You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIАO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOА ĐIỆN-ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÀI BÁO CÓ KẾT THÚC HỌC PHẦN


ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG MÁY DOA NGANG 2620

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lưu Thiện Quang

Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Tên thành viên: 1. Lê Phúc lộc

2. Lâm Trọng Nguyên


Chương I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY DOA
I. Đặc điểm công nghệ
Máy doa dùng để gia công chi tiết với các nguyên công: khoét lỗ, khoan lỗ. có thể
dùng để phay. Thực hiện các nguyên công gia công trên máy doa sẽ đạt được độ chính
xác và độ bóng cao.
Máy doa được chia thành hai loại chính: máy doa đứng và máy doa ngang.Máy
doa ngang dùng để gia công các chi tiết cỡ trung bình và nặng. Hình bên dưới là hình
dạng chung của máy doa ngang.

Hình1.1 dạng bên ngoài máy doa ngang

Trên bệ máy 1 đặt trụ trước 6, trên đó có ụ trục chính 5. Trụ sau 2 có đặt giá đỡ 3 để
giữ trục dao trong quá trình gia công. Bàn quay 4 giá chi tiết có thể dịch chuyển theo

2
chiều ngang hoặc dọc bệ máy. Ụ trục chính có thể chuyển động theo chiều thẳng đứng
cùng trục chính. Bản thân trục chính có thể chuyển động theo phương ngang.

Chuyển động chính là chuyển động quay của dao doa (trục chính). Chuyển động ăn
dao có thể là chuyển động ngang, dọc của bàn máy mang chi tiết hay di chuyển dọc của
trục chính mang đầu dao. Chuyển động phụ là chuyển động thẳng đứng của ụ dao v.v…

II. Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện của máy doa
1. Truyền động chính

Yêu cầu cần phải đảo chiều quay, phạm vi điều chỉnh tốc độ D = 130/1 với công suất
không đổi, độ trơn điều chỉnh φ = 1,26. Hệ thống truyền động chính cần phải hãm dừng
nhanh.
Hiện nay hệ truyền động chính máy doa thường được sử dụng động cơ
không đồng bộ roto lồng sóc và hộp tốc độ (động cơ có một hay nhiều cấp tốc độ ). Ở
những máy doa cỡ nặng có thể sử dụng động cơ điện một chiều, điều chỉnh trơn trong
phạm vi rộng. Nhờ vậy có thể đơn giản kết cấu, mặt khác có thể hạn chế được mômen
ở vùng tốc độ thấp bằng phương pháp điều chỉnh tốc độ hai vùng.

2. Truyền động ăn dao:


Phạm vi điều chỉnh tốc độ ăn dao là D = 1500/1.
Lượng ăn dao được điều chỉnh trong phạm vi 2 ÷600mm/ph; khi di chuyển nhanh, có
thể đạt đến 2,5 ÷ 3mm/ph. Lượng ăn dao (mm/ph) ở những máy cỡ lớn yêu cầu được
giữ không đổi khi tốc độ trục chính thay đổi.
Đặc tính cơ cần có độ cứng cao, với độ ổn định tốc độ <10%. Hệ thống truyền động
ăn dao phải đảm bảo độ tác động nhanh cao, dừng máy chính xác, đảm bảo sự liên động
với truyền động chính khi làm việc tự động.
Ở những máy doa cỡ trung bình và nặng, hệ thống truyền động ăn dao sử dụng hệ
thống khuếch đại máy điện - động cơ điện một chiều hoặc hệ thống T –Đ.

III. Máy doa 2620


1. Giới thiệu thiết bị điện của máy.
Máy doa 2620 là máy có kích thước cỡ trung bình.
- Đường kính trục chính : 90mm
- Công suất động cơ truyền động chính: 10Kw

3
- Tốc độ quay trục chính điều chỉnh trong phạm vi: (12,5 ÷ 1600)vg/ph
- Công suất động cơ ăn dao: 2,1kW.
- Tốc độ động cơ ăn dao có thể điều chỉnh trong phạm vi (2,1 ÷ 1500)vg/ph,tốc độ lớn
nhất: 3000vg/ph

2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ:


Sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền động chính (đơn giản hoá). Động cơ truyền động
chính là động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc hai cấp tốc độ bằng đổi nối  /YY-
1460/2890Vg/ph. Việc chuyển đổi tốc độ từ thấp đến cao tương ứng với chuyển đổi từ
đấu  thành đấu YY và ngược lại được thực hiện bởi tay gạt cơ khí 2KH liên quan đến
thiết bị chuyển đổi tốc độ. Nếu tiếp điểm 2KH hở, dây quấn động cơ được đấu  tương
ứng với tốc độ thấp; Khi tiếp điểm 2KH kín, dây quấn động cơ được đấu YY tương ứng
tốc độ cao. Tiếp điểm 1KH liên quan đến thiết bị chuyển đổi tốc độ trục chính. Nó ở
trạng thái hở trong thời gian chuyển đổi tốc độ và chỉ kín khi đã chuyển đổi xong. Động
cơ được đảo chiều nhờ các công tơ 1T, 1N, 2T, 2N.
Giả thiết 1KH, 2KH kín. Sau khi ấn nút khởi động MT (hoặc MN) động cơ được
khởi động qua 2 cấp: Lúc đầu động cơ được đấu  (tốc độ thấp) do công tắc tơ Ch có
điện. Sau thời gian duy trì của Rơle thời gian RTh, công tắc tơ Ch mất điện, công tắc tơ
1NH, 2NH có điện, động cơ được đấu YY (tốc độ cao). Sau khi ấn nút dừng D, động cơ
được được hãm ngược đến dừng máy, Quá trình hãm được giải thích như sau: Để chuẩn
bị mạch hãm và kiểm tra tốc độ động cơ, sơ đồ dùng rơle để kiểm tra tốc độ RKT. Khi
máy đang làm việc theo chiều thuận, tiếp điểm RKT-1 kín sẵn, rơle 1RH có điện. Do đó
trong quá trình hãm, công tắc tơ 2N có điện, đổi nối hai trong ba pha điện áp stato để
thực hiện hãm ngược động cơ. Khi tốc độ động cơ giảm nhỏ, tiếp điểm RKT-1 mở ra,
công tắc tơ 2N mất điện, quá trình hãm kết thúc.
Để hạn chế dòng điện hãm, đưa điện trở phụ vào mạch stato. Quá trình hãm động cơ
ở chiều ngược xảy ra tương tự, chỉ khác là tiếp điểm RKT-2 sẽ điều khiển sự tác động
của công tắc tơ 2T.
Muốn điều chỉnh (thử) máy, ấn nút TT hoặc TN. Ở chế độ này, dây quấn động
cơ luôn được đấu  và có điện trở phụ trong mạch stato (2T hoặc 2N có điện) nên tốc độ
động cơ thấp.
Trong sơ đồ còn có động cơ bơm dầu bôi trơn ĐB. Nó được đóng cắt điện đồng thời
với động cơ chính nhờ công tắc tơ KB và các tiếp điểm liên động.

4
3. Liên động và bảo vệ.
+Bảo vệ quá tải các động cơ bằng các rơle nhiệt.
+Bảo vệ ngắn mạch bằng các aptomat và cầu chì.
+Có rơ le tốc độ giúp quá trình hãm thắng an toàn
4. Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống truyền động khuếch đại từ - động cơ
a. Ưu điểm
+Khả năng khởi động và làm việc tin cậy.
+Thực hiện điều khiển một cách tuyến tính.
+Sơ đồ thực hiện điều chỉnh bộ khuếch đại từ tương đối đơn giản.
b. Nhược điểm:
+ Tổn hao riêng tương đối lớn, hiệu suất thấp
+Phạm vi điều chỉnh hẹp
+ Độ chính xác không cao, tính trễ lớn
+ Kết cấu của sơ đồ còn cồng kềnh, chi phí đắt, không phổ biến.
Vậy để khắc phục được những nhược điểm trên mà vẫn đảm bảo yêu cầu của
công nghệ của máy ta phải thay thế bởi phương án truyền động

5
Hình 1.2 Sơ đồ mạch động lực máy doa 2620

6
Hình 1.3 Sơ đồ mạch điều khiển máy doa 2620

IV. Tính Chọn thiết bị cho mạch động lực máy doa ngang
1. Chọn thiết bị đóng cắt
Yêu cầu công nghệ: +Động cơ chính 10KW-1600vòng/phút
+Bộ bơm dầu:0,08kw

Động cơ chính:
Pđm 10000
I đm= = =18.82 A
√3 ×U × cosφ × n √3 ×380 × 0.85 ×0.95
Tính toán cho máy bơm dầu
Pđm 80
I đm= = =0 , 15 A
√3 ×U × cosφ × n √3 ×380 × 0.85 ×0.95
Chọn CB có Uđm ≥ 380
Chọn CB chính
I n ≥ K at ∗I dmdc=(1 ,1 ÷ 1, 5)× 18 , 82=20 , 7 28 ,23 (A )
U cuonhut ≥ 220VAC

7
Như vậy ta chọn:

Mã sản phẩm: BH-D6 3P 25A

Dòng sản phẩm: MCB BH-D6

3P
Số cực:

Dòng định mức: 25A

Dòng cắt ngắn mạch lớn nhất: 6 kA

Chức năng: Dùng để kiểm soát

8
Bảo vệ quá tải và ngắn mạch

Dùng trong mạng lưới điện dân dụng và


Ứng dụng:
công nghiệp

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60898-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Bảo hành: 12 tháng

Chọn MCB cho bộ bơm dầu

I n ≥ K at ∗I dmdc=(1 ,1 ÷ 1, 5)× 0 , 15=0,165 0,225( A )


U cuonhut ≥ 220 VAC

Như vậy ta chọn:

Mã sản phẩm: BH-D6 3P 0,5A

9
Dòng sản phẩm: MCB BH-D6

Số cực: 3P

Dòng định mức: 0,5 A

Dòng cắt ngắn mạch lớn nhất: 6 kA

Dùng để kiểm soát


Chức năng:
Bảo vệ quá tải và ngắn mạch

Dùng trong mạng lưới điện dân dụng và


Ứng dụng:
công nghiệp

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60898-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Bảo hành: 12 tháng

Chọn contactor:
Cho động cơ chính
Do động cơ roto lồng sóc có hãm dừng nên chọn contactorcó nhãn AC4 dòng định mức
Iđm≧ 20,7A

10
Ta chọn contactor cho động cơ chính có:

Mã sản phẩm: S-T35 35A

Dòng sản phẩm: S-T125

Số cực: 3P

Dòng định mức: 380V

Dòng định mức: 35 A

Số tiếp điểm: 2NO+2NC

Công suất định mức dùng cho động


11kw

Chức năng: Điều khiển động cơ

Dùng trong mạng lưới điện dân dụng và


Ứng dụng:
công nghiệp

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60947-4-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Bảo hành: 12 tháng

11
Chọn contator cho động cơ bơm dầu

ta chọn contactor có dòng điện định mức Iđm≧ 0,225A :

Mã sản phẩm: S-N10 9A

Dòng sản phẩm: S-N10

Số cực: 3P

Dòng định mức: 380V

Dòng định mức: 9A

12
Số tiếp điểm: NO+NC

Công suất định mức dùng cho


4kw
động cơ

Chức năng: Điều khiển động cơ

Dùng trong mạng lưới điện dân dụng và


Ứng dụng:
công nghiệp

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60898-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Bảo hành: 12 tháng

2. Chọn thiết bị bảo vệ


Chọn rơle nhiệt:
cho động cơ chính

I tt =( 1 , 2÷ 1 ,5 ) . I đm=( 1 ,2 ÷ 1 ,5 ) .18 , 82=22 , 58 28 ,23 ¿A¿

Mã sản phẩm: MT-32 (16-22A)

Dòng Sản phầm: MT-32

Số cực 3P

13
Dòng bảo vệ: 16-22A

Điện áp thử nghiệm xung 6KV

Chức năng: Bảo vệ động cơ khỏi quá nhiệt

Kích thước: 45x75x90

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60898-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản


Bảo hành: 12 tháng

Cho bộ bơm dầu:


I tt =( 1 , 2÷ 1 ,5 ) . I đm=( 1 ,2 ÷ 1 ,5 ) .0 , 15=0 ,18 0,225( A)

Mã sản phẩm: MT-12 (0,63-1A)

Dòng sản phẩm: MT-12

Số cực: 3P

Dòng định mức: 0,63-1A

Điện áp thử nghiệm xung 4kV

Chức năng: Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ

Tiêu chuẩn: IEC/EN 60898-1

Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Bảo hành: 12 tháng

Chọn relay trung gian

14
Chọn theo nguồn 220v=>Relay trung gian cần có điện áp định mức là 220V nên chọn
LY2-N AC220/240 của hãng Omron

Mã sản phẩm LY2-N AC220/240

Dòng LY2

Số cực 2 cực 8 chân

Điện áp 200-240VAC

Tiếp điểm 2NO+NC

Phụ kiện mua riêng PTF-08-PU, PTF-08-PU-L, PTF08A-E,


PTF08A(chân đế)

Kích thước 28x21.5x36mm

Hãng sản phẩm OMRON

Chọn rơ le thời gian

15
Chọn theo nguồn 220v=>Relay thời gian cần có điện áp định mức là 220V nên chọn
T48N-01B của hãng Hanyoung

Mã sản phẩm T48N-01B

Dòng T48N

Số cực 2 cực 8 chân

Điện áp 200-240VAC

Ngõ ra điều khiển 1 Thời gian+ 1 tức thời (c)

thời gian cài đặt 1s/ 1m/ 1h

Kích thước 48x48mm

Hãng sản phẩm Hanyoung

Chọn relay tốc độ:

Ta chọn theo điện áp 220V và ít nhất 2 tiếp điểm NO :

Mã sản phẩm 3UG4622-1AW30

Điện áp 24-240V

16
Số tiếp điểm NO 3

Độ chịu nhiệt 20-650C

Dòng điện điều khiển 50mA-10A

Thời gian đóng tiếp điểm Chọn từ 0,1-20S

Hãng sản xuất SEMIEN

3. Chọn dây dẫn


Ta chọn dựa theo động cơ có dòng 18,82A và điện áp 220V tra bảng tiêu chuẩn chọn
dây Cadivi ta chọn:

17
Mã sản phẩm: CV-2,5 (E)

Tiếp diện 2.5mm

Điện áp 220V

Dòng điện 20A

Hãng sản xuất Cadivi

18
Chương II : THIẾT KẾ MẠCH TRUYỀN ĐỘNG ĂN DAO

I. Thiết kế mạch truyền động ăn dao:

2.1 Sơ đồ mạch động lực của hệ truyền động

19
2.2 Sơ đồ mạch điều khiển mạch truyền động

II. Giới thiệu về động cơ servo


Do yêu cầu về công nghệ là dừng nhanh và chính xác nên mạch truyền động ăn dao
của máy doa 2620 được sử dụng động cơ servo để đáp ứng yêu cầu.

20
Giới thiệu tổng quan: Động cơ servo được thiết kế cho những hệ thống hồi tiếp
vòng kín, tín hiệu ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ
quay, vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có bầt kỳ lý do
nào ngăn cản chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận thấy tín hiệu ra
chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ
đạt được điểm chính xác.

2.3 Sơ đồ cấu tạo động cơ servo

1- Motor 6- Bộ hồi tiếp vị trí ,tốc độ

2- Mạch điều khiển 7- Trục bánh răng

3- Dây nguồn dương(màu đỏ) 8- Bánh xe quay

4- Dây nguồn âm(màu đen) 9- Vỏ servo

5- Dây tín hiệu(màu trắng) 10- Bộ điều khiển dữ liệu

21
1. Nguyên lý điều khiển động cơ servo:
Điều khiển năng lượng cho động cơ servo
Bộ điều khiển điện động cơ servo sử dụng một hàng các transistor công
suất được gọi là Transistor có cực điều khiển cách ly(IGBT) để kiểm soát
năng lượng đưa vào động cơ servo.
IGBT có khả năng chuyển mạch nhanh với dòng lớn nên là lựa chọn lý
tưởng cho ứng dụng này.
IGBT được điều khiển bằng các thiết bị điện tử nhằm sản sinh ra các dạng điện áp, dòng
điện, tần số, phân cực và pha đặc thù cung cấp cho động cơ servo.
Vì lý do này, mỗi bộ điều khiển thường kết hợp với một dòng động cơ servo cụ thể.
Trong khi tín hiệu đầu vào cho bộ điều khiển động cơ servo là dòng một chiều (DC), đầu
ra bộ điều khiển gần như là dạng sóng điện xoay chiều để điều khiển trơn tốc độ, gia tốc
và mô men của động cơ servo.

Tín hiệu điều khiển động cơ servo


Dựa vào dữ liệu lưu trong chương trình điều khiển
chuyển động, bộ điều khiển nhận tín hiệu để thực hiện một
dạng chuyển động nhất định.
Tín hiệu từ bộ điều khiển chuyển động gửi tới bộ điều
khiển động cơ servo có thể có nhiều dạng:
Điện áp một chiều dạng tương tự (ví dụ như từ -12VDC
đến +12VDC) Dãy xung Gói dữ liệu truyền qua mạng
Phản hồi trong hệ thống động cơ servo
Bộ điều khiển và động cơ servo cùng hoạt động để vận
hành trong chế độ mạch vòng kín.
Khi sử dụng mạch phản hồi, vị trí thực tế, vận tốc hay mô
men của động cơ servo được so sánh với lệnh chuyển động
và bất kỳ sai số nào giữa các cặp giá trị trên đều được xác
định.
Sau đó, bộ điều khiển động cơ servo sẽ sử dụng các thông tin sai số này để điều chỉnh
hoạt động của động cơ theo thời gian thực, sao cho quá trình
hoạt động của động cơ đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng.
Chu trình phản hồi – xác định sai số – triệt tiêu sai số được gọi
là mạch vòng điều khiển kín .

22
Mạch vòng điều khiển
Mạch vòng điều khiển được xử lý bởi bộ điều khiển động cơ servo, bộ điều khiển
chuyển động hoặc cả hai tùy thuộc vào yêu cầu điều khiển.
Để đạt được chuyển động như mong muốn cho ứng dụng của mình, chúng ta có thể tách
riêng các mạch vòng điều khiển cho vị trí, vận tốc và mô men.
Không phải tất cả các ứng dụng điều khiển đều bao gồm cả ba dạng mạch vòng điều
khiển vừa nêu. Nhiều ứng dụng chỉ gồm có mạch vòng dòng điện và mạch vòng tốc độ
dùng cho điều khiển tốc độ. Nhiều ứng dụng lại cần có cả ba mạch vòng điều khiển để
điều khiển vị trí.
- Điều khiển vị trí (position Loop):
Vị trí được hiểu là vị trí góc tuyệt đối của trục động cơ servo hoặc trong vài trường
hợp, là vị trí của thiết bị truyền động bởi động cơ servo.
Khi động cơ servo thay đổi vị trí, bộ mã hóa xung vòng quay của động cơ servo sẽ gửi
phản hồi vị trí thực tế của trục động cơ tới bộ điều khiển động cơ servo hoặc có thể gửi
tín hiệu trực tiếp tới bộ điều khiển chuyển động.
Mạch vòng vị trí sẽ tiến hành so sánh vị trí đặt và vị trí thực tế; từ sai số nhận được và
các thông số căn chỉnh của mạch vòng, bộ điều khiển tự động điều chỉnh vị trí trục quay
động cơ theo thời gian thực để triệt tiêu sai lệch vị trí.
Theo cách này, động cơ servo sẽ thực hiện chính xác theo thông số đã đặt trước ngay
cả khi điều kiện vận hành thay đổi. Ví dụ như, nếu thiết bị truyền động bởi động cơ
servo trở nên khó di chuyển, bộ điều khiển động cơ servo sẽ điều khiển tăng mô men
sinh ra và/hoặc điều khiển động cơ vận hành trong khoảng thời gian lâu hơn để đạt được
vị trí mong muốn bất chấp ma sát của cơ cấu truyền động.
- Điều khiển tốc độ (Velocity Loop):
Tốc độ ở đây được hiểu là vận tốc và chiều quay của động cơ servo.Khi động cơ servo
tăng tốc hoặc giảm tốc, bộ mã hóa xung vòng quay sẽ gửi vận tốc và chiều quay thực tế
tới bộ điều khiển động cơ servo hoặc gửi trực tiếp tới bộ điều khiển chuyển động.
Mạch vòng tốc độ sẽ so sánh tốc độ đặt với tốc độ hiện tại; dựa vào sai số tốc độ và
các thông số căn chỉnh của mạch vòng, bộ điều khiển động cơ sẽ tự động điều chỉnh vận
tốc động cơ theo thời gian thực để đạt được các yêu cầu của ứng dụng.
Theo cách này, động cơ servo sẽ thực hiện đúng theo các thông số đã cài đặt ngay cả khi
điều kiện vận hành thay đổi. Ví dụ như, nếu động cơ servo truyền động cho một cơ cấu
có trọng lượng lớn, động cơ sẽ rất khó để giảm tốc. Trong trường hợp này, động cơ có

23
thể tăng mô men nghịch để dừng tải trong khoảng thời gian và khoảng cách theo yêu cầu
của ứng dụng.
- Điều khiển Mô men (Current Loop):
Mô men của động cơ Servo là lực tạo ra từ chuyển động quay của rotor động cơ.Mô
men tạo ra tỷ lệ thuận với dòng điện hiệu dụng chạy trong cuộn dây stator của động cơ.
Dòng hiệu dụng càng cao, mô men sinh ra càng lớn.
Bộ điều khiển động cơ servo đo trị số dòng hiệu dụng chạy trong cuộn dây stator và
dùng phản hồi giá trị này để tự động điều chỉnh dòng điện trong động cơ theo thời gian
thực nhằm đáp ứng được yêu cầu mô men của ứng dụng.
Mạch vòng dòng điện đôi khi được hiểu là mạch vòng mô men.
Trong ví dụ sau, bộ điều khiển gửi đi 32 xung để điều khiển vị trí động cơ.
Bộ mã hóa xung vòng quay gửi tín hiệu phản hồi vị trí của động cơ. Sai số nhận được
sẽ được sử dụng để điều chỉnh động cơ đến vị trí đúng.
Do quán tính nên động cơ chuyển động vượt quá vị trí chuẩn một chút, sai số vị trí
này sẽ được dùng để điều chỉnh động cơ về vị trí đúng.

Bộ phản hồi mã hóa xung vòng quay

Bộ mã hóa xung vòng quay (encoder) là thiết bị phần cứng thiết yếu
của hệ thống động cơ servo có tác dụng phản hồi tốc độ và vị trí.
Thông thường, bộ mã hóa xung vòng quay nằm trong hoặc được gắn
với động cơ servo. Trong một vài ứng dụng, bộ mã hóa xung vòng
quay là thiết bị được gá lắp riêng biệt với động cơ. Cách gá lắp này
giúp cho bộ mã hóa xung vòng quay ghi nhận được các thông số
khác ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ servo.
Có hai dạng bộ mã hóa xung vòng quay chính:
Bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ (incremental)
Bộ mã hóa xung vòng quay tuyệt đối (absolute)
Cấu trúc vật lý của bộ mã hóa xung vòng quay quyết định dạng tín hiệu phản hồi.
Chúng ta hãy cùng xem chúng khác nhau như thế nào!

Bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ


Bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ áp dụng nguyên lý quang học sử
dụng một đĩa thủy tinh trong suốt được in các vạch đối xứng tỏa tròn
theo khoảng cách đều. Đĩa này được gắn cố định với trục động cơ và

24
quay cùng rotor của động cơ.
Các vạch trên đĩa được phát hiện bởi một cảm biến quang điện. Đầu ra của cảm biến
thay đổi mỗi khi có sự thay đổi từ sáng sang tối hoặc từ tối sang sáng. Tốc độ thay đổi
này tỷ lệ thuận với vận tốc động cơ. Đầu ra của bộ mã hóa xung vòng quay là một dải
xung tỷ lệ với vận tốc động cơ. Đầu ra này đôi lúc còn được gọi là tín hiệu Pha A.
Như vậy, với bộ mã hóa này chúng ta không thể biết được chiều quay mà chỉ biết
được tốc độ của động cơ.
Để biết được chiều quay, bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ cần lắp thêm một cảm biến
quang thứ hai, cách cảm biến thứ nhất một khoảng cách nhất định. Khi thay đổi chiều
quay thì xung cũng thay đổi

Vị trí của cảm biến thứ hai được lắp ở trị trí sao cho sự thay đổi sáng tối làm cho đầu
ra của cảm biến thứ hai lệch pha 90 độ so với cảm biến thứ nhất. Quan hệ giữa các xung
này được gọi là chậm pha ¼ chu kỳ.
Bằng cách so sánh hai dãy xung lệch pha này, ngoài xác định được vận tốc quay còn
có thể xác định được chiều quay!
Đầu ra từ cảm biến thứ 2 còn được gọi là tín hiệu Pha B.
Bên cạnh tín hiệu pha A và pha B, bộ mã hóa xung vòng quay có thể có đầu ra thứ ba
được gọi là Pha Z.
Pha Z chỉ xuất đi một xung ứng với mỗi vòng quay. Tín hiệu này có tác dụng xác định
vị trí gốc ban đầu hoặc vị trí tham chiếu.
Bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ sử dụng xung tham chiếu này là điểm bắt đầu để từ

25
đó xác định vị trí tuyệt đối bằng cách đếm số xung bắt đầu từ một vị trí đã biết.

Bộ mã hóa xung vòng quay tuyệt đối

Bộ mã hóa xung vòng quay tuyệt đối cũng sử dụng một đĩa trong suốt;
nhưng thay vì dùng các vạch in, đĩa này có các vùng trong suốt và vùng
mờ sắp xếp theo mã nhị phân.
Mỗi bit mã hóa là một vùng riêng biệt trên đĩa và các cảm biến quang
sẽ đồng thời đọc tất cả các vùng này.
Dữ liệu đọc từ đĩa là duy nhất ứng với mỗi vị trí góc của trục động
cơ. Dữ liệu này có thể được gửi đi từ bộ mã hóa theo phương thức song
song hoặc được chuyển đổi sang kiểu dữ liệu nối tiếp.
Số bit trong mã dữ liệu quy định độ phân giải góc của bộ mã hóa xung
vòng quay. Theo lý thuyết, một bộ mã hóa xung vòng quay có độ phân
giải 12 bit sẽ sinh ra 4096 mã đơn nhất khi quay một vòng 360 độ; hay
nói cách khác khi trục động cơ quay được 0.088 độ sẽ xuất ra một mã
đơn nhất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng thêm số góc thực tế
nhưng bộ mã hóa 20 bit cũng không phải là hiếm gặp.
Một phương pháp khác để xác định vị trí tuyệt đối là kết hợp một dạng đặc biệt của bộ
mã hóa xung vòng quay tỷ lệ với một bộ nhớ phần cứng cùng với một phần mềm riêng
thay vì sử dụng chiếc đĩa đắt đỏ của bộ mã hóa tuyệt đối.
Thiết bị sử dụng các xung lũy tiến từ bộ mã hóa để tạo một vị trí ảo tuyệt đối trong bộ
nhớ phần cứng. Nhờ có pin, bộ nhớ được duy trì ngay cả khi ngắt nguồn của hệ thống.
Cả hai dạng bộ mã hóa xung vòng quay tuyệt đối đều có thể gửi phản hồi vị trí cần thiết
đến bộ điều khiển động cơ servo.

III. Bộ điều khiển (Driver MR-j4 Series) :

26
-Bao gồm các đầu nối, các ngõ vào ra để qua đó điều khiển động cơ servo hoạt động.
Các ngõ ra bao gồm đầu 26 chân dùng để điều khiển cho động cơ hoạt động, đầu 15
chân dùng để đưa vào encoder dùng để điều khiển chiều quay và xác định vị trí.

- Bộ điều khiển động cơ servo có chức năng biến đổi tần số này thành tần số khác, tần số
càng cao động cơ quay càng nhanh theo công thức: n. Do động cơ có số đôi cực không
thay đổi, nên khi ta tăng tần số thì số vòng quay tăng lên và ngược lại
Sơ đồ đấu nối bộ điều khiển:

27
28
Tên chân Đặc tính kỹ thuật

DICOM Nguồn điện vào driver

NG Nhận tín hiệu điều khiển mức thấp(0)

PG Nhận tín hiệu điều khiển mức cao(1)

PP Nhận tín hiệu điều khiển tự động chạy thuận mức thấp

NP Nhận tín hiệu điều khiển tự động chạy thuận mức thấp

SON Khởi động động cơ

DOCOM Chân nối mass

EMG Dùng để dừng khẩn cấp

LSN Tắt chế độ chạy thuận

29
OPC Chân nối đất

LSP Tắt chế độ chạy nghịch

ST1 Chạy thuận thủ công bằng nút nhấn

ST2 Chạy ngịch thủ công bằng nút nhấn

SP1 Chọn tốc độ khị chạy thuận bằng nút nhấn

SP2 Chọn tốc độ khi chạy nghịch bằng nút nhấn

1. Lựa chọn thiết bị cho mạch điều khiển ăn dao:


Lựa chọn động cơ
Dựa theo yêu cầu thì ta chọn động cơ cho mạch truyền động tương ứng với M2≥
2,1kw và M3≥ 1,5kw .

30
Dựa theo bảng chọn trên ta chọn động cơ có series HG-JR vì sử dụng dành cho các
máy công nghiệp nặng(Press machines)

Dựa theo hướng dẫn chọn ta chọn motor có mã


Với motor 3:
Mã sản phẩm HG-JR 203 G1

Công suất 2kw

Tốc độ 3000 vòng/phút

Điện áp 200V/220V

Dòng điện 11A

31
Độ phân giải encoder 4194304 xung/vòng

Cấp bảo vệ IP67

Tiêu chuẩn IEC 600034-1

Hãng sản xuất Mitsubishi NHật Bản

Bộ diver đề xuất MR-J4-200GF


- MR-J4-200GF-RJ
- MR-J4-200B
- MR-J4-200B-RJ
- MR-J4-200A
- MR-J4-200A-RJ
- MR-J4-350GF
- MR-J4-350GF-RJ
- MR-J4-350B
- MR-J4-350B-RJ
- MR-J4-350A
- MR-J4-350A-RJ

Với motor 2:

Mã sản phẩm HG-JR 353 G1

Công suất 3.5 kw

Tốc độ 3000 vòng/phút

Điện áp 200V/220V

Điện áp 17A

Đồ Phân giải encoder 4194304 xung/vòng

Cấp bảo vệ IP67

Tiêu chuẩn IEC 600034-1

32
Hãng sản xuất Mitsubishi NHật Bản

Bộ diver đề xuất - MR-J4-350GF


- MR-J4-350GF-RJ
- MR-J4-350B
- MR-J4-350B-RJ
- MR-J4-350A
- MR-J4-350A-RJ
- MR-J4-500GF
- MR-J4-500GF-RJ
- MR-J4-500B
- MR-J4-500B-RJ
- MR-J4-500A
- MR-J4-500A-RJ

Lựa chọn driver điều khiển

33
Ta lựa chọn theo công suất động cơ lần lượt M2: 3.5 kw và M3:2kw
Với driver cho motor 2:
Mã sản phẩm MR-J4- 350 A

Công suất điều khiển 3.5kw

Điện áp 380-480V

Tiêu chuẩn IEC 600034-1

Hãng sản xuất Mitsubishi NHật Bản

Với driver cho motor 3 :

Mã sản phẩm MR-J4- 200 A

Công suất 2 kw

Điện áp 380-480V

Tiêu chuẩn IEC 600034-1

34
Hãng sản xuất Mitsubishi NHật Bản

Lựa chọn dây dẫn cho bộ driver:


Tra bảng chọn manual của hãng ta có:

35
Do công suất của 2 động cơ nằm chung một mã và dòng nên chọn chung dây có mã là

MR-PWCNS4

Dây có tiếp diện từ 2mm tới 3.5mm ngoài ra ta phải chọn đầu kết nối :

36
Kết luận vậy ta có thể chọn dây của hang Cadivi có mã CV-2,5 (E) tiếp diện 2,5mm và
đầu dây kết nối CE 3057-12A-1-D .

CHƯƠNG III THIẾT KẾ TỰ ĐỘNG HÓA CHO MÁY DOA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các máy gia công kim loại thường dùng để gia công các kim mang tính đơn chiếc hoặc
sản xuất nhỏ. Trong đó thời gian phụ trong quá trình gia công chiếm 60-80% thời gian
làm việc, cũng như việc gia công đòi hòi tỉ mỉ việc điều khiển máy bằng tay sẽ làm cho
tỉ lệ sai lệch lớn tạo ra sản phẩm kém chất lượng và mất rất nhiều thời gian khi ta gia
công số lượng lớn sản phẩm. Chính vì vậy việc tự động hóa là điều cần thiết để rút ngắn
thời gian cho việc gia công số lượng lớn sản phẩm đặc biệt là quá trình gia công lặp đi
lặp lại, tỉ lệ sai lệch nhỏ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Một trong
những giải pháp thực tế được dùng hiện nay là điều khiển tự động bằng PLC, em ưu tiện
chọn PLC của hãng Mitsubishi , chúng thỏa mãng các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.

Để thiết kế một hệ thống điều khiển dùng PLC ta phải đi theo các bước sau đây:
1. Xác định quy trình công nghệ. Trước tiên, ta phải xác định những yêu cầu của hệ
thống được điều khiển. Phương pháp và khả năng điều khiển với từng thiết bị trong hệ
thống.
2. Chọn cấu hình cứng bao gồm : Các thiết bị cảm biến, PLC, các thiết bị chấp hành. Tất
cả các thiết bị xuất nhập bên ngồi đỊu được kết nối với bộ điều khiển lập trình. Thiết bị
nhập là các công tắc, các nĩt ấn, công tắc hành trình, cảm biến. Thiết bị xuất là những
cuộn dây, van điện từ, motor, bộ hiển thị, các đèn báo hiệu. Sau khi xác định tất cả các
thiết bị xuất nhập cần thiết, ta chọn PLC và định vị các thiết bị vào ra tương ứng cho
từng ngõ vào ra trên PLC.
3. Thiết lập lưu đồ điều khiển hệ thống.
4. Lập trình cho PLC trên máy lập trình.
5. Đỉ chương trình vào RAM cđa PLC.
6. Kiểm tra chương trình trước khi lắp đặt vào hệ thống.
7. Lắp PLC vào hệ thống điều khiển .
8. Chạy thử và kiểm tra chương trình lần cuối. Hoàn thiện tài liệu mô tả và nạp chương
trình vào EPROM.

37
II. THIẾT KẾ QUI TRÌNH ĐIỀU KHIỂN .
1. Xác định qui trình công nghệ :
B1:nhần nút để bàn quay quay và trục sau trở về vị trí bang đầu. Sau đó đặt vật và đưa
bàn quay tới vị trí mong muốn.
B2:nhấn nút để trục Y (độ cao ụ chính) trở về vị trí bang đầu chọn tâm thông qua trục Y
trên bảng điều khiển HMI ,khi trục Y đến vị trí mong muốn sẽ dừng
B3:Tiếp theo ta cho trục X(vị trí đi ra của dao doa), chọn độ sâu thông qua trục X và
chế độ quay thuận hay nghịch của dao doa trên bảng điều khiển HMI . Khi đặt phôi lên
bàn sẽ xác định phôi qua cảm biến nếu không có vật sẽ không cho trục X tức là mũi dao
đi ra
B3: Quá trình doa sẽ kết thúc khi đạt tới yêu cầu trục X đã thiết lập sẽ kết thúc quá trình
động cơ sẽ dừng quay dao và lùi trục X về vị trí ban đầu.

38
2. Thiết kế lưu đồ thuật toán

39
Giải thích sơ đồ : -Đầu tiên ta mở chế độ auto sau đó để đảm bảo sự chính xác trong
quá trình ta nhấn nút về vị trí gốc , rồi mới nhập giá trị vị trí trục Y(từ 0 tới 1445mm)
mong muốn sau đó trục Y di chuyển để xác nhận vị trí đã đạt được đúng với thì thước
quan phản sẽ phản hồi giá trị vị trí nếu sai thì trục Y sẽ tiếp tục di chuyển nếu đúng thì
trục Y sẽ dừng lại.Tiếp theo để đảm bảo chính xác trong quá trình ta nhấn nút đưa trục X
về vị trí gốc, sau đó nhập giá trị vị trí trục X(từ 0 tới 635mm) mong muốn , để tiếp tục
quá trình thì ta phải đặt vật được nhận diện thông qua cảm biến nếu như cảm biến không
phát hiện được vật sẽ không cho tiếp tục quá trình , khi phát hiện được vật ta chọn chế
độ quay thuận nghịch của lưỡi dao sau đó động cơ sẽ quay theo chế độ đạ chọn cùng
vời trục X di chuyển chuyển để xác nhận vị trí đã đạt được đúng với thì thước quan
phản sẽ phản hồi giá trị vị trí nếu sai thì trục X sẽ tiếp tục di chuyển nếu đúng thì trục X
sẽ dừng lại. Khi trục X đến di chuyển bằng giá trị đẵ nhập thì quá trình sẽ kết thúc động
cơ quay dao dừng lại và dưa trục X về giá trị ban đầu.

III. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT PLC:


1. Sơ đồ :

40
3.1 Hình ảnh mạch động lực của ụ chính

41
3.2 Hình ảnh mạch điều khiển ụ chính

42
3.3 Sơ đồ mạch động lực ăn dao dụ chính

43
3.4 Sơ đồ mạch điều khiển ăn dao ụ chính

44
3.5 Sơ đồ đấu nối PLC điều khiển hệ thống tự động

Nguyên lý sơ đồ :
Để thực hiện quá trình AUTO ta nhấn công tắc AM để cấp điện cho cuộn hút TG hút
tiếp điểm TG chuyển sang chế độ điều khiển thông qua PLC (FX5U-32MT-ES) lúc này
chế độ điều khiển tay các nút nhấn(MTvà MN quay dao thuận nghịch , TT và TN chạy
thử thuận ngịch, FRT và RRT điều khiển 2 động cơ ăn dao chạy thuận nghịch) sẽ không
hoạt động .
Nguyên lý làm việc của ụ chính sẽ như mục: 2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ trang
6 . để kết thúc quá trình ta ngưng cấp điện vào 2 cuộn hút TPLC và NPLC. Tương tự
với 2 chế độ thử thuận 2TPLC và 2NPLC

Còn động cơ ăn dao sẽ nhận tín hiệu chạy thuận vào cổng NG và chạy nghịch vào
cổng PG.

45
2. Lựa chọn thiết bị điều khiển cho mạch PLC
-Relay trung gian: Chọn theo nguồn 220v=>Relay trung gian cần có điện áp định mức
là 220V nên chọn LY2-N AC220/240 của hãng Omron

Mã sản phẩm LY2-N AC220/240

Dòng LY2

Số cực 2 cực 8 chân

Điện áp 200-240VAC

Tiếp điểm 2NO+NC

Phụ kiện mua riêng PTF-08-PU, PTF-08-PU-L, PTF08A-E,


PTF08A( chân đế)

Kích thước 28x21.5x36mm

Hãng sản phẩm OMRON

46
- Cảm biến từ cho chế độ về gốc:

Mã sản phẩm PM30-10P

Loại chân tín hiệu PNP

Nguồn điện 6-30 VDC

Dòng điện 10mmA (m)ax

Tiêu chuẩn IP67

Hãng sản xuất FOTEK

-Cảm biến tiệm cận phát hiện vật:

47
Mã sản phẩm E3F-DS30P1

Loại chân tín hiệu PNP

Nguồn điện 6-36 VDC

Dòng điện 20-35mmA

Khoảng cách phát hiện vật 0-30cm

Tiêu chuẩn IP67

Hãng sản xuất DHE

-Nguồn tổ ong:

48
Mã sản phẩm: S-250-24

Điện áp đầu vào 220VAC

Điện áp đầu ra 24VDC

Dòng điện 10A

Số ngõ ra 3 ngõ

Xuất xứ Trung Quốc

49
-Chọn thước quang

Mã sản phẩm AS-L5 ADO

Model: AS-L5

Hành trình: 1300mm-3050mm

Tín hiệu: TTL 5V

Độ chính xác 5µm

Cáp tiêu chuẩn 5m

50
Bảo hành 6 tháng

Xuất xứ Trung Quốc

Chọn thước cho trục X dài 650mm


Chọn thước cho trục Y dài 1450mm
Lựa chọn PLC
Ta chọn số cổng io dựa theo số tiếp điểm vào và ra bao gồm
Tiếp điểm input 11 tiếp điểm:
+4 cổng thước quang
+ cổng cảm biển về vị trí ban đầu
+cổng tiếp điểm cảm biến vật
+2 cổng cho nút nhấn mở tắt hệ thống
Tiếp điểm output 8 tiếp điểm
+4 tiếp điểm cho chế độ thuận nghịch điều khiển driver
+4 tiếp điểm cho chế độ chạy thuận nghịch ụ chính chế độ chạy thử thuận nghịch
Như vậy chọn cổng có input≥8 cổng , output≥8 cổng

Như vậy ta chọn PLC có:

Mã sản phẩm FX5U-32MT/ES

51
Nguồn cấp 100-240VAC

Dung lượng 64Kb

Tốc độ xử lý nhanh

Cổng input 16

Cổng output 16

Pin đệm có

Cấp bảo vệ IP10

Phần mở rộng có

Xuất xứ Nhật bản

IV. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG PLC


1. Báo cáo I/O:

52
Cổng input Chức năng

L Nguồn cấp điện +220v

N Nguốn nối dây trung tính

X0 Nhận tín hiệu thước quang của trục Y (kênh A)

X1 Nhận tín hiệu thước quang của trục Y (kênh B)

X2 Nhận tín hiệu cảm biến home

X3 Nhận tín hiệu thước quang của trục X (kênh A)

X4 Nhận tín hiệu thước quang của trục X (Kênh B)

X5 Nhận tín hiệu cảm biến phát hiện vật

X6 Nhận tín hiệu từ rơ le nhiệt 1RN

X7 Nhận tín hiệu từ rơ le nhiệt 2RN

Cổng Chức năng


output

Y0 Phát xung điều khiển động cơ quay bàn

Y1 Điều khiển hướng quay động cơ quay bàn

Y2 Phát xung điều khiển động cơ ăn dao

Y3 Điều khiển hướng quay động cơ ăn dao

53
Y4 Điều khiển quay thuận ụ chính

Y5 Điều khiển quay nghịch ụ chính

Y7 Điều khiển chạy thử thuận ụ chính

Y10 Điều khiển chạy thử nghịch ụ chính

COM0 Chân nối mass Y0 tới Y3

COM1 Chân nối mass Y4 tới Y7

COM2 Chân nối mass Y10 tới Y13

2. Thiết kế điều khiển và mô phỏng:

4.1Bảng menu chính


Hướng dẫn :
-Chọn Auto để vào menu điều khiển chế độ tự động.
-Chọn Manual để vào menu điều khiển chế độ chạy tay bằng màng hình HMI.
-Chọn Alarm để xem được thông số và lỗi của hệ thống.

54
- Chọn Simulation để xem được các chế độ động cơ.

4.2 Bảng điều khiển chế độ tự động

Hướng dẫn :
-Chọn reset M27 thiết lập lại thước quang D31 của trục X về vị trí ban đầu.
-Chọn reset M21 thiết lập lại thước quang D30 của tục Y về vị trí ban đầu .
-Chọn nút Home để đưa trục X hoặc Y về vị trí gốc trong quá trình .
-Nhập giá trị vị trí của trục X vào bẳng D110 và giá trị trục Y vào bảng D90, nhập tốc độ
động cơ vào bẳng D170.
-Chọn chế độ quay thuận bằng nút Forward và quay nghịch bằng nút Reverse.
-Nhấn khởi động ụ chính bằng nút StartY.
- Các nút lần lượt Menu Screen,Alarm,Auto,Manual,Simulation là các nút để vào
bảng điều khiển menu chính, thông số và lỗi, tự động , bằng tay, giám sát động cơ.

55
4.3 Bảng hệ thống điều khiển chế độ chạy tay

Hướng dẫn :
Main motor:điều khiển mạch ăn dao
-Chọn quay thuận bằng nút Forward , quay nghịch bằng nút Reverse.
-Chọn chạy thử thuận bằng nút JOG+ , quay nghịch bằng nút JOG-
Table rotation: điều khiển quay bàn.
- Chọn nút Rotate forward để bàn quay thuận và Rotate reverse để bàn quay thuận.
- Nhập góc quay ở bảng D70 và nhấn Rotate để bàn quay về đúng góc mong muốn.
- Tốc độ quay của động cơ nhập vào bảng D1.
Feed movement: điều khiển mạch ăn dao.
- Chọn nút Move right để động cơ quay thuận , Move left là quay nghịch
- Để chỉnh tốc độ di chuyển của mạch ăn dao nhập tốc độ mong muốn vào bảng D60.
- Các nút lần lượt Menu Screen,Alarm,Auto,Manual,Simulation là các nút để vào
bảng điều khiển menu chính, thông ố và lỗi, tự động , bằng tay, giám sát động cơ.

56
4.4 Bảng giám sát động cơ

Hướng dẫn :
Khi động cơ hiện thị màu xanh là đang hoạt động, ngược lại màu xàm là không hoạt
động.
Đèn Reverse báo đỏ là động cơ đang trong chế độ quay nghịch, ngược lại màu xám
là quay thuận.
Các nút lần lượt Menu Screen,Alarm,Auto,Manual,Simulation là các nút để vào
bảng điều khiển menu chính, thông ố và lỗi, tự động , bằng tay, giám sát động cơ.

57
4.5 Bảng báo thông số và lỗi hệ thống

Hướng dẫn :

Dòng Occurred báo thời gian ngày giờ xuất hiện lỗi, dòng Alarm message thông báo có
lỗi hay không ( như hình trên MT DB overload tức là bị quá tải) ,dòng Frequency báo
số lần xuất hiện lỗi.

Nhấn nhút DELETE để xóa thông tin việc chọn thông tin bằn nút UP và DOWN. Nhấn
nút DELETE ALL để xóa toàn bộ thông tin.

58
4.6 Bảng mô phỏng điều khiển ụ chính

Nguyên lý sơ đồ :
Để thực hiện quá trình AUTO ta nhấn công tắc AM để cấp điện cho cuộn hút TG hút
tiếp điểm TG chuyển sang chế độ điều khiển thông qua PLC (FX5U-32MT-ES) lúc này
chế độ điều khiển tay các nút nhấn(MTvà MN quay dao thuận nghịch , TT và TN chạy
thử thuận ngịch) sẽ không hoạt động .
Nguyên lý làm việc của ụ chính: khi cấp điện vào cuộn hút chế độ thuận nghịch là
TPLC và NPLC ,cũng như cuộn hút chế chạy thửa thuận nghịch 2TPLC và 2NPLC quá
trình sữ như mục 2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ trang 6 . để kết thúc quá trình ta
ngưng cấp điện vào 2 cuộn hút TPLC và NPLC. Tương tự với 2 chế độ thử thuận
2TPLC và 2NPLC

V. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ MONG MUỐN PHÁT TRIỂN:


1. Kết quả mô phỏng:
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về máy doa 2620 dưới sự hướng dẫn của thầy Lưu
Thiện Quang chúng em đã được những kết quả sau đây:
- Tìm hiểu cấu trúc cơ khí, sơ đồ công nghệ và nguyên lý hoạt động của máy doa
ngang model 2620
- Thành công trong việc tự động hóa máy doa 2620 hiện tại mày đã có thể tự động
đi dao và thực hiện quá trình doa.
- Với thước quang độ chính xác trở nên tốt hơn và giúp người thi công tránh sai sót
không đáng có trong quá trình doa.
Giám sát được hệ thống ,nhanh chóng kịp thời sửa chữa khi gặp lỗi.
- Ngoài những ưu điểm trên thì hệ thống chúng em cũng có những giới hạn:
- Việc tự động chưa thể diễn ra hoàn toàn do vẫn bị ảnh hưởng bởi khóa cơ khí
2. Mong muốn phát triển:
- Có thể bỏ qua các bước chuyển khóa cơ khí để quá trình doa có thể làm số lượng
lớn sản phẩm.
- Có thể tự động các bước doa, phay với những chi thiết phức tạp hơn.

59

You might also like