You are on page 1of 16

OMICRON Test Universe 3.

00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ramping module – Overcurrent Testing

1. Ví dụ ứng dụng
Module Ramping là một module của phần mềm Test Universe, dùng để điều khiển hợp bộ CMC
phát giá trị biên độ (dòng, áp, tần số) theo các bước tăng hoặc giảm theo thời gian.
Module Ramping có thể được sử dụng để thí nghiệm giá trị tác động/ trở về thành phần quá dòng
cấp 1 của rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng với đặc tính thời gian tác động IDMT
hoặc DTOC, cũng như thành phần cấp 1 của rơ le bảo vệ tần số, điện áp.
Trong ví dụ này rơ le bảo vệ quá dòng có 2 cấp: cấp 1 bảo vệ quá dòng có hướng với đặc tính thời
gian tác động loại IDMT (phụ thuộc) – Very Inverse (cực dốc), cấp 2 bảo vệ quá dòng vô hướng
với đặc tính thời gian tác động loại DTOC (độc lập)
Sơ đồ bảo vệ quá dòng của một ngăn lộ

Bảng 1: Thông số chỉnh định rơ le


Tên thông số Giá trị thông số Ghi chú
Tần số 50Hz
Tỉ số biến điện áp VT (pri/sec) 10500 V/ 110 V
Tỉ số biến dòng CT (pri/sec) 200 A/ 1A
Thành phần quá dòng cấp 1 IEC Very Inverse Đặc tính tác động loại rất dốc
st
(1 element) Directional Fwd Đặc tính hướng
300A Giá trị tác động Pick-up 1.5 x In CT primary
1.2 Bội số thời gian
45o Đặc tính góc rơ le
Thành phần quá dòng cấp 2 DTOC Đặc tính tác động
(2nd element) 600A Giá trị khởi động Pick-up 3 x In CT primary
100ms Thời gian tác động

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 1 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Giới thiệu lý thuyết


2.1 Khai báo các bước (Ramps) để thí nghiệm giá trị tác động thành phần cấp 1
Ở ví dụ này ta sẽ sử dụng các giá trị độ lệch thời gian và dòng sau đây để định nghĩa bước:
Bảng 2: Độ lệch của rơ le và thông số kỹ thuật
Tên thông số Tuyệt đối Tương đối
Thời gian trễ (Delay time) ± 10 ms 1%
Dòng tác động (Pick-up current) ±10 mA 3%
Giá trị tác động/ trở về
95%
(Drop-off/pick-up value)
Góc sự cố (Angle faults) ±3°

Lưu ý: Giá trị độ lệch phụ thuộc vào loại rơ le, có thể tìm thấy trong tài liệu thông số kỹ thuật trong
hướng dẫn sử dụng rơ le.
Đặc tính thời gian cắt IDMT với độ lệch dòng

Lưu ý: Một số rơ le có hệ số an toàn tăng giá trị cắt (increased pick-up value) cho đặc tính IDMT.
Trong ví dụ này rơ le có giá trị 1.1 lần lớn hơn giá trị chỉnh định cấp 1.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 2 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đặc tính thời gian cắt DTOC với độ lệch dòng

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 3 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Các thông số sau sẽ được thí nghiệm:


1. Giá trị tác động (pick-up) của thành phần cấp 1 (được đo)
2. Giá trị trở về (drop-off) của thành phần cấp 2 (được đo)
3. Giá trị tác động/ trở về (được tính toán)

Sơ đồ tín hiệu theo thời gian của thí nghiệm tác động/ trở về

Ba thông số trên có thể thí nghiệm với module thí nghiệm Ramping

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 4 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2.2 Cấu trúc của module thí nghiệm Ramping


Một trạng thái bước tăng/ giảm (ramp) được định nghĩa như một bước thay đổi của một đại lượng
vật lý. Rất nhiều cài đặt có thể thực hiện trong module thí nghiệm này.

1. Với cài đặt chế độ Set mode, người dùng có thể lựa chọn tăng/ giảm các đầu ra phát dòng/
áp trực tiếp, hoặc tăng/ giảm (ramp) các giá trị tính toán như các thành phần đối xứng, giá
trị sự cố hoặc tổng trở sự cố.
2. Loại tín hiệu Signal và đại lượng Quantity cần được đặt để định nghĩa các giá trị được
tăng/ giảm. Có thể ramp 2 tín hiệu và đại lượng khác nhau tại cùng thời điểm. Các tín hiệu
và đại lượng có thể lựa chọn được định nghĩa trong Set mode.
3. Điểm bắt đầu và kết thúc của các mỗi từng ramp cần được định nghĩa cho thí nghiệm. Bước
Delta, thể hiện độ lớn mỗi bước cũng như khoảng thời gian giữa 2 bước dt cũng cần khai
báo. Độ dốc d/dt được tính toán tự động.
4. Các đầu ra tương tự trong giao diện Detail View thể hiện các giá trị được phát ra bởi hợp bộ
thí nghiệm CMC. Các giá trị hiển thị với nền xám được điều khiển thay đổi bởi ramp, do đó
không thể chỉnh sửa trong giao diện Detail View. Các giá trị còn lại có thể chỉnh sửa tùy ý.
Lưu ý: Các giá trị tương tự cần được đặt tương ứng với giá trị sự cố thực. Ví dụ, góc lệch
pha 180o của dòng điện sự cố pha – pha.
5. Điều kiện trigger để kết thúc các bước ramp có thể cài đặt trong Trigger tab của giao diện
Detail View. Điều kiện kết thúc (Stop condition) cũng được hiển thị trong giao diện Test
View. Điều này được giải thích chi tiết hơn ở phần tiếp theo
Lưu ý: Khoảng thời gian của mỗi bước dt cần được đặt tương ứng với trigger. Nó phải dài
hơn thời gian trigger. Nếu tiếp điểm khởi động start được sử dụng, ví dụ, thời gian của bước
phải dài hơn thời gian khởi động. Tuy nhiên, nếu lệnh cắt trip được sử dụng, thời gian của
bước phải dài hơn thời gian cắt.
Nếu chức năng bảo vệ tải không cân bằng (thứ tự ngược – negative sequence) được kích
hoạt, một sự cố 3 pha cần được sử dụng cho thí nghiệm.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 5 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Các điều kiện trigger có thể được sử dụng để điều khiển chu trình. Có thể lựa chọn:
1. Đáp ứng của thiết bị được thử (test object) (ví dụ tín hiệu start/ tín hiệu trip).
2. Can thiệp bằng tay

Module thí nghiệm Ramping bao gồm cả phần đo và tính toán các giá trị thí nghiệm. Nó có thể
được đánh giá tự động và đưa vào biên bản báo cáo.

Lưu ý: Định nghĩa các điều kiện này được giải thích chi tiết hơn ở phần sau.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 6 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm với module thí nghiệm Ramping
Module thí nghiệm Ramping có thể được khởi động từ giao diện chính của phần mềm OMICRON
Test Universe. Nó cũng có thể được Insert vào trong file OCC.

3.1 Khai báo Test Object


Trước khi thí nghiệm bắt đầu cần định nghĩa các cài đặt cho rơ le, bằng cách nháy đúp chuột vào
biểu tượng Test Object trong OCC file hoặc nhấn vào biểu tượng Test Object trong module thí
nghiệm Ramping

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 7 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.1.1 Cài đặt cho thiết bị


Các cài đặt chung cho rơ le được nhập vào phần Device của hàm RIO:

Lưu ý: Thông số Vmax và Imax giới hạn giá trị dòng và áp phát ra, để tránh hư hỏng cho thiết bị
được thí nghiệm. Giá trị này cần được điều chỉnh tương ứng với phần Hardware Configuration
khi nối đầu ra song song. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của rơ le để tránh phát quá giá trị qui
định.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 8 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.2 Cấu hình chung về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho rơ le
bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình chung (global Hardware Configuration) sẽ qui định cấu hình đầu vào đầu ra chung của
hợp bộ CMC. Nó áp dụng cho mọi module thí nghiệm con, do đó, cần được định nghĩa theo đấu nối
của rơ le. Có thể mở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng Hardware Configuration trong OCC

3.2.1 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 9 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.2.2 Ví dụ cấu hình đầu ra hợp bộ CMC cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 5A

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng đầu ra điện áp đặt ở “not used”
Hãy đảm bảo rằng kích cỡ dây đủ để nối song song
Các diễn giải sau đây chỉ áp dụng cho rơ le bảo vệ với dòng định mức thứ cấp 1A.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 10 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.2.3 Đầu ra tương tự (Analog Outputs)

Đầu ra tương tự (AO), đầu vào và ra số (BI & BO) có thể kích hoạt riêng rẽ trong từng Hardware
Configuration của từng module thí nghiệm cụ thể (xem phần 3.3)
3.2.4 Đầu vào số (Binary Inputs)

1. Tín hiệu khởi động Start và cắt Trip cần được nối tới một BI (có thể sử dụng BI1…BI10)
2. Tiếp điểm có điện (wet contacts) đáp ứng điện áp định mức của đầu vào BI với điện áp của lệnh
cắt máy cắt hoặc chọn Potential Free với tiếp điểm khô (dry contacts).
3. BO và AI không được sử dụng cho thí nghiệm này.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 11 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.2.5 Sơ đồ nối dây với hợp bộ thí nghiệm cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng
Lưu ý: Sơ đồ nối dây sau đây chỉ là ví dụ. Việc nối dây của đầu vào dòng tương tự có thể khác đi
nếu các chức năng bảo vệ bổ sung (ví dụ bảo vệ chạm đất độ nhạy cao) được sử dụng. Trong
trường hợp này IN có thể được đấu dây riêng rẽ.

Lưu ý: Với rơ le quá dòng vô hướng, không cần đấu với đầu ra phát áp của CMC.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 12 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.3 Cấu hình riêng về phần cứng (Global Hardware Configuration) hợp bộ CMC cho rơ le
bảo vệ quá dòng có hướng
Cấu hình riêng (local Hardware Configuration) sẽ kích hoạt đầu ra/ đầu vào của hợp bộ thí
nghiệm CMC cho module thí nghiệm được lựa chọn. Do đó cần phải khai báo cho mỗi module thí
nghiệm riêng rẽ. Có thể mở bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Hardware Configuration trong
module thí nghiệm:

3.3.1 Đầu ra tương tự phát dòng/ áp

Lưu ý: Với bảo vệ quá dòng vô hướng điện áp đã được deactivated trong Cấu hình chung (global
Hardware Configuration). Do đó, nó sẽ không hiện lên ở đây.
3.3.2 Đầu vào nhị phân

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 13 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3.4 Khai báo cấu hình thí nghiệm


Cách tiếp cận chung
Trong ví dụ này một rơ le quá dòng với đặc tính tác động IDMT và hệ số an toàn tăng giá trị cắt
(increased pick-up value) được sử dụng. Do đó, thời gian cắt định mức cho dòng tác động 1.65A là
xấp xỉ 162s. Tuy nhiên giá trị khởi động không bị trễ do đó tiếp điểm khởi động được sử dụng như
trigger.
Khi thí nghiệm giá trị tác động/ trở về cho rơ le bảo vệ quá dòng có hướng hoặc vô hướng, các
bước sau đây được khuyến cáo:
Tính toán các giá trị định mức
Để thí nghiệm các giá trị tác động và trở về của chức năng bảo vệ quá dòng, các cài đặt chỉnh định
(Bảng 1) và độ lệch (Bảng 2) cần được biết rõ, cũng như cần biết hệ số an toàn tăng giá trị cắt
(increased pick-up value) có được sử dụng hay không. Từ các giá trị này, dòng tác động định mức,
dòng trở về định mức và độ lệch (sai số) cho các giá trị dòng điện này có thể được tính toán. Tính
toán cho ví dụ này được thể hiện dưới đây:
Giá trị tác động định mức: 1.1 x IP
Giá trị trở về định mức: 0.95 x 1.1 x IP
Độ lệch dòng điện: 3% hoặc 10mA
Bảng 3: Dòng định mức và độ lệch (sai số) cho ví dụ này
Giá trị định mức TOL- TOL+
Giá trị khởi động (Pick-up) 1.65 A 49.5 mA 49.5 mA
Giá trị trở về (Drop-off) 1.57 A 47 mA 47 mA

Các cài đặt trong giao diện Test View:

1. Vì dòng điện được tăng/ giảm (ramped) trực tiếp, Set mode được đặt là Direct
2. Trong ví dụ này một sự cố pha – pha sẽ được tạo ra
Lưu ý: Nếu bảo vệ tải không cân bằng được kích hoạt trong rơ le, sự cố 3 pha cần được lựa
chọn, vì sự cố pha-pha sẽ bị cắt bởi bảo vệ tải không cân bằng thay vì bảo vệ quá dòng.
3. Với thí nghiệm giá trị tác động chức năng bảo vệ quá dòng, Magnitude sẽ được thay đổi
4. Hai trạng thái tăng/ giảm (ramp) cần được sử dụng; Ramp tăng đi lên để thí nghiệm dòng
tác động và Ramp giảm đi xuống để thí nghiệm dòng trở về.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 14 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

5. Trạng thái ramp đi lên được đặt từ 80% đến 120% giá trị tác động định mức. Trạng thái
ramp đi xuống được đặt ở hướng đối diện. Điều này đảm bảo toàn bộ vùng độ lệch (sai số)
được bao trùm.
6. Bước Delta định nghĩa kích cỡ độ lớn của bước tăng/ giảm. Giá trị nên được đặt để đảm bảo
có đủ số bước trong mỗi vùng lệch (tolerance band). Khuyến cáo là nên tạo 4 bước trong
mỗi nửa vùng lệch. Nó vừa đảm bảo đủ độ chính xác cần thiết và giữ thời gian thí nghiệm
không quá lâu.
7. Khoảng thời gian mỗi bước dt cần phải dài hơn thời gian tác động của rơ le. Nếu tiếp điểm
căt được sử dụng như điều kiện trigger, khoảng thời gian mỗi bước phải dài hơn thời gian
cắt.

Định nghĩa các cài đặt bước ramp tăng giảm cho thí nghiệm giá trị tác động/ trở về.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 15 of 16
OMICRON Test Universe 3.00
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Cài đặt trong giao diện Detail View

1. Với rơ le quá dòng có hướng, điện áp 3 pha phải được đặt về điện áp định mức
2. Góc giữa các dòng điện cần đáp ứng theo loại sự cố. Ví dụ một sự cố pha-pha có góc lệch
180o giữa dòng sự cố. Với rơ le quá dòng có hướng, góc cũng cần phải điều chỉnh theo đặc
tính hướng.
3. Tiếp điêm khởi động được sử dụng như điều kiện trigger cho thí nghiệm này. Nếu tiếp điểm
cắt được sử dụng, khoảng thời gian của bước ramp cần phải dài hơn thời gian cắt (ví dụ 1.2
lần thời gian cắt).
Cài đặt trong giao diện Measurement View

4. Trong thí nghiệm này, dòng tác động (pick-up) và trở về (drop-off) sẽ được đo.
5. Giá trị tác động (pick-up) sẽ được đo trong xung tăng đi lên. Giá trị trở về (drop-off) được
đo trong xung giảm đi xuống.
6. Dòng tác động (pick-up) sẽ được đo khi tín hiệu khởi động được kích hoạt. Dòng trở về
(drop-off) sẽ được đo khi nó không được kích hoạt.
7. Giá trị định mức cũng như độ lệch (sai số) cần phải khai báo.
8. Bằng cách chia dòng trở về (drop-off) đo được cho dòng tác động (pick-up) đo được, hệ số
trở về được tính toán.
9. Sau khi thí nghiệm, việc đánh giá được thực hiện tự động và giá trị hiện tại, cũng như lệch
so với giá trị định mức được hiển thị.

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn sử dụng module phần mềm Ramping thí nghiệm bảo vệ Overcurrent Page 16 of 16

You might also like