You are on page 1of 11

CHỨC NĂNG CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

Nhóm :

1. Đặng Khánh Phương


2. Nguyễn Thanh Phương
3. Nguyễn Thị Minh Hằng
4. Đỗ Đoàn Diệu Linh

I. Chức năng định hướng


Nội dung tình huống:
Sự định hướng và phát triển cho trẻ em

a, “Uốn cây từ thuở còn non


Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.”
(Ca dao Việt Nam)
c, Cha của ca sĩ Luciano Pavarotti đã nói với con trai khi cậu băn khoăn giữa
nghề ca sĩ và nghề nhà giáo: “Nếu con muốn ngồi một lúc hai chiếc ghế thì sẽ rơi
xuống đất ở giữa hai chiếc ghế. Trong cuộc sống con nên chọn cho mình một chiếc
ghế.” Luciano đã đưa ra lựa chọn. Ông học 7 năm để được lên sân khấu biểu diễn,
rồi 7 năm sau đó mới được vào nhà hát lớn.
Nguồn:
https://vietwriter.wordpress.com/2009/05/18/luciano-pavarotti-gi%E1%BB
%8Dng-tenor-ng%E1%BB%8Dt-ngao-c%E1%BB%A7a-th%E1%BA%BF-ky-xx/
Câu hỏi:
1. Chức năng tâm lý được thể hiện như thế nào ở cả 3 ví dụ trên? Vì sao trẻ em
lại là những đối tượng tiếp nhận điều này một cách có hiệu quả nhất?
2. Rút ra kết luận chung về chức năng định hướng.
3. Tìm thêm những ví dụ tương tự.
Phân tích:
Ở ví dụ a, b, nhân tố giáo dục giữ vai trò trong việc hình thành nhân cách nói
chung, tính cách nói riêng. Tính cách sẽ được định hướng do những yếu tố khách
quan tác động từ bên ngoài từ khi con người còn nhỏ.
Ở ví dụ c, chức năng của hiện tượng tâm lý được thể hiện trong câu chuyện đó là
tính mục đích, quyết đoán và kiên trì. Tính mục đích thể hiện ở con người biết đặt
ra những mục đích lâu dầu, bắt hành vi phục tùng mục đích đó. Tính quyết đoán là
ở chỗ, ông có thể dưa ra quyết định kịp thời, cứng rắn mà không dao động. Tính
kiên trì là ở chỗ ông biết chịu đựng nhằm khắc phục khó khăn để đạt được mục
đích.
c,

Bài học chèo thuyền

Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người
tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều
bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân.

 Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi
được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt
này:

 "Tôi đã là một người lính SEAL của Hải quân trong 36 năm. Nhưng cuộc đời
binh nghiệp chỉ bắt đầu khi tôi tốt nghiệp trường UT và tham gia khóa huấn luyện
cơ bản của SEAL ở Coronado, California.

 Đó là 6 tháng chạy khổ nhọc trên cát mềm, bơi giữa đêm trong làn nước lạnh giá
ngoài khơi San Diego, các bài vượt chướng ngại, các bài tập thể lực không ngừng
nghỉ, nhiều ngày không ngủ, luôn ở trong tình trạng ướt, lạnh và khổ sở.

 Đó là 6 tháng thường xuyên bị lăng mạ bởi các thầy huấn luyện chuyên nghiệp,
những người luôn tìm các điểm yếu trong tâm hồn và thể xác của học viên rồi loại
bỏ chúng, trước khi họ trở thành một người lính SEAL.

 Nhưng hoạt động huấn luyện còn là để tìm hiểu xem các học viên có thể hoạt
động bình thường trong một môi trường thường xuyên phải chịu áp lực, sự hỗn
loạn, thất bại và cả khó khăn hay không.
 Với tôi, huấn luyện SEAL cơ bản giống như các thách thức của cả cuộc đời, được
nhét vào trong vỏn vẹn 6 tháng trời.

Chỉ sau vài tuần huấn luyện, lớp SEAL của tôi đã từ 150 người giảm xuống còn
35. Nay mỗi chiếc thuyền chỉ còn lại 6 người thay vì 7 người như ban đầu.

 Tôi từng ở trong một con thuyền với những anh chàng cao to, nhưng đội chèo
thuyền giỏi nhất chúng tôi có được lại hợp thành từ những anh chàng nhỏ con -
đội chèo thuyền của các chú lùn, như những người khác đã gọi họ - với không ai
trong đó cao hơn 1m65.

 Đội chú lùn có một người gốc thổ dân, một người gốc Phi, một người gốc Ba Lan,
một người gốc Hy Lạp, một người gốc Italy và hai anh chàng nữa tới từ vùng
Trung Tây. Nhưng họ đã chèo vượt tất cả các đội thuyền khác.

 Những anh chàng to con trong các đội thuyền khác thường trêu chọc đội chú lùn,
dựa trên những đôi dép nhỏ họ đi trước mỗi buổi luyện tập.Tuy nhiên những chú
lùn đó, tới từ mọi ngóc ngách trên thế giới, rốt cục lại chiến thắng - họ chèo
thuyền nhanh hơn bất kỳ ai khác và tới đích trước toàn bộ các nhóm còn lại.

 Hoạt động huấn luyện SEAL là một thước đo hoàn hảo.Không thứ gì có thể giúp
ích cho bạn, ngoại trừ ý chí thành công.Không phải là màu da, nguồn gốc chủng
tộc, trình độ giáo dục hay đẳng cấp xã hội của bạn.

 Nguồn:

McRaven, W.H. (2014, May 23). Life Lessons From Navy SEAL Training. The
Wall Street Journal. Retrieved from http://www.wsj.com/articles/william-h-
mcraven-life-lessons-from-navy-seal-training-1400884791

Câu hỏi:

1. Động lực nào đã khiến những lính đặc nhiệm SEAL ở đội lùn về đích
sớm hơn các đội khác, khi họ có ít lợi thế về thể lực hơn?
2. Tại sao chức năng động lực là chức năng quan trọng nhất của các chức
năng hành vi tâm lí?
3. Bài học Sư phạm rút ra từ tình huống?
Trả lời:

1.
Chức năng động lực khiến cho đội lùn về đích sớm hơn các đội khác. Khi đã xác
định được mục tiêu phải về đích sớm, ngay cả khi có thể lực yếu hơn các đội khác.

2.
Chức năng động lực có vai trò quyết định đến các hoạt động tâm lý.

3.
Trước mỗi khoá học nên xác định rõ ràng mục tiêu khoá học, cũng như của từng
bài học. Tìm hiểu mục tiêu học tập của từng học sinh để điều chỉnh, giúp học sinh
có động lực từ bên trong (intrinsic motivation) để học tập, thay vì bắt ép các em
học theo chương trình hoặc học vì điểm số (extrinsic motivation).
Giáo viên nên thể hiện sự trân trọng nỗ lực của học sinh cho dù là nhỏ nhất.ngay cả
khi các em gặp khó khăn, ta nên hướng sự tập trung và kết quả cuối cùng các em
muốn đạt tới.

Tuy nhiên, kết quả ấy không nhất thiết phải là một kết quả có thể nhìn thấy
được.Trong cuốn “Mindset: The New Psychology of Success”, tác giả Carol S.
Dweck, tiến sĩ Tâm lý học ĐH Stanford đã chỉ ratư duy tăng tiến (a growth
mindset), nghĩa là não bộ con người có thể thay đổi được nếu chúng ta rèn luyện và
học tập, thay vì quan điểm ít linh hoạt hơn (fixed mindset), nghĩa là kết quả tương
đương với năng lực hiện có và không thể thay đổi, là biện pháp giúp trẻ tập trung
vào việc học như một cách để tự phát triển bản thân và khiên trì hơn trước khó
khăn. Oliver Sacks, nhà thần kinh học nổi tiếng của Mỹ đã củng cố kết luận này
của Dweck qua bài báo “This Year, Change Your Mind” trên tờ New York Times
năm 2010. Qua đó ông khẳng định ngay cả khi về già, não bộ con người vẫn có
khả năng học tập.

Giáo viên nên chỉ ra cho học sinh, ngay cả khi học sinh làm sai một bài tập, các em
cũng đã nhận được một phần thưởng đó là sự phát triển của bản thân, từ đó khuyến
khích các em học vì niềm yêu thích với kiến thức mà chúng ta gọi là “learning for
the sake of learning” – một khái niệm chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam.
II. Chức năng động lực
Nội dung tình huống:
Sức mạnh ý chí
a, Trong vụ 11/9 cháy toà nhà Trung tâm thương mại thế giới, một người lính
cứu hoả xông vào đó cứu được nhiều người. Khi được phỏng vấn về hành động
dũng cảm của mình, anh trả lời: “Tôi làm vì đồng lương tôi được nhận. Tôi làm
đúng bổn phận.”
Nguồn: Sự kiện 11/09 của Mỹ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_11_th
%C3%A1ng_9
b, Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử
Trung Hoa. Ông nổi tiếng mưu lược ở thuật dùng người và điều binh khiển tướng.
Chuyện kể rằng lúc Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú, binh lính
của ông hành quân nhiều ngày qua các vùng sa mạc không hề có nguồn nước,
tướng sĩ đều mệt mỏi, tinh thần chán nản. Tào Tháo chợt nghĩ ra một kế hay, ông
bèn thúc ngựa đến trước đoàn quân, rút gươm chỉ về phía trước, nói với các binh
sĩ đang sức cùng lực kiệt rằng:
- Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, đi hết trái núi này sẽ đến
rừng mơ đó, hãy mau lên đường, các ngươi tha hồ giải khát !
Binh lính nghe vậy, nước miếng và ke chảy ra đầy miệng, ngỡ như là đã ăn được
quả mơ thực, tinh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều.
Trong trận đánh ấy quân Tào Tháo thắng lớn.
(Trích tác phẩm “Tào Tháo thiên bá” – Tào Trọng Hoài)
Câu hỏi:
1. Phân tích chức năng của các hiện tượng tâm lý trong cả hai ví dụ trên?
2. Xét về mặt chức năng của tâm lý, hai ví dụ trên giống và khác nhau ở điểm
nào?
3. Kể thêm ví dụ về chức năng động lực của tâm lý?
Trả lời:
1.
- Người lính cứu hỏa trong ví dụ 1 thực hiện công việc đó vì nó thoả mãn nhu
cầu vật chất để anh có thể tồn tại. Cùng với đó anh lại cho là mình làm đúng bổn
phận, cho thấy thông qua công việc anh còn được thoả mãn nhu cầu được công
nhận, thể hiện mình. Ngoài ra câu chuyện còn cho thấy tinh thần trách nhiệm của
anh với cộng đồng, cùng với những phẩm chất dũng cảm, quyết đoán mới có thể
dẫn anh đến hành động quả cảm trên.
- Từ câu truyện thứ 2 ta có thể thấy Tào Tháo là một nhân tài trong nghệ thuật
quân sự qua cách ông vực dây tinh thần cho binh lính để giành lấy chiến thắng.
Ông đã khéo léo nắm bắt tâm lý của số đông để đưa ra quyết định giúp thôi thúc
động lực của quân lính khiến cho họ quên đi mệt mỏi trước mắt mà tiến lên chiến
đấu.
2.
- Khác nhau:
Ở ví dụ 1, chức năng động lực mang tính chủ động (bản thân anh lính cứu hỏa đã
vạch ra động lực cho bản thân) còn ở ví dụ 2, nó mang tính bị động (Các tướng sĩ
được Tào Tháo làm cho tin là phía trước có rừng mơ -> được tiếp thêm động lực
để chiến đấu).
- Giống nhau:
Ở cả hai trường hợp này, chức năng tâm lý đều vai trò điều khiển mạch suy nghĩ và
hành động của con người; lôi cuốn, thôi thúc con người hướng đến những mục
đích tốt đẹp phía trước và khắc phục những khó khăn, thử thách của hiện tại.
c,

Thí nghiệm Kẹo dẻo

Vào thập kỷ 60, Giáo sư Walter Mischel của đại học Stanford đã đặt cho các em
nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo một yêu cầu “đơn giản”: Các bé sẽ ngồi trong phòng
15 phút liền, trước mặt là 1 chiếc kẹo dẻo. Nếu sau 15 phút, chiếc kẹo còn nguyên
thì các bé sẽ được thưởng thêm 1 chiếc.
Các bé đã trải qua quá trình “giằng xé nội tâm” giữa việc ăn hay không ăn, với
những biểu cảm rất ngộ nghĩnh. Có bé quyết định ăn ngay, có bé kiên nhẫn chờ
đợi với cái nhìn “day dứt”, có bé vò đầu bứt tai, có bé quay mặt đi nơi khác, chỉ
dám cầm lên rồi lại bỏ xuống, có bé không kìm lòng được bèn véo một miếng nhỏ,
…Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng đã phần nào cho thấy tính cách cũng như khả
năng kiềm chế, kiểm soát bản thân của mỗi bé.

Các nghiên cứu sau đó 40 năm đã chứng minh rằng những đứa bé đã chờ được
chiếc kẹo thứ 2 thuở nào giờ đây đạt nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Có
nghĩa là khả năng trì hoãn sự sung sướng (biểu hiện từ lúc 4 tuổi) giúp dự báo
được kết quả học tập tốt hơn, nhận thức và vị thế xã hội cao hơn, lối sống khỏe
mạnh hơn và có cảm giác về giá trị bản thân lớn hơn.

Thêm một điều thú vị nữa, một nghiên cứu khác về não bộ cho thấy, khi được đặt
trước nhân tố kích thích, những người kém khả năng tự kiểm soát có hình ảnh
chụp não khác so với người có khả năng tự kiểm soát cao (vùng não trán trước
được kích hoạt mạnh hơn vùng vân bụng).

Nguồn:

Laurence, J. (2014, Sep 24). The marshmallow test: Stanford University


experiment that claims to predict a child's future successes. The Telegraph.
Retrieved from http://www.telegraph.co.uk/news/features/11117560/The-
marshmallow-test-Stanford-University-experiment-that-claims-to-predict-a-childs-
future-successes.html

Câu hỏi:

1. Thí nghiệm trên thể hiện chức năng gì các hiện tượng tâm lý? Liệu khả
năng đó là bẩm sinh hay có thể huấn luyện được (loại trừ khả năng khiếm
khuyết về não hoặc các bất thường sinh học khác)?
2. Bài học Sư phạm rút ra từ thí nghiệm?

Trả lời:
1.
Trong thí nghiệm trên, lẽ tất yếu, trẻ con mỗi đứa một phách, sẽ có đứa ăn ngay,
nhưng cũng có đứa vượt qua được thử thách thèm thuồng – khả năng này được gọi
là “trì hoãn sự sung sướng” (delay gratification), thuộc nhóm Tự kiểm soát (self-
control) mà chúng ta vẫn quen thuộc với tên gọi Sức mạnh Ý chí (willpower), thể
hiện chức năng điều khiển của tâm lí.
Tác giả của thí nghiệm gốc, giáo sư Mischel – tác giả cuốn sách “Bài kiểm tra Kẹo
dẻo” (The Marshmallow Test), đã chỉ rất rõ rằng: Tự kiểm soát là do nuôi dưỡng
và “có thể dạy được”. Tuy nhiên, nhiều khi chính cha mẹ cũng chưa đủ kiên nhẫn
để dạy cho con mình. Do vậy, trước hết, bố mẹ cần là những người làm gương cho
con. Có ý kiến cho rằng, lỗ hổng trong thí nghiệm của Mischel chính là lòng tin,
những đứa trẻ không vượt qua thử thách chưa chắc là những người không có sức
mạnh ý chí, mà đơn giản chúng có rất ít lòng tin về việc người lớn sẽ làm những gì
họ nói. Cha mẹ cần xây dựng một môi trường mà ở đó, tự kiểm soát và tính kiên trì
được đề cao, cho con thấy được giá trị của sự chờ đợi, bỏ qua lợi ích trước mắt để
đạt được mục tiêu lớn hơn.

2.
Chức năng điều khiển do có thể dạy dỗ được và đặc biệt quan trọng đối với học
sinh ở các lớp nhỏ. Dạy học sinh cách kiên trì để đạt được mục tiêu ngay là cách để
trẻ tự xây dựng thói quen tốt, là nền tảng ban đầu để rèn luyện các kĩ năng khác
như khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua thử thách hay đưa ra quyết định.
Mischel cũng để ý rằng, trong suốt cuộc thí nghiệm, những đứa trẻ vượt qua bài
kiểm tra và nhận chiếc kẹo thứ 2 có rất nhiều cách sáng tạo để chế ngự cảm giác
thèm muốn chiếc kẹo dẻo, chúng “có nhiều khả năng nỗ lực và kìm nén cơn giận
hơn”.

Bài học chờ đợi có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống sau này của học sinh.Giáo
viên có thể đặt các phần thưởng sau các bài tập hoặc hoạt động, đặt thời gian để
học sinh chờ đợi để khuyến khích mỗi khi các em làm tốt.

III. Chức năng điều khiển:

Giáo dục hình thành tư tưởng lớn


Nội dung tình huống
a, Lúc nhỏ, Einstein rất ham chơi, mẹ và bà luôn lo lắng nhắc nhở nhưng dường
như vô ích với cậu. Khi cậu 16 tuổi, một sáng nọ, cha cậu đang ngăn cản cậu định
ra bờ sông câu cá. Ông liền kể một câu chuyện:“Ngày hôm qua, chú Jack hàng
xóm ra dọn dẹp ống khói phía nam, rồi chui từ ống khói đó xuống. Chú Jack ở
phía trước còn cha ở phía sau. Sau đó cha phát hiện một việc rất kì lạ: trên mặt
chú ấy bám đầy khói bụi, còn cha thì không. Nhìn chú ấy như vậy nom rất buồn
cười, cha liền đưa chú ấy ra sông rửa mặt.”
Einstein nghe xong, không nhịn được cười. Hai cha con cười xong, ông bố nói với
con một cách trịnh trọng:“Thật ra, không phải ai cũng làm gương như cha. Chỉ có
chính mình mới có thể làm gương cho mình. Lấm mình làm gương cho người khác
thì quả là thiên tài.”
Einstein nghe xong mặt biến sắc.
Từ đó cậu không còn nghịch phá, tự xem mình làm gương cho người khác, cuối
cùng thành công chiếu rọi cuộc đời cậu.
(Trích “Einstein – cuộc đời và vũ trụ” – Walter Isaacson)

b, Trong tác phẩm “Giết con chim nhại” của nhà văn Haper Lee, nhân vật bố
Atticus có nói với cô con gái Scout: “Cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm lần
trước khi bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng,”
khi ông quyết định bào chữa cho một người da đen dù biết chắc rằng mình sẽ thua.

Câu hỏi:
1. Hai ví dụ trên giống nhau ở điểm nào?
2. Phân tích để làm rõ chức năng của hiện tượng tâm lý được đề cập.
3. Chúng ta học được gì từ cách dạy con của 2 người cha trong ví dụ trên? Từ đó
rút ra kết luận về những lợi ích mà chức năng điều khiển mang lại.

Trả lời:
Câu chuyện kể về việc giáo dục con của 2 người cha làm nổi bật việc giáo dục
những thuộc tính tâm lí nhân cách của con người. Thông qua câu chuyện của cha
mình khiến cho Einstein tự nhận thức mỗi người phải đặt ra cho mình mục tiêu
cuộc sống, coi đó là tấm gương soi để tiếp tục phấn đấu. Ngoài ra mỗi người không
chỉ là tấm gương cho bản thân mà còn cho người khác thấy đúng mà làm theo. Còn
với Atticus, người cha vĩ đại trong văn đàn Mỹ, ông đã nhấn mạnh với Scout rằng
cho dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì đó cũng không phải lý do để cho
ta có thể bỏ cuộc – hình thành sức mạnh lý trí và niềm tin ở trẻ.

IV. Chức năng kiểm tra điều chỉnh:


Cách nhìn người của Lênin

Nội dung tình huống:

V.I. Lênin đã nói: “Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào những lời người
đó nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm. Người lãnh đạo muốn tìm hiểu
kĩ về nhân viên, hãy quan sát công việc họ làm.”
(Trích “Lãnh đạo và cầm quyền” - Giáp Văn Chương)
Câu hỏi:
1. Trong ví dụ trên, tâm lý con người được bộc lộ qua những quá trình nào?
2. Chỉ ra những ví dụ tương tự về chức năng điều chỉnh trong hoạt động của
tâm lý.
Trả lời:
Tâm lý con người được bộc lộ qua hành vi, hoạt động, bao gồm 2 quá tình cơ bản:
- Quá trình khách thể hoá: quá tình con người chuyển những đặc điểm tâm lý
nhân cách vốn có vào sản phẩm của hoạt động. (quá trình xuất tâm)

- Quá trình chủ thế hoá: quá trình con người tiếp thu, lĩnh hội văn hoá, biến nó
thành vốn kinh nghiệm riêng, năng lực của bản thân. Quá trình này gọi là quá
trình nhập tâm.
Vì vậy, khi tìm hiểu, đánh giá con người phải căn cứ vào hoạt động và kết quả của
hoạt động họ tham gia.
--------------------------------------------------------

You might also like