You are on page 1of 9

Dự án Forest City (Malaysia)

https://www.youtube.com/watch?v=YeFL-rblH30

TỔNG QUAN DỰ ÁN FOREST CITY

 
🔹  Tên dự án: Forest City
🔹  Vị trí: Iskandar, Johor Bahru, Malaysia
🔹  Chủ đầu tư: Tập đoàn Country Garden (HongKong, Trung Quốc nắm giữu 60%) và
Tập đoàn nhân dân Johor - EBSD (thuộc Chính quyền bang Johor KPRJ nắm giữ 40%)
🔹  Diện tích: 21km2
🔹  Quy mô: Forest City là thành phố mới, riêng biệt được kiến tạo từ việc xây dựng 04 Đảo
nhân tạo lấn biển: Đảo 1 – Khu Công nghệ cao; Đảo 2 – Trung Tâm thương mại & Du lịch;
Đảo 3 – Phố Tài chính kinh tế; Đảo 4- Khu hội thảo & Diễn Đàn
🔹  Tổng vốn đầu tư: 100 tỷ USD
🔹  Loại hình: Căn hộ, condotel, biệt thự, khách sạn và hệ thống tiện ích công cộng
🔹  Forest City được xây dựng liền kề giữa Malaysia - Singapore (chỉ cách 2km đường biển)
🔹  Thời gian khởi công: 2013
🔹  Thời gian xây dựng: 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 năm

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC NẰM TẠI 4 ĐẢO NHÂN TẠO GIỮA ISKANDAR VÀ
SINGAPORE
 
🔹  Forest City Malaysia nằm tọa lạc tại bang Johor – một trong những bang có tốc độ tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của Malaysia. Forest City còn được bao phủ xung quanh bởi
100% biển, tạo nên một quần thể sống xanh, mang đến cho cư dân một không gian sống rộng
mở, giao hòa với thiên nhiên.
 🔹  Được xây dựng trên 4 đảo nhân tạo của đặc khu kinh tế Iskandar – cửa ngõ giao thương
sầm uất, nhộn nhịp của hầu hết các nước trong khu vực cũng như trên thế giới và nằm liền kề
bán đảo Malacca. Do vậy, Forest City Malaysia thuận tiện cho việc kết nối đến.
✔️Chỉ cách Singapore 2km bởi eo biển bang Johor.
✔️ Mất khoảng 4 – 8h di chuyển bằng máy bay đã có thể đến các nước trong khu vực APEC.
✔️ Gần đường tàu cao tốc Kuala Lumpur – Singapore nên chỉ mất 90 phút để kết nối từ
Singapore đến Kuala Lumpur cực kì nhanh chóng.
✔️ Trong tương lai sẽ liên kết với tuyến đường sắt xuyên ASEAN, do đó chỉ mất 7 giờ cho
chuyến đi từ Trung Quốc đến Singapore và Malaysia.
✔️ Đặc biệt, khi trạm tàu điện của Tuas mở rộng phía Tây và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt
động vào năm 2017, càng tạo thuận lợi về mặt kết nối đồng thời gia tăng giá trị của dự
án Forest City Malaysia trong tương lai.

Kết nối hàng không


Kết nối đường bộ

CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TẠI FOREST CITY


 
Về định cư:
 
🔹 Chính phủ Malaysia áp dụng chương trình “Ngôi nhà thứ 2” tại Forest City. Theo đó, khi sở
hữu căn hộ tại đây, chủ nhân căn hộ và gia đình (cha mẹ, con cái) được cấp visa dài hạn trong
10 năm. Được hưởng các ưu đãi về giáo dục y tế tương tự công dân Malaysia.
🔹 Không yêu cầu tiếng Anh, không cần thay đổi quốc tịch.
 
Về sở hữu bất động sản:
 
🔹 Dự án có quyền sử dụng đất vĩnh viễn, quyền sở hữu có thể được chuyển giao cho thế hệ kế
tiếp (không mất thuế thừa kế).
🔹 Không phải đóng bất cứ loại thuế nhà đất nào, chỉ đóng phí quản lý hàng tháng.

Về thuế

🔹 Forest City được phê duyệt trở thành khu vực mua sắm miễn thuế; thuế thu nhập doanh
nghiệp được miễn cho các ngành trọng điểm trong 05 năm đầu tiên.

TIỆN ÍCH Y TẾ, GIÁO DỤC, THƯƠG MẠI CHO CƯ DÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH BĐS
TẠI FOREST CITY MALAYSIA
 
1. TIỆN ÍCH Y TẾ, GIÁO DỤC, THƯƠNG MẠI

Forest City đã ký kết và xây dựng hạ tầng giáo dục, thương mại với nhiều cơ sở đến từ Hoa
Kỳ, Đài Loan.

Xây dựng hệ thống công viên trải rộng khắp thành phố, bể bơi ngoài trời, khách sạn 5 sao

2. CÁC LOẠI HÌNH BĐS


2.1. CĂN HỘ VIEW BIỂN FOREST CITY
 
Những căn hộ Forest City View diện tích từ 48 – 173m2 với các mảng xanh, trang thiết bị đẳng
cấp và đầy đủ tiện nghi chính là lựa chọn hút sự chú ý đặc biệt của giới thượng lưu toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, Forest City đã được phê duyệt trở thành khu vực mua sắm miễn thuế; thuế thu
nhập doanh nghiệp được miễn cho các ngành trọng điểm trong 5 năm đầu tiên. Vì lẽ đó, cũng
dễ hiểu tại sao căn hộ tại dự án chính là điểm đến an cư của nhiều nhà đầu tư và gia đình.

2.2. BIỆT THỰ BIỂN CAO CẤP


Sự hoàn thiện về sản phẩm an cư nghỉ dưỡng, hạ tầng cơ sở cùng tiện ích tiêu chuẩn 5 sao
đồng bộ tạo nên một vị thế vững chắc cho dự án Forest City Malaysia trong rất nhiều lựa chọn
đầu tư hấp dẫn. Không những thu hút đông đảo quý cư dân đến với cuộc sống hưởng thụ đích
thực, Forest City còn là đích đến lý tưởng cho quý du khách trong mỗi kỳ nghỉ dưỡng của
mình. Đáp ứng nhu cầu đó, dự án Forest City Malaysia phân phối sản phẩm nghỉ dưỡng chất
lượng có khả năng làm hài lòng tất cả quý khách hàng và thu về nguồn lợi nhuận lớn so với số
vốn ban đầu mình bỏ ra.
 
Theo những tư vấn đầu tư Forest City Malaysia chuyên sâu, cơ hội sinh lời tại dự án Forest
City là điều chắc chắn xảy ra, thậm chí chúng có thể phát triển bùng nổ trong tương lai, tạo nên
nguồn lợi nhuận bất ngờ trên cả mong đợi. Với sự hỗ trợ từ Hoàng gia và Chính phủ Malaysia,
dự án được kỳ vọng sẽ trở thành đặc khu hành chính – kinh tế mới, là thành phố tương lai, là
cuộc sống hưởng thụ mà bất cứ ai cũng ao ước được sở hữu.
Một số vấn đề pháp lý đối với hoạt động lấn biển tại Việt Nam

1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động lấn biển:
Luật đất đai có quy định nguyên tắc khuyến khích khai hoang, lấn biển;
Pháp luật về đầu tư quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư liên
quan đến rừng phòng hộ lấn biển;
Luật bảo vệ môi trường quy định một số dự án lấn biển có quy mô lớn phải
thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;
Luật lâm nghiệp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có quy
định về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác, trong đó có rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định việc khai hoang, lấn
biển trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển…
Nghị định số 11/2021/NĐ-CP về giao các khu vực biển nhất định cho tổ
chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã có quy định về thời hạn giao
khu vực biển để lấn biển được xem xét trên cơ sở kế hoạch lấn biển của dự án đầu
tư đã được phê duyệt; Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để lấn biển thực
hiện dự án đầu tư thì được tiếp tục sử dụng diện tích đất hình thành sau khi lấn
biển theo quy định của pháp luật về đất đai.
 Pháp luật hiện hành đã đề cập vấn đề lấn biển và quy định giao khu vực biển
để thực hiện lấn biển. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản pháp quy nào quy
định cụ thể, rõ ràng về quản lý, kiểm soát hoạt động lấn biển, đặc biệt là
chưa rõ chế độ quản lý, sử dụng đất lấn biển…
2. Vướng mắc
Hiện tại, các dự án lấn biển, nhất là các dự án có diện tích cả trong và ngoài
đường mép nước triều thấp nhất trung bình nhiều năm, đang chịu sự điều chỉnh bởi
cả hai hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật biển, hải đảo. Chủ đầu tư dự án vừa
phải thực hiện thủ tục giao khu vực biển để lấn biển, vừa phải làm thủ tục xin giao
đất, cho thuê đất hình thành sau lấn biển. Đồng nghĩa với đó là chủ đầu tư phải
thực hiện cả hai nghĩa vụ tài chính là nộp tiền sử dụng biển để lấn biển và tiền sử
dụng đất hình thành sau lấn biển.
Hơn nữa, hiện, pháp luật đất đai cũng chưa có quy định cụ thể về việc xác
định tiền sử dụng đất đối với trường hợp vừa nộp tiền giao khu vực biển đồng thời
nộp tiền sử dụng đất sau khi đã đầu tư lấn biển. Điều này dẫn đến khó khăn trong
quá trình xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà đầu tư…
3. Dự thảo Nghị định quy định hoạt động lấn biển
Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ TN&MT đang xây dựng và hoàn thiện
Dự thảo Nghị định quy định hoạt động lấn biển. (dự thảo Ngày 19.5.2021)
Dự án bao gồm 4 chương, 19 điều, kèm theo 6 biểu mẫu. Trong đó, Dự thảo
quy định khu vực lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí địa lý, diện tích, ranh
giới, tọa độ trên nền bản đồ địa hình đáy biển và phải được điều tra, khảo sát kỹ
khi lên phương án lấn biển. Đặc biệt, Dự thảo đã liệt kê một loạt các khu vực
không được thực hiện lấn biển nhằm đảm bảo môi trường sinh thái, quy hoạch đô
thị, giao thông, an ninh quốc phòng (khoản 2 Điều 7).
Về thẩm quyền cấp Giấy phép lấn biển. Theo quy định, Bộ TN&MT cấp
giấy với: Dự án lấn biển thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương
đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án lấn biển có phạm vi
ranh giới lấn biển thuộc hai hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự
án lấn biển có diện tích lấn biển từ 20 ha trở lên. UBND cấp tỉnh cấp phép lấn biển
đối với các dự án lấn biển còn lại.
Về quản lý: Dự thảo Nghị định quy định UBND cấp tỉnh xác định, chỉ đạo
đưa khu vực lấn biển vào phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong trong quá
trình lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Sau khi khu vực biển đã được đưa vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện thì việc quản lý, sử dụng đất lấn biển được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đất đai.
Về sử dụng đất lấn biển: Dự thảo Nghị định quy định rõ, trường hợp giao
đất, cho thuê đất lấn biển đối với dự án lấn biển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước thì UBND cấp tỉnh thực hiện giao đất cho tổ chức được lựa chọn theo quy
định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư công để quản lý trong thời gian
thực hiện lấn biển, xây dựng công trình hạ tầng công cộng (nếu có). Sau khi hoàn
thành lấn biển và được nghiệm thu theo quy định, tổ chức được giao đất quản lý
phải bàn giao toàn bộ diện tích đất lấn biển cho UBND cấp tỉnh để thực hiện giao
đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào từng mục đích theo quy
định của pháp luật về đất đai.
Đối với dự án ngoài ngân sách Nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện
dự án thực hiện theo quy định Luật Đầu tư; việc giao đất, cho thuê đất lấn biển
được thực hiện theo 3 trường hợp: Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình
thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, việc giao
đất, cho thuê đất được thực hiện theo hình thức thông qua đấu giá quyền sử dụng
đất; Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định
của pháp luật về đấu thầu, sau khi đã lựa chọn được nhà đầu tư thông qua đấu thầu,
việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện không thông qua đấu giá quyền sử dụng
đất; Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư không thông qua đấu giá, đấu thầu, việc giao
đất, cho thuê đất được thực hiện không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…

You might also like