You are on page 1of 1

-Nguyễn Duy Cần 

(1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và


trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh ra trong 1 gia đình Nho giáo.
Cha ông là Nguyễn Văn Tâm, một người uyên thâm Hán học và là một trong những người được
đào tạo Tây học khóa đầu tiên vào những năm 1885 - 1890. Nguyễn Văn Tâm vốn là một nhà
Nho rất tinh thâm Đạo học Đông Phương (Dịch, Lão, Trang) nhưng lại có tinh thần phóng
khoáng, chuộng tư tưởng tự do nên rất ủng hộ Tây học.

-Tử nhỏ Nguyễn Duy Cần vốn là một cậu bé có thể chất ốm yếu, khó nuôi nên cha ông cho ông
theo làm con nuôi một cha Đạo người Pháp ở nhà thờ Mỹ Tho[4] và ông được cho làm lễ rửa tôi
theo Đạo Thiên Chúa với tên thánh bổn mạng là Jacob, nhờ bước ngoặc này mà thời niên thiếu
ông có cơ duyên tiếp xúc sớm với văn hóa Pháp thông qua sự dạy dỗ của cha Đạo.
-Có thể nói 2 người cha chính là những người đã ảnh hưởng rất lớn đến con đường nghiên cứu
Đạo học và cuộc đời của Nguyễn Duy Cần sau này.
-Từ đó ta rút ra được là môi trường sống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ con
cái. Nếu ta tạo được cho con một môi trường sống lý tưởng, giúp con phát triển được những
đam mê, sở thích của mình đến mức tối đa thì quá trình nuôi dạy con sẽ thuận lợi và đạt được
hiệu quả cao hơn rất nhiều so với một môi trường sống bình thường.
-Tác giả là người đã vất vả nhiều trong con đường học vấn, do có vấn đề kém về trí nhớ cũng như
chương trình học quá nặng và thời gian để tiếp thu không được bao lâu. Vì thế, để bổ sung thêm
kiến thức ông đã phải nỗ lực tự học trong 1 khoảng thời gian dài. Tự nhận thấy có thể kinh nghiệm
của mình sẽ giúp ích được cho nhiều người nên ông đã cho ra đời 2 tác phẩm là “Óc sáng suốt” và
“Thuật tư tưởng” để những người cũng giống như mình học tốt hơn trên con đường tự học. Tác
phẩm “Tôi tự học” ra đời để bổ túc thêm cho hai quyển trước và cũng được bàn rộng thêm về nhiều
khía cạnh hơn.

You might also like