You are on page 1of 8

Chương 1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


Hệ thống điện là một hệ thống khá phức tạp bao gồm nhiều phần tử
(thiết bị) được kết nối với nhau trãi dài trong một không gian rộng lớn và phát
triển không ngừng theo thời gian nhằm thực hiện nhiệm vụ phát điện, truyền
tải và phân phối điện năng đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ điện.
Theo cấu trúc HTĐ có thể xem là tập hợp các nguồn điện (NMĐ), hệ
thống truyền tải và phân phối điện năng, các hộ tiêu thụ kết nối với nhau.
Các phần tử trong hệ thống điện ảnh hưởng và tương tác với nhau trong
quá trình vận hành rất phức tạp. Vì vậy các nhà thiết kế và vận hành HTĐ cần
đầu tư nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu nắm bắt được các quá trình
và hiện tượng diễn ra trong HTĐ từ đó thiết kế, xây dựng và vận hành một
HTĐ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng
điện năng cho phụ tải. Một trong những nhiệm vụ cơ bản và rất quan trọng
trong công tác thiết kế và vận hành là nghiên cứu xem xét khả năng vận hành
ổn định của HTĐ. Trong quá trình vận hành HTĐ liên tục chịu tác động của
các tác nhân kích thích (nhiễu) nên HTĐ có thể chuyển từ chế độ vận hành này
sang chế động vận hành khác.
Các chế độ làm việc của HTĐ: Tập hợp các quá trình xảy ra trong hệ
thống điện và xác định trạng thái làm việc của HTĐ tại một thời điểm
hay một khoảng thời gian nào đó gọi là chế độ vận hành của HTĐ. Các
quá trình xảy ra trong hệ thống điện được đặc trưng bởi các thông số U,
I, P, Q, f, , ……gọi là các thông số chế độ, các thông số này chỉ tồn tại
khi hệ thống đang làm việc. Các thông số chế độ xác định hoàn toàn
trạng thái làm việc của HTĐ. Các chế độ vận hành của HTĐ có thể chia
ra làm hai loại chính:
▪ Chế độ xác lập: Là chế độ làm việc mà ở đó các thông số chế độ
của hệ thống dao động rất nhỏ xung quanh một giá trị nào đó và có
thể xem như các thông số này là hằng số.
▪ Chế độ quá độ: Là chế độ làm việc mà ở đó các thông số chế độ
của HT thay đổi và sự cân bằng công suất trong HT không đảm
bảo.
Phân loại nhiễu (kích động):
o Nhiễu bé hay kích động bé (small disturbance) như sự thay đổi
công suất phụ tải hay công suất phát nhưng không thay đổi cấu
hình HT, diễn ra thường xuyên trong quá trình vận hành HTĐ.
HT tự động điều chỉnh đáp ứng sự thay đổi phụ tải hoặc nguồn
nhằm đảm bảo sự cân bằng công suất trong HTĐ.
o Nhiễu lớn hay kích động lớn (transient disturbance): Ngắn mạch,
đóng cắt các đường dây công suất lớn (tải lớn) một cách đột ngột,
đóng cắt các phần tử của lưới điện, máy phát công suất lớn.
Ổn định HTĐ là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm trong
công tác thiết kế và vận hành HTĐ. Khả năng ổn định của hệ thống điện là
một trong những nhân tố cơ bản nhằm đảm bảo hệ thống điện vận hành an
toàn. Chính vì vậy ổn định của HTĐ đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan
tâm từ những năm 1920. Các hiện tượng liên quan đến ổn định HTĐ đã được
thảo luận trong các hội thảo và được đề cập trong các tạp chí khoa học kỹ
thuật cùng lúc với HTĐ lớn liên kết các vùng đầu tiên được thiết kế [3]. Nhiều
trường hợp mất điện trên diện rộng mà nguyên nhân là do mất ổn định trong
hệ thống điện đã được ghi nhận cho thấy tầm quan trọng của việc cần thiết
nghiên cứu ổn định hệ thống điện. Nhiều dạng mất ổn định khác nhau đã xuất
hiện trong những thập niên gần đây, đặc biệt khi hệ thống điện liên tục phát
triển kết nối các hệ thống điện các khu vực khác nhau để trở thành những hệ
thống điện lớn, phức tạp trải dài trong những không gian rộng lớn, sử dụng các
công nghệ mới và các hệ thống điều khiển phức tạp cùng với sự tham gia của
các nguồn năng lượng tái tạo mang tính bất định cao vận hành trong những
điều kiện gần giới hạn cho phép nhằm mục tiêu tối ưu về mặt kinh tế. Ổn định
điện áp, tần số và các dao động về tần số, công suất trên các đường dây liên
kết đã được quan tâm nghiên cứu, phân tích kỹ hơn so với trước đây. Sự hiểu
biết rõ ràng về các khái niệm ổn định, các dạng mất ổn định khác nhau và mối
quan hệ giữa chúng với nhau như thế nào là điều cần thiết để thiết kế và vận
hành hệ thống điện đạt yêu cầu. Ngoài ra, việc sử dụng thuật ngữ một cách
nhất quán là cần thiết để phát triển các tiêu chí thiết kế và vận hành hệ thống,
các công cụ phân tích tiêu chuẩn và các quy trình nghiên cứu.
Ổn định HTĐ là khả năng của hệ thống giữ nguyên trạng thái vận hành
xác lập ban đầu hoặc trở lại trạng thái vận hành xác lập nào đó sau khi
chịu tác động của những nhiễu (kích động). Nghĩa là HT giữ được chế
độ vận hành đồng bộ, hay nói các khác các máy phát trong HT giữ
nguyên tốc độ đồng bộ và điện áp tại các nút trong HT nằm trong phạm
vi cho phép.
Sự mất ổn định của HTĐ có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác
nhau, và có thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Việc phân loại ổn định
thành các dạng phù hợp tiện lợi cho việc phân tích ổn định bao gồm việc
xác định các nhân tố thiết yếu dẫn đến mất ổn định và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao khả năng vận hành ổn định của hệ thống. Ổn định
HTĐ có thể xem xét một cách độc lập dưới hai góc độ là ổn định góc
lệch roto của máy phát và ổn định điện áp.
Góc lệch roto là vị trí tương đối của trục roto và trục của từ trường quay
(: rotor angle, power angle or torque angle)

▪ Ổn định góc lệch rôto là khả năng của các máy phát trong hệ
thống giữ được tốc độ đồng bộ trong điều kiện vận hành bình
thường và sau khi chịu tác động của nhiễu. Ổn định góc lệch roto
phụ thuộc vào khả năng duy trì và khôi phục trạng thái mô men
điện từ và mô men điện cơ của các máy phát đồng bộ trong hệ
thống.
▪ Mất ổn định có thể diễn ra khi vận tốc góc roto của một số máy
phát có thể quay nhanh hơn hay chậm hơn với các máy phát còn
lại. Nếu vận tốc góc của một hay một số máy phát vượt ra ngoài
giới hạn cài đặt của bảo vệ rơ le tần số → Rơ le này tác động
nhằm cô lập máy phát, hay nhóm MF mất đồng bộ → Sụp đổ lưới
▪ Ổn định góc lệch roto có thể phân chia thành ổn định tỉnh và ổn
định động tùy theo tác nhân kích thích
➢ Ổn định tĩnh: Là khả năng của HT sau những kích động nhỏ
phục hồi được chế độ ban đầu hoặc chế độ xác lập gần chế
độ ban đầu
➢ Ổn định động: là khả năng của HT phục hồi được trạng thái
ban đầu hoặc trạng thái xác lập gần trạng thái ban đầu sau
khi chịu tác động của những nhiễu lớn.
▪ Ổn định điện áp và vấn đề sụp đổ điện áp
➢ Ổn định điện áp: là khả năng của HT giử được giá trị điện
áp tại mọi nút trong HT nằm trong phạm vi cho phép sau khi
HT chịu tác động của nhiễu

➢ Sụp đổ điện áp: là hậu quả của việc mất ổn định điện áp,
phần lớn các nút trong HT có giá trị điện áp nằm ngoài
phạm vi cho phép. Hậu quả các rơle áp đưa tín hiệu đi cắt
các đường dây có điện áp quá thấp hoặc quá cao, có thể dẫn
toàn bộ HTĐ ngừng vận hành.
▪ Ổn định tần số và vấn đề sụp đổ tần số
➢ Ổn định tần số: là khả năng của HT giử được tần số của HT
dao động trong phạm vi cho phép sau khi HT chịu tác động
của nhiễu.

➢ Sụp đổ tần số: là hậu quả của việc mất ổn định tần số, tần số
hệ thống có giá trị điện áp nằm ngoài phạm vi cho phép.
Hậu quả các rơle tần số đưa tín hiệu đi cắt các máy phát, khu
vực có tần số quá thấp hoặc quá cao, có thể dẫn toàn bộ
HTĐ ngừng vận hành.
Hiện tượng liên quan đến ổn định HTĐ: Ổn định HTĐ là điều kiện cân
bằng của hai ngẫu lực trên trục roto (do momen điện và mô men cơ, hay
nói cách khác là công suất điện và công suất cơ tạo ra) của các máy phát
nối vào HT từ đó giúp cho các máy phát giữ được tốc độ đồng bộ nên
tần số lưới điện được giữ không đổi. Khi có nhiễu tác động lên HT làm
mất sự cân bằng giữa momen điện và mômen cơ làm cho máy phát có
thể quay nhanh hơn hoặc chậm lại. Nếu một máy phát nào đó trong hệ
thống quay nhanh hơn tốc độ đồng bộ, góc lệch pha () của roto máy
phát này tăng lên, kết quả là công suất tải của các máy phát khác sẽ
chuyển cho máy phát này (phụ thuộc vào quan hệ của góc lệch). Điều
này làm cho các máy phát quay chậm sẽ quay nhanh hơn và kết quả là
góc lệch pha giửa các máy phát giữ trong phạm vi cho phép. Nếu góc
lệch pha của một máy phát nào đó vượt quá giá trị cho phép thì máy
phát này có thể mất đồng bộ nên dẫn đến mất ổn định.

PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG CỦA ROTO (SWING EQUATION)

Các khái niệm cơ bản cho thấy tần số của HTĐ liên quan mật thiết với
sự dao động của góc lệch roto của các máy phát đồng bộ nối vào HTĐ. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu sự dao động của góc lệch roto khi có nhiễu tác động là
nền tảng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu ổn định HTĐ.
Khi hệ thống vận hành ở CĐXL, các thông số trạng thái của máy phát
điện và hệ thống được xem như không đổi. Công suất cơ trên tuabin cân
bằng với công suất điện từ phát ra của máy phát, roto máy phát quay với
tốc độ góc đồng bộ ω0. Khi xảy ra một kích động nào đó thì kích động
này tác động lên roto của máy phát làm phá vỡ sự cân bằng trên, các
roto chuyển động theo những tốc độ khác nhau, xuất hiện sự biến thiên
góc lệch roto máy phát so với trục đồng bộ. Sự mất cân bằng này tạo ra
QTQĐ trong máy phát.
Khi có nhiễu tác động, roto quay nhanh hơn hoặc chậm hơn so với tốc
độ quay đồng bộ của từ trường khe hở không khí nên sẽ xuất hiện
chuyển động tương đối của roto. Phương trình dao động của roto so với
từ trường đồng bộ khe hở không khí gọi là phương trình dao động của
roto.
Sau quá trình dao động dưới tác động của nhiễu, nếu roto trở về tốc độ
đồng bộ thì máy phát sẽ giữ được trạng thái làm việc ổn định
▪ Nhiễu không làm thay đổi công suất tải hoặc công suất phát thì
roto trở về vị trí ban đầu
▪ Nhiễu làm thay đổi công suất tải hoặc công suất phát hay thông số
hệ thống thì roto có thể xác lập trạng thái mới (góc lệch mới)
Xem xét một máy phát đồng bộ (synchronous generator) tạo ra một
mômen điện te (Electromagnetic torque) quay với tốc độ đồng bộ (sm)
với momen kéo tm (driving mechanical torque). Theo định luật 2
Newton nếu mất cân bằng giữa hai momen cơ và điện trên trục roto thì
sẽ làm cho roto chuyển động theo phương trình sau:

(1-1)
▪ Dd là momen cản do tổn thất momen cơ trên khe hở và ma sát
[Nms]
▪ J là tổng momen quán tính của roto máy phát và turbine
Trạng thái xác lập: Tốc độ góc roto đạt tốc độ đồng bộ sm, lúc này:
tt = te + Dd.sm hay tm = tt – Dd.sm = te
(momen cơ thực tế đặt lên trục quay của turbine trừ đi tổn thất momen
quay ở tốc độ đồng bộ)
▪ tm > te : Roto sẽ tăng tốc
▪ tm < te : roto sẽ giảm tốc
Tốc độ góc của roto so với tốc độ đồng bộ:

(1-2)

▪ m là góc lệch roto (mechanical rad)

▪ : Độ lệch tốc độ (mechanical rad/s)

(1-3)

Hay (1-4)

Nhân 2 vế phương trình (1-4) cho sm:

(1-5)

Ta có:

(1-7)
J.sm momen động lượng roto khi roto quay ở tốc độ đồng bộ, đặc
trưng bằng Mm.

(1-8)

Với Dm = sm. Dd : Hệ số cản


Thực tế thường hay biểu diễn momen động lượng của roto dưới dạng hằng
số quán tính được chuẩn hóa (H). H là động năng tích lũy tính bằng MJ ở
tốc độ đồng bộ của máy phát chia cho công suất biểu kiến định mức.

Hằng số quán tính:

Biểu diễn theo độ điện: và (p là số đôi cực từ)

Pt (1-7) có thể biểu diễn:

(1-9)

hay (1-10)

Trong đó: D = 2Dm/p.


Hằng số quán tính M và hệ số cản công suất PD:

Phương trình dao động của roto:

(1-11)

Chuyển sang hệ đơn vị tương đối:

(1-12)
ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CÔNG SUẤT
(Power versus angle relationship or Power -angle curve)
Hệ thống điện đơn giản như hình:

You might also like