You are on page 1of 22

Thí nghiệm và phân tích động cho bộ Điều áp dưới tải (OLTC)

bằng phép đo điện trở động (DRM)


Máy biến áp lực là một trong những mắt xích đắt tiền nhất giữa phần phát điện và
phụ tải trong Hệ thống điện. Một phần tử quan trọng nhất của Máy biến áp lực là bộ điều áp
dưới tải (OLTC). Như tên gọi của nó, OLTC cho phép chuyển nấc (phân áp) để điều chỉnh
điện áp mà không làm ngắt dòng điện tải. Quá trình này có thể được hoàn thành bằng
nhiều cách khác nhau, dẫn đến việc đa dạng hóa đáng kể các thiết kế của bộ chuyển nấc.
Hai loại chuyển nấc phổ biến nhất được gọi là Bộ chuyển nấc loại điện cảm (inductive tap
changers) và loại điện trở (resistive tap changers).
Nghiên cứu, như Hình 1, cho thấy rằng 30% các sự cố dẫn đến mất điện của các
Máy biến áp liên quan đến các ảnh hưởng do lão hóa OLTC. Do tỉ lệ sự cố rất lớn, nên việc
giám sát tình trạng OLTC của máy biến áp lực một cách kỹ lưỡng là rất quan trọng. Không
giống như các phần tử tĩnh khác trong máy biến áp, OLTC bao gồm nhiều thành phần
chuyển động. Các nhà chế tạo thường khuyến cáo bảo dưỡng định kỳ dựa trên tổng số lần
thao tác chuyển mạch.

Hình 1: Vị trí sự cố của Máy biến áp dựa vào các sự cố 536 [1]
1. Các loại OLTC
Để phân tích và đánh giá phép đo điện trở động (DRM) một cách chính xác, việc
quan trọng là hiểu rõ cấu trúc và kiểu của OLTC. OLTC có 02 công nghệ phổ biến trên thị
trường. Loại điện cảm, thường được sử dụng ở Bắc Mỹ cho phía hạ áp, và loại điện trở,
thường được dùng ở các nước còn lại cho phía cao áp.
Bài báo này chú trọng vào bộ chuyển nấc kiểu điện trở. Về tổng thể thì bộ chuyển nấc kiểu
điện trở có 02 loại: Kiểu Dao chuyển hướng (Diverter switch) và Dao lựa chọn (Selector
switch) như trong hình 2 và 3.

Trang 1/ 11
Hình 2: Dao chuyển hướng với 02 tiếp điểm điện trở
Hình 3: Dao lựa chọn với 02 tiếp điểm điện trở
Loại Dao chuyển hướng có 02 phần: một bộ lựa chọn phân nấc ở trên đỉnh để lựa
chọn nấc tiếp theo trong phạm vi thùng máy chính, và một Dao chuyển hướng ở dưới đáy
để chuyển dòng tải với bình dầu riêng. Đối với loại này, lựa chọn phân nấc được chuyển
mạch trước Dao chuyển hướng, và hầu hết được dùng trong Máy biến áp có công suất
định mức lớn. Loại Dao lựa chọn kết hợp chức năng của Dao chuyển hướng và bộ lựa
chọn phân nấc, trong bình dầu riêng, cách biệt với thùng dầu chính của Máy biến áp.
2. Phương pháp phổ biến để thử nghiệm OLTC
Các bộ OLTC của Máy biến áp lực vì có tần suất sự cố cao nên cần được giám sát tình
trạng chặt chẽ. Các phương pháp sau được sử dụng như là cơ sở để phân tích:
• Đo điện trở tĩnh cuộn dây cho từng phân nấc riêng biệt (offline)
Phép đo điện trở tĩnh cuộn dây là một công cụ đo đạc phân tích rất quan trọng và cũng
là phương pháp thí nghiệm phổ biến nhất . Một phép đo điện trở tĩnh truyền thống có thể sử
dụng để kiểm tra cuộn dây cũng như mọi đấu nối bên trong, như đấu nối từ Sứ và các tiếp
điểm chuyển động của bộ điều áp đến cuộn dây, đến các tiếp điểm của bộ lựa chọn phân
nấc và các tiếp điểm chính của Dao chuyển hướng. Có thể đánh giá bằng cách so sánh kết
quả với báo cáo của nhà sản xuất hoặc bởi tính toán độ lệch từ giá trị trung bình của cả 3
pha.
• Các phép đo Dao động âm thanh bằng cách sử dụng Cảm biến gia tốc
(offline/online)
Phương pháp Dao động âm thanh được dùng để phát hiện các tín hiệu âm thanh gây
nên bởi chuyển động cơ khí. Hồ sơ bản ghi, với dải đo đến 10 seconds trong miền thời gian
và trong khoảng từ 10-100 kHz ở miền tần số, được so sánh với hồ sơ mẫu để xác định
chắc chắn các dạng sự cố.
• Phép đo mô-men và vị trí trên chuyển động quay (offline/online)

Trang 2/ 11
Cơ cấu truyền động của OLTC, gồm có một motor, cần chuyển động và bánh răng, điều
khiển Dao lựa chọn khi lên cót lò xo để dẫn động Dao lựa chọn hoặc Dao chuyển hướng
tương ứng. Phép đo mô-men và vị trí sử dụng các thông số cấp cho động cơ (dòng điện và
điện áp) để xác định các sự cố và lão hóa cơ khí của cơ cấu truyền động. Kết quả có thể
được so sánh với hồ sơ mẫu hoặc giữa các phân nấc.
• Phân tích khí hòa tan (DGA) trong dầu của buồng chuyển nấc (offline/online)
DGA trong buồng OLTC ngày càng trở nên phổ biến. Trong quá trình chuyển mạch của
một OLTC, sự phóng điện và gia nhiệt xuất hiện và nói chung làm hàm lượng các khí trong
buồng chuyển nấc tăng lên so với thùng dầu chính, trong điều kiện vận hành bình thường.
Vì thế việc diễn giải các mức độ khí (hòa tan) khác nhau đáng kể với việc diễn giải mức độ
khí (hòa tan) thu được từ thùng dầu chính của Máy biến áp lực. [4]
Mỗi phương pháp đo đều quan trọng để phân tích tình trạng của OLTC.
Bảng 1. Các phương pháp phổ biến để thí nghiệm OLTC

Phương pháp đo Ứng dụng/mục đích Sự cố (tương ứng)

Kiểm tra cuộn dây cũng như Mài mòn tiếp điểm, chệch
Điện trở tĩnh của cuộn dây
các đấu nối bên trong tiếp điểm

Liên kết /bánh răng,


Thời gian/tính liên tục, thứ tự
Phát hiện tín hiệu âm thanh
các tiếp điểm (contacts
Dao động âm thanh gây nên bởi chuyển động cơ
alignment), hồ quang, quá
khí
nhiệt/cốc hóa, hao mòn tiếp
điểm, sự chuyển tiếp

Liên kết /bánh răng, điều


Phát hiện sự cố và lão hóa
khiển/relays, động cơ, bộ
Mô-men và vị trí do cơ khí của cơ cấu truyền
hãm, dầu bôi trơn, thứ tự
động
tiếp điểm

Phát hiện nồng độ khí cao


Hồ quang, phát nhiệt/cốc
Phân tích khí hòa tan hơn trong khoang chuyển
hóa (coking)
nấc

Đo quá trình chuyển mạch Thời gian/tính liên tục, mài


Điện trở động (DR) nhanh của Dao chuyển mòn tiếp điểm, sự chuyển
hướng tiếp

2.1. Đo điện trở động


Thời gian chuyển mạch điển hình của Dao chuyển hướng hoặc Dao lựa chọn nằm
trong khoảng từ 40 đến 60 ms, dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện bất kỳ ảnh hưởng

Trang 3/ 11
nào của quá trình chuyển mạch khi sử dụng phép đo điện trở tĩnh cuộn dây – một hạng
mục đo mất vài phút. Bởi vậy nguyên lý đo điện trở động (DRM) được phát triển như là một
phương pháp chẩn đoán bổ sung cho đặc tính này.
Sử dụng cùng một cách đấu nối, phép đo điện trở động đo quá trình chuyển mạch
nhanh của Dao chuyển hướng. Khi đo điện trở động các tiếp điểm hồ quang, thời gian
chuyển mạch của Dao chuyển hướng và thời gian gián đoạn chuyển mạch, ví dụ như khi
điện trở luân chuyển bị hỏng, hoặc các đầu dây bị hỏng, sự mài mòn hoàn toàn tiếp điểm
của các tiếp điểm có thể được phát hiện. Bởi vậy, DRM đem lại cái nhìn sâu hơn về tình
trạng phần động của OLTC. Bằng việc phân tích các bản ghi, có thể đưa ra được một số
kết luận liên quan đến tình trạng của OLTC. Có 03 cách khác nhau để hiển thị đặc tính
động của Dao chuyển hướng. Ta chỉ phân tích sâu về đặc tuyến dòng trong bài viết này.
(1) Đặc tuyến dòng
(2) Đặc tuyến áp
(3) Đặc tuyến điện trở
Đặc tuyến dòng
Đặc tuyến dòng như trong Hình 4b, là một cách phổ biến để giải thích các phép đo
DRM, vì nó cho phép xác định sự gián đoạn dòng điện trong quá trình chuyển mạch một
cách dễ dàng. Bằng cách đấu ngắn mạch phía còn lại của Máy biến áp, tín hiệu dòng trở
nên nhạy hơn, vì độ giảm dòng (độ gợn) tăng lên như thể hiện trong Hình 7 và 8. Đây là kết
quả ở một thời điểm tức thời thấp hơn do ngắn mạch phần điện cảm chính. Một phép so
sánh trực tiếp tín hiệu dòng – khi đo bằng các thiết bị thí nghiệm khác nhau – là khó thực
hiện, vì độ gợn phụ thuộc vào đặc tính động của nguồn dòng cấp vào. Nhưng nguyên lý và
các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển mạch luôn không đổi, không phụ thuộc vào
các thông số nguồn.

Hình 4a: Thiết lập đấu nối điển hình của DRM – đặc tuyến dòng điện

Trang 4/ 11
Hình 4b: Đặc tính động điển hình của Dao chuyển hướng trong vận hành
– đặc tuyến dòng
Đặc tuyến điện áp
Khác với tín hiệu dòng, đặc tính động cũng có thể được đánh giá bằng cách sử dụng
đặc tuyến điện áp hoặc điện trở. Bằng cách đưa một dòng điện DC như trong hình 5, thu
được bản ghi tín hiệu điện áp hiển thị trong hình 6A. Khi dùng đặc tuyến điện áp, cốt yếu là
phải chắc chắn rằng tín hiệu áp không được mất bởi bộ hạn chế điện áp của nguồn, vì nếu
vậy sẽ khó để phân tích tín hiệu. Ngoài ra khi mất áp, các tín hiệu quá độ như trong ví dụ ở
Hình 6A giữa quá trình 1 và 2 sẽ không thấy rõ được như khi điện áp đạt được giá trị tới
hạn. Tương tự như đặc tuyến dòng, so sánh trực tiếp các đặc tuyến đo được là không thể,
khi sử dụng các thiết bị đo khác nhau.

Trang 5/ 11
Hình 5. Thiết lập phép đo điển hình của DRM – đặc tuyến điện trở và điện áp

Hình 6: Đặc tính động điển hình của Dao chuyển hướng trong vận hành
- đặc tuyến điện trở và điện áp
Đặc tuyến điện trở
Đặc tuyến điện trở, như thấy trong Hình 6B, không thể đo một cách trực tiếp, nhưng
tính toán được từ dòng và áp đo được dựa vào cách đấu nối trong Hình 5. Để giảm hằng
số thời gian (trong mạch R/L (1), ND) của hệ thống, nên nối ngắn mạch các đầu dây còn lại
của Máy biến áp. Hơn nữa, một điện kháng rò lớn có thể gây nên một điện áp cảm ứng
đáng kể, điện áp này không thể tách ra được từ thành phần điện áp thuần trở khi dùng sơ
đồ trong Hình 5. Để làm cân bằng ảnh hưởng này, một phương pháp để xác định thành

Trang 6/ 11
phần điện cảm của điện áp bằng các đo đồng thời điện áp trên phía cuộn dây còn lại đã
được giới thiệu vài năm trước [6].
Đặc tuyến điện trở có ưu điểm lớn vì nó độc lập với nguồn dòng điện được sử dụng.
Một ưu điểm nữa là giá trị của các điện trở luân chuyển có thể xác định được một cách trực
tiếp. Vì điện áp cảm ứng ở phía cuộn thứ cấp có thể rất lớn, nên cần thiết một bộ phận bảo
vệ đặc biệt cho thiết bị thử nghiệm.
Vì đặc tuyến dòng hiện nay được sử dụng phổ biến để thực hiện phép đo DRM,
phần tiếp sau đây sẽ tập trung chi tiết hơn vào phương pháp này.
2.2. Phân tích kết quả đo
Dựa vào các phương pháp thí nghiệm không xâm nhập (non-invasive), các sự cố có
thể được phát hiện mà không cần mở buồng OLTC. Loại và cấu trúc của OLTC phải được
hiểu rõ để phân tích và đánh giá phép đo DRM một cách chính xác nhất. Để cho phép phân
tích hiệu quả, nên lấy một phép đo “dấu vân tay” tham khảo sau khi chạy thử hoặc khi Dao
chuyển hướng được biết là ở điều kiện tốt.
Dựa vào 02 loại thông tin có thể giải thích khi nhìn vào số liệu đặc tuyến dòng:
- Biên độ:
Điện trở chuyển tiếp gây ra dòng điện thay đổi trong quá trình chuyển mạch. Hơn
nữa, điện trở tiếp điểm, sự dịch chuyển và gián đoạn tiếp điểm, điện cảm cuộn dây, hồ
quang và dao động của các tiếp điểm có thể ảnh hưởng lên biên độ
- Khoảng thời gian:
Những thay đổi về khoảng thời gian có thể chỉ ra các sự cố về cơ khí, quá mài mòn
tiếp điểm hoặc dao động tiếp điểm. Sự chênh lệch có thể chấp nhận được sẽ phụ thuộc
phần lớn vào kiểu và thiết kế của OLTC.
2.3. Các sai lệch trong kết quả điện trở động
2.3.1. Chọn dòng điện thí nghiệm chính xác
Khi đo điện trở tĩnh, dòng điện thí nghiệm nhỏ hơn trong dải vài amperes được ưu
tiên, đặc biệt cho cuộn dây HV [7]. Mặc dù thí nghiệm cho cuộn dây LV điện cảm nhỏ có thể
yêu cầu dòng điện thí nghiệm trong dải từ 10-20 A, khuyến cáo là dòng điện thí nghiệm
không được vượt quá 15% dòng định mức. Dòng điện lớn có thể gây nóng cuộn dây. Vì
phép đo điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ nên điều này có thể gây nên sự không chính xác
đối với điện trở đo được. Về tổng thể thì các chú ý này cũng được áp dụng cho các phép đo
DRM, bao gồm những điều sau:
Dòng điện thí nghiệm dưới 3A hoặc 1A nhạy hơn đối với loại sự cố dao động tiếp
điểm, nó có thể làm sai lệch các diễn giải về kết quả. Một ảnh hưởng phổ biến có thể được
quan sát đó là lớp dầu kết tủa bám vào tiếp điểm gây nên sự gián đoạn dòng điện ở một vài
thời điểm trong quá trình thí nghiệm. Dầu kết tủa thường được coi là vô hại khi OLTC hoạt

Trang 7/ 11
động ở chế độ tải bình thường. Các dòng điện thí nghiệm trong dải này có thể có khả năng
chỉ ra các ảnh hưởng của lão hóa như là hiện tượng coking (hiện tượng cốc hóa – sự phân
hủy các chất cặn của dầu sang các đứt gãy thấp hơn, ND) ở các bậc thấp hơn, nhưng các
ưu điểm này vẫn còn phải được nghiên cứu thêm bằng cách tập hợp các case studies
(trường hợp điển hình) bổ sung.
Dòng điện thí nghiệm cao hơn ở trong dải từ 3-5 A, trong đa số trường hợp, là đủ để
đạt được một phép đo ổn định trong quá trình chuyển mạch. Những gián đoạn nhỏ trong
các trường hợp này, ví dụ như do lớp dầu trên tiếp điểm không ảnh hưởng đến kết quả đo.
Các thí nghiệm ngoài hiện trường không đưa ra bất kỳ sự khác nhau nào khi tăng dòng
thêm đến 10A hoặc 15A.
2.3.2. Nối ngắn mạch phía thứ cấp
Nối ngắn mạch phía sơ cấp của Máy biến áp có 02 ảnh hưởng tích cực. Một trong
đó là nếu dòng điện trong quá trình chuyển mạch bị gián đoạn, năng lượng tích trữ trong lõi
từ có thể không bị giải phóng, và sự thay đổi dòng điện quá nhanh sẽ không tạo ra điện áp
cao ở phía bên kia. Ảnh hưởng tích cực còn lại, đó là độ rơi của dòng điện (độ gợn-ripple)
khi chuyển mạch, trong đa số trường hợp có thể quan sát được là gấp hai lần, bởi vì điện
cảm chính đã bị ngắn mạch.
Điều này làm cho DRM nhạy hơn, nhưng cũng có một ảnh hưởng lớn đến đặc
tuyến, làm cho chúng được thấy rõ hơn.
2.3.3. Quá trình chuyển mạch từ nấc phân áp này đến nấc phân áp khác
Để phân tích và so sánh từng phân nấc khác nhau, nên xem xét đến sự khác biệt
của đặc tuyến nếu chuyển mạch lên hoặc xuống. Bởi vì một trường hợp thì một vài cuộn
dây được thêm vào mạch và trường hợp kia cuộn dây lại bị bớt đi tùy vào cuộn dây phân
nấc Máy biến áp và cuộn dây OLTC, lúc đó sơ đồ đấu dây có thể khác nhau giữa các Máy
biến áp. Nếu cuộn dây được thêm vào, điện cảm bổ sung sẽ cần thêm năng lượng, và nếu
cuộn dây bị bớt đi thì năng lượng phụ tải được giảm xuống. Ảnh hưởng này càng nhiều
hơn khi cuộn dây thứ cấp không được nối ngắn mạch, như thấy trong Hình 7.

Trang 8/ 11
Hình 7: Khác nhau giữa chuyển lên và xuống trong DRM
Hình 8: Khác nhau giữa hướng tiến-lui của dao chuyển mạch
Các đặc tuyến đo được cũng khác nhau nếu chuyển mạch từ vị trị nấc phân áp chẵn
sang nấc phân áp lẻ vì Dao chuyển hướng quay theo hướng tiến-lui. Điều này có thể
thường thấy vì thời gian chuyển mạch khác nhau của mỗi giai đoạn riêng biệt. Thêm nữa,
sự dao động các tiếp điểm đôi khi có thể chỉ thấy được trên một hướng (tiến hoặc lui).
OMICRON cung cấp phần mềm PTM (Primary Test Manager), cho phép phân tích
và so sánh các phép đo điện trở tĩnh và động. PTM cho thấy quá trình chuyển mạch của
từng phân nấc riêng biệt trên một đồ thị đơn, bởi vậy có thể dễ dàng so sánh chúng với
nhau. Vì đặc trưng dòng điện của nhiều thiết kế OLTC có thể thay đổi theo hướng chuyển
mạch và pha, phần mềm PTM đưa ra tùy chọn phân lọc (filtering) độc đáo để so sánh hành
trình lên hoặc xuống cho các vị trí chẵn và lẻ của tất cả 03 pha. Điều này cho phép người
sử dụng phân tích kết quả đo đạc để đánh giá toàn diện sự cố.
3. Kết luận
Phép đo điện trở tĩnh truyền thống có thể được dùng để kiểm tra cuộn dây cũng như
các đấu nối cố định bên trong cuộn dây. Tuy vậy trong một số trường hợp, các hỏng hóc
không thể được phát hiện bằng phép đo điện trở cuộn dây tiêu chuẩn. Bởi vậy, DRM như
một phép đo bổ sung được chứng thực có ích trong việc phân tích quá trình chuyển mạch,
và tiếp điểm chuyển động của OLTC trong Máy biến áp. Bằng việc dùng cùng một cách
thiết lập đấu nối như cho phép đo điện trở tĩnh, chức năng của DRM cho cái nhìn sâu hơn
vào quá trình chuyển mạch nhanh của Dao chuyển hướng, nhằm phát hiện các hao mòn và
tổn hại cơ khí của các tiếp điểm, các đầu dây và điện trở luân chuyển (commutating
resistors) mà không cần phải đấu lại dây. Như một hệ quả của DRM, độ tin cậy của việc
đánh giá OLTC được cải thiện, chi phí bảo trì có thể giảm xuống, và quan trọng nhất, có thể
tránh được các sự cố lưới điện không mong muốn với tổn thất lớn về kinh tế.

Trang 9/ 11
Biên dịch: Mr. Nguyễn Mạnh Thắng - AT Energy
Tài liệu tham khảo
[1] Cigré Working Group A2.3, 2015, TB 642 - Transformer Reliability Survey
[2] Rudolf Klaus, 50 Jahre VDE Bezirksverein Nordbayern, Die Entwicklung von Stufen-
schaltern fürHochspannungstransformatoren
[3] K. Viereck, A. Saveliev, 2015, Acoustic Tap-Changer Monitoring using Wavelet
Analyses, ISH 2015,Pilsen
[4] IEEE Guide for Dissolved Gas Analysis in Transformer Load Tap Changers, IEEE
C57.139-2010
[5] Jur Erbrink, Edward Gulski, Johan Smit, Rory Leich, 20th International Conference on
ElectricityDistribution 2009, Experimental Model for diagnosing on-load tap changer contact
aging with dynamicresistance measurements
[6] E. Woschnagg und H. Koglek, 1977, Zum Problem der Widerstandsmessung von
niederohmigenTransformatorwicklungen
[7] OMICRON, Standard electrical tests for power transformers, www.omicron.at
[8] IEEE Standard Test Code for Liquid-Immersed Distribution, Power and Regulating
Transformers andIEEE Guide for Short-Circuit Testing of Distribution and Power
Transformers, IEEE C57.12.90 – 2006[9] Raka Levi, Budo Milovic, TechCon 2011, OLTC
Dynamic testing

Trang 10/ 11
Tác giả

Cornelius Plath tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Kỹ sư điện


và Quản trị Kinh doanh tại trường RWTH Aachen University,
CH Liên bang Đức. Trong quá trình học tập, anh tham gia
một vài dự án nghiên cứu công nghiệp về Đánh giá tình trạng
của các thiết bị điện lực tại Viện Công nghệ Cao áp. Anh gia
nhập OMICRON năm 2010 với vai trò Kỹ sư ứng dụng, và
hiện nay giữ vị trí Quản lý sản phẩm. Anh có rất nhiều kinh
nghiệm về ứng dụng tầm cỡ quốc tế, tập trung vào lĩnh vực
chẩn đoán cho Máy cắt và Máy biến áp lực.

Markus Pütter học Kỹ thuật điện tại Trường đại học


Paderborn và tốt nghiệp năm 1997. Từ năm 1999 ông làm
việc cho OMICRON, ban đầu ở vị trí kỹ sư chẩn đoán cho
Máy biến áp tại hiện trường, và từ năm 2008 trở đi là Quản lý
sản phẩm cho các giải pháp chẩn đoán và thí nghiệm các
thiết bị nhất thứ. Trong vai trò Quản lý sản phẩm, ông tập
trung vào phát triển các giải pháp mới cho thí nghiệm Máy
biến áp. Markus Pütter là thành viên của IEC TC14 Ủy ban
Máy biến áp và Cigre Working group A1.39. Ông cũng tham
gia tích cực vào diễn đàn AM, nhóm làm việc tập trung vào
Phép đo Điện trở động cho Điều áp dưới tải (DRM on
OLTCs). Markus qua đời vào tháng 6/2015 bởi một tai nạn
nghiêm trọng.

Trang 11/ 11
Ứng dụng thực tiễn trong chẩn đoán và đối chiếu dữ liệu vân tay
cho bộ điều áp dưới tải (OLTC) sử dụng phép đo Vibro-Acoustic
(VAM)

C. ENGELEN* J. HÄMMERLE C. PLATH


OMICRON electronics OMICRON electronics OMICRON electronics
Germany Austria Germany

M. FOATA M. WOLFRAM A. SAVELIEV


Maschinenfabrik Maschinenfabrik Maschinenfabrik
Reinhausen Reinhausen Reinhausen
Germany Germany Germany
*christoph.engelen@omicronenergy.com

Tóm tắt
Bộ điều áp dưới tải (OLTC) của một máy biến áp lực (MBA) đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì mức điện áp ổn định trên lưới điện. OLTC là một thiết bị chuyển mạch cơ
khí sử dụng để điều chỉnh điện áp hệ thống bằng cách thay đổi tỷ số vòng dây của MBA. Do
các ứng suất về nhiệt và cơ sinh ra trong quá trình chuyển mạch dòng điện tải, nhiều bộ phận
của OLTC, điển hình là các tiếp điểm có thể bị lão hóa và hư hỏng theo thời gian.
Nội dung trong bài báo này tập trung vào ứng dụng thực tiễn và lợi ích khi kết hợp
phương pháp đo điện trở động (DRM) và đo vibro-acoustic (VAM) trong việc phân tích chẩn
đoán tình trạng OLTC. Phương pháp DRM tập trung đặc tính dòng điện trong quá trình thay
đổi nấc phân áp. Ngược lại, phương pháp VAM đo độ rung hoặc đo dao động tạo ra trong
quá trình chuyển nấc thông qua cảm biến được gắn tạm thời trên vỏ MBA.
Phương pháp VAM cho phép thực hiện phép đo với MBA đang hoạt động, đồng nghĩa,
cung cấp các thông tin giá trị về tình trạng của OLTC mà không cần phải cắt điện MBA. Bằng
cách ghi lại một mẫu dao động chi tiết và so sánh nó với thông số dấu vân tay, ta có thể phát
hiện và theo dõi các thay đổi trong cấu trúc cơ học của OLTC. Do VAM có thể được thực hiện
mà không cắt điện nên nó phù hợp cho hoạt động kiểm tra định kỳ, tức ở giữa khoảng thời
gian các đợt bảo dưỡng lên lịch trước. Các thử nghiệm thông thường sẽ cung cấp thông tin
về tình trạng hiện tại của OLTC và có thể xác nhận sự không cần thiết cho việc ưu tiên bảo

Trang 1/ 11
dưỡng. Kết hợp hai phương pháp VAM và DRM, ta sẽ thu được thông tin bổ sung về quá
trình chuyển mạch và loại bỏ điểm mù của các phép chẩn đoán riêng lẻ. Bài báo này sẽ trình
bày cách mà VAM và DRM được kết hợp với nhau một cách hiệu quả và demo cách tiếp cận
bằng cách so sánh các kết quả của hai MBA tương tự.
1. Giới thiệu
OLTC đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trị số điện áp ổn định trong lưới điện.
Với sự hỗ trợ của OLTC, tỷ số của MBA có thể được điều chỉnh ngay cả khi MBA đang hoạt
động để tránh sự dao động điện áp. Cơ chế điều chỉnh này gây ra phát nhiệt và hồ quang
bên trong thiết bị OLTC. Do đó, một số thành phần bên trong OLTC sẽ bị đẩy nhanh tốc độ
hỏng hóc trong suốt quá trình vận hành. Để nâng cao độ tin cậy trong phân tích và đánh giá
tình trạng của OLTC, các công cụ chuẩn đoán tân tiến ngày càng được phát triển.
Trong phần sau đây, phương pháp kết hợp giữa đo điện trở động (DRM) và đo vibro-
acoustic (VAM) được trình bày và phân tích. Trong khi phương pháp DRM tập trung vào đặc
tính dòng điện trong quá trình chuyền nấc, phương pháp VAM tập trung vào dạng mẫu dao
động của OLTC được tạo ra trong quá trình chuyển nấc. Các kết quả thu được từ VAM được
so sánh với thông số tham chiếu như dữ liệu vân tay hoặc so sánh với các kết quả trên thiết
bị tương tự khác. Cách tiếp cận bố sung này giúp bao phủ được các điểm mù so với các
phương pháp chẩn đoán riêng lẻ và giúp đánh giá toàn diện tình trạng của OLTC.
2. Cài đặt phép đo
Chuyển động cơ học và hồ quang sinh ra trong quá trình chuyển nấc OLTC tạo ra sự
rung động trong dải tần số rộng. VAM cho phép phân tích những rung động này bằng cách
so sánh với giá trị mẫu và cho phép đánh giá tình trạng cơ học của bộ chuyển nấc. Các tín
hiệu được lấy mẫu với tần số 250kHz bởi hệ thống đo sử dụng các cảm biến áp điện tích hợp
(IEPE). Bằng cách này, một phép đo không xâm nhập có thể được thực hiện trên MBA ngay
cả khi MBA đang vận hành trong toàn bộ quá trình đo đạc.
Trong trường hợp VAM được thực hiện với MBA không hoạt động thì cảm biến có thể
được đặt trên vỏ thùng MBA hoặc trên vỏ OLTC. Trong đó, vỏ OLTC là vị trí cho tỷ lệ tín hiệu
trên nhiễu (SNR- Signal-to-noise ratio) tốt nhất. Thêm vào đó, chúng ta có thể kết hợp VAM
với phép đo điện trở động (DRM). Theo cách này có thể thu thêm một số thông tin bổ sung
về thời gian chuyển nấc, tình trạng hao mòn và hư hỏng tiếp điểm, hồ quang có thể xảy ra.
Sự vận hành của OLTC sẽ được kích hoạt bởi thiết bị thí nghiệm mà sẽ tự động ghi lại dữ
liệu VAM và DRM cho tất cả nấc phân áp. Với MBA đang hoạt động, phần nắp thùng MBA
không được sử dụng để đặt cảm biến mà lúc này cảm biến chỉ được đặt trong khu vực an

Trang 2/ 11
toàn, ví dụ như thành vỏ thùng MBA. Trong cả 2 trường hợp, dòng điện động cơ của hệ thống
tích năng trong OLTC cũng sẽ được ghi lại. Một ví dụ khái quát về cài đặt sơ đồ đo được thể
hiện trong hình 1.

Thiết lập đấu nối của cảm biến VAM


và bộ thu nhận để đo online và offline
Trên hình 1, vùng xanh lá là vùng được khuyến nghị để đặt các cảm biến. Có thể lắp
đặt đến 3 cảm biến trên vỏ thùng MBA thông qua nam châm hoặc trên nắp thùng MBA thông
qua bộ chuyển đổi kiểu bulong (screw adapters). Trong khi các screw adapter cung cấp kết
nối chặt chẽ nhấ và chất lượng tín hiệu tốt nhất, các bộ chuyển đổi nam châm cung cấp tính
linh động và có thể đặt trên bất kỳ vị trí thích hợp nào trên vỏ MBA. Để cải thiển chất lượng
tín hiệu, khuyến nghị sử dụng keo silicon trên các nam châm được gắn [1].
Cách đặt cảm biến đóng vai trò quan trọng bởi vì chất lượng dữ liệu bị ảnh hưởng bởi
vị trị của cảm biến. Khuyến nghị nên đặt cảm biến càng gần OLTC càng tốt nhưng cần tránh
xa các nguồn âm thanh nhiễu khác như động cơ, bơm, quạt,... của MBA. Ngoài ra, vị trí đặt
cảm biến nên được ghi chép và chụp ảnh để phục vụ việc sử dụng lại phép đo sau này.
Trong phần tiếp theo, quá trình hậu xử lý các tín hiệu thô và đánh giá các kết quả khác
nhau sẽ được thảo luận chi tiết.
3. Đánh giá dữ liệu VAM
Tín hiệu đo được bao gồm toàn bộ quá trình chuyển nấc từ lúc động cơ khởi động cho
đến khi động cơ dừng lại [2]. Tín hiệu mạnh nhất thu được trong quá trình của dao chuyển

Trang 3/ 11
nấc. Hình 2 mô tả một hình dạng tín hiệu thô điển hình của dao chuyển nấc OLTC và dòng
điện của động cơ.

Tín hiệu thô của cảm biến (xanh dương) và dòng điện của động cơ (xanh lá);
Hoạt động của dao chuyển nấc đánh dấu tại khoảng 5s
Trong trường hợp này, tín hiệu thô (xanh dương) cho thấy động cơ khởi động và
dừng ngay sau đó cũng như sự vận hành của dao chuyển mạch (phần được highlight). Dòng
điện motor được ghi đồng thời là đường màu xanh lá.
Như đã nêu ở trước, quá trình đánh giá dựa trên việc so sánh với giá trị mẫu. Để đạt
mục đích đó, bước xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo điều kiện so sánh trực quan và làm
kết quả chắn chắn hơn khỏi các ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài.
3.1 Đồ thị tần số - thời gian
Trong bước hậu xử lý đầu tiên, một phép phân tích thời gian - tần số được thực hiện
bằng cách áp dụng phép biến đổi các gợn sóng (wavelet) liên tục cho dữ liệu thô [3]. Tín hiệu
từ cảm biến được hiển thị với hai hệ quy chiếu là tần số và thời gian và được thể hiện dưới
dạng sơ đồ nhiệt như trong hình 3.

Đồ thị tần số - thời gian thể hiện thời điểm khởi động và điểm dừng của động cơ,
quá trình vận hành của dao chuyển nấc (trái) và góc nhìn chi tiết của quá trình vận hành của
dao chuyển nấc (phải)

Trang 4/ 11
Trục hoành thể hiện thời gian đo có đơn vị là giây và trục tung thể hiện dải tần số dao
động từ 10Hz đến 100 kHz. Cột màu thể hiện mức tín hiệu với đơn vị decibel (dB) liên quan
đến m/s2 của các thành phần tần số độc lập. Đồ thị này cho phép xác định các sự kiện chính
của hoạt động chuyển nấc chẳng hạn như khởi động và dừng hệ thống truyền động, cũng
như hoạt động của dao chọn nấc và dao chuyển nấc. Ngoài ra, có thể dễ dàng nhận ra một
số dị thường như sự rung do máy bơm hoặc quạt, cũng như một số loại nhiễu EMC khi quan
sát biểu đồ f / t. Những bất thường như vậy không gây ra mối đe dọa cho OLTC nhưng có
thể khiến việc đánh giá dữ liệu trở nên khó khăn hơn. Trong các phép đo khi MBA đang hoạt
động, các rung động của lõi từ MBA cũng có thể được ghi nhận.
3.2 Đường cong Envelope

Hình trên: Tín hiệu thô trong quá trình vận hành OLTC (trái) và quá trình dao
chuyển nấc chi tiết (phải); Hình dưới: Đường cong envelope tương ứng
Tương tự như đồ thị tần số - thời gian, đường cong Evenlope được tạo ra bằng cách
tích hợp trong một dải tần số điển hình từ 10 kHz đến 100 kHz và sử dụng phương pháp lọc
Gaussian. Đường cong tạo ra thể hiện năng lượng của tín hiệu thô trong dải tần số xác định
và có thể được sử dụng để so sánh với kết quả mẫu hoặc thiết bị cùng thiết kế (sister units)
[4]. Hình 4 minh họa tín hiệu thô của cảm biến và đường cong envelope với đơn vị là dB theo
thời gian.
Tương tự như tín hiệu thô, đường cong envelope thể hiện các sự kiện chuyển nấc
chính ví dụ lúc động cơ khởi động hoặc dừng, sự vận hành của dao chọn nấc và dao chuyển
nấc. Hình 4 thể hiện góc nhìn chi tiết của quá trình vận hành dao chuyển nấc (Diverter Switch).
Để xác định những thay đổi cơ học có thể xảy ra trong OLTC, cần chú ý kỹ đến sự dịch
chuyển của các giá trị đỉnh và tập trung ít hơn về sự sai lệch biên độ giữa kết quả tham chiếu
và đường cong envelope thực. Việc phân tích thời gian chuyển nấc dựa trên đường cong

Trang 5/ 11
envelope cho thấy khả năng chịu nhiễu từ các tác động bên ngoài cao hơn đáng kể, điều này
cho thấy đây là phương pháp phù hợp để so sánh.
Kết hợp VAM và DRM
Các phép đo VAM và DRM trên OLTC lần lượt thể hiện trình tự thời gian cơ và điện
một cách lần lượt, và cung cấp khả năng đánh giá kết hợp để đưa ra dữ liệu bổ sung. Bằng
cách kết hợp hai phương pháp, các điểm mù được bù đắp. Do đó, các phần của biểu đồ ft
hoặc đường cong Envelope có thể được ánh xạ tới các chuyển động riêng lẻ như mở hoặc
đóng các tiếp điểm. Sử dụng phép đo vibro-acoustic, tất cả các thành phần OLTC mà tạo ra
đủ rung động có thể được xem xét để thực hiện đánh giá tổng thể. Tuy nhiên, một vài quá
trình không tạo ra bất kỳ dạng mẫu nào ghi được. Kết quả là chúng không được hoặc được
phản ánh ít trong đồ thị VAM. Trái lại, một phép đo điện trở động chỉ bị ảnh hưởng bởi các
vận hành gây ra sự thay đổi trong dòng điện thử nghiệm. Hình 5 cho thấy kết quả đo đồng bộ
của một đường cong envelope và đường cong DRM tương ứng.

Hình trên: Đường cong envelope của quá trình dao chuyển nấc phân áp.
Hình dưới: Đường cong DRM tương ứng.
Phần trên của Hình 5 cho thấy đường cong envelope của dao chuyển nấc (Diverter
Switch), phần dưới mô tả đặc tính dòng điện DRM. Các đường nét đứt đánh dấu tất cả các
sự kiện được phát hiện bởi VAM hoặc DRM. Ta thấy các đường nét đứt màu đỏ là các sự
kiện phát hiện bởi đường cong DRM chẳng hạn như việc mở và đóng các tiếp điểm chính và
phụ. Ngược lại, đường cong envelope cho thấy nhiều sự kiện cơ học được thu nhận trong
quá trình hoạt động của dao chuyển nấc (đường nét đứt xanh lá cây) mà không được biểu
diễn trên đường cong DRM.

Trang 6/ 11
Khi so sánh các sự kiện này, nổi bật là ba sự kiện DRM cuối cùng trùng với các đỉnh
của đường cong envelope, tuy nhiên sự kiện đầu tiên của đường cong DRM không trùng với
đỉnh trong đường cong envenlop. Lý do là sự kiện đầu tiên gây ra sự thay đổi trong điện trở
và do đó ảnh hưởng đến đường cong DRM là việc mở tiếp điểm chính. Vì việc mở một tiếp
điểm có thể gây ra ít rung động hơn so với đóng một tiếp điểm, nên có khả năng trường hợp
này chỉ được biểu diễn trong đường cong DRM. Ngoài ra, so sánh cho thấy rằng thời điểm
bắt đầu thực tế của dao chuyển nấc chỉ được thể hiện bởi đường cong envelope (thời điểm
khoảng 6,90 giây).
So sánh này cho thấy rằng sự kết hợp của cả hai phép đo này cho phép đánh giá tình
trạng cơ học của OLTC một cách chi tiết. Ngoài ra, việc liên kết dữ liệu DRM và VAM mang
lại khả năng xác định các giá trị đỉnh riêng lẻ và theo dõi những thay đổi có thể xảy ra giữa
các khoảng thời gian bảo dưỡng bằng cách thực hiện các phép đo VAM khi MBA đang hoạt
động.
3. Ảnh hưởng của vị trí đặt cảm biến
Như đã đề cập ở phần trước, vị trí của các cảm biến cần được xem xét cẩn thận.
Cường độ tín hiệu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vị trí của các cảm biến. Chất lượng
tín hiệu tốt nhất được ghi lại từ các cảm biến được gắn trực tiếp trên vỏ OLTC sử dụng screw
adapter. Ngoài ra, các vị trí gần OLTC và gần các cấu trúc cứng của vỏ MBA mang lại cường
độ tín hiệu cao. Mặt khác, cường độ tín hiệu sẽ giảm khi khoảng cách giữa vị trí đặt cảm biến
và OLTC ngày càng tăng. Các tín hiệu nhiễu bên ngoài có thể được phát hiện nếu cảm biến
được đặt gần trục truyền động hoặc các nguồn nhiễu khác. Hình 6 mô tả ảnh hưởng của vị
trí đặt cảm biến tới cường độ và hình dạng tín hiệu thô.

Ảnh hưởng của vị trí đặt cảm biến với tín hiệu thô. Từ trái qua phải:
Đặt trên vỏ OLTC, Vỏ thùng MBA và gần trục quay.

Trang 7/ 11
Trong khi cường độ tín hiệu cao nhất đạt được khi cảm biến được gắn trên vỏ OLTC
sử dụng screw adapter, tín hiệu được ghi qua từ cảm biến trên vỏ thùng MBA vẫn đủ mạnh
và rõ ràng. Cảm biến được đặt gần bộ tích năng lò xo (Motor drive) cho thấy kết quả có độ
suy giảm tương đối cao dẫn đến cường độ tín hiệu chỉ bằng khoảng 25% tín hiệu thu được
trên vỏ OLTC. Ngoài ra, các sự kiện khởi động và dừng động cơ nổi bật hơn do vùng lân cận
của cảm biến với trục truyền động. Do đó, câu hỏi đặt ra là mức độ suy giảm tín hiệu cho
phép là bao nhiêu. Để minh họa hiệu ứng trên đường cong envelope và phân tích thực tế,
một so sánh giữa việc đọc tín hiệu chất lượng cao và chất lượng thấp được mô tả trong Hình
7.

a) Tín hiệu thô mạnh (xanh dương) và yếu (xanh lá).


b) Đường cong envelope tương ứng
Hình 7.a mô tả hai tín hiệu cảm biến thô có cường độ tín hiệu cao (xanh dương) và
thấp (xanh lá), được phóng to khi hoạt động dao chuyển nấc. Điện áp đỉnh của đường cong
cường độ tín hiệu cao lớn hơn khoảng 16 lần so với đường cong cường độ tín hiệu thấp.
Trong khi đường đầu tiên đã được ghi trên vỏ OLTC, thì đường thứ hai được ghi lại thông
qua cảm biến gắn trên thành vỏ MBA. Mặc dù các sự kiện chính có thể được nhận ra trong
cả hai tín hiệu thu được, nhưng tín hiệu có cường độ thấp hơn thiếu nhiều chi tiết. Tuy nhiên,
khi so sánh hai đường cong envelope tương ứng trong Hình 7.b), các đặc điểm chính của cả
hai đường cong là khá giống nhau về số lượng các sự kiện và thời gian của chúng đều có
thể nhận biết được. Đường cong màu xanh lá cây (cường độ tín hiệu thấp) thiếu một số đỉnh
nhỏ hơn, nhưng tổng thể hình dạng của đường cong là tương đương, được minh họa bằng
sự liên kết của các đỉnh (đường nét đứt màu đỏ).

Trang 8/ 11
Kết quả so sánh cho thấy một mặt chất lượng của tín hiệu thô phụ thuộc rất nhiều vào
vị trí của cảm biến. Mặt khác, một độ lặp lại cao của các đường cong envenlope được quan
sát thấy, ngay cả trong trường hợp tín hiệu ban đầu bị giảm mạnh. Do đó, việc so sánh kết
quả khi MBA hoạt động và không hoạt động cũng khả thi, mặc dù các cảm biến có thể không
được gắn ở cùng một vị trí do thiếu hụt khả năng tiếp cận.
4. Case Study - So sánh kết quả 2 thiết bị tương tự
Trong phần này, kết quả VAM của 2 MBA 410kV/27kV được trình bày. Cả hai MBA
đều được trang bị bộ OLTC MR Oiltap Type G. Trước khi bảo dưỡng MBA, thực hiện đo VAM
để phân tích tình trạng của OLTC. Do không có dữ liệu vân tay, ta thực hiện so sánh giữa 2
kết quả của 2 thiết bị tương tự để đánh giá kết quả thực tế. Các đánh giá sau chỉ tập trung
trong quá trình vận hành của dao chuyển nấc. So sánh tín hiệu thô trong khoảng thời gian là
6ms như hình 8.

So sánh hai tín hiệu thô của hai bộ OLTC tương tự


Trên hình 8, ta có thể thấy cả hai tín hiệu có hình dạng và biên độ gần như tương
đương nhau. Tuy nhiên, việc so sánh chi tiết dựa trên tín hiệu thô là không chính xác, như đã
trình bày ở trên.
So sánh giữa hai đường cong envelope cho thấy dạng mẫu giữa 2 thiết bị tương tự
hầu như giống nhau hoàn toàn như trên hình 9. Sai lệch giữa các đường cong riêng lẻ đã
được loại bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh.

Trang 9/ 11
So sánh hai đường cong envelope cho các đồ thị a) lẻ và chẵn và b) lên và xuống
Hình 9 mô tả quá trình chuyển đổi nấc phân áp từ nấc số 1 đến nấc số 4. Các điểm
đánh dấu đỏ chỉ thị thời điểm bắt đầu vận hành dao chuyển nấc. Ta thấy có sự xê dịch thời
gian khoảng 110ms giữa các vị trí nấc chẵn và lẻ, cho thấy cả hai đường cong đều được kích
hoạt bằng dòng điện của động cơ. Các độ xê dịch thời gian tương tự tồn tại giữa chiều chuyển
nấc lên và xuống. Bộ chuyển nấc của OLTC có hai hoạt động chuyển mạch khác nhau,
chuyển nấc từ vị trí lẻ sang chẵn và ngược lại. Do đó, việc đánh giá kết quả được nâng cao
bằng cách chia đường cong envelope theo vị trí nấc và hướng chuyển nấc.
Mỗi nấc phân áp nên được so sánh với tham chiếu của nó với cùng vị trí chắn lẻ và
hướng chuyển. Thêm dữ liệu DRM (Hình 10) giúp ánh xạ một số giá trị đỉnh VAM cho các sự
kiện nhất định như hoạt động của các tiếp điểm chính và phụ. Bên cạnh đó, nó cho thấy một
lần nữa rằng cả hai bộ OLTC đều có kết quả gần như nhau.

Kết hợp dữ liệu của VAM và DRM cho cả hai thiết bị OLTC

Trang 10/ 11
Đối với tất cả 27 nấc phân áp của 2 bộ OLTC, đường cong envelope của 2 MBA đều
rất khớp nhau, về cả biên độ và thời gian của các đỉnh. Chỉ có sai lệch nhỏ từ thông số kỹ
thuật của OEM có thể được nhìn thấy. Những sai lệch này có thể liên quan đến dung sai chế
tạo, độ hao mòn chênh lệch và các dao động ngẫu nhiên khác.
5. Kết luận
Nhìn chung, phương pháp kết hợp của VAM và DRM chứng tỏ đây là một công cụ
chẩn đoán mạnh mẽ mang lại kết quả có khả năng lặp lại, ngay cả khi các bộ OLTC tương
tự được so sánh và các vị trí cảm biến khác nhau được sử dụng. Do tín hiệu được xử lý, các
yếu tố ảnh hưởng bên ngoài được giảm thiểu. Thông tin bổ sung về OLTC cho phép người
vận hành đánh giá thêm tình trạng cơ học của OLTC đang được thử nghiệm. Ngoài việc so
sánh các thiết bị tương tự, dữ liệu VAM có thể theo dõi độ lệch về biên độ và thời gian bằng
cách so sánh với kết quả đo trước đó. Ngoài ra, nếu có, dữ liệu VAM có thể được kiểm tra
dựa trên dữ liệu vân tay, lý tưởng nhất là lấy từ OEM.

Biên dịch: Nguyễn Minh Anh - AT Energy

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] S. Mayo, L. Moisan “Effects of mounting on accelerometer performance” (Meggit, February
2011)
[2] T. Bengtsson “Acoustic Diagnosis of Tap Changers” (CIGRE 1996: 12-101)
[3] K. Viereck, A. Saveliev “Acoustic tap-changer analyses using continuous wavelet
transformation” (IEEE, 2016)
[4] M. Foata, R. Beauchmin, K. Viereck, A. Saveliev and H. Hochmuth “"New Vibro-Acoustic
Tap-Changer Diagnostic Method – First Results and Practical Experience" (CIGRE Session,
Paris, 2016)

Trang 11/ 11

You might also like