You are on page 1of 332

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. NGUYỄN THỊ LÂM NGHI
Khoa Luật Kinh tế
Đại học Kinh tế - Luật
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Các khái niệm
1.1. Tài sản trí tuệ (intellectual property)
- WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức SHTT thế giới): là các hoạt động
sáng tạo của trí óc hình thành nên các sản phẩm như phát minh, tác phẩm văn chương, nghệ
thuật, thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh đc sử dụng trong thương mại”.
- IPOS (Intellectual Property Office of Singapore – Văn phòng SHTT Singapore): tài sản TT đề
cập đến hoạt động sáng tạo trí óc của con người, thông qua đó, các độc quyền đối với hoạt
động đó đc công nhận.
➔Như vậy, tài sản trí tuệ đc hiểu chung là các sản phẩm do hoạt động sáng tạo trí óc tạo ra và
chủ thể đc hưởng các độc quyền đối với các sản phẩm đó.
➔Tuy nhiên, khái niệm TSTT ngày nay còn đc mở rộng ra cho 1 số loại ko phải là sản phẩm của
hoạt động tinh thần sáng tạo, VD như chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại. Các loại tài sản này
thường thể hiện uy tín, nguồn gốc của sản phẩm hơn là tính sáng tạo trí óc.
Đặc điểm tài sản trí tuệ
- Vô hình
- Ko thể chiếm hữu về mặt thực tế
- Khó quản lý
- Có thể thể hiện uy tín thương mại, danh tiếng, nguồn gốc sản
phẩm
- Đc bảo hộ bởi luật riêng về QSHTT
Các loại tài sản trí tuệ
• Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (đối tượng QTG)
• Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình đc mã hóa (đối tượng
QLQ)
• Sáng chế, KDCN, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh
(đối tượng QSHCN)
• Giống cây trồng (đối tượng của quyền đối với GCT).
1.2. Quyền sở hữu trí tuệ
• K1 Đ 4 LSHTT 2005 định nghĩa QSHTT là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng.
• Đặc điểm:
- Mang tính độc quyền;
- Giới hạn thời gian bảo hộ;
- Chịu một số hạn chế trong quá trình khai thác sử dụng.
Các loại QSHTT
• Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả;
• Quyền sở hữu công nghiệp;
• Quyền đối với giống cây trồng.
2. Luật SHTT – một ngành luật trong hệ
thống pháp luật VN
• Khái niệm:
Luật SHTT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các QHPL trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ.
• Đối tượng điều chỉnh:
- Dựa vào tiêu chí quá trình hình thành và sử dụng quyền SHTT: QHPL
về xác lập quyền và QHPL về khai thác sử dụng quyền SHTT.
- Dựa vào tiêu chí đối tượng của quyền SHTT: QHPL đối với quyền tác
giả và quyền liên quan, QHPL đối với quyền SHCN và QHPL đối với
quyền đối với giống công trồng.
Phương pháp điều chỉnh

• Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận


• Phương pháp quyền uy
3. Lịch sử phát triển của QSHTT
Trên thế giới
- Thời Cổ đại:
• 5000 trc.CN: thợ thủ công Ấn Độ đã biết chạm khắc chữ
ký của mình lên các tác phẩm nghệ thuật để mang đi bán ở
Iran; thợ thủ công TQ đã tự tạo ra những dấu hiệu riêng
cho hàng hoá của mình để bán ở vùng Địa Trung Hải
• 500 trc. CN: chính quyền của 1 thành bang thuộc Hy Lạp,
Sybaris, đã trao quyền bảo hộ độc quyền trong thời hạn 1
năm cho các đầu bếp nào chế biến đc những món ăn ngon.
Lịch sử phát triển của QSHTT trên thế
giới (tt)
• Thời Trung đại:
- Thời kỳ Phục hưng, Phong trào Khai sáng: quy định pháp lý bảo vệ 1
số QSHTT bắt đầu đc ban hành, dù còn rất sơ khai.
- Đạo luật của CH Florence – Ý 1421: lần đầu công nhận quyền đối với
thiết kế chiếc tàu chở hàng cho Filippo Brunelleschi, một KTS nổi
tiếng.
- Đạo luật Sáng chế của Venice 1474 (Venetian Patent Statute) ➔ đạo
luật hoàn chỉnh đầu tiên giới thiệu nguyên tắc cơ bản về QSHTT.
- Đạo luật Độc quyền Anh 1624.
- Đạo luật Anne 1710 về quyền tác giả.
Lịch sử phát triển của QSHTT trên thế
giới (tt)
• Một số Điều ước quốc tế quan trọng:
- Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN.
- Công ước Berne 1886 về Bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật;
- Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu (đến năm 1989, Nghị định thư Madrid ra đời);
- Công ước Rome 1961 bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát song;
- Công ước Brussel 1974 bảo hộ tín hiệu vệ tin mang chương trình đc mã hóa;
- Hiệp ước Washington 1989 vể SHTT đối với mạch tích hợp;
- Công ước UPOV bảo hộ giống cây trồng mới;
- Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của QSHTT trong khuôn khổ WTO;
- CPTPP.
- EVFTA
Lịch sử phát triển của QSHTT ở VN
Trước 1986:
• Năm 1957, miền Nam dưới thời VNCH mới ban hành Luật thương
hiệu
• Năm 1958, tại miền Bắc VN, VNDCCH ban hành “Thể lệ về thương
phẩm và thương hiệu”
• Ngày 23/1/1981, NĐ 31/CP về Ban hành điều lệ về sáng kiến cải tiến
kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế đc ban hành.
• Ngày 14/12/1982, NĐ 197/HĐBT về Ban hành “Điều lệ về Nhãn hiệu
hàng hóa” ra đời.
Lịch sử phát triển của QSHTT ở VN
(tt)
Sau 1986 đên trước Hiếp pháp 1992:
- Lĩnh vực QSHCN:
• NĐ 85/HĐBT ngày 13/5/1988 về Ban hành Điều lệ về KDCN;
• Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về điều lệ bảo hộ giải pháp hữu
ích;
• Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán quyền sử dụng sáng
chế, giải pháp hữu ích;
• Pháp lệnh về Chuyển giao Công nghệ từ nước ngoài vào VN ngày 5/12/1988;
• Pháp lệnh Bảo hộ Quyền SHCN ngày 11/2/1989;
• NĐ 49/HĐBT ngày 4/3/1991 hướng dẫn thi hành PL Chuyển giao Công nghệ 1988.
- Lĩnh vực QTG:
• NĐ 214/HĐBT năm 1988 về Quyền tác giả
• Pháp lệnh bảo hộ QTG 10/2/1994
Lịch sử phát triển của QSHTT ở VN
(tt)
Sau HP 1992:
- Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước CHXHCNVN đc QH thông qua ngày
28/10/1995
- 1 số văn bản dưới luật đc ban hành để hướng dẫn các quy định của BLDS về
QSHTT như NĐ 63/1996/NĐ-CP về SHCN, NĐ 12/1999/NĐ-CP về xử phạt HC
trong lĩnh vực SHCN
- Xúc tiến đàm phán và xem xét để gia nhập các ĐƯQT đa phương và song phương
như Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Washington, Thỏa ước Madrid
- Ngày 29/11/2005, Luật SHTT – văn bản luật độc lập đầu tiên quy định riêng về
SHTT – đc ban hành. Luật này chính thức có hiệu lực từ 01/7/2006. Đến ngày
19/6/2009, QH ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005
nhằm điều chỉnh 1 số vấn đề cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như đáp ứng
yêu cầu của các ĐƯQT mà VN là thành viên.
4. Các thiết chế quản lý SHTT quốc tế
và VN
4.1. WIPO
➢Lịch sử hình thành:
- 1893: BIRPI (Bureaux Internationaux Réunis pour la Protection de la
Propriété Intellectuelle - the United International Bureaux for the Protection
of Intellectual Property) thành lập.
- 1967: Công ước thành lập Tổ chức SHTT Thế giới (Convention establishing
the World Intellectual Property Organization) được ký kết và WIPO được
thành lập, có hiệu lực năm 1970 và chính thức thay thế cho BIRPI.
- 1974: WIPO chính thức trở thành 1 tổ chức thành viên của Liên Hiệp Quốc,
1 cơ quan chuyên môn của tổ chức này.
- Tính đến ngày 20/4/2020, WIPO có 193 quốc gia thành viên, VN gia nhập
WIPO từ năm 1976.
4.1. WIPO (tt)
• Cơ cấu tổ chức: gồm các Ủy ban:
- Ủy ban thường trực về cấp bằng sáng chế (Standing Committee on Patents
(SCP));
- Ủy ban thường trực về bản quyền và các quyền liên quan (Standing
Committee on Copyright and Related Rights (SCCR));
- Ủy ban cố vấn về thực thi pháp luật (Advisory Committee on Enforcement
(ACE));
- Ủy ban liên chính phủ về tiếp cận tài nguyên di truyền, kiến thức truyền
thống và văn hóa dân gian (the Intergovernmental Committee (IGC) on
Access to Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore);
- Nhóm công tác về cải cách Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế.
4.1. WIPO (tt)
Chức năng:
• Thống nhất luật pháp và thủ tục của quốc gia về sở hữu trí tuệ.
• Cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tế đối với các quyền sở hữu công
nghiệp.
• Trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ.
• Hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các
nước khác.
• Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân.
• Sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lưu giữ, tiếp cận và
sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá.
4.2. WTO và Hiệp định TRIPS
• GATT (General Agreement on Tariff and Trade – Hiệp định chung về Thuế quan
và Mậu dịch) ra đời năm 1947 ➔ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1995.
• Tính đến tháng 7/2016: 164 thành viên.
• VN gia nhập ngày 11.1.2007
• Mục tiêu: giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau
theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay
giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
• Hiệp định TRIPS (Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property
Rights) được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuận Thương mại
Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT), có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành
viên WTO, được thông qua tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu
lực ngày 01 tháng 01 năm 1995, là một phần không thể tách rời trong hệ thống
thương mại đa phương của WTO.
4.3. Cục Sở hữu trí tuệ VN
• Lịch sử hình thành:
- 1959: Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- 1973: đổi tên là Phòng Sáng chế phát minh
- Nghị định số 125/HĐBT ngày 29/7/1982: Cục Sáng chế là đơn vị trực
thuộc Ủy ban KH và KT nhà nước; Cục Sáng chế được xây dựng trên
cơ sở Phòng Sáng chế phát minh.
- Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993: đổi tên thành Cục SHCN thuộc
Bộ KH, CN và MT.
- NĐ 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003: đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ,
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
4.3. Cục Sở hữu trí tuệ VN (tt)
• Chức năng, nhiệm vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật về SHTT; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, biện
pháp đẩy mạnh hoạt động và phát triển hệ thống SHTT trong phạm vi cả nước;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT tại Việt
Nam cho các tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về SHTT cho các cơ quan quản lý SHTT
thuộc các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước;
- Thực hiện chức năng bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành: tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về SHTT; đào tạo, bồi dương chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu
khoa học về SHTT; hỗ trợ và tư vấn về thủ tục xác lập, quản lý, sử dụng và chuyển giao,
chuyển nhượng giá trị quyền SHTT; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu
thông tin sở hữu công nghiệp.
4.3. Cục Sở hữu trí tuệ VN (tt)
Cơ cấu tổ chức:
• Khối quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng Pháp chế và Chính sách, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thực thi và
Giải quyết khiếu nại, Phòng Thông tin, Phòng Đăng ký, Phòng Kế hoạch và
Tài chính, Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn
phòng Đại diện của Cục tại thành phố Đà Nẵng, Đại diện Cục SHTT tại
WTO và WIPO.
• Khối sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Phòng
Sáng chế 1, Phòng Sáng chế 2, Phòng Sáng chế 3, Phòng Kiểu dáng công
nghiệp, Phòng Nhãn hiệu số 1, Phòng Nhãn hiệu số 2, Phòng Chỉ dẫn địa lý
và Nhãn hiệu quốc tế, Trung tâm CNTT, TT NC-ĐT, Trung tâm phát triển
tài sản trí tuệ.
4.4. Cục Bản quyền tác giả VN
• Tiền thân của Cục Bản quyền tác giả là Hãng Bảo hộ Quyền tác giả VN đc thành lập
ngày 20/2/1987
• Cục Bản quyền tác giả hiện nay là cơ quan trực thuộc Bộ VHTT&DL, có chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan và công nghiệp văn hóa.
• Các Trung tâm và Hiệp hội quản lý tập thể quyền tác giả và QLQ:
- Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) quản lý quyền của các nhà
soạn nhạc, soạn lời;
- Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA)
- Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) quản lý quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm;
- Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) quản lý quyền của tác giả tác
phẩm văn học;
- Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) quản lý quyền sao chép
4.5. Cục Trồng trọt - VN
Cục Trồng trọt là cơ quan trực thuộc Bộ NNPTNT, thực hiện chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp
luật đối với chuyên ngành trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Trong lĩnh vực SHTT,
Cục Trồng trọt có nhiệm vụ thực hiện quy trình, thủ tục cấp
GCNĐKGCT.
5. Vấn đề cân bằng lợi ích công cộng và lợi ích cá nhân
trong việc bảo hộ QSHTT

• Phương Tây: Quyền SHTT xuất phát từ học thuyết “quyền tự


nhiên”
• Bảo hộ QSHTT khuyến khích lao động sáng tạo, tạo động lực
phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và nghệ thuật
• Vấn đề: bảo hộ độc quyền đối với tài sản TT có thể dẫn đến
tình trạng lạm dụng độc quyền ➔ rào cản cho nền tri thức
cộng đồng, cản trở quá trình phát triển của xã hội.
➔cần có cơ chế bảo hộ cân bằng lợi ích công cộng và lợi ích
cá nhân
6. Nguyên tắc bảo hộ SHTT
- Bảo hộ có mục đích
- Bảo hộ có chọn lọc
- Bảo hộ có điều kiện
- Bảo hộ có giới hạn
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN
Chương 2 QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
A. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
1.Khái niệm QTG và QLQ đến quyền tác giả
1.1. Lịch sử và quá trình phát triển của quyền tác giả và quyền liên
quan đến QTG
➢Thời Cổ đại: chưa có luật bảo hộ QTG
➢Thời Trung đại:
- Phong trào Phục hưng và Khai sáng ở châu Âu
- Công nghệ in ra đời
➔Đạo luật Anne 1709 ở Anh
➔Luật QTG 1790 ở Mỹ
➔Luật QTG 1791 ở Pháp.
1.1. Lịch sử phát triển (tt)
• Khái niệm:
- Luật Anh – Mỹ: bản quyền – copyright
- Luật Châu Âu lục địa: quyền tác giả - droit
d’auteur/author’s right
1.1. Lịch sử phát triển (tt)
• Ở Việt Nam:
- 1988: NĐ 142/HĐBT, thành lập Hãng BH QTG
- 1994: Pháp lệnh BHQTG
- 1995: Bộ luật Dân sự
- 2005: Luật Sở hữu trí tuệ - sđ, bổ sung năm 2009 và 2019.
1.2. Khái niệm QTG và QLQ
1.2.1. Định nghĩa QTG và QLQ
➢QTG:
- K2 Đ4 LSHTT định nghĩa quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
➔ QTG khác với tác giả
➢QLQ
- K3 Đ 4 LSHTT: quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
Ý nghĩa bảo hộ:
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân tác giả, chủ SH tác phẩm, và các chủ thể quyền
liên quan.
- Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học, nghệ thuật.
1.2.2. Nguyên tắc bảo hộ QTG
• Nguyên tắc chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác
phẩm, ko bảo hộ nội dung tác phẩm
(idea/expression dichotomy)
• Nguyên tắc tác phẩm phải mang tính nguyên gốc
(originality)
2. Đối tượng của QTG – Đối tượng không thuộc phạm vi
bảo hộ QTG – Đối tượng của quyền liên quan

2.1. Đối tượng quyền tác giả và đối tượng ko thuộc phạm vi bảo hộ QTG
2.1.1. Đối tượng QTG
VBPL: Đ 14 LSHTT – Chương II NĐ 22/2018/NĐ-CP
➢Các tác phẩm VH, NT và KH và các tác phẩm phái sinh, gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (Đ7 NĐ
22/2018)
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác (Đ8 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm báo chí (Đ9 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm âm nhạc (Đ10 NĐ 22/2018)
Đối tượng QTG (tt)
- Tác phẩm sân khấu (Đ11 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
(Đ12 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng (Đ13 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm nhiếp ảnh (Đ14 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm kiến trúc (Đ15 NĐ 22/2018)
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công
trình khoa học (Đ16 NĐ 22/2018)
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Đ18 NĐ 22/2018)
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu (Đ17 NĐ 22/2018)
2.1.2. Đối tượng không được bảo hộ
QTG
Đ 15 LSHTT
• Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;
• Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản
khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn
bản đó;
• Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm,
nguyên lý, số liệu.
2.2. Đối tượng QLQ
• Bao gồm: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình đc mã hóa.
• Các đối tượng trên chỉ đc bảo hộ nếu như ko làm
phương hại đến quyền tác giả.
3. Chủ thể QTG và QLQ
3.1. Chủ thể QTG
Đ 13 LSHTT
Gồm: tác giả vả chủ SH tác phẩm, chia thành 2 loại:
• Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài:
➔có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất
kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi
ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
➔có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên ➔ theo các ĐƯQT đa phương
(VD: CƯ Berne) hoặc song phương (Hiệp định TM Việt – Mỹ)
Tác giả
K1, Đ13 LSHTT: là người trực tiếp sáng tạo ra
tác phẩm.
K1 Đ6 NĐ 22/2018: là người trực tiếp sáng tạo ra
một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học.
Sáng tạo là gì?

•Có tính “nguyên gốc”


•Có thể “kế thừa”
Đồng tác giả
Khi có hơn 1 người cùng sáng tạo 1 tác phẩm thì được gọi là đồng tác giả.
Gồm (Đ38 LSHTT, Điều 6.1 NĐ 22/2018):
• Đồng tác giả 1 tác phẩm mà phần sáng tạo của mỗi người ko phân chia đc. VD:
cùng tạo ra 1 bản thiết kế nhà, 1 phần mềm máy tính, v.v… ➔ khi quyết định “số
phận” của tác phẩm phải được sự đồng thuận của tất cả các tác giả.
• Đồng tác giả 1 tác phẩm nhưng phần sáng tạo của mỗi người có thể xác định độc
lập và phân chia đc. VD: 1 tác phẩm kịch gồm: tác giả kịch bản, đạo diễn sân
khấu, thiết kế trang phục, v.v…
➔ Tác giả có thể là tổ chức ko?
3.2. Chủ sở hữu QTG
• Điều 36, LSHTT: “Chủ SH quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số
hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại điều 20 của Luật này [LSHTT])”.
Bao gồm:
• Chính bản thân tác giả/đồng tác giả (Đ37, 38 LSHTT);
• Tổ chức/cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
(Đ39 LSHHTT). VD: phóng viên đc Toà soạn 1 tờ báo giao nhiệm vụ viết bài, 1
trường ĐH giao nhiệm vụ nghiên cứu 1 đề tài nghiên cứu KH cho cán bộ giảng
viên, v.v...
• Người thừa kế (Đ40 LSHTT) ➔ cơ sở pháp lý là di chúc hoặc các quy định pháp
luật về thừa kế;
• Người đc chuyển giao quyền (Đ41 LSHHTT) ➔ cơ sở pháp lý là hợp đồng;
• Nhà nước (Đ42, LSHTT)
3.2. Chủ sở hữu QTG (tt)
Điều 25 NĐ 22/2018
Bao gồm:
• Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện
dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên
tại Việt Nam.
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam
theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
3.3. Chủ thể quyền liên quan
• Chủ thể đc bảo hộ quyền liên quan bao gồm (Đ16 LSHTT):
- Diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày
tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1
Điều 44 của Luật này.
- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu
diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình).
- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ
chức phát sóng).
Chủ sở hữu quyền liên quan
Điều 44 LSHTT, chủ sở hữu quyền liên quan gồm:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ
thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu
diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ
thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản
ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
- Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
4. Nội dung QTG và QLQ

4.1. Nội dung QTG


Gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
4.1.1. Quyền nhân thân
Điều 19 LSHTT, Điều 20 NĐ 22/2018
• Quyền nhân thân ko gắn với tài sản là quyền nhân thân gắn với chính
tác giả, ko thể chuyển giao cho người khác (k1, 2 và 4 Đ19 LSHTT):
- Đặt tên cho tác phẩm ➔ ko áp dụng cho tác phẩm dịch từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương
hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 19.4 Luật SHTT 2005 Điều 20.3 NĐ 22/2018

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm, không cho người khác sửa
phẩm, không cho người chữa, cắt xén tác phẩm quy định
khác sửa chữa, cắt xén tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở
hoặc xuyên tạc tác phẩm hữu trí tuệ là việc không cho người
dưới bất kỳ hình thức nào khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm
hoặc sửa chữa, nâng cấp chương
gây phương hại đến danh trình máy tính trừ trường hợp có
dự và uy tín của tác giả. thoả thuận của tác giả.
“I believe the words "prejudicial to his honour or reputation" in s. 12(7) involve a
certain subjective element or judgment on the of the author so long as it is
reasonably arrived at.”
Snow v The Eaton Centre Ltd. (1982) 70 C.P.R. (2d) 105
“In short, although the author has shown that his novel was substantially modified
without his knowledge and that he was shocked and distressed by this, the evidence
has not shown that, objectively, as required by section 28.2(1) of the Act, his work
was modified to the prejudice of his honour or reputation. Since this has not been
proven, the plaintiff is not entitled to moral damages.“
Prise de parole Inc v Guérin, éditeur Ltée
4.1.1. Quyền nhân thân của tác giả (tt)
• Quyền nhân thân gắn với tài sản, có thể chuyển giao cho người
khác (k3 Đ19 LSHTT):
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
Lưu ý:
Không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh,
âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng
tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây
dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc – Điều 20.2 NĐ 22/2018.
4.1.2. Quyền tài sản
Đ 20 LSHTT
• Làm tác phẩm phái sinh;
• Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
• Sao chép tác phẩm;
• Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
• Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác;
• Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính.
4.2. Quyền liên quan
• Quyền của người biểu diễn (Đ29 LSHTT, Đ29 NĐ
22/2018) – lưu ý: nếu người biểu diễn ko đồng thời là
chủ SH quyền tác giả thì sẽ đc trả thù lao theo quy
định của PL hoặc theo thoả thuận nếu luật ko qđ.
• Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Đ30
LSHTT)
• Quyền của tổ chức phát sóng (Đ31 LSHTT)
5. Các hành vi xâm phạm QTG, QLQ
5.1. Hành vi xâm phạm QTG (Đ 28 LSHTT)
• Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
• Mạo danh tác giả.
• Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
• Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
• Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả.
• Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy
định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
• Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác
phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25
của Luật này.
• Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc
chủ sở hữu quyền tác giả.
Hành vi xâm phạm QTG (tt)
• Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công
chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.
• Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
• Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
• Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
• Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị
khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
• Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
• Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả.
5.2. Hành vi xâm phạm QLQ
• Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng.
• Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
• Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
• Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây
phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
• Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
• Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không
được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
5.2. Hành vi xâm phạm QLQ (tt)
• Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
• Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu
diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình
khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện
tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu
quyền liên quan.
• Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
• Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người
phân phối hợp pháp.
6. Những hạn chế đối với QTG, QLQ
6.1. Hạn chế đối với QTG
• Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố ko phải xin phép, ko phải trả tiền
nhuận bút, thù lao
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa
trong tác phẩm của mình;
==> trích dẫn hợp lý: (1) Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận
hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình và (2) Phần trích dẫn
từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối
với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại
hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn (Đ 23 NĐ 22/2018).
Trường hợp sd tp ko phải xin phép, ko
trả tiền nhuận bút, thù lao (tt)
• Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm
định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
• Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,
không nhằm mục đích thương mại;
• Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
• Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi
sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
• Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
• Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng
được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
• Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
• Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Trường hợp sd tp ko phải xin phép, ko
trả tiền nhuận bút, thù lao (tt)

•Lưu ý: các trường hợp trên ko áp dụng đối


với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tạo hình,
chương trình máy tính (K3 Đ25 LSHTT;
NĐ22/2018)
Trường hợp sd tp ko phải xin phép, ko
trả tiền nhuận bút, thù lao (tt)
Điều kiện:
• Không đc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, ko
gây phương hại đến các quyền của tác giả, CSH QTG.
• Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ tác phẩm. (K2 Đ25
LSHTT)
6.1.2. Trường hợp sd tp đã công bố ko phải
xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù
lao
• Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có
tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không
phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở
hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo thỏa thuận, không thỏa
thuận được thì áp dụng theo quy định của CP hoặc khởi kiện ra
tòa.
• Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng
không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình
thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù
lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định
của Chính phủ.
6.1.2. Trường hợp sd tp đã công bố ko phải
xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù
lao (tt)
Điều kiện:
• ko đc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác
phẩm, ko gây phương hại đến các quyền của tác giả, CSH
QTG, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ tác
phẩm. (K2 Đ25 LSHTT)
• Phải là tác phẩm đã đc công bố.
6.2. Hạn chế đối với quyền liên quan
6.2.1. Các trường hợp sử dụng QLQ ko phải xin phép, ko phải trả tiền nhuận
bút, thù lao (Đ32 LSHTT)
• Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
• Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
• Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
• Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền
phát sóng.
ĐK: ko đc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người
biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6.2.2. Các trường hợp sd QLQ ko phải xin phép nhưng phải
trả tiền nhuận bút, thù lao (Đ 33 LSHTT)
• Tc, cá nhân sd trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục
đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình
thức nào ➔ trả tiền theo thỏa thuận hoặc theo qđ PL.
• Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố
nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không
thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào ➔ trả tiền theo qđ của PL.
• Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh
doanh, thương mại ➔ trả tiền theo thỏa thuận hoặc qđ ➔ ko đc, có thể kiện ra
Tòa.
Điều kiện: ko đc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
B. BẢO HỘ QTG VÀ QLQ ĐẾN QTG
1.Khái niệm bảo hộ QTG và QLQ

Bảo hộ QTG và QLQ là tổng hợp các QPPL quy định nguyên tắc bảo
hộ, quyền của chủ sở hữu và nghĩa vụ của người khác không được xâm
phạm quyền của CSH, quy định trình tự thủ tục đăng ký, các biện pháp
bồi thường và bảo vệ QTG khi có hành vi xâm phạm cũng như các qđ
về chuyển giao QTG và QLQ.
2. Nguyên tắc bảo hộ tự động
Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được
định hình, không cần phải thông qua bất cứ thủ
tục đăng ký bảo hộ nào. Việc đăng ký bảo hộ chỉ
có ý nghĩa chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh.
3. Đăng ký QTG và QLQ
• Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn)
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác
phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. (K1 Đ49 LSHTT)
• Ý nghĩa: ko phải là cơ sở làm phát sinh quyền mà là cơ sở pháp lý có ý nghĩa về
mặt chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh (k2 Đ49 LSHTT). Cụ thể, k3 Đ49
LSHTT qđ bên có GCN đăng ký QTG, GCN ĐK QLQ ko có nghĩa vụ chứng
minh quyền thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược
lại.
3.1. Đơn đăng ký QTG, QLQ
Đ50 LSHTT; QĐ88/2006/QĐ-VHTT
• Tờ khai ĐK QTG, QLQ theo mẫu của Bộ Văn hoá thông tin (nay là
Bộ Văn hoá, TT và DL) (QĐ 88/2006/QĐ-VHTT);
• 02 bản sao tác phẩm đăng ký QTG hoặc 02 bản sao định hình đối
tượng đăng ký quyền liên quan;
• Giấy uỷ quyền (nếu người nộp đơn là người đc uỷ quyền);
• Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu người đc thụ hưởng quyền là
người thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
• Văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có đồng tác giả);
• Văn bản đồng ý của đồng chủ SH (nếu quyền là thuộc sở hữu chung).
3.2. Thẩm quyền cấp GCNĐKQTG,
GCNĐKQLQ
• Bộ VHTTDL (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi,
hủy bỏ GCNQTG và GCNQLQ.
• GCN này đc ban hành theo mẫu do Bộ VHTT và DL.
• Thời hạn cấp GCN (Đ52 LSHTT): Trong thời hạn mười lăm ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền
tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người
nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan
quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo
bằng văn bản cho người nộp đơn.
3.3. Hiệu lực của GCN
Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN (Đ53 LSHTT).
GCN đã cấp trước ngày LSHTT 2005 có hiệu lực
vẫn đc tiếp tục duy trì hiệu lực.
3.4. Đăng bạ và công bố
• Đ54 LSHTT: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc
gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
• Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
3.5. Cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực GCN
Đ 55 LSHTT
- Cấp lại/đổi: nếu bị mất mát, hư hỏng, thay đổi CSH quyền
- Hủy bỏ: ko phải là tác giả, CSH quyền ➔ Bất cứ ai cũng có
quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực khi rơi vào trường hợp này
4. Thời hạn bảo hộ QTG, QLQ
4.1. Thời hạn bảo hộ QTG (Đ 27 LSHTT)
• Quyền nhân thân ko gắn với tài sản đc qđ tại k1, 2 và 4 Đ19 LSHTT sẽ đc bảo hộ vô thời hạn.
• Quyền nhân thân gắn với tài sản đc qđ tại k4 Đ19 LSHTT và các quyền tài sản đc qđ tại Đ20
LSHTT đc bảo hộ có thời hạn. Cụ thể:
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng:
➔ nếu đã đc công bố: thời hạn là 75 năm kể từ thời điểm công bố lần đầu tiên;
➔ nếu chưa đc công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm hình thành: thời hạn bảo hộ là 100
năm kể từ khi tác phẩm đc hình thành;
- Đối với tác phẩm khuyết danh:
➔ 75 năm kể từ khi đc công bố;
➔ nếu có thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ đc tính theo qđ tại điểm b k2 Đ 27.
- Đối với các tác phẩm khác: Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác
giả chết, nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả
cuối cùng chết. (thời điểm chấm dứt cụ thể là 24h00 ngày 31 tháng 12 của năm kết thúc)
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- 75 năm kể từ khi đc
Đối với tác phẩm điện công bố
ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật
ứng dụng - 100 năm kể từ khi tác
phẩm đc hình thành

- 75 năm kể từ khi đc
Quyền NT gắn TS và Đối với tác phẩm khuyết công bố
quyền TS danh - theo qđ tại điểm b k2 Đ
27 nếu tác giả xuất hiện

suốt cuộc đời tác giả và


Đối với các tác phẩm
Điều 27, LSHTT 50 năm tiếp theo năm tác
khác
giả chết

Quyền nhân thân ko gắn


Vô thời hạn
TS
4.2. Thời hạn bảo hộ QLQ
Đ 34 LSHTT:
• Đối với người biểu diễn: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu
diễn đc định hình.
• Đối với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: đc bảo hộ 50 năm
➔ nếu đã công bố: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố; hoặc
➔ nếu chưa đc công bố: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm,
ghi hình đc định hình.
• Đối với tổ chức phát sóng: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương
trình phát sóng đc thực hiện.
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Điều 34, LSHTT

Quyền của nhà sx


Quyền của người Quyền của tổ chức
bản ghi âm, ghi
biểu diễn phát sóng
hình

50 năm tính từ 50 năm từ năm 50 năm từ năm


50 năm kể từ khi
năm ghi âm, ghi tiếp theo năm cuộc tiếp theo chương
công bố
hình biểu diễn định hình trình đc thực hiện.
7. Chuyển giao QTG, QLQ
7.1. Chuyển nhượng QTG
• Phạm vi áp dụng: chỉ áp dụng đối với quyền nhân thân gắn
với tài sản đc quy định tại khoản 3 Đ19, k3 Đ29 và các quyền
tài sản quy định tại Đ20, Đ30 và Đ31 LSHTT.
• Các quyền nhân thân ko gắn với tài sản đc qđ tại k1,2 và 4
Đ19 LSHTT ko đc phép chuyển nhượng.
➔ có quyền từ bỏ quyền nhân thân ko?
7.1. Chuyển nhượng QTG, QLQ
• Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của
tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng
biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền
liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần
riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
• Việc chuyển nhượng QTG, QLQ phải thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng
bằng chữ (ko thoả thuận miệng) có đầy đủ nội dung như qđ tại Đ46 LSHTT.
• Hậu quả pháp lý: thay đổi chủ SH quyền.
7.2. Chuyển quyền sử dụng QTG, QLQ
Đ47 và Đ48 LSHTT

➔ Phân biệt giữa chuyển nhượng và chuyển


quyền sử dụng QTG, QLQ?
Chương III

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP


Bài 1

SÁNG CHẾ
Khái niệm sáng chế
- Tiếng Latin: patere ➔ tiếng Anh: patent
- Cách tiếp cận phổ biến: ko định nghĩa, chỉ liệt kê đối
tượng đc bảo hộ (Luật Sáng chế của Hoa Kỳ) hoặc ko
đc bảo hộ (Công ước Patent của châu Âu, HĐ TRIPS).
- K12 Đ 4 LSHTT: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một
vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên
Đặc điểm của sáng chế
• Là giải pháp kỹ thuật do con người sáng tạo ra dựa
trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
• Sáng chế phải có tính thực tiễn.
• Sáng chế có thể tồn tại dưới dạng 1 sản phẩm cụ thể
hoặc 1 quy trình.
Điều kiện bảo hộ
Đ 58 LSHTT
• Có tính mới
• Có trình độ sáng tạo
• Có khả năng áp dụng công nghiệp
➔ Phù hợp Đ 27 HĐ TRIPS
ĐK bảo hộ đối với giải pháp hữu ích
• Ko phải là hiểu biết thông thường;
• Có tính mới;
• Có khả năng áp dụng công nghiệp.
➔ Giải pháp hữu ích là 1 dạng sáng chế nhưng có trình độ sáng tạo thấp
hơn sáng chế.
Tính mới
• Đ 60 LSHTT:
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước
ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường
hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
➔Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật đã biết (prior state of art)
➔Phạm vi xem xét: thế giới
➔Nguồn đối chiếu:
- Đơn đăng ký sáng chế nộp tại Cục SHTT VN cho đến ngày nộp đơn hoặc ngày ưu
tiên của đơn đang đc thẩm định;
- Các đơn nộp ở nước ngoài trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên
đang đc Cục SHTT lưu giữ.
- Các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, v.v…
Ngoại lệ đối với tính mới của sáng chế
• Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng
ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin
về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công
khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong
thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
• Quy định trên cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn
đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong
trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật
hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Tính sáng tạo
• Đ61 LSHTT: Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các
giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả
bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký
sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên,
sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ
dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
➔Phải chứa 1 hàm lượng sáng tạo nhất định và ko là hiểu biết thông thường
➔ so sánh với quyền tác giả?
➔Đc hiểu là tính ko hiển nhiên qđ trong HĐ TRIPS và luật 1 số quốc gia
(VD Luật Sáng chế của Mỹ)
Khả năng áp dụng công nghiệp
• Đ 62 LSHTT: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu
có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp
dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả
ổn định.
• ĐK:
- Sáng chế phải đc mô tả rõ ràng, chi tiết các phương pháp cùng với các chỉ
dẫn kỹ thuật cần thiết đầy đủ đến mức một người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất hoặc có thể sử dụng,
khai thác hoặc thực hiện đc giải pháp đó;
- Việc tạo ra, sx, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể
đc lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản
mô tả.
Đối tượng không đc bảo hộ với danh
nghĩa sáng chế
Đ 59 LSHTT
• Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
➔Phát minh? Phát hiện?
• Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
• Cách thức thể hiện thông tin.
• Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
• Giống thực vật, giống động vật.
• Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không
phải là quy trình vi sinh.
• Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
➔ Tại sao ko bảo hộ?
Đối tượng không đc bảo hộ với danh
nghĩa sáng chế (tt)
Có thể chia thành 4 nhóm:
• Nhóm các đối tượng mang tính lý thuyết khoa học, ko phải giải pháp kỹ thuật
mang tính ứng dụng thực tiễn. VD: phát minh, lý thuyết KH, phương pháp toán
học.
• Nhóm các đối tượng không có khả năng áp dụng công nghiệp hàng loạt, như: sơ
đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh.
• Nhóm các đối tượng đc bảo hộ dưới các hình thức khác như: giải pháp chỉ mang
đặc tính thẩm mỹ, chương trình máy tính, cách thức thể hiện thông tin (quyền tác
giả); quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà
không phải là quy trình vi sinh (tạo ra giống cây trồng mới).
• Nhóm các đối tượng ko đc bảo hộ vì lý do bảo vệ sức khoẻ cộng đồng: phương
pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Xác lập quyền đối với sáng chế
VBPL:
• Luật SHTT 2005 đc sđ, bs 2009 và 2019.
• NĐ 103/2006 đc sđ, bs bởi NĐ 122/2010;
• Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đc sđ, bs bởi TT 13/2010/TT-
BKHCN, TT 18/2011/TT-BKHCN, TT 05/2013/TT-BKHCN
và TT 16/2016/TT-BKHCN.
Căn cứ xác lập quyền
• Quyền đối với sáng chế đc xác lập trên cơ sở QĐ của
Cục SHTT về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người
đăng ký sáng chế hoặc QĐ công nhận đăng ký quốc tế
theo ĐƯQT mà VN là thành viên.
• Văn bằng bảo hộ là chứng cứ chứng minh quyền.
Quyền đăng ký sáng chế
Đ86 LSHTT
• Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
• Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho
tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác (ko áp dụng đối với trường hợp quyền
đăng ký đối với sáng chế đc tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất
– kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách NN).
Quyền đăng ký sáng chế (tt)
Đối với trường hợp sáng chế của NN theo qđ tại Đ9 Nghị định 103/2006:
• NN đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật ➔ quyền đăng
ký sáng chế thuộc về NN; tổ chức, cq NN đc giao quyền chủ đầu tư có trách
nhiệm đại diện NN thực hiện quyền đăng ký.
• NN góp vốn (kinh phí, phương tiện vc-kt) ➔ một phần quyền đăng ký sáng
chế thuộc về NN. Tc, cq là chủ phần vốn đầu tư của NN có trách nhiệm đại
diện NN thực hiện phần quyền ĐK.
• Sáng chế đc tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức,
cq NN với tổ chức, các nhân khác + nếu trong thoả thuận hợp tác đó ko có
quy định khác ➔ 1 phần quyền ĐK sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp
của tc, cq N trong việc hợp tác đó, thuộc về NN. TC, CQ NN tham gia hợp
tác NC-PT có trách nhiệm đại diện NN thực hiện quyền Đk nói trên.
Quyền đăng ký sáng chế (tt)
• Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu
tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền
đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá
nhân đó đồng ý.
• Những người ko có quyền đăng ký sẽ ko thể nộp đơn đăng
ký. Những đơn đăng ký do những người ko có quyền đăng ký
nộp sẽ bị coi là ko hợp lệ (TT 01/2007/NĐ-BKHCN).
Cách thức nộp đơn
Đ 89 LSHTT – Áp dụng cho tất cả các loại đơn đăng ký QSHCN
• Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt
Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam ➔ nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực
tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
• Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam ➔ nộp
đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp
pháp tại Việt Nam.
Các nguyên tắc
Gồm:
• Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; và
• Nguyên tắc ưu tiên
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Trong lịch sử, có 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc người đầu tiên sáng chế (first to invent –
FTI)
- Nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên (first to file –
FTF):
• First-to-disclose - “grace time”
• First-inventor-to-file - FITF
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Đ 90 LSHTT:
• Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương
đương với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng trong đơn
hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những
đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
• Trong trường hợp có nhiều đơn đăng cùng đáp ứng các điều kiện để
được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn
sớm nhất thì văn bằng chỉ đc cấp cho đối tượng của 1 đơn duy nhất
theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu ko thỏa thuận đc
➔ từ chối cấp.
Nguyên tắc ưu tiên
Đ 91 LSHTT qđ các ĐK để đc hưởng quyền ưu tiên:
• Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
• Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm
a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước
khác quy định tại điểm a khoản này;
• Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn
đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
• Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên. Cụ thể, Đ10 NĐ103/2007 qđ thời hạn đó là 12
tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (phù hợp với qđ của CƯ Paris).
• Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (điể đ khoản 1 Đ10 NĐ 103/2007).
Nguyên tắc ưu tiên (tt)
• Ngoài ra, trong trường hợp người nộp đơn đăng ký
sáng chế, muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước
quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được
chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên
quy định trong điều ước đó (K2 Đ10 NĐ 103/2007).
• Đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu
tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Xử lý đơn đăng ký sáng chế
❖Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
VBPL: Đ100 LSHTT, Đ 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
• Tờ khai đăng ký theo mẫu; [tài liệu dẫn chứng]
• Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện sáng chế đăng ký bảo hộ, gồm bản mô tả sáng chế và
bản tóm tắt sáng chế.
- Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế ➔ Bộc lộ đầy
đủ và rõ ràng nhất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện đc sáng chế đó; đồng thời làm rõ tính mới,
trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế và giải thích vắn tắt hình
vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế.
- Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.
• Chứng từ nộp phí, lệ phí hoặc bản sao (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc
nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT).
Các yêu cầu cụ thể đối với đơn
Đ 7.2. TT01/2007/TT-BKHCN
• Nguyên tắc thống nhất của đơn (Đ 101 LSHTT): mỗi đơn đk sáng chế
chỉ đc yêu cầu cấp 1 văn bằng bảo hộ cho 1 sáng chế duy nhất. Trong
trường hợp đối tượng là 1 nhóm sang chế có mối liên hệ chặt chẽ về
kỹ thuật nhằm thực hiện 1 ý đồ sang tạo chung duy nhất thì có cấp
chung 1 Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích cho cả nhóm sáng chế đó.
• Về hình thức trình bày đơn: phải làm bằng tiếng Việt, nếu làm bằng
ngôn ngữ khác phải đc dich ra TV.
• Phải đủ số lượng tài liệu yêu cầu.
Quy trình xử lý đơn
• Tiếp nhận đơn
- Cơ quan tiếp nhận: Cục SHTT
- Nộp trực tiếp, qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tuyến.
Thẩm định hình thức đơn
Đ109 LSHTT; TT 01/2007/TT-BKHCN
• Đơn đc coi là hợp lệ khi có đầy đủ các tài liệu theo quy định và ko thuộc các trường hợp:
- Đơn đc làm bằng ngôn ngữ ko phải tiếng Việt (trừ các trường hợp đã đề cập tại điểm 7.3 và 7.4 của
TT 01);
- Trong tờ khai ko có đủ thông tin về tác giả sáng chế, về người nộp đơn, về người đại diện, không
có chữ ký và/hoặc con dấu (nếu có) của người nộp đơn hoặc của người đại diện;
- Có cơ sở khẳng định người nộp đơn ko có quyền đăng ký;
- Đơn đc nộp trái với qđ tại Đ89 LSHTT (về cách thức nộp đơn);
- Đơn có thiếu sót qđ tại 13.3 TT 01 ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn dù đã đc yêu cầu sửa chữa
trong vòng 2 tháng vẫn ko làm hoặc ko đạt yêu cầu;
- Có cơ sở để khẳng định ngay rằng, rõ ràng đối tượng nêu trong đơn là đối tượng ko đc NN bảo hộ
theo qđ về sáng chế tại Đ59 LSHTT;
- Đơn được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước
ngoài tại khoản 2 Điều 23b của Nghị định số 103/2006/ NĐ-CP, kể cả trường hợp đơn quốc tế nộp
trực tiếp cho Văn phòng quốc tế.
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; thời gian phản hồi
thông báo ko tính vào thời hạn thẩm định. Trong trường hợp người nộp đơn chủ
động y/c sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của CSHTT thì thời hạn
này sẽ đc kéo dài thêm 10 ngày (k1 Đ119 LSHTT, 13.8 TT01/2007)
- Nếu đơn cần đc sửa chữa, bổ sung thì CSHTT gửi thông báo dự định từ chối chấp
nhận đơn, nêu rõ lý do, thiếu sót và ấn định thời hạn (có thể xin gia hạn 1 lần) để
người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu ➔ nếu người nộp
đơn ko sửa chữa/sửa chữa ko đạt y/c hoặc ko có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối
ko xác đáng thì CSHTT gửi thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả phí, lệ
phí.
- Nếu đơn hợp lệ, CSHTT gửi thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho người nộp đơn.
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Xác định ngày nộp đơn:
TT 01/2007/TT-BKHCN
- Là ngày đơn đc Cục SHTT tiếp nhận ghi trong dấu nhận đơn đóng trên
tờ khai nộp đơn;
- Đối với đơn quốc tế có chị định hoặc/và chọn VN, ngày nộp đơn là
ngày nộp đơn quốc tế.
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Xác định ngày ưu tiên
Đ 13.5 TT01/2007
- Nếu đơn ko y/c hưởng quyền ưu tiên hoặc mặc dù đơn có yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên nhưng không đc CSHTT chấp nhận, thì đơn đc
coi là ko có ngày ưu tiên.
- Nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên (hoặc các ngày
ưu tiên) là ngày nêu trong yêu cầu nói trên và đc CSHTT chấp thuận.
- Việc xác định ngày ưu tiên theo yêu cầu hưởng quyền ưu tiên dựa trên
đơn (các đơn) đầu tiên đã nộp tại VN tuân theo nguyên tắc qđ tại Đ91
LSHTT và qđ tương ứng tại các điểm b, c và đ k1 Đ10 NĐ 103/2006
của CP về SHCN.
Công bố đơn
Đ 110 LSHTT, Đ 14 TT01/2007/TT-BKHCN
• Thời hạn công bố đơn:
- Đơn đăng ký sáng chế đc công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên
hoặc ngày nộp đơn (nếu đơn ko có ngày ưu tiên), hoặc trong thời hạn 2
tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
- Đơn đăng ký sáng chế theo HƯ hợp tác về sáng chế (đơn PCT) thì đc công
bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã
vào giai đoạn quốc gia
- Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm đc công bố trong thời hạn 2
tháng kể từ ngày có yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn
hợp lệ, tuỳ thuộc ngày nào muộn hơn.
Đảm bảo quyền tiếp nhận các thông tin
về đơn hợp lệ
Điểm 14.4 TT01/2007

Mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin chi tiết về
bản chất sáng chế nêu trong đơn đc công bố trên Công
báo SHCN hoặc yêu cầu CSHTT cung cấp các thông tin
đó và phải nộp phí.
Đảm bảo quyền có ý kiến phản đối của người
thứ 3
Đ112 LSHTT

Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công
báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo
hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản
lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp
văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản
kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Nghĩa vụ bảo mật đơn
CSHTT, cán bộ, công chức của CSHTT có nghĩa vụ bảo
mật thông tin đơn trc khi công bố, nếu vi phạm phải bị
xử lý kỷ luật, gây thiệt hại phải bồi thường (Đ111
LSHTT)
Thẩm định nội dung đơn
Đ113 và Đ114 LSHTT; Đ 15 TT01/2007
• Là quá trình xem xét sáng chế đang đc yêu cầu cấp bằng có thoả mãn các
điều kiện đc bảo hộ ko và xác định phạm vi (khối lượng) đc bảo hộ.
• Chỉ thẩm định khi có đơn hợp lệ.
• Phải có yêu cầu thẩm định nội dung.
• Người có quyền yêu cầu: người nộp đơn và bất kỳ người thứ 3 nào.
• Thời hạn yêu cầu: 42 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên đối với
sáng chế và 36 tháng đối với trường hợp yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải
pháp hữu ích. Nếu ko có yêu cầu thẩm định nội dung trong thời hạn nêu trên
thì xem như đơn đc rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.
Thẩm định nội dung đơn (tt)
• Nội dung thẩm định (Đ 15.6 TT 01/2007/TT-BKHCN)
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bản yêu cầu bảo
hộ.
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ.
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
• Thời hạn thẩm định nội dung đơn: Không quá 18 tháng
(i) kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung đc nộp trc ngày công
bố đơn; hoặc
(ii) kể từ ngày nhận đc yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó đc nộp sau ngày
công bố đơn.
Thẩm định nội dung đơn (tt)
• Thẩm định lại đơn:
- Việc thẩm định lại đơn sẽ diễn ra khi có ý kiến phản đối sau khi đã có
thông báo dự định cấp/dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Thời hạn thẩm định lại bằng 2/3 thời hạn thẩm định lần đầu ➔ 12
tháng. Đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều tình tiết cần phải đc
xác minh hoặc cần trưng cầu ý kiến chuyên gia thì có thể kéo dài
nhưng ko vượt quá thời hạn 18 tháng (thời hạn thẩm định lần đầu).
- Việc thẩm định lại đơn chỉ đc thực hiện 1 lần.
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
• Các trường hợp từ chối:
- Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp
ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng
không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
- Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này
mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ (tt)
• Thủ tục từ chối cấp văn bằng bảo hộ (k2 Đ117 LSHTT)
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do
và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến
phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối quy định tại
điểm a khoản này;
- Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công
nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này nếu người nộp đơn có ý
kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này.
Cấp văn bằng bảo hộ
Đ 118 LSHTT; Đ 18.2 TT 01
• Cấp VBBH và ghi vào Sổ đăng ký QG về SHCN, nếu ko có
cơ sở để từ chối cấp bằng. Thời hạn cấp: 10 ngày kể từ ngày
nộp đầy đủ và đúng. hạn các khoản phí và lệ phí
Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, hiệu
lực của VBBH
Đ 92 LSHTT
• Tên VBBH đối với sáng chế: Bằng độc quyền sáng chế
• BĐQSC ghi nhận CSH sáng chế, tác giả sáng chế.
Hiệu lực của BĐQSC
Đ 93 LSHTT
• Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
• Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài
đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
• Duy trì hiệu lực BĐQSC (Đ 94 LSHTT): Chủ bằng phải nộp
lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng.
Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của BĐQSC
• Chấm dứt hiệu lực (Đ 95 LSHTT)
- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực ➔ kết
thúc thời hạn qđ, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ
ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực
không được nộp.
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công
nghiệp;
- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại mà ko có người kế
thừa hợp pháp.
Hủy bỏ hiệu lực
Đ 96 LSHTT
• Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và
không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với
sáng chế;
• Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều
kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Sửa đổi bằng
• Chủ bằng có quyền yêu cầu sửa đổi BĐQSC nếu có sai
sót liên quan đến tên, địa chỉ tác giả, CSH bằng hoặc
sửa đổi bản mô tả tính chất sáng chế và phải đóng phí,
lệ phí (ko phải đóng nếu sai sót là do lỗi của CSHTT.
• Chủ bằng có thể yêu cầu thu hẹp phạm vi QSHCN.
Chủ thể quyền, nội dung và giới hạn
quyền đối với sáng chế
• Chủ thể quyền đối với sáng chế
- Tác giả: trực tiếp tạo ra sáng chế ➔ đồng tác giả: 2 người trở
lên cùng nhau tạo ra sáng chế.
- Chủ sở hữu (Đ 121 LSHTT): t/c, cá nhân đc cấp văn bằng
bảo hộ. Có thể là tác giả hoặc ko phải là tác giả trong trường
hợp đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất, KT để thuê việc,
giao việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) ➔ chủ SH 1
phần hoặc toàn bộ.
Quyền đối với sáng chế
• Quyền của tác giả đối với sáng chế (Đ 122 LSHTT)
- Quyền nhân thân: đc ghi tên, đc nêu tên.
- Quyền tài sản: nếu là CSH thì có quyền như CSH; nếu ko là
CSH thì đc CSH trả thù lao trong cả thời gian bảo hộ theo qđ
tại Đ 135 LSHTT (10% tiền làm lợi CSH thu đc + 15% tiền
CSH nhận đc/lần thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng
sáng chế).
Quyền của chủ SH đối với sáng chế
• Sử dụng, cho phép người khác sd sáng chế (Đ124 LSHTT)
• Ngăn cấm người khác sd (Đ 125 LSHTT)
• Định đoạt.
• Quyền tạm thời (Đ 131 LSHTT)
Giới hạn quyền đối với sáng chế
• Quyền sử dụng trước đối với sáng chế (Đ 134 LSHTT)
• Thực hiện các nghĩa vụ của CSH đối với sáng chế:
- Trả thù lao cho tác giả (Đ 135 LSHTT)
- Nghĩa vụ sử dụng sáng chế (Đ 136 LSHTT)
- Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sd sáng chế phụ
thuộc (Đ 137 LSHTT)
• Bắt buộc chuyển giao quyền đối với sáng chế (Đ 133, 145, 146, 147 –
LSHTT)
Bắt buộc chuyển giao quyền đối với sáng
chế
• Mục đích:
- Nhằm hạn chế sự lạm dụng độc quyền của CSH (ko sử dụng, sd ko đầy đủ hoặc
ko tự nguyện chuyển giao sáng chế…);
- Vì lợi ích công cộng (ví dụ lĩnh vực y tế công cộng, an ninh, quốc phòng…);
- Chống cạnh tranh ko lành mạnh;
- Nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc.
• Căn cứ bắt buộc (Đ 145 LSHTT)
Các điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng
chế đc chuyển giao theo QĐ bắt buộc
Đ 146 LSHTT
• Đối với trường hợp chuyển giao nhằm sd sáng chế phụ thuộc, thêm 2 ĐK:
- Người nắm độc quyền sd SC cơ bản cũng đc chuyển giao quyền sd SC phụ thuộc
với những ĐK hợp lý;
- Người đc chuyển giao SC cơ bản ko đc chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp
chuyển nhượng cùng vớii toàn bộ quyền đv SC phụ thuộc.
Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao bắt
buộc
Đ 147 LSHTT; mục 2, chương 2 TT 01/2007/TT-BKHCN
• Về thẩm quyền:
- Bộ KHCN ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở
xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại
các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145 của Luật này;
- Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 145 của Luật này trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
• Về thủ tục (mục 2, chương 2 TT01/2007/TT-BKHCN)
Sáng chế mật
Chương IIIa NĐ 103/2006/NĐ-CP
• Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng
và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Sáng chế mật chỉ có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế
mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật. Việc xác
định sáng chế mật và giải mật do Bộ Quốc phòng và Bộ Công
an thực hiện theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bài 2

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP


Khái niệm kiểu dáng công nghiệp (KDCN)
• Khái niệm và bản chất KDCN
- K13 Đ4 LSHTT: “KDCN là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm đc thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự
kết hợp những yếu tố này”.
- Hình dáng đc bảo hộ dưới dạng KDCN của sản phẩm bao
gồm tập hợp các đặc điểm tạo dáng của sp đó.
- “Đặc điểm tạo dáng”: Đ 33.7 TT 01/2007/TT-BKHCN
Bản chất KDCN
• “hình dáng bên ngoài”
• Tính thẩm mỹ
• Có thể, nhưng ko chỉ, thể hiện chức năng sản phẩm
• Ko bảo hộ đặc tính kỹ thuật/ứng dụng của sp.
• Ko đồng nhất KDCN của 1 sp và chính sp đó.
Kiểu dáng chai Coca Cola 1915
Design Patent for the original 2007
iPhone
Điều kiện bảo hộ

•Tính mới
•Tính sáng tạo
•Có khả năng áp dụng công nghiệp
Tính mới
Đ65 LSHTT; Đ33 TT 01/2007/TT-BKHCN
• Chưa đc bộc lộ công khai;
• Khác biệt cơ bản với KDCN đã bộc lộ công khai.
Tính mới (tt)
• Những trường hợp sau đây ko bị coi là mất tính mới nếu đơn ĐK đc
nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố:
- KDCN bị người khác công bố nhưng ko đc phép của người có quyền
đăng ký;
- KDCN đc người có quyền ĐK công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- KDCN đc người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triễn lãm quốc
gia của VN hoặc tại cuộc triễn lãm quốc tế chính thức hoặc đc thừa
nhận là chính thức
Trình độ sáng tạo
• Đ 66 LSHTT ➔ căn cứ vào KDCN đã biết, KDCN
nêu trong đơn không thể được tạo ra một cách dễ dàng
đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực
tương ứng ➔ tính ko hiển nhiên
• Đ 35.8 TT 01: KDCN ko có tính sáng tạo
Khả năng áp dụng công nghiệp
• Đ 67 LSHTT: : “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có
khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm
mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên
ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp
công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”
• Đ35.6(b) TT01 qđ các đối tượng ko đc coi là có khả
năng áp dụng công nghiệp
Đối tượng ko đc bảo hộ với danh nghĩa
KDCN
Đ 64 LSHTT
• Hính dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của
sp bắt buộc phải có.
• Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc
công nghiệp
• Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy đc trong quá trình
sử dụng sản phẩm.
Chủ thể, nội dung và hạn chế quyền đối
với KDCN
• Chủ thể: tác giả và chủ SH ➔ như sáng chế
• Nội dung: như sáng chế, tuy nhiên, về hành vi sử dụng, có 1
số quy định riêng tại K2 Đ 124 LSHTT:
- Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ;
- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản
phẩm;
- Nhập khẩu sản phẩm.
Chủ thể, nội dung và hạn chế quyền đối
với KDCN (tt)
• Hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN ➔ như sáng chế (điều
126, LSHTT)
• Hạn chế quyền đối với KDCN
- Quyền của người sử dụng trước (k1, điều 134 – LSHTT)
- Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả KDCN (k2, điều 132 – LSHTT)
Xác lập quyền đối với KDCN
• Quy định về quyền đăng ký, nguyên tắc nộp đơn đầu
tiên và nguyên tắc ưu tiên giống như đối với sáng chế.
Xác lập quyền đối với KDCN (tt)

- Hồ sơ:
• Tờ khai đăng ký KDCN;
• Tài liệu xác định KDCN cần bảo hộ bao gồm: bản mô tả KDCN (gồm phần
mô tả và phạm vi bảo hộ) và bộ ảnh chụp, bản vẽ KDCN. Các yêu cầu cụ
thể: Đ 33 TT 01/2007/TT-BKHCN
• Giấy uỷ quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện;
• Tài liệu chứng minh quyền ĐK, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của
người khác;
• Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
• Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn
Đ 101 LSHTT; Đ 33.2. TT 01/2007/TT-BKHCN
• Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm;
hoặc
• Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của nhiều sản phẩm
trong một bộ sản phẩm, trong đó mỗi sản phẩm có một kiểu
dáng công nghiệp tương ứng; hoặc
• Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm
kèm theo một hoặc nhiều phương án biến thể của kiểu dáng
công nghiệp đó.
Thủ tục xử lý đơn
• Các giai đoạn tiếp nhận đơn, thẩm định hình thức đơn:
như đối với sáng chế.
• Công bố đơn: đc công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ
ngày đơn đc chấp nhận là hợp lệ. Cq NN có nghĩa vụ
bảo mật nội dung đơn ĐKKDCN trước khi công bố
theo Đ111 LSHTT (như đ/v sáng chế)
Thủ tục xử lý đơn (tt)
• Thẩm định nội dung đơn:
- Mục đích: đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN
nêu trong đơn theo các ĐK bảo hộ, xác định phạm vi
(khối lượng) bảo hộ tương ứng.
- Thời hạn thẩm định nội dung đơn là ko quá 7 tháng kể
từ ngày công bố đơn.
Thủ tục xử lý đơn (tt)
• Nội dung thẩm định:
- Đánh giá sự tương tự (Đ 35.1 TT 01)
- Đánh giá sự phù hợp giữa đói tượng nêu trong đơn và loại văn bằng bảo hộ
KDCN (Đ 35.3 TT 01) ➔ bị coi là ko phù hợp nếu thuộc đối tượng ko đc
bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN theo qđ của LSHTT.
- Đánh giá các ĐK bảo hộ, gồm: khả năng áp dụng công nghiệp (Đ 35.6 TT
01), tính mới (Đ 35.7 TT 01), tính sáng tạo (Đ 35.8 TT 01)
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Đ 35.9 TT 01)
- Thông bảo kết quả thẩm định: tương tự như đối với sáng chế.
• Trình tự, thủ tục thẩm định và các qđ khác có liên quan khác đc tiến hành
theo qđ của LSHTT và TT như đối với sáng chế.
Cấp/từ chối cấp VBBH
• Như sáng chế.
Văn bằng bảo hộ KDCN, hiệu lực của
VBBH KDCN
• Văn bằng bảo hộ KDCN:
- Tên VBBH: Bằng độc quyền KDCN
- Ghi nhận các thông tin: CSH KDCN, đối tượng, phạm vi và thời hạn
bảo hộ.
Hiệu lực của BĐQKDCN
• Về không gian: Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN.
• Về thời gian: có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể
từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm ➔ tối đa 15 năm.
• Để gia hạn hiệu lực BĐQKDCN thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ
phí gia hạn liên tục (540 000VND).
Chấm dứt hiệu lực của BĐQKDCN

Đ95 LSHTT
• Ko nộp lệ phí gia hạn hiệu lực;
• Tuyên bố từ bỏ quyền đối với KDCN;
• Chủ bằng ko còn tồn tại mà ko có người kế thừa hợp pháp.
Hủy bỏ hiệu lực của BĐQKDCN
Đ 96 LSHTT
• Người nộp đơn ko có quyền đăng ký và ko đc chuyển nhượng
quyền đăng ký KDCN;
• KDCN đã đăng ký ko đáp ứng các ĐK bảo hộ tại thời điểm
cấp văn bằng bảo hộ.
Sửa đổi BĐQKDCN
• Đ97 LSHTT
• Đ20 TT01/2007
➔ Như đối với BĐQ sáng chế
NHÃN HIỆU

Bài 3
1. Khái niệm nhãn hiệu
• Thời Cổ đại
• Thời Trung đại
• Luật về NH ở Pháp
• Luật về NH ở Anh
• Luật về NH ở Đức
• Luật về NH ở Mỹ
1. Khái niệm nhãn hiệu (tt)
• Đ 17 HĐ TRIPS: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có
khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng
hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu”.
• HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ: “NHHH đc cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc
sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ của 1 người với hàng hóa dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ,
tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, cá yếu tố hình hoặc hình
dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa”.
• Luật NH của Anh lại qđ “NH là bất cứ dấu hiệu nào có khả năng đại diện về
mặt hình hoạ có thể phân biệt đc hàng hoá hoặc dịch vụ giữa chủ thể kinh
doanh này với chủ thể kinh doanh khác”.
1. Khái niệm nhãn hiệu (tt)
• K16 Đ4 LSHTT Việt Nam: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.
• Bản chất:
- Dấu hiệu bên ngoài;
- Nhằm phân biệt hàng hóa, dv của những chủ thể khác nhau.
Điều kiện bảo hộ NH
• Phải là dấu hiệu nhìn thấy đc dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó, đc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
• Có khả năng phân biệt hàng hóa, dv của các chủ thể khác
nhau:
- Đánh giá khả năng phân biệt: K1 Đ74 LSHTT; Đ39.2 và
Đ39.6 TT01
- Các dấu hiệu đc coi là không có khả năng phân biệt: K2 Đ74
LSHTT; Đ39.3 và 39.4 TT01
Nhãn hiệu mùi
• Mùi dâu của bàn chải đánh răng thuộc công ty Lactona – Hoa Kỳ.
Những dấu hiệu không đc bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu
•Đ73 LSHTT
•Đ39.2(b) TT01
Phân loại NH
• Căn cứ vào dấu hiệu bảo hộ: NH từ ngữ, NH
hình ảnh, NH kết hợp.
• Căn cứ vào chức năng NH: NH tập thể, NH
chứng nhận, NH liên kết.
• Căn cứ vào uy tín của NH: NH nổi tiếng và NH
thông thường.
Nhãn hiệu từ ngữ
NH hình ảnh
NH kết hợp
NH tập thể
NH chứng nhận
NH liên kết

Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể


đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau
dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại
hoặc tương tự nhau, có liên quan đến
nhau.
(K19, Đ4 LSHTT)
NH nổi tiếng
Là NH được người tiêu dùng biết
đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ
VN
(K20, Đ4 LSHTT)
Chủ sở hữu, nội dung, hạn chế quyền đối
với NH
• Chủ SH

Là t/c, cá nhân đc cq có thẩm quyền cấp văn bằng bảo


hộ NH hoặc có NH đã đăng ký QT đc cq có thẩm quyền
công nhận hoặc có NH nổi tiếng.
Nội dung quyền đối với NH
• Quyền sử dụng:
Đ124 K5 LSHTT quy định những hành vi sử dụng NH như sau:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu
được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
➔ việc sử dụng NH có ý nghĩa quan trọng bởi 1 NH sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực bảo hộ
nếu ko đc sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Nội dung quyền đối với NH (tt)
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng
Đ125 LSHTT qđ:
- CSH NH có quyền ngăn cấm người khác sd NH đc bảo hộ khi chưa đc
CSH cho phép.
- Ngoại lệ: lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm
được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp
pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc
người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước
ngoài (nhập khẩu song song).
Nội dung quyền đối với NH (tt)
• Quyền định đoạt:
- Chuyển giao bằng HĐ;
- Để lại thừa kế.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu
• Đ 129 LSHTT:
(1)“trùng dấu hiệu, trùng sp”;
(2)“trùng nhãn hiệu, tương tự sản phẩm/sp liên quan”
(3)“tương tự NH, trùng/tương tự sản phẩm/sp liên quan”, và
(4)“trùng/tương tự NH nổi tiếng”.
• Đối với trường hợp (1), (2) và (3) chỉ bị coi là xâm phạm nếu việc sd NH đó
có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dv.
• Đối với NH nổi tiếng, chỉ cần việc sử dụng NH trùng hay tương tự với NH
nổi tiếng đều bị coi là hành vi xâm phạm, cho dù sp có trùng, tương tự hay
liên quan hay ko.
“Trùng” và “tương tự”
Gồm:
- Dấu hiệu trùng và tương tự nhau
- Sản phẩm trùng và tương tự nhau.
Dấu hiệu “trùng” và “ tương tự đến mức
gây nhầm lẫn”

• “Trùng”: giống hệt về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể
hiện.
• “Tương tự đến mức gây nhầm lẫn”: gần giống… đến mức làm cho
người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối
tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng
một nguồn gốc; hoặc chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn
hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ
Hàng hóa, dịch vụ trùng và tương tự
nhau

3 trường hợp:
- Hai hàng hóa/dịch vụ trùng nhau
- Hai hàng hóa/dịch vụ tương tự nhau
- Một hàng hóa và một dịch vụ tương tự nhau.
Hai hàng hóa/dịch vụ trùng nhau

• Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo,…) và cùng


chức năng, mục đích sử dụng; hoặc
• Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục
đích sử dụng.
Hai hàng hóa/dịch vụ tương tự nhau
• Tương tự nhau về bản chất hoặc tương tự nhau về
chức năng, mục đích sử dụng; và
• Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương
mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán
cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa
hàng...)
Một hàng hóa và một dịch vụ tương tự
nhau
- Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hóa, dịch vụ
hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hóa, dịch vụ này được cấu thành
từ hàng hóa, dịch vụ kia); hoặc
- Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành
chức năng của hàng hóa, dịch vụ này phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ
kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc
- Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực
hiện (hàng hóa, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác
hàng hóa, dịch vụ kia...).
Hạn chế quyền đối với NH
Điều 136.2 LSHTT
• Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử
dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng
nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu
nhãn hiệu.
• Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm
trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực
theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Xác lập quyền đối với NH

Đ 87 LSHTT
• Các chủ thể có quyền đăng ký NH.
Các nguyên tắc
• Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Đ90 LSHTT)
• Nguyên tắc ưu tiên (Đ91 LSHTT).
Xử lý đơn ĐK NH
LSHTT: Đ100, Đ101, Đ105, Đ107
TT01/2007: mục 5
• Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp GCNĐKNH theo mẫu 04-NH qđ tại
Phục lục A của TT01;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dv mang NH (phân
loại HH, DV theo Thỏa ước Nice)
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đ/v đơn đăng ký NH tập thể và NH
chứng nhận
Kèm theo:
• Quy chế sử dụng NH tập thể, NH chứng nhận;
• Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu
(nếu NH đc đăng ký là NH tập thể dung cho sp có tính chất đặc thù hoặc là NH chứng nhận chất
lượng của sp hoặc là NH chứng nhận nguồn gốc địa lý;
• Bản đồ khu vực địa lý (nếu NH đăng ký là NH chứng nhận nguồn gốc địa lý của sp, hoặc NH tập
thể, NH chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa
phương);
• Văn bản của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW cho phép đăng ký NH theo qđ tại điểm 37.7.a của TT
01 (nếu NH ĐK là NH tập thể, NH chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn
gốc địa lý của đặc sản địa phương) (nếu liên quan đến nhiều địa phương thì VB của tất cả các
UBND cấp tỉnh có liên quan).
Lưu ý đối với đơn ĐK
• Đơn ĐK NH phải đảm bảo tính thống nhất: mỗi đơn chỉ đc yêu cầu
đăng ký 1 NH dung cho 1 hoặc nhiều HH, DV.
• Phần mô tả NH trong tờ khai phải chỉ rõ loại NH ĐK (NH thông
thường, NH tập thể, NH liên kết, NH chứng nhận).
Thẩm định hình thức đơn
• Xác định tính hợp lệ của đơn.
• Thời hạn: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
• Đơn ko hợp lệ:
- Đơn ko đáp ứng yêu cầu về hình thức (VD: đơn ko đc làm bằng TV hoặc số lượng
mẫu nộp ko đủ);
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng ko đc bảo hộ;
- Người nộp đơn ko có quyền đăng ký;
- Đơn đc nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn qđ tại Đ 89 LSHTT;
- Ko nộp phí, lệ phí
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Nếu đơn ko hợp lệ, CSHTT ra thông báo dự định từ chối chấp
nhận đơn hợp lệ (có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn sửa chữa
thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối). Nếu đơn ko đc sửa chữa
đúng như yêu cầu hoặc ko có ý kiến phản đối xác đáng thì
CHSTT ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Ngược
lại, CSHTT sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Công bố đơn
Đ110 LSHTT; TT01
• Thời hạn: Đơn ĐK NH đc công bố trên Công báo
SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đc
chấp nhận hợp lệ.
• Đảm bảo quyền ý kiến của người thứ 3.
Thẩm định nội dung đơn
Đ114 LSHTT; TT 01/2007/TT-BKHCN
• Cách thức, yêu cầu đối với việc thẩm định nội dung đc
qđ cụ thể tại mục 5 TT01.
• Thời hạn thẩm định nội dung: ko quá 9 tháng kể từ
ngày công bố đơn (có thể đc thẩm định lại với thời
gian bằng 6 tháng, nếu trường hợp phức tạp thì có thể
kéo dài hơn nhưng ko quá 9 tháng).
Từ chối cấp/cấp VBBH
Đ 117 LSHTT: các trường hợp từ chối:
• Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn ko đáp ứng đầy đủ ĐK bảo hộ dưới danh nghĩa
NH;
• Đơn đáp ứng ĐK nhưng ko phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
• Ko dc sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
➔ Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
- Nếu có phản đối: thẩm định lại những vấn đề bị phản đối
- Nếu ko phản đối hoặc phản đối ko xác đáng: ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Từ chối cấp/cấp VBBH (tt)
Đ118 LSHTT

Nếu ko thuộc các trường hợp nêu trên thì CSHTT


phải ra QĐ cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào
Sổ ĐK quốc gia về SHCN .
VBBH, hiệu lực của VBBH
• VBBH:
Tên VBBH NH là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi
nhận chủ SH nhãn hiệu.
• Hiệu lực của GCNĐKNH:
- GCNĐKNH có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ
ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10
năm (K6 Đ93 LSHTT).
- Để gia hạn hiệu lực VBBH, chủ văn bằng phải nộp lệ phí gia
hạn hiệu lực.
Chấm dứt hiệu lực của GCNĐKNH
Đ95 LSHTT
Hủy bỏ GCNĐKNH
Đ96 LSHTT
• GCNĐKNH có thể bị huỷ bỏ nếu (i) người nộp đơn
ĐK ko có quyền đăng ký và ko đc chuyển nhượng
quyền ĐK đ/v NH, và (ii) dấu hiệu ko đáp ứng các ĐK
bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng BH.
➔ có thể huỷ bỏ toàn bộ hoặc 1 phần hiệu lực của
VBBH.
Sửa đổi GCNĐKNH
• Đ 97 LSHTT: như sáng chế
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Bài 4
Khái niệm chỉ dẫn địa lý

•Lịch sử tên gọi


•K22 Đ4 LSHTT: chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia
cụ thể.
•Bản chất: chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm
Ý nghĩa bảo hộ
• Đ/v nhà sx/cung cấp
• Đ/v người tiêu dùng
• Đ/v xã hội
Điều kiện bảo hộ
Đ79 LSHTT; Đ45.3 TT01/2007
• Sp mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý:
- Tồn tại 1 vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
- Sản phẩm có nguồn gốc từ vùng địa lý nói trên;
• Sp mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do
ĐK địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Đ81
LSHTT.
- ĐK địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý: Đ82 LSHTT
Các đối tượng ko đc bảo hộ
Đ80 LSHTT; Đ45.3(b) TT01/2007
• Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của
người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam
• Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
• Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ
hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày
ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có
khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.
• Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Chủ thể, nội dung quyền đối với chỉ dẫn
địa lý
• Chủ thể:
Gồm chủ SH và tổ chức, cơ quan đc CSH trao quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý.
- CSH duy nhất: NN CHXHCN VN
- Tổ chức, cq đc trao quyền quản lý: Đ 19 NĐ
103/2006/NĐ-CP
Nội dung quyền đối với CDĐL
Đ 123 LSHTT
• CSH (NN): quyền sử dụng, cho phép người khác sử
dụng chỉ dẫn địa lý; có quyền ngăn cấm người khác sử
dụng và có quyền định đoạt đối với chỉ dẫn địa lý.
• Tổ chức, cá nhân đc NN trao quyền sd, quyền quản lý
chỉ dẫn địa lý: quyền sd, quyền quản lý, quyền cho
phép người khác sử dụng và ngăn cấm người khác sử
dụng chỉ dẫn địa lý.
Quyền sử dụng CDĐL
K7 Đ 124 LSHTT
• Gắn chỉ dẫn địa lý đc bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng
hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong
hoạt động kinh doanh;
• Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ
để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý đc bảo hộ;
• Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý đc bảo hộ
Quyền ngăn cấm
Đ 125 LSHTT
• Có quyền ngăn cấm người khác sử dụng khi chưa đc phép.
• Ngoại lệ:
- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước
ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó, và
- Sử dụng một cách trung thực nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.
Hành vi xâm phạm quyền
K3 Đ 129 LSHTT
Xác lập quyền đối với CDĐL
• Người có quyền nộp đơn
Đ 88 LSHTT
- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của VN thuộc về NN.
- Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại
diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý
thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
➔ UBND cấp tỉnh hoặc đc UBND cấp tỉnh uỷ quyền là chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký.
Đơn đăng ký CDĐL
Hồ sơ:
• Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý theo mẫu (mẫu 05-CDĐL qđ tại Phục lục A TT01).
• Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực
địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (đều phải đc làm thành 2 bản) và 10 mẫu thể
hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý sẽ đc sử dụng với kích thước 20mm x 20mm
(nếu CDĐL ko phải là từ ngữ).
- Yêu cầu đối với bản mô tả: Đ43.4 TT01/2007/TT-BKHCN
- Yêu cầu đối với bản đồ khu vực địa lý: Đ43.5 TT01/2007/TT-BKHCN
• Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
➔ Đảm bảo tính thống nhất: mỗi đơn chỉ đc đăng ký 1 chỉ dẫn địa lý dung cho sản
phẩm
Quy trình xử lý đơn
Tiếp nhận đơn (Đ 198 LSHTT)
• Nộp cho CSHTT
• Ngày nộp đơn là ngày đơn được CSHTT tiếp nhận hoặc là ngày nộp
đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
Thẩm định hình thức đơn
Đ109 LSHTT; Đ7 và 10.1 TT01/2007/TT-BKHCN
• Đánh giá tính hợp lệ của đơn.
• Trường hợp ko hợp lệ:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc
nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện
việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Công bố đơn
Đ110 LSHTT

Đơn đăng ký CDĐL đc công bố trong thời hạn 02


tháng kể từ ngày đơn đc chấp nhận là hợp lệ.
Thẩm định nội dung
Đ113 LSHTT; Đ45 TT01/2007/TT-BKHCN
• Mục đích: đánh giá khả năng đc bảo hộ của CDĐL nêu trong đơn theo các ĐK bảo
hộ.
• Nội dung thẩm định:
- Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và GCN đăng ký chỉ dẫn địa
lý. (45.2 TT01)
- Đánh giá chỉ dẫn địa lý theo ĐK bảo hộ qđ tại Đ79 LSHTT (45.3 TT01)
- Kiểm tra ngày nộp đơn/ ngày ưu tiên
• Thời hạn thẩm định là không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn, có thể đc thẩm
định lại với thời hạn 4 tháng (có thể đc kéo dài hơn nhưng tối đa ko quá 6 tháng)
Từ chối cấp/cấp VBBH
• Từ chối cấp VBBH:
- Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng
đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không
phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật SHTT;
- Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật SHTT
mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
• Cấp VBBH: ko thuộc trường hợp trên.
VBBH, hiệu lực VBBH
• VBBH:
- Tên: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Nội dung: ghi nhận tổ chức quản lý CDĐL, CDĐL đc bảo hộ, tính
chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL đc bảo hộ, tính chất đặc thù về
ĐK địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
• Hiệu lực:
Đ93 LSHTT: có hiệu lực ko xác định thời hạn kể từ ngày cấp ➔ cho
đến khi ko đáp ứng đc ĐK bảo hộ nữa.
Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của
GCNĐKCDĐL
• Chấm dứt hiệu lực (Đ 95 LSHTT)
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công
nghiệp
- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh
tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó
• Hủy bỏ hiệu lực (Đ 96 LSHTT): khi đối tượng đăng ký ko đáp
ứng đc các ĐK bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Sửa đổi GCNĐKCDĐL
• Đ 97 LSHTT: như các đối tượng SHCN khác.
Bài 5

THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH


TÍCH HỢP BÁN DẪN
Khái niệm
K14 Đ 4 LSHTT:
• Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm,
trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối
liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện
chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
• Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc
không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích
hợp bán dẫn.
➔chỉ bảo hộ cách sắp xếp, cấu trúc không gian của các phần tử trên hoặc trong tấm
vật liệu bán dẫn dưới danh nghĩa là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn chứ ko
phải bản thân mạch tích hợp bán dẫn.
➔Phù hợp qđ của Hiệp ước Washington về các sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp
1989 (Washington Treaty on Inteallectual Property in Respect of Integrated
Circuits – IPRC)
ĐK bảo hộ TKBT
• Tính nguyên gốc;
• Tính mới thương mại.
Tính nguyên gốc
Đ 70 LSHTT
• TKBT phải là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
• TKBT chưa đc những người sáng tạo TKBT và những nhà sx mạch tích hợp bán
dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra TKBT đó.
➔So sánh với tính nguyên gốc của quyền tác giả?
• Những phần tử, các mối liên kết thông thường đc biết đến phổ biến, nếu chỉ riêng
nó sẽ ko đáp ứng điều kiện để bảo hộ, nhưng nếu sự kết hợp giữa chúng thỏa mãn
tính nguyên gốc thì vẫn có thể đc bảo hộ.
Tính mới thương mại
• Đ 71 LSHTT: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu
chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước
ngày nộp đơn đăng ký.
• Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng
ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế
bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của
Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục
đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới (K2 Đ 71
LSHTT)
Các đối tượng không đc bảo hộ
Đ 69 LSHTT
• Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp đc thực hiện bởi mạch
tích hợp bán dẫn;
• Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp.
Chủ thể, nội dung quyền đối với TKBT
Chủ thể: tác giả và chủ sở hữu
• Tác giả TKBT là người trực tiếp sáng tạo ra TKBT đó. Đồng tác giả: 2
người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra TKBT thì họ là đồng tác
giả (K1 Đ 122 LSHTT).
• Chủ SH TKBT là tổ chức, cá nhân đc cơ quan có thẩm quyền cấp
GCNĐKTKBT (có thể là đồng tác giả hoặc không)
Nội dung quyền
• Quyền của tác giả (Đ 122 LSHTT)
- Quyền nhân thân: đc ghi tên, nêu tên.
- Quyền tài sản: nhận thù lao (Đ 135 LSHTT)
Nội dung quyền
• Quyền của CSH
- Quyền sử dụng (K3 Đ 124 LSHTT);
i. Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế
bố trí được bảo hộ;
ii. Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết
kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc
hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
được bảo hộ;
iii. Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất
theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản
xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Nội dung quyền (tt)
• Quyền của CSH (tt)
- Ngăn cấm người khác sử dụng (Đ 125 LSHTT)
- Trường hợp ngoại lệ:
i. Sử dụng thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc
nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu
thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
ii. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;
iii. Sử dụng thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của
nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
iv. Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được
bảo hộ
Những hành vi xâm phạm quyền đối với
TKBT
Đ126 LSHTT
• Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có
tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực
của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
• Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy
định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật
SHTT.
Quyền tạm thời đối với TKBT
Đ131 LSHTT
• Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó
cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí
đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có
quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí
đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp
tục sử dụng.
• Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử
dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng
thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi
và thời hạn sử dụng tương ứng.
Quyền định đoạt
• Quyền từ bỏ;
• Quyền chuyển giao theo hợp đồng;
• Để lại thừa kế.
Xác lập quyền đối với TKBT
• Người có quyền ĐK: Đ 86 LSHTT, Đ 9 NĐ 103/2006
- Tác giả tạo ra TKBT bằng công sức và chi phí của
mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất
cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Xử lý đơn
Đ 100 LSHTT; Đ 7, Đ 28 TT01
• Hồ sơ đăng ký gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu 02-TKBT của TT01 (2 tờ);
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định TKBT: bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo TKBT; mẫu mạch tích hợp bán dẫn
sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương
mại ;
- Các tài liệu khác trong từng trường hợp cụ thể: giấy ủy quyền (nếu nộp đơn
thông qua đại diện); tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nêu thụ hưởng
quyền từ người khác); tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên).
- Bảo sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Thẩm định hình thức đơn
• Đơn được nộp tại CSHTT. Ngày nộp đơn là ngày đơn đc CSHTT tiếp nhận
hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo ĐƯQT.
• Thời hạn: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
• Trường hợp ko hợp lệ (K2 Đ 109 LSHTT):
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký
cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số
đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89
của Luật này;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Nếu đơn ko hợp lệ, CSHTT phải thực hiện các thủ tục sau:
- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ
lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có
ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Nếu người nộp đơn ko sửa chữa theo yêu cầu hoặc ko có ý kiến phản
đối xác đáng thì ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thông báo từ chối cấp CGNĐKTKBT ➔ do TKBT ko có giai đoạn
thẩm định nội dung, nếu thẩm định hình thức ko đạt yêu cầu, CSHTT
sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thẩm định hình thức đơn (tt)
• Nếu đơn hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về hình thức hoặc đc sửa chữa
đúng yêu cầu hoặc có ý kiến phản đối xác đáng thì CSHTT ra thông
báo chấp nhận đơn hợp lệ, thực hiện thủ tục cấp GCNĐKTKBT.
• Đơn đăng ký TKBT có thể đc bảo mật theo yêu cầu của người nộp đơn
(chỉ bảo mật khi có yêu cầu): Đ 29 TT01 quy định mức độ tối đa đc
phép giữ bí mật.
Công bố đơn
Đ 110 LSHTT
• Đơn hợp lệ đăng trên Công báo SHCN
• Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ
thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp
văn bằng bảo hộ.
Từ chối cấp VBBH
Đ 117 LSHTT
• Đơn ĐK TKBT bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp ko
đáp ứng yêu cầu về hình thức ➔ do ko có giai đoạn thẩm định nội
dung, nên nếu hình thức ko đáp ứng yêu cầu sẽ bị từ chối cấp văn bằng
bảo hộ.
• CSHCN phải thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, nêu rõ lý
do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối. Nếu
người nộp đơn ko có ý kiến hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì
CSHTT ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Cấp VBBH
Đ118 LSHTT
• Nếu ko thuộc những trường hợp từ chối cấp như đã nêu ở trên, cụ thể
là nếu thỏa mãn yêu cầu về hình thức hoặc có ý kiến phản đối xác
đáng, thì CSHTT phải cấp GCNĐKTKBT cho người nộp đơn.
VBBH, hiệu lực của VBBH
• VBBH:
- Tên: Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Nội dung: ghi nhận chủ SH, tác giả TKBT; đối tượng, phạm vi và thời
hạn bảo hộ.
Hiệu lực của VBBH
• Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN.
• Thời hạn: kể từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau
đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc
người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi
nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực VBBH
• Chấm dứt hiệu lực (Đ95 LSHTT):
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại.
• Hủy bỏ hiệu lực (Đ 96 LSHTT):
- Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển
nhượng quyền đăng ký;
- TKBT không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo
hộ.
• Sửa đổi: Chủ GCNĐKTKBT có thể yêu cầu sửa đổi những thông tin trên
văn bằng bảo hộ theo quy định tại Đ 97 LSHTT và TT01/2007 của Bộ KH-
CN.
Bài 6

TÊN THƯƠNG MẠI


& BÍ MẬT KINH
DOANH
A. TÊN THƯƠNG MẠI
Khái niệm

• K21 Đ4 LSHTT:

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng


trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

➔ Phân biệt tên TM – nhãn hiệu - tên doanh nghiệp


Điều kiện bảo hộ
Đ 76, Đ 78 LSHTT
Tên TM phải có khả năng phân biệt:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi
do sử dụng.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên
thương mại đó được sử dụng.
Đối tượng không được bảo hộ với danh
nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức


chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ
thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì
không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
(Đ77 LSHTT)
Chủ sở hữu, quyền của chủ SH đối với
tên thương mại
• Chủ SH (Đ 121 LSHT): tổ chức, cá nhân sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động
kinh doanh.
➔ Xác lập quyền tự động (NĐ 103/2006/NĐ-CP;
TT 01/2007/TT-BKHCN).
Quyền đối với tên TM
• Quyền sử dụng (K6 Đ 124 LSHTT): dùng tên thương mại để xưng
danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong
các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa
và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên TM (K2 Đ 129 LSHTT): cấm
mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên
thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản
phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Chỉ dẫn thương mại?
• Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương
mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của
hàng hóa, nhãn hàng hoá.
• Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn
thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ,
giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo
để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương
mại đó.
Quyền định đoạt
• CSH có quyền chuyển giao tên TM cho người khác. Tên thương mại
chỉ có thể đc chuyển nhượng cùng toàn bộ cơ sở kinh doanh, sản xuất
và mọi hoạt động KD dưới tên TM đó và ko thể chuyển quyền sử dụng
tên TM.
• CSH có quyền để lại thừa kế tên TM theo di chúc hoặc theo quy định
của pháp luật.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Đ 130 LSHTT
• Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
• Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về
điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
• Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác
hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm
giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
B. BÍ MẬT KINH DOANH
Khái niệm
• K23 Đ 4 LSHTT định nghĩa Bí mật kinh doanh là thông tin
thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc
lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
• Bí mật kinh doanh gồm nhiều loại: thông tin về công nghệ,
kỹ thuật; thông tin về chiến lược kinh doanh; thông tin về
khách hàng, đối tác; thông tin về các hoạt động sx thử nghiệm
sản phẩm mới, v.v...
Điều kiện bảo hộ
Đ84 LSHTT
• Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
• Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật
kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí
mật kinh doanh đó.
• Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Đối tượng không được bảo hộ với danh
nghĩa bí mật kinh doanh
Đ 85 LSHTT
• Bí mật về nhân thân.
• Bí mật về quản lý nhà nước.
• Bí mật về quốc phòng, an ninh.
• Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Xác lập quyền, chủ sở hữu, nội dung quyền, thời
hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
• Xác lập quyền: BMKD đc bảo hộ tự động, đc xác lập trên cơ sở đầu tư tài
chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt đc
thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh (K4 Đ 6 Nghị
định 103/2006).
• CSH BMKD:
- Tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực
hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
- Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có
được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền
sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
Quyền đối với BMKD
• Quyền sử dụng (Đ 124 LSHTT):
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm,
cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa;
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản
phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Quyền ngăn cấm và ngoại lệ
• Quyền ngăn cấm (Đ 125 LSHTT): người đc CSH trao quyền sd có quyền ngăn
cấm hành vi sử dụng BMKD của người khác.
• Ngoại lệ:
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ
phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
- Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128
của LSHTT về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm;
- Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích
thương mại;
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm
được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa
thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Quyền định đoạt
• Từ bỏ quyền;
• Chuyển giao quyền;
• Để lại thừa kế quyền.
Thời hạn bảo hộ
Bí mật KD đc bảo hộ cho đến khi nào những
thông tin đc công khai, bộc lộ mà nhiều người có
thể biết được.
Các hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD
Đ 127 LSHTT
• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật
của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
• Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật
kinh doanh đó;
• Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin
của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép
kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có
thẩm quyền;
• Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do
người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d trên;
• Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật SHTT.
Bài 7

CHUYỂN GIAO QUYỀN


SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Khái niệm
• Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là việc bên chuyển giao
chuyển toàn bộ quyền sở hữu hoặc chỉ chuyển quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển giao dưới hình thức
hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu CN và hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu CN.
➔ Ý nghĩa?
➔ Phân biệt với chuyển giao công nghệ
Chuyển nhượng QSHCN
• Khái niệm: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở
hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình
cho tổ chức, cá nhân khác (Đ 138 LSHTT)
• Đặc điểm:
- Việc chuyển nhượng đc thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn
bản, phải được đăng ký với cơ quan NN có thẩm quyền.
- Chịu một số điều kiện hạn chế theo quy định tại Đ 139 LSHTT.
- Hậu quả pháp lý: thay đổi chủ SH quyền SHCN.
ĐK hạn chế chuyển nhượng QSHCN
Đ 139 LSHTT quy định các ĐK hạn chế như sau:
• Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của
mình trong phạm vi được bảo hộ.
• Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
• Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc
chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó.
• Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm
lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
• Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp
ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Hình thức, nội dung, hiệu lực của HĐ
chuyển nhượng quyền SHCN
• Hình thức HĐ: lập thành văn bản và phải đăng ký tại CSHTT.
• Nội dung HĐ (Đ 140 LSHTT):
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
• Hiệu lực HĐ: Đối với các loại quyền SHCN đc xác lập trên cơ sở đăng ký
(sáng chế, KDCN, NH, TKBT), HĐ chuyển nhượng QSHCN chỉ có hiệu
lực khi đã được đăng ký tại CSHTT.
Chuyển quyền sử dụng đối với đối tượng
SHCN (li xăng – license)
• Khái niệm: Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của
mình. (Đ 141 LSHTT).
➔Phân biệt với chuyển nhượng?
• Đặc điểm:
- Về hình thức, HĐ phải đc xác lập bằng văn bản và phải đc đăng ký tại
CSHTT.
- HĐ chịu 1 số hạn chế đc quy định tại Đ 142 LSHTT.
- Hậu quả pháp lý: ko làm thay đổi chủ SH đối tượng SHCN.
Phân loại HĐ li xăng
Đ 143 LSHTT
• HĐ li xăng độc quyền
• HĐ li xăng ko độc quyền
• HĐ li xăng thứ cấp
Các hạn chế đối với HĐ li xăng
Đ 142 LSHTT
• Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
• Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
• Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ
trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
• Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa,
bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn
hiệu.
• Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ
sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của
Luật SHTT (nghĩa vụ sx sp, áp dụng quy trình đc bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc
phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu
cầu cấp thiết khác của xã hội).
Hình thức, nội dung, hiệu lực của HĐ li
xăng
• Hình thức: phải đc lập thành văn bản và phải đăng ký.
• Nội dung: Đ 144 LSHTT
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
- Dạng hợp đồng;
- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
- Thời hạn hợp đồng;
- Giá chuyển giao quyền sử dụng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
Các hạn chế đ/v nội dung HĐ li xăng
K2 Đ 144 LSHTT
• Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc
bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối
tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu
công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
• Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang
các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công
nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;
• Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu,
linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền
chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được
chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
• Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc
quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
Hiệu lực của HĐ li xăng
• K2 và 3 Đ 148 LSHTT : Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp
được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
6 của LSHTT (sáng chế, KDCN, NH), hợp đồng sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ
có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan
quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
• Hợp đồng li xăng mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu
công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Đăng ký HĐ chuyển giao quyền SHCN
Hồ sơ:
• Đ/v HĐ chuyển nhượng QSHCN:
- 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công
nghiệp;
- 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định);
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu
chung;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Hồ sơ (tt)
Đ/v HĐ li xăng:
• 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
• 02 bản hợp đồng ;
• Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
• Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
• Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Xử lý hồ sơ
• Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: Các trường hợp hồ sơ ko hợp lệ: Đ
48.3. TT 01/2007/TT-BKHCN;
• Nếu hồ sơ hợp lệ:
- Ra QĐ cấp GCN ĐK HĐ chuyển nhượng QSHCN/chuyển quyền sd
đối tượng SHCN;
- Ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ ĐKQG về CGQSHCN;
- Công bố QĐ cấp GCNĐKHĐCGQSHCN trên Công báo SHCN trong
thời hạn 2 tháng kể từ ngày ký QĐ.
Xử lý hồ sơ (tt)
• Nếu hồ sơ ko hợp lệ:
- Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các
thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo
để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về
dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
- Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không
sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến
phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng
ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
• Thời hạn xử lý: 2 tháng.
Chương 4

QUYỀN ĐỐI VỚI


GIỐNG CÂY TRỒNG
Khái niệm
• Liên đoàn quốc tế về bảo vệ các giống cây trồng mới (International
Union for the Protection of new Varieties of Plants – UPOV) được
thành lập năm 1961 trên cơ sở Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây
trồng mới (International Convention for the Protection of New
Varieties of Plants – the UPOV Convention)
• UPOV có 74 thành viên tính đến 11/4/2016
• VN gia nhập UPOV 1991 vào ngày 24/12/2006.
Khái niệm (tt)
• K24 Đ 4 LSHTT định nghĩa giống cây trồng là quần thể cây trồng
thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình
thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng
sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu
gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác
bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền
được.
• K 5 Đ 4 LSHTT định nghĩa quyền đối với giống cây trồng là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo
hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Ý nghĩa bảo hộ
• Bảo hộ quyền lợi chính đáng của người đã đầu tư công sức, trí tuệ, tài
chính để tạo ra giống cây trồng mới – người tạo giống;
• Tạo động cơ thúc đẩy lao động trí óc sáng tạo để phát triển nền nông
nghiệp ➔ bảo đảm an ninh lương thực, một trong những vấn đề cơ
bản nhất để duy trì cuộc sống nhân loại;
• Bảo vệ và phát triển nguồn gen (genes resources) và sự đa dạng sinh
học ➔ bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.
ĐK bảo hộ đối với GCT
Đ 158 ➔ Đ 163 LSHTT
• Tính mới (Đ 159 LSHTT; Đ 6 CƯ UPOV);
• Tính khác biệt (Đ 160 LSHTT, Đ 7 CƯ UPOV)
• Tính đồng nhất (Đ 161 LSHTT; Đ 8 CƯ UPOV)
• Tính ổn định (Đ 162 LSHTT; Đ 9 CƯ UPOV)
• Tên của giống cây trồng (Đ 163 LSHTT).
Xác lập quyền đối với GCT
• Quyền đăng ký: Đ 164 LSHTT
- Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí
của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
• Đối với giống cây trồng đc chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển do sử dụng ngân sách NN hoặc từ
dự án do NN quản lý thì Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định chủ thể quyền như sau:
- Ngân sách NN đầu tư toàn bộ: t/c trực tiếp chọn tạo, phát hiện, phát triển GCT đó được NN giao
quyền CSH; là chủ đơn ĐK bảo hộ quyền đối với GCT và được thực hiện quyền của chủ bằng bảo
hộ.
- Ngân sách NN đầu tư 1 phần: tổ chức được Nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo
hoặc phát hiện và phát triển GCT đó được giao quyền CSH đối với phần vốn nhà nước và thực
hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.
Các nguyên tắc
• Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: Đ 166 LSHTT
• Nguyên tắc ưu tiên: Đ 167 LSHTT
Xử lý đơn đăng ký
• Đơn đăng ký (Đ 174 LSHTT): lập 2 bộ, nộp tại Cục Trồng trọt
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy ủy quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển
giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
=> mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
Tiếp nhận và thẩm định hình thức đơn
Đ 174, Đ 175 LSHTT; Đ 10, Đ 11 NĐ 88/2010
• Đơn được nộp tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT. Đơn chỉ đc tiếp
nhận nếu có đủ các tài liệu luật định.
• Ngày nộp đơn là ngày đơn đc CTT tiếp nhận.
• Sau khi nhận đơn, CTT sẽ thẩm định hình thức đơn để xác định tính
hợp lệ của đơn. Thời hạn thẩm định hình thức là 15 ngày kể từ ngày
nhận đơn.
• Nội dung thẩm định: (i) kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn; và
(ii) kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn.
Tiếp nhận và thẩm định hình thức đơn
(tt)
• Đơn ko hợp lệ:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định:
- Giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong
Danh mục loài cây trồng được bảo hộ;
- Đơn do người không có quyền đăng ký nộp, kể cả trường hợp quyền
đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng một hoặc nhiều người
trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.
Tiếp nhận, thẩm định hình thức đơn (tt)
• Nếu đơn ko hợp lệ ➔ CTT sẽ thực hiện các thủ tục sau:
- Trường hợp đơn ko tuân thủ về hình thức: ra thông báo cho người
đăng ký khắc phục những thiếu sót và ấn định trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó;
- Trường hợp giống cây trồng ko có trong Danh mục hoặc đơn do người
ko có quyền đăng ký nộp, hoặc người nộp đơn ko sửa chữa đơn và ko
có ý kiến phản đối xác đáng: ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
• Nếu đơn hợp lệ: ra TB chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu
giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và
thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật SHTT.
Công bố đơn
Đ 177 LSHTT
• Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng
trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày đơn được chấp nhận.
• Nội dung công bố đơn gồm số đơn, ngày nộp đơn, đại diện (nếu có),
người đăng ký, chủ sở hữu, tên giống cây trồng, tên loài cây trồng,
ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn
• Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng;
• Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng (thời hạn: 90
ngày kể từ ngày nhận kết quả).
➔4 hình thức khảo nghiệm KT (Đ 15 NĐ 88/2010):
- Khảo nghiệm kỹ thuật do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm đc Bộ NNPTNT chỉ định
➔ phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng ít nhất
20 ngày.
- Khảo nghiệm KT do người nộp đơn tự thực hiện (ĐK: Đ 17 NĐ 88/2010);
- Sử dụng kết quả KNKT đã có do người nộp đơn cung cấp;
- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân của nước là thành viên UPOV để khảo nghiệm
hoặc để mua kết quả khảo nghiệm đã có.
➔ 3 hình thức sau cùng ko phải nộp mẫu giống nhưng phải nộp cho cơ quan lưu trữ
mẫu giống theo qđ tại Đ 18 NĐ88/2010 và Thông tư 41/2009 của Bộ NNPTNT.
Đảm bảo quyền có ý kiến của người thứ ba
– Quyền rút đơn
• Đ 181 LSHTT: Kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được
công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng đến trước khi ra
quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, bất kỳ người thứ ba nào
cũng có quyền có ý kiến về việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng với
cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Ý kiến
phải được lập thành văn bản và kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng
minh.
• Người nộp đơn có thể rút đơn đăng ký bảo hộ trước khi CTT quyết
định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Việc rút đơn
phải đc lập thành văn bản.
Từ chối cấp VBBH
Đ 182 LSHTT
Nếu đơn ko đáp ứng yêu cầu về hình thức hoặc nội dung theo qđ của PL
thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng. Khi
từ chối, CTT thực hiện các thủ tục sau:
• Thông báo về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ GCT, nêu rõ lý do và
ấn định thời hạn để khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối;
• Thông báo từ chối cấp BBHGCT nếu người đăng ký ko khắc phục đc
thiếu sót và ko có ý kiến phản đối xác đáng;
• Cấp BBHGCT nếu người nộp đơn khắc phục đc thiếu sót hoặc có ý
kiến phản đối xác đáng.
Cấp VBBH
• CTT phải cấp BBHGCT và ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây
trồng đc bảo hộ nếu như đơn đăng ký thỏa mãn các đk về hình thức và
nội dung theo luật định và người đăng ký đã nộp lệ phí.
Văn bằng bảo hộ
Đ168 LSHTT
• Tên: Bằng bảo hộ giống cây trồng.
• Nd: ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối
với giống cây trồng (chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và
thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Hiệu lực của VBBH
Đ169 LSHTT
• Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
• Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai
mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi
năm đối với các giống cây trồng khác.
• Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực
theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật SHTT.
Đình chỉ hiệu lực của BBHGCT
Đ170 LSHTT
• Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính
đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
• Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
• Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết
để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
• Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
➔ Chủ bằng có thể khắc phục/chứng minh
Hủy bỏ hiệu lực của BBHGCT
Đ 171 LSHTT
• Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng
ký đứng tên, trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được
chuyển lại cho người có quyền đăng ký;
• Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới
hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
• Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc
tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp
dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
➔ So sánh hậu quả pháp lý giữa đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực BBHGCT.
Chủ thể và quyền đối với GCT
Gồm tác giả và chủ sở hữu.
• Tác giả GCT là người đã trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển 1 GCT mới.
• Quyền tác giả GCT: Đ 185 LSHTT
- Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ
đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về
giống cây trồng;
- Nhận thù lao theo quy định của PL. Cụ thể, Đ 191 LSHTT quy định chủ BBH
phải có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả GCT theo thỏa thuận, ko thỏa thuận đc thì
mức trả thù lao đc áp dụng theo quy định của PL, cụ thể theo qđ tại Đ 24 NĐ 88.
Chủ thể và quyền đối với GCT(tt)
• Chủ sở hữu có thể là chính bản thân tác giả nhưng cũng có thể là người đã đầu tư cho tác
giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê
việc, hoặc đc chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ĐK bảo hộ GCT.
• Quyền của CSH: Đ 186 LSHTT
• Quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền liên quan đến vật liệu nhân
giống của giống đã được bảo hộ, bao gồm: Sx hoặc nhân giống; chế biến nhằm đ nhân
giống; chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất nhập
khẩu; lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.
- Quyền sd của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định ở trên được áp dụng đối với vật
liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây
trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện
quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
- Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng.
- Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống
cây trồng.
Chủ thể và quyền đối với GCT(tt)
• Mở rộng quyền của CSH đ/v GCT:
- Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ
trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một
giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
- Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo
hộ.
- Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây
trồng đã được bảo hộ.
• Quyền tạm thời của CSH: trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn đăng
ký đến ngày cấp BBH, người đăng ký có quyền tạm thời đối với GCT nêu
trong đơn; trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ
thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này (Đ 189 LSHTT).
Hành vi xâm phạm quyền đối với GCT
Đ188 LSHTT
• Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được
phép của chủ bằng bảo hộ.
• Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên
giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc
loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
• Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù
theo quy định tại Điều 189 của Luật này.
Giới hạn quyền đối với GCT
• Hành vi ko bị coi là xâm phạm quyền đ/v GCT: Đ 190 LSHTT
- Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
- Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;
- Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường
hợp quy định tại Điều 187 của Luật SHTT về quyền mở rộng của chủ
BBH;
- Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để
tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Giới hạn quyền đối với GCT (tt)
• Đối tượng ko áp dụng quyền đ/v GCT: các hành vi liên quan đến vật
liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người
được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị
trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
- Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;
- Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả
năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây
trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.
Giới hạn quyền đối với GCT (tt)
• Nghĩa vụ của chủ thể quyền: Đ 191 LSHTT
- Chủ bằng có NV:
• Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa
thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;
• Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;
• Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây
trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng
và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
• Tác giả GCT có NV giúp chủ BBH duy trì vật liệu nhan giống cây trồng đc bảo
hộ.
Giới hạn quyền đối với GCT (tt)
• Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đ/v GCT (Đ 195 LSHTT)
- Các trường hợp:
• Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại,
phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng
cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
• Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa
thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp
đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng
thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
• Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi
hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Giới hạn quyền đối với GCT (tt)
• Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đ/v GCT (Đ 195 LSHTT) (tt)
- ĐK:
• Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
• Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ
để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong
nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
• Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó
cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của
mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
• Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thỏa đáng cho người nắm độc
quyền sử dụng giống cây trồng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó
trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù đc theo quy định của
PL. Nguyên tắc xác định giá đền bù đc quy định tại Đ 30 NĐ 88.
Chuyển giao quyền đối với GCT
• Gồm: chuyển giao quyền sử dụng GCT và chuyển nhượng quyền đối
với GCT.
Chuyển giao quyền sử dụng GCT
Đ 192, Đ 193 LSHTT; Chương IV NĐ 88/2010
• Khái niệm: Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ
bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi
thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.
• Hình thức HĐ: Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với GCT
phải lâp thành văn bản (ko cần đăng ký).
• Hậu quả pháp lý: chỉ chuyển 1 hoặc 1 số hành vi thuộc quyền sử dụng
cho chủ thể nhận chuyển giao quyền sd ➔ ko thay đổi chủ BBH.
Chuyển giao quyền sử dụng GCT (tt)
• Nội dung cơ bản của HĐ (K1 Đ 25 NĐ 88)
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển
quyền;
- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
- Thời hạn hợp đồng;
- Giá chuyển giao quyền sử dụng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Chuyển giao quyền sử dụng GCT (tt)
• Quyền của các bên trong HĐ:
• Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép
bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho
bên thứ ba.
• Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
• Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử
dụng cho phép;
• Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp
để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
• Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của
bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của
bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm
b khoản này.
Chuyển giao quyền sử dụng GCT (tt)
• Các hạn chế đối với nội dung hợp đồng:
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có
những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao
quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ
quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng
tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
Chuyển nhượng quyền đối với GCT
Đ 194 LSHTT; Chương IV NĐ 88
- K/n: là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối
với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển
nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng
chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối
với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Hình thức HĐ: văn bản và phải đăng ký tại CTT (thủ tục đk: Đ 26 NĐ 88).
- Hậu quả pháp lý: chuyển toàn bộ quyền đối với GCT cho chủ thể khác ➔
thay đổi chủ BBH.
Chuyển nhượng quyền đối với GCT
• Nội dung cơ bản của HĐ ( k2 Đ 25 NĐ 88):
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;
- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
• Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà
nước được thực hiện theo quy định tại Đ 27 NĐ 88/2010.
Chương 5
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

• VBQPPL:
- Chương XVII Luật SHTT
- NĐ 105/2006/NĐ-CP, đc sđ, bs bởi NĐ 119/2010/NĐ-CP (đc hợp lại
trong Văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BKHCN của Bộ KHCN)
- TTLT số 02/2008/TTLT – TANDTC-VKSNDTC-BVHNT&DL-
BKH&CN-BTP.
Quyền tự bảo vệ
Đ 198 LSHTT
• Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
• Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt
hại;
• Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
• Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp dân sự

Đ202 → Đ210 LSHTT; TTLT 02/2008/TTLT – TANDTC – VKSNDTC –


BVHTT&DL – BKH&CN – BTP
• Các biện pháp dân sự:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện
được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác
quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp dân sự
(tt)
• Vấn đề chứng minh quyền yêu cầu
- Đối với chủ thể quyền:
• Các VBBH, GCN, trích lục Sổ ĐKQG;
• Các chứng cứ khác chứng mình QTG, QLQ (nếu ko có GCN) và quyền đ/v
BMKD, tên TM, NH nổi tiếng.
• Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử
dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
➔ phải chứng minh có hành vi xâm phạm (Đ 25 NĐ 105/2006).
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp dân sự
(tt)
• Vấn đề chứng minh quyền yêu cầu (tt)
- Đ/v bị đơn:
Trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản
phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình
khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới;
- Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới
nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình
được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể
xác định được quy trình do bị đơn sử dụng.
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp dân sự
(tt)
• Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Đ 208 LSHTT; Mục II phần B, TTLT
02/2008
- Thu giữ;
- Kê biên;
- Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
- Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
- NV của người y/c: Đ 208 LSHTT
- Hủy bỏ áp dụng BPKCTT: Đ 209 LSHTT
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp
hành chính
• Biện pháp hành chính:
- Mục 1, chương XVIII, LSHTT
- NĐ 99/2013 về qđ xử phạt VPHC về QTG, QLQ
- NĐ 131/2013 về quy định xử phạt VPHC về QSHCN
- NĐ 31/2016 về qđ xử phạt VPHC trong lĩnh vực GCT, bảo vệ và kiểm
dịch thực vật.
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp
hành chính (tt)
• Hành vi xâm phạm HC đ/v QSHTT: Đ 211 LSHTT
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu,
người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở
hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người
khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc
vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao
cho người khác thực hiện hành vi này.
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp
hành chính (tt)
• Các hình thức xử phạt:
- Hình thức phạt chính: cảnh cảo và phạt tiền
- Hình thức phạt bổ sung
- Biện pháp khắc phục hậu quả.
Xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp
hình sự
BLHS VN 2015 qđ:
- Đ 225 áp dụng đối với trường hợp xâm phạm QTG và QLQ;
- Đ 226 áp dụng đối với hành vi xâm phạm QSHCN.
Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu
liên quan đến SHTT
Đ 216 ➔ Đ 219 LSHTT
• Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
• Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện
pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
THE END

You might also like