You are on page 1of 4

1 – Đại cương về môi trường

Mục tiêu:

1. Trình bày định nghĩa và phân loại môi trường.

2. Phân đặc điểm thể hiện bản chất hệ thống của môi trường.

3. Giải thích 3 chức năng của môi trường.

4. Giải thích phát triển bền vững, hoạt động của con người nhằm thực hiện mục tiêu này.

1. Định nghĩa và phân loại môi trường.

1.1. Định nghĩa:

Điều 3 luật BVMT 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật.”

1.2. Phân loại:

- Về mặt hóa lý: Trái đất được chia làm 3 quyển:

+ Thạch quyển (MT đất): là phần bề mặt rắn có độ sâu 60 km.

+ Thủy quyển (MT nước): là phần nước có ở các đại dương, sông ngòi, ao hồ… băng tuyết.

+ Khí quyển (MT khí) chỉ phần vật chất ở dạng khí bao quanh mặt đất.

- Về mặt sinh học:

+ Trên Trái đất có sinh quyển bao gồm các cơ thể sống và các bộ phận tạo nên môi trường sống của các
cơ thể này. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh, quan hệ chặt chẽ với 3 quyển vô sinh ở trên.

+ Sinh quyển mang thông tin sinh học  Duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của sự sống. Dạng
thông tin phức tạp này phát triển theo quá trình tiến hóa và đạt đến đỉnh cao là trí tuệ con người.

+ Trí tuệ này tác động mạnh mẽ tới môi trường  Gây nên những tác động to lớn trên trái đất và ở ngoài
trái đất.

1/4
- Theo nội dung nghiên cứu, môi trường: chia làm 3 loại.

+ Môi trường thiên nhiên: gồm các yếu tố thiên nhiên vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài
ý muốn của con người.

+ Môi trường xã hội: tổng thể các quan hệ giữa người và người trong quá trình tồn tại và phát triển của
cá nhân và cộng đồng.

+ Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội do con người tạo ra và
chịu sự chi phối của con người.

2. Bản chất hệ thống của môi trường (4)

2.1. Tính cấu trúc

- Hệ thống môi trường có cấu trúc phức tạp gồm nhiều phần tử hợp thành.

- Hoạt động của mỗi phân tử được quy định theo những nguyên tắc ảnh hưởng lẫn nhau => Thay đổi ở
một phần tử sẽ gây ra phản ứng dây truyền trong hệ thống.

2.2. Cân bằng động.

- Các phân tử tạo nên sự cân bằng động của hệ thống: Khi có sự thay đổi bên trong  Hệ sẽ lệch khỏi
trạng thái cân bằng trước đó  Hệ sẽ thiết lập lại thế cân bằng mới. Đó chính là quá trình vận động và
phát triển của hệ thống môi trường.

- Cân bằng động là 1 đặc tính cơ bản.

2.3. Tính mở.

Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục chảy trong không gian và theo thời gian từ hệ này sang
hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác.

=> Môi trường là hệ thống mở. Môi trường là vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, cần sự tham gia của
cộng đồng quốc tế.

2.4. Tính tự điều chỉnh.

- Các phần tử hữu sinh của môi trường có khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh để thích ứng với các thay
đổi của điều kiện bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm tiến tới trạng thái ổn định.

- Đặc tính này quy định tính chất, quy mô can thiệp của con người.

2/4
3. Chức năng của môi trường.

3.1. Là không gian sống cuả con người.

Con người cần khoảng không gian sống nhất định. Tuy nhiên:

- Trái đất không thay đổi về độ lớn trong khi đó dân số tăng rất nhanh  Diện tích đất bình quân đầu
người giảm mạnh.

- Mật độ dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đô thị, vùng đất màu mỡ  Hạn chế không
gian sống.

=> Con người còn đòi hỏi 1 không gian sống có chất lượng nhất định.

3.2. Là nơi cung cấp tài nguyên.

- Tài nguyên trong môi trường bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất
và vũ trụ, có thể khai thác sử dụng, phục vụ cuộc sống con người.

- Phân loại:

+ Tài nguyên tái tạo được: Tài nguyên được cung cấp liên tục và vô tận, có thể duy trì hoặc tự bổ sung
khi quản lý chúng thích hợp (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều…)

+ Tài nguyên không tái tạo được: Nguồn tài nguyên hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi, không giữ lại tính
chất ban đầu sau 1 quá trình sử dụng (than đá, dầu mỏ…)

- Con người khai thác tài nguyên để phục vụ cuộc sống của mình. Khi khai thác quá mức (tài nguyên
không tái tạo được)  Cạn kiệt.

3.3. Là không gian chứa phế thải.

- Con người sử dụng nguyên liệu, năng lượng không bao giờ đạt hiệu suất 100% => Luôn tạo phế thải.
Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó.

- Phế thải chưa hoặc đã xử lý được đưa vào môi trường dưới nhiều hình thức.

- Phế thải phân hủy tự nhiên/không phân hủy tự nhiên được.

4. Phát triển bền vững và hoạt động con người trong sự nghiệp bảo về môi trường.

4.1. Phát triển bền vững

- Là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáo ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến độ
xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển bền vững là phát triển liên tục, đều đặn, lành mạnh khác phát triển vượt bậc bằng cách khai
thác tài nguyên ồ ạt.
3/4
- Chỉ số của phát triển:

+ GNP: tổng sản phẩm quốc dân bình quân theo đầu người.

+ Chỉ số phản ánh trình độ dân trí (tỷ lệ người biết chữ…), văn hóa, thẩm mỹ…

+ Chỉ số phản ánh sự tiến bộ xã hội về y tế: sứ khỏe, tuổi thọ…

+ Chỉ số phản ánh tự do con người HFI: việc làm, tôn trọng quyền con người, k có bạo lực…

- Thực tế lời giải cho việc phát triển bền vững rất phức tạp và khó khăn, không phải lúc nào cũng tìm
được đáp án tối ưu.

4.2. Hoạt động của con người trong bảo vệ môi trường.

- 9/1968: Hội nghị quốc tế đầu tiên về môi trường tổ chức tại Pari do UNESCO tài trợ, 63 nước, 6 tổ
chức quốc tế tham dự.

- 6/1972: Hội nghị toàn thế giới về môi trường tại Stockholm do liên hợp quốc tổ chức. Đây là chuỗi
chương trình và tổ chức được thiết lập nhằm bảo vệ môi trường chống ô nhiễm:

+ Chương trình môi trường.

+ Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế.

+ Chương trình phát triển .

- 1992: Bộ khoa học và công nghệ được thành lập

- 12/ 1993: Quốc hội thông qua luật bảo vệ môi trường

- 10/ 1994: Chính phủ ban hành nghị định đầu tiên hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường-nghị định
thư Kyoto.

- 2004: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

- 2012: Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020.

5. Phát triển

- Phát triển thường được đề cập trong môi trường. Nói đến phát triển là nói đến việc nâng cao hạnh phúc
cho nhân dân thể hiện qua tiêu chuẩn sống, cải thiện nền giáo dục, nâng cao sức khỏe, đảm bảo quyền
chính trị và công dân, sự bình đẳng giữa người với người => Khái niệm đầy đủ: Phát triển KT – XH.

- Đối với 1 quốc gia, quá trình phát triển ở 1 giai đoạn nhằm đạt mục tiêu nhất định về vật chất và tinh
thần. Để đạt được mục tiêu trên cần các hoạt động phát triển: Lập chính sách, chiến lược, chương trình,
kế hoạch dài hạn, kế hoạch cụ thể khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng…

=> Đây thường là nguyên nhân gây sự use tài nguyên không hợp lý  Giảm chất lượng môi trường.
4/4

You might also like