You are on page 1of 49

Chöông II (tt)

KHUYẾT TẬT
Chất Loại liên kết Năng lượng ion hóa ở 25 oC
sơ cấp (kJ/mol)
1 kJ/mol = 0,0104 eV
C (kim cương) cộng hóa trị 713
Si cộng hóa trị 450
SiC cộng hóa trị 1250
InSb cộng hóa trị 532
LiF ion 849
NaCl ion 640
MgO ion 1000
CaF2 ion 1548
Na kim loại 108
Mg kim loại 149
Al kim loại 324
Cu kim loại 339
W kim loại 849
Chất Loại liên kết Năng lượng thăng hoa ở
thứ cấp Tf (kJ/mol)
Ar Van der Waals 7,5
O2 Van der Waals 7,5
CO2 Van der Waals 25
CH4 Van der Waals 18
H2O hydro 51
NH3 hydro 35

Ảnh hưởng của lực liên kết


Sự tồn tại của liên kết mạnh dẫn đến:
- Giá trị nhiệt nóng chảy cao và nhiệt thăng hoa cao
- Modul đàn hồi Young cao
- Hệ số giãn nở nhiệt thấp
Khuyết tật trong cấu trúc
- Cấu trúc tinh thể của vật liệu thường gồm một số rất lớn nguyên tử chứa trong một
thể tích nhỏ nên dễ xảy ra các sai lệch trong sự sắp xếp nguyên tử.
Ví dụ: Với Fe (Bcc), a = 2,87.10-8cm, n = 2, có 2/(2,87.10-8)3 = 8,5.1022 ngtử/cm3
- Các sai lệch trong sắp xếp nguyên tử được gọi là các khuyết tật, mất trật tự, sai lệch,
sai hỏng, sai sót (defect) và có thể tồn tại ở các dạng: khuyết tật điểm, khuyết tật
đường, khuyết tật mặt và khuyết tật thể tích
- Các khuyết tật trong cấu trúc được phân loại theo số chiều không gian của nó.
- Khuyết tật có ảnh hưởng lớn đến tính chất của vật liệu.
- Trong thực tế để sản xuất một vật liệu ở quy mô công nghiệp thường khó đạt được
độ tinh khiết 100%, vì vậy sản phẩm thường chứa tạp chất.
- Ngoài ra trong một vài trường hợp, để nhận được một tính chất nào đó của vật liệu,
người ta lại cố ý thêm vào các nguyên tử khác (thường gọi là phụ gia).
- Trong môn học này, người ta xem các nguyên tử lạ dù được thêm vào vô tình hay cố
ý đều tạo ra khuyết tật và được gọi là tạp chất
1.1. Khuyết tật điểm
1.1.1. Nguyên tử lạ (tạp chất, phụ gia)
- Các nguyên tử lạ là nguyên tố hòa tan có thể xâm nhập vào mạng tinh thể của nguyên
tử của nguyên tố dung môi ở dạng thay thế hoặc xen kẽ
- Các điều kiện về kích thước, hóa trị của nguyên tử lạ sẽ làm hạn chế độ tan của
chúng trong mạng tinh thể của nguyên tố dung môi
- Sự có mặt của nguyên tử lạ sẽ làm biến đổi đáng kể các tính chất của vật liệu
1.1.2. Sai lệch điểm
- Khi nguyên tử rời khỏi nút mạng của nó sẽ để lại một nút trống trong mạng,
khi nó chiếm chỗ một vị trí xen kẽ sẽ tạo ra nguyên tử xen kẽ

- Các sai lệch điểm sẽ cho phép chuyển chất trên một khoảng cách xa bằng hiện
tượng khuếch tán
- Các sai lệch điểm sẽ ảnh hưởng đến điện trở của kim loại
- Số nút trống N v = N T exp( −Qfv / RT)
- Mật độ nút trống Nv
Cv = = exp( − Q fv / RT)
NT
- Đối với mạng tinh thể ion, các khuyết tật điểm xảy ra phức tạp hơn vì nó phải
đảm bảo tính trung hòa điện.
- Có thể kể ra: khuyết tật Schottky, khuyết tật Frenkel cation, Frenkel anion

a) Ký hiệu khuyết tật điểm theo Kröger – Vink


Giả sử có mạng MX và tạp chất LY

X, M: anion, cation hóa trị 1 Y, L: anion, cation hóa trị 2


Tích điện dương 1 → •; dương 2 → • • âm 1 → ; âm 2 → 
b) Nguyên tắc khi mất trật tự
• Nguyên tắc trung hòa về điện: điện tích dương = điện tích âm.
• Nguyên tắc bảo toàn vật chất
Ví dụ: Khi thêm CaCl2 vào NaCl
CaCl2 → Ca.Na + 2ClCl + V'Na
Ca thay Na Cl đúng vị trí Trống 1Na
c) Các loại mất trật tự thường gặp
Sai hỏng Frenkel cation: M vào vị trí xen kẽ, để lại một trống M

M X M X M •i + VM' = 0
M
X X M
Sai hỏng Frenkel anion: X vào vị trí xen kẻ, để lại 1 trống X

VX• + X'i = 0
Sai hỏng Schottky: Trống 1 M thì có trống 1 X

VX• + VM' = 0
1.2 Khuyết tật đường (còn gọi là Lệch: dislocation)
1.2.1 Biến dạng dẻo
• Tác dụng một lực cơ học lên một mẫu vật liệu, nếu sau khi bỏ tác dụng lực mà
mẫu trở về hình dạng, kích thước ban đầu thì biến dạng gọi là biến dạng đàn hồi,
nếu vẫn giữ nguyên thì gọi là biến dạng dẻo.
• Biến dạng dẻo là kết quả của sự dịch chuyển các nguyên tử từ vị trí cân bằng
này đến vị trí cân bằng khác dưới tác dụng của một lực với biên độ đủ lớn.
• Ứng suất là tỉ số giữa lực và diện tích. Nếu lực song song với pháp tuyến thì
ứng suất gọi là ứng suất pháp tuyến , nếu lực vuông góc với pháp tuyến ta có
ứng suất trượt  (shear stress).
• Biến dạng dẻo sinh ra do tác dụng của ứng suất trượt và chỉ xảy ra trên các mặt
và phương xếp chặt.
• Đối với mỗi mặt và phương, sẽ có một giá trị ứng suất trượt tới hạn th mà tại đó
biến dạng dẻo bắt đầu xảy ra.
• Giá trị th là hằng số đối với một hệ trượt cho trước của mỗi loại tinh thể
• Mặt, phương mà biến dạng dẻo xảy ra thì gọi là mặt trượt và phương trượt.
• Hệ gồm mặt trượt và phương trượt gọi là hệ trượt.

Quan hệ giữa ứng suất pháp tuyến và ứng suất trượt


: Góc giữa phương lực F và phương trượt.
: Góc giữa phương trượt và pháp tuyến của mặt trượt
(chỉ số phương pháp tuyến = chỉ số mặt trượt)

FS = F cos  A S = A / cos 
FS F
=  = cos  cos   =  cos  cos 
AS A
 =  = 45o   min = 2
• Dự đoán giá trị th
• Mô hình lý thuyết đầu tiên để dự đoán th đã giả thiết rằng mỗi mặt nguyên tử
sẽ trượt qua mặt khác như là một thể thống nhất.
• Quá trình này đòi hỏi phải có lực rất lớn để bẻ gãy đồng thời tất cả các liên
kết nguyên tử dọc theo mặt trượt.
• Từ mô hình này, người ta dự đoán th = E/10 với E là môđun đàn hồi của vật
liệu, giá trị này là rất lớn so với các giá trị thực nghiệm.
1.2.2 Lệch biên
• Năm 1934, Geoffrey Taylor giả sử rằng các tinh thể có chứa các khuyết tật gọi
là lệch biên (Edge dislocations) để giải thích sự không thống nhất giữa tính
toán giá trị ứng suất trượt tới hạn theo lý thuyết và thực tế.
• Tuy nhiên mãi đến những năm 50, sự tồn tại của lệch biên mới được công
nhận nhờ quan sát trực tiếp trên kính hiển vi điện tử.

• Lệch biên là một khuyết tật đường


xảy ra xung quanh một đường biên
của nửa mặt phẳng nguyên tử dư.
• Đường biên này vuông góc với mặt
phẳng của tờ giấy và được gọi là trục
của lệch biên.
• Xung quanh trục của lệch biên xảy ra
sự biến dạng cục bộ của mạng tinh
thể.
• Phía trên trục lệch, các nguyên tử bị nén lại, phía dưới trục lệch chúng bị kéo dãn ra.
Càng xa trục lệch, mạng tinh thể càng ít bị biến dạng.
• Các nguyên tử trên trục của lệch sẽ có số sắp xếp nhỏ hơn các nguyên tử xung
quanh.
• Ký hiệu của lệch biên ⊥ còn chỉ ra vị trí của trục lệch.

a) Cơ chế xuất hiện lệch trong tinh thể


• Do các bất thường trong quá trình phát triển mầm khi đóng rắn tinh thể
• Do các ứng suất nội kết hợp với các khuyết tật khác trong tinh thể
• Do tương tác giữa các lệch có sẵn trong quá trình biến dạng dẻo

b) Cơ chế di chuyển lệch


• Nếu áp đặt một ứng suất trượt  thì sẽ tạo ra lực bẻ gãy các liên kết giữa 2 hàng
nguyên tử A và C và tạo ra liên kết giữa hàng A và B.
• Trước khi tác dụng lực, nguyên tử trên hàng B không đủ số sắp xếp, thì sau khi tác
dụng lực, nguyên tử trên hàng C lại không đủ số sắp xếp.
• Như vậy lệch đã di chuyển sang phải một đoạn bằng khoảng cách nguyên tử.
• Quá trình này gọi là trượt của lệch (dislocation glide) và sẽ tiếp diễn đến khi lệch di
chuyển ra ngoài tinh thể.
• Theo cơ chế này thì th tính được sẽ nhỏ hơn nhiều so với mô hình cũ vì chỉ
cần bẻ gãy liên kết trên một hàng thay vì bẻ gãy tất cả liên kết trên một mặt.
• Giá trị th tính theo mô hình này cũng phù hợp với thực nghiệm.
c) Vectơ Burgers 
• Lệch được đặc trưng bởi vectơ Burgers b biểu thị độ lớn và phương di chuyển
của nguyên tử.

• Để xác định b , vẻ vòng Burgers là vòng vectơ kín bao quanh trung tâm lệch theo
chiều kim đồng hồ trên bề mặt tinh thể lý tưởng, sau đó lặp lại trên tinh thể có
chứa lệch thì vòng này sẽ không kín.
• Vectơ
 được dùng để nối từ điểm cuối đến điểm đầu.
b

• Vectơ b là một đại lượng không đổi cho dù tính chất của lệch có thể thay
đổi từ vị trí này sang vị trí khác.

• Vectơ tiếp tuyến t : biểu thị cho phương của trục lệch
• Vòng Burgers sẽ được vẽ theo chiều kim đồng hồ khi nhìn theo hướngt của

 
• Đối với lệch biên: b ⊥ trục lệch nghĩa là ⊥t .
 
• Mặt trượt sẽ là mặt chứa b và t . Khi đó chỉ số mặt trượt sẽ được biểu thị
  
bởi vectơ pháp tuyến n là tích của 2 vectơ b và t .
  
i j k
     
n = bxt = x1 y 1 z 1 = ( y 1z 2 − y 2 z 1 ) i + ( z 1x 2 − z 2 x1 ) j + ( x1y 2 − x 2 y 1 )k
x2 y2 z2
2.3.2.3 Các loại lệch khác
a) Lệch xoắn
• Lệch xoắn tạo thành khi ứng suất trượt gây ra biến dạng như hình vẽ:
phần trên của vùng tinh thể bị dời đi một khoảng cách nguyên tử so với
phần dưới.
• Các lớp nguyên tử trong vùng sai
lệch đi theo hình xoắn ốc
• Vẽ đường cong uốn quanh trục lệch
với điểm bắt đầu ở mặt I phía dưới.
• Khi đi một vòng quanh trục đường
cong hạ xuống mặt II, tiếp tục sẽ hạ
xuống mặt III, mặt IV, tạo ra một hình
xoắn ốc nên được gọi là lệch xoắn.

• Đối với lệch xoắn b // trục lệch, do đó
 
b // t
b) Lệch hỗn hợp
 
Là lệch trung gian giữa lệch biên và lệch xoắn. Trong lệch hỗn hợp b tạo với t
một góc  với 0 <  < 900
1.3 Khuyết tật mặt
1.3.1 Mặt ngoài tinh thể
• Các nguyên tử ở bề mặt chỉ liên kết với một số nguyên tử ở phía trong nên số
sắp xếp sẽ nhỏ hơn trị số quy định của mỗi loại cấu trúc.
→ Điều này dẫn đến nguyên tử ở bề mặt sẽ có năng lượng cao hơn.
• Phần năng lượng tự do tăng thêm trên một đơn vị diện tích bề mặt gọi là sức
căng bề mặt.
• Để giảm năng lượng này, vật liệu có khuynh hướng giảm tổng diện tích bề mặt
Ví dụ chất lỏng có dạng giọt hoặc hình cầu để có diện tích bề mặt nhỏ nhất.
• Mặt ngoài tinh thể như vậy được xem là một khuyết tật và thường là các vị trí dễ
xảy ra các phản ứng hóa học.
2.3.3.2 Biên giới hạt
• Vùng tiếp giáp giữa các tinh thể (hạt) trong đa tinh thể gọi là vùng biên giới hạt.
• Các nguyên tử ở vùng này thường đã rời khỏi vị trí cân bằng và có số sắp xếp
khác với các nguyên tử phía trong nên sẽ có năng lượng cao hơn.
• Phần năng lượng dư này được gọi là sức căng biên giới hạt và có giá trị trong
khoảng 1-3 J/m2
• Trong đa số trường hợp, sức căng bề mặt của tất cả các hạt tiếp xúc nhau có
khuynh hướng đạt đến cân bằng và ba hạt gần nhau sẽ tạo một góc  120o.
• Do có năng lượng cao nên biên giới hạt cũng là vùng dễ xảy ra phản ứng hóa
học và dễ thay đổi cấu trúc.
• Vì vậy biên giới hạt thường đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất
vật liệu.
1.3.4 Siêu hạt
• Trong mỗi hạt, phương mạng cũng không
hoàn toàn cố định .
• Hạt được chia thành vô số vùng nhỏ có
kích thước 10–5 - 10–3 cm gọi là siêu hạt và
phương mạng của các siêu hạt lệch nhau
một góc rất nhỏ, thường nhỏ hơn 1o.
• Biên giới siêu hạt gồm những lệch xếp
thành hàng trên những khoảng cách bằng
nhau.
• Khi đó khoảng cách giữa các lệch D  b/
b: độ dài vectơ và  là góc lệch giữa hai
siêu hạt lân cận.
2.3.3.5 Lỗi xếp chồng
- Khi các mặt {111} xếp chồng lên nhau để tạo các cấu trúc Fcc hay Hcp,
có thể xảy ra các lỗi làm cho năng lượng tại các mặt bị lỗi sẽ tăng lên so
với các mặt xung quanh

2.3.4. Khuyết tật thể tích


Khuyết tật thể tích là một vùng có kích thước ba chiều không gian mà ở
đó đặc tính trật tự của tinh thể không còn nữa.
Thông thường khuyết tật thể tích là các lỗ xốp ( cụm các lỗ trống) hoặc
kết tủa (cụm các tạp chất ở vị trí xen kẽ hoặc thay thế).
2 Trạng thái vô định hình
2.1 Trật tự và Mất trật tự
a) Xét một chất ở thể khí hoàn toàn: Lấy điểm gốc là một nguyên tử của khí này
tại một thời điểm tức thời cho trước, số nguyên tử nằm cách gốc trong khoảng từ
r đến r + dr sẽ là: (với N là tổng số nguyên tử và V là thể tích)

N
dn = 4r 2dr
V
b) Xét một chất rắn tinh thể: Các giá trị của r để có thể tìm thấy nguyên tử là các
khoảng cách bao quanh gần nhất, gần nhì, gần ba…
Ví dụ trong Fcc đó là a 2 / 2, a, a 2 , a 10 / 2,...
Khi đó (với P(r) là hàm phân bố, biểu thị các pics đối với các khoảng cách lân cận

N
dn = P(r ) 4r 2dr
V
c) Xét một chất lỏng: Có thể viết
N
dn = P(r ) 4r 2dr
V
- Khi r lớn, P(r) = 1 như trong chất khí
- Khi r nhỏ, P(r) biểu thị các dao động rất trùng khớp với các pic của chất rắn.
- Đặc biệt, có tồn tại một khoảng cách r mà ở dưới khoảng cách này thì không thể
tìm thấy các nguyên tử lân cận do các cản trở không gian của nguyên tử.
- Trong chất lỏng cũng tồn tại một khoảng cách riêng giữa các nguyên tử, gọi là
trật tự gần.
- Hình biểu diễn sự thay đổi của P(r) đối với Hg rắn và lỏng
2.2 Thủy tinh
- Thủy tinh là các chất rắn có cùng cấu trúc như chất lỏng
- Thủy tinh có cấu trúc vô định hình (không có cấu trúc tinh thể), chế tạo
bằng cách làm lạnh nhanh thủy tinh nóng chảy để nó không thể kết tinh
- Thuật ngữ làm lạnh nhanh bao gồm rất nhiều điều kiện thực nghiệm:
nếu làm lạnh bình thường sẽ tạo ra SiO2, nếu tốc độ làm lạnh đạt đến 106
K/s sẽ được thủy tinh kim loại (kim loại nằm ở dạng thủy tinh)
2.4.2.1 Trạng thái chuyển thủy tinh
- Khi làm nguội theo đường ABCD để tạo tinh thể, sẽ có bước nhảy của enthalpy
ở nhiệt độ nóng chảy Hm
- Khi làm nguội để tạo ra thủy tinh sẽ có hình thành giai đoạn lỏng nhớt (ABEF)
- Tg là nhiệt độ chuyển thủy tinh: thời gian để sắp xếp cấu trúc trở nên rất lâu.
- Sự đứt gãy của H tại E được giải thích như sau: giữa E và F (cũng như giữa D
và C), nhiệt lượng trong các chất chủ yếu là năng lượng dao động, giữa E và B
phải cộng thêm năng lượng để chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang thủy tinh
2.2.2 Một số loại thủy tinh
- Thành phần một số loại thủy tinh quan trọng

Loại thủy tinh SiO2 Na2O CaO MgO Al2O3 K2O B2O3 PbO
Thủy tinh kính 72 14 9 4 1
Thủy tinh chai 73 15 5 4 2 1
Thủy tinh “Vycor” 96 4
Pyrex 80,5 3,8 2,2 0,5 13
Flin quang học 54 1 8 37
Thủy tinh chì 56 11 33
SiO2 tinh thể SiO2 trong suốt
Thủy tinh SiO2
- Thủy tinh SiO2 bao gồm các oxýt khung (để tạo mạng ba chiều, xem hình SiO2
trong suốt) như SiO2 (các tứ diện SiO4), B2O3, GeO2.
- Ngoài ra còn có các oxýt biến tính như Na2O, K2O, CaO (xem hình thủy tinh
SiO2) và các oxýt khác như Al2O3, PbO.
- Vai trò của các oxýt biến tính là giảm nhiệt độ nóng chảy của tinh thể và giảm
điểm mềm của thủy tinh.
2.3 Các gel
- Sol: là một hệ keo gồm các hạt rất mịn (khoảng 100 nm) phân tán trong chất
lỏng
- Gel là một hỗn hợp hai pha lỏng – rắn mà thành phần của chúng được trộn
theo một tỉ lệ nhất định sao cho vật liệu này biểu hiện như một chất rắn vô định
hình. Gel thường tạo thành từ sol.
- Gel quan trọng nhất trong công nghiệp là xi măng, chủ yếu tạo thành từ silicat
canxi hydrat có công thức gần đúng là Ca3Si2O7.H2O
- Nhựa đường cũng là một gel.
3. Polyme
3.1. Phân loại polyme
Người ta chia polyme làm ba loại:
- Nhựa nhiệt dẻo (Thermoplastics): cấu trúc mạch thẳng hoặc nhánh nhận
được từ phản ứng trùng hợp, có thể chuyển từ trạng thái rắn sang dẻo khi tăng
nhiệt độ. Quá trình này là thuận nghịch và có thể lặp lại nhiều lần, do đó nhựa
này có thể tái sinh dễ dàng. Lực liên kết giữa các mạch phân tử là liên kết thứ
cấp yếu (liên kết Van der Waals, liên kết hydrô). Ví dụ: nhựa PE, PP, ABS, PVC

- Cao su (Elastomers, Rubbers): cấu trúc có liên kết ngang giữa các mạch, tạo
mạng lưới không gian ba chiều. Cao su có thể biến dạng đàn hồi cao, nhưng
không thể tái sinh được.
-Nhựa nhiệt rắn (Thermosets): nhận được từ phản ứng trùng ngưng, có mật độ
nối ngang dày đặc hơn cao su, khả năng chịu nhiệt cao hơn nhựa nhiệt dẻo,
không tái sinh được. Ví dụ: epoxy, polyeste, ure
3.2. Mạch polyme
- Mạch phân tử rất dài của polyme thường không thẳng do các nguyên tử cacbon
trên mạch chính tạo với nhau một góc 109o và có thể quay tự do nếu giữa chúng
là liên kết đơn.
- Mỗi nguyên tử cacbon có thể di chuyển trên một hình nón như hình vẽ

- Do đó một mạch đơn của polyme cấu tạo từ nhiều nguyên tử cacbon, có thể có
rất nhiều hình dạng: cong (bend), cuộn (coil), xoắn (twist), thắt nút (kink).
- Khoảng cách giữa hai đầu cuối của mạch nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài của
toàn mạch.
- Polyme bao gồm rất nhiều mạch phân tử, mỗi mạch có thể bị cong,
cuộn, thắt nút do sự quay quanh liên kết đơn của mạch
- Do đó các mạch lân cận có thể quấn vào nhau hoặc cách xa nhau ra.
3.3. Polyme kết tinh
a) Cấu trúc của polyethylene rắn tạo thành bằng cách làm lạnh từ trạng
thái lỏng là một trạng thái trung gian giữa rắn kết tinh và rắn vô định hình:
- Dạng tấm có chiều dày khoảng 10 nm tạo thành do sự gấp khúc của các
mạch, phân cách nhau bởi các vùng không kết tinh

- Ở kích cở hơi lớn hơn, các


phần kết tinh tập hợp lại thành
dạng cầu
b) Ảnh hưởng của cấu trúc điều hòa và không điều hòa lập thể
- Polyme isotactic: có thể đạt 90 % kết tinh

A A A A

B B B B

- Polyme syndiotactic:
A B A B

B A B A

- Polyme atactic: chỉ tạo polyme vô định hình


3.4. Sợi
- Trong sợi, các mạch polyme định hướng theo trục của sợi, độ kết tinh đạt 70 %
- Coton là sợi tự nhiên ( < 0,1 mm, L ~ 1 cm) tạo thành từ cellulose có công thức

- Nylon (1935), sợi tổng hợp đầu tiên, là một polyamide từ phản ứng giữa một
diamine và axit dicarboxylic.
- Nylon 66 là sản phẩm của phản ứng giữa hexamethylene diamine NH2-(CH2)6-NH2
và axit adipic COOH-(CH3)4-COOH. Nylon 66 có công thức
- Cấu trúc hơi cứng nhắc của Nylon 66 là do có liên kết hydro giữa các mạch

- Kelvar (1972) là sợi aramide có công thức


- Các mạch của kelvar rất định hướng theo trục của sợi và có liên kết hydrô giữa
các mạch

3.5. Cao su
- Cao su tự nhiên là polyisoprene có công thức như trên
- Dạng lỏng nhớt (cao su sống) được lấy từ cây cao su sau đó qua quá trình lưu
hóa (1939) để loại bỏ tính dẻo (trượt giữa các mạch phân tử) bằng cách tạo các
cầu nối lưu huỳnh qua các liên kết đôi
- Mức độ lưu hóa càng tăng thì càng giảm số liên kết đôi, giảm độ đàn hồi
và tăng độ bền hóa học.
- Ở nồng độ giới hạn (khoảng 32 % S) sẽ nhận được một chất không đàn
hồi, cứng, rắn là ebonite dùng làm chất cách điện
- Cao su nhân tạo: cao su BUNA, polybutadiene + các copolyme khác
nhau:
-CH2-CH=CH-CH2- + copolyme
4. Hình dạng và sự phân bố các pha trong chất rắn
4.1 Đơn tinh thể
- Các đơn tinh thể ion thường có dạng hình học
tiết lộ loại tinh thể, ví dụ tinh thể thạch anh,
calcite CaCO3
- Ngược lại, các đơn tinh thể kim loại thường
không có hình dạng bên ngoài đặc biệt, ngoại
trừ dạng nhánh cây (dendrite)
4.2 Đa tinh thể

- Đây là trường hợp thường gặp nhất trong kim loại, trong đá
- Tinh thể chất rắn được tạo thành từ các tập hợp tinh thể nhỏ hơn (hạt)
có định hướng khác nhau.
- Tập hợp các thông tin về kích thước hạt, sự định hướng của các hạt
theo trục của chất rắn và giữa các hạt với nhau được gọi là texture (tổ
chức, kết cấu).
5 Vật liệu composit
- Một hệ rắn gồm nhiều pha rất khác nhau được gọi là vật liệu composit.
- Việc nghiên cứu vật liệu composit rất phức tạp vì ngoài tính chất của
các pha cấu thành, còn phải kể đến sự tương tác giữa các pha
- Nguyên tắc chung để chế tạo là đưa sợi có kích thước mịn vào nhựa
nhiệt rắn để tăng cường tính chất của nhựa → composit sẽ bền hơn nhựa
và ít giòn hơn sợi
- Sợi thường sử dụng là sợi thủy tinh, amiăng, sợi cacbon và gần đây là
sợi kelvar
- Hiện nay người ta đang phát triển composit nền kim loại (Ví dụ Al + SiC)
- Một vài loại composit có thành phần eutecti có thể định hướng theo một
chiếu
-Ví dụ sợi TaC trong nền Ni – Cr.
Một số dạng bài tập
1. Trong cấu trúc MgO, các ion Mg2+ bị thay thế bởi Fe2+ theo tỷ lệ Mg2+ /
Fe2+ = 17 / 10. Tính tỉ số khối lượng MgO / FeO
2. Khối lượng riêng thực tế của Al đơn tinh thể là 2,679 g/cm3. Hằng số
mạng a = 4,049 A (Al : Fcc, 26.98). Nếu sự khác nhau giữa khối lượng
riêng thực tế và tính toán là do sự có mặt các lỗ trống trong tinh thể.
⚫ Tính phần nguyên tử bị bỏ trống.
⚫ Tính số lỗ trống trên 1cm3.

3. Mạng FeO có Fe3+ với tỷ lệ Fe3+/ Fe2+ = 1/2


⚫ Tính phần vị trí trống trong tổng số các vị trí cation
⚫ Tính phần khối lượng oxy

4. Xét mẫu MgO chứa 0,2% khối lượng Li2O. Tính sự tăng mật độ trống
do sự có mặt của tạp chất (Nếu xem như không tạo nguyên tử xen kẽ). MLi =
6,941, M0 = 16, MMg = 24,31
Bài giải
⚫ Bài 1

⚫ Bài 2
Bài giải
⚫ Bài 3
Bài giải
⚫ Bài 4

You might also like