You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019-2020

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130902
Đề số/Mã đề: 01 Đề thi có 02 trang.
-------------------------
Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng tài liệu là 1 tờ giấy A4 viết tay.

Lưu ý: Độ lớn của gia tốc trọng trường là 9,80 m/s2.

Câu 1 (0,5 điểm): Một quả bóng được ném lên không trung và bay theo một quỹ đạo parabol.
Ở điểm nào trên quỹ đạo thì vec-tơ gia tốc và vec-tơ vận tốc của quả bóng vuông góc với
nhau?
a) Điểm mà quả bóng rời khỏi tay người ném
b) Điểm cao nhất của quỹ đạo
c) Điểm mà bóng chạm đất
d) Không ở điểm nào trên quỹ đạo cả
Câu 2 (0,5 điểm): Một cuốn sách đang nằm yên trên mặt bàn. Cặp lực nào dưới đây không
phải là cặp “lực – phản lực” theo định luật 3 Newton?
a) Trọng lực tác dụng lên cuốn sách và phản lực của mặt bàn tác dụng lên sách.
b) Trọng lực tác dụng lên cuốn sách và lực hấp dẫn do sách tác dụng lên Trái đất.
c) Lực do sách tác dụng vào mặt bàn và lực do mặt bàn tác dụng lên sách.
Câu 3 (0,5 điểm): Một người đang ngồi trên ghế của một cái đu quay đang quay với tốc độ
không đổi. Ghế luôn được giữ trong tư thế nằm ngang và hướng lên trên. Vec-tơ lực tổng hợp
tác dụng lên người này khi ghế ở vị trí thấp nhất của đu có hướng như thế nào?
a) Hướng lên trên
b) Hướng xuống dưới
c) Không đủ thông tin để xác định
Câu 4 (0,5 điểm): Một lượng nhiệt được truyền cho một viên nước đá để làm cho nhiệt độ của
nó tăng từ −10C lên −5C. Một lượng nhiệt lớn hơn được truyền cho một lượng nước có
khối lượng bằng khối lượng của viên nước đá và làm cho nước tăng từ 15C lên 20C. Từ kết
quả này, có thể kết luận gì?
a) Nhiệt dung riêng của nước đá nhỏ hơn nhiệt dung riêng của nước.
b) Nhiệt dung riêng của nước đá lớn hơn nhiệt dung riêng của nước.
c) Cần thêm thông tin mới có thể so sánh về nhiệt dung riêng của nước và nước đá
Câu 5 (1 điểm): Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước với tư thế người thẳng và
quay chậm quanh trục quay nằm ngang. Ngay sau đó, vận động viên này gập người lại sao
cho hai tay vào sát chân. Hỏi động năng quay của vận động viên có thay đổi không. Hãy giải
thích câu trả lời của anh/chị.
Câu 6 (1 điểm): Nội năng của một hệ có thể chuyển thành cơ năng được không. Hãy cho ví
dụ và giải thích câu trả lời của anh/chị.
Câu 7 (2 điểm): Cho cơ hệ như hình 1. Biết m1 = 2,00 kg,
m2 = 4,00 kg. Ròng rọc là một đĩa hình trụ có mô-men quán tính I và
bán kính R = 10,0 cm. Thả cho hệ bắt đầu chuyển động từ trạng thái
đứng yên. Hệ số ma sát trượt giữa vật m1 và mặt bàn là 0,300.
a) Hãy vẽ sơ đồ lực tác dụng lên các vật và ròng rọc. Hình 1

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 1/2


b) Người ta đo được gia tốc của các vật m1, m2 là 5,33 m/s2. Hãy tính mô-men quán tính
I của ròng rọc.
c) Tìm tốc độ góc của ròng rọc tại thời điểm t = 0,500 s kể từ lúc các vật bắt đầu chuyển
động.
Câu 8 (2 điểm): Một quả cầu (có khe rỗng xuyên qua tâm)
có thể trượt không ma sát theo một sợi thép uốn cong thành
một đường trượt như hình 2. Quả cầu được thả không vận
tốc đầu từ độ cao h = 2,50R. Hãy xác định:
a) Tốc độ của quả cầu khi nó đến vị trí A trên hình vẽ.
b) Vec-tơ lực tác dụng của sợi thép lên quả cầu Hình 2
(phương, chiều, độ lớn) tại vị trí A nói trên.
Câu 9 (2 điểm): Cho 0,05 mol khí lý tưởng có trạng thái ban đầu i
với các thông số trạng thái (Pi, Vi, Ti) thực hiện một chu trình
ABCDA như miêu tả trên đồ thị PV (hình 3). Cho hằng số khí
R = 8,31 J/mol K.
(a) Tính công mà khối khí thực hiện trong chu trình nói trên.
Biết nhiệt độ ban đầu của khí bằng 10oC.
(b) Tính nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường trong quá trình
ABC và CDA. Biết độ biến thiên nội năng của khối khí
trong quá trình từ A đến C bằng +882 J.
Hình 3
(c) Tính hiệu suất của máy nhiệt hoạt động theo chu trình ABCDA
với lượng khí nói trên.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1]: Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên Câu 1, 2, 3
quan đến cơ học chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất
lỏng.
[CĐR 2.1]: Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập Câu 5, 6, 7, 8
có liên quan.
[CĐR 1.3]: Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi Câu 4
và các nguyên lý nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3]: Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích Câu 9
các hiện tượng liên quan đến nhiệt độ và giải bài tập về
nhiệt học.

Ngày tháng năm 2019


Thông qua Trưởng ngành
(ký và ghi rõ họ tên)

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 2/2


ĐÁP ÁN
ĐỀ THI VẬT LÝ 1
NGÀY THI: 23/12/2019
Người biên soạn: TS. Phan Gia Anh Vũ, TS. Lưu Việt Hùng, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lệ

Câu Trả lời Điểm


Gia tốc của quả bóng trong quá trình chuyển động là gia tốc trọng trường. Có chiều
thẳng đứng từ trên xuống. Do vậy, vận tốc và gia tốc của nó chỉ có thể vuông góc
1 với nhau khi nó ở vị trí cao nhất của quỹ đạo. 0,5
Chọn B.
Trong các phương án chọn, chỉ có cặp lực trong phương án A không phải là cặp
“lực – phản lực” theo định luật 3 Newton
2 0,5
Chọn A.

Khi đu quay, ghế và người ngồi trên ghế chuyển động trên quỹ đạo tròn trong mặt
phẳng thẳng đứng. Gia tốc của người là gia tốc hướng tâm. Lúc ghế ở vị trí thấp
nhất của quỹ đạo thì gia tốc hướng tâm của người ngồi trên ghế có phương thẳng 0,5
3
đứng, chiều từ dưới lên.
Chọn A.
Nhiệt lượng mà nước đá và nước nhận được lần lượt là:
Q1 = m1c1t1 và Q1 = m2c2t2 . Theo đề bài thì khối lượng của nước và nước đá như
0,5
nhau, độ biến thiên nhiệt độ của chúng cũng như nhau:
4
t1 = −5C − (−10C) = 5C và t1 = 20C −15C = 5C nên nếu Q2>Q1 thì có thể
kết luận rằng nhiệt dung riêng của nước lớn hơn nhiệt dung riêng của nước đá.
Chọn A.
Do lúc đang rơi thì ngoại lực tác dụng lên vận động viên là trọng lực, có phương
thẳng đứng, đi qua trục quay nên mô-men ngoại lực bằng không. Mô-men động
lượng của vận động viên trong chuyển động quay được bảo toàn. 0,5
Khi vận động viên gập người và đưa hai tay về sát phía chân thì cơ thể trở nên
“gọn” hơn, nên mômen quán tính của vận động viên đối với trục quay giảm đi (giả
5 sử là k lần) và vận tốc góc tăng lên (k lần). Gọi K1, K2 lần lượt là động năng quay
trước và sau khi vận động viên gập người lại thì:
0,5
K 2 = I 22 = 1 (k1 ) = k I11 = k K1
1 2 1I 2 1 2

2 2k 2
Nghĩa là động năng quay của vận động viên tăng lên.

Nội năng của hệ có thể chuyển thành cơ năng. 0,5

Giải thích:
6 Ví dụ 1: Xét hệ là khí bên trong một xi lanh có gắn một piston có thể di chuyển
không ma sát. Khi khí bị đốt nóng, nội năng của hệ tăng lên, làm cho khí bị dãn nở
và đẩy piston chuyển động. Như vậy nội năng của khí chuyển thành động năng của 0,5
piston.

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 3/2


Câu Trả lời Điểm
Sơ đồ lực tác dụng lên các vật và ròng rọc được cho như hình dưới đây:

 y T2
n

x T1' 0,5

a) f 
T1
 x
m1 g

 T2'
m2 g

Phương trình động lực học đối với mỗi vật / ròng rọc lần lượt là:
    
m1g + T1 + n + f = m1a1 (1)
   0,25
m2 g + T2 = m2 a2 (2)
(T2 − T1 )R = I (3)
Chiếu các phương trình này lên các trục tương ứng, với chú ý là gia tốc của các vật
có độ lớn như nhau và bằng a.
T1 − f = m1a (4)
7 − m1g + n = 0 (5) 0,25
m2 g + T2 = m2a (6)
b) Lực ma sát được cho bởi: f =  n =  m g (7)
1
Từ các phương trình từ (3) đến (7) tìm được: 0,25
 (m − m1 ) g 
I = R2  2 − (m1 + m2 )
 a 
Thay số:
0,25
 (4 − 0,3  2)  9,8  67
I = 0,1 
2
− (2 + 4) = = 2,5110−3 kg.m 2
 5,33  26650
Lưu ý: Sinh viên có thể thay giá trị của a vào các phương trình để tìm ra I. Nếu kết
quả đúng vẫn được tính trọn điểm.
Gia tốc góc của ròng rọc
 = a/ R 0,25
Tốc độ góc của ròng rọc cho bởi:
c)  =  +  t =  + a t
f i i
R
5,33
Thay số:  f = 0 + 0,5 = 26,65  26,7 rad/s 0,25
0,1

Câu Trả lời Điểm


Xét hệ gồm quả cầu – Trái đất và dây thép: đây là một hệ kín (cô lập) nên cơ năng
của hệ bảo toàn. 0,5
Xét hai thời điểm: lúc bắt đầu thả cho quả cầu chuyển động và lúc quả cầu đến vị
trí A trên hình vẽ.
8 a)
E = 0  K = −U
1
Hay: mv 2 = −mgy = mg (h − 2 R )
2
0,5
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 4/2
Từ đó tìm được v = 2 g (h − 2 R) = gR
Chuyển động của quả cầu khi đi ngang qua A là chuyển động tròn trong mặt phẳng
thẳng đứng nên gia tốc của quả cầu là gia tốc hướng tâm ac 0,5
v2
ac = =g.
b) R
Như vậy, tại vị trí A, lực tổng hợp tác dụng lên quả cầu đúng bằng trọng lực tác
dụng lên nó.
Kết quả là: Sợi thép không tác dụng lực lên quả cầu. 0,5

Công mà khối khí thực hiện trong cả chu trình ABCDA:


WABCDA = WAB + WBC + WCD + WDA
Vì AB và CD là quá trình đẳng tích  WAB = WCD = 0 0,25
WABCDA =WBC +WDA = −2Pi ( 3Vi − Vi ) − Pi ( −2Vi )
a) = −2Pi Vi = −2nRTi
= −2  0, 05  8,31 283 0,25
= −235, 2 J
Công mà khối khí thực hiện trong cả chu trình ABCDA là: 235,2 J.
Nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường trong quá trình ABC:
Eint,ABC = QABC + WABC  QABC = Eint,ABC − WABC
Trong đó:
WABC = WAB + WBC = WBC = −2Pi ( 3Vi − Vi ) = −4Pi Vi
0,25
= −4  0, 05  8,31 283
= −470,3 J
8 Suy ra: QABC = Eint,ABC − WABC = 882 − (−470,3) = 1352,3 J 0,25
b) Nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường trong quá trình CDA:
Eint,CDA = QCDA + WCDA  QCDA = Eint,CDA − WCDA
Trong đó: Eint,CDA = −Eint,AB = −882 J
WCDA = WCD + WDA = WDA = −Pi ( Vi − 3Vi ) = 2Pi Vi
0,25
= 2nRTi
= 2  0, 05  8,31 283 = 235, 2 J
Suy ra: QABC = Eint,ABC − WABC = −882 − 235, 2 = −1117, 2 J 0,25
Nhiệt lượng thu vào trong mỗi chu trình:
Q1 = QAB + QBC = QABC = 1352,3 J
Nhiệt lượng toả ra trong mỗi chu trình: 0,25
c) Q2 = QCD + QDA = QCDA = −1117, 2 J
Hiệu suất của chu trình ABCDA:
A Q1 + Q2 1352,3 − 1117, 2
= = =  0,174 0,25
Q1 Q1 1352,3

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 5/2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130902
Đề số:01. Đề thi có 02 trang.
NHÓM MÔN HỌC KHOA HỌC CƠ BẢN
Ngày thi: 20/06/2019. Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1: (0,5 điểm)


Hình vẽ bên là các đồ thị vận tốc (3 hình trên: a, b,
c) và gia tốc (3 hình dưới: d, e, f) theo thời gian của
3 chuyển động một chiều. Các đồ thị vận tốc và gia
tốc tương ứng của mỗi chuyển động là:
a. hình a - hình d; hình b - hình f; hình c - hình e
b. hình a - hình e; hình b - hình d; hình c - hình f
c. hình a - hình f; hình b - hình e; hình c - hình d
d. hình a - hình e; hình b - hình f; hình c - hình d

Câu 2: (0,5 điểm)


Trong va chạm mềm một chiều giữa hai vật chuyển động, điều kiện nào là cần thiết để động năng của
hệ bằng không sau khi va chạm?
a. Các vật có động lượng ngay trước khi va chạm cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
b. Các vật có cùng khối lượng.
c. Các vật có cùng vận tốc ngay trước khi va chạm.
d. Các vật có vectơ vận tốc ngay trước khi va chạm cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
Câu 3: (0,5 điểm)
Một hành tinh có 2 mặt trăng khối lượng bằng nhau. Mặt trăng 1 ở quỹ đạo tròn bán kính R. Mặt
trăng 2 ở quỹ đạo tròn bán kính 2R. Độ lớn của lực hấp dẫn do hành tinh đó tác dụng lên mặt trăng 2
so với mặt trăng 1 thì
a. lớn gấp 4 lần. b. lớn gấp 2 lần. c. bằng nhau. d. bằng một nửa. e. bằng một phần tư.
Câu 4: (0,5 điểm)
Giả sử một lượng khí được nén đẳng nhiệt, hỏi nhận xét nào sau đây là đúng?
a. Khí nhận nhiệt lượng b. Khí không thực hiện công c. Nhiệt độ của khí tăng lên
d. Nội năng của khí không đổi e. Không có nhận xét nào đúng.
Câu 5: (1,0 điểm)
Hiện tượng nóng lên của Trái đất đang rất được quan tâm vì ngay cả những thay đổi nhỏ của nhiệt độ
Trái đất cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, nếu những tảng băng ở hai cực của
Trái đất tan chảy hoàn toàn thì nước trong các đại dương nhiều lên và làm tràn ngập nhiều vùng
duyên hải. Mô hình hóa tảng băng ở 2 cực có khối lượng m và có dạng đĩa phẳng bán kính r. Giả sử
các tảng băng sau khi tan chảy sẽ tạo thành lớp vỏ hình cầu là nước bao quanh Trái đất. Hỏi tốc độ
quay của Trái đất khi đó sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 6: (1,0 điểm)
Tua bin hơi nước là thành phần chính của một nhà máy nhiệt điện. Người ta cần nhiệt độ của hơi
nước càng cao càng tốt. Giải thích tại sao? (Gợi ý: vận dụng hiệu suất của động cơ Carnot)

Trang 1
Câu 7: (2,0 điểm)
Một vật có khối lượng m = 1,0 kg được thả
từ trạng thái nghỉ cho chuyển động không ma sát từ
đỉnh của một mặt phẳng nghiêng có độ cao h =
0,5m so với mặt bàn (hình vẽ bên). Góc giữa mặt
phẳng nghiêng và mặt bàn là θ = 30o. Mặt bàn có
độ cao H = 1,0 m so với mặt đất nằm ngang. Hãy
tính:
a. Gia tốc của vật m khi trượt trên mặt phẳng
nghiêng?
b. Tốc độ của vật khi bắt đầu rời khỏi mặt phẳng nghiêng?
c. Khoảng cách theo phương ngang R mà vật rơi xuống so với chân của mặt phẳng nghiêng (bỏ
qua sức cản không khí).
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho cơ hệ như hình vẽ bên, hai vật được nối với
nhau bằng sợi dây không co dãn có khối lượng
không đáng kể vắt qua một ròng rọc có bán kính R =
0,25 m và có mômen quán tính I. Vật m1 đang
chuyển động không ma sát lên trên dọc theo mặt
phẳng nghiêng với gia tốc không đổi a = 2 m/s2.
a. Hãy phân tích các lực tác dụng lên các vật m1,
m2 và ròng rọc.
b. Hãy tính các lực căng dây T1, T2 và mômen
quán tính I của ròng rọc.
Câu 9: (2,0 điểm)
Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot có công suất ra là 200 kW. Nhiệt độ của nguồn
lạnh và nguồn nóng tương ứng là 30°C và 500°C. Hãy tính:
a. Hiệu suất của động cơ trên?
b. Công do động cơ thực hiện được trong mỗi giờ?
b. Nhiệt lượng động cơ nhận vào trong mỗi giờ?
b. Nhiệt lượng động cơ tỏa ra trong mỗi giờ?
Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học chất
điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng. Câu 1, 2, 3, 5, 7, 8
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý
nhiệt động học của chất khí. Câu 4, 6, 9
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học

Ngày 14 tháng 06 năm 2019


Thông qua Trưởng nhóm môn học

Trang 2
Đáp án và bảng điểm môn Vật lý 1
Thi ngày 20-06-2019
Người soạn: Lưu Việt Hùng, Trần Thị Khánh Chi

Câu Lời giải Điểm


1 Đáp án: b. 0,5
Giải thích: Dựa vào đồ thị vận tốc ta suy ra đồ thị gia tốc tương ứng.
Hình a: vận tốc tăng theo đường thẳng nên gia tốc bằng hệ số góc của đường thẳng
đó, là một giá trị không đổi => Đồ thị gia tốc là hình e.
Hình b: vận tốc tăng theo đường parabol (hàm bậc2) nên gia tốc bằng đạo hàm của
hàm bậc 2 sẽ là hàm bậc nhất => Đồ thị gia tốc là hình d.
Còn lại sẽ là: vận tốc Hình c và gia tốc hình f.
2 Đáp án: a. 0,5
Giải thích: Theo công thức bảo toàn động lượng của hệ trong va chạm mềm một
chiều:
𝑚1 𝑣⃗1𝑖 + 𝑚2 𝑣⃗2𝑖 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣⃗𝑓
Để động năng của hệ sau va chạm bằng 0 thì ta phải có 𝑣⃗𝑓 = 0. Suy ra: Các vật có
động lượng ngay trước khi va chạm cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau để
𝑚1 𝑣⃗1𝑖 + 𝑚2 𝑣⃗2𝑖 = 0.
3 Đáp án: e. 0,5
Giải thích: Độ lớn của lực hấp dẫn do hành tinh có khối lượng M tác dụng lên mặt
trăng của nó có khối lượng m:
- Khi chúng cách nhau khoảng R là:
Mm
F =G 2
R
- Khi chúng cách nhau khoảng 2R là:
Mm 1
F' = G = F
( 2R ) 4
2

4 Đáp án: d. 0,5


Giải thích: Trong quá trình nén đẳng nhiệt thì nhiệt độ của khí không thay đổi nên
nội năng của khí sẽ không thay đổi vì nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ.
Trước khi băng tan, hệ gồm Trái đất dạng khối cầu khối lượng M, bán kính R và
khối băng dạng đĩa tròn khối lượng m, bán kính r nên mômen quán tính của hệ là:
2 1
5 𝐼𝑖 = 𝐼𝑇Đ + 𝐼𝐵ă𝑛𝑔 = 𝑀𝑅 2 + 𝑚𝑟 2 (1)
5 2
Sau khi băng tan, hệ gồm Trái đất dạng khối cầu khối lượng M, bán kính R và
0,5
nước tan chảy thành lớp vỏ bao quanh Trái đất giống một quả cầu rỗng khối lượng
m, bán kính r nên mômen quán tính của hệ là:
2 2
𝐼𝑓 = 𝐼𝑇Đ + 𝐼𝑁ướ𝑐 = 𝑀𝑅 2 + 𝑚𝑅 2 (2)
5 3
Lại có Trái đất đang quay, momen động lượng bảo toàn do tổng momen ngoại lực
bằng 0. L = Iω = const hay 𝐼𝑖 𝜔𝑖 = 𝐼𝑓 𝜔𝑓 (3)
Từ (1) và (2) ta thấy 𝐼𝑖 < 𝐼𝑓 , kết hợp với (3) ta suy ra 𝜔𝑖 > 𝜔𝑓
0,5
Vậy nên tốc độ góc của Trái đất giảm hay Trái đất quay chậm lại.
Theo định lý Carnot, hiệu suất  của một động cơ nhiệt thực tế luôn nhỏ hơn hiệu
suất của động cơ Carnot, phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh theo 0,5
6 TC
biểu thức:   1− = Carnot
TH

Trang 3
Theo đó, trong điều kiện nhiệt độ nguồn lạnh không thay đổi nhiều, như nhiệt độ
của nước mát làm lạnh hoặc môi trường, thì hiệu suất này hầu như phụ thuộc vào 0,5
nhiệt độ nguồn nóng. Nhiệt độ nguồn nóng càng cao, giới hạn của hiệu suất càng
lớn.
a.

uur r
Các lực tác dụng lên vật m gồm có trọng lực Fg và phản lực n . Theo định luật 2
Newton ta có: uur r r
Fg + n = m.a (1) 0,5
Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ. Chiếu (1) lên trục Ox ta được:
Fg .sin  = m.a (2)
Suy ra:
0,5
a = g sin  = 9,8.sin 30o = 4,9 m / s 2
b. Chọn gốc tính thế năng ở mặt bàn.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật khi ở vị trí đỉnh và khi ở chân của mặt
phẳng nghiêng ta có:
1
mgh = mv 2
2
v = 2 gh = 2.9,8.0,5 = 3,13 m / s 2 0,5
Lưu ý: Sinh viên giải theo phương pháp năng lượng ra được câu b và dùng
công thức động học ra kết quả câu a cũng được 1,5 điểm.
c. Khi trượt hết mặt phẳng nghiêng, chuyển động của vật là chuyển động ném xiên,
với tốc ban đầu là v và góc ném là -30o.
Chọn gốc tọa độ ở chân của mặt phẳng nghiêng, trục x theo phương ngang, trục
Oy hướng lên trên. Áp dụng các công thức của chuyển động ném xiên ta có:
 x = v.cos( −30o ). t
 y = v.sin(−30o ). t − 1 gt 2
 2
1
Khi vật chạm đất ta có: y = − H  v.sin(−30o ). t − gt 2 = −1
2
1
− 9,8.t 2 + 3,13.sin(−30o ). t + 1 = 0  t = 0,32 s
2
Vậy tầm xa R là: R = x = 3,13.cos(−30o ).0,32 = 0,87 m 0,5

Trang 4
8

uuur r
a. Phân tích lực: Các lực tác dụng lên vật m1 gồm có trọng lực Fg 1 , phản lực n ,
ur uuur
lực căng của sợi dây T1 ; Các lực tác dụng lên vật m2 gồm có trọng lực Fg 2 và lực
uur
căng của sợi dây T2 ; Các lực tác dụng lên ròng rọc gồm có lực căng của sợi dây
uur uur 0,5
T1' và lực căng của sợi dây T2 ' (có thể kể thêm áp lực tác dụng lên ròng rọc và
phản lực của nó gây bởi ròng rọc).
b. uuur r r r
• Phương trình động lực học cho vật m1 là: Fg1 + n + T1 = m1 a (1)
Chiếu phương trình (1) lên hệ tọa độ phù hợp ta được:
− Fg1 sin 37o + T1 = m1 a . Suy ra T1 = m1 a + Fg1 sin 37o = 118,5 N 0,5
uuur r r
• Phương trình động lực học cho vật m2 là: Fg 2 + T2 = m2 a (2)
Chiếu phương trình (2) lên hệ tọa độ phù hợp ta được:
Fg 2 − T2 = m2 a . Suy ra T2 = Fg 2 − m2 a = 156 N .
uur ur uur uur ur 0,5
• Phương trình động lực học cho ròng rọc là: R1  T1 + R2  T2 = I  (3)
a
Chiếu phương trình (3) lên hệ tọa độ phù hợp ta được: R(T2 − T1 ) = I
R
R (T2 − T1 )
2
Suy ra I = = 1,17kg.m 2 0,5
a
a. Hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot thuận nghịch:
𝑇𝐶 30 + 273 0.5
𝑒 =1− =1− = 𝟔𝟎, 𝟖 %
𝑇ℎ 500 + 273
b. Công mà động cơ sinh ra sau một 1 giờ là:
9 𝑊𝑒𝑛𝑔 = 𝑃. Δ𝑡 = 200000.3600 = 7,2. 108 𝐽 0.5
𝑊𝑒𝑛𝑔 𝑊𝑒𝑛𝑔 0.5
c. Nhiệt lượng động cơ nhận được sau 1 giờ: 𝑒 = → 𝑄ℎ = = 𝟏𝟏, 𝟖. 𝟏𝟎𝟖 𝑱
𝑄ℎ 𝑒
d. Nhiệt lượng động cơ tỏa ra sau 1 giờ: |𝑄𝐶 | = 𝑄ℎ − 𝑊𝑒𝑛𝑔 = 𝟒, 𝟔. 𝟏𝟎𝟖 𝑱 0.5

Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130402
Đề số:01. Đề thi có 02 trang.
NHÓM KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
Ngày thi: 07/06/2018. Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1: (0,5 điểm)


Một quả bóng được ném thẳng đứng lên trên. Hỏi trong tình huống nào sau đây thì cả vận tốc
tức thời và gia tốc của quả bóng bằng 0:
a. Khi quả bóng bay hướng lên. b. Khi quả bóng rơi hướng xuống.
c. Khi quả bóng ở vị trí cao nhất. d. Khi quả bóng ở vị trí giữa đường đang đi lên hoặc đi xuống
e. Không có tính huống nào ở trên đúng.
Câu 2: (0,5 điểm)
Lực hấp dẫn do Mặt trời tác dụng lên Trái đất giữ cho Trái đất chuyển động trên quỹ đạo
quanh Mặt trời. Giả sử rằng quỹ đạo là hình tròn hoàn hảo. Công do lực hấp dẫn thực hiện trong một
khoảng thời gian ngắn lên Trái Đất khi Trái đất di chuyển trên quỹ đạo của mình có giá trị:
a. bằng 0 b. dương c.âm d. không xác định được.

Câu 3: (0,5 điểm)


Một vận động viên trượt băng nghệ thuật bắt đầu thực hiện động tác quay người của mình
bằng cách dang 2 tay sang ngang. Cô ấy giữ thăng bằng trên mũi bàn chân để có thể thực hiện động
tác quay không có ma sát. Sau đó, vận động viên này thu 2 tay lại để cho mô men quán tính của cô ấy
giảm đi còn một nửa. Hỏi khi vận động viên làm động tác như thế thì động năng của cô ấy thay đổi
như thế nào?
a. Tăng 4 lần b. Tăng 2 lần c. Giữ nguyên không đổi d. Giảm 2 lần
e. Giảm 4 lần
Câu 4: (0,5 điểm)
Một tấm kim loại được khoan thủng một lỗ tròn. Khi tấm kim loại được nung nóng lên một
nhiệt độ cao hơn, điều gì xảy ra với đường kính của lỗ?
a. Nó giảm. b. Nó tăng lên. c. Nó vẫn giữ nguyên.
d. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ ban đầu của kim loại.
e. Không có câu trả lời nào là đúng.

Câu 5: (1,0 điểm)


Một người giữ quả bóng trên tay của mình.
a. Hãy xác định tất cả các ngoại lực tác dụng lên quả bóng đó và chỉ ra phản lực của các lực đó theo
định luật 3 Newton.
b. Bây giờ quả bóng bị rơi, hỏi lực nào tác dụng lên quả bóng khi nó đang rơi và phản lực của các lực
đó. (Bỏ qua sức cản của không khí)

Câu 6: (1,0 điểm)


Vì sao 1 mol khí lưỡng nguyên tử có nội năng lớn hơn nội năng của 1 mol khí đơn nguyên tử
tại cùng một nhiệt độ?

Câu 7: (2,0 điểm)


Một viên đạn có khối lượng m = 3,8g
được bắn vào một hộp gỗ có khối lượng M =
750g đang nằm ở trạng thái nghỉ tại mép của một
mặt bàn nằm ngang, mặt bàn cách mặt đất một
khoảng h = 1m (như hình bên). Viên đạn cắm vào
hộp gỗ, và hộp gỗ rơi xuống đất cách mép bàn
theo phương ngang một đoạn d = 2m. Hãy xác
định tốc độ ban đầu của viên đạn.
Biết gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
Trang 1
Câu 8: (2,0 điểm)
Một khối gỗ có khối lượng m1 = 3 kg và một khối gỗ
khác có khối lượng m2 = 8 kg được nối với nhau bằng một sợi
dây mảnh có khối lượng không đáng kể vắt qua một ròng rọc
(như hình vẽ). Ròng rọc có dạng đĩa tròn đặc đồng chất bán
kính R và khối lượng M = 8 kg. Vật có khối lượng m2 đang đặt
trên một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng θ=35o so với
phương nằm ngang. Hệ số ma sát giữa hai vật với các mặt
phẳng là 0,3. Biết hệ chuyển động theo chiều m2 trượt xuống
mặt phẳng nghiêng.
a. Hãy vẽ các lực tác dụng lên hai vật và ròng rọc.
b. Hãy xác định gia tốc chuyển động của hai vật và các lực căng dây.
Biết gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.

Câu 9: (2,0 điểm)


P(atm)
1 mol khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình như đồ thị
bên (trên đồ thị áp suất tính theo đơn vị atm, còn thể tích theo đơn vị lít). A
Khối khí chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B là quá trình đẳng 5
nhiệt; từ B sang C là quá trình đẳng áp và từ C trở lại A là quá trình
đẳng tích. Hãy xác định:
a. Công mà hệ nhận được trong từng quá trình và trong cả chu trình. 1 C B
b. Nhiệt mà hệ nhận vào trong từng quá trình.
c. Hiệu suất của chu trình. O V(l)
d. Hãy so sánh hiệu suất của chu trình trên với hiệu suất của chu trình 25 125
Carnot khi hoạt động với cùng 2 nguồn nhiệt đó.
Biết 1atm = 1,013.105 Pa

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học Câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8
chất điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 6, 9
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệtđộ và giải bài tập về nhiệt học

Ngày 30 tháng 05 năm 2018


Thông qua Trưởng nhóm kiến thức

TS. Lưu Việt Hùng

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý 1
Thi ngày 07-06-2018
Người soạn: Trần Tuấn Anh

Câu Lời giải Điểm


1 Khi quả bóng rời khỏi tay người ném thì quả bóng luôn chuyển động với gia tốc
trọng trường, do đó, không có bất cứ vị trí nào trên đường chuyển động có gia tốc
bằng 0. Vì vậy từ câu a đến câu d đều sai, chỉ còn câu e đúng.
Đáp án: e. không có tình huống nào ở trên đúng. 0,5
2 Công của lực hấp dẫn do Mặt trời tác dụng lên Trái đất được tính bằng công thức:
⃗⃗⃗
với ⃗⃗⃗ là vectơ lực hấp dẫn, là vectơ độ dịch chuyển của Trái đất. Nếu quỹ đạo
Trái đất là hình tròn hoàn hảo thì 2 vectơ này vuông góc với nhau, do đó, công của
lực hấp dẫn bằng 0.
Đáp án: a. bằng 0.
0,5
3 Áp dụng định luật bảo toàn mômen động lượng, thì mômen động lượng của vận
động viên không đổi L=I ω. Nghĩa là khi mômen quán tính I bị giảm nửa thì vận
tốc góc ω tăng gấp đôi.
Mà động năng của vận động viên:
Do đó, động năng của vận động viên tăng gấp 2.
0,5
Đáp án: b. Tăng 2 lần.
4 Khi một chất rắn có chứa một khoang rỗng trong nó, thì khi bị nung nóng, khoang
rỗng đó vẫn giãn nở giống như nó được lấp đầy bởi vật liệu tạo nên phần còn lại
của vật.
Do đó, lỗ thủng nở ra.
Đáp án: d. Nó tăng lên. 0, 5
5 a. Các lực tác dụng lên quả bóng là:
- Lực hút của Trái đất tác dụng lên quả bóng (có chiều hướng xuống mặt đất).
Phản lực: lực hút của quả bóng lên Trái đất. 0,5
- Lực của tay tác dụng lên quả bóng (có chiều hướng lên). Phản lực: Lực của quả
bóng đè lên tay.
b. Lực tác dụng lên quả bóng khi rơi xuống: Lực hút của Trái đất tác dụng lên quả 0,5
bóng. Phản lực: Lực hút của quả bóng tác dụng lên Trái đất.
6 Khí đơn nguyên tử có số bậc tự do: i=3
Còn khí lưỡng nguyên tử có số bậc tự do là i=5 lớn hơn. 0,5
Nội năng của một khối khí được tính bằng công thức:

2 khối khí cùng số mol và cùng nhiệt độ, nên khí lưỡng nguyên tử có năng lượng 0,5
trong nó lớn hơn khí đơn nguyên tử.
7
O x

Trang 3
Gọi v0 là vận tốc ban đầu của viên đạn trước khi bay vào hộp gỗ.
V0 là vận tốc của tấm gỗ ngay sau khi viên đạn bay vào.
Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ. Xét chuyển động của hộp gỗ sau khi viên đạn
bay vào: 0,5
vx  V0 x  V0  x  V0 .t
Vận tốc :  => Tọa độ: 
 v y  g.t  y  1 2 g.t
2

 x  V0 .t  d 
V0  d / t  2 /(1/ 5)  2 5 m/s 0,5
Theo điều kiện đề bài ta có:  => 
 y  1 2 g.t  h 
2
t  2h / g  2.1/10  1/ 5 s
Khi viên đạn bay vào khối gỗ, áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
pi  p f  m.v0  (m  M ).V0 0,5
(m  M ).V0 (3,8  750).2 5
=> v0    887,13m/s
m 3,8 0,5
Vậy vận tốc ban đầu của viên đạn là 887,13 m/s
8
𝑦 ⃗⃗⃗⃗
𝑛
⃗⃗⃗
𝑇 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑇
𝑂 𝑥
⃗⃗⃗⃗⃗
𝑇
Vẽ
⃗⃗⃗⃗⃗
𝑓𝑘 ⃗⃗⃗
𝑇 ⃗⃗⃗⃗
𝑛 hình và
phân
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑔 𝑦 tích
⃗⃗⃗⃗⃗
𝑓𝑘 đúng
𝑂 các lực
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑔 0,5
𝑥

a. Các lực tác dụng lên vật 1: trọng lực ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , phản lực pháp tuyến của mặt phẳng lên
vật 1 ⃗⃗⃗⃗ , lực căng dây ⃗⃗⃗ , lực ma sát ⃗⃗⃗⃗⃗ .
Các lực tác dụng lên vật 2: trọng lực ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , phản lực pháp tuyến của mặt phẳng
nghiêng lên vật 2 ⃗⃗⃗⃗ , lực căng dây ⃗⃗⃗ , lực ma sát ⃗⃗⃗⃗⃗ .
Các lực tác dụng lên ròng rọc: các lực căng dây ⃗⃗⃗⃗⃗ và ⃗⃗⃗⃗⃗
b. Phương trình định luật 2 Newton cho các vật:
Vật 1: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ (1) 0,5
Vật 2: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ (2)
Ròng rọc: ⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ (3)
Trong đó ⃗⃗⃗ là mômen của lực ⃗⃗⃗⃗⃗ tác dụng lên ròng rọc và ⃗⃗⃗ là mômen của lực
⃗⃗⃗⃗⃗ tác dụng lên ròng rọc.
Chọn hệ trục tọa độ Oxy và O’x’y’ như hình vẽ. Trục Oz vuông góc với Oxy.
Chiếu các phương trình (1), (2), (3) lên các trục tọa độ thích hợp, ta được:
Chiếu (1) lên phương Oy: Fg1  n1  0 => n1  Fg1 => Fms1  k .n1  k .m1.g
(1) chiếu lên Ox: T1  f k1  m1.a (4)
(2) chiếu lên O’y’: Fg 2 y  n2  0 => n2  Fg 2 .cosθ => f k 2  k .n2  k .m2 .g.cosθ
0,5
(2) chiếu lên O’x’: Fg 2 x  T2  f k 2  m2 .a => Fg 2 .sinθ  T2  f k 2  m2 .a (5)
MR 2 a Ma
(3) theo trục Oz: T '2 .R  T '1 .R  . => T2  T1  (6)
2 R 2
Trang 4
(do dây không co giãn nên các vật chuyển động cùng gia tốc a, và do dây nhẹ nên
T’2=T2, T’1=T1)
Cộng các phương trình (4), (5), (6), ta được:
M
Fg 2 .sinθ  f k1  f k 2  a.(m1  m2  )
2
Fg 2 .sinθ  f k1  f k 2 m2 g.sinθ  k .(m1  m2 .cosθ)g
=> a  
M M
m1  m2  m1  m2 
2 2
8.9,8.sin35  0,3.(3  8.cos35).9,8
a  1,125m/s 2
8 0,5
38
2
Thay giá trị a vào (4), ta có:
T1  m1.a  f k1  m1 (a  k .g )  3.(1,125  0,3.9,8)  12, 2N
Từ (5): T2  Fg 2 sin   m2 .a  f k 2  m2 ( g.sin   a  k g cos )
 8.(9,8.sin 35 1,125  0,3.9,8.cos35)  16,7N
9 a. Công mà quá trình nhận được:
Đẳng nhiệt AB: WAB<0 (do V tăng)

Do đó:
Đẳng áp BC: WBC > 0 (do V giảm)
( )

Đẳng tích CA: WCA=0


Công của chu trình: 0,5
b. Nhiệt của các quá trình nhận vào:
Đẳng nhiệt AB: QAB= -WAB > 0
QAB =
Đẳng áp BC: QBC < 0 (T giảm)
Các nhiệt độ: =>
Do đó:

( )
Đẳng tích CA: QCA > 0 (T tăng)
( ) 0,5
c. Tổng nhiệt lượng mà hệ nhận vào:

Hiệu suất của động cơ:

0,5
d. Hiệu suất của chu trình Carnot:
>
0,5

Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ IINĂM HỌC 2016-2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130402
Đề số:01. Đề thi có 02 trang.
NHÓM KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
Ngày thi: 31/05/2017. Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1:(0,5 điểm)


Một chất điểm chuyển động trên một đoạn đường với tốc độ tăng dần theo thời gian. Hỏi
trong trường hợp nào sau đây vectơ gia tốc và vectơ vận tốc của vật này vuông góc với nhau tại mọi
vị trí trên đoạn đường?
a. Khi đoạn đường có dạng đường tròn.
b. Khi đoạn đường có dạng đường thẳng.
c. Khi đoạn đường có dạng hình parabol
d. Không có đoạn đường nào thỏa mãn.

Câu 2: (0,5 điểm)


Điều gì sau đây làm tăng công suất của sóng dọc theo một sợi dây nhiều nhất:
a. Giảm mật độ khối lượng của sợi dây còn một nửa.
b. Tăng gấp đôi bước sóng.
c. Tăng gấp đôi lực căng dây.
d. Tăng gấp đôi biên độ dao động của sóng.

Câu 3: (1,0 điểm)


Một vật trượt trên một mặt phẳng nằm ngang có ma sát với tốc độ ban đầu là vi cho đến khi
dừng lại. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μk. Hãy xếp hạng quãng đường vật đi được theo
thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất đối với bốn trường hợp dưới đây:
a. vi=1m/s, μk=0,2
b. vi=1m/s, μk=0,8
c. vi=2m/s, μk=0,2
d. vi=2m/s, μk=0,8

Câu 4: (1,0 điểm)


Một miếng gỗ nổi trên mặt nước và một vật bằng thép được treo dưới miếng gỗ nhờ một sợi
dây. Nếu cả hệ vẫn nổi như hình vẽ, hãy tìm những phát biểu đúng trong các
câu sau:
a. Lực đẩy Acsimet lên vật bằng thép bằng với trọng lượng của nó.
b. Lực đẩy Acsimet lên miếng gỗ bằng với trọng lượng của miếng gỗ.
c. Lực căng dây bằng với trọng lượng của vật bằng thép.
d. Lực căng dây nhỏ hơn trọng lượng của vật bằng thép.
e. Lực đẩy Acsimet lên hộp gỗ bằng với trọng lượng của nước mà nó chiếm chỗ.

Câu 5: (1,0 điểm)


Giả sử chỉ có hai ngoại lực độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng tác dụng lên một vật rắn
nằm yên. Trong điều kiện nào thì vật bắt đầu quay?

Câu 6: (2,0 điểm)


Một chiếc tàu lượn siêu tốc có khối lượng 500 kg khi ngồi đủ người chơi trượt trên đường ray
như hình vẽ.
a. Nếu tốc độ của tàu tại điểm A là 20 m/s thì lực của đường ray tác dụng lên tàu tại điểm này
bằng bao nhiêu?
b. Tốc độ tối đa của tàu tại điểm B bằng bao nhiêu để tàu còn bám trên đường ray?

Trang 1
Giả sử rằng đường ray của tàu lượn tại vị trí A và B là một phần của những đường tròn có bán
kính lần lượt là r1=10m và r2=15m.
Câu 7: (2,0 điểm)
Hai vật có thể trượt tự do không
ma sát trên đường trượt bằng gỗ có hình
dạng như hình vẽ. Vật có khối lượng
m1=5,00kg được thả không tốc độ ban
đầu từ độ cao h=5,00m so với phần nằm
ngang của đường trượt. Giả sử ban đầu
vật m2=10kg đang đứng yên. Hãy tính độ
cao lớn nhất mà vật m1 đi lên lại được
sau va chạm đàn hồi với vật m2.

Câu 8: (2,0 điểm)


Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như
hình vẽ. Từ trạng thái A sang B là quá trình đoạn nhiệt;
từ B sang C là quá trình đẳng áp; từ C sang D là quá
trình đẳng nhiệt và từ D sang A là quá trình đẳng áp.
Trong quá trình BC, khối khí nhận một nhiệt lượng
345 kJ; trong quá trình DA nhiệt lượng khối khí tỏa ra
là 371 kJ. Hãy xác định độ chênh lệch nội năng của
khối khí giữa hai trạng thái A và B: Eint,B-Eint,A.
Biết 1atm = 1,013.105 Pa

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
chất điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 8
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệtđộ và giải bài tập về nhiệt học

Ngày 22 tháng 05 năm 2017


Thông qua Trưởng nhóm kiến thức

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý 1
Thi ngày 31-05-2017
Người soạn: Trần Tuấn Anh

Câu Lời giải Điểm


1 Một chất điểm chuyển động trên một đoạn đường với tốc độ tăng dần theo thời
gian. Hỏi trong trường hợp nào gia tốc của vật này và vectơ vận tốc vuông góc với
nhau tại mọi vị trí trên đoạn đường?
Đáp án: d. Không có đoạn đường nào thỏa mãn. 0,5
Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ
2 Ta có công suất của sóng dọc trên sợi dây là: P= ½ μ ω2A 2v
(với μ là mật độ khối lượng dây, ω – vận tốc góc, A- biên độ dao động, và v=𝜆.f -
vận tốc truyền sóng). Do đó:
a. Công suất giảm đi một nửa.
b. Công suất tăng gấp đôi.
d. Công suất tăng gấp 4.
Lực căng dây tỉ lệ với vận tốc truyền v=√𝑇/𝜇 .Vì vậy:
c. Công suất tăng √2 lần.
Do đó đáp án là: d. Tăng gấp đôi biên độ dao động của sóng.
0,5
Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ
3 Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: 𝛥𝐾 − 𝑓𝑘 . 𝑑 = 0
1
Suy ra: 2 𝑚𝑣𝑖2 − 𝜇𝑘 . 𝑚𝑔𝑑 = 0
𝑣2
0,5
Do đó: 𝑑 = 2𝜇 𝑖 .𝑔
𝑘
Ta có khoảng cách lần lượt cho các câu là: a. 5m, b. 1,25m, c. 20m và d. 5m.
Do đó thứ tự là: c > a = d > b 0,5
4 Lực đẩy Acsimet lên một vật thì bằng trọng lượng của phần chất lưu mà vật đó
chiếm chỗ. Do đó, những đáp án đúng là:
d. Lực căng dây nhỏ hơn trọng lượng của vật bằng thép. 0, 5
e. Lực đẩy Acsimet lên hộp gỗ bằng với trọng lượng của nước mà nó chiếm 0, 5
chỗ.
Nếu chọn nhiều hơn đáp án đúng thì mỗi câu sai trừ 0,5 đ
5 Nếu vật rắn này có thể quay theo một trục quay bất kì thì vật rắn sẽ bắt đầu quay 0,5
nếu 2 lực tác dụng lên vật không cùng nằm trên một đường thẳng.
Khi đó, mômen lực do 2 lực trên gây ra sẽ không bằng nhau về độ lớn. 0,5
6 a. Các lực tác dụng lên tàu tại ví trí A:
⃗⃗⃗
𝐹𝑔 – trọng lực của tàu và khách
𝑛𝐴 – phản lực của ray tác dụng lên tàu
⃗⃗⃗⃗
Phương trình định luật 2 Newton cho tàu:
⃗⃗⃗ 0,5
𝐹𝑔 + ⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐴 = 𝑚. ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑟
Với ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑟 là gia tốc hướng tâm của tàu.
Do đó: nA– Fg= m.v2/r1
Vậy phản lực của đường ray tác dụng lên
tàu tại điểm A:
nA= m.v2/r1 + Fg 0,5
= 500.202/10+500.9,8= 24 900 (N)

Trang 3
6 b. Các lực tác dụng lên tàu tại ví trí B:
⃗⃗⃗
𝐹𝑔 – trọng lực của tàu và khách
𝑛𝐵 – phản lực của ray tác dụng lên tàu tại B
⃗⃗⃗⃗
Phương trình định luật 2 Newton cho tàu:
⃗⃗⃗
𝐹𝑔 + ⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐵 = 𝑚. ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑟
0,5
Do đó: Fg– nB = m.vB /r2
2

Để cho tàu còn nằm trên đường ray thì phản lực của ray
còn tác dụng lên tàu: 𝑛𝐵 ≥ 0.
Vì vậy tốc độ lớn nhất của tàu tại B để tàu còn nằm trên
ray khi nB vừa bằng 0.
𝐹𝑔 . 𝑟2
𝑣𝐵𝑚𝑎𝑥 = √ = √𝑔. 𝑟2 = √9,8.15 ≈ 12,1 𝑚/𝑠 0,5
𝑚
7 Chọn gốc thế năng tại đoạn đường nằm ngang.
Xét giai đoạn vật m1 trượt xuống trên đường dốc cho đến trước khi va chạm vật
m2, do m1 trượt không ma sát nên áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
𝐾𝑖 + 𝑈𝑖 = 𝐾𝑓 + 𝑈𝑓
0 + 𝑚1 𝑔ℎ = 1⁄2 𝑚1 . 𝑣12 + 0
Do đó, vận tốc vật m1 trước khi va chạm vật m2 là:
𝑣1 = √2𝑔ℎ = √2.9,8.5 = 9,9 𝑚/𝑠 0,5
Khi vật m1 va chạm m2, áp dụng kết quả của bài toán va chạm đàn hồi một chiều:
𝑚1 − 𝑚2 1
𝑣1𝑓 = 𝑣1 = − . 9,9 = −3,3 𝑚/𝑠
𝑚1 + 𝑚2 3 1
Xét quá trình m1 đi ngược lại trên đoạn dốc, một lần nữa áp dụng định luật bảo
toàn cơ năng trên đoạn đường này:
𝐾𝑖 ′ + 𝑈𝑖 ′ = 𝐾𝑓 ′ + 𝑈𝑓 ′
1⁄ 𝑚 . 𝑣 2 + 0 = 0 + 𝑚 𝑔ℎ
2 1 1𝑓 1 𝑚𝑎𝑥
Vì vậy, độ cao cao nhất mà vật m1 đi lên được là:
2
𝑣1𝑓 (−3,3)2
ℎ𝑚𝑎𝑥 = = ≈ 0,556 𝑚 0,5
2𝑔 2.9,8
8 Do khối khí thực hiện một chu
trình, nên đọ biến thiên nội năng
trong cả chu trình đó bằng 0: 0,5
𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐴𝐵 + 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐵𝐶
+𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐶𝐷 + 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐷𝐴 = 0
Do đó: 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐴𝐵 = −𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐵𝐶
−𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐶𝐷 − 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐷𝐴
Quá trình CD là quá trình đẳng
nhiệt do đó 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐶𝐷 = 0. Áp dụng 0,5
nguyên lý thứ nhất nhiệt động học ta có:
𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐴𝐵 = −(𝑄𝐵𝐶 + 𝑊𝐵𝐶 ) − (𝑄𝐷𝐴 + 𝑊𝐷𝐴 )
Ta có, BC và DA là quá trình đẳng áp, do đó:
𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐴𝐵 = −(𝑄𝐵𝐶 − 𝑃𝐵 𝛥𝑉𝐵𝐶 ) − (𝑄𝐷𝐴 − 𝑃𝐷 𝛥𝑉𝐷𝐴 )
= −(𝑄𝐵𝐶 + 𝑄𝐷𝐴 ) + (𝑃𝐵 𝛥𝑉𝐵𝐶 + 𝑃𝐷 𝛥𝑉𝐷𝐴 )
= −(𝑄𝐵𝐶 + 𝑄𝐷𝐴 ) + (𝑃𝐵 𝛥𝑉𝐵𝐶 + 𝑃𝐷 𝛥𝑉𝐷𝐴 ) 0,5
= −(345. 103 − 371. 103 )
+(3.1,013. 105 . (0,4 − 0,09) + 1,013. 105 . (1,2 − 0,2))
Do đó: 𝛥𝐸𝑖𝑛𝑡,𝐴𝐵 = 4,29. 104 𝐽 0,5

Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130102
Đề số 01 Đề thi có 2 trang.
NHÓM MÔN HỌC KHOA HỌC CƠ BẢN Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (1,0 điểm)


 
Hãy chứng tỏ trọng trường P = mg là một trường thế.

Câu 2: (3,0 điểm)


Cho cơ hệ như hình vẽ gồm một quả cầu rỗng,
đồng nhất có khối lượng M1 = 4,5kg, bán kính R1
quay quanh một trục thẳng đứng trên một ổ trục
không ma sát. Một sợi dây không co giãn, khối lượng
không đáng kể quấn quanh đường xích đạo quả cầu,
vắt qua một ròng rọc là khối trụ đặc có khối lượng M2
= 2,4kg, bán kính R2 rồi nối vào vật nhỏ có khối
lượng m = 0,6kg. Hãy tính:
a. Gia tốc chuyển động của vật m và các lực căng dây .
b. Vận tốc vật m sau khi đi được một đoạn h = 10cm kể từ lúc bắt đầu thả vật từ trạng
thái nghỉ.
Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.

Câu 3: (2,0 điểm)


Một chu trình được thực hiện bởi một mol khí O2, gồm các quá trình: quá trình 12 là quá
trình giãn đẳng áp, quá trình 23 là quá trình làm nguội đẳng tích và quá trình 31 là quá trình
nén đẳng nhiệt. Quá trình đẳng nhiệt xảy ra ở nhiệt độ T1 = 500K. Cho biết tỷ số giữa thể tích
cực đại và cực tiểu của chu trình là V2/V1 = 2.
a. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trên giãn đồ (P,V) và xác định nhiệt độ cực đại của
chu trình.
b. Tính hiệu suất của chu trình.
Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R = 8,31 J/(mol.K).
Câu 4: (2,0 điểm)
Một sợi dây dài vô hạn tích điện đều với mật độ điện dài
bằng λ được đặt trong không khí cách điểm O một khoảng là d.
Xác định thông lượng điện trường gửi qua mặt cầu tâm O bán
kính R trong các trường hợp sau:
a. Khi d > R
b. Khi d < R

Cho biết: Hằng số điện ε0 = 8,86.10-12 C2/(N.m2).


Câu 5: (2,0 điểm)
Một thanh mảnh dẫn điện MN chiều dài 15cm
có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Lúc đầu
thanh đứng yên ở đầu đường ray như hình vẽ. Một
từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,5T
vuông góc với mặt phẳng đường ray và có chiều từ
trong ra ngoài như hình vẽ. Hãy xác định:
a. Lực từ tác dụng lên thanh MN.

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
b. Công của lực từ tác dụng lên thanh MN làm cho nó di chuyển từ đầu đường ray đến
cuối đường ray. Biết chiều dài đường ray L = 2m.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.4]: Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về công và vận dụng Câu 1
để giải quyết bài toán cơ học.
[CĐR 2.3]: Phân tích và giải được các bài toán chuyển động của Câu 2
vật rắn.
[CĐR 2.5]: Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội
năng, công và nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ
bên ngoài. Câu 3
[CĐR 2.6]: Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt
hoạt động theo một chu trình bất kỳ
[CĐR 1.8]: Hiểu rõ cách xác định vectơ cường độ điện trường Câu 4
gây bởi phân bố điện tích bằng phương pháp dùng định lý
Gauss.
[CĐR 2.9]: Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có Câu 5
hình dạng bất kỳ gây ra tại một điểm và lưc từ tác dụng lên
dòng điện khác.

Ngày 2 tháng 6 năm 2016

Thông qua Trưởng nhóm môn học

Lưu Việt Hùng

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
Gợi ý đáp án môn Vật lý đại cương 1

Thi ngày 7 tháng 6 năm 2016


Người soạn: Lê Sơn Hải, Nguyễn Thụy Ngọc Thủy, Lưu Việt Hùng

Câu Lời giải Điểm

Xét chất điểm khối lượng m di chuyển từ vị trí 1 (VT1) có độ cao h1


đến vị trí 2 (VT2) có độ cao h2 trong trường trọng lực (trọng trường)
như hình vẽ.

Chất điểm này luôn chịu tác dụng của trọng lực:
 
P = mg

Công của trọng lực khi chất điểm m di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2
là:
VT 2 VT 2
r r
A12 = 
VT 1
Pds = 
VT 1
Pds cos  0,5

Vì ds cos = −dh là độ giảm chiều cao tương ứng với dịch chuyển vô
r
cùng nhỏ ds nên:
h2

A12 =  − mg .dh = mgh1 − mgh2


h1

Ta thấy công A12 chỉ phụ thuộc vào các độ cao h1 và h2 nghĩa là chỉ
phụ thuộc vào vị trí 1 và vị trí 2 (là vị trí đầu và vị trí cuối của chất
điểm) mà không phụ thuộc vào đường đi giữa 2 vị trí đó.
0,5
Vậy trọng trường là một trường lực thế.

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
Các lực tác dụng lên các vật được biểu diễn như trên hình vẽ.

0,5

a, Tính gia tốc của vật m và các lực căng dây:


Các phương trình động lực học đối với các vật (quả cầu rỗng M1,
ròng rọc M2 và vật nhỏ khối lượng m) là:
r r r
R1  T1 = I11 (1)
r r r r r
R2  T '1 + R2  T '2 = I 2 2 (2) 0,5
  
P + T2 = ma (3)
Trong đó:
r r r r r
P là trọng lực tác dụng lên vật m; T1 , T2 , T1 ', T2 ' là các lực căng dây

(Do dây không dãn, khối lượng không đáng kể nên T1 = T1’, T2 = T2’)

 1 là gia tốc góc của quả cầu;

 2 là gia tốc góc của ròng rọc;

a là gia tốc của vật m;
2
I1 = M 1 R1 là moment quán tính của quả cầu rỗng đối với trục quay
2

3
thẳng đứng đi qua tâm.
2
M 2 R2
I2 = là moment quán tính của ròng rọc đối với trục quay nằm
2
ngang đi qua tâm.
Chiếu các phương trình vectơ (1), (2) và (3) lên các trục tọa độ thích
hợp, ta được các phương trình đại số:
2 a
R1 T1 = M 1 R12 (4)
3 R1

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
M 2 R22 a
R2 (T2 − T1 ) = (5)
2 R2
mg − T2 = ma (6)
Giải hệ các phương trình (4), (5) và (6), ta được gia tốc chuyển động của vật
m:
mg 0,6.10
a= = = 1,25m / s 2 0,5
M2 2 2,4 2
m+ + M 1 0,6 + + 4,5
2 3 2 3
Thay giá trị của a vào (4) và (5) ta tính được các lực căng dây:
2 2
T1 = M 1 a = 4,5.1,25 = 3,75N
3 3
M 2a 2,4.1,25 0,5
T2 = + T1 = + 3,75 = 5,25N
2 2
b, Vận tốc của vật m sau khi đi được 10cm:
Do a= 1,25m/s2 nên vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Áp dụng công thức:
v 2 − v 02 = 2as

Ta tính được vận tốc của vật m sau khi đi được một đoạn h=10cm kể từ
khi vật bắt đầu chuyển động (v0=0) là:
1,0
v = 2as = 2.1,25.0,1 = 0,5m / s

a. Vẽ đồ thị và xác định nhiệt độ lớn nhất của chu trình:


p
1 2

3 0,5

T1 3
V
V1 V2

Vì O2 là khí lưỡng nguyên tử nên ta có số bậc tự do 𝑖 = 5;


Xét quá trình đẳng áp 12, ta có:
V1 V2 V
=  T2 = 2 T1 = 2T1 = 1000K
T1 T2 V1

Do quá trình 31 là đẳng nhiệt, nên ta có:


𝑇3 = 𝑇1 = 500𝐾
Vậy nhiệt độ cực đại của chu trình là T2=1000K 0,5

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
b. Tính hiệu suất của chu trình:

Nhiệt lượng mà khí trao đổi với môi trường trong mỗi quá trình
biến đổi là:
Q12 = nCP (T2 − T1 ) = nCPT1  0 : khí nhận nhiệt
Q23 = nCV (T3 − T2 ) = −nCV T1  0 : khí tỏa nhiệt
V1 1
Q31 = nRT1 ln = nRT1 ln  0 : khí tỏa nhiệt
V2 2
Vậy nhiệt lượng nhận vào sau mỗi chu trình là:
Q1 = Q12 = nCP (T2 − T1 ) = nCP T1

Nhiệt lượng tỏa ra sau mỗi chu trình là: 0,5


1 1
Q '2 = −(Q23 + Q31 ) = −(− nCV T1 + nRT1 ln ) = nCV T1 − nRT1 ln
2 2
Hiệu suất của chu trình
i
n RT1 + n RT1 ln 2
Q '2
 = 1− = 1− 2
Q1 i+2
n RT1
2
i 5
+ ln 2 + ln 2
5 + 2 ln 2
 = 1− 2 = 1− 2 = 1−  8, 77 0 0 0,5
i+2 7 7
2 2
Vì mặt cầu tâm O bán kính R là mặt cong kín nên muốn tìm thông
lượng điện trường gửi qua mặt cong này ta áp dụng định lý Gauss.
∑ 𝑞𝑖
𝛷 = ∮ 𝐸⃗ . 𝑑𝑆 =
4 𝜀0 𝜀𝑟
a. Khi d > R thì không có điện tích nào bên trong quả cầu nên
thông lượng điện trường Φ = 0. 1,0
b. Khi d < R thì:
∑ 𝑞𝑖 2𝜆√𝑅 2 −𝑑2
𝛷 = ∮ 𝐸⃗ . 𝑑𝑆 = 𝜀 = 1,0
0 𝜀𝑟 𝜀0 𝜀𝑟

a. Lực từ tác dụng lên thanh MN (nằm trong mặt phẳng tạo bởi
thanh MN và ray) có phương vuông góc với thanh MN, có 0,5
5 chiều từ trái sang phải,
có độ lớn là:
F = IBd = 10.0,5.15.10-2 = 0,75 (N) 0,5

b. Công của lực từ làm cho thanh di chuyển từ đầu đường ray đến
cuối đường ray:
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
A = F.L = 0,75.2 = 1,5 (J) 1,0

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PHYS130402
Đề số:01. Đề thi có 02 trang.
NHÓM KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
Ngày thi: 06/06/2015. Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1: (1,0 điểm)


r
Hình 1 mô tả 4 trường hợp trong đó một lực F tác
dụng lên một vật làm cho vật thực hiện một dịch chuyển
r r
 r . Trong cả 4 trường hợp, độ lớn của lực F và độ dịch
r
chuyển  r đều bằng nhau. Hãy sắp xếp theo giá trị của
công mà lực đã thực hiện trong 4 trường hợp đó từ âm
nhất đến dương nhất. Giải thích.
Câu 2: (1,5 điểm)
Một quả bom ban đầu nằm yên trên mặt đất rồi sau
đó bị nổ thành nhiều mảnh. Hỏi:
a- Động lượng của hệ (quả bom trước khi nổ và các mảnh Hình 1
vỡ ngay sau khi nổ) có bảo toàn hay không? Giải thích.
b- Động năng của hệ (quả bom trước khi nổ và các mảnh vỡ ngay sau khi nổ) có bảo toàn hay
không? Giải thích.
Câu 3: (1,0 điểm)
a-Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai sóng được tạo thành trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trong một hàng người đang đứng xếp hàng mua vé, một xung sóng
được tạo thành khi người đầu hàng rời đi và những người phía sau bước lên để lấp khoảng
trống phía trước.
Trường hợp 2: Một sóng được lan truyền trên khán đài sân vận động bóng đá khi
người xem đứng lên rồi giơ cao tay khi sóng đến vị trí của họ.
b-Cho ví dụ hai sóng có tính chất tương tự như trên.
Câu 4: (2,0 điểm)
Một vật nặng 40,0 kg bị đẩy bởi một lực có độ lớn 130 N hướng theo phương ngang.
Vật chuyển động từ trạng thái nghỉ một đoạn dài 5,00 m trên một mặt phẳng nằm ngang. Hệ
số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,300. Hãy tính:
a- Công thực hiện bởi lực đẩy.
b- Độ tăng nội năng của hệ vật-mặt phẳng do ma sát.
c- Độ biến thiên động năng của vật.
d- Tốc độ của vật ở cuối đoạn đường.
Câu 5: (1,5 điểm)
Vận tốc của một hạt thay đổi theo thời gian theo biểu thức:
r r r
v = 6t 2i + 2tj
r r
Trong đó vận tốc đo bằng m/s, thời gian đo bằng s, i và j là các vectơ đơn vị trên các
trục của hệ tọa độ Oxy. Biết rằng ở thời điểm ban đầu t = 0, hạt nằm tại gốc tọa độ. Khối
lượng của hạt là m = 5,00 kg. Hãy xác định:
a- Vị trí của hạt theo thời gian.
b- Tổng hợp lực tác dụng lên hạt.
c- Mômen lực tổng hợp quanh gốc toạ độ.
Trang 1
d- Mômen động lượng của hạt quanh gốc tọa độ.
e- Động năng của hạt.
f- Năng lượng cung cấp cho hạt trong một đơn vị thời gian.
Câu 6: (1,0 điểm)
Một chiếc thang dài 15,0 m, trọng lượng 500 N được đặt dựa vào một bức tường
không ma sát. Chiếc thang hợp với phương nằm ngang một góc 60,0o. Hãy xác định lực theo
phương ngang và theo phương thẳng đứng mà sàn nhà tác dụng lên đế của chiếc thang khi
một người có trọng lượng 800 N trèo lên chiếc thang ở khoảng cách 4,00 m tính từ đế chiếc
thang.
Câu 7: (2,0 điểm)
Một khối khí có độ biến thiên nội năng bằng +800 J khi
biến đổi từ trạng thái A đến trạng thái C (hình 2). Công mà khối
khí nhận được khi biến đổi theo quá trình A→B→C là -500 J.
a. Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình biến
đổi A→B→C.
b. Tính công khối khí nhận được trong quá trình C→D. Biết áp
suất của khối khí tại trạng thái A gấp 5 lần áp suất tại trạng
thái C.
c. Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình
C→D→A.
Hình 2
d. Tính nhiệt lượng khối khí nhận được trong quá trình C→D
nếu biết độ biến thiên nội năng của khối khí trong quá trình
từ D đến A là +500 J.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học chất Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6
điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 7
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học

Ngày 30 tháng 05 năm 2016

Thông qua Trưởng nhóm kiến thức

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý 1
Thi ngày 06-06-2016
Người soạn: Trần Tuấn Anh

Câu Lời giải Điểm


r
1 Công của lực F thực hiện trên đoạn
r
đường  r được tính bằng công thức:
→ →
AF = F . x = F .x.cosα
r r
với α là góc tạo bởi vectơ F và  r , do
đó, công của lực trong các trường hợp
trên là:
a. AF = 0 , do 2 vectơ vuông góc α=90o
b. AF = − F .x , 2 vectơ ngược chiều 0,5
c. AF = F .x , 2 vectơ cùng chiều
d. AF = F .x.cosα <0, 180o<α<90o
Hình 1
Vậy sắp xếp công theo giá trị từ âm nhất 0,5
đến dương nhất là: b, d, a, c.
2 a. Động lượng được bảo toàn bởi vì không có ngoại lực tác dụng vào hệ. Ngay
sau khi nổ, các mảnh bom sẽ văng theo các hướng khác nhau, nhưng tổng vectơ 0,75
động lượng của chúng sẽ bằng không.
b. Động năng của hệ không được bảo toàn.
Quả bom ban đầu đứng yên, động năng bằng 0. Năng lượng liên kết hóa học
0,75
ban đầu qua vụ nổ chuyển hóa thành động năng của các mảnh bom văng ra.
3 a. Trường hợp 1: Sóng dọc, phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Trường hợp 2: Sóng ngang, phương dao động vuông góc với phương truyền 0,5
sóng.
b. Ví dụ: Sóng âm thanh - sóng nước. 0,5
4
r
Các lực tác dụng lên vật:lực kéo F , trọng
v
lượng của vật mg , phản lực của mặt sàn
r r
tác dụng lên vật n , lực ma sát f k .
Định luật 2 Newton đối với vật:
r v r r r
F + mg + n + f k = ma (1)
Chiếu phương trình (1) lên phương
vuông góc mặt đất:
n - mg=0
Do đó, phản lực của mặt sàn: n = mg = 40.9,8= 392N
Lực ma sát tác dụng vào vật: fk= µk.g= 0,3. 392= 118N
a. Công thực hiện bởi lực đẩy:
WF = F.d.cos θ = 130. 5. cos0o= 650J (với d là đoạn đường vật dịch chuyển) 0, 5
b. Độ biến thiên nội năng của hệ:
ΔEint = fk.d = 118. 5 = 588J
0, 5
c. Độ biến thiên động năng của vật:
ΔK = Kf –Ki = ΣW - ΔEint = 650 – 588 = 62J 0, 5
d. Tốc độ của vật ở cuối đoạn đường:
2K f 2.62 0, 5
ΔK =Kf – 0= ½ mvf2 – 0 => v f = = = 1, 76 m/s
m 40
Trang 3
5 a.r Vị trí của hạt theo thời gian:
r t t
r r r r r
 
o
dr = vdt
o
=> r − 0 =  (6t 2

o
i + 2tj )dt
r r 2r
=> r = 2t i + t j , theo đơn vị mét, với t theo đơn vị giây. 0,25
3

b. Tổng hợp lực tác dụng lên hạt: (theo định luật 2 Newton)
r r r r r r
r dv
F = m.a = m. = 5.(12ti + 2 j ) = (60ti + 10 j )N 0,25
dt
c. Động lượng của hạt:
r r r r r r r r r r
 =  r , F  = (2t 3i + t 2 j)  (60ti + 10 j )= 20t 3k − 60t 3k = −40t 3k N .m
0,25
d. Mômen động lượng của hạt:
r r r r r r r r r r
L =  r , mv  = 5.(2t 3i + t 2 j)  (6t 2i + 2tj )= 5.(4t 4 k − 6t 4 k ) = −10t 4 k kg.m 2 /s 0,25

e. Động năng của hạt:


1 2 1 r r
K= mv = .5.(6t 2 i + 2tj ) 2 = 90t 4 + 10t 2 J 0,25
2 2
f. Năng lượng cung cấp cho hạt trong một đơn vị thời gian:
dK d
P= = (90t 4 + 10t 2 ) = 360t 3 + 20t W 0,25
dt dt
6
Các lực tác dụng lên thang: trọng lượng của thang
v v
mg1 , trọng lượng người mg 2 , lực ma sát của sàn
r
tác dụng lên đế của thang f , phản lực của mặt
r
đất tác dụng lên đế thang n g , phản lực của tường
r
tác dụng lên đầu trên của thang n w .
Thang ở trạng thái cân bằng, ta có, tổng hợp lực
tác dụng lên thang sẽ bằng 0, tổng mômen lực
đối với một trục quay cũng bằng 0.
Tổng hợp các lực tác dụng lên thang bằng 0:
v v r r r
mg1 + mg 2 + f + n g + n w =0
=>Dọc theo phương ngang: ΣFx= f – nw = 0
(1)
=>Dọc theo phương vuông góc mặt đất: ΣFy= ng
– m1g – m2g = 0 (2)
0,5
Từ (2) suy ra: ng = m1g + m2g = 500 + 800 =1300N
Tổng các mômen lực (mômen xoắn) đối với trục quay đi qua đế thang bằng 0:
r v r v r r
[r1 ,mg1 ] +[r2 ,mg 2 ]+[r3 , n w ]=0
với r1, r2, r3 là vectơ khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt các lực
=>800.4.sin30+500.7,5.sin30-nw.15.cos30=0
4.800 + 7,5.500.tan 30
Suy ra: n w = = 268N
15
Từ phương trình (1), ta có: f = nw = 268N 0,5
Vậy lực theo phương ngang do mặt sàn tác dụng lên đế thang chính là lực ma
sát có độ lớn: f = 268N
Còn lực tác dung theo phương thẳng đứng do mặt sàn tác dụng lên đế thang là
phản lực: ng = 1300N

Trang 4
7 Ta có: ΔEint,ABC = ΔEint,AC = 800J
(với ΔEint là độ biến thiên nội năng)
a. Áp dụng nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học:
ΔEint,ABC=Q ABC + W ABC
với Q ABC là nhiệt lượng mà hệ nhận được trong quá
trình ABC, và W ABC là công mà hệ nhận được
trong quá trình ABC
Do đó, nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong
quá trình biến đổi A→B→C: 0,5
Q ABC = ΔEint,ABC – W ABC = 800 + 500 = 1300J
b. Công mà khối khí nhận được trong quá trình
C→D đẳng áp:
W CD = – PC. ΔVCD
Công khối khí nhận được trong quá trình A→B:
W AB =W ABC = -500J (do quá trình B→C đẳng tích không sinh công)
Mà: W AB = – PA. ΔVAB = –5.PC. ΔVDC = 5.PC. ΔVCD = -5 W CD 0,5
Do đó: W CD = 100J
c. Ta có: W CDA =W CD (do quá trình D→A đẳng tích không sinh công)
Vì vậy, theo nguyên lý thứ nhất, nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá
trình C→D→A là:
Q CDA = ΔEint,CA – W CDA= – ΔEint,AC – W CD = –800 – 100= –900J 0,5
d. Ta có: ΔEint,CD = ΔEint,CDA– ΔEint,DA = -800 – 500 = -1300J
Do đó : Q CA = ΔEint,CD – W CD = -1300 – 100 = -1400J
0,5

Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130902
Đề số: 01. Đề thi có 02 trang.
BỘ MÔN VẬT LÝ
Ngày thi: 27/12/2019. Thời gian: 90 phút.
------------------------- Được phép sử dụng tài liệu là một tờ giấy A4 viết tay.

Lưu ý: Độ lớn của gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.


F (N)
Câu 1: (0,5 điểm) 10,0
Một vật đang đứng yên trên bề mặt nhẵn. Tác dụng lên vật một
lực ⃗ có phương chiều không thay đổi và có độ lớn thay đổi theo
thời gian t như hình 1. Xung lực tác dụng lên vật trong khoảng
thời gian từ t = 0 s đến t = 5 s có độ lớn bằng:
t (s)
A. 0 N.s B. 25 N.s
O 2,5 5,0
C. 12,5 N.s D. 50 N.s
Hình 1
Câu 2: (0,5 điểm)
Một vệ tinh quay quanh Trái đất theo quỹ đạo tròn với tốc độ không đổi. Khoảng cách từ vệ tinh đến bề
mặt Trái đất bằng đúng bán kính Trái đất. Độ lớn gia tốc của vệ tinh:
A. Bằng ¼ gia tốc rơi tự do ở sát bề mặt Trái đất B. Bằng ½ gia tốc rơi tự do ở sát bề mặt Trái đất

C. Gấp 2 lần gia tốc rơi tự do ở sát bề mặt Trái đất D. Gấp 4 lần gia tốc rơi tự do ở sát bề mặt Trái
đất
Câu 3: (0,5 điểm)
Hai quả cầu được làm bằng cùng một kim loại và có cùng bán kính, trong đó một quả cầu đặc và một quả
cầu rỗng. Khi nhiệt độ tăng, quả cầu nào có thể tích giãn nở nhiều hơn?
A. Quả cầu đặc B. Quả cầu rỗng C. Hai quả cầu giãn nở D. Không có đủ
như nhau thông tin.

Câu 4: (0,5 điểm)


Một đường ống dẫn nước có đường kính giảm dần. Tốc độ dòng nước ở nơi có tiết diện với bán kính 2
cm là 8 m/s. Vậy, ở nơi có tiết diện với bán kính 8 cm, tốc độ dòng nước là:
A. 0,5 m/s B. 1 m/s C. 2 m/s D. 4 m/s E. 16 m/s

Câu 5: (1,0 điểm) y


Một vật được ném từ đỉnh tòa nhà cao 20 m so với mặt đất với vận
tốc ban đầu 12 m/s hợp với phương ngang một góc . Tính θ
khoảng cách từ vị trí vật chạm đất đến chân tòa nhà (gốc O). Lưu ý:
Sử dụng hệ trục Oxy được chọn như hình 2. Bỏ qua lực cản không
20,0 m
khí.

O Hình 2 x
Câu 6: (1,0 điểm)
Ở hình 3, các thanh đều rất nhẹ, cùng chiều dài và có thể quay quanh trục đi qua điểm A ở rìa của thanh
(điểm chấm đen). Hãy sắp xếp momen lực tác dụng lên thanh đối với trục qua điểm A của các hình từ (a)
đến (e) theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất (có giải thích).
Hình 3

Câu 7: (2,0 điểm)


Một cậu bé, khối lượng 40 kg, đang chơi cầu trượt
như hình 4. Cho biết cầu trượt dài 8 m và hợp với mặt
phẳng ngang một góc 300, hệ số ma sát trượt giữa cậu
bé và cầu trượt là 0,35. Nếu tốc độ cậu bé tại đỉnh cầu
trượt bằng 0 m/s thì khi trượt đến cuối cầu trượt, tốc
độ của cậu bé bằng bao nhiêu? Hình 4
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho hệ như hình vẽ: vật 1 (khối lượng m1 = 2,1 kg) được buộc vào một sợi
dây rất nhẹ, đầu còn lại của dây được quấn trên bề mặt của vật 2 (là khối trụ
đặc, khối lượng m2 = 2,3 kg) và vật 2 có thể quay quanh trục cố định. Sợi
dây nối được vắt qua một ròng rọc nhẹ. Bỏ qua momen lực cản do ma sát
tác dụng lên vật 2. Đầu tiên giữ hệ đứng yên, sau đó thả cho hệ chuyển
động. Tính gia tốc của vật 1 và động năng của hệ sau khoảng thời gian 0,5s
kể từ lúc thả cho hệ chuyển động. Hình 5

Câu 9: (2,0 điểm)


Một mol khí lý tưởng mà phân tử khí có hai nguyên tử thực hiện chu trình
như hình 6. Khối khí từ trạng thái a (pa = 5 atm, Va = 5.10-3 m3) thực hiện
quá trình nung nóng đẳng tích đến trạng thái b. Khối khí tiếp tục giãn nở
đoạn nhiệt từ trạng thái b đến trạng thái c sao cho Vc = 4Vb. Sau đó khối
khí được nén đẳng áp từ trạng thái c về trạng thái a. Cho biết 1 atm
. Cho biết hằng số khí lý tưởng
.
a. Tính nhiệt độ khối khí ở các trạng thái a, b, c.
b. Tính hiệu suất của chu trình này.
Hình 6

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học chất Câu 1,2,4,5,6,7,8
điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan

[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 3,9
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học.

Ngày 23 tháng 12 năm 2019


Thông qua bộ môn
ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 1 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Câu Trả lời Điểm


1 Đáp án : B 0,5
( )
2 Đáp án : A 0,5

( ) ( )

3 Đáp án : C 0,5
. Do đó hai khối cầu đặc và rỗng được làm bằng cùng một
kim loại và có cùng bán kính thì như nhau

4 Đáp án : A 0,5
𝑣 𝐴 𝑣 𝐴 → 8 𝜋 (0,01) 𝑣 𝜋 (0,04) → 𝑣
0,5 𝑚/𝑠
5 Gọi 𝑣 : vận tốc ban đầu ném vật 0,5đ
: khoảng cách từ O đến điểm ném theo phương Oy

(𝑣 𝑠 ) 6√3 10,39
1
(𝑣 𝑠 ) 20 6 4,9
2
0→ 2,72𝑠 0,25đ

→ 28,26𝑚 0,25đ

Thiếu đơn vị không tính điểm


6 Độ lớn của mômen lực 0,5đ
𝑠 (̂
, ) 𝑠
2

0
2
4 𝑠 45 2√2 2,83
0,5đ
7 Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng 0,5đ
ΔEmech = ΔK + ΔU = ƒk d
Xét tại điểm đầu và cuối cầu tuột.

Chọn gốc thế năng ở cuối cầu tuột 0,5đ


1
𝑚𝑣 0 0 𝑚
2
30 118,82N 0,5đ
→𝑣 5,56𝑚/𝑠 0,5đ

Thiếu đơn vị trừ 0,25đ


8 0,25đ
(điểm
hình
vẽ
phân
tích
⃗⃗⃗ ⃗ lực)
𝑚
⃗ ⃗

Chiếu lên chiều chuyển động: 0,5đ


𝑚

𝑚 0,5đ
,
2
Suy ra 6,33 𝑚/𝑠
→𝑣 3,165𝑚/𝑠, 0, 25đ
1 1 1 11 𝑣 0,25đ
𝑚 𝑣 𝑚 𝑣 𝑚 ( )
2 2 2 22
16,28J 0,25đ
Thiếu đơn vị trừ 0,25đ
9 5 1,013 10 5 10 0,75đ
304,6
8,314
→ 1218,43
( ) ( )→ 2121,4
Hiệu suất
| | | |
1

( )
2
2 0,5đ
( )
2
5

2 0,75đ
| | | ( )|
1 1 2
( )
2
5 2
| 2 (304,6 1218,43)|
1 29,58
5
2 2121,4 304,6
( )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn thi: Vật lý 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130902
Đề số: 01. Đề thi có 02 trang.
-------------------------
Ngày thi: 03/06/2019. Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1 (0,5 điểm): Một con mèo tại thời điểm ban đầu đang
ở gốc tọa độ. Nó bắt đầu chuyển động theo trục x với vận
tốc phụ thuộc vào thời gian được cho bởi biểu đồ v  t như
hình bên. Xác định gia tốc của con mèo trong khoảng thời
gian từ 4  9 s.
A. 6 m/s2 B. 18 m/s2 C. 15 m/s2 D. 0 m/s2

Câu 2 (0,5 điểm): Một chất điểm chuyển động với tốc độ
tăng theo thời gian. Với quỹ đạo nào sau đây vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của chất điểm
song song nhau?
A. Quỹ đạo tròn B. Quỹ đạo thẳng C. Quỹ đạo parabol D. Không phải 3 quỹ đạo trên.

Câu 3 (0,5 điểm): Đẩy một vật từ trạng thái nghỉ trượt qua một mặt sàn không ma sát với một
lực không đổi trong khoảng thời gian Δt, kết quả vật thu được tốc độ v. Sau đó, lặp lại thí
nghiệm trên với lực đẩy lớn hơn 2 lần. Hỏi để đạt được vận tốc như thí nghiệm trên thì thời
gian đẩy vật là bao nhiêu?
A. 4 t B. 2 t C. 0,5 t D. 0,25 t

Câu 4 (0,5 điểm): Một vệ tinh ban đầu di chuyển theo quỹ đạo tròn với bán kính R quanh
Trái đất. Nếu quỹ đạo tròn có bán kính 4R thì lực tác động lên vệ tinh thay đổi như thế nào?
A. Tăng gấp 8 lần B. Tăng gấp 4 lần C. Giảm còn 1/2 lần D. Giảm còn 1/8 lần
E. Giảm còn 1/16 lần

Câu 5 (1,0 điểm): Một vận động viên trượt băng thực hiện động tác quay ở phần cuối của
chương trình biểu diễn. Cô ấy giữ thăng bằng trên một đầu giày trượt để không bị ma sát.
Bằng cách duỗi thẳng hay co tay lại sát thân mình thì cô ấy có thể thay đổi tốc độ quay của
mình. Khi nào thì cô ấy quay nhanh hơn hoặc chậm hơn?
Hãy giải thích?

Câu 6 (1,0 điểm): Một lượng khí lý tưởng bị nén tới thể tích
bằng một nửa giá trị ban đầu. Quá trình nén có thể là đoạn
nhiệt, đẳng nhiệt, đẳng áp. Hỏi nén khối khí này theo quá
trình nào thì tốn nhiều công nhất? Hãy giải thích.

Câu 7 (2,0 điểm): Một chiếc hộp có khối lượng 2,0 kg được
cung cấp một vận tốc ban đầu 2,0 m/s hướng sang bên phải
và va chạm với một lò xo khối lượng nhỏ có độ cứng k = 50
N/m (như hình bên). Giả sử bề mặt không ma sát. Hãy tính
độ nén cực đại của lò xo sau va chạm.

Trang 1
Câu 8 (2,0 điểm): Một cuộn dây được quấn quanh một đĩa tròn
đặc, đồng nhất có bán kính R = 10 cm và khối lượng M = 2 kg,
và đầu trên của cuộn dây được buộc vào một thanh cố định. Đĩa
tròn được thả cho chuyển động từ trạng thái nghỉ theo phương
thẳng đứng. Hãy tính:
a. Lực căng dây.
b. Gia tốc của đĩa.
c. Tốc độ của khối tâm của đĩa tròn khi chuyển động được một
đoạn h = 1 m.

Câu 9 (2,0 điểm): Khối khí lý tưởng thực


hiện chu trình như hình bên. AB là các quá
trình đoạn nhiệt, BC là quá trình giãn đẳng áp
với nhiệt lượng nhận vào là 345 kJ, CD là quá
trình đẳng nhiệt còn DA là quá trình nén đẳng
áp với nhiệt lượng tỏa ra 371 kJ. Tính độ biến
thiên nội năng khi khối khí chuyển từ trạng
thái A sang trạng thái B: EintAB.

Cho biết gia tốc rơi tự do g  9,8 m/s2, 1atm = 1,013105 Pa.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần Nội dung kiểm tra


[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học Câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8
chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 6, 9
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng
liên quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học.

Ngày 19 tháng 5 năm 2019


Thông qua bộ môn

Trang 2
Đáp án Đề thi Vật lý 1 – Học kì II 2018-2019
Thi ngày 03/06/2019

Câu Trả lời Điểm

Gia tốc của con mèo trong khoảng thời gian từ 4  9 s là:
v9  v 4 18   12 
1 a   6,0 m s 2 0,5
9 s4 s 5
 Chọn B

Quỹ đạo tròn và quỹ đạo parabol có hướng của vectơ vận tốc đổi phương
nên có thành phần gia tốc hướng tâm, vì vậy gia tốc không cùng phương
được với vận tốc.
2 0,5
Chỉ có trường hợp chuyển động thẳng, mới có thể gia tốc cùng phương
chiều với vận tốc.
 Chọn B

Áp dụng định luật II Newton, ta có:


v v
Fm m (1)
t t
3 v v 0,5
Khi lực đẩy lớn hơn 2 lần: 2F  m m (2)
t  t 
Từ (1) và (2), ta có: t  0,5 t
 Chọn C

Lực tác dụng lên vệ tinh là lực hút của Trái Đất lên vệ tinh đó, được cho
bởi công thức:

( ) ( )
4 0,5
Với G là hằng số hấp dẫn, ME là khối lượng Trái Đất, m là khối lượng vệ
tinh và r là khoảng cách từ Trái Đất đến vệ tinh. Do đó, khi khoảng cách
tăng lên gấp 4 thì lực tác dụng này sẽ giảm đi 16 lần.
 Chọn E

Mômen quán tính được tính bằng công thức: ∑ . Khi người trượt
băng quay, do không có ma sát nên mômen động lượng được bảo toàn, mà
mômen động lượng được tính theo công thức:
5 Khi tay của vận động viên trượt băng sát với người của cô ấy thì mômen 0,5
quán tính của người này nhỏ và tốc độ góc tương ứng sẽ lớn.
Để quay chậm và dừng lại, thì vận động viên dang tay ra để cho mômen 0,5
quán tính tăng và tốc độ góc tương ứng sẽ nhỏ.

Trang 1
6 Trên giản đồ (P,V), các quá trình
P đẳng áp, đẳng nhiệt và đoạn nhiệt
được biểu diễn lần lượt là các đường
1, 2 và 3 như hình vẽ.
Đường đẳng áp là một đường thẳng
song song với trục hoành. 0,5
3 Đường đẳng nhiệt là một đường cong
hyperbol.
2 Đường đoạn nhiệt cũng là đường
1 cong nhưng có độ dốc lớn hơn đường
đẳng nhiệt.
V1/2 V1 V Theo công thức tính công, ta có công
vi phân: dA   P.dV , tức là công
khối khí nhận được: A   
quá trình
P.dV

Do đó, ý nghĩa hình học của công khối khí nhận được trên giản đồ (P,V) là diện
tích giới hạn bởi các đường: 2 đường thẳng đứng (Vi=V1, Vf= V1/2), trục hoành
(P=0) và đường biểu diễn các quá trình trên giản đồ (P,V). 0,5
Từ hình vẽ, đường đoạn nhiệt có độ dốc lớn hơn đường đẳng nhiệt, nên phần diện
tích đã nêu ở trên của nó là lớn nhất trong 3 quá trình.
Vì vậy quá trình đoạn nhiệt nhận công nhiều hơn nên cần tiêu tốn nhiều công
hơn.
Vị trí và vận tốc của chiếc hộp tại các vị trí A, B, C lần lượt là:
 v  1, 2 m s
Tại vị trí A:  A
x A  0
v
Tại vị trí B:  B
x B 0,5

v
Tại vị trí C:  C
 x C  x max

7 Khi không có ma sát thì năng lượng được chuyển hóa giữa động năng và
thế năng, còn tổng năng lượng bảo toàn.

Áp dụng phương trình ĐLBT năng lượng tại vị trí A và C, ta có:


1 1  1 2 1  0,5
K + US = 0   mvC2  mv A2    kx max  kx A2   0
2 2  2 2 

 1  1 2 
  0  mv 2A    kx max  0  0 0,5
 2  2 
m 2
 x max  vA  .2  0, 4 m 0,5
k 50

Trang 2
Các lực tác dụng lên đĩa tròn là:
- Trọng lực: ⃗ 0,5
⃗⃗
𝑇
- Lực căng dây: ⃗⃗
Định luật 2 Newton cho đĩa tròn:
⃗ ⃗⃗ ⃗⃗
Chiếu lên trục thẳng đứng, ta có:

Do đó: (1) 𝐹⃗𝑔


Xét chuyển động quay của đĩa tròn: ∑ ⃗ ⃗
Với I là mômen quán tính của đĩa tròn đối với trục quay đi qua tâm. Vì
8 vậy, ta thu được:

Suy ra: (2)
a) Từ (1) và (2):
0,5
b) Thay giá trị T vào lại (2):
0,5
c) Chuyển động tịnh tiến của tâm đĩa tròn là chuyển động thẳng đều với
gia tốc a=6,53m/s2. Áp dụng công thức:

Mà , nên: √ √ √ 0,5

Đối với một chu trình khép kín thì độ biến thiên nội năng Eint = 0
Eint = Eint,AB + Eint,BC + Eint,CD + Eint,DA = 0 0,5
 Eint,AB =  Eint,BC  Eint,CD  Eint,DA (*)

Từ C  D là quá trình đẳng nhiệt  Eint,CD = 0


Theo nguyên lý I nhiệt động lực học: Eint = Q + W
Ta có, BC và DA là quá trình đẳng áp, do đó: 0,5
9 Eint,BC = QBC + WBC = QBC  PBVBC
= 345.103  3.1,013.105.  0, 4  0,09   250791 J

Eint,DA = QDA + WDA = QDA  PDVDA


0,5
= 371.103  1.1,013.105.  0, 2  1, 2   269700 J

Eint,AB =  Eint,BC  Eint,CD  Eint,DA =  250791 + 269700 = 18909 J


0,5
Vậy: Độ biến thiên nội năng Eint,AB = 18909 J

Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn thi: Vật lý 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130902
Đề số: 01. Đề thi có 02 trang.
-------------------------
Ngày thi: 26/12/2018. Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.
Câu 1:(0,5 điểm)
Xét các vật điều khiển trong 1 ô tô gồm: bàn đạp ga, phanh, tay lái. Trong 3 vật này, vật nào
gây ra gia tốc cho xe?
a. Cả 3 vật b. bàn đạp ga và phanh c. phanh d. bàn đạp ga e. tay lái

Câu 2: (0,5 điểm)


Lực hấp dẫn Mặt trời tác dụng lên Trái đất giữ cho Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh
Mặt trời. Giả sử quỹ đạo là đường tròn. Công của lực hấp dẫn này thực hiện khi Trái đất di chuyển
một quãng đường trong một khoảng thời gian ngắn trên quỹ đạo là
a. dương b. bằng không c. âm d. không thể xác định được

Câu 3: (0,5 điểm)


Cho hai quả cầu đặc và rỗng cùng khối lượng và bán kính. Chúng chuyển động cùng tốc độ
góc. Hỏi quả cầu nào có mômen động lượng lớn hơn?
a. Quả cầu đặc b. Quả cầu rỗng c. Bằng nhau

Câu 4: (0,5 điểm)


Một quả bóng cao su chứa đầy 1 lít không khí tại 1 atm và 300 K. Sau đó được đưa vào tủ
lạnh để làm lạnh đến 100 K. Giả sử cao su vẫn mềm dẻo khi nó lạnh đi. Thể tích của quả bóng sẽ
a. giảm còn b. giảm còn c. giữ nguyên không đổi

d. tăng đến √ e. tăng đến 3 lít.

Câu 5: (1,0 điểm)


Nếu một người nói với bạn rằng các phi hành gia trên quỹ đạo ở trạng thái không trọng lực vì
họ đã thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất. Bạn có đồng ý với nhận định đó không? Giải thích.

Câu 6: (1,0 điểm)


Môt bé trai nặng 40,0 kg và em gái của cậu nặng 25,0 kg đang mang giày trượt băng và đều
đang đứng yên. Bé gái đẩy bé trai một cú thật mạnh làm bé trai đi về phía tây với tốc độ 3,0 m/s. Bỏ
qua ma sát với mặt tiếp xúc, hãy mô tả chuyển động và tính tốc độ của bé gái ngay sau cú đẩy.

Câu 7: (2,0 điểm)


Một vật 10,0 kg được thả từ vị trí A có độ cao 6,0 m so với phương nằm ngang như hình vẽ.
Rãnh trượt không ma sát ngoại trừ đoạn BC. Biết chiều dài đoạn BC là 10,0 m. Vật trượt xuống đến
cuối rãnh trượt thì va vào một lò xo có độ cứng 2000 N/m, đẩy lò xo ép lại một đoạn 0,400 m từ vị trí
cân bằng đến khi tạm dừng lại. Hãy xác định hệ số ma sát động giữa vật và máng trượt trên đoạn BC.

Trang 1
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho cơ hệ như hình vẽ bên, hai vật được nối với nhau
bằng sợi dây có khối lượng không đáng kể vắt qua một ròng
ròng bán kính r = 0,25 m và có mômen quán tính I. Vật m1
đang chuyển động trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát
với gia tốc không đổi a = 2,0 m/s2. Biết hệ chuyển động theo
chiều mà vật m2 đi xuống. Cho biết g = 9,8 m/s2.
a. Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên các vật m1, m2 và ròng rọc.
b. Hãy tính lực căng dây T1, T2 và mômen quán tính I 𝛼 = 20𝑜
của ròng rọc.

Câu 9: (2,0 điểm)


Chu trình Atkinson được phát triển bởi
James Atkinson dựa trên nguyên lý của chu
trình Otto có sơ đồ như hình bên. 1-2 và 4-5 là
quá trình đoạn nhiệt; 2-3 và 5-6 là quá trình
đẳng tích; 3-4 và 6-1 là quá trình đẳng áp. Giả
sử một khối khí lý tưởng đơn nguyên tử hoạt
động theo chu trình Atkinson với các thông số
áp suất, thể tích từng trạng thái được cho như
trên hình vẽ.
a. Tính nhiệt lượng trao đổi ở từng quá
trình.
b. Tính hiệu suất của động cơ hoạt động
theo chu trình trên.
Cho hằng số khí lý tưởng R = 8,31 J/mol.K;
1 atm = 1,013.105 N/m2.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
chất điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 4, 9
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệtđộ và giải bài tập về nhiệt học

Ngày 19 tháng 12 năm 2018


Thông qua bộ môn

Trang 2
Đáp án và thang điểm Vật lý 1
Thi ngày 26-12-2018

Câu Lời giải Điểm


1 Đáp án: a. Cả 3 vật 0,5
Cả 3 vật đều làm thay đổi vectơ vận tốc của xe nên cả 3 vật đều gây ra gia tốc cho
xe.
2 Đáp án: b. bằng không 0,5
Công của lực hấp dẫn do Mặt trời tác dụng lên Trái đất là ( )
với G là hằng số hấp dẫn, ME là khối lượng Trái đất, MS là khối lượng Mặt trời, rf
và ri là vị trí lúc sau và lúc đầu của Trái đất so với mặt trời, nó chính là khoảng
cách giữa Trái Đất và Mặt trời. Giả sử quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời là
đường tròn có bán kính R, nên sau khi Trái đất đi được một quãng đường trong
một khoảng thời gian ngắn trên quỹ đạo, thì rf = ri = R. Suy ra .
3 Đáp án: b. Quả cầu rỗng 0,5
Momen động lượng của một vật rắn có biểu thức với I là momen quán tính
của vật rắn, là tốc độ góc của vật rắn.
- Biểu thức tính momen quán tính của quả cầu rỗng: , với m và R lần
lượt là khối lượng và bán kính của quả cầu.
- Biểu thức tính momen quán tính của quả cầu đặc:
Do hai quả cầu có cùng khối lượng và bán kính nên . Thêm nữa, hai quả
cầu có cùng tốc độ góc, từ đó suy ra momen động lượng của quả cầu rỗng lớn
hơn quả cầu đặc.
4 Đáp án: a. giảm còn 0,5
Khi quả bóng cao su ở ngoài và trong tủ lạnh đều chịu cùng một áp suất là áp suất
khí quyển nên quá trình này là làm lạnh đẳng áp từ nhiệt độ 300 K đến 100 K.
Phương trình của quá trình đẳng áp là với Vf và Tf lần lượt là thể tích và
nhiệt độ trạng thái sau, Vi và Ti lần lượt là thể tích và nhiệt độ trạng thái đầu.
Theo đề bài ta có Ti = 300 K, Tf = 100 K, Vi = 1 lít suy ra Vf = 1/3 lít.
5 Ý kiến cho rằng các phi hành gia trên quỹ đạo ở trạng thái không trọng lực vì họ
đã thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất là không đúng. 0,5
Giải thích: khi tàu du hành chở các phi hành gia đang chuyển động trên quỹ đạo
tròn quanh Trái đất thì chính lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên tàu là lực duy
trì cho tàu tiếp tục chuyển động tròn quanh Trái Đất. 0,5
6 Khối lượng của bé trai mb = 40 kg, khối lượng của bé gái mg = 25 kg.
Sau cú đẩy bé trai chuyển động về phía tây với tốc độ 3 m/s. Giả sử chọn chiều
dương Ox hướng về phía tây, vận tốc của bé trai sau khi đẩy là ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ (m/s),
với là vec-tơ đơn vị theo trục x.
- Mô tả: Sau khi bé gái đẩy bé trai chuyển động về phía tây thì bé gái chuyển động
theo chiều ngược lại là phía đông với tốc độ vgf. 0,5
- Giải thích: Tại thời điểm bé gái thực hiện cú đẩy, tổng ngoại lực tác dụng vào hệ
bé trai – bé gái bằng 0, nên động lượng của hệ bảo toàn, tức là động lượng trước
khi đẩy bằng động lượng sau khi đẩy:
⃗⃗ ⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
Do trước khi đẩy bé trai và bé gái đứng yên, nên ta có:
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
Suy ra: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ (m/s) 0,5
Nhìn vào biểu thức trên ta có thể kết luận: sau cú đẩy, bé gái chuyển động với
tốc độ 4,8 m/s, dấu “ “ thể hiện bé gái chuyển động về phía đông.

Trang 1
7 Xét hệ vật – Trái đất – lò xo khi vật bắt đầu chuyển động (vị trí i – vị trí A trong
hình) cho đến khi dừng lại (vị trí f). Chọn gốc thế năng ở mặt phẳng ngang đi qua
BC:
0,5
(Với và là độ cao vị trí i và f so với gốc thế năng)

0,5
(Với và là độ nén giãn của lò xo so với vị trí cân bằng khi vật ở vị trí i và vị
trí f. Khi vật ở vị trí i, lò xo ở trạng thái cân bằng nên và khi vật ở vị trí f, lò
xo bị nén một đoạn 40 cm nên )
Xét hệ vật – Trái đất – lò xo khi vật bắt đầu chuyển động (vị trí i – vị trí A trong
hình) cho đến khi dừng lại (vị trí f). Do có ma sát nên cơ năng không bảo toàn. Ta
có phương trình năng lượng:
0,5

0,5
( là lực ma sát động trên đoạn BC, d là độ dài đoạn BC và là hệ số ma sát
động trên đoạn BC)
8 a. Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên các vật

Hoặc vẽ dưới dạng giản đồ tự do:

0,5
Với: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗ ⃗⃗⃗ lần lượt là trọng lực, phản lực pháp tuyến và lực căng dây tác dụng
lên m1.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ lần lượt là trọng lực và lực căng dây tác dụng lên m2.
⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ lần lượt là các lực căng dây tác dụng lên ròng rọc.
b. Tính các lực căng dây và momen quán tính của ròng rọc
Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình động lực học của
các vật xét theo phương chuyển động của các vật như sau:
m1 : (1), với a1 là gia tốc của m1
m2 : (2), với a2 là gia tốc của m2
RR: (3), với β là gia tốc góc của ròng rọc; I là momen 0,5
quán tính của ròng rọc.
Do dây không giãn nên a1 = a2, T’1 = T1 và T’2 = T2. Đặt a = a1 = a2. Theo
đề bài thì a = 2 m/s2.
Gia tốc a của các vật cũng bằng gia tốc tiếp tuyến at của ròng rọc. Suy ra
Trang 2
mối liên hệ: a = at = r.β
Như vậy, hệ phương trình (1), (2), (3) trở thành:
0,5
{

Thế các thông số đề bài cho ta được:

Giải hệ 3 phương trình ta được:


0,5
{

Ta có khối khí lý tưởng đơn nguyên tử nên i = 3.


Gọi các thông số mỗi trạng thái như trên hình. Từ phương trình trạng thái khí lý
tưởng ta có: , , , ,
, .
a. Nhiệt lượng trao đổi ở từng quá trình:
- Quá trình đoạn nhiệt 1-2: 0,25
- Quá trình đẳng tích 2-3:
0,25

- Quá trình đẳng áp 3-4:


0,25
- Quá trình đoạn nhiệt 4-5:
- Quá trình đẳng tích 5-6:
0,25

- Quá trình đẳng áp 6-1:


0,25
b. Hiệu suất của chu trình:
- Nhiệt lượng tỏa ra sau một chu trình:
∑ 0,25
- Nhiệt lượng nhận vào sau một chu trình:
∑ 0,25
| |
- Hiệu suất của chu trình:
0,25

Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ INĂM HỌC 2018-2019
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
Đề số:01. Đề thi có2 trang.
-------------------------
Ngày thi: 19 / 12 / 2018Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng tài liệu là một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1: (1,5điểm)Bạn cần bảo vệ một mạch điện tử để nó không chịu ảnh hưởng bởi điện
trường xung quanh. Hãy nêu cách thực hiện và giải thích vì sao ?

Câu 2: (2,0điểm) Cho một khối khí lý tưởng là16 gkhí Oxy P
B
(O2)thực hiện chu trình như hình vẽ, trong đó BC là quá trình 2P1
đoạn nhiệt. Biết thể tích và áp suất của khối khí ở trạng thái A
lần lượt là = 0,015 và = 1,10 × 10 / .Hãy tính
nhiệt độ của khối khí ở các trạng thái A, B và C. Tính công P1
A C
khối khí sinh ra trong từng quá trình và trong cả chu trình.
V
Câu3: (2,0điểm)Cho một động cơ nhiệt lý tưởng hoạt động V1
theo chu trình Carnot giữa hai nguồn nhiệt có nhiệt độ lần
lượt là 510K và 300K. Sau mỗi chu trình động cơ nhận nhiệt lượng 2300J từ nguồn nóng.
Tính:
a. Hiệu suất của động cơ.
b. Công động cơ sinh ra sau một chu trình.
c. Nhiệt lượng mà động cơ nhả cho nguồn lạnh sau một chu trình.
d. Công do động cơ sinh ra trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt.
D
Câu4: (2,5điểm) Cho hai dây mảnh AB và CD được tích điện đều với
cùng mật độ điện dài . Hai dây được đặttrong không khí trên hai
đường thẳng vuông góc nhau như hình vẽ. Cho biết = = và C
chiều dài hai dây bằng = = = 3 . Chọn gốc điện thế ở vô
cùng. Xác định điện thế do hai dây gây ra tại O. O
A B

Câu5: (2,0điểm)Cho một dây dẫn đặt trong không khí có dòng C
điện = 5 chạy qua được uốn như hình vẽ. Cho biết cung
tròn DA thuộc đường tròn tâm O bán kính = 0,1 , OBC là D
tam giác vuông cân có các cạnh = = 2 .Xác định
phương, chiều và độ lớn của véctơ cảm ứng từ do cả dòng điện
này gây ra tại tâm O. B
O
O
AA

Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R=8,31 J/(mol.K),hằng số từ o = 4 .10 7H/m.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Trang 1
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm
tra
[CĐR 2.8] Nêu và phân tích được ứng dụng của các tính chất của vật
dẫn trong điện trường vào các vấn đề kỹ thuật. Câu 1
[CĐR 2.5] Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội năng,
công và nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ bên Câu 2, 3
ngoài.[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt
hoạt động theo một chu trình bất kỳ.
[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do các
phân bố điện tích gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh Câu 4,5
chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng
bất kỳ gây ra tại một điểm; vectơ cảm ứng từ trong từ trường đối xứng.

Ngày14tháng 12 năm 2018

Thông qua bộ môn

Trang 2
Đáp án và bảng điểm Vật lý đại cương 1
Thi ngày 19-12 -2018

Câu Lời giải Điểm


1
- Làm một hộp kín rỗng có vỏ bằng kim loại và đặt mạch điện tử vào bên 1,5
trong.
- Giải thích: Kim loại là vật dẫn điện. Ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, điện
trường ở phần rỗng của vật luôn bằng không.

2 - Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng


=
1,10 × 10 × 0,015
=> = = = 397
. 8,31

-Quá trình đẳng tích AB:


= => = . = 2.353 = 794
0,5
- Quá trình đoạn nhiệt BC:
Khí Oxy có i=5 và
+2
= = 1,4

. = .
,
=> = . = 706.2 , = 651 0,5

Công khối khí trong các quá trình:


- Quá trình đẳng tích AB: =0
- Quá trình đoạn nhiệt BC:
=− ( − ) = −0,5.2,5.8,31. (651 − 794) = 1485 0,5
2
- Quá trình đẳng áp CA:
= ( − )= ( − ) = 0,5.8,31. (397 − 651) = −1055

Trong cả chu trình:


= + + = 429 0,5

3
a. Hiệu suất của động cơ (theo chu trình Carnot) 0,5
Nhiệt độ nguồn nóng T1=510K
Nhiệt độ nguồn lạnh T2=300K
=1− = 0,42 = 41,2 %
b. Công động cơ sinh ra:
0,5
= => = . = 947
c. Nhiệt lượng nhả cho nguồn lạnh:
Δ = − − =0
0,5

Trang 3
= − = 1353

d. Trong quá trình giãn đẳng nhiệt ở nhiệt độ T1 : 0,5


Δ = + = 0 => = = 2300

4
Chọn gốc điện thế tại vô cùng
Điện thế do hai dây gây ra tại O
VO = VAB + VCD
Xét đoạn dây AB
dq
x
O A x B
Chọn trục Ox như hình vẽ.
Chia dây thành những đoạn nhỏ có chiều dài dx. Mỗi đoạn mang một điện 0,5
tích dq=ldx
kdq
Điện thế do phần tử dq tại vị ví x gây ra tại O: dV =
r
Trong đó r = x. 0,5
Điện thế do cả dây gây ra tại O:

= = = . 4
0,5

Tương tự điện thế do dây CD gây ra tại O: = . 4 0,5

Vậy điện thế do hai dây gây ra tại O là:


1 0,5
= + =2 . 4= . . 4
2

5
Theo nguyên lý chồng chất từ trường, cảm ứng từ ⃗tại O:
⃗= ⃗ + ⃗ + ⃗ + ⃗
⃗ = ⃗ = 0do phương của dòng điện qua O. 0,5
⃗ có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây, chiều hướng vào và có độ
lớn:
= ( 45 − 135 ) =
4 .2 . 45 4 0,5
⃗ có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây, chiều hướng vào và có
độ lớn:

3
= = . = .
4 4 2 0,5

Do ⃗ cùng chiều với ⃗ nên cảm ứng từ ⃗ tại O có phương vuông góc với mặt
phẳng chứa vòng dây, chiều hướng vào và có độ lớn:
3 0,5
= + = 1+ = 2,86.10
4 2

Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Mã môn học: PHYS130102
BỘ MÔN VẬT LÝ Đề thi có 02 trang
------------------------ Ngày thi: 13/ 01/ 2018 .Thời gian: 90 phút
Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (1,0 điểm)


Một hệ nhiệt động có thể chuyển từ trạng thái ban đầu cho trước tới một trạng thái cuối cho trước
bằng nhiều quá trình khác nhau. Công A mà hệ nhận vào trong các quá trình khác nhau đó có giá trị
khác nhau. Nhiệt lượng Q mà hệ nhận vào trong các quá trình khác nhau đó cũng có giá trị khác
nhau. Hỏi tổng của công và nhiệt mà hệ nhận vào (A+Q) trong các quá trình khác nhau đó có giá trị
như nhau hay khác nhau ? Hãy giải thích vì sao.

Câu 2: (1,0 điểm)


Theo Đài Russia Today của Nga ngày 14 -11-2017, chiếc máy bay Boeing của Hãng KLM vừa cất
cánh từ sân bay Schiphol (Amsterdam, Hà Lan) đã bay vào một đám mây tích điện và bị sét đánh
ngay mũi máy bay. Điều may mắn là chiếc Boeing này và toàn bộ hành khách trên máy bay vẫn an
toàn sau khi bị sét đánh, tiếp tục lấy độ cao và hạ cánh tốt đẹp xuống sân bay Lima của Peru 12
tiếng rưỡi sau đó.
Anh/Chị hãy giải thích vì sao chiếc Boeing này và toàn bộ hành khách trên máy bay vẫn an toàn sau
khi bị sét đánh. Cho biết vỏ của máy bay làm
bằng hợp kim nhôm. P
4 1
Câu 3: (2,0 điểm)
P1
Một khối khí CO2 (được xem là khí lý
tưởng) thực hiện một chu trình gồm hai quá
trình đẳng áp và hai quá trình đoạn nhiệt như
P1
hình vẽ. Cho biết tỷ số = 5 . Hãy tính
P2 P2 2
3
hiệu suất của chu trình này. V
O
Câu 4: (1,5 điểm)
Một khối khí lý tưởng ban đầu ở trạng thái có thể tích 0,39 m 3 và áp suất 1,55 ´ 10 5 N / m 2 . Khối
khí được giãn nở đẳng nhiệt để tăng thể tích lên 10 lần và sau đó được nung nóng đẳng tích sao cho
áp suất của nó ở trạng thái cuối bằng áp suất ở trạng thái đầu. Trong quá trình này khối khí nhận
một nhiệt lượng bằng 1500 kJ . Hãy tính số bậc tự do phân tử của chất khí này.

Câu 5: (2,0 điểm)


Một dây dẫn có dòng điện I = 5A chạy qua được uốn cong C D
như hình vẽ. Cho biết OBCD là một hình vuông có cạnh dài
a = 20cm , cung tròn EA thuộc đường tròn tâm O có bán E
kính R = 10cm . Xác định phương, chiều và độ lớn của
véctơ cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm O .
Cho hằng số từ m 0 = 4p.10 -7 H/m . B O
A
Câu 6: (2,5 điểm)
Một dây mảnh tích điện đều được đặt trong không khí.
Đoạn dây có mật độ điện dài l , được uốn cong như
hình vẽ. BC là một nửa đường tròn thuộc đường tròn A B C
tâm P có bán kính R, AB là đoạn dây thẳng có chiều dài
2R. Chọn gốc điện thế tại vô cùng. Xác định điện thế do P
dây gây ra tại P.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm
tra
[CĐR 1.6] Hiểu rõ những khái niệm cơ bản về năng lượng của hệ Câu 1
nhiệt động (nội năng, nhiệt lượng và công); hàm trạng thái, hàm quá
trình; nội dung và ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
và ứng dụng nguyên lý này vào các quá trình biến đổi đặc biệt.
[CĐR 2.8] Nêu và phân tích được ứng dụng của các tính chất của vật Câu 2
dẫn trong điện trường vào các vấn đề kỹ thuật.
[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt Câu 3
động theo một chu trình bất kỳ
[CĐR 2.5] Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội năng, Câu 4
công và nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ bên ngoài.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng Câu 5
bất kỳ gây ra tại một điểm; Xác định được từ thông qua mặt S, vectơ
cảm ứng từ trong từ trường đối xứng
[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do Câu 6
các phân bố điện tích gây ra tại một điểm trong không gian xung
quanh chúng.

Ngày 5 tháng 1 năm 2018


Thông qua Bộ môn
Đáp án và bảng điểm vật lý đại cương 1
Thi ngày: 13-01-2018

Câu Lời giải Điểm


1 Tổng của công và nhiệt mà hệ nhận vào (A+Q) trong các quá trình khác nhau đó 0,5
có giá trị như nhau. Vì:
Theo nguyên lý thứ nhất: Trong một quá trình biến đổi, độ biến thiên nội năng
của hệ có giá trị bằng tổng công và nhiệt mà hệ nhận vào trong quá trình đó.
A + Q = DU
Mà độ biến thiên nội năng của hệ DU chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng 0,5
thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào loại quá trình biến đổi của hệ, nghĩa là
có giá trị như nhau với mọi quá trình có cùng trạng thái đầu và cùng trạng thái
cuối của hệ.
2 Vỏ máy bay bằng kim loại là vật dẫn nên khi máy bay nhận điện tích từ đám 1
mây do sét thì các điện tích này chỉ phân bố ở bề mặt của vỏ máy bay. Các điện
tích này không gây ra điện trường trong khoang máy bay (là phần rỗng của vật
dẫn). Trên cánh và đuôi máy bay có hàn các thanh kim loại nhọn nhằm giải
phóng các điện tích trên thân khi bị nhiễm điện (hiệu ứng mũi nhọn). Do đó máy
bay và toàn bộ hành khách trên máy bay vẫn an toàn sau khi bị sét đánh.
3 Nhiệt lượng mà khối khí nhận vào trong các quá trình:
Q12 = 0
m (i + 2)R
Q 23 = (T3 - T2 ) < 0
m 2
0,5
Q34 = 0
m (i + 2)R
Q 41 = (T1 - T4 ) > 0
m 2

Suy ra: Q1 = Q 41
và Q¢2 = - Q 23
é m (i + 2)R ù
-ê (T3 - T2 )ú
Q¢ m û = 1 - T2 - T3
Hiệu suất: h = 1 - 2 = 1 - ë
2
Q1 m (i + 2)R T1 - T4 0,5
(T1 - T4 )
m 2
Quá trình đoạn nhiệt 12:
1- g
1- g 1- g
æP ö g 1- g
T P =T P
1 1
g
Þ T2 = çç 1 ÷÷ .T1 = 5 g .T1
2 2
g

è P2 ø
Quá trình đoạn nhiệt 34: 0,5
1- g
1- g 1- g
æP ö g 1- g
TP3 3
g
=T P
4 4
g
Þ T3 = çç 4 ÷÷ .T4 = 5 g .T4
è P3 ø
Thay vào ta được:
1- g
5 g (T1 - T4 ) 1- g
h =1 - = 1- 5 g
(T1 - T4 )
i+2 8 4
Phân tử CO2 có số bậc tự do i = 6 nên g = = =
i 6 3
Tính ra kết quả:

h =1 - 5-0, 25 =1 - 0,669 = 0,331 = 33,1%


0,5
4 Nhiệt lượng khối khí nhận vào trong toàn bộ quá trình:
m V m i
Q = Q12 + Q 23 = RT1. ln 2 + . R (T3 - T2 ) 0,5
m V1 m 2
m
Biến đổi nhờ phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = RT
m
V2 i
Q = P1V1. ln + (P3 V3 - P2 V2 )
V1 2 0,5
Mà: V2 =10 V1 ; P3 = P1 ; V3 = V2 và P2 V2 = P1V1
Nên:
i æ 9i ö
Q = P1V1. ln 10 + (10 P1V1 - P1V1 ) = P1V1.ç ln 10 + ÷
2 è 2ø
2æ Q ö 2 æ 1500 ´ 10 3
ö
Þ i = çç - ln 10 ÷÷ = çç - ln 10 ÷÷
ø 9 è 1,55 ´ 10 ´ 0,39
5
9 è P1V1 ø
0,5
Kết quả i = 5.

5 Cảm ứng từ cả dòng điện gây ra tại O:


C D

E
+ Điểm O nằm trên đường kéo dài của
các đoạn dòng điện AB và DE nên
B O 0,5
BAB = BDE = 0
r r
A

+ Xét đoạn dòng điện BC


B BC có chiều hướng vào theo phương vuông góc mặt phẳng chứa dòng điện và
r

có độ lớn:
m .I
BBC = 0 (cos a1 - cos a 2 )
4p.d
p 3p
trong đó d = a = 20 cm ; a1 = ; a2 =
2 4
m .I 2 0,5
Suy ra: BBC = 0 .
4p.a 2
+ Xét đoạn dòng điện CD: BCD = BBC
r r

+ Xét đoạn dòng điện EA


+ Phương vuông góc mặt phẳng chứa dòng điện và chiều hướng vào.
+ Độ lớn: B = ò dB
( dòngđ )

.I .I 3 3 .I
BEA = 0
. = 0 . = 0 0,5
4 R 4 R 2 8R
Kết quả: B = BBC + BCD + BEA = 2BBC + BEA có:
r r r r r r

- Phương vuông góc mặt phẳng chứa dòng điện và chiều hướng vào.
+ Độ lớn:
.I 2 3 0 .I 4 .10-7.5. 2 3.4 .10-7.5
B = 2 BBC + BEA = 2. 0
. + = + » 2,7.10-5 T 0,5
4 .a 2 8R 4 .0, 2 8.0,1
6 Chia dây thanh hai phần AB và BC.
Chọn gốc điện thế tại vô cùng.
Điện thế do dây gây ra tại P: V = VAB + VBC
+ Xét đoạn dây AB

O dq P x

A x B
R

Chọn trục Ox như hình vẽ.


Chia dây thành những đoạn nhỏ có chiều dài dx. Mỗi đoạn mang một điện tích
dq = l.dx
k.dq
Điện thế do phần tử dq có tọa độ x gây ra tại điểm P : dV=
r
trong đó r = 2R + R - x = 3R - x
2R
k.ldx
Điện thế do cả dây AB gây ra tại M: VAB = ò dV = ò
( dây) 0 (3R - x )
= kl. ln 3 1

+ Xét đoạn dây BC


k.dq
Điện thế do phần tử dq gây ra tại điểm P : dV=
r
Điện thế do cả dây BC gây ra tại điểm P :
kl.dl kl kl
V = ò dV = ò = ò dl = . p.R
( dây) R R ( dây) R

Kết quả: VBC = kl. p 1

Vậy điện thế do dây ABC gây ra tại P: V = VAB + VBC = kl(p + ln 3) 0,5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130402
Ngày thi: 19/06/2018. Thời gian: 90 phút.
BỘ MÔN VẬT LÝ
Sinh viên được sử dụng tài liệu một tờ A4.
-------------------------

Câu 1: (0,5 điểm)


Vật thứ nhất có khối lượng m được thả rơi tự do từ độ cao h. Vật thứ hai có khối lượng 2m cũng được
thả rơi tự do từ độ cao h. Khi vật thứ hai chạm đất thì động năng của nó so với động năng của vật thứ
nhất chạm đất là:
(a) Lớn gấp hai lần
(b) Lớn gấp bốn lần
(c) Bằng nhau
(d) Bằng nửa
(e) Không thể xác định

Câu 2: (0,5 điểm)


Hãy chọn phát biểu đúng. Thế năng hấp dẫn của một hệ thì:
(a) Luôn luôn dương
(b) Luôn luôn âm
(c) Có thể âm hoặc dương

Câu 3: (0,5 điểm)


Viên đạn thứ nhất được lắp vào súng lò xo làm lò xo bị nén một đoạn x. Viên đạn thứ hai cũng được
lắp vào súng lò xo trên nhưng lại làm lò xo bị nén một đoạn 2x. Hỏi tốc độ rời nòng súng của viên
đạn thứ hai so với viên đạn thứ nhất ?
(a) Lớn hơn 4 lần
(b) Lớn hơn 2 lần
(c) Bằng nhau
(d) Nhỏ hơn 1/2
(e) Nhỏ hơn 1/4

Câu 4: (0,5 điểm)


Áp suất tại đáy của một ống nghiệm có chiều cao h chứa đầy nước (ρ = 1000 kg/m3) là P. Người ta đổ
hết nước ra ngoài rồi đổ đầy ống nghiệm một dung dịch cồn có khối lượng riêng là ρ = 806 kg/m3.
Hỏi áp suất tại đáy của ống nghiệm chứa đầy dung dịch cồn so với P là:
(a) Nhỏ hơn P
(b) Bằng P
(c) Lớn hơn P
(d) Không thể xác định

Câu 5: (1,0 điểm)


Một trụ rỗng và một trụ đặc có cùng bán kính, khối lượng, và chiều dài. Cả hai ống trụ được thả lăn
không trượt trên mặt ngang với cùng vận tốc góc. Hỏi ống trụ nào có động năng quay lớn hơn ?

Trang 1
Câu 6: (1,0 điểm)
Nội năng của một khối khí lý tưởng chỉ bao gồm tổng động năng của các phân tử khí mà không có
thế năng tương tác giữa các phân tử khí trong khối khí đó. Giải thích. Hãy đưa ra biểu thức xác định
nội năng của một khối khí lý tưởng.

Câu 7: (2,0 điểm)


Một vật có khối lượng 2 (kg) được nối vào một lò xo có độ cứng
k = 500 N/m như hình vẽ. Ban đầu vật bị kéo sang phải lệch khỏi
vị trí cân bằng một đoạn xi = 5 cm và thả ra cho chuyển động.
Tìm vận tốc vật khi nó đi ngang qua vị trí cân bằng trong các
trường hợp sau:
a. Bỏ qua ma sát của vật với mặt nằm ngang.
b. Hệ số ma sát động của vật với mặt nằm ngang là μk =
0.35. Cho biết g = 9,8 (m/s2).

Câu 8: (2,0 điểm)


Cho cơ hệ (hình vẽ) gồm một vật có khối lượng m được nối vào sợi
dây nhẹ không co giãn vắt qua ròng rọc. Ròng rọc là đĩa tròn đặc có
khối lượng M, bán kính R, bỏ qua ma sát ở ròng rọc. Vật được thả
cho trượt xuống mặt phẳng nghiêng từ trạng thái đứng yên lúc ban
đầu. Hệ số ma sát động giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µk = 0,1.
Cho m = 1 (kg), M = 2 (kg), α = 30°, g = 9,8 (m/s2).
a. Xác định gia tốc chuyển động của vật. α
b. Tính công của trọng lực thực hiện lên vật khi hệ chuyển động được 1 (s) từ trạng thái đứng
yên lúc ban đầu.

Câu 9: (2,0 điểm)


Cho một mole khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình như
hình vẽ. Tại trạng thái (a) khối khí có áp suất P0 và thể tích V0, tại
trạng thái (c) khối khí có áp suất P và thể tích V. Cho P=2P0, V=2V0,
P0=1,01.105 (Pa), V0=0,0225 (m3).
a. Tính công khối khí thực hiện được sau mỗi chu trình.
b. Tính hiệu suất của chu trình.
Cho biết hằng số khí R = 8,31 ( )
.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học chất Câu 1,2,3,4,5,6,7,8
điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng.
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên Câu 9
quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học.

Ngày 15 tháng 06 năm 2018


Thông qua Bộ môn

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý
Thi ngày 19-06-2018
Người soạn: Nguyễn Thụy Ngọc Thủy

Câu Lời giải Điểm


1 Đáp án: câu a. 0,5
Vận tốc khi chạm đất của một vật rơi tự do từ độ cao h thì không phụ thuộc vào
khối lượng của vật = 2 ℎ.
Mà động năng của vật 1 là K1 = (1/2)mv2 và động năng của vật 2 là K2 = (1/2)2mv2

2 Đáp án: câu c. 0,5


Thế năng của một vật trong trường hấp dẫn có thể âm hoặc dương, tùy theo cách
chọn mốc để tính thế năng.
3 Đáp án: câu b. 0,5
Tốc độ của viên đạn 1 khi rời nòng súng là v1, =
Tốc độ của viên đạn 2 khi rời nòng súng là v2, = (2 )

4 Đáp án: câu a. 0,5


Ta có áp suất tĩnh tại một điểm trong khối chất lỏng: P = P0 + ρgh, với P0 là áp
suất trên mặt thoáng. Cồn có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
5 Trụ rỗng có động năng quay lớn hơn. 1
Ta có động năng quay: K=(1/2)I 2; Moment quán tính của trụ rỗng Irỗng = MR2;
Moment quán tính của trụ đặc Iđặc = (1/2)MR2
6 1
Nội năng của một khối khí lý tưởng chỉ bao gồm tổng động năng của các phân tử
khí mà không có thế năng tương tác giữa các phân tử khí trong khối khí đó. Vì khí
lý tưởng có giả thiết bỏ qua lực tương tác giữa các phân tử khí nên thế năng tương
tác giữa các phân tử khí là bằng 0.
Biểu thức: =

Do = đ = = =

a.Ta có:

1 1 1 1 0,5
+ = +
2 2 2 2
Mà xi = 5 (cm); xf = 0; vi = 0;
Suy ra: vf = 0,8 (m/s) 0,5

b. Ta có:
1 1 1 1 0,5
+ = + −
2 2 2 2
Mà xi = 5 (cm); xf = 0; vi = 0; fk = µk.N = 6,86; d = 5 (cm)
Suy ra: vf = 0,53 (m/s) 0,5
Trang 3
8
a. Phương trình động lực học của vật m và ròng ⃗ y 0,5
rọc: ⃗
⃗+ ⃗+ ⃗+ ⃗ = ⃗ ⃗
⃗= ⃗ x
Chọn các hệ trục tọa độ như hình vẽ, chiếu ⃗

phương trình vecto lên hệ trục tọa độ, ta có:
N = Pcosα; Psinα – T – fk = ma;
α
. =
Theo định luật III Newton: =
Ròng rọc là đĩa tròn đặc: I = (1/2)MR2 0,5
Gia tốc góc: α = (a/R)
Lực ma sát: fk = μk.N = μk.Pcosα ;

Từ các phương trình trên suy ra gia tốc chuyển động của vật là:
− − 0,5
= = = 2( )
( + 2 ) ( + 2)

b. Sau khi hệ chuyển động được 1 (s) từ trạng thái đứng yên lúc ban đầu thì công 0,5
của trọng lực thực hiện trên vật là: WP = Ps sinα. (với s là quãng đường vật m đi
được trong 1 s);
s = (1/2)at2 = 1 (m); suy ra WP = 4,9 (J)

9 a. Công khối khí thực hiện được sau mỗi chu trình là W’ = -W = (Vd - Va)(Pb - Pa) = 0,5
với V0P0 = 0,0225.1,01.105 = 2272,5 (J).
b. Nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (a):
0,5
= = 273,5 ( )
Tb = 2Ta; Tc = 2Tb; Td = 2Ta;
Hiệu suất của chu trình: =
0,5
Q1 = Qab + Qbc = nCv(Tb – Ta) + nCp(Tc – Tb) = 14773 (J)

,
Vậy hiệu suất chu trình là: = = = 15,38 % 0,5

Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ III NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
Đề số:01. Đề thi có 2 trang.
-------------------------
Ngày thi: 11 / 8 / 2018 Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (1,5 điểm) Cho một thanh thẳng đồng chất tiết diện đều dài L, khối lượng m, trục quay
vuông góc với thanh.
a. Hãy tính mômen quán tính của thanh đối với trục quay cách khối tâm một khoảng .
b. Tịnh tiến trục quay đến vị trí nào để mômen quán tính lớn nhất?

Câu 2: (2,5 điểm) Cho một cơ hệ như


hình vẽ gồm: ròng rọc M là một đĩa tròn
đặc đồng chất có khối lượng bằng 2kg,
vật m1 có khối lượng bằng 6kg. Dây nối
với vật m1 được quấn trên ròng rọc. Coi
dây không co giãn, khối lượng không
đáng kể. Hệ số ma sát trượt giữa vật m1
và mặt phẳng nghiêng là k=0,1. Mặt
phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang
một góc . Ban đầu m1 tại B, hệ
được thả cho chuyển động từ trạng thái đứng yên. Cho biết AB =BC.
a. Tính gia tốc chuyển động của m1 trên mặt phẳng nghiêng và lực căng dây.
b. Tại C cuối chân dốc m1 va chạm mềm với m2 có khối lượng bằng 1kg và dừng lại tại
D. Tính công của lực ma sát trên đoạn CD.

Câu 3: (2,5 điểm) Một chu trình được thực hiện bởi một
p
mol khí O2 xem như là khí lý tưởng, gồm các quá trình
giãn đẳng áp, làm lạnh đẳng tích và nén đẳng nhiệt. Quá 1 2
trình đẳng nhiệt xảy ra ở nhiệt độ T1 = 300K. Cho biết
tỷ số giữa thể tích cực đại và cực tiểu của chu trình là
V2/V1 = 2.
T1 3
a. Tính nhiệt độ cao nhất của chu trình.
b. Tính hiệu suất của chu trình. V
c. So sánh hiệu suất của chu trình này với hiệu suất V1 V2
của chu trình Cartnot thuận nghịch có nguồn
nóng ứng với nhiệt độ cực đại và nguồn lạnh
ứng với nhiệt độ cực tiểu của chu trình.

Câu 4: (2,5 điểm) Cho một dây có dạng một nửa vòng
tròn tâm O bán kính R đặt trong mặt phẳng xOy như
hình vẽ, dây đặt trong không khí được tích điện với mật
độ điện dài , là hằng số. Chọn gốc điện
thế ở vô cùng.
a. Hãy tính điện thế do dây gây ra tại O.
b. Tại một điểm cách O một khoảng bằng R đặt
một điện tích điểm Q để điện thế tổng cộng do dây và điện tích Q gây ra tại O bằng
không. Xác định giá trị của điện tích điểm Q.

Trang 1
Câu 5: (1,0 điểm) Hình bên cho thấy một vòng dây tròn đang rơi
xuống một dây dẫn dài mang dòng điện không đổi I hướng về bên
trái. Hãy xác định chiều của dòng cảm ứng trên vòng dây ở vị trí
hiện tại.
Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R=8,31 J/(mol.K), gia tốc
trọng trường g=10m/s2.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm
tra
[CĐR 1.2]Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của các định
luật Newton; định luật vạn vật hấp dẫn và vận dụng các định luật này Câu 1,2
vào việc giải quyết các bài toán liên quan đến qui luật chuyển động của
chất điểm.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, ý nghĩa của các đại lượng động lực
học đặc trưng trong chuyển động của vật rắn và vận dụng chúng vào
việc giải bài toán động lực học vật rắn chuyển động song phẳng.
[CĐR 1.4] Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về năng lượng; các định luật
bảo toàn; và vận dụng chúng để giải quyết bài toán cơ học.

[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt Câu 3
động theo một chu trình bất kỳ

[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do các Câu 4,5
phân bố điện gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng
bất kỳ gây ra tại một điểm; Xác định được từ thông qua mặt S, vectơ
cảm ứng từ trong từ trường đối xứng

Ngày 2 tháng 08 năm 2018

Thông qua bộ môn

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý đại cương 2
Thi ngày 11 - 08 -2018

Câu Lời giải Điểm


1 a. Từ biểu thức định lý Steiner-Huyghens:
0,5
(*)

Trong đó, ID’ là mômen quán tính đối với trục quay tại vị trí cách khối tâm một
khoảng L/4, ID là mômen quán tính đối với trục quay đi qua khối tâm, m là khối
lượng của vật rắn, d là khoảng cách giữa trục quay đi qua khối tâm và trục quay
đang xét.
0,5
Suy ra:
b. Từ (*) Mômen quán tính sẽ cực đại khi dmax , trục quay qua đầu mút của
thanh. 0,5
2
M

A
m1
60cm
B

α m

80cm C D

a. Tác dụng lên ròng rọc chỉ có lực căng dây .


Phương trình động lực học của chuyển động quay của ròng rọc:

Tác dụng lên vật m1 gồm các lực:


Trọng lực , phản lực từ mặt phẳng nghiêng , lực căng dây , và lực
ma sát .
0,5

Chiếu phương trình (1) lên mặt phẳng hình vẽ, chiều dương là chiều hướng
ra trước:

Chiếu phương trình (2) lên mặt phẳng nghiêng, chiều dương là chiều 0,5
chuyển động của m1:

Giải phương trình (3), (4) ta tìm được gia tốc của m1 trên mặt phẳng
nghiêng:

Trang 1
Lực căng dây T: 0,5

b. Áp dụng định lý Pytago tính đoạn BC=0,5m


Do m1 chuyển động thẳng biến đổi đều, tính được vận tốc m1 tại C là:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho m1 và m2 tại C, tính vận tốc
của hệ sau va chạm mềm là:
0,5

Suy ra công của lực ma sát trên đoạn CD:


0,5

3
Khí O2 nên i=5:

a. Xét quá trình đẳng áp 1-2:

Do quá trình 31 là đẳng nhiệt, nên:

Vậy nhiệt độ cực đại của chu trình là:


Tmax =T2 = 2T1 = 600K 0,5
b. Tính hiệu suất của chu trình.

0,5
Nhiệt lượng nhận vào sau một chu trình:

Nhiệt lượng tỏa ra sau một chu trình:

0,5
Hiệu suất của chu trình

Trang 2
i
n RT1 + nRT1 ln 2
A' Q' 2
= =1- =1- 2
Q1 Q1 i+2
n T1
2
Suy ra:
0,5

c. Hiệu suất của động cơ Cartnot hoạt động với các nguồn nhiệt là nhiệt độ
cực đại và cực tiểu của động cơ trên:
0,5

So sánh ta được:

4 a. Chia dây tròn thành những đoạn nhỏ có chiều dài


dx. dq
Mỗi đoạn mang một điện tích dq=l.dx
Điện thế do phần tử dq trên dây gây ra tại điểm O: 0,5

Điện thế do cả dây gây ra tại điểm O: 0,5


k dl k 0 k
V = ò dV = ò = ò cos dl = 0 2 R
dây dây
R R dây R
0,5
Kết quả:

b. Xét trường hợp có thêm điện tích Q cách điểm O một khoảng R, điện thế
tổng cộng tại điểm O lúc này:
0,5

Như vậy để VO = 0 thì Q = -2Rl0. 0,5


5 Với dòng điện chạy qua sợi dây như hình vẽ, thì các đường sức từ trường đi qua
vòng dây tròn có phương đi vào mặt phẳng chứa vòng dây. 0,5
Do vòng dây tròn tiến về dây dẫn nên từ thông qua vòng dây theo chiều đi vào mặt
phẳng vòng dây sẽ tăng theo thời gian.
Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng trong vòng dây sẽ có chiều sao cho từ
trường do nó sinh ra có chiều chống lại sự tăng trên, tức là có chiều đi ra mặt
0,5
phẳng vòng dây. Vậy, dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ III NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
Đề số:01. Đề thi có 2 trang.
-------------------------
Ngày thi: 11 / 8 / 2018 Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (1,5 điểm) Cho một thanh thẳng đồng chất tiết diện đều dài L, khối lượng m, trục quay
vuông góc với thanh.
a. Hãy tính mômen quán tính của thanh đối với trục quay cách khối tâm một khoảng .
b. Tịnh tiến trục quay đến vị trí nào để mômen quán tính lớn nhất?

Câu 2: (2,5 điểm) Cho một cơ hệ như


hình vẽ gồm: ròng rọc M là một đĩa tròn
đặc đồng chất có khối lượng bằng 2kg,
vật m1 có khối lượng bằng 6kg. Dây nối
với vật m1 được quấn trên ròng rọc. Coi
dây không co giãn, khối lượng không
đáng kể. Hệ số ma sát trượt giữa vật m1
và mặt phẳng nghiêng là k=0,1. Mặt
phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang
một góc . Ban đầu m1 tại B, hệ
được thả cho chuyển động từ trạng thái đứng yên. Cho biết AB =BC.
a. Tính gia tốc chuyển động của m1 trên mặt phẳng nghiêng và lực căng dây.
b. Tại C cuối chân dốc m1 va chạm mềm với m2 có khối lượng bằng 1kg và dừng lại tại
D. Tính công của lực ma sát trên đoạn CD.

Câu 3: (2,5 điểm) Một chu trình được thực hiện bởi một
p
mol khí O2 xem như là khí lý tưởng, gồm các quá trình
giãn đẳng áp, làm lạnh đẳng tích và nén đẳng nhiệt. Quá 1 2
trình đẳng nhiệt xảy ra ở nhiệt độ T1 = 300K. Cho biết
tỷ số giữa thể tích cực đại và cực tiểu của chu trình là
V2/V1 = 2.
T1 3
a. Tính nhiệt độ cao nhất của chu trình.
b. Tính hiệu suất của chu trình. V
c. So sánh hiệu suất của chu trình này với hiệu suất V1 V2
của chu trình Cartnot thuận nghịch có nguồn
nóng ứng với nhiệt độ cực đại và nguồn lạnh
ứng với nhiệt độ cực tiểu của chu trình.

Câu 4: (2,5 điểm) Cho một dây có dạng một nửa vòng
tròn tâm O bán kính R đặt trong mặt phẳng xOy như
hình vẽ, dây đặt trong không khí được tích điện với mật
độ điện dài , là hằng số. Chọn gốc điện
thế ở vô cùng.
a. Hãy tính điện thế do dây gây ra tại O.
b. Tại một điểm cách O một khoảng bằng R đặt
một điện tích điểm Q để điện thế tổng cộng do dây và điện tích Q gây ra tại O bằng
không. Xác định giá trị của điện tích điểm Q.

Trang 1
Câu 5: (1,0 điểm) Hình bên cho thấy một vòng dây tròn đang rơi
xuống một dây dẫn dài mang dòng điện không đổi I hướng về bên
trái. Hãy xác định chiều của dòng cảm ứng trên vòng dây ở vị trí
hiện tại.
Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R=8,31 J/(mol.K), gia tốc
trọng trường g=10m/s2.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm
tra
[CĐR 1.2]Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của các định
luật Newton; định luật vạn vật hấp dẫn và vận dụng các định luật này Câu 1,2
vào việc giải quyết các bài toán liên quan đến qui luật chuyển động của
chất điểm.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, ý nghĩa của các đại lượng động lực
học đặc trưng trong chuyển động của vật rắn và vận dụng chúng vào
việc giải bài toán động lực học vật rắn chuyển động song phẳng.
[CĐR 1.4] Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về năng lượng; các định luật
bảo toàn; và vận dụng chúng để giải quyết bài toán cơ học.

[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt Câu 3
động theo một chu trình bất kỳ

[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do các Câu 4,5
phân bố điện gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng
bất kỳ gây ra tại một điểm; Xác định được từ thông qua mặt S, vectơ
cảm ứng từ trong từ trường đối xứng

Ngày 2 tháng 08 năm 2018

Thông qua bộ môn

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý đại cương 2
Thi ngày 11 - 08 -2018

Câu Lời giải Điểm


1 a. Từ biểu thức định lý Steiner-Huyghens:
0,5
(*)

Trong đó, ID’ là mômen quán tính đối với trục quay tại vị trí cách khối tâm một
khoảng L/4, ID là mômen quán tính đối với trục quay đi qua khối tâm, m là khối
lượng của vật rắn, d là khoảng cách giữa trục quay đi qua khối tâm và trục quay
đang xét.
0,5
Suy ra:
b. Từ (*) Mômen quán tính sẽ cực đại khi dmax , trục quay qua đầu mút của
thanh. 0,5
2
M

A
m1
60cm
B

α m

80cm C D

a. Tác dụng lên ròng rọc chỉ có lực căng dây .


Phương trình động lực học của chuyển động quay của ròng rọc:

Tác dụng lên vật m1 gồm các lực:


Trọng lực , phản lực từ mặt phẳng nghiêng , lực căng dây , và lực
ma sát .
0,5

Chiếu phương trình (1) lên mặt phẳng hình vẽ, chiều dương là chiều hướng
ra trước:

Chiếu phương trình (2) lên mặt phẳng nghiêng, chiều dương là chiều 0,5
chuyển động của m1:

Giải phương trình (3), (4) ta tìm được gia tốc của m1 trên mặt phẳng
nghiêng:

Trang 1
Lực căng dây T: 0,5

b. Áp dụng định lý Pytago tính đoạn BC=0,5m


Do m1 chuyển động thẳng biến đổi đều, tính được vận tốc m1 tại C là:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho m1 và m2 tại C, tính vận tốc
của hệ sau va chạm mềm là:
0,5

Suy ra công của lực ma sát trên đoạn CD:


0,5

3
Khí O2 nên i=5:

a. Xét quá trình đẳng áp 1-2:

Do quá trình 31 là đẳng nhiệt, nên:

Vậy nhiệt độ cực đại của chu trình là:


Tmax =T2 = 2T1 = 600K 0,5
b. Tính hiệu suất của chu trình.

0,5
Nhiệt lượng nhận vào sau một chu trình:

Nhiệt lượng tỏa ra sau một chu trình:

0,5
Hiệu suất của chu trình

Trang 2
i
n RT1 + nRT1 ln 2
A' Q' 2
= =1- =1- 2
Q1 Q1 i+2
n T1
2
Suy ra:
0,5

c. Hiệu suất của động cơ Cartnot hoạt động với các nguồn nhiệt là nhiệt độ
cực đại và cực tiểu của động cơ trên:
0,5

So sánh ta được:

4 a. Chia dây tròn thành những đoạn nhỏ có chiều dài


dx. dq
Mỗi đoạn mang một điện tích dq=l.dx
Điện thế do phần tử dq trên dây gây ra tại điểm O: 0,5

Điện thế do cả dây gây ra tại điểm O: 0,5


k dl k 0 k
V = ò dV = ò = ò cos dl = 0 2 R
dây dây
R R dây R
0,5
Kết quả:

b. Xét trường hợp có thêm điện tích Q cách điểm O một khoảng R, điện thế
tổng cộng tại điểm O lúc này:
0,5

Như vậy để VO = 0 thì Q = -2Rl0. 0,5


5 Với dòng điện chạy qua sợi dây như hình vẽ, thì các đường sức từ trường đi qua
vòng dây tròn có phương đi vào mặt phẳng chứa vòng dây. 0,5
Do vòng dây tròn tiến về dây dẫn nên từ thông qua vòng dây theo chiều đi vào mặt
phẳng vòng dây sẽ tăng theo thời gian.
Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng trong vòng dây sẽ có chiều sao cho từ
trường do nó sinh ra có chiều chống lại sự tăng trên, tức là có chiều đi ra mặt
0,5
phẳng vòng dây. Vậy, dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2017-2018
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
BỘ MÔN VẬT LÝ Đề thi có 02 trang
------------------------ Ngày thi: 30/ 05 /2018 .Thời gian: 90 phút
Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (1,0 điểm)


Tầm quan trọng của chu trình Carnot thể hiện ở khẳng định sau: “Không có một động
cơ nào làm việc giữa hai nguồn nhiệt cho trước lại có hiệu suất lớn hơn hiệu suất của động cơ
Carnot (là động cơ hoạt động theo chu trình Carnot) làm việc cũng với hai nguồn nhiệt đó”.
Chúng ta hãy xét một động cơ sau: động cơ này trong một khoảng thời gian cho trước
lấy 110 kJ nhiệt lượng ở nguồn có nhiệt độ 420K và tỏa ra 50 kJ nhiệt lượng cho nguồn có
nhiệt độ 212K để sinh ra một công là 60 kJ.
Dựa vào khẳng định trên, hãy cho biết động cơ hoạt động như trên có thể chế tạo được
hay không?
Câu 2: (2,5 điểm)
Một mol khí lý tưởng lưỡng nguyên tử thực P
1
hiện một chu trình gồm 3 quá trình: đằng nhiệt 12,
đẳng tích 23 và đoạn nhiệt 31 như hình vẽ, trong đó
. Cho biết nhiệt độ và áp suất ở trạng thái 1 2
là: và , hằng số khí lý
tưởng . Hãy xác định: 3 V
O
a. Các thông số trạng thái V1, P2, P3 và T3. V1 V2
b. Công mà hệ sinh ra trong từng quá trình và trong cả chu trình.
c. Nhiệt mà hệ nhận vào trong từng quá trình và trong y
cả chu trình. λ
Câu 3: (2,0 điểm)
Trong chân không một nửa vòng dây tròn tâm O
x
bán kính R đặt trong mặt phẳng Oxy như hình vẽ. Dây
tích điện đều với mật độ điện dài . Tại O đặt một O q
điện tích điểm . Hãy xác định phương, chiều và y (m) ⃗⃗⃗
độ lớn của lực do dây mang điện tác dụng lên điện tích C
D
điểm q. 3
Câu 4: (2,0 điểm)
Cho một từ trường trong không gian có véctơ 2
cảm ứng từ hướng ngược chiều trục Oz và được xác
định bởi ⃗ ⃗ , trong đó x tính bằng 1 A B
mét (m), ⃗ là véctơ đơn vị của trục Oz. Một khung dây x (m)
O 1 2 3
hình vuông ABCD có dòng điện chạy qua được đặt trong mặt phẳng Oxy như hình vẽ.
Hãy xác định phương, chiều và độ lớn của lực từ tác dụng lên:
a. đoạn AB.
b. đoạn AD.
Câu 5: (2,5 điểm) x
Một dây dẫn rất dài (xem như dài vô hạn) đặt trong không A
khí có dòng điện I chạy qua được uốn cong như hình vẽ. Cho biết
cung tròn AB thuộc đường tròn tâm O có bán kính R và chắn ở I φ O
tâm một góc φ. Hai nửa đường thẳng xA và yB vuông góc với các
bán kính OA và OB. Toàn bộ dòng điện trên ở trong cùng một
mặt phẳng. B
Hỏi góc φ bằng bao nhiêu để vectơ cảm ứng từ tổng hợp do y
dòng điện I gây ra tại O bằng không ( ⃗

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm
tra
[CĐR 1.6] Hiểu rõ những khái niệm cơ bản về năng lượng của hệ nhiệt Câu 1
động (nội năng, nhiệt lượng và công); hàm trạng thái, hàm quá trình;
nội dung và ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và ứng
dụng nguyên lý này vào các quá trình biến đổi đặc biệt.
[CĐR 2.5] Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội năng, Câu 2
công và nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ bên ngoài.
[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do các Câu 3
phân bố điện tích gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh
chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ, lực từ do một dòng điện có hình Câu 4, Câu 5
dạng bất kỳ gây ra tại một điểm; Xác định được từ thông qua mặt S,
vectơ cảm ứng từ trong từ trường đối xứng

Ngày 22 tháng 05 năm 2018


Thông qua Bộ môn
Đáp án và bảng điểm vật lý đại cương 1
Thi ngày: 30-05-2018

Câu Lời giải Điểm


1 Hiệu suất của động cơ:
0,5

Hiệu suất của động cơ Cartnot hoạt động với các nguồn nhiệt của động cơ trên:

So sánh ta được: . Vậy động cơ này là không thể chế tạo được. 0,5

2 a. Số bậc tự do phân tử i=5 .


Tỷ số nhiệt dung phân tử:
Xét trạng thái 1:

Quá trình 12:

Quá trình 31:

( ) ( )
Quá trình 23:

1,0
b. công mà hệ sinh ra trong từng quá trình và trong cả chu trình

0,75
c. nhiệt mà hệ nhận vào trong từng quá trình và trong cả chu trình.

0,75
3 Xét cường độ điện trường do dây mang điện
tích gây ra tại O.
Chia dây thành những đoạn nhỏ có chiều dài
giới hạn bởi hai bán kính hợp với trục Ox các
góc φ và (φ+dφ)
Mỗi đoạn mang một điện tích
Cường độ điện trường do phần tử dq xác định
bởi góc φ gây ra tại điểm O có độ lớn :

trong đó r = R j 0,5
Cường độ điện trường do cả dây gây ra tại O: ⃗ ∫ ⃗
Phân tích mỗi vectơ ⃗ thành hai vectơ:
- ⃗ nằm trên trục Oy
- ⃗ trên trục Ox
Suy ra: ⃗ ∫ ⃗ ∫ ⃗

Do đối xứng, ∫ ⃗ 0,5

Vậy ⃗ ∫ ⃗
Suy ra: cường độ điện trường ⃗ tổng hợp có:
- phương chiều: ngược chiều Oy
- độ lớn: ∫
Từ hình vẽ, ta có:

0,5
Thay dl =Rdφ

Kết quả:

Lực do dây tác dụng lên điện tích q: ⃗


Suy ra: có: 0,5
- phương chiều: cùng chiều Oy
- độ lớn: | |

4 a. đoạn AB.
- Chia dòng đoạn AB thành những phần tử dòng điện có vị trí xác định bởi
tọa độ x.
- Cảm ứng từ tại phần tử dòng điện I có có độ lớn:
- Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện

Lực có chiều như hình vẽ và có độ lớn:
.
- Lực do từ trường tác dụng lên cả dòng điện:

Các lực tác dụng lên mọi phần tử dòng
điện khác nhau đều có cùng chiều nên vectơ
có:
+ Phương chiều: cùng chiều với Oy.
+ Độ lớn:

b. đoạn AD.
- Chia dòng đoạn AD thành những phần tử dòng điện .
- Cảm ứng từ tại phần tử dòng điện I có có độ lớn:
= T
- Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện

Lực có chiều như hình vẽ và có độ lớn:

- Lực do từ trường tác dụng lên cả dòng điện:



Các lực tác dụng lên mọi phần tử dòng điện
khác nhau đều có cùng chiều nên vectơ có:
+ Phương chiều: cùng chiều với Ox.
+ Độ lớn:

5 Theo nguyên lý chồng chất từ trường, cảm ứng từ ⃗ tại O:


⃗ ⃗ ⃗ ⃗ 0,5
⃗ có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện, chiều hướng vào
và có độ lớn:
0,5
⃗ có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện, chiều hướng ra và
có độ lớn:
0,5
⃗ có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện, chiều hướng vào
và có độ lớn:
0,5

Vectơ cảm ứng từ ⃗ tại O có độ lớn:


0,5
Như vậy để thì .
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 16 – 17
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
Đề số/Mã đề: 01 Đề thi có 02 trang.
-------------------------
Thời gian: 90 phút.
Ngày thi: 13/06/2017
Được phép sử dụng tài liệu giấy.

Câu 1: (2,0 điểm)


Hình 1
Xác định công khối khí thực hiện trong quá trình giãn
nở từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 như hình 1. Khối khí
nhận công hay sinh công?

Câu 2: (2,0 điểm)


Hai dây dẫn dài vô hạn đặt song song và cách nhau
mô ̣t khoảng d = 10 cm. Cho dòng điê ̣n I = 5A chạy vào
hai dây dẫn trên, chiều dòng điện như hình 2. Hình 2
a. Xác định cảm ứng từ ⃗ do hai dòng điện gây ra
tại P, P1 và P2 với P nằm giữa hai dây dẫn, P1 cách
dây bên phải mô ̣t khoảng 1d, P2 cách dây bên trái
mô ̣t khoảng 2d (hình 2).
b. Với chiề u dòng điê ̣n như trên, hỏi hai dây dẫn
này hút hay đẩ y nhau? Giải thıć h.

Câu 3: (2,5 điểm)


Một dây tích điện uốn thành nửa đường tròn tâm O, bán kính Hình 3
R = 50cm. Tổng điện tích của dây là 15mC, hıǹ h 3.
Giả sử dây tích điện đều với mật độ điện dài λ. Tính lực điện tác
dụng lên điện tích điể m Q = 5mC đặt tại tâm O của vòng dây.

Câu 4: (2,5 điểm)


Một mol khí lý tưởng lưỡng nguyên tử thực hiện chu trình O
biến đổi như hình 4. Trong đó AàB là quá trình đoạn
nhiệt, CàD là quá trình đẳng nhiệt. Hình 4
a. Tính nhiệt độ của từng trạng thái và độ biến thiên
nội năng sau quá trình ABC.
b. Tính hiệu suất của chu trình.

Câu 5: (1 điểm)
Hãy giải thích tác dụng của sợi dây xích ở phía dưới
các xe chở xăng dầu?

Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R=8,31 J/(mol.K),


1atm=1,013.105N/m2, hằng số điện 0 = 8,86 10−12C2
/N.m2 , hằng số từ µ0 = 4 .10- 7 H/m.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
1
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 2.5]: Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội Câu 1
năng, công và nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ
bên ngoài.
[CĐR 2.9]: Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có Câu 2
hình dạng bất kỳ gây ra tại một điểm và lư ̣c từ tác dụng lên
dòng điện khác.
[CĐR 2.7] Xác định được vector cường độ điện trường, điện Câu 3
thế do các phân bố điện gây ra tại một điểm trong không gian
xung quanh chúng.
[CĐR 2.6]: Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ Câu 4
nhiệt hoạt động theo một chu trình bất kỳ
[CĐR 1.9] Hiểu rõ các tính chất của vật dẫn ở trạng thái cân Câu 5
bằng tĩnh điện: phân bố điện tích; ứng dụng của các tính chất
này trong đời sống và kỹ thuật.

Ngày tháng 6 năm 2017


Thông qua trưởng bô ̣ môn

PGS.TS. Đỗ Quang Bı̀nh

2
Gợi ý đáp án môn Vật lý đại cương 1
Thi ngày 13 tháng 6 năm 2017
Người soạn: Trần Thị Khánh Chi, Lê Sơn Hải

Câu Lời giải Điểm

A B

C
D

1 A’ B’ C’ D’

Khối khí biến đổi từ trạng thái 1 sang 2 tương ứng thể tích tăng è dV>0 è

Công hê ̣ nhâ ̣n đươ ̣c:


0,5
= −∫ < 0 è Hệ sinh công.

Ta suy ra: A12=AAB+ABC+ACD

A12 = – (SABB’A’ + SBCC’B’+SCDD’C’)


é 1 ù
= - ê6.10 6.1 + (6.10 6 + 2.10 6 ).1 + 2.10 6.1ú = -12.10 6 J
ë 2 û
1,5
Công khố i khı́ thư ̣c hiê ̣n là: 12.106J

Hình 2 ⃗ ⃗ ⃗
x

a. Gọi dây dẫn bên trái là dây 1, dây dẫn còn lại là dây 2.
Do hai dây dẫn dài vô hạn, nên độ lớn cảm ứng từ do hai dây gây ra
tại mô ̣t điểm cách dây một khoảng h là = với = =
10 H/m
+ Vectơ cảm ứng từ tại P có đặc điểm:
- Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa hai đây dẫn (mă ̣t
phẳ ng giấ y)
- Chiều: hướng vào (mă ̣t phẳ ng giấ y)
. . .
- Độ lớn: = + = , = . 0,5

+ Vectơ cảm ứng từ tại P1 có đặc điểm:


- Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa hai đây dẫn (mă ̣t
phẳ ng giấ y)
3
- Chiều: hướng ra (mă ̣t phẳ ng giấ y)
.
- Độ lớn: = − = = .
, 0,5
+ Vectơ cảm ứng từ tại P2 có đặc điểm:
- Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa hai đây dẫn (mă ̣t
phẳ ng giấ y)
- Chiều: hướng ra (mă ̣t phẳ ng giấ y)
.
- Độ lớn: = − = = , .
. , 0,5
b. Hai dây dẫn này đẩy nhau.
Giải thích: Cảm ứng từ do dây 1 gây ra tại vị trí đặt dây 2 có chiều
hướng vào. Sử dụng quy tắc bài tay trái xác định được chiều lực từ F1
r

dây 1 tác dụng lên dây 2 có chiều từ trái qua phải (hình 2). Làm tương
tự ta cũng xác định được lực từ F2 dây 2 tác dụng lên dây 1, có chiều 0,5
r

từ phải sang trái. Þ Hai lực trên làm hai dây đẩy nhau.
Hình 3

dq

⃗ ⃗ ⃗
3
O
θ
⃗ ⃗

a. Tính lực điện tác dụng lên điện tích Q đặt tại tâm O của vòng
dây
Cho ̣n hê ̣ tru ̣c to ̣a đô ̣ như hı̀nh ve,̃
- Chia nhỏ vòng dây ra thành những đoạn nhỏ chiều dài dl, mang điện
tích dq. Ta có dq = λdl.
Do điện tích phân bố đều nên λ = Q/l = 15mC/π.R = 15.10-6/π.0,5 = 0,5
9,55.10-6 C/m
- Cường độ điện trường do dq gây ra tại O:
r kdq rr
dE =
r r
Và có đô ̣ lớn là:
.
= = = = 0,5
- Cường độ điện trường do vòng dây gây ra tại O là:

4
⃗= ⃗= ⃗+ ⃗=− ⃗− ⃗

=− . .⃗− . .⃗=

0,5
=− . .⃗− . .⃗

= − . 2. ⃗
Trong đó, i , j là các vectơ đơn vi ̣
r r

- Lực điện do vòng dây tác dụng lên điện tích Q đặt tại O là:
9. 10 . 9,55. 10
⃗= . ⃗=− . 2. ⃗ = −5. 10 . 2. ⃗ = −1,72. ⃗ ( )
0,5
è Vậy ⃗ cùng phương ngược chiều với Oy và có độ lớn 1,72N. 1,0

(p2, V2, T2) Hình 4


(p2, V3, T3)

4 (p1, V4, T3)


(p1, V1, T1)

a. Nhiệt độ của từng trạng thái và độ biến thiên nội năng sau quá
trình ABC:
Đặt các thông số mỗi trạng thái ký hiệu như hình vẽ
Từ phương trı̀nh tra ̣ng thái khı́ lý tưởng:
- Nhiệt độ trạng thái A: T1
. , . . ,
p1V1 = nRT1 ⇒ = = =
. ,

- Nhiệt độ trạng thái B: T2


. , . . ,
p2V2 = nRT2 ⇒ = = =
. ,
- Nhiệt độ trạng thái C và D: T3 0,5
. , . . ,
p2V3 = nRT3 ⇒ = = =
. ,
- Độ biến thiên nội năng sau quá trình ABC:
5.8,31 0,5
Δ = ( − ) = 1. (14628 − 2438) =
2 2
Với i: là bâ ̣c tư ̣ do của chấ t khı́, Cp: là nhiê ̣t dung mol đẳ ng áp, n: là
số mol.
b. Hiệu suất của chu trình:
- Nhiệt lượng trao đổi của từng quá trình:
=0
= ( − ) > 0 (do T3 > T2)
= > 0 (do V4 > V3)
= ( − ) < 0 (do T3 > T1)
0,5
- Suy ra nhiệt lượng hệ nhận vào sau 1 chu trình:

5
= +
- Suy ra nhiệt lượng hệ tỏa ra sau 1 chu trình:
′ =−
- Hiệu suất của động cơ nhiệt:
( − )
=1− = 1−
( − )+
+2 0,5
( − )
=1− 2
+2
( − )+
2
5+2
(14628 − 2438)
=1− 2
5+2 1,2
(14628 − 3291) + 14628
2 0,4
è = , % 0,5

Các xe chở xăng dầu khi di chuyển trên đường sẽ xảy ra ma sát giữa
5
xe và không khı́ khiến vỏ xe bằng kim loại dễ bị nhiễm điện. Điện 0,5
tích sinh ra phân bố trên bề mặt ngoài vỏ xe tạo ra điện trường bao
quanh xe rất dễ dẫn đến cháy nổ nguy hiểm.
Vì vậy người ta nố i sợi dây xích (ở phía dưới) từ xe xuố ng đấ t đóng 0,5
vai trò như vâ ̣t dẫn giải phóng điê ̣n tıć h xuố ng đấ t, an toàn cho xe

6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ III NĂM HỌC 2016-2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý đại cương 1
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Mã môn học: PHYS130102
BỘ MÔN VẬT LÝ Đề số: 1. Đề thi có 02 trang.
Ngày thi: 8/8/2017. Thời gian: 90 phút.
-------------------------
Được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (2,0 điểm)


Một người đứng trên thành bể bơi và ném một hòn đá vào bể bơi sâu 3m. Hòn đá được ném
từ độ cao 2,5m so với mặt nước, với tốc độ 4m/s theo góc 60o hướng lên so với phương nằm
ngang. Khi rơi vào trong nước, hòn đá chuyển động theo một đường thẳng theo phương của
véctơ vận tốc của nó ngay khi rơi chạm mặt nước. Giả sử tốc độ của hòn đá trong nước không
thay đổi và bằng một nửa tốc độ của nó ngay khi rơi chạm mặt nước. Tính thời gian từ khi
ném hòn đá đến khi hòn đá chạm đáy bể.

Câu 2: (2,0 điểm)


Cho cơ hệ như hình vẽ, gồm vật M có khối lượng 3,6kg, vật m có khối
lượng 2,2kg và ròng rọc có dạng trụ đặc đồng chất có khối lượng 1kg. Dây
không co dãn và có khối lượng không đáng kể. Thả cho hệ chuyển động từ
trạng thái đứng yên. Tính tốc độ của vật M sau 1s kể từ khi bắt đầu chuyển
động.

Câu 3: (2,0 điểm)


Một mol khí O2 ban đầu có thể tích V1=10 lít, nhiệt độ T1 = 300K, được nung nóng đẳng tích
tới nhiệt độ T2 = 600K, sau đó giãn đẳng nhiệt tới áp suất bằng áp suất lúc đầu và cuối cùng
nén đẳng áp về trạng thái ban đầu.
a. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trên giản đồ P-V. Tính nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong
cả chu trình.
b. Tính hiệu suất của chu trình.
Câu 4: (2,0 điểm)
Một điện tích điểm q được đặt trong một hình hộp chữ nhật. Hãy cho biết thông lượng điện
trường gửi qua bề mặt của hình hộp này thay đổi thế nào trong mỗi trường hợp sau:
a. Độ lớn của điện tích q được tăng gấp đôi
b. Thể tích hình hộp được tăng gấp đôi
c. Hình hộp được biến đổi thành hình cầu
d. Điện tích q được đưa ra bên ngoài hình hộp và đặt gần hình hộp
Hãy giải thích câu trả lời cho từng trường hợp.

Câu 5: (2,0 điểm)


Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện cường độ I=20A chạy qua,
được uốn cong như trên hình vẽ. Hai cung tròn đồng tâm với bán kính a và
b. Xác định vectơ cảm ứng từ B⃗ tại tâm O của hai cung tròn, biết a = 3cm,
b = 5cm.

Trang 1
Cho biết: Hằng số khí lý tưởng R=8,31 J/(mol.K), hằng số điện o = 8,86´10−12C2/N.m2,
hằng số từ µ0 = 4 .10-7H/m, gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra

[CĐR 1.1] Hiểu rõ các kiến thức cơ bản những đại lượng đặc trưng cho Câu 1
chuyển động (vận tốc và gia tốc) và ứng dụng chúng trong một số dạng
chuyển động đặc biệt của chất điểm

[CĐR 2.2] Phân tích và giải được các bài toán động lực học chất điểm. Câu 2
[CĐR 2.3] Phân tích và giải được các bài toán chuyển động của vật rắn.

[CĐR 2.5] Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội năng, công và Câu 3
nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ bên ngoài.
[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt động theo
một chu trình bất kỳ.
[CĐR 2.7] Xác định được vectơ cường độ điện trường, điện thế do các phân Câu 4
bố điện gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng bất kỳ Câu 5
gây ra tại một điểm.

Ngày 04 tháng 08 năm 2017

Thông qua Trưởng bộ môn

Trang 2
Gợi ý đáp án môn Vật lý đại cương 1
Thi ngày 8 tháng 8 năm 2017

Những người soạn: Lưu Việt Hùng, Trần Thiện Huân,


Nguyễn Thụy Ngọc Thủy, Huỳnh Hoàng Trung, Nguyễn Lê Vân Thanh

Câu Lời giải Điểm

1 0,5

Chọn gốc tọa độ tại mặt nước như hình vẽ.


Phương trình chuyển động của hòn đá:
x  vo cos t
1
y  y0  vo sin t  gt 2
2
Khi hòn đá chạm nước, ta có
y  o Þ t  1,15s 0,5

vxn  vo cos  2m / s
Khi đó,
v yn  vo sin t  gt  7,8m / s
Tốc độ của hòn đá khi rơi chạm nước là:

0,5
vn  vxn 2  v yn 2  8, 05m / s
v yn và v n , ta có tan  vxn / v yn Þ  14,38O
r r
Gọi  là góc giữa
Suy ra quãng đường hòn đá đi trong nước là: s  d / cos  3,1m
Thời gian hòn đá rơi trong nước là t’=2s/vn=0,77s.
Vậy tổng thời gian chuyển động của hòn đá từ khi ném đến khi rơi chạm 0,5
đáy bể là: T=t+t’=1,15+0,77=1,92s

Trang 3
2

Các phương trình động lực học đối với các vật M, m, và ròng rọc lần
lượt là:

P⃗ + T⃗ = Ma ⃗
P⃗ + T⃗ = ma ⃗
0,5
r ⃗ × T⃗ + r ⃗ × T⃗ = Iβ⃗
Với
P⃗, P⃗: lần lượt là trọng lực tác dụng lên các
T⃗, T ⃗, T⃗, T⃗: các lực căng dây
T = T , T = T (Do Dây nhẹ, không giãn)
I= : moment quán tính của ròng rọc đối với trục quay
r ⃗ × T⃗, r ⃗ × T⃗: lần lượt là moment của lực đối với trục quay đi qua
tâm ròng rọc
⃗, ⃗: lần lượt là vectơ từ tâm của ròng rọc đến vị trí đặt lực T⃗, T⃗.
r =r =r
β⃗: gia tốc góc của ròng rọc
a ⃗, a ⃗: lần lượt là gia tốc của các vật M và m
a = a = βr (Do dây không dãn)
Chiếu các phương trình vectơ lên các trục tọa độ thích hợp, ta được
các phương trình đại số:
P − T = Ma
0,5
T − P = ma
m r a
r(T − T ) =
2 r
Giải hệ các phương trình ta có:
(M − m)g (3,6 − 2,2)9,8
a= = ≈ 2,2 m⁄s 0,5
M+m+ 3,6 + 2,2 +
Do a = const nên m, M chuyển động thẳng biến đổi đều.
Vận tốc của vật M tại thời điểm t = 1s kể từ lúc thả cho hệ chuyển
động là:
v = at = 2,2 × 1 = 2,2m/s 0,5

Trang 4
3

0,5

a. Đồ thị biểu diễn chu trình biến đổi như trên hình vẽ.
Nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong cả chu trình trên là:
Q1 = Q12 + Q23
3
1 = ( 2 − 1) + 2
μ μ 1 0,5
Thay số với V3 = 20 lít, CV = iR/2, i = 5.
1 = 9672,8( )
b. Tính hiệu suất của chu trình:
Nhiệt lượng hệ tỏa ra trong cả chu trình là:
=− = ( − ) = 8725,5 ( ) 0,5
μ
Hiệu suất của chu trình là:
=1− = 9,8 % 0,5

Trang 5
Theo nội dung định luật Gauss: thông lượng điện trường qua một mặt kín tỷ
lệ với tổng đại số điện tích chứa trong mặt kín, nên suy ra:
(a) thông lượng điện trường tăng lên gấp đôi vì điện tích tăng lên gấp đôi, 0,5
4 (b) thông lượng điện trường không thay đổi bởi vì điện tích chứa trong mặt
kín không thay đổi, 0,5
(c) thông lượng điện trường không thay đổi bởi vì điện tích chứa trong mặt
kín không thay đổi, 0,5
(e) thông lượng điện trường bằng không bởi vì điện tích bên trong mặt kín
bằng không 0,5

Theo nguyên lý chồng chất từ trường, ta có


Vectơ cảm ứng từ tại tâm:
5 B⃗ = B⃗ + B⃗ + B⃗ + B⃗ + B⃗
- Vì dòng điện thẳng BC có phương đi qua tâm nên: B⃗ = 0
- Dòng điện cung tròn AB và CD: 0,5
+ B⃗ - Vuông góc với mặt phẳng dòng điện, chiều hướng ra
ngoài
m p
-B = . 1 − cos
p
+ B⃗ - Vuông góc với mặt phẳng dòng điện, chiều hướng ra
ngoài
m p
-Độ lớn: B = .
p
+ B⃗ - Vuông góc với mặt phẳng dòng điện, chiều hướng vào 0,5
trong
m p
- Độ lớn: B = .
p
+ B⃗ - Vuông góc với mặt phẳng dòng điện, chiều hướng vào
trong
m p
- Độ lớn: B = . +1
p
- Vậy vectơ cảm ứng từ tại tâm:
+ B⃗ - Vuông góc với mặt phẳng dòng điện, chiều hướng ra ngoài
vì (BxA + BAB) > (BCD + BDy)
m m
- Độ lớn: B = ( b − a) + (b − a) 0,5
p

Trang 6
Thay số I = 20A, a = 30mm, và b = 50mm ta được
4p. 10 . 20 4p. 10 . 20
ÞB= (5 − 3). 10 + (5 − 3). 10
8.3.5. 10 4p. 3.5. 10
= 6,86. 10 T 0,5

Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý 1
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130402
Ngày thi: 30/05/2017. Thời gian: 90 phút.
BỘ MÔN VẬT LÝ
Đề thi có 02 trang.
------------------------- Sinh viên được sử dụng một tờ giấy A4 chép tay.

Câu 1: (0,5 điểm)


Một quả đạn pháo được bắn lên theo phương thẳng đứng với tốc độ ban đầu là 225
m/s. Hỏi sau bao lâu quả đạn pháo ở độ cao 6,2.102 m so với mặt đất và đang di chuyển đi
xuống?
a. 2,96 s
b. 17,3 s
c. 25,4 s
d. 33,6 s
e. 43,0 s
Câu 2: (0,5 điểm)
Một chiếc xe di chuyển trên một đường tròn có tốc độ không đổi. Hãy chọn phát biểu
đúng:
a. Gia tốc của chiếc xe bằng 0.
b. Gia tốc của chiếc xe cùng hướng với vận tốc của nó.
c. Gia tốc của chiếc xe có hướng ra xa tâm đường tròn.
d. Gia tốc của chiếc xe hướng về tâm đường tròn.
e. Không xác định được hướng của gia tốc từ các thông tin trên.
Câu 3: (0,5 điểm)
Cho một quả cầu đặc và một quả cầu rỗng có cùng bán kính và khối lượng. Hai quả
cầu được thả lăn không trượt xuống mặt phẳng nghiêng từ trạng thái nghỉ cùng một lúc tại
cùng một độ cao h trên mặt phẳng nghiêng. Hỏi quả cầu nào sẽ đến chân mặt phẳng nghiêng
trước ?
a. Quả cầu rỗng.
b. Quả cầu đặc.
c. Cả hai.
d. Không thể xác định.
Câu 4: (0,5 điểm)
Một vật được đặt cân bằng trên một đoạn đường dốc nghiêng. Những phát biểu nào
sau đây là đúng về độ lớn của lực ma sát tác dụng lên vật ?
a. Nó lớn hơn trọng lượng của vật.
b. Nó lớn hơn thành phần của trọng lực tác dụng theo phương của mặt nghiêng.
c. Nó bằng với thành phần của trọng lực tác dụng theo phương của mặt nghiêng.
d. Nó nhỏ hơn thành phần của trọng lực tác dụng theo phương của mặt nghiêng.
Câu 5: (1,0 điểm)
Alex và John đang chuyển các hộp giống nhau lên xe tải. Alex nhấc hộp của mình
thẳng lên từ mặt đất đến mặt sàn của xe tải, trong khi John đẩy cái hộp của mình lên trên một
ván trượt gác từ mặt đất lên sàn xe tải. Hãy so sánh công mà Alex và John đã thực hiện? Giải
thích?

Trang 1
Câu 6: (1,0 điểm)
Một quả táo được giữ cho chìm ngập trong nước ngay tại vị trí dưới mặt nước. Sau đó
người ta nhấn quả táo xuống để nó chìm sâu hơn trong nước. So sánh lực cần thiết để giữ cho
quả táo chìm sâu hơn trong nước với vị trí chìm ngay dưới mặt nước. Giải thích.
Câu 7: (2,0 điểm)
Cho hai vật m1 = 2 kg và m2= 6 kg nối nhau
bởi sợi dây nhẹ (có thể bỏ qua khối lượng), dây
không co giãn và vắt qua ròng rọc là đĩa tròn đặc
có khối lượng M = 10 kg, bán kính R = 0,25 m như
hình vẽ. Hệ chuyển động từ trạng thái ban đầu
đứng yên, hai vật trượt trên bề mặt có cùng hệ số
ma sát động μk = 0,36; góc nghiêng θ = 30º; cho
biết gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
a. Tìm gia tốc chuyển động của hai vật.
b. Tính công của trọng lực thực hiện lên mỗi vật khi hệ chuyển động được 2 s tính từ lúc
hệ bắt đầu chuyển động.
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho một vật có khối lượng m = 10 kg A
m
trượt không vận tốc đầu từ điểm A có độ cao h
= 3 m. Vật m trượt trên mặt nhẵn có thể bỏ qua
h
ma sát ngoại trừ đoạn BC = 6 m. Vật trượt qua
đoạn BC và đập vào một lò xo có độ cứng là k =
2250 N/m đang ở trạng thái cân bằng, kết quả là B C
lò xo bị nén một đoạn 0,3 m. Cho biết g = 9,8
m/s2.
a. Xác định tốc độ của vật tại điểm B.
b. Tính hệ số ma sát động giữa vật và bề mặt trên đoạn BC.
Câu 9: (2,0 điểm)
Trong một quá trình giãn đẳng nhiệt, một mol khí lý tưởng sinh một công bằng 3000 J;
trạng thái cuối có áp suất bằng 1 atm và thể tích 25 L. Hãy tính nhiệt độ của khối khí và thể
tích ban đầu của nó.
Biết 1 atm = 1,013.105 (N/m2), hằng số khí lý tưởng R = 8,31 J/(mol. K).

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.1] Hiểu rõ các khái niệm, định lý, định luật liên quan đến cơ học chất Câu 1, 2, 3, 4, 5,
điểm, hệ chất điểm, cơ học vật rắn và cơ học chất lỏng. 6,7,8
[CĐR 2.1] Vận dụng kiến thức về cơ học để giải bài tập có liên quan.
[CĐR 1.3] Hiểu rõ các khái niệm, các quá trình biến đổi và các nguyên lý Câu 9
nhiệt động học của chất khí.
[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên
quan đến nhiệt độ và giải bài tập về nhiệt học.

Ngày 22 tháng 05 năm 2017


Thông qua Trưởng Bộ môn

Trang 2
Đáp án và bảng điểm vật lý
Thi ngày 30-05-2017
Người soạn: Nguyễn Thụy Ngọc Thủy

Câu Lời giải Điểm


1 Đáp án: câu e. Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ 0,5
Vật chuyển động có gia tốc là gia tốc trọng trường ⃗ hướng xuống và vuông góc
mặt đất. Chọn hệ trục có gốc tọa độ tại mặt đất và chiều dương hướng lên.
Phương trình chuyển động của vật là: yf = yi + vyi.t + (1/2).ay.t2
Ta có: vyi = 225 (m/s) vì vật được ném lên cùng chiều dương hệ trục
ay = -g = -9,8 (m/s2) vì gia tốc ngược chiều chiều dương hệ trục
Khi vật ở độ cao 6,2.102 (m) thì: 6,2.102 = 0 + 225.t - 4,9.t2
=> t1 = 2,944 và t2 = 42,97
Vậy sau 42,97 (s) thì vật ở độ cao 6,2.102 (m) và đang di chuyển xuống.
2 Đáp án: câu d. Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ 0,5
Chiếc xe chuyển động trên một đường tròn với tốc độ không đổi nên gia tốc tiếp
tuyến ⃗ của chiếc xe bằng 0. Mà ⃗ = ⃗ + ⃗ , do đó gia tốc ⃗ của chiếc xe chính
là gia tốc hướng tâm ⃗ nên hướng về tâm vòng tròn.
3 Đáp án: câu b. Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ 0,5
Hai quả cầu có cùng khối lượng m, và bán kính R. Moment quán tính của quả cầu
đặc và quả cầu rỗng là: Iđặc = (2/5).m.R2 và Irỗng = (2/3).m.R2 . Ta thấy : Iđặc < Irỗng
Moment quán tính (I) của vật rắn là đại lượng đặc trưng cho quán tính của vật rắn
trong chuyển động quay của nó xung quanh một trục, I càng nhỏ thì càng dễ thay
đổi trạng thái chuyển động quay. Hai quả cầu được thả từ trạng thái nghỉ ở cùng độ
cao của mặt phẳng nghiêng và cùng thời điểm nên quả cầu nào có moment quán
tính nhỏ hơn thì gia tốc góc lớn hơn tương đương với vận tốc góc lớn hơn. Do vậy,
quả cầu đặc sẽ xuống chân mặt phẳng nghiêng trước.
4 Đáp án: câu c. Chỉ cần chọn đúng đáp án là được 0,5 đ 0,5
Vì vật ở trạng thái cân bằng trên mặt phẳng nghiêng nên tổng hợp lực tác dụng lên
vật bằng 0. Do vậy, thành phần của trọng lực tác dụng theo phương của mặt
nghiêng phải bằng với độ lớn của lực ma sát do mặt nghiêng tác dụng lên vật.
5 John đã thực hiện nhiều công hơn Alex. 0,5
Bởi vì John chuyển hộp lên sàn xe tải qua một ván trượt gác lên sàn xe tải nên
công mà John thực hiện bằng WJohn=|WP1 + Wfms|, với WP1 < 0 và Wfms < 0; trong
khi đó Alex thì nâng thẳng trực tiếp hộp lên sàn xe tải nên Alex thực hiện công 0,5
bằng WAlex = | WP2|, WP2 < 0. Do trọng lực là lực thế nên công của nó thực hiện
lên hộp có giá trị không phụ vào quỹ đạo di chuyển hộp, WP1 = WP2.
Suy ra WJohn > WAlex.
6 F1 là lực cần thiết để giữ cho quả táo chìm sâu trong nước; ta có F1 = | B – P|, P là 1
trọng lượng của quả táo, B là lực đẩy accimet do nước tác dụng lên quả táo.
F2 là lực cần thiết để giữ cho quả táo chìm tại vị trí ngay dưới mặt nước; ta có F2 =
| B – P|, trong cả hai trường hợp lực đẩy accimet do nước tác dụng lên quả táo đều
như nhau, B = ρnước.g.Vtáo. Do đó, F1 = F2.

Trang 3
7 y ⃗
⃗ ⃗ y
x ⃗

⃗ ⃗ x 0,5
⃗1

a. Phương trình động lực học của chất điểm m1, m2 và ròng rọc:
⃗ + ⃗ + ⃗ + ⃗ = ⃗
⃗ + ⃗ + ⃗ + ⃗ = ⃗
⃗= ⃗
Chọn các hệ trục tọa độ như hình vẽ, chiếu phương trình vecto lên hệ trục tọa độ,
ta có: N1 = P1; T1 – fk1 = m1a1;
N2 = P2cosθ; P2sinθ – T2 – fk2 = m2a2 ; 0,5
. − . =
Do dây không co giãn nên a1 = a2 = a
Theo định luật III Newton: = và =
Ròng rọc là đĩa tròn đặc: I = (1/2)MR2
Gia tốc góc: α = (a/R)
Lực ma sát: fk1 = μk.N1 = μk.P1 = μk.m1.g;
fk2 = μk.N2 = μk.P2.cosθ = μk.m2.g. cosθ
Từ các phương trình trên suy ra gia tốc chuyển động của hai vật là:
− − − −
= = = 0,3 ( )
( + + ) ( + + ) 0,5
2 2

b. Sau khi hệ chuyển động được 2 (s) từ trạng thái đứng yên lúc ban đầu thì công
của trọng lực thực hiện trên mỗi vật là: WP1 = 0 (J) và WP2 = P2sinθ.s (với s là 0,5
quãng đường m2 đi được trong 2 (s));
s = (1/2).a.t2 = 0,6 (m); suy ra WP2 = 17,64 (J)

8
A
m

B C
a. Do vật chuyển động không ma sát với mặt trượt trên đoạn cong AB nên áp dụng
định luật bảo toàn cơ năng, gốc thế năng tại điểm B, để tính tốc độ của vật tại B. 0,5
Ta có: ℎ= suy ra = 2 ℎ = 7,67( )

b. Vật chuyển động trên đoạn BC có hệ số ma sát động với vật là μk. Nhưng khi
vật qua đoạn BC thì vật lại trượt không ma sát với mặt trượt nên khi va chạm vào
lò xo thì tốc độ của vật là và lò xo có độ cứng k, bị nén một đoạn A = 0,3 (m).
1
Ta có: . . = . . , suy ra = 4,5 (m/s).
Có thể áp dụng định lý động năng (hoặc dùng phương trình định luật II Newton)
để xác định hệ số ma sát động của mặt trượt trên đoạn BC với vật.

Trang 4
Theo định lý động năng: 0,5
1 1
. . − . . = + + =− . . .
2 2
Suy ra = 0,65.

9 a. Nhiệt độ của khối khí ở trạng thái cuối: 1


1.1,013. 10 . 25. 10
= = = 304,75 ( )
1.8,31
Vì khối khí giãn nở đẳng nhiệt nên nhiệt độ ban đầu của khối khí: Ti = Tf = 304,75
(K).

b. Công khối khí thực hiện được là W’ = -W = 3000 (J)


Do khối khí thực hiện quá trình đẳng nhiệt nên ta có: W = nRTiln(Vi/Vf) = -3000 1
Suy ra thể tích ban đầu của khối khí Vi = 7,65 (lít).

Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lý Đại cương 1
KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Mã môn học: PHYS130102
Đề số: 01
-------------------------
Đề thi có 02 trang.
Ngày thi: 11/01/2017. Thời gian: 90 phút.
Sinh viên được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1: (2,0 điểm) Một hệ gồm một vật có khối lượng m=2 kg được buộc
vào đầu của một sợi dây nhẹ, không co giãn. Đầu dây còn lại được quấn
sát vào rãnh của một ròng rọc bán kính R=0,2 m. Hệ vật
được đặt trên một mặt phẳng nghiêng góc = 20° so m
với phương ngang (hình 1). Hệ số ma sát giữa vật m và
mặt nghiêng là 0,12. Thả cho hệ chuyển động từ trạng
thái đứng yên. Biết rằng vật m trượt xuống mặt phẳng
nghiêng với gia tốc 2 m/s2. Cho g=9,8 m/s2. Bỏ qua ma
sát giữa dây và ròng rọc. Dây không trượt trên ròng rọc.
Hãy tìm: Hình 1

a. Mô-men quán tính của ròng rọc.


b. Công do trọng lực thực hiện đối với vật m khi nó đi
A B
được quãng đường 0,2 m.

Câu 2: (2,0 điểm) Thả một hình trụ rỗng (A) và một hình trụ
đặc (B) có khối lượng và bán kính tiết diện bằng nhau để
chúng lăn không trượt xuống một dốc nghiêng. Lúc bắt đầu
lăn thì tốc độ của chúng bằng 0 và chúng ở cùng một độ cao.
Hình trụ nào sẽ đến chân dốc trước? Tại sao? Bỏ qua sự mất Hình 2
mát năng lượng do các dạng ma sát.
p
Câu 3: (2,0 điểm) Cho một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện 2 Hình 3
p2
chu trình gồm hai quá trình đẳng tích, một quá trình đẳng áp và một
quá trình đẳng nhiệt như hình 3. Biết rằng ở trạng thái 1 khối khí có
thể tích V1=5 lít và áp suất p1=5×105 Pa, thể tích khối khí ở trạng thái
4 là V4=2V1, áp suất khối khí ở trạng thái 2 là p2=3p1. Hãy tìm: 3

a. Nhiệt độ (tính theo thang đo Kelvin) của khối khí ở trạng thái p1 1 4

1 và 2. V
O V1 V4
b. Công mà khối khí sinh ra trong một chu trình.
c. Hiệu suất của chu trình.

Câu 4: (2,0 điểm) Trái đất được xem là một vật hình cầu, tích điện đều, có bán kính là 6378 km.
Cường độ điện trường ở sát bề mặt của Trái đất có độ lớn là 150 N/C, có chiều hướng vào tâm
Trái đất.
a. Tổng điện tích của Trái đất là dương hay âm? Tại sao?
b. Tính điện tích của Trái đất. Cho hằng số điện e0=8,86×10–12 F.m–1

Trang 1
c. Tìm hiệu điện thế UAB giữa một điểm A ở độ cao 100 km so với mặt đất và một điểm B
ở sát mặt đất.

Câu 5: (2,0 điểm)


Một dây dẫn dài vô hạn xy được uốn thành 2 nửa đường thẳng và một Hình 4
cung tròn CD có tâm O, bán kính R = 20 cm (xem hình 4) đặt trong không
khí. Góc β = 90º. Cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua dây theo
chiều từ x đến y. Hãy xác định phương, chiều và độ lớn của vectơ cảm
ứng từ B do dây dẫn điện này tạo ra tại O.
r

Cho hằng số từ µ0 = 4π×10–7 H/m.

Hết
Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 2.2] Phân tích và giải được các bài toán bằng phương pháp động lực học. Câu 1
[CĐR 2.4] Phân tích và giải được các bài toán bằng phương pháp vận dụng các Câu 2
định luật bảo toàn.
[CĐR 2.5] Phân tích và tính được nội năng, độ biến thiên nội năng, công và Câu 3
nhiệt lượng mà khối khí thực hiện hoặc nhận từ bên ngoài.
[CĐR 2.6] Phân tích và tính được hiệu suất của động cơ nhiệt hoạt động theo Câu 3
một chu trình bất kỳ
[CĐR 2.7] Xác định được vector cường độ điện trường, điện thế do các phân Câu 4
bố điện gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh chúng.
[CĐR 2.9] Xác định được cảm ứng từ do một dòng điện có hình dạng bất kỳ Câu 5
gây ra tại một điểm; Xác định được từ thông qua mặt S, vectơ cảm ứng từ
trong từ trường đối xứng

Ngày 03 tháng 01 năm 2017


Thông qua Trưởng bộ môn

Trang 2
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM – MÔN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1
Thi ngày 11-01-2017
Người soạn: Phan Gia Anh Vũ

Câu Lời giải Điểm


1 a) Tác dụng lên vật m gồm các lực:
Trọng lực ⃗, phản lực của mặt nghiêng ⃗, 0,5
lực căng dây ⃗ và lực ma sát ⃗.
Phương trình động lực học đối với vật m
⃗ + ⃗ + ⃗ + ⃗ = ⃗ (1) 0,5
Tác dụng lên ròng rọc chỉ có lực căng dây ⃗′
(bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc).

Phương trình động lực học của chuyển động quay của ròng rọc:
⃗ × ⃗ = ⃗ (2) 0,5
Chiếu phương trình (1) lên phương mặt nghiêng, chiều dương là chiều chuyển
động của vật m:
− − = (3)

Chiếu phương trình (2) lên phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều
dương, chiều dương hướng ra trước:
= = (4)

Độ lớn của lực ma sát trượt cho bởi = = (5)

Giải các phương trình (3), (4) và (5), tìm được:


( − )
= −
2 × 9,8 × ( 20 − 0,12 × 20 )
= × 0,2 = 0,09
2
b) Khi vật m chuyển
động xuống dưới một 0,5

quãng ⃗ thì công của
trọng lực thực hiện là
= ⃗. ⃗ ⃗ ⃗
= cos( )
= ⃗
Thay số, ta có:
= 2 × 9,8 × 0,2 × sin(20 ) = 1,34
2 Ban đầu, hai hình trụ A và B ở cùng độ cao nên thế năng của chúng bằng nhau.
Khi chúng lăn không trượt xuống dốc nghiêng thì thế năng được chuyển hóa
thành động năng.
Chuyển động của các hình trụ là chuyển động lăn không trượt nên động năng
bao gồm 2 phần: động năng của chuyển động tịnh tiến của khối tâm G và động 0,5
năng của chuyển động quay quanh trục đi qua khối tâm:

Trang 3
1 2
Eq = I 0,5
2
Trong đó
1 1
Ett = mvG2 và Eq = I 2 trong đó I = k m R 2 là mô men quán tính đối với trục quay
2 2
đi qua khối tâm G; còn k là một số, phụ thuộc vào cấu tạo, hình dạng và phân bố khối 0,5
lượng của vật rắn.
1 I 2 1
Gọi E là bán kính của tiết diện hình trụ thì vG = R nên Eq = vG = k m vG2
2 R2 2
1
Tức là: Ed = m vG2 1 + k
2
Với hình trụ rỗng A, kA=1; với hình trụ đặc B thì kB=1/2;
Nghĩa là, với cùng một độ giảm thế năng thì: 0,5
Ed A = Ed B Þ vG2 A 1 + k A = vG2 B 1 + kB
Từ đó suy ra được rằng vGA < vGB
Kết quả là hình trụ đặc (B) sẽ lăn đến chân dốc nhanh hơn hình trụ rỗng (A).
3 a) Nhiệt độ khối khí ở trạng thái bất kỳ được xác định qua phương trình trạng thái:
=
Với p1=5×105N/m2; V1 = 5 lít
Tìm được =
× × ×
= 300,8 0,25
,
Với p2 = 3p1, V2 = V1
× × × ×
Tìm được: = = 902,5 0,25
,
b. Công do khối khí sinh ra trong một chu trình:

= −( + + + )
Mà A12 = 0, A34 = 0,
A = = , 0,25
= ( − )

=− + ( − ) = 2.698,45 0,5

c. Hiệu suất của chu trình:



η=
Trong đó Q1 là tổng nhiệt lượng khối khí nhận vào. Theo chu trình trên thì nhiệt lượng 0,25
khối khí nhận vào là từ quá trình 12 và 23.
= + = ( − )+ = 12.698,6
2
Suy ra hiệu suất:

2.698,45
η= = ≈ 21,25% 0,5
12.698,6
4 a) Do điện trường có chiều hướng vào tâm Trái đất nên tổng điện tích của Trái 0,5
đất có giá trị âm.

b) Áp dụng định lý Gauss: Chọn mặt Gauss là bề mặt của Trái đất, vec-tơ pháp
tuyến hướng ra ngoài. Thông lượng của cường độ điện trường qua mặt Gauss sẽ
có giá trị âm. 0,5

Trang 4
⃗. ⃗ =

Suy ra =− =− 4
= −8,86 × 10 × 150 × 4 × (6.378 × 10 ) ≈ −679.366
c) Xem Trái đất là hình cầu, tích điện đều thì điện thế tại một điểm bên ngoài
Trái đất được tính như điện thế của một điện tích điểm Q có độ lớn bằng tổng
điện tích của Trái đất và đặt tại tâm Trái đất. 0,5
= − với
= và = ;
Thay số: 0,5
.
= − = 14.768.444,78 = 14,8
× , × . × . ×
5 Theo nguyên lý chồng chất từ trường, cảm ứng từ B tại
r
0,5
O được xác định bởi: BO = BxC + BCD + BDy ,
r r r r

trong đó: cảm ứng từ do nửa đường thẳng xC tạo ra là


BxC = 0;
r
0,5
cảm ứng từ BCD do cung tròn CD tạo ra có phương
r

vuông góc mặt phẳng hình vẽ, chiều hướng ra và có độ


I 3 4 ´10-7 ´10 ´ 3 0,5
lớn BCD = 0 = = 2, 36 ´ 10 -5 T ;
4 R2 0, 2 ´ 8
và cảm ứng từ BDy do nửa đường thẳng Dy tạo ra, có phương vuông góc mặt phẳng
r

hình vẽ, chiều hướng vào và độ lớn 0,5


0I
BDy = (cos135 - cos180 ) = 2, 07 ´ 10-7 T .
4 Rcos45
Do BDy<BCD nên cảm ứng từ tại O cùng chiều với BCD (có phương vuông góc với mặt
r

phẳng hình vẽ, chiều hướng ra), và có độ lớn: BO = BCD - BDy = 2,34 ´10-5 T
Hết

Trang 5

You might also like