You are on page 1of 90

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
BỘ MÔN CAD/CAM/CNC
----------------------

Tài liệu
THỰC HÀNH CAD/CAM

LẬP TRÌNH GIA CÔNG VỚI


MASTERCAM X5

Lưu hành nội bộ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014


Thực hành CAD/CAM

MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN 1: MÔ PHỎNG GIA CÔNG PHAY 2D ...................................................................... 1
Bài 1: Phay 2D - Các thiết lập ban đầu ............................................................................. 2
Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - Face ................................................................... 6
Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - Contour ............................................................ 11
Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - Pocket .............................................................. 19
Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - Drill ................................................................. 27

PHẦN 2: MÔ PHỎNG GIA CÔNG PHAY 3D .................................................................... 32


Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour ............................................... 33
Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket ............................................................ 42
Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel ................................................ 49

PHẦN 3: MÔ PHỎNG GIA CÔNG TIỆN 2D ...................................................................... 58


Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu ............................................................................ 59
Bài 10: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Face ............................................................... 64
Bài 11: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Rough ............................................................ 67
Bài 12: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Finish ............................................................. 71
Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Groove ........................................................... 74
Bài 14: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Thread ........................................................... 79
Bài 15: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Drill ............................................................... 83
Bài 16: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Cutoff ............................................................ 86

Bộ môn CAD/CAM/CNC
Thực hành CAD/CAM Phần 1: Mô phỏng gia công phay 2D

PHẦN 1:
MÔ PHỎNG GIA CÔNG PHAY 2D

Chi tiết gia công:

Quy trình công nghệ: 1. Phay mặt phẳng trên


2. Phay mặt 1
3. Phay mặt 2
4. Phay mặt 3
5. Khoan và tarô 3 lỗ ren

Bảng dụng cụ cắt: Tool Type Diameter


Face Mill 50
Flat Endmill 8, 16
Chamfer Mill 10/45
Spot Drill 5
Drill 14
Tape RH M16

Yêu cầu:
− Lập trình mô phỏng gia công chi tiết trên phần mềm MasterCAM.
− Khai báo phôi chừa lượng dư gia công các bề mặt 2mm và kẹp phôi 10mm.
− Gia công chi tiết theo quy trình công nghệ và bảng dụng cụ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 1


Thực hành CAD/CAM Bài 1: Phay 2D - Các thiết lập ban đầu

BÀI 1:
PHAY 2D - CÁC THIẾT LẬP BAN ĐẦU
1.1 Khái quát
Để chuẩn bị cho phần lập trình mô phỏng gia công chi tiết, chúng ta cần thực hiện vài thiết
lập ban đầu theo yêu cầu đặt ra. Đó là:
− Chọn máy gia công
− Vẽ biên dạng hình học
− Khai báo phôi gia công

1.2 Trình tự thực hiện


 Bước 1: Chọn máy gia công
Trong Menu Machine Type, chọn máy phay Mill.

 Bước 2: Vẽ biên dạng hình học


Ta vẽ biên dạng của chi tiết và biên dạng phôi, sau đó thiết lập vị trí gốc tọa độ gia công.

 Bước 3: Khai báo phôi gia công


1. Trong cửa sổ Operations Manager, ta chọn trang Properties – Stock Setup.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 2


Thực hành CAD/CAM Bài 1: Phay 2D - Các thiết lập ban đầu

2. Hộp thoại Machine Group Properties xuất hiện, ta khai báo các dữ liệu phôi.

− Stock View: Hướng chiếu phôi


− Shape: Hình dạng phôi
− Display: Hiển thị mô hình phôi trên cửa sổ đồ họa
− X, Y, Z: Kích thước phôi
− Stock Origin: Gốc tọa độ phôi

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 3


Thực hành CAD/CAM Bài 1: Phay 2D - Các thiết lập ban đầu

3. Nhấn để hoàn tất bước khai báo phôi gia công.

1.3 Các biểu tượng chức năng trong cửa sổ Operations Manager
1.3.1 Hộp thoại Toolpath Manager
Biểu tượng Ý nghĩa
Select all operations Chọn tất cả các bước gia công
Select all dirty operations Chọn tất cả các bước gia công vô hiệu
Tạo mới đường chạy dao cho các bước gia công
Regenerate all selected operations
được chọn
Tạo mới đường chạy dao cho các bước gia công
Regenerate all dirty operations
vô hiệu
Mô phỏng đường chạy dao cho các bước gia
Backplot selected operations
công được chọn
Mô phỏng chạy gia công cho các bước gia công
Verify selected operations
được chọn
Xuất chương trình CNC cho các bước gia công
Post selected operations
được chọn
Tối ưu hóa lượng chạy dao cho các bước gia
High feed
công được chọn
Xóa tất cả các bước gia công, nhóm máy và dụng
Delete all operations, groups and tools
cụ cắt
Toggle locking on selected operations Khóa/Mở khóa các bước gia công được chọn
Hiển thị/Không hiển thị đường chạy dao của các
Toggle display on selected operations
bước gia công trên cửa sổ đồ họa
Cho phép/Không cho phép xuất chương trình
Toggle posting on selected operations
CNC của các bước gia công được chọn
Di chuyển mũi tên chèn xuống dưới một bước
Move insert arrow down one item
gia công
Di chuyển mũi tên chèn lên trên một bước gia
Move insert arrow up one item
công
Position insert arrow after selected Di chuyển mũi tên chèn xuống dưới bước gia
operation or after selected group công hoặc nhóm gia công được chọn

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 4


Thực hành CAD/CAM Bài 1: Phay 2D - Các thiết lập ban đầu

Di chuyển cửa sổ Toolpath Manager đến vị trí có


Scroll window so insert arrow is visible
thể nhìn thấy mũi tên chèn
Chỉ hiển thị đường chạy dao của các bước gia
Only display selected toolpaths
công được chọn trên cửa sổ đồ họa
Chỉ hiển thị biên dạng hình học của các bước gia
Only display associative geometry
công được chọn trên cửa sổ đồ họa

1.3.2 Danh mục Toolpath Manager


Biểu tượng Ý nghĩa
Machine Group folders Nhóm máy gia công
Machining Properties folders Các thiết lập gia công
Files Thiết lập dữ liệu lưu trữ
Tool Settings Thiết lập dụng cụ cắt
Stock Setup Khai báo phôi
Safety Zone Thiết lập vùng an toàn
Toolpath Group folders Nhóm các đường chạy dao gia công
Operation folders Bước gia công
Parameters Thông số gia công
Tool definition Dụng cụ cắt
Part geometry Biên dạng hình học
Toolpath Dữ liệu đường chạy dao
Operation Insert Arrow Mũi tên chèn bước gia công mới

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 5


Thực hành CAD/CAM Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - FACE

BÀI 2:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
MILL TOOLPATH - FACE
2.1 Khái quát
− Nhanh chóng làm sạch bề mặt phôi.
− Được sử dụng để phay mặt phẳng làm chuẩn cho các bước gia công tiếp theo.

2.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao FACE gia công phay mặt phẳng trên của chi tiết.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao FACE.

Xuất hiện hộp thoại Enter new NC name, ta nhập tên chương trình. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 6


Thực hành CAD/CAM Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - FACE

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Chaining xuất hiện kèm dòng nhắc Select OK to use defined stock or select chain
1. Nhấn để chọn phay toàn bộ bề mặt phôi.

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại 2D Toolpaths - Facing, ta chuyển sang trang Tool để khai báo dụng
cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

− Spindle direction: Chiều quay trục chính


− Spindle speed: Số vòng quay trục chính (vòng/ph)
− CS (Cutting speed): Tốc độ cắt (m/ph)
− Feed rate: Lượng chạy dao theo phương XY (mm/ph)
− FPT (Feed per tooth): Lượng chạy dao răng (mm/vòng)
− Plunge rate: Tốc độ nhấn dao theo phương Z (mm/ph)
− Retract rate: Tốc độ rút dao (mm/ph)
− Rapid Retract: Rút dao nhanh

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 7


Thực hành CAD/CAM Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - FACE

2. Chuyển sang trang Cut Parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Style: Kiểu đường chạy dao Face


− Tip comp: Bù trừ đầu mũi dao
− Roll cutter around corners: Chuyển động lượn tròn dao quanh các góc
− Stock to leave on floors: Lượng dư gia công bề mặt
− Across overlap: Khoảng lấn dao ngang vuông góc với hướng cắt
− Along overlap: Khoảng lấn dao dọc song song với hướng cắt
− Approach distance: Khoảng thêm vào đường cắt đầu tiên
− Exit distance: Khoảng thêm vào đường cắt cuối cùng
− Max. stepover: Khoảng lấn dao tối đa theo phương XY của mỗi đường cắt
− Climb/Conventional: Phay thuận/Phay nghịch
− Reverse direction of last pass: Đổi chiều đường cắt cuối cùng

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 8


Thực hành CAD/CAM Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - FACE

3. Trong phần Depth Cuts, ta nhập thông số các lớp cắt theo phương Z.

− Max rough step: Chiều sâu tối đa của mỗi lớp cắt thô ban đầu
− # Finish cuts: Số lớp cắt cuối
− Finish step: Chiều sâu của mỗi lớp cắt cuối
− Keep tool down: Giữ nguyên vị trí và không rút dao giữa các lớp cắt
4. Chuyển sang trang Linking Parameters, ta chọn tọa độ tuyệt đối Absolute để gia công
an toàn và nhập các thông số tọa độ chạy dao theo phương Z.

− Clearance: Tọa độ điểm tập kết dao ban đầu


− Retract: Tọa độ rút dao

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 9


Thực hành CAD/CAM Bài 2: Đường chạy dao Mill Toolpath - FACE

− Feed plane: Tọa độ mặt phẳng chuẩn bị gia công


− Top of stock: Tọa độ bề mặt phôi gia công
− Depth: Tọa độ chiều sâu gia công
5. Chuyển sang trang Coolant, ta khai báo chế độ tưới nguội.

− Flood: Tưới nguội kiểu dòng chảy


− Mist: Tưới nguội kiểu phun sương
− Thru-tool: Tưới nguội thông qua dụng cụ cắt
6. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

2.3 Bài tập


− Lập trình gia công phay mặt phẳng trên của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay mặt phẳng trên của các chi tiết hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 trong Hệ
thống bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 10


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

BÀI 3:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
MILL TOOLPATH - CONTOUR
3.1 Khái quát
− Điều khiển dụng cụ cắt chạy theo đường dẫn được xác định bởi một chuỗi đường cong.
− Được sử dụng để gia công các biên dạng thành bề mặt và các rãnh trên bề mặt.

3.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta tiếp tục lập trình gia công phay mặt 1 của chi tiết theo quy trình công nghệ:
− CONTOUR phay thô mặt 1 với Flat Endmill 16
− CONTOUR phay tinh mặt 1 với Flat Endmill 8
Trước khi gia công, ta tiến hành một số thao tác chuẩn bị. Nhằm thuận tiện cho việc lựa
chọn biên dạng sau này, ta sẽ tạo một Level biên dạng riêng cho bước gia công.
1. Trên thanh trạng thái Status Bar, ta nhấn chuột trái vào Level.

2. Hộp thoại Level Manager xuất hiện, ta tạo Level mới bằng cách nhập số thứ tự và tên
Level vào ô Main Level. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 11


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

3. Trở lại cửa sổ đồ họa Graphics Window, ta chọn các biên dạng cần thiết cho bước gia
công và nhấn chuột phải vào Level trên thanh trạng thái Status Bar. Xuất hiện hộp thoại
Change Levels, ta chọn Copy và nhập số thứ tự của Level nơi sao chép đến. Nhấn .

4. Trên thanh trạng thái Status Bar, ta tiếp tục nhấn chuột trái vào Level để trở lại hộp
thoại Level Manager. Bỏ dấu tích X trong ô Visible của Level 1 để ẩn các biên dạng
Level 1. Nhấn .

5. Trở lại cửa sổ đồ họa Graphics Window, ta thao tác xóa hết các biên dạng thừa, chỉ giữ
lại biên dạng ngoài của chi tiết.

 CONTOUR PHAY THÔ MẶT 1


Ta sử dụng Flat Endmill 16 để gia công và chừa lượng dư mặt thành 0.1 cho bước gia công
tinh tiếp theo.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 12


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

 Bước 1: Chọn đường chạy dao


Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao CONTOUR.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Chaining xuất hiện kèm dòng nhắc Select Contour chain 1, ta nhấn biểu tượng
Chain và chọn một điểm trên đoạn biên dạng. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 13


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại 2D Toolpaths - Contour, ta chuyển sang trang Tool để khai báo
dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Cut Parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Contour type: Kiểu đường chạy dao Contour


− Compensation type: Kiểu bù trừ đường kính dao
− Compensation direction: Hướng bù trừ đường kính dao
− Tip comp: Bù trừ đầu mũi dao
− Roll cutter around corners: Chuyển động lượn tròn dao quanh các góc
− Stock to leave on walls: Lượng dư gia công mặt thành
− Stock to leave on floors: Lượng dư gia công mặt đáy

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 14


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

3. Trong phần Depth Cuts, ta nhập thông số các lớp cắt theo phương Z.

4. Trong phần Lead In/Out, ta khai báo đường dẫn dao vào/ra khỏi biên dạng.

− Enter/exit at midpoint in closed contours: Vào/ra tại điểm giữa trong các biên dạng kín
− Gouge check: Kiểm tra va chạm
− Overlap: Khoảng thêm vào cuối đường chạy dao
− Use entry/exit point: Sử dụng điểm vào/ra dao
− Enter on first depth cut only: Chỉ dẫn dao vào ở lớp cắt đầu tiên

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 15


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

− Exit on last depth cut only: Chỉ dẫn dao ra ở lớp cắt cuối cùng
− Plunge after first move: Nhấn dao xuống sau chuyển động đầu tiên
− Retract before last move: Rút dao lên trước chuyển động cuối cùng
− Override feed rate: Xác định lượng chạy dao dành riêng cho đường dẫn dao vào/ra
− Adjust start/end of contour: Thay đổi chiều dài đường chạy dao
5. Trong phần Break Through, ta nhập thông số lượng cắt qua mặt đáy Break through
amount.

6. Trong phần Multi Passes, ta nhập thông số các lớp cắt theo phương XY.

− Rough: Lớp cắt thô ban đầu


− Finish: Lớp cắt cuối
− Number: Số lớp cắt
− Spacing: Khoảng lấn dao theo phương XY của mỗi đường cắt
− Keep tool down: Giữ nguyên vị trí và không rút dao giữa các đường cắt

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 16


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

7. Chuyển sang trang Linking Parameters, ta nhập các thông số tọa độ chạy dao theo
phương Z.

8. Chuyển sang trang Coolant, ta khai báo chế độ tưới nguội.


9. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 17


Thực hành CAD/CAM Bài 3: Đường chạy dao Mill Toolpath - CONTOUR

 CONTOUR PHAY TINH MẶT 1


Ta sử dụng Flat Endmill 8 để gia công hết lượng dư 0.1 của bước gia công thô trước.
Lưu ý:
− Khai báo dao và các thông số chế độ cắt phù hợp.
− Không chừa lượng dư gia công.
− Tăng chiều sâu của mỗi lớp cắt.

3.3 Bài tập


− Lập trình gia công phay biên dạng ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay biên dạng ngoài của các chi tiết hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 trong Hệ
thống bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 18


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

BÀI 4:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
MILL TOOLPATH - POCKET
4.1 Khái quát
− Có thể kết hợp chạy dao thô và tinh trong cùng một bước gia công.
− Phương pháp chạy dao đa dạng giúp giảm thiểu sự hao mòn dụng cụ cắt.
− Được sử dụng để gia công các bề mặt hốc, đảo của chi tiết.

4.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta tiếp tục gia công phay mặt 2 của chi tiết theo quy trình công nghệ:
− POCKET phay thô mặt 2 với Flat Endmill 16
− CONTOUR phay tinh mặt 2 với Flat Endmill 8
Trước khi gia công, ta tạo một Level biên dạng riêng cho bước gia công. Cách thực hiện đã
trình bày ở bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH - CONTOUR.

 POCKET PHAY THÔ MẶT 2


Ta sử dụng Flat Endmill 16 để gia công và chừa lượng dư mặt thành 0.1 cho bước gia công
tinh tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao POCKET.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 19


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Chaining xuất hiện, ta nhấn biểu tượng Area và chọn một điểm bất kỳ trong
vùng biên dạng. Nhấn .

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại 2D Toolpaths - Pocket, ta chuyển sang trang Tool để khai báo dụng
cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 20


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

2. Chuyển sang trang Cut Parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Pocket type: Kiểu đường chạy dao Pocket


− Machining direction: Hướng gia công
− Tip comp: Bù trừ đầu mũi dao
− Roll cutter around corners: Lượn tròn dao quanh các góc
− Stock to leave on walls: Lượng dư gia công mặt thành
− Stock to leave on floors: Lượng dư gia công mặt đáy

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 21


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

3. Trong phần Roughing, ta khai báo các đường cắt thô ban đầu.

− Cutting method: Phương pháp chạy dao


− Stepover percentage: % đường kính lấn dao theo phương XY của mỗi đường cắt
− Stepover distance: Khoảng lấn dao theo phương XY của mỗi đường cắt
− Minimize tool burial: Giảm thiểu hao mòn dụng cụ cắt
− Spiral inside to outside: Chạy xoắn ốc từ trong ra ngoài
− Tolerance for remachining and constant overlap: Dung sai cho kiểu chạy dao
Remachining và Constant Overlap

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 22


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

4. Trong phần Entry Motion, ta khai báo chuyển động vào dao của các đường cắt thô.

5. Trong phần Finishing, ta khai báo các đường cắt cuối.

− Passes: Số đường cắt cuối


− Spacing: Khoảng lấn dao của mỗi đường cắt

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 23


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

− Spring passes: Số đường cắt thêm vào sau đường cắt cuối cùng
− Cutter compensation: Bù trừ đường kính dao
− Override Feed Speed: Xác định tốc độ cắt dành riêng cho các đường cắt cuối
− Finish outer boundary: Chạy một đường cắt cuối trên đường biên dạng bao ngoài
− Start finish pass at closest entity: Bắt đầu chạy đường cắt cuối ở đoạn biên dạng gần
nhất
− Keep tool down: Giữ nguyên vị trí và không rút dao giữa các đường cắt
− Machine finish passes only at final depth: Chỉ chạy các đường cắt cuối ở chiều sâu cắt
cuối cùng
− Machine finish passes after roughing all pockets: Chỉ chạy các đường cắt cuối sau khi
chạy tất cả các đường cắt thô
− Thin wall: Chế độ gia công thành mỏng
6. Trong phần Lead In/Out, ta khai báo đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng của các
đường cắt cuối.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 24


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

7. Trong phần Depth Cuts, ta nhập thông số các lớp cắt theo phương Z.

8. Chuyển sang trang Linking Parameters, ta nhập các thông số tọa độ chạy dao theo
phương Z.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 25


Thực hành CAD/CAM Bài 4: Đường chạy dao Mill Toolpath - POCKET

9. Chuyển sang trang Coolant, ta khai báo chế độ tưới nguội.


10. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

 CONTOUR PHAY TINH


Để dụng cụ cắt vào được các góc R5, ta sử dụng Flat Endmill 8 và gia công hết lượng dư
0.1 của bước gia công thô trước.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
CONTOUR.

4.3 Bài tập


− Lập trình gia công phay mặt 2 và mặt 3 của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay biên dạng hốc, đảo của các chi tiết hình 4.5, 4.6, 4.7, 4.8 trong Hệ
thống bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 26


Thực hành CAD/CAM Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - DRILL

BÀI 5:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
MILL TOOLPATH - DRILL
5.1 Khái quát
− Có thể thực hiện với nhiều kiểu chọn đối tượng linh hoạt.
− Được sử dụng để gia công các lỗ, lỗ ren và bề mặt dẫn hướng trên chi tiết.

5.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta tiếp tục lập trình gia công khoan và tarô 3 lỗ ren của chi tiết theo quy trình
công nghệ:
− DRILL khoan định tâm 3 lỗ với Spot Drill 5
− DRILL khoan 3 lỗ với Drill 14
− DRILL tarô 3 lỗ ren với Tap RH M16
Vì chỉ cần xác định tâm lỗ gia công nên ta không cần phải tạo một Level biên dạng riêng mà
sử dụng lại Level 1.
 DRILL KHOAN ĐỊNH TÂM 3 LỖ
Ta sử dụng Spot Drill 5 để khoan lỗ tâm định hướng cho bước gia công tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao DRILL.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Drill Point Selection xuất hiện kèm dòng nhắc Select points, hit Escape when
finished, ta nhấn biểu tượng Select drill point position in the graphics screen và chọn lần
lượt 3 tâm lỗ khoan. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 27


Thực hành CAD/CAM Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - DRILL

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại 2D Toolpaths - Drill, ta chuyển sang trang Tool để khai báo dụng
cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Cut Parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 28


Thực hành CAD/CAM Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - DRILL

− Cycle: Chu trình khoan


− 1st peck: Chiều sâu của lần khoan đầu tiên
− Subsequent peck: Chiều sâu của các lần khoan còn lại
− Peck clearance: Chiều sâu dao chạy nhanh đến giữa các lần khoan
− Retract amount: Khoảng rút dao
− Dwell: Thời gian dừng ở đáy lỗ
− Shift: Khoảng lùi dao khỏi thành lỗ của dao doa trước khi rút dao
3. Chuyển sang trang Linking Parameters, ta nhập các thông số tọa độ chạy dao theo
phương Z.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 29


Thực hành CAD/CAM Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - DRILL

4. Trong phần Tip Comp, ta nhập các thông số bù trừ đầu mũi dao:

− Break through amount: Lượng khoan qua mặt đáy


− Tip angle: Góc mũi khoan
5. Chuyển sang trang Coolant, ta khai báo chế độ tưới nguội.
6. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

 DRILL KHOAN 3 LỖ VÀ DRILL TARÔ 3 LỖ REN


Ta sử dụng Drill 14 để khoan lỗ chuẩn bị cho bước gia công tiếp theo và sử dụng Tape RH
M16 để tarô ren.
Lưu ý:
− Thực hiện bước gia công CONTOUR (2D CHAMFER) để vát mép miệng lỗ trước khi
tarô ren.
− Khai báo các thông số chế độ cắt và chu trình khoan phù hợp.
− Khai báo bù trừ đầu mũi khoan để đảm bảo chiều sâu gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 30


Thực hành CAD/CAM Bài 5: Đường chạy dao Mill Toolpath - DRILL

5.3 Bài tập


− Lập trình gia công 3 lỗ M16 của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công toàn bộ chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công các chi tiết hình 4.5, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10, 4.11, 4.12 trong Hệ thống bài
tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 31


Thực hành CAD/CAM Phần 2: Mô phỏng gia công phay 3D

PHẦN 2:
MÔ PHỎNG GIA CÔNG PHAY 3D

Giới thiệu:
MasterCAM X5 cung cấp khá nhiều đường chạy dao gia công phay 3D và chia thành các
nhóm Surface Rough, Surface Finish, Surface High Speed, Multiaxis… Mỗi đường chạy dao
có những tính năng và công dụng riêng. Tùy phương pháp chuẩn bị phôi, đặc điểm hình dạng
chi tiết, điều kiện sản xuất thực tế và một số yếu tố khác mà chúng ta lựa chọn đường chạy dao
cho phù hợp với từng bước gia công cụ thể.
Trong giới hạn tài liệu chỉ trình bày một số đường chạy dao phổ biến. Đó là:
 Nhóm đường chạy dao Surface Rough:
− Surface Rough - Contour
− Surface Rough - Pocket
− Surface Rough - Parallel
 Nhóm đường chạy dao Surface Finish:
− Surface Finish - Contour
− Surface Finish - Parallel

Yêu cầu:
− Có kiến thức và kỹ năng về xây dựng mô hình 3D (trên phần mềm MasterCAM hoặc các
phần mềm vẽ thiết kế khác).
− Biết lập trình mô phỏng gia công phay 2D.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 32


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

BÀI 6:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
SURFACE ROUGH/FINISH - CONTOUR
6.1 Khái quát
− Tạo ra nhiều lớp cắt với bước chiều sâu cắt Z là hằng số.
− Được sử dụng để gia công thô và tinh các chi tiết có thành dốc.

6.2 Ví dụ minh họa


Chi tiết gia công:

Quy trình công nghệ: 1. Phay mặt phẳng trên


2. Phay thô mặt côn ngoài
3. Phay tinh mặt côn ngoài

Bảng dụng cụ cắt: Tool Type Diameter


Face Mill 50
Flat Endmill 16
Bull Endmill 10 (2 Rad)

Yêu cầu:
− Lập trình mô phỏng gia công chi tiết trên phần mềm MasterCAM.
− Khai báo phôi chừa lượng dư gia công các bề mặt 2mm và kẹp phôi 10mm.
− Gia công chi tiết theo quy trình công nghệ và bảng dụng cụ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 33


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

6.3 Trình tự thực hiện


Trước khi gia công, ta tiến hành các thao tác khai báo ban đầu về máy gia công, chi tiết gia
công và phôi liệu. Các bước thực hiện đã trình bày ở bài học PHAY 2D - CÁC THIẾT LẬP
BAN ĐẦU.

 FACE PHAY MẶT PHẲNG TRÊN


Ta sử dụng Face Mill 50 để gia công mặt phẳng trên của chi tiết.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
FACE

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 34


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

 SURFACE ROUGH - CONTOUR PHAY THÔ MẶT CÔN NGOÀI


Ta sử dụng Flat Endmill 16 để gia công và chừa lượng dư mặt thành 0.1 cho bước gia công
tinh tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao SURFACE ROUGH - CONTOUR.

 Bước 2: Chọn bề mặt và vùng giới hạn gia công


1. Xuất hiện dòng nhắc Select Drive Surfaces, ta chọn các bề mặt cần gia công. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 35


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

2. Hộp thoại Toolpath/surface selection xuất hiện, ta nhấn biểu tượng Select trong ô
Check.

3. Xuất hiện dòng nhắc Select Check Surfaces, ta chọn các bề mặt kiểm tra (không cho phép
dụng cụ cắt chạy vào). Nhấn .

4. Trở lại hộp thoại Toolpath/surface selection, ta nhấn để hoàn tất quá trình chọn bề
mặt và vùng giới hạn gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 36


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Surface Rough Contour, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Surface parameters, ta khai báo các thông số bề mặt gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 37


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

3. Chuyển sang trang Rough contour parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Total tolerance: Dung sai tổng cộng


− Maximum stepdown: Chiều sâu tối đa của mỗi lớp cắt
− Direction of closed/open contours: Hướng gia công các biên dạng kín/hở
− Entry/exit arc/line: Cung/Đoạn thẳng dẫn dao vào/ra khỏi biên dạng
− Transition: Phương pháp chuyển tiếp giữa các vùng cắt
− Use approximate start point: Sử dụng điểm bắt đầu xấp xỉ
− Optimize cut order: Tối ưu hóa lệnh cắt
− Minimize burial: Giảm thiểu hao mòn dụng cụ cắt
− Helix: Chuyển động vào dao xoắn ốc
− Shallow: Thêm/Bớt chuyển động của dao ở các bề mặt cạn
− Flats: Thêm các đường cắt Z hằng số ở các bề mặt phẳng hoặc rất cạn
− Cut depths: Thiết lập các chiều sâu cắt
− Gap settings: Thiết lập chuyển động giữa các bề mặt không liên tục
− Advanced settings: Các thiết lập nâng cao

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 38


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

 SURFACE FINISH - CONTOUR PHAY TINH MẶT CÔN NGOÀI


Ta sử dụng Bull Endmill 10 (2 Rad) để gia công hết lượng dư 0.1 của bước gia công thô
trước.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao SURFACE FINISH - CONTOUR.

 Bước 2: Chọn bề mặt và vùng giới hạn gia công


Ta chọn tương tự như ĐƯỜNG CHẠY DAO SURFACE ROUGH - CONTOUR ở bước gia
công thô trước.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 39


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Surface Finish Contour, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Surface parameters, ta khai báo các thông số bề mặt gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 40


Thực hành CAD/CAM Bài 6: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Contour

3. Chuyển sang trang Finish contour parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

6.4 Bài tập


− Lập trình gia công phay bề mặt côn ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay các chi tiết hình 5.1, 5.2, 5.3 trong Hệ thống bài tập Thực hành
CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 41


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

BÀI 7:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
SURFACE ROUGH - POCKET
7.1 Khái quát
− Nhanh chóng loại bỏ vật liệu bằng cách tạo ra một chuỗi các lớp cắt Z hằng số.
− Được sử dụng phổ biến cho bước gia công thô.

7.2 Ví dụ minh họa


Chi tiết gia công:

Quy trình công nghệ: 1. Phay mặt phẳng trên


2. Phay thô biên dạng ngoài
3. Phay tinh biên dạng ngoài
4. Phay thô mặt khuôn chai
5. Phay tinh mặt khuôn chai

Bảng dụng cụ cắt: Tool Type Diameter


Face Mill 50
Flat Endmill 8, 16
Bull Endmill 6 (2 Rad), 10 (2 Rad)

Yêu cầu:
− Lập trình mô phỏng gia công chi tiết trên phần mềm MasterCAM.
− Khai báo phôi chừa lượng dư gia công các bề mặt 2mm và kẹp phôi 10mm.
− Gia công chi tiết theo quy trình công nghệ và bảng dụng cụ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 42


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

7.3 Trình tự thực hiện


Trước khi gia công, ta tiến hành các thao tác khai báo ban đầu về máy gia công, chi tiết gia
công và phôi liệu. Các bước thực hiện đã trình bày ở bài học PHAY 2D - CÁC THIẾT LẬP
BAN ĐẦU.

 FACE PHAY MẶT PHẲNG TRÊN


Ta sử dụng Face Mill 50 để gia công mặt phẳng trên của chi tiết.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
FACE.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 43


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

 CONTOUR PHAY THÔ VÀ PHAY TINH BIÊN DẠNG NGOÀI


Ta sử dụng Flat Endmill 16 để gia công thô và Flat Endmill 8 để gia công tinh biên dạng
ngoài của chi tiết.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
CONTOUR.

 SURFACE ROUGH - POCKET PHAY THÔ MẶT KHUÔN CHAI


Ta sử dụng Bull Endmill 10 (2 Rad) để gia công và chừa lượng dư 0.1 cho bước gia công
tinh tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao SURFACE ROUGH - POCKET.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 44


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

 Bước 2: Chọn bề mặt và vùng giới hạn gia công


1. Xuất hiện dòng nhắc Select Drive Surfaces, ta chọn các bề mặt cần gia công. Nhấn .

2. Hộp thoại Toolpath/surface selection xuất hiện, ta nhấn biểu tượng Select trong ô
Containment.
3. Xuất hiện hộp thoại Chaining kèm dòng nhắc Chain 2D tool containment boundary # 1,
ta chọn đường bao giới hạn vùng gia công. Nhấn .

4. Trở lại hộp thoại Toolpath/surface selection, ta nhấn để hoàn tất quá trình chọn bề
mặt và vùng giới hạn gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 45


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Surface Rough Pocket, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Surface parameters, ta khai báo các thông số bề mặt gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 46


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

3. Chuyển sang trang Rough parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Total tolerance: Dung sai tổng cộng


− Maximum stepdown: Chiều sâu tối đa của mỗi lớp cắt
− Entry - Helix: Chuyển động vào dao xoắn ốc
− Use entry point: Sử dụng điểm vào dao
− Plunge outside containment boundary: Vào dao phía ngoài đường biên giới hạn
− Align plunge entries for start holes: Sắp xếp thẳng hàng các điểm vào dao cho đường
chạy dao Start Hole.
− Facing: Chuyển động trên các bề mặt phẳng
− Cut depths: Thiết lập các chiều sâu cắt
− Gap settings: Thiết lập chuyển động giữa các bề mặt không liên tục
− Advanced settings: Các thiết lập nâng cao
4. Chuyển sang trang Pocket parameters, ta khai báo các thông số Pocket:

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 47


Thực hành CAD/CAM Bài 7: Đường chạy dao Surface Rough - Pocket

5. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

 SURFACE FINISH - CONTOUR PHAY TINH MẶT KHUÔN CHAI


Ta sử dụng Bull Endmill 6 (2 Rad) để gia công hết lượng dư 0.1 của bước gia công thô
trước.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO SURFACE FINISH -
CONTOUR.

7.4 Bài tập


− Lập trình gia công phay bề mặt côn ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay các chi tiết hình 5.4, 5.5, 5.6 trong Hệ thống bài tập Thực hành
CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 48


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

BÀI 8:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
SURFACE ROUGH/FINISH - PARALLEL
8.1 Khái quát
− Nhanh chóng loại bỏ một lượng lớn vật liệu bằng cách tạo ra nhiều lớp cắt theo phương Z.
− Được sử dụng để gia công thô và tinh tất cả các bề mặt chi tiết với những đường cắt song
song nhau.

8.2 Ví dụ minh họa


Chi tiết gia công:

Quy trình công nghệ: 1. Phay mặt phẳng trên


2. Phay thô biên dạng ngoài
3. Phay thô mặt logo Ford
4. Phay tinh mặt logo Ford
5. Phay tinh biên dạng ngoài

Bảng dụng cụ cắt: Tool Type Diameter


Face Mill 50
Flat Endmill 8, 16
Bull Endmill 8 (2 Rad)
Ball Endmill 4

Yêu cầu:
− Lập trình mô phỏng gia công chi tiết trên phần mềm MasterCAM.
− Khai báo phôi chừa lượng dư gia công các bề mặt 2mm và kẹp phôi 10mm.
− Gia công chi tiết theo quy trình công nghệ và bảng dụng cụ cắt.
− Xuất chương trình CNC.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 49


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

8.3 Trình tự thực hiện


Trước khi gia công, ta tiến hành các thao tác khai báo ban đầu về máy gia công, chi tiết gia
công và phôi liệu. Các bước thực hiện đã trình bày ở bài học PHAY 2D - CÁC THIẾT LẬP
BAN ĐẦU.

 FACE PHAY MẶT PHẲNG TRÊN


Ta sử dụng Face Mill 50 để gia công mặt phẳng trên của chi tiết.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
FACE

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 50


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

 CONTOUR PHAY THÔ BIÊN DẠNG NGOÀI


Ta sử dụng Flat Endmill 16 để gia công và chừa lượng dư mặt thành 0.1 cho bước gia công
tinh.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
CONTOUR.

 SURFACE ROUGH - PARALLEL PHAY THÔ MẶT LOGO FORD


Ta sử dụng Bull Endmill 8 (2 Rad) để gia công và chừa lượng dư 0.1 cho bước gia công tinh
tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao SURFACE ROUGH - PARALLEL.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 51


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

 Bước 2: Chọn bề mặt và vùng giới hạn gia công


1. Hộp thoại Select Boss/Cavity xuất hiện, ta chọn tính chất hình học của bề mặt. Nhấn .

2. Xuất hiện dòng nhắc Select Drive Surfaces, ta chọn các bề mặt cần gia công. Nhấn .

3. Hộp thoại Toolpath/surface selection xuất hiện, ta không cần chọn Check Surfaces và
Containment vì vùng gia công là toàn bộ các bề mặt. Nhấn để hoàn tất quá trình chọn
bề mặt và vùng giới hạn gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 52


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Surface Rough Parallel, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Surface parameters, ta khai báo các thông số bề mặt gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 53


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

3. Chuyển sang trang Rough parallel parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Total tolerance: Dung sai tổng cộng


− Cutting method: Phương pháp chạy dao
− Max stepdown: Chiều sâu tối đa của mỗi lớp cắt
− Max stepover: Khoảng lấn dao tối đa của mỗi đường cắt
− Machining angle: Góc chạy dao
− Plunge control: Kiểm soát chuyển động nhấn dao xuống bề mặt
− Use approximate start point: Sử dụng điểm vào dao xấp xỉ
− Allow negative/positive Z motion along surface: Cho phép dao cắt dọc theo bề mặt
trong khi nhấn dao/rút dao
− Cut depths: Thiết lập các chiều sâu cắt
− Gap settings: Thiết lập chuyển động giữa các bề mặt không liên tục
− Advanced settings: Các thiết lập nâng cao
4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 54


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

 SURFACE FINISH - PARALLEL PHAY TINH MẶT LOGO FORD


Ta sử dụng Bull Endmill 4 (2 Rad) để gia công hết lượng dư 0.1 của bước gia công thô
trước.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao SURFACE FINISH - PARALLEL.

 Bước 2: Chọn bề mặt và vùng giới hạn gia công


Ta chọn tương tự như ĐƯỜNG CHẠY DAO SURFACE ROUGH - PARALLEL ở bước
gia công thô trước.

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Surface Finish Parallel, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 55


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

2. Chuyển sang trang Surface parameters, ta khai báo các thông số bề mặt gia công.

3. Chuyển sang trang Finish parallel parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 56


Thực hành CAD/CAM Bài 8: Đường chạy dao Surface Rough/Finish - Parallel

 CONTOUR PHAY TINH BIÊN DẠNG NGOÀI


Ta sử dụng Flat Endmill 8 để gia công hết lượng dư trên biên dạng ngoài của các bước gia
công trước.
Các bước thực hiện tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH -
CONTOUR.

8.4 Bài tập


− Lập trình gia công phay bề mặt côn ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công phay biên dạng ngoài của các chi tiết hình 5.7, 5.8, 5.9 trong Hệ thống
bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 57


Thực hành CAD/CAM Phần 3: Mô phỏng gia công tiện 2D

PHẦN 3:
MÔ PHỎNG GIA CÔNG TIỆN 2D

Chi tiết gia công:

Quy trình công nghệ: 1. Tiện mặt đầu


2. Tiện thô biên dạng ngoài
3. Tiện tinh biên dạng ngoài
4. Tiện rãnh
5. Tiện ren
6. Khoan lỗ
7. Tiện cắt đứt

Bảng dụng cụ cắt: Tool Type Diameter/Insert


Rough Face Right 80 Deg.
OD Rough Right 80 Deg.
OD Finish Right 35 Deg.
OD Groove Center Medium
OD Thread Right Medium
Spot Tool 6
Drill 6
OD Cutoff Right

Yêu cầu:
− Lập trình mô phỏng gia công chi tiết trên phần mềm MasterCAM.
− Khai báo phôi chừa lượng dư gia công các bề mặt 2mm và kẹp phôi 50mm.
− Gia công chi tiết theo quy trình công nghệ và bảng dụng cụ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 58


Thực hành CAD/CAM Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu

BÀI 9:
TIỆN 2D - CÁC THIẾT LẬP BAN ĐẦU
9.1 Khái quát
Để chuẩn bị cho phần lập trình mô phỏng gia công chi tiết, chúng ta cần thực hiện vài thiết
lập ban đầu theo yêu cầu đặt ra. Đó là:
− Chọn máy gia công
− Vẽ biên dạng hình học
− Khai báo phôi gia công

9.2 Trình tự thực hiện


 Bước 1: Chọn máy gia công
Trong Menu Machine Type, chọn máy tiện Lathe.

 Bước 2: Vẽ biên dạng hình học


Ta vẽ biên dạng của chi tiết và thiết lập vị trí gốc tọa độ gia công.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 59


Thực hành CAD/CAM Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu

 Bước 3: Khai báo phôi gia công


1. Trong cửa sổ Operations Manager, ta chọn trang Properties – Stock Setup.
2. Xuất hiện hộp thoại Machine Group Properties, trong ô Stock ta chọn Properties để
khai báo phôi.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 60


Thực hành CAD/CAM Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu

3. Hộp thoại Machine Component Manager - Stock xuất hiện, ta khai báo các dữ liệu
phôi.

− Geometry: Hình dạng phôi


− Chord tolerance: Sai lệch biên dạng
− OD (Outer Diameter): Đường kính ngoài
− ID (Inner Diameter): Đường kính lỗ trong (nếu có)
− Length: Chiều dài
− OD margin: Lượng dư đường kính ngoài
− ID margin: Lượng dư đường kính lỗ trong (nếu có)
− Right margin: Lượng dư mặt phải
− Left margin: Lượng dư mặt trái
− Position Along Axis: Vị trí gốc tọa độ phôi dọc theo trục
− Axis: Chiều trục tương đối so với gốc tọa độ phôi

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 61


Thực hành CAD/CAM Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu

4. Nhấn để trở lại hộp thoại Machine Group Properties, trong ô Chuck Jaws ta tiếp
tục chọn Properties để khai báo phần kẹp phôi.

5. Hộp thoại Machine Component Manager – Chuck Jaws xuất hiện, ta khai báo các dữ
liệu phần kẹp phôi.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 62


Thực hành CAD/CAM Bài 9: Tiện 2D - Các thiết lập ban đầu

− Chord tolerance: Sai lệch biên dạng


− Clamping method: Phương pháp kẹp phôi
− From stock: Vị trí mâm cặp được tính toán từ phôi đã khai báo
− Grip on maximum diameter: Kẹp phôi trên đường kính phôi lớn nhất đã khai báo
− Grip length: Chiều dài phần kẹp phôi
6. Nhấn để hoàn tất bước khai báo phôi.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 63


Thực hành CAD/CAM Bài 10: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Face

BÀI 10:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - FACE
10.1 Khái quát
− Tiện mặt phẳng chuẩn bị cho các bước gia công tiếp theo.
− Tạo mặt chuẩn để khai báo và bù trừ dao.

10.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao FACE gia công tiện mặt đầu của chi tiết.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao FACE.

Xuất hiện hộp thoại Enter new NC name, ta nhập tên chương trình. Nhấn .

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Ta KHÔNG chọn biên dạng vì MasterCAM tự xác định bề mặt cần gia công.

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Face Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 64


Thực hành CAD/CAM Bài 10: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Face

2. Chuyển sang trang Face parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Finish Z: Tọa độ Z của bề mặt sau khi gia công


− Entry amount: Khoảng tập kết chuẩn bị gia công
− Rough stepover: Chiều sâu của mỗi lớp cắt thô ban đầu

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 65


Thực hành CAD/CAM Bài 10: Đường chạy dao Lathe Toolpath - Face

− Finish stepover: Chiều sâu của mỗi lớp cắt cuối


− Maximum number of finish passes: Số lớp cắt cuối tối đa
− Overcut amount: Lượng cắt qua tâm
− Retract amount: Khoảng rút dao
− Stock to leave: Lượng dư gia công bề mặt
− Compensation type: Kiểu bù trừ dao
− Compensation direction: Hướng bù trừ dao
− Lead In/Out: Đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng
3. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

10.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện mặt đầu của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện mặt đầu của các chi tiết hình 6.1, 6.2, 6.3 trong Hệ thống bài tập
Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 66


Thực hành CAD/CAM Bài 11: Đường chạy dao Lathe Toolpath - ROUGH

BÀI 11:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - ROUGH
11.1 Khái quát
− Nhanh chóng loại bỏ một lượng lớn vật liệu để chuẩn bị cho các bước gia công tinh.
− Có thể kết hợp chạy dao thô và bán tinh trong cùng một bước gia công.

11.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao ROUGH gia công tiện thô biên dạng ngoài của chi
tiết.
Trước khi gia công, ta tiến hành một thao tác chuẩn bị. Vì dao có bán kính ở đầu mũi cắt
nên để đảm bảo chiều dài gia công, ta sẽ vẽ thêm một đoạn 2mm ở cuối biên dạng ngoài.

 Bước 1: Chọn đường chạy dao


Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao ROUGH.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 67


Thực hành CAD/CAM Bài 11: Đường chạy dao Lathe Toolpath - ROUGH

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Chaining xuất hiện, ta nhấn biểu tượng Partial và chọn theo thứ tự đoạn đầu –
đoạn cuối của biên dạng. Nhấn .

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Rough Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 68


Thực hành CAD/CAM Bài 11: Đường chạy dao Lathe Toolpath - ROUGH

2. Chuyển sang trang Rough parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Depth of cut: Chiều sâu của mỗi lớp cắt


− Minimum cut depth: Chiều sâu cắt tối thiểu của mỗi lớp cắt
− Stock to leave in X/Z: Lượng dư gia công theo phương X/Z
− Entry/Exit amount: Khoảng chuẩn bị vào/ra dao
− Cutting Method: Phương pháp chạy dao
− Rough Direction/Angle: Hướng/Góc gia công thô
− Compensation type: Kiểu bù trừ dao
− Compensation direction: Hướng bù trừ dao
− Roll cutter around corners: Lượn tròn dao quanh các góc
− Semi Finish: Lớp cắt bán tinh
− Lead In/Out: Đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng
− Plunge Parameters: Phương án xử lý rãnh
− Stock Recognition: Nhận biết phôi gia công

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 69


Thực hành CAD/CAM Bài 11: Đường chạy dao Lathe Toolpath - ROUGH

3. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

11.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện thô biên dạng ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện thô biên dạng ngoài của các chi tiết hình 6.1, 6.2, 6.3 trong Hệ thống
bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 70


Thực hành CAD/CAM Bài 12: Đường chạy dao Lathe Toolpath - FINISH

BÀI 12:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - FINISH
12.1 Khái quát
− Chạy dao theo biên dạng của chi tiết, tạo nên những lớp cắt cuối để gia công tinh bề mặt.
− Có thể thực hiện riêng mà không cần đường chạy dao thô.

12.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao FINISH gia công tiện tinh biên dạng ngoài của chi
tiết.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao FINISH.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Hộp thoại Chaining xuất hiện, ta chọn biên dạng tương tự như bài học ĐƯỜNG CHẠY
DAO LATHE TOOLPATH - ROUGH. Nhấn .

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Finish Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 71


Thực hành CAD/CAM Bài 12: Đường chạy dao Lathe Toolpath - FINISH

2. Chuyển sang trang Finish parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Finish stepover: Chiều sâu của mỗi lớp cắt tinh


− Number of finish passes: Số lớp cắt tinh
− Stock to leave in X/Z: Lượng dư gia công theo phương X/Z
− Finish Direction: Hướng gia công tinh
− Compensation type: Kiểu bù trừ dao
− Compensation direction: Hướng bù trừ dao
− Roll cutter around corners: Lượn tròn dao quanh các góc
− Corner Break: Tạo góc lượn hay cạnh vát trên các góc ngoài
− Lead In/Out: Đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng
− Plunge Parameters: Phương án xử lý rãnh

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 72


Thực hành CAD/CAM Bài 12: Đường chạy dao Lathe Toolpath - FINISH

3. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

12.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện tinh biên dạng ngoài của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện tinh biên dạng ngoài của các chi tiết hình 6.1, 6.2, 6.3 trong Hệ
thống bài tập Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 73


Thực hành CAD/CAM Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - GROOVE

BÀI 13:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - GROOVE
13.1 Khái quát
− Gia công các biên dạng rãnh, các vùng hốc, lõm của chi tiết mà những đường chạy dao thô
không vào được.
− Có thể kết hợp chạy dao thô và tinh trong cùng một bước gia công.

13.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao GROOVE gia công tiện rãnh của chi tiết.
Trước khi gia công, ta tạo một Level biên dạng riêng cho bước gia công. Cách thực hiện đã
trình bày ở bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO CONTOUR.

 Bước 1: Chọn đường chạy dao


Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao GROOVE.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


1. Hộp thoại Grooving Options xuất hiện, trong ô Groove Definition ta chọn phương pháp
Multiple chains. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 74


Thực hành CAD/CAM Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - GROOVE

2. Hộp thoại Chaining xuất hiện, ta nhấn biểu tượng Partial và chọn theo thứ tự đoạn đầu –
đoạn cuối của biên dạng. Nhấn .

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Groove (Chain) Properties, trong trang Toolpath
parameters ta khai báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 75


Thực hành CAD/CAM Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - GROOVE

2. Chuyển sang trang Groove rough parameters, ta khai báo các thông số chạy dao thô.

− Cut Direction: Hướng chạy dao


− Stock clearance: Khoảng tập kết chuẩn bị gia công
− Rough step: Khoảng lấn dao của mỗi lớp cắt thô
− Backoff %: Khoảng lùi dao lại phía sau trước khi rút dao
− Stock amount: Lượng phôi phía trên bề mặt rãnh
− Stock to leave in X/Z: Lượng dư gia công theo phương X/Z
− Retraction Moves: Các chuyển động rút dao
− First Plunge Feed Rate: Tốc độ nhấn dao của lần cắt đầu tiên
− Dwell Time: Thời gian dừng ở đáy rãnh
− Groove Walls: Phương án xử lý thành rãnh
− Peck Groove: Phương pháp cắt rãnh có rút dao để thoát phoi
− Depth Cuts: Thiết lập các lớp cắt theo phương chiều sâu

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 76


Thực hành CAD/CAM Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - GROOVE

3. Chuyển sang trang Groove finish parameters, ta khai báo các thông số chạy dao tinh.

− Number of finish passes: Số lớp cắt tinh


− Finish stepover: Khoảng lấn dao của mỗi lớp cắt tinh
− Stock to leave in X/Z: Lượng dư gia công theo phương X/Z
− Direction for 1st pass: Hướng cắt đầu tiên
− Retraction Moves: Các chuyển động rút dao
− Corner Dwell: Thời gian dừng ở góc
− Compensation type: Kiểu bù trừ dao
− Roll cutter around corners: Lượn tròn dao quanh các góc
− Wall Backoff: Khoảng lùi dao lại phía sau trước khi rút dao
− Overlap: Bước nhảy
− Lead In: Đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 77


Thực hành CAD/CAM Bài 13: Đường chạy dao Lathe Toolpath - GROOVE

4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

13.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện rãnh của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện rãnh của các chi tiết hình 6.1, 6.2, 6.3 trong Hệ thống bài tập Thực
hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 78


Thực hành CAD/CAM Bài 14: Đường chạy dao Lathe Toolpath - THREAD

BÀI 14:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - THREAD
14.1 Khái quát
− Chạy dao theo những thông số ren khai báo để tạo nên những hình dạng xoắn ốc trên thân
bulông, vít, đai ốc…
− Gia công các biên dạng ren trục, ren lỗ của chi tiết.

14.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao THREAD gia công tiện ren của chi tiết.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao THREAD.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Ta KHÔNG chọn biên dạng vì MasterCAM tự xác định dựa vào các thông số ren khai báo.

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Thread Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 79


Thực hành CAD/CAM Bài 14: Đường chạy dao Lathe Toolpath - THREAD

2. Chuyển sang trang Thread shape parameters, ta khai báo các thông số ren.

− Lead: Bước ren


− Included angle: Góc đỉnh ren (hợp bởi hai cạnh ren)
− Thread angle: Góc biên dạng ren (hợp bởi một cạnh ren và đường thẳng vuông góc
trục ren)
− Major Diameter: Đường kính đỉnh ren
− Minor Diameter: Đường kính chân ren
− Thread depth: Chiều cao ren
− Start/End Position: Tọa độ của điểm bắt đầu/kết thúc ren
− Thread orientation: Hướng ren
− Taper angle: Góc nghiêng ren
− Thread Form: Dạng ren
− Allowances: Các khoảng sai lệch cho phép

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 80


Thực hành CAD/CAM Bài 14: Đường chạy dao Lathe Toolpath - THREAD

3. Chuyển sang trang Thread cut parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Determine cut depths from: Xác định chiều sâu của mỗi lớp cắt
− Determine number of cuts from: Xác định số lớp cắt
− Stock clearance: Khoảng tập kết dao và rút dao
− Overcut: Khoảng chuẩn bị ra khỏi ren
− Anticipated pulloff: Khoảng nhấc dao khỏi ren ở cuối biên dạng
− Amount of last cut: Chiều sâu lớp cắt cuối thêm vào trước các lớp cắt ở chân ren
− Number of spring cuts: Số lớp cắt ở chân ren
− Acceleration clearance: Khoảng tăng tốc chuẩn bị trước khi vào ren
− Lead-in angle: Góc vào dao ở mỗi lớp cắt
− Finish pass allowance: Lượng dư gia công cho các lớp cắt ở chân ren

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 81


Thực hành CAD/CAM Bài 14: Đường chạy dao Lathe Toolpath - THREAD

4. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

14.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện ren của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện ren của các chi tiết hình 6.4, 6.5, 6.6 trong Hệ thống bài tập Thực
hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 82


Thực hành CAD/CAM Bài 15: Đường chạy dao Lathe Toolpath - DRILL

BÀI 15:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - DRILL
15.1 Khái quát
− Tạo lỗ khoan ở mặt đầu của chi tiết, dọc theo đường tâm trục để chuẩn bị cho các bước gia
công tiếp theo.
− Tarô lỗ ren của chi tiết.

15.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta tiếp tục lập trình gia công khoan lỗ của chi tiết theo quy trình công nghệ:
− DRILL khoan định tâm với Spot Tool 6
− DRILL khoan lỗ với Drill 6
 DRILL KHOAN ĐỊNH TÂM
Ta sử dụng Spot Tool 6 để khoan lỗ tâm định hướng cho bước gia công tiếp theo.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao DRILL.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Ta KHÔNG chọn biên dạng vì MasterCAM tự xác định dựa vào các thông số khai báo.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 83


Thực hành CAD/CAM Bài 15: Đường chạy dao Lathe Toolpath - DRILL

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Drill Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Simple drill - no peck, ta khai báo các thông số chạy dao tương tự như
bài học ĐƯỜNG CHẠY DAO MILL TOOLPATH - DRILL.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 84


Thực hành CAD/CAM Bài 15: Đường chạy dao Lathe Toolpath - DRILL

3. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

 DRILL KHOAN LỖ
Ta sử dụng Drill 6 để khoan lỗ.
Lưu ý:
− Khai báo các thông số chế độ cắt và chu trình khoan phù hợp.
− Khai báo bù trừ đầu mũi khoan để đảm bảo chiều sâu gia công.

15.3 Bài tập


− Lập trình gia công khoan lỗ của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công khoan lỗ của các chi tiết hình 6.4, 6.5, 6.6 trong Hệ thống bài tập Thực
hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 85


Thực hành CAD/CAM Bài 16: Đường chạy dao Lathe Toolpath - CUTOFF

BÀI 16:
ĐƯỜNG CHẠY DAO
LATHE TOOLPATH - CUTOFF
16.1 Khái quát
− Tạo đường cắt dọc tại các vị trí xác định trên chi tiết.
− Gia công cắt đứt các phần của chi tiết, đảm bảo chiều dài sản phẩm.

16.2 Trình tự thực hiện


Để minh họa, ta sẽ dùng đường chạy dao CUTOFF gia công tiện cắt đứt chi tiết.
 Bước 1: Chọn đường chạy dao
Trong Menu Toolpaths, chọn đường chạy dao CUTOFF.

 Bước 2: Chọn biên dạng cần gia công


Màn hình xuất hiện dòng nhắc Select cutoff boundary point , ta chọn vị trí cắt. Nhấn .

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 86


Thực hành CAD/CAM Bài 16: Đường chạy dao Lathe Toolpath - CUTOFF

 Bước 3: Khai báo dữ liệu chạy dao


1. Xuất hiện hộp thoại Lathe Cutoff Properties, trong trang Toolpath parameters ta khai
báo dụng cụ cắt và các thông số chế độ cắt.

2. Chuyển sang trang Cutoff parameters, ta khai báo các thông số chạy dao.

− Entry amount: Khoảng tập kết chuẩn bị gia công


− Retract Radius: Khoảng rút dao
− X Tangent Point: Tọa độ chiều sâu gia công
− Back Face Stock: Lượng dư gia công mặt sau
− Cut to: Vị trí cắt tới ở trên dao

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 87


Thực hành CAD/CAM Bài 16: Đường chạy dao Lathe Toolpath - CUTOFF

− Corner Geometry: Hình dạng góc


− Secondary feed rate / spindle speed: Thay đổi lượng chạy dao và tốc độ trục chính
− Compensation type: Kiểu bù trừ dao
− Compensation direction: Hướng bù trừ dao
− Roll cutter around corners: Lượn tròn dao quanh các góc
− Peck: Phương pháp cắt có rút dao để thoát phoi
− Lead In/Out: Đường dẫn dao vào và ra khỏi biên dạng
3. Nhấn để hoàn tất quá trình khai báo dữ liệu chạy dao.

16.3 Bài tập


− Lập trình gia công tiện cắt đứt của chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện toàn bộ chi tiết trong ví dụ minh họa.
− Lập trình gia công tiện các chi tiết hình 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6 trong Hệ thống bài tập
Thực hành CAD/CAM.

Bộ môn CAD/CAM/CNC Trang 88

You might also like