You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Đề tài:

Trình bày độc học của khí NOx

Nhóm 5: Lê Xuân Đạo - 2019607494


Đào Minh Vương - 2019603169
Nguyễn Văn Luận – 2019607587
Lớp: Môi trường- K14
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Mai Hương

Hà Nội – 2021
Mục Lục
I. Tổng quan về khí Nox......................................................................................3
1. Khái niệm đặc điểm hoá lý của NOx..............................................................3
1.1 Khái niệm NOx..........................................................................................3
1.2. Khí NO – Nito Monoxit...........................................................................3
1.3. Khí Nito đioxit. NO2................................................................................5
2. Nguồn gốc sinh ra khí NOx...........................................................................6
3. Ứng dụng khí NOx..........................................................................................8
II. Độc tính NOx...................................................................................................9
1. Nguyên nhân gây ngộ độc..............................................................................9
2. Tác hại của ngộ độc khí Nox........................................................................10
2.1. Tính độc hại của khí NO........................................................................10
2.2. Ngộ độc khí NO :...................................................................................10
2.3. Tác động gây độc hại của khí NO2........................................................11
3. Triệu chứng ngộ độc....................................................................................12
4. Liều độc........................................................................................................14
III. Cơ chế gây độc............................................................................................14
1. NO huỷ hoại phổi theo 3 cơ chế:..............................................................14
IV. Biện pháp điều trị và phòng tránh ngộ độc..............................................14
1. Biện pháp điều trị.........................................................................................14
2. Biện pháp phòng tránh.................................................................................15
Danh mục hình ảnh.
I. Tổng quan về khí Nox
1. Khái niệm đặc điểm hoá lý của NOx
1.1 Khái niệm NOx.
NOx là tên gọi chung của nhóm khí thải nitơ oxit – một trong những loại khí thải
cực độc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, và là một trong những
nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và gây ra mưa axit.
Đây là loại khí thải khá phổ biến trong hoạt động sản xuất công nghiệp. 
1.2. Khí NO – Nito Monoxit.

1.2.1. Tính chất vật lý.


- Là chất khí, không màu, không mùi, không bền vững trong không khí,
độc hại cho con người.
- Rất độc, khó hoá rắn.
- Có phân tử khối là 30.
- Nhiệt độ nóng chảy là -163.6 oC.
- Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong rượu và CS
1.2.2. Tính chất hoá học.
a) Tác dụng với Ozon-O3
NO + O3 → NO2 + O2 + ánh sáng
b) tác dụng với Oxi
2NO +O2 → 2NO
Đặc biệt khi NO tác dụng với Oxi trong nước thì sẽ tạo axit nitow hoặc HNO2.
4NO + O2 + H2O → 4HNO2
c) Tác dụng với phi kim khác ( Flo, Clo, Brom, Iot)
- NO sẽ tác dụng với Flo, Clo, Brom tạo ra chất XNO ( nitrosyl halogenua)
2NO + Cl2 → 2NOCl ( Clorua nitrosyl)-
chất khí màu nâu độc, hoá lỏng ở -6oC goá rắn ở -60oC.
Đặc biệt là hợp chất Iotrua nitrosyl có được tạo thành nhưng chỉ trong thời gian
ngắn rồi bị phân huỷ.
Những chất oxi hoá mạnh như kali penmanganat (KMnO4) , axit hipocloro
( HOCL) và andihic cromic (CrO3) oxi hoá NO thành HNO3.
6KMnO4 + 10NO + 9H2SO4 → 10HNO3 + 6MnSO4 + 3K2SO4 + H2O.
Ngoài ra tính chất khử NO còn có thể kết hợp vơia muối của nhiều kim loại
khác.
1.2.3. Điều chế.
 Trong phòng thì nghiệm: Cho đồng tác dụng với axít HNO3 tạo ra khí NO
8HNO3 + 3Cu → 3Cu (NO3)2 + 4 H2O + 2NO
 Trong công nghiệp: Người ta tổng hợp NO từ NH3 để điều chế
HNO3 + 4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O
 Trong tự nhiên NO được tạo ra từ năng lượng sấm sét. Khi đó, không khí
xung quanh khu vực sấm sét nóng đến hơn 1.000 °C. Nitơ và oxy kết
hợp với nhau tạo nên nitơ monoxit:
N2 + O2 → 2NO
1.3. Khí Nito đioxit. NO2.

a) Tính chất vật lý.


NO2 ở nhiệt độ thường, là khí có màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, mùi khó chịu
vàđộc. Ở trạng thái rắn và lỏng, tồn tại ở dạng đime N2O4, không màu, có tính
nghịch từ; ởnhiệt độ 21 - 135oC, tồn tại ở dạng hỗn hợp NO2 và N2O4; trên
135oC, ở dạng monomer
 Nhiệt độ sôi là -90.80C
 Nhiệt độ nóng chảy là -88,50C
 Là chất khí thuận từ
 NO2 ở trang thái lai hoá sp2
II) Tính chất hoá học:
NO2 vừa có tính khử vừa tó tính oxi hoá
 Ở nhiệt độ thường NO2 bền nên kém hoạt động. Nhưng khi đun nóng lên
cỡ 5000C thìnó phân hủy thành 2 nguyên tố:
2 NO2 → 2N2 + O2
 Tác dụng với nước tạo thành axit nitrơ (HNO2) và axit nitric (HNO3):
2 NO2 +H2O → HNO2 + HNO3
Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối nitrit và muối nitrat:
2 NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
NO có thể tác dụng với một số nguyên tố - không kim loại, với hidro và kim loại
Cl2 + 2NO2 → 2NO2Cl
7H2 + 2NO2 → 2NH3 + 4H2O
2Cu + NO2 → Cu2O + NO
NO gây nổ với hơi của các hợp chất hữu cơ
Ngoài ra NO còn thể hiện tính khử với các chất oxi hoá mạnh
H2O2 + 2NO → HNO3
Điều chế
Trong công nghiệp:
- NO2 là sản phẩm trung gian để điều chế ra HNO3. Nó được tạo nên khi cho khí
NO tác dụng với khí oxi
2NO + O2 → 2 NO2
Trong phòng thí nghiệm :
NO2 có thể được chuẩn bị trong một thủ tục bước hai bằng cách phân hủy nhiệt
của đinitơ pentoxit , mà là thu được bằng cách khử nước của axit nitric:
2HNO3 → N2O5 + H2O
2N2O5 → 4NO2 + O2
- Sự phân hủy nhiệt của kim loại tạo cho một số nitrat NO2:
2Pb (NO3) 2 → 2PbO + 4 NO2 + O2
Trong phòng thí nghiệm:
- NO2 được tạo ra bắng tương tác của Đồng (Cu) kim loại với axít nitríc đặc:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 2H2O
2. Nguồn gốc sinh ra khí NOx
Nguồn nhân tạo phát sinh khí thải NOx cần được xử lý
Đốt cháy nhiên liệu
Ở nhiệt độ cao, oxy và nitơ có trong không khí kết hợp với nhau tạo thành các
oxit nitơ. Các mẫu khí thải điển hình chứa 100-1500 ppm NOx.
Sản xuất axit nitric
Khí thải không thể thu hồi trong chất hấp thụ cuối cùng thường chứa 2-3% NOx
dựa trên trọng lượng axit được tạo ra.
Quá trình hóa học
Nhiều quá trình trong đó axit nitric, nitrat hoặc nitrit được sử dụng làm thuốc
thử dẫn đến phát sinh khí thải NOx. Ví dụ như sản xuất thuốc nổ, nhựa, thuốc
nhuộm, vv
Quá trình nhiệt độ cao
Các quy trình trong đó vật liệu được chế tạo ở nhiệt độ cao như sản xuất thủy
tinh, lò điện và lò nung xi măng phát sinh khí thải NOx.

Nguồn nhân tạo phát sinh khí thải NOx


Nguồn tự nhiên phát sinh khí thải NOx cần được xử lý
Ô nhiễm do hoạt động núi lửa
Hoạt động núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm trong đó có
NOx (chủ yếu là N2O2, NO)
Ô nhiễm do cháy rừng cháy rừng
Do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con
người, chất ô nhiễm như khói,bụi, khí SOx, NOx, CO…
Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên
Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy, xác động vật..
Nguồn tự nhiên phát sinh khí thải NOx
Nguồn gốc sinh học: Khí thải NOx chủ yếu từ đất và phân huỷ các chất hữu cơ
trong đại dương, là chu ky Nito trong tự nhiên.

3. Ứng dụng khí NOx.


a) Khí NO.
Trong công nghiệp:
- NO được dùng trong các chất bán dẫn.
- Oxit nitric có thể được sử dụng để phát hiện các gốc tự do trên bề mặt
polymer
- NO dùng để điều chế HNO3.
- Ngoài ra NO còn có thể tạo ra khí Oxi nguyên tử
Trong y học:
- Nitric oxide (NO) đóng góp vào nội cân bằng tàu bằng cách ức chế sự co cơ
trơn mạch máu và tăng trưởng, kết tập tiểu cầu, bạch cầu và độ bám dính cho
lớp nội mạc.
- oxit nitric / hỗn hợp oxy được sử dụng trong chăm sóc quan trọng để thúc đẩy
sự giãn nở mao mạch và phổi để điều trị tiểu học tăng huyết áp động mạch phổi
ở bệnh nhân sơ sinh.
Ứng dụng NO2 là chất rất nguy hiểm cho con người, NO và NO2 có thể gây ra
hiện tượng ô nhiểm tầng không khí NO2 củng có vai trò trong việc bào mòn
tầng ozôn NO2 được hình thành từ hoạt động tự nhiên của vi khuẩn và quá trỉnh
đốt cháy nguyên vật liệu như than, củi,…
II. Độc tính NOx
1. Nguyên nhân gây ngộ độc.
- Do ô nhiễm môi trường: khói xe, khí thải nhà máy, khói quang hoá, mưa
axit.
- Do cố ý: tự tử
- Do nghề nhiệp: thợ hàn, thợ chạm khăc, công nhân trong các nhà máy sản
xuất thuốc nổ, thợ mỏ, sản xuất sơn, thốc nhuộm.
- Do tai nạn: Cháy nổ ở hầm mỏ, nhà máy sản xuất thuốc nổ, sản xuất nhiên
liệu tên lửa.
- Do sự cố: các thiết bị dùng trong gia đình như bếp than củi, lò sưởi không
được sử dụng đúng cách hoặc không được vận hành ở nơi thông thoáng
2. Tác hại của ngộ độc khí Nox
2.1. Tính độc hại của khí NO
NO có tính chất gần giống khí CO, chúng đều là các oxit phi kim không tạo
muối. NO cũng có khả năng tạo liên kết với hemoglobin như CO và làm giảm
hiệu suất vận chuyển oxi của máu.
Hb – O2 + NO  Hb – NO + O2
Song NO dễ dàng chuyển hóa thành NO2 hơn CO thành CO2 nhiều lần, vì vậy
tính độc của nó so với CO cũng thấp hơn.
2.2. Ngộ độc khí NO :
 Có thể gây phù phổi, viêm phổi, viêm phế quản, khí thủng, tạo MetHb,
bệnh nhân sẽ ho, thở nhanh, khó thở, nhịp tim nhanh rồi thiếu oxy mô.
 Những nhười nhạy cảm đặc biệt với NO gồm những nhười hen suyễn,
COPD, bệnh tim.
 NO ở nồng độ cao , gây kích ứng da, mắt đường hô hấp NO biến đổi kết
hợp với Oxi tạo thành NO2 kết hợp với nước trên da tạo thành HNO3, và
HNO2, thì tuỳ theo mức độ tạo ra 2 ẫit này mà gây ra cấc tác hại khác
nhau.
 Những triệu chúng ban đầu về hô hấp có thể nhẹ, nhưng sự viêm phổi có
thể tiến triển sau vài giờ đến vài ngày.
2.3. Tác động gây độc hại của khí NO2
NO2 là chất gây hoại tử, có độc tính mạnh hơn NO.
Khí dioxit nitơ (NO2) là khí gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Mức
độ độc hại của khí NO2 đối với con người tùy thuộc vào nồng độ của nó trong
môi trường khí quyển.

Bảng 3: Mức độ gây độc của NO2 đối với sức khỏe con người ở
các mức nồng độ khác nhau
Nồng độ NO2 Thời gian bị đầu Mức độ độc hại đối với
(ppm) độc con người
Viêm phổi kéo dài 6 – 8
50 – 100 Dưới 1 giờ
tuần
Phá hủy dây khí quản,
150 – 200 Dưới 1 giờ có thể gây tử vong
sau 3 – 5 tuần
≥ 500 2 – 10 ngày Gây tử vong

Việc hít phải khí NO2 trong khí phát thải khi đốt xenlulozo và phim nitro
xenlulozơ có tác dụng độc hại hơn, gây chết người nhanh hơn.
Cơ chế về tính độc của NO2 đối với con người chưa được giải thích rõ ràng mà
người ta mới giả thiết, có thể NO2 khi xâm nhập vào cơ thể, nó phá hủy một số
enzym của tế bào, bao gồm sự dehidro hóa lactic và catalaza.
Chất được dùng để giải độc NO2 là các chất chóng oxi hóa như vitamin E.

*Đối với thực vật: Một số thực vật nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại
khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác động trong khoảng 1 ngày. Nếu
nồng độ thấp hơn, chỉ 0,35 ppm thì tác động khoảng một tháng mới có tác dụng
tác hại rõ
3. Triệu chứng ngộ độc.
* Ngộ độc cấp:
– Triệu chứng tức thời: ho, khó thở mệt mỏi, buồn nôn, khản tiếng, nhức đầu,
đau bụng…trước khi chuyển sang phù phổi. Nếu qua khỏi vẫn có thể tắc cuống
phổi sau vài tuần.
– Hô hấp:
+ Nồng độ thấp gây kích ứng nhẹ, thở hơi nhanh, ho, tiến triển sang viêm phổi
(ho dữ dội, thở nhanh, giảm oxy huyết, co thắt phế quản, phù phổi).
+ Nồng độ cao gây kích ứng mạnh đường hô hấp.
+ Ở hô hấp dưới gây bỏng, co thắt, phù mô cuống họng.
+ Bệnh nhân khó chịu, yếu, sốt, ớn lạnh, thở gấp, ho kèm đau ngực, chảy máu
phổi, PQ, da xanh, trụy hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp.
– Tim mạch: mạch yếu, nhanh, ngực sung huyết, trụy tim mạch.
– Tiêu hóa: uống phải NOx dạng lỏng gây kích ứng, đót cháy đường tiêu hóa
– Máu: NO gây Met Hb ; giảm khả năng vận chuyển oxy.
– Da:
+ Ở nồng độ cao gây kích ứng và hoại tử.
+ Da ẩm tiếp xúc với NO2 lỏng hay hơi có nồng độ cao ; bỏng da, vàng da do
hình thành HNO3.
– Thị giác:
+ Dạng khí nồng độ cao gây kích ứng mắt và viêm, tiếp xúc lâu gây mờ, mù
mắt.
+ Dạng lỏng gây bỏng mắt.
* Ngộ độc mãn tính.
– Có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em.
– Bệnh phổi tác nghẽ mãn tính có thể xảy ra do phế quản bị huỷ hoại ( COPD
do PQ bị hủy hoại )
4. Liều độc.
Theo ACGIH ( American Cofnerence of Grovermental Industry Hygienists)
 Nồng độ tiếp xúc giới hạn tại nơi làm việc:
NO 25 ppm. NO2 3 ppm
 Nồng độ nguy hiểm ngay
NO 100ppm, NO2 20 ppm.
III. Cơ chế gây độc.
1. NO huỷ hoại phổi theo 3 cơ chế:
 Biến sẽ dổi thành NO biến đổi kết hợp với Oxi tạo thành NO2 kết hợp với
nước trong phổi tạo thành HNO3, và HNO2. Thì những axit này HNO3 là
axit mạnh, HNO2 là axit yếu nó làm phá huỷ tế bào chức năng và cấu trúc
của phổi.
 Khởi đầu quá trình tạo thành gốc tự do, gây oxi hoá protein và peroxide
hoá lipit.
 Làm giảm đề kháng với sự nhiễm trùng do thay đổi chức năng miễn dịch
của đại thực bào.
IV. Biện pháp điều trị và phòng tránh ngộ độc.
1. Biện pháp điều trị.
– Hiện tại không có thuốc giải độc cho ngộ độc NOx, điều trị chủ yếu là hỗ trợ
hô hấp và tim mạch.
– Cung cấp oxy, dùng thuốc để hô hấp được dễ dàng hơn.
– Xanh methylen sử dụng khi nạn nhân có dấu hiệu thiếu oxy mô hay nồng độ
MetHb trên 30%, nhưng lưu ý chất này không có tác dụng với người thiếu men
G6PD và có thể gây tán huyết. Liều dùng 1-2mg/kg IV, liều khởi đầu < 7mg/kg.
– Rửa ngay mắt, vùng da bị nhiễm với nước hay nước muối liên tục trong ít nhất
20 phút, để loại bỏ các axit như HNO3, HNO2.
– Nếu nạn nhân uống phải NOx thì tuyệt đối không gây nôn, không uống than
hoạt (để nội soi kiểm tra đường tiêu hóa), cho uống nhiều nước, sữa. Nếu mà
gây nôn thì sẽ bỏng nguyên đường tiêu hoá luôn và lúc đấy sẽ nặng hơn. Nên
uống nhiều sữa để loãng nồng độ axit. Trong sữa có nhiều protein nó sẽ phản
úng HNO3, nitro hoá cái ruộng thơm, làm giảm nông độ axit.
– Theo dõi chặt chẽ dấu hiệu của sự tắc nghẽn đường hô hấp trên, đặt nội khí
quản và thông khí nếu cần, cung cấp oxy bổ sung và theo dõi trong ít nhất 24h
– Cung cấp Oxy bổ sung, điều trị viêm phổi, phù phổi nếu có bằng corticoid.
2. Biện pháp phòng tránh.
 Tránh xa khu vực có khí độc, khí thải nhà máy, xe cộ.
 Nhười lao động phải bảo vệ cơ thể bằng cách đeo mặt lạ phòng độc, kiểm
tra sức khoẻ hệ hô hấp và tim mạch thường xuyên.
 Ngành công nghiệp sản xuất phải có hệ thống xử lý khí độc, giảm lượng
khí thải ra môi trường.
Tài liệu tham khảo.

You might also like