You are on page 1of 8

CẨU HỎI THẢO LUẬN

MÔN PHÁP LUẬT Y TẾ VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

I. Nhận định
1. Người có nhu cầu hành nghề khám chữa bệnh đều được cấp chứng chỉ hành nghề
khám chữa bệnh.
2. Người hành nghề khám chữa bệnh có quyền từ chối cấp cứu trong trường hợp
vượt quá khả năng và trái với phạm vi chuyên môn của mình.
3. Bác sỹ đông y không được bán thuốc dưới mọi hình thức.
4. Thông tin của người bệnh chỉ được phép chia sẻ khi có sự đồng ý của người
bệnh.
5. Cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp hồ sơ bệnh án khi người bệnh có yêu cầu.
6. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi có văn bản cam kết tự chịu
trách nhiệm.
7. Người mất năng lực hành vi dân sự không được phép tham gia hoạt động khám
chữa bệnh nếu không có người đại diện hợp pháp.
8. Người bị hạn năng lực hành vi dân sự không được cấp chứng chỉ hành nghề
khám chữa bệnh.
9. Có lý lịch tư pháp là một trong những điều kiện bắt buộc để người Việt Nam
được cấp chứng chỉ hành nghề.
10. Văn bản xác nhận quá trình thực hành là điều kiện bắt buộc để được cấp lại chứng
chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
11. Cá nhân, tổ chức nước ngoài không được phép thực hiện khám chữa bệnh tại
Việt Nam.
12. Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh do nước ngoài cấp đều được thừa nhận
tại Việt Nam
13. Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh tại Việt Nam phải biết tiếng Việt thành
thạo.
14. Chứng chỉ hành nghề có thể được cấp nhiều lần.
15. Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
16. Bộ Quốc phòng không có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
17. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi do có nội dung trái pháp luật sẽ không được cấp
lại.
18. Người hành nghề có sai xót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến
sức khỏe người bệnh sẽ không được cấp lại chứng chỉ hành nghề khi bị thu hồi.
19. Người hành nghề có sai xót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến
sức khỏe người bệnh sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn.
20. Người hành nghề khám chữa bệnh không được phép từ chối khám chữa bệnh
nếu việc chữa bệnh không trái pháp luật.
21. Khi bị đe dọa đến tính mạng người hành nghề khám chữa bệnh được phép chống
trả trực tiếp.
22. Bệnh xá thuộc lực lượng công an nhân dân là một trong những hình thức tổ chức
của cơ sở khám chữa bệnh.
23. Bộ Y tế là chủ thể có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.
24. Cơ sở khám chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian sáu tháng sẽ bị thu
hồi giấy phép hoạt động.
25. Cơ sở khám chữa bệnh có sai sót trong chuyên môn sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoạt
động chuyên môn.
26. Cơ sở khám chữa bệnh không được quyền từ chối khám chữa bệnh.
27. Hội chẩn được thực hiện trong mọi trường hợp để đảm bảo chất lượng khám
chữa bệnh.
28. Hồ sơ bệnh án là hồ sơ thông tin cá nhân của người bệnh.
29. Chỉ có người bệnh mới được phép nhận hồ sơ bệnh án.
30. Mọi trường hợp phẫu thuật đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại
diện của người bệnh.
31. Cơ sở khám chữa bệnh chỉ được phẫu thuật khi có sự đồng ý bằng văn bản của
người bệnh hoặc đại diện của người bệnh.
32. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài không được cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh tại Việt Nam dưới hình thức bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài.
33. Người nước ngoài không được phép thành lập bệnh viện tại Việt Nam.
34. Trong mọi trường hợp cở sở y tế chỉ được phép lấy mô, bộ phận cơ thể ở người
sống khi họ đã đăng ký hiến.
35. Pháp luật Việt Nam cấm mang thai hộ.
36. Trong mọi trường hợp người bệnh được quyền từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ
sở khám chữa bệnh.
37. Người nước ngoài không thể đăng ký hành nghề khám chữa bệnh tại một cơ sở
khám chữa bệnh của Việt Nam.
38. Bệnh viện không được phép giải phẩu tử thi nếu người nhà của người chết không
đồng ý.
39. Người nước ngoài không được đăng ký hiến bộ phận cơ thể của mình cho các cơ
sở y tế Việt Nam.
40. Người nước ngoài không được ghép bộ phận cơ thể của người hiến là người Việt
Nam.
41. Người nước ngoài không được phép cho nhận tinh trùng hoặc cho nhận noãn.
42. Cán bộ công chức làm việc tại bệnh viện nhà nước không được tham gia, thành
lập, điều hành cơ sở khám chữa bệnh.
43. Đáp ứng thời gian thực hành là yêu cầu bắt buộc để được cấp lại chứng chỉ hành
nghề dược trong trường hợp bị thu hồi.
44. Biết Tiếng Việt là điều kiện bắt buộc để cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
45. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc bắt buộc
phải có bằng dược sĩ.
46. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược không thể đồng thời là người phụ
trách đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu.
47. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất dược liệu bắt
buộc phải có bằng thạc sĩ.
48. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở buôn bán thuốc cổ truyền
bắt buộc phải có bằng dược cổ truyền.
49. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của các các cơ sở kinh doanh dược đều có
quyền và nghĩa vụ giống nhau.
50. Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề dược là chủ thể có thẩm quyền quyết
định cấp chứng chỉ hành nghề dược.
51. Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược.
52. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược cũng là chủ thể có thẩm
quyền thu hồi.
53. Người nước ngoài hành nghề dược tại Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo.
54. Chứng chỉ hành nghề dược có thể được cấp nhiều lần.
55. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ hành nghề dược là Bộ Y tế.
56. Bộ Quốc phòng không có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề dược.
57. Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề dược do Bộ Y tế lập.
58. Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi do có nội dung trái pháp luật sẽ không
được cấp lại.
59. Người có chứng chỉ hành nghề dược cho người khác thuê sử dụng sẽ không được
cấp lại chứng chỉ hành nghề.
60. Khi có hành vi vi phạm hành chính người được cấp chứng chỉ hành nghề dược
sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược.
61. Chứng chỉ hành nghề dược chỉ bị thu hồi khi có hành vi vi phạm của người được
cấp hoặc do có lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp.
62. Cá nhân kinh doanh thực phẩm vi phạm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
63. Mức phạt tiền được áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính đối với an toàn thực
phẩm không được vượt quá mức cao nhất theo quy định đối với hành vi vi phạm
đó.
64. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm có quyền và nghĩa vụ giống
nhau.
65. Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
66. Bộ Tài nguyên và Môi trường không có thẩm quyền ban hành danh mục nhóm
thực phẩm được phép chiếu xạ.
67. Hướng dẫn ghi trên nhãn chất hổ trợ chế biến thực phẩm phải thể hiện bằng
Tiếng Việt.
68. Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm do
Cục An toàn thực phẩm quyết định.
69. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.
70. Bộ Y tế là cơ quan thực hiện trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn
đường phố.

II. Bài tập

Bài tập 1: Ông A là người Việt Nam, ông A có nhu cầu thành lập phòng khám
đa khoa tư nhân để thực hiện chức năng khám chữa bệnh tại huyện X, tỉnh Y. Hỏi:
a. Ông A có được phép thành lập phòng khám đa khoa hay không? Tại sao?
b. Chủ thể nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa
khoa tư nhân của ông A? Vì sao?
c. Nhằm đáp ứng đủ nguồn nhận lực để phục vụ công tác khám chữa bệnh, Phòng
khám đã tuyển dụng bà B là người Nga tham gia vào hoạt động khám chữa bệnh tại
phòng khám. Hỏi việc tuyển dụng bà B tham gia thực hiện công tác khám chữa bệnh có
được phép hay không? Vì sao?
d. Trong quá trình hoạt động, phòng khám của ông A đã thực hiện hành vi thải,
bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch. Hành vi trên
có vi phạm cơ sở pháp luật nào? Mức xử phạt bao nhiêu? Ai có thẩm quyền xử phạt?
Bài tập 2: Phòng khám đa khoa K.T được cấp phép thực hiện các hoạt động
khám chữa bệnh. Trong quá trình hoạt động, Thanh tra Sở Y tế đã phát hiện Phòng
khám thực hiện các hành vi sau: (i) lập hồ sơ bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ, (ii)
không đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động, (iii) sử người nước
ngoài trực tiếp khám, chữa bệnh nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành
thạo. Trên cơ sở những vi phạm nêu trên Chánh Thanh tra Sở Y tế đã ra quyết định xử
phạt hành vi (i) và (ii) với số tiền là 51.000.000 đồng và hành vi (iii) với số tiền là
10.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động trong thời hạn 6
tháng.
Anh/chị hãy nhận xét tình huống nếu trên?

Bài tập 3: Bệnh viện K được thành lập để cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng và
thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Trong quá trình hoạt động, Thanh tra
Sở Y tế phát hiện bệnh viện K đã thực hiện các hành vi sau: (i) Không tổ chức thực hiện
việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; (ii) Không thực
hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của pháp luật; (iii) Cung cấp nước
sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt có
công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm. Từ các hành vi nêu trên của Bệnh viện K, Thanh
tra Sở Y tế đã lập biên bản vụ việc và chuyển sang cho Chủ tịch UBND cấp huyện xử
lý. Trên cơ sở biên bản của Thanh tra Sở Y tế, Chủ tịch UBND cấp huyện đã ra các
quyết định xử phạt như sau:
- Phạt 25.000.000 đồng đối với hành vi (i), 40.000.000 đồng đối với hành vi (ii),
15.000.000 đồng đối với hành vi (iii);
- Buộc thực hiện việc cách ly y tế đối với hành vi (i), tước quyền sử dụng chứng
chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi (ii), buộc khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các hành vi (iii).
Anh/chị hãy cho biết:
a. Thẩm quyền xử phạt đúng hai sai? Vì sao? Cơ sở pháp lý?
b. Mức tiền phạt đúng hay sai? Vì sao? Cơ sở pháp lý?
c. Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nêu
trên đúng hay sai? Vì sao? Cơ sở pháp lý?
Bài tập 4: Ông A là bác sĩ đa khoa của một bệnh viện X được thành lập và hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh cho
bệnh nhân ông A đã lập hồ sơ bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của
pháp luật, không thực hiện hội chẩn trong khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của
ông A dẫn đến việc điều trị bệnh không mang lại hiệu quả. Với hành vi nêu trên ông A
đã bị tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 5 tháng và buộc phải xin lỗi trực tiếp
người bệnh. Hỏi:
a. Các hành vi trên của ông A đã vi phạm cơ sở pháp lý nào? Vì sao?
b. Với các hành vi nêu trên ông A sẽ bị áp dụng mức phạt tiền là bao nhiêu? Ai
có thẩm quyền xử phạt? Tại sao?
c. Việc ông A bị bị tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 5 tháng với tư cách
là áp dụng hình thức xử phạt bổ sung có phù hợp hay không? Vì sao?
d. Việc buộc ông A xin lỗi trực tiếp người bệnh với tư cách là biện pháp khắc phục
hậu quả đúng hay sai? Giải thích tại sao?

Bài tập 5. Ông A là người Việt Nam đang có nhu cầu hành nghề dược với vị trí
phụ trách về bảo đảm chất lượng tại một cơ sở sản xuất thuốc là dược chất, tá dược, vỏ
nang. Hỏi:
a. Để đảm nhận được vị trí công việc trên ông A cần phải đáp ứng điều kiện gì?
b. Vị trí công việc của ông A mong muốn cần phải có chứng chỉ hành nghề dược
không? Nếu có thì chủ thể nào có thầm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược
cho ông A?
c. Gỉa sử sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề dược nhưng ông A làm mất
chửng chỉ vậy ông A có được cấp lại hay không? Nếu ông A thuộc trường hợp
được cấp lại thì ông A phải thực hiện thủ tục gì? Ai có thẩm quyền cấp lại
chứng chỉ trên cho ông A?
d. Khi được cơ quan có thẩm quyền câp chứng chỉ hành nghề dược, ông A đã cho
bà B là em ruột của ông A mượn lại chứng chỉ của mình. Hành vi cho mượn
này của ông A có hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì sẽ bị xử lý như
thế nào? Tại sao?
e. Trong trường hợp ông A bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược thì chủ thể nào
có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi này? Sau khi bị thu hồi ông A có được
cấp lại chứng chỉ hành nghề dược hay không? Vì sao?
Bài tập 6. Bà B là người Việt Nam, có chứng chỉ hành nghề dược. Bà B muốn hoạt
động kinh doanh dược tại Việt Nam. Hỏi:
a. Bà B có thể hoạt động kinh doanh dược tại Việt Nam dưới dạng những loại hình
kinh doanh nào?
b. Để được hoạt động kinh doanh dược tại Việt Nam bà B cần phải đáp ứng những
điều kiện gì?
c. Trong trường hợp Bà B muốn mở cơ sở kinh doanh dược có tổ chức kệ thuốc thì
bà B có cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hay không?
Tại sao?
d. Để được đi vào hoạt động, cơ sở kinh doanh dược có tổ chức kệ thuốc của bà B
cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
e. Trong quá trình đi vào hoạt động, cơ sở kinh doanh của bà B đã thực hiện lưu
giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc trong thời gian 06 tháng kể
từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng và sau đó tiến hành tiêu hủy
ngày sau khi hết hạn. Hỏi cơ sở kinh doanh dược của bà B có vì phạm về nghĩa
vụ phải thực hiện hay không? Vì sao?

Bài tập 7. Bà A muốn kinh doanh thức ăn đường phố. Hỏi:

a. Bà có được phép kinh doanh thức ăn đường phố không? Nếu có cần phải đáp
ứng những điều kiện gì?
b. Trường hợp kinh doanh của bà A có bắt buộc phải có giấy cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm không? Tại sao?
c. Trong quá trình chế biến thức ăn bà A muốn phối trộn các phụ gia thực phẩm
để tạo ra những sản phẩm mới lạ nhằm thu hút khách hàng có được không?
Vì sao?
d. Bà A muốn quảng cáo các sản phẩm đồ ăn của mình để thu hút khách hàng có
được không? Nếu có thì bà A có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cảo
hay không? Vì sao?

Bài tập 8. Khách sạn V.P muốn mở một nhà hàng hoạt động trong khách sạn để
phục vụ cung cấp các suất ăn cho khách lưu trú tại khách sạn. Hỏi:

a. Việc mở nhà hàng để phục vụ cung cấp các suất ăn cho khách lưu trú tại khách
sạn có được không? Nếu có cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
b. Trường hợp trên có bắt buộc phải có giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm không? Tại sao?
c. Nhà hàng muốn nhập một số sản phẩm cá nước ngọt từ Campuchia về Việt
Nam để làm thực phẩm cung cấp cho khách có được không? Nếu được cần
đáp ứng những điều kiện gì?
d. Trong trường hợp khách sạn muốn quảng cáo các sản phẩm là thực phẩm do
nhà hàng của khách sạn chế biến để thu hút khách du lịch thì có được phép
không? Nếu có thì cần phải đăng ký nội dung quảng cảo trước khi quảng cáo
không? Vì sao?

You might also like