You are on page 1of 36

Chƣơng 2: TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ (TBĐ - TĐH)

CHO MÁY CẮT GỌT KIM LOẠI


2.1.KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1 Khái niệm:
Máy cắt gọt kim loại được dùng để gia công các chi tiết kim loại bằng cách cắt hớt đi
những lớp kim loại thừa, để sau khi gia công chi tiết có hình dạng gần đúng yêu cầu (gia
công thô) hoặc thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu đặt hàng với độ chính xác nhất định về kích
thước và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công (gia công tinh).
2.1.2. Phân loại
-Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ đặc trưng bởi phương pháp gia công, dạng dao
đặc tính chuyển động…máy cắt được chia thành các máy cơ bản; tiện, phay, bào, khoan -
doa, mài và các nhóm máy khác như gia công răng ren vít…
- Theo đặc điểm của quá trình sản xuất có thể chia thành các máy vạn năng, chuyên
dùng và đặc biệt.
+ Máy vạn năng là các máy có thể thực hiện được các phương pháp gia công khác
nhau như tiện, khoan… để gia công các chi tiết khác nhau về hình dạng và kích thước.
+ Máy chuyên dùng là các máy để gia công các chi tiết có cùng hình dạng nhưng
kích thước khác nhau.
+ Máy đặc biệt là các máy chỉ thực hiện gia công các chi tiết có cùng hình dáng và
kích thước.
- Theo kích thước và trọng lượng chi tiết gia công trên máy có thể chia máy cắt kim
loại thành:
+ Máy bình thường: Trọng lượng chi tiết 100 ÷10.103 kg
+ Máy cỡ lớn: Trọng lượng chi tiết 10.103 kg ÷30.103 kg
+ Máy cỡ nặng: Trọng lượng chi tiết 30.103 kg ÷100.103 kg
+ Máy rất nặng: Trọng lượng chi tiết lớn hơn 100.103 kg
- Theo độ chính xác gia công có thể chia thành máy có độ chính xác bình thường,
cao và rất cao
2.1.3. Các chuyển động và các dạng gia công điển hình trên máy cắt kim loại
Trên máy cắt kim loại có hai loại chuyển động chủ yếu: Chuyển động cơ bản và
chuyển động phụ.

1
- Chuyển động cơ bản là sự di chuyển tương đối của dao cắt so với phôi để đảm bảo
quá trình cắt gọt. Chuyển động này lại chia ra : chuyển động chính và chuyển động ăn dao.
+ Chuyển động chính : là chuyển động đưa dao cắt ăn vào chi tiết.
+ Chuyển động ăn dao : là các chuyển động xê dịch của lưỡi dao hoặc phôi để tạo ra
lớp phoi mới.
- Chuyển động phụ : là những chuyển động không liên quan trực tiếp đến quá trình
cắt gọt . Chúng cần thiết khi chuẩn bị gia công, hiệu chỉnh máy…Ví dụ di chuyển thanh dao
hoặc phôi, nâng hạ xà của máy bào giường, kẹp đầu trục máy khoan…
Các chuyển động chính, ăn dao có thể là chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh
tiến của dao hoặc phôi. Ví dụ ở máy tiện, chuyển động chính là chuyển động quay của chi
tiết gia công; chuyển động ăn dao là sự di chuyển của dao.
2.2. TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO NHÓM MÁY TIỆN
2.2.1. Giới thiệu chung về máy tiện
a. Chức năng, công dụng của máy tiện:
Máy tiện là một loại máy cắt gọt kim loại. Trên máy tiện có thể thực hiện nhiều
nguyên công sau:
- Tiện trụ ngoài và trong
- Cắt ren trụ trong và ngoài
- Tiện côn,.…
Ngoài ra nếu sử dụng các dụng cụ cắt khác như mũi khoan, doa,… thì còn có thể
thực hiện một số nguyên công khác như khoan, doa,….
b. Phân loại máy tiện:
Nhóm máy tiện có thể phân loại theo những đặc điểm sau:
- Theo công dụng:
+ Máy tiện vạn năng
+ Máy tiện chuyên trách
+ Máy tiện ren
+ Máy tiện mặt đầu.
+ Máy tiện chuyên dùng: Thực hiện một nguyên công nào đó.
- Theo hình thức truyền động chính:
+ Máy tiện đứng: Chi tiết quay theo phương thẳng đứng.
2
+ Máy tiện ngang: Chi tiết quay theo phương nằm ngang.
- Theo mức độ phức tạp của hệ thống điện:
+ Đơn giản: Dùng động cơ KĐB với 1÷2 cấp tốc độ cho TĐ chính.
+ Trung bình: Dùng động cơ KĐB nhiều cấp tốc độ hoặc động cơ một chiều điều
chỉnh mạch hở.
+ Phức tạp: Điều chỉnh và ổn định tốc độ với chỉ tiêu chất lượng cao.
2.2.2. Các chuyển động trên máy tiện và yêu cầu TBĐ cho các hệ truyền động
Các chuyển động trên máy tiện gồm hai nhóm cơ bản:
- Chuyển động cơ bản:
+ Chuyển động chính: Là chuyển động quay tròn của trục chính có gắn chi tiết gia
công.
+ Chuyển động ăn dao: Là chuyển động tịnh tiến của bàn dao có gá dao.
- Chuyển động phụ: Bao gồm các chuyển động: bơm dầu bôi trơn, bơm nước làm
mát, di chuyển nhanh bàn dao, chuyển động nâng, hạ, kẹp xà,…
Các yêu cầu trang bị điện cho các truyền động cơ bản trên máy tiện:
a. Chuyển động chính:
TĐ chính cần phải đảo chiều quay để đảm bảo quay chi tiết theo cả hai chiều. ở chế
độ xác lập hệ thống TĐ điện phải đảm bảo độ cứng đặc tính cơ trong phạm vi điều chỉnh
tốc độ với sai số tính nhỏ hơn 10% khi phụ tải thay đổi từ không đến định mức. Quá trình
khởi động, hãm yêu cầu phải trơn, tránh va đập trong bộ truyền.
Ở những máy tiện công suất nhỏ và rất nhỏ thì thông thường hệ thống TĐ chính
không yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp điện, hoặc nếu có thì chỉ yêu cầu điều
chỉnh có cấp và trong phạm vi hẹp. Do đó, thường sử dụng động cơ KĐB 3 pha roto lồng
sóc một hoặc nhiều cấp tốc độ điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp thay đổi số đôi cực từ
động cơ.
P,M Mc
Với các máy công suất lớn và máy tiện đứng
Mc
dùng để gia công chi tiết có đường kính lớn để đảm Pc
bảo tốc độ cắt tối ưu và không đổi khi đường kính Pc
chi tiết thay đổi thì thường đặc tính điều chỉnh của
TĐ gồm hai vùng như hình vẽ:
Yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp n
điện với dải điều chỉnh tương đối rộng và điều n1 n2 n3
chỉnh vô cấp. Vì vậy với TĐ chính cho các máy này
3
thường sử dụng động cơ điện một chiều kích từ độc lập điều chỉnh tốc độ theo hai vùng:
+ Vùng 1: Từ n1 ÷ n2: điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp phần ứng động cơ:
M = const.
+ Vùng 2: từ n2 ÷ n3: điều chỉnh bằng cách giảm từ thông động cơ.
b. Chuyển động ăn dao
Chuyển động ăn dao yêu cầu đảo chiều quay để đảm bảo ăn dao theo hai chiều. Đảo
chiều bàn dao có thể thực hiện bằng đảo chiều động cơ điện hoặc dùng khớp ly hợp điện từ.
Phạm vi điều chỉnh tốc độ của truyền động ăn dao thường là D = (50 ÷300)/1 với độ trơn
điều chỉnh  = (1,06 ÷ 1,21) và Mc = const.

Ở chế độ tĩnh sai lệch tĩnh yêu cầu St  5%, động cơ khởi động và hãm êm. Tốc độ di
chuyển bàn dao cần liên hệ với tốc độ quay chi tiết để đảm bảo giữ nguyên lượng ăn dao.
Ở các máy tiện cỡ nhỏ TĐ ăn dao được thực hiện từ động cơ TĐ chính. Máy cỡ lớn
thì được thực hiện bởi động cơ riêng KĐMĐ - động cơ một chiều hoặc chỉnh lưu có điều
khiển - động cơ.
c. Chuyển động phụ: Thường dùng động cơ KĐB
2.2.3. Mạch điện truyền động chính máy tiện đứng 1565
2.2.3.1. Giới thiệu máy:
Máy tiện đứng 1565 có đường kính mâm cặp 4.500mm được dùng để gia công chi
tiết có đường kính < 5.000 mm. TĐ chính dùng động cơ một chiều công suất 70KW. Điều
chỉnh tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh dòng điện kích từ (điều chỉnh từ thông) trong
phạm vi 500 ÷1500 v/ph. Để mở rộng phạm vi điều chỉnh tốc độ người ta dùng hộp tốc độ 3
cấp. Truyền động ăn dao được thực hiện từ động cơ chính, các TĐ phụ sử dụng động cơ
lồng sóc.
a. Mạch phần ứng:
Trên sơ đồ động cơ Đ là động cơ một chiều kích từ độc lập, được cấp nguồn từ bộ
chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển gồm các đi ốt từ D1 ÷ D6 (các van được làm mát bởi
dầu MBA). Bộ chỉnh lưu được nối trực tiếp vào lưới không thông qua MBA do đó người ta
nối vào mỗi pha một điện kháng lõi không khí 1ĐK – 3ĐK (các điện kháng này có tác dụng
hạn chế dòng ngắn mạch khi chuyển mạch giữa các van, hạn chế dòng ngắn mạch và tốc độ
tăng dòng anốt)
- Quá trình khởi động động cơ được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ n = 0  n = ncb sử dụng điện trở phụ trong mạch phần ứng, khống
chế khởi động một cách tự động theo nguyên tắc tốc độ.
4
+ Giai đoạn 2: từ n= ncb  tốc độ làm việc: sử dụng phương pháp rung giảm từ
thông theo nguyên tắc dòng điện.
- Để đảo chiều quay của động cơ tiến hành đảo chiều điện áp phần ứng nhờ cặp tiếp
điểm thuận ngược T, N
- Hãm dừng động cơ: Hãm động năng, khống chế quá trình hãm theo nguyên tắc tốc
độ.
b. Mạch kích từ:
- Cuộn kích từ động cơ được cung cấp nguồn bởi BBĐ một pha bán điều khiển gồm
hai Tiristor và hai diốt.
- Mạch phát xung điều khiển theo nguyên tắc pha đứng gồm hai kênh điều khiển
riêng biệt.
- Ổn định tốc độ dùng máy phát tốc FT
2.2.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ
a. Hoạt động của mạch kích thích:
Mạch động lực: Gồm MBA, cầu chỉnh lưu, tải là cuộn kích từ loại R – L với điện
cảm lớn. Với chỉnh lưu bán điều khiển và tải điện cảm lớn dòng tải là liên tục, điện áp đặt
lên cuộn kích thích là:

Ukt = Ud = Udo (1 + cos)/2


Xét nguyên lý làm việc của một kênh tạo xung:

Điện áp điều khiển: Uđk = Ucđ + Uo - n


Trong đó:
Ucđ: điện áp chủ đạo

Uo: điện áp chuyển dịch – là nguồn điện áp tạo ra góc mở  khi khởi động.

n: Điện áp phản hồi âm tốc độ.


b. Nguyên lý làm việc của mạch phát xung:

Mạch điện được thiết kế để sao cho từ thông ban đầu khi khởi động động cơ có giá
trị bằng 0,7đm và giai đoạn đầu khởi động thì Ucđ bằng không do đó cần đưa vào mạch
kích từ điện áp Uo để sao cho khi Ucđ = 0, n = 0 thì Uđk = Uo tương ứng bộ chỉnh lưu làm
việc với góc điều khiển o với

5
1 cos
U kt0 U d0 0.7U ktdm
2
Và do đó   0,7 đm
c. Quá trình khởi động động cơ:
Động cơ chỉ có thể khởi động và làm việc bình thường được khi:
+ Các bánh răng trong hộp tốc độ đã ăn khớp hoàn toàn.
+ Đã đặt tay gạt hộp tốc độ.
+ Hệ thống dầu bôi trơn hoạt động bình thường.
+ Nhiệt độ các van động lực thấp hơn trị số cho phép.
+ Máy đã được kẹp chặt.
+ Dòng điện mạch kích từ đủ lớn để cho rơ le từ trường RTT tác động.
Giả sử khởi động theo chiều thuận ta ấn nút MT (trong mạch khống chế), T tác động
mạch phần ứng động cơ được cấp điện và bắt đầu khởi động.
Rơ le 1RG có hai cuộn dây, cuộn 1RG1 sinh ra từ lực có tác dụng làm đóng tiếp
điểm, cuộn 1RG2 sinh ra từ lực làm mở tiếp điểm.
Ban đầu sức từ động (hay từ lực) của rơ le 1RG bằng không, rơ le 1RG chưa tác
động nên công tắc tơ 1G chưa tác động  tiếp điểm 1G chưa kín  2RG chưa có điện 
2G chưa có điện nên động cơ được khởi động với toàn bộ điện trở phụ trong mạch. Từ
thông động cơ lúc này có giá trị  = 0,7 đm nên mô men khởi động không lớn lắm tránh
được va đập trong bộ truyền cơ khí.
Gọi Rf = Rf1 + Rf2
Ta có:
Điện áp đặt lên 1RG1 là: Rư.Iư + EĐ
Điện áp đặt lên 1RG2 là: Rf. Iư
Sức từ động do cuộn 1RG1 sinh ra sẽ là:

ED  I u .Ru
F1  W1
Rg1

Sức từ động do cuộn 1RG2 sinh ra sẽ là:

I u .RF
F2  W2
Rg 2

6
Rg1, Rg2 là giá trị điện trở tổng trong mạch vòng cuộn dây 1RG1 và 1RG2.
W1, W2 là số vòng cuộn dây 1RG1 và 1RG2.
Sức từ động tổng của 1RG là:

ED  I u .Ru I .R
F  F1  F2  W1  u F W2
Rg1 Rg 2

Chọn:

Ru R E K n
W1  F W2 thì ta có: F  D W1  e W1
Rg1 Rg 2 Rg1 Rg1

Khi tốc độ tăng  n tăng làm cho Uđk = Uo - n giảm   giảm Ukt tăng  
tăng dần từ 0,7 đm cho đến khi đạt trị số định mức.
Khi tốc độ tăng đến giá trị tính toán n1 thì sức từ động tổng F của rơ le 1RG đạt tới
giá trị tác động, 1RG tác động sẽ cấp nguồn điện áp cho công tắc tơ 1G, 1G tác động ngắn
mạch điện trở phụ Rf1 đưa động cơ lên khởi động trên đặc tính có điện trở phụ Rf2 đồng thời
nối cuộn dây 2RG vào mạch phần ứng. Sức từ động tổng của cuộn 2RG cũng xác định
tương tự trên.

Tốc độ động cơ tiếp tục tăng cho tới khi đạt giá trị n2 thì 2RG tác động  2G tác
động ngắn mạch điện trở Rf2 đưa động cơ tiếp tục gia tốc trên đặc tính tự nhiên.

Khi tốc độ đạt đến giá trị n3, rơ le R tác động đóng mạch điện áp chủ đạo, điện áp
điều khiển Uđk tăng lên, song nhờ có tụ C3 mà điện áp trên biến trở không tăng đột ngột, góc
mở  tăng lên và động cơ tiếp tục tăng tốc lên đến tốc độ tương ứng với giá trị từ thông đã
đặt.
d. Nguyên lý tự động ổn định tốc độ:
Giả thiết động cơ đang làm việc ổn định với tốc tốc độ nôđ1, mô men tải là Mc1, điện
áp chủ đạo là Ucđ1 thì giá trị điện áp điều khiển mạch phát xung là:

Uđk = Ucđ1 + Uo - nôđ1 tương ứng với góc điều khiển 1 và từ thông của động
cơ là 1. Khi đó phương trình cân bằng điện áp trong mạch phần ứng sẽ là:

Ce.1.nôđ1 + Iưđm. Rư = Uđm

d
Bây giờ nếu vì lý do nào đó Mc tăng  M dg  M d  M c  J 0 tốc độ động cơ
dt
giảm  n giảm  Uđk= (Ucđ + Uo - n) tăng   tăng làm cho Ukt giảm   giảm  n
tăng.

7
Như vậy phản hồi âm tốc độ đã giúp cho hệ có đặc tính tự động ổn định tốc độ khi
tải thay đổi trong phạm vi cho phép.

Trong trường hợp MC giảm quá trình xảy ra hoàn toàn tương tự   tăng  n giảm.

e. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ:


Để điều chỉnh tốc độ động cơ ta điều chỉnh điện áp đặt vào cuộn kích thích động cơ.
Giả sử động cơ đang làm việc ổn định tại tốc độ nôđ1 tương ứng với Ucđ1, muốn tăng tốc độ
động cơ ta điều chỉnh con trượt trên biến trở sao cho Ucđ2 > Ucđ1. Lúc này điện áp điều
khiển có giá trị Uđk = Ucđ2 + Uo - n. Do quán tính cơ của hệ mà tốc độ động cơ chưa thay
đổi ngay  Uđk tăng  góc điều khiển  tăng lên  điện áp đặt vào cuộn kích thích giảm
  giảm  n tăng. Cùng với quá trình tăng của tốc độ thì Uđk giảm cho tới khi đạt tới giá
trị xác lập nào đó tương ứng với tốc độ xác lập của động cơ tương ứng với giá trị điện áp
chủ đạo đã đặt.
e. Nguyên lý hãm dừng động cơ
Hệ thống được thiết kế hãm động năng khi dừng máy. Khống chế quá trình hãm
động năng nhờ rơ le điện áp RH trong mạch động lực. Khi động cơ khởi động lên đến tốc
độ cỡ (0,3÷ 0,4) nđm thì rơ le RH tác động chuẩn bị quá trình hãm. Để dừng máy ta ấn nút
dừng D, các công tắc tơ T hoặc N, 1G, 2G mất điện, đồng thời công tắc tơ H có điện đưa
điện trở hãm vào song song với mạch phần ứng động cơ bắt đầu quá trình hãm động năng.
Khi tốc độ giảm đến giá trị nào đó thì rơ le RH nhả, H mất điện kết thúc quá trình hãm động
năng, và hãm tự do đến khi dừng.
2.3. TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO NHÓM MÁY MÀI
2.3.1.Giới thiệu chung về máy mài
Máy mài có hai loại chính: máy mài tròn và máy mài phẳng. Ngoài ra còn có các
máy khác nhau: máy mài vô tâm, máy mài rãnh, máy mài cắt, máy mài răng,.. Thường trên
máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn, để kẹp chi tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá mài,
cả hai ụ đều đặt trên bệ máy.
Máy mài tròn có hai loại: Máy mài tròn ngoài (hình a) và máy mài tròn trong (hình
b). Trên máy mài tròn chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài; chuyển động ăn
dao là di chuyển tịnh tiến của ụ đá dọc trục (ăn dao dọc trục) hoặc di chuyển tịnh tiến theo
hướng ngang trục (ăn dao ngang) hoặc chuyển động quay của chi tiết (ăn dao vòng).
Chuyển động phụ là di chuyển nhanh của ụ đá hoặc chi tiết.
Máy mài phẳng có hai loại: mài bằng biên đá (hình c) và mài bằng mặt đầu đá (hình
d)

8
Ở máy mài bằng biên đá: đá mài quay tròn và chuyển động tịnh tiến ngang so với chi
tiết, bàn máy mang chi tiết chuyển động tịnh tiến qua lại. Chuyển động quay của đá là
chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển của đá (ăn dao ngang) hoặc chuyển
động của chi tiết (ăn dao dọc).

a) b)

c) d)
Ở máy mài bằng mặt đầu đá, bàn có thể là tròn hoặc chữ nhật, chuyển động quay của
đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển ngang của đá (ăn dao ngang)
hoặc chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy mang chi tiết (ăn dao dọc).
2.3.2. Các chuyển động trên máy mài và yêu cầu của hệ TĐĐ
a. Truyền động chính:
Thông thường không yêu cầu điều chỉnh tốc độ nên thường sử dụng động cơ KĐB ro
to lồng sóc. Ở các máy mài cỡ nặng để duy trì tốc độ cắt là không đổi khi mòn đá hay kích
thước chi tiết gia công thay đổi thường sử dụng truyền động động cơ có phạm vi điều chỉnh
tốc độ là D = (2÷4)/1 với công suất không đổi.
Ở máy mài trung bình và nhỏ v = (50÷ 80)m/s nên đá mài có đường kính lớn thì tốc
độ quay đá khoảng 1000 v/ph. Ở những máy có đường kính nhỏ tốc độ đá rất cao. Động cơ
TĐ là các động cơ đặc biệt, đá mài gắn trên trục động cơ, động cơ có tốc độ (24.000 ÷
48.000) v/ph. Nguồn của động cơ là các bộ biến tần, có thể là các máy phát tần số cao (bộ
biến tần quay) hoặc là các bộ biến tần tĩnh (bộ biến tần bằng tiristo)
Mô men cản tĩnh trên trục động cơ thường là (15 ÷ 20)% mô men định mức. Mô men
quán tính của đá và cơ cấu truyền lực lại lớn (500÷ 600)% mô men quán tính của động cơ,
do đó cần hãm cưỡng bức động cơ quay đá. Không yêu cầu đảo chiều quay động cơ quay
đá.
b. Truyền động ăn dao:

9
- Máy mài tròn: ở máy cỡ nhỏ TĐ quay chi tiết dùng động cơ không đồng bộ nhiều
cấp tốc độ (điều chỉnh số đôi cực p) với D = (2 ÷ 4)/1, ở các máy lớn thì dùng Bộ biến đổi
(BBĐ) - động cơ một chiều, hệ Khuyêchs đại từ - Động cơ một chiều (KĐT – ĐM) có D =
10/1 với điều chỉnh điện áp phần ứng.
TĐ ăn dao dọc của bàn máy tròn cỡ lớn hệ BBĐ - ĐM với D = (20 ÷ 25)/1
TTD ăn dao ngang sử dụng thủy lực.
- Máy mài phẳng:
TĐ ăn dao của ụ đá thực hiện lặp lại nhiều chu kỳ, sử dụng thuỷ lực. TĐ ăn dao tịnh
tiến qua lại của bàn dùng hệ TĐ một chiều với D = (8 ÷ 10)/1
c. TĐ phụ: Sử dụng động cơ KĐB rô to lồng sóc.
2.3.3. Mạch điện máy mài 3A130, 3A131
a. Giới thiệu sơ đồ:
Các động cơ từ 1Đ đến 6Đ là các động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc không điều
chỉnh tốc độ. Động cơ 7Đ là động cơ một chiều kích từ độc lập, động cơ được cấp nguồn từ
bộ chỉnh lưu không điều khiển cầu 3 pha kết hợp với khuyếch đại từ để tạo ra một bộ biến
đổi điều khiển điện áp đặt lên phần ứng động cơ.
Để điều khiển và ổn định tốc độ động cơ 7Đ sơ đồ dùng hai mạch vòng phản hồi:
Phản hồi âm điện áp phần ứng động cơ (lấy trực tiếp trên phần ứng động cơ) và Phản hồi
dương dòng (lấy qua biến dòng BD và được chỉnh lưu bởi 2 CL).
Biến áp 2BA, chỉnh lưu 1CL để cung cấp nguồn kích từ cho 7Đ, nguồn chủ đạo và
nguồn chuyển dịch trong KĐT.
b. Nguyên lý làm việc:
- Nguyên lý khởi động hệ thống:
Sau khi đóng các áp tô mát A1, A2, A3 ấn nút M1, giả sử ấn định chế độ mài tròn
ngoài thì 1 CM để ở vị trí trên. Ấn M1 thì 1K sẽ có điện khởi động 1Đ và 2Đ. Tiếp theo ấn
M2 thì 2K có điện khởi động 3Đ, nếu 2CM để ở vị trí trên tức là khởi động động cơ quay
chi tiết bằng tay thì ta ấn M3 thì rơ le trung gian Rtr có điện. Nếu từ thông của động cơ đủ
lớn làm RTT tác động thì lúc này 5K sẽ có điện nối BBĐ vào nguồn và khởi động động cơ
7Đ, đồng thời 3K có điện hệ thống bơm nước gạt phoi có điện.
Nếu 2 CM để ở vị trí bên dưới tức là đặt chế độ tự động thì khi hệ thống thuỷ lực đưa
ụ đá vào gần chi tiết thì KH bị ấn và rơ le Rtr có điện  quá trình khởi động lại như trên.
- Nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ 7Đ:
Các tín hiệu đặt trên WKC1 gồm có:
10
+ Điện áp chủ đạo Ucđ lấy trên biến trở PR

+ Tín hiệu phản hồi dương dòng Iư lấy trên R2


+ Tín hiệu phản hồi âm áp lấy trên phần ứng động cơ 7Đ
Ta có:

U1,2 = Ucđ + Iư - Uư = Ucđ - n


Muốn tăng tốc độ động cơ ta phải chỉnh biến trở về phía trái để tăng điện áp chủ đạo
 U1,2 tăng dần dẫn tới dòng qua cuộn khống chế chủ đạo tăng lên  tức là tăng tốc độ từ
hoá lõi thép của KĐT và phần điện áp rơi trên cuộn làm việc giảm đi  điện áp đặt trên
phần ứng động cơ tăng lên  tốc độ động cơ tăng lên.
- Nguyên lý tự động ổn định tốc độ:
Khi động cơ đang làm việc bình thường ở một tốc độ nhất định vì một lý do nào đó,
giửa sử tải tăng làm cho tốc độ dộng cơ giảm khi đó U1,2 = Ucđ - n tăng dẫn tới dòng qua
cuộn khống chế chủ đạo tăng  tức là tăng tốc độ từ hoá lõi thép của KĐT và phần điện áp
rơi trên cuộn làm việc giảm đi  điện áp đặt trên phần ứng động cơ tăng lên  tốc độ động
cơ tăng lên  ổn định được tốc độ động cơ
- Nguyên lý hãm dừng động cơ 7Đ:
Giả sử động cơ đang quay thuận để hãm dừng máy ta ấn nút D3 hoặc tiếp điểm KH
được phục hồi rơ le Rtr mất điện, 3K và 5K mất điện  7Đ được cắt ra khỏi lưới đồng
thời công tắc tơ H được cấp điện đóng tiếp điểm H đưa điện trở hãm vào mạch phần ứng
động cơ và xảy ra quá trình hãm động năng cho đến khi dừng.
2.4. TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO NHÓM MÁY DOA
2.4.1. Giới thiệu chung về máy doa
Máy doa là máy gia công kim loại để gia công các chi tiết với các nguyên công:
Khoét lỗ trụ, khoan lỗ, có thể dùng để phay.
Máy doa được chia thành hai loại chính: máy doa đứng (trục chính thẳng đứng) và
máy doa ngang (trục chính nằm ngang). Máy doa ngang để gia công các chi tiết cỡ trung
bình và nặng, máy doa ngang là loại máy mà dao doa được gá theo phương nằm ngang còn
chi tiết được gá trên bàn gá chi tiết. Trên máy doa ngang nếu dùng dao phay mặt đầu có thể
gia công mặt phẳng thẳng đứng, nếu dùng dao phay trụ có thể gia công mặt phẳng nằm
ngang.
Các chuyển động trên máy doa gồm:
- Chuyển động cơ bản:

11
+ Chuyển động chính: là chuyển động quay của trục chính gá dao doa.
+ Chuyển động ăn dao: Tuỳ theo nguyên công thực hiện trên máy doa mà chuyển
động ăn dao có thể là: chuyển động tịnh tiến dọc trục của trục chính khi doa, khoan,
tiện…, chuyển động tịnh tiến ngang, dọc bàn máy của bàn gá chi tiết.
- Các chuyển động phụ: Chuyển động bơm nước, bơm dầu, dịch chuyển ụ trục chính
theo phương thẳng đứng, dịch chuyển các trụ, chuyển động quay bàn,…
*Yêu cầu trang bị điện cho các truyền động trên máy doa:
- Truyền động chính:
Yêu cầu đảo chiều quay, phạm vi điều chỉnh tốc độ D = 130/1 với công suất không
đổi.

Độ trơn điều chỉnh  = 1,26


Hệ TĐ chính yêu cầu hãm dừng nhanh.
Trong thực tế hệ TĐ chính máy doa thường sử dụng động cơ KĐB rô to lồng sóc và
hộp tốc độ, động cơ có một hoặc vài cấp tốc độ điều chỉnh bằng phương pháp thay đổi số
đôi cực (thường là hai cấp tốc độ), ở máy doa cỡ nặng để đơn giản về kết cấu cơ khí và hạn
chế mô men ở vùng tốc độ thấp có thể sử dụng động cơ một chiều điều chỉnh tốc độ theo
hai vùng.
- Truyền động ăn dao:
Phạm vi điều chỉnh rộng thực hiện bằng phương pháp điện D = (1500÷2000)/1,
lượng ăn dao được điều chỉnh trong phạm vi 2 mm÷600mm/ph khi di chuyển nhanh có thể
đạt tới 2,5÷3m/ph. Lượng ăn dao (mm/vòng) ở những máy cỡ nặng yêu cầu giữ không đổi
khi tốc độ trục chính thay đổi.

Điều chỉnh trơn tốc độ   1, MC = const.

Độ ổn định tốc độ n%  10%.


Hệ TĐ ăn dao máy doa phải đảm bảo độ tác động nhanh cao, dừng máy chính xác,
đảm bảo sự liên động với TTD chính khi làm việc tự động.
Do các yêu cầu trên mà TĐ ăn dao máy doa thường sử dụng động cơ một chiều kích
từ độc lập với các hệ MĐKĐ - Đ, T - Đ.
2.4.2. Mạch điện hệ thống truyền động chính máy doa 2620
a. Giới thiệu sơ đồ:
Máy doa 2620 là máy cỡ trung bình:
Đường kính trục chính: 90mm
12
Công suất động cơ TĐ chính: 10 KW
Tốc độ quay trục chính điều chỉnh trong phạm vi (12,5 ÷ 1600) v/ph.
Công suất động cơ ăn dao: 2,1 KW.
Tốc độ động cơ ăn dao có thể điều chỉnh trong phạm vi (2,1 ÷ 1500) v/ph, tốc độ lớn
nhất: 3000 v/ph
Sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền động chính gồm có:
Động cơ TĐ chính là động cơ KĐB rô to lồng sóc hai cấp tốc độ: 1460 v/ph khi dây
quấn stato đấu tam giác và 2890 v/ph khi đấu sao kép, việc chuyển đổi tốc độ từ thấp đến
cao tương ứng với chuyển đổi từ đấu  - YY và ngược lại được thực hiện bởi tay gạt cơ khí
2KH có liên quan đến thiết bị chuyển đổi tốc độ, nếu tiếp điểm 2KH hở dây quấn động cơ
được dấu tương ứng với tốc độ thấp, khi 2 KH kín dây quấn động cơ được đấu tương ứng
với tốc độ cao.
Tiếp điểm 1KH liên quan đến thiết bị chuyển đổi tốc độ trục chính, nó ở trạng thái
hở trong thời gian chuyển đổi tốc độ và chỉ kín khi đã chuyển đổi xong.
Động cơ được đảo chiều nhờ các công tắc tơ 1T, 1N, 2T, 2N.
Trong sơ đồ còn có động cơ bơm dầu bôi trơn ĐB, nó được đóng cắt điện đồng thời với
động cơ chính nhờ công tắc tơ KB và các tiếp điểm liên động.
b. Nguyên lý làm việc
- Nguyên lý khởi động động cơ truyền động chính theo chiều quay thuận:

Giả thiết 1Kh kín, 2Kh kín. Để khởi động động cơ theo chiều thuận ta ấn nút MT 
công tắc tơ 1T có điện, đóng các tiếp điểm thường mở 1T  dây quấn động cơ được nối
với lưới đồng thời lúc này công tắc tơ KB có điện, đóng tiếp điểm KB cấp điện cho rơ le
thời gian Rth nhưng tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth chưa mở ngay  công tắc tơ Ch
có điện, đóng các tiếp điểm thường mở Ch, còn tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rth
chưa đóng nên các công tắc tơ 1Nh, 2Nh chưa có điện  dây quấn động cơ được đấu 
(tương ứng với tốc độ thấp). Sau thời gian duy trì của rơ le thời gian tiếp điểm thường đóng
mở chậm Rth mở cắt điện của Ch, đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm của Rth đóng
lại cấp điện cho 1Nhvà 2Nh  dây quấn động cơ được đấu YY tương ứng với tốc độ cao.
- Quá trình khởi động động theo chiều ngược: tương tự
- Nguyên lý dừng động cơ TĐ chính:
Sau khi ấn nút dừng D, động cơ được hãm ngược đến khi dừng máy. Quá trình hãm
ngược xảy ra như sau:

13
Để chuẩn bị mạch hãm và kiểm tra tốc độ động cơ ở sơ đồ dùng rơ le kiểm tra tốc độ
RKT, khi máy đang làm việc ở chiều quay thuận tiếp điểm RKT – 1 kín sẵn  rơ le 1RH
có điện do đó trong quá trình hãm công tắc tơ 2N có điện, đổi nối hai trong ba pha điện áp
stato để thực hiện hãm ngược động cơ, khi tốc độ động cơ giảm nhỏ tiếp điểm RKT – 1 mở,
công tắc tơ 2N mất điện kết thúc quá trình hãm. Quá trình hãm động cơ ở chiều quay ngược
xảy ra tương tự chỉ khác là tiếp điểm RKT – 2 sẽ điều khiển sự tác động của công tắc tơ 2T.
- Thử động cơ TĐ chính:

Muốn điều chỉnh thử máy ấn nút TT hoặc TN  2T hoặc 2N có điện, ở chế độ này
dây quấn động cơ luôn được đấu  và có điện trở phụ trong mạch stato.

2.4.4. Mạch điện hệ thống truyền động ăn máy doa 2620


a. Giới thiệu sơ đồ :
- Hệ thống trang bị điện cho truyền động ăn dao máy doa thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Khởi động theo cả 2 chiều
+ Dừng động cơ
+ Tự động ổn định tốc độ và tự động hạn chế dòng phụ tải
+ Điều chỉnh được tốc độ trong phạm vi D = 1000
- Mạch động lực:

+ Động lực một chiều kích từ độc lập  - 31


+ Mạch chỉnh lưu cung cấp nguồn 1 chiều cho động cơ là mạch chỉnh lưu tia 3 pha
có điều khiển bao gồm 2 bộ mắc song song ngược
+ Máy biến áp cung cấp nguồn cho bộ chỉnh lưu
+ Áp tô mát để đóng cắt MBA với lưới điện
+ Cuộn kháng để san bằng dòng một chiều cung cấp cho động cơ
+ Cuộn kháng cân bằng CB để hạn chế dòng cân bằng xoay chiều chạy giữa 2 BBĐ.
+ Các mạch R-C để bảo vệ quá áp cho các Tiristor
+ Máy biến áp dòng để lấy tín hiệu dòng cho phần hồi âm dòng có ngắt
+ Máy phát tốc để lấy tín hiệu tốc độ cho khâu phản hồi âm tốc độ.
- Mạch điều khiển:
+ Hai bộ phát xung điều khiển cho các Tiristor, một bộ phát xung cho bộ thuận, một
bộ phát xung cho bộ ngược.

14
+ Hai bộ phát xung được khống chế theo phương pháp điều khiển phối hợp tuyến
tính.
+ Máy biến áp đồng bộ để tạo ra tín hiệu đồng bộ cho các kênh phát xung.
+ Tín hiệu điều khiển được tổng hợp từ điện áp chủ đạo, tín hiệu phản hồi âm tốc độ,
tín hiệu phản hồi âm dòng có ngắt qua khâu khuyếch đại trung gian.

- Khâu khuyếch đại trung gian được cấu tạo từ các khuyếch đại thuật toán A741
bao gồm 2 tầng.
- Bộ nguồn nuôi để tạo nguồn nuôi cho các IC, photo Tranzitor, biến áp xung.
b. Nguyên lý làm việc:
- Nguyên lý khởi động động cơ:
Đóng aptomat AT cung cấp điện cho máy biến áp động lực BAD. Khi đó hai bộ biến
đổi hình tia 3 pha mắc song song ngược sẽ được cấp điện áp.
Khi khởi động, động cơ làm việc ở một tốc độ nào đó tương ứng với một giá trị điện
áp chủ đạo Ucđ trên biến trở WR.
Giả sử muốn khởi động động cơ theo chiều quay thuận, ta ấn nút MT(mạch khống
chế) công tắc tơ T có điện, điện áp chủ đạo được đặt tương ứng. Lúc này, do tốc độ động cơ
bằng 0, tín hiệu đưa vào khuếch đại thuật toán Uđk có giá trị lớn làm cho khuếch đại thuật
toán bão hòa. Tín hiệu ra Urbh được so sánh với điện áp răng cưa để BBĐ1 mở với góc mở
nhỏ, điện áp đầu ra bộ biến đổi có giá trị lớn. Lúc này, dòng khởi động động cơ khá lớn nên
khâu phản hồi âm dòng có ngắt tham gia, động cơ được khởi động theo đường đặc tính chỉ
có khâu phản hồi âm dòng có ngắt. Tốc độ động cơ tăng nhanh nên Uđk giảm nhỏ. Khi
Iư<Ibh cả hai phản hồi cùng tham gia vào hệ thống. Đến khi dòng điện giảm xuống Iư<Ing
khâu phản hồi âm dòng có ngắt bị tách ra khỏi hệ thống. Động cơ tiếp tục tăng tốc độ đến
tốc độ đặt.
Muốn khởi động động cơ làm việc ở chiều quay ngược ta ấn nút MN (mạch khống
chế). Quá trình làm việc của động cơ tương tự như khi khởi động ở chiều quay thuận.
- Nguyên lý điều chỉnh tốc độ:
Mc = const; Ucđ = var

Động cơ có thể điều chỉnh tốc độ từ 1,5 v/p  1500v/p. Việc điều chỉnh này có được
là nhờ điều chỉnh điện áp chủ đạo Ucđ. Ucđ càng lớn thì tốc độ động cơ càng lớn và ngược
lại
- Nguyên lý tự động ổn định tốc độ:
Ucđ = const; Mc = var
15
Trong quá trình làm việc vì một lý do nào đó làm tải thay đổi thì tốc độ động cơ
cũng có xu hướng thay đổi theo. Những do có khâu phản hồi âm tốc độ nên động cơ được
giữ ổn định với mức sai lệch cho phép.

+ Giả sử khi tải tăng (Mc) tốc độ động cơ có xu hướng giảm khi đó Ucđ - n tăng,
điện áp đặt vào phần ứng động cơ sẽ tăng lên, tốc độ động cơ cũng có xu hướng tăng lên và
như vậy động cơ có tốc độ ổn định.

+ Ngược lại khi tải giảm (Mc) tốc độ động cơ sẽ tăng. Khi đó, hiệu số Ucđ - n
giảm sau một khoảng thời gian tác động (rất nhỏ) điện áp đặt lên phần ứng động cơ Đ giảm
tốc độ động cơ giảm về tốc độ ban đầu (trước khi xảy ra hiện tượng tải giảm động cơ được
ổn định tốc độ).
- Nguyên lý tự động hạn chế dòng:
+ Khi tải tăng thì dòng điện phần ứng sẽ tăng theo khi dòng đạt một giá trị nào đó và
vượt quá ngưỡng đã qui định thì khâu phản hồi âm dòng tác động làm hạn chế việc tăng của
Mc tức là hạn chế việc tăng dòng
+ Nếu Mc tiếp tục tăng làm dòng tăng tới mức giới hạn cho phép thì khâu phản hồi
âm dòng có ngắt sẽ tác động làm động cơ dừng dòng ở tải có giá trị dừng. Khi tải giảm
động cơ tiếp tục khởi động theo đường đặc tính ở vùng Iư > Ing
+ Để thay đổi ngưỡng ngắt dòng ta thay đổi điện áp ngưỡng. Để thay đổi giá trị dòng
giới hạn ta thay đổi giá trị điện trở lấy tín hiệu dòng.
- Nguyên lý đảo chiều quay:
Giả sử động cơ đang làm việc ở chiều quay thuận, BBĐ1 đang làm việc ở chế độ
chỉnh lưu, BBĐ2 không làm việc. Lúc này, Ud1= Ud0.cos1 ; Ud2=0. Muốn đảo chiều quay
động cơ, đóng tiếp điểm N, điện áp chủ đạo Ucđ chuyển nhanh từ dương sang âmUd1=0;
Ud20. Ở bộ biến đổi 1 mất xung, dòng qua bộ biến đổi 1 giảm về 0, tốc độ động cơ giảm
dần, sức điện động giảm chậm, BBĐ1 làm việc ở chế độ nghịch lưu. Khi Uđk =0 động cơ
được hãm tự do, có dòng qua động cơ nhưng dòng vẫn giữ nguyên chiều như cũ. Sau thời
gian t, BBĐ2 mở, đặt điện áp lên động cơ, có dòng cùng chiều với sức điện động. Lúc này
tồn tại hai loại dòng, đó là:
+ Một dòng do BBĐ2 lấy năng lượng từ nguồn

+ Một dòng từ động cơ  BBĐ2 lưới

 BBĐ2 làm việc ở chế độ nghịch lưu nên động cơ có hãm tái sinh, còn dòng chạy
từ lưới BBĐ2  động cơ thì xảy ra hãm ngược.
- Nguyên lý dừng:

16
Muốn hãm dừng ta ngắt Ucđ bằng cách mở các tiếp điểm T hoặc N. Lúc này quá trình
hãm diễn ra tương tự như quá trình đảo chiều quay. Ở máy doa, khi giảm tốc độ về không
có thể dừng chính xác.
2.5 TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO MÁY BÀO GIƢỜNG
2.5.1. Giới thiệu chung về máy bào giƣờng
a. Chức năng, công dụng của MBG:
Máy bào giường là loại máy cắt gọt kim loại dùng để gia công các chi tiết lớn
b. Phân loại:
Tuỳ thuộc vào chiều dài của bàn máy và lực kéo có thể phân loại máy bào giường:
- Máy cỡ nhỏ:
Chiều dài bàn Lb < 3m, lực kéo Fk = 30 ÷40 KN.
Phạm vi điều chinh tốc độ: (3÷4)/1
Thường sử dụng ĐK kết hợp với khớp ly hợp điện từ để đảo chiều quay và hộp tốc
độ nhiều cấp hoặc động cơ một chiều kích từ song song cho truyền động chính.
- Máy cỡ trung bình:
Chiều dài bàn: Lb = 3 ÷ 5m, Fk =(50÷70)KN
Phạm vi điều chỉnh: (6÷9)/1. Thường sử dụng hệ MF - ĐM
- Máy cỡ nặng:
Chiều dài bàn Lb > 5m, Fk > 70KN
D= (8÷25)/1. Thường dùng hệ F-Đ có MĐKĐ hoặc hệ T- Đ đảo chiều.
c. Các chuyển động trên máy bào giường và các yêu cầu trang bị điện
- Chuyển động chính:
Là chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy trên đó có gá chi tiết gia công. Việc
đảo chiều bàn thực hiện bằng cách đảo chiều quay động cơ TĐ, chuyển động mang tính
chất chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm hai hành trình thuận và ngược. Hành trình thuận thực hiện gia
công chi tiết được gọi là hành trình cắt gọt, hành trình ngược đưa bàn máy chạy về vị trí ban
đầu không cắt gọt được gọi là hành trình không tải. Sau khi kết thúc hành trình ngược bàn
dao di chuyển theo chiều ngang một khoảng được gọi là lượng ăn dao S.
Đồ thị tốc độ thông thường nhất của bán máy như hình vẽ:
v

17
vth

v0
t
t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7 t8 t9 t10 t11 t12 t13
-v0

vng

Giả thiết động


t1 cơ đang ở đầu hành trình thuận sẽ diễn ra các quá trình sau:
- Khoảng t1: Động cơ gia tốc đưa bàn máy lên tới tốc độ v o, vo = (5÷15)m/ph được
gọi là tốc độ vào dao.
- Khoảng t2: bàn dao chạy ổn định ở tốc độ vo trước khi vào dao.
- Khoảng t3: dao ăn vào chi tiết với tốc độ thấp để tránh mẻ dao.
- Khoảng t4: Gia tốc bàn máy tới tốc độ cắt gọt ổn định vth, vth = 5 ÷120 m/ph.
- Khoảng t5: Thực hiện cắt gọt ổn định ở tốc độ cao trong khoảng gần hết hành trình
thuận.
- Khoảng t6: Sơ bộ giảm tốc về vo trước khi ra dao và chuẩn bị cho đảo chiều.
- Khoảng t7: Cắt gọt ở tốc độ thấp trước khi ra dao để tránh mẻ chi tiết.
- Khoảng t8: Chạy không tải chuẩn bị hãm dừng.
- Khoảng t9: hãm dừng và đảo chiều sang hành trình ngược.
- Khoảng t10: Di chuyển ngược bàn dao với tốc độ cao vng > vth để tăng năng suất
máy.
- Khoảng t11: Sơ bộ giảm tốc trước khi đảo chiều.
- Khoảng t12: Chạy ở tốc độ vo
- Khoảng t13: hãm dừng và đảo chiều bắt đầu chu kỳ mới.
Từ đồ thị làm việc của bàn ta thấy khoảng thời gian bàn máy ở hành trình ngược
càng nhỏ càng nâng cao năng suất máy. Thông thường người ta tăng tốc độ hành trình
ngược và chọn vng = (2÷3Vth, ngoài ra thời gian khởi động và đảo chiều cũng có ảnh hưởng
lớn đến năng suất, do đó một trong những điểm cần chú ý khi thiết kế TĐ bàn là làm sao
18
giảm được thời gian của quá tình quá độ. Một trong những biện pháp giảm thời gian QTQĐ
là xác định tỷ số truyền tốt ưu của cơ cấu TĐ từ động cơ đến trục làm việc đảm bảo máy
khởi động với gia tốc cao nhất.
- Chuyển động ăn dao: là chuyển động tịnh tiến từng bước của bàn dao sau mỗi hành
trình kép của bàn máy. Tần số dịch chuyển của bàn dao có thể lên tới 1000 lần /giờ.
- Các chuyển động phụ:
Bao gồm các chuyển động đảm bảo di chuyển nhanh bàn dao, nâng hạ xà, kẹp nới
xà, bơm dầu bôi trơn, nâng đầu dao trong hành trình ngược,…
d. Các yêu cầu TBĐ của các TĐ trên máy bào giường:
- Truyền động chính
Đặc tính phụ tải của TĐ chính như hình vẽ:
Dải điều chỉnh D = Vmax/ Vmin = Vngmax / Vthmin = (12,5 ÷ 30)/1
Thông thường để đảm bảo công suất đặt là nhỏ nhất cho động cơ TĐ thì nếu sử dụng
động cơ một chiêù kích từ độc lập ta điều chỉnh tốc độ
P,M Mc
theo hai vùng: Mc
Pc
+ Vùng điều chỉnh điện áp DA = Vgh/Vmin = (5 Pc
÷ 6)/1
Vgh = (20 ÷ 25) m/ph
Vmin = (4 ÷ 6) m /ph n

Vmax = (75 ÷ 120) m/ph. n1 n2 n3

+ Vùng điều chỉnh từ thông D = (3 ÷ 5)/1


Tuy nhiên do hằng số thời gian mạch kích từ động cơ lớn làm tăng thời gian của
QTQĐ nên năng suất máy giảm khi sử dụng phương pháp điều chỉnh từ thông động cơ. Vì
vậy trong thực tế người ta mở rộng DA và thu hẹp D.

Sai lệch tĩnh của hệ thống yêu cầu st  5%


Điều chỉnh trơn
Quá trình khởi động, hãm êm tránh va đập trong bộ truyền với độ tác động cực đại.
- Truyền động ăn dao:
D = (100 ÷ 200)/1, lượng ăn dao cực đại có thể đạt tới (80 ÷ 100)mm/ hành trình
kép.
Đảo chiều ở cả chế độ di chuyển làm việc và chế độ di chuyển nhanh.

19
Truyền động ăn dao thường được thực hiện bằng động cơ KĐB rô to lồng sóc và hộp
tốc độ, cũng có thể sử dụng các hệ có khí, thuỷ lực, khí nén,… Hệ được sử dụng rộng rãi
nhất là động cơ một chiều và hệ trục vít - êcu hoặc bánh răng - thanh răng.
- Các truyền động phụ: Được thực hiện bởi động cơ rô to lồng sóc và nam châm
điện.
2.5.2. Mạch điện hệ thống truyền động chính máy bào giƣờng dùng hệ F- Đ
a. Giới thiệu sơ đồ:
TĐ chính MBG 7210 sử dụng hệ thống MF - Đ có máy điện khuyếch đại từ trường
ngang (MĐKĐ) làm khâu khuyếch đại trung gian.
F: Máy phát một chiều kích từ độc lập cấp nguồn cho động cơ Đ
Đ: Động cơ một chiều kích từ độc lập là động cơ TĐ chính cung cấp nguồn lực cho
bàn máy.
MĐKĐ: Khâu khuyếch đại trung gian.
FK: máy phát một chiều tự kích cung cấp kích từ cho động cơ đồng thời cấp nguồn
cho mạch khống chế.
ĐK: Động cơ sơ cấp cho FK, F và MĐKĐ.

MĐKĐ có 4 cuộn dây kích thích: 3 cuộn CK1  CK3 nối nối tiếp nhau được gọi là
cuộn chủ đạo và phản hồi âm tốc độ đẳng trị (âm áp, dương dòng). Cuộn CK4 lấy tín hiệu
phản hồi âm dòng có ngắt đồng thời hạn chế dòng khởi động đảo chiều.
Các bóng đèn BĐ1, BĐ2 là khâu điện trở phi tuyến (RBĐ tăng khi dòng qua bóng đèn
tăng) để hạn chế cưỡng bức khởi động (hạn chế dòng qua các cuộn CK1  CK3).
Hệ thống được điều chỉnh tốc độ trong hành trình thuận và ngược độc lập với nhau
trên hai biến trở BTT và BTN.
Khống chế đảo chiều bằng cách đảo chiều điện áp chủ đạo nhờ tiếp điểm T, N.
b. Nguyên lý làm việc:
Tín hiệu khống chế quá trình làm việc của hệ thống bao gồm:
- Tín hiệu chủ đạo lấy trên biến trở BTN hoặc BTT (tuỳ theo chiều quay)
- Điện áp phản hồi dương dòng phần ứng lấy trên các cuộn cực từ phụ CPF và CPĐ
của F và Đ: .Iư.Rư

- Điện áp phản hồi âm áp lấy trên biến trở 1R: UF


- Điện áp phản hồi mềm lấy trên đường chéo cầu động (điện trở 5R), cầu động này
gồm 4 nhánh: cuộn CKF, hai nửa của điện trở 2R, điện trở 4R, điện áp của MĐKĐ đặt vào
20
một đường chéo của cầu, đường chéo kia là điện trở 5R- lấy điện áp phản hồi Ufm =
K.dikt/dt: Tín hiệu này dùng để cải thiện chất lượng động của hệ thống. Ở chế độ xác lập các
nhánh cầu được chỉnh định sao cho cầu cân bằng và như vậy Ufm = 0, còn trong QTQĐ do
từ thông của máy thay đổi, cuộn CKF có điện cảm nên cầu mất cân bằng U fm  0 và tỷ lệ
với đạo hàm sức điện động của máy phát tức là phản ánh sự dao động của sức điện động
máy phát.
Các tín hiệu trên được mắc nối tiếp nhau và đặt lên cuộn khống chế chủ đạo CK1-
CK3 và có giá trị là:

U13 = Ucđ - Uư + .Iư.Rư + K.dikt/dt = Ucđ - nđt + K.dikt/dt.


Tín hiệu phản hồi âm dòng có ngắt lấy trên CPF và CPĐ đưa qua khâu ngắt bao gồm
bộ phân áp 3R tạo ra điện áp so sánh và các van 1D – 4D, nguồn 1 chiều và đặt lên cuộn
dây khống chế CK4. Tín hiệu phản hồi âm dòng có ngắt được so sánh với điện áp mẫu đặc
trưng cho dòng điện ngắt trên phân áp 3R. Khi Iư  Ing thì khâu này chưa tác động, sức từ
động của cuộn CK4 là F4 = 0. Khi Iư > Ing khâu này tác động xuất hiện dòng trong cuộn
CK4, sức từ động F4 lúc này khác 0 và có chiều ngược với chiều sức từ động CK1  CK3
(khử từ) tạo ra đặc tính máy xúc cho hệ thống.

+ Sức từ động của CK1  CK3 là:

U13 U cd   n  k di
F13  I13 .W13  W13  dt W
13
R13 R13
Trong đó: R13: điện trở tổng trong mạch vòng cuộn khống chế chủ đạo.
W13: Tổng số vòng dây cuộn khống chế chủ đạo CK – CK3.
+ Sức từ động cuộn dây CK4 là:

  I u  I ng  .1 I 
F4  I 4 .W4  W4
R4

Với:
R4: Điện trở tổng trong mạch vòng cuộn dây ngắt dòng
W4: Số vòng cuộn ngắt dòng CK4

1(I): Hàm bước nhảy đơn vị.

1(I) = 1 khi Iư  Ing

1(I) = 0 khi Iư < Ing


Xét hệ thống ở chế độ ổn định: dikt /dt = 0.
21
ta có FMĐKĐ = F13 – F4

= (Ucđ - đt.n).W1,3/ R3 - (Iư -Ing). 1(I). W4/R4

= (Ucđ - đt.n).W1,3/ R3 - ’(Iư -Ing). 1(I). W3/R3

=[Ucđ - đt.n- ’(Iư -Ing). 1(I)]. K13


Trong đó:

W13 W R
K13  ;  '   4 13
R13 W13 R4

Từ đây nếu giả thiết MĐKĐ và F làm việc trong vùng tuyến tính thì ta có:

EF = [ Ucđ - đt.n- ’(Iư -Ing). 1(I)]. K


- Quá trình khởi động hệ thống:
Động cơ được cưỡng bức khởi động, hệ số cưỡng bức được duy trì trong thời gian đủ
dài. Sau khi cho lệnh khởi động điện áp chủ đạo được đưa vào mạch kích thích của MĐKĐ
(cuộn CK1 CK3) còn sức điện động của động cơ bằng 0 nên điện áp tổng U 13 có giá trị
cực đại và động cơ được khởi động cưỡng bức ở giới hạn cho phép do trong sơ đồ dùng
khâu điện trở phi tuyến gồm hai bóng đèn BĐ1 và BĐ2 và khâu phân mạch 4D – 3R – 2D
hoặc 3D – 3R- 1D. Khi U13 tăng điện trở bóng đèn tăng theo làm điện trở tổng mạch các
cuộn dây CK1  CK3 tăng. Mặt khác khi điện áp trên các cuộn dây đó đủ lớn các van 4D,
2D mở xuất hiện dòng phân mạch iP dòng điện này càng lớn khi điện áp U13 càng lớn, nhờ
vậy dòng điện trong các cuộn CK1  CK3 được duy trì ở mức độ cho phép hầu như không
đổi trong quá trình khởi động. Trong thời gian khởi động khâu phản hồi âm dòng có ngắt
cũng có tác dụng hạn chế dòng điện nhỏ hơn trị số dòng điện cho phép.
Sơ đồ có khả năng làm việc ở chế độ tự động hoặc chế độ thử máy. Để khởi động
động cơ ở chế độ tự động ta ấn nút MT các công tắc tơ KL, T và rơ le R tác động, biến trở
BTN bị ngắn mạch, biến trở BTT được nối vào nguồn 1 chiều và nối các cuộn CK1- CK3
vào điện áp chủ đạo, MĐKĐ và F được kích từ cưỡng bức và động cơ Đ được khởi động
cưỡng bức đưa bàn chạy theo chiều thuận. ở đầu hành trình thuận công tắc hành trình 2KC
bị ấn  2KC-2 kín  rơ le RC được tiếp điện. Nếu tốc độ cắt đã chọn lớn hơn (12-15)m/ph
thì tiếp điểm RC phân mạch biến trở BTT làm điện áp chủ đạo có trị số tương ứng với tốc
độ thấp của bàn (tốc độ vào dao). Sau khi dao cắt vào chi tiết công tắc hành trình 2KC
không bị ấn nữa, các tiếp điểm của nó được phục hồi rơ le RC mất điện. Tốc độ động cơ
tiếp tục tăng lên trị số ứng với điện áp chủ đạo trên biến trở BTT. Cuối hành trình thuận
chổi tiếp xúc của tiếp điểm hành trình 1KH được đẩy về phía trái, một phần biến trở BTT bị
ngắn mạch, Ucđ lại giảm xuống trị số tương ứng với tốc độ Vo của bàn máy, dao ra khỏi chi
tiết. Sau khi công tắc hành trình 1KC bị ấn cắt điện T kết thúc hành trình thuận, mặt khác
22
công tắc tơ N tác động ngắn mạch biến trở BTT, đưa biến trở BTN vào mạch kích từ
MĐKĐ, máy phát được kích từ theo chiều ngược, động cơ bắt đầu quay ngược. Khi bàn
máy chạy ngược công tắc hành trình 1KC và sau đó là chổi tiếp xúc 1KH được trả về vị trí
ban đầu để chuẩn bị cho chu kỳ làm việc tiếp theo. Gần cuối hành trình ngược, 2KH ngắn
mạch một phần biến trở BTN làm cho tốc độ động cơ giảm xuống trị số tương ứng tới tốc
độ Vo. Hết hành trình ngược công tắc 2KC bị ấn, N mất điện, T lại có điện ….
- Nguyên lý hoạt động của khâu hạn chế dòng:
Khi dòng điện còn nhỏ hơn giá trị dòng ngắt (Iư < Ing) thì sụt áp trên cuộn dây cực từ
phụ của động cơ và máy phát là:

U = (RCPF + RCPĐ).Iư = . Iư.Rư


còn nhỏ hơn điện áp so sánh lấy trên điện trở 3R, các đi ốt 1D, 2D không thông, trong cuộn
CK4 không có dòng điện, sức từ động FCK4 = 0. Khi Iư  Ing (U  USS), các van 1D (2D)
thông, trong cuộn CK4 xuất hiện dòng điện và sức từ động của cuộn CK4 sẽ tác dụng
ngược chiều với sức từ động của các cuộn CK1  CK3 làm điện áp máy phát giảm, tốc độ
động cơ giảm nhanh khi dòng điện phần ứng tăng, tạo ra đặc tính dạng dốc.
- Nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ:
Động cơ được điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp điều chỉnh điện áp phần ứng. Điều
chỉnh tốc độ theo chiều thuận bằng biến trở BTT, chiều ngược bằng biến trở BTN.
Giả sử động cơ đang quay thuận với tốc độ n1 tương ứng với điện áp chủ đạo Ucđ1,
muốn giảm tốc độ xuống n2 ta điều chỉnh giảm điện áp chủ đạo xuống Ucđ2. Nếu bỏ qua
quán tính điện từ, chỉ xét quán tính cơ thì:

FMĐKĐ = K13. [ Ucđ2 - đt.n1] sẽ giảm nhỏ hơn trước (nếu Ucđ2 < đt.n1 thì FMĐKĐ sẽ đổi
chiều). Giả sử giảm sâu tốc độ làm cho U13 = Ucđ - đt.n1 < 0 do quán tính điện từ của
MĐKĐ và F mà sức điện động máy phát EF không giảm ngay mà giảm một cách từ từ, song
FF < EĐ  xảy ra quá trình hãm tái sinh  tốc độ động cơ giảm dần  U13 tăng dần  EF
tăng dần. Cho tới tốc độ n2 thì EF đạt giá trị ổn định tương ứng với điện áp chủ đạo đã đặt
và hệ làm việc ổn định.
Muốn tăng tốc độ ta tiến hành ngược lại.
- Nguyên lý ổn định tốc độ:

Giả thiết động cơ đang quay thuận với tốc độ n1 vì lý do nào đó tải tăng lên  tốc dộ
động cơ giảm, ban đầu ta có U13 = Ucđ - n1 khi n< n1 thì U’13 = Ucđ - n sẽ lớn hơn U13 
FMĐKĐ tăng  EMĐKĐ tăng  F tăng  EF tăng  Kéo tốc độ tăng lên.
- Nguyên lý đảo chiều:

23
Việc đảo chiều dộng cơ có thể được thực hiện bằng tay hoặc tiến hành tự động trong
quá trình làm việc. Giả sử động cơ đang quay thuận tương ứng với U cđ1 tiến hành đảo sang
chiều quay ngược tương ứng với Ucđ2 thì U13 trước và sau thời điểm đảo chiều có giá trị U13t
= Ucđ1 - đt.n1; U13S = Ucđ2 - đt.n1 như vậy điện áp đặt lên cuộn chủ đạo đảo chiều và có giá
trị lớn. Do quán tính điện từ của hệ thống nên EF chưa đảo chiều ngay mà giảm từ từ và có
giá trị nhỏ hơn EĐ  dòng phần ứng động cơ đảo chiều, chuyển sang chế độ hãm tái sinh.
Dòng điện hãm ban đầu có trị số lớn hơn Ing, điện áp phản hồi dòng đảo chiều và có giá trị
lớn hơn điện áp giữa hai điểm 2,3 trên điện trở 3R  2D thông xuất hiện dòng i4 qua cuộn
CK4 và cũng tạo ra từ thông khử từ thông chủ đạo làm E F giảm chậm. Đồng thời lúc này
U13S có giá trị lớn làm 3D thông xuất hiện dòng iP chạy trong mạch vòng CK4 – 3R – 3D, iP
+ i4 sẽ tác dụng tạo ra từ thông khử từ làm EF giảm chậm. Khi EF = 0 và bắt đầu dương tốc
độ động cơ chưa bằng 0, động cơ hãm ngược cho tới tốc độ bằng 0 và khởi động theo chiều
ngược.
2.6. TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO MÁY CÁN
2.6.1 Khái niệm chung về công nghệ cán
Cán là một hình thức gia công bằng áp lực để làm thay đổi hình dạng và kích thước
của vật thể kim loại dựa vào biến dạng dẻo của nó.
Yêu cầu quan trọng trong quá trình cán là ứng suất nội của biến dạng dẻo không
được quá lớn, đảm bảo kim loại vẫn giữ được độ bền cao. Do ứng suất nội biến dạng dẻo
giảm khi nhiệt độ kim loại tăng, cho nên trên thực tế phương pháp cán nóng thường được sử
dụng nhiêu nhất để giảm lực cán và năng lượng tiêu hao trong quá trình cán.
Trong một số trường hợp do yêu cầu công nghệ phải dùng phương pháp cán nguội,
ví dụ như cán thép tấm mỏng có bề dày tấm cán nhỏ hơn 1mm. Vì nếu cán thép tấm mỏng
mà dùng phương pháp cán nóng sẽ sinh ra lớp vảy thép khá dày so với thành phẩm nên bề
dày mặt tấm thép cán sẽ không đồng đều về chiều dày.
Căn cứ vào nhiệt độ của phôi trong quá trình cán, người ta chia ra hai phương pháp
cán:
- Phương pháp cán nguội: khi nhiệt độ của phôi nhỏ hơn 40000C.
- Phương pháp cán nóng: khi nhiệt độ của phôi lớn hơn 60000C
2.6.2 Phân loại máy cán
Có nhiều cách phân loại máy cán
a. Phân loại theo tên gọi, có các loại máy cán sau:

- Máy cán thô, đường kính trục cán  = (800÷1300)mm

24
- Máy cán phôi dẹt, đường kính trục cán  = (1100÷1150)mm

- Máy cán phôi, đường kính trục cán  = (450÷750)mm

- Máy cán ray, đường kính trục cán  = (750÷900)mm

- Máy cán phân loại thô,  = (500÷750)mm

- Máy cán phân loại nhỏ,  = (250÷350)mm

- Máy cán dây,  = (250÷350)mm

b. Phân loại theo số trục cán và cách bố trí chúng:


Theo cách phân loại này, có máy cán 2 trục, 3 trục hoặc nhiều trục cán hơn (4, 6, 12,
20 trục). Các trục cán có thể đặt thẳng đứng, nằm ngang hoặc nghiêng. Loại máy cán có
trục nằm ngang là phổ biến và thông dụng nhất.
Hộp cán có 2 trục cán nằm ngang được dùng trong các máy cán quay thuận nghịch
để cán thô, cán tấm dày, cán phân loại.
Hộp cán có 3 trục cán nằm ngang được dùng trong các máy cán tấm dày, tấm trung
bình, cán ray. Trong máy cán này, phôi cán chuyển động theo 2 chiều còn trục cán không
đổi chiều quay.
Hộp cán có 4 trục cán được dùng trong cán tấm (nóng và nguội). Hai trục cán lớn
phía ngoài là hai trục tựa để làm giảm sự biến dạng của 2 trục làm việc nhỏ phía trong.
c. Phân loại theo số hộp cán và cách bố trí chúng:
Theo cách phân loại này, có máy cán 1 hộp cán quay thuận nghịch được dùng phổ
biến. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và do yêu cầu công nghệ riêng, máy cán nhiều hộp
cán vẫn được sử dụng. Một hộp cán có thể được dẫn động từ một hay hai động cơ hoặc một
động cơ có thể dẫn động nhiều hộp cán.
c. Phân loại theo chế độ làm việc:
- Máy cán quay thuận nghịch có điều chỉnh
- Máy cán không quay thuận nghịch có điều chỉnh
- Máy cán không quay thuận nghịch không có điều chỉnh
2.6.3 Công nghệ cán
2.6.3.1 Công nghệ cán nóng
Muốn cán nóng bất kỳ một kim loại nào thì công việc đầu tiên phải nung phôi thép.
Việc nung kim loại đến nhiệt độ cán rất quan trọng, nó quyết định năng suất và chất lượng
của sản phẩm cán. Mục đích của việc nung kim loại trước khi cán để tăng tính dẻo, giảm trở

25
kháng biến dạng, tạo điều kiện cho công đoạn gia công dễ dàng. Nung phôi trước khi cán
còn làm giảm lực cán, hạ thấp lượng tiêu hao điện, tăng tuổi thọ làm việc cho trục cán và
các thiết bị của máy cán, làm cho thành phần hóa học của phôi được đồng đều, tăng được
lực ép… dẫn đến năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
a. Cán nóng quay thuận nghịch (CNQTN)
Cán nóng quay thuận nghịch là một dạng của công nghệ cán nóng. Trong đó máy
CNQTN là máy cán thô dùng để cán đi cán lại nhiều lần một phôi đã được nung nóng, với
yêu cầu động cơ truyền động cho trục cán phải đảo chiều quay sau mỗi lần cán.
Động cơ truyền động máy CNQTN làm việc ở chế độ rất nặng nề đặc trưng bởi số
lần gia tốc, giảm tốc, dừng lớn và quá tải lớn. Lúc trục cán ngoạm phôi, dòng điện và
mômen động cơ tăng vọt tới (250÷300)% trị số định mức. Sau lần ngoạm phôi, máy tiếp tục
tăng tốc và cần một mômen động lớn phụ thêm, gây quá tải cho động cơ. Như vậy thực tế là
động cơ truyền động của máy CNQTN luôn làm việc ở chế độ quá độ và còn phải yêu cầu
điều chỉnh tốc độ sâu, bằng phẳng.
b.Cán nóng liên tục (CNLT)
Máy CNLT là loại máy cán chỉ quay theo một chiều và gồm nhiều hộp cán đặt nối
tiếp nhau. Phôi cán được cán cùng một lúc qua lần lượt các hộp cán.

2.6.3.2.Công nghệ cán nguội


Quá trình cán kim loại ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết tinh lại của chúng gọi là cán
nguội. Trong cán nguội nhiệt độ 200C là nhiệt độ chuẩn cho tất cả các kim loại, do trong
cán nguội không có khoảng nhiệt độ cán tối ưu để kim loại đạt các tính năng kĩ thuật như ở
cán nóng. Nhiệt độ cán không ảnh hưởng tới trở kháng biến dạng, tính dẻo của kim
loại...hoặc có ảnh hưởng thì cũng không đáng kể.
Khi cán nguội phải tiến hành ủ sơ bộ hoặc ủ trung gian kim loại và hợp kim nhiều
lần nhằm làm giảm tính biến cứng trên bề mặt, giảm ứng suất dư bên trong, tăng tính
dẻo...của chúng để cán ra sản phẩm có chất lượng tốt với năng suất cao.Việc bôi trơn giữa
bề mặt tiếp xúc kim loại và trục cán là một việc không thể thiếu được. Bôi trơn làm tăng
năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ giảm nhiệt độ của trục cán và vật cán sinh ra
do ma sát. Chất bôi trơn thường là các loại dầu thực vật, dầu công nghiệp và các loại mỡ.

26
Lượng ép khi cán nguội nhỏ hơn rất nhiều so với cán nóng, nhưng lực cán lại rất lớn,
năng lượng tiêu hao cao, độ biến cứng trên bề mặt kim loại tăng nhanh và rất lớn. Muốn bề
mặt sản phẩm có chất lượng tốt, bề mặt bóng đẹp không bị xây sát thì phải làm sạch bề mặt
kim loại trước khi cán. Do các yêu cầu khắt khe, trình tự qui trình công nghệ cán nguội gồm
các bước sau: đánh sạch bề mặt phôi (đánh vảy, tảy gỉ), cán nguội, gia công nhiệt (ủ) để xếp
lại cấu trúc kim loại, cán bổ xung sau khi ủ với lực ép nhỏ (cán luyện) và các công việc kết
thúc (chỉnh, cắt bavia, xếp, mạ thiếc...).
Các máy cán nguội cũng chia ra hai loại là:
+ Máy cán nguội liên tục
+ Máy cán nguội quay thuận nghịch.
2.6.4. Trang bị điện cho máy cán nóng quay thuận nghịch (CNQTN)
2.6.4.1 Đặc điểm công nghệ
Máy CNQTN (hay máy cán nóng đảo chiều) dùng để cán đi cán lại nhiều lần một
phôi gia công đã được nung nóng.
Sau mỗi lần cán, động cơ kéo trục cán phải đảo chiều quay để cán lần tiếp theo.
Máy CNQTN dùng để cán thô các phôi nung nóng (trong dây chuyền liên tục thì phôi tới
máy là từ phân xưởng thép). Thuộc nhóm này là các máy cán phôi tấm, tấm dày, thanh dầm,
ray. Ở máy cán phôi vuông, có một hộp cán với trục cán nằm ngang. Ở máy cán phôi dẹt,
có hai hộp cán, một hộp cán nằm ngang, hộp kia đặt hơi lệch với phương nằm ngang để cán
đồng thời phôi dẹt với bề rộng đã cho.
Trong tổ hợp máy CNQTN, ngoài các hộp cán , còn các thiết bị phụ như: các băng
lăn, dao cắt, xe chở phôi, máy lật…
* Các yêu cầu trang bị điện cho máy CNQTN:
Dải điều chỉnh tốc độ động cơ trong máy CNQTN thường là 10:1 và bao gồm 2 vùng
điều chỉnh tốc độ:
- Vùng dưới tốc độ cơ bản (ncb) nhờ thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ
- Vùng trên tốc độ cơ bản (ncb) nhờ giảm từ thông kích từ
Điều chỉnh tốc độ ở hai vùng tiến hành không đồng thời và không phụ thuộc lẫn
nhau. Hệ thống truyền động điện trên máy CNQTN có thể là các hệ: hệ F-Đ; hệ T-Đ.
2.6.4.2 Hệ thống truyền động thyristor-động cơ (Hệ T-Đ)
Trong hệ T-Đ dùng trên máy CNQTN:

27
Động cơ Đ được cấp nguồn từ bộ biến đổi thyristor có đảo chiều, BBĐ ư , còn mạch
kích từ KT được cấp điện tự bộ biến đổi thyristor không đảo chiều BBĐKT

Mức giảm từ thông đ không quá 1/2 giá trị từ thông định mức và dải điều chỉnh tốc
độ động cơ ở vùng trên tốc độ định mức là (2÷2,5)/1

3 50Hz
HzHHZ
BBĐư XP1 Uđ
ĐC Uư CH
XP2

ĐCKT

KT

XPKT

BBĐKT

3 50Hz
HHzHZ
Quá trình thay đổi điện áp phần ứng chỉ tiến hành được khi tốc độ động cơ là định
mức, còn quá trình thay đổi từ thông động cơ chỉ xảy ra khi điện áp phần ứng gần định
mức. Khống chế các quá trình này nhờ khâu khống chế chế độ làm việc CĐ.
Đặt tốc độ và chiều quay động cơ nhờ bộ chỉ huy CH. Tín hiệu đặt tốc độ Uđ được
đặt tới đầu vào của bộ điều chỉnh điện áp phần ứng ĐC Uư .
Tín hiệu từ bộ ĐCUư đặt tới các khối điều khiển xung-pha XP1 hay XP2 tùy theo
chiều quay của động cơ Đ điều điều khiển mở các thyristor trong bộ BBĐ ư . Đồng thời, tín
hiệu từ ĐCUư đặt tới khối CĐ và các tín hiệu của khối CĐ đặt tới hệ điều chỉnh kích từ
động cơ ĐCKT, thay đổi góc mở thyristor qua khối xung-pha XPKT.
2.7. MÁY ĐIỀU KHIỂN CHƢƠNG TRÌNH SỐ VÀ CÁC TRUNG TÂM GIA CÔNG
2.7.1 Khái niệm chung về máy điều khiển chƣơng trình số (ĐKCTS)
Ở các máy vạn năng, máy chuyên dùng, việc gia công chi tiết mang tính chất đơn
chiếc hoặc sản xuất nhỏ. Thời gian phụ trong quá trình gia công chiếm 60÷80 thời gian làm
việc của máy. Ở các máy tự động, nhờ các công tắc hành trình, cam định hình…mà các
chuyển động của dao, chi tiết hoặc các bước chuyển đổi được thực hiện tự động nên thời
28
gian phụ được rút ngắn khá nhiều. Ở các máy chép hình việc gia công được thực hiện tự
động hóa nhờ vật mẫu. Tuy nhiên, tính linh hoạt ở các máy này rất kém. Muốn thay đổi loại
chi tiết gia công, phải thay đổi hình thù, kích thước, vị trí, số lượng và quy luật chuyển động
của các bộ phận cam, mẫu, vị trí công tắc hành trình…Như vậy, việc điều chỉnh máy phức
tạp, chế tạo vật mẫu mất nhiều thời gian.
Các máy điều khiển chương trình số được dùng trong sản xuất hàng loạt, thời gian
phụ giảm khá nhiều, năng suất cao hơn và độ chính xác cao hơn máy vạn năng.
Máy điều khiển chương trình số về bản chất là các máy tự động, ở đó đã cho các
chương trình chuyển động của các bộ phận của máy. Ví dụ: Máy tiện tự động chép hình…
Đặc điểm cơ bản của các máy điều khiển chương trình số là các thông tin về các luật
chuyển động của máy: Chuyển động chính, ăn dao, phụ đảm bảo quá trình gia công trên
máy được biểu diễn dưới dạng các con số, chữ cái và các kí hiệu khác được mã hóa trong
bộ mang chương trình (bang từ, bang, bìa đục lỗ…). Bộ phận mang chương trình với các
thông tin chứa trong đó gọi là chương trình điều khiển.
2.7.2 Sơ đồ chức năng của hệ thống điều khiển chƣơng trình số
Hệ thống ĐKCTS gồm 2 phần cơ bản là thiết bị ĐKCTS có nhiệm vụ tạo ra luật thay
đổi tốc độ ăn dao và chu kỳ làm việc của máy và thiết bị chấp hành là các hệ truyền động ăn
dao và các cơ cấu điện từ khác. Ngoài ra còn có các phần tử khác như đattic phản hồi dạng
khác nhau. Ở những máy đa chức năng với “ngăn hang dao” có bộ phận đảo dao, tự động
thay thế dao được điều khiển bằng thiết bị ĐKCTS, hệ thống thay đổi tốc độ trục chính
trong phạm vi rộng hiệu chỉnh kích thước dao và chỉ thị các vị trí các bộ phận làm việc của
máy.
Các thiết bị ĐKCTS hiện đại đều được sử dụng trên cơ sở máy vi tính hay bộ vi xử
lý cho phép tăng đáng kể mức độ tự động hóa của máy, chỉ thị số lượng lớn các tham số
trên màn hình, chuẩn đoán các hư hỏng, biên tập chương trình, nhớ các chương trình điều
khiển có khối lượng lớn.
Sơ đồ chức năng của máy ĐKCTS vạn năng bao gồm các khối:

29
Thiết
Thiếtbị
bịvào
vào Khối nội Khối điều Truyền động
thông tintin
thông suy khiển tự ăn dao
động ăn
dao

Thiết bị vào Khối tốc Khối chu Đá tric phản


thông tin độ kỳ chuẩn hồi

Khối hiệu
Thiết bị vào Khối nguồn Đá tric phản
chỉnh chương
thông tin hồi mô men
trình

Khối Logic Khối phối Tự động hóa


công nghệ hợp chu kỳ máy

THIẾT
THIẾT BỊ
BỊ ĐKCTS
ĐKCTS T.B CHẤP HÀNH

Khối vào thông tin: Có nhiệm vụ đọc các thông tin trên băng bìa đục lỗ lần lượt theo
hàng và biến thành tín hiệu điện; các thiết bị đọc thông tin có thể là thiết bị quang-điện, tiếp
xúc điện…
Khối nhớ thông tin: Đảm bảo sử dụng đồng thời thông tin trong giới hạn 1 tấm card.
Ngoài ra, còn có chức năng kiểm tra, tạo tín hiệu dò, tìm sai sót trong băng, bìa đục lỗ.
+ Bàn điều khiển và chỉ thị: Dùng để liên hệ giữa người vận hành và máy. Nhờ bàn
điều khiển, có thể khởi động và dừng hệ thống, lựa chọn chế độ làm việc, hiệu chỉnh tốc độ
dao, kích thước dao, thay đổi vị trí ban đầu của dao. Trên bàn điều khiển cũng có tín hiệu
ánh sáng về các trạng thái làm việc của máy, hành trình làm việc, sự sai sót trong chương
trình, kết thúc chương trình. Chỉ thị số sẽ lần lượt hiện lên các số hiệu tấm card, giá trị dịch
chuyển theo các tọa độ, số hiệu dao…
+ Khối nội suy: Tạo ra quỹ đạo chuyển động giữa hai hay nhiều điểm tựa được tạo ra
trong chương trình. Trong nhiều trường hợp sử dụng bộ nội suy có phương trình đường
thẳng hoặc đường tròn. Gần đây sử dụng bộ nội suy là các máy tính cỡ nhỏ cho phép tăng
độ vạn năng của thiết bị ĐKCTS nhờ hiệu chỉnh mềm các luật điều khiển.

30
Thông tin vào khối nội suy từ khối nhớ thông tin đưa sang. Thông tin đầu ra của khối
nội suy thường là dạng xung-dãy xung liên tiếp theo mỗi tọa độ có tần số được xác định bởi
tốc độ ăn dao và số xung tỉ lệ với hành trình theo mỗi tọa độ. Thông thường fmax=10÷15kHz
+ Khối tốc độ: Đặt tốc độ ăn dao, cũng như tạo ra quá trình gia tốc, hãm ban đầu và
kết thúc một giai đoạn gia công theo quy luật đặt trước
+ Khối hiệu chỉnh chương trình: Cùng với bàn điều khiển thay đổi các tham số gia
công đã lập trình trong chương trình như tốc độ ăn dao, kích thước dao.
+ Khối chu kì chuẩn: Để giảm nhẹ và rút ngắn chương trình khi có những thuật toán
lặp lại. Khối chu kì chuẩn chứa các chương trình con chuẩn.
+ Khối logic công nghệ: Dùng để điều khiển các quá trình tự động có tính chu kỳ của
máy như tìm kiếm và thay thế dao, thay đổi tốc độ trục chính và thực hiện các biến động
trên máy.
+ Khối điều khiển truyền động ăn dao; Dùng để biến đổi thông tin đầu ra khối nội
suy thành dạng thích hợp để điều khiển truyền động ăn dao với nguyên tắc: Ứng với một
xung thì đối tượng sẽ dịch chuyển một khoảng thông thường là (0,01-0,001)mm gọi là giá
trị của xung….
+ Khối truyền động ăn dao là các hệ truyền động tùy động, đảm bảo di chuyển các
bộ phận của máy(bàn máy, ụ dao) với tốc độ cần thiết và với độ chính xác yêu cầu. Hệ
thống truyền động tùy động bao gồm động cơ, bộ khuếch đại công suất cung cấp cho động
cơ và cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ trong phạm vi rộng, đattric phản hồi đo vị trí thực
(khoảng cách di chuyển) của đối tượng điều khiển, thiết bị so sánh sẽ so sánh vị trí thực và
tín hiệu đặt. Tín hiệu sai lệch được đặt tới bộ khuếch đại công suất và kết quả là tốc độ động
cơ sẽ tỉ lệ với sai lệch của hệ. Trong quá trình làm việc, hệ thống tùy động sẽ đảm bảo di
chuyển đối tượng điều khiển sao cho sai lệch là nhỏ nhất. Nếu sai lệch nào đó do nguyên
nhân nào đó vượt quá trị số cho phép thì hệ thống điều khiển số sẽ tự động ngắt.
2.7.3. Máy CNC
Máy CNC (Điều khiển số bằng máy tính) để điều khiển các quá trình công nghệ gia
công cắt gọt trên các máy công cụ. Về thực chất, đây là một quá trình tự động điều khiển
các hoạt động của máy như các máy cắt kim loại trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở
dạng mã số nhị nguyên bao gồm các chữ số, số thập phân, các chữ cái và một số ký tự đặc
biệt tạo nên một chương trình làm việc của thiết bị hay hệ thống.
Các trục của máy CNC được trang bị dụng cụ đo vị trí để xác định tọa độ các bàn
máy và của dụng cụ cắt. Khi bàn máy di chuyển thì các dụng cụ đo lường phát ra
tín hiệu điện, hệ điều khiển CNC xử lý tín hiệu điện này và xác định vị trí chính xác
của bàn máy trong hệ trục tọa độ.
31
Theo tiêu chuẩn ISO, các chuyển động cắt gọt khi gia công chi tiết trên máy
CNC phải nằm trong một hệ trục tọa đồ Descarte theo nguyên tắc bàn tay phải.
Trong đó có ba chuyển động tịnh tiến theo các trục và ba chuyển động quay theo
các trục tương ứng. Một máy công cụ CNC có thể điều khiển tới 6 trục gồm tịnh tiến theo
X, Y, Z, và các trục A, B, C quay quanh các trục Z, Y, Z. Một điểm trong không gian hệ tọa
độ Descarte được xác định tọa độ qua hình chiếu của nó lên ba trục X, Y, Z.
2.7.3.1 Phân loại
Một cách tổng quát các máy công cụ CNC có thể được phân loại theo các đặc điểm
sau:
- Truyền động : Thủy lực, khí nén và điện .....
- Phương pháp điều khiển : Tọa độ hay quỹ đạo ...
- Hệ thống định vị : Định vị kich thước tuyệt đối và định vị nối tiếp
- Các vòng lặp điều khiển: vòng hở, vòng kín, vòng nửa kín.
- Số trục tọa độ : 3 trục, 4 trục, 5 trục.....
- Theo chức năng thì các máy công cụ CNC cũng như các máy công cụ vạn năng, có
thể được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm máy tiện đại diện cho các máy tiện trong, tiện ngoài trên một phôi đang
quay, cũng như cắt ren trong và ren ngoài....
- Nhóm máy khoan, doa để khoan, doa các phôi.
- Nhóm máy phay để phay những chi tiết có cấu tạo hình học đa dạng tạo ra các bề
mặt và các góc đa dạng và cũng có thể khoan, phay và doa. Thay đổi nguyên công bằng các
thay dụng cụ cắt, có nghĩa là chỉ cần một lần gá kẹp.
- Nhóm máy mài để gia công tinh. Nhóm này bao gồm các máy mài trục, mài lỗ,
mài phẳng, mài răng, mài rãnh then, mài dụng cụ.
- Nhóm trung tâm gia công: Khoan, phay, tiên, doa..
2.7.3.2 Cấu trúc các khối chức năng của hệ CNC:
32
Trong đó: 1.Màn hình 2.Bảng điều khiển
3.Mạch ghép nối 4.Tay quay điện tử
Màn hình dùng để hiển thị tọa độ hiện tại của các trục truyền động, trạng thái làm
việc của toàn hệ thống...
Bảng điều khiển để vào dữ liệu điều chỉnh máy, lập trình gia công, cài đặt hệ
thống...
Tay quay điện tử dùng để vận hành máy trong các trường hợp để hiệu chỉnh máy, do
chi tiết... mà phải mở cửa làm việc
Các khối vào ra (I/O), các bộ phận điều khiển truyền động ( BĐK) liên lạc vớiCPU
thông qua một Bus hệ thống. Các khối Flash + Ram để lưu trữ các chương trình điều khiển,
dữ liệu máy và liên lạc với CPU thông qua Bus trong của CPU
2.7.3.3 Hệ thống điều khiển CNC
Hệ điều khiển CNC thực hiện lưu đồ điều khiển như hình vẽ.

Chương trình điều khiển được đưa vào thiết bị tính toán điều khiển, tạo tín hiệu điều
khiển các hệ truyền động điện tự động.

33
Cấu trúc của thiết bị tính toán điều khiển có thể chia ra làm hai nhóm: NC và CNC.
Trong hệ CNC các chương trình điều khiển được đưa vào khối xử lí sao cho chương trình
sau đó qua đầu vào đưa đến các khối giải mã nhằm tạo ra các mã tương thích của máy. Tín
hiệu này hoặc đưa trực tiếp vào khối điều khiển hoặc đưa vào bộ nhớ đệm và cuối cùng đến
bộ nội suy để tính toán phân ra các chuyển động trên các trục tọa độ. Mặt khác thông tin
điều khiển còn đưa ra các lệnh điều kiển công nghệ như tốc độ cắt, xoay chi tiết, thay dao...
a. Lập chương trình điều khiển
- Các bước lập chương trình:
Quá trình lập chương trình bao gồm các bước sau:
+ Chuẩn bị dữ liệu (thông tin công nghệ): Để lập chương trình cần biết các dữ liệu
công nghệ như: Kích thước phôi, vật liệu phôi, bản vẽ chi tiết, dao và đặc tính dao…
+ Mô tả toán học: Vẽ lại các bản vẽ chi tiết, trên đó ghi đầy đủ các kích thước, đặc
điểm công nghệ, đặc điểm điều khiển theo từng nguyên công. Đối với những máy điều
khiển gián đoạn, các kích thước được tính nối tiếp nhau theo thứ tự các nguyên công và cho
theo trị số.
+ Mã hóa các dữ liệu: Các số liệu về chế độ gia công được biến đổi thành dạng mã
hóa theo cốt mã tiêu chuẩn.
Để tiến hành mã hóa dữ liệu chương trình cần nắm được các khái niệm sau:
Hệ thống địa chỉ: là những kí tự cho phép đồng nhất với các chức năng đảm bảo bởi
hệ thống điều khiển số. Địa chỉ được ghi bằng các chữ cái tiêu chuẩn.
Từ lệnh: Được thiết lập thông qua phối hợp các con số và địa chỉ, cho phép lượng
hóa chính xác các chức năng yêu cầu.
Câu lệnh: là sự ghép nối các từ lệnh cần thiết để thực hiện một chuyển động hoặc
chức năng nào đó của máy.
- Hệ thống tự động lập chương trình:
Hệ thống tự động lập trình về cấu trúc gồm 2 phần: Chương trình chung và chương
trình phụ. Chương trình chung sẽ thực hiện tính toán về công nghệ và kích thước hình học
không tính đến các đặc thù của các máy cụ thể cũng như đặc điểm của hệ thống điều khiển
chương trình. Chương trình phụ có tính đến các đặc điểm về cấu trúc và kỹ thuật của các
máy. Như vậy, một hệ thống tự động lập chương trình sẽ gồm một chương trình chung và
nhiều chương trình phụ.
Khi có hệ thống tự động lập chương trình thì việc lập chương trình gia công một chi
tiết sẽ được tiến hành bởi việc tạo ra các thông tin ban đầu (chương trình ban đầu). Các
thông tin cần phải chứa đầy đủ nội dung về dạng và kích thước gia công; trình tự gia công;
34
quy trình công nghệ gia công các bề mặt cụ thể- dạng gia công, kích thước dao, tốc độ ăn
dao mà máy sẽ thực hiện công nghệ đó. Cách viết chương trình nguồn (ban đầu) có thể sử
dụng ngôn ngữ dạng bảng hoặc văn bản.
Hệ thống tự động lập trình gồm 2 phần: Ngôn ngữ lập trình và hệ thống chương trình
tính. Ngôn ngữ lập trình được mô tả chi tiết trong hướng dẫn sử dụng của máy. Ngôn ngữ
lập trình là các kí hiệu về chữ, từ, các quy tắc dùng cho việc soạn văn bản chương trình
nguồn.
2.7.4. Máy tiện CNC hitachi seiki 4NE-600
2.7.4.1 Các chuyển động cơ bản của máy tiện CNC 4NE-600
a. Chuyển động chính:
Chuyển động chính là chuyển động quay của mâm cặp. Chuyển động này được thực
hiện nhờ động cơ một chiều kích từ độc lập. Thay đổi tốc độ bằng bộ biến đổi điều chỉnh
điện áp phần ứng và qua hộp số bánh rang ăn khớp nối với trục chính. Do vậy tốc độ của
trục chính thay đổi trong phạm vi rộng qua hộp bánh rang chuyển đổi tốc độ.
Động cơ chính được hãm ngược sau khi ấn nút dừng hoặc sau khi ấn nút thử máy.
b. Chuyển động ăn dao:
Bao gồm các chuyển động:
- Chuyển động ăn dao dọc: Bàn dao di chuyển tịnh tiến theo chiều dọc trục của dao
(trục Z) cùng chiều trục chính bằng động cơ servo và bộ truyền dẫn Drives vòng kín.
- Chuyển động ăn dao ngang: Là sự di chuyển tịnh tiến bàn dao theo trục vuông góc
với bàn ăn dao và trục chính (trục X) bằng động cơ servo và bộ truyền dẫn Drives vòng kín.
c. Chuyển động phụ:
Gồm chuyển động lên, xuống, di chuyển nhanh ụ dao, bơm dầu, cơ cấu kẹp nới dao,
kẹp phôi…được thực hiện nhờ động cơ không đồng bộ roto lồng sóc và cơ cấu thủy lực.
2.7.4.2 Sơ đồ khối máy tiện CNC
Sơ đồ khối máy tiện CNC như sau:

35
2.7.4.3 Phần cứng hệ điều khiển máy tiện CNC gồm:
Bộ xử lý trung tâm CPU là một máy tính nhỏ hoặc là thành phần chính của máy tính
16bit hoặc 32bit và mạch tích hợp. Cấu trúc của CPU bao gồm các phần tử cơ bản sau:
Phần tử điều khiển, phần tử logic số học, bộ nhớ truy cập nhanh.
Bộ nhớ ROM và EPROM để lưu trữ những dữ liệu không thay đổi của hệ thống
CNC như những chu trình kín và những vùng bất biến. EPROM lưu trữ những dữ liệu phát
sinh trong quá trình cài đặt hệ thống như những tham số máy, chu trình đặc biệt, chương
trình con. RAM mở rộng được sử dụng cho tất cả các bộ CNC để lưu trữ chương trình, dữ
liệu.
Hệ thống truyền dẫn BUS liên hệ giữa CPU và các bộ phận khác trong hệ thống là
thiết bị truyền dẫn chính của CNC.
Sơ đồ khối của CPU như hình vẽ.

2.7.4.4 Nguyên lý làm việc cơ bản của máy tiện CNC sử dụng phần mềm điều khiển
siemens Sinumerik 802C base line:
Căn cứ theo thực tế công nghệ của máy như hành trình các trục, tốc độ max min của
trục chính có thể lập trình PLC từ máy PC để đẩy vào bộ điều khiển, điều khiển các quá
trình, các tín hiệu vào ra phù hợp.
Khi thực hiện một câu lệnh trên CNC, bộ điều khiển có thể hiểu đó là các tín hiệu kí
tự, khi đó nó sẽ xử lý sang các dạng tín hiệu số hệ nhị phân để điều khiển. CNC chỉ có thể
điều khiển chạy các trục. PLC điều khiển các quá trình hoạt động sang số, thay dao, dịch
chuyển ụ động.

36

You might also like