You are on page 1of 22

BỘ CÂU HỎI THI

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH


Thời gian: 60 phút
Cấu trúc đề:
Phần 1. Ngữ âm và chính tả: Điền dấu thích hợp, sửa lỗi viết hoa và phiên âm
tiếng nước ngoài: 01 đoạn văn
Phần 2. Từ vựng và ngữ pháp
- Từ vựng: Sửa lỗi dùng từ sai: 20 câu
- Ngữ pháp: Sửa lỗi viết câu sai: 10 câu
Phần 3. Văn bản: Viết văn bản
- Viết 01 đơn hoặc biên bản
- lập 01 đề cương chi tiết theo chủ đề được yêu cầu.

BỘ CÂU HỎI:

Phần I. Ngữ âm và chính tả: – 8 đoạn văn


Câu 1. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau.

- Tìm và gạch dưới các lỗi sai


- Sửa lỗi theo quy tắc chính tả (dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa,…)
- Tách đoạn chỗ cần thiết
- Viết lại thành văn bản hoàn chỉnh

cái se đạp. vào những lăm ấy se đạp còn hiếm không nắm như bây giờ không phải
nhà lào cũng có se đạp và ai cũng có se đâu với nhiều người se đạp là một thèm
muốn cao cao mác se của các hãng khác nhau ở sanh Ê - chiên bên pháp ai cũng
nhớ vanh vách và phân biệt mọi đặc điểm ngóc nghách cái phanh cái nốp, mặc dẫu
không mấy người có se đạp cả Làng tôi cũng chỉ một ông đội Lộng có se đạp chên
đầu chợ bên vườn Bàng ông tây đen ma tà Ca-ra-ta-Sanh đi gác thuê cũng có một
cái – chẳng biết của xở cho mượn đi hay của ông mổi khi nge chuông kính cong,
kính cong tận ngoài đầu đường người chong sóm đả chạy ào da sem se đạp qua.

ĐÁP ÁN CÂU 1

Cái xe đạp

Vào những năm ấy, xe đạp còn hiếm, không lắm như bây giờ. Không phải
nhà nào cũng có xe đạp và ai cũng có xe đâu. Với nhiều người, xe đạp là một thèm
muốn cao cao. Mác xe của các hãng khác nhau ở Sanh Ê-chiên bên Pháp ai cũng
nhớ vanh vách và phân biệt mọi đặc điểm ngóc ngách cái phanh, cái lốp, mặc dầu
không mấy người có xe đạp.

Cả làng tôi cũng chỉ một ông đội Lộng có xe đạp trên đầu chợ, bên vườn
Bàng, ông tây đen ma tà Ca-ra-ta Sanh đi gác thuê cũng có một cái – chẳng biết
của sở cho mượn đi hay của ông. Mỗi khi nghe chuông kính coong, kính coong tận
ngoài đầu đường, người trong xóm đã chạy ào ra xem xe đạp qua.

Câu 2. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau.

- Tìm và gạch dưới các lỗi sai


- Sửa lỗi theo quy tắc chính tả (dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa,…)
- Tách đoạn chỗ cần thiết
- Viết lại thành văn bản hoàn chỉnh

Nại một nần lữa Giải Lôben Kinh tế thuộc về người mỹ hai chuyên gia kinh tế mỹ
nà Anvin rốt và Loi X.Sápli Lloyd S.Shapley đã chở thành đồng chủ nhân Giải
Lôben Kinh tế lăm 2012 cho công chình ngiên cứu về cách thức nàm thế lào đễ hài
hòa các tác nhân Kinh tế khác nhau hai nhà kinh tế lày nàm việc hoàn toàn cô lập
với nhau xong xự phối hợp kết quả ngiên cứu của họ đả tạo ra giá trị thực tiễn Cụ
thể sự kết hợp giửa lý thuyết cơ bản của ông sápli và kết quả thực hành của ông rốt
đả tạo da một phạm vi rất rộng cho các công chình ngiên cứu.

Củng như những người đạt giải lôben khác hai nhà khoa học lày sẽ nhận giải
thưởng chị giá 8 chiệu crônơ (kronor) thụy Điển (tương đương 1,2 chiệu USD) tại
lễ chao giải dự kiến được tổ chức vào ngày 10/12 ở Xtốckhôm.

ĐÁP ÁN CÂU 2
Lại một lần nữa, giải Nôben Kinh tế thuộc về người Mỹ. Hai chuyên gia
kinh tế Mỹ là An-vin Rốt (Alvin Roth) và Loi X.Sáp-li (Lloyd S.Shapley) đã trở
thành đồng chủ nhân giải Nôben Kinh tế năm 2012 cho công trình nghiên cứu về
cách thức làm thế nào để hài hòa các tác nhân kinh tế khác nhau.

Hai nhà kinh tế này làm việc hoàn toàn độc lập với nhau, song sự phối hợp
kết quả nghiên cứu của họ đã tạo ra giá trị thực tiễn. Cụ thể, sự kết hợp giữa lý
thuyết cơ bản của ông Sápli và kết quả thực nghiệm của ông Rốt đã tạo ra một
phạm vi rất rộng cho các công trình nghiên cứu.
Cũng như những người đoạt giải Nôben khác, hai nhà khoa học này sẽ nhận
giải thưởng trị giá 8 triệu crônơ (kronor) Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD)
tại lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào ngày 10/12 ở Xtốc-khôm.

Câu 3. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau.

- Tìm và gạch dưới các lỗi sai


- Sửa lỗi theo quy tắc chính tả (dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa,…)
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
- Sửa một số từ ngữ cần thiết
- Tách đoạn chỗ cần thiết
- Viết lại thành văn bản hoàn chỉnh

cơn mưa chiều cùng gió nốc đã bất ngờ quyét qua thủ đô Hà nội chưa có thống kê
về thiệt hại cụ thể nhưng nhiều người dân khẳng định rằng 10 năm chở nại đây
chưa có cơn giông lào bàng hoàng đến vậy khiếp sợ nhất vẫn nà những người dân
lưu hành chên đường núc cơn giông sảy ra Mưa dát mặt gió thổi văng cả kính
suống đường em dừng nại vì không thể đi lỗi vậy mà gió vẫn tạt đổ cả xe mải mới
nết được người và xe tấp vào bên đường Nam SV đại học Xây Dựng Hà nội chia
xẻ một đoạn ký sự được đăng tải chên diển đàn ô tô cũng nhanh chóng nhận được
nhiều bình nuận em đi từ việt hưng về mà mưa đập rát mặt không tài lào đi lổi mưa
ráo ráo em đi xe nên cầu vĩnh tuy giửa cầu bốn chiếc ô tô dúm dó chước đó nà một
cột đèn lằm nghang giửa đường....".

ĐÁP ÁN CÂU 3

Cơn mưa chiều cùng gió lốc đã bất ngờ quét qua thủ đô Hà Nội. Chưa có
thống kê về thiệt hại cụ thể nhưng nhiều người dân khẳng định rằng 10 năm
trở lại đây chưa có cơn dông nào kinh hoàng đến vậy.

Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu thông trên đường lúc cơn dông
xảy ra. "Mưa rát mặt, gió thổi văng cả kính xuống đường. Em dừng lại vì không
thể đi nổi, vậy mà gió vẫn tạt đổ cả xe. Mãi mới lết được người và xe tấp vào bên
đường", Nam (SV Đại học Xây dựng Hà Nội) chia sẻ.
Một đoạn ký sự được đăng tải trên diễn đàn ô tô cũng nhanh chóng nhận
được nhiều bình luận: "Em đi từ Việt Hưng về mà mưa đập rát mặt không tài nào
đi nổi. Mưa ráo ráo, em đi xe lên cầu Vĩnh Tuy. Giữa cầu, bốn chiếc ô tô rúm ró,
trước đó là một cột đèn nằm ngang giữa đường....".
Câu 4. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau.

- Tìm và gạch dưới các lỗi sai


- Sửa lỗi theo quy tắc chính tả (dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa,…)
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
- Tách đoạn chỗ cần thiết
- Viết lại thành văn bản hoàn chỉnh

dưới xự trủ chì của thủ tướng Nguyễn xuân phúc trong cương vị trủ tịch ASEAN
2020 hội ngị có xự tham dự của thủ tướng nhật bản suga yoshihide tổng thống hàn
quốc moon-Jae-in cùng nãnh đạo các lước ASEAN và tổng Thư ký ASEAN tại hội
ngị với thủ tướng nhật bản thủ tướng Nguyễn xuân phúc khẳng định nhật bản nuôn
nà đối tác tin tưởng của ASEAN đóng góp tích cực cho đối thoại hợp tác vì hoà
bình ổn định và thịnh vượng tại khu vực thủ tướng hoan ngênh nhật bản ủng hộ vai
chò chung tâm của ASEANtích cực tham da đóng góp vào các khuôn khổ đối thoại
và hợp tác khu vực do ASEAN trủ chì nhật bản tiếp tục nà đối tác kinh tế hàng đầu
đối tác thương mại nớn thứ 4 và nà nhà đầu tư thứ 2 của ASEAN.

ĐÁP ÁN CÂU 4

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cương vị Chủ tịch
ASEAN 2020, hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide,
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư
ký ASEAN.
Tại hội nghị với Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng
định Nhật Bản luôn là đối tác tin cậy của ASEAN, đóng góp tích cực cho đối thoại,
hợp tác vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực.Thủ tướng hoan nghênh
Nhật Bản ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực tham gia đóng góp vào
các khuôn khổ đối thoại và hợp tác khu vực do ASEAN chủ trì. Nhật Bản tiếp tục
là đối tác kinh tế hàng đầu, đối tác thương mại lớn thứ 4 và là nhà đầu tư thứ 2 của
ASEAN.

Câu 5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Đặt các dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm)
2. Tìm và sửa lỗi các từ chưa viết hoa đúng quy tắc
3. Tìm và sửa lỗi về cách viết phiên âm tiếng nước ngoài
4. Tìm và sửa các lỗi chính tả khác
5. Viết lại thành đoạn văn/ văn bản hoàn chỉnh
Tại làng menlôpác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơi đã sảy ra một
điều kỳ diệu nhất trong lịch sử đó là xự kiện nhá bác học êđixơn đưa bóng đèn điện
vào thắp xáng người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt
ngắm nhìn ánh xáng điện phát ra đi trong dòng người đông nghịt ấy cô một bà cụ
già ngày ấy đi lại còn khó khăn bà cụ phải trống gậy lần mò từng bước trên quãng
đường mười hai cây số mệt mỏi bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghĩ thì êđixơn đi
ngang qua ông dừng chân hỏi thăm bà cụ bà cụ kể lại cho êđixơn nghe mục đích
của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy rồi bà trép miệng
- rá ông êđixơn nghỉ ra được cái se không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì
hạnh phúc cho người dà này biết mấy
Ghi chú: Sinh viên gạch dưới lỗi sai ở đề bài và viết lại đoạn văn đã sửa
hoàn chỉnh vào tờ giấy thi.
ĐÁP ÁN CÂU 5
Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơi đã xảy ra
một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng
đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để
tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong dòng người đông nghịt ấy cô
một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng
bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để
nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-
đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng:
- Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm
thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Câu 6. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Đặt các dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu phẩy)
2. Tìm và sửa lỗi các từ chưa viết hoa đúng quy tắc
3. Tìm và sửa lỗi về cách viết phiên âm tiếng nước ngoài
4. Tìm và sửa các lỗi chính tả khác
5. Viết lại thành đoạn văn/ văn bản hoàn chỉnh

đỗ phủ, tự tử mĩ, là một nhà thơ trung quốc nổi bật thời kì nhà đường cùng
với lý bạch ông được coi là một trong hai nhà thơ vỉ đại nhất của lịch sử văn học
trung quốc ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê
bình trung quốc gọi là Thi Xử và Thi Thánh đỗ phủ sinh năm 712 không biết rõ nơi
sinh chỉ biết đại khái là ở gần lạc dương, tỉnh hà nam sau này ông tự coi mình là
người kinh đô trường an đỗ phủ suất thân trong một gia đình quý tộc tự cho là
dòng giõi vua nghiêu đã xa xút cha ông tên đỗ nhàn mẹ là thôi thị suất thân từ gia
tộc danh rá thanh hà thôi thị mẹ đỗ phủ mất sớm sau khi sinh ông ông được người
thím nuôi một thời gian anh chai ông cũng mất sớm riêng có ba em trai và một em
gái khác mẹ thường được nhắc đến trong thơ.
Ghi chú: Sinh viên gạch dưới lỗi sai ở đề bài và viết lại đoạn văn đã sửa
hoàn chỉnh vào tờ giấy thi.

ĐÁP ÁN CÂU 6
Đỗ Phủ, biểu tự Tử Mĩ, là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường.
Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử
văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được
các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh. Đỗ Phủ sinh năm 712,
không biết rõ nơi sinh, chỉ biết đại khái là ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện
Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi mình là người kinh
đô Trường An. Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự cho là dòng
dõi vua Nghiêu đã sa sút. Cha ông tên Đỗ Nhàn, mẹ là Thôi Thị xuất thân từ gia
tộc danh giá Thanh Hà Thôi Thị. Mẹ Đỗ Phủ mất sớm sau khi sinh ông. Ông được
người thím nuôi một thời gian. Anh trai ông cũng mất sớm, riêng có ba em trai và
một em gái khác mẹ thường được nhắc đến trong thơ.

Câu 7. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Đặt các dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu phẩy)
2. Tìm và sửa lỗi các từ chưa viết hoa đúng quy tắc
3. Tìm và sửa lỗi về cách viết phiên âm tiếng nước ngoài
4. Tìm và sửa các lỗi chính tả khác
5. Viết lại thành đoạn văn/ văn bản hoàn chỉnh

Ngày 6-7-1885 chú bé giô dép trín tuổi bị chó rại cắn đã hai ngày mẹ của
giôdép đưa cậu từ vùng quê sa sôi lên thủ đô pari nhờ paxtơ cứu trữa cậu bé bị
mười bốn vết cắn ở tay vì tre mặt khi chó sông đến tính mạng của cậu chỉ được
tính bằng từng ngày nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ pa
xtơ vô cùng đau khố khi nghỉ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra
đi...đêm đã khuya vậy mà paxtơ không tài nào trợp mắt được vắcxin chữa bệnh dại
ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả chên loài vật còn chên cơ thể
người thì trưa ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí
nghiệm
Ghi chú: Sinh viên gạch dưới lỗi sai ở đề bài và viết lại đoạn văn đã sửa
hoàn chỉnh vào tờ giấy thi.

ĐÁP ÁN CÂU 7

Ngày 6-7-1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của
Giô-dép đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé
bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ
được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người
mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau
đớn ra đi...Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin
chữa bệnh dại ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn
trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em
làm vật thí nghiệm.

Câu 8. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Đặt các dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu phấy, dấu hai chấm)
2. Tìm và sửa lỗi các từ chưa viết hoa đúng quy tắc
3. Tìm và sửa lỗi về cách viết phiên âm tiếng nước ngoài
4. Tìm và sửa các lỗi chính tả khác
5. Viết lại thành đoạn văn/ văn bản hoàn chỉnh

Buổi học cuối cùng là một chuyện ngắn trong tuyển tập chuyện “Truyện kể
ngày thứ hai” của nhà văn pháp anphôngxơđôđê truyện nói lên lòng yêu nước và
yêu ngôn ngữ dân tộc yêu việc dạy học của một người chí thức pháp là thầy hamel
truyện được sáng tác trong bối cảnh pháp thua chận chong triến chanh pháp-phổ
người pháp buộc phải cắt 2 vùng andát và loren cho đức, bắt dạy tiếng Đức thay
cho tiếng pháp truyện kể về phrăng - một cậu bé ham trơi và lười học một lần vì
dậy muộn học và trưa thuộc bài cậu định bỏ học và rong trơi tuy nhiên cậu đã
cưỡng lại được ý muốn đó và trạy đến lớp đến nơi cậu thấy lớp học thật khác lạ
mọi người vô cùng chật tự, dân làng ngồi ở cuối lớp vẻ buồn giầu còn thầy ráo
hamel mặc lễ phục chỉ dành cho rịp chang chọng

Ghi chú: Sinh viên gạch dưới lỗi sai ở đề bài và viết lại đoạn văn đã sửa
hoàn chỉnh vào tờ giấy thi.

ĐÁP ÁN CÂU 8
Buổi học cuối cùng là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện Truyện kể
ngày thứ hai của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê. Truyện nói lên lòng yêu nước
và yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu việc dạy học của một người trí thức Pháp là thầy
Hamel. Truyện được sáng tác trong bối cảnh Pháp thua trận trong chiến tranh
Pháp-Phổ. Người Pháp buộc phải cắt 2 vùng An-dát và Lo-ren cho Đức, bắt
dạy tiếng Đức thay cho tiếng Pháp. Truyện kể về Phrăng - một cậu bé ham chơi và
lười học. Một lần, vì dậy muộn học và chưa thuộc bài, cậu định bỏ học và rong
chơi. Tuy nhiên, cậu đã cưỡng lại được ý muốn đó và chạy đến lớp. Đến nơi, cậu
thấy lớp học thật khác lạ: mọi người vô cùng trật tự, dân làng ngồi ở cuối lớp, vẻ
buồn rầu, còn thầy giáo Hamel mặc lễ phục chỉ dành cho dịp trang trọng.
PHẦN II. TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP.
Bộ câu hỏi từ vựng 1.

Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau (10 câu, mỗi câu 0,2 điểm)

Câu 1

Trong bản kiểm điểm Đảng viên, chúng ta cần nêu rõ điểm mạnh và yếu điểm của
bản thân.

Câu 2

Đối với trường hợp này, bác sỹ đã chuẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ra
căn bệnh.

Câu 3

Khi đi thăm quan bảo tàng, các em nhớ mang theo thẻ sinh viên nhé!

Câu 4

Cậu ấy vừa giành được học bổng đi du học ở Anh, một tương lai sáng lạn đang đón
chào cậu ấy!

Câu 5

Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu chung đều tán thành cả.

Câu 6
Đọc giả rất bất bình trước tình trạng một số bài báo đưa những thông tin chưa được
kiểm duyệt.

Câu 7

Bạn thấy Nam thiếu trung thực mà lại không phê bình cậu ấy, vô hình chung là bạn
bao che cho Nam.

Câu 8

Khi thời cơ chín mùi, toàn thể quân và dân ta đã vùng lên để giành chiến thắng.

Câu 9

Sau khi nhận chức, ông ấy đã có nhiều đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của
công ty.

Câu 10

Tôi giành cho cô ấy một tình yêu sâu sắc.

Đáp án bộ câu hỏi 1

1. Điểm yếu
2. Chẩn đoán
3. Tham quan
4. Xán lạn
5. Tựu trung
6. Độc giả
7. Vô hình trung
8. Chín muồi
9. Nhậm chức
10. Dành
Bộ câu hỏi từ vựng 2

Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau (10 câu, mỗi câu 0,2 điểm)

Câu 1

Những em bé cùng tuổi thường hay dành giật đồ chơi của nhau.

Câu 2

Bài văn của Mai ngắn gọn, xúc tích và truyền tải được nhiều thông điệp có ý nghĩa.

Câu 3

Anh ấy là người rất chỉnh chu trong công việc.

Câu 4

Có nhiều cậu thanh niên phóng xe bạc mạng trên đường, gây mất an toàn giao
thông.

Câu 5

Các em sẽ được cọ sát và rèn luyện bản lĩnh thi đấu qua kỳ thi quan trọng này.

Câu 6

Kết cuộc của câu chuyện tình này là họ không đến được với nhau.

Câu 7

Trong thời gian tới, công ty Hương Phúc sẽ sát nhập với công ty Hương Anh.

Câu 8
Khi nghe câu chuyện của chị ấy, anh Long tỏ ra rất bàn quan.

Câu 9

Vùng này còn khá nhiều thủ tục như ốm thì không đi bệnh viện mà ở nhà gọi thầy
về bắt ma.

Câu 10

Các bạn học sinh đã nắm được kiến thức mà thầy giáo muốn truyền tụng.

Đáp án bộ câu hỏi 2

1. Giành giật
2. Súc tích
3. Chỉn chu
4. Bạt mạng
5. Cọ xát
6. Kết cục
7. Sáp nhập
8. Bàng quan
9. Hủ tục
10. Truyền thụ

Bộ câu hỏi về cú pháp 1.


Tìm và chữa lỗi sai về ngữ pháp trong các câu sau:
Câu 1: chữa câu sau:
Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
Câu 2: chữa câu sau:
Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích
sẽ tiếp bước mình.
Câu 3: chữa câu sau:
Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh.
Câu 4: chữa câu sau:
Kẻ thù giết chết song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.
Câu 5: chữa câu sau:
Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa.
Câu 6: chữa câu sau:
Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy đức tính cao đẹp đó.
Câu 7: chữa câu sau:
Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người dân lao động không những đấu tranh
trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống lại chế độ phong kiến bạo tàn
Câu 8: chữa câu sau:
Việt Nam, đất nước của những người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những
điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.
Câu 9: chữa câu sau:
Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một
dân tộc đã bao lần anh dũng đứng dậy lập nên những trang sử vẻ vang.
Câu 10: chữa câu sau:
Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục để bảo vệ thiên nhiên trong nhà trường,
ngày 8/5/1993 đã diễn ra đại hội bảo vệ thiên nhiên.

Đáp án
Câu 1: thiếu thành phần chủ ngữ
-> Tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
-> Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông
dân trong chế độ cũ.
Câu 2: thiếu thành phần vị ngữ
-> Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung
kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích sự sáng tạo của thế hệ trẻ.
Câu 3: thiếu cả C_V
-> Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh, trường đã tổ chức sân
chơi học tập vào cuối tuần.
Câu 4: thiếu bổ ngữ bắt buộc
->Kẻ thù giết chết những con người yêu nước ấy, song giết sao được tinh thần cách
mạng trong con người họ.
Câu 5: thiếu về câu ghép
-> Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa mà còn tốt cho cây ăn trái….
Câu 6: thiếu thành phần chủ ngữ
-> Nhân vật chị Dậu cho ta thấy đức tính cao đẹp đó.
Câu 7: câu không phân rõ thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trangj ngữ…)
-> Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh người dân lao động không những đấu tranh
trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống lại chế độ phong kiến bạo tàn.
Câu 8: thiếu vị ngữ
-> Việt Nam là đất nước của những người anh hùng, của những bài ca bất diệt,
những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.
Câu 9: thiếu cả C-V
-> Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã bao
lần anh dũng đứng dậy lập nên những trang sử vẻ vang.
Câu 10: Định ngữ sai vị trí:
-> Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm bảo vệ thiên
nhiên và môi trường, ngày 8/5/1993 đã diễn ra đại hội bảo vệ thiên nhiên.
Bộ câu hỏi về cú pháp 2.
Tìm và chữa lỗi sai về ngữ nghĩa trong các câu sau:
Câu 1: chữa câu sau:
Nhà này tuy bé và xinh
Câu 2: chữa câu sau:
Tôi bị thương 2 lần, một lần ở Quảng Trị, một lần ở ngực.
Câu 3: chữa câu sau:
Nó đá bóng bằng đôi chân.
Câu 4: chữa câu sau:
Tác phẩm “Vợ nhặt” của Nam Cao.
Câu 5: chữa câu sau:
Trong sản xuất, nó là người luôn sáng kiến.
Câu 6: chữ câu sau:
Hãy tìm ví dụ trong “Truyện Kiều”, “Tắt đèn” và Hồ Xuân Hương để chứng minh.
Câu 7: chữ câu sau:
Chị dắt con chó đi dạo trong sân, thỉnh thoảng dừng lại, ngửi chỗ này một tí, ngửi
chỗ kia một tí.
Câu 8: chữa câu sau:
Tuy chi Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nhưng chị
rất căm thù bọn giặc.
Câu 9: chữ câu sau:
Nước giếng này trong mà lại gần nhà.
Câu 10: chữa câu sau:
Nguyễn Văn A là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Từ 1975 đến nay, A chỉ thực sự ở
ngoài đời có 6 tháng.
Đáp án
Câu 1: sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận:
-> Nhà này tuy bé mà xinh.
Câu 2: sai về qui chiếu:
->Tôi bị thương 2 lần, một lần ở Quảng Trị, một lần ở Huế.
Câu 3: sai vì thiếu thông tin.
-> Nó đá bóng bằng đôi chân đang bị chấn thương.
Câu 4: Sai hiện thực (người viết nhớ sai tên tác giả).
-> Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Câu 5: thành phần và vế câu không logic:
-> Với sản xuất, nó là người luon sáng kiến.
Câu 6: Câu có thành phần cùng chức không cùng loại.
-> Hãy tìm ví dụ trong “Truyện Kiều”, “Tắt đèn” và thơ Hồ Xuân Hương để chứng
minh.
Câu 7: câu có chủ ngữ mơ hồ dẫn đến mơ hồ về nghĩa
-> Chị dắt con chó đi dạo trong sân, thỉnh thoảng con chó dừng lại, ngửi chỗ này
một tí, ngửi chỗ kia một tí.
Câu 8: câu không tương hợp nghĩa:
-> Vì chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nên chị rất
căm thù bọn giặc.
Câu 9: sai về quy chiếu
-> Nước giếng này trong mà lại sạc và mát.
Câu 10: sai về logic
Nguyễn Văn A là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Tính từ 1975 đến nay, A chỉ thực sự
ở ngoài tù có 6 tháng.

PHẦN III. VĂN BẢN


Đề 1: Hãy viết đơn xin gia nhập câu lạc bộ tiếng Anh/ tiếng Trung của trường đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Đề 2. Hãy viết một đơn xin thi nâng điểm (một môn học bất kì)

Đề 3. Hãy viết đơn xin giảm học phí

Đề 4. Hãy viết đơn xin bảo lưu kết quả học tập của năm học này.

Yêu cầu:

- Về nội dung: Đảm bảo chính xác nội dung cần trình bày
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng qui cách trình bày của văn bản hành chính (Đảm bảo đủ
các phần: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, nơi/ người nhận, thông tin cá nhân,
mục đích viết đơn, cam kết, địa điểm, thời gian viết đơn, người viết đơn kí
và ghi rõ họ tên).
+ Viết đúng chính tả.
+ Đảm bảo cách diễn đạt (lựa chọn và sử dụng từ ngữ) đúng với phong cách
ngôn ngữ văn bản hành chính.

Giấy mời + Biên bản


Đề 5
Em là lớp trưởng, hãy thay mặt lớp viết giấy mời lớp trưởng các lớp cùng
khoa, cùng khóa đến dự hội thảo do lớp tổ chức với chủ đề: “Làm thế nào để
học tốt môn dịch” được tổ chức tại phòng B.202. Giấy mời được ký vào
ngày hôm nay.
Đề 6
Em là lớp trưởng, hãy thay mặt lớp viết giấy mời các thầy cô dạy ngôn ngữ
chuyên ngành đến dự buổi thi “Hùng biện tiếng Anh/ Nga/ Trung” do lớp tổ
chức tại phòng A.204 để chọn đại diện cho lớp đi dự thi hội thi toàn trường
với nội dung trên. Giấy mời được ký vào ngày hôm nay.
Đề 7
Dưới sự chủ trì của lớp trưởng, tại phòng B.202, lớp em (30 sinh viên) đã tổ
chức cuộc họp bình chọn 03 sinh viên xuất sắc để tham dự “Đại hội sinh
viên tiêu biểu toàn trường”. Những sinh viên này phải có học lực tốt, có kỹ
năng làm việc nhóm và có thái độ cư xử có văn hóa… Là thư ký, em hãy
viết biên bản cuộc họp trên. Biên bản được lập vào ngày hôm nay.
Ghi chú: có 1 sinh viên bị ốm, có giấy xác nhận của bệnh viện và 01 sinh
viên không đến. Khách mời là chị Lê Thu Hằng - đại diện của Hội sinh viên
HUBT.
Đề 8
Dưới sự chủ trì của lớp trưởng, tại phòng A.204, lớp em (28 sinh viên) đã tổ
chức cuộc họp nhằm đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt
động Đoàn TNCS của lớp trong thời gian qua và bàn phương hướng hoạt
động trong thời gian tới. Là thư ký, em hãy viết biên bản cuộc họp trên.
Biên bản được lập vào ngày hôm nay.
Ghi chú: 02 sinh viên không tham dự buổi họp. Khách mời là anh Trần Hữu
Hạnh – Bí thư Đoàn trường.

Gợi ý đáp án. GV cần cho sv luyện trước các mẫu.


- Phải có đầy đủ tiêu đề, các đầu mục.
- Chuẩn: Form mẫu và văn phong hành chính.

Đề 9 Lập đề cương chi tiết cho chủ đề:


Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề “sống thử” của giới trẻ hiện nay?
Gợi ý đáp án:
- Đặt vấn đề
- Thực trạng “sống thử”
- Hệ quả của việc sống thử
- Nêu quan điểm, ý kiến của bản thân
- Kết luận

Đề 10 Lập đề cương chi tiết cho chủ đề:


Bạn có suy nghĩ gì về thực trạng sử dụng “mạng xã hội” như hiện nay?
Gợi ý đáp án:
- Đặt vấn đề
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội
- Tính hai mặt của mạng xã hội (lợi và hại)
- Nêu quan điểm, ý kiến của bản thân
- Kết luận

Đề 11. Lập đề cương chi tiết cho chủ đề:


Bạn có suy nghĩ gì về hành vi “vứt rác bừa bãi”?
Gợi ý đáp án:
- Đặt vấn đề
- Thực trạng vứt rác bừa bãi
- Hệ quả của việc vứt rác bừa bãi
- Nêu quan điểm, ý kiến của bản thân
- Kết luận

Đề 12. Lập đề cương chi tiết cho chủ đề:


Bạn có suy nghĩ gì về tinh thần “lá lành đùm lá rách” của đồng bào Việt Nam
trong 2 sự kiện: đại dịch Covid-19 và bão lụt miền Trung?
Gợi ý đáp án:
- Đặt vấn đề
- Liệt kê những việc làm tốt đẹp, những hành động đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
giữa những người Việt Nam với nhau qua 2 sự kiện lớn:
+ đại dịch Covid-19
+ bão lụt ở miền Trung
- Nêu quan điểm, ý kiến của bản thân
- Kết luận

You might also like