You are on page 1of 2

2. Các dạng hành vi nào phản ánh thái độ không thỏa mãn?

Trình bày và cho VD


minh học. Tại sao người quản lý cần phải sớm nhận ra những dạng hành vi này?

*Các nhân viên có sự thỏa mãn khi cảm thấy họ được đối xử công bằng và có
lòng tin vào tổ chức hoặc doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng thực hiện thật tốt trên
sự mong đợi bình thường cho các công việc được giao. Ngược lại, một người có
thái độ không thỏa mãn thường có những hành vi tiêu cực như sau:

-Đầu tiên, họ sẽ có hành vi cố gắng tích cực để cải thiện tình hình tức là sự bất
mãn thể hiện qua việc chủ động.
Vd: Khi cấp trên giao cho họ một công việc bất khả thi, không hề có sự chỉ dẫn
mà ngược lại còn dùng thái độ chỉ trích, gây áp lực đối với họ sẽ tạo cho họ sự
bất mãn, tuy nhiên họ vì muốn giữ vị trí của mình nên họ có hành vi xoay sở, cố
gắng tìm cách thực hiện cho được công việc được giao.

-Tiếp theo, sự bất mãn của họ được biểu hiện qua hành vi lờ đi , chấp nhận tình
hình kể cả khi càng ngày càng xấu đi.
Vd: Khi công việc đó gặp sự cố thì thay vì tìm cách giải quyết thì những người có
thái độ không thỏa mãn công việc sẽ im lặng và chấp nhận những tổn thất cho
công ty.

-Tiếp đến, họ sẽ có hành vi trung thành/ thụ động trong chờ đợi cơ hội cải thiện
tình hình.
Vd: Khi họ không được trả công xứng đáng cho những gì họ đã bỏ ra thì khi gặp
sự cố hay khó khăn trong công việc họ sẽ bỏ dở, chờ đợi khi nào có chỉ thị cải
thiện thì mới mới tiếp tục làm chứ không chủ động tìm cách giải quyết.

-Cuối cùng, họ sẽ có hành vi thể hiện sự bất mãn nhất đó là chủ động rời khỏi tổ
chức hoặc doanh nghiệp.
Vd: Khi nhân viên cảm thấy không được đối xử công bằng, họ làm tốt công việc
nhưng không được khen thưởng xứng đáng họ sẽ xin nghĩ việc.

*Nhà quản lý cần phải sớm nhận ra những hành vi này và có cách giải quyết
càng sớm càng tốt vì:

-Sự thỏa mãn tỉ lệ thuận với năng suất lao động. Người nhân viên có sự thỏa
mãn thì năng suất lao động tăng và kết quả kinh doanh đạt hiệu quả.
-Sự thỏa mãn tỉ lệ nghịch với sự vắng mặt. Người nhân viên có sự thỏa mãn thì
họ sẽ chăm chỉ đi làm, giảm tối thiểu số buổi vắng mặt => Hiệu quả công việc tốt
hơn
-Sự thỏa mãn tỉ lệ nghịch với hành vi nghĩ việc. Khi người nhân viên cảm thấy
thỏa mãn với công việc hiện tại của mình thì họ sẽ hạn chế được tối đa việc thay
đổi chỗ làm từ đó họ sẽ trở thành những nhân viên trung thành với cấp trên và
với cả doanh nghiệp.

=> Là một nhà quản lý, việc thấu hiểu được tâm lý và thái độ bất mãn của nhân
viên là cực kì cần thiết bởi vì, nhân viên chính là gốc rể cho sự phát triển của
một tổ chức. Nếu như một nhân viên chăm chỉ làm việc, sẵn lòng vì công việc,
hợp tác tốt với đồng nghiệp và cấp trên,... thì sẽ làm cho tổ chức phát triển ngày
càng vững bền. Ngược lại, nếu có sự xuất hiện các thái độ, hành vi bất mãn với
công việc có thể sẽ làm sụp đổ cả một tổ chức. Bên cạnh đó, những hành vi tiêu
cực này còn quyết định rất nhiều tới năng suất làm việc của các cá nhân nên
việc thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, tìm ra sớm các dạng hành vi này là cần thiết. Cuối
cùng, khi đã tìm và nhận biết được lì do của hành vi này, nhà quản lý cần đưa ra
phương pháp giải quyết tốt và hợp lý nhất.

You might also like