You are on page 1of 5

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC


0204: PHƯƠNG TRÌNH SÓNG VÀ ĐỘ LỆCH PHA

Lý thuyết nhanh:

Phần tử sóng nhô lên cao nhất tương đương với tới biên dương
Phần tử sóng hạ xuống thấp nhất tương đương với biên âm
Phần tử sóng đi lên → li độ tăng
Phần tử sóng đi xuống → li độ giảm

Đề bài: Một sóng trên lan truyền trên mặt nước từ điểm M đến N trên cùng một phương truyền
sóng với bước sóng 30 cm. Biên độ sóng không suy giảm và luôn là 8 mm. Khoảng cách giữa vị trí
cân bằng của M và N là 10 cm.
a. Khi M lên tới vị trí cao nhất thì li độ của N là bao nhiêu ?
b. Khi N xuống đến vị trí thấp nhất thì li độ của M là bao nhiêu ?
c. Khi M có li độ 4 mm thì li độ của N là bao nhiêu ?
Hướng dẫn:
Do sóng truyền từ M đến N → sóng truyền tới M trước → M sớm pha hơn N.
2πd 2π.10 2π
Độ lệch pha giữa M và N là: Δφ = = =  1200 .
λ 30 3

−4 M N 4
−8 u −8 u
600 8 600 8
1200 1200

N M

a, Từ VTLG: uN = −4 mm b, Từ VTLG: uM = 4 mm
M

N 4 1200 4
−8 u −8 u
600 8 8
1200

M N

c, TH1: Từ VTLG: uN = −8 mm c, TH2: Từ VTLG: uN = 4 mm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI TẬP
Câu 1: [VNA] Trên mặt nước có hai điểm A và B ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau
một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt
là 0,3 mm và 0,4 mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không
đổi trên đường truyền sóng. Sóng có
A. biên độ 0,5 mm, truyền từ A đến B. B. biên độ 0,5 mm, truyền từ B đến A.
C. biên độ 0,7 mm, truyền từ B đến A. D. biên độ 0,7 mm, truyền từ A đến B.
Câu 2: [VNA] Một sóng truyền theo chiều P đến Q nằm trên cùng một đường truyền sóng. Hai
điểm đó cách nhau một khoảng bằng 5/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
B. Khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương
C. Khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương
D. Li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu
Câu 3: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, bước sóng , biên độ A. Biết N cách M một
khoảng bằng /6. Ban đầu điểm M đang ở biên A. Khi N ở biên độ A thì ly độ của M là
A 3 A A 2
A. B. C. D. 0
2 2 2
Câu 4: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, bước sóng , biên độ A. Biết N cách M một
khoảng bằng /6. Khi M có ly độ A/2 và đang đi theo chiều dương thì N ly độ là
A. ‒A/2 và đang đi theo chiều dương B. ‒A/2 và đang đi theo chiều âm
C. 0 và đang đi theo chiều dương D. 0 và đang đi theo chiều âm
Câu 5: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, bước sóng , biên độ A. Biết N cách M một
khoảng bằng /12. Khi M có ly độ A/2 và đang đi theo chiều âm thì N ly độ là
A. 0 và đang đi theo chiều âm B. 0 và đang đi theo chiều dương
A 3 A 3
C. và đang đi theo chiều dương D. và đang đi theo chiều âm
2 2
Câu 6: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, bước sóng , biên độ A. Biết N cách M một
A 3
khoảng bằng /3. Khi M có ly độ − và đang đi theo chiều dương thì N ly độ là
2
A 3 A 3
A. và đang đi theo chiều dương B. và đang đi theo chiều âm
2 2
C. 0 và đang đi theo chiều âm D. 0 và đang đi theo chiều dương
Câu 7: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, bước sóng , biên độ A. Biết N cách M một
khoảng bằng /8. Khi N có ly độ 0 và đang đi theo chiều âm thì M ly độ là
A 2 A 2
A. − và đang đi theo chiều dương B. − và đang đi theo chiều âm
2 2
A 2 A 2
C. và đang đi theo chiều dương D. và đang đi theo chiều âm
2 2
Câu 8: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, chu kỳ T. Biết N cách M một khoảng bằng /12.
Tại thời điểm M đang ở vị trí cao nhất, sau đó bao lâu thì N ở vị trí cao nhất?
A. T/12 B. T/6 C. T/24 D. T/3
Câu 9: [VNA] Sóng cơ hình sin truyền từ M đến N, chu kỳ T. Biết N cách M một khoảng bằng /8.
Tại thời điểm N đang ở vị trí cao nhất, sau đó bao lâu thì M ở vị trí cao nhất?
A. 5T/6 B. T/6 C. 7T/8 D. T/8
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau hai phần ba
bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động
của phần tử tại M là 3 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là –3 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm B. 2 3 cm C. 3 cm D. 2 2 cm
Câu 11: [VNA] Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần tư
bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động
của phần tử tại M là 2 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là –2 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm B. 2 3 cm C. 3 cm D. 2 2 cm
Câu 12: [VNA] Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần sáu
bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động
của phần tử tại M là 2,5 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là ‒2,5 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm B. 3 cm C. 5 cm D. 2 2 cm
Câu 13: [VNA] Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần sáu
bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động
của phần tử tại M là 2 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là –2 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm B. 2 3 cm C. 4 cm D. 2 2 cm
Câu 14: [VNA] Nguồn sóng ở O dao động với tần số 20 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 1,6 m/s
trên phương Ox. Trên trục Ox có hai điểm P và Q, sóng truyền theo chiều PQ, khoảng cách PQ = 30
cm. Biết biên độ sóng bằng 6 cm và không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi ly độ dao động
tại P bằng 3 cm thì li độ tại Q bằng
A. 3 3 cm B. 3 3 cm hoặc −3 3 cm
C. 3 2 cm hoặc −3 2 cm D. −3 3 cm
Câu 15: [VNA] Nguồn sóng ở O dao động với tần số 15 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 1,2 m/s
trên phương Ox. Trên trục Ox có hai điểm P và Q, sóng truyền theo chiều PQ, khoảng cách PQ = 38
cm. Biết biên độ sóng bằng 4 cm và không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi ly độ dao động
tại P bằng 2 cm thì li độ tại Q bằng
A. 2 3 cm B. 2 3 cm hoặc −2 3 cm
C. 2 2 cm hoặc −2 2 cm D. −2 3 cm
Câu 16: [VNA] Nguồn sóng ở O dao động với tần số 15 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 1,2 m/s
trên phương Ox. Trên trục Ox có hai điểm P và Q, sóng truyền theo chiều PQ, khoảng cách PQ = 34
cm. Biết biên độ sóng bằng 6 cm và không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi ly độ dao động
tại P bằng 3 2 cm thì li độ tại Q bằng
A. 2 3 cm B. 2 3 cm hoặc −2 3 cm
C. 3 2 cm hoặc −3 2 cm D. −2 3 cm
Câu 17: [VNA] Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,8 m/s
trên phương Ox. Trên trục Ox có hai điểm P và Q, sóng truyền theo chiều PQ, khoảng cách PQ = 30
cm. Biết biên độ sóng bằng 4 cm và không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi ly độ dao động
tại P bằng 2 3 cm thì li độ tại Q bằng
A. 2 cm B. 2 2 cm hoặc −2 2 cm
C. 2 cm hoặc –2 cm D. ‒2 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 8 mm. Tại một
thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 4 mm, chuyển động ngược chiều và
cách nhau một khoảng ngắn nhất là 6 cm (tính theo phương truyền sóng). Tỉ số của tốc độ dao động
cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 0,279 B. 0,105 C. 0,314 D. 0,079
Câu 19: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 8 mm. Tại một
thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 4 2 mm, chuyển động ngược chiều
và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 8 cm (tính theo phương truyền sóng). Tỉ số của tốc độ dao
động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 0,209 B. 0,105 C. 0,314 D. 0,157
Câu 20: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một
thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 3 mm, chuyển động ngược chiều
và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 4 cm (tính theo phương truyền sóng). Tỉ số của tốc độ dao
động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 0,157 B. 0,105 C. 0,314 D. 0,079
Câu 21: [VNA] Một sóng cơ học có tần số 10 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất
lỏng với tốc độ 2 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phân tử chất lỏng. Hai
điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 30 cm. Biết điểm M
nằm gần nguồn sóng hơn. Tại một thời điểm, phần tử chất lỏng tại N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau
đó một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì phần tử chất lỏng tại M sẽ hạ xuống thấp nhất
?
A. 3/80 s B. 1/80 s C. 3/40 s D. 1/20 s
Câu 22: [VNA] Một sóng cơ học có tần số 30 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất
lỏng với tốc độ 3 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phân tử chất lỏng. Hai
điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm
M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại một thời điểm, phần tử chất lỏng tại N hạ xuống thấp nhất. Hỏi
sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì phần tử chất lỏng tại M sẽ hạ xuống thấp
nhất ?
A. 3/80 s B. 1/80 s C. 3/40 s D. 1/40 s
Câu 23: [VNA] Một sóng cơ học có tần số 30 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất
lỏng với tốc độ 3 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai
điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 32,5 cm. Biết điểm
M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại một thời điểm, phần tử chất lỏng tại N có ly độ bằng 0. Hỏi sau đó
một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì phần tử chất lỏng tại M sẽ hạ xuống thấp nhất ?
A. 3/80 s B. 1/60 s C. 3/40 s D. 1/40 s
Câu 24: [VNA] Trên sợi dây đàn hồi có 3 điểm M, N, P. Khi sóng chưa lan truyền thì N là trung
điểm của MP. Khi sóng hình sin truyền từ M đến P với biên độ không đổi thì vào thời điểm t, M và
P là hai điểm gần nhau nhất mà các phần tử tại đó có ly độ tương ứng là −12 mm và +12 mm. Thời
điểm gần nhất li độ của các phần tử tại M và P đều bằng +5 mm là t’ = t + 1,5 s. Tốc độ của N ở thời
điểm t là
A. 13 mm/s B. 26 mm/s C. 17 mm/s D. 13π/3 mm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 25: [VNA] Trên sợi dây đàn hồi có 3 điểm M, N, P. Khi sóng chưa lan truyền thì N là trung
điểm của MP. Khi sóng hình sin truyền từ P đến M với biên độ không đổi thì vào thời điểm t, M và
P là hai điểm gần nhau nhất mà các phần tử tại đó có ly độ tương ứng là −12 mm và +12 mm. Thời
điểm gần nhất li độ của các phần tử tại M và P đều bằng +9mm là t’ = t + 1,5 s. Tốc độ của N ở thời
điểm t là
A. 15 mm/s B. 20 mm/s C. 10 mm/s D. 5 mm/s

--- HẾT ---

Nếu học đến bài sau mà các em đã quên đi kiến thức bài cũ

thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

TỪ CHƯƠNG 2 TRỞ ĐI CHÚNG TA HỌC TOÀN BỘ QUA WEBSITE

CHỐNG HỌC CHUI, HỌC LẬU CỦA THẦY VNA NHÉ CÁC EM !!!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5

You might also like