You are on page 1of 5

2.1.

Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1900 – 1930

2.1.1. Tình hình chính trị

Tình hình chính trị Việt Nam phức tạp và đen tối. Đến đầu thế kỉ XX,
thực dân Pháp cơ bản đã hoàn thành xong công cuộc bình định trên đất nước ta
và chuyển sang khai thác thuộc địa và xây dựng trật tự mới – đó là những ngày
đau thương và bi đát nhất của lịch sử. Sau cái chết của Phan Đình Phùng (1896),
đánh dấu cho sự thất bại của phong trào Cần Vương. Thôn xóm, làng mạc Việt
Nam đều bị kẻ thù tán phá đến tiêu điều xơ xác, nhân dân lưu lạc khắp nơi,
những người tham gia phong trào yêu nước đều bị lưu đày, bỏ xứ đi nơi khác.
Bộ máy quan lại của phong kiến đã sụp đổ, họ đều trở thành những tay sai đắc
lực cho thực dân Pháp.

Trước tình hình đó, thì những tầng lớp tri thức đã bỏ lối học chương, đi
tìm những tri thức hiện đại thông qua sách vở và báo chí được bí mật đưa vào
Việt Nam. Từ đó, mà họ đã tiếp xúc được luồng tư tưởng mới, tiến bộ, hiểu
được tình hình cách mạng thế giới nên họ đã chọn cho mình một con đường cứu
nước khác trước. Đánh dấu sự thay đổi là năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải
nguyên – một tấm gương để mọi người noi theo. Từ đó, phong trào yêu nước lại
nổi lên diễn ra sôi nổi trong những nam 1905 – 1908, dưới sự lãnh đạo của
những chiến sĩ yêu nước đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Phong
trào diễn ra sôi nổi làm cho thực dân Pháp lo sợ, đã ra tàn sát dã man những
chiến sĩ yêu nước. Thế nhưng những người yêu nước vẫn không khuất phục đến
năm 1930 thì Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập đã mở ra một kỉ nguyên
mới.

2.1.2. Tình hình xã hội

Xã hội nước ta có nhiều biến động và cơ cấu xã hội thay đổi hoàn
toàn. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội nước ta là xã hội phong kiến
phương Đông. Chính quyền thuộc về một dòng họ, đứng đầu có vua, trong xã
hội có tứ dân. Nông dân giữ vai trò làm kinh tế chính nhưng bị rẻ mạt và áp bức
bóc lột.

Khi thực dân Pháp xâm lược thì mọi cái đã thay đổi. Kinh tế hàng hóa
khích thích sự phát triển củ ngành công nghiệp làm thị thành phát triển, xuất
hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân phát triển.
Tuy nhiên, tầng lớp tư sản của Việt Nam xuất hiện không từ cuộc đấu tranh giai
cấp phong kiến mà do thực dân Pháp đẻ ra, nhưng chính Pháp cũng chèn ép họ.
Vì vậy mà tư sản Việt Nam đa phần không có tinh thần dân tộc vì họ không có
cơ sở kinh tế hùng hậu và ý thức giai cấp rõ ràng. Bên cạnh đó, với sự phát triển
các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho nông thông tiêu điều xơ
xác. Nông dân kéo ra thị thành ngày càng nhiều – cuộc sông bấp bênh nơi thành
thị. Những người nông dân ra thành thị một phần trở thành người công nhâm
trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền; một phần lại trờ thành anh bồi, anh xe,
vú em... Vì vậy, mà tầng lớp công nhân đã trở thành lực lượng cách mạng chủ
yếu vì họ vừa tiếp xúc được với luồng tư tưởng mới và họ cũng hiểu được công
dân – liên minh công nông. Không chỉ các tầng trong xã hội thay đổi mà ngay
cả tầng lớp phong kiến cũng bị lung lay tận gốc. Để bảo vệ quyền lợi của mình
thì họ đã đầu hàng làm tay sai cho giặc và quay lại đàn áp tầng lớp các phong
trào của nhân dân ta. Tuy nhiên, trong số họ cũng có người yêu nước, tư tách
mình khỏi hàng ngũ đó để đi làm cách mạng theo xu hướng dẫn chủ tư sản.

2.1.3. Tình hình kinh tế

Kinh tế Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Đầu thế kỉ XX, kinh tế nước ta
vẫn là nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thực dân Phâp đã thực hiện chính sách
nền kinh tế thực dân (buôn bán hàng hóa, khai thác nguyên liệu, cho vạy nặng
lãi, công nghiệp phát triển nhưng vẫn kìm hãm để không phát triển vượt chính
quốc, tăng cường bóc lột, sưu thuế...). Từ những chính sách đó làm cho nông
dân và thợ thủ công thất nghiệp trở thành nguồn lao động rẻ mạt. Chúng đưa
nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhừn không được công nghiệp hóa
mà trở thành thị trường tiêu thụ cho chúng.

Bên cạnh đó, giao thông phát triển mở mang việc buôn bán, kinh tế hàng
hóa phát triển tạo thành một thị trường thống nhất cả nước. Thành thị, các hải
ngày càng nhiều, nông thôn kéo ra thành thị nhưng cũng không thúc đẩy nước ta
thành theo hướng tư sản hóa vì thành thị chủ yếu là trung tâm thương nghiệp và
tiêu thụ.

2.1.4. Tình hình về tư tưởng và văn hóa

Về tư tưởng có sự thay đổi. Trước khi Pháp xâm lược thì Việt Nam là
một nước xã hội phong kiến chuyên chế tập quyền cao. Nhà Nguyễn coi Nho
giáo như quốc sách, dùng Nho giáo để thống trị xã hội. Tuy khi thực dân Pháp
xâm lược có sự thay đổi nhưng chúng vẫn duy trì tư tưởng phong kiến lạc hậu
để kìm hãm sự phát triển của ta và thuận tiện cho chúng cai trị. Đến đầu thế kỉ
XX, giai cấp phong kiến tỏ ra mạt nhược và trở thành tay sai cho thực dân Pháp
thì những nhà nho tiến bộ lúc bấy giờ đã nhận thấy chính những ý thức hệ
phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội. Cho nên các chiến sĩ của Đông
Kinh Nghĩa Thục đã chủ trương chống lại tư tưởng sùng cổ, sùng bái cổ nhân,
giáo điều, họ trở nên cam đảm, tự nắm bắt và tự làm chủ cuộc đời mình.

Tuy nhiên, dù ý thức phong kiến đã tỏ ra thái hóa nhưng trong thực tế,
giai đoạn 1900 – 1930 nó vẫn có cơ sở để tồn tại. Ở nông thôn ý thức phong
kiến vẫn ăn sâu trong tâm trí của người dân, trong thành thị tuy đã có sự va
chạm với những luồng tư tưởng mới nhưng vẫn ở trong phạm vi nhỏ hẹp, chỉ
trong phạm vị gia đình và tình cảm cá nhân. Đầu thế kỉ XX xuất hiện thêm
luồng tư tưởng tư sản – được truyền bá từ các sĩ phu tiến bộ nước ngoài. Tuy
nhiên luồng tư tưởng này chỉ phát triển trên phạm vi nhỏ và yếu ớt. Bên cạnh
đó, luồng ý thức vô sản cũng bắt đầu xuất hiện. Nó bị ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc thông qua báo chí; đặc biệt là
vai trò của Nguyễn Ái Quốc và một số tri thức tiến bộ và tầng lớp vô sản cũng
bắt đầu được hình thành. Như vậy, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều
luồng tư tưởng mới.

Về văn hóa Việt Nam đã có sự chuyển dần sang nền văn hóa hiện đại
chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Nước ta vốn sinh ra và trưởng
thành trong cái nôi văn hóa Đông Nam Á. Tư tưởng, văn hóa của phương Đông
đã ăn sâu vào trong tâm thức của người dân Việt Nam, nền văn minh lúa nước,
tình làng nghĩa xóm,... mọi nền văn hóa truyền thông của Việt Nam dần bị thay
đổi từ khi thực dân Pháp xâm lược.

Đầu tiên là văn hóa tinh thần, trước kia Việt Nam có ba tôn giáo được du
nhập vào là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, mỗi thời kì thì sẽ có một tôn giáo
đươc đề cao như thời Lý – Trần thì Phật giáo được đề cao nhưng tới thời
Nguyễn thì Nho giáo được đề cao. Đến thời bấy giới thì Đạo giáo – Kito giáo đã
có ảnh hướng lớn đến người Việt.

Tiếp theo là giáo dục, Thực dân Pháp dần bỏ những kì thi của Việt Nam,
kì thi Hội của cùng của nhà Nguyễn là vào năm 1919 nhưng những người đỗ đạt
đều trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”
chỉ những người thuộc tầng lớp quý tộc và dân thành thị mới có cơ hội để đi học
nên trình độ dân trí của người Việt bị giảm sút. Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ
đã dần dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.

Cuối cùng là văn học, sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ đã thúc đấy sự phát
triển của nền văn xuôi Việt Nam. Văn xuôi xuất hiện nhiều thể loại mới như
tiểu thuyết hiện đại, truyện ngắn với sự thành công của cá tác giả như Hồ Biểu
Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Trọng Quản,... Bên cạnh đó, thơ của Tản
Đà và Trần Tuấn khải cũng mang những giai điệu mới.

Tiểu kết: Tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến động, có thể nói đây là
thời kì thăng trầm của lịch sử. Việt Nam từ một nước phong kiến trở thành một
nước thực dân nửa phong kiến. Xuất hiện nhiều tầng lớp giai cấp cũng như là
những luồng tư tưởng mới, chúng cùng nhau tồn tại với những luồng tư tưởng
cũ. Kinh tế có sự khởi sắc nhưng vẫn bị kìm kẹp của thực dân. Vì vậy, nhân dân
một cổ hai tròng. Tuy nhiên, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương như
mở ra một kỉ nguyên mới, một tương lai mới cho dân tộc Việt Nam.

You might also like