng cổ điển: Thường bao gồm nhiều chương, nhiều bản giao hưởng không có tiêu đề,
có thể phát triển nhiều chủ đề, viết về nhiều đề tài khác nhau

-Franz Liszt viết 8 bản giao hưởng thơ: " Ooc


phây","Promete","Hămlet","Taso","Madeppa","Những khúc dạo đầu","Trận đánh của người
Hun","Từ chiếc nôi đến nấm mồ"

-Các tác phẩm nổi tiếng của Franz Liszt:

Câu 6: Nêu đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Franz Liszt(cả cho giao hưởng và cho piano).Các
sáng tác cho piano của ông có gì nổi bật?(Nêu thêm cả đặc điểm cho piano).Kể tên một số tác
phẩm nổi tiếng cho piano, tuyển tập cho piano

-Các sáng tác cho piano là di sản quý báo và nổi tiếng viết theo phong cách giao hưởng. Tầm
cữ rộng, âm lượng dày, Nhiều màu sắc, nội dung trữ tình lãng mạn và phóng túng. Ông đã tạo ra
được một phong cách piano mới trong lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn và sáng tác của nền piano
hiện đại. Tính chất piano và tính chất dàn nhạc đã tạo nên sự nhất quán trong phong cách piano
của ông(Phong cách giao hưởng hóa piano). Nhiều tác phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao, giai điệu mang
tính chất ngâm vịnh, thường tiến hành giai điệu bằng cách sử dụng gam Hungary.Hòa âm mở
rộng khuôn khổ hệ thống trưởng thứ.

-Sáng tác cho giao hưởng:Được coi là bộ phận cơ bản thứ hai trong di sản sáng tạo của
Liszt,Đạt đến sự hoàn thiện về tư tưởng và nghệ thuật. Nguyên lý sáng tác chủ đạo của ông là
sáng tác có tiêu đề, có hình tượng cụ thể kịch tính dựa vào các đề tài văn học.

-Nổi bật trong các sáng tác cho piano của Liszt:

+Etude: Không chỉ là tác phẩm luyện kỹ thuật mà đưa vào đó những nội dung, hình tượng
phong phú, sâu sắc

+Sonate: Ông sáng tác 2 bản sonate đều là 1 chương, là người đầu tiên viết sonate 1
chương.Cấu trúc hình thức sonate được cô đọng lại thành một chương trong mỗi đoạn của tác
phẩm.

+Rhapsodie: Ông viết 19 bản Rhapsodie Hungary Chiếm vị trí quan trọng trong các tác phẩm
của ông. Đó là những khúc nhạc cải biên và phóng tác dựa trên những chủ đề ca múa dân gian
Hungary, chủ đề Digan.Đây là những tác phẩm đáp ứng được sự phát triển ý thức dân tộc của
nhân dân Hungary trong thời kỳ đấu tranh dành độc lập.

-Các tác phẩm nổi tiếng, tuyển tập cho piano:

+ Những etude cao cấp(1851) gồm 12 bản có tiêu đề( trừ số 2 và số 10)

+ Những etude phỏng theo Capriccio của Paganini

+ 3 tập Những năm chu du

+ Sonate số 2 h moll

+ 19 bản Rhapsodie Hungary

Câu 7:Tại sao trong thời kỳ này Bramhs lại được gọi là nhạc sĩ cổ điển?Ông viết mấy bản giao
hưởng?Hãy giới thiệu bản giao hưởng số 4 của Bramhs.

- Bramhs được gọi là nhạc sĩ cổ điển vì những tác phẩm của ông sử dụng hình thức cổ điển,
ông tuân thủ kế thừa truyền thống cổ điển, âm nhạc của ông có lối tư duy chặt chẽ, có chiều
sâu và nghiêm túc về tư tưởng tình cảm.Thể loại sáng tác chủ yếu là những tác phẩm cho giao
hưởng, thính phòng và hợp xướng(không biết nhạc kịch cũng như nhạc có tiêu đề)

-Bramhs viết 4 bản giao hưởng

-Bản giao hưởng số 4 op 98 e moll(1885) là tác phẩm xuất sắc và độc nhất của Bramhs, nêu lên
tấn bi kịch trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tác phẩm có 4 chương với kết cấu chặt chẽ hài hòa:

+Chương 1 gồm 2 chủ đề, Chủ đề chính giai điệu như lời giãi bày tâm sự của một số phận bi
thương trong cuộc đấu tranh; Chủ đề nối vang lên đột ngột ngắt quãng câu chuyện của nhân vật
bằng tiếng kèn hiệu đầy lo âu. Chủ đề phụ mang sắc thái bi hùng do cello và kèn cor chơi

+Phần phát triển cô đọng, Dẫn tới phần tái hiện có biến dạng( chủ đề chình dãn rộng)

+Chương 2 Andante là 1 bản độc thán trầm lặng do kèn cor diễn tấu

+Chương 3 Scherzo miêu tả ngày hội giả trang náo nhiệt vui vẻ như muốn nói lên cuộc sống
hùng vĩ hằng ngày vẫn tràn qua bước đường đầy bi thương của nhân vật đang đi. Bramhs đã
nêu lên sự đối lập giữa cá nhân và xã hội.Đó là triết lý mang tính hiện thực

+Chương 4 là cao trào của tác phẩm, viết theo hình thức 1 chủ đề và 32 biến tấu nhưng sắp
xếp theo các phần của thể sonate( sonate hoá biến khúc), Chủ đề viết theo kiểu hợp âm giao
đường tính chất trầm lặng, trang trọng

You might also like